HomeĐÀO SÂU VÀO ĐẠO SỐNGSống Theo Luật Vàng

Đoàn Phan Danh soạn dịch

“Nếu ngươi mua một người đầy tớ Hê-bơ-rơ, nó sẽ hầu việc cho sáu năm; nhưng qua năm thứ bảy nó sẽ được thả ra, không phải thối tiền” — Xuất Ê-díp-tô ký 21:2

Trong một hiện tượng trái ngược, phần nghiên cứu đã chỉ ra rằng nạn nhân của sự lạm dụng có nhiều khả năng chính họ trở thành kẻ lạm dụng. Mặc dù chúng ta có thể cho rằng một đứa trẻ bị ngược đãi bởi cha mẹ sẽ ít đối xử với con cái của họ theo cách đó, nhưng thực tế cho thấy 30% trẻ em bị lạm dụng đã trở thành kẻ lạm dụng. Tương tự, thống kê cho thấy những người bị bắt nạt khi còn nhỏ thường trở thành người lớn chuyên bắt nạt.

Có lẽ đấy là lý do tại sao luật lệ về cách đối xử với nô lệ là một trong những luật đầu tiên được ban cho dân sự theo sau sự mặc khải của Đức Chúa Trời trên Núi Sinai. Tại sao khu vực này của luật pháp giữa vòng những luật lệ đầu tiên đã được giải quyết? Chắc chắn, phải có những điều răn phù hợp hơn cần thiết tại thời điểm quan trọng này. Ngoài ra, bậc thánh hiền Do Thái lưu ý điều trớ trêu rằng con cái Israel chỉ mới được giải thoát khỏi ách nô lệ, và rồi, họ đang thảo luận về tình trạng nô lệ đối với người khác?

Đó chính xác là mục tiêu. Kỳ thực, dân Israel là nạn nhân của chế độ nô lệ và ngược đãi khiến họ có nguy cơ lớn bản thân họ trở thành kẻ chuyên ngược đãi. Trong hàng mấy trăm năm, dân Israel đã chịu đựng một chế độ chuyên sỉ nhục, tàn ác và bóc lột. Bây giờ, họ có nguy cơ truyền đạt lại những gì họ đã nhận cho người khác. Đức Chúa Trời phán: “Không được như thế nữa”. Vòng quay ngược đãi sẽ không tiếp tục – nó phải kết thúc. Để quyết chắc rằng nỗi cay đắng của tình trạng nô lệ cho người Ai Cập không xuất hiện trở lại, Đức Chúa Trời đã lập ra bộ luật bảo vệ một nô lệ và bảo đảm cách đối xử công bằng và đáng tôn trọng đối với họ.

Sự ngược đãi mà dân Israel phải gánh chịu bắt nguồn từ việc bị bắt làm phu tù. Nhưng hết thảy chúng ta đã kinh nghiệm một loại tổn thương hoặc ngược đãi trong cuộc sống của chúng ta. Có lẽ chúng ta đã bị tổn thương sâu sắc bởi sự phản bội của kẻ mà chúng ta nghĩ là bạn thân, hoặc có thể là con cái chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi và không được cha mẹ yêu thương. Chúng ta có thể lắm đã có một giáo viên hay nhục mạ chúng ta, hoặc một huấn luyện viên thể thao hay xài xể chúng ta. Thật là khó làm một con người mà không bị ai đó làm tổn thương ở điểm này hay điểm khác. Thắc mắc lớn lao hơn, ấy là điều chi sẽ xảy ra kế tiếp?

Không ai chọn bị tổn thương, nhưng chúng ta chọn phải làm gì với kinh nghiệm đó. Chúng ta có thể để cho các kinh nghiệm đó làm thay đổi chúng ta thành hạng người đáng ghét, bực bội và cuối cùng hay tìm cách trả thù. Hoặc, chúng ta có thể sử dụng sự tổn thương của mình như một chất xúc tác để trở nên hạng người biết cảm thông, biết thương xót và nhân đạo hơn. Sự lựa chọn của chúng ta đáng phải là một lương tâm — một lương tâm chúng ta phải biết phó thác để sống theo Điều Luật Vàng. Như bậc thánh hiền giải thích điều đó: “Cái gì bạn không thích, đừng làm cho người khác”. Hoặc như Chúa Jêsus đã dạy trong Kinh thánh Cơ đốc: “Ấy vậy, hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri” (Ma-thi-ơ 7:12).


Comments

Sống Theo Luật Vàng — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *