HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.1.Ngủ KinhLằm Bằm – Xuất Êdíptô Ký đoạn 15-17
LẰM BẰM  –  Đoàn Phan Danh soạn dịch
Xuất Êdíptô ký 15-17
1. Ở miền Tây, có gã cao bồi đang lái xe đi xuống con đường đầy bụi đất, con chó của anh ta ngồi phía sau chiếc xe tải nhỏ không mui, con ngựa trung thành của anh ta chạy ở phía sau chiếc xe. Anh ta khó quẹo qua khúc cua và gặp một tai nạn trầm trọng. Một lát sau, nhân viên tuần tra trên xa lộ đã đến tại hiện trường. Là người rất yêu thương thú vật, anh ta trước tiên xem xét con ngựa. Sau khi nhận ra tính chất trầm trọng các vết thương của nó, anh ta rút khẩu súng lục ra và giải thoát cho con vật không phải bị đau thương nữa. Anh ta đi vòng quanh hiện trường rồi tìm thấy con chó, cũng bị thương trầm trọng. Anh ta không thể chịu nổi tiếng rên rỉ của nó, vì vậy anh ta đã kết thúc nỗi đau đớn của con chó. Sau cùng, anh ta đến tại chỗ gã cao bồi đã bị thương do gãy xương. Anh ta nằm ở phía sau chiếc xe trên mặt cỏ. Nè, anh có sao không đó? viên cảnh sát hỏi. Gã cao bồi nhìn thấy khói bay ra từ khẩu súng viên cảnh sát đang cầm trên tay rồi mau chóng đáp: “không thấy khá hơn!”
2. Có kỳ than vãn và có kỳ không than vãn. Gã cao bồi đã hiểu rõ ràng sự khác biệt đó! Cái rắc rối là hầu hết chúng ta đều không than vãn. Tôi thường nghe thấy những lời lằm bằm. Những bà vợ than phiền về mấy ông chồng và mấy ông chồng than phiền về các bà vợ. Bậc phụ huynh than phiền về con cái và con cái oán trách bố mẹ. Các thuộc viên trong Hội Thánh than phiền về quí Mục sư và quí Mục sư than phiền các thuộc viên trong Hội Thánh.
3. Xuyên suốt các phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta trong Xuất Êdíptô ký 15-17, chúng ta thấy một thế giới vi mô chuyến hành trình 40 năm của Israel qua đồng vắng. Suốt cuộc hành trình đó, đã có hai điều không thay đổi. Thứ nhứt, Đức Chúa Trời thường xuyên tiếp trợ và thứ hai, dân Israel chuyên môn lằm bằm. Thực vậy, chúng ta có thể nhìn thấy chu kỳ hay lặp đi lặp lại 5 chặng đường. Chúng ta xem xét sự thể ấy ngay hôm nay.
A. Chặng #1. PHƯỚC HẠNH DƯ DẬT – Đức Chúa Trời đã chúc phước cho họ trong mọi nhu cần của họ. Họ đã được giải cứu ra khỏi tình trạng nô lệ, băng ngang qua Biển Đỏ, còn mang theo vàng bạc nữa.
B. Chặng #2. NHỮNG TRÔNG MONG KHÔNG THỰC TẾ – Đức Chúa Trời đã ban cho họ được dư dật và họ cứ trông mong được dư dật liên tục. Đôi khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ rằng các ân tứ tốt lành của Đức Chúa Trời thuộc về chúng ta là do đặc quyền rồi quên phứt đi ân điển của Ngài. Chuck Swindol đã viết: Tôi dám chắc khi Israel ra khỏi Biển Đỏ rồi đi thẳng vào trong đồng vắng, dân sự luôn mong mỏi được dư dật và các phép lạ liên tục hầu giữ cho họ luôn được tiện nghi, an toàn, và thoả mãn. Họ đang lái chiếc xe vinh hiển đến xứ Canaan, và chẳng có ai hình dung được nó sẽ từ từ dừng lại dọc theo con đường.
C. Chặng #3. THẤT VỌNG CAY ĐẮNG – Khi họ bước vào đồng vắng hoang mạc, họ đã gặp nhiều trở ngại lớn. Cuộc sống không phải là con đường dễ dàng. Cuộc sống không bao giờ là con đường dễ dàng cả.
D. Chặng #4. LẰM BẰM KHÔNG BIẾT ƠN – Thật nhiều lần chúng ta đọc thấy dân sự đã “oán trách”, than phiền nghịch lại Môise và Đức Giêhôva. Lằm bằm luôn luôn dựa trên sự thất vọng. Hết thảy chúng ta đều đối mặt với những lần thất vọng tăm tối.
E. Chặng #5. SỰ TIẾP TRỢ GIÀU ƠN – Mặc dù chúng ta không xứng đáng với sự tiếp trợ đó, mặc dù chúng ta cứ rối rít và hay giận hờn, Đức Chúa Trời đang tiếp trợ cho chúng ta với mọi sự chúng ta cần có. Philíp 4.19 chép: “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jêsus Christ”.
4. Có một câu nói rất hay: Người nào không biết lịch sử bị buộc phải lặp lại nó. Mục đích của Đức Chúa Trời trong việc ghi lại bài học lịch sử nầy là để dạy dỗ chúng ta. I Côrinhtô 10.11 chép: “Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời…”. Chúng ta quay trở lại với I Côrinhtô 10.1-12.
5. Chúng ta hãy tra xét 5 ví dụ nói tới sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời mặc dù có những lời lằm bằm của Israel rồi kế đó học biết ba phương thức để thắng hơn sự lằm bằm.
I. Đức Chúa Trời đã tiếp trợ một bài ca từ biển cả (15.1-21).
A. Đức Chúa Trời đoạt được một chiến thắng đáng ngạc nhiên cho dân Israel.
1. Khi chúng ta theo dõi câu chuyện Xuất Êdíptô vào tuần qua, dân sự của Đức Chúa Trời đã băng ngang qua Biển Đỏ như đi bộ trên đất khô. Khi quân đội của Pharaôn đuổi theo họ, Đức Chúa Trời đã cho hạ các bức tường nước xuống trở lại.
2. Ở 14.27, Kinh Thánh chép: “Đức Giê-hô-va xô họ xuống giữa biển”. Chiến thắng hoàn tất đến nỗi chẳng có một kẻ nào sống sót. Câu 28 chép: Chẳng còn sót lại một ai. Đúng là một cảnh tượng rất kinh hoàng vì câu 30 chép: “dân ấy thấy người Ê-díp-tô chết trên bãi biển”.
3. Đừng bỏ qua câu 31. Dân sự đã nhìn thấy việc lớn lao của Đức Chúa Trời và họ kính sợ Ngài rồi tin Ngài và Môise.
4. Ở đó, với cát biển giữa mấy ngón chân, họ đã quì gối xuống trước mặt Đức Giêhôva trong một cuộc thờ lạy rất đông người. Xuất Êdíptô ký 15.1 chép: “Đoạn, Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên hát bài ca nầy cho Đức Giê-hô-va“. Khi chúng ta nhìn thấy quyền phép rất lớn của Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta một sự đắc thắng vĩ đại, đấy là lúc phải CA HÁT!
B. Môise đã viết một bài ca ngợi khen đích đáng.
1. Bài hát nầy được gọi là Bài ca của Môise. Chúng ta không biết bài hát đó được viết ra như thế nào. Tôi nghĩ Môise đã viết ra bài hát ấy rồi dạy nó cho dân sự. Bất cứ điều chi đã xảy ra, chúng ta biết họ đã hát bài ca ấy ngợi khen Đức Giêhôva.
2. Chúng ta hãy cùng nhau đọc các câu 1-5. Quí vị có thể cứ đọc và nhìn thấy bài ca ngợi khen nầy tiếp tục ở 13 câu khác. Bài hát ấy công bố ra sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, các thứ vũ khí của Ngài, bổn tánh cùng lời hứa của Ngài.
3. Hãy tưởng tượng 2 triệu người tại “sảnh đường bãi biển” đang ca hát ngợi khen Đức Giêhôva xem. Tôi đã có mặt trong sân vận động 70.000 người, nhưng chưa có mặt ở chỗ có tới gần 2 triệu người!
4. Câu 20 chép Miriam, chị của Môise, bà là một nữ tiên tri tay cầm trống cơm hay tambourine để ngợi khen Đức Chúa Trời. Khi bài ca ngợi khen có âm điệu mạnh dần lên: “các đàn bà đều đi ra theo người, cầm trống cơm và múa”. Những người Báp tít đã làm theo điều nầy, họ đã MÚA trong sự ngợi khen Đức Chúa Trời! Chúng ta lấy làm lo khi dân sự giơ cao tay của họ!
5. Hãy lắng nghe bài hát ngợi khen của Miriam, bà đã viết để đáp ứng lại những gì Môise và dân sự đã hát. Bài ca nầy nằm trong câu 21.
C. Một tấm lòng ngợi khen không phải là một tấm lòng chuyên than phiền.
1. Có phải quí vị ngợi khen Đức Chúa Trời sáng nay không? Quí vị sẽ không có Biển Đỏ phía sau lưng, nhưng nếu quí vị nhìn biết Đấng Christ quí vị đã có được nhiều hơn! Khi quí vị được cứu, quí vị đã băng ngang qua sự chết mà đến với sự sống. Quí vị đã được buông tha, được tự do không còn ở trong vòng nô lệ của tội lỗi nữa. Quí vị có nhiều lý do để thờ lạy hơn cả họ nữa đấy!
2. Tôi thích cách họ viết ra bài hát ngợi khen sản sinh từ kinh nghiệm cá nhân của họ với Đức Chúa Trời hơn. Họ chẳng có một quyển thánh ca nào hết. Họ phải viết ra theo kinh nghiệm cá nhân của mình. Phải chăng sự thờ phượng của chúng ta sẽ không có ý nghĩa nhiều nếu chúng ta viết ra bài hát của riêng mình?
3. Sự thật cho thấy càng dễ dàng thờ phượng hơn khi mọi việc tiến triễn tốt đẹp. Kế đó, chúng ta thấy rằng khi sự dư dật chấm dứt, nỗi thất vọng và tiếng than vãn đã bắt đầu.
II. Đức Chúa Trời tiếp trợ ngọt ngào từ chỗ cay đắng (15.22-27).
A. Israel đi vào trong đồng vắng.
1. Nếu chúng ta nhìn vào tấm bản đồ trong quyển Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy rằng dân Israel đã khởi sự chuyến hành trình của họ ở xứ Gôsen, rồi qua vài ngày đã đi tới Biển Đỏ. Sau khi qua biển, trụ mây đưa họ vào trong đồng vắng Surơ.
2. Dường như đây là hướng ngược lại từ chỗ mà chúng ta thấy họ bắt đầu đi ra. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời thường đưa chúng ta tới những vị trí nằm phía ngoài con đường để dạy dỗ chúng ta các bài học có giá trị.
3. Họ đã đi qua đồng vắng trơ trụi nầy trong ba ngày và không tìm được “nước”.
4. Cuối ngày thứ ba, họ đã đến một nơi được gọi là Mara. Có một dòng suối ở đây. Hãy tưởng tượng họ cảm thấy như thế nào khi lần đầu tiên họ nhìn thấy nguồn nước đó! Hãy tưởng tượng khi các trinh sát khám phá ra ốc đảo rồi chuyển tin tức về trại quân xem. Bầy gia súc có thể ngửi được mùi đó.
5. Với sự vui mừng đó, họ đã chạy ùa đến dòng suối để uống lấy uống để một ngụm nước đắng đó. Ngẫu nhiên thay, Mara là một từ chỉ “cay đắng” trong tiếng Hy bá lai.
B. Dân sự than phiền về vị lãnh đạo của họ.
1. Hãy chú ý phản ứng đầu tiên của dân sự trong câu 24. Họ đã oán trách Môise. Họ thắc mắc: “Chúng tôi lấy chi uống?” Đây là câu tôi đánh dấu ngoặc đơn: Môise ơi, ông làm cái gì vậy? Chúng tôi đã đi trong ba ngày và nước nầy thì chẳng uống được. Chúng tôi không thể đi xa được nữa. Các bình nước của chúng tôi đã khô hết rồi“.
Dân sự luôn luôn than phiền oán trách. Một thầy tu vừa nhập tu viện và đưa ra lời thề im lặng. Sau 10 năm đầu tiên, người bảo trợ cho thầy nầy gọi thầy lên, rồi hỏi: Anh có gì để nói không? Thầy tu bèn đáp: Đồ ăn tồi quá. Sau 10 năm nữa, thầy tu một lần nữa có cơ hội nói ra ý tưởng của mình. Thầy nói: “Giường cứng quá”. Mười năm khác nữa trôi qua, và một lần nữa thầy được gọi lên trước người bảo trợ mình. Khi được hỏi thầy có gì để nói hay không, thầy bèn đáp: Tôi bỏ cuộc.Tôi chẳng có gì ngạc nhiên cả. Thầy chẳng làm chi khác hơn là chỉ có than phiền trong 30 năm.
2. Trong một nhà thờ bao lâu các vụ việc diễn tiến tốt đẹp, khi người ta vui vẻ, chúng ta hát lên các bài ca ngợi khen. Thế rồi có việc xảy ra đột xuất, và có người bị tổn thương, mích lòng. Sự thờ phượng kết thúc và than vãn bắt đầu. Thái độ biết ơn chấm dứt và oán trách mọc lên. Lòng thương xót kết thúc và lằm bằm bắt đầu.
3. Họ luôn luôn đổ thừa cho cấp lãnh đạo của họ.
C. Môise tìm kiếm Đức Giêhôva.
1. Khi dân sự oán trách Môise, Môise đã kêu van Đức Giêhôva. Đây là lý do tại sao quí Mục sư rất gắn bó với Môise. Bất cứ vị lãnh đạo nào của dân sự Đức Chúa Trời cũng cần phải học biết cầu nguyện.
2. Các cấp lãnh đạo phải học tiếp thu những lời oán trách. Nó vẫn còn gây tổn thương. Vẫn còn có thất bại. Từng vị lãnh đạo dân sự của Đức Chúa Trời kêu van Đức Giêhôva hoặc người không tồn tại nổi. Torng sự thương xót, ông cầu nguyện xin Đức Chúa Trời giáng ơn thương xót của Ngài trên dân sự. Khi giận dữ, ông cầu nguyện xin sự phán xét của Chúa đổ trên dân sự, nhưng ông đang cầu nguyện. Nếu không cầu nguyện, ông sẽ không thể chịu nổi.
3. Đức Chúa Trời chỉ cho người một cây gỗ. Khi Môise đặt cây gỗ ấy vào trong nguồn nước, nước trở nên ngọt ngào. Hãy chú ý phần cuối của câu 25: Ngài thử họ. Đức Chúa Trời đưa chúng ta qua đồng vắng vì chính mục đích đó để thử chúng ta.
4. Câu 27 chép Đức Chúa Trời đưa họ đến tại Êlim một ốc đảo xinh đẹp. Ngài ban phước cho họ mặc dù họ oán trách luôn như thế.
III. Đức Chúa Trời tiếp trợ đồ ăn từ trên trời (16.1-36).
A. Quay trở lại đồng vắng.
1. Khi ấy Đức Chúa Trời dẫn dân sự tới một nơi có tên là đồng vắng Sin. Chúng ta biết phải mất ba ngày mới tìm được nước. Nhưng giờ đây phải mất một tháng rưỡi – hơn 40 ngày.
2. Dân sự không muốn rời khỏi ốc đảo đó. Họ đã oán trách Môise và Arôn. Hãy lưu ý câu 3. Họ đã nói nếu “trở lại Ai cập” thì tốt biết bao.
3. Chúng ta thường nhìn về quá khứ qua “cặp kính màu hồng”, có phải không? Khi chúng ta nhìn về quá khứ, chúng ta sẽ lằm bằm về hiện tại.
B. Sự tiếp trợ cho nan đề.
1. Đức Chúa Trời nói cho Môise biết về chương trình của Ngài làm mưa bánh xuống từ trời. Dù vậy, hãy lưu ý Môise đã nói gì với dân sự trong các câu 7-8.
2. Có các ân tứ thuộc linh: nói tiên tri, dạy dỗ, thương xót, tiếp trợ cho, nhưng không có một ơn than phiền nào hết! Êphêsô 4.29 chép: “chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến”.
3. Bất chấp thái độ của họ, Đức Chúa Trời đã sai chim cút đến phủ trên trại quân. Quí bạn tôi ơi, chẳng có một trò chơi nào ăn thịt chim tốt hơn thế!
4. Sáng hôm sau, Đức Chúa Trời đã ban ra một lớp sương và khi nó tan đi, thì có “có vật chi nhỏ, tròn, như hột sương đóng trên mặt đất” ở khắp nơi. Dân sự mới hỏi: Cái chi vậy? Môise đá: “Ấy là bánh mà Đức Giê-hô-va ban cho các ngươi làm lương thực đó”.
5. Luật lệ quá đơn giãn. Họ chỉ lấy đủ phần cho một ngày rồi ăn cho hết. Khi có người “chẳng nghe” và để dành lại một ít, thì sâu hoá ở trong.
6. Qua ngày thứ 6, họ cần phải lượm gấp hai để họ có thể tôn vinh ngày Sabát.
7. Trong câu 31, chúng ta học biết rằng họ đặt cho bánh nầy làMana vì người Hêbơrơ đã hỏi Cái gì vậy? Nó nếm giống như bánh ngọt pha mật ong vậy.
8. Họ cũng cần phải lượm cho đầy mana một bình để giữ làm kỷ niệm cho các thế hệ trong tương lai. Họ đã ăn mana trong bốn mươi năm.
9. Họ vẫn chưa thấy thoả lòng. Trong Dân số ký 11.5, họ nói: “Chúng tôi nhớ những cá chúng tôi ăn nhưng không tại xứ Ê-díp-tô, những dưa chuột, dưa gang, củ kiệu, hành, và tỏi. Bây giờ, linh hồn chúng tôi bị khô héo, không có chi hết! Mắt chỉ thấy ma-na mà thôi”. Họ đã có bánh mì mana, pizza mana và v.v…!
10. Chúng ta hãy đọc Thi thiên 78.32-31. Chúng ta kêu ca khi chúng ta không có những điều chúng ta cần. Khi Đức Chúa Trời chu cấp cho chúng ta mọi nhu cần, chúng ta than phiền vì chúng ta không có cái chúng ta muốn. Khi chúng ta có cái chúng ta muốn, chúng ta lại than vãn vì chúng ta không có những cái khác nữa.
IV. Đức Chúa Trời tiếp trợ nước chảy ra từ hòn đá (17.1-7).
A. Không có nước – Lằm bằm trầm trọng.
1. Đức Chúa Trời đưa họ tới Rêphiđim nhưng chẳng có nước. Dân sự đã làm mọi điều mà họ luôn luôn làm, họ kiếm cớ cãi lộn với Môise. Môise hỏi họ: “Sao ướm thử Đức Giê-hô-va vậy?”
2. Môise cầu hỏi Đức Chúa Trời: “Tôi phải xử thế nào cùng dân nầy? Thiếu điều họ ném đá tôi!” Đây là những gì Môise đã không làm. Ông không thực thi một cuộc trưng cầu dân ý. Là một lãnh tụ, ông hiểu đại đa số không luôn luôn đúng đâu. Ông đặt la bàn của mình lên ý chỉ của Đức Chúa Trời chớ không đặt trên ý kiến hay thay đổi của dân sự đâu.
B. Cây gậy nhỏ – Dòng sông lớn.
1.Đức Chúa Trời nói cho Môise biết rằng Ngài sẽ đứng trên một hòn đá và Môise sẽ phải đập hòn đá đó bằng cây gậy của ông. Khi ông làm theo, nước bèn chảy ra.
2. Môise gọi chỗ đó làMasa và Mêriba có nghĩa là “bị thử thách và bị cám dỗ”. Ông muốn dân sự phải nhớ tới cuộc tranh luận của họ với Đức Giêhôva.
V. Đức Chúa Trời tiếp trợ đắc thắng từ thất bại (17.8-16).
A. Cuộc tấn công của dân Amaléc.
1. Dân Amaléc đến khêu chiến cùng dân Israel tại Rêphiđim. Đây là chiến trận đầu tiên của dân Israel. Họ chưa biết một tí gì về đánh nhau, họ biết rõ về việc làm nô lệ.
2. Tuy nhiên, Môise đã sai phái Giôsuê làm phụ tá của mình. Môise bảo Giôsuê đi chọn lấy tráng sĩ hay tuyển quân đội để đánh nhau. Tuy nhiên, ông, Môise sẽ đứng nơi đầu nỗng, cầm gậy Đức Chúa Trời trong tay.
B. Chiến lược lạ lùng của Môise.
1. Chiến lược nầy có hiệu quả cách lạ lùng. Bao lâu Môise giơ tay lên thì dân Israel thắng hơn. Khi ông hạ thấp tay xuống, thì họ không thắng hơn được.
2. Khi hai tay của Môise trở nênmỏi“, Arôn va Hurơ lấy “đá” kê cho người ngồi và họ đỡ tay người lên.
3. Tôi thấy hai bài học quan trọng ở đây. Thứ nhứt, hết thảy chúng ta đều cần có ai đó giúp đỡ chúng ta. Chúng ta cần một Arôn và Hurơ. Thứ hai, khi chúng ta giơ tay và lòng mình lên trong sự ngợi khen, chúng ta luôn luôn thắng trận chiến.
VI. Ba phương thức thắng hơn sự lằm bằm.
Có còn nhớ chu kỳ không? Dư dật, trông đợi, thất vọng, than vãnsự tiếp trợ. Chúng ta hãy tiếp thu làm cách nào để thắng hơn sự lằm bằm đó.
A. HÃY NHỚ MỌI ĐIỀU ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ LÀM NGÀY HÔM QUA. Phải chăng Đức Chúa Trời từng làm cho quí vị nãn lòng? Có phải Ngài đặt quí vị ở nơi cao và khô ráo không? Há Ngài không làm thoả mãn các nhu cần của quí vị? Không, không, và không. Ngài không hề làm thế bao giờ. Tôi thích Hêbơrơ 13.8:Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay cho đến đời đời không thề thay đổi. Khi ở trong nghi ngờ, khi quí vị lo lắng, đừng than phiền, hãy suy gẫm về mọi điều mà Đức Chúa Trời đã làm trong quá khứ.
B. HÃY TIN CẬY mọi điều Đức Chúa Trời sẽ làm vào ngày mai. Châm ngôn 3.5-6 chép: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con”.
C. HÃY THỜ LẠY Ngài là Đức Chúa Trời hôm nay. Quí vị không thể than vãn và thờ phượng cùng một lúc được. Hãy nhắc cao tấm lòng trong sự ngợi khen Đức Chúa Trời, tôn kính, và thái độ biết ơn Ngài đã nhấc chúng ta lên khỏi vũng lầy tình trạng của mình và đưa chúng ta đến một nơi có đức tin mạnh mẽ và lòng tin cậy vững chắc nơi Đức Chúa Trời của chúng ta.
Trong một buổi thờ phượng trong Hội Thánh, sau khi suy gẫm thật sâu sắc, nhà thơ người Ý có tên là Dante Alighieri đã không quì gối trong giờ phút thích hợp. Các kẻ thù của ông vội vã đi báo cho Giám Mục biết rồi buộc Dante phải chịu trừng phạt vì tội phạm thượng đó. Dante đã biện hộ cho mình bằng cách nói như sau:Nếu người nào tố cáo tôi đã có đôi mắt và tấm lòng hướng vào Đức Chúa Trời, như tôi đã có, họ cũng đã thất bại không nhìn thấy các sự cố ở xung quanh họ, và chắc chắn họ đã không thấy được tôi đang làm gì (Today in the Word, March 10, 1993).
***

Comments

Lằm Bằm – Xuất Êdíptô Ký đoạn 15-17 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *