HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.2.Sách Lịch SửSÁCH “CÁC QUAN XÉT”

Ms Nguyễn Vũ

I. Giới Thiệu Sách
Tên Các Quan Xét chỉ về những người thực hiện công việc ban luật pháp, thẩm phán, và cai trị. Tuy nhiên, sách chứng tỏ rằng từ ngữ này không chỉ áp dụng cho những người duy trì công lý và sự dàn xếp bất hòa, nhưng cũng cho người giải phóng, giải cứu dân sự trước khi cai trị và thi hành công lý (Quan 2:16, 18). Henry H. Halley, một học giả Thánh Kinh lỗi lạc, viết: “… sau khi Giô-suê qua đời, họ không có một chánh quyền trung ương vững mạnh. Họ là một khối huynh đệ, hoặc một khối liên bang gồm 12 chi phái hoặc tiểu bang độc lập, không có năng lực đoàn kết nào ngoài ra Ðức Chúa Trời của họ. Người ta thường gọi chánh thể đương thời các Quan xét là “thần chánh” (théocratie), nghĩa là họ phỏng định rằng chính Ðức Chúa Trời là Ðấng trực tiếp cai trị quốc gia. Nhưng nhơn dân không long trọng tiếp nhận Ðức Chúa Trời; trái lại, họ luôn luôn sa ngã, bỏ Ngài mà đi thờ lạy hình tượng. Dân tộc Hê-bơ-rơ trong tình trạng vô chánh phủ hoặc ít hoặc nhiều, thường bị nội chiến khuấy rối, và bị vây quanh bởi những quân thù luôn luôn toan tính tiêu diệt kẻ mới chiếm ngụ. Vậy, cuộc phát triển quốc gia của họ rất chậm chạp, và họ không trở nên một dân tộc thật hùng mạnh trước khi được tổ chức thành một vương quốc dưới đời Sa-mu-ên và Ða-vít.”[1]

II. Tác Quyền Sách
Kinh Tamud quy cho Sa-mu-ên là trước giả của sách Các Quan Xét và Ru-tơ, nhưng truyền thống Do Thái xem tác quyền thuộc Sa-mu-ên là hợp lý vì một số lý do sau:

1. Nhóm từ lặp đi lặp lại “trong những ngày ấy không có vua trong Y-sơ-ra-ên” (17:6; 18:1; 19:1;21:25) đặt tác phẩm này nằm trong khoảng thời gian Sau-lơ bắt đầu cai trị cho tới thời nền quân chủ bị phân chia, như thế niên đại sớm nhất là khoảng 1043 TC khi Sau-lơ lên làm vua.

2. Sự kiện người Giê-bu-sít vẫn sống tại Giê-ru-sa-lem khi mở đầu sách (1:21) đặt thời gian muộn nhất cho tác phẩm này là trước năm 1004 TC, khi Đa-vít chinh phục thành này (2 Sam 5:5-9). Trong khi những chứng cứ khác có thể được trích dẫn, thì chỉ nội hai chứng cứ này cũng đủ đặt việc viết sách vào thời của Sa-mu-ên, khi Y-sơ-ra-ên có một vua và vua đó hoặc là Sau-lơ hoặc là Đa-vít. Mặc dù một người đồng thời Sa-mu-ên có thể thuật lại phần lịch sử này, nhưng truyền thống Do Thái và sự việc Sa-mu-ên là một tước giả (1 Sam 10:25) cung cấp chứng cứ mạnh mẽ rằng ông là người viết sách.

III. Hoàn Cảnh Sách
A. Niên Đại: Những thông tin ở trên chứng minh rằng sách Các Quan Xét được viết sau khi Sau-lơ lên ngôi (1043TC) và trước khi Đa-vít chinh phục thành Giê-ru-sa-lem (1004TC).
B. Người Nhận: Những ngày đầu của chế độ quân chủ cho thấy rằng người đọc đầu tiên của phần lịch sử này là những người Do Thái đang kinh nghiệm sự thay đổi từ chế độ thần quyền sang quân chủ.
C. Thời Cơ: Sách Các Quan Xét ghi lại đời sống của người Y-sơ-ra-ên trong những ngày cuối của chế độ thần quyền. Tuy nhiên trong thực tế Y-sơ-ra-ên không đầu phục thẩm quyền của Ngài bởi “ai nấy đều làm theo ý mình lấy làm phải” (17:6; 21:25). Nên khẩu hiệu “Y-sơ-ra-ên không có vua” đi đôi với tình trạng vô chính phủ này ngụ ý rằng sách được viết nhằm mục đích bênh vực cho chế độ quân chủ – đó là Y-sơ-ra-ên cần được hiệp nhất dưới sự cai trị của một vị vua công chính.

IV. Đặc Điểm Sách
A. Trong sự tương phản với nhà lãnh đạo quốc gia như Môi-se và Giô-suê trong Ngũ Kinh, Các Quan Xét là sách đầu tiên trong Cựu Ước ghi lại sự lãnh đạo của người cai trị ở mức độ địa phương.

V. Tóm Tắt Sách
Sự thất bại của Y-sơ-ra-ên dưới chính thể thần quyền là vì sự không vâng lời thiếu đức tin, được làm tương phản với sự chăm sóc đầy thương xót của Đức Chúa Trời trong việc kỷ luật và giải cứu Y-sơ-ra-ên qua các quan xét nhằm cổ vũ sự phục tùng của họ đối với những vị vua mới được Đức Chúa Trời chỉ định trong một chính thể quân chủ công chính.

2:1-5 Sự thất bại về mặt thuộc linh – tôn giáo của Y-sơ-ra-ên kết quả từ sự không hoàn tất cuộc chinh phục đang phá vỡ giao ước bằng cách kết sui gia trong tình trạng vô luân và thờ hình tượng. Đây là điều mà Đức Chúa Trời bảo rằng có thể dùng để thử họ và dạy họ về nhu cầu của sự giải cứu và là giá phải trả cho sự không vâng lời hoàn toàn.

2:6-16:31 Việc Đức Chúa Trời giải cứu Y-sơ-ra-ên qua 12 quan xét là những người tìm cách ngăn chặn những vòng tuần hoàn tội lỗi chứng tỏ sự chăm sóc thương xót của Đức Chúa Trời chứ không quan tâm đến sự thất bại của Y-sơ-ra-ên trong chế độ thần quyền.

3:7-16:31 Sự giải cứu Y-sơ-ra-ên qua 12 quan xét trong vòng xoáy đi xuống về mặt đạo đức của nó trong vòng tuần hoàn tội lỗi cho thấy sự cung ứng thương xót của Đức Chúa Trời mỗi khi dân sự lìa bỏ thần tượng và quay trở lại với Ngài để dạy dân tộc này biết rằng không thể đổ lỗi cho Đức Chúa Trời về sự thất bại của chính thể thần quyền.

3:7-11 Vòng tuần hoàn tội lỗi 1:
Ốt-ni-ên (cháu của Ca-lép) giải cứu miền nam Y-sơ-ra-ên khỏi người Mê-sô-bô-ta-mi theo sự ban cho từ lòng thương xót của Đức Chúa Trời đối với dân sự sau khi họ quay bỏ thần tượng để đến với Ngài.

Áp dụng mục đích của vòng tuần hoàn tội lỗi 1, cho những vòng tuần hoàn tội lỗi 2,3,4,5 như sau:

3:12-30 Vòng tuần hoàn tội lỗi 2:
Ê-hút giải cứu vùng đông nam Y-sơ-ra-ên khỏi người Mô-áp bằng cách giết ông vua mập Éc-lôn.

Ch. 4-5 Vòng tuần hoàn tội lỗi 3:
Đê-bô-ra và Ba-rác giải cứu miền bắc Y-sơ-ra-ên khỏi người Ca-na-an và hát bài ca chiến thắng.

6:1-8:32 Vòng tuần hoàn tội lỗi 4:
Ghi-đê-ôn giải cứu trung tâm miền bắc Y-sơ-ra-ên khỏi người Ma-đi-an.

5. (8:33 – 9:57)
Vòng tuần hoàn tội lỗi 5:
Một phụ nữ vô danh giải cứu vùng trung tâm Y-sơ-ra-ên khỏi sự cai trị xấu xa của A-bi-mê-léc.

Ch. 17-21
Trong việc thuê một người Lê-vi làm thầy tế lễ ngoại giáo, là người đã chúc phước cho việc di cư vô tín của chi phái Đan cũng như hành động một người Bê-gia-min giết người vợ lẽ của một người Lê-vi và sự trả đủa của cả dân tộc đã nói lên sự thất bại về mặt tôn giáo và đạo đức của Y-sơ-ra-ên. Điều này minh chứng cho nhu cầu về một chế độ quân chủ công chính thay thế cho chính thể thần quyền đã thất bại.
_________
[1] Henry H, Halley, Thánh Kinh Lược Khảo [on-line]; cập nhật ngày 21 tháng 7, 2017; trên mạng https://vietchristian.com/kinhthanh/reader.asp…; Internet.


Comments

SÁCH “CÁC QUAN XÉT” — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *