HomeSÁCH BỒI LINH-TÁC GIẢ VNGiới Thiệu Sách – “Đời Sống Đắc Thắng Trong Chúa”

Đắc Thắng Sự Lo Lắng – Overcoming worry

Mục sư Ngô Việt Tân

Theo cuộc nghiên cứu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có cư dân căng thẳng thần kinh nhiều nhất. Nếu tính về số lượng những năm trong đời bị mất mát vì bệnh tật (một số đo về phẩm chất đời sống), Hoa Kỳ đứng thứ 3 thế giới về căng thẳng hỗn loạn tinh thần, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, Ấn Độ, Trung Quốc, và Mỹ cũng là các nước bị ảnh hưởng nhất bởi sự lo lắng (anxiety), ảo tưởng tâm lý (schizophrenia) và vui buồn thất thường (bipolar disorder).

Khoảng một phần năm 1/5 người thành niên Hoa Kỳ bị một hình thức bệnh tâm thần mỗi năm, theo thống kê của Liên Đoàn Quốc Gia về Bệnh Tâm Thần (National Alliance on Mental Illness), nhưng chỉ 41% trong số đó được chăm sóc hồi năm ngoái. Châu Á đặc biệt có tỷ lệ thấp về số lượng bác sĩ tâm thần. Châu Âu có tỷ lệ cao nhất, dẫn đầu là Monaco, Na Uy, Bỉ quốc, Hòa Lan, mỗi nước có từ 20 tới 40 bác sĩ tâm thần mỗi 100,000 dân.

Mỹ và Canada có khoảng 13 bác sĩ tâm thần mỗi 100,000 dân, theo WHO. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia, tính chung căng thẳng nhất, theo các thang điểm về bệnh hỗn loạn tâm lý, chứng trầm cảm, chứng lo lắng, và nghiện rượu và ma túy: 1. Trung Quốc, 2. Ấn Độ, 3. Hoa Kỳ, 4. Nga, 5. Brazil, 6. Indonesia, 7. Pakistan, 8. Bangladesh, 9. Nigeria, 10. Đức.

Lo lắng là gì mà khiến nhiều người trở thành nạn nhân của những căn bệnh trên thân thể? Nguyên nhân nào khiến nhiều người phải mắc chứng bệnh lo âu? Robert Frost nói rằng “Nguyên nhân tại sao mà sự lo lắng giết nhiều người hơn là sự làm việc – The reason why worry kills more people than work is that more people worry than work.” Có người tin rằng “Lo lắng là giống như một chiếc ghế lắc – nó giúp bạn lắc vài cái nhưng nó không dẫn bạn đi tới nơi nào cả – Worry is like a rocking chair–it gives you something to do but it doesn’t get you anywhere.”

George Burns, Tài tử đóng phim (film actor) cho Trung Tâm Điện Ảnh Hollywood và diễn viên hài hước (humorist) tại Hoa kỳ, nói rằng “Nếu bạn hỏi tôi, “Chìa khóa nào quan trọng nhất đem đến sự trường thọ? Tôi có thể nói là nên tránh sự lo lắng (worry), sự căng thẳng (stress), và áp lực (tension).” Ông George Burns đã sống thọ 100 tuổi, mang nụ cười đến cho nhiều người.

Bác sĩ Alexis Carrel nói rằng “Những Doanh Nhân không biết chiến đấu với nỗi lo lắng chết sớm – Businessmen who do not know how to fight worry die young.” Bác sĩ O. F. Gober là Bác sĩ Giám đốc đặc trách cho vùng Vịnh (the Golf), Colorado và Santa Fe Hospital Association nói “Bảy mươi phần trăm (70%) bệnh nhân đến phòng mạch Bác sĩ có thể được chữa lành cho chính họ nếu họ biết từ bỏ nỗi sợ hãi và lo lắng của chính họ…” Trong cuộc nghiên cứu của 15,000 bệnh nhân cần chữa trị bệnh đau bao tử hay rối loạn dạ dày tại Bệnh viện Mayo Clinic, các Bác sĩ khám phá rằng một trong năm bệnh nhân là không mắc bệnh đau bao tử hay chứng rối loạn dạ dày, mà thật sự họ chỉ đang tranh chiến với nỗi sợ hãi trong tâm hồn, mối lo âu trong cuộc sống, sự cay đắng trong tâm can, sự ích kỹ cá nhân, và sự bất năng để giúp họ hoà nhập vào thế giới của nhiều áp lực và sự căng thẳng của cuộc sống đang bao phủ.

Bác sĩ Russell L. Cecil chuyên chữa trị bệnh Viêm Xương khớp (Arthritis) cho biết có 4 nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Viêm Xương Khớp bao gồm:

1. Hôn nhân đỗ vỡ.
2. Tài chánh suy sụp và đau khổ.
3. Cô đơn và lo lắng.
4. Sự oán giận hay bực bội dai dẳng.

Bác sĩ Russell kể lại về tình trạng đột nhiên vợ của người bạn của ông đã mắc phải căn bệnh Viêm Xương Khớp bởi vì phải trải qua giai đoạn thử thách của tình trạng suy thoái kinh tế khiến vợ chồng người bạn bị Ngân Hàng tịch thu lại căn nhà của họ. Người vợ đã được phục hồi sức khỏe và chữa lành lại chỉ sau khi tình trạng kinh tế của họ tiến triển tốt trở lại.

Nha sĩ William I. L. McGonigle đã trình bày trước Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ (The American Dental Association) rằng “Cảm xúc bất an như là sự lo lắng, sự sợ hãi, cằn nhằn… có thể làm quấy nhiễu sự quân bình chất calcium trong cơ thể và gây ra chứng sâu răng (tooth decay).” Nha sĩ William McGonigle kể lại rằng một bệnh nhân của ông luôn có một hàm răng lành mạnh, nhưng khi ông bệnh nhân này bắt đầu lo lắng về bệnh trạng thình lình của người vợ. Chỉ trong vòng 3 tuần lễ khi vợ của ông nằm điêù trị trong bệnh viện, chính vì sự lo âu đã khiến ông bị chứng sâu răng.

John D. Rockefeller Sr. đã tích trử được một triệu đollar đầu tiên qua nhiều nỗ lực kinh doanh ở tuổi 33. Khi ông được 43 tuổi, ông đã đạt thành công to lớn với một Đại Công Ty Dầu – the great Standard Oil Company. Nhưng khi đến 53 tuổi, John D. Rockefeller đã đương đầu với chứng bệnh lo âu và sự căng thẳng của đời sống. Chính vì nguyên nhân này, ông đã mắc căn bệnh đau dạ dày, bệnh tiêu hóa (digestive maladies), làm tóc rụn và ngay cả lông mày của ông. Người ta cho biết rằng ông không có thời giờ để thư giản, không thời gian để chơi thể thao, không thời gian để làm bất cứ điều gì, ngoại trừ việc làm ra tiền và dạy lớp Trường Chúa Nhật. Có lần người bạn đồng lao George Gardner mua chiếc du thuyền và mời ông cùng đi chơi cho thư giản tinh thần. Nhưng ông đã từ chối lời mời chơi trên du thuyền và ông đã lao đầu vào làm việc mặc dù đó là ngày thứ bảy.
Qua sự cố vấn chuyên nghiệp của các Bác sĩ châm sóc sức khỏe ông John D. Rockefeller đã giúp phục hồi sức khỏe và cứu mạng sống của ông. Các Bác sĩ khuyên ông nên thực hiện 3 qui luật như:

1. Nên tránh lo lắng. Đừng bao giờ lo lắng bất cứ điều gì dù trong bất cứ tình huống nào.
2. Hãy thư giản, và tận dụng nhiều thời gian để tập thể dục nhẹ trong không khí thoáng.
3. Hãy theo dõi chế độ ăn uống của bạn. Luôn luôn dừng ăn uống nếu bạn cảm thấy không đói nhiều.

Càng sống trải nghiệm đời và niềm tin theo Chúa, ông John D. Rockefeller đã nhận thức thế nào tiền bạc khó có thể đem lại niềm hạnh phúc cho con người. Vì thế, ông đã dâng rất nhiều tiền bạc cho Nhà thờ, và tặng hàng triệu Đô-la cho Đại Học Chicago. Ông cũng tặng hàng triệu Đô-la cho công tác nghiên cứu chống lại bệnh tật giết người trên thế giới.
Cuộc đời của John D. Rockefeller đã cảm nhận được niềm vui thỏa khi ông đặt lòng tin nơi Chúa, hạnh phúc khi ban tặng cho người khác ,bình an khi ông quẳn gánh lo đi (Stop Worry ing and Start Living).

Khoa học tân tiến ngày nay có thể giúp con người vượt qua mối hiểm hoạ của nhiều bệnh tật và giúp con người sống vui khỏe qua cách phòng ngừa bệnh tật như:

• Không vui quá hại tim.
• Không buồn quá hại phổi.
• Không tức quá hại gan.
• Không sợ quá hại thần kinh.
• Không suy nghĩ quá hại tỳ.
• Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên.
• Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.

Qua các nghiên cứu Y khoa, Bác sĩ Charles Mayo cho biết “Lo lắng ảnh hưởng hệ tuần hoàn, tim, các tuyến, tất cả hệ thần kinh. Tôi chưa từng biết một người bị chết vì làm việc quá sức, nhưng nhiều người chết vì sự nghi ngờ.”
Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người rơi vào trạng thái lo âu như áp lực của công việc, môi trường sống, và tình trạng sức khỏe. Khác với các bệnh thực thể có thể được điều trị bằng thuốc, để kiểm soát được lo âu, bạn cần có sức mạnh tinh thần và sự kiên nhẫn. Nhưng trên thực tế, nhiều người thường không quan tâm đến tình trạng này cho đến khi xảy ra hậu quả đáng tiếc. Theo các nghiên cứu khoa học, sự lo âu có thể âm thầm gây ra nhiều rối loạn cho sức khỏe mà bạn dường như chưa biết những hậu quả của chứng lo âu như:

1. Ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch
Đây là một trong những tác hại nguy hiểm nhất của sự lo lắng và buồn phiền. Phần lớn các trường hợp đột quỵ và đau tim xảy ra do nguyên nhân này. Quá lo lắng làm tăng hàm lượng hormon stress (cortisol) trong cơ thể gây cản trở các hoạt động tim mạch bình thường.

2. Rối loạn giấc ngủ
Sống trong trạng thái tâm trí lo âu là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ ban đêm. Để duy trì sức khỏe, mỗi người nên ngủ ít nhất 6 tới 8 tiếng mỗi ngày. Nhưng nếu bạn không thể ngủ đủ hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm, điều đó có nghĩa tâm trí bạn đang bị rối nhiễu nghiêm trọng. Một khi tâm trí bất ổn và chức năng hoạt động của nó bất thường, giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng cách đáng kể.

3. Làm bệnh mạn tính nặng thêm
Tâm trạng lo lắng có thể khiến bạn bị các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp, và khi bạn quá lo âu có thể làm các triệu chứng của bệnh nặng hơn.

4. Sợ hãi
Lo lắng quá nhiều về điều gì đó có thể trở thành chứng sợ hãi được coi là một rối loạn tâm thần (mental disorder). Ví dụ, bạn đang ở trước đám đông và căng thẳng vì điều đó, bạn có thể bắt đầu thấy sợ hãi. Các suy nghĩ tiêu cực có thể làm bạn hoảng loạn trong khi trên thực tế không có gì đáng sợ.

5. Căng cơ bắp
Các chuyên gia cho biết đây là một trong những rối loạn do lo âu gây ra. Nếu bạn bị rối loạn lo âu (anxiety disorder), bạn có thể cảm thấy đau mỏi vai hoặc hàm. Bạn nên có biện pháp phòng ngừa trước khi điều đó xảy ra.

6. Rối loạn tiêu hóa
Có thể ban đầu lo âu là một trạng thái tâm thần nhưng sau đó nó bắt đầu gây ảnh hưởng lên khắp cơ thể. Đây là dấu hiệu của sự rối loạn tiêu hóa (digestive disorder). Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng thể chất gây ra bởi lo âu. Bạn có thể bị đau bụng, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy vv…

7. Gây mất tự tin
Khi bạn cảm thấy lo âu về điêù gì đó trong cuộc sống, bạn sẽ trải nghiệm sự rối loạn lo âu xã hội (social anxiety disorder). Lo âu bắt đầu khi tâm trí bị xáo trộn. Trước khi tham dự một bữa tiệc hoặc một sự kiện xã hội, nếu quá mất tự tin, bạn sẽ không thể giao tiếp trong sự kiện.

8. Rối loạn ám ảnh cưỡng bách
Khi bạn lâm vào tình huống quá lo lắng, bạn sẽ mắc phải căng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng bách (obsessive-compulsive disorder – OCD). Các nhà tâm lý học nói rằng tư duy ám ảnh và thái độ cưỡng bách của một người gia tăng khi người đó bị rơi vào tâm trạng lo âu. Những người bị rối loạn này có thể dễ dàng bị mất bình tĩnh.

Người Việt Nam chúng ta rất quen thuộc với những câu ca dao mô tả nỗi niềm lo lắng và băng khoăng của con người trong cuộc sống như:

“Ăn được ngủ được là tiên, Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.”
“Cơm là món thuốc nuôi thân
Ăn đúng giờ giấc cân bằng dẻo dai.”
“Ăn theo Buổi, ngũ theo giờ
Ấy là sức khỏe, không ngờ cho thân!”
“Kẻ trí thì quý cái sức
Kẻ dại thì quý cái ăn.!”
“Ăn không lượng, hại cho sức khỏe (a)
ngũ không cân, hại trí thông minh (b)
Bậc trí biết tính (lượng&Cân)..!
Sống vui có sức, cân bằng trí minh.!”
“Lo buồn nghĩ chẳng ích chi
Đời còn vui được ta thời cứ vui
Một mai ba tấc đất vùi
Trần gian để lại nụ cười cho hoa.”

Bài hát “Lo Gì” do tác giả Đức Dũng biên soạn dựa theo lời Chúa Giê-su giảng dạy về “Vấn Đề Lo Lắng” trong sách Ma-thi-ơ 6:25-34:

Cuộc đời bon chen giữa muôn con người, cùng niềm lo lắng áo cơm bạc tiền. Này người bạn ơi! Chớ quá buồn lo hãy cứ tin yêu Cha quan phòng là Thiên Chúa.
Chẳng gặt chẳng gieo lũ chim trên trời,
chẳng dệt chẳng may đóa hoa ngoài đồng.
Ngày ngày chim ca hát xướng cùng hoa
thấy lũ chim no, hoa kia đẹp hơn áo vua.

Lo gì? Ngày mai mai sẽ lo gì?
Lo gì mặc chi ăn uống chi lo gì?
Lo tìm, tìm vui công chính Cha.
Lo gì? Lo tìm tìm cho ta nước Cha.
Này bạn ta quý hơn – là loài chim đóa hoa,
thì băn khoăn ngày mai làm chi?
BẠN ƠI! ĐỪNG LO.

Từ ngữ “Lo lắng – worry” xuất phát từ nguyên văn Hi ngữ “merimnao” nghĩa là “to be pulled apart – bị kéo ra”. Chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của sự quan tâm (concern) và ý nghĩa của sự lo lắng (worry). Harold Stephen nó rằng “Có một điểm khác biệt lớn giữa sự lo lắng và sự quan tâm. Người lo lắng nhìn thấy nan đề, và người quan tâm giải quyết nan đề – There is a great difference between worry and concern. A worried person sees a problem, and a concerned person solves a problem.” Quan tâm là khi chúng ta có thể làm vài điêù gì để giúp cho một hoàn cảnh mà chúng ta thực hiện theo khả năng của mình. Lo lắng là khi chúng ta không có thể làm vài điều gì đó, nhưng chúng ta lại không muốn trao điêù đó lên cho Chúa. Vì thế, lo lắng là một tội lỗi theo ý nghĩa thuộc linh bởi vì lo lắng phản ảnh về sự bất tín và tính vô ích.

Chúa Giê-su đã dùng từ “lo lắng – worry” khoảng 6 lần qua các cụm từ như:
• “Đừng lo lắng – Do not worry”- Chúa Giê-su phán dạy 3 lần “Đừng lo lắng” bởi vì chính Ngài hứa sẽ chăm sóc chúng ta qua cung ứng nhu cầu cho mỗi chúng ta.

• Cụm từ “Đừng lo lắng – Do not worry” mà Chúa Giê-su dạy dỗ không có nghĩa là không có kế hoạch cho đời sống của chúng ta, hay không cần quan tâm. Nhưng Ngài muốn chúng ta vẫn làm việc siêng năng, hoạch định các chương trình tài chánh, tham vọng nghề nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, và những nhu cầu cho cuộc sống.

• Chúa muốn chúng ta đừng lo lắng bởi vì Ngài sẽ:
1) Ngài sẽ tiếp trợ cho chúng ta mọi nhu cầu cần thiết.
2) Ngài sẽ chăm sóc từng chi tiết trong đời sống của chúng ta.
3) Ngài sẽ gia thêm ngày tháng tuổi thọ nếu chúng ta không ưu phiền mà trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài.
4) Ngài luôn quý trọng mỗi sự hiện hữu và tâm hồn cũng như thể xác của chúng ta bởi vì chúng ta là vật thọ tạo theo hình ảnh của Ngài.

Từ Hi lạp “merimnaō” được giải thích là “có mối lo âu (have anxiety), băng khoăn (be anxious), lo lắng (be concerned).” Theo Từ nguyên học (Etymology), Hi ngữ “merimnao” được trích từ “merizo” có nghĩa là “phân chia, ngăn cách – to divide” và Hi ngữ “nous” nghĩa là “tâm trí – mind.” Trong sách 1 Cô-rinh-t ô 7:33 ghi chép về “tâm trí bị phân chia – divided mind”.

Trong Tự điển Anh Ngữ chữ “Lo lắng – worry” đồng nghĩa với các từ như: “nỗi đau buồn (mental distress) hay tâm trạng bối rối (agitation), và lo âu (anxiety). Từ “lo lắng – worry” trong Anh ngữ được hình thành từ Cổ Anh ngữ (Old English) “wyrgan” và Cổ Đức ngữ (Old High German) “wurgen” đều mang cùng ý nghiã là “làm nghẹt, bóp nghẹt – to strangle, làm ngột thở, làm tắc thở – to choke”

Bí Quyết Để Đắc Thắng Sự Lo Lắng Trong Cuộc Sống

Trải qua đời sống của mỗi chúng ta, không ít thì nhiều chúng ta đều đối diện với những cơn bảo của thử thách của hôn nhân, khó khăn tài chánh, thiên tai môi trường, và bệnh tật thể xác. Có khi Satan cũng rình rập và tấn công chúng ta qua các mưu lược khác nhau. Nhưng Cảm tạ ân điển của Chúa Giê-su luôn quan phòng và bảo vệ chúng ta mỗi giây phút trong hành trình bước đi theo Ngài. Chúng ta hãy luôn luôn ghi nhớ và tin cậy rằng Ngài là Thiên Chúa của Tình Yêu; vì thế, Ngài luôn sẵn lòng và nhìn thấy nhu cầu của mỗi con người nhỏ bé và yếu đuối của chúng ta. Các sách Phúc Âm đã ghi chép tâm tình yêu thương và mục vụ dấn thân của Ngài thể hiện cho con người:

• Khi một người bị què quặt khẩn nài cùng Ngài.
• Khi một người đàn bà quá bụa có đứa con trai chết.
• Khi các môn đệ không thể đánh bắt cá được.
• Khi đoàn dân đông đang đói khát.
• Khi La-xa-rơ bị chết, Chúa Giê-su đã bày tỏ quyền năng của Ngài qua phép lạ.
• Khi giông bảo kéo đến trên con thuyền khiến các môn đồ sợ hãi.

Mỗi khi nguy khốn bao phủ trên đời sống của chúng ta, chúng ta hãy nhớ rằng Chúa sẽ ban năng lực và đức tin cho chúng ta nhằm giúp chúng ta vượt qua mọi cơn ba đào đó; “Và này, Ta hằng ở cùng các con luôn cho đến tận thế.” (Ma-thi-ơ 28:20). Những cơn bảo táp của cuộc đời hay thử thách thoạt đến cho chúng ta chỉ là những bài học đo lường kích chiều tâm linh cũng như chiều sâu, chiều dài, chiều rộng, chiều cao của mối liên hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa:

• Mức độ trưởng thành tâm linh của mỗi chúng ta.
• Sự hiểu biết của chúng ta về Đức Tính của Chúa.
• Sức mạnh và chiều sâu của lòng cam kết của chúng ta.
• Tinh thần chịu rèn luyện và học tập của chúng ta.
• Thái độ đầu phục và kính yêu Chúa của chúng ta.

Khi càng lớn tuổi, tâm trạng suy tư thường bị lôi cuốn vào quỹ đạo tiêu cực và bất ổn thay vì tích cực mà lạc quan yêu đời. Một số vấn đề mà quý vị Cao niên thường trăn trở như:

• Sức khỏe của tôi sẽ ra sao?
• Điều gì sẽ xảy ra cho người phối ngẫu của tôi?
• Tương lai tôi sẽ tiếp tục sống tự lập hay bị lệ thuộc vào ai?
• Tôi sẽ mắc căn bệnh sa sút trí tuệ không?
• Tài chánh của tôi sẽ bị thiếu thốn chăng?
• Tôi sẽ phải trải nghiệm nhiều đau nhức và bệnh tật không?
• Cái chết của tôi có trở nên khó khăn không?
• Cuối quãng đời của tôi có làm vinh hiển Danh Chúa không?
• Tôi có được vào nước Thiên đàng không?

Có rất nhiều vấn đề quan tâm hợp tình và hợp lý của người cao tuổi, nhưng cũng là thách thức cho họ trong tiến trình cần thực hiện các thay đổi cần thiết cho hoàn cảnh của cuộc sống. Tuy nhiên, điêù hết sức quan trọng mà mỗi người chúng ta cần trả lời câu hỏi là vận mệnh đời đời (eternal destiny) của mỗi linh hồn chúng ta sẽ đi về thiên đàng hay điạ ngục. Chúa Giê-su đã nhận thức giá trị mà con người cần quan tâm nhằm đặt ưu tiên trong đời sống thay vì lo âu những thứ khác:

Ta bảo các con, những bạn thân của Ta: “Đừng sợ những kẻ giết thân xác rồi sau đó không làm gì được nữa. 5 Nhưng Ta sẽ bảo cho các con phải sợ ai: Hãy sợ Đấng sau khi giết rồi còn có quyền ném vào hỏa ngục. Phải, Ta bảo các con, hãy sợ Đấng ấy! 6 Có phải năm con chim sẻ chỉ bán được hai đồng tiền sao? Thế mà, không một con nào bị Đức Chúa Trời bỏ quên! 7 Hơn nữa, ngay tóc trên đầu các con cũng đã được đếm hết rồi. Vậy, đừng sợ, vì các con còn quý hơn nhiều chim sẻ! (Lu-ca 12:4-7).

Mục Sư Ngô Việt Tân

(Trích Từ QUYỂN SÁCH – ĐỜI SỐNG ĐẮC THẮNG TRONG CHÚA – TÁC GIẢ MỤC SƯ NGÔ VIỆT TÂN – 2017)

LIỆN LẠC MUA SÁCH:
MỤC SƯ NGÔ VIỆT TÂN
TEL: 403-922-2209
EMAIL: ngoviettan@hotmail.com
https://www.facebook.com/SachTinLanh/

GIỚI THIỆU SÁCH S Ẽ XUẤT BẢN 2017 – 2018
Thái Độ Của Cơ Đốc Nhân Attitudes of Christians
Bí Quyết Của Đời Sống Thành Công The Secret of Successful Life
Sống Hạnh Phúc Live A Happy Life (Sống Khỏe, Sống Trẻ, Sống Vui Vẻ, Sống Phải Lẽ, Sống Chia Sẻ)
Năng Lực Của Đời Sống Cầu Nguyện The Power of A Praying Life

Mục Sư Ngô Việt Tân là Tác giả của nhiều Bài Viết, Quyển Sách và Chuyên đề huấn luyện và giảng dạy như:
Đời Sống Quân Bình,
Quản Chế Căng Thẳng Trong Đời Sống
Kỷ Luật Tâm Linh,
Đào Luyện Môn Đệ Theo Thánh Kinh,
Bí Quyết Sống Thành Công,
Sống Hạnh Phúc,
Thái Độ Của Cơ-đốc-nhân,
Định Hướng Đời Sống Tâm Linh
Đời Sống Sâu Nhiệm Trong Chúa
Đời Sống Đắc Thắng Trong Chúa
Những Sứ Điệp Phấn Hưng
Hẹn Hò & Hôn Nhân
Tâm Tình Của Chúa Cứu Thế
Đức Hạnh Của Cơ Đốc Nhân
Thần Học Cơ Đốc Giáo Dục
Thần Học Khôn Ngoan
Tự Điển Từ Ngữ Thần Học
Sống Theo Đời Hay Sống Theo Trời,
Sống Thử Sống Thật,
Ngày Tình Yêu Tại Sao Nói Chuyện Hẹn Hò?,
Hôn Nhân Theo Thánh Ý Chúa,
Tăng Trưởng Thuộc Linh,
Kiểm Tra Chiều Kích Tâm Linh
Đạo Đức Cơ-đốc,
Giáo Dục Trong Hội Thánh,
Kiến Tạo Linh Năng,
Sống Đạo Theo Thánh Kinh,
Giải Quyết Xung Đột Trong Lãnh Đạo,
Thuật Lãnh Đạo Theo Nguyên Tắc Thánh Kinh,
Hội Thánh Lành Mạnh: Hiệp Một,
Bí Quyết Quân Bình Trong Mục Vụ,
Người Quả Gia Huyền Nhiệm Của Đức Chúa Trời,
Đời Sống Phục Hưng, Cầu Nguyện Phục Hưng,
Bí Quyết Phá Vỡ Các Đồn Lũy,
Thánh Vụ Cầu Thay Đầy Quyền Năng,
Người Được Phước, Gia Đình Được Phước,
Hội Thánh Được Phước,
Doanh Nhân Được Phước,
Quốc Gia Được Phước,
Người Cha Ảnh Hưởng,
Người Mẹ Ảnh Hưởng,
Người Chăn Bầy Của Đức Chúa Trời,
Chiến Lược Truyền Bá Tin Lành: Giáo Dục, Văn Phẩm, Truyền Thông…cùng các đề tài khác liên quan tới Giáo dục, Mục vụ và quan điểm Thần học Thánh Kinh.

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Mục Sư Ngô Việt Tân hiện là Viện Phó, Giáo Sư, và Thành Viên Ban Quản Trị Viện Thần Học Báp-tít Việt Nam. Từ năm 1987, ông được Chúa kêu gọi học lời Chúa và phục vụ Ngài qua 6 Hội Thánh và các Mục vụ khác nhau như: Chủ Nhiệm Tạp Chí Hi Vọng Magazine (2003-present), Quản Nhiệm Hội Thánh Tin Lành Cộng Đồng (2002-present), Hội Trưởng Hội Chuyên Gia & Doanh Nhân Cơ đốc (2009), Nhà Xuất Bản Niên Giám Doanh Nhân & Mục vụ tại Calgary và Red Deer, Alberta (2006), Điêù Hợp Viên Liên Hữu Báp Tít Việt Nam Canada (2003). Mục Sư Ngô Việt Tân tốt nghiệp Cử Nhân Cơ-đốc Giáo Dục (BA – 1992) Taylor University, Cao Học Giáo Dục Tôn Giáo (MRE – 1994) Trinity Western University, Cao Học Thần Đạo (M.Div – 1997) McMaster University, Tiến Sĩ Giáo Dục (D.Ed – 2009) Southwestern Baptist Theological Seminary.

Mục Sư Ngô Việt Tân là Tác giả của các quyển sách như:

Định Hướng Đời Sống Tâm Linh (Purpose Driven Spiritual Life), Đời Sống Sâu Nhiệm Trong Chúa (The Deeper Life In God), Những Sứ Điệp Phấn Hưng (The Messages of Revival), Đời Sống Đắc Thắng Trong Chúa (The Victorious Life In God), Hẹn Hò & Hôn Nhân (Dating & Marriage), “52 Bài Giảng Phục Hưng Tâm Linh”, “52 Bài Giảng Cầu Nguyện Phục Hưng”.


Comments

Giới Thiệu Sách – “Đời Sống Đắc Thắng Trong Chúa” — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *