HomeGDĐT GÂY DỰNG ĐỨC TINGDĐT.Bài Viết NgắnTiền Bạc Và Hội Thánh

TIỀN BẠC VÀ HỘI THÁNH

Bạn thân mến,

Tôi biết lòng bạn sẽ bâng khuâng về những thông tin có liên quan đến $$$ này. Dù sao, tôi cũng muốn thưa với bạn là sự “Ảnh Hưởng Văn Hóa Tin Lành” do tôi trích dẫn sau đây sẽ không ít thì nhiều sẽ giúp bạn có cái nhìn thoáng hơn về việc “DÂNG HIẾN” tiền bạc. Xin đọc trong tinh thần thoải mái nhé:

Kinh Thánh ký thuật: “Hãy biết rõ điều đó, hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều. Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay vì ép uổng; vì Đức Chúa Trời yêu kẻ dâng của cách vui lòng” (II Cô-rinh-tô 9:6-7).

Cơ-Đốc nhân không nên cảm thấy như bị bắt buộc phải dâng hiến tiền bạc khi nhóm lại. Việc dâng phần mười là tùy vào khả năng có thu nhập của từng mình, chớ không phải bị ép buộc. Có nghĩa là đôi khi có thể nhiều hơn phần mười cũng như đôi lúc ít hơn phần mười.

Thưa bạn,
Tôi muốn trích dẫn một giai thoại có ý nghĩa, nên trình bày cho các bạn xem nhé:

“Cách đây khá lâu, văn phòng Hiệu trưởng Đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp Hiệu trưởng. Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ áo bình dân của bà, trả lời ‘Hiệu trưởng rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn trước’.

Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông Hiệu trưởng Harvard xách cặp ra về thì hai ông bà xin được thưa chuyện vài phút rằng người con trai duy nhất của họ vốn ước ao được học Harvard, đã mất lúc 16 tuổi vì bị bệnh nên ông bà muốn dựng nên cái gì đó ở Harvard để tưởng nhớ đứa con. Vị Hiệu trưởng lịch sự thông cảm nỗi đau buồn của hai vị khách, nhưng thờ ơ ‘nếu ai có tang cũng muốn xây bia mộ ở đây thì Harvard sẽ thành nghĩa trang sao?’

‘Chúng tôi đâu muốn xây bia mộ. Chúng tôi muốn xây tặng trường một giảng đường, hay một nhà nội trú cho sinh viên, để tưởng nhớ đứa con thôi.’

Nhìn họ trong dáng vẻ không có gì để gây ấn tượng ‘Ông bà có biết xây một giảng đường tốn tới hàng trăm ngàn đôla chứ đâu phải ít tiền?’ Nghe câu đó, bà vợ ngước lên nhìn chồng rồi nhỏ nhẹ: ‘Nếu chỉ cần thế là xây được giảng đường thì sao nhà mình không xây luôn cả trường đại học cho nó đàng hoàng?’

Hai ông bà ra về và chẳng bao lâu sau ra đời Đại học Stanford, nơi trường sở trong số đẹp nhất nước Mỹ và nơi đây cũng trở thành một trong ba đại học danh tiếng nhất của thế giới. Vị kia đã không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở này trở thành Thống đốc California.”

Câu chuyện có thật về ông bà Leland và Jane Stanford bỏ tiền ra xây trường đại học nay đã trở thành huyền thoại với lời tri ân ông bà được khắc trên tường nơi sảnh chính của trường và nay chúng ta có Đại học Stanford.

Giai thoại Harvard bị lỡ mất cơ hội cũng là một chuyện truyền miệng được nhiều người kể lại tựa như dòng dân gian vui vẻ bởi bên Mỹ vẫn có nhiều chuyện hài hước về sự cạnh tranh giữa Stanford và Harvard, bên Stanford thích chọc quê bên Harvard, và ngược lại.

Nhưng tất cả những chuyện ấy cũng là để nói lên nhân sinh quan đặc biệt của người Tây Phương, nhất là ở những xứ ảnh hưởng văn hóa Tin Lành, với phương châm được dạy dỗ và thấm nhuần rằng hãy trả lại cho xã hội những gì đã nhận được của xã hội.

Khía cạnh văn hóa đó giải thích tại sao ở Hoa Kỳ và Bắc Âu có những nhà tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg dành những ngân khoản khổng lồ làm việc từ thiện, tài trợ những dự án công ích cho xã hội.

Đó là một yếu tố văn hoá, nhưng nó giải thích phần nào cho sự thành công kinh tế của những nước như Hoa Kỳ và các nước Bắc Âu. Văn hoá Tin Lành đã tạo ra xứ tư bản Tây Phương.

Người Mỹ áp dụng những phương pháp hữu hiệu để kinh doanh, để làm giầu, nhưng khi đã thành công rồi, nghĩ tới việc trả lại cho xã hội những gì đã nhận của xã hội. Khi Bill Gates trình bày với vợ con việc lấy số tiền của mình là 40 tỷ đôla để lập Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates và chỉ để lại cho mỗi người con 10 triệu (tiền ít quá thì khó thành công mà nhiều quá thì có cơ làm hư con cái), cả vợ ông và các con đều vui vẻ chấp nhận. Bởi vì họ được dạy dỗ, thấm nhuần văn hoá đó từ nhỏ.

Đến đây bạn nghĩ sao về tiền bạc chung hay riêng và quyền năng của Chúa đã thay đổi lòng người. Mong nghe lời khuyên của bạn. Chúc bạn vui.

Rev. Nguyễn Vũ, D.Min.


Comments

Tiền Bạc Và Hội Thánh — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *