HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-Hiểu Biết Thuộc Linh – 1Côr.2:6-16
(Loạt Bài học: I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI)
Hiểu biết thuộc linh
I Côrinhtô 2.6-16
Tuần vừa qua khi đọc báo tôi thấy có tranh minh họa về một người đứng canh gát. Hết thảy chúng ta đều biết xung quanh chúng ta là những làn sóng radio. Chúng ta không thể nhìn thấy chúng. Chúng ta không thể chạm đến chúng. Chúng ta không thể nhận ra chúng. Cách duy nhứt chúng có thể chạm đến, ấy là khi chúng ta mở radio lên. Một vòng vặn lên và xuống nút ấn thì sẽ thấy có những dấu hiệu phát sóng radio ngay, bất cứ lúc nào. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời có thể được sánh với những làn sóng radio. Thế gian không thể nhìn thấy nó hay chạm đến nó, kết quả là thế gian nói nó không có ở đó. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời chỉ có thể được nhận biết bởi Đức Thánh Linh đang vặn mở radio trong tấm lòng của chúng ta. Câu 14 nói rất đơn giãn về điều nầy: “Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng”.
Bạn có nhớ khi tìm cách hiểu Kinh Thánh trước khi bạn được cứu không? Có lẽ nó đem lại đôi chút hiểu biết cho bạn thôi. Tại sao chứ? Vì người không tin Chúa khôngnhận được những sự thuộc về Đức Chúa Trời. Họ không có một sự hiểu biết thuộc linh nào cả. Họ không có sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Radio của họ chưa vặn mở lên. Tám lần trong các sách Tin lành, Chúa Jêsus phán: “Ai có tai để nghe, hãy nghe”. Thực vậy, trong Mathiơ 13, Chúa Jêsus đưa ra Thí dụ nói về người gieo giống và kết luận câu chuyện ở câu 9 với: “Ai có tai, hãy nghe!” Ở câu 10, các môn đồ hỏi: “Sao thầy dùng thí dụ mà phán cùng chúng vậy?” Chúa Jêsus đáp: “Bởi vì đã ban cho các ngươi được biết những điều mầu nhiệm của nước thiên đàng, song về phần họ, thì không ban cho biết” (câu 11). Những chiếc radio của họ chưa vặn mở lên.
Chúng ta nhớ rằng Hội Thánh Côrinhtô bị chia ra thành nhiều phe xoay quanh các vị Mục sư và giáo sư khác nhau cũng như những triết lý khác nhau. Trong các câu 1-5 Phaolô nhắc cho họ nhớ rằng ông chẳng có phần gì trong sự chia rẽ của họ cả. Sự rao giảng của ông không đặt ở chỗ “dùng lời cao xa hay là khôn sáng mà rao giảng” lại còn ở chỗ yếu đuối, sợ hãi và run rẩy nữa. Ông nói ông không giảng “bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan” thay vì thế ông chỉ giảng về Đấng Christ và Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá.
Tuy nhiên, Phaolô không nói rằng chẳng có sự khôn ngoan trong Cơ đốc giáo đâu! Ngược lại, Cơ đốc giáo sử dụng sự khôn ngoan của con người và tỏ ra sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Hãy chú ý nhiều cách thức mà ông mô tả sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta. Ở câu 1, ông gọi đó là chứng cớ của Đức Chúa Trời. Ở câu 5, ông gọi đó là quyền phép của Đức Chúa Trời. Ở câu 7, ông gọi đó là sự mầu nhiệm. Ở câu 10, ông gọi đó là những sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời. Trong câu 11, ông gọi đó là sự [hay ‘tư tưởng’] trong Đức Chúa Trời”. Ở câu 12, ông gọi đó là “những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời”. Trong câu 13, ông gọi đó là sự thiêng liêng. Ở câu 14, đó là những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Sau cùng, trong câu 16, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được mô tả là: ý của Đấng Christ.
Vậy thì, sự khôn ngoan nầy của Đức Chúa Trời là gì? Sự hiểu biết thuộc linh nầy là gì mà đòi hỏi hai lỗ tai thuộc linh mới nghe được? “Đài radio” thiêng liêng nầy là gì vậy? Đây là bí quyết phải sống động như thế nào? Đây là cách thức để lìa bỏ tội lỗi, sợ hãi và tổn thương. Đây là bí quyết phải quan hệ với người khác như thế nào!?! Đây là bí quyết phải nhìn biết Đức Chúa Trời, đồng đi với Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời biến đổi ra sao!?! Ray Stedman nói sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời là bí quyết bị lạc mất của con người.
Phaolô KHÔNG nói chúng ta chẳng nên tìm kiếm sự khôn ngoan. Chúng ta phải tìm kiếm sự khôn ngoan, đừng tìm kiếm sự khôn ngoan của thế gian, một phải tìm kiếm sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Châm ngôn 2.1-6 chép: “Hỡi con, nếu con tiếp nhận lời ta, dành giữ mạng lịnh ta nơi lòng con, để lắng tai nghe sự khôn ngoan, và chuyên lòng con về sự thông sáng; Phải nếu con kêu cầu sự phân biện, và cất tiếng lên cầu xin sự thông sáng, nếu con tìm nó như tiền bạc, và kiếm nó như bửu vật ẩn bí, bấy giờ con sẽ hiểu biết sự kính sợ Đức Giê-hô-va, và tìm được điều tri thức của Đức Chúa Trời. Vì Đức Giê-hô-va ban cho sự khôn ngoan; từ miệng Ngài ra điều tri thức và thông sáng”.
Chúng ta phải nghĩ tới sự khôn ngoan hay triết lý nào của con người đang tuôn đổ ra từ những giáo sư ngoại đạo với những lý tưởng theo chủ nghĩa nhân văn. Tuy nhiên, sự khôn ngoan đời nầy chỉ được tìm thấy trong những tháp ngà học viện. Hết thảy sự khôn ngoan ấy đang ở chung quanh chúng ta. Đấy là lý do tại sao Phaolô đã nói trong Rôma 12.2: “Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình…”. Tìm kiếm sự khôn ngoan chẳng có gì là sai cả, mà phải biết chắc mình đang tìm kiếm loại khôn ngoan đúng đắn, là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Từ phân đoạn Kinh Thánh gốc, chúng ta hãy học biết hai lẽ thật nói về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời hay sự hiểu biết thuộc linh.
I. Sự hiểu biết thuộc linh được giấu kín đối với những người không tin Chúa (các câu 6-9).
A. PHAOLÔ NÓI TỚI LOẠI KHÔN NGOAN KHÁC BIỆT VỚI LOẠI KHÔN NGOAN CỦA CON NGƯỜI (câu 6).
Câu 6 chép: “Dầu vậy, chúng tôi giảng sự khôn ngoan cho những kẻ trọn vẹn, song chẳng phải sự khôn ngoan thuộc về đời nầy, cũng không phải của các người cai quản đời nầy, là kẻ sẽ bị hư mất”. Hãy chú ý từ dầu vậy khi từ nầy chỉ ra một sự đổi hướng. Mặc dù Phaolô không công bố với họ sự khôn ngoan đời nầy, ông không có ý nói chẳng có sự khôn ngoan trong sự giảng dạy của ông. Cơ đốc giáo không phải là “tôn giáo quê mùa cục mịch” đâu. Tôn giáo ấy có sự khôn ngoan riêng của nó, triết lý riêng của nó trổi hơn bất cứ điều chi có trong lý trí của con người.
Ông nói sự khôn ngoan thiêng liêng nầy, sự hiểu biết thuộc linh nầy được dành cho những kẻ trọn vẹn. Trọn vẹn có ý nói tới “hoàn hảo” hay “hoàn toàn” , nó cũng có nghĩa rộng nói tới một người là một chi thể trong nhóm. Là một chi thể trong đội bóng đá, bạn phải được kết nạp. Bạn phải tham gia vào các buổi tập luyện. Bạn phải đóng vai trò của mình. Là chi thể trong tiểu đội quân sự, bạn phải trải qua phần huấn luyện đặc biệt và phải chịu đựng nhiều điều kiện. Là một chi thể trong gia đình Hội Thánh, bạn phải được cứu, phải chịu phép báptêm và phải cam kết làm một thuộc viên.
Khi tôi còn là một thanh niên, tôi cùng với mấy người bạn quét dọn đống lộn xộn kia rồi đóng một ngôi nhà gỗ trên cây sồi xưa cũ kia. Đây là ngôi nhà tụ tập của chúng tôi. Chúng ta có một tấm biển ghi sơ sài như sau: “Chỉ dành cho thuộc viên”. Đây là vị thuốc rất lớn cho loại đầu óc con non nớt của chúng tôi. Chúng tôi có những cái bắt tay và mật khẩu rất đặc biệt. Đó là ý tưởng ở đây. Phaolô đang nói rằng những kẻ ở ngoài đức tin không có sự hiểu biết thiêng liêng. Họ không nắm bắt được sự khôn ngoan thiêng liêng. Theo ý nghĩa nầy, trọn vẹn đề cập tới những ai đã thực sự được cứu, những người nào đang ở trong Đức Chúa Jêsus Christ (1.30), những người nào thực sự đã được sanh lại. Các tín đồ thực là những người duy nhứt có thể nhận lãnh sự khôn ngoan thiêng liêng nầy. Còn những kẻ khác, đây là gương xấudồ dại” (1.23).
Phaolô không giảng sự khôn ngoan thuộc về đời nầy. Đã có hơn 50 nhóm triết đã được công nhận ở Hy lạp lúc bấy giờ. Phaolô vốn ít quan tâm đến bất kỳ thứ triết lý nào trong số chúng. Phaolô không giảng sự khôn ngoan của các người cai quản đời nầy. Ông ít quan tâm đến quyền lực tạm thời của những kẻ cai trị ngắn hạn vì họ là kẻ sẽ bị hư mất. Bạn tay rộng lớn của lịch sử sẽ quét họ mất đi.
B. PHAOLÔ GIẢNG SỰ KHÔN NGOAN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ MỘT SỰ MẦU NHIỆM (câu 7).
Câu 7 chép: “Chúng tôi giảng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là sự mầu nhiệm kín giấu, mà từ trước các đời, Đức Chúa Trời đã định sẵn cho sự vinh hiển chúng ta”. Khi chúng ta thấy từ ngữ mầu nhiệm chúng ta nghĩ tới một điều khó hiểu hay một nan đề cần phải giải quyết. Khi chúng ta không hiểu một việc gì đó, chúng ta nói: “Điều nầy rất mầu nhiệm đối với tôi”. Tuy nhiên, khi Tân Ước sử dụng từ ngữ mầu nhiệm Tân Ước không có ý nói một việc gì không thể hiểu được. Ngược lại, nó có nghĩa là sẽ hiểu được. Từ ngữ nói tới mầu nhiệm là từ có ý nói một việc gì đó một thời kín giấu nhưng giờ đây đã được đưa ra ánh sáng. Chúng ta phải hiểu rằng một sự bí mật bây giờ đã được bật mí rồi.
Loại mầu nhiệm nào là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời? Đó là “sự mầu nhiệm kín giấu, mà từ trước các đời, Đức Chúa Trời đã định sẵn cho sự vinh hiển chúng ta”. Phaolô đã nói rồi trong câu 6 rằng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời không phải là sự khôn ngoan thuộc về đời nầy. Mà đúng hơn, sự khôn ngoan ấy “đã được định sẵn từ trước các đời”. Sự khôn ngoan của con người thay đổi.
Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời thì không thay đổi. Mùa chính trị nầy minh hoạ cho thấy sự khôn ngoan của các ứng cử viên chính trị thay đổi giống như cơn gió nhẹ vậy. Một ngày kia, họ nói như thế nầy rồi qua ngày sau họ chống lại sự việc đó … nương vào kẻ mà họ đang phát biểu! Đức Chúa Trời thì không phải như vậy đâu. Ngài là bất biến. Ngài không hề thay đổi.
Trước khi Ngài dựng nên bất cứ điều chi, trước khi Sáng thế ký 1.1, Ngài đã hoạch định ra Tin Lành. Sự thực cho thấy rằng chính mình Đức Chúa Trời sẽ bước vào thời gian và không gian làm một con người và gánh lấy tội lỗi của thế gian trên một cây thập tự đã được thiết lập trước các đời”, tuy nhiên việc nầy đã được “giấu kín” trong cả ngàn năm. Đức Chúa Trời thường che giấu sự ấy rồi dần dà tỏ ra những gì sẽ xảy ra. Sự Ápraham dâng Y-sác làm hình bóng trước Đức Chúa Trời ban hiến cho Con độc sanh của Ngài. Các thứ của lễ của Israel lường trước của lễ tối hậu Chiên Con của Đức Chúa Trời. Các tiên tri đã cung ứng từng mãng của bức tranh lắp ghép.
Giờ đây, chúng ta sống trong ánh sáng đầy đủ của sự Đức Chúa Trời khải thị. Sự mầu nhiệm xưa kia là sự khôn ngoan giấu kín của Ngài đã được tỏ ra cho chúng ta! Còn nữa, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra vì sự vinh hiển của chúng ta hầu cho chúng ta sẽ phản ảnh sự vinh hiển của Ngài trong Đấng Christ.
C. NHỮNG KẺ CAI QUẢN ĐỜI NẦY KHÔNG HIỂU ĐƯỢC SỰ KHÔN NGOAN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (câu 8).
Câu 8 chép: “Trong những người cai quản đời nầy chẳng ai từng biết sự đó; bởi chưng, nếu đã biết thì họ chẳng đóng đinh Chúa vinh hiển trên cây thập tự đâu”. Rõ ràng Phaolô đang nói ở đây về những nhà cầm quyền Do thái và La mã, những kẻ đã đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá. Nếu họ hiểu rõ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, nếu họ biết rõ sự kín nhiệm, nếu sự mầu nhiệm đã được tỏ ra cho họ, họ sẽ không đóng đinh Chúa vinh hiển trên thập tự giá đâu!
Có người tin thậm chí có một ý nghĩa rất sâu sắc ở đây. Chúa Jêsus đã gọi Satan là vua chúa của thế gian nầy” (Giăng 12.31). Quyền lực ở đàng sau những kẻ cai quản đời nầy, kẻ kết án tử hình Chúa Jêsus là Satan cùng các thế lực ma quỉ của hắn. Nếu họ hiểu hoặc biết rõ trong sự chết của Ngài, Chúa Jêsus sẽ có chiến thắng khải hoàn nhất, họ sẽ “chẳng đóng đinh Chúa vinh hiển trên cây thập tự đâu”. Những kẻ cai quản đời nầy cũng như các thế lực ma quỉ ở đàng sau họ không thể hiểu được lẽ mầu nhiệm trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
D. KHÔNG MỘT KẺ VÔ TÍN NÀO CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC SỰ KHÔN NGOAN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (câu 9).
Câu 9 chép: “Song le, như có chép rằng: Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến, nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài”. Câu nầy trưng dẫn từ Êsai 64.4 thường bị trưng dẫn sai và trình bày không đúng. Người ta sử dụng câu nầy để mô tả những điều kỳ diệu mà Đức Chúa Trời đã sửa soạn ở trên trời không biết được. Tuy nhiên, Phaolô không giảng về thiên đàng. Ông đang giảng về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Người nào chưa trọn vẹn”, người nào còn ở bên ngoài ngôi nhà tụ tập, những ai chưa có một sự hiểu biết thiêng liêng không nhận được sự khôn ngoan ấy. Họ không hiểu sự khôn ngoan mà Đức Chúa Trời ban cho những người yêu mến Ngài.
Không một ai hiểu được chương trình của Đức Chúa Trời, các học giả Israel, những kẻ cai quản đời nầy, Satan hay bè lũ của hắn, các thiên sứ trên thiên đàng, thậm chí các tôi tớ trung tín của Đức Chúa Trời nữa. Tin lành là một sự mầu nhiệm, một sự kín nhiệm đã được giấu kín nhưng giờ đây đã được tỏ ra rồi.
Hãy chú ý, Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều nầy. Đó là thì quá khứ. Việc ấy đã được làm rồi. Người ta sẵn sàng để tiếp nhận sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Mẹ tôi là một nhà nội trợ rất tuyệt vời. Sau khi Deb và tôi thành hôn rồi ra riêng, bà luôn luôn trông ngóng chúng tôi đến thăm. Còn nữa, bà đã sửa soạn sẵn để tiếp đón sự thăm viếng của chúng tôi. Bà nấu những món tôi ưa thích như “mắm tôm” chẳng hạn và chúng luôn có sẵn cho chúng tôi thưởng thức khi chúng tôi đến.
Đức Chúa Trời đã sắm sẵn rồi mọi sự cho chúng ta. Sự khôn ngoan của Ngài là sẵn có cho chúng ta. Nhưng nó không có sẵn cho mọi người đâu. Sự ấy chỉ sẵn có cho người nào tin. Chỉ có người nào có máy radio trong tấm lòng của họ được Đức Thánh Linh vặn mở lên. Chỉ những người đó mới có thể nhận lãnh tín hiệu nó phát ra. Chỉ những ai có tai để nghe mới hiểu được sự khôn ngoan đó.
Tôi có người bạn thân, ông ta chẳng nhận được gì hết. Ông ta tin theo Đức Chúa Trời nhưng ông ta không dâng đời sống mình cho Đấng Christ. Đức Thánh Linh không ngự vào đời sống của ông ta. Có khi ông ta đọc Kinh Thánh, nhưng chẳng hiểu được bao lăm. Ông ta tôn trọng Hội Thánh nhưng chẳng hiểu tại sao chúng ta lại phó thác nhiều cho Hội Thánh như vậy. Ông ta nghĩ rằng tôn giáo nầy cũng tốt như tôn giáo kia vậy thôi. Chiếc com-pa đạo đức của ông ta không đặt trọng tâm vào lẽ thật của Đức Chúa Trời, mà đặt vào những gì đối với ông ta là đúng. Tôi đã chia sẻ tin lành với ông ta mấy lần nhưng tin lành không xâm nhập nổi cái vỏ cứng trong tấm lòng của ông ta. Cho tới chừng nào Đức Chúa Trời vặn mở radio lên, ông ta sẽ không chịu nghe sứ điệp. Vì vậy, tôi cứ tiếp tục làm chứng với ông ta rồi cầu thay cho ông ta. Cũng vậy, chúng ta thấy sự hiểu biết thiêng liêng bị giấu kín khỏi kẻ không tin Chúa, nhưng chúng ta cũng học biết được rằng sự hiểu biết thiêng liêng đã được dành cho những ai tin nhận Chúa.
II. Sự hiểu biết thiêng liêng đã được tỏ ra cho các tín đồ (các câu 10-16).
Làm sao chúng ta có được sự hiểu biết thiêng liêng? Làm sao chúng ta nhận được sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời? Phaolô trả lời các thắc mắc nầy trong câu 10: “Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta…”. Có câu trả lời! Lý do chỉ có những tín đồ mới nắm bắt được sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, ấy là chỉ có những tín hữu có Đức Thánh Linh mà thôi. Trước khi bạn được cứu, bạn không hiểu những việc thuộc linh. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời cứu bạn, Thánh Linh của Đức Chúa Trời chiếm lấy nơi ở trong đời sống của bạn rồi bắt đầu tỏ ra sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời cho bạn thấy. Đức Thánh Linh tỏ ra sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời theo ba cách: KHẢI THỊ, CẢM THÚCSOI SÁNG.
A. SỰ HIỂU BIẾT THIÊNG LIÊNG ĐƯỢC NHẬN LÃNH QUA SỰ KHẢI THỊ (các câu 10-11).
Trong nhiều trường hợp, Đức Chúa Trời đã tỏ ra sứ điệp của Ngài cho loài người qua các thiên sứ. Tuy nhiên, khi sự mầu nhiệm lớn của tin lành đã được tỏ ra, Đức Chúa Trời đã tỏ ra sự mầu nhiệm đó qua Đức Thánh Linh. Tất nhiên, bạn nhìn biết rằng Đức Thánh Linh là ngôi thứ ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Đức Cha là nhà kiến trúc sự cứu rỗi của chúng ta, Đức Con là người mua và Đức Thánh Linh là Đấng thực hiện. Sách I Côrinhtô sẽ dạy chúng ta nhiều về Đức Thánh Linh. Thánh Linh của Đức Chúa Trời không phải là một “lực lượng” hay một “hoàn cảnh” đâu. Ngài là một Thân Vị. Ngài có mọi đức tính của Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Vai trò chính của Ngài là ngự vào trong chúng ta rồi dẫn dắt chúng ta vào mọi lẽ thật.
Khi bạn được cứu, Đức Thánh Linh đến ngự ở trong bạn. Bạn đã được đóng ấn với Đức Thánh Linh. Êphêsô 1.13 chép: “Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chân thật, là đạo Tin Lành về sự cứu rỗi anh em, ấy là trong Ngài mà anh em đã tin và được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa”. Thực vậy, nếu bạn không có Đức Thánh Linh, bạn thực sự chưa được cứu. Rôma 8.9 chép: “nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài”. Đức Thánh Linh giờ đây khẳng định mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời. Rôma 8.16 chép: “Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời”.
Ở Giăng 16, Chúa Jêsus giải thích cho các môn đồ Ngài hiểu rằng Ngài phải rời khỏi họ, nhưng Đấng Yên Ủi, là Đức Thánh Linh sẽ đến để sống trong họ. Ngài phán trong câu 13: “Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến”. Bạn có thấy như thế không? Chúa Jêsus đã hứa rằng Đức Thánh Linh sẽ dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật hay nói cách khác Ngài sẽ ban cho chúng ta sự hiểu biết thiêng liêng. Thực vậy, chúng ta không thể có sự hiểu biết thiêng liêng hay sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời nếu không có Đức Thánh Linh.
Ở câu 10-11, Phaolô đưa ra một minh hoạ thể nào Đức Thánh Linh tỏ ra sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Ngài phán: “vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa”. Sâu nhiệm ra từ chữ bathos có ý nói tới những độ sâu thật sâu. Chúa Jêsus sử dụng chính từ ngữ nầy ở Luca 5.4 khi Ngài phán về chiều sâu của biển cả. Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời và vì thế biết rõ các chiều sâu tư tưởng của Đức Chúa Trời.
Để minh họa, Phaolô hỏi trong câu 11: “Vả, nếu không phải là thần linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người?” Chúng ta nói chúng ta biết rõ nhau, nhưng thực sự chúng ta chỉ biết những gì người khác tỏ ra ở bề ngoài. Những đôi vợ chồng có thể sống chung với nhau trong nhiều năm tháng, nhưng vẫn còn giữ nhiều việc với nhau. Mục đích là chỉ có bạn mới thực sự biết rõ bạn mà thôi. Chỉ có bạn mới biết rõ tâm ý của bạn mà thôi. Cũng một thể ấy, Phaolô nói: “Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời”.
Hãy nhớ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời là một sự kín nhiệm, một sự mầu nhiệm và nó đã được “giấu kín”. Không một ai khám phá được tâm ý của Đức Chúa Trời. Cách duy nhứt chúng ta có thể có sự hiểu biết thiêng liêng là nhờ Đức Thánh Linh, Ngài biết rõ những tư tưởng sâu kín của Đức Chúa Trời nên tỏ chúng ra cho chúng ta. Cũng vậy, Đức Thánh Linh tỏ ra cho chúng ta sự hiểu biết. Thắc mắc kế tiếp là bằng cách nào?
B. SỰ HIỂU BIẾT THIÊNG LIÊNG ĐƯỢC BIẾT RÕ QUA SỰ CẢM THÚC (các câu 12-13).
Câu 12 chép: “Về phần chúng ta, chúng ta chẳng nhận lấy thần thế gian, nhưng đã nhận lấy Thánh Linh từ Đức Chúa Trời đến, hầu được hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời tỏ ra sự khôn ngoan của Ngài cho chúng ta qua Đức Thánh Linh và tiến trình nầy được gọi là SỰ CẢM THÚC. Phaolô nói rất rõ, những gì chúng ta nhận được từ Đức Chúa Trời “chẳng phải là thần thế gian” mà là Đức Thánh Linh hầu cho chúng ta hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh cách rời rộng. Lẽ thật của Đức Chúa Trời được ban cách rời rộngcho những tín đồ bởi Đức Thánh Linh.
Làm thế nào Đức Thánh Linh ban cách rời rộng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời cho chúng ta? Ngài đã ban sự ấy qua Kinh Thánh. Kinh Thánh là sự tỏ ra khách quan, siêu nhiên về Đức Chúa Trời do Thánh Linh Đức Chúa Trời ban cho. Phaolô nói trong câu 13: “chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để giải bày sự thiêng liêng”.
Hãy chú ý, cách Phaolô sử dụng đại danh từ “chúng ta” trong các câu 12-13. Ông không nói “anh em” mà nói chúng ta. Ông không đề cập tới tất cả các tín hữu, mà đề cập tới những vị Sứ đồ đã đặt nền tảng cho Hội Thánh với sự dạy và giáo lý của họ. Họ đã được Đức Thánh Linh cảm thúc để viết ra sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được bảo tồn trong Kinh Thánh. Thực vậy, tất cả các trước giả Kinh Thánh trong cả Cựu và Tân Ước đều được Đức Thánh Linh cảm thúc.
II Timôthê 3.16 chép: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình”. II Phierơ 1.20-21 chép: “Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời”. Chúa Jêsus nói với các sứ đồ của Ngài ở Giăng 14.26: “Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi”. Vì thế, Đức Thánh Linh đã hà hơi qua các trước giả Kinh Thánh sự khôn ngoan thiêng liêng, siêu nhiên của Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao Kinh Thánh không giống như bất kỳ một quyển sách nào khác. Như Phaolô nói trong câu 13, về ơn đó “không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu”. Ngược lại, ơn ấy “Đức Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để giải bày sự thiêng liêng”. Tất cả những quyển sách trong mọi thư viện trên khắp thế giới không xứng đáng bằng một câu đơn giãn của Kinh Thánh. Tại sao chứ? Vì mọi quyển sách ấy đã được viết ra bởi con người. Kinh Thánh là quyển sách duy nhứt làm thay đổi nhiều đời sống vì đó là quyển sách duy nhứt có tác giả là Đức Thánh Linh.
Có người suy nghĩ: Phải, tôi đồng ý rằng Đức Thánh Linh tỏ ra sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Phải, tôi đồng ý rằng Đức Thánh Linh đã cảm thúc Kinh Thánh. Tuy nhiên, Đức Thánh Linh còn làm hơn thế nữa, có phải không? Chức vụ của Ngài không bị giới hạn giống như các vị sứ đồ, có phải không? Ngài cũng sống trong chúng ta nữa, có phải không? Phải đấy, bạn nói đúng đó. Điều nầy dẫn tới cách thứ ba sự hiểu biết thiêng liêng được làm cho biết…
C. SỰ HIỂU BIẾT THIÊNG LIÊNG ĐƯỢC LÀM CHO BIẾT BẰNG CÁCH SOI SÁNG (các câu 14-16).
Soi sáng đề cập tới việc “chiếu ra ánh sáng”. Đức Thánh Linh, ngụ trong người tín đồ chiếu ra ánh sáng những sự dạy của Kinh Thánh. Nhiều người đọc Kinh Thánh, nhưng chẳng hiểu Kinh Thánh. Câu 14 giải thích: “Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng”.
Trừ phi bạn có Đức Thánh Linh, bạn sẽ không hiểu được sứ điệp của Kinh Thánh. Cho phép tôi minh hoạ điều nầy. Các thầy thông giáo và người dòng Pharisi trong thời của Chúa Jêsus là những học viên rất tỉ mỉ về Cựu Ước. Nghiên cứu và giải thích Cựu Ước là công việc của họ. Họ đã có những công lớn trong đó, toàn bộ các sách được học thuộc lòng. Họ đi tới đi lui với những cái hộp nhỏ trên trán gọi là bùa chứa những câu Kinh Thánh. Toàn bộ đời sống của họ đều tập trung vào Kinh Thánh. Tuy nhiên, vì họ không có Đức Thánh Linh, họ không hiểu chi hết. Muốn sử dụng phép ẩn dụ của chúng ta, họ mang bên mình chiếc radio nhưng không có cục pin nào hết. Máy radio không vặn mở được. Vì vậy, họ thực sự không thể hiểu được sứ điệp chơn thật của Kinh Thánh. Chúa Jêsus đã chỉ ra điều nầy cho họ trong Giăng 5.37-40: “Chính Cha, là Đấng đã sai ta, cũng làm chứng về ta. Các ngươi chưa hề nghe tiếng Ngài, chưa hề thấy mặt Ngài, và đạo Ngài không ở trong các ngươi, vì các ngươi không tin Đấng mà Ngài đã sai đến. Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống!”
Phải, họ tìm kiếm Kinh Thánh rồi bỏ sót lẽ đạo rất quan trọng. Họ không thể nhìn thấy khu rừng vì những cây cối. Họ hoàn toàn thất bại không hiểu được những gì Kinh Thánh dạy về Đấng Mêsi của họ và chẳng công nhận Ngài khi Ngài đến với họ. Tại sao chứ? Vì “người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời”. Lẽ thật thiêng liêng phải được giải bày bằng thiêng liêng.
Đấy là lý do tại sao những tín đồ chân chính yêu mến Lời của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta đọc và nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời, Thánh Linh của Đức Chúa Trời soi sáng hay chiếu sáng trên Lời ấy cho chúng ta. Ngài dẫn dắt chúng ta vào lẽ thật và khẳng định lẽ thật trong chúng ta. Hãy suy nghĩ tới những thời điểm khi bạn đang nghiên cứu hay đang lắng nghe theo sự dạy của Kinh Thánh và bạn bị đau giữa hai con mắt với một lẽ thật đặc biệt nào đó mà bạn cần phải lắng nghe. Đó là Đức Thánh Linh. Ngài biết rõ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời một cách trực tiếp từ tâm ý của Đức Chúa Trời. Ngài là tác giả của Kinh Thánh. Ngài sống trong bạn và biết rõ mọi sự về bạn, thậm chí những tư tưởng thầm kín nhất của bạn nữa đấy. Vì thế, giờ đây khi bạn nghiên cứu Kinh Thánh, Ngài có thể áp dụng Kinh Thánh vào các hoàn cảnh của bạn với sự chính xác tuyệt đối. Đấy là lý do tại sao tác giả Thi thiên kêu la với Chúa: “Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa” (Thi thiên 119.18).
Câu 15 chép: “Nhưng người có tánh thiêng liêng xử đoán mọi sự, và chính mình không bị ai xử đoán”. Người tín đồ thiêng liêng hay đầy dẫy Đức Thánh Linh xử đoán hoặc đánh giá mọi sự theo sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Người có Lời của Đức Chúa Trời và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang dẫn dắt người. I Giăng 2.27 chép: “Về phần các con, sự xức dầu đã chịu từ nơi Chúa vẫn còn trong mình, thì không cần ai dạy cho hết; song vì sự xức dầu của Ngài dạy các con đủ mọi việc, mà sự ấy là thật, không phải dối, thì hãy ở trong Ngài, theo như sự dạy dỗ mà các con đã nhận”. Thậm chí Phaolô nói về người tín đồ nầy đang làm theo lẽ thật chính mình không bị ai xử đoán. Không một người nào chưa tin Chúa có thể xử đoán một người tín đồ. Tại sao vậy? Vì những người chưa tin Chúa chẳng có sự hiểu biết thiêng liêng. Những chiếc máy radio của họ đã vặn tắt rồi. Họ đang ở trên một tần số khác. Họ không thể hiểu lý do tại sao chúng ta tin những gì chúng ta tin và làm những gì chúng ta phải làm. Họ không hiểu lý do tại sao chúng ta muốn cầu nguyện, ca hát ngợi khen dâng lên Đức Chúa Trời và đi nhà thờ. Họ không hiểu lý do tại sao chúng ta ủng hộ mạnh mẽ sự nên thánh trong cuộc sống, sự thiết lập hôn nhân giữa người nam và người nữ cùng những đạo đức tuyệt đối như 10 Điều Răn.
Thêm nữa, câu 16 hỏi: “Vì ai đã biết ý Chúa, đặng dạy dỗ Ngài?” Không một người nào chưa tin Chúa biết được tâm ý của Đức Chúa Trời. Cách duy nhứt chúng ta hiểu rõ sự khôn ngoan Ngài của Đức Chúa Trời là qua sự khải thị, sự cảm thúc và sự soi sáng của Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, sau cùng Phaolô nói: “Nhưng phần chúng ta, thì có ý của Đấng Christ”. Đấng Christ là một với Đức Chúa Cha. Chúng ta có Thánh Linh của Đấng Christ. Vì vậy, khi Đấng Christ suy nghĩ, Đức Chúa Trời suy nghĩ và chúng ta đã được ban cho ý của Ngài, chúng ta có thể hiểu được lẽ thật thiêng liêng. Ý ra từ chữ nous và nó có nghĩa là: “hiểu biết”. Luca 24.45 giải thích từ nầy theo văn mạch của các môn đồ Em-ma-út: “Bấy giờ Ngài mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh”. Đấy là chính xác những gì sự soi sáng muốn nói tới. Chúng ta đang có Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta đọc và chịu khó làm việc nghiên cứu Kinh Thánh, khi chúng ta suy gẫm những vụ việc của Đức Chúa Trời, Ngài mở sự hiểu biết của chúng ta ra để chúng ta có thể kiếm được sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
Cho phép tôi kết luận với ba phần ứng dụng: Thứ nhứt, nếu chúng ta có sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, chúng ta không cần phải tìm kiếm sự khôn ngoan của thế gian. Thứ hai, nếu chúng ta có Thánh Linh của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể hiểu được Kinh Thánh. Thứ ba, nếu chúng ta có sự hiểu biết thiêng liêng, chúng ta có sự bình an và sự ổn định.

Comments

BH-Hiểu Biết Thuộc Linh – 1Côr.2:6-16 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *