HomeSÁCH BỒI LINH-TÁC GIẢ MỸSách: "LƯỢC KHẢO CÁC BIẾN CỐ TẬN THẾ"Sách-“Lược Khảo Các Biến Cố Tận Thế” – Chương 2

rapture-2 

Sách: “LƯỢC KHẢO CÁC BIẾN CỐ TẬN THẾ” – Tiến sĩ Leon J. Woods

Chương 2

Bối Cảnh Tổng Quát

Trước khi khảo sát vào chi tiết, chúng ta cần có cái nhìn bao quát về toàn thể các biến cố tận thế. Để dễ tiếp thu những khái niệm mới cần xác định một số thuật ngữ sau đây:

1.Sự Cất Lên (The Rapture)

Chỉ sự kiện những người được cứu trong Hội Thánh được Chúa Cứu Thế cất lên khỏi thế gian ngay trước cơn đại nạn.

  1. Toà Phán Xét Của Chúa Cứu Thế (The Judgement Seat of Christ)

Đây là nơi Chúa Cứu Thế phán xét Cơ-đốc-nhân ngay sau khi họ được cất lên. Sự phán xét dựa trên tác phong và cuộc sống trên trần gian để được thưởng hay bị mất phần thưởng.

  1. Tiệc Cưới Chiên Con (The Marriage Supper of The Lamb)

Đây là từ ngữ dùng trong Kh 19:7-10 chỉ một cơ hội đặc biệt xảy ra giữa khoảng Hội Thánh  được cất lên và Sự Hiện Ra của Chúa Cứu Thế. Đây cũng là lúc Hội Thánh là tân nương được liên hiệp với Chúa Cứu Thế

  1. Cơn Đại Nạn (The Great Tribulation)

Đây là thời gian bảy năm khởi sự ngay sau khi Hội thánh được cất lên. Vì sự gian ác và tội  lỗi trong suốt cả lịch sử con người, tai họa trút đổ xuống khắp thế gian. Vào lúc này, nước Israel đã được phục hồi trước đó sẽ bị đưa vào lửa thử nghiệm để đem tuyển dân đến chỗ thay đổi thái độ đối với Chúa Cứu Thế Giê-xu, là Đấng họ đã chối bỏ và đóng đinh khi Ngài đến lần đầu. Bây giờ họ sẽ nhận Ngài là Đấng Mê-si-a và Cứu Tinh. Vì tính cách dữ dội của nửa sau Kỳ Đại Nạn bảy năm cho nên từ ngữ “Cơn Đại Nạn” cũng thường được dùng để chỉ thời gian ba năm rưỡi sau cùng của cơn đại nạn này.

  1. Sự Hiện Ra Của Chúa Cứu Thế (The Revelation of Christ)

Đây là từ ngữ thường dùng chỉ sự kiện Chúa Cứu Thế trở lại địa cầu sau cơn đại nạn, khi Ngài đến với các Thánh đồ, là những người đã được cất lên bảy năm trước đó, để giải phóng nước Israel đang bị Kẻ Địch Lại Đấng Christ  (Antichrist) ức hiếp.

  1. Trận Hạt-ma-ghê-đôn (Armageddon)

Là địa danh lấy trong Kh 16:16 chỉ về một trận chiến tại Israel  vào cao điểm của cơn đại nạn, khi Antichrst chiến thắng Do Thái và chiếm đất Israel. Giai đoạn đầu trận chiến này xảy ra tại Mê-ghi-đô, cách Giê-ru-sa-lem khá xa về phía Bắc, nhưng kết thúc tại Giê-ru-sa-lem.

 Sự Phán Xét Dân Ngoại (The Judgement  of Gentiles)

Đây là cuộc xét xử xảy ra ngay sau khi Chúa Cứu Thế giải phóng Israel khỏi tay Antichrist để quyết định trong vòng dân ngoại tộc những ai sẽ được phép hưởng thiên hi niên (1000 năm bình an). Tiêu chuẩn xét xử sẽ là thái độ của họ đối với dân Do Thái  là tuyển dân của Đức Chúa Trời, trong suốt cơn đại nạn.

  1. Thiên Hi-Niên (The Millenium)

Đây là thời gian một ngàn năm bình an bắt đầu ngay sau sự phán xét dân ngoại, khi Chúa Cứu Thế cùng với các thánh đồ được phục sinh cai trị nước Israel và toàn thế giới trong hoà bình và công chính trọn vẹn.

9.Tòa Phán Xét Lớn và Trắng (The Great White Throne Judgement)

Sau một ngàn năm bình an là lúc tất cả những người không được cứu của mọi thời đại bị tuyên án và chịu hình phạt đời đời trong địa ngục.

10.Quan Điểm Tiền Thiên Hi Niên (The Premillenial View)

Đây là quan điểm cho rằng một ngàn năm bình an được hiểu theo nghĩa đen và Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ thực sự cai trị trên đất. Quan điểm này cũng tin rằng Hội Thánh đã được cất lên trước thời kỳ này.

  1. Quan Điểm Hậu Thiên Hi Niên (The Post Millenial View)

Quan điểm này cũng tin có một ngàn năm bình an theo nghĩa đen, là kết quả của việc truyền bá Phúc âm và vô số người được cứu rỗi, sau đó vào lúc kết thúc của thời kỳ này Chúa Cứu Thế Giê-xu mới tái lâm.

  1. Quan Điểm Phi Thiên-hi-niên (The Amillenial View)

Phủ nhận sự kiện có một ngàn năm bình an theo nghĩa đen mà cho rằng những lời hứa về một ngàn năm bình an đề cập đến một vương quốc do Chúa trị vì theo nghĩa thuộc linh. Có người cho  rằng vương quốc đó chính là thực thể Hội Thánh trên đất do Chúa Cứu Thế Giê-xu cai trị, nhưng cũng có người cho rằng đó là Đức Chúa Trời cai trị các thánh trên thiên đàng.

  1. Quan Điểm Tiền Đại Nạn (The Pretribulational View)

Cho rằng sự kiện Hội Thánh được cấl lên không những trước ngàn năm bình an mà còn trước cả cơn đại nạn, nghĩa là Hội Thánh sẽ không bị ảnh hưởng gì của cơn đại nạn.

 

  1. Quan Điểm Hậu Đại nạn (The Post Tribulational View)

Quan điểm này đồng ý với quan điểm Tiền Đại Nạn ở chỗ cho rằng Hội Thánh sẽ được cất lên trước thời kỳ một ngàn năm bình an, nhưng biến cố này phải xảy ra SAU cơn đại nạn, nghĩa là Hội Thánh còn trên thế gian trong bảy năm đại nạn.

  1. Quan Điểm Trung Đại nạn (The Midtribulational View)

Đồng ý sự kiện Hội Thánh được cất lên xảy ra trước Thiên hi-niên nhưng chủ trương rằng sự cất lên đó xảy ra vào giữa kỳ đại nạn, nghĩa là Hội Thánh thoát được nửa sau của cơn đại  nạn, là giai đoạn dữ dội hơn hết.

**********

Trình Tự Các Biến Cố Tận Thế

Sau đây là tóm lược trình tự các biến cố ngày cuối theo quan điểm Tiền Thiên-hi-niên, tiền đại nạn. Cần nắm vững trình tự này để chúng ta có thể hiểu được khi đi vào chi tiết từng biến cố.

  1. Hội Thánh Được Cất Lên

Sự kiện đầu tiên trong trình tự của các biến cố tận thế là Hội Thánh được cất lên trời. Chúa Cứu Thế sẽ hiện đến trên không trung để tiếp rước Hội Thánh là tân phụ mà không cần phải xuống đến tận mặt địa cầu. ITe 4:16,17 ký thuật như sau:

“Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết. Kế đến, chúng ta là kẻ sồng, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn”

Thân thể Cơ-đốc-nhân còn đang sống lúc đó tức khắc được biến hóa nên như thân thể phục sinh của Chúa  Giê-xu, nghĩa là không còn bị chi phối bởi các qui luật của thế giới tự nhiên, và được cất lên không trung gặp Chúa (ICo 15:52-54  IGi 3:2  Lu 24:31  Gi 20:19  Cong 1:9). Những người tin kính Chúa mà đã chết sẽ được sống lại, được ban cho thân thể phục sinh vinh hiển, được cất lên không trung gặp Chúa trước những Cơ Đốc nhân lúc đó hiện đang sống (ITe 4:16,17).

Sự phục sinh này chỉ bao gồm các thánh đồ, nghĩa là những nguời tin kính Chúa trong Hội-thánh, và được gọi là “sự sống lại thứ nhất” như đề cập trong Kh 20:4-6,

“Tôi lại thấy những ngai, và những người ngồi trên ngai được quyền xét đoán. Kế đó, tôi thấy linh hồn những kẻ đã  phải chết chém về sự làm chứng cho Chúa Cứu Thế Giê-xu và vì lời Đức Chúa Trời, linh hồn những kẻ chẳng thờ lạy con thú cùng hình tượng nó, chẳng nhận dấu hiệu nó, hoặc trên trán hoặc trên tay. Các người ấy được sống và trị vì với Chúa Cứu Thế trong một ngàn năm. Ay là sự sống lại thứ nhất. Phước thay và thánh thay những kẻ được phần về sự sống lại thứ nhất! Sự chết thứ nhì không có quyền gì trên những người ấy; song những người ấy sẽ sẽ làm thầy tế lễ của Đức Chúa Trời và của Chúa Cứu Thế, cùng sẽ trị vì với Ngài trong một nghìn năm”.

Như vậy các thánh đồ được cất lên kết hiệp với Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ được ở cùng Ngài trên thiên đàng trong suốt bảy năm đại nạn trên đất. Trong thời gian này hai sự việc chính xảy ra trên thiên đàng liên quan đến họ. Việc thứ nhất là họ sẽ được Chúa Cứu Thế Giê-xu xét xử như thánh Phao-lô viết trong IICo 5:10 “Bởi vì chúng ta hết thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Chúa Cứu Thế, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt” (s/s Ro 14:10). Việc xét xử này không liên quan đến sự cứu rỗi, vì tất cả các thánh đồ đều đã được cứu và đã ở trên thiên đàng, nhưng liên quan đến cuộc sống và sự phục vụ của Cơ-đốc-nhân lúc còn trên trần gian. Lúc đó mọi công việc Cơ-đốc-nhân dã làm sẽ được đem ra xét xử. Có những việc bị loại bỏ và cũng có những việc tốt được Chúa chấp nhận và ban thưởn. ICo 3:14,15  nói về việc này như sau:

“Ví bằng công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình. Nếu công việc họ bị thiêu hủy, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó, sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy.”  Sự việc thứ hai xảy ra trên thiên đàng sau khi các thánh đồ được cất lên hội họp vói Chúa Cứu Thế Giê-xu  là tiệc cưới Chiên Con và Hội Thánh như được đề cập trong Kh 19:9 khi Hội Thánh có biểu tượng là cô dâu mới, tức là tập thể các thánh đồ, sau khi đã được xét xử, sẽ được đời đời kết hiệp với Tân Lang là Chúa Cứu Thế Giê-xu.

  1. Cơn Đại Nạn

Thời gian gọi là cơn đại nạn đề cập đến trong Mat 24:21 sẽ tiếp theo ngay sau khi Hội Thánh được cất lên, dù giữa đó có thể có một khoảng thời gian cho một số diễn tiến cần thiết  xảy ra, thí dụ như việc phục hồi liên minh quân sự La-mã và sự xuất hiện của Antichrist, là lãnh tụ liên minh (IITe 2:3). Cơn đại nạn này sẽ kéo dài trong 7 năm ứng với tuần lễ thứ 70  ký thuật trong  sách tiên tri  Da 9:27. Trong thời gian này hàng loạt tai họa giáng xuống trừng phạt thế gian được biểu trưng bằng việc tháo gỡ các ấn, thổi loa và đổ bát thạnh nộ của Đức Chúa Trời (Kh 6:1-17  8:1  9:21  11:15-19  16:1-21). Những trừng phạt này sẽ đem lại tổn hại lớn lao cho thế giới dân ngoại để sửa trị thái độ ghì mài trong sự chối bỏ Đức Chúa Trời và chống lại ý chỉ Ngài suốt qua nhiều thời đại. Người Do thái sẽ được thoát hầu hết  những tai họa này (Es 26:20,21), nhưng họ  sẽ phải chịu bách hại vô cùng thảm khốc dưới tay Antichrist trong nửa sau của Cơn Đại Nạn. Đó là thời kỳ Thánh Kinh gọi là “kỳ tai hại của Gia-cốp” (Gie 30:7).

Khởi đầu kỳ bảy năm đại nạn Antichrist sẽ kết lập hoà ước với Tuyển dân (Da 9:27), nhưng vào giữa cơn đại nạn, nó sẽ bội ước và ra cấm lệnh buộc phải ngưng mọi hoạt động dâng sinh tế trong đền thờ (là các  lễ nghi đã được phục hồi vào lúc này). Antichrist bây giờ đã trở mặt, thành kẻ thù kinh khủng của tuyển dâ. Antichrist sẽ chiếm toàn thể đất đai, kể cả thành Giê-ru-sa-lem  (Xa 14:2), và đóng cư sở ngay tại đó (Daniên 11:45). Hậu quả là đến hai phần ba dân số Do Thái bị tiêu diệt (Xa 13:8,9). Chúa cho phép điều này xảy ra để tẩy sạch tuyển dân như bạc luyện và như vàng đã thử lửa để dọn lòng họ cho sự tiếp nhận Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế và là Vua khi Ngài ngự đến để giải phóng họ khỏi  tay Antichrist (Xa 14:3,4  Kh 19:11- 21).

  1. Sự Hiện Ra của Chúa Cứu Thế

Đúng vào lúc Anichrist chiếm toàn xứ Do Thái thì Chúa Cứu Thế sẽ xuất hiện để giải  phóng tuyển dân. Đội quân của Antichrist lúc đó sẽ tập trung tại một nơi gọi là thung lũng Giô-sa-phát (Gio 3:12), có lẽ vào thời gian dưỡng quân sau trận chiến. Thung lũng này có thể là trũng Kidron nằm ở dưới chân núi Ô-liu chia đôi rặng núi tại Giê-ru-sa-lem. Đứng vào vị trí có thể nhìn thấy toàn thể đạo quân này, Chúa Cứu Thế đã bày tỏ quyền uy của Ngài, ngự xuống trên núi Ô-liu khiến núi xé ra như  tiên tri Xa-cha-ri tiên báo: “Trong ngày đó, chân Ngài sẽ đứng trên núi Ô-liu, là núi đối ngang Giê-ru-sa-lem  về phía đông và núi  Ô-liu sẽ bị xé ra chính giữa về phía đông và phía tây đến nỗi thành ra một  trũng rất lớn; phân nửa núi dời ra phương bắc, phân nửa dời qua phương nam. Các ngươi sẽ trốn trong trũng núi vì trũng núi ấy sẽ chạy dài đến At-san; và các ngươi sẽ đi trốn như là trốn khỏi cơn động đất đang ngày Ô-xia, vua Giu-đa. Bấy giờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta sẽ đến, hết thảy các thánh sẽ ở cùng người” (Xa 14:4,5). Phao-lô cũng mô tả trong IITesalônica 1:7,8 như sau:  “trong khi Chúa Cứu Thế Giê-xu từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, báo thù những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời, và không vâng phục Tin-Lành của Chúa Cứu Thế Giê-xu” và như trong Kh 19:11- 16 cũng ký thuật như sau: “Bấy giờ tôi thấy trời mở ra, và có một con ngựa bạch hiện ra: Đấng cưỡi ngựa ấy gọi là Đấng Trung Tín Chân Thật; Ngài lấy lẽ công bình mà xét đoán và chiến đấu. Mắt Ngài như ngọn lửa; trên đầu có nhiều mão triều thiên, lại có đề một danh, ngoài Ngài ra không ai biết đượ. Ngài mặc áo nhúng trong huyết, danh Ngài xưng là “Lời Đức Chúa Trời”. Các đạo binh trên trời đều mặc vải gai mịn, trắng và sạch, cưỡi ngựa bạch theo Ngài. Có một lưỡi gươm bén ở miệng Ngài ra, Ngài sẽ lấy nó mà đánh các dân, và cai trị họ bằng một cây gậy sắt. Ngài giày đạp thùng rượu thạnh nộ của Đức Chúa Trời toàn năng. Trên áo tơi và trên đùi Ngài có đề một danh là : VUA CỦA CÁC VUA VÀ CHÚA CỦA CÁC CHÚA.”

Sau khi ngự xuống, hành động đầu tiên của Chúa Cứu Thế là  quăng cả Antichrist và kẻ phụ tá đắc lực của nó là Tiên Tri Giả  vào trong hồ lửa (Kh 13:18,19  19:20). Sau đó Ngài sẽ tiêu diệt đội quân đông đảo, thây chất đầy khắp thung lũng (Kh 19:21). Dân chúng Giê-ru-sa-lem là những người đầu tiên chứng kiến cuộc tàn diệt này sẽ đồng loạt tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng Giải Phóng và là Vua của h. Trong giai đọan diễn tiến này có một số các biến cố xảy ra đáng ghi nhận như sau

a) Sự Phán Xét Dân Ngoại

Đây là biến cố sẽ xảy ra trên đất được tiên báo trong Phúc âm Mat 25:31-46. Sự phán xét này đặt trên căn bản cá nhân, dựa vào thái độ của mỗi người đối với tuyển dân Do Thái, là “anh em của Chúa Cứu Thế”, Ma-thi-ơ ký thuật như sau:

“Khi Con Người ngự trong sự vinh hiển mình mà đến với các thiên sứ thánh, thì Ngài sẽ ngồi trên ngôi vinh hiển của Ngài. Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài, rồi Ngài sẽ chia người này với người khác ra, như kẻ chăn chiên chia chiên với dê ra; để chiên ở bên hữu và dê ở bên tả. Bấy giờ vua sẽ phán cùng những kẻ ở bên hữu rằng: Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất. Vì ta đói, các ngươi đã cho ta ăn; ta khát, các ngươi đã cho ta uống; ta là khách lạ, các ngươi tiếp rước ta; ta trần truồng, các ngươi mặc cho ta; ta đau, các ngươi thăm ta; ta bị tù, các ngươi viếng ta. Lúc ấy người công bình sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đói mà cho ăn, hoặc khát mà cho uống? Lại khi nào chúng tôi đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà mặc cho? Hay là khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đau hoặc bị tù mà  đi thăm viếng Chúa? Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm những việc đó cho một người trong những người  rất hèn mọn này của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy.

Kế đó Ngài sẽ phán cùng những người ở bên tả rằng: Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta, đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó. Vì ta đã đói, các ngươi không cho ăn; ta khát, các ngươi không cho uống; ta là khách lạ, các ngươi không tiếp rước, ta trần truồng, các ngươi không mặc cho ta; ta đau và bị tù, các ngươi không thăm viếng. Đến phiên các người này bèn thưa lại rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa hoặc đói, hoặc khát, hoặc làm khách lạ, hoặc trần truồng, hoặc đau ốm hoặc bị tù mà không hầu việc Ngài ư? Ngài sẽ đáp lại rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi không làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn này, ấy là các ngươi cũng không làm cho ta nữa. Rồi những kẻ này sẽ vào hình phạt đời đời, còn những người công bình sẽ vào sự sống đời đời” (Mat 25:31-46).

Sự phân loại ra chiên và dê trên dựa vào thái độ bên ngoài của mỗi người đối với tuyển dân cần phải hiểu đó là biểu tượng cho thái độ  bên trong  đối với Chúa Cứu Thế Giê-xu, nghĩa là những người thân thiện với tuyển dân, là những nguời bày tỏ đức tin cá nhân nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, còn những người bất thân thiện là những người không tin. Chúng ta kết luận như vậy là dựa vào những phần Kinh Thánh khác minh thị cho biết thái độ đối với Chúa Cứu Thế Giê-xu  là thái độ quyết định số phận đời đời của mỗi người. Trở lại với thái độ cá nhân đối với tuyển dân, chúng ta cần nhớ rằng vào thời điểm đó tuyển dân Do Thái đang bị Antichrist bách hại. Chỉ những người ngoại tộc nào đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế mới có đủ can đảm và lòng tin để cư xử như  người bạn chân tình của tuyển dân. Những ai Chúa kể là chiên sẽ được đặc ân sống trong trong thời kỳ ngàn năm bình an, và đây chính là mục tiêu của biến cố  gọi là “Phán Xét Dân Ngoại.”

b) Sự Sống Lại Của Các Thánh thời Cựu-Ước và thời Đại Nạn

Biến cố thứ hai trong giai đoạn này là sự phục sinh của các thánh, Kh 20:4-6 vẫn gọi là “sự sống lại thứ nhất” vì chỉ liên quan đến các thánh chứ không phải những ngưòi không tin. Cần lưu ý là trong diễn biến đầu tiên  gọi là “Sự Cất Lên” cũng có “sự sống lại thứ nhất”, nhưng là sự sống lại  của những người chết trong Chúa thời Tân Ước và các thánh đồ trong Hội Thánh hiện đang sống  vào lúc đó sẽ được biến hoá, mặc lấy thân xác mới, được tiếp lên không trung gặp Chú. Còn sự sống lại của các thánh Cựu Ước chỉ xảy ra sau cơn Đại Nạn. Sự sống lại thứ hai  tương ứng với “sự chết thứ hai” đề cập đến trong Kh 20:6,14 chỉ liên quan đến những người không tin và sẽ không xảy ra cho đến sau một ngàn năm bình a. Những người được sống lại đợt hai của hình thức sống lại thứ nhất sẽ là các thánh trong thời gian đại nạn, là những người đã chết  sau khi đã được cứu trong thời gian đại nạn (Kh. 6:9), và các thánh thời Cựu Ước, là những người chưa được sống lại với các thánh đồ Tân Ước lúc Hội Thánh được cất lên. Đa-ni-ên là một bậc thánh thời Cựu Ước được Chúa dạy rằng ông sẽ được đứng trong sản nghiệp mình (Da 12:13 đối chiếu với 12:2). Điều này có nghĩa là ông sẽ sống lại từ cõi chết để nhận “sản nghiệp” hay địa vị vào “cuối cùng các ngày”, nghĩa là những ngày cuối của cơn đại nạn. Cả hai nhóm người này, nghĩa là các thánh Cựu Ước và những người được cứu sau cơn đại nạn sẽ nhận được thân thể vinh hiển vào lúc đó và cùng hợp với các thánh đồ trong Hội Thánh trở lại, cùng với Chúa Cứu Thế  trị vì thế giới (Kh 20:4)

c) Sa-tan Bị Trói.

Trong bảy năm đại nạn, hoạt động của Sa-tan gia tăng một cách bất thường qua tay sai của nó là Antichrist (IITe 2:9  Kh 13:2)  cũng gọi là “con người tội lỗi” (IITe 2:3). Tuy nhiên Sa-tan sẽ bị xiềng lại, quăng xuống vực sâu và bị giam giữ trọn một ngàn năm, trong suốt  Thiên Hi Niên trị vì của Chúa Cứu Thế như ký thuật trong Kh 20:1-3  như sau: “Đoạn tôi thấy một vị thiên sứ trên trời xuống, tay cầm chìa khoá vực sâu và một cái xiềng lớn. Người bắt con rồng, tức là con rắn đời xưa, là ma quỉ, là Sa-tan mà xiềng nó lại đến ngàn năm. Người quăng nó xuống vực, đóng cửa vực và niêm phong lại, hầu cho nó không đi lừa dối các dân được nữa, cho đến chừng nào hạn một ngàn năm đã mãn. Sự đó đoạn, Sa-tan cũng phải được thả ra trong ít lâu.”  Như vậy trong một ngàn năm Sa-tan bị giam giữ trong vực sâu không đáy, thế giới được chính Chúa Cứu Thế là Vua trị vì trong sự công nghĩa, “cả thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Đức Giê-hô-va, như các dòng nước che lấp biển” (Es 11:9).

d) Thiết lập Nước Trời

Vương quốc một ngàn năm sẽ được thiết lập vào thời điểm này và vô số công việc cũng được thiết định hoặc giải quyết. Thí dụ như biên giới Israel sẽ được định “từ sông Ai-cập đến sông lớn kia là sông Ơ-phơ-rát” (Sa 15:18). Việc này sẽ không khó khăn gì vì lúc này mọi quyền lực gian ác chống đối đều đã bị dẹp bỏ và Chúa Cứu Thế cầm quyền trên toàn thế gian, cai trị trong hoà bình và công chính. Lúc đó các thánh đồ cũng sẽ được Chúa cắt đặt trông coi, cai trị địa phận chỉ định cho từng người.

  1. Thiên Hi-Niên (The Millenium).

Đây là thời gian Đức Chúa Trời  sẽ ban cuộc sống hạnh phúc trên toàn thế giới, đặc biệt là cho tuyển dân Y-sơ-ra-ê. Thật ra tất cả đã có thể hưởng cuộc sống này từ lâu trong quá khứ nếu họ sống đúng theo những tiêu chuẩn luật pháp Nước Trời. Trong thời gian một ngàn năm này, Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ cai trị. Ngài sẽ làm vua tối cao trên ba nhóm người. Nhóm thứ nhất là các thánh đồ, những người cùng trở lại với Chúa trong Hội Thánh Ngài và những người vừa được sống lại, nghĩa là các thánh chịu chết trong cơn đại nạn hay các thánh thời Cựu Ước. Những người này với thân xác phục sinh vinh hiển sẽ được cùng đồng trị với Chúa Cứu Thế. Nhóm thứ hai sẽ là nước Y-sơ-ra-ên bao gồm những người Do Thái sẽ tiếp nhận Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a, là Vua. Số người này là những người  đã đặt đức tin cá nhân nơi Chúa trong cơn đại nạn cùng những người  chạy đến với Chúa để được giải cứu trong giai đoạn cuối cùng. Nhóm thứ ba bao gồm dân ngoại trên khắp thề giới, là những người được Chúa Cúu Thế Giê-xu tuyên bố là được hưởng Ngàn Năm Bình An trong cuộc phán xét dân ngoại.

Hai nhóm sau gồm những người  còn đang sống vào lúc Chúa trở lại và chưa nhận được thân thể mới. Họ sẽ tiếp tục cuộc sống bình thường trên trần gian như bất cứ thời gian nào trong lịch sử, duy có một điều khác biệt là trong thời gian đó không có sự hiện diện của điều ác. Người ta sẽ vẫn cứ cưới vợ gả chồng, vẫn làm việc, vẫn sinh sống rồi chết, thế hệ này tiếp nối thế hệ khác cho đến mãn hạn một ngàn nă. Lúc đầu hai nhóm người này tương đối ít, nhưng sau khi trải qua nhiều thế hệ, với tuổi thọ gia tăng như Ê-sai  tiên báo, “Tại đó sẽ không có trẻ con chết non,  cũng không có ông già nào chẳng trọn đời mình; vì chết lúc trăm tuổi  còn là chết  trẻ và kẻ có tội lúc trăm tuổi, ấy là bị rủa sả” (Es 65:20). Với những điều kiện tối ưu đó, các gia đình thường đông con, dân số gia tăng nhanh chóng cho nên sau một ngàn năm số người trên địa cầu lúc đó cũng có thể bằng hoặc hơn dân số thế giới hiện na. Đại đa số trẻ con sinh ra trong thời gian một ngàn năm bình an đều biết Chúa, tin Chúa, vì ảnh hưởng của điều lành trong thời gian đó cũng sẽ mạnh mẽ như những ảnh hưởng của tội ác hiện nay. Mọi dân tộc trên toàn địa cầu sẽ vui hưởng phước hạnh sung mãn trong suốt  thời kỳ này và nước Y-sơ-ra-ên  sẽ là một đại cường đứng đầu thế giới như đã chép trong Phu 28:1-14.

Tuy nhiên chúng ta tin rằng cũng sẽ có một số ít những người sống trong thời kỳ một ngàn năm bình an đó không vâng phục, cứng cỏi, nổi loạn khiến Chúa phải dùng roi răn phạt như đã tiên báo trong Thi 2:9 “Con sẽ dùng cây gậy sắt mà đập bể chúng nó; con sẽ làm vỡ nát chúng nó khác nào bình gốm”, và trong Es 11:4, “Nhưng Ngài sẽ dùng sự công bình xét đoàn kẻ nghèo và xử lẽ ngay thẳng cho kẻ nhu mì trên đất. Ngài sẽ đánh thế gian bằng cây gậy của miệng mình và lấy hơi thở nơi môi  mà giết kẻ ác.” Hiển nhiên, đây cũng chính là những kẻ đã tiếp tay, giúp cho Sa-tan có thể chiêu mộ đủ số những kẻ theo nó để tập hợp lại vào cuối thời kỳ một ngàn năm bình an để tung ra một nỗ lực vô vọng cuối cùng kiểm soát thế giới theo như Kh 20:7-9 tiên báo: “Khi hạn ngàn năm đã mãn rồi, quỉ Sa-tan sẽ được thả, và nó ra khỏi ngục mình đặng dỗ dành dân ở bốn phương trên đất, dân Gót và dân Ma-gót;  nó nhóm chúng lại để chiến tranh, đông như cát bờ biển chúng nó lên khắp các vùng rộng trên mặt đất, vây dinh thánh đồ và thành yêu dấu. Nhưng có lửa từ trên trời rơi xuống tiêu diệt chúng nó.”

  1. Tòa An Lớn Và Trắng

Sự sống lại thứ nhì xảy ra sau thiên hi niên, bao gồm tất cả những người không được cứu thuộc mọi thời đạ. Họ sẽ phải ứng hầu trước toà án trắng, lớn để chịu xét xử. Hiển nhiên vị trí của toà án lớn này nằm khoảng giữa trời và đất, vì Kh 20:11 ghi  rằng trước Đấng ngồi trên ngôi “trời đất đều trốn hết”. Mục đích toà án này là để xét xử những việc gian ác của những người không được cứu để tuyên án chết cho chúng rồi tất cả sẽ bị quăng vào hỏa ngục, đời đời bị phân rẽ với Đức Chúa Trời  trong nỗi đau đớn triền miên.

Đợt phục sinh thứ ba sẽ xảy ra vào cùng khoảng thời gian này, liên quan đến  các thánh đã chết trong thời gian thiên hi niên. Thánh Kinh không minh thị đề cập đến đợt phục sinh này nhưng phép diễn dịch giúp chúng ta biết biến cố này chắc sẽ xảy r. Nếu các thánh này được ban thân thể vinh hiển để sống vĩnh hằng thì đây chính là lúc họ sống lại để nhận thân thể đó.

 

*********

Lược Sử Những Quan Điểm Chính

Suốt qua nhiều thế kỷ trong lịch  sử Hội thánh đã có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến biến cố tận thề. Vì vậy, nghiên cứu về các biến cố tận thế, chúng ta cần biết những quan điểm chính. Chúng ta sẽ không coi yếu tố thời gian phát xuất làm tăng thêm giá trị cho các quan điểm đó, nghĩa là không phải những quan điểm có sớm là giá trị  hơn những quan điểm có sau, hay chúng ta cũng không nhất thiết coi những quan điểm có nhiều người theo là giá trị hơn.Tuy nhiên khi chúng ta theo một quan điểm nào mà biết có những người khảo học thánh kinh khác cũng đồng quan điểm, chúng ta thường thấy tự tin hơn.

  1. Hai thế kỷ đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh.

Có thể nói hầu hết các học gỉa Kinh Thánh đều cho rằng quan điểm lai thế của hội thánh đầu tiên là quan điểm tiền thiên hi niên, nghĩa là tin rằng Chúa sẽ cai trị trên đất theo nghĩa đen trong 1000 năm bình an. Đồng trị với Chúa sẽ là các thánh đồ, là những người vừa được cất lên với Chúa trong biến cố đầu tiên của sự tái lâm. Không một giáo phụ hội thánh nào trong hai thế kỷ đầu bất đồng với quan điểm này. Những vị chủ trương quan điểm tiền thiên hi-niên có thể liệt kê như sau. Thế kỷ thứ nhất có Aristio, Giăng trưởng lão, Clement ở Lamã, Barnabus, Hermas, Ignatius, Justin Martyr, Melito, Hegisippus, Tatian, Irenaeus, Tertullian và Hippolytus. Dù không phải tất cả đều minh nhiên nói ra quan điểm này, nhưng một số hàm ý cho thấy họ theo chủ trương tiền thiên hi niên. Hai trong sô những vị này trình bày rõ ràng nhất. Trước hết là Papias (A.D. 80-163). Không những ông minh xác mình theo quan điểm tiền thiên hi niên mà còn nói thêm rằng các sứ đồ sau đây cũng theo quan điểm đó: Anh-rê, Phi-e-rơ, Philíp, Thô-ma, Gia-cơ, Giăng và Ma-thi-ơ. Papias là vị giáo phụ đúng ở vị trí có thể biết được quan điểm của hội thánh đầu tiên vì Irenaeus từng nói rằng Papias là một trong những gười đã từng được nghe sứ đồ Giăng và rất thân cận với Policarp. Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng quan điểm lai thế của hội thánh đầu tiên là tiền thiên hi niên. Nhân vật thứ hai minh thị xác định quan điểm tiền thiên hi niên là Justin Martyr ở thế kỷ thứ nhì là người đã đi một bước xa hơn nữa khi ông khẳng định rằng quan điểm này cũng là quan điểm chính thống.

  1. Thế kỷ thứ ba

Quan điểm tiền thiên hi niên vẫn còn được nhiều người theo suốt thế kỷ thứ ba, trong đó có Cyprian, Commodian, Nepos, Coracion, Victorinus, Methodius vá Lactantius (George Peters, The Theocratic Kingdom, I, pp.494-496). Tuy nhiên, trong thế kỷ này người ta thấy xuất hiện khuynh hướng chống đối quan điểm tiền thiên hi niên do một số các lãnh tụ hội thánh chủ trương trong đó có Gaius, Clement  ở Alexandria, Origen và Dionysius. Quan điểm này là hậu quả của một phương pháp giải kinh mới là phương pháp biểu tượng (allegorical method) thay thế phương pháp giải kinh theo nghĩa đen, là phương pháp giải kinh của quan điểm tiền thiên hi niên. Tuy nhiên, chúng ta cần nói thêm rằng, ngày nay, ngay cả những người trung thành nhất với quan điểm phi thiên hi niên (là quan điểm chống phương pháp giải kinh theo nghĩa đen) cũng không có ai thừa nhận phương pháp giải kinh theo lối biểu tượng khởi phát từ giai đoạn này.

  1. Thế kỷ thứ tư

Hầu như mọi người đều công nhận rằng thế kỷ thứ tư là thế kỷ suy thoái của quan điểm tiền thiên hi niên. Lúc này không còn bao nhiêu người lên tiếng bênh vực quan điểm này nữa, thay vào đó các nhà thần học lại giải nghĩa quan điểm tiền thiên hi niên là những biểu tượng về các chân lý liên quan đến hội thánh. Từ đó, khởi đầu của quan điểm phi thiên hi niên đã manh nha. George Peters trong cuốn The Theocratic Kingdom đã trích dẫn những yếu tố sau mà ông tin rằng đã đóng góp cho việc thay đổi quan điểm này. Yếu tố đầu tiên là có nhiều tà giáo xuất hiện như tà thuyết Bất  Khả Tri,  Khắc Kỷ,  tà thuyết  Docetism (chủ trương Chúa Giê-xu chỉ có ảo thân), là những tà thuyết không thể dung hoà với quan điểm về một Nước Trời thiết lập trên trần gian trong tương la. Thứ hai, Do Thái giáo đã có vào thời kỳ đầu tiên của Hội Thánh, phục hồi sức mạnh,  hậu quả là đã tạo ra thù địch giữa Cơ-đốc-nhân Do Thái và những Cơ-đốc-nhân ngoại tộ. Chính diễn biến này đã đưa đến quan điểm phủ nhận Thiên hi niên vì  đây hiển nhiên là quan điểm có đặc trưng Do Thái. Thứ ba, hoàng đế Constantine đã lập Cơ-đốc giáo làm quốc giáo trong đế quốc La Mã khiến cho Cơ-đốc-nhân không còn trông mong ngày Chúa Giê-xu trở lại, vì Hội Thánh không còn bị bách hại nữ. Nhiều Cơ-đốc-nhân lại tin rằng ưu thế tạm thời của Cơ-đốc giáo vào lúc đó đã là sự úng nghiệm những lời hứa về Thiên hi niên, một quan điểm mà chính đế quốc La-mã chính thức công bố khi nói về nền “Hoà Bình La Mã” (Pax Romana).

  1. Sự Xuất Hiện Của Chủ Trương Phi Thiên Hi Niên

Mặc dù quan điểm phi thiên hi niên có thể truy nguyên là đã manh nha từ thế kỷ thứ ba, tuy nhiên người đặt nền tảng và hệ thống hoá quan điểm giải nghĩa một ngàn năm bình an không theo nghĩa đen này chính là thánh Augustine (A.D. 354-430). Ong là một thần học gia xuất chúng và tư tưởng của ông đã để lại ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu đậm trong tất cả các luận đàm về giáo lý trong giáo hội La mã sau thời ông. Quan điểm của Augustine được trình bày khá đầy đủ trong bộ sách nổi tiếng, Thành Phố Của Đức Chúa Trời (The City of God) trong đó ông luận rằng hội thánh hữu hình chính là vương quốc Đức Chúa Trời trên đất . Ong tin rằng thiên hi niên cần được hiểu theo nghĩa thuộc linh và được ứng nghiệm qua Hội Thánh Đức Chúa Trời trên đấ. Ong cũng tin rằng sự kiện Satan bị xiềng đã xảy ra trong thời gian Chúa Cứu Thế Giê-xu thi hành chức vụ trên trần gian, còn sự sống lại thứ nhất tương ứng với sự tái sanh của Cơ-đốc-nhân và vì vậy thiên hi niên tương ứng với thời đại hiện tại của Hội thánh. Được giáo hội La-mã chấp nhận quan điểm này trở nên quan điểm chính trong nhiều thế kỷ, trong khi những nhóm khác ngoài giáo hội bị coi là tà giáo vẫn tiếp tục thừa nhận quan điểm tiền thiên hi niên, trong đó có phái Waldenses, Paulicians và Albigenses.

  1. Sự Xuất Hiện Của Chủ Trương Hậu Thiên Hi Niên

Các lãnh tụ Cải Chánh tiếp tục theo quan điểm phi thiên hi niên dù chúng ta cần  lưu ý rằng họ ít quan tâm đến các vấn đề thế mạt. Mối quan tâm chính của họ là ở lãnh vực cứu rỗi, là lãnh vực có những khác biệt quan trọng với giáo hội La-mã. Họ kêu gọi giáo hội quay trở lại với nguyên tắc giải kinh theo nghĩa đen vì thế đây chính là những nỗ lực đặt nền tảng  để trở về với quan điểm tiền thiên hi niên. Không phải quan niệm tiền thiên hi niên đã đem thay đổi đến cho các tư duy thế mạt, nhưng đó là ảnh hưởng của một quan điểm mới gọi là quan điểm Hậu Thiên hi Niên. Daniel Whitby (1638-1726) là một  người theo phái duy nhất thần và có khuynh hướng tự do, được coi là người khai sinh ra chủ trương Hậu Thiên Hi Niên, tuy một vài ý niệm cơ bản của chủ trương này đã do Joachim tại Floris trình bày từ thế kỷ 12.

Theo Whitby thì thời hoàng kim của Hội Thánh là trong tương lai mà cao điểm là một ngàn năm bình an do chính con người tạo lập. Nhiều người tân phái theo chủ trương này, nhất là khi thấy bằng chứng của những tiến bộ lớn lao con người đạt được trong các lãnh vực xã hội, khoa học và kỹ thuậ. Cả những nhà nghiên cứu Kinh Thánh theo khuynh hướng bảo thủ cũng thấy quan điểm hậu thiên hi niên hấp dẫn vì nó trở lại với khái niệm về một vương quốc thiết lập trên trần gian, có vẻ phù hợp với  nhiều đoạn văn Kinh Thánh. Hậu quả là một loại khuynh hướng hậu thiên hi niên mang cả tính chất tự do lẫn bảo thủ xuất hiện. Những người phái tự do thì tự tạo thiên hi niên dựa vào những tiến bộ tự nhiên, còn những người bảo thủ thì nhìn thiên hi niên là kết quả số người được cứu gia tăng qua đức tin đat nơi Chúa Cứu Thế Giê-x. Chủ trương Hậu Thiên Hi Niên đã được nhiều thần học gia hàng đầu chấp nhận, tuy nhiên chủ trương này đã gần như phá sản do hai cuộc đại chiến thế giới trong thế kỷ 20, minh chứng rằng con người đã không đạt được tiến bộ trong việc xây dựng 1000 năm bình an như họ mong đợi.

  1. Phục Hưng Chủ Trương Tiền Thiên Hi Niên

Cùng với sự khởi phát của chủ trương hậu thiên hi niên, chủ trương tiền thiên hi niên cũng đã âm thầm phục hồi ngay từ thời kỳ cải chánh giáo hội. Như chúng ta đã ghi nhận, sự kiện này là do việc trở lại với nguyên tắc giải kinh theo nghĩa đe. Ban đầu phong trào này phát triển chậm nhưng dần dần đã thêm sức mạnh và ảnh hưởng, nhất là khi có những người có uy thế trong lãnh vực thần học ủng hộ như Bengel, Steir, Alford, Lange, Meyer, Fausset, Bonar, Ryle, Tregelles, Lightfoot và Darb. Do ảnh hưởng và sự lãnh đạo của những nhà thần học này mà từ thế kỷ 19, chủ trương tiền thiên hi niên đã tái xuất hiện. Cũng cần nói thêm rằng chủ trương phi hiên hi niên cũng đã phục hưng trong khi quan điểm hậu thiên hi niên đã dần dần mất ảnh hưởng. Như vậy trong hiện tại hai khuynh hướng còn ảnh hưởng mạnh là Tiền thiên hi niên và phi thiên hi niên.

************

Câu Hỏi Ôn

Để có thể nắm vững kiến thức cơ bản về sự tái lâm chúng ta cần ôn lại một số các từ ngữ cũng như khái niệm liên quan đến các biến cố thế mạt.

  1. Xin cho biết ý nghĩa những từ ngữ sau đây:

Sự cất lên, toà phán xét của Chúa Cứu Thế, Tiệc cưới Chiên Con,  cơn đại nạn, sự hiện ra của Chúa Cứu Thế, trận Hạt-ma-ghê-đôn, sự phán xét dân ngoại, thiên hi niên, toà phán xét lớn và trắng, quan điểm tiền thiên hi niên, quan điểm hậu thiên hi niên, quan điểm phi thiên hi niên, quan điểm iền đại nạn, quan điểm hậu đại nạn, quan điểm trung đại nạn.

  1. Trong biến cố hội thánh được cất lên, các thánh phục sinh sẽ gặp Chúa Cứu Thế ở đâu?
  2. Hai sự việc gì có thể xảy ra giữa biến cố Được Cất Lên và khởi đầu kỳ đại nạn?
  3. Kỳ đại nạn có mục đích gì cho dân ngoại tộc?

5.Có mục đích gì đối với người Do Thái?

  1. Điều gì sẽ xảy ra cho Antichrist, Tiên tri giả và đâo quân của chúng khi Chúa Cứu Thế hiện ra?

7.Chúa sẽ dùng thủ thách nào để phán xét dân ngoại?

  1. Các thánh thời Cựu Ước và các thánh tử đạo trong cơn đại nạn sẽ phục sinh vào lúc nào?
  2. Sự kiện Sa-tan bị trói trong thời gian một ngàn năm bình an có nghĩa gì?
  3. Những vấn đề sẽ được Chúa Cứu Thế giải quyết khi Ngài lập nước ngàn năm bình an?
  4. Trong vương quốc Thiên Hi Niên có ba nhóm người nào?
  5. Trong thời gian thiên hi niên có những con người tội lỗi, phản loạn không? Xin nêu lý do.
  6. Hai nhóm người nào sẽ được sống lại sau thời gian một ngàn năm bình an?
  7. Trong hai thế kỷ đầu của lịch sử Hội Thánh quan điểm nào về tương lai được kể là có ảnh hưởng nhất.
  8. Quan điểm giải kinh theo lối hình bóng (allegorical) đã có ảnh hưởng thế nào đối với quan điểm lai thế đương thời?
  9. Quan điểm lai thế nào thịnh hành vào thế kỷ thứ tư?
  10. Thánh Augustine theo quan điểm nào?
  11. Hai loại chủ trương hậu thiên hi niên là hai loại nào?
  12. Hai quan điểm lai thế phổ biến nhất ngày nay là gì?

 

(Còn tiếp)


Comments

Sách-“Lược Khảo Các Biến Cố Tận Thế” – Chương 2 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *