HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-“Sự Phân Phối Các Ân Tứ Thuộc Linh” – 1Côr. 12:4-7
“Sự phân phối các ân tứ thuộc linh” – (Loạt Bài: I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI)
I Côrinhtô 12.4-7
Đoàn Phan Danh soạn dịch
Tuần qua, chúng ta đã khởi sự một tiểu đoạn mới trong sách I Côrinhtô ở các chương 12-14. Lẽ đạo của các chương nầy là các ân tứ thuộc linh. Mặc dù tôi sẽ cung ứng thêm phần định nghĩa trong vài phút về mặt cơ bản các ân tứ thuộc linh là những khả năng được Đức Chúa Trời ban cho các tín đồ nơi sự biến đổi để đem sử dụng trong sự hầu việc Ngài. Từng Cơ đốc nhân chân chính đều có một hỗn hợp đặc biệt về các ân tứ thuộc linh.
Từ các câu 1-3, chúng ta học biết người thành Côrinhtô đã làm hỏng các ân tứ thuộc linh của họ. Họ từng là những người theo tà giáo dính dáng với “những tôn giáo kín nhiệm”. Trong các nghi thức nầy, người ta bị đưa vào một trạng thái bất ổn về mặt tâm lý. Một số tín đồ tại thành Côrinhtô đã đem những cách thực hành nầy vào trong Hội Thánh rồi xưng chúng là công việc của Đức Thánh Linh. Có người xưng nhận việc nầy là nói bởi Đức Thánh Linh thậm chí đã gọi Chúa Jêsus là đáng rủa sả. Phaolô nhắc cho họ nhớ rằng chỉ bởi Đức Thánh Linh mà người ta xưng Jêsus là Chúa. Đức Thánh Linh luôn luôn làm sự vinh hiển cho Chúa Jêsus.
Hội Thánh Côrinhtô đã bị chia rẽ, phi luân, thường lăng mạ, không ưa thích sự tự do Cơ đốc và đã làm đảo lộn bằng nhiều cách thức. Một trong những lý do chính các nan đề nầy hiện hữu là vì họ thiếu hiểu biết và không sử dụng các ân tứ thuộc linh của họ. Không nghi ngờ chi nữa, Phaolô đã dạy cho họ biết về các ân tứ thuộc linh trong suốt 18 tháng ông ở với họ, nhưng họ lại ở trong nhu cần tới một chiều hướng tươi mới hơn. Đây là lý do tại sao chúng ta phải tiếp tục nhắc đi nhắc lại và dạy đi dạy lại những lẽ đạo quan trong trong Hội Thánh. Không một lãnh vực nào của lẽ thật Kinh Thánh bị hiểu sai và áp dụng sai hơn lãnh vực các ân tứ thuộc linh. Tuy nhiên, không một lãnh vực nào của giáo lý quan trọng đối với tính hiệu quả của Hội Thánh hơn các ân tứ thuộc linh. Đức Thánh Linh ban ân tứ cho từng tín đồ vì hai mục đích quan trọng: SỰ GÂY DỰNG HỘI THÁNH. Khi chúng ta phục vụ trong Thánh Linh, chúng ta gây dựng nhau với sự khích lệ, tương giao và dạy dỗ. Các ân tứ thuộc linh giúp chúng ta trưởng thành trong đức tin. Êphêsô 4.12 nói rằng chúng ta được ban cho ân tứ đểgây dựng thân thể Đấng Christ. TRUYỀN GIÁO CHO THẾ GIAN. Công tác chia sẻ Tin Lành đòi hỏi quyền phép thuộc linh. Chúng ta không thể chinh phục được người khác cho Đấng Christ bằng mọi nổ lực của con người. Phaolô đã viết trong Rôma 1.16: “Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc”.
Từ trường hợp của Hội Thánh Côrinhtô và những trường hợp của nhiều Hội Thánh đương thời, chúng ta biết rõ khi chúng ta thất bại không sử dụng hoặc lạm dụng các ân tứ thuộc linh thì có một tác dụng tiêu cực ngay. Các thánh đồ không được gây dựng, kẻ hư mất không được cứu, Hội Thánh không hiệp một và có ít sự tấn tới hay hiệu quả. Từ các câu 4-7, chúng ta tiếp thu bốn sự kiện về phương thức Đức Thánh Linh phân phối các ân tứ thuộc linh trong Hội Thánh.
I. Có sự đa dạng trong các ân tứ thuộc linh (câu 4).
A. THỨ NHỨT, CHÚNG TA TÌM HIỂU QUAN NIỆM NÓI TỚI CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH.
Từ ngữ Hy lạp nói tới các ân tứ ở câu 4 là charisma. Charis“ân điển” và sát nghĩa từ ngữ có ý nói “sự ban cho ân điển” hay “những sự ban cho rời rộng”. Khi Đức Chúa Trời cứu bạn bởi ân điển, Ngài cũng bởi ân điển ban ơn cho để hầu việc Ngài. 16 trong 17 lần từ ngữ nầy xuất hiện trong Tân Ước, nó đề cập tới sự cho phép của Chúa để nắm lấy chức vụ.
Các ân tứ thuộc linh không phải là những ta-lâng đâu. Mỗi người ở trên đất, tin Chúa và không tin Chúa đều được Đức Chúa Trời phó cho với những khả năng bẩm sinh nhất định. Theo một ý nghĩa, Đức Chúa Trời được vinh hiển trong tất cả những khả năng nầy ở cả hai: những người tin Chúa và không tin Chúa. Thí dụ, Đức Chúa Trời rõ ràng đã ban ơn cho Tiger Woods khi đánh quả bóng golf. Trong khi Woods không xưng mình là một tín đồ, Đức Chúa Trời vẫn được vinh hiển trong mọi khả năng của ông vì Ngài đã ban ra chúng. Cũng có thể nói như thế cho tất cả những vận động viên, các nhạc sĩ, những ca sĩ, các họa sĩ, những kỷ sư, các học giả v.v… Khi một người không tin được cứu, người ấy vẫn có hết thảy những ta-lâng và khả năng người đã có trước khi được cứu. Tuy nhiên, các ân tứ thuộc linh đến sau khi được cứu là kết quả của sự cứu rỗi.
Các ân tứ thuộc linh không phải là những khả năng tự nhiên mà là những khả năng siêu nhiên. Nhiều người tự nhiên được ơn để hát một bài ca thật hay. Tuy nhiên, chỉ có người tin Chúa được ơn thuộc linh mới có thể được Đức Thánh Linh dùng để chạm đến tấm lòng của người nghe. Nhiều người về mặt tự nhiên sống lạc quan và vui vẻ; tuy nhiên, chỉ có người tin Chúa được ơn thuộc linh mới có thể thực sự khích lệ và làm cho tín đồ khác được tươi mới. Các ân tứ của Đức Chúa Trời là một động lực thuộc linh! Chúng có quyền phép và không thể hiểu thấu được.
B. THỨ HAI, CHÚNG TA PHẢI TÌM HIỂU SỰ ĐỔ RA CỦA CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH.
Câu 4 chép: “Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh”. Chữ khác nhau có nghĩa là “phân phối” hay “đa dạng”. Về mặt cơ bản, chữ nầy có ý nói rằng có nhiều sự đa dạng của ân tứ thuộc linh. Không những có ít mà là có rất nhiều. Có ba danh sách các ân tứ thuộc linh cho Hội Thánh trong Hội Thánh. Chúng ta hãy xem qua chúng cách mau chóng. Thứ nhứt, Êphêsô 4.11-12 nói tới hạng người được ơn, họ là ân tứ cho Hội Thánh: “Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ”.
Thứ hai, hãy chú ý Rôma 12.4-8, ở đây chép: “Vả, như trong một thân chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không làm một việc giống nhau, thì cũng vậy, chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau. Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta, ai được ban cho nói tiên tri, hãy tập nói theo lượng đức tin; ai được gọi đến làm chức vụ, hãy buộc mình vào chức vụ; ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ; ai gánh việc khuyên bảo, hãy khuyên bảo; ai bố thí, hãy lấy lòng rộng rãi mà bố thí; ai cai trị, hãy siêng năng mà cai trị; ai làm sự thương xót, hãy lấy lòng vui mà làm”.
Danh sách thứ ba được thấy ở đây trong I Côrinhtô 12. Các câu 8-10 chép: “Vả, người nầy nhờ Đức Thánh Linh, được lời nói khôn ngoan; kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy, cũng được lời nói có tri thức. Bởi một Đức Thánh Linh, cho người nầy được đức tin; cũng bởi một Đức Thánh Linh ấy, cho kẻ kia được ơn chữa tật bịnh; người thì được làm phép lạ; kẻ thì được nói tiên tri; người thì được phân biệt các thần; kẻ thì được nói nhiều thứ tiếng khác nhau, người thì được thông giải các thứ tiếng ấy”. Cũng hãy chú ý câu 28: “Đức Chúa Trời đã lập trong Hội thánh, thứ nhứt là sứ đồ, thứ nhì là đấng tiên tri, thứ ba là thầy giáo, kế đến kẻ làm phép lạ, rồi kẻ được ơn chữa bịnh, cứu giúp, cai quản, nói các thứ tiếng”.
Một số ân tứ là ÂN TỨ DẤU HIỆU được ban cho để xác định thẩm quyền sứ điệp Tin Lành. Vì phần lớn các ân tứ nầy được chuyển từ bối cảnh hoàn thành Tân Ước. Các ân tứ khác là ÂN TỨ TRANG BỊ. Chúng được ban cho để giúp các tín hữu khác tấn tới và học biết để phục vụ Đấng Christ. Kế đó, có ÂN TỨ PHỤC VỤ. Những ân tứ nầy được ban cho để giúp chúng ta phục vụ Đức Chúa Trời và tha nhân.
Bạn có để ý thấy các danh sách nầy không đồng nhất chăng? Một số ân tứ chồng chéo lên nhau; các ân tứ khác thì không. Tôi nghĩ sở dĩ như vậy là vì Đức Chúa Trời không dự trù cho chúng ta phải có một bảng danh sách không linh động, mà có những phạm trù tổng quát. Một số chức vụ kèm theo với những thử nghiệm dự trù giúp cho bạn khám phá ra các ân tứ thuộc linh của mình, giống như một sự thử nghiệm năng khiếu thuộc linh vậy. Tôi không tin tưởng lắm trong việc sử dụng các thử nghiệm ấy. Sau nầy chúng ta sẽ nói nhiều về cách thức phân biệt những ân tứ thuộc linh của bạn. Còn bây giờ nói rằng những gì bạn đang thưởng thức trong sự năng động hầu việc Chúa là lãnh vực chính của sự bạn được ơn là đủ rồi.
Phần lớn nhiều người có các ân tứ thuộc linh chồng chéo nhau. Phần nhiều người chúng ta có nhiều ân tứ lắm. Một ân tứ có thể được thấy rất rõ ràng, nhưng hầu hết chúng ta đều có một hỗn hợp ân tứ. Sự pha trộn tình trạng được ơn của bạn rất đặc biệt giống như dấu vân tay của bạn vậy. Đó là DNA thuộc linh của bạn đấy! Để có sự hiệp một trong Hội Thánh, chúng ta phải có sự đa dạng. Đấy là lý do tại sao sự pha trộn ân tứ của chúng ta phải khác biệt. Hãy tưởng tượng một đội bóng với 11 tiền vệ xem. Ai sẽ ở chỗ hậu vệ cản? Ai sẽ chạy bóng? Ai sẽ bắt goal? Hãy tưởng tượng một hệ thống kinh tế trong đó mọi người đều làm việc trong một ngành kinh doanh xem. Nếu hết thảy chúng ta đều làm việc trong chỗ dầu và xăng hoặc trong ngành hàng không, ai sẽ lo chuẩn bị thức ăn hay mở cửa kho bãi hoặc buôn bán nhà cửa hay cung cấp các dịch vụ của nhà nước?
Đức Chúa Trời đã ban ơn cho Hội Thánh chúng ta với nhiều người có nhiều ân tứ thuộc linh khác nhau rất đa dạng. Mọi người không thể là một giáo sư. Mọi người không thể là một lãnh đạo. Mọi người không thể là một người hay tỏ ra lòng thương xót. Tuy nhiên, chính sự đa dạng của các ân tứ nầy khiến cho mọi nhu cần của chúng ta đều được làm cho thỏa mãn. Như câu 4 chép, chúng ta chỉ có một Đức Thánh Linh nhưng có các sự ban cho khác nhau.
II. Có những khác biệt trong chức dịch (câu 5).
A. NHỮNG TÍN ĐỒ KHÁC NHAU SỬ DỤNG CÙNG ÂN TỨ THEO NHỮNG CÁCH THỨC KHÁC NHAU.
Câu 5 chép: Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa”. Từ ngữ Hy lạp dịch khác nhau ở đây là cùng một chữ được dịch làkhác nhau trong câu 4. Quả là rõ ràng hơn nữa nếu chúng được dịch như nhau. Tuy nhiên, cả hai chữ đều có ý nghĩa “khác nhau”. Có sự đa dạng trong các ân tứ thuộc linh và sự đa dạng trong chức dịch.
Chức vụ ra từ chữ diakonia và sát nghĩa có ý nói các “chức dịch”. Chữ gốc là diakonos có nghĩa là “tôi tớ” và chúng ta có từ ngữ tiếng Anh là “chấp sự” ra từ đó. Có nhiều ân tứ thuộc linh và nhiều cách thức để sử dụng chúng trong sự hầu việc Chúa.
Từng Cơ đốc nhân là một tôi tớ. Chúng ta hầu việc Chúa và phục vụ nhau. Mác 10.45 chép: “Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người”. Chúa Jêsus là một tôi tớ. Nếu Con Đức Chúa Trời có thể hạ mình xuống rồi trở thành một tôi tớ, chúng ta càng phải hơn thế nữa, có phải không? Thực vậy, Chúa Jêsus đã nói trong ba câu đi trước: “Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: Các ngươi biết những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại, thì bắt dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế trị dân. Song trong các ngươi không như vậy; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người” (Mác 10.42-44).
Lý do chúng ta được Đức Thánh Linh ban ơn cho là để chúng ta phục vụ! Nếu chúng ta không phục vụ, chúng ta phung phí những ân tứ đã được ban cho chúng ta! Cách thức chúng ta sử dụng những ân tứ thì khác thường giống như hỗn hợp ân tứ của cá nhân chúng ta. Thí dụ, một người với ân tứ dạy dỗ có thể sử dụng ơn ấy trong việc dạy lớp Trường Chúa nhựt. Cũng có người khác sử dụng ân tứ ấy chủ yếu trong việc môn đồ hóa một kèm một. Vẫn có người khác sẽ là giáo sư-mục sư cho cả Hội Thánh. Vẫn có người khác sẽ sử dụng ơn dạy dỗ với cấp độ học viên/học giả và dạy dỗ quí Mục sư và các cấp lãnh đạo Hội Thánh trong tương lai.
Một người có thể sử dụng ơn chứng đạo bằng cách làm chứng cho người lạ ở chỗ công cộng. Người khác có thể sử dụng ơn ấy trong các mối quan hệ riêng tư, hướng dẫn bạn bè và bạn đồng sự đến với Đấng Christ. Vẫn có người khác sử dụng ơn ấy bằng cách giảng dạy công khai cho những nhóm đông người trong các chiến dịch truyền giảng. Chính ân tứ nầy đã được dùng trong nhiều phương thức trong nhiều chức dịch.
Một người có thể sử dụng ân tứ bố thí bằng cách giúp đỡ Hội Thánh hoàn thành những mục tiêu quan trọng về tài chính. Vẫn có người khác được dẫn dắt để bố thí rời rộng cho công trường truyền giáo. Vẫn có người khác tìm kiếm những cá nhân nào đang trong cảnh có cần. Một lần nữa, chính ơn nầy có thể được sử dụng bằng nhiều cách thức. Một số Cơ đốc nhân thấy thất bại với tha nhân khi họ không sử dụng các ân tứ của họ hiệu quả theo như các ân tứ ấy. Tôi từng hướng dẫn một quí bà có một ơn chứng đạo rất mạnh mẽ. Bà ấy thường tìm kiếm nhiều phương thức để chia sẻ Tin Lành. Bà ấy phân phát các chứng đạo đơn Tin Lành. Bà ấy tiếp tục thăm viếng từng nhà một. Bà ấy làm chứng theo nhiều cách thức. Tuy nhiên, bà ấy hay giận dữ các tín hữu nào không chia sẻ tình cảm với bà trong công tác chứng đạo. Bà ấy không hiểu rằng hết thảy chúng ta đều có những sự ban cho khác nhau và sử dụng chúng theo các chức dịch khác nhau.
Vì bạn được Đức Thánh Linh ban ơn cách đặc biệt và vì trong sự tể trị của Đức Chúa Trời, Ngài đã dẫn bạn đến với Hội Thánh nầy, có một chức dịch đặc biệt cho bạn ở đây. Có một khoảng trống mà chỉ có bạn mới lắp đầy mà thôi! Nếu bạn không lắp đầy nó, khoảng trống ấy sẽ chẳng được đầy dẫy đâu.
B. CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH KHÔNG PHẢI CHỈ ĐỂ CHO VIỆC TỰ GÂY DỰNG.
Nếu bạn sử dụng các ân tứ thuộc linh chỉ cho bản thân mình, bạn đã sử dụng sai mọi điều mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn. Một người với ân tứ dạy dỗ chỉ nghiên cứu cho tri thức riêng, người ấy đang sử dụng sai ân tứ của mình. Một người với sự phân biện giữ lại những sự thông sáng do Đức Thánh Linh ban cho, người ấy đang phung phí ân tứ của mình. Một người với ơn thương xót, không thăm viếng và khích lệ người khác, người ấy đang lạm dụng ân tứ của mình. Chúng ta hết thảy là QUẢN GIA giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời. Chúng ta hiện đang vay mượn các thứ ơn đó, chúng thuộc về Đức Chúa Trời. Hãy nhớ điều nầy, Đức Chúa Trời ban các thứ ơn của Ngài cho chúng ta, nhưng không phải dành cho chúng ta đâu. I Phierơ 4.10 chép: “Mỗi người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp lẫn nhau, khác nào người quản lý trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời”. Mặc dù chúng ta không đào sâu vấn đề ở đây, hãy nhớ thí dụ nói tới các ta-lâng ở Mathiơ 25. Một ngày kia chúng ta hết thảy sẽ trình sổ những gì chúng ta đã làm ra với các thứ ơn mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta.
III. Có nhiều sinh hoạt đa dạng (câu 6).
A. ĐỨC THÁNH LINH MẶC LẤY QUYỀN PHÉP CHO CÁC THỨ ƠN CỦA NGÀI.
Câu 6 chép: “Có các việc làm khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người”. Một lần nữa khác nhau đề cập tới đa dạng. Các việc làm ra từ chữ energema từ đó chúng ta mới có chữ “energy” (hoạt động tích cực). Theo văn mạch nầy, từ nầy có ý nói “những điều được làm ra hay hoạt động mạnh mẽ”. Đức Thánh Linh hoạt động mạnh mẽ hay mặc lấy quyền phép cho các ân tứ của Ngài. Bóng đèn là một phát minh rất đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, nó tuyệt đối vô dụng nếu nó không được cắm vào ổ điện. Một chiếc xe hơi hiện đại là một cổ máy đáng ngạc nhiên, nhưng nó sẽ vô dụng nếu không có nhiên liệu đào ở dưới đất lên với giá thật cao. Chúng ta có thể sử dụng chính phần loại suy nầy với các ân tứ thuộc linh. Trừ phi các ân tứ thuộc linh của chúng ta được Đức Thánh Linh mặc lấy quyền phép cho, chúng sẽ vô dụng.
Một tín đồ, là người đang sống trong sự loạn nghịch với Đức Chúa Trời, người nầy neo lại tội lỗi không xưng ra, người không cầu nguyện, không tìm tòi công việc, không đến với Hội Thánh hay tương giao với các tín hữu khác vẫn có những ân tứ thuộc linh nhưng chúng sẽ không hiệu quả. Chúng bị phung phí. Trong đời sống tôi, khi trời mưa, trời tuôn nước xuống. Dường như khi tôi có thời gian ít nhất tôi lại có nhiều việc phải lo làm! Trong nhiều tuần lễ tôi có khuynh hướng vội vàng khi nghiên cứu và thường làm cho tôi phải thất bại. Tôi thấy khi tôi dừng lại, xưng với Đức Chúa Trời sự căng thẳng của mình và xin Ngài soi sáng cho tôi; thời gian nghiên cứu cho các bài giảng của tôi có nhiều hiệu quả hơn. Tôi cần Đức Thánh Linh mặc lấy quyền phép cho tôi để sử dụng các ân tứ mà Ngài đã ban cho tôi.
B. ĐỨC THÁNH LINH MẶC LẤY QUYỀN PHÉP CHO CÙNG MỘT ÂN TỨ THEO CÁCH KHÁC NHAU.
Chúa sẽ sử dụng cùng một ân tứ bằng nhiều phương thức khác nhau. Đúng thế, chúng ta thấy rõ tính đa dạng của nhiều kết quả khi sử dụng cùng một ân tứ. Chúng ta không trông mong các ân tứ của chúng ta sẽ được mặc lấy quyền phép theo cùng một phương thức hoặc hết thảy chúng ta đều có cùng những kết quả từ những chức dịch của chúng ta. Có nhớ thí dụ nói tới người gieo giống ở Mathiơ 13? Người gieo ấy gieo ra nhiều hạt giống trong một mãnh đất đa dạng. Hãy lắng nghe những diều Chúa Jêsus phán dạy ở câu 23: “Song, kẻ nào chịu lấy hột giống nơi đất tốt, tức là kẻ nghe đạo và hiểu; người ấy được kết quả đến nỗi một hột ra một trăm, hột khác sáu chục, hột khác ba chục”.
Khi tôi bắt đầu chức vụ của mình, hơn bất cứ điều chi khác, tôi muốn được người ta coi là mình thành công. Tôi muốn họ phải chú ý đến tôi. Tôi muốn Hội Thánh tấn tới nhanh chóng nhất trong thị trấn. Khi tôi trưởng thành trải qua nhiều năm tháng, tôi đã sử dụng một mục tiêu khác. Tôi muốn sống trung tín. Đức Chúa Trời không yêu cầu tôi phải sống thành công. Thực vậy, sự thành công bên ngoài thực sự chẳng đáng chi đối với Ngài. Cái điều Ngài đòi hỏi nơi tôi là điều Ngài đòi hỏi nơi bạn, ấy là chúng ta phải trung tín với những gì Ngài đã ban cho chúng ta. Hãy nhớ đây là “một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người”.
Có bao giờ bạn thấy ngã lòng trong công tác hầu việc Chúa không? Hãy bám lấy. Cứ giữ sự phục vụ. Cứ giữ lấy sự tin cậy. Một trong những câu mà tôi rất ưa thích là I Côrinhtô 15.58: “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu”.
IV. Các ân tứ thuộc linh có một NGUỒN (câu 7a).
A. PHAOLÔ NHẤN MẠNH RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ NGUỒN CỦA CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH.
Ở câu 4, chúng ta nhìn thấy, mặc dù có các sự ban cho khác nhau nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh. Ở câu 5, chúng ta thấy mặc dù có các chức ụ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa. Ở câu 6, chúng ta thấy mặc dù có các việc làm khác nhau nhưng chỉ cómột Đức Chúa Trời.
B. KHI CÁC ÂN TỨ ĐỨC THÁNH LINH ĐƯỢC SỬ DỤNG THÍCH ĐÁNG, ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC LÀM CHO VINH HIỂN.
Giờ đây, ở câu 7, chúng ta đọc: “Đức Thánh Linh tỏ ra trong mỗi một người, cho ai nấy đều được sự ích chung”. Tỏ ra có nghĩa là “làm cho ai nấy đều biết hay rõ ràng”. Khi chúng ta sử dụng các ân tứ thích đáng, thì ai nấy đều nhìn biết Đức Thánh Linh. Sự hiện diện của Ngài là rõ ràng cho mọi người.
V. Có một mục đích cho các ân tứ thuộc linh (câu 7b).
A. CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH LÀM LỢI CHO CẢ HỘI THÁNH.
Mệnh đềcho ai nấy đều được sự ích chung ra từ một chữ Hy lạp có ý nói “có lợi hay lợi thế”. Khi bạn sử dụng các ân tứ của mình, cả Hội Thánh được gây dựng. Khi Mục sư luyện tập ơn dạy dỗ trong quyền phép của Đức Thánh Linh, cả Hội Thánh được ích. Khi người có lòng thương xót thăm viếng ai đó trong bịnh viện và cầu nguyện với họ, cả Hội Thánh được ích. Khi ai đó luyện tập ơn lãnh đạo và tổ chức sinh hoạt cho một chức dịch chuyên lo cho thiếu nhi hay sửa chữa lại những nhà tắm, cả Hội Thánh được ích. Khi ai đó với ơn cứu giúp tỏ ra cho thấy đang làm bất cứ điều chi cần phải làm, cả Hội Thánh được ích.
Mặt khác, khi chúng ta thất bại không sử dụng các ân tứ của mình, không những chúng ta bỏ sót một ơn phước, mà cả Hội Thánh còn bị ngăn trở nữa. Giống như một máy V8 không hoạt động đủ theo 7 xy-lanh, một đội bóng rổ đang chơi chỉ với 4 cầu thủ thì làm sao thắng ai được!?! Đối với một Hội Thánh đang ở đỉnh cao hiệu quả, ai nấy phải thực thi ân tứ của mình. Tôi tin Đức Chúa Trời muốn sử dụng Hội Thánh nầy cách lớn lao. Ngài đã đặt để chúng ta ở đây theo cách có chiến lược. Ngài đã chúc phước cho chúng ta với nhiều ân tứ lắm. Mối ngăn trở duy nhứt cho Hội Thánh nầy là chính chúng ta.
B. BỐN ƠN PHƯỚC QUAN TRỌNG TRONG VIỆC PHỤC VỤ VỚI CÁC ÂN TỨ TUỘC LINH CỦA CHÚNG TA.
Tôi mượn những ơn phước nầy từ John MacArthur và nghĩ chúng sẽ trở thành một phương thức quan trọng cho phần kết thúc sứ điệp nầy hôm nay.
1. Chúng ta đang nhận lãnh nhiều ơn phước không thể tin nổi. Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho bạn và nhiều người khác trong sự phục vụ của bạn. Đổi lại, bạn sẽ được phước từ nhiều người khác. Đức Chúa Trời không hề dự trù chỉ có một ít người lo làm công việc hay nhận lãnh các ơn phước.
2. Hội Thánh phát triển một sự làm chứng đầy năng quyền và có hiệu quả. Người nào đến với Hội Thánh đều ý thức công việc của Đức Chúa Trời và muốn trở thành một phần trong công việc đó. Ngay cả hạng người hư mất cũng bị lôi cuốn vào đó nữa. Nếu bạn là Đức Chúa Trời và bạn đang lôi kéo một kẻ bị hư mất đến với nhà thờ để nghe giảng Tin Lành, thì bạn sẽ kéo người ấy đến với loại nhà thờ nào?
3. Các cấp lãnh đạo do Đức Chúa Trời chỉ định rất rõ ràng. Đức Chúa Trời ban ra ân tứ thuộc linh và kêu gọi một số người đến với quyền lãnh đạo. Đức Chúa Trời sẽ ban ơn cho bạn trở thành một cấp lãnh đạo, nhưng bạn phải luyện tập các ân tứ của mình. Khi ấy chức năng lãnh đạo của bạn sẽ rất rõ nét đối với mọi người.
4. Hội Thánh kinh nghiệm sự hài hòa trong đức tin, sự trông cậy và tình yêu thương. Xác thịt không thể tạo ra sự hài hòa và mối tương giao ngọt ngào. Bất luận chương trình, kế sách nào chúng ta đang có, sự hiệp một của Hội Thánh là kết quả của Cơ đốc nhân cùng nhau sinh hoạt bằng cách sử dụng các ân tứ thuộc linh của họ trong sự phục vụ.

Comments

BH-“Sự Phân Phối Các Ân Tứ Thuộc Linh” – 1Côr. 12:4-7 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *