I Têsalônica 5:14-23 – Đoàn P. Danh sọan dịch

Phần giới thiệu: Minh hoạ: Nhiều người đang, và sẽ đưa ra Những Quyết Tâm Cho Năm Mới. Nghĩa là, họ sẽ tự hứa rằng họ sẽ giảm cân, thôi không hút thuốc nữa, đi nhà thờ hoặc một việc gì đó có tính cách ấy. Tự điển Webster định nghĩa quyết tâm là: a) “giải quyết, hoặc quyết định; xác định b) đã quyết việc ấy; quyết hành động trong tương lai; giải quyết”. Giờ đây, điều nầy nghe hay đấy, và nó khiến cho người ta cảm thấy bản thân họ tốt hơn khi đưa ra một lời hứa về một việc gì đó họ tính làm, hoặc một việc mà họ tính thôi không làm nữa. Tuy nhiên, vấn đề với những quyết tâm, ấy là họ có xu hướng quên đi chỉ trong vòng một vài ngày, hoặc nhiều nhất là một vài tuần. Thực vậy, cái điều chúng ta thực sự có cần là một cuộc cách mạng! Tự điển Webster định nghĩa cách mạng là a) “một sự thay đổi hoàn toàn hay cơ bản bất kỳ điều gì; b) lật đổ một chính phủ, hình thức chính phủ, hoặc hệ thống xã hội của những người đang cai quản và thường bởi các phương tiện sức mạnh, với chính phủ khác hoặc hệ thống đang chiếm lấy chỗ của nó”. Theo cách suy nghĩ của tôi, đây chính xác là những gì hầu hết các Cơ đốc nhân cần phải xảy ra trong cuộc sống của họ. Chúng ta cần phải trải qua một sự thay đổi cơ bản trong cách chúng ta suy nghĩ và trong cách chúng ta hành động. Vấn đề tôi đang nói, ấy là chúng ta cần phải có một cuộc cách mạng trong thân thể của Đấng Christ. Chúng ta không nên tìm cách truất ngôi Chúa Jêsus, nhưng chúng ta nên tìm cách tự rút ra khỏi quyền lực và đích thân mình phải phục theo Chúa và Vua phải lẽ của chúng ta. Chúng ta cần một sự lật đổ toàn diện trong cuộc sống của chúng ta cho đến khi chúng được đặt dưới quyền tể trị tuyệt đối và sự lãnh đạo của Đức Chúa Jêsus Christ. Với điều đó trong trí, tôi muốn chúng ta dành ra một vài phút để nhìn vào mấy câu nầy trong Kinh Thánh và khám phá một vài Cuộc Cách Mạng cho Năm Mới. Như Phaolô viết cho người thành Têsalônica, ông nói cho họ biết trong những giới hạn không chắc chắn một cách chính xác Chúa dự tính thể nào cho từng con cái của Đức Chúa Trời phải sống đời sống của mình. Hãy chú ý cùng với tôi một số Cuộc Cách Mạng trong Năm Mới mà hết thảy chúng ta cần phải thực hiện hôm nay.

worship-1

I. CÁCH MẠNG TRONG SỰ THỜ PHƯỢNG CỦA CHÚNG TA.

(Minh hoạ: Chúng ta hãy đối diện với việc ấy, thường thì kinh nghiệm thờ phượng của chúng ta không đáng được như nó vốn phải có. Lỗi lầm không ở về phía Chúa, mà với những người nào dính dáng đến sự thờ phượng. Trong mấy câu nầy, Phaolô cung ứng một lời khuyên thực tế sẽ hà hơi sống mới vào sự thờ phượng đang dãy chết).

>> Phải Có Sự Ngợi Khen(câu 16) “Vui mừng mãi mãi” sát nghĩa có ý nói phải có sự ngợi khen trong tấm lòng chúng ta dành cho Đức Chúa Trời mọi lúc mọi khi. Thực vậy, Hội thánh hiện đại đang thiếu mất gian phòng ngợi khen. Có lúc khi dân sự của Đức Chúa Trời được đầy dẫy với sự vinh hiển Ngài và không bị xấu hổ khi tỏ điều đó ra rõ ràng và bằng lời nói. Tuy nhiên, trong thời buổi của chúng ta, dường như chúng ta cứ trơ trơ ra đó khi đến lúc phải ngợi khen Chúa. Bây giờ, dù chúng ta có tin điều đó hay không, dù chúng ta có làm việc gì về điều đó hay không, chính ý muốn của Đức Chúa Trời vẫn muốn dân sự Ngài phải ngợi khen Ngài – Hêbơrơ 13:15; Thi thiên 50:23. Có câu Kinh Thánh khác dạy dỗ chính lẽ thật nầy, nhưng đủ để nói rằng Hội thánh, và đời sống riêng tư của chúng ta, cần phải được đầy dẫy với những thanh âm ngợi khen Ngài.

(Minh hoạ: Có người nói: “Đúng, đấy chẳng phải là tác phong của tôi!” Nếu bạn chịu suy nghĩ trong một phút, bạn sẽ nhìn thấy nhiều lãnh vực mà ở đó bạn đã thay đổi trong cuộc đời của bạn, đây là việc mà bạn có thể làm đấy. Minh hoạ: luôn luôn có một lý do tốt để ngợi khen – Luca 10:20).

>> Phải Có Sự Cầu Nguyện (câu 17)– Đức Chúa Trời không phán rằng chúng ta cần phải đi quanh đi quẩn suốt để nắm lấy Ngài. Ngài đang phán rằng chúng ta cần phải rời khỏi cái chỗ cầm máy đi và hãy ở trong tư thế cầu nguyện, hầu cho khi các nhu cầu phát sinh suốt ngày, chúng ta thường xuyên sẵn sàng kêu cầu danh Ngài dù là lớn tiếng hay thầm lặng.

(Minh hoạ: Cụm từ “không thôi” đề cập đến một người bị chứng ho liên tục. Người ấy có thể không ho một lúc nào đó trong ngày, song luôn luôn bị ngứa ở phía sau cổ họng. Ho luôn luôn là một điều khả thi).

(Minh hoạ: Cầu nguyện rất là quan trọng cho đời sống thuộc linh của từng Cơ đốc nhân. Vì lẽ đó, chúng ta nên luôn luôn có mặt trong chỗ cầu nguyện đó, vì khi chúng ta cầu nguyện, Chúa sẽ nghe chúng ta và sẽ đáp lời tuỳ theo ý muốn của Ngài – Mathiơ 21:22; I Giăng 5:14-15).

>> Phải có sự cảm tạ (câu 18) Minh hoạ: Có người hát bài Tụng Ca rồi nghĩ rằng họ đã dâng lời cảm tạ cho Chúa. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải thành thật cảm tạ từ đáy lòng vì các ơn phước của Ngài trong đời sống chúng ta. Đức Chúa Trời đã làm nhiều việc cho chúng ta đến nỗi chúng ta không thể báo trả được cho Ngài. Việc nhỏ nhất chúng ta có thể làm là cúi đầu xuống trước mặt Ngài và dâng lời cảm tạ vì sự ban cho ân điển của Ngài. Rốt lại, đấy là ý muốn của Ngài đối với từng Cơ đốc nhân!

(Minh hoạ: Cảm tạ thì ngược lại với lằm bằm. Dân Do thái có nhiều điều để cảm tạ hơn bất kỳ dân nào trong thời của họ, tuy nhiên họ phạm phải tội lằm bằm. Trong 40 năm họ phiêu bạt quanh sa mạc, bị thiếu thốn và lằm bằm về những gì họ đã nếm trải, rồi họ cứ phải ở đó suốt thôi vì những việc họ làm – Dân số ký 13-14. Bạn chẳng thấy vui vẻ chi về hoàn cảnh của mình, song ít nhất phải dâng lời cảm tạ vì có Đức Chúa Trời ở trên trời Ngài yêu thương và quan phòng đến bạn!

>> Phải phục theo Thánh Linh của Đức Chúa Trời(câu 19) – Dập tắt = “Tắt đi hay bặt đi”. Là Cơ đốc nhân, chúng ta thường phạm phải tội dập tắt Đức Thánh Linh! Ngài sẽ cảm động lòng chúng ta để làm chứng, bố thí, đến với ai đó, làm một việc gì đó cho Ngài, bất luận là việc gì. Thường thì đáp ứng của chúng ta là bất chấp Ngài và đáp “no” cho đến khi chúng ta dập tắt ngọn lửa nhỏ bé ấy trong tấm lòng của chúng ta mà Ngài đã nhen lên. Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang vận hành trong linh hồn chúng ta, bổn phận của chúng ta là phải vâng theo và thực hiện ngay lập tức.

(Minh hoạ: Đôi khi điều nầy sẽ tự tỏ ra trong công tác chứng đạo. Hay, nhiều người khác sẽ kinh nghiệm một sự thúc giục áp đảo muốn ngợi khen Chúa. Bất cứ việc gì Đức Thánh Linh đang ra sức làm, đừng ngăn chặn các nỗ lực của Ngài. Tương tự vậy, chúng ta phải chắc chắn rằng chính Đức Thánh Linh là Đấng đang thực hiện sự thúc giục. Ma quỉ sử dụng chính kỹ thuật ấy để gieo ra lầm lẫn trong Hội thánh – I Côrinhtô 14:33).

(Minh hoạ: Khi chúng ta đứng ở bên lề của năm 2017, chúng ta hãy quyết tâm rằng chúng ta sẽ lắng nghe theo tiếng gọi của Đức Thánh Linh và chúng ta sẽ đáp ứng cùng Ngài khi Ngài phán và chúng ta sẽ không phạm vào việc lui đi đối với Chúa trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời của chúng ta!)

>> Phải có sự cởi mở đối với Lời của Đức Chúa Trời(câu 20) – Cụm từ Khinh Dễ = “Chẳng màng đến “. Vấn đề Phaolô đang đề cập đến là những kẻ đó phạm vào việc nghe Lời Đức Chúa Trời được rao giảng và rồi bất chấp sứ điệp. Bởi đó chẳng có tác dụng gì trong đời sống của họ. Lời của Đức Chúa Trời không phải là thứ giống như kiểu ăn buffet đâu! Chúng ta không được phép lấy những gì mình muốn rồi bỏ qua thứ còn lại. Chúng ta bị thách thức trong Kinh Thánh phải làm nhiều hơn là chỉ có nghe giảng Ngôi Lời, Giacơ 1:22. Đừng phạm phải việc chỉ, chọn vào những gì bạn muốn từ Ngôi Lời!

(Minh hoạ: Khi tiếp cận với 2017, chúng ta cần phải chịu khó nhìn vào cách chúng ta thờ phượng Chúa. Nếu bất kỳ lãnh vực nào trong các lãnh vực nầy thiếu thốn trong đời sống của bạn, thế thì chúng cần phải sửa ngay lại tối nay. Bạn cần một cuộc cách mạng!)

  1. Cách Mạng Trong Sự Thờ Phượng Của Chúng Ta
  2. CÁCH MẠNG TRONG CÁCH ĂN Ở CỦA CHÚNG TA.

>> Phải có sự thương xót đối với mọi người (câu 14) – Không phải mỗi Cơ đốc nhân là trưởng thành như người khác đâu. Như một kết quả, luôn luôn có những người ở xung quanh chúng ta còn yếu đuối trong đức tin của họ. Trong câu nầy, Phaolô cung ứng cho chúng ta một số vấn đề trong cách chúng ta phản ứng và xử lý với những kẻ đang ở trên chặng đường phát triển thuộc linh khác hơn những người khác.

>> Răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ– Câu nầy đề cập đến những ai đang “ở ngoài tầng lớp của họ”. Hạng người nầy là những kẻ từ chối không đứng chung hàng với Chúa. Đã có những quy luật, và đang có ở đó nữa. Kinh Thánh là sách luật của chúng ta! Bổn phận của chúng ta trong vai trò Cơ đốc nhân là giúp cho những ai gặp rắc rối khi diễu hành theo tiếng trống của Chúa. Khi chúng ta thấy một người anh em đi ngoài đội hình của chúng ta, chúng ta cần phải yêu mến người ấy và làm hết sức mình để cảnh cáo và giúp đỡ người ấy vào hàng trở lại, Rôma 15:1; Galati 6:2.

(Minh hoạ: Chúng ta hãy đối diện với việc ấy, gần như là từng Cơ đốc nhân đều nghĩ họ trưởng thành nhiều hơn người kia. Nếu thực sự đấy là trường hợp, thế thì chúng ta sẽ tìm cách phục hồi kẻ nào chúng ta thấy là yếu đuối hơn chúng ta!)

>> Yên ủi những kẻ ngã lòng– Lối trình bày như thế nầy chẳng có gì phải làm với vấn đề về tâm thần. Nó đề cập đến những kẻ yếu đuối trong đức tin. Những kẻ dường như bị hất tung ra khỏi đường chạy bởi đủ thứ đến kèm. Đây là những kẻ bỏ cuộc trong gia đình của Đức Chúa Trời. Dường như mọi sự đến kèm khiến họ phải vấp ngã bên đường chạy. Họ luôn luôn nhìn xuống bề mặt cuộc sống và như một kết quả, họ dễ dàng chịu ảnh hưởng phải nhượng bộ và chịu thua. Bổn phận của chúng ta là phải khích lệ số người nầy phải nên mạnh dạn trong Chúa. Học biết nhìn xem Ngài thay vì nhìn xem các hoàn cảnh, Hêbơrơ 12:2.

>> Nâng đỡ kẻ yếu đuối– Điều nầy nói tới những kẻ để cho việc nhỏ bé làm cho họ phải thất thần, hoặc khiến họ phải bỏ cuộc. Khi chúng ta xử lý với hạng người nầy, chúng ta cần phải mau mắn khích lệ họ rồi chỉ cho họ trở lại với con đường ngay thẳng. Công việc của chúng ta là giúp củng cố đức tin của họ! Cụm từ “nâng đỡ” sát nghĩa ý nói “nắm chặt”, hay “bám chặt lấy”. Phaolô đang bảo chúng ta đừng để cho họ té ngã!

(Minh hoạ: Có người chẳng cần gì khác hơn là lớn lên! Tôi thách bạn nhìn vào chính đời sống của bạn và nếu có những lãnh vực nào chưa trưởng thành trong vai trò Cơ đốc nhân, làm ơn cầu xin Chúa giúp cho bạn trưởng thành. Nói cách khác, bạn sẽ có nan đề ở đó và có thể bạn sẽ trở thành một nan đề vì cớ đó!)

(Minh hoạ: Loại chức vụ riêng tư nầy rất là khó. Cảm tạ Chúa, Phaolô cung ứng cho chúng ta cái nhìn nhỏ bé cho thấy thực thi nó là điều khả thi).

>> Phải nhịn nhục đối với mọi người– Nhịn nhục = “chịu đựng “. Chúng ta được nhắc nhớ rằng không phải từng Cơ đốc nhân trưởng thành đều giống nhau đâu. Chúng ta cần phải luyện tập sự nhịn nhục đến đều với những người trong Hội thánh hầu cho chúng ta không để cho các nan đề nhỏ ràng buộc dấy lên hất chúng ta ra khỏi đường chạy, hay tạo sự bất hoà trong mối thông công. Chúng ta cần phải bước đi trong sự nhịn nhục với các tín hữu anh em! Chúng ta đừng bao giờ phạm vào việc từ bỏ nhau!

(Minh hoạ: Khi chúng ta đối diện với năm mới nầy, chúng ta hãy quyết tâm để chúng ta sẽ hành động và phản ứng trong tình yêu thương đối với nhau. Chúng ta chẳng làm gì phát ra từ chỗ không bằng lòng. Chúng ta sẽ để cho Giacơ 1:19 trở thành một thực tại trong đời sống của chúng ta: Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận“. Nói cách khác, hãy hành động thật trưởng thành và đừng như con trẻ trong những cách xử sự với nhau).

(Minh hoạ: Làm sao việc nầy xảy có cho được chứ? Câu trả lời nằm ở câu 15. Nếu chúng ta chịu làm theo điều câu nầy nói, thế thì chúng ta sẽ chẳng gặp phải nan đề nào sống động ở câu 14 đâu).

>> Cần Phải Có Sự Tha Thứ Đối Cùng Mọi Người (câu 15) – Bất kể những gì ai đó có thể làm cho bạn, nói tới hay hành động đối với bạn, phản ứng của bạn luôn luôn là phản ứng của sự tha thứ. Chúng ta đừng bao giờ lấy ác trả ác. Nếu có ai cần phải hạ xuống một hay hai nấc, đấy chẳng phải là chỗ của bạn đâu, mà là chỗ của Chúa, Rôma 12:19.

(Minh hoạ: Sự tha thứ vô điều kiện hoàn toàn là ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho từng người tin Chúa – Êphêsô 4:32; Mathiơ 18:21-35; Luca 17:3-5. Minh hoạ: Câu 3 là chỗ chúng ta bỏ sót! Thay vì bước ra và xử lý với nan đề, chúng ta để cho nó mưng mủ và lớn lên thành khối u khủng khiếp trong đời sống của chúng ta. Ý muốn của Đức Chúa Trời là tha thứ, bất chấp sai lầm gì đi nữa!)

>> Cần Phải Có Sự Phân Biện Đối Với Mọi Việc(câu 21) – Phaolô bảo chúng ta rằng chúng ta cần phải “xem xét mọi việc”. Câu nầy ý nói rằng chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng chúng và đưa chúng vào thử nghiệm. Chúng ta cần phải nhìn thấy chúng đi ngược lại với Lời Đức Chúa Trời như thế nào!?! Từng sinh hoạt, từng hành động, từng ao ước, từng mục tiêu, từng kế hoạch, mọi sự trong cuộc sống cần phải được đặt song hành đối với Lời của Đức Chúa Trời. Nếu nó không thuận với Quyển Sách nầy, thế thì nó chẳng hợp lệ vô luận bạn và tôi cảm nhận ra sao về nó!

(Minh hoạ: Khi chúng ta tiếp cận với năm mới nầy, chúng ta cần phải có ba dấu vết năng động nầy trong đời sống của chúng ta. Khi chúng ở đúng chỗ, cách ăn ở của chúng ta sẽ ngay thẳng và sẽ có quyền phép trong đời sống của chúng ta. Chúng ta sẽ tỏ ra những đặc điểm giống như Đấng Christ trong đời sống của chúng ta. Nguyện Đức Chúa Trời giúp chúng ta làm theo các việc nầy mỗi ngày).

  1. Cách Mạng Trong Sự Thờ Phượng Của Chúng Ta
  2. Cách Mạng Trong Cách Ăn Ở Của Chúng Ta

III. CÁCH MẠNG TRONG SỰ CHỨNG ĐẠO CỦA CHÚNG TA (câu 22)

Trong câu nầy, chúng ta bị thách thức phải “tránh đi bất cứ điều gì tựa như điều ác”. Thường thì con cái của Đức Chúa Trời không bị phân biệt ra khỏi con cái của ma quỉ vì chẳng có gì khác biệt trong cách thức họ sống loại đời sống của họ. Đây không phải là là lối sống đã được định cho! Chúng ta cần phải sống khác biệt với thế gian mà rõ ràng chúng ta thuộc về họ – Mathiơ 5:16. Vì lẽ đó, chúng ta được kêu gọi trong câu nầy phải sống một đời sống hoàn toàn thanh sạch, cả bề trong lẫn bề ngoài.

(Minh hoạ: Chúng ta cần phải nhớ rằng chúng ta là quyển Kinh Thánh duy nhứt mà mọi người sẽ từng xem thấy, II Côrinhtô 3:2. Đời sống của chúng ta là những bức thư mở ra cho thế gian xem. Khi người ta nhìn xem chúng ta và cách thức chúng ta sống đời sống của mình họ đang đọc những gì chúng ta phải nói về Đức Chúa Trời. Một Cơ đốc nhân sống trong sự gian ác và bất kỉnh, một người để cho tội lỗi tồn tại trong đời sống của mình đang nói cho thế gian biết rằng Chúa Jêsus chẳng có khác gì với mọi sự trong cách thức chúng ta sinh sống. Nói cách khác, một Cơ đốc nhân là người sống khác biệt với thế gian ở chung quanh mình chiếu sáng như đuốc trong ban đêm. Nhiều người được kéo đến với đời sống của người giống như thiêu thân đến với ngọn đèn. Thuộc về người là một sự chứng đạo năng động và quan trọng! Đời sống của chúng ta cần phải trở thành loại chứng cớ tốt lành cho Chúa Jêsus, I Têsalônica 2:12; I Phierơ 2:9).

(Chúng ta cần phải sửa soạn lý trí mình tối nay để chúng ta làm hết sức mình chiếu ra ánh sáng cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong năm mới nầy. Thế giới nầy cần phải nghe nói về Chúa Jêsus, và chúng ta là những người với sứ điệp cứu rỗi, vì lẽ đó chúng ta hãy sống theo lẽ thật chúng ta xưng nhận mình tin và tạo ra một sự khác biệt cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời!)

Phần kết luận: Tôi không quen biết bạn, nhưng tôi ý thức nhu cần về một cuộc cách mạng đích thực trong đời sống thuộc linh của tôi tối nay. Nếu bạn ý thức cùng một nhu cần ấy, tôi thách bạn đáp ứng với Chúa và sẵn sàng phục vụ Ngài trong năm mới sắp đến nầy. Nguyện Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta cùng song hành với Chúa Jêsus và làm theo ý muốn Ngài với hết khả năng của chúng ta. Có phải bạn đang có cần cuộc Cách Mạng Cho Năm Mới không?


Comments

BG-Một Số Cách Mạng Cho Năm Mới — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *