HomeGĐTM GIẢI ĐÁP THẮC MẮCGĐTM.Giải Đáp TM Linh TinhGiải Đáp Thắc Mắc – Liên Hệ giữa Đức Tin, Động Lực và Hành Động

Thắc mắc của NC: “Xin Mục sư giúp cho con biết: Đức Tin là gì? Động Lực là gi? Hành Động là gi? Và cách để giữ vững 3 cái này được không?”

Giải đáp:  Đức tin, theo định nghĩa đúng nhất (mà mọi người đều biết) nằm trong Hêbơrơ 11:1 ~ “Vả, ĐỨC TIN là sự BIẾT CHẮC VỮNG VÀNG của những điều mình đương trông mong là BẰNG CỚ của những điều mình CHẲNG XEM THẤY.”

Khi nói đến ĐỨC TIN của Cơ-đốc nhân, chúng ta phải đề cập đến NHỮNG ĐIỀU MÌNH CHẲNG XEM THẤY mà mình ĐANG TRÔNG MONG! Cơ đốc nhân chân chính xem tất cả những gì mình thấy được trên đời nầy là tạm bợ, vì cuối cùng những điều đó cũng sẽ mất hay bị thiêu hủy. Vì cớ đó, họ chăm chú, tập trung nghị lực của mình để tìm kiếm hay tạo nên những gì còn lại đời đời trong cõi đời sau, nơi thiên đàng vinh hiển đang chờ đợi họ sau cái chết của thể xác.

Sự HIỂU BIẾT về lẽ thật đó, và sự HAM THÍCH (ham mến) những gì quý báu hơn tiền bạc của cải tạm bợ trên đời nầy là ĐỘNG LỰC thúc đẩy họ có những HÀNH ĐỘNG của đức tin. Hêb. 11:16 “Nhưng họ HAM MẾN một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời; nên Ðức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Ðức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã sắm sẵn cho họ một thành.”

Sự ham mến đó là ĐỘNG LỰC thúc đẫy họ trung tín theo Chúa và sẵn sàng có những HÀNH ĐỘNG vâng phục của đức tin: Đó là họ sẵn sàng sống chết vì Chúa, sẵn sàng hy sinh vì Ngài và chấp nhận mọi lỗ lã mất mát, và phục vụ Chúa không biết mỏi mệt.  Hêb. 11:24-26 ~ “C. 24 Bởi ĐỨC TIN, Môi-se lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pha-ra-ôn (hành động: chấp nhận mất mát, lỗ lã, mất danh vọng và giàu có), C. 25 đành cùng dân Ðức Chúa Trời chịu hà hiếp (hành động: chấp nhận đau khổ, nhục nhã, hy sinh cho người khác) hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi (hành động: bỏ đi những vui thú của thế gian), C. 26 người coi sự sỉ nhục về Ðấng Christ (hành động: hy sinh, chịu khổ vì Chúa) là quí hơn của châu báu xứ Ê-díp-tô (hành động: xem thường của cải tạm bợ thấy được), vì người ngửa trông sự ban thưởng.” (Động lực: trông mong hay ham thích những phần thưởng giá trị đời đời là điều chẳng xem thấy hay chưa thấy được).

Để giữ vững được ba điều đó, bí quyết là TẬP TRUNG con mắt thuộc linh của mình để NHÌN CHĂM vào những gì quý báu trong cõi đời đời mà con mắt thuộc thể của chúng ta chưa thấy được, như Phao-lô dạy trong 2Côrinhtô 4:18 ~ “Bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm SỰ KHÔNG THẤY ĐƯỢC; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được LÀ ĐỜI ĐỜI KHÔNG CÙNG vậy.”

 Mục sư Nguyễn Duy Tân


Comments

Giải Đáp Thắc Mắc – Liên Hệ giữa Đức Tin, Động Lực và Hành Động — 2 Comments

  1. Xin Quí vị Mục sư cho biết lý do vì sao không nên vỗ tay sau khi một người nào đó tôn vinh Chúa?

    Người hướng dẫn chương trình thờ phượng có nên nói cám ơn nói cám ơn anh A. sau khi anh này hát tôn vinh Chúa không?

    Cho tôi xin phần Kinh Thánh trưng dẫn?

    Cám ơn nhiều

    Loi

    • Bạn Thanh Loi mến. Nếu chúng ta vỗ tay khi các em bé hát ngợi khen Chúa thì không gì sai, vì đó là để khích lệ các em tiếp tục chịu cực tập hát để phục vụ Chúa. Nhưng đối với người lớn, thì động lực của họ là để phục vụ Chúa khi hát chứ không phải để tìm vinh dự cá nhân, nên chúng ta không nên vỗ tay tán thưởng họ. Làm như vậy chúng ta có thể làm mất phần thưởng mà Chúa dành cho họ. Nếu họ bị cám dỗ mà đón nhận vinh dự đó thì họ sẽ bị mất phần thưởng từ Chúa (Math. 6:1)
      Nếu người hướng dẫn chương trình cám ơn người vừa hát tôn vinh Chúa, không nói gì thêm, thì lời cám ơn không phải là lời tán thưởng nhưng chỉ là một chút khích lệ để người đó không nãn chí trong công việc. Người hướng dẫn CT vẫn có thể bày tỏ những lời phản hồi như: “Tạ ơn Chúa, tôi tin rằng bài hát vừa qua thật đã mang đến nhiều khích lệ cho HT!” Vì mỗi chúng ta cần khích lệ lẫn nhau. Người thì dùng lời thánh ca khích lệ anh em mình, người được khích lệ thì nên đáp lại bằng sự tạ ơn Chúa và khích lệ người đã dùng ơn Chúa mà khích lệ mình. (Êphêsô 5:19).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *