HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-“Địa Vị Cha Thuộc Linh” – 1Côr. 4:14-21
BH-“Địa Vị Cha Thuộc Linh”
(Loạt Bài: I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI)
I Côrinhtô 4.14-21
Đoàn Phan Danh soạn dịch
Với mùa lễ Giáng Sinh, Năm Mới, sóng thần và chương trình truyền giảng ở đàng sau chúng ta, hôm nay chúng ta trở lại với từng câu Kinh Thánh một, nghiên cứu chú giải sách I Côrinhtô. Tất nhiên là bạn nhớ rằng Hội Thánh tại thành Côrinhtô là một Hội Thánh đã rạn nứt, chia thành nhiều phe phái. Một phần của vấn đề là lòng trung thành không cần thiết của họ đối với những vị giáo sư và Mục sư chuyên giảng dạy Kinh Thánh. Sứ đồ Phaolô đang viết bức thư dài nầy để củng cố lại hội chúng rắc rối và chỉnh đốn các sai trái của họ. Một trong những cách mà ông làm việc nầy là giúp đỡ cho họ hiểu rõ chức năng lãnh đạo về mặt thuộc linh. Ông đã mô tả sâu xa các cấp lãnh đạo thuộc linh là tôi tớ [hầu bàn] (3.5), nhà nông (3.6), thợ xây (3.9-10), đầy tớ (4.1) và quản gia (4.1). Trong tiểu đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay, ông mô tả các cấp lãnh đạo như những người cha thuộc linh và sử dụng chính đời sống của ông làm một tấm gương. Cha thuộc linh là cha như thế nào? Cha thuộc thể là cha ra sao? Về lý tưởng, một người cha lo cho gia đình là cung ứng sự sống, tình cảm, sự hướng dẫn, sự nâng đỡ, sự chu cấp, sự bảo hộ và giáo huấn. Người cha đề ra một tấm gương đầy quyền lực cho gia đình mình và nuôi dạy con cái trở nên những người trưởng thành, biết trách nhiệm. Nếu ông chu tất mọi bổn phận nầy, con cái của ông sẽ tôn cao ông suốt cả cuộc sống của chúng. Châm ngôn 17.6 chép: “Mão triều thiên của ông già, ấy là con cháu; Còn vinh hiển của con cái, ấy là ông cha”.
Trong tiểu đoạn Kinh Thánh nầy, Phaolô áp dụng mối quan hệ gia đình nầy vào các mối quan hệ thuộc linh trong thân thể của Đấng Christ. Một người cha thuộc linh là người nuôi dạy con cái thuộc linh. Con cái thuộc linh có thể hoặc không thể là con cái theo phần xác của chúng ta. Phaolô nói tới cả hai: Timôthê và Tít là con cái của ông trong đức tin. Một người cha thuộc linh có nhiều đức tính giống như một người cha sinh học. Thứ nhứt, cha thuộc linh cung ứng sự sống. Bằng cách nói ấy, tôi có ý nói rằng họ đang dẫn dắt người ta đến với Đấng Christ. Họ không cung ứng sự sống theo ý nghĩa họ có thể giải cứu ai đó, mà theo ý nghĩa họ là công cụ trong việc trợ giúp cho nhiều người khác tìm kiếm sự sống thuộc linh trong Đấng Christ. Thứ hai, cha thuộc linh dạy dỗ. Họ dạy dỗ, khích lệ, khuyên bảo, nâng đỡ, và cung ứng mưu luận khôn ngoan. Họ cầu thay cho con cái thuộc linh của họ và làm mọi sự để giúp cho họ trở nên trưởng thành về mặt thuộc linh. Phaolô bày tỏ mối quan tâm của ông đối với các tín hữu thành Galati theo cách nầy: “Hỡi các con, vì các con mà ta lại chịu đau đớn của sự sanh nở, cho đến chừng nào Đấng Christ thành hình trong các con” (Galati 4.19). Thứ ba, cha thuộc linh bảo hộ. Những kẻ làm cha, theo bản năng lo bảo hộ con cái của mình tránh khỏi những ai muốn làm hại chúng. Cũng một thể ấy, cha thuộc linh năng động lo bảo hộ con cái của họ tránh khỏi Satan, tội lỗi và lối quyến dụ của sự dạy giả dối. Thứ tư, cha thuộc linh nêu ra một tấm gương. Một người cha nhơn đức và mẫu mực chính cho con cái của họ. Ông sống đời sống của mình với sự nhìn biết chúng đang noi theo những bước chân ông. Một người cha thuộc linh cẩn thận nêu ra một tấm gương tốt cho những ai nhìn vào ông thấy rõ chức năng lãnh đạo và sự dẫn dắt về mặt thuộc linh. Thứ năm, cha thuộc linh vui mừng với con cái của họ. Phần thưởng của địa vị làm cha là nhìn thấy con cái của mình lớn lên và trở thành hạng người hữu dụng. Cũng thực như thế ở địa vị cha thuộc linh. Sứ đồ Giăng nói: “Tôi nghe con cái tôi làm theo lẽ thật, thì không còn có sự gì vui mừng hơn nữa” (III Giăng 4).
Trước khi chúng ta đi xa hơn, cho phép tôi nói một lời với quí bà. Những quan niệm mà Phaolô mô tả là địa vị cha thuộc linh cũng có thể được bày tỏ ra ở chức năng mẹ thuộc linh nữa đấy. Tít 2.4 nói rằng những người đàn bà có tuổi nên khuyên những người trẻ tuổi trong đức tin. Quí vị không bị loại trừ ra khỏi phần dạy dỗ nầy. Chúng ta có thể mô tả chính xác những sự dạy nầy là các nguyên tắc của “địa vị cha thuộc linh”.
Đức Chúa Trời chúc phước cho tôi với một người cha đáng trượng lắm. Ông luôn luôn có mặt khi tôi lớn lên. Ông nêu ra một tấm gương thật tuyệt vời. Chúng tôi có một mối quan hệ sâu đậm cho tới ngày hôm nay. Tôi nhìn biết rằng không phải ai trong chúng ta cũng đều được phước theo kiểu nầy đâu, những người cha đáng yêu. Một số trong các bạn có thể có những người cha khó tánh hoặc thậm chí hay ngược đãi nữa. Tôi cầu xin rằng bạn sẽ phá vỡ xiềng xích của sự ngược đãi và trì trệ. Địa vị làm cha thực sự, dù thuộc thể hay thuộc linh đều phỏng theo địa vị làm cha của Đức Chúa Trời.
Làm ơn cũng đừng cảm thấy rằng địa vị cha thuộc linh nên để lại cho những vị Mục sư và giáo sư. Nếu bạn là một Cơ đốc nhân dù mới đây hay là lâu rồi, bạn nên dạy cho những tín hữu non nớt hơn và giúp môn đồ hoá họ theo cách của Chúa. Hêbơrơ 5.12 chép: “Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em…”. Mục tiêu, ấy là mỗi một chúng ta đáng lẽ đã làm thầy, bậc cha mẹ thuộc linh nuôi dạy con cái thuộc linh cho Chúa.
I. LÝ DO của một người cha thuộc linh (câu 14).
Phaolô nói trong câu 14: “Tôi viết những điều nầy, chẳng phải để làm cho anh em hổ ngươi đâu; nhưng để khuyên bảo anh em”. Chúng ta hãy chia câu nầy ra làm hai phần:
A. MỘT NGƯỜI CHA THUỘC LINH KHÔNG MUỐN LÀM HỔ NGƯƠI CON CÁI CỦA MÌNH (câu 14a).
Hết thảy chúng ta đã thấy và có lẽ đã kinh nghiệm sự hổ ngươi của một người cha. Mặc dù người cha thường phải quở trách con cái mình, ông không muốn làm hổ ngươi chúng. Thật là kinh khủng khi có người cha nào nói với con của mình: Mày chẳng ra chi hết. Mày sẽ chẳng đi tới đâu cả. Khi người cha làm hổ ngươi con cái, ông ta làm tổn thương đứa con rất sâu sắc ở bên trong. Trải theo thời gian, con cái của chúng ta trở nên điều mà chúng ta hay nói với chúng.
Phaolô mô tả những người thành Côrinhtô nầy là con cái yêu dấu của ông và nói với họ: “Tôi viết những điều nầy, chẳng phải để làm cho anh em hổ ngươi đâu”. Những điều gì vậy? Nói như thế thì phải lần trở lại với toàn bộ vấn đề gây phân rẽ của họ, tính xác thịt và kiêu ngạo. Ông không muốn bóp mũi họ trong tội lỗi của họ. Tôi thích phần mô tả về Phaolô là “bàn tay thép trong đôi găng bằng nhung”. Ở câu 8, chúng ta nếm mùi vị thép với tài châm chọc của ông. Tuy nhiên, bây giờ một lần nữa chúng ta cảm thấy lớp nhung mềm mại kia. Ông yêu thương họ. Ông không muốn làm hổ ngươi hầu cho họ cúi đầu xuống giống như thất bại, nhưng ông kêu gọi họ hãy ra khỏi tình trạng chưa trưởng thành mà phải tấn tới trong Đấng Christ.
B. MỘT NGƯỜI CHA NHƠN ĐỨC MUỐN KHUYÊN BẢO CON CÁI CỦA MÌNH (câu 14b).
Thỉnh thoảng người cha phải lên tiếng đối với con cái, không phải làm hổ ngươi mà làkhuyên bảo nó. Khi con cái chúng ta còn nhỏ, chúng ta hô to: Chớ đụng đến bếp đó! hoặc “Đừng bước ra đường!” Khi chúng lớn thêm một chút, chúng ta nói: Con đặt điện thoại xuống, đừng nói chuyện quá lâu như vậy hay Không, con không được xem loại phim ấy hoặc Không, con không được đi chơi với một đứa như thế kia (bạn có ý nào khác với những ý của tôi ở đây không?). Mục đích của chúng ta là bậc làm cha làm mẹ không phải là làm hổ ngươi con cái của mình, mà phải lo bảo hộ chúng. Những lời cảnh cáo là những lời khuyên răn có tính cách bảo hộ. Khuyên bảo ở đây dịch từ chữ noutheteo và có ý nói: “Khiển trách, thúc đẩy, dạy dỗ”. Sát nghĩa thì từ nầy có thể dịch là “đặt vào trong trí”. Nó giả định một việc gì đó là sai trái và phải được sửa lại cho đúng. Phaolô đã xem người thành Côrinhtô như con cái yêu dấu của ông. Ông rất quan tâm đến họ. Ông sợ bàn tay sửa phạt của Đức Chúa Trời nếu họ không chịu ăn năn. Đôi khi một hội chúng có thể nghĩ rằng vị Mục sư quản nhiệm đang làm hổ ngươi họ bằng cách thức ông giảng luận. Tuy nhiên, một vị Mục sư nhơn đức đưa ra tiếng kêu thúc giục cảnh báo vì là người chăn, ông yêu mến bầy chiên của Đức Chúa Trời.
Có nhiều loại cảnh báo khác nhau. Có nhiều dấu hiệu cảnh báo: giao thông, cáp chôn, xe lửa, điện cao thế, hoá chất, v.v… Có những biên lai cảnh báo. Khi Debra và tôi hẹn gặp nhau, tôi bị cảnh sát tuần tra chặn lại vì chạy quá tốc độ. Ông ấy là giáo viên Trường Chúa Nhật của Deb và ông ấy đưa ra một lời cảnh báo cho tôi. Có những lời cảnh báo rất khó nghe giống như khi bác sĩ nói cho bạn biết phải thôi không hút thuốc nữa, người chủ thuê của bạn cảnh báo nếu bạn đi muộn một lần nữa bạn sẽ bị sa thải, vị huấn luyện viên nói bạn sẽ ở ngoài đội nếu bạn không giữ được trình độ của mình, v.v…
Lời cảnh báo của Phaolô ở đây ra từ một tấm lòng dịu dàng của một người cha. Ông yêu mến những con người nầy và cảnh bảo họ phải noi theo Chúa Jêsus. Thực vậy, toàn bộ thư tín nầy giống như một bức thư gửi cho đứa con đang đi chệch hướng vậy. Khi tôi là một thiếu niên, bố tôi đã cảnh báo tôi về nhiều việc. Ông nói với tôi về việc có loại bạn bè tốt, về việc chi tiêu tiền bạc, về sự thanh sạch về tình dục, về các loại xe, về uống rượu, ma túy và còn nhiều thứ khác nữa. Ông biết rõ tôi cần sự dạy dỗ. Hội Thánh Côrinhtô cần sự giáo huấn. Hội Thánh của chúng ta cũng vậy.
Khi con cái, dù là thuộc thể hay thuộc linh, không bị cảnh báo, những kết quả sẽ rất là thảm hại. I Samuên 2-4 thuật lại câu chuyện nói về thầy tế lễ Hê-li. Mặc dù ông là một tôi tớ cao trọng của Đức Chúa Trời, hai con trai ông là Hóp-ni và Phi-nê-a là một sự hổ thẹn. Họ đã lạm dụng các của lễ được đem dâng trong đền thờ. Họ phạm tình dục với nhiều người đàn bà. Họ sống dâm dục và mất tiết độ. Hê-li đã không làm gì để chặn đứng họ. Kết quả là, chính mạng sống của ông và mạng sống của hai con trai ông đã kết thúc thật thảm hại và xứ sở Israel đã kinh nghiệm nổi khó khăn trầm trọng vì cớ ông thất bại trong vai trò làm cha.
II. MỐI QUAN HỆ của người cha thuộc linh (câu 15).
Câu 15 chép: “Bởi chưng, dẫu anh em có một vạn thầy giáo trong Đấng Christ, nhưng chẳng có nhiều cha; vì tôi đã dùng Tin Lành mà sanh anh em ra trong Đức Chúa Jêsus Christ”.
A. CHÚNG TA CÓ NHIỀU THẦY GIÁO NHƯNG CÓ ÍT CHA (câu 15a).
Phaolô cho rằng họ có thể có một vạn thầy giáo trong Đấng Christ nhưng không có nhiều “cha”. Đây là lối nói rất cường điệu, một sự phóng đại có chủ ý. Từ Hy lạp nói tới một vạnmurios và có ý nói tới một con số không đếm được. Bản dịch NAS dịch cụm từ “thầy giáo không đếm được”. Vì vậy chúng ta biết rằng Phaolô rõ ràng là đang phóng đại. Tuy nhiên, ông đang phóng đại để đưa ra một luận điểm. Họ không có một vạn thầy giáo trong Đấng Christ nhưng ngay cả nếu như họ có đi nữa, họ sẽ chẳng có nhiều cha đâu. Bất luận ai là mục sư hay giao sư của họ, không một ai thay đổi được mối quan hệ của họ với sứ đồ Phaolô được.
Phaolô nói:Anh em chẳng có nhiều cha. Bất cứ ai cũng có thể là giáo sư của bạn, nhưng chỉ có một người là cha mà thôi. Tôi đã có hàng tá, hàng tá, có lẽ hàng trăm người thầy trong các chặng đường của cuộc đời tôi, cả trong và ngoài lớp học. Tôi có một người cha và một số người theo cách là “cha”, với tư cách đó họ đã dạy dỗ tôi.
Cũng một thể ấy, chúng ta có thể có nhiều thầy trong Đấng Christ. Mỗi lần chúng ta đọc một quyển sách Cơ đốc hoặc nghe một vị giáo sư giảng dạy từ đài phát thanh. Nhưng các diễn giả và tác giả đó không phải là cha thuộc linh của chúng ta. Họ chẳng có một mối quan hệ hay đầu tư riêng nào với chúng ta cả. Hãy xem xét một vài điểm khác biệt giữa giáo sư và những người làm cha. Giáo sư quan tâm đến những gì bạn BIẾT, những người làm cha quan tâm đến bạn là AI. Giáo sư gây dựng TRÍ KHÔN của bạn, cha gây dựng CÁ TÁNH của bạn.•Giáo sư quan tâm đến lớp học như một TỔNG THỂ, còn cha quan tâm đến bạn là một CÁ THỂ. Giáo sư chỉ có mặt trong HỌC KỲ, còn cha có mặt trong CUỘC SỐNG. Ở đây chúng ta thấy giá trị không tính được của Hội Thánh địa phương. Bạn có thể tiếp thu phần dạy dỗ tốt từ sách vỡ, băng ghi âm, băng ghi hình, nhưng chúng không yêu mến bạn. Chỉ có Hội Thánh địa phương mới hiến cho bạn “Đức Chúa Trời mặc lấy da thịt”. Đây là Hội Thánh địa phương mà chúng ta kinh nghiệm được gia đình của Đức Chúa Trời!
B. CHÚNG TA TRỞ THÀNH CHA THUỘC LINH QUA TIN LÀNH (câu 15b).
Phaolô nhắc cho người thành Côrinhtô nhớ: “vì tôi đã dùng Tin Lành mà sanh anh em ra”. Phần nhiều người trong số họ đã được cứu qua sự rao giảng và dạy dỗ của ông. Đời sống ông đã được đầu tư trong Hội Thánh đó. Ông đã sanh họ ra theo cách thuộc linh. Có một mối quan hệ đặc biệt giữa người tin Chúa và người nào đã dẫn dắt người đến với Đấng Christ. Khi tôi 14 tuổi, tôi tham dự kỳ trại của Hội Thánh và một vị Mục sư ở đó là lãnh đạo nhóm nhỏ của tôi. Ông ấy biết rõ tôi đã có lần tuyên xưng đức tin trước đó, nhưng đã vật vã với sự bảo đảm về ơn cứu rỗi của mình. Đấy là phần quan tâm của ông đến tình trạng thuộc linh của tôi, ông ấy dành thì giờ để lắng nghe và trò chuyện với tôi về việc Đức Chúa Trời dẫn dắt tôi, và Ngài thực sự cứu tôi. Tôi không còn liên lạc với ông nữa, nhưng tôi luôn luôn biết ơn ông.
Không những chúng ta được phước, được những nhà truyền đạo sanh ra làm con cái thuộc linh, mà Đức Chúa Trời còn ban cho chúng ta danh phận làm “con nuôi” nữa. Đức Chúa Trời sai nhiều người đến với đời sống của chúng ta, là những người đã đến với Đấng Christ rồi nhưng cần được giúp đỡ để trưởng thành. Họ cần được dạy dỗ, được yêu thương, được khích lệ, được khuuyên bảo, và được hướng dẫn cách kiên nhẫn. Sanh ra con cái thuộc linh không chỉ là công việc của những vị Mục sư. Ngược lại, dẫn dắt người ta đến với Đấng Christ rồi trưởng dưỡng họ lớn lên trong Chúa là công việc và sự vui mừng của từng tín đồ. Bạn có bao nhiêu con cái thuộc linh? Bạn hướng dẫn bao nhiêu người đến với Đấng Christ? Bạn dẫn dắt bao nhiêu người đến với sự trưởng thành? Bận rộn lắm đấy!
III. TRÁCH NHIỆM của người cha thuộc linh (các câu 16-17).
A. CHA THUỘC LINH PHẢI NÊU GƯƠNG TỐT (câu 16).
Câu 16 chép: “Vậy, tôi lấy điều đó khuyên anh em: hãy bắt chước tôi”. Từ Hy lạp nói tới bắt chướcmimetes từ đó chúng ta mới có chữ “mimic” [bắt chước theo]. Con cái bắt chước theo cha mẹ của chúng. Trẻ con bắt chước theo người lớn. Vì con cái bắt chước chúng ta, chúng ta phải nêu gương tốt.
Có một câu chuyện thật thuật lại về Tổng Thống Calvin Coolidge, khi ông mời một số người từ thành phố quê hương của ông đến ăn tối tại Nhà Trắng. Khi họ chưa biết phải xử sự như thế nào vào một dịp như thế, họ nghĩ tốt nhất là làm theo điều chi vị Tổng Thống làm. Khi đến lúc dọn cà phê lên. Tổng Thống đổ cà phê vào một cái đĩa nhỏ. Những người đồng hương nhìn thấy sự ấy, họ làm theo y như vậy. Bước kế tiếp cho vị Tổng Thống là đổ một chút sữa và thêm một chút đường vào cái đĩa đó. Những người đồng hương làm theo y như vậy. Họ nghĩ chắc chắn rằng bước kế tiếp cho vị Tổng Thống là lấy cái đĩa cà phê đó lên rồi nhấp từng ngụm. Nhưng Tổng Thống không làm như thế. Ông nghiêng người một chút, đặt cái đĩa xuống sàn nhà và gọi con mèo!
Không những Phaolô nói: Hãy bắt chước tôi mà còn nói: Tôi khuyên anh em phải bắt chước tôi. Có phải đời sống của bạn là bạn chuyên khuyên người khácbắt chước bạn không? Đây là một trong những gánh nặng rất lớn khi trở thành một trưởng lão trong Hội Thánh. Kinh Thánh cung ứng cho chúng ta đức tính bao quát không chỗ trách được (I Timôthê 3.2). Tuy nhiên, là một gương tốt không phải chỉ cho cấp trưởng lão và chấp sự, mà còn cho tất cả những ai đang trưởng dưỡng con cái thuộc linh. Phần nhiều người trong các bạn đang là gương cho nhiều người khác. Bạn không phải là người trọn vẹn. Bạn không thể là người trọn vẹn. Tuy nhiên, khi bạn phấn đấu để trở thành bậc phụ huynh tốt nhứt theo phần xác, bạn có thể trở thành, bạn có thể phấn đấu để trở thành một người cha thuộc linh đúng nghĩa đấy.
Cách đây không lâu lắm, tôi có một cuộc trao đổi với một thanh niên 21 tuổi về sự anh ta đồng đi với Đấng Christ. Anh ta đoan chắc với tôi anh ta đã được cứu khi còn là một thiếu niên. Thực ra, anh ta rất năng động với một nhóm sinh viên, ngay cả sử dụng các năng khiếu của mình để hướng dẫn nhiều người khác trong sự thờ phượng. “Cha thuộc linh” của anh ta là một trong những vị lãnh đạo chiến dịch truyền giáo nầy và người bạn trẻ của tôi gần như đã thờ lạy nhân vật nầy. Bạn có thể hiểu cú sốc, nổi kinh hãi và sự nhầm lẫn của anh ta khi nhận ra vị cố vấn của mình là một tay nghiện rượu, ông ta không thể che giấu nan đề của mình được nữa. Nếu chúng tôi không có mặt ở đó, bây giờ chúng tôi đã đạt tới chỗ mà ở đó chúng tôi dám nóiHãy bắt chước tôi.
B. CHA THUỘC LINH ĐÔI KHI BỊ THAY THẾ (câu 17).
Câu 17 chép: “Vì cớ đó, tôi đã sai Ti-mô-thê, là con yêu dấu của tôi, cùng là trung thành trong Chúa, đến cùng anh em; người sẽ nhắc lại cho anh em biết đường lối tôi trong Đấng Christ, và tôi dạy dỗ cách nào trong các Hội thánh khắp các nơi”.
Phaolô đã có một chức vụ lưu động. Ông là một giáo sĩ, chớ không phải là một Mục sư. Ông không thể trụ lại hẳn với Hội Thánh tại thành Côrinhtô.Vì cớ đó, nghĩa là họ phải liên tục noi theo gương của ông, ông đã sai Timôthê đến.
Như bạn nhớ lại từ nghiên cứu sách Công vụ Các Sứ đồ của chúng ta, Timôthê là một thanh niên xuất thân từ Lít-trơ đã trở thành bạn đồng hành của Phaolô và hiển nhiên là con trong Chúa của ông. Phaolô đã dạy dỗ Timôthê và giờ đây Timôthê sẽ dạy cho những người thành Côrinhtô. Ông đã xem Timôthê là yêu dấu và trung thành rồi sai Timôthê đến nắm lấy công việc áp dụng thuốc Kinh Thánh cho hội chúng của Chúa nầy đang mắc bịnh tội lỗi.
Timôthê sẽ làm gì chứ? Phaolô nói người “sẽ nhắc lại cho anh em biết đường lối tôi trong Đấng Christ”. Phaolô không phải có mặt ở khắp mọi nơi làm mọi sự đâu. Giống như Chúa Jêsus, ông đã khiến các môn đồ nhân rộng chức vụ của ông. Khi Timôthê sẵn sàng rồi, Phaolô đã cung ứng cho Timôthê trách nhiệm và sự vui mừng khi phục vụ. Một cấp lãnh đạo tin kính cung ứng cho nhiều người khác cơ hội để phục vụ. Timôthê sẽ đi đến thành Côrinhtô rồi dạy cho họ chính những lẽ thật mà Phaolô đã dạy “trong các Hội thánh khắp các nơi”. Ông là một con người khác biệt với cùng một sứ điệp. Đôi khi Đức Chúa Trời cảm động dân sự. Đôi khi Ngài kêu gọi những vị Mục sư vào những công trường mới và các bầy chiên mới. Tuy nhiên, Ngài có khả năng dấy lên nhiều người khác, họ sẽ trung tín dạy dỗ cùng một sứ điệp đó. Giá trị không hề nằm trong sứ giả, mà nằm trong sứ điệp.
IV. SỰ QUỞ TRÁCH của cha thuộc linh (các câu 18-21).
A. CON CÁI CÓ THỂ TỰ ĐẮC LÊN MÌNH (câu 18).
Câu 18 chép: “Có mấy kẻ lên mình kiêu ngạo, ngờ tôi chẳng còn đến cùng anh em nữa”. Lên mình được rút ra từ một chữ Hy lạp có nghĩa là “bơm phồng lên” và mang ý tưởng kiêu căng và tự dối mình.
Khi một đứa con liên tục bước theo lối của mình và bố mẹ nó không hề dạy cho nó biết ý nghĩa của chữ “không”, nó đã lên mình rồi. Nó bắt đầu nghĩ rằng thế giới xoay tròn quanh nó và nó luôn luôn có những gì nó muốn khi nó cần đến và nếu nó không nhận được nó sẽ ra điều bực bội lắm. Khi nó lớn lên, nó nổi loạn chống lại bố mẹ, thầy cô mình và luật pháp. Hỡi những người làm cha mẹ, nếu quí vị không có can đảm kỷ luật con cái mình, quí vị sẽ phá hoại đời sống của chúng! Tôi cho rằng một trong những lý do chúng ta dồn quá đông các nhà tù hôm nay, ấy là bậc làm cha mẹ đã không dạy dỗ con cái họ biết phục theo nhà cầm quyền.
Một số trong những con cái thuộc linh của Phaolô đã trở nên kiêu ngạo và lên mình. Họ tưởng họ chẳng còn cần tới Phaolô nữa. Họ tưởng họ có thể hất bỏ đi những điều ông đã dạy dỗ và ông sẽ chẳng còn đến cùng họ nữa. Có thể họ đã nghĩ rằng Phaolô sẽ chẳng dám đương diện với họ nữa. Họ đã sai lầm!
B. CON CÁI SẼ ĐỐI DIỆN VỚI ÔNG (các câu 19-20).
Hãy đọc các câu 19-20: “Nhưng nếu Chúa khứng cho, thì chẳng bao lâu tôi sẽ tới cùng anh em, và xét cho biết, chẳng phải xét lời nói của những kẻ kiêu ngạo đó, bèn là năng lực họ thể nào. Vì nước Đức Chúa Trời chẳng ở tại lời nói, mà ở tại năng lực”.
Cách tốt nhứt để kỷ luật con cái là bày ra thái độ của nó. Đừng nói cho nó biết điều chi sẽ xảy ra cho nó, đừng nói. Đừng giữ mãi sự cảnh báo. Hãy sửa phạt nó. Đôi khi con cái thuộc linh cũng cần bị phơi bày ra thái độ của chúng. Giống như có nhiều bậc cha mẹ quá nhu nhược không kỷ luật con cái của họ, có nhiều cấp lãnh đạo Hội Thánh quá yếu đuối không kỷ luật các thuộc viên Hội Thánh đi chệch hướng. Phước cho Hội Thánh nào có Mục sư, trưởng lão và các cấp lãnh đạo không e dè khi phơi bày thái độ của các thuộc viên còn con trẻ. Chúng ta không thể và chúng ta sẽ không e dè trước hạng người lên mình họ đang gây ra sự chia rẽ trong Hội Thánh.
Phaolô nhắc cho họ nhớnếu Chúa khứng cho nghĩa là nếu Đức Chúa Trời không thay đổi kế hoạch của Ngài, ông sẽ chẳng bao lâu đến cùng anh em. Rồi sẽ có một sự cuối cùng đến. Khi ấy Phaolô sẽ “xét cho biết, chẳng phải xét lời nói của những kẻ kiêu ngạo đó, bèn là năng lực họ thể nào”. Ông sẽ không cho phép những hành động tội lỗi của họ tiếp diễn nữa. Những câu nói ấn tượng của họ sẽ thành ra hư không. Người làm cha yêu con cái mình sẽ đem kỷ luật giáng trên sự bất tuân. Châm ngôn 3.12 chép: “Vì Đức Giê-hô-va yêu thương ai thì trách phạt nấy. Như một người cha đối cùng con trai yêu dấu mình”.
C. CON CÁI ĐƯA RA MỘT SỰ LỰA CHỌN (câu 21).
Giờ đây Phaolô yêu cầu người thành Côrinhtô phải lựa chọn. Ông nói trong câu 21: “Anh em muốn điều gì hơn: muốn tôi cầm roi mà đến cùng anh em, hay là lấy tình yêu thương và ý nhu mì?” Ông sẽ cung ứng cho họ cơ hội để định hướng lại. Trong những chuyến đi bằng xe hơi, mấy đứa con gái của tôi hay hỏi: Bố có muốn con dừng xe lại rồi trở lại đó định liệu vấn đề hay bố sẽ lo liệu?
Tuần tới khi chúng ta bước qua chương 5, chúng ta sẽ tiếp thu vài bài học có giá trị về kỷ luật của Hội Thánh. Nhưng trong tuần nầy, chúng ta hãy suy nghĩ về địa vị cha thuộc linh!?! Ai là cha thuộc linh của bạn vậy? Có phải bạn đang làm cha thuộc linh của nhiều người khác? Nếu không, thì tại sao không?

Comments

BH-“Địa Vị Cha Thuộc Linh” – 1Côr. 4:14-21 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *