HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.2.Sách Lịch SửNguyên Nhân Đưa Đến Thất Bại Cho Ghi-đê-ôn – Các Quan Xét 8
THỨ TẠO RA THẢM HOẠ
Dick Morris, một cố vấn của Tổng Thống Clinton, đã từ chức trong nhục nhã sau khi dính dáng với một gái mại dâm. Ông giải thích vấn đề nầy như sau: “Ý thức về thực tại của tôi vừa thay đổi. Tôi đã khởi sự rất phấn khích khi làm việc cho Tổng Thống. Thế rồi, tôi trở nên ngạo mạn, rồi tôi thấy mình quá vĩ đại, và rồi tôi đi tới chỗ tự hủy diệt. … Con người mà, những ai sang tuổi 40 nên đọc các bi kịch của Hylạp. Hết thảy chúng đều có cùng một ý tưởng ở bên trong: cái gì đã giúp cho bạn đi lên, khi ấy nó hủy diệt bạn. Và tôi là một điển hình sống động của việc ấy”.
Đúng thế, hãy đọc những bị kịch Hylạp. Tuy nhiên, hay hơn nữa, hãy đọc Kinh thánh. Hãy đọc câu chuyện nói tới Ghiđêôn trong sách Các Quan Xét. Và đừng chờ đợi cho tới chừng nào bạn đủ 40 tuổi mới làm việc ấy. Ghiđêôn, trong chương sau cùng câu chuyện của ông, học đòi với các thứ tạo ra những thảm hoạ: tiền bạc, tình dục, và quyền lực. Ông ấy đã kết thúc như thế nào vậy? Và chúng ta tiếp thu được gì từ ông về việc xử lý với sự cám dỗ?
Sau khi dẫn dắt Israel đi đến chiến thắng người Mađian, Ghiđêôn giải trí bằng cách đòi hỏi đồng bào của ông.
Ghiđêôn muốn lấy vàng
Các Quan Xét 8:22-26: “Bấy giờ, những người Y-sơ-ra-ên nói cùng Ghê-đê-ôn rằng: Xin ông, con trai, và cháu ông hãy quản trị chúng tôi, vì ông đã giải cứu chúng tôi khỏi tay dân Ma-đi-an. Nhưng Ghê-đê-ôn đáp cùng chúng rằng: Ta chẳng quản trị các ngươi, con trai ta cũng không quản trị các ngươi đâu; Đức Giê-hô-va sẽ quản trị các ngươi. Đoạn, Ghê-đê-ôn nói cùng chúng rằng: Ta chỉ xin các ngươi một điều nầy, là mỗi người trong các ngươi phải giao cho ta những vòng mình đã đoạt lấy. (Vả, quân nghịch có những vòng vàng, vì chúng nó vốn là dân Ích-ma-ên). Chúng đáp: Chúng tôi sẵn lòng giao cho ông. Họ trải một áo tơi ra, rồi hết thảy đều ném vào đó những vòng của mình đã đoạt lấy. Những vòng vàng mà Ghê-đê-ôn đã xin, cân được một ngàn bảy trăm siếc-lơ vàng, không kể những đồ trang sức hình như trăng lưỡi liềm, hoa tai, và áo sắc điều của vua Ma-đi-an thường mặc, cùng những kiềng nơi cổ lạc đà”.
Sau khi đã bị các vua tà giáo cai trị, dân Israel giờ đây muốn có một vị vua của chính họ. Từ lâu lắm rồi, Đức Giêhôva vốn biết ngày nầy sẽ đến khi dân sự Ngài mong muốn một vì vua, và Ngài đã lập điều khoản cho họ bằng cách truyền cho họ phải phục theo một người tùy theo sự lựa chọn của Ngài (Phục truyền luật lệ ký 17:14-15). Đức Giêhôva đã chọn Ghiđêôn để giải phóng Israel ra khỏi tay người Mađian; Ngài không chọn ông để cai trị trên Israel. Mặc dù vậy, dân Israel muốn Ghiđêôn cai trị trên họ vì ông đã cứu họ ra khỏi tay dân Mađian. Hay Ngài cứu? Người thuật chuyện đã cẩn thận kể công trạng cho Đức Giêhôva, chớ không cho Ghiđêôn, với sự giải phóng dân Israel. Thực vậy, Đức Giêhôva đã cắt giảm quân số của Ghiđêôn chỉ còn 300 người để chống lại sự khoe khoang của con người (Các Quan Xét 7:2). Ngay cả một tên lính của Mađian đã hiểu rõ rằng Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về chiến thắng của Israel (Các Quan Xét 7:14).
Mặt khác, dân Israel đã lý giải sai chiến thắng của họ và đã không gán chiến thắng ấy cho Đức Giêhôva mà gán cho công cụ của Chúa. Trong trường hợp nầy, mong muốn của dân Israel về một vị vua con người tiêu biểu cho sự chối bỏ Vì Vua thiêng liêng của họ. Và nếu bạn muốn có một vị vua con người hơn Vì Vua thiêng liêng, đâu là đại biểu tốt hơn Ghiđêôn, kẻ giết chết các vua tà giáo từng cai quản bạn? Dân Israel không những mong muốn Ghiđêôn, mà họ còn muốn con trai ông và cháu nội ông: họ mong muốn một triều đại có tính cách di truyền kìa.
Ghiđêôn từ chối ngay lời đề nghị bằng cách lưu ý: “Đức Giê-hô-va sẽ quản trị các ngươi”. Tuy nhiên, ông đã không chỉnh đốn sự quan sát của dân Israel rằng ông, chớ không phải Đức Giêhôva, đã giải cứu họ. Nếu Ghiđêôn đã hoàn tất ở đó, chúng ta có thể bỏ qua sự vi phạm của ông rồi ghi đấy chỉ là một chuyện nhỏ. Nhưng Ghiđêôn không ngừng ở đó. Ông ta có một đòi hỏi — chỉ một mà thôi. Ông ta muốn một thứ nhỏ nhoi trong hàng chiến lợi phẩm. Thứ ấy chẳng có gì là quá nhiều cả, có phải không, để bù đắp cho mọi sự khó nhọc của ông?
Dân Israel không nghĩ như vậy, dù là thế nào đi nữa, và họ chọn 43 cân vàng chưa kể các thứ khác thuộc về các vua xứ Mađian.
Đức Giêhôva đã truyền rằng một vì vua trong Israel “chẳng nên thâu góp nhiều bạc vàng”, nhưng Ghiđêôn giờ đây đang sở hữu những thứ trông giống như kho báu của hoàng gia (Phục truyền luật lệ ký 17:17). Ghiđêôn đã từ chối tước vị Vua nhưng lại chọn lấy một kho tàng thích ứng với một vì vua — một vì vua tà giáo, nghĩa là — hoàn tất với mão miện đầy thứ trang sức từng thuộc về các vua tà giáo kia. Khi đến thời điểm cho dân Israel tấn phong một vị vua, họ cần phải tấn phong một người trong số đồng bào của họ. Ghiđêôn là một người thuộc đồng bào của họ, chắc như thế, nhưng ông lại đang hành xử giống như một kẻ tà giáo. Ông giả vờ khiêm tốn, có vẻ như từ chối không nắm quyền cai trị, nhưng ông tỏ ra sự kiêu ngạo, vòng tay ôm lấy những cái bẫy của thể thức vương giả.
Ghiđêôn, dù kín đáo lúc ban đầu, ngày càng trở nên bạo ngược, ghép chương trình của Chúa với sự báo thù riêng, giết hại đồng bào mình, và sắm cho mình các thứ trang sức hoàng gia ngay trước mắt đồng bào mình đã thu thập chúng cho ông (Các Quan Xét 8:7, 9, 18-21). Hơn nữa, các vua Mađia đã công nhận Ghiđêôn có hình vóc của một hoàng tử (Các Quan Xét 8:18). Ghiđêôn về hình thức có thể từ chối lời yêu cầu của đồng bào ông muốn ông phải cai trị họ, nhưng ông đã hành xử như vua của họ lâu nay — thay vì là một người rất đáng yêu lúc ấy. Sự ông tích lũy các thứ trông giống như kho báu hoàng gia thì phù hợp với những cái bẫy của thể thức vương giả mà ông đã vòng tay ôm lấy rồi.
Thêm một chút gì đó
Có người, chẳng có Đức Chúa Trời để khen ngợi, có khuynh hướng tôn vinh những người nam người nữ thành tựu. Tất nhiên, một xu hướng thể ấy, cũng không có gì là lạ đối với các môn đồ của Chúa Jêsus. Ngay trong các trường hợp ở nơi sự ban bố đặc ân và mặc lấy quyền phép thiêng liêng dường giải thích các sự thành tựu, như trong trường hợp những lần chiến thắng của Ghiđêôn, có điều chi đó trong chúng ta muốn ghi nhận sức mạnh của con người. Chúng ta dường như xu hướng muốn tin vào một việc gì đó, đặc biệt ai đó, chúng ta có thể nhìn thấy thay vì Đức Chúa Trời, là Đấng không thấy được.
Khi lần đầu tiên tôi khởi sự việc giảng dạy, Charlie Luce, một cựu trưởng lão của hội thánh chúng ta đôi khi nói với tôi, ở phần kết của buổi nhóm thờ phượng: “Chúa thực sự sử dụng tôi tớ Ngài hôm nay”. Ông ta luôn luôn kể công trạng cho Chúa, chớ không kể cho tôi. (Giờ đây, tôi tự hỏi về những lúc ông ấy không nói gì với tôi sau buổi thờ phượng. Tôi có cho rằng Chúa không thực sự sử dụng tôi tớ Ngài hôm nay chăng?) Nếu chúng ta hoàn tất một việc gì đó, chúng ta có thể gặp gỡ ai đó sốt sắng cung ứng cho chúng ta phần công trạng, cứ như Charlie Luce vậy. Nếu những người khác muốn gây dựng chúng ta, có người trong chúng ta quá vui sướng khi không được gây dựng.
Nếu công trạng bị bỏ qua, chúng ta ít nhất có một phần trong đó, ngay cả khi đưa ra những lời tuyên bố như “Chúa sẽ tể trị trên bạn”. Giống như Ghiđêôn, một số người trong chúng ta giả vờ hạ mình xuống song lại tỏ ra kiêu ngạo.
Nếu bạn tin rằng bạn xứng đáng với công trạng về các thành tựu của bạn, tất nhiên, khi ấy bạn sẽ chẳng được bù đắp xứng đáng? Há bạn không xứng đáng với một ít chiến lợi phẩm sao, nói như thế có được không? Người nào có ý hợp lý hoá cách xử sự của họ bằng cách nói rằng họ đáng được một ít gì đó so với công việc mệt nhọc và sự hy sinh của họ. Dòng suy tưởng nầy, một khi được chìu theo, có thể dẫn tới suy nghĩ và hành động tự phát.
Có một việc bạn sẽ chẳng muốn làm đang đứng trước mặt Đức Chúa Trời và than phiền về những gì bạn đáng được. Ngược lại, G.K. Chesterton, một nhà văn người Anh vào thế kỷ thứ 20, ông lưu ý: “Phải khôn khéo để nhận đủ số tiền ấy, một người sẽ phải dại dột đủ để muốn có nó”.
Nếu bạn chọn lấy một ít chiến lợi phẩm, bạn sẽ làm gì với nó? Chúng ta hãy xem Ghiđêôn làm gì với nó. Chế ra một cái áo của thầy tế lễ.
Các Quan Xét 8:27: “Ghê-đê-ôn lấy vật đó làm một cái ê-phót, để trong thành mình tại Óp-ra. Cả Y-sơ-ra-ên đều cúng thờ cái ê-phót đó; nó trở thành một cái bẫy cho Ghê-đê-ôn và cả nhà người”.
Vậy, Ghiđêôn làm gì với số vàng mà ông đã cho thu thập lại? Ông chế ra cái ê-phót, một cái áo của thầy tế lễ. Trong luật pháp, Đức GIÊHÔVA truyền đạt hình thức cái ê-phót cho thầy tế lễ thượng phẩm (Xuất Êdíptô ký 28:15-30). Giờ đây Ghiđêôn, ông không được dự trù để lên làm vua, mà đã vướng phải những cái bẫy thể thức hoàng gia, chiếm lấy vai trò của thầy tế lễ thượng phẩm, mặc dù ông được ủng hộ từ chi phái Manase, chớ không phải từ chi phái thầy tế lễ Lêvi.
Có phải Ghiđêôn, trong vai trò thầy tế lễ, đang hướng dẫn dân sự đến với Chúa? Không, ông dẫn họ đi lạc đường. Dân Israel thực hiện chuyến đi đến Ópra, chớ không đến với bối cảnh của đền tạm, để thờ lạy cái ê-phót, chớ không phải thờ lạy Đức GIÊHÔVA. “Thầy tế lễ thượng phẩm mới” đang bảo trợ cho một hệ thống thờ lạy hình tượng tại thị trấn quê hương của mình.
Và chúng ta hãy nhớ: ở Ópra, Ghiđêôn đã đánh hạ hai bàn thờ tà giáo rồi thế vào đó với bàn thờ Đức GIÊHÔVA, chỉ nhận được sự thạnh nộ của dân chúng ở đó (Các Quan Xét 6:25-27). Vì lẽ ấy, chúng ta tự hỏi: điều gì đã xảy ra cho bàn thờ của Đức GIÊHÔVA? Có ai đó đến tại Ópra để thờ lạy Đức GIÊHÔVA không? Chắc chắn là không. Và có phải Ghiđêôn có vấn đề với sự nầy? Hiển nhiên là không. Có phải Ghiđêôn gặp phải cơn thạnh nộ của dân chúng ở đó vì đã dựng lên cái ê-phót? Chắc chắn là không. Thực ra, hết thảy dân Israel, đều lấy làm vui thích với những gì Ghiđêôn đã làm.
Mặc dù vậy, đối với Ghiđêôn, cái ê-phót đã trở thành một cái bẫy, nó gài ông vào sự kiêu ngạo và sự thờ lạy giả dối. Nó cũng trở thành cái bẫy cho gia đình ông, đặc biệt cho một trong các con trai của ông, là người mà chúng ta sắp sửa gặp gỡ. Ghiđêôn đã nói cho dân Israel biết rằng ông và con trai ông sẽ không cai trị trên họ, nhưng con trai ông đã nhắp phải miếng mồi giống như Ghiđêôn đã nhắp và cũng sẽ tìm cách để cai trị, nhưng trong một tư thế trắng trợn hơn nhiều.
Chuyến hành trình của Ghiđêôn đã đủ một vòng với một cách thức rất ngoan cố. Ông rời khỏi Ópra trong danh của Chúa, nhưng ông trở lại giống như một lãnh tụ thờ lạy tà giáo. Đức GIÊHÔVA tìm cách bảo hộ Ghiđêôn tránh khỏi cái tôi của ông, cắt giảm quân số của ông hầu cho ông sẽ chẳng có lý do gì để khoe khoang, nhưng tuy nhiên Ghiđêôn đã thất bại.
Cái bẫy của những niềm tin giả dối
Nếu chúng ta tiếp lấy công trạng vì những sự thành tựu của chúng ta và lòng chúng ta tin rằng chúng ta đáng được một ít chiến lợi phẩm, chúng ta sẽ nhận ra, ít nhất ở một cấp độ nào đó, về sự cách biệt giữa niềm tin và mọi hành động của chúng ta. Để thiết lập sự bình an ở trong lòng chúng ta, con đường đơn giãn và dễ dàng nhất không phải là thay đổi cách xử sự của chúng ta mà là thay đổi niềm tin của chúng ta hầu cho niềm tin xác định cách xử sự của chúng ta. Thí dụ, Ghiđêôn đã nắm lấy vàng và thay đổi niềm tin của ông.
Việc thay đổi niềm tin của một người không nhất thiết liên quan đến việc sử dụng một thế giới quan kiểu tà giáo hay thế tục; nó thường xuyên hơn, ít nhất là lúc ban đầu, kết các quan niệm tà giáo hay thế tục vào thế giới quan của bạn. Tuy nhiên, thế giới quan thay đổi của bạn trở thành một cái bẫy, y như cái ê-phót của Ghiđêôn đã trở thành một cái bẫy. Dù việc thay đổi niềm tin của bạn trong một cách thức cho phép bạn cảm thấy tự do, giống như thể bạn tỏ ra những hạn chế, trong thực tế thế giới quan mới mẻ của bạn trở thành một cái bẫy, nó gài bạn vào cách xử sự vô nhân đạo, y như cái ê-phót của Ghiđêôn đã trở thành một cái bẫy vậy. Nếu bạn chịu lên tới đỉnh một lần, một chút thôi, bạn sẽ lần thêm chút nữa vào lần tới. Tội lỗi, sứ đồ Phaolô nhắc cho chúng ta nhớ, nó muốn làm chủ chúng ta (Rôma 6).
Thế giới quan của bạn bị thay đổi không những trở thành một cái bẫy cho bạn, mà nó còn trở thành một cái bẫy cho nhiều người khác nữa, khi bạn chuyển thế giới quan của bạn cho họ, dù biết hay không biết. Có người, để xác nhận thế giới quan của họ đã được “soi sáng” nhiều, không những thể hiện điều ác, mà họ còn cung ứng sự tán thành hết lòng đối với những người khác, họ đang làm như vậy (Rôma 1:32). Nếu bạn lập chỗ ở trong hệ thống tín điều của mình vì một ít chiến lợi phẩm nào đó, y như bạn đang lập chỗ ở trong đó vì nhiều thứ khác nữa. Đấy là những gì Ghiđêôn đang làm, dù là thế nào đi nữa.
Di sản đầy tham vọng của Ghiđêôn
Các Quan Xét 8:28-32: “Dân Ma-đi-an bị phục trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, chẳng cất đầu lên được nữa; nên trong đời Ghê-đê-ôn, xứ được hòa bình trọn bốn mươi năm. Giê-ru-ba-anh, con trai Giô-ách, trở về và ở trong nhà mình. Vả, Ghê-đê-ôn sanh được bảy mươi con trai, vì người có nhiều vợ. Vợ lẽ người ở tại Si-chem, cũng sanh cho người một con trai đặt tên là A-bi-mê-léc. Đoạn, Ghê-đê-ôn, con trai Giô-ách, qua đời, tuổi tác đã cao, được chôn trong mả của Giô-ách, cha người, tại Óp-ra, là thành dân A-bi-ê-xê-rít”.
Người thuật chuyện tóm lược đời sống của Ghiđêôn bằng một cách thức khá nhập nhằng. Mađian đã bị bắt phục, xứ hưởng hoà bình trọn đời sống của Ghiđêôn, và tư thế qua đời của ông, “tuổi tác đã cao”, cho thấy một đời sống được sống rất sung mãn.
Tuy nhiên, người thuật chuyện ghi lại rằng Mađian “bị phục” mà đặc biệt chẳng nhắc tới ai đã bắt phục — một sự nhắc nhớ rằng mặc dù Đức GIÊHÔVA, chớ không phải Ghiđêôn, đã bắt phục dân Mađian, Ghiđêôn đã có phần trong chiến thắng giống như thể ông là người chủ động cuộc chinh phục đó vậy. Thực sự thì Mađian không ngóc cái đầu của nó lên được nữa, song gia đình của Ghiđêôn đã dấy lên, dù ông hứa rằng dòng dõi ông sẽ chẳng cai trị trên Israel. Và một trong các con trai của Ghiđêôn sẽ minh chứng ít nhất mình chính là nan đề cho Israel chớ không phải là Mađian.
Người thuật chuyện như có chủ ý đề cập đến Ghiđêôn và Giêru Baanh, danh xưng đã được gắn cho ông sau khi ông đánh hạ một bàn thờ dành cho Baanh. Nhưng cái tên thứ hai nhắc tới danh của một tà thần, chớ không phải danh Đức Chúa Trời của Israel, mặc dầu Ghiđêôn đã thay thế bàn thờ tà giáo kia bằng một bàn thờ cho Đức GIÊHÔVA. Mặc dù Ghiđêôn đã tỏ ra những dấu hiệu tin kính với Đức GIÊHÔVA, đến cuối cùng ông lại vòng tay ôm lấy hình thức tà giáo.
Ghiđêôn trở về nhà để “ở” yashab, từ nầy cũng được dịch là “ngồi làm vua”. Ghiđêôn không về nhà để nghỉ ngơi; ông về nhà để làm một món đồ cho sự thờ lạy và sống như một vì vua. Ông có hậu cung của một vì vua, với nhiều vợ, mặc dù một vị vua trong Israel không được “lấy nhiều vợ” e lòng mình xây khỏi Đức GIÊHÔVA chăng (Phục truyền luật lệ ký 17:17). Trong trường hợp những người vợ của Ghiđêôn có đóng một vai trò trong sự bội đạo của ông hay không, tấm lòng của ông đã xây khỏi Chúa.
Ông cũng làm cho mình hài lòng khi giữ một tì thiếp xuất thân từ Sichem, một người nữ Canaan, ít nhất đã vi phạm tinh thần của luật pháp (Phục truyền luật lệ ký 7:3-4). Nàng thiếp của ông đã sanh cho ông một đứa con trai. Nếu Ghiđêôn nhận được một danh xưng mới, nhập nhằng, khi ấy Ghiđêôn sẽ ban cho con trai ông một cái tên chẳng nhập nhằng như thế: Abimêléc, tên nầy có nghĩa là “Cha tôi là vua”. Ghiđêôn đã nói, ông và con trai ông sẽ chẳng cai trị trên Israel, nhưng qua việc đặt cho con trai ông một cái tên như vậy, đúng là ông muốn nói ra điều nầy: “Ta đang nắm quyền tại đây”. Bằng cách trị vì như một vì vua đương nhiên và 70 người con khác dòng, Ghiđêôn đề ra bối cảnh cho một cuộc đấu tranh đẫm máu giành quyền lực.
Trong vấn đề trước đây, chiến thắng của Israel dưới thời Đêbôra và Barác đã tạo ra một bài ca kỷ niệm Đức GIÊHÔVA. Chiến thắng dưới thời Ghiđêôn chẳng tạo ra một lễ kỷ niệm như thế, vì Ghiđêôn — thay vì thế, là Giêru Baanh — bị nung nấu với việc tưởng niệm bản thân ông. Đức GIÊHÔVA chúc phước cho Ghiđêôn với một chiến thắng thật tuyệt vời, song thay vì kỷ niệm Đức GIÊHÔVA, Ghiđêôn lại lao vào sự thờ lạy hình tượng (cái ê-phót) và nhắm vào tiền bạc (43 cân Anh vàng), tình dục (nhiều vợ và ít nhất một tì thiếp), và quyền lực (vua giả định). Thực vậy, thuộc về ông là một di sản đáng buồn.
Sức quyến rũ của tình dục
Nếu chúng ta xa rời đối với thế giới quan của Kinh thánh, chúng ta không những đang sử dụng một tư thế hướng vào tiền bạc, chúng ta cũng, theo tư thế của Ghiđêôn, muốn sử dụng một tư thế khác hướng tới tình dục. Một số ít người xa rời đối với đức tin theo Kinh thánh đã trở nên giản dị hơn; có nhiều người xa rời Kinh thánh đã trở nên lộn xộn hơn.
Thế giới quan tà giáo của Ghiđêôn đã mở ra một hậu cung và tì thiếp, và ông khai thác địa vị của mình là một lãnh tụ trong Israel để tận hưởng.
Tất nhiên, hầu hết chúng ta đều không tìm thấy chính mình trong một địa vị cao như thế, mặc dù có một số người trong chúng ta, vì cớ địa vị, nhân cách, hay dáng dấp bề ngoài, rất dễ lợi dụng các thuộc viên khác giới. Mặc dù vậy, một số người trong chúng ta, giữ mình giải trí với một đời sống tư tưởng sinh động, một chút khiêu dâm, hay cả hai. Hãy kiểm tra lại đi: nơi tình dục được chiếu cố, như với tiền bạc, một chút hiếm khi là đủ. Ghiđêôn có nhiều vợ và đã thêm ít nhất một tì thiếp như một tiêu chuẩn. Bên trong cuộc hôn nhân, Đức Chúa Trời phán, tất nhiên là bạn chỉ nên có một người mà thôi. Thực vậy, Phaolô nói với những người đã kết hôn ở I Côrinhtô 7:5: “Đừng từ chối nhau, trừ ra khi hai bên ưng thuận tạm thời, để chuyên việc cầu nguyện; rồi trở lại hiệp cùng nhau, kẻo quỉ Sa-tan thừa khi anh em không thìn mình mà cám dỗ chăng”. Ở ngoài hôn nhân, Đức Chúa Trời truyền phải kiêng cử để bảo vệ chúng ta tránh khỏi việc làm hại cho mình và cho nhiều người khác.
Cả trong và ngoài hôn nhân, Đức Chúa Trời đặt ra các đường biên giới liên quan đến tình dục vì ích riêng cho chúng ta. Mặt khác, thế giới của chúng ta, họ xem tình dục không phải là một sự khao khát mà là nhu cầu, dù là trong cuộc sống hôn nhân đúng đắn.
Khi tôi có một công việc mới, một người cộng sự còn độc thân và là người xưng mình là một môn đồ của Chúa Jêsus một sáng kia đến gặp rồi khoe với tôi về cuộc chinh phục của ông ta vào đêm hôm trước. Tôi hỏi ông ấy: “Ông nghĩ Đức Chúa Trời nghĩ sao về việc ấy?” Ông ta đáp: “Ồ, đó là điều tôi mong muốn”. Đối với nhiều người, những gì họ mong muốn chỉ ra bất cứ gì Đức Chúa Trời có thể suy nghĩ, và nếu họ phải thay đổi nhận định của họ về những gì Đức Chúa Trời suy nghĩ để chất chứa cái điều họ mong muốn, là thế đấy.
Nếu bạn hiện chưa kết hôn và xác định ở trong lòng, hoàn toàn tự nhiên, một sự khát khao về thoả mãn tình dục, bạn đang có đặc ân bước qua lò lửa hực kia với Chúa Jêsus. Cho phép tôi nói với bạn, là một người đã bước qua lò lửa hực kia trong hơn ¼ thế kỷ, từ thời điểm tôi gặp gỡ Đấng Christ ở tuổi 16 cho tới khi tôi kết hôn với một phụ nữ xinh đẹp ở tuổi 42: tình dục là lớn đấy, song sự nhận biết Chúa Jêsus là lớn hơn. Tôi không muốn quay trở lại, nhưng tôi cũng không muốn mất sự mật thiết mà tôi đã kiếm được với Chúa trong những năm tháng độc thân của tôi.
Ảo ảnh quyền lực
Không những Ghiđêôn sa vào tiền bạc và tình dục, ông cũng sa vào quyền lực nữa. Chúng ta dễ bị cám dỗ trước sự quyến rũ của quyền lực khi chúng ta, giống như Ghiđêôn, quên rằng Đức GIÊHÔVA xứng đáng với mọi công trạng trong bất cứ điều gì chúng ta đạt được. Ngài là đấng cứu tinh; chúng ta là tôi tớ của Ngài. Mặc dù khi Chúa cắt giảm chúng ta, phải nói như thế, để canh chừng chống lại việc khoe khoang, dù chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân cho việc khoe khoang. Thí dụ, một khi quyền lực đến, thì mấy thứ kia cũng đến nữa: tiền bạc và tình dục. Cũng có nhiều người đầu hàng với tư dục để có được quyền lực, trong kiểu cách của Ghiđêôn, bắt đầu với việc nắm và sử dụng quyền lực trong các cách thức hủy diệt. Có một số người trở nên nghiện ngập loại gia đình, giáo hội, cộng đồng, và toàn các quốc gia quyền lực thật tàn bạo.
Vậy nên, một lần nữa, quyền lực đang làm gì cho bạn vậy? Hãy lắng nghe ông trùm truyền thông Ted Turner, một người được cho là “lắm quyền lực”: “Tôi cảm thấy đầy quyền lực nếu các con tôi nhận được điểm A và vợ tôi không hề trở giận tôi và tôi không hề mắc phải chứng tiêu chảy. Vậy đấy, quyền lực là một bó phi lý”.
Ngay cả nếu chúng ta tìm cách thuyết phục bản thân mình, chúng ta vẫn chẳng có quyền lực gì đối với sự chết.
Trong các bối cảnh thích ứng của họ, tiền bạc cần phải được sử dụng, tình dục cần phải được am hiểu, và quyền lực cần phải được nắm lấy và sử dụng. Tiền bạc, tình dục và quyền lực không phải là nan đề. Nan đề là sự tôn cao tiền bạc, tình dục và quyền lực, nó tạo ra nhiều ham muốn hơn là nó làm thoả mãn. John Cleese, thuộc đoàn làm phim hài người Anh Monty Python, lưu ý: “Tôi thường khao khát nhiều, nhiều thứ, song giờ đây tôi chỉ có một ước muốn, và đấy là muốn loại bỏ mọi ham muốn khác của tôi”.
Tìm kiếm những Môise mới
Ở cuối cuộc đời của một người, ai là người mong muốn di sản của mình phải được tóm gọn trong một phương thức nhập nhằng? Ai muốn mình được nhắc tới giống như Đêbôra có vai trò trong chiến thắng của Đức GIÊHÔVA? Ai muốn thắng yên cương cho thế hệ kế tiếp với nhiều thứ bệnh tật và rối loạn chức năng? Ai muốn thúc đẩy một cái gì đó giống như đấu tranh giành quyền lực? Ai muốn được người ta nói tới bản thân mình, khi tới với đám tang của ông ta: “Ông biết không, người ấy đã làm một số việc tốt, nhưng ông ta bị hủy hoại bởi những ham muốn của mình?”
Thay vì thế, nếu bạn muốn đời sống mình trở thành một lễ tưởng niệm về chiến thắng của Đức Chúa Trời và đề ra bối cảnh cho một di sản thiêng liêng, bạn sẽ làm gì chứ? Hãy xem xét câu chuyện của Ghiđêôn theo ánh sáng của truyện tích tổng thể trong Kinh thánh.
Khi người thuật chuyện sách Các Quan Xét giới thiệu Ghiđêôn cho chúng ta, ông đã phác hoạ Ghiđêôn cặp theo những dòng nói tới Môise, là người dẫn dắt dân sự ra khỏi vòng nô lệ ở Aicập và bên rìa đất hứa (Các Quan Xét 6). Khi dân Israel đã bước vào đất hứa, một lần nữa họ trở thành đối tượng cho sự thống trị của tà giáo. Không lâu sau khi họ đã vào trong xứ, họ đã hy vọng rồi về một Môise mới và một công cuộc xuất Aicập mới nữa.
Họ tự hỏi: liệu Ghiđêôn sẽ là người ấy chăng? Khi Ghiđêôn trở về lại Ópra, ông chẳng giống như Môise mà lại giống như Arôn, là anh của Môise. Cả hai: Arôn và Ghiđêôn đã yêu cầu dân sự về những chiếc nhẫn vàng. Arôn đã đúc vàng thành con bò con; Ghiđêôn đã đúc vàng thành một cái ê-phót. Trong thời của Arôn, dân chúng đã thờ lạy con bò con ấy; trong thời của Ghiđêôn, họ đã thờ lại cái ê-phót (Xuất Êdíptô ký 32:1-8). Ghiđêôn không phải là Môise mới, ông cũng không có được chuyến xuất Aicập mới.
Câu chuyện nói tới Ghiđêôn khiến chúng ta phải tìm kiếm một người khác. Quyển sách kế tiếp trong kinh điển, sau sách Các Quan Xét, là sách Rutơ, lên đến đỉnh điểm nơi sự ra đời của Ôbết, ông trở thành cha của Giesê, ông trở thành cha của David, vua của Israel, là người vừa lòng Đức Chúa Trời. A, liệu David có phải là nhân vật ấy chăng? Ôi, không. Hai sách kế tiếp, I và II Samuên, đưa ra câu chuyện nói tới David, là người khác với Ghiđêôn song cũng thất bại y như thế.
Tuy nhiên, có ở trong câu chuyện nói tới David, là lời hứa đến từ Đức Chúa Trời cho ông: “Khi các ngày ngươi đã mãn, và ngươi ngủ với các tổ phụ ngươi, thì ta sẽ lập dòng giống ngươi kế vị ngươi, là dòng giống do ngươi sanh ra, và ta sẽ khiến cho nước nó bền vững” (II Samuên 7:12). Ai sẽ là người ấy, Salômôn, con trai của David, là vua kế tiếp chăng? Không, Salômôn lấy nhiều vợ hơn cả Ghiđêôn, và tấm lòng của ông đã xây khỏi Chúa. Sau Salômôn, chúng ta lần theo phổ hệ của David; chúng ta đọc và chúng ta chờ đợi, cho tới sau cùng chúng ta đến với ngôi làng Naxarét xứ Galilê, ở đó một dòng dõi của David nói cho láng giềng của mình biết:
“Thần của Chúa ngự trên ta: Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, Kẻ mù được sáng, Kẻ bị hà hiếp được tự do; Và để đồn ra năm lành của Chúa” (Luca 4:18-19).
Một chén nước sống
Vị Môise mới và tốt hơn là Chúa Jêsus ở Naxarét, Con của David và là Con của Đức Chúa Trời, Ngài tác động một cuộc xuất Aicập mới và tốt hơn, không phải ra khỏi Aicập hay Mađian mà ra khỏi tội lỗi — thí dụ, ra khỏi sự tôn vinh tiền bạc, tình dục và quyền lực. Chúng ta thay đổi hệ thống tín điều của mình, lựa chọn một hình thức thờ lạy hình tượng nầy hay hình tượng khác, xem trọng tư dục, còn tiền bạc, tình dục, và quyền lực tạo ra nhiều ham muốn và nhơn đó lấn lướt chúng ta. Đức Chúa Jêsus Christ đánh bại tội lỗi khi Ngài chịu đóng đinh trên thập tự giá, Ngài đánh bại sự chết khi Ngài sống lại từ kẻ chết, và Ngài ban cho chúng ta Đức Thánh Linh trong sự thăng thiên của Ngài. Đức Thánh Linh ứng dụng sự chiến thắng tội lỗi và sự chết của Đấng Christ rồi Ngài trưởng dưỡng mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời, hành động ở trong lòng chúng ta dẫn dắt chúng ta ra khỏi sự dối gạt và sâu sắc hơn trong lẽ thật.
Bạn có muốn sự giàu có không? Sự giàu có mà bạn đang có trong Đấng Christ không thể đếm được. Bạn có muốn quan hệ mật thiết với tình dục không? Là một thuộc viên trong thân thể của Đấng Christ, bạn là một chi thể của cô dâu của Đấng Christ. Bạn có muốn quyền lực không? Bạn đang có Đức Thánh Linh; bạn hầu việc Con Đức Chúa Trời, Chúa Tể của thế gian; và với sự cầu nguyện bạn có thể đạt được nhiều điều tốt lành hơn một nhân vật có nhiều quyền lực nhất.
Chúa Jêsus đã đến để buông tha chúng ta được tự do tránh khỏi sự tôn vinh tiền bạc, tình dục và quyền lực. Chúng ta không tôn vinh tiền bạc, tình dục và quyền lực vì chúng ta khao khát về mặt thuộc linh. David thưa cùng Đức Chúa Trời: “Linh hồn tôi khát khao Chúa, thân thể tôi mong mỏi về Chúa” (Thi thiên 63:1). Môise nâng đỡ dân sự với nước chảy ra từ một vầng đá, còn Chúa Jêsus, Phaolô nói, Ngài là vầng đá (I Côrinhtô 10:4). Chúa Jêsus kêu nài chúng ta: “Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy” (Giăng 7:37-38).
Chúa Jêsus sẽ chẳng gạt bỏ mọi ước ao khác của bạn; không, Ngài sẽ giúp bạn nhìn thấy rằng mọi khao khát của bạn đã được giải quyết trong tình yêu của Ngài dành cho bạn. Hãy biệt riêng thì giờ trên một cơ sở đều đặn để uống trong tình yêu của Chúa Jêsus bằng cách sử dụng trí tưởng tượng của bạn. Hãy hình dung Chúa Jêsus đang mở rộng bánh và rượu cho bạn với hai bàn tay mang dấu đinh của Ngài. Hãy hướng tâm trí của bạn trong một vài phút về thập tự giá. Hãy nghe Chúa Jêsus phán cùng bạn: “Con ơi, con ở cùng cha luôn, hết thảy của cha là của con” (Luca 15:31).
Nếu mọi sự thuộc về Chúa Jêsus đều thuộc về bạn, khi ấy bạn chẳng cần phải nhắm quá nhiều về tiền bạc, tình dục và quyền lực. Mọi sự bạn cần phải làm là chìa tay ra nhận lấy một chén nước hằng sống.

Comments

Nguyên Nhân Đưa Đến Thất Bại Cho Ghi-đê-ôn – Các Quan Xét 8 — 1 Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *