HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-Thắng Hơn Cơ Đốc Giáo Theo Xác Thịt (Phần 2) – 1Côr. 3:1-9
Thắng hơn Cơ đốc giáo theo xác thịt – (Phần 2)

(Loạt Bài: I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI)

I Côrinhtô 3.1-9
Đoàn Phan Danh soạn dịch
Tuần qua, tôi bắt đầu một sứ điệp soạn theo các câu 1-9 nhưng chỉ có thể mở ra ở các câu 1-4. Vì vậy, tuần nầy, tôi muốn ôn lại một số điều mà chúng ta đã tiếp thu trong tuần qua ở phần thứ nhứt của phân đoạn Kinh Thánh và rồi hoàn tất phần còn lại của bài học. Sử dụng câu nói của G. Campbell Morgan, tôi ví sứ đồ Phaolô với một vị bác sĩ rất lỗi lạc về linh hồn. Cũng một phương thức với y sĩ vật lý lo điều trị sức khoẻ vật lý trong thân thể vật lý, Phaolô đã làm việc để lo cho sức khoẻ thuộc linh trong thân thể của Đấng Christ. Hội Thánh tại thành Côrinhtô không được khoẻ mạnh. Các tín hữu ở đó chưa trưởng thành về mặt thuộc linh. Điều nầy có bằng chứng bởi sự thực cho thấy đã có những sự chia rẽtranh cạnh mà ông đã nhắc đến trong chương 1. Có người đã nói: Ta thuộc về Phaolô. Người khác thì nói: Ta là của Abôlô và cứ thế. Thực ra, đã có những hội nhỏ giữa vòng Hội Thánh lớn hơn tự chia rẽ họ với nhau. Thái độ nầy làm cho Phaolô phải quan tâm sâu sắc. Chúng ta biết điều nầy rất quan trọng với ông vì ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần suốt cả ba thư tín đầu tiên.
Căn bịnh chia rẽ không những đã xảy ra tại thành Côrinhtô, mà nó còn hành hại các Hội Thánh địa phương xuyên suốt các thời đại. Cũng vậy, chúng ta đừng rơi vào cái bẫy tuân theo những sự dạy của Đức Thánh Linh mà không áp dụng chúng vào chính đời sống của mình. Giacơ 1.22 chép: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình”. Chúng ta phải cẩn thận xem xét chính Hội Thánh của mình và tấm lòng của chúng ta để biết chắc thân thể nầy đã được tự do không vướng víu căn bịnh quái ác đó.
Hội Thánh chia ra như thế nào? Họ bị nhiễm ra sao? Họ phát triển căn bịnh chia rẽ khi dân sự lo toan về những ham muốn xác thịt của họ hơn là hầu việc Đấng Christ. Giacơ 4.1 chép: “Những điều chiến đấu tranh cạnh trong anh em bởi đâu mà đến? Há chẳng phải từ tình dục anh em vẫn hay tranh chiến trong quan thể mình sao?” Satan nhen nhóm sự ích kỷ trong xác thịt chúng ta lên và thay vì trung thành với Đấng Christ và toàn thể Hội Thánh của Ngài, chúng ta đi theo đường lối riêng của mình.
Tôi đã đề ra ba mục tiêu chính cho sứ điệp nầy. Tuần vừa qua, chúng ta đã làm việc qua hai mục tiêu đầu rồi. Sự CHẪN ĐOÁN của Phaolô về tính xác thịt và những TRIỆU CHỨNG của xác thịt. Chúng ta hãy quay lại với hai mục tiêu đầu cách vắn tắt để thấy được nội dung rồi xem xét những gì chúng ta cần nhất, một ĐƠN THUỐC cho sự điều trị tính xác thịt trong Hội Thánh.
I. Phần chẫn đoán tính xác thịt (câu 1).
A. PHAOLÔ KHÔNG THỂ KỂ NGƯỜI THÀNH CÔRINHTÔ LÀ NGƯỜI THIÊNG LIÊNG.
Câu 1 chép: “Hỡi anh em, về phần tôi, tôi chẳng có thể nói với anh em như với người thiêng liêng, nhưng như với người xác thịt, như với các con đỏ trong Đấng Christ vậy”. Tuần qua, chúng ta đã học biết người thiêng liêng có hai đặc điểm chính. Thứ nhứt, họ đã ĐƯỢC CỨU. Họ đã được sanh lại và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã đến ngự thường trực trong đời sống của họ. Chiếc radio phát đi sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được vặn “mở” trong tấm lòng của họ. Thứ hai, họ chưa biết ĐẦU PHỤC. Có thể đã được cứu rồi nhưng chưa biết đầu phục, đã được chuộc rồi nhưng hãy còn sống trong tình trạng loạn nghịch. Muốn trở thành một người thiêng liêng, bạn phải không những đã được cứu, mà còn phải dâng mình cho sự tấn tới thuộc linh và tìm kiếm sự trưởng thành nữa. Ưu tiên một của bạn là phải tấn tới trong Đấng Christ và làm đẹp lòng Ngài.
Câu 1 dạy cho chúng ta biết rằng các thuộc viên của Hội Thánh Côrinhtô đã được cứu vì Phaolô gọi họ là anh em. Tuy nhiên, câu nầy cũng dạy cho chúng ta biết rằng họ chưa đầu phục vì ông không thể nói với họ như nói với người thiêng liêng, mà như người “xác thịt”. Họ đã bước đi theo xác thịt chớ không theo Thánh Linh.
B. PHAOLÔ PHẢI KỂ NGƯỜI THÀNH CÔRINHTÔ LÀ NGƯỜI XÁC THỊT.
Vậy, hạng người xác thịt là người như thế nào? Chúng ta đã học biết rằng xác thịt có ý nói tới xác thịt giống như một con thú chuyên ăn thịt là một con thú chỉ biết ăn có thịt mà thôi. Cũng vậy, sống theo xác thịt là bị xác thịt điều khiển. Xác thịt thèm khát tội lỗi lắm. Đấy là lý do tại sao Phaolô đã nói ở Rôma 7.18: “Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi”. Xác thịt sẽ luôn luôn dẫn chúng ta không bước theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Phierơ giục giã chúng ta trong I Phierơ 2.11: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, anh em như người ở trọ, kẻ đi đường, tôi khuyên phải kiêng những điều xác thịt ưa thích, là điều chống trả với linh hồn”.
Ở đây trong câu 1, Phaolô cũng cung ứng cho chúng ta một minh hoạ rất hay về việc sống theo xác thịt có ý nghĩa như thế nào! Sống như thế có nghĩa là hành động giống như con đỏ trong Đấng Christ. Mỗi Cơ đốc nhân đều khởi sự từ chỗ con đỏ thuộc linh. Tuy nhiên, một Cơ đốc nhân xác thịt là người đã được cứu trong một thời gian, song vẫn còn hành động giống như con đỏ thuộc linh vậy. Con đỏ thuộc linh có nhiều điểm chung với những em bé sơ sinh. Tuần vừa qua, tôi đã cung ứng cho bạn bốn đặc điểm về loại con đỏ.
Thứ nhứt, con đỏ thì CHƯA TRƯỞNG THÀNH. Chúng thiếu hiểu biết. Chúng không hiểu thế giới ở quanh chúng. Chúng kêu khóc khi mọi việc không đi theo cách của chúng. Chúng chẳng biết gì khá hơn. Con đỏ thuộc linh thiếu hiểu biết vì họ chưa nghiên cứu Ngôi Lời cho chính mình. Nếu bạn 6 tháng tuổi khi được người khác cho ăn uống thì chẳng có gì phải nói hết. Nếu bạn 18 tuổi bạn cần phải tự cho mình ăn.
Thứ hai, con đỏ sống VÔ TRÁCH NHIỆM. Chúng thiếu tiết độ. Phần việc quan trọng của việc làm cha mẹ là phải dạy cho con cái vô trách nhiệm của mình biết sống có trách nhiệm. Con đỏ thuộc linh cũng phải học nắm lấy trách nhiệm cho chính đời sống của mình. Họ phải học cầu nguyện, nghiên cứu Ngôi Lời, đánh trận với sự cám dỗ, xưng tội, phục vụ qua Hội Thánh, dâng phần mười và các thứ của dâng khác và chia sẻ Tin lành với tha nhân.
Thứ ba, con đỏ sống NƯƠNG CẬY. Nếu bạn không chăm sóc cho một trẻ sơ sinh, nó sẽ chết. Nó phải được cho ăn, thay đồ, tắm rửa và mặc quần áo. Trẻ sơ sinh không thể tự lo cho mình được. Buồn thay, có nhiều Cơ đốc nhân không hề thoát ra khỏi chặng đường nầy. Họ cứ mãi vô trách nhiệm và liên tục đòi hỏi ai đó phải làm thoả mãn mọi nhu cần của họ.
Thứ tư và quan trọng nhất, con đỏ sống rất ÍCH KỶ. Nếu một trẻ sơ sinh đói bụng, nó không hiểu mẹ nó đang bận rộn với chuyện khác. Tôi đã nói cho bạn biết lời nói đầu tiên của Hannah, con gái tôi, là CỦA TÔI! Một trẻ sơ sinh nghĩ thế giới đang xoay vần quanh nó. Hạng người chưa trưởng thành nghĩ Hội Thánh đang tồn tại để phục vụ cho họ. Họ không xem Hội Thánh là một nơi để phục vụ Đức Chúa Trời và tha nhân. Cũng rất là quan trọng khi nhận ra hạng người trưởng thành về mặt thuộc linh có thể rơi vào chỗ không trưởng thành giống như người lớn đôi khi hành động theo cách chưa trưởng thành gì hết. Tuy nhiên, khi điều đó xảy ra, và nó xảy ra cho hết thảy chúng ta, chúng ta cần phải xưng ra tội lỗi của mình, sửa ngay lại mọi việc rồi trở lại với con đường trở thành hạng người thiêng liêng.
Mỗi Hội Thánh đều có hạng người thiêng liêng và các tín đồ đó có thể bị liệt vào hạng con đỏ hay xác thịt. Chẳng có gì sai với việc là con đỏ nếu bạn là một tân tín hữu. Dù vậy, có một việc sai khủng khiếp với người nào đã được cứu trong một thời gian rất lâu lại hành động giống như một con đỏ. Vì thế, Phaolô đã chẫn đoán căn bịnh xác thịt nầy. Nó đề cập tới người nào đã có thời gian để sống trưởng thành, thế mà vẫn chưa trưởng thành, hành động giống như con đỏ.
II. Triệu chứng của xác thịt (các câu 2-4).
Một bác sĩ giỏi thể hiện phần chẫn trị về căn bình bằng cách liệt kê ra những triệu chứng. Bác sĩ Phaolô giờ đây đưa ra bốn triệu chứng của Cơ đốc giáo theo xác thịt.
A. CƠ ĐỐC NHÂN XÁC THỊT KHÔNG THỂ NHẬN ĐƯỢC ĐỒ ĂN CỨNG (câu 2).
Phaolô nói trong câu 2: “Tôi lấy sữa nuôi anh em, chớ chẳng lấy đồ ăn cứng, vì anh em không chịu nổi; đến bây giờ cũng chưa chịu được, vì anh em hãy còn thuộc về xác thịt”. Sữa đề cập đến các bước đầu tiên của Cơ đốc giáo. Đồ ăn cứng đề cập đến những vấn đề phức tạp hơn trong lẽ đạo. Cơ đốc nhân con đỏ cần phải khởi sự với sữa của Đạo Đức Chúa Trời. I Phierơ 2.2 chép: “thì hãy ham thích sữa thiêng liêng của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn”. Cơ đốc nhân xác thịt là hạng người trụ lại với sữa rất lâu. Họ thường từ chối thịt. Họ muốn được chìu chuộng, chớ không muốn bị thách thức. Họ muốn sống an nhàn, không muốn bị quấy rối. Họ muốn sống trong nhà thờ luôn chơi đùa hạnh phúc.
Đã tốn mất 5 năm kể từ khi Phaolô rời khỏi Hội Thánh Côrinhtô. Trong thời gian ấy, họ chưa bỏ được sữa mà tiến đến chỗ đồ ăn cứng. Họ cứ mãi sống trong tình trạng chưa trưởng thành thuộc linh và giờ đây vẫn chưa chịu được để lãnh lấy đồ ăn cứng đó. Họ vẫn sống theo xác thịt. Hêbơrơ 5.12-13 chép: “Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em; anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc. Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình; vì còn là thơ ấu”.
B. CƠ ĐỐC NHÂN XÁC THỊT ĐƯỢC ĐÁNH DẤU BẰNG SỰ GHEN GHÉT (câu 3a).
Ghen tương hoặc ghen ghét với người khác là một dấu hiệu chỉ ra tình trạng chưa trưởng thành. Chúng ta có thể ghen ghét về của cải người khác và địa vị của họ. Tín đồ xác thịt tự sánh mình với người khác.
C. CƠ ĐỐC NHÂN XÁC THỊT GIỤC GIÃ SỰ TRANH CẠNH (câu 3b).
Nếu ghen ghét là thái độ,tranh cạnh là hành động tuôn tràn ra từ thái độ đó. Ý cơ bản của “tranh cãi” hay “chiến đấu”: khi Cơ đốc nhân xác thịt thấy không thuận với mình, họ liền tranh cãi và chiến đấu. Một lần nữa, hình ảnh con đỏ hiện lên trong trí, nó giật lấy món đồ chơi ưa thích từ bạn trang lứa của mình.
D. CƠ ĐỐC NHÂN XÁC THỊT DÍNH DÁNG VÀO NHỮNG SỰ CHIA RẼ (các câu 3c-4).
Kế đó trong câu 3, Phaolô nhắc tới những sự chia rẽ. Ông hỏi: “Thật, bởi trong anh em có sự ghen ghét và tranh cạnh, anh em há chẳng phải là tánh xác thịt ăn ở như người thế gian sao?” Dấu hiệu chắc chắn căn bịnh của Cơ đốc giáo theo xác thịt là gây ra chia rẽ trong Hội Thánh, tìm cách khiến cho các tín đồ bất hoà với nhau. Rôma 16.17-18 chép: “Hỡi anh em, tôi khuyên anh em coi chừng những kẻ gây nên bè đảng và làm gương xấu, nghịch cùng sự dạy dỗ mà anh em đã nhận. Phải tránh xa họ đi. Vì những kẻ đó chẳng hầu việc Đấng Christ, Chúa chúng ta, song hầu việc cái bụng họ, và lấy những lời ngọt ngào dua nịnh dỗ dành lòng kẻ thật thà”.
Đây là những gì làm tan vỡ tấm lòng của Phaolô. Ông đã nói rồi trong 1.10: “Hỡi anh em, tôi nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, khuyên anh em thảy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau ra, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau”.
Thực vậy, I Têsalônica 5.14 cho chúng ta biết điều chi phải làm với những kẻ tạo ra sự chia rẽ. Ở đây chép: “Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ” hay “lạc lối”. Họ làm rối sự hiệp một trong Hội Thánh. Họ đang ở trong sự chống đối. Gót chân của họ đã bị lún sâu. Họ than vãn. Họ chỉ trích. Họ không xem trọng cấp lãnh đạo. Họ làm cho sự chia rẽ và tranh cạnh lan rộng ra. Họ tìm cách lôi kéo nhiều người chạy theo quan điểm của họ.
Tạo ra những sự chia rẽ và bất hoà trong Hội Thánh là những lý do cho sự kỷ luật trong Hội Thánh. Tít 3.10 chép: “Sau khi mình đã khuyên bảo kẻ theo tà giáo một hai lần rồi, thì hãy lánh họ”. Đấy chính xác là những gì đang xảy ra tại thành Côrinhtô. Họ đầy dẫy những điều ghen ghét và tranh cạnhăn ở như người thế gian. Họ không hành động giống như con trai con gái của Đức Chúa Trời hằng sống, mà như những người chưa tin Chúa sống không có nguyên tắc ở ngoài Hội Thánh vậy. Là bằng chứng của điều nầy, Phaolô nhắc cho họ nhớ trong câu 4 về những điều ông đã nói rồi ở 1.10-13. Ông nói: “Có người thì nói: Ta là môn đồ của Phao-lô; kẻ thì rằng: Ta là của A-bô-lô, vậy anh em há chẳng phải là người cũng như kẻ khác sao?” Đúng là tội lỗi khi nhiều bè phái phát triển quanh Phaolô và Abôlô và đúng là tội lỗi khi điều nầy xảy ra trong Hội Thánh ngày hôm nay. Giờ đây, với một sự hiểu biết của sự chẫn đoán cùng những triệu chứng của tính xác thịt, chúng ta hãy tiến tới phần điều trị, kê toa cho căn bịnh chia rẽ nầy.
III. Đơn thuốc cho tính xác thịt (các câu 5-9).
Có bốn lẽ thật sẽ giúp chúng ta thắng hơn tình trạng chia rẽ trong Cơ đốc giáo theo xác thịt.
A. HIỂU RÕ CẤP LÃNH ĐẠO LÀ TÔI TỚ (câu 5).
Trong câu 5, Phaolô hỏi: “Thế thì, A-bô-lô là ai, và Phao-lô là ai? Ấy là kẻ tôi tớ, mà bởi kẻ đó anh em đã tin cậy, y theo Chúa đã ban cho mọi người?” Từ ngữ mục sư không đề cập đến những người với bằng cấp và những lần tấn phong trong thần học đang treo trên các bức tường của họ. Mà ngược lại, nó có nghĩa là “tôi tớ”. Từ nầy ra từ chữ diakanoi, cùng một chữ từ đó chúng ta có chữ “deacon” (chấp sự). Từ nầy có ý nghĩa cơ bản là hầu bàn, một tiếp viên hay bồi bàn.
Khi chúng ta đến với một nhà hàng rồi dùng bữa thịnh soạn, bạn không phải nói với người hầu bàn hay bồi bàn phải dọn sạch bàn ghế như thế nào!?! Bạn nói với những người khác biết về thức ăn! Cũng một thể ấy trong Hội Thánh. Tiêu điểm của chúng ta sẽ nhắm vào sứ điệp chớ không nhắm vào sứ giả. Mục tiêu của Phaolô là làm giảm quan điểm cao kỳ của họ về những Mục sư và cấp lãnh đạo khác nhau như thế nầy. Không một ai chạy lòng vòng với một bồi bàn bao giờ. Không một ai xây bia tưởng niệm với một hầu bàn. Họ là những người mang thức ăn cho bạn đấy thôi. Cũng một ý nghĩa đó, mục sư hay giáo sư dạy Kinh Thánh chỉ là một người được Đức Chúa Trời chọn để mang cho bạn thức ăn thuộc linh. Chúng ta chú trọng đến sứ điệp, chớ không chú trọng đến sứ giả.
“Thế thì, A-bô-lô là ai, và Phao-lô là ai?” Là ai chứ? Mục sư Coy là ai? Mục sư Jerry là ai? Chúng tôi chỉ là tôi tớ của Đức Chúa Trời lo phân phối Ngôi Lời đấy thôi. Mỗi giáo sư và mỗi cấp lãnh đạo đều phục vụ y theo Chúa đã ban cho mỗi người. Có người có khả năng rất lớn. Có người thì kém hơn. Tuy nhiên, mọi khả năng của chúng ta đều đến từ Đức Chúa Trời. Giacơ 1.17 chép: “mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào”. Chúng ta chẳng có gì để khoe về mình hay khoe với nhau. Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời vì những tài năng mà Ngài đã ban cho.
Chẳng có gì sai với việc tán thưởng một vị Mục sư hay giáo sư dạy Kinh Thánh giỏi. Thực vậy, I Têsalônica 5.12-13 chép: “Hỡi anh em, xin anh em kính trọng kẻ có công khó trong vòng anh em, là kẻ tuân theo Chúa mà chỉ dẫn và dạy bảo anh em. Hãy lấy lòng rất yêu thương đối với họ vì cớ công việc họ làm. Hãy ở cho hòa thuận với nhau”. Chúng ta cần phải kính trọng cấp lãnh đạo và những vị giáo sư, nhưng cũng nhớ rằng họ chỉ là hạng tôi tớ và sự tán thưởng của chúng ta dành cho họ không nên đem sự chia rẽ vào trong Hội Thánh.
B. NHẬN BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI LÀM CHO LỚN LÊN (các câu 6-7).
Ở các câu 6-7, Phaolô nói: “Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên. Vậy, người trồng kẻ tưới, đều không ra gì, song Đức Chúa Trời là Đấng làm cho lớn lên”.
Tất nhiên là Phaolô đang dùng một hình ảnh về nông nghiệp. Ông là vị Mục sư sáng lập tại thành Côrinhtô. Ông đã phục vụ với Aquila về Bêrítsin. Ông đã hướng dẫn Giút-tu, Cơrítbu, Sốtthen, Cơlôê và nhiều người khác đến với Đấng Christ. Ông đã cung ứng sữa cho họ. Ông đã gieo ra những hột giống đức tin sâu trong vùng đất của đời sống họ.
Sau khi Phaolô rời thành Côrinhtô để lên thành Jerusalem, Abôlô đã đến. Công vụ Các Sứ đồ 18.24 mô tả ông làtay khéo nói và hiểu Kinh Thánh cũng như có “lòng sốt sắng”. Dưới sự giám hộ của Aquila và Bếrítsin, Abôlô đã học biết chính xác “Đạo Chúa” hơn. Với những ân tứ và sự hiểu biết Ngôi Lời, ông đã tưới những hột giống thuộc linh mà Phaolô đã gieo ra. Tuy nhiên, Phaolô và Abôlô cũng không cứu được mọi người. Không ai trong số họ có thể làm thay đổi đời sống của bất kỳ người nào. Thay vì thế, chính Đức Chúa Trời, là Đấng làm cho lớn lên. Không một nhà nông nào, bất luận khéo léo cở nào có thể tạo ra sự sống. Người ấy có thể cày đất, gieo giống, bón phân rồi làm cỏ, nhưng người ấy chẳng thể làm cho giống ấy lớn lên được. Người phải nương cậy hoàn toàn và tình trạng của đất, lượng mưa nắng thích ứng. Chẳng một ai, thậm chí cả vị sứ đồ có thể cung ứng sự sống hay sự tấn tới thuộc linh cho ai đó được?
Khi bạn ngồi xuống nơi bàn ăn và bạn có một ổ bánh thật ngon, bạn không dâng lời cảm tạ với đất làm cho lúa mì mọc lên! Bạn không cảm tạ mưa đã nuôi dưỡng cho cây lúa. Bạn không khen ngợi mặt trời đã cung ứng sự quang hợp. Bạn không cảm tạ người làm nông. Thay vì thế, bạn cúi đầu xuống trước Đức Chúa Trời là Đấng ban cho bạn bánh ăn hàng ngày. Giống như chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể ban ra sự sống và khiến cho cây lúa lớn lên, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể cung ứng sự sống và sự lớn lên thuộc linh mà thôi. Giống như Phaolô nói: Trồng là một việc, tưới là một việc khác, không ai làm cho lớn lên được, chỉ có Đức Chúa Trời làm nên việc ấy”.
Hãy tưởng tượng bạn đang ra khỏi xa lộ và cần phải thay lốp xe. Một người tử tế chận lại và giúp bạn thay vỏ xe đó. Bây giờ bạn nhặt lấy cái niền bánh xe rồi dâng lời cảm ơn nó, có phải không? Bạn có ca hát ngợi khen cái niền bánh xe đó không? Tất nhiên là không rồi, bạn dâng lời cảm tạ Người Samari Nhơn Lành kia, là kẻ đã chận xe lại và giúp đỡ. Nếu bạn cần đi đâu đó và một người bạn đưa mình đi, bạn không cảm ơn chiếc xe hơi của người bạn ấy, bạn phải cảm ơn người bạn ấy mới phải. Nếu một nhân viên kế toán tiết kiệm tiền bạc cho bạn, bạn không nên khen ngợi cái máy tính. Tất cả mọi sự nầy đều là công cụ thôi. Các cấp lãnh đạo Hội Thánh đều là những công cụ ở trong tay Đức Chúa Trời. Đừng khen ngợi những công cụ đó.
Ở cuối chương 1, Phaolô nói: “Ai khoe mình, hãy koe mình trong Chúa”. Đó là một trưng dẫn từ Giêrêmi 9.23-24, ở đây chép: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Người khôn chớ khoe sự khôn mình; người mạnh chớ khoe sự mạnh mình; người giàu chớ khoe sự giàu mình. Nhưng kẻ nào khoe, hãy khoe về trí khôn mình biết ta là Đức Giê-hô-va, là Đấng làm ra sự thương xót, chánh trực, và công bình trên đất; vì ta ưa thích những sự ấy, Đức Giê-hô-va phán vậy”. Người ấy không dạy dỗ cũng không rao giảng hay ca hát hoặc hướng dẫn bất cứ điều gì quan trọng. Chúng ta hãy dâng sự vinh hiển và lòng trung thành chỉ cho Chúa mà thôi!
C. NHẬN BIẾT MỖI TÍN ĐỒ SẼ NHẬN LÃNH PHẦN THƯỞNG CỦA MÌNH (câu 8).
Phaolô tiếp tục nói trong câu 8: “Người trồng, kẻ tưới, đều bằng nhau; ai nấy sẽ nhận phần thưởng tùy theo việc mình đã làm”. Đây là sự dạy dỗ rất thú vị. Hết thảy những ai làm công việc của Chúa trong đời nầy, là “người gieo”“kẻ tưới”, bây giờ phải chấp nhận điều nầy, họ là một. Nói cách khác, chẳng có gì phân biệt giữa họ cả.
Chúng ta gắn nhận định theo con người về tầm quan trọng và danh tiếng vào các chức vụ nhất định trong Hội Thánh. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng nhà truyền đạo đứng sau toà giảng không cứ cách nào đó thì quan trọng hơn vị giáo sư trong lớp nhgiên cứu Kinh Thánh. Tuy nhiên, cả hai người đều đang làm cùng một công việc. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng người nào lãnh đạo hội chúng ca hát thì quan trọng hơn người đứng hát. Chúng ta nghĩ rằng người nào dạy lớp tráng niên thì quan trọng hơn người đứng dạy lớp thiếu niên. Không một điều nào trong số nầy là đúng cả. Tất cả tôi tớ của Đức Chúa Trời đều là một. Tất cả chúng ta đều là chi thể của một đội. Đức Chúa Trời sử dụng mỗi người và không một chức vụ nào là quan trọng hơn chức vụ kia. Chức vụ hiện và đã không có gì nổi bật hết. Đức Chúa Trời không nhìn vào chỗ nổi bật, Ngài nhìn vào sự trung tín.
Cho phép tôi nói cho bạn biết tôi khâm phục ai nhất trong chức vụ. Khi tôi còn là thanh thiếu niên, tôi ngưỡng mộ những người nào đang làm chủ toạ các Hội Thánh lớn, giảng dạy cho hàng ngàn người mỗi tuần. Tuy nhiên, khi tôi lớn khôn thêm, tôi đã biết khâm phục những vị Mục sư có hai nghề trong tay. Có nhiều người lui cui dưới những cái mương chịu khó lao động suốt cả tuần lễ với một công việc đời thường kiếm sống để giúp đỡ lo liệu cho gia đình của họ. Tuy nhiên, họ vẫn châm dầu lúc nửa đêm và nghiên cứu để họ có thể giảng dạy dân sự của Đức Chúa Trời ở các Hội Thánh nhỏ trên khắp thế giới.
Đó là sự trung tín. Không có danh phận gì cả. Không một cái ôm hôn nào cả. Những buổi thờ phượng tin kính có ít người nhớ đến. Dù vậy, Đức Chúa Trời không bao giờ quên, có phải không? Khi Phaolô viết ở đây: “ai nấy sẽ nhận phần thưởng tùy theo việc mình đã làm”. Chúng ta sẽ tiếp thu phần nầy vào tuần tới, nhưng cho phép tôi cung ứng cho bạn một cái nhìn thoáng qua. 2 Côrinhtô 5.10 chép: “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt”. Ở tạingai phán xét của Đấng Christ mỗi tín đồ sẽ được ban thưởng y như Phaolô nói ở đây “tùy theo việc mình đã làm”. Nói cách khác, những gì chúng ta làm trong sự phục vụ đối với Đấng Christ, sự trung tín của chính chúng ta sẽ được xem xét. Chúng ta là một khi hết thảy chúng ta đều là đồng sự, nhưng chúng ta sẽ bị xét đoán là những cá nhân vì sự trung tín của mình.
Cũng hãy chú ý là chúng ta sẽ nhận lãnh phần thưởng tùy theo việc làm của chúng ta chớ không phải những kết quả hay thành công theo đời nầy đâu. Giêrêmi là một trong những tôi tớ trung thành nhất của Đức Chúa Trời, làm sao bạn có thể gọi chức vụ của ông thành công theo những tiêu chuẩn của con người cho được!?! Ông đã bị người ta chế nhạo, chối bỏ, và lưu đày. Ông đã chứng kiến rất ít bông trái từ chức vụ của ông. Mặt khác, Giôna thì không sẵn lòng và nhỏ nhen, thế mà ông đã nhìn thấy cả một thành phố ăn năn và quay trở lại với Đức Giêhôva.
D. CÔNG NHẬN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI SẼ TIẾP LẤY MỌI SỰ VINH HIỂN (câu 9).
Phaolô kết luận tiểu đoạn Kinh Thánh nầy ở câu 9 bằng cách nói: “Vả, chúng tôi là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời; anh em là ruộng của Đức Chúa Trời cày, nhà của Đức Chúa Trời xây”. Chúng ta hãy chia câu nầy thành ba phần phân biệt: Thứ nhứt, Phaolô nói: Vả, chúng tôi là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời. Chúng tôi là ai vậy? Ông và Abôlô cùng với Phierơ và những vị lãnh đạo khác trong Hội Thánh. Giống như chúng ta, họ có đặc ân cùng với Đức Chúa Trời làm công việc của Ngài lo truyền đạo cho thế giới bị hư mất và môn đồ hoá những ai chạy đến với Đấng Christ. Hãy hiểu rằng Đức Chúa Trời không cần sự giúp đỡ của chúng ta. Một Đức Chúa Trời hằng hữu, toàn năng, toàn tri, toàn tại chẳng cần gì nơi chúng ta cả. Ngài tự túc. Trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, Ngài đã ra lịnh chúng ta hãy hiệp với Ngài trong công việc của Ngài. Khi hai đứa con gái của tôi còn nhỏ chúng luôn luôn muốn giúp đỡ bố quanh ngôi nhà. Dù tôi cắt cỏ hay làm việc gì khác trong nhà để xe, chúng muốn có mặt ở ngay chỗ mà tôi đang làm việc. Giờ đây, có những lúc tôi phải bảo chúng đi chỗ khác.
Nhưng có những lúc tôi để cho chúng “giúp đỡ” tôi. Có thể là tôi làm công việc tốt hơn và mau mắn hơn mà không có sự giúp đỡ của chúng, nhưng tôi nhìn biết chúng được phước khi cùng với tôi trong những việc mà tôi đang làm. Cũng vậy, Đức Chúa Trời không cần chúng ta nhưng Ngài cho phép chúng ta trở thành bạn cùng làm việc với Ngài vì chúng ta sẽ được phước trong tiến trình ấy.
Thứ hai, Phaolô nói: Anh em là ruộng Đức Chúa Trời cày. Đồng ruộng là kết quả công việc của nhà nông. Hãy chú ý, ông không nói: “Anh em là ruộng của tôi cày” hoặc giả: “Anh em là ruộng của chúng tôi”. Hội Thánh là ruộng Đức Chúa Trời cày. Đây không phải là Hội Thánh của tôi đâu! Bạn không thuộc về tôi. Bạn thuộc về Đấng Christ và tôi làm “phó chăn bầy” của Ngài. Tôi làm việc cho Ngài.
Thứ ba, ông nói:anh em là nhà Đức Chúa Trời xây. Toà nhà là kết quả của công việc thợ xây dựng. Thợ xây có thể chịu khó làm việc, nhưng toà nhà thuộc về người chủ. Vậy thì đâu là phương thuốc chữa cho căn bịnh xác thịt trong Hội Thánh? Phương thuốc, ấy là chúng ta bước lùi lại rồi nhìn xem bức tranh lớn. Chúng ta làm cho những điều đang xảy ra giữa vòng chúng ta là công việc của Đức Chúa Trời được nhẹ bớt đi. Chẳng có phòng ốc nào dành cho chia rẽ quanh quý Mục sư và các cấp lãnh đạo khác vì họ chỉ là hạng tôi tớ. Chúng ta là một ở trong Chúa. Chúng ta mỗi người sẽ trả lời với Chúa theo cách riêng. Chúng ta có thể hiệp với Ngài trong công việc của Ngài, nhưng chúng ta phải nhớ rằng đây là công việc của Ngài.
***

Comments

BH-Thắng Hơn Cơ Đốc Giáo Theo Xác Thịt (Phần 2) – 1Côr. 3:1-9 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *