HomeGĐTM GIẢI ĐÁP THẮC MẮCGĐTM.Giải Đáp 306 Thắc MắcGiải Đáp 306 Câu Hỏi của Tín Hữu Cơ Đốc – Diệp Dung

 

© 2007 Tác già giữ bản quyền –  Tái bản lần thứ tám năm 2009

NỘI DUNG

Lời Tựa                                                                5

Lời Giới Thiệu                                                      6

  1. TÔN GIÁO THẾ GIỚI           15

 

  1. LỊCH SỬ CƠ ĐỐC GIÁO                    62

 

  1. CÔNG GIÁO & TIN LÀNH                    90

 

  1. GIÁO LÝ TỔNG QUÁT                              117

 

  1. GIÁO LÝ CỨU RỖI                              147

 

  1. KINH THÁNH                                        170

 

  1. DO THÁI & DO THÁI GIÁO           177

 

  1. NGÀY LỄ & PHONG TỤC                    191

 

  1. NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU                    211

 

  1. LINH TINH                              227

 

Tài Liệu Tham Khảo                                            265

Mục Lục Kinh Thánh

 

Mục Lục Sách

 

Ý Kiến Độc Giả

 

 

 

 

 

 

Mục Lục Sách

 

  1. TÔN GIÁO THẾ GIỚI

 

H1.      Ai sáng lập Ấn Độ Giáo?        11

H2.      Ai sáng lập Lão Giáo?            13

H3.      Ai sáng lập Nho Giáo hay Khổng Giáo?        14

H4.      Ai sáng lập Phật Giáo?           19

H5.      Ai sáng lập Hồi Giáo? 22

H6.      Ai sáng lập đạo  Baha’i ?        26

H7.      Ai sáng lập đạo Cao Đài?       29

H8.      Ai sáng lập đạo Hòa Hảo?      32

H9.      Ai thành lập Do Thái Giáo?    35

H10.    Ai sáng lập Cơ Đốc Giáo?      38

H11.    Bởi  đâu mà có Giáo Hội Công Giáo La Mã?            44

H12.    Bởi đâu mà có Chánh Thống Giáo (Orthodox Church)?        46

H13.    Giáo Hội Tin Lành được thành lập trong trường hợp nào?    49

H14.    Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Lutheran?    50

H15.    Ai thành lập Anh Quốc Giáo (Church of England)?  51

H16.    Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão?           53

H17.    Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Mennonite? 54

H18.    Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Báp-tít?       57

H19.    Ai thành lập Giáo Hội Episcopal ?     60

H20.    Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Anh Em ?    61

H21.    Ai thành lập Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm?    63

H22.    Ai sáng lập Giáo Hội Tin Lành Giám Lý?      67

H23.    Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Cứu Thế Quân ?      69

H24.    Giáo Hội Ngũ Tuần (Pentecostal Church) có từ khi nào?      70

H25.    Ai thành lập Hội Thánh Đấng Christ (Church of Christ)?      72

H26.    Ai thành lập Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA)?          75

H27.    Ai thành lập Giáo phái Chứng Nhân Giê-hô-va?       79

H28.    Ai thành lập Giáo phái Mormon?       82

H29.    Ai thành lập Giáo phái Christian Science (Khoa Học Cơ-Đốc) ?      85

 

  1. LỊCH SỬ CƠ ĐỐC GIÁO

 

H30.    Tại sao Do Thái Giáo bắt bớ Cơ Đốc Giáo?   87

H31.    Số phận của 12 sứ đồ ra sao?  88

H32.    Sau các sứ đồ, ai lãnh đạo Hội Thánh?           89

H33.    Các Giáo Phụ nào còn lưu danh đến hậu thế?            90

H34.    Tại sao các Hoàng đế La Mã bách hại Cơ Đốc Giáo?            91

H35.    Cơ Đốc Giáo phải chịu bao nhiêu cơn bách hại của các Hoàng Đế La Mã?  92

H36.    Khi nào các Hoàng Đế La Mã chấm dứt các cuộc bách hại Cơ Đốc Giáo?   95

H37.    Tại sao Hoàng đế Constantine bỏ Đa Thần Giáo để trở lại Cơ Đốc Giáo?    96

H38.    Tại sao Chánh Thống Giáo và Công Giáo La-mã tách rời nhau?       98

H39.    Tại sao Anh Quốc Giáo ly khai với Công Giáo La Mã?         99

H40.    Tòa Án Dị Giáo hay Tôn Giáo Pháp Đình là gì ?       100

H41.    Tòa án Dị Giáo sát hại bao nhiêu giáo dân vô tội?     101

H42.    Ngày xưa người ta có được tự do đọc Kinh Thánh hay dịch Kinh Thánh như ngày nay không?     101

H43.    Tại sao Giáo Hội Công giáo La mã cấm giáo dân đọc Kinh Thánh?  102

H44.    Đến khi nào tín hữu Công Giáo La Mã mới được phép đọc K. Thánh?        102

H45.    John Wycliffe là ai?    103

H46.    John Huss là ai?          104

H47.    Jeanne d’Arc là ai?      105

H48.    William Tyndale là ai?            106

H49.    Galileo là ai?   107

H50.    Tại sao có Phiếu Xá Tội trong Giáo Hội Công Giáo La Mã? 108

H51.    Do đâu mà có việc buôn bán phiếu xá tội?     109

H52.    Martin Luther là ai?    109

H53.    Tại sao Martin Luther chống lại việc buôn bán phiếu xá tội của Giáo Hoàng?          111

H54.    Giáo Hoàng đối phó với Martin Luther như thế nào?            112

H55.    Martin Luther đối phó với giáo lệnh dứt phép thông công như thế nào?       113

H56.    Giáo Hoàng phản ứng thế nào đối với việc Martin Luther đốt lệnh dứt phép thông công?  113

H57.    Chuyện gì xảy ra sau Hội Nghị Worms?        115

H58.    Giáo Hoàng phản ứng thế nào khi hay tin Martin Luther trở lại Wittenberg?           116

H59.    Điều gì xảy ra cho công cuộc cải chánh sau khi Martin Luther qua đời?       117

H60.    Khi nào cuộc cải chánh thành công?  118

H61.    Ngoài cuộc cải chánh của Martin Luther, có cuộc cải chánh nào khác không?          119

H62.    Ngoài hai cuộc cải chánh ở Đức và Thụy Sĩ, có cuộc cải chánh ở xứ nào khác không?        121

H63.    Tại sao Giáo Hội Tin Lành Lutheran tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã?       123

H64.    Lúc nào Công Giáo La Mã và Tin Lành Lutheran thống nhất giáo lý cứu rỗi?         124

H65.    Tại sao Hồi Giáo muốn tiêu diệt Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo?     124

H66.    Tại sao Cơ Đốc Giáo có nhiều cuộc thánh chiến với Hồi Giáo?        126

 

  1. CÔNG GIÁO & TIN LÀNH

 

H67.    Đạo Công Giáo La Mã truyền đến Việt Nam vào năm nào?  132

H68.    Hội Thánh Tin Lành Việt Nam thành lập vào năm nào?        134

H69.    Tại sao phải gọi là Giáo Hội Công Giáo La Mã?        144

H70.    Những điều gì giống nhau giữa Công Giáo La Mã và Tin Lành?      144

H71.    Những điều gì khác nhau giữa Công Giáo La Mã và Tin Lành?        145

H72.    Giáo Hội Công Giáo La-mã và Giáo Hội Tin Lành có các Thánh Lễ (Bí tích) như nhau không?     146

H73.    Sách Giáo lý Công Giáo có dạy mười điều răn đúng theo Kinh Thánh Công Giáo không?  147

H74.    Kinh Thánh Cựu Ước của Công Giáo La Mã có bao nhiêu sách nhiều hơn Kinh Thánh Cựu Ước của Tin Lành?  149

H75.    Có phải Thánh Phi-e-rơ (Phê-rô) là Giáo Hoàng đầu tiên?     150

H76.    Giáo Hoàng có “Ơn bất khả ngộ.” Giáo Hoàng có phạm tội không? 150

H77.    Giáo Hoàng nào có vợ?          151

H78.    Giáo Hội Công Giáo La Mã có cho phép giáo dân thờ phượng Đức Mẹ Maria không?       152

H79.    Giáo Hội Công Giáo không cho thờ Đức Mẹ Maria. Tại sao tín hữu Công Giáo vẫn thờ Đức Mẹ Maria? Tại sao tín hữu Tin Lành không thờ Đức Mẹ Maria?       153

H80.    Đức Mẹ Maria có quyền ban phước không?  154

H81.    Tại sao Công Giáo cho rằng Bà Ma-ri đồng trinh suốt đời?   155

H82.    Tại sao Tin Lành không tin Bà Ma-ri đồng trinh suốt đời?     157

H83.    Tại sao Công Giáo La Mã tin Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội? Các Giáo Hội Tin Lành có tin như vậy không?            159

H84.    Tại sao các Giáo Hội Tin Lành không tin Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời?   160

H85.    Tại sao Giáo Hội Công Giáo dạy “Thánh Maria là Mẹ của Đức Chúa Trời.”?          161

H86.    Tại sao Giáo Hội Tin Lành không tin Đức Mẹ Maria là Mẹ của Đức Chúa Trời?     164

H87.    Tại sao tín hữu Tin Lành không tin Bà Ma-ri là Đấng Trung Bảo hay trung gian phụ giữa Đức Chúa Trời và nhân loại?        165

H88.    Tại sao tín hữu Công Giáo tin rằng sau khi chết, mỗi người Công Giáo đều phải xuống Luyện Ngục?       166

H89.    Giáo Hội Công Giáo căn cứ vào đâu để tin có Luyện Ngục (Purgatory)?     166

H90.    Tại sao tín hữu Tin Lành không tin có Luyện Ngục? 168

H91.    Tại sao linh mục Công Giáo không được có vợ nhưng mục sư Tin Lành có vợ?      169

H92.    Có phải tất cả linh mục Công Giáo La Mã đều độc thân?      170

H93.    Tại sao tín hữu Tin Lành không thờ ôâng bà cha mẹ, nhưng tín hữu Công Giáo Việt Nam thờ ông bà cha mẹ?            171

H94.    Kinh Thánh Công Giáo có cấm thờ thần tượng không?        172

H95.    Tại sao tín hữu Tin Lành không thờ phượng hình tượng của Chúa? 173

H96.    Cơ đốc nhân có nên cầu nguyện với các Thánh  không?        174

H97.    Tại sao các Giáo Hội Tin Lành dùng thánh giá không có hình Chúa bị đóng đinh, trái lại Công Giáo La Mã lại dùng thánh giá có hình Chúa bị đóng đinh?   175

 

  1. GIÁO LÝ TỔNG QUÁT

 

H98.    Đức Chúa Trời có những đặc tính nào?          177

H99.    Cựu Ước và Tân Ước là gì?    178

H100.  Có bao nhiêu giao ước Đức Chúa Trời đã thành lập với loài người? 179

H101.  Nơi nào trong Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời có Ba Ngôi?      180

H102.  Làm cách nào để hiểu được Đức Chúa Trời Ba Ngôi?           181

H103.  Tại sao sự đồng trinh của bà Ma-ri khi sanh Đức Chúa Giê-su là quan trọng?           183

H104.  Tại sao sứ đồ Giăng dùng chữ Ngôi Lời (Giăng 1:1) để làm danh hiệu cho Đức Chúa Giê-su?       183

H105.  Giáo lý Nhập Thể của Đức Chúa Trời Ngôi Hai là gì?           184

H106.  Những lời tiên tri nào trong Cựu Ước được ứng nghiệm với Đức Chúa Giê-su trong Tân Ước?     185

H107.  Tại sao Đức Chúa Giê-su đến trong thế gian?            192

H108.  Phúc Âm Lu-ca 2:4 ghi Giô-sép thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Vậy, Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi vua Đa-vít qua ngã Giô-sép?   193

H109.  Nếu không kể Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi của vua Đa-vít qua ngã Giô-sép thì làm cách nào để chứng minh Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi của vua Đa-vít để ứng nghiệm lời dự ngôn của tiên tri Ê-sai 9:5-6?           194

H110.  Tại sao người ta gọi Đức Chúa Giê-su là Đấng Christ, Đấng Mê-si hay Đức Chúa Giê-su Christ?  194

H111.  Tại sao Giăng Báp-tít gọi Đức Chúa Giê-su là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Giăng 1:29)?          195

H112.  Tại sao Đức Chúa Giê-su xưng mình là Con Người (Lu 12: 40)?      196

H113.  Tại sao không đặt tên Đức Chúa Giê-su là Em-ma-nu-ên theo như lời tiên tri Ê-sai dự ngôn?         197

H114.  Tại sao Đức Chúa Giê-su ví Ngài là gốc nho?            197

H115.  Tại sao Đức Chúa Giê-su từ chối uống mật đắng khi bị đóng đinh trên thập tự giá (Ma 27:34)?      198

H116.  Sau khi Đức Chúa Giê-su sống lại, Ngài vào nơi các môn đồ ở mà không cần phải mở cửa (Giăng 20:19). Khi tín hữu Cơ-Đốc sống lại họ có thể làm như Chúa được không?        198

H117.  Được xưng công bình là gì?   200

H118.  Được thánh hóa là gì? 202

H119.  Được cứu bởi ân điển là gì?    203

H120.  Người đã tin nhận Chúa rồi, sau có thể bỏ Chúa được không?          203

H121.  Có phải tội phạm sau khi chịu báp-têm thì không được tha thứ?       204

H122.  Chúa đối xử với tín đồ phạm tội như thế nào?           205

H123.  Sự cứu rỗi và phần thưởng có khác nhau không?      205

H124.  Hành động nào bị kể là phạm tội?      206

H125.  Tại sao Cơ đốc nhân vẫn còn phạm tội?         208

H126.  Khi Chúa Giê-su tái lâm thì sẽ có những biến động chính yếu nào xảy ra?   209

H127.  Tôi phải làm gì để sẵn sàng khi Chúa tái lâm?            212

H128.  Người không tin Chúa có sống lại không?     215

H129.  Có phải con người chỉ có thân thể và linh hồn?         216

H130.  Sau khi chết linh hồn sẽ đi về đâu?     217

H131.  Cơ-đốc nhân sống lại với thân thể hiện có hay một thân thể khác?   217

H132.  Có người giảng dạy nói rằng: “Vì Đức Chúa Trời là thánh, nên gia đình tín hữu nào không còn là nơi thánh nữa, hình phạt của Đức Chúa Trời chắc chắn phải đến gia đình đó.” Lời giảng dạy này có đúng không?    218

H133.  Quyết định của Hội Nghị Giê-ru-sa-lem là gì ?          220

H134.  Hành động nào bị xem là thờ hình tượng?     221

H135.  Sách Khải huyền 2:10 ghi: “Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống.” Có phải  mũ triều thiên của sự sống là sự cứu rỗi?      223

H136.  Căn cứ vào Phúc Âm Ma-thi-ơ 16:18, có phải Đức Chúa Giê-su thành lập Hội thánh Ngài trên sứ đồ Phi-e-rơ/ Phê-rô?      223

H137.  Trong thời Cựu Ước, người Do Thái nào vi phạm ngày thứ bảy Sa-bát đều phải bị tử hình. Tại sao ngày nay Cơ đốc nhân vi phạm ngày thứ bảy Sa-bát mà không bị hành phạt? 225

 

  1. GIÁO LÝ CỨU RỖI

 

H138.  Tôi tin Đức Chúa Giê-su hôm nay, khi nào tôi được tái sanh, được cứu và được sự sống đời đời?  227

H139.  Trường hợp nào làm tôi mất sự tái sanh, mất sự cứu rỗi và mất sự sống đời đời?     229

H140.  Thuyết thần đạo nào cho rằng khi một tín hữu được Chúa cứu rồi thì không bao giờ bị mất sự cứu chuộc mà Chúa đã ban cho?        232

H141.  Thuyết thần đạo nào cho rằng tín hữu có thể mất sự cứu chuộc?      232

H142.  Thuyết “Tiền Định” là gì ?      233

H143.  Cơ đốc nhân phạm tội có mất sự cứu chuộc không?  234

H144.  Có thể được cứu bằng cách tuân giữ luật pháp của Cựu Ước không?           235

H145.  Cơ đốc nhân có phải giữ thêm luật pháp của Cựu Ước để được cứu?           236

H146.  Có người nói rằng tin Đức Chúa Giê-su thì phải vâng lời Chúa mới được cứu. Họ nói như vậy có đúng không?            237

H147.  Một thầy Tin Lành viết báo dạy đạo nói: “Tín đồ phải chịu khó hành đạo thì mới hy vọng Chúa cứu.” Lời dạy đạo này có đúng với giáo lý cứu rỗi bởi ân điển của Chúa không?         239

H148.  Một thầy dạy đạo viết: “Kẻ phạm tội phải đi đến chỗ ăn năn thì mới được Chúa tha thứ, hầu không mất sự cứu rỗi, chứ không có nghĩa là tín đồ phạm tội mà vẫn được Chúa cứu đâu.” Lời dạy đạo này có đúng theo lời Chúa dạy trong Kinh Thánh không?            240

H149.  Một tờ báo dạy giáo lý căn bản cho tín hữu viết: “Thật ra qua lời dạy của Kinh Thánh, mỗi người có bổn phận tin Chúa, vâng theo lời Chúa dạy, sống ngay lành, thánh thiện thì mới được Chúa cứu.” Lời dạy này có đúng với Kinh Thánh không?          242

H150.  Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) có đòi hỏi tín hữu đã tin Chúa Giê-su rồi phải làm thêm điều lành thánh thiện để được cứu không?        245

H151.  Sứ đồ Phao-lô nói rằng tín hữu phạm tội “thì không hưởng được nước Đức Chúa Trời” (Ga 5: 21). Có phải Sứ đồ Phao-lô có ý nói tín hữu phạm tội thì mất sự cứu chuộc?        248

H152.  Sứ đồ Phao-lô nói, “Song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng?” (I Cô-rinh-tô 9:27). Có phải Phao-lô sợ  mất sự cứu chuộc?    249

H153.  Nơi nào trong Kinh Thánh xác nhận, chỉ tin nhận Đức Chúa Giê-su là đủ để được cứu?     250

H154.  Lời Kinh Thánh nào xác nhận người tin Chúa được cứu rồi thì không bao giờ mất sự cứu chuộc? 252

H155.  Tin Chúa nhưng không có báp-têm có được cứu không?       253

H156.  Phúc Âm Mác 16:16 ghi lời Chúa Giê-su phán: “Ai tin và chịu báp-têm sẽ được rỗi, nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt.” Có phải Chúa có ý nói tin mà không chịu báp-têm thì không được cứu rỗi?      254

H157.  Điều gì làm cho tín hữu mất sự cứu rỗi?         255

H158.  Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) có tin thuyết tín hữu có thể bị mất sự cứu rỗi không?       256

H159.  Có một tạp chí Tin Lành dạy đạo nói “Tin Chúa là một điều thiết yếu. Nhưng nếu chỉ nương cậy vào sự tin Chúa mà thôi, ta có thể vẫn bị bỏ.” Lời dạy đạo này có đúng không?           258

H160.  Tôi đã tin Chúa rồi, nhưng có lúc tôi nghi ngờ là tôi không được cứu. Làm cách nào để biết chắc tôi đã được cứu?    259

H161.  Đức Chúa Giê-su phán:“Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi” (Ma 7:21). Ý muốn của Cha ở trên trời là gì?  262

H162.  Sách Khải huyền 3:16 ghi lời Chúa phán:“Vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta.” Có phải câu nói nầy có ý nghĩa là Chúa không cứu tín hữu hâm hẩm?      262

H163.  Theo sách Khải Huyền 3:5 thì tên của tín hữu có thể bị bôi xóa khỏi sách sự sống, mất sự cứu rỗi. Có phải không?            264

 

  1. KINH THÁNH

 

H164.  Nguyên văn Kinh Thánh viết bằng ngôn ngữ nào?    266

H165.  Nguyên văn Kinh Thánh có đoạn và câu không?       267

H166.  Kinh điển Tân Ước được chọn theo tiêu chuẩn nào? 267

H167.  Tại sao gọi là Ngũ Kinh  Môi-se?       269

H168.  Kinh Thánh toàn bộ được in vào năm nào?    269

H169.  Tại sao người ta gọi sách Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca là Phúc Âm Cộng Quan hay Nhất Lãm?            270

H170.  Tài liệu Biển Chết là gì?          271

H171.  Bản Bảy Mươi (LXX) là gì?   273

H172.  Bản Vulgate là gì?      275

H173.  Ngụy Kinh hay Ẩn Kinh là gì?           276

 

  1. DO THÁI & DO THÁI GIÁO

 

H174.  Tại sao trong xứ Do Thái lại có xứ Ga-li-lê, xứ Sa-ma-ri và xứ Giu-đê (Giăng 4:3,4)?          279

H175.  Tại sao trong Kinh Thánh gọi người Do Thái là người Hê-bơ-rơ, có lúc gọi là dân Y-sơ-ra-ên hay dân Giu-đa?       282

H176.  Tòa Công Luận có từ thời nào và gồm có những ai? 283

H177.  Tại sao người Do-thái ở thời của Đức Chúa Giê-su không nói tiếng Do-thái (Hê-bơ-rơ) mà nói tiếng A-ram?            285

H178.  Lúc nào Ca-na-an đổi tên lại là Palestine?      285

H179.  Tại sao người Do Thái đặt tên quốc gia mình là Y-sơ-ra-ên? 286

H180.  Chi phái nào của dân Do-thái bị mất; chi phái nào còn tồn tại đến ngày nay?           287

H181.  Chức vụ nào gọi là “chức vụ chịu xức dầu?” 288

H182.  Tại sao dân Do Thái không ăn thịt thú vật chết ngột?            289

H183.  Quân lính giải Đức Chúa Giê-su đến thầy cả thượng phẩm Cai-phe. Chức vụ thầy cả thượng phẩm có từ thời nào?     290

H184.  Người Pha-ri-si là thành phần nào trong xã hội Do Thái?      291

H185.  Người Sa-đu-sê là thành phần nào trong xã hội Do Thái?      292

H186.  Các thầy thông giáo là thành phần nào trong xã hội Do Thái (Ma 23:27)?    293

H187.  Bởi nguyên do nào Hê-rốt là người Ả-Rập được làm vua của dân Do Thái?            294

H188.  Làm cách nào để phân biệt các vua Hê-rốt trong Tân Ước?   296

H189.  Nhà hội của người Do Thái (CV13:5) có từ thời nào?           297

H190.  Ai đã xây cất đền thờ Giê-ru-sa-lem? 299

H191.  Người Pha-ri-si và các thầy thông giáo cáo buộc các môn đồ của Đức Chúa Giê-su vi phạm lời truyền khẩu (Ma 15:2). Lời truyền khẩu là gì?       300

H192.  Tại sao dân chúng Do Thái coi người thâu thuế là người tội lỗi đáng khinh bỉ (Lu 19:7)?    301

 

  1. NGÀY LỄ & PHONG TỤC

 

H193.  Sách Lu-ca 22:15 ghi,“Đức Chúa Giê-su ăn lễ Vượt Qua với các môn đồ.”  Lễ Vượt Qua là lễ gì?            302

H194.  Sách Công vụ các Sứ đồ 2:1 ghi “Đến ngày lễ Ngũ Tuần các môn đồ nhóm lại một chỗ.” Lễ Ngũ Tuần là lễ gì?       304

H195.  Phúc Âm Giăng 7:2 ghi “Vả ngày lễ của dân Giu-đa, gọi là lễ Lều Tạm gần đến.” Lễ Lều Tạm là lễ gì?     305

H196.  Tại sao hằng năm lễ Giáng Sinh là ngày 25 tháng 12?           306

H197.  Có phải đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời?            307

H198.  Có phải Đức Chúa Giê-su giáng sinh vào năm thứ nhất của Công Nguyên? 308

H199.  Tại sao chữ Christmas hay Xmas đều có nghĩa là lễ Giáng Sinh?      308

H200.  Có phải ba bác sĩ hay ba vua đã tìm và gặp Chúa hài nhi Giê-su nơi chuồng chiên máng cỏ trong đêm Giáng Sinh?   309

H201.  Tại sao cây thông được chưng bày trong mùa Giáng Sinh?   310

H202.  Tại sao có“Ông già Nô-ên” trong mùa Giáng Sinh?   311

H203.  Tại sao có phong tục tặng quà Giáng Sinh?    312

H204.  Ai bày ra thiệp Giáng Sinh?    313

H205.  Tại sao hàng năm lễ Phục Sinh không đến vào một ngày nhất định như lễ Giáng Sinh?       313

H206.  Tại sao Chánh Thống Giáo cử hành lễ Phục Sinh không cùng một ngày với Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành?  314

H207.  Tại sao Cơ đốc nhân chưng bày hoa bạch huệ, bướm, trứng và bánh kẹo có hình con thỏ trong mùa lễ Phục Sinh?   316

H208.  Tại sao có lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day)?       317

H209.  Tại sao có Ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day)?  318

H210.  Bởi đâu mà có “Ngày Từ Phụ” (Father’s Day)?         319

H211.  Tại sao có ngày lễ Valentine (Lễ Tình Yêu)?  319

H212.  Lễ Halloween bắt nguồn từ đâu?        321

H213.  Sách Phúc Âm Lu-ca 1:59 ghi, “Qua ngày thứ tám, họ làm lễ cắt bì cho con trẻ.” Lễ cắt bì là gì?   322

H214.  Tại sao người ta gọi đền thờ ở Giê-ru-sa-lem là đền thờ Sa-lô-môn hay đền thờ Hê-rốt?     323

H215.  Tại sao Ma-thi-ơ 26:25 gọi tên người môn đồ phản Chúa là Giu-đa, sách Mác 14:10 gọi là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt?       323

H216.  Bài Tín Điều Các Sứ Đồ có câu: “Ngài xuống âm phủ.” Câu này nói có nghĩa gì?   324

H217.  Tại sao người ta gọi môn đồ Si-môn là Si-môn Xê-lốt (Lu 6:15)?      325

H218.  Tại sao người Sa-ma-ri thờ phượng Đức Chúa Trời ở trên núi, còn người Giu-đa thờ phượng Đức Chúa Trời tại thành Giê-ru-sa-lem (Giăng  4:20)?           326

H219.  Tại sao người Do Thái Giu-đa và người Sa-ma-ri không giao thiệp với nhau (Giăng 4: 9)?  328

H220.  Có phải Đức Chúa Giê-su vác nguyên cây thập tự đến đồi Gô-gô-tha?        329

H221.  Sách Công vụ các Sứ đồ 1:12 ghi: “Núi ấy cách thành Giê-ru-sa-lem ước độ một ngày Sa-bát.” Một ngày Sa-bát là bao xa?  329

H222.  Phúc Âm Giăng 10:22 ghi: “Ở Giê-ru-sa-lem giữ lễ khánh thành đền thờ.” Có phải lễ khánh thành đền thờ của thời vua Sa-lô-môn xây cất?         330

H223.  Phúc Âm Ma-thi-ơ 5:41 ghi lời Chúa dạy:“Nếu ai muốn bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi hai dặm với họ” Lời dạy này có ý nghĩa gì?     331

H224.  Đức Chúa Giê-su dạy: “Khi ngươi bố thí, đừng thổi kèn trước mặt mình” (Ma 6:2). Chúa nói câu này có ý nghĩa gì?          331

H225.  Sách Ma-thi-ơ 12:1 ghi, khi Chúa Giê-su đi qua giữa đồng lúa mì, các môn đồ bứt bông lúa mì ăn. Có phải các môn đồ có hành động bất chánh? 332

H226.  Đức Chúa Giê-su phán: “Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Mác 8:34). Vác thập tự giá mình có nghĩa gì ?     332

 

  1. NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU

 

H227.  Đức Chúa Trời phán rằng: “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta” (Sáng 1:26). Có phải loài người có hình dạng giống Đức Chúa Trời? 334

H228.  Sách Sáng-thế-ký 3:3 ghi Đức Chúa Trời phán với ông A-đam và bà Ê-va là nếu hai người ăn trái cấm trong vườn Ê-đen thì chắc phải chết. Tại sao ông A-đam và bà Ê-va ăn trái cấm đó rồi mà không chết như lời Chúa phán?            335

H229.  Tại sao Đức Chúa Trời không nhận lễ vật của Ca-in, nhưng nhận lễ vật của A-bên (Sáng 4:3-5)?   336

H230.  Ai là vợ của Ca-in?     337

H231.  Đức Chúa Trời là Thần (Giăng 4:24), Thần thì không thấy được. Tại sao có nhiều người đã thấy Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước (Xuất 24: 9-10)?     338

H232.  Kinh Thánh Cựu Ước ghi có nhiều người thấy Đức Chúa Trời. Nhưng sách Giăng 1:18 lại nói: “Chẳng hề có ai thấy Đức Chúa Trời.” Tại sao có sự mâu thuẫn giữa Cựu Ước và Tân Ước?        339

H233.  Điều răn thứ ba, Đức Chúa Trời cấm lấy danh Ngài mà làm chơi (Xuất 20:7). Thánh danh của Đức Chúa Trời là gì?    340

H234.  Đức Chúa Giê-su phán: “Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:5). Có phải chữ “nước”ù nghĩa là báp-têm không?          341

H235.  Tội nào nếu cố ý phạm thì không còn tế lễ để chuộc nữa?     342

H236.  Tại sao sách Ma-thi-ơ ghi Giô-sép, chồng bà Mari, là con của Gia-cốp nhưng sách Lu-ca lại ghi Giô-sép là con của Hê-li?        343

H237.  Trong ẩn dụ về người con trai hoang đàng (Lu 15:11-32), người cha, người anh và người con trai hoang đàng tượng trưng cho ai?    344

H238.  Tại sao Sứ đồ Phao-lô khuyên tin hữu đừng ăn thịt (Rô 14:21)?       345

H239.  Ngôi của Môi-se (Ma 23:2) là gì?       345

H240.  Phúc âm Ma-thi-ơ 26:34 ghi lời Chúa phán cùng Phi-e-rơ: “trước khi gà gáy ngươi sẽ chối ta ba lần.” Nhưng Phúc âm Mác 14:30 lại ghi: “Trước khi gà gáy hai lượt, ngươi sẽ chối ta ba lần.” Tại sao hai Phúc âm nói khác nhau?            346

H241.  Tội phạm đến Đức Thánh Linh là gì? 347

H242.  Chúa Giê-su phán: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn” (Ma 5:17). Có phải Cơ đốc nhân cũng phải làm trọn luật pháp Môi-se?            347

H243.  Chúa bảo: “Không ai vá miếng nỉ mới vào cái áo cũ hay đổ rượu mới vào bầu da cũ” (Mác 2:21-22) có ý nghĩa gì?          349

H244.  Đức Chúa Giê-su phán: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước thiên đàng”(Lu 18:25). Có phải Chúa có ý nói người giàu không bao giờ được cứu?      349

H245.  Đức Chúa Giê-su phán: “Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết” (Giăng 15:2). Có phải tín hữu không có kết quả thì mất sự cứu chuộc?        350

H246.  Sách Sáng-thế-ký 1:31 ghi ngày thứ sáu của sự sáng tạo gồm có buổi chiều và buổi mai. Tại sao Kinh Thánh kể một ngày mà buổi chiều đến trước rồi mới đến buổi mai? 352

H247.  Sách Ma-thi-ơ 8:22 ghi một môn đồ Chúa Giê-su xin về chôn cha xong rồi mới trở lại theo Chúa. Tại sao Chúa khước từ mà còn bảo là để kẻ chết chôn kẻ chết?         352

H248.  “Vậy, kẻ thù mình có đói hãy cho ăn, có khát hãy cho uống; vì làm như vậy, khác nào mình lấy than lửa đỏ mà chất trên đầu người” (Rô 12:20). Câu nói “chất than lửa đỏ trên đầu người” có ý nghĩa gì?       353

H249.  Tại sao Đức Chúa Giê-su gọi các thầy thông giáo và người Pha-ri-si là những kẻ giả hình? 354

H250.  Kẻ địch lại Đấng Christ (I Giăng 2:18) là ai? 355

H251.  Sách Khải Huyền 16:16 cho biết sẽ có một trận chiến lớn sau cùng tại Ha-ma-ghê-đôn. Ha-ma-ghê-đôn ở đâu?     355

H252.  Tội đến nỗi chết ghi ở I Giăng 5:16 là tội gì? 356

H253.  Tại sao đa số Giáo Hội Cơ Đốc không nhóm lại thờ phượng Chúa vào ngày thứ bảy Sa-bát để giữ điều răn thứ tư của Cựu Ước, “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh” (Xuất 20: 8)?            357

H254.  Tại sao có tín hữu được đầy dẫy Đức Thánh Linh lại có người được ít Đức Thánh Linh?   358

H255.  Tại sao tu sĩ của Chánh Thống Giáo có vợ?   359

H256.  Tại sao Đức Chúa Trời yêu thương lại cho phép những khó khăn đau khổ xảy ra giữa vòng các con cái của Ngài?   359

 

  1. LINH TINH

 

H257.  Những biến cố quan trọng trước Công Nguyên xảy ra vào năm nào?           361

H258.  Những biến cố quan trọng trong Công Nguyên xảy ra vào năm nào?           364

H259.  Cơ Đốc Giáo ra đời ở xứ nào?           373

H260.  Lễ báp-têm của Cơ Đốc Giáo có nguồn gốc từ đâu? 374

H261.  Có bao nhiêu loại báp-têm ghi trong Tân Ước?          375

H262.  Có phải tín hữu chịu báp-têm là để rửa tội?    377

H263.  Tại sao có Giáo Hội làm báp-têm bằng cách dìm người dưới nước, có Giáo Hội rưới nước trên đầu?         377

H264.  Tại sao có Giáo Hội Cơ Đốc làm báp-têm cho trẻ sơ sinh?    378

H265.  Các Giáo Hội Cơ Đốc cử hành lễ Tiệc Thánh có tin giống nhau về bánh và rượu nho hay nước nho của tiệc Thánh không? 379

H266.  Tại sao có Giáo hội dùng rượu nho, nhưng có Giáo hội dùng nước ngọt để làm lễ Tiệc Thánh?      381

H267.  Tại sao có Giáo hội dùng bánh không men, có Giáo hội dùng bánh có men trong Tiệc Thánh?        381

H268.  Tội Tổ Tông là gì?       382

H269.  Có phải tất cả Cơ Đốc Giáo tin con người sinh ra đời đều mắc tội tổ tông? 383

H270.  Ai là tác giả của “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ?” 383

H271.  Tại sao có “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ”?           385

H272.  Tại sao “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ” của Giáo Hội Tin Lành bằng Anh Ngữ có câu “I believe in the catholic church”?          386

H273.  Đức Chúa Trời tạo dựng thiên sứ để làm gì? 386

H274.  Sách Ma-la-chi 3:8 cho biết là dân Do Thái bị rủa sả và bị kể là ăn trộm của Chúa vì họ không nộp 1/10 cho Chúa. Ngày nay tín hữu Cơ Đốc không dâng 1/10 có bị Chúa rủa sả và bị coi là ăn trộm của Chúa không?           387

H275.  Cơ đốc nhân có bị bắt buộc dâng 1/10 như người Do Thái ở thời Cựu Ước không?            389

H276.  Thú vật có hồn không?           389

H277.  “Theo như đã định cho loài người, phải chết một lần, rồi chịu phán xét”(Hê 9:27). Khi nào loài người bị phán xét?     390

H278.  Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá lúc Ngài  được bao nhiêu tuổi?       391

H279.  Phúc Âm Lu-ca 16:22-23 ghi: “Người nghèo chết, thiên sứ đem để vào lòng Áp-ra-ham; người giàu cũng chết, người ta đem chôn. Người giàu ở nơi Âm phủ đang bị đau đớn.” Âm phủ có phải là địa ngục không? Lòng Áp-ra-ham là gì?    392

H280.  Căn cứ vào sách Công vụ các Sư đồ 28:31, Sứ đồ Phao-lô được trả tự do. Tại sao người ta nói rằng Phao-lô tử vì đạo?        393

H281.  Có cách nào để biết người lãnh đạo giả trong Hội Thánh Chúa?       394

H282.  Làm cách nào để biết người lãnh đạo thuộc linh chân chính trong Hội Thánh Chúa?           395

H283.  Làm cách nào để nhận ra tiên tri giả trong Hội Thánh Chúa?            395

H284.  Có nên dùng tòa giảng để chỉ trích không?    397

H285.  Có nên chỉ trích các bài giảng của mục sư không?     397

H286.  Một bài báo dạy đạo viết:“Cả Kinh Thánh Cựu Ước lẫn Tân Ước đều dạy rằng chẳng hề ai thấy được Đức Chúa Trời. Bài dạy đạo này nói như vậy có đúng không?     398

H287.  Tại sao Hội Nghị Giê-ru-sa-lem không cho tín hữu ăn thịt thú vật chết ngột và huyết (CV 15:20)? 399

H288.  Tại sao bức màn trong đền thờ Giê-ru-sa-lem bị xé ra làm hai (Ma 27:50-51)?          400

H289.  Theo sách Lê-vi-ký đoạn 11, Đức Chúa Trời cấm dân Y-sơ-ra-ên ăn thịt heo, thỏ rừng, loài cá không có vảy, con cò, con diệc . . .  Tại sao ngày nay Cơ đốc nhân không kiêng cử các thức ăn này?        400

H290.  Địa điểm của vườn Ê-đen ngày xưa, hiện nay ở đâu?            401

H291.  Chiếc tàu Nô-ê bao lớn? Khi hết nước lụt tàu tấp ở đâu?      402

H292.  Sách Thẩm-phán 4:3 chép: “Tư lệnh quân đội Ca-na-an có 900 xa thiết giáp.” Sao trong thời Cựu Ước mà đã có xe thiết giáp?          402

H293.  Hình ảnh và hình tượng của Đức Chúa Giê-su và của các Thánh, có phải là hình tượng thật của các vị đó không?            403

H294.  Cơ đốc nhân có bị bắt buộc tuân giữ luập pháp của Cựu Ước không?          403

H295.  Tín hữu nên dùng đức tin hay y học để chữa bệnh?   404

H296.  Phúc Âm Lu-ca 23:43, Chúa Giê-su hứa với tên trộm cướp tin nhận Ngài rằng: “Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong Ba-ra-đi.” Ba-ra-đi có phải là thiên đàng không?            405

H297.  Tại sao có Giáo hội Cơ Đốc cấm dùng nhạc cụ trong nhà thờ?         407

H298.  Khi Đức Chúa Giê-su nói: “chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên.” “chiên khác” và “chiên ta” là Ngài ám chỉ về ai ?       407

H299.  Người đời thường nói “để làm dê tế thần.” Họ nói vậy có nghĩa là gì?         408

H300.  “Bước lên Si-ôn” là tựa đề của một bài Thánh Ca. Si-ôn là gì?          408

H301.  Nên chôn hay thiêu?   409

H302.  Ý nghĩa huy hiệu của Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) là gì?    410

H303.  Có phải thập tự giá là hình ảnh đầu tiên làm biểu tượng cho Cơ Đốc Giáo? 411

H304.  Huy hiệu của Hội Thánh sơ khai là gì?           412

H305.  BC, AD, INRI, IHS và Merry Christmas có nghĩa gì?          414

H306.  Những chữ như: Ha-lê-lu-gia, A-lê-lu-gia, Hô-sa-na, A-men, An-pha và Ô-mê-ga có nghĩa gì?       414

H307.  Các Giáo Hội Cơ Đốc có chia 10 điều răn ghi ở Xuất Ê-díp-tô-Ký 20:3-17 giống nhau không?      415

H308.  Có bao nhiêu loại mão triều thiên?     416

H309.  Cơ Đốc Giáo có tin kiếp luân hồi không?      418

H310.  Tại sao Phi-e-rơ phạm tội chối Chúa mà vẫn được cứu, trái lại Giu-đa phạm tội bán Chúa mà không được cứu?    418

H311.  Lời tiên tri Ê-sai 53:9 “Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết được chôn với kẻ giàu” đã ứng nghiệm trong Đức Chúa Giê-su như thế nào?     419

H312.  Ăn năn có nghĩa là gì?            419

 

 

++++++++++++++++++++++

 

 

Lời Tựa

 

Những câu hỏi đụng đến niềm tin, chúng ta thường “lười” tìm hiểu nơi người cũng như nơi mình và kể như không cần giải-đáp, cứ “tin đại” cho xong việc hay người ta tin thì mình cũng tin. Tin như vậy dễ đi đến “mê tín” hay “cuồng tín.” Cứ thầy nói, mục-sư nói, hay bất cứ người nào mang dấu-hiệu chức-sắc tôn-giáo nói là đúng. Riêng Cơ Đốc Giáo có Kinh Thánh và Cơ đốc nhân chân chính  “ngày nào cũng tra xem Kinh-Thánh để xem lời giảng (của các mục-sư hay người dạy đạo) có thật chăng”(Công-vụ 17:11).

Với tinh-thần trên, ông Diệp-Dung đã tra xem Kinh-Thánh để viết quyển sách “Giải-Đáp 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu Cơ Đốc.” Mời quý vị đọc, quý vị đồng ý – vững niềm tin và giúp chúng ta “thường-thường sẵn-sàng để trả lời mọi người hỏi lẽ về sự trông-cậy (niềm tin) trong anh em”(I Phi-e-rơ 3:15). Quý vị có thể không đồng ý về sự giải-đáp của ông, chúng ta thử chứng-minh niềm tin mình “đúng” như Kinh-Thánh dạy.

Kinh-Thánh định nghĩa tin hay đức-tin phải là “sự biết chắc vững-vàng của những điều mình đang trông-mong, là bằng-cớ của những điều mình chẳng xem thấy” (Hê-bơ-rơ 11:1). Có như vậy, chúng ta mới có thể “đem lòng tin trọn-vẹn mà nhận lấy” (I Ti-mô-thê 1:15).

Hãy tìm giải-đáp đúng với Kinh-thánh để “biết chắc vững-vàng” trong niềm tin.

 

Mục-sư Tiến sĩ Phan-Thanh-Bình

Chủ Biên Báo Ánh Sáng

El Cajon, California, Hoa Kỳ

 

Lời Giới Thiệu I

 

Tôi hân hạnh được Ông Diệp Dung cho đọc trước bản thảo để có ý kiến về tác phẩm do ông soạn thảo. Đây là một công trình biên soạn rất công phu. Tác giả đã để ra rất nhiều thì giờ, công sức để tìm đọc, sưu khảo tài liệu trong khi thực hiện quyển sách này. Sách gồm 10 chương, giải đáp 306 câu hỏi mà Cơ Đốc nhân có thể thắc mắc. Tác giả dùng ngôn từ bình dị, trong sáng để mọi người có thể hiểu. Thể “vấn đáp” giúp cho tác phẩm hấp dẫn hơn. Người đọc không cần phải đọc từ trang đầu tới trang cuối, mà có thể xem phần mục lục, tìm vấn đề mình thắc mắc mà đọc. Người đọc sẽ nhận ra những tài liệu, những thông tin thật dồi dào và những dẫn chứng tác giả đưa ra rất đáng tin cậy.  Ở một số vấn đề khi cần, tác giả cũng đi vào chiều sâu kiến thức cần thiết. Tác phẩm này không những bổ ích cho Cơ Đốc nhân mà còn hữu dụng cho tất cả những ai muốn  tìm hiểu đời sống tâm linh. Tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm giá trị này đến quý độc giả.

 

Bác sĩ Châu Ngọc Hiệp

Chủ Biên Báo Nếp Sống Mới

Jacksonville, Florida

 

Lời Giới Thiệu II

 

Hai mươi sáu năm trước đây, khi mới trở về trong Cứu Chúa Jêsus Christ và bắt đầu học tập lời Chúa trong Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, nhiều khi tôi hối tiếc cả một thời thơ ấu đã bỏ phí quá nhiều thời gian để đeo đuổi những triết lý tôn giáo hư không, cuối cùng mới nhận biết rằng suốt những ngàn năm loài người, không có một ai thực hiện được.

Sự kiện được Chúa tha tội, được tái sinh để được làm con Đức Chúa Trời quả là một sự kiện kỳ diệu, vĩ đại và tuyệt vời mà trước kia chính tôi không thể nào tưởng tượng nổi. Lòng tôi muốn học Lời Chúa để bù lại sự uổng phí nói trên. Mỗi khi có dịp tiện, tôi đến nhà sách Tin Lành ở An Đông tìm những tài liệu thuộc linh đem về nhà đọc đi đọc lại.

Đức tin non nớt của tôi vào buổi ban đầu ấy được lớn lên trong một hoàn cảnh phức tạp vì những ràng buộc chính trị, tôn giáo, gia đình, bạn hữu  gần xa . . .  Với cái tin đồn ông cựu đại đức tin Chúa, tôi được nhiều người thăm viếng hỏi han. Nhiều vị cao niên, học thức đến từ những giáo phái khác nhau trong cùng một đức tin thờ phượng Đức Chúa Trời. Họ chia xẻ cho tôi nhiều đề tài khác nhau trong một quyển Kinh Thánh. Tôi kiên nhẫn lắng nghe những giáo lý khác nhau từ những cá nhân, những giáo hội hay giáo phái khác nhau ấy. Bạn bè bên Phật Giáo thì muốn hiểu nguyên nhân nào khiến tôi từ bỏ Phật Giáo . . . Nào là anh em Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Thiền Yoga, Thiền Thông Thiên Học, Chứng Nhân Giê-hô-va, Thánh Hữu Ngày Sau Của Chúa Giê-su Ki-tô (Mormon), Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật, Ngũ Tuần . . .

Có một điều đặc biệt là hoàn cảnh khó khăn không bao giờ ngăn trở được ơn thương xót của Chúa vì Ngài luôn luôn mở cho tôi nhiều cơ hội học Lời Ngài. Suốt 18 năm sống ở quê nhà, tôi đã được tham gia những lớp học chui và gần 8 năm nay tôi ra tỵ nạn ở nước ngoài, Chúa cho tôi nhiều cơ hội hơn để học tập Lời Chúa. Thời gian đáng quí nhất đối với tôi là được sống trong các trại tỵ nạn hơn bảy năm để chung đụng với hàng ngàn người ô hợp về sắc tộc, văn hóa, tôn giáo, chính kiến . . . Trong hoàn cảnh quý báu nầy, tôi có cơ hội đọc bản thảo quyển sách “GIẢI ĐÁP 306 CÂU HỎI CỦA TÍN HỮU CƠ ĐỐC” của tác giả Diệp Dung. Đây là một quyển sách mà tôi nghĩ rằng nhiều người cần có trong tay để lúc nào cũng có thể tra cứu những thắc mắc thuộc linh căn bản.

Qua tác phẩm “Giải Đáp 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu Cơ Đốc,” tôi được tiếp thu, được làm sáng tỏ với rất nhiều kiến thức cần thiết và quan trọng. Từ những thắc mắc về lịch sử đạo Chúa, về các khuynh hướng khác nhau trong sự thể hiện đức tin với giáo phái, về cách thờ phượng, về Lời Sống và truyền thống, về tín lý và giáo lý, về Hội Thánh và giáo quyền qua những giai đoạn lịch sử thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. . . Quyển sách đã cho tôi những lời giải đáp vừa súc tích vừa phong phú và rất rõ ràng với nhiều tài liệu thần học có giá trị mà tác giả đã chịu khó tổng hợp từ nhiều nguồn thành một quyển sách gọn gàng sáng sủa.

Thời đại của chúng ta hôm nay lại đầy dẫy thông tin vừa nhanh vừa rộng mà thời gian của chúng ta lại bị chiếm bởi nhiều nhu cầu bức thiết khác nhau, nên nhiều khi chúng ta lúng túng trước những tài liệu dầy cộm phải mất nhiều thời gian mới đọc hết được. Ở đây, quyển sách “Giải Đáp 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu Cơ Đốc” là một quyển sách không quá dầy đến nỗi người đọc phải mất nhiều thời gian. Tác giả đã cô đọng nhiều nội dung giáo khoa thần học Thánh Kinh và lịch sử Hội Thánh rất phong phú giúp người đọc có một kho kiến thức thuộc linh vừa súc tích vừa gọn nhẹ để vững tin và để hầu việc Chúa. Với lời văn sáng sủa, bình dị chứa đựng những sử liệu và quan điểm thần học được nêu lên bằng những câu hỏi và câu trả lời làm cho người đọc cảm thấy vui thích muốn đọc thêm hoặc đọc đi đọc lại mà không chán. Tác giả Diệp Dung đã biên soạn một quyển sách mang nội dung sâu sắc, thực tế, phổ thông giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhớ và bắt đầu ở bất cứ một trang nào hay một câu nào cũng cảm thấy thích thú cả.

Cám ơn Chúa đã trang bị cho tác giả những ta-lâng xuất sắc để anh đóng góp vào kho tàng văn phẩm Cơ Đốc một quyển sách cần thiết giúp con dân Chúa có thêm kiến thức thuộc linh hầu có thể giải đáp cho bất cứ ai những thắc mắc về đạo Chúa và dắt dẫn linh hồn tội nhân trở về tiếp nhận ơn cứu rỗi trong Cứu Chúa Jêsus Christ, đồng thời cũng giúp đời sống thuộc linh của mình thêm vững tin, vui mừng, phước hạnh giữa một thế giới đầy bất trắc, đầy dị biệt nầy. Con dân Chúa trong bất cứ giáo phái nào, thậm chí những người theo các tôn giáo khác, khi đọc quyển sách nầy sẽ lấy làm thỏa mãn vì hàng trăm thắc mắc cơ bản về Đạo Chúa được giãi bày một cách khoa học và mạch lạc với những tư liệu được trưng dẫn có nguồn gốc. Bất cứ ai đọc qua quyển sách nầy cũng sẽ thỏa lòng. Người hầu việc Chúa rất cần có quyển sách nầy để tra cứu, vì trí nhớ của mình không chứa hết những tài liệu thuộc linh cần thiết  mỗi khi mình cần đến.

Là một người đã được thưởng thức quyển sách “Giải Đáp 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu Cơ Đốc,” tôi hân hạnh giới thiệu quyển sách nầy đến các tôi tớ Chúa cũng như con dân Chúa trong và ngoài nước Việt Nam.

 

Mục sư Joshua Nguyễn Huệ Nhật

Cựu Đại Đức Thích Huệ Nhật

Mùùa Đông 2006, Berlin, Germany

 

 

 

 

 1

 

TÔN GIÁO THẾ GIỚI

 

 

H1.    Ai sáng lập Ấn Độ Giáo?

 

Ấn Độ Giáo ra đời ở Ấn Độ cách đây vào khoảng 4.000 năm, nhưng không có người sáng lập. Ấn Độ Giáo là một tôn giáo có truyền thống lâu đời của văn hóa Ấn độ, và là một tôn giáo lớn, có khoảng 80% dân số Ấn Độ theo tôn giáo này. Ngày nay, Ấn Độ Giáo pha trộn với Bà La Môn Giáo và Phật Giáo. Ấn Độ Giáo không đặt nặng giáo quyền và tín lý, nên người theo Ấn Độ Giáo có thể tin thuyết độc thần hay đa thần đều được dung nạp.

Ấn Độ Giáo có truyền thống chia xã hội ra thành đẳng cấp để phân biệt đối xử trong giao tế, hôn nhân, hùn hạp làm ăn buôn bán. Vì thế, Ấn Độ Giáo đã chia xã hội Ấn Độ ra bốn đẳng cấp riêng biệt như sau:

 

Bà-La-Môn (Brahmins): Đạo sĩ, tăng lữ.

Sát-Đế-Kỵ (Kshatriyas): Quan quyền, chiến sĩ.

Phệ-Xá (Vaisyas): Điền chủ, doanh gia.

Thủ-Đà-La (Sùdra): Nông dân, làm mướn, đầy tớ.

 

Để làm giảm bớt sự khác biệt giữa các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ, vào khoảng đầu tháng 9 năm 2006, chánh phủ Ấn Độ ra thông cáo sẽ tưởng thưởng 1.100 mỹ kim cho ai bằng lòng lấy chồng hay lấy vợ ở đẳng cấp thấp hơn mình.

Ấn Độ Giáo tin các thần ở trong các động vật có sự sống và đồ vật vô tri vô giác như cây cối, gỗ, đá. . . Ấn Độ Giáo thờ lạy một thần chánh là Brahman (Đại Linh Quang, Phạm Thiên hay Đại Hồn) và 33 thần phụ. Ba thần phụ mà hầu hết người Ấn Độ đều sùng bái là thần Brahma, thần Vishnu và thần Shiva. Ấn Độ Giáo cho rằng thần Brahma là thần sáng tạo. Khi Brahma thở ra thì một vũ trụ được thành hình, khi Brahma hít hơi thở vào thì vũ trụ ấy bị tiêu diệt. Thần Brahma cũng được coi là thần có trách nhiệm quản lý việc luân hồi. Thần này có bốn đầu và sáu tay. Bốn đầu để nhìn ra tứ phía, thấy rõ hành vi xấu tốt của mỗi người mà quyết định cho số phận của người sẽ được đầu thai trong kiếp luân hồi. Thần Vishnu có sáu tay là thần bảo hộ, duy trì và dưỡng nuôi sự sáng tạo của thần Brahma. Thần Shiva có bốn tay và một con mắt ở giữa trán, là thần hủy diệt. Shiva cũng là thần của nội tâm. Thần này nhảy múa không ngừng tạo nên những gợn sóng cấu thành vũ trụ nội tâm. Con mắt trên trán của Shiva chiếu vào là tiêu diệt tất cả những gì đã có trong vũ trụ nội tâm để đưa tất cả vào tĩnh lặng.

Ấn Độ Giáo không chấp nhận thông tin cho rằng Ấn Độ Giáo thờ phượng 330 triệu vị thần. Họ cho đó là một sai lầm trong sự diễn dịch. Nhưng căn cứ vào sự thờ cúng của họ ở các đền chùa và tại các tư gia thì người ta nghĩ rằng Ấn Độ Giáo thờ phượng hàng triệu vị thần khác nhau. Dẫu rằng, Ấn Độ Giáo thật sự thờ rất nhiều thần, nhưng vẫn cho mình là đạo thờ độc thần; vì họ cho rằng tất cả các thần họ thờ lạy đều xuất phát từ một thần chánh là Brahman. Ấn Độ Giáo tin rằng mọi sự hiện hữu trên đời này, kể cả con người, đều là thị hiện của thần Brahman. Thần Brahman là sự hiện hữu duy nhất, ngoài thần Brahman ra, không có sự hiện hữu nào khác. Ấn Độ Giáo tin thần chánh ở trong con người và thú vật. Thú vật được coi là thiêng liêng. Riêng con bò là loài thú vật được Ấn Giáo coi là thiêng liêng hơn hết, vì nó cho loài người nhiều hơn các loài thú vật khác, như sữa để uống và da để làm giày dép, trong lúc đó con bò chỉ ăn cỏ và ngũ cốc mà thôi.

Tín hữu Ấn Độ Giáo đem của cúng đến các đền chùa để dâng hiến cho các thần mà họ thờ lạy. Họ tin các đền chùa là nơi cư ngụ của các thần. Ngoài ra, ở mỗi nhà của tín hữu đều có dành riêng một phòng hay một nơi nhỏ để làm am thờ phượng các thần. Tín hữu của tôn giáo này tin rằng các thần mà họ thờ phượng tại gia sẽ xua đuổi tà linh cho họ và phù hộ họ làm ăn khá giả.

Ấn Độ Giáo tin linh hồn của người và thú vật đều phải chịu kiếp luân hồi. Con người sống trên đời tạo ra nghiệp. Nếu con người tạo ra nghiệp tốt, sẽ được đầu thai vào chỗ giàu sang danh vọng. Nếu con người tạo ra nghiệp xấu, sẽ bị đầu thai vào chỗ nghèo hèn hay thành thú vật hoặc côn trùng.

Ấn Độ Giáo tin rằng, khi con người diệt được hết các tham vọng thèm muốn thì linh hồn sẽ thoát ra khỏi vòng luân hồi để nhập Niết Bàn. Niết Bàn là một trạng thái hoàn toàn hạnh phúc, không còn đau khổ phiền lụy, và cũng không còn ham muốn điều gì nữa. Ngoài ra, Ấn Độ Giáo còn dạy tín hữu luyện tập Yôga để tự chế ngự trí óc, các giác quan và thân thể của mình, để tạo ra những thể nghiệm thần bí và sự kết hợp linh hồn cá nhân với tinh thần vũ trụ.

Vào cuối thế kỷ 20, Ấn Độ Giáo có khoảng 800 triệu tín hữu trên toàn thế giới, đa số ở Ấn Độ, Nêpal, Bangladesh, và các quốc gia ở miền nam Á Châu.

 

H2.    Ai sáng lập Lão Giáo?

 

Lão Giáo do Lão Tử khởi xướng. Lão Tử có nghĩa là “Thầy Già.” Theo huyền thoại, khi mẹ của Lão Tử ăn một trái đào rồi thụ thai. Bà mang thai đến 80 năm mới sanh. Khi sanh ra đứa con đã già, râu tóc đều bạc, nên gọi là Lão Tử, có nghĩa là “Con Già.” Tên thật của Lão Tử làø Lý Nhĩ, tự là Bá Dương, ra đờiø năm 570 TCN, tại làng Khúc Nhân, huyện Hỗ, nước Sở nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Lão Tử cũng có tên là Thái Thượng Lão Quân, tác giả của sách Đạo Đức Kinh, một quyển sách khái luận về triết học nổi tiếng trong thời đó. Sau khi phục vụ một thời gian dài cho nhà Châu với chức vụ là Quan Trụ Hạ Sử,  ghi chép lịch sử và trông coi thư viện nhà vua. Khi thấy nhà Châu suy nhược, Lão Tử từ chức Quan Trụ Hạ Sử để đi về phương tây sống cuộc đời ẩn dật, rồi mất tông tích từ đó. Huyền thoại cho rằng Lão Tử đã đi về cõi tiên.

Sách Non Nước Việt Nam xuất bản năm 1999 cho biết:  “Triết học Lão Tử chứa đựng những nhân tố duy vật tự phát, vô thần và biện chứng. Lão Tử lấy những quan niệm duy vật nguyên thủy ở Trung Quốc, như khí âm dương, làm cơ sở cho hệ thống triết học của mình. Lão Giáo coi thể xác là nguồn cội khổ sở, tâm trí là cái gốc phiền lụy. Làm gì cũng phải xem xét cho thấu hết việc đời, hiểu cho rõ hết tình người, đem một tấm lòng thanh tịnh hư không mà giao thiệp với đời, không có sự vương vấn nào đến tâm trí thì mới thấu hiểu được đạo, đạt đến cái thú ung dung, nhàn nhã, sung sướng, khoan thai. Còn các việc đời thì khi xảy đến việc gì hãy ứng đối việc ấy, dùng cái lẽ tự nhiên mà thù ứng các việc tự nhiên rồi đâu cũng sẽ vào đó. Phàm việc gì ở trên đời cũng đều là phù phiếm hư không.”

Ngày nay, Lão Giáo không được đa số quần chúng Việt Nam biết đến. Nhưng đạo Cao Đài xem Lão Giáo, Khổng Giáo và Phật Giáo là ba đạo quan trọng, nên Đức Giáo Tông của đạo Cao Đài có ba hàng chức sắc của ba tôn giáo này làm phụ tá để điều khiển Cửu Trùng Đài ở Tòa Thánh Tây Ninh.

Các nho sĩ từ Trung Quốc mang Lão Giáo vào Việt Nam hồi thế kỷ thứ nhất của Công Nguyên.

 

H3.    Ai sáng lập Nho Giáo hay Khổng Giáo?

 

Nho Giáo có từ thời vua Phục Hi (2852-2737 TCN) bên Tàu, nhưng không biết ai là người sáng lập. Nho Giáo có trước Khổng Giáo hơn hai ngàn năm, đến thời Khổng Tử thì Nho Giáo mới được củng cố và kiện toàn bởi các học trò của Khổng Tử như Tăng Sâm, Mạnh Tử . . . Bởi lẽ đó, Nho Giáo cũng được gọi là Khổng Giáo hay Đạo Khổng Mạnh.

Khổng Phu Tử hay Khổng Tử, người sáng lập Khổng Giáo, ra đời năm 551 TCN, trong một gia đình nghèo ở làng Xương Bình, nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Khổng Tử mồ côi cha lúc mới vừa được bốn tuổi. Mẹ Khổng Tử phải tảo tần để nuôi con ăn học cho đến nơi đến chốn. Đến năm 19 tuổi, Khổng Tử cưới vợ. Ông có ba người con, một trai và hai gái. Vào khoảng 20 tuổi, vì nghèo túng, Khổng Tử phải làm nghề ở mướn cho gia đình của quan đầu tỉnh nơi ông cư ngụ.

Đến năm 24 tuổi, mẹ Khổng Tử qua đời. Sau khi mãn tang mẹ, Khổng Tử mở trường dạy triết học về cõi thiên nhiên và ý nghĩa của cuộc sống. Chẳng bao lâu, các triết lý của Khổng Tử được học trò của ông đem phổ biến khắp Trung Hoa. Vì Khổng Tử dạy các triết lý cao siêu khác thường nên được nhiều người ngưỡng mộ và kính nể. Đến năm 52 tuổi ông được mời làm quan thẩm phán ở tỉnh ông cư ngụ. Trong thời gian làm quan thẩm phán ông tỏ ra thanh liêm, chính trực, thi hành công lý nghiêm túc, nên chẳng bao lâu tỉnh ông không còn tội phạm nhiều như trước nữa.

Sau khi làm quan thẩm phán được 4 năm, Khổng Tử từ chức làm quan thẩm phán. Sau đó, ông chu du qua nước Vệ, nước Tần, nước Tấn và nước Sở để phổ biến triết lý “Tu thân, Tề gia, Trị quốc và Bình thiên hạ”của mình đến các vua quan nhà nước, hầu cho họ biết cải cách đường lối trị dân đem thanh bình và thạnh trị đến cho toàn dân Trung Hoa, nhưng không được ai hoan nghênh. Sau thất bại này, Khổng Tử trở về nguyên quán lúc ông 69 tuổi, ông tiếp tục viết sách và dạy học. Ba năm sau, Khổng Tử qua đời, hưởng thọ được 72 tuổi, ông được chôn cất nơi sanh quán của ông. Sau khi chết, Khổng Tử để lại bộ Tứ Thư và Ngũ Kinh. Hai bộ sách này là nền tảng chính yếu của triết học đông phương. Ảnh hưởng của hai bộ sách cũng đã ăn sâu vào nền văn hóa Việt Nam. Nên người ta thường thấy triết lý của hai bộ sách này bàng bạc trong các câu ca dao tục ngữ của người dân Việt hay trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng như: Đoạn Trường Tân Thanh, Lục Vân Tiên, Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Ngọn Cỏ Gió Đùa, Cha Con Nghĩa Nặng . . .

Người Trung Hoa tin rằng, tư tưởng của Khổng Tử đã giúp cho nước Trung Hoa đang bị phân chia từng mảnh vụn, loạn lạc lầm than trở nên ổn định. Tư tưởng Khổng Tử cũng giúp nâng cao trình độ đạo đức của người Trung Hoa lên đến chỗ tốt đẹp hơn trước. Nên sau khi Khổng Tử qua đời, để tỏ lòng thương tiếc một nhà hiền triết, người Trung Hoa xây văn miếu ở nhiều nơi để thờ phượng ông. Những điều Khổng Tử dạy được duy trì trong hệ thống giáo dục của Trung Hoa suốt 2.000 năm.

Lúc sanh tiền, Khổng Tử chỉ có ý định dùng các tư tưởng của mình để tạo ra một nền giáo dục tinh thần để vua, quan và dân Trung Hoa hiểu biết nhiệm vụ của mình mà tạo ra một xã hội an cư lạc nghiệp cho toàn dân Trung Hoa. Nhưng từ đời nhà Tống trở đi, người ta đã biến các triết lý của Khổng Tử trở thành những công cụ để giữ vững ngai vàng của các vua chúa và bao che nền phong kiến tồi tệ của Trung Hoa. Nên, khi cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, do Tôn Dật Tiên lãnh đạo thành công, thì việc đầu tiên mà người Trung Hoa làm là kéo sập tượng Khổng Tử xuống đất. Người Trung Hoa của thế hệ này coi tượng Khổng Tử là một biểu tượng để bảo toàn quyền lực cho vua chúa suốt mấy ngàn năm qua ở Trung Hoa. Người Trung Hoa muốn chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến, để tiến bộ và hưởng tự do dân chủ như những dân tộc khác trên thế giới.

Sau khi nghiên cứu kỹ các triết lý của Khổng Tử, học giả ngày nay cho rằng Khổng Tử không có ý định tạo ra một tôn giáo mới, nhưng chỉ đưa ra các nguyên tắc đạo đức để con người biết cách ở đời với nhau cho hài hòa hợp tình hợp lý hơn. Các nguyên tắc cư xử ở đời của Khổng Tử thường được nhắc đến trong dân gian như sau:

 

  1. Tam Cương: Ba mối quan hệ hay ba cách đối xử trong đạo làm người:
  • Giữa vua và quần thần: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
  • Giữa cha và con: Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
  • Giữa vợ và chồng: Phu xướng phụ tùy.

 

  1. Ngũ Thường: Năm đức tính mà người quân tử phải có:
  • Nhân:Lòng nhân đức hay lòng thương người.
  • Lễ: Cư xử phải đạo.
  • Nghĩa: Nhân nghĩa, hiếu nghĩa; làm việc theo đường lối phải.
  • Trí: Hiểu biết, khôn ngoan.
  • Tín: Trung tín, thành tín.

 

  1. Tam Tòng: Ba bổn phận của người phụ nữ đối với gia đình.
  • Tại gia tòng phụ: Lúc còn ở nhà thì theo cha.
  • Xuất giá tòng phu: Khi lấy chồng theo chồng.
  • Phu tử tòng tử: Khi chồng chết theo con trai.

 

  1. Tứ Đức: Bốn đức tính mà người phụ nữ phải có:
  • Công: Siêng năng quán xuyến việc nhà, tề gia nội trợ, may vá thêu thùa.
  • Dung: Biết trang điểm và ăn mặc tươm tất đểû có dung nhan duyên dáng.
  • Ngôn: Lời nói lễ phép, ôn hòa, dịu dàng, ân hậu.
  • Hạnh: Tính nếùt đoan trang, đằm thắm.

 

Người ta tin rằng Khổng Giáo du nhập vào Việt Nam dưới thời nhà Hán cai trị. Quan Thái Thú Sĩ Nhiếp đem Kinh Thư và Kinh Thi vào hệ thống giáo dục của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 186 đến năm 225. Dù sau khi Việt nam giành được độc lập khỏi quyền đô hộ của người Trung Hoa, nhưng hệ thống giáo dục của Việt Nam vẫn giữ nguyên nền giáo dục theo triết lý của Khổng Tử.

Vì Khổng Học có ảnh hưởng lớn trong xã hội Việt Nam, nên đến đời nhà Lý (1070), người Việt đã lập văn miếu để thờ Khổng Tử. Đến đời nhà Trần thì đã có nhiều nhà Khổng Học trứ danh như Hàn Thuyên, Chu Văn An, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,Võ Trường Toản . . . Đến đời nhà Lê (1428-1788), Khổng Giáo trở thành một tôn giáo lớn kéo dài cho đến đời nhà Nguyễn (1915). Trong thời này, mỗi làng đều có nơi thờ Khổng Tử, riêng Huế và Hà Nội có văn miếu để thờ nhà hiền triết này.

Người Việt Nam nghe lời  Khổng Tử dạy: “Giao xã chi lễ, sở dĩ tự Thượng Đế giả” mà lập bàn Vọng Thiên để thờ Trời. Các nhà Khổng Học Việt Nam tin rằng mọi sự xảy ra trên đời là bởi ý Trời hay Thiên Mệnh. Hơn nữa, họ tin loài người đã phạm tội với Trời như lời Khổng Tử dạy: “Hoạch tội ư Thiên vô sở đảo giả.” Khổng HoÏc còn tin rằng Trời là Đấng ban phước cho người vâng phục Ngài, như câu nói: “Thuận Thiên giả tồn” và giáng họa cho những kẻ chống đối Ngài, “Nghịch Thiên giả vong.”

Đến thời Pháp thuộc, Khổng Giáo không còn thịnh hành như trước nữa, khi chính quyền Pháp ngưng các kỳ Thi Hương và Thi Hội ở Bắc Kỳ vào năm 1915 và ở Trung Kỳ vào năm 1919. Tuy nhiên, việc thờ phượng Khổng Tử và các bậc hiền Nho vẫn còn tồn tại trong xã hội Việt Nam cho đến ngày nay.

 

Ghi chú:  Một học giả cho biết câu nói, “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu . . .” không phải của Khổng Tử, nhưng là lời nói của Hán Vũ Đế. Hán Vũ Đế đề xứng ra các câu nói nầy rồi gán cho Khổng Tử để người dân Trung Hoa dễ tin theo, hầu cho Hán Vũ Đế dễ bề cai trị dân chúng Trung Hoa.

 

H4.    Ai sáng lập Phật Giáo?

 

Thái tử Tất-Đạt-Đa Gô-Ta-Ma (Siddhartha Gautama) sáng lập Phật Giáo vào khoảng năm 528 TCN tại Ấn Độ. Thái tử Tất Đạt Đa ra đời vào năm 563 TCN tại thị trấn  Kapilavaster, ngày xưa thuộc Ấn Độ, ngày nay thuộc miền nam xứ Nêpal. Thân sinh của thái tử là Suddhodhana, một tiểu vương có thế lực và giàu sang của bộ tộc Shakya.

Đến năm 18 tuổi, thái tử Tất Đạt Đa vâng lệnh vua cha, cưới người em họ tên Yasodhara làm vợ. Sau thời gian chung sống, hai vợ chồng có được một người con trai, đặt tên là La Hầu La. Cuộc sống trên nhung lụa trong hoàng cung không đem lại cho thái tử Tất Đạt Đa một sự thỏa lòng. Trái lại, thái tử luôn cảm thấy một sự trống rỗng khó chịu trong tâm hồn mình.

Theo tục truyền, vào năm thái tử Tất Đạt Đa 29 tuổi, lúc đi dạo ngoài thành, thái tử gặp một cụ già, một người đau bệnh và nhìn thấy một xác chết. Những điều này làm cho thái tử nhận ra cuộc đời chỉ là sanh, lão, bịnh, tử, và đời người chỉ là biển khổ, nên thái tử quyết định từ giã gia đình vợ con, tiền tài và danh vọng để trở thành một tu sĩ hành khất đi tìm ánh sáng cho sự siêu thoát và chân lý vô biên.

Trong nỗ lực tầm đạo, thái tử Tất Đạt Đa tiếp xúc với các ẩn sĩ để tìm hiểu Ấn Độ Giáo, nhưng  không thỏa lòng về hệ thống phẩm trật và cách khổ tu của tôn giáo này. Sau đó, thái tử đi lên núi Tuyết Sơn, với hy vọng áp dụng phương pháp khổ tu sẽ đem lại cho chính mình sự giác ngộ. Trải qua 6 năm khổ tu trên núi không đem lại cho thái tử kết quả như mong muốn. Một hôm, thái tử quyết định lìa bỏ nơi khổ tu để đi đến bờ sông Ni Liên, ở vùng Buddh Gaya, thuộc tỉnh Bihar. Sau khi tắm rửa xong và uống một bát sữa do một cô gái chăn chiên mang đến cho. Thái tử quyết định ngồi thiền dưới bóng cây bồ đề cho đến khi nào tìm ra được chân lý vô biên và siêu thoát mới thôi. Đến ngày thứ 43, thái tử Tất Đạt Đa nhận thấy mình giác ngộ, tức là hiểu biết hết mọi bí mật của cuộc đời và vũ trụ. Sau đó thái tử Tất Đạt Đa tuyên bố đắc đạo và thành Phật, vì đã tìm ra được chân lý vô biên và siêu thoát cùng căn nguyên của sự sống và sự chết qua khổ hạnh. Như vậy, thái tử Tất Đạt Đa thành Phật năm 35 tuổi, lấy danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni). Sau khi đắc đạo, thái tử cùng các môn đệ đi về miền sông Hằng (Găng) thu thập thêm môn đệ và rao giảng phương cách tu hành. Thái tử cho rằng nếu ai làm đúng theo lời giảng dạy của ngài đều có thể thành Phật; dù con kiến con sâu làm đúng theo lời ngài giảng dạy cũng có thể thành Phật như ngài, mà khi đã thành Phật rồi thì đương nhiên thoát ra khỏi kiếp luân hồi và không còn ở trong vòng sanh, lão, bịnh, tử nữa.

Kinh Phật cho biết vào một đêm đẹp trời, các môn đệ quây quần bên Phật Thích Ca để nghe thuyết pháp. Phật Thích Ca chỉ ngón tay về phía mặt trăng nói rằng: “Kia là mặt trăng, cứ ngó theo ngón tay ta thì thấy mặt trăng, nhưng nên nhớ ngón tay ta không phải là mặt trăng. Những lời ta giảng về đạo cũng vậy. Các ngươi cứ nghe theo lời ta giảng mà tìm đạo, nhưng nên nhớ lời giảng của ta không phải là đạo; theo lời ta dạy tự mình hành trì, tu học để giải thoát; các ngươi hãy dùng trí tuệ để nhận xét những lời của ta rồi hãy tự mình thắp đuốc mà đi.”

Thuyết luân hồi của Phật Giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ Giáo và Bà-La-Môn Giáo. Kinh Phật cho rằng, gieo nhân lành sẽ gặt trái tốt, còn đau khổ là do dục. Muốn hết đau khổ phải diệt dục. Điều thiện và ác của mỗi kiếp người tích lũy tạo ra “nghiệp”. Nếu tạo “nghiệp” tốt sẽ đầu thai lên kiếp làm người có địa vị giàu sang danh vọng. Nếu tạo “nghiệp” xấu sẽ đầu thai lên kiếp làm người nghèo hèn khổ cực hay điểu thú côn trùng. Mọi sự xảy ra trong cuộc sống của con người ở trần gian, dù tốt hay xấu là do “nghiệp báo” tích lũy từ muôn ngàn kiếp trước. Khi nào con người diệt được hết tham, sân si, hỷ nộ, ái ố sẽ đoạt được Niết Bàn. Khi con người đoạt được Niết Bàn là thoát ra khỏi vòng luân hồi, hoàn toàn hạnh phúc, không còn đau khổ phiền lụy nữa, như ngọn đèn đã tắt, bánh xe ngừng quay, dòng suối ngừng chảy, trái bóng xẹp hơi . . .

Giáo lý nhà Phật dạy không có Ông Trời, Thiên Chúa hay Đấng Tạo Hóa. Phật Giáo cho rằng mọi vật trên thế gian này tự nhiên mà có và tự nhiên mà tồn tại. Thái dương hệ tự vận hành theo luật thiên nhiên, không cần phải có Đấng thiêng liêng nào điều hành sự vận chuyển của nó. Tuy vậy, trong tiềm thức của đa số người cho mình theo đạo Phật đều tin rằng, có Ông Trời ở trên cao đang điều hành vũ trụ này và số phận của con người ở trần gian. Phật Giáo còn dạy là con người không có linh hồn; con người chỉ là sự kết hợp của 5 yếu tố tâm sinh lý là vật chất, cảm giác, nhận thức, tâm thần và lương tâm mà Phật Giáo gọi là “Ngũ Uẩn” (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn). Khi thân xác chết, Ngũ Uẩn trở về chung tử chờ gặp “cơ duyên” để luân hồi đầu thai qua kiếp khác.

Phật Thích Ca cho biết đã có hằng hà sa số Phật, tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật. Nếu muốn thành Phật phải giữ được hết các giới cấm của luật tạng nhất là giới cấm sát sanh. Phật Thích Ca cho rằng đi bộ là giết côn trùng dưới chân, uống một ly nước lã là đã giết chết bát vạn tứ thiên (84.000) con sanh vật đang sống trong ly nước mà mình mới vừa uống đó. Suy ra, theo triết lý của Phật thì chỉ việc đi bộ trên đất hay uống một ly nước lã là đã phạm tội sát sanh, tức là phạm giới cấm quan trọng bậc nhất của nhà Phật rồi. Vậy, việc tu để thành Phật là điều khó có thể đạt được. Nên, từ ngày Đức Thích Ca đề xứng ra thuyết Vô Ngã cho đến nay đã hơn 2.500 năm rồi mà chưa thấy có một bậc chân tu nào đã thành Phật để cho người ta thờ lạy.

Nhằm mục đích làm theo các giáo lý của nhà Phật và không phạm giới cấm sát sanh của luật tạng, đa số các nhà sư của Phật Giáo ăn chay trường và không có vợ con hay làm ăn buôn bán. Trái lại, hầu hết các nhà sư của Phật Giáo Nhật Bản ăn mặn, có vợ con, có cơ sở kinh doanh làm ăn buôn bán như người đời phàm tục, nhưng họ vẫn không xem đó là vi phạm giới cấm của nhà Phật!

Năm 483 TCN, Phật Thích Ca đi đến vùng Kusinagara thuộc xứ Nêpal để thăm một người bạn làm nghề thợ rèn. Theo tài liệu của Microsoft Encyclopedia cho rằng trong bữa cơm với người bạn này, Phật Thích Ca ăn nhằm một miếng thịt heo đã thiu nên bị chết vì ngộ độc. Nhưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cho rằng Phật Thích Ca đã qua đời vì ăn trúng nhầm nấm độc để chứng tỏ là Phật Thích Ca đã ăn chay cho đến hơi thở cuối cùng. Thật ra, ai cho Phật món gì, ngài ăn món nấy, bất kể chay hay mặn. Phật Thích Ca hưởng thọ được 80 tuổi.

Sử liệu cho biết vào năm 161, nhà sư Khâu Đà La (Ksudra) dùng đường biển đi từ Ấn độ, tức là nước Thiên Trúc ngày xưa, đến tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam, để truyền bá Phật Giáo Nam Tông. Đến thế kỷ thứ hai, một số nhà sư từ Trung Quốc đến Việt Nam để truyền bá Phật Giáo Bắc Tông.

Vì Phật Giáo thích hợp với phong tục và tập quán của người Việt nên Đạo Phật bành trướng và phát triển rất nhanh chóng. Chẳng bao lâu, Phật Giáo trở thành Quốc Giáo từ triều đại nhà Đinh (thế kỷ IX), nhà Lê, nhà Lý đến triều đại nhà Trần (thế kỷ XIV). Chính Vua Lý Thái Tổ xuất thân từ một chú tiểu của chù Tiên Sơn. Vua Trần Nhân Tông, sau khi thắng được giặc Nguyên, đã xuất gia để thành lập môn phái Thiền Trúc Lâm. Trong thời kỳ này, ở Việt Nam mỗi làng đều có chùa. Chùa không chỉ là nơi hoạt động về tôn giáo nhưng cũng là nơi để dân làng tổ chức các buổi hội hè, học kinh, học chữ do các nhà sư giảng dạy. Sân chùa là nơi để dân làng nhóm chợ. Vườn chùa là nơi thề non hẹn biển của trai gái trong làng.

Vào năm 2005, người ta ước tính có khoảng từ 150 triệu đến 300 triệu tín hữu Phật Giáo trên thế giới. Đa số người Việt Nam cho mình theo đạo Phật.

 

H5.    Ai sáng lập Hồi Giáo?

 

Vào đầu thế kỷ VII, Ông Muhammad khai sinh ra Hồi Giáo (Islam) tại Mecca, xứ Ả-rập. Muhammad thuộc thị tộc Hashim của bộ tộc Quraysh, chào đời năm 570 tại Mecca, nay thuộc Arab Saudi. Ông mồ côi cha lúc còn trong bụng mẹ. Khi vừa được 6 tuổi, ông mồ côi mẹ, nên phải sống dưới sự nuôi dưỡng của ông nội tên là Abd Al-Muttalib. Sau khi sống với ông nội được hai năm, ông nội qua đời. Sau đó phải sống với người chú tên Abu Talib. Khi lớn khôn, ông đi theo các thương buôn vượt sa mạc qua Syria để buôn bán và trao đổi hàng hóa. Đến năm 25 tuổi, ông được một góa phụ thương gia giàu có tên là Khadidfe mướn làm quản gia coi sóc tài sản cho bà. Sau một thời gian làm việc, ông tỏ ra thanh liêm, chánh trực và đảm đang nên người chủ cảm thương lấy ông làm chồng lúc ông chưa quá 25 tuổi còn bà chủ thì đã vào khoảng 40. Hai người chung sống với nhau có được 2 người con trai và 4 người con gái.

Muhammad thường vào các hang động cầu nguyện tịnh tâm tìm khải tượng. Theo lời Muhammad thuật lại thì khi ông khoảng 40 tuổi, vào một buổi chiều, trong lúc ông đang cầu nguyện trong một hang động ở núi Hira. Thình lình Muhammad nghe có tiếng la lớn bảo ông “hãy đọc.” Muhammad trả lời là ông không biết đọc. Sau đó, Muhammad lại nghe có tiếng la lớn một lần nữa bảo ông “hãy đọc.” Muhammad nhướng mắt lên thấy một cuộn sách đang mở ra đầy chữ bằng lửa. Muhammad tự nhiên đọc được quyển sách này. Muhammad quá sợ, liền bỏ chạy để thoát thân, nhưng lại nghe có tiếng lớn kêu tên ông, ông liền quây lại thì thấy một thiên sứ. Thiên sứ này xưng mình tên là Gáp-ri-ên. Thiên sứ  Gáp-ri-ên báo cho Muhammad biết là ông đã được chọn để làm tiên tri cho Allah (Ả rập: Ilah), tức là tiên tri của Đức Chúa Trời.

Sau khải tượng này, Muhammad xưng mình là tiên tri của Đức Chúa Trời và bắt đầu đi rao giảng. Ông bảo người Ả-rập bỏ đạo thờ đa thần trở lại thờ một chân thần duy nhất là Allah tức là Đức Chúa Trời của tổ phụ Áp-ra-ham. Ngoài ra, Muhammad còn tuyên bố là ông nhận được thêm khải tượng là Allah đã chỉ định ông làm tiên tri kế vị Nô-ê, Áp-ra-ham, và Đức Chúa Giê-su. Sau đó, Muhammad còn cho biết thêm ông là tiên tri lớn nhất và là tiên tri cuối cùng mà Thượng Đế đã gởi đến cho nhân loại.

Đến năm 622, Muhammad bị người theo Đa Thần Giáo đuổi ra khỏi quê hương mình là Mecca, ông phải qua xứ Medina trú ngụ. Tại nơi nầy, Hồi Giáo lớn mạnh thành một lực lượng vũ trang hùng hậu. Muhammad dùng lực lượng này trở lại đánh chiếm được Mecca vào năm 630. Muhammad bắt dân ở Mecca theo Hồi Giáo, dẹp bỏ thần tượng của bái vật giáo và bắt dân chúng ở đây công nhận ông là tiên tri của Đức Chúa Trời tức là Allah hay Ilah.

Sau khi đánh chiếm được Mecca, quân Hồi Giáo càng ngày càng hùng mạnh hơn. Muhammad dùng đạo quân đông đảo và hùng mạnh của mình để đi đánh các dân, các nước không theo Hồi Giáo. Muhammad cho rằng ai không theo Hồi Giáo tức là chống lại Allah. Người lính đánh giặc được thủ lãnh Muhammad cho giữ 1/3 chiến lợi phẩm và hứa nếu tử trận sẽ được lên thiên đàng ngay. Nhờ vào đạo quân đông đảo và hùng mạnh này mà Hồi Giáo bành trướng nhanh chóng vượt ra ngoài biên giới các nước Ả-rập.

Đến năm Muhammad 49 tuổi, vợ ông qua đời, sau đó ông có thêm 9 người vợ khác và một số nàng hầu. Đến năm 632, ông lâm bịnh rồi qua đời. Ông hưởng thọ 62 tuổi. Các môn đệ tin rằng ông đã thăng thiên từ thánh địa Giê-ru-sa-lem.

Sau khi Giáo chủ Muhammad qua đời, môn đồ kế vị ông là Adbu-Bekr rồi đến Omar đều có lòng muốn bành trướng Hồi Giáo đi khắp nơi. Năm 638, quân Hồi Giáo đánh chiếm được Giê-ru-sa-lem khỏi tay Cơ Đốc Giáo. Đến năm 689, những người lãnh đạo thừa kế Muhammad kéo quân đánh chiếm được nhiều nước ở Âu châu, phần đông dân chúng theo Cơ Đốc Giáo. Cuộc “thánh chiến” này khiến cho cả Âu Châu phải kinh hoàng vì lo sợ là Cơ Đốc Giáo có cơ nguy bị Hồi Giáo tiêu diệt.

Đến năm 715 Hồi Giáo bành trướng đến các nước ở dọc bờ Địa Trung Hải và đến tận biên giới nước Trung Hoa. Khi họ chiếm được thành nào hay xứ nào mà dân chúng không chịu theo Hồi Giáo đều phải bị tiêu diệt.

Đến năm 732, Hoàng tử Charles Martel (con của Pépin I, vua nước Pháp) cầm quân ra nghinh chiến và đánh bại được quân Hồi, bắt họ phải rút lui ra khỏi Âu Châu. Nhờ cuộc chiến thắng này mà Cơ Đốc Giáo ở Âu Châu khỏi bị Hồi Giáo tiêu diệt.

Tín đồ Hồi Giáo tin rằng kinh Koran của họ ghi lại những lời của thiên sứ Gáp-ri-ên đã mặc khải cho tiên tri Muhammad. Vì Muhammad không biết đọc biết viết, nên các lời mặc khải này do các môn đệ của Muhammad ghi lại sau khi ông đã qua đời khiến cho các chương mục rời rạc khó hiểu. Giáo lý Hồi Giáo dạy là muốn sau khi chết được lên thiên đàng thì chỉ cần làm theo các giáo điều của đạo như  tin chỉ có Allah, ngoài Allah ra không có thần nào khác, tin Muhammad là tiên tri của Allah, hướng về thánh địa Mecca cầu nguyện năm lần mỗi ngày. Hằng năm, giữ chay tháng thánh Ramadan. (Người Hồi Giáo tin rằng Allah đã ban cho họ kinh Koran trong tháng Ramadan này.Tháng thánh Ramadan thường bắt đầu từ 22 tháng 8 đến 20 tháng 9 dương lịch) .Bố thí 1/40 lợi tức cho người nghèo và hành hương thánh địa Mecca ít nhất một lần trong đời. Để giữ chay tháng thánh Ramadan, tín hữu Hồi Giáo phải thường xuyên tịnh tâm cầu nguyện hướng về Allah và nhịn ăn uống từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn mỗi ngày.

Tín đồ Hồi Giáo tin sẽ có ngày phán xét, mỗi người phải ứng hầu trước tòa án của Allah để bị xét đoán mọi điều đã làm lúc còn trong xác thịt. Người không theo Hồi Giáo sẽ bị hành phạt đời đời ở hồ lửa (địa ngục). Tất cả người  theo Hồi Giáo sẽ được lên thiên đàng, chỉ trừ một số phải được thanh tẩy hết tội lỗi trước, rồi mới được lên thiên đàng sau.

Hồi Giáo cho rằng giáo chủ Muhammad không có ý sáng lập một đạo mới, nhưng chỉ muốn hướng dẫn dân Ả-rập bỏ phong tục thờ các tà thần để trở lại thờ Allah, như theo lời dạy của tổ phụ mình là Áp-ra-ham và của các tiên tri trong thời Cựu Ước như Môi-se và trong thời Tân Ước như Đức Chúa Giê-su. (Người Ả rập cho mình là hậu tự của Áp-ra-ham với bà A-ga qua người con tên Ích-ma-ên. Người Do Thái cho mình là dòng dõi của Áp-ra-ham với bà Sa-ra qua người con tên Y-sác).

Không có sử liệu nào cho biết chính xác, nên người ta nghĩ rằng các thương buôn người Ả-rập đem Hồi Giáo đến Việt Nam rất sớm khi họ ghé qua các bến cảng của thành Đồ Bàn, Chiêm Thành, Trung phần,Việt Nam. Đến thế kỷ X, một số lớn người Chiêm Thành theo Đạo Hồi. Đến đời vua cuối cùng của Chiêm Thành tên là Pô-Chơn theo Đạo Hồi, không chịu đựng nổi sự ngược đãi của vua Minh Mạng nhà Nguyễn, nên đã cùng một số thần dân đồng đạo trốn sang Cam Bốt sinh sống ở vùng Kampong Cham. Nhờ vào tài thao lược sẵn có, họ thành lập được một giang sơn nhỏ ở Thabaung Khmum để sinh sống. Trong lúc ở đây, người Chiêm Thành liên tục đánh phá Hoàng Gia Cam Bốt. Năm 1858, người Chiêm Thành bị vua Cam bốt là Hariraks đánh bại, nên họ phải theo dòng sông Cửu Long chạy thoát thân về hướng Nam, rồi được vua Đại Việt cho định cư trong 7 làng riêng biệt ở vùng Châu Giang, Châu Đốc. Hiện nay, có khoảng 12.500 người Chiêm Thành mà người ta cũng gọi là người Chăm hay người “Chà Châu Giang” theo Hồi Giáo vẫn còn sống trong vùng này.

Ở Việt Nam có người Chàm, Chăm, Mã Lai, Ấn Độ, Cao Miên, Nam Dương . . .  theo đạo Hồi. Người Hồi Giáo ở Việt Nam đọc kinh Koran và cầu nguyện mỗi ngày 5 lần, quấn khăn trắùng trên đầu để chứng tỏ đã hành hương ở thánh địa Mecca, cử ăn thịt heo, nhưng không bị bắt buộc phải đi hành hương ở thánh địa Mecca như những người Hồi Giáo ở các quốc gia khác.

Năm 2000, trên thế giới có khoảng 1.340.000.000 tín hữu Hồi Giáo. Ở Việt Nam, Hồi Giáo có các đền thờ ở Hà Nội, Sài Gòn và các tỉnh với số tín hữu vào khoảng vài chục ngàn người.

 

H6.    Ai sáng lập đạo  Baha’i ?

 

Vào ngày 23-5-1844, Giáo sĩ Hồi Giáo thuộc phái Shiite ở Ba-tư tên là Mirza Ali Muhammad, cũng gọi là Giáo sĩ Bab, tuyên bố ông là tiên tri của Đức Chúa Trời, ngang hàng với tiên tri Muhammad của Hồi Giáo, đã thành lập được một đạo mới lấy tên là đạo “Bab.” Giáo sĩ này còn cho biết thêm là ông đã viết được bộ kinh Bayán để thay thế kinh Koran của Hồi Giáo. Ông còn hứa sẽ cải tổ các luật lệ Hồi Giáo, cấm lấy nhiều vợ hay có nàng hầu. Vị giáo sĩ này còn khẳng định là các tôn giáo trên thế giới đều đến từ Đức Chúa Trời, tức là Allah. Đã đến thời kỳ các tôn giáo này phải kết hợp lại với nhau để ở duới quyền lãnh đạo của một giáo chủ. Các lý thuyết của Giáo sĩ Mirza Ali Muhammad được dân chúng ở Ba-tư hưởng ứng, nên đạo “Bab” bành trướng mạnh lan tràn khắp nước Ba-tư trong một thời gian ngắn.

Năm 1848, vua Nasr-ed-Din của Ba-tư lên ngôi. Nhà vua nhận thấy các chủ thuyết của đạo “Bab” có nguy cơ làm tan vỡ Hồi Giáo và mang lại sự bất ổn cho nền an ninh của đế quốc Ba-tư. Nên nhà vua ra lệnh thẳng tay đàn áp nhóm người theo đạo “Bab.” Tin đồ đạo “Bab” chống lại cuộc đàn áp của nhà vua gây ra cuộc nội chiến kéo dài 2 năm, làm cho 20.000 tín hữu đạo “Bab” thiệt mạng. Giáo sĩ Mirza Ali Muhammad bị bắt và bị hành quyết tại Tabriz, Ba-tư,  ngày 9-7-1850.

Sau khi Giáo sĩ Mirza Ali Muhammad bị giết chết, một môn đệ của Giáo sĩ Mirza Ali Muhammad tên là Mirza Hoseyn Ali Nuri, cũng gọi là Giáo sĩ Baha Ullah, đứng lên lãnh đạo nhóm tín hữu “Bab” còn sống sót. Dưới sự lãnh đạo của Giáo sĩ Baha Ullah, đạo “Bab” tiếp tục bành trướng mạnh ở xứ Ba-tư và khắp vùng Trung Đông. Đến năm 1863, Giáo sĩ Baha Ullah xưng mình là tiên tri lớn nhất và là tiên tri cuối cùng của Đức Chúa Trời sau Áp-ra-ham, Phật Thích Ca, Môi-se, Đức Chúa Giê-su, Muhammad và Giáo sĩ Mirza Ali Muhammad. Vị Giáo sĩ này còn tuyên bố là ông có trách nhiệm bày tỏ các khải tượng của Đức Chúa Trời cho loài người. Baha Ullah cũng cho biết thêm là ông sẽ căn cứ trên các chủ thuyết của Giáo sĩ Mirza Ali Muhammad để thành lập một đạo mới lấy tên là BAHA’I. Chủ thuyết chính của đạo Baha’i là gom các nước trên thế giới lại để thành lập một quốc gia duy nhất, và Baha’i là tôn giáo duy nhất của quốc gia đó.

Vua Ba-tư đã từng đàn áp đạo “Bab” trước đây, nên cũng đã ra tay đàn áp đạo Baha’i, bắt giáo chủ Baha Ullah lưu đài qua Baghdad, Istanbul, Adrianople và Acre cho đến khi qua đời vào năm 1892. Ông hưởng thọ 75 tuổi, được chôn cất ở Palestine, tại Akko thuộc xứ Do Thái ngày nay.

Sau khi Giáo sĩ Baha Ullah qua đời, người con trưởng nam của ông tên là Abbas, cũng gọi là Giáo sĩ Abdul-Baha đứng lên làm thủ lãnh đạo Baha’i. Đến năm 1908, sau nhiều lần bị chánh quyền theo Hồi Giáo bỏ tù, Giáo sĩ Abdul-Baha du hành qua Âu Châu và Bắc Mỹ để phổ biến các giáo thuyết của cha mình nhằm thành lập đạo Baha’i ở các vùng đất nầy. Giáo sĩ Abdul-Baha qua đời năm 1921. Theo di chúc, ông chỉ định người cháu nội tên là Shoghi Effendi Rabbani làm Giáo sĩ Giám hộ của đạo Baha’i. Dưới sự lãnh đạo của Rabbani, đạo Baha’i bành trướng mạnh ở Hoa Kỳ. Họ xây cất được một đền thờ lớn tại Wilmette, bang Illinois, và có hơn 1.700 địa điểm cho tín hữu Baha’i sinh hoạt tôn giáo trên đất Mỹ. Đến năm 1957, Rabbani qua đời, một Hội Đồng Giám Hộ Baha’i Toàn Cầu được thành lập để điều hành các hoạt động của đạo Baha’i. Tín hữu Baha’i tin những lời truyền dạy của Giáo sĩ  Mirza Ali Muhammad, Baha-Ullah và Abdul-Baha là những lời sấm truyền của đạo Baha’i cần phải được tín hữu Baha’i gìn giữ và nghiêm chỉnh tuân hành.

Cuộc cách mạng năm 1979 lật đổ vua Shah, Chánh Phủ Cộng Hòa Hồi Giáo Ba-Tư lên nắm chánh quyền vẫn coi Baha’i là tà đạo, nên  tiếp tục đàn áp một triệu người theo đạo Baha’i sống ở Ba Tư. Trong cuộc đàn áp này, chánh quyền ra lệnh đóng cửa các cơ sở hoạt động, tịch thu tài sản của đạo Baha’i và cấm tín hữu Baha’i làm công chức hay giữ các chức vụ quan trọng trong chánh quyền. Có hàng ngàn tín hữu Baha’i bị chánh quyền giam cầm và hàng trăm người bị giết chết.

Chủ trương chính của đạo Baha’i là thành lập một  tôn giáo, một hệ thống giáo dục, một ngôn ngữ và một chánh phủ chung cho toàn cầu. Tín hữu Baha’i yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh, chống kỳ thị chủng tộc hay có thành kiến tôn giáo. Mục tiêu chính của nhóm lãnh đạo Baha’i là đưa các nước trên thế giới lại để làm thành một quốc gia ở dưới một tôn giáo là đạo BAHA’I. Các chủ thuyết này được Liên Hiệp Quốc và các tổ chức “Liên Tôn” hay “Hòa Đồng Tôn  Giáo” nhiệt thành ủng hộ.

Số người theo đạo Baha’i đông nhứt là ở Á châu, Phi châu, Nam Mỹ và các hải đảo ở vùng Thái Bình Dương. Vào năm 2000, đạo Baha’i có mặt trên 300 quốc gia trên thế giới với khoảng 5.500.000 tín hữu. Riêng ở Hoa Kỳ có khoảng 150.000 tín hữu theo đạo Baha’i. Hiện nay, văn phòng trung ương của đạo Baha’i tọa lạc trên đồi Carmel ở Haifa, thuộc xứ Do Thái ngày nay.

Trong thời Việt Nam Cộng Hòa, trụ sở của đạo Baha’i tọa lạc tại số 193/1C đường Công Lý, Sài Gòn.

 

H7.    Ai sáng lập đạo Cao Đài?

 

Đạo Cao Đài còn được gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do ông Đốc Phủ Sứ Ngô Văn Chiêu với pháp danh là Ngô Minh Chiêu (1878-1932) khai sáng vào năm 1921, ở đảo Phú Quốc Miền Nam, Việt Nam. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1926, đạo Cao Đài tổ chức một buổi lễ rất long trọng tại chùaTừ Lâm gần Tây Ninh để ra tuyên ngôn chánh thức thành lập đạo Cao Đài. Toàn quyền Đông Dương và Thống đốc Nam Kỳ có đến dự buổi lễ này và công nhận đạo Cao Đài là hợp pháp hoạt động trên toàn cõi Đông Dương.

Đạo Cao Đài chuyên tâm thờ phượng Đấng Thượng Đế với danh hiệu là Ngọc Hoàng Thượng Đế Nam Phương Giáo Chủ Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát. Ngoài việc thờ phượng Đấng Thượng Đế ra, Đạo Cao Đài còn thờ thêm Đức Chúa Giê-su, Phật Thích-Ca và một số danh nhân khác như Lý Thái Bạch, Quan Âm, Quan Đế, Jeanne d‘Arc, Tôn Trung Sơn, Victor Hugo, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Voltaire, Montesquieu . . .

Ông Ngô Minh Chiêu là một công chức thời Pháp thuộc được chánh quyền bổ nhiệm làm Đại Diện Hành Chánh (Quận Trưởng) ở đảo Phú Quốc. Trong lúc ở Phú Quốc, ông Ngô Minh Chiêu thường đến chùa Quan Âm Tự nằm trên triền núi Dương Đông để cầu cơ do nhóm Thần Linh Học tổ chức. Ông Ngô Minh Chiêu cho biết nhờ các cuộc cầu cơ này, ông giao tiếp được với Đức Thượng Đế mà ông cũng gọi là Đức Chí Tôn, Đức Cao Đài hay Cao Đài Tiên Ông. Ông Ngô Minh Chiêu kể tiếp: “Vào ngày 8 tháng 2 năm 1921, Đức Cao Đài Tiên Ông giáng cơ bút thừa nhận ông làm đệ tử với trọng trách khai sáng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ở Miền Nam, Việt Nam.” Từ đó, ông Ngô Minh Chiêu lo tu trì khổ hạnh ăn chay trường 3 năm. Trong thời gian ăn chay, có lần Đức Cao Đài Tiên Ông hiện ra với ông Chiêu bằng hình một con mắt lớn mà ông Chiêu gọi là Thiên Nhãn. Ông Ngô Minh Chiêu cho biết thêm: “Thiên Nhãn này có ánh sáng như mặt trời thấm nhập cả vũ trụ.” Khi đạo Cao Đài được thành lập, ông Ngô Minh Chiêu cho vẽ hình con mắt bên trái có tia sáng chung quanh làm biểu tượng cho Đức Thượng Đế Chí Tôn để tín hữu Cao Đài thờ phượng. Hình ảnh Thiên Nhãn cũng là biểu tượng cho Đức Thượng Đế là Đấng có thể nhìn thấy tất cả mọi hành động và tư tưởng của mỗi người ở trần thế. Hơn nữa, đạo Cao Đài còn cho rằng việc thờ “Độc Nhãn” cũng để bày tỏ đạo Cao Đài là đạo thờ độc thần như Cơ Đốc Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo.

Vì mãi lo việc cao siêu huyền bí, ông Chiêu sao lãng bổn phận của người công chức, nên bị chánh quyền trung ương triệu về Sài Gòn năm 1924. Khi về đến Sài Gòn, ông Chiêu liên lạc với nhóm công chức gồm có các ông Vương Quang Kỳ, Phạm Công Tắc, Lê Văn Trung, Cao Huỳnh Điêu, Cao Huỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Trương Hữu Đức và Nguyễn Trung Hậu. Những viên công chức này hợp tác với ông Ngô Minh Chiêu để kiện toàn đạo Cao Đài ở Miền Nam Việt Nam và sáng lập Tòa Thánh Tây Ninh vào ngày 13-2-1926.

Đạo Cao Đài dùng cơ bút làm phương tiện tiếp xúc và tiếp nhận các giáo lý từ Đức Thượng Đế thiêng liêng. Người theo đạo Cao Đài kể: “Trong một buổi cầu cơ, Đức Cao Đài giáng cơ bút chỉ định ông Lê Văn Trung, nguyên là nghị viên Hội Đồng Tư Vấn của chánh quyền Nam Kỳ, làm Đức Giáo Tông.” Đức Giáo Tông đứng đầu Cửu Trùng Đài Thánh Thất Tây Ninh để cai trị và thi hành các phép tắc đạo. Đức Giáo Tông có ba hàng chức sắc mặc áo đỏ là Khổng Giáo, mặc áo vàng là Phật Giáo và mặc áo lam là Lão Giáo làm phụ tá. Đức Giáo Tông còn có ba vị Chưởng Pháp thuộc Lão Giáo mặc áo trắng. Các nam nữ tín hữu và chức sắc Cao Đài đều mặc áo dài trắng để tham dự các buổi lễ tôn giáo.

Đạo Cao Đài cho rằng Đức Thượng Đế đã lập ra ba thời kỳ để cứu độ nhân loại. Ba thời kỳ đó được phân định như sau:

  1. Nhất Kỳ Phổ Độ: Đấng Thượng Đế thành lập Tiên Đạo,Thánh Đạo và Nhơn Đạo ở Trung Hoa, Ấn Độ Giáo và Do Thái Giáo để cứu độ nhân loại kỳ thứ nhứt.
  2. Nhị Kỳ Phổ Độ: Đấng Thượng Đế thành lập Phật Giáo, Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo để cứu độ nhân loại kỳ thứ nhì.
  3. Tam Kỳ Phổ Độ: Đấng Thượng Đế đích thân thành lập Đạo Cao Đài ở Việt Nam để cứu độ nhân loại kỳ thứ ba.

Đạo Cao Đài cho rằng tất cả tôn giáo trên trần thế  đều có cùng một chân lý. Chân lý ấy là Đức Cao Đài Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa của vũ trụ và muôn loài vạn vật mà Cơ Đốc Giáo gọi là Đức Chúa Trời, Do Thái Giáo gọi là Đức Gia-vê hay Giê-hô-va và Hồi Giáo gọi là Allah. Mục đích của Đức Chí Tôn thành lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là để dạy cho mọi người biết là mỗi người trên trần thế đều có một phần chân linh của Đức Cao Đài Thượng Đế, nên mọi người thuộc mọi chủng tộc và tôn giáo hãy yêu thương nhau và coi nhau như anh em vì có cùng một Cha trên trời. Đạo Cao Đài có khuynh hướng áp dụng và dung hòa các triết lý cao siêu của Khổng Giáo, thuyết từ bi của Phật Giáo, thuyết vô vi của Lão Giáo và luân lý cao nhã của Cơ Đốc Giáo.

Sau khi được Đấng Chí Tôn tuyển chọn và kết nạp vào đạo, người theo đạo Cao Đài phải có lòng thành kính phụng thờ Đấng Chí Tôn, làm việc từ thiện theo sức mình để giúp đở người nghèo khổ, hằng ngày phải tự xét lòng mình cho thích hợp với trình độ tu hành mà mình đã khẩn nguyện. Tín hữu Cao Đài có thể thủ trai kỳ, trường chay, tứ thời cúng kiến hay tứ thời tịnh nguyện. Tín hữu Cao Đài phải làm theo luật đạo, không quyến luyến hồng trần, vinh hoa, phú qúy. Sống thanh đạm, từ bỏ các thú vui của trần thế. Tu luyện đúng phép để tiến đến chỗ diệt ngã và cảnh hư vô tuyệt đối của đạo mầu. Đường siêu thoát vẫn là do thành tâm và đức hạnh của mình.

Ngoài Tòa Thánh Tây Ninh ra đạo Cao Đài còn có Tòa Thánh ở Bạc Liêu của phái Minh Chơn Đạo (1928), Tòa Thánh ở Mỹ Tho của phái Minh Chơn Lý (1930) và Tòa Thánh Bến Tre của Ban Chỉnh Đạo (1934). Đạo Cao Đài có 11 môn phái, đa số tín hữu Cao Đài ở Việt Nam, Kampuchia, Lào và Pháp. Đến năm 2006, đạo Cao Đài có khoảng 6 triệu tín hữu trên thế giới.

 

H8.    Ai sáng lập đạo Hòa Hảo?

 

Đạo Hoà Hảo có tên chính thức là Phật Giáo Hòa Hảo. Đạo Hoà Hảo là đạo Phật cải cách do Ông Huỳnh Phú Sổ sáng lập vào ngày 4-7-1939 tại làng Hòa Hảo, huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, Nam Phần, Việt Nam, lúc ông Huỳnh Phú Sổ vào khoảng gần 20 tuổi. Ông Huỳnh Phú Sổ sanh ngày 15 tháng 01 năm 1920 tại làng Hòa Hảo, tỉnh Châu Đốc, con của ông Huỳnh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm. Ông Huỳnh Công Bộ là một vị hương hào giàu có của tỉnh Châu Đốc, Nam Phần, Việt Nam.

Có người cho rằng, đạo Hòa Hảo là sự tiếp nối của môn phái Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương do Thầy Tây An, tức là Ông Đoàn Minh Nguyên, sáng lập năm 1849 ở vùng Thất Sơn, tỉnh Rạch Giá. Đạo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh Độ Tông làm căn bản, chủ trương tu tại gia và làm theo giáo lý của Phật mà tu sửa con người.

Đến mùa hè năm 1940, số người theo đạo Hòa Hảo mỗi ngày mỗi gia tăng. Sự gia tăng nhanh chóng làm cho chánh quyền bảo hộ Pháp lo sợ nhóm người theo đạo của ông Huỳnh Phú Sổ có thể trở thành một lực lượng chánh trị chống lại chánh quyền đô hộ. Để tiêu diệt đạo mới này, chánh quyền Pháp gán cho Ông Huỳnh Phú Sổ cái tên là “Ông Đạo Khùng,” rồi giam Ông vào nhà thương điên Chợ Quán ở Chợ Lớn. Ngày 5-6-1941, Ông được đưa về giam ở Bạc Liêu. Đến tháng 10-1942, quân đội Nhật can thiệp, Ông được trả tự do để về sống ở Sài Gòn. Sau đó, Ông Huỳnh Phú Sổ liên kết với các thành phần chánh trị trong nước để thành lập đảng chánh trị lấy tên là Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, cũng gọi là Dân Xã Đảng, vào ngày 21-9-1946. Lực lượng vũ trang Hoà Hảo cũng được thành lập do các tướng: (1) Trần văn Soái (Năm Lửa), ở Cái Vồn, Vĩnh Long; (2) Nguyễn Giác Ngộ, ở Chợ Mới, An Giang; (3) Lê Quang Vinh (Ba Cụt), ở An Giang và Cần Thơ; (4) Lâm Thành Nguyên, ở Châu Đốc và Hà Tiên.

Đến năm 1945, ông Huỳnh Phú Sổ bắt tay hợp tác với Việt Minh (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) để thành lập một mặt trận thống nhất chống Pháp. Trong đêm 16 tháng 4 năm 1947, Ông Huỳnh Phú Sổ được mời đến dự một “buổi họp để giải quyết các xung đột giữa lực lượng vũ trang Hòa Hảo và Việt Minh,” tại Đốc Vàng, làng Tân Phú, tỉnh Long Xuyên. Người ta không biết việc gì đã xảy ra trong đêm này, nhưng không thấy Ông Huỳnh Phú Sổ trở về, Ông đã biệt tông tích từ đó cho đến nay. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cho rằng giáo chủ của mình vẫn còn sống, và sẽ trở về sau một thời gian tạm thời vắng mặt.

Sau khi ông Huỳnh Phú Sổ biệt tích, Ông Huỳnh Công Bộ đứng ra lãnh đạo PGHH, còn các tướng lãnh của bộ đội Hòa Hảo bắt tay hợp tác với Pháp để đánh lại Việt Minh cho đến năm đình chiến 1954.

Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa (1955) của Tổng thống Ngô Đình Diệm, lực lượng chánh trị của Phật Giáo Hòa Hảo rất mạnh nên dự tính liên kết với các đảng chánh trị khác để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Khi hay dự tính của lực lượng chánh trị Hòa Hảo, Tổng thống Ngô Đình Diệm liền đưa quân Quốc Gia đến vây đánh các lực lượng vũ trang của Hòa Hảo ở Cái Vồn thuộc quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long và nhiều nơi khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Sau một thời gian ngắn, tướng Trần Văn Soái ra đầu hàng, tướng Lê Quang Vinh, biệt hiệu là Ba Cụt, bị bắt và bị tử hình tại một nghĩa trang ở Cần Thơ ngày 13-7-1956. Lực lượng vũ trang của Hòa Hảo hoàn toàn tan rã.

Vì đạo Hoà Hảo bắt nguồn từ Phật Giáo nên cũng dạy luật nhân quả, lý tưởng từ bi, bác ái, đại đồng của nhà Phật. Đạo Hoà Hảo không cho tín hữu thờ hình tượng, cúng tế tà thần, mê tín dị đoan, đốt giấy tiền vàng bạc, phướng xá trai đàn. Đạo Hòa Hảo đề cao “Phật tức tâm,” nêu cách hành đạo giản dị, không dùng chuông mõ, cúng Phật bằng nước lã (nước lã tương trưng cho sự trong sạch), bông hoa (bông hoa tượng trưng cho sự tinh khiết) và nhang hương (nhang hương để trừ mọi uế tạp). Tín đồ Hòa Hảo ăn chay hai ngày ở giữa tháng và hai ngày cuối tháng âm lịch, cử ăn thịt trâu, thit bò và thịt chó.

Năm 1964, Giáo Hội Hòa Hảo triệu tập một hội nghị tại thánh địa Hòa Hảo ở Long Xuyên để bầu 16 vị vào Ban Chấp Hành Trung Ương. Hội nghị bầu ông Lương Trọng Tường làm Hội Trưởng, 15 vị khác được bầu gồm có một Phó Hội Trưởng, một Bí Thư, một số Phó Bí Thư và một số Cố Vấn. Hội nghị còn công nhận bà Huỳnh Công Bộ, mẹ của ông Huỳnh Phú Sổ, là đầu trưởng thiêng liêng của Giáo Hội Hòa Hảo.

Đến năm 2004, Giáo Hội Hòa Hảo có khoảng hai triệu tín hữu sống trong các tỉnh An Giang, Châu Đốc, Kiến Phong, Kiến Tường, Phong Dinh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên, Định Tường, Long An, Kiến Hòa, Kiên Giang, Sài Gòn và Gia Định thuộc Nam Phần Việt Nam.

 

H9.    Ai thành lập Do Thái Giáo?

 

Do Thái Giáo là một tôn giáo lâu đời nhất thờ độc thần, tức là chỉ thờ phượng một Đức Chúa Trời duy nhất,  thánh danh của Ngài bằng tiếng Hê-bơ-rơ làYahweh (Gia-vê) hayYehôwâh (Giê-hô-va). Căn cứ vào Thánh Kinh Cựu Ước người ta được biết Do Thái Giáo tin rằng Yahweh hay Yehôwâh là Đấng Tạo Hóa tự hữu hằng hữu, vô sở bất tại, toàn năng, toàn tri đang cai quản vũ trụ và muôn loài vạn vật trên thế gian này.

Kinh Thánh Cựu Ước cho biết Đức Chúa Trời đã dùng Áp-ram hay Áp-ra-ham sáng lập ra Do Thái Giáo vào khoảng thế kỷ XX (TCN). Áp-ra-ham ra đời vào khoảng năm 2166 TCN, tại U-rơ, xứ Canh-đê (I-rắc). Áp-ra-ham thuộc giống dân A-ram, cùng vợ là Sa-rai theo cha mình rời U-rơ, để đi đến Cha-ran kiều ngụ. Tại Cha-ran Đức Chúa Trời hiện ra bảo Áp-ra-ham rời bỏ Cha-ran để đi đến Ca-na-an, tức là Palestine ngày nay. Đức Chúa Trời hứa sẽ ban phước và sẽ làm cho dòng dõi của Áp-ra-ham trở thành một dân tộc lớn. Dân tộc này sẽ đem phước hạnh đến cho toàn thể nhân loại, như Kinh Thánh Cựu Ước ghi: “Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi” (Sáng 12:1-2). Vâng theo lời Chúa gọi, Áp-ra-ham cùng vợ là Sa-rai và cháu là Lót đi đến Ca-na-an. Tại Ca-na-an, Đức Chúa Trời hiện ra, ban cho Áp-ra-ham và dòng dõi người vùng đất này. Áp-ra-ham liền lập một bàn thờ để thờ phượng Đấng đã hiện đến cùng mình (Sáng 12:1-7).

Hai mươi lăm năm sau, khi Áp-ra-ham được 100 tuổi, người sanh ra Y-sác. Đến năm Y-sắc 60 tuổi, Y-sác sanh ra Ê-sau và Gia-cốp. Đến năm 1991 TCN, Áp-ra-ham qua đời, hưởng thọ được 175 tuổi.

Năm 1876 TCN, vùng đất Ca-na-an gặp cơn đói kém, nên Gia-cốp cũng gọi là Y-sơ-ra-ên, cùng gia đình của các người con, gồm có khoảng 70 người, di cư qua Ai-cập sinh sống. Sau 430 năm sống bên Ai-cập, con cháu của Gia-cốp sanh sôi nảy nở trở thành dân tộc Do Thái, cũng gọi dân Y-sơ-ra-ên, có dân số vào khoảng 2.000.000 người.

Năm 1446 TCN, Đức Chúa Trời dấy lên tiên tri Môi-se để đưa dẫn dân Do Thái từ Ai-cập trở về đất hứa Ca-na-an. Dưới quyền lãnh đạo của Môi-se, dân Do Thái vượt Biển Đỏ như đi trên đất khô tiến về Ca-na-an. Khi đến được vùng núi Si-nai, Môi-se lên núi Si-nai kiến diện Đức Chúa Trời để nhận 10 điều răn mà Đức Chúa Trời ban cho dân Do Thái tuân giữ. Mười điều răn này đòi hỏi dân Do Thái thực thi trách nhiệm của họ đối với Đức Chúa Trời và người đồng loại của mình. Tại nơi này, Môi-se tái xác nhận với người Do Thái là dân tộc họ đã được Đức Chúa Trời tuyển chọn để thờ phượng Ngài, như lời Môi-se nói,“Ngài đã chọn ngươi trong muôn dân trên mặt đất, đặng làm một dân thuộc riêng về Ngài”(Phục 7:6).

Trong thời gian bốn mươi năm sống lưu lạc trong đồng vắng, Môi-se dựng Đền Tạm (đền thờ tạm) để thờ phượng Đức Chúa Trời. Khi chiếm được đất Ca-na-an, dân Do Thái tiếp tục thờ phượng Đức Chúa Trời trong Đền Tạm cho đến khi vua Sa-lô-môn xây được một đền thờ thực thụ tại Giê-ru-sa-lem vào năm 966 TCN. Đến năm 66 SC, người Do Thái nổi dậy chống quyền đô hộ của La Mã. Hoàng đế La Mã đưa quân đến dẹp tan cuộc nổi dậy vào năm 70. Để trả thù cho cuộc nổi dậy này, quân La Mã phá hủy đền thờ và thành Giê-ru-sa-lem; bắt người Do Thái phải sống lưu vong. Dầu phải sống lưu vong, người Do Thái vẫn tiếp tục duy trì sinh hoạt tôn giáo của mình trong các nhà hội cho đến ngày nay. Năm 1948, Liên Hiệp Quốc cho người Do Thái lưu vong trở về lập lại quốc gia Do Thái (Y-sơ-ra-ên) trên đất Ca-na-an xưa, nay gọi là Palestine. Sau khi đã thành lập được quốc gia cho mình rồi, điều kế tiếp họ dự định là xây cất lại đền thờ ở Giê-ru-sa-lem để có nơi dâng sinh tế chuộc tội và cử hành các nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa như ngày xưa.

Do Thái Giáo tin rằng Đức Chúa Trời Yahweh (Giê-hô-va) là chân thần thực hữu duy nhất, vô hình, vô thể, là Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên loài người và vũ trụ. Chỉ có Ngài mới đáng để loài người tôn thờ. Ngài biết ý tưởng và việc làm của từng người. Ngài sẽ thưởng cho người làm điều lành và hành phạt kẻ làm điều ác. Người Do Thái tin có các thần khác, nhưng đều là tà thần không đáng được tôn vinh vàthờ phượng.

Do Thái Giáo tin rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng loài người bình đẳng theo “ảnh tượng” Ngài, nghĩa là loài người có phần tâm linh, tâm hồn, trí phán đoán và sự thông minh. Ngài cho con người có tự do làm điều mình muốn nhưng phải chịu trách nhiệm những việc mình làm.

Do Thái Giáo không tin có thuyết luân hồi, nhưng tin có sự sống lại của kẻ chết, tin con người có một đời để sống, rồi sau khi chết sẽ bị xét đoán để được thưởng hay bị hành phạt tùy theo việc mình làm lúc còn trong xác thịt.

Người Do Thái cho rằng Đức Chúa Trời có lập giao ước với tổ phụ họ, ban bố luật pháp cho dân tộc họ để làm tuyển dân cho Đức Chúa Trời. Họ tin rằng Đấng Mê-si hay Đấng Christ (Đấng chịu xức dầu) sẽ là một người sanh ra từ dòng dõi của vua Đa-vít, thuộc chi phái Giu-đa của dân tộc Do Thái. Đấng Mê-si sẽ đến làm vua cai trị thế gian này và Ngài sẽ đem các nước lại để cùng nhau sống trong hòa bình. Quốc gia Do Thái sẽ trở thành “nước của thầy tế lễ” làm trung gian giữa Đức Chúa Trời và các quốc gia trên thế giới.

Hiện nay, Do Thái Giáo chia ra làm ba môn phái như sau:

 

Chánh Thống: Người Do Thái theo môn phái Chánh Thống cố làm đúng theo các giáo lý đã có từ lúc ban đầu; họ cẩn thận làm theo các luật kiêng cử về thức ăn, và thận trọng giữ ngày sa-bát.

Bảo Thủ: Người Do Thái theo môn phái Bảo Thủ làm theo các luật lệ của Kinh Talmud. Họ thi hành các nghi lễ tôn giáo theo truyền thống, nhưng uyển chuyển để thích hợp cho từng thế hệ.

Cải Cách: Người Do Thái theo môn phái Cải Cách không coi trọng các luật lệ truyền khẩu của Kinh Talmud, nhưng chú trọng nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho tín hữu.

 

Đến cuối thế kỷ thứ 20, dân số Do Thái trên thế giới có khoảng từ 13 đến 14 triệu người. Trong số này, có khoảng 5-6 triệu ở Hoa Kỳ, 5-6 triệu ở Do Thái, 2 triệu ở Âu Châu, 400.000 ở Châu Mỹ La-Tinh, 350.000 ở Gia Nã Đại, 100.000 ở Phi Châu, 100.000 ở Úc Châu  và 50.000 ở Á Châu (không kể nước Do Thái).

 

H10.  Ai sáng lập Cơ Đốc Giáo?

 

Đức Chúa Giê-su sáng lập Cơ Đốc Giáo hay Ki-tô Giáo vào khoảng năm 26 ở xứ  Do Thái. Đức Chúa Giê-su giáng sinh vào khoảng năm 4 TCN, tại làng Bết-lê-hem xứ Giu-đê. Trú quán của Ngài là làng Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê. Đức Chúa Giê-su khởi hành truyền bá Phúc Âm trong xứ Ga-li-lê lúc Ngài vào khoảng 30 tuổi.

Các tôn giáo trên thế gian dạy con người phải tự mình làm các điều lành thánh thiện tu tâm dưỡng tánh để tự cứu mình hay để được siêu thoát hoặc thi hành nghiêm túc các giới cấm của luật đạo để được lên thiên đàng. Trái lại, Cơ Đốc Giáo khẳng định là loài người chỉ có khả năng phạm tội, nhưng không có khả năng chuộc tội hay có thể tự cứu mình bằng các việc làm nhân đức do chính mình làm ra. Cơ Đốc Giáo theo lời phán dạy của Đức Chúa Giê-su tin rằng Đức Chúa Trời đã ban Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người, chịu chết trên thập tự “để đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn”(Ê-phê 2:15) của giao ước cũ, đặng cứu chuộc loài người bằng cách đổ huyết ra để thành lập giao ước mới  (Lu 22:20). Giao ước mới này thay thế giao ước cũ  lỗi thời đã bị đào thải (Hy-bá 8:13 BDY). Kinh Thánh cho biết sự cứu chuộc của Đức Chúa Giê-su là một sự ban cho nhưng không từ Đức Chúa Trời cho những ai sẵn lòng chấp nhận sự ban cho này như lời tiên tri Ê-sai dự ngôn: “Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá”(Ê-sai 55:1).

Cuộc đời của Đức Chúa Giê-su được ghi lại trong bốn sách Phúc Âm Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng. Phúc Âm Ma-thi-ơ cho biết gia phả của Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi của vua Đa-vít và sanh bởi nữ đồng trinh Ma-ri (Ma1:1,23). Hai điều này đã thật sự xảy ra làm ứng nghiệm lời tiên tri, “Có một chồi sẽ nứt từ gốc Y-sai, một nhánh từ rễ nó sẽ ra trái.” và “Nầy, một gái  đồng trinh sẽ chịu thai và sanh một con trai”(Ê-sai 11:1 &7:14). Phúc Âm Ma-thi-ơ trưng dẫn khoảng 16 lần các lời tiên tri nói về Đấng Mê-si ở Cựu Ước đã được ứng nghiệm trong Đức Chúa Giê-su ở Tân Ước để thuyết phục người Do Thái chấp nhận Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si của mình. Phúc Âm Mác bày tỏ Đức Chúa Giê-su là Con của Đức Chúa Trời và Đấng Cứu Thế của nhân loại. Phúc Âm Lu-ca bày tỏ Đức Chúa Giê-su là Con của Đấng Rất Cao, Ngài sẽ ngồi trên ngôi Đa-vít trị vì đời đời, nước Ngài vô cùng. Phúc Âm Giăng bày tỏ Đức Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời Ngôi Hai nhập thế làm người, đem sự cứu chuộc đến cho nhân loại.

Trong thời gian ba năm thi hành chức vụ của Đấng Cứu Thế, Đức Chúa Giê-su làm nhiều dấu kỳ phép lạ như hóa nước thành rượu, kêu người chết sống lại, chữa lành bệnh tật, đuổi quỉ, đi trên mặt biển . . .  để chứng tỏ Ngài là Đấng Mê-si hay Đấng Christ, đã đến trong thế gian để làm ứng nghiệm các lời tiên tri trong Cựu Ước. Ngoài các dấu kỳ phép lạ mà Ngài đã làm để chứng tỏ Ngài là Đấng cứu thế, Đức Chúa Giê-su cũng công khai xác nhận Ngài là Đấng Mê-si hay Đấng Christ, như Ngài đã bày tỏ với người đàn bà Sa-ma-ri: “Ta, người đang nói với ngươi đây, chính là Đấng đó”(Giăng 4:26). Ngoài các dấu kỳ phép lạ mà Ngài đã làm, Đức Chúa Giê-su còn giảng dạy là mỗi người phải hết lòng yêu mến Đức Chúa Trời và thương yêu kẻ lân cận như mình. Ngài kêu gọi mọi người phải thay đổi lòng mình, ăn năn và tin nhận Ngài để được cứu rỗi và thừa hưởng ân phước của nước Trời.

Đọc qua các Phúc âm của Đức Chúa Giê-su, người ta không thấy Ngài bảo các môn đệ “hãy tự mình thắp đuốc mà đi tìm chân lý.” Nhưng Ngài phán: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, ta đến chẳng để xét đoán thế gian, nhưng để cứu chuộc”(Giăng 12:47 & 14:6).

Sau 3 năm giảng dạy về nước Trời, dân Do Thái tin theo Ngài rất đông, làm cho các nhà lãnh đạo Do Thái Giáo xem Ngài là một mối đe dọa cho Do Thái Giáo và nền an ninh của quốc gia Do Thái. Nên họ đã bắt Ngài đem đến trường án vội vã kết tội Ngài đã phạm thượng, vì đã xưng mình là Con của Đức Chúa Trời, rồi họ đóng đinh Ngài trên thập tự giá cho đến chết.

Các sách Phúc Âm kể tiếp: Sau khi người ta đã đem Ngài chôn trong một hang đá, đến ngày thứ ba, Đức Chúa Giê-su sống lại để chứng tỏ sự chết chuộc tội của Ngài trên thập tự giá đã được Đức Chúa Trời hoàn toàn chấp nhận, kế hoạch cứu chuộc tội lỗi của nhân loại đã hoàn tất. Sau khi sống lại, Ngài hiện ra với các môn đồ trong 40 ngày để phán dạy họ những việc liên hệ đến nước Đức Chúa Trời. Sau đó, Đức Chúa Giê-su thăng thiên trước sự chứng kiến của các môn đồ Ngài, như đã ghi trong sách Công vụ các Sứ đồ 1: 9-11 là sau khi nói chuyện với các môn đồ lần chót xong, Đức Chúa Giê-su được cất lên trời. Các môn đồ ngó theo cho đến khi có một đám mây đến tiếp Ngài khuất đi, không thấy nữa. Đoạn, có hai thiên sứ mặc áo trắng hiện đến bảo các môn đồ rằng: “Giê-su này đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy. ” Theo như lời thiên sứ thì Đức Chúa Giê-su sẽ trở lại thế gian này để đánh bại Sa-tan cùng quyền lực của sự tối tăm để thành lậïp vương quốc của Ngài. Ngài sẽ ngồi trên ngôi Đa-vít trị vì đời đời, nước Ngài vô cùng. Bấy giờ “họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước này chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh. Muông sói sẽ ở với chiên con, beo nằm với dê con; bò con, sư tử con với bò nuôi mập cùng chung một chỗ, một đứa con trẻ sẽ dắt chúng nó đi. Bò cái sẽ ăn với gấu; các con nhỏ chúng nó nằm chung, sư tử ăn cỏ khô như bò. Trẻ con đương bú sẽ chơi kề rắn hổ mang, trẻ con thôi bú sẽ thò tay vào hang rắn lục. Nó chẳng làm hại, chẳng giết ai”(Ê-sai 2:4 & 11:6-8).

Sau khi Đức Chúa Giê-su thăng thiên khoảng 7 ngày, đến ngày lễ Ngũ Tuần, các môn đồ của Chúa Cứu Thế đang nhóm lại để ăn lễ Ngũ Tuần theo truyền thống của Do Thái Giáo thì “thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người. Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh”(CV 2:2-4).

Sau khi nhận được Đức Thánh Linh, các môn đồ của Đức Chúa Giê-su đi ra rao giảng cho mọi người biết Đức Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế đã chết trên thập tự giá để chuộc tội cho nhân loại. Nếu ai bằng lòng tin nhận Đức Chúa Giê-su và sự chết của Ngài trên thập tự giá là để đền tội cho mình thì người đó được cứu chuộc bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Như Sứ đồ Phi-e-rơ xác định trước Toà Công Luận Do Thái rằng: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu”(CV 4:12). Sứ đồ Phao lô vốn là một thành viên của môn phái Pha-ri-si, từng hăng say bắt bớ và sát hại người tin theo Đức Chúa Giê-su. Nhưng khi trở lại tin nhận Chúa Giê-su làm cứu Chúa mình và trở thành một sứ đồ lòng đầy nhiệt huyết rao giảng Tin Lành, ông tuyên bố: “Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin”(Rô 1:16).

Dù Cơ Đốc Giáo bị Do Thái Giáo bắt bớ từ năm 35 đến năm 44, và sau đó bị các Hoàng Đế La Mã bách hại từ năm 64 đến năm 312, Cơ Đốc Giáo vẫn bành trướng mạnh trong đế quốc La Mã. Vào thế kỷ II, Cơ Đốc Giáo đã trở thành một tôn giáo có tổ chức hoàn bị với các giáo lý hẳn hoi. Đến thế kỷ IV, Cơ Đốc Giáo đã lan tràn đến Tây Ban Nha, Ba-Tư và miền đông Ấn Độ.

Đến cuối thế kỷ IV, các Hội Thánh Cơ Đốc Miền Đông nằm trong lãnh thổ của Đông Đế Quốc La Mã gồm có bốn giáo khu. Bốn giáo khu đó là Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ), An-ti-ốt (Syria), Giê-ru-sa-lem (Do-Thái) và Alexandria (Ai-cập). Các giáo khu này trực thuộc Đông Giáo Hội, đặt dưới quyền quản trị của các Giáo Trưởng, tòa thánh đặt ở Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ. Các Hội Thánh Cơ Đốc Miền Tây nằm trong lãnh thổ của Tây Đế Quốc La Mã trực thuộc Giáo Khu Rô-ma, cũng gọi làTây Giáo Hội. Tây Giáo Hội đặt dưới quyền quản trị của một Giám Mục, tòa thánh ở La Mã, Ý Đại Lợi. Đông Giáo Hội và Tây Giáo Hội có nhiều bất đồng về giáo lý và quyền hạn giữa chức Giám mục ở La Mã và các Giáo trưởng của Đông Giáo Hội. Sự việc này là mầm móng gây ra mối chia rẽ giữa Đông Giáo Hội và Tây Giáo Hội hồi thế kỷ V. Đến giữa thế kỷ XI, tức vào khoảng năm 1054, Tây Giáo Hội và Đông Giáo Hội tổ chức một buổi họp để thảo luận tìm cách san bằng các dị biệt giữa hai giáo hội. Sau nhiều ngày thảo luận, hai giáo hội không tìm được một sự đồng thuận nào mà còn gây thêm nhiều mâu thuẫn, nên hai giáo hội đã chính thức dứt phép thông công lẫn nhau, rồi xem nhau như thù nghịch từ dạo đó cho đến nay.

Năm 1517, tu sĩ Martin Luther phát khởi phong trào Cải Chánh Giáo Hội Công Giáo La Mã. Martin Luther cho rằng: Sự cứu chuộc là nhờ ân điển bởi đức tin vào công lao của Đức Chúa Giê-su mà thôi, tín hữu không cần phải làm thêm việc lành thán thiện để được cứu.” Điều Martin Luther tin tưởng trái với giáo lý của Công Giáo La Mã, “sự cứu chuộc là nhờ ân điển bởi đức tin vào công lao cứu chuộc của Đức Chúa Giê-su và việc làm thánh thiện của tín hữu.” Vì giáo lý cứu rỗi khác biệt với Công Giáo La Mã, nên Martin Luther và nhóm người theo phái Cải Chánh của Martin Luther phải tách rời khỏi Công Giáo La Mã để thành lập Giáo Hội Tin Lành Lutheran. Cũng trong thế kỷ 16 này và các thế kỷ kế tiếp, một số Giáo Hội Cải Chánh khác được thành lập như: Reformed and Presbyterian, Anglican Communion, Báp-tít, Anh Em (Quakers), Congregationalists, Giám Lý, Ngũ Tuần, Disciple of Christ, Unitarians, Universalists, Evangelicals, Fundamentalists . . .

Theo truyền thống, từ ngày có cuộc cải chánh, Giáo Hội Công Giáo La Mã xem các Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh là “Thệ Phản” hay “Đạo Lạc.” Nhưng đến năm 1962, Công Đồng Va-ti-can II của Công Giáo La Mã ra quyết nghị chấm dứt việc xem Tin Lành Cải Chánh là “Thệ Phản” hay “Đạo Lạc,” nhưng là “Anh Em Tách Rời.”

Năm 1969, các nhà thần đạo của Giáo Hội Công Giáo La Mã và Tin Lành Lutheran ngồi lại để bắt đầu thảo luận tìm cách thống nhất giáo lý cứu rỗi. Sau 30 năm thảo luận, đến năm 1999, hai Giáo Hội đã đồng ý xác định giáo lý cứu rỗi cho hai Giáo Hội là: “Chỉ nhờ ân điển bởi đức tin vào công lao cứu chuộc của Đức Ki-tô, chớ không phải bởi công trạng nào của Ki-tô hữu.” Đây, chính là giáo lý cứu rỗi mà Martin Luther đã đòi hỏi nơi Giáo Hội Công Giáo La Mã trong cuộc Cải Chánh hồi thế kỷ XVI. Đây cũng chính là giáo lý cứu rỗi mà Sứ đồ Phao-lô đã xác định trong Kinh Thánh, “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”(Ê-phê 2:8).

Tạp chí Life, xuất bản tháng 12 năm 1999 cho biết: Dầu phải trải qua các cuộc bắt bớ của Do Thái Giáo và các cơn bách hại của các Hoàng Đế La Mã, Cơ Đốc Giáo đã trở thành một tôn giáo lớn nhất thế giới, có số tín hữu vào khoảng trên hai tỷ người, với khoảng 2.000 hệ phái.

 

Ghi chú: Bài viết “Ai Sáng Lập Cơ Đốc Giáo” đã được đăng trên Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia Việt Ngữ, năm 2006.

 

H11.  Bởi  đâu mà có Giáo Hội Công Giáo La Mã?

 

Sau khi Đức Chúa Giê-su thăng thiên về trời, các sứ đồ ở lại rao giảng Phúc âm của Đức Chúa Giê-su. Kế tiếp các sứ đồ là các giáo phụ tiếp tục công việc của các sứ đồ, nên đã thành lập được thêm nhiều hội thánh trong Đế Quốc La Mã. Năm 292, Hoàng đế Diocletian chia Đế Quốc La Mã ra Đông Đế Quốc và Tây Đế Quốc. Đến cuối thế kỷ thứ tư, Cơ Đốc Giáo nằm trong lãnh thổ của Đế Quốc La Mã được chia thành năm giáo khu. Bốn giáo khu thuộc Đông Giáo Hội, nói tiếng Hy Lạp, nằm trong lãnh thổ của Đông Đế Quốc La Mã gồm có: Constantinople (Thổ-nhĩ-kỳ), An-ti-ốt (Syria), Giê-ru-sa-lem (Do Thái) và Alexandria (Ai-cập). Bốn giáo khu này trở thành Chánh Thống Giáo Đông Phương. Giáo khu  Rô-ma (Ý-đại-lợi), thuộc Tây Giáo Hội, nói tiếng La tinh, nằm trong lãnh thổ của Tây Đế Quốc La Mã, ở dưới quyền quản nhiệm của một giám mục, toà thánh đặt ở La Mã, trở thành Công Giáo La Mã.

Đến năm 401, Giám mục Giáo khu  Rô-ma lợi dụng sự suy yếu của Tây Đế Quốc La Mã tự tôn mình là Giáo Hoàng, tức là Giáo Hoàng Innocent I. Từ đó, Giáo Hội Công Giáo La Mã ở dưới sự cai quản của Giáo Hoàng, thuộc Tòa Thánh Va-ti-can. Giáo Hội Công Giáo La Mã là một Giáo Hội Cơ Đốc lớn nhất của ba Giáo Hội Cơ Đốc. Hai Giáo Hội kia có số tín đồ ít hơn, đó là Chánh Thống Giáo và Tin Lành.

Giáo Hội Công Giáo La Mã cho rằng muốn được cứu là phải có đức tin nơi Đức Chúa Giê-su và phải chịu phép rửa tội (báp-têm) của Công Giáo La Mã. Giáo Hội Công Giáo La Mã nhìn nhận Kinh Thánh là nguồn gốc của các giáo lý. Nhưng Công Giáo La Mã cũng công nhận các giáo điều hay tín điều của Giáo Hội có quyền hạn tương đương với lời dạy của Kinh Thánh. Hơn nữa, Giáo Hội Công Giáo có quyền thay đổi giáo lý Kinh Thánh nhưng không được quyền thay đổi các giáo điều hay tín điều của Giáo Hội đã ban hành. Công Giáo La Mã căn cứ vào lời của Đức Chúa Giê-su nói: “ngươi là Phê-rô (nghĩa là đá), ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá này”(Ma16:18) mà cho rằng Đức Chúa Giê-su đã lập Hội thánh của Ngài trên sứ đồ Phê-rô (Phi-e-rơ). Giáo Hội Công Giáo La Mã cũng cho rằng Đức Chúa Giê-su đã chọn sứ đồ Phê-rô để làm Giáo Hoàng đầu tiên cho Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Công Giáo La Mã tin vào giáo điều thừa kế tông đồ, nên cho rằng Đức Chúa Giê-su đã ban quyền hành cho 12 tông đồ. Vì Thánh Phê-rô là tông đồ trưởng, và là Giáo Hoàng đầu tiên của Công Giáo La Mã nên Thánh Phê-rô đã truyền quyền hành và chức vị Giáo Hoàng lại cho các Giáo Hoàng kế tiếp, và liên tục cho đến vị Giáo Hoàng ngày nay.

Công Giáo La Mã quả quyết là Giáo Hội có “Ơn Vô Ngộ” tức là không sai lầm trong các lời dạy về luân lý hay giáo lý, khi các lời dạy đó do Giáo Hoàng, Công Đồng của Giáo Hội hay Hội Đồng Giám Mục ban ra. Ơn Vô Ngộ do Công Đồng Vatican chính thức công bố vào năm 1870. Nhưng trước đó, tức là vào năm 1854 Giáo Hoàng Pius IX đã dùng “Ơn Vô Ngộ” để công bố tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội. Năm 1950, Giáo Hoàng Pius XII đã dùng “Ơn Vô Ngộ” để tuyên bố tín điều Đức Maria hồn xác lên trời.

Muốn gia nhập Công Giáo La Mã phải tin Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su là thật, và phải chấp nhận lời giảng nghĩa các sách Phúc Âm của Giáo Hội là đúng. Tín hữu không được phép giảng nghĩa Kinh Thánh theo ý riêng của mình. Giáo Hội Công Giáo La Mã tin Đức Chúa Trời Ba Ngôi tự hữu hằng hữu. Đức Chúa Giê-su có thần tánh và nhân tánh hoàn toàn. Tín hữu có thể tương giao với Đức Chúa Trời qua những lời cầu kinh. Công Giáo La Mã tin con người có linh hồn bất diệt. Khi chết mỗi linh hồn phải chịu trách nhiệm cho những việc mình làm lúc còn sống. Phần thưởng của họ có thể là ở thiên đàng hay hình phạt của họ có thể là ở địa ngục.

Giáo Hội Công Giáo La Mã dạy rằng khi tín hữu Công Giáo qua đời, linh hồn của họ phải xuống Luyện Ngục. Nơi đây, linh hồn phải chịu hình phạt để trả hết tội lỗi chưa ăn năn hay tội lỗi chưa được tha thứ rồi mới được lên thiên đàng. Thân nhân của người quá cố còn sống trên trần thế có thể rước lễ, cầu kinh, cầu siêu cho người quá cố ở Luyện Ngục để họ được sớm lên thiên đàng trước thời gian hạn định.

Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo La Mã là Giáo Hoàng do các Hồng Y bầu lên. Hồng Y do Giáo Hoàng bổ nhiệm. Hồng Y Đoàn được thành lập vào năm 1150 để cố vấn Giáo Hoàng lãnh đạo giáo hội. Các Hồng Y được xem như là các “Hoàng Tử của Giáo Hội” gồm có: Giám mục Hồng Y, Linh mục Hồng Y và Trợ Tế Hồng Y. Trong một quốc gia, Giáo Hội Công Giáo được chia ra thành nhiều tổng giáo phận, ở mỗi tổng giáo phận do một Tổng Giám Mục điều hành. Tổng giáo phận được chia ra thành nhiều giáo phận. Giáo phận do một Giám Mục quản nhiệm. Giáo phận  chia ra thành nhiều giáo xứ. Giám Mục bổ nhiệm Linh mục cai quản giáo xứ trong giáo phận mình.

Năm 2000, Giáo Hội Công Giáo La Mã có khoảng 958.400.000 tín hữu trên toàn thế giới. Riêng ở Hoa Kỳ có 61.208.000 tín hữu và ở Việt Nam có khoảng 6.000.000 tín hữu Công Giáo La Mã.

 

H12.  Bởi đâu mà có Chánh Thống Giáo (Orthodox Church)?

 

Cơ Đốc Giáo bị Do Thái Giáo bắt bớ từ năm 35 đến năm 44. Sau đó lại  bị các Hoàng đế La Mã sát hại từ năm 64 cho đến năm 312. Tuy vậy, Cơ Đốc Giáo vẫn bành trướng mạnh trong Đế Quốc La Mã. Đến thế kỷ II, Cơ Đốc Giáo đã thành lập được nhiều hội thánh trong lãnh thổ của Đế Quốc La Mã. Năm 292, Hoàng Đế Diocletian chia Đế Quốc La Mã ra Đông Đế Quốc và Tây Đế Quốc. Đến cuối thế kỷ IV, các Hội thánh Cơ Đốc nằm trong lãnh thổ của Đế Quốc La Mã được chia ra thành năm giáo khu. Giáo khu Rô-ma, thuộc Tây Giáo Hội, nằm trong lãnh thổ của Tây Đế Quốc, nói tiếng La-tinh, trở thành Công Giáo La Mã. Bốn Giáo Khu còn lại thuộc Đông Giáo Hội, nằm trong lãnh thổ của Đông Đế Quốc, nói tiếng Hy Lạp, gồm có: Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ), An-ti-ốt (Syria), Giê-ru-sa-lem (Do Thái) và Alexandria (Ai-cập). Mỗi giáo khu ở Đông Đế Quốc đặt dưới quyền quản nhiệm của một Giáo trưởng. Khi có cuộc tranh chấp quyền hành giữa các Giáo trưởng của các giáo khu thuộc Đông Đế Quốc và chức Giám mục của Giáo khu Rô-ma thuộc Tây Đế Quốc thì các giáo khu ở Đông Đế Quốc sát nhập lại với Giáo khu Constantinople thành một giáo khu. Từ đó, Giáo trưởng của Giáo khu Constantinople cai quản công việc Chúa nằm trong bờ cõi của Đông Đế Quốc. Giáo Khu Constantinople trở thành Chánh Thống Giáo hay Chánh Thống Giáo Đông Phương.

Chánh Thống Giáo là Giáo Hội Cơ Đốc lớn đứng vào hàng thứ ba sau Công Giáo La Mã và Tin Lành. Chánh Thống Giáo đặt dưới quyền điều hành của một Giáo Trưởng, tòa thánh đặt tại thành phố Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ). Chánh Thống Giáo (Orthodox Church), Chánh Thống Giáo Đông Phương (Eastern Orthodox Church) hay Chánh Thống Giáo Hy Lạp (Greek Orthodox Church) cho mình là những Hội thánh sơ khai do chính các sứ đồ của Đức Chúa Giê-su thành lập từ lúc ban đầu ở những nước nói tiếng Hy Lạp ven bờ Địa Trung Hải như Cô-rinh-tô, An-ti-ốt, Ê-phê-sô . . .

Chánh Thống Giáo cho rằng Giáo Hội của mình luôn luôn giữ đúng các giáo lý mà Đức Chúa Giê-su và các sứ đồ truyền dạy từ lúc ban đầu. Giáo Hội chỉ công nhận các quyết nghị về niềm tin của các Công Đồng có đại diện của Đông Giáo Hội (Chánh Thống  Giáo) và Tây Giáo Hội (Công Giáo La Mã) tham dự, như Công Đồng Nicea I (325), Công Đồng Constantinople I (381), Công Đồng Ê-phê-sô (431), Công Đồng Chalcedon (451), Công Đồng Constantinople II (553), Công Đồng Constantinople III (680) và Công Đồng Nicea II (787). Giáo Hội Chánh Thống Giáo không chấp nhận các giáo lý do Tây Giáo Hội đơn phương đề ra sau bảy Công Đồng này.

Chánh Thống Giáo không công nhận quyền hạn của Giáo Hoàng ở Vatican. Đó là nguyên do chủ yếu làm cho Giáo Hội Chánh Thống Giáo và Công Giáo La Mã chính thức tách rời nhau năm 1054.

Các Hội Thánh của Giáo Hội Chánh Thống Giáo đều tự trị, nhưng hiệp nhất với nhau. Chánh Thống Giáo coi các nghi lễ thờ phượng là biểu tượng cho sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Việc cử hành lễ Tiệc Thánh và chiêm ngưỡng hình ảnh thánh, là phần quan trọng trong các buổi thờ phượng của Chánh Thống  Giáo.

Chánh Thống Giáo xem Đức Mẹ Maria, thiên sứ và các thánh là linh thiêng đáng được sùng kính. Chánh Thống Giáo tin rằng bánh và rượu của tiệc thánh trở thành huyết và thịt thật của Đức Chúa Giê-su. Đó là lý do làm cho Chánh Thống Giáo khác biệt với các Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh.

Chánh Thống Giáo làm báp têm cho tín hữu bằng cách dìm người dưới nước 3 lần. Nhân danh Đức Chúa Cha để dìm người dưới nước lần thứ nhứt, nhân danh Đức Chúa Con để dìm người dưới nước lần thứ hai và nhân danh Đức Thánh Linh để dìm người dưới nước lần thứ ba.

Chánh Thống Giáo tin Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời không sai lầm, nhưng cũng tin các lời thánh truyền của Giáo Hội.

Vào năm 1453, thành Constantinople, nơi đặt Tòa Thánh của Chánh Thống Giáo, bị quân Hồi Giáo của Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm. Đến năm 1500 Chánh Thống Giáo ở Nga đứng lên lãnh đạo các Hội thánh của Chánh Thống Giáo Miền Đông cho đến ngày nay.

Hiện nay, Chánh Thống Giáo có mặt ở Hy-Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, vùng Balkans, Trung Đông và các nước thuộc Liên Bang Xô-Viết cũ. Đến thế kỷ 20, Chánh Thống Giáo lan tràn đến Đông và Tây Âu, Phi Châu và Á Châu với khoảng 250 triệu tín hữu trên toàn thế giới.

 

H13.  Giáo Hội Tin Lành được thành lập trong trường hợp nào?

 

Giáo Hội Tin Lành (Protestant) hay Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh (Reformed Church) là một trong ba giáo hội lớn của Cơ Đốc Giáo. Giáo Hội Tin Lành là Giáo Hội Cơ Đốc lớn đứng vào hàng thứ nhì, sau Công Giáo La Mã. Đến năm 1990, Giáo Hội Tin Lành có khoảng 469 triệu tín hữu trên toàn thế giới.

Vào giữa thế kỷ XVI, Giáo Hội Tin Lành được thành lập, sau khi tách rời khỏi Công Giáo La Mã trong cuộc cải chánh Giáo Hội Công Giáo La Mã của Tu sĩ Martin Luther ở Đức Quốc, Mục sư Ulrich Zwingli ở Thụy Sĩ, nhà thần đạo John Calvin ở Pháp Quốc và vua Henry VIII ở Anh Quốc. Các cuộc cải chánh này nhằm mục đích đưa tín hữu trở lại niềm tin đúng theo các giáo lý trong Kinh Thánh như lúc ban đầu và bất phục tùng Giáo Hoàng ở La Mã.

Trong thời cải chánh ở thế kỷ 16, lịch sử ghi nhận có bốn Hội thánh Tin Lành Cải Chánh nổi bật nhất đó là Lutherans, Calvinist, Anabaptists và Anh Quốc Giáo. Từ thế kỷ XVI cho đến nay, người ta ghi nhận có nhiều Giáo Hội Tin Lành khác được thành lập như: Trưởng Lão, Quakers, Báp-tít, Ngũ Tuần, Giám Lý, Phúc Âm Liên Hiệp, Mennonite, Nazarene, Cơ Đốc Phục Lâm, Anh Em, Hội Thánh Đấng Christ, Church of God in Christ, Giáo Hội Thánh Hữu Ngày Sau Của Chúa Giê-su Ki-tô, Chứng Nhân Giô-hô-va . . .

Mặc dầu, các Giáo Hội Tin Lành không hoàn toàn đồng ý với nhau về một vài giáo lý hay phương cách hành đạo, nhưng tất cả đều nhất trí không thuận phục Giáo Hoàng của Công Giáo La Mã. Chấp nhận Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất của các vấn đề thuộc đức tin và phương cách hành đạo của tín hữu thuộc Giáo Hội Tin Lành.

Đa số Giáo Hội Tin Lành tin sự cứu rỗi là do ân điển của Đức Chúa Trời và bởi đức tin của tín hữu đặt vào sự chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su. Trái lại, Công Giáo La Mã cho rằng ngoài ân điển của Đức Chúa Trời và đức tin vào sự chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su ra tín hữu cần phải làm thêm những điều phước đức theo lời dạy của Giáo Hội Công Giáo La Mã thì mới được cứu. Sự khác biệt về giáo lý cứu rỗi này là nguyên động lực chiùnh, làm cho Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh tách rời khỏi Công Giáo La Mã hồi thế kỷ XVI.

Dù đã tách khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã, Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh vẫn giữ giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi, sự chết chuộc tội và sự sống lại của Đấng Christ, nghi lễ Báp-têm và Tiệc Thánh.

 

H14.  Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Lutheran?

 

Martin Luther thành lập Giáo Hội Lutheran trong cuộc cải chánh giáo hội vào đầu thế kỷ XVI tại Đức Quốc. Martin Luther là một tu sĩ Công Giáo La Mã thuộc dòng Augustine. Ông cũng là một giáo sư thần đạo của Viện Đại Học Wittenberg, Đức Quốc.

Giáo Hội Lutheran công nhận lời Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh là quyền tối thượng của các vấn đề thuộc đức tin và phương cách hành đạo của tín hữu. Giáo Hội Lutheran cho rằng sự cứu chuộc là do ân điển bởi đức tin mà thôi. Việc làm thánh thiện của tín hữu không giúp ích cho sự cứu rỗi linh hồn. Họ xem việc làm thánh thiện của tín hữu chỉ là bông trái của sự cứu rỗi.

Giáo Hội Lutheran chỉ giữ thánh lễ Báp-têm và Tiệc Thánh. Họ cho rằng đó là hai thánh lễ mà Đức Chúa Giê-su đã thật sự ban cho Hội thánh tuân giữ. Giáo Hội Lutheran cử hành các buổi thờ phượng bằng ngôn ngữ của người dân thường; không như Công Giáo La Mã chỉ dùng ngôn ngữ La-tinh. Đến năm 1962, Công Đồng Vatican II mới bắt đầu cho phép linh mục dùng ngôn ngữ địa phương để cử hành lễ Mi-sa và các thánh lễ khác của Công Giáo La Mã.

Khi cử hành lễ Tiệc Thánh, giáo hữu của Lutheran được ăn bánh và uống chén, trong khi đó tín hữu Công Giáo La Mã chỉ được ăn bánh. Việc uống chén chỉ dành riêng cho cấp tu sĩ. Giáo Hội Lutheran tin rằng Đấng Christ thật sự hiện diện trong bánh và rượu của Tiệc Thánh, khi họ căn cứ vào lời dạy của Đức Chúa Giê-su “Này là thân thể ta. Này là huyết ta”(Ma 26:26,28). Giáo Hội Lutheran làm báp-têm cho trẻ sơ sinh và người lớn bằng cách rảy nước, đổ nước hay dìm người dưới nước.

Vào năm 1625, một số tín hữu Lutheran từ Hà-Lan và Đức đến định cư ở Nữu Ước. Vào năm 1638, một số tín hữu Lutheran từ Thụy Điển đến định cư ở bang Delaware. Đầu thế kỷ XVIII, một số lớn tín hữu Lutheran từ Đức đến định cư ở bang Pennsylvania. Đến năm 1748, một Hội thánh Lutheran đầu tiên được thành lập ở Bắc Mỹ dưới quyền quản nhiệm của Mục sư Henry Melchior Muhlenberg. Sau cuộc cách mạng của Hoa Kỳ, các nhóm di dân từ Âu Châu tự mình thành lập các Hội thánh Lutheran riêng cho sắc dân của mình ở Bắc Mỹ. Giáo Hội Lutheran là Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh lớn đứng vào hàng thứ ba ở Hoa Kỳ. Có khoảng 9.000.000 tín hữu Lutheran ở Bắc Mỹ. Giáo Hội Lutheran có khoảng 80.000.000 tín hữu trên toàn cầu.

 

H15.  Ai thành lập Anh Quốc Giáo (Church of England)?

 

Vào thế kỷ thứ II, một số thương buôn từ La Mã đến Anh Quốc buôn bán, và đem Cơ Đốc Giáo đến xứ này. Đến thế kỷ thứ IV, Cơ Đốc Giáo đã thành hình ở Anh Quốc. Đến thế kỷ V, tà giáo Anglo-Saxons xâm lấn và tiêu diệt gần hết tín hữu Cơ Đốc Giáo ở Anh Quốc. Đến cuối thế kỷ VI, Thánh Augustine đến Anh Quốc móc nối Cơ Đốc Giáo để Cơ Đốc Giáo ở xứ này trở thành một nhánh đạo của Công Giáo La Mã.

Đến năm 1534, vua của nước Anh là Henry VIII, quyết định tách rời Cơ Đốc Giáo ở Anh ra khỏi Công Giáo La Mã bởi các lý do như sau:

 

Vua Henry VIII ăn ở với bà Catherine, nhưng không có con trai để nối ngôi. Vua Henry VIII xin phép Giáo Hoàng hủy bỏ hôn thú với bà Catherine để cưới một người vợ trẻ đẹp hơn, tên là Anne Boleyn. Giáo Hoàng không chấp thuận lời yêu cầu của vua Henry. Vua Henry VIII căm hờn, nên quyết định cắt đứt mối liên hệ giữa Cơ Đốc Giáo ở Anh Quốc với Giáo Hoàng ở La Mã. Quốc Hội Anh Quốc chấp nhận cuộc ly tán này và còn ra sắc luật công nhận Vua Henry VIII là thủ lãnh Giáo Hội Cơ Đốc Giáo ở Anh Quốc, tức là Anh Quốc Giáo. Sau đó, vua Henry VIII ly dị bà Catherine rồi cưới bà Anne Boleyn.

 

Tuy đã tách rời khỏi Công Giáo La Mã, Anh Quốc Giáo vẫn giữ đa số truyền thống của Công Giáo La Mã. Nhưng Anh Quốc Giáo cởi mở hơn để đón nhận tinh thần cải chánh của Martin Luther, Wycliffe và Tyndale, như cho giáo dân đọc Kinh Thánh, cho dịch Kinh Thánh ra Anh-ngữ, cho in Kinh Thánh để phân phối đến giáo dân. Anh Quốc Giáo tin sự cứu chuộc là do ân điển bởi đức tin mà thôi, không cần phải có thêm việc làm lành thánh thiện của tín hữu. Anh Quốc Giáo làm báp-têm cho trẻ sơ sinh và người lớn bằng cách đổ nước lên đầu hay dìm người dưới nước. Họ tin loài người đều mắc tội tổ tông. Tin Kinh Thánh là quyền tối thượng của đức tin và việc hành đạo của tín hữu.

Anh Quốc Giáo có thượng viện và hạ viện. Thượng viện gồm có các giám mục. Hạ viện gồm có phân nửa là tăng lữ và phân nửa là tín hữu đại biểu từ các giáo khu. Mọi điều lệ mới phải được thượng và hạ viện thông qua mới có hiệu lực. Người lãnh đạo một giáo khu là giám mục do tín hữu của giáo khu bầu lên.

Hiện nay, Anh Quốc Giáo có 43 giáo khu và 27 triệu rưỡi tín hữu trên toàn cõi nước Anh.

 

H16.  Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão?

 

Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão (Presbyterian Church) là một Giáo Hội Cơ Đốc do Mục sư John Knox thành lập ở Tô Cách Lan vào năm 1557, Giáo Hội này được thành lập là bởi ảnh hưởng của các Giáo Hội Tin Lành ở Thụy Sĩ và Pháp theo phong trào cải chánh của John Calvin, (John Calvin là một nhà Cải Chánh Giáo Hội người Pháp). Giáo Hội mang tên Trưởng Lão vì Giáo Hội này ở dưới sự cai quản của một nhóm viên chức được anh em tín hữu tín nhiệm bầu lên mà họ gọi là các Trưởng Lão (Elders).

Giáo Hội Trưởng Lão công nhận Kinh Thánh là quyền tối thượng của các việc liên hệ đến đức tin và hành đạo của tín hữu. Tín hữu của Giáo Hội Trưởng Lão tin rằng họ được cứu là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời và bởi đức tin nơi sự chết chuộc tội của Đấng Christ, chứ không phải bởi việc làm thánh thiện của tín hữu. Giáo Hội Trưởng Lão giữ thánh lễ tiệc thánh và báp-têm. Giáo Hội Trưởng Lão làm lễ báp-têm cho trẻ sơ sanh và người lớn. Nhưng Giáo Hội này không tin chịu báp-têm là điều kiện cần thiết để được cứu.

Vào năm 1640, Giáo Hội Trưởng Lão đầu tiên ở Hoa Kỳ được thành lập ở Long Island, bang Nữu Ước và New England. Về sau, số tín hữu Trưởng Lão từ Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan qua định cư ở Mỹ Châu thành lập thêm các Hội thánh ở bang Maryland, Virginia, Delaware, Nữu Ước, New Jersey và Pennsylvania. Đến năm 1990, Giáo Hội Trưởng Lão có khoảng 3.800.000 tín hữu trên toàn nước Mỹ.

Riêng tại Việt Nam, Giáo Hội Trưởng Lão có khoảng 7.000 tín hữu, và đã được Uỷ Ban Tôn Giáo chánh phủ công nhận tư cách pháp nhân từ ngày 21-12-08.

 

H17.  Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Mennonite?

 

Trong thời cải chánh giáo hội của Martin Luther và Ulrich Zwingli hồi thế kỷ XVI. Vào khoảng năm 1520, ở Thụy sĩ, Hà Lan, Áo và Miền Nam nước Đức có một nhóm Cơ đốc nhân theo phe cải chánh nổi lên chống đối việc làm báp-têm cho trẻ sơ sinh. Họ cho rằng việc làm báp-têm ghi trong Kinh Thánh Tân Ước đều là cho người lớn, và Hội thánh sơ khai chỉ làm báp-têm cho người lớn mà thôi. Nên nhóm tín hữu này tách rời khỏi Giáo Hội Cải Chánh, để thành lập một nhóm riêng biệt lấy tên là“Anabaptists.” Anabaptists có nghĩa là làm báp-têm lại. Nhóm này bắt buộc những tín hữu đã được giáo hội làm báp-têm hồi mới sinh ra phải làm báp-têm lại ở tuổi trưởng thành, sau khi đã tuyên xưng đức tin mình nơi Cứu Chúa Giê-su Christ. Giáo Hội Công Giáo La Mã, Martin Luther và John Calvin coi nhóm Anabaptists là tà giáo nên đã thẳng tay đàn áp. Cuộc đàn áp này kéo dài từ năm 1535 cho đến năm 1600, làm cho một vạn tín hữu Anabaptists phải tuận đạo. Đến năm 1536, Linh mục Menno Simons nhận thấy niềm tin của tín hữu Anabaptists đúng với lời Chúa dạy, nên đã rời bỏ Giáo Hội Công Giáo La Mã, rồi gia nhập nhóm Anabaptists. Chẳng bao lâu, Menno Simons trở thành thủ lãnh đáng yêu chuộng của nhóm này. Menno Simons qua đời năm 1561, hưởng thọ được 65 tuổi. Menno Simons có ảnh hưởng rộng lớn với nhóm Anabaptists, vì ông đã không ngại hiểm nguy cho chính bản thân mình mà đã dám ăn dám nói để binh vực niềm tin của nhóm Anabaptists để họ khỏi bị nhóm đối lập tiêu diệt. Nhóm tín hữu Anabaptists rất hãnh diện cho mình là ‘người của Menno.’ ‘Người của Menno’ theo Anh ngữ gọi là‘Mennonite.’ Khi nhóm Anabaptists trở thành một Giáo Hội thì họ đặt tên Giáo Hội mình là Mennonite, là danh hiệu bắt nguồn từ tên Menno của người lãnh đạo. Tiếng Việt gọi Giáo Hội Tin Lành này là Mê-nô-nít.

Tín hữu Mennonite tin rằng cá nhân tín hữu có thẩm quyền giải nghĩa Kinh Thánh theo lương tâm mình cho là phải. Giáo Hội Mennonite chống đối việc làm báp-têm cho trẻ sơ sinh. Giáo Hội chỉ làm báp-têm cho người lớn và trẻ em có trí khôn, sau khi đã tuyên xưng đức tin nơi Đức Chúa Giê-su Christ. Giáo Hội Mennonite cử hành lễ Tiệc Thánh để tưởng nhớ đến sự chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su Christ trên thập tự giá và lễ Rửa Chân (Foot Washing) để nhớ lại lời dạy của Chúa là môn đệ của Ngài phải sẳn lòng phục vụ lẫn nhau và tha nhân. Giáo Hội Mennonite ủng hộ chánh sách tôn giáo tách rời với nhà nước. Tín hữu Mennonite tôn trọng luật pháp của quốc gia nhưng không chịu đầu quân cầm súng chiến đấu. Không chịu tuyên thệ trước tòa án và không chấp nhận giữ các chức vụ trong chánh quyền. Tín hữu Mennonite chủ trương sống và ăn mặc đơn giản.

Riêng, Cộng Đồng Amish Mennonite, có khoảng 200.000 người, đa số ở bang Ohio, Pennsylvania và Indiana. Nhóm người Amish này sống tách biệt với văn minh, tự may mặc theo lối cổ xưa và sống cô lập với thế giới bên ngoài. Họ dùng ngựa để cày ruộng và dùng xe ngựa để làm phương tiện di chuyển. Trong cuộc sống hằng ngày, họ không dùng các phương tiện tân tiến hiện đại như  xe hơi, ti-vi, tủ lạnh, điện  thoại, máy vi tính . . .

Đến cuối thế kỷ XVI, cuộc bắt bớ và sát hại tín hữu Mennonite ở Hà Lan được hoàn toàn chấm dứt, nhưng tín hữu Mennonite ở Thụy Sĩ vẫn còn bị bắt bớ cho đến cuối thế kỷ XVIII. Trong thời gian bị bắt bớ này, họ phải chạy trốn qua Rhineland, Hà Lan, Đông Âu và Pennsylvania, Hoa Kỳ. Vào giữa bán thế kỷ XIX, tín hữu Mennonite ở Thụy sĩ  và Đức qua định cư ở bang Ohio và các tiểu bang nằm về hướng tây của Ohio cho đến bang Missouri. Sau cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ, tín hữu Mennonite từ Nga qua định cư ở bang Kansas, Nebraska và South Dakota, Hoa Kỳ. Sau thế chiến thứ nhất, tín hữu Mennonite từ Nga qua định cư ở tỉnh Saskatchewan, Gia-nã-đại. Sau đệ nhị thế chiến, nhiều tín hữu Mennonite từ Âu Châu định cư ở Mễ Tây Cơ, Paraguay và Ba Tây.

Đến năm 1980, Giáo Hội Mennonite gồm có 17 hệ phái như: Amish Mennonites, Mennonite Church or Old Mennonites,  General Conference Mennonite Church . . .

Sau hiệp định Genève năm 1954, Hội Đồng Trung  Ương Mennonite (Mennonite Central Committee) ở Lancaster, Pensylvania, Hoa Kỳ, gởi một số giáo sĩ đến hoạt động ở Miền Nam Việt Nam để giúp đỡ số dân di cư từ Miền Bắc vào định cư ở Miền Nam Việt Nam.

Năm 1957, Ủy Ban Truyền Giáo Mennonite Đông Phương gởi Ông bà Giáo sĩ James và Arlene Stauffer đến Sài Gòn để rao giảng Tin Lành cứu rỗi của Đức Chúa Giê-su cho đồng bào Việt Nam. Đến năm 1961, Giáo Hội Mennonite đã tạo dựng một cơ sở đối diện với Bệnh Viện Bình Dân ở Sài Gòn để làm nơi cho tín hữu nhóm lại thờ phượng Chúa. Nơi này cũng có một thư viện và một lớp dạy Anh ngữ cho sinh viên và học sinh Việt Nam. Vào năm 1970, Giáo Hội Mennonite đã thành lập được một Hội thánh ở Gia định do Mục sư Trần Xuân Quang quản nhiệm.

Kể từ năm 1954 cho đến năm 1960, các giáo sĩ Mennonite đã hợp tác chặt chẽ với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam để xây cất và điều hành Chẩn Y Viện Tin Lành Pleiku và Hòn Chồng Nha Trang.

Năm 1964, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thừa nhận Giáo Hội Tin Lành Mennonite là một tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động trên toàn lãnh thổ Miền Nam Việt Nam.

Năm 1966, Giáo Hội Mennonite thành lập cơ quan Xã hội Tin Lành dưới sự bảo trợ của Church World Service và Lutheran World Relief, nên có một số chuyên viên từ Mỹ, Gia-nã-đại, Nhật bản, Thụy sĩ và Ấn độ đến Việt Nam để giúp nước này về mặt xã hội, giáo dục, y tế và nông nghiệp ở những vùng như  Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Pleiku, Di Linh, Huế và Sài Gòn.

Năm 1973, Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở Việt Nam có khoảng 1.100  tín hữu. Nhóm tín hữu này hiệp lại thành lập giáo hội mang tên là Giáo Hội Tin Lành Mê-nô-nít.

Sau biến cố 1975, chánh quyền  tịch thâu hết tài sản của Giáo Hội Tin Lành Mê-nô-nít làm cho tín hữu phải  nhóm lại ở các Hội thánh bạn như Hội Thánh Tin Lành Việt Nam và các Hội Thánh Báp-tít hay tại tư gia của tín hữu.

Năm 1990, Giáo Hội Mennonite Hoa Kỳ đã trở lại Việt Nam mở một văn phòng ở Hà Nội để tìm cách giúp đỡ Việt Nam một lần nữa.

Đến năm 2005, Giáo Hội Mennonite có mặt ở 65 quốc gia trên thế giới với tổng số tín hữu là 1.300.000 người. Riêng ở Hoa Kỳ có khoảng 323.000 tín hữu và Gia Nã Đại có khoảng 127.000 tín hữu.

 

H18.  Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Báp-tít?

 

John Smyth và Thomas Helwys nguyên là mục sư  của Anh Quốc Giáo, nhưng bị ảnh hưởng của nhóm Mennonites và Anabaptists, nên đã tách rời khỏi Anh Quốc Giáo để thành lập Hội thánh Báp-tít đầu tiên vào năm 1609 tại Amsterdam, Hà Lan. Năm 1612,  Mục sư Thomas Helwys trở lại Anh Quốc hợp tác với một nhóm tín hữu để thành lập một Hội thánh Báp-tít thứ nhì tại Spittalsfield, gần thành phố Luân Đôn, Anh Quốc.

Tại Hoa Kỳ, Roger Williams, một mục sư  người Anh, vốn thuộc nhóm Thanh Giáo (Puritan), thành lập Hội thánh Báp-tít đầu tiên vào năm 1639 tại thành phố Providence, bang Rhode Island. Cũng trong thời gian này, Mục sư John Clarke thành lập được thêm một Hội thánh Báp-tít nữa ở thành phố Newport, bang Rhode Island.

Tại Gia-nã-đại một Hội thánh Báp-tít đầu tiên được thành lập vào năm 1765, tại Horton, Nova Scotia.Vào năm 2000, 3% dân số Gia-nã-đại là tín đồ Báp-tít.

Giáo Hội Báp-tít chấp nhận giáo lý chủ yếu của cuộc cải chánh của Martin Luther ở thế kỷ XVI là “tín hữu được xưng công bình bởi đức tin, chứ không phải bởi việc làm thánh thiện của mình. Kinh Thánh là quyền tối thượng cho mọi vấn đề thuộc đức tin và phương cách hành đạo của tín hữu.” Giáo Hội Báp-tít tin các tín lý trong Kinh Thánh nhưng không tin những lời thánh truyền hay những giáo điều của các giáo hội đặt ra. Giáo Hội Báp-tít ủng hộ chánh sách tôn giáo tách rời với nhà nước và nền tự trị của mỗi Hội thánh địa phương. Một người muốn trở thành hội viên của Giáo Hội Báp-tít phải ăn năn tội lỗi và xác nhận mình đã tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình.

Giáo Hội Báp-tít không chấp nhận làm báp-têm cho trẻ sơ sinh hay bằng cách rưới nước. Giáo Hội Báp-tít chỉ làm báp-têm cho người lớn và trẻ em đã có trí khôn bằng cách dìm người dưới nước. Giáo hội này cho rằng báp-têm bằng cách dìm người dưới nước là làm đúng theo cách mà Đức Chúa Giê-su đã chịu báp-têm ở sông Giô-đanh. Hơn nữa, Giáo Hội Báp-tít cho rằng làm báp-têm bằng cách dìm người dưới nước còn có ý nghĩa để bày tỏ đức tin  nơi sự đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Đấng Christ. Tín hữu Báp-tít không tin việc chịu lễ báp-têm là để nhận thêm ân phước đặc biệt từ nơi Chúa, nhưng cho đó chỉ là cách để bày tỏ đức tin mình nơi Chúa Cứu Thế trước công chúng. Tín hữu Báp-tít cử hành lễ Tiệc thánh (The Lord’s Supper) sau mỗi buổi nhóm thờ phượng sáng hay tối Chúa nhật đầu tháng để tưởng nhớ đến sự chết chuộc tội của Đấng Christ trên thập tự giá.

Giáo Hội Báp-tít tin rằng khi một người đã được cứu chuộc rồi thì không bao giờ bị mất sự cứu chuộc đó, theo như lời phán của Đức Chúa Giê-su: “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là Đấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha”(Giăng 10:28-29), và lời dạy của Sứ đồ Phao-lô: “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-su Christ”(Rô 8:1).

Vào thế kỷ XIX, Hoa Kỳ bị chia rẽ về vấn đề nô lệ giữa hai miền Nam và Bắc. Cuộc tranh chấp này đã đưa Giáo Hội Báp-tít ở Hoa Kỳ đến chỗ chia hai vào năm 1845. Các Hội thánh ở miền bắc kết hợp lại để thành lập Giáo Hội Báp-tít Bắc Phương và các Hội thánh ở miền nam hiệp lại để thành lập Giáo Hội Báp-tít Nam Phương.

Đến năm 1990, Báp-tít có tất cả là 22 hệ phái trong nước Mỹ, với số tín hữu như sau:

 

  1. Giáo Hội Báp-tít Nam Phương (Southern Baptists) có khoảng 15.400.000 tín hữu.
  2. Giáo Hội Báp-tít Bắc Phương (The American Baptist Church in the U.S.A) có 1.500.000 tín hữu.
  3. The National Baptist Convention, U.S.A. có 8.200.000 tín hữu.
  4. The National Baptist Convention of America có 3.500.000 tín hữu .
  5. Mười tám hệ phái Báp-tít còn lại có 5.400.000 tín hữu.

 

Vậy, tổng số tín hữu Báp-tít ở Hoa Kỳ là 34 triệu, chiếm 2/5 tổng số tín hữu Tin Lành ở Hoa Kỳ là 85 triệu người. Giáo hội Báp-tít có mặt hầu hết ở các quốc gia trên thế giới. Số tín hữu gia tăng đều đặn trên các quốc gia này chỉ trừ ở các nước như Gia-nã-đại, Lỗ-mã-ni, Nigeria, Ba-tây, Miến Điện, Anh quốc, Zaire và Ấn Độ.

Vào ngày 1 tháng 11 năm 1959, Giáo Hội Báp-tít Nam Phương ở Hoa Kỳ gởi hai giáo sĩ đầu tiên đến Việt Nam là Ông bà Giáo sĩ Herman P. Hayes. Sau đó, Giáo Hội Báp-tít Nam Phương gởi thêm 34 giáo sĩ đến Miền Nam Việt Nam để học tiếng Việt. Sau khi học xong tiếng Việt, họ được phân phối đi khắp nơi để rao giảng Phúc Âm cho đồng bào Việt Nam. Trong thời gian hoạt động từ năm 1959 cho đến năm 1975, các giáo sĩ Báp-tít đã thành lập được Hội thánh Đức Tin, Hội thánh Hàng Xanh, Hội thánh Phú Thọ Hòa, Hội thánh Bình Triệu, Hội thánh Ân Điển, Hội thánh Bình An tại Sài Gòn, Hội thánh Hy Vọng tại Đà Nẵng, một Hội thánh ở Quảng Ngãi, một Hội thánh ở Huế, một Hội thánh ở Qui Nhơn, một Hội thánh ở Nha Trang, một Hội thánh ở Phước Hải, một Hội thánh ở Đà Lạt, một Hội thánh ở Cần Thơ và một Cô Nhi Viện ở Cam Ranh.

Ngoài ra, Giáo Hội Báp-tít còn thành lập được một Thư Viện với 3.000 quyển sách có giá trị, và một Viện Thần Đạo ở Gia Định do Tiến sĩ  Samuel James làm Viện Trưởng. Viện Thần Đạo này đã đào tạo được sáu vị mục sư là Lê Quốc Chánh, Đỗ Vĩnh Thành, Trương Văn Hy, Đào Văn Chinh, Đỗ Văn Dũng và Dư Kiện Anh. Vào đầu năm 1975, chiến cuộc Việt Nam trở nên quá sôi động, Tiến sĩ Samuel James phải rời Việt Nam. Mục sư  Đào Văn Chinh lên đảm nhận chức Quyền Viện Trưởng Viện Thần Đạo Báp-tít cho đến khi cơ sở này bị chính quyền mới tịch thâu.

Vào ngày 23-12-2006, Ban Tôn Giáo chánh phủ Việt Nam chánh thức công nhận Giáo Hội Báp-tít Việt Nam được tự do hoạt động tôn giáo, được pháp luật bảo đảm, được phép in ấn xuất bản kinh sách, xây dựng hoặc sửa chữa nơi thờ phượng.

Cuối năm 2006, Giáo Hội Báp-tít Việt Nam có 3 mục sư, 21 truyền đạo, 4 hội thánh có cơ sở với 2.600 tín hữu ở trong thành phố Sài-Gòn và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 

H19.  Ai thành lập Giáo Hội Episcopal ?

 

Từ ngày tìm được Châu Mỹ, số người từ Anh Quốc sang định cư ở Mỹ Châu càng ngày càng đông. Đến thế kỷ 17, người Anh đã có mặt ở khắp lục địa Bắc Mỹ. Một số lớn tín hữu của Anh Quốc Giáo đến định cư ở Philadelphia thuộc bang Pensylvania, Hoa kỳ. Số tín hữu này đã thành lập Giáo Hội Episcopal đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1787. Người ta cho rằng Giáo Hội Episcopal ở Hoa Kỳ là một chi nhánh của Anh Quốc Giáo.

Giáo hội Episcopal có giáo lý và nghi lễ thờ phượng giống Anh Quốc Giáo, nhưng chỉ giữ Bí-tích Tiệc Thánh và Báp-têm (Anh Quốc Giáo có bảy Bí-tích như Công Giáo La Mã. Bảy Bí-tích đó là Báp-têm, Tiệc Thánh, Thêm sức, Giải tội, Xức dầu, Truyền chức và Hôn phối).

Giáo Hội Episcopal chấp nhận Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất cho mọi vấn đề thuộc đức tin và phương cách hành đạo của tín hữu. Họ tin sự cứu chuộc là do ân điển bởi đức tin như các giáo hội Tin Lành khác. Bài Tín Điều Các Sứ Đồ và bài Tín Điều Nicea là nền tảng đức tin  của tín hữu của giáo hội này.

Ngoài nỗ lực truyền giáo quốc nội, Giáo Hội Episcopal còn gởi giáo sĩ truyền giáo đến các nước ở Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ.

Hiện nay, Giáo Hội Episcopal có mặt ở Virgin Islands, Columbia, Taiwan, Dominican Republic, Ecuador và Honduras.

Tại Hoa Kỳ, Giáo Hội Episcopal có khoảng 7.400 chi hội và hai triệu rưỡi tín hữu.

 

H20.  Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Anh Em ?

 

Giáo Hội Tin Lành Anh Em (Brethren) đầu tiên do Mục sư Alexander Mack và nhóm tính hữu Báp-tít ở Schwartzenau, Đức Quốc, thành lập vào năm 1708. Đến năm 1719 Giáo Hội Anh Em bị Hội thánh Tin Lành của nhà nước bắt bớ nên phải rời bỏ Đức Quốc để chạy qua Mỹ Châu lánh nạn. Phần lớn tín hữu của Giáo Hội Anh Em đến Hoa Kỳ định cư ở Germantown, bang Pennsylvania. Từ bang này, tín hữu của Giáo Hội Anh Em bành trướng đến các bang Maryland, Illinois, Ohio, Indiana, Virginia, Iowa, Missouri, Kansas, Nebraska, North Dakota và Gia-nã-đại. Hội Thánh Anh Em đầu tiên được thành lập ở Hoa Kỳ vào năm 1723.

Giáo Hội Anh Em công nhận toàn bộ Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời hà hơi và soi dẫn, không sai lầm. Tân Ước là mẫu mực của các vấn đề thuộc đức tin và cách hành đạo của tín hữu. Họ tin Đức Chúa Trời Ba Ngôi, gồm có Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Đức Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời Ngôi Hai giáng thế làm người có thần tánh và nhân tánh hoàn toàn. Ăn năn, tin nhận Đức Chúa Giê-su và chịu báp-têm là ba điều cần phải có để được cứu chuộc. Giáo Hội Anh Em không công nhận các bài tín điều do các giáo hội đặt ra.

Giáo Hội Anh Em làm báp-têm cho tín hữu bằng cách ngả người về phía trước ngập dưới nước ba lần. Người chủ lễ nhân danh Đức Chúa Cha để dìm người lần thứ nhất, rồi nhân danh Đức Chúa Con để dìm người lần thứ hai và nhân danh Đức Thánh Linh để dìm người lần thứ ba.

Giáo Hội Anh Em an vui với cuộc sống và ăn mặc đơn giản, không buôn bán rượu hay thuốc hút và cũng không uống rượu hay hút thuốc. Anh em trong Hội thánh có vấn đề gì với nhau thì họ cùng nhau giải quyết cho ôn hòa; tránh kiện tụng nhau ở tòa án ngoài đời. Kiêng cữ thề thốt và lánh xa việc làm chánh trị.

Sau giờ thờ phượng buổi chiều, họ có buổi lễ “Rửa Chân” để nhớ đến lời dạy của Đức Chúa Giê-su là hãy sẳn lòng phục vụ lẫn nhau và tha nhân. Sau buổi lễ “Rửa Chân” họ cùng dự tiệc yêu thương (Love feast), sau tiệc yêu thương là Tiệc Thánh để tưởng nhớ đến sự chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su trên thập tự giá. Sau đó, họ trao nhau bằng những cái hôn hòa bình (kiss of peace).

Hiện nay ở Hoa Kỳ, Giáo hội Anh Em lớn nhất là Giáo hội Church of the Brethren có 172.115 tín hữu và 1.061 chi hội. The Brethren Church ở Ashland, Ohio, có 15.082 tín hữu và122 chi hội. The National Fellowship of Brethren có 34.000 tín hữu và 275 chi hội. Những Giáo hội Anh Em nhỏ hơn gồm có: Seventh-Day Baptists, German Baptists, Church of God, Old German Baptist Brethren, Brethren Church, River Brethren, Brethren in Christ, Yorker Brethren, Brethren of Christ, Hutterian Brethren và Moravian  Church.

 

H21.  Ai thành lập Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm?

 

Cơ Đốc Phục Lâm là Giáo Hội Tin Lành theo chủ thuyết của Mục sư Báp-tít người Mỹ tên là William Miller. Chủ thuyết này cho rằng Đấng Christ sẽ tái lâm nay mai. Mục sư William Miller đã tiên đoán là Đức Chúa Giê-su tái lâm vào ngày 21 tháng 3 năm 1843, ngày 21 tháng 3 năm 1844 và ngày 22 tháng 10 năm 1844. Các lần tiên đoán này đều sai trật. Sự sai trật này làm cho một số tín hữu chán nản phải rời bỏ Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm để trở lại Hội thánh cũ của mình. Tuy nhiên, một số lớn tín hữu vẫn tiếp tục tin theo Mục sư William Miller. Số người theo Mục sư William Miller càng ngày càng gia tăng để trở thành các hệ phái Cơ Đốc Phục Lâm sau này như: The Advent Christian Church, The Primitive Advent Church, The Church of God hay The Church of God in Christ Jesus và Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật (Seventh Day Adventists).

Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật được thành lập vào năm 1844 tại Hoa Kỳ, ở dưới quyền lãnh đạo của Mục sư Joseph Bates, James và Ellen White. Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật là Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm lớn nhứt có khoảng 5.500.000 tín hữu và 360 bệnh viện hay chẩn y viện trên thế giới tính vào cuối năm 1990. Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật tin Đấng Christ sẽ tái lâm sớm, nhưng không đưa ra một ngày nhứt định. Họ tin rằng khi Chúa tái lâm, Ngài sẽ tiêu diệt kẻ ác và ban sự cứu rỗi cho người công bình. Tín hữu của giáo hội này còn tin rằng sự cứu rỗi chỉ do ân điển bởi đức tin nơi sự cứu chuộc của Đức Chúa Giê-su trên thập tự giá mà thôi; không phải bởi việc làm thánh thiện của tín hữu. Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm nhìn nhận Kinh Thánh là quyền tối thượng cho các việc thuộc đức tin và phương cách hành đạo của tín hữu. Tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm giữ ngày thứ bảy Sa-bát để làm nên ngày thánh, theo điều răn thứ tư của Cựu Ước. Họ không được khiêu vũ hay vào rạp xem hát hay xem phim tuồng, tránh ăn thịt, không hút thuốc, uống rượu hay dùng cần sa ma túy. Tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm tự nguyện dâng hiến hay trích ra 1/10 lợi tức để hỗ trợ công tác truyền giáo, giáo dục và từ thiện hay chương trình của Giáo Hội nhằm cung cấp ấn phẩm Cơ Đốc cho 197 ngôn ngữ trên thế giới. Giáo Hội Cơ  Đốc Phục Lâm làm lễ báp-têm bằng cách dìm người dưới nước, cử hành lễ Tiệc thánh để nhớ lại việc Đức Chúa Giê-su đã chịu chết trên thập tự giá để cứu chuộc nhân loại và lễ Rửa Chơn (Foot Washing) để bày tỏ sự sẵn sàng phục vụ lẫn nhau và tha nhân theo như lời Đức Chúa Giê-su dạy.

Trong khoảng thời gian từ năm 1915 đến năm 1927, Liên Hiệp Hội Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật Đông Nam Á gởi một số Thư Báo Truyền Đạo đến Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Dương, Sài Gòn, Chợ Lớn . . .  để truyền bá Tin Lành cứu rỗi bằng cách phân phối sách chứng đạo đến tay đồng bào Việt Nam.

Năm 1927, Liên Hiệp Hội Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật Đông Nam Á gởi giáo sĩ R. H. Wentland và Fred Lloyd Pickett đến Việt Nam. Sau khi học nói tiếng Việt thông thạo, hai giáo sĩ này bắt đầu đi giảng đạo, sau hai năm hoạt động, họ đã mở được một Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm ở Sài Gòn.

Năm 1932, Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm được Thống đốc Nam Kỳ cho phép giảng đạo và phổ biến ấn phẩm đến tay đồng bào ở Nam Phần Việt Nam. Chẳng bao lâu, các Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm được thành lập ở Cần Thơ, Long Xuyên, Ô Môn, Đà Nẵng và Đại Lộc.

Năm 1937, Hội Đồng Địa Hạt đầu tiên của Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam họp tại Đà Nẵng. Hội Đồng này bầu Giáo sĩ  F. L. Pickett làm Hội Trưởng. Trụ sở văn phòng địa hạt đặt tại Đà Nẵng. Sau một năm hoạt động, Hội trưởng F. L. Pickett qua đời ngày 1 tháng 4 năm 1938, được an táng ở nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, Sài Gòn. Giáo sĩ  R. H. Howlett, Thư ký Giáo Hội, lên giữ chức Quyền Hội Trưởng.

Sau những năm tích cực hoạt động, Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm đã xây cất được nhà thờ cho Hội thánh Hà Nội, Đà Nẵng, Vàm Nhon, Đức Mỹ, Đại Lộc và Di Linh. Giáo Hội cũng đã xây cất được trường học ở Chợ Lớn, Long Xuyên, Vàm Nhon và Đà Nẵng, cùng các trạm y tế ở Cần Thơ, Di Linh và Hà Nội. Đến năm 1939, Giáo Hội đã thiết lập được Ấn Quán Thời Triệu ở Sài Gòn để in sách báo giáo dục và truyền đạo đơn. Giáo Hội cũng mở được một trường Kinh Thánh ở Gia Định để đào tạo người chăn bầy.

Trong thời kỳ thế chiến thứ hai, từ năm 1942 đến năm 1946, quân đội Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam, một số nhà thờ của Giáo Hội bị tàn phá, nhiều Hội thánh không có người chăn nên phải bị đóng cửa. Các hoạt động của Giáo Hội bị hạn chế trong vùng Sài Gòn và Chợ Lớn.

Trong thời kỳ chiến tranh chống lại sự đô hộ của người Pháp, từ năm 1946 đến năm 1954, Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm đã xây cất được nhà thờ ở Phú Nhuận, Đà Lạt, Bàn Cờ, Đa Kao và một nhà thờ cho người sắc tộc ở tỉnh Lâm Đồng. Giáo Hội cũng đã tạo mãi được một biệt thự hai tầng ở ngã tư  Phú Nhuận để làm văn phòng trung ương và tư thất cho Hội Trưởng. Đài phát thanh Tiếng Nói Hy Vọng cũng hoạt động mạnh trong thời kỳ này để phố biến Tin Lành cứu rỗi đến đồng bào Việt Nam qua làn sóng âm thanh vào buổi sáng mỗi ngày.

Năm 1954, Liên Hiệp Hội Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật Đông Nam Á chính thức đặt tên cho Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm ở Việt Nam là Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật Việt Nam, trực thuộc Liên Hiệp Hội Cơ Đốc Phục Lâm Đông Nam Á. Cùng trong năm này, hiệp định đình chiến Genève chia nước Việt Nam làm đôi ở vĩ tuyến 17. Văn phòng Trung Ương của Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm đặt ở Sài Gòn mất liên lạc với các Hội Thánh ở bắc vĩ tuyến 17. Thành ra, Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm ở Miền Nam chỉ còn có Hội thánh là Phú Nhuận, Chợ Lớn, Đà Lạt, Đà Nẵng Cần Thơ và Sa-đéc.

Khi chiến tranh Việt Pháp kết thúc, Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm bắt đầu trùng tu các nhà thờ, trường học, cơ quan y tế và từ thiện đã bị chiến tranh tàn phá. Giáo Hội gia tăng nỗ lực truyền bá Phúc Âm trên đài phát thanh Tiếng Nói Hy Vọng, phân phối sách báo chứng đạo do nhà in Thời Triệu xuất bản và phái hằng trăm nhân viên chứng đạo đi khắp thành thị, nông thôn và vùng cao nguyên hẻo lánh để truyền bá Tin Lành cứu rỗi của Đức Chúa Giê-su đến đồng bào Việt Nam. Nhờ vào các hoạt động tích cực này mà số người được cứu gia tăng. Năm 1975, Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm có đến 43 Hội thánh với số tín hữu đông đảo nhóm họp thờ phượng Đức Chúa Trời vào mỗi thứ bảy Sa-bát ở Miền Nam Việt Nam.

Biến cố tháng 4 năm 1975, làm cho một số mục sư và tín hữu của Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm theo làn sóng người di tản ra nước ngoài. Cuộc di tản này làm cho đa số Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm ở Việt Nam thiếu người chăn bầy và không có Ban Trị Sự để điều hành công việc của chi hội ở mỗi địa phương. Công việc Chúa càng gặp khó khăn hơn khi chánh phủ mới cấm đoán Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm hoạt động và trưng dụng các nhà thờ của Giáo Hội để làm hợp tác xã, nhà kho, nhà giữ  trẻ. . .  Trong thời gian bị cấm đoán này, tín hữu phải nhóm lại thờ phượng Chúa tại các tư gia hay tham gia các cuộc thờ phượng Chúa tại các hội thánh bạn.

Trong thời gian đất nước đã thống nhất, Giáo Hội không ngớt yêu cầu chánh quyền sớm trả lại các cơ sở bị nhà nước trưng dụng để có nơi tín hữu sinh hoạt tôn giáo. Theo lời yêu cầu của Giáo Hội, chánh quyền đã cho phép Hội thánh Sa-Đéc mở cửa nhóm lại từ ngày 31-1-1989, kế đó là Hội thánh Cần Thơ, Vàm Nhon và Long Thành.

Vào ngày 23-12-2006, Ban Tôn Giáo Chánh Phủ Việt Nam chính thức công nhận Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm hoạt động hợp pháp, có nghĩa là Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm được pháp luật bảo đảm quyền lợi, được in ấn xuất bản kinh sách, xây dựng sửa chữa nơi thờ phượng.

Đến cuối năm 2006, Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm có 7 mục sư, 6.000 tín đồ người Kinh, 7.000 tín đồ người sắc tộc và 7 hội thánh có cơ sở.

Dầu đất nước đã thống nhứt, Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm ở Miền Nam và Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm ở Miền Bắc vẫn còn  là hai Giáo Hội riêng biệt.

 

H22.  Ai sáng lập Giáo Hội Tin Lành Giám Lý?

 

Giáo Hội Tin Lành Giám lý (Methodist Church) do Mục sư John Wesley thành lập vào năm 1729 tại Anh Quốc. John Wesley sanh ngày 17-6-1703 tại Epworth, Anh Quốc.

Trong lúc đang theo học ở Đại Học Oxford, John Wesley cùng em là Charles Wesley và bạn là George Whitefield quy tụ được một số sinh viên để thành lập một nhóm hiệp nguyện, học Kinh Thánh và làm các công tác từ thiện như thăm viếng người bệnh, dạy học cho người nghèo và tham dự các buổi nhóm thờ phượng tại các giáo đường. Nhóm này có cái đặc biệt là cầu nguyện lớn tiếng mỗi ngày ba lần và thầm nguyện mỗi giờ một lần. Vì  nhóm này hành đạo và làm các việc cần thiết khác đều theo đúng phương pháp (method) mà họ đề ra, nên người ta gọi nhóm này là Methodist. Người Việt gọi là Giáo Hội Tin Lành Giám Lý.

John Wesley được Giáo Hội Anh Quốc phong chức mục sư vào ngày 22-9-1728. Trong lúc hầu việc Chúa với Giáo Hội Anh Quốc, John Wesley có cách giảng dạy và hành đạo không thích hợp với Anh Quốc Giáo, nên đã bị Giáo Hội này cấm giảng dạy trong các thánh đường của họ. Vì bị cấm giảng dạy trong các giáo đường, nhóm John Wesley liền tổ chức các buổi truyền giảng ở các tư gia, trong các nông trại, ngoài trời hay bất cứ nơi nào có đông người tự động đến tham dự. Nhờ vào các buổi truyền giảng này mà nhiều nhóm Giám Lý được thành lập ở khắp Anh Quốc.

John Wesley không có tham vọng tách rời số tín hữu theo mình để thành lập một Giáo hội Tin Lành riêng biệt. John Wesley chỉ muốn các nhóm Giám Lý vẫn trực thuộc vào Anh Quốc Giáo. Nên John Wesley không đặt ra giáo lý mới, mà chỉ chú trọng việc hướng dẫn quần chúng đến sự nhận biết tình yêu của Thiên Chúa.

Trong thời gian của cuộc chiến tranh cách mạng ở Hoa Kỳ, các nhóm Giám Lý thiếu mục sư chăm sóc tín hữu, nhưng Anh Quốc Giáo từ chối phong chức thêm một số mục sư theo yêu cầu của John Wesley. Nên John Wesley đã tự mình phong chức thêm một số mục sư cần thiết cho nhóm mình. Việc Anh Quốc Giáo từ chối phong chức mục sư thêm cho nhóm Giám Lý và việc John Wesley tự phong chức mục sư cho nhóm mình là hai nguyên động lực chiùnh đưa đẩy nhóm Giám Lý tách rời khỏi Anh Quốc Giáo sau này.

John Wesley qua đời vào ngày 2-3-1791 tại Luân Đôn, Anh Quốc. Ngay sau khi John Wesley qua đời, nhóm Giám Lý chánh thức tách rời khỏi Anh Quốc Giáo để thành lập Giáo Hội Tin Lành Giám Lý.

Giáo Hội Tin Lành Giám Lý thừa nhận Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất cho các vấn đề thuộc đức tin và cách hành đạo của tín hữu. Tín hữu Giám Lý không cầu nguyện với các thánh, không tin có Luyện Ngục, không cấm đoán việc ngừa thai hay ly dị, không chấp nhận cờ bạc hay uống rượu say sưa. Giáo Hội Giám Lý giữ thánh lễ báp-têm và tiệc thánh. Họ làm báp-têm cho trẻ sơ sinh và người lớn bằng cách đổ nước hay rưới nước trên đầu hoặc dìm người dưới nước. Họ tin làm lễ Tiệc Thánh là để kỷ niệm sự chết của Đấng Christ theo giáo lý của Ulrich Zwingli, một nhà cải chánh Thụy Sĩ. Họ tin Đấng Christ có hiện diện trong bánh và rượu, theo giáo lý của John Calvin, một nhà cải chánh ở Pháp. Nhưng họ không tin bánh và rượu trở thành thịt và huyết thật của Đức Chúa Giê-su như Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Vào giữa thế kỷ 20, Giáo Hội Giám Lý là Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh lớn nhất ở nước Mỹ, với 22 hệ phái. Vào đầu thế kỷ 21, Giáo Hội Giám Lý có 40 hệ phái, với khoảng 26 triệu tín hữu trên thế giới.

 

H23.  Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Cứu Thế Quân ?

 

William Booth (1829-1912), nguyên là Mục sư của Giáo Hội Tin Lành Giám Lý, đã thành lập Giáo Hội Tin Lành Cứu Thế Quân (The Salvation Army) vào năm 1865 tại Anh Quốc. Sở dĩ, Giáo Hội này mang tên là Cứu Thế Quân, vì Giáo Hội có tổ chức giống như quân đội ở ngoài đời. Người sáng lập và cũng là người lãnh đạo Cứu Thế Quân đầu tiên là Mục sư William Booth mang cấp bậc đại tướng. Những người phục vụ Giáo Hội Cứu Thế Quân mang cấp bậc từ thấp đến cao tùy thuộc vào chức vụ lớn nhỏ của mình. Người quản nhiệm một hội thánh thường có cấp bậc đại úy hay thiếu tá. Tín hữu trong Hội thánh được gọi là binh sĩ.

Hội Cứu Thế Quân chấp nhận Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất cho các vấn đề thuộc đức tin và phương cách hành đạo của tín hữu. Các giáo lý của Hội Cứu Thế Quân đều giống với các giáo lý của đa số Giáo Hội Tin Lành khác, như tin sự cứu chuộc là nhờ ân điển bởi đức tin mà thôi; không cần phải có thêm việc làm thánh thiện của tín hữu để được cứu. Giáo Hội này không cử hành lễ tiệc thánh hay làm báp-têm cho tín hữu. Vì họ cho rằng, khi một người đã có quyết định tin nhận Đức Chúa Giê-su làm cứu Chúa mình, thì được Chúa làm báp-têm bằng Đức Thánh Linh rồi (Giăng 1:33), nên không cần có thêm báp-têm bằng nước, và Chúa cũng dùng bữa cơm tối với người đó mỗi ngày (Khải 3:20), nên cũng không cần đến lễ tiệc thánh. Hơn nữa, họ còn cho rằng hai nghi lễ này không quan trọng và cũng không cần thiết cho sự cứu rỗi linh hồn hay cho sự sống đạo của tín hữu của Giáo Hội Tin Lành Cứu Thế Quân.

Ban đầu, Hội Cứu Thế Quân tổ chức các buổi truyền giảng Tin Lành ngoài trời hay các buổi giảng bồi linh trong các rạp hát, làm chứng đạo, hoặc làm công tác xã hội ở những khu có dân nghèo ở Luân Đôn, Anh Quốc. Trong hai cuộc thế giới đại chiến, Hội Cứu Thế Quân chuyên lo cung cấp dịch vụ ẩm thực ngoài mặt trận cho các quân đội đồng minh của Hoa Kỳ.

Sau cuộc chiến chấm dứt, Hội Cứu Thế Quân đặt trọng tâm vào việc truyền bá Tin Lành, giúp đỡ các cựu chiến binh và gia đình họ, hay cứu trợ những nơi bị chiến tranh hoặc thiên tai tàn phá như động đất, lũ lụt, bão tố . . .

Đến năm 1880, Hội Cứu Thế Quân Anh Quốc gửi người đến Hoa Kỳ để thành lập một chi nhánh tại thành phố Nữu Ước. Năm 1904, con gái của Đại tướng William Booth là Evangeline Booth lãnh trách nhiệm điều hành các hoạt động của Giáo hội ở Hoa Kỳ. Từ Hoa Kỳ, Cứu Thế Quân lan tràn khắp nơi khác trên thế giới. Đến năm 1990, Hội Cứu Thế Quân có cơ sở hoạt động trên một trăm quốc gia, với 3.000.000 binh sĩ và 25.000 sĩ quan tốt nghiệp từ 30 trường thần đạo ở nhiều nơi trên thế giới.

Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Giáo Hội Cứu Thế Quân có hai mục tiêu chính là rao giảng Tin Lành và làm công tác từ thiện cứu giúp người nghèo khổ bằng cách xây cất và điều hành các nhà thương, nhà hộ sinh, viện dưỡng lão, cô nhi viện, nơi tạm trú cho người cai rượu và quán cơm xã hội. Các dịch vụ xã hội này đều miễn phí cho người nghèo.

Bộ chỉ huy điều hành các hoạt động quốc tế của Giáo Hội Cứu Thế Quân đặt ở Luân Đôn, Anh Quốc. Bộ chỉ huy điều hành các hoạt động ở Mỹ đặt ở thành phố Alexandra, Virginia, Hoa Kỳ.

 

H24.  Giáo Hội Ngũ Tuần (Pentecostal Church) có từ khi nào?

 

Năm 1901, Mục sư Charles F. Parham thành lập Giáo Hội Ngũ Tuần đầu tiên ở Topeka, bang Kansas, Hoa Kỳ. Người ta cho rằng Giáo Hội Ngũ Tuần bắt nguồn từ buổi nhóm cầu nguyện bồi linh của các sinh viên Trường Thần Đạo Bethel Bible College ở Topeka, bang Kansas. Trong buổi cầu nguyện bồi linh ngày 1 tháng Giêng năm 1901, có một số sinh viên thần đạo nói được tiếng lạ.Trong các buổi cầu nguyện kế tiếp, lại có thêm nhiều sinh viên nói tiếng lạ nữa. Đây không phải là lần đầu tiên người ta nói tiếng lạ, nhưng trước đó đã có nhiều người nói tiếng lạ trong các buổi nhóm bồi linh tương tự. Các buổi nhóm bồi linh nói tiếng lạ bắt đầu lan đến bang Missouri và Texas, rồi lan đến bang California, Hoa Kỳ. Vào năm 1906, tại California, Mục sư W. J. Seymour tổ chức chiến dịch bồi linh tại thành phố Los Angeles. Chiến dịch bồi linh này quy tụ được nhiều tín hữu từ các nơi trên nước Mỹ và trên thế giới đến tham dự. Trong các buổi nhóm bồi linh của chiến dịch này, người ta chứng kiến các cuộc chữa bệnh bằng phép lạ, và nghe thấy tín hữu kêu la, khóc lóc thảm thiết khác thường trong các buổi nhóm kéo dài đến khuya. Chiến dịch bồi linh chấm dứt vào năm 1909. Hàng ngàn tín hữu tham dự chiến dịch bồi linh này mang tinh thần “Ngũ Tuần” về các hội thánh nhà của họ ở Mỹ và khắp nơi khác trên thế giới.

Tinh thần “Ngũ Tuần” không được các Hội Thánh Tin Lành truyền thống hoan nghênh, nên số tín hữu có tinh thần “Ngũ Tuần” bị loại dần dần ra khỏi các Hội thánh Tin Lành truyền thống. Số người này phải tìm nơi riêng biệt để làm nơi thờ phượng. Những nơi thờ phượng này dần dần trở thành các Hội thánh Ngũ Tuần.

Giáo Hội Ngũ Tuần có hai điều khác biệt với các hệ phái Tin Lành truyền thống là tín hữu phải được báp-têm bằng Đức Thánh Linh, và phải có ân tứ nói tiếng lạ như các sứ đồ đã từng trải trong ngày lễ Ngũ Tuần đầu tiên. Giáo Hội Ngũ Tuần cho rằng tín hữu nói tiếng lạ là dấu hiệu đã được báp-têm bằng Đức Thánh Linh.

Các Hội thánh Ngũ Tuần có thể không đồng ý với nhau về một vài giáo lý nào đó, nhưng nhất trí cho rằng, việc từng trải thuộc linh là quan trọng. Các từng trải thuộc linh đó gồm có: Được báp-têm bằng Đức Thánh Linh, được các ân tứ thiêng liêng như nói tiếng lạ hay trị bệnh bằng đức tin. Bởi lẽ đó, người ta không ngạc nhiên khi thấy trong các buổi nhóm thờ phượng của Hội thánh Ngũ Tuần thường có mục cầu nguyện chữa bệnh bằng đức tin, nói tiếng lạ, và cũng thấy có tín hữu ở trong trạng thái xuất thần, mê man, ngây ngất . . .

Các Hội thánh lớn thuộc Ngũ Tuần gồm có: Assemblies of God, United Pentecostal Church International, Association of Vineyard Churches, Church of God in Christ và Full Gospel Baptist Church Fellowship . . .

Hiện nay, Giáo Hội Ngũ Tuần có khoảng 24 triệu tín hữu ở Hoa Kỳ. Giáo Hội Ngũ Tuần ở ngoài nước Mỹ là Giáo Hội Tin Lành bành trướng mạnh hơn hết. Người ta dự đoán, đến giữa thế kỷ 21 sẽ có một tỷ tín hữu Ngũ Tuần ở ngoài nước Mỹ.

Hội Thánh Ngũ Tuần đến Việt Nam vào năm 1970.

 

H25.  Ai thành lập Hội Thánh Đấng Christ (Church of Christ)?

 

Vào khoảng năm 1811, Mục sư Thomas Campbell cùng con là Mục sư Alexander Campbell và Mục sư Barton W. Stone, thuộc Giáo Hội Trưởng Lão, thành lập Giáo Hội Disciples of Christ ở bang Pennsylvania, Virginia và Kentucky, Hoa Kỳ. Những người sáng lập Giáo Hội này nhằm mục đích gây ra phong trào đoàn kết và thống nhất các Giáo Hội Tin Lành lại với nhau.

Công nhận Đức Chúa Giê-su là Chúa Cứu Thế của nhân loại là một giáo lý tối quan trọng của Giáo Hội Disciples of Christ. Người muốn được thâu nhận vào Giáo Hội Disciples of Christ phải có niềm tin nơi Đức Chúa Giê-su là Chúa Cứu Thế. Giáo Hội Disciples of Christ chủ trương cho rằng Kinh Thánh là tài liệu duy nhất và đầy đủ để giúp tín hữu gây dựng đức tin và hướng dẫn tín hữu hiểu biết phương cách hành đạo của mình. Họ cũng cho rằng cá nhân tín hữu có thẩm quyền giải nghĩa Kinh Thánh theo ý mình cho là phải.

Vào năm 1968, Giáo Hội Disciples of Christ đổi tên lại là Christian Church có 800.000 tín hữu ở Hoa Kỳ và Gia-nã-đại.

Trong Giáo Hội Disciples of Christ có nhóm tín hữu tiến bộ và nhóm bảo thủ. Nhóm tín hữu tiến bộ tán đồng việc cho dùng nhạc cụ trong các buổi thờ phượng ở các giáo đường của mình. Trái lại, nhóm tín hữu bảo thủ không đồng ý cho dùng nhạc cụ trong các giáo đường của mình. Đến năm 1906, nhóm tín hữu bảo thủ tách rời khỏi giáo hội này, để thành lập một giáo hội mới lấy tên là Hội Thánh Đấng Christ với chủ trương không dùng nhạc cụ trong các buổi thờ phượng trong các giáo đường của mình.

Hội Thánh Đấng Christ không có Hội Trưởng, vì họ cho rằng vị thủ lãnh của toàn thể Hội Thánh Đấng Christ là Đức Chúa Giê-su Christ. Mỗi Hội Thánh Đấng Christ đều tự lập và tự trị. Tín hữu của Hội Thánh Đấng Christ không tuân theo lời dạy của bất cứ một cá nhân nào khác ngoài lời dạy của Đức Chúa Giê-su và của các Sứ Đồ ghi trong Tân Ước. Hội Thánh Đấng Christ có những tín lý giống như những Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh khác như tin được cứu là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời và bởi đức tin nơi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su trên thập tự giá. Hội Thánh Đấng Christ tin dự tiệc thánh là để tưởng niệm thân thể của Đức Chúa Giê-su đã tan vỡ vì tội lỗi của nhân loại, làm báp-têm bằng cách dìm người dưới nước để bày tỏ sự đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Đấng Christ. Hội Thánh Đấng Christ không làm báp-têm cho trẻ sơ sinh, không cầu nguyện với các Thánh, không tin có Luyện Ngục. Hội thánh Đấng Christ không chấp nhận bài Tín Điều Các Sứ Đồ hay bất kỳ bài tín điều nào khác do các giáo hội đặt ra. Hội thánh Đấng Christ tin Đức Chúa Giê-su là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, nhìn nhận Kinh Thánh Tân Ước là thẩm quyền duy nhất cho các vấn đề thuộc đức tin và phương cách hành đạo của tín hữu. Tín hữu nam nữ có quyền hiểu và giảng giải Kinh Thánh theo lương tâm mình cho là phải. Tin Đức Chúa Giê-su là Con của Đức Chúa Trời, ăn năn tội lỗi và chịu báp-têm là ba điều kiện phải có để gia nhập Hội Thánh Đấng Christ.

Hội Thánh Đấng Christ không dùng nhạc cụ trong các buổi thờ phượng của họ là để làm đúng theo lời của Sứ đồ Phao-lô dạy,“Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa”(Ê-phê 5:19). Hội Thánh Đấng Christ cho rằng Ê-phê-sô 5:19 ghi lời dạy của Phao-lô rất rõ ràng là chỉ dùng lời ca tiếng hát để ngợi khen Chúa mà thôi. Phao-lô không nói đến việc dùng nhạc cụ để ngợi khen Chúa. Như vậy có nghĩa là Phao-lô không cho dùng nhạc cụ trong các buổi thờ phượng tôn vinh Chúa. Hơn nữa, Hội Thánh Đấng Christ cho rằng họ không dùng nhạc cụ trong các buổi thờ phượng là làm theo Hội thánh đầu tiên, vì Hội thánh đầu tiên không dùng nhạc cụ trong các buổi thờ phượng của mình. Họ còn cho rằng tiếng nhạc cụ làm cho buổi thờ phượng thiếu tôn nghiêm và ồn ào như các cuộc vui chơi ngoài đời không thích hợp với lời Chúa dạy trong Tân Ước.

Hội Thánh Đấng Christ không làm theo Kinh Thánh Cựu Ước, nhưng chỉ làm theo Kinh Thánh Tân Ước cho việc hành đạo của mình. Có nghĩa là những điều gì người Do Thái làm trong các buổi thờ phượng của họ ghi trong Cựu Ước mà Tân Ước không đề cập đến thì Hội Thánh Đấng Christ cho là không thích hợp để áp dụng trong hội thánh của mình, như việc dùng nhạc cụ, đốt hương, dâng sinh tế . .  . trong các buổi thờ phượng của người Do Thái ở thời Cựu Ước.

Hội Thánh Đấng Christ cho rằng luật pháp và các  điều răn trong Cựu Ước là Chúa ban cho người Do Thái mà thôi. Khi Đấng Christ chết trên thập tự giá thì luật pháp và điều răn trong thời Cựu Ước bị đào thải, “Giao Ước này được Thượng Đế gọi là ‘Giao Ước Mới;’ như thế, Giao Ước thứ nhất đã cũ rồi. Điều gì cũ kỹ, lỗi thời đều phải bị đào thải”(Hy Bá 8:1-BDY; xin xem thêm Ga 3:23-25; Ê-phê 2:13-16; Hê 7:12,18; Hê 8: 6-13). Dẫu vậy, những luật pháp và các điều răn ghi trong Cựu Ước, như cấm giết người, tà dâm, trộm cướp, gian dối, loạn luân . . . thì Hội Thánh Đấng Christ vẫn xem là những việc làm tội lỗi mà tín hữu không nên vi phạm. Nhưng đối với điều răn thứ tư  “giữ ngày Sa-bát” thì Tân Ước không đề cập đến, nên Hội Thánh Đấng Christ cho rằng Cơ đốc nhân không bị ràng buộc bởi điều răn này, nên Cơ đốc nhân có thể làm việc trong ngày Sa-bát mà không bị kể là phạm tội.

Hội Thánh Đấng Christ xem Kinh Thánh Cựu Ước là nguồn tài liệu để học hỏi thu thập kiến thức hầu có thể hiểu biết về Đức Chúa Trời và cách hành xử của Ngài đối với loài người trong thế gian, nhưng không xem Kinh Thánh Cựu Ước có thẩm quyền để dạy phương cách hành đạo cho tín hữu Cơ đốc ở thời Tân Ước.

Hội Thánh Đấng Christ có cơ sở hoạt động truyền giáo ở 50 quốc gia trên thế giới. Hội Thánh Đấng Christ cũng có cơ sở hoạt động từ thiện như nhà dưỡng lão, viện mồ côi, trường học và các đại học viện trên đất Mỹ.

Hội Thánh Đấng Christ có các chi hội trên khắp 50 tiểu bang của nước Mỹ. Những tiểu bang có nhiều tín hữu Hội Thánh Đấng Christ là Texas, Alabama, Kentucky, Arkansas, Oklahoma, Tennessee. Đến năm 1997, Hội thánh Đấng Christ có 15.000 chi hội độc lập và 2.000.000 tín hữu ở Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và các quốc gia khác trên thế giới.

Hội Thánh Đấng Christ đến Việt Nam năm 1963.

 

H26.  Ai thành lập Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA)?

 

Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (The Christian and Missionary Alliance) là một Giáo Hội Cơ Đốc do Mục Sư Tiến sĩ Albert Benjamin Simpson thành lập vào năm 1887 tại Hoa Kỳ.

Lúc ban đầu, Mục sư Tiến sĩ Albert Benjamin Simpson chỉ có ý định quy tụ tín hữu từ các hệ phái Tin Lành lại để thành lập một hiệp hội nhằm hỗ trợ cho việc gởi giáo sĩ đến các quốc gia chưa được nghe đến Tin Lành cứu rỗi của Đấng Christ. Việc làm này nhằm mục đích thực thi lời phán dạy của Đức Chúa Giê-su: “Tin Lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến”(Ma 24:14).

Mục sư Tiến sĩ A. B. Simpson sanh ngày 15 tháng 12 năm 1843, tại Bayview, Prince Edward Island, Gia Nã Đại. Năm 21 tuổi, A. B. Simpson tốt nghiệp cử nhân thần đạo tại Đại học Knox, tỉnh Toronto, Gia Nã Đại. Năm 22 tuổi, A. B. Simpson được mời làm mục sư cho Hội thánh Trưởng Lão ở Knox, Hamilton, Ontorio, Gia Nã Đại. Đến năm 31 tuổi, Mục sư A. B. Simpson được mời làm mục sư quản nhiệm Hội thánh Trưởng Lão ở Louisville, Kentucky, Hoa Kỳ. Đến năm 37 tuổi, Mục sư A. B. Simpson được mời làm mục sư quản nhiệm Hội thánh Trưởng Lão ở thành phố Nữu Ước, Hoa Kỳ. Cũng trong năm này, Mục sư A. B. Simpson được phép lạ Chúa chữa lành bệnh đau tim trong lúc ông đang đi nghỉ mát ở Old Orchard Beach, bang Maine, Hoa Kỳ. Sau khi lành bệnh được vài tháng, Mục sư A. B. Simpson chịu báp-têm ở một nhà thờ Báp-tít tại thành phố Nữu Ước. Đến tháng 11 năm này, Mục sư A. B. Simpson từ chức quản nhiệm Hội thánh Trưởng Lão, để bắt đầu chức vụ mục sư lưu hành truyền giảng Tin Lành cho người chưa được cứu trong thành phố Nữu Ước. Chẳng bao lâu, Mục sư A. B. Simpson thành lập được một Hội thánh mới trong thành phố Nữu Ước lấy tên là Gospel Tabernacle Church. Tuy Hội thánh này vừa mới thành lập, nhưng đã quy tụ được khoảng 1.000 hội viên trong một thời gian ngắn. Mỗi chiều thứ sáu có buổi nhóm cầu nguyện chữa bệnh cho tín hữu. Đến năm 1886, Mục sư A. B. Simpson tổ chức một Hội đồng ở Old Orchard Beach, bang Maine, để kêu gọi tín hữu hợp tác đẩy mạnh công cuộc truyền giáo. Hội đồng này biểu quyết thành lập hội The Christian Alliance và hội The Evangelical Missionary Alliance. Giám đốc hội The Evangelical Missionary Alliance bổ nhiệm Mục sư William Cassidys đi truyền giáo ở Trung Hoa và Helen Dawley đi truyền giáo ở Ấn  Độ.

Trong khoảng thời gian từ năm 1888 đến năm 1890 có hàng ngàn người ở Hoa Kỳ và Gia Nã Đại gia nhập hội The Christian Alliance. Trong hai năm này, hội The Christian Alliance gởi được 20 giáo sĩ đi nước ngoài truyền giáo. Đến năm 1897, hội The Christian Alliance và hội The Evangelical Missionary Alliance nhập lại thành một hội, lấy danh hiệu là “The Christian and Missionary Alliance” (C&MA). Danh xưng này gọi bằng tiếng Việt là “Hội Phúc Âm Liên Hiệp,” do Mục sư Tiến sĩ A. B. Simpson làm hội trưởng. Trong năm này, Hội Phúc Âm Liên Hiệp đã gửi được 350 giáo sĩ ra nước ngoài truyền giáo.

Năm 1919, Mục sư Tiến sĩ A. B. Simpson qua đời vì bệnh tai biến mạch máu não. Phó Hội Trưởng, Tiến sĩ Rader, lên thay thế.

Đến năm 1920, Hội Phúc Âm Liên Hiệp gửi thêm giáo sĩ đến Đông Dương và vùng Cận Đông.

Hội Đồng Tổng Liên nhóm lại vào năm 1974 biểu quyết nâng cấp hội “The Christian and Missionary Alliance” thành một hệ phái Tin Lành (Protestant    Denomination).

Biến cố năm 1975, làm cho hàng triệu người Việt phải bỏ chạy ra khỏi nước, đa số định cư ở Hoa Kỳ. Trong số người tị nạn này có một số mục sư và tín hữu Tin Lành. Những vị mục sư và tín hữu này họp lại thành lập Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Hoa Kỳ – Giáo Hạt Việt Nam, trực thuộc Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (The Vietnamese District of C&MA), do Cố Mục sư Trương Văn Tốt làm Giáo Hạt Trưởng. Sau 30 năm thành lập, theo báo cáo thường niên của Ban Chấp Hành Giáo Hạt Việt Nam Hoa Kỳ năm 2005 thì Giáo Hạt Việt Nam có 153 mục sư, truyền đạo và cọâng tác viên, 11.787 tín hữu và 89 chi hội ở 23 tiểu bang trên đất Mỹ.

Ngày 1 tháng Giêng năm 1981, các Hội thánh Phúc Âm Liên Hiệp ở Gia-Nã-Đại tách rời khỏi Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp Hoa Kỳ, để thành lập Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp Gia-Nã-Đại, do Mục sư Tiến sĩ Melvin P. Sylvester làm Hội trưởng. Hai mươi Hội Thánh Tin Lành Việt Nam ở Gia-Nã Đại cũng tách rời khỏi Giáo Hạt Việt Nam Hoa Kỳ để thành lập Giáo Hạt Tin Lành Việt Nam Gia-Nã-Đại (Vietnamese Canadian Alliance Fellowship in Canada), do Mục sư Tiến sĩ Lê Trung Thành làm Giáo Hạt Trưởng. Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp Gia-Nã-Đại có 251 chi hội, 44.549 tín hữu và 112 giáo sĩ truyền giáo ởû nước ngoài.

Năm 1987, Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp Hoa Kỳ cùng với Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp Gia-Nã-Đại tổ chức ăn mừng Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp được 100 tuổi ở St. Paul, Minnesota, Hoa kỳ.

Sau 118 năm hoạt động, Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp Hoa Kỳ có gần 2.000 chi hội, 420.000 tín hữu ở Hoa Kỳ. Giáo Hội gởi được 1.134 giáo sĩ truyền giáo ở 84 quốc gia trên thế giới. Thành lập được 18.000 chi hội với khoảng 3.000.000 tín hữu ở nước ngoài.

Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp Hoa Kỳ và Gia Nã Đại xem bài “Tín Điều Các Sứ Đồ” là nền tảng giáo lý của Giáo Hội, nhìn nhận Kinh Thánh là quyền tối thượng cho mọi vấn đề thuộc đức tin và phương cách hành đạo của tín hữu. Họ tin rằng sự cứu chuộc là bởi ân điển của Đức Chúa Trời thể hiện qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su Christ, chứ không phải bởi việc làm công đức của tín hữu đúng theo lời Kinh Thánh dạy: “Vả, ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê 2:8-9). Tín hữu của Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẵn sàng ban sự cứu chuộc cho bất cứ ai bằng lòng tin nhận Đức Chúa Giê-su Christ làm Cứu Chúa mình.

Năm 2005, vào ngày 1 tháng 8 năm này, Mục sư Tiến sĩ Gary M. Benedict được bầu làm Hội Trưởng thứ XI của Hội Phúc Âm Liên Hiệp Hoa Kỳ. Văn phòng Tổng Liên Hội đặt ở thành phố Colorado Springs, bang Colorado, Hoa Kỳ.

 

H27.  Ai thành lập Giáo phái Chứng Nhân Giê-hô-va?

 

Giáo phái Chứng Nhân Giê-hô-va (The Jehovah’s Witnesses) là một hệ phái Cơ Đốc, do Mục sư Charles T. Russell khởi xướng vào năm 1870, tại Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ. Từ ngày thành lập cho đến năm 1931, người ta thường gọi những người theo giáo phái này là Russellites, có nghĩa là người theo Russell. Sau khi ông Russell qua đời năm 1916, ông Joseph F. Rutherford lên thay thế. Đến kỳ hội đồng ngày 9-10-1931, giáo phái này được chính thức đặt tên lại là “Chứng Nhân Giê-hô-va,” theo sách Ê-sai: “Các con là chứng nhân của ta. Con là đầy tớ mà ta lựa chọn để các con biết ta”(Ê-sai 43:10-BDY). Đến năm 1942, Rutherford qua đời, ông Nathan H. Knorr lên thay thế. Trong thời của ông Knorr, giáo phái Chứng Nhân Giê-hô-va dịch và xuất bản quyển Kinh Thánh “The New World Bible” riêng cho giáo phái mình. Ấn bản Kinh Thánh này chứa đựng nhiều điều không đúng theo nguyên văn của Kinh Thánh; với dụng ý là để hỗ trợ cho các lý thuyết khác biệt của giáo phái mình. Nguyên do chính của người sáng lập Giáo Phái Chứng Nhân Giê-hô-va là đặt trọng tâm vào giáo lý tái lâm của Đức Chúa Giê-su Christ. Chứng Nhân Giê-hô-va coi Kinh Thánh của giáo phái mình là nền tảng cho mọi điều thuộc về đức tin và cách hành đạo của tín hữu. Chứng Nhân Giê-hô-va không có linh mục hay mục sư, vì mỗi tín hữu của Chứng Nhân Giê-hô-va là người hầu việc Chúa. Chứng Nhân Giê-hô-va gọi nơi nhóm thờ phượng của giáo phái mình là “Hoàng Cung” (Kingdom Hall).

Chứng Nhân Giê-hô-va cho rằng tất cả chánh phủ trên thế gian đều là công cụ của quỷ Sa-tan. Tín hữu Chứng Nhân Giê-hô-va cho rằng họ là công dân của nước Trời, nên họ chỉ có bổn phận đối với vương quốc của Chúa mà thôi. Họ không có trách nhiệm nào đối với bất kỳ một nhà nước nào trên thế gian này. Bởi lẽ đó họ từ khước việc chào quốc kỳ, nhập ngũ, bỏ phiếu bầu cử và ứng cử hay giữ các chức vụ trong chính phủ. Họ không ăn mừng ngày Đức Chúa Giê-su Giáng Sinh hay sinh nhật của mình. Họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là thói tục của dân ngoại đạo. Họ kiêng cử việc sang máu (blood transfusion). Họ cho rằng “sang máu” cũng đồng nghĩa với “ăn máu.”  “Ăn máu” là điều luật pháp Môi-se cấm kỵ (Lê-vi 17:10-12). Chứng Nhân Giê-hô-va không xem thập tự giá là biểu tượng thích hợp cho Cơ Đốc Giáo, vì họ cho rằng Đức Chúa Giê-su không bị đóng đinh chết trên thập tự giá, nhưng Chúa bị đóng đinh chết trên một cây gỗ dựng đứng không có cây đà ngang.

Tín hữu Chứng Nhân Giê-hô-va tin rằng Đức Chúa Giê-su Christ đã tái lâm hồi năm 1914, trong một hình thể không thấy được, và Ngài đang cai trị thế gian này. Mặt trận A-ma-gê-đôn sắp bắt đầu. Đấng Christ sẽ đánh bại Sa-tan tại mặt trận A-ma-gê-đôn này. Sau đó Đấng Christ sẽ làm vua cai trị một ngàn năm. Trong thời gian một ngàn năm thanh bình này, người chết sẽ sống lại còn có cơ hội để được cứu.

Sau một ngàn năm cai trị của Đấng Christ, Sa-tan sẽ trở lại rồi bị Đấng Christ tiêu diệt với những kẻ theo nó. Người được cứu sẽ vui vẻ sống mãi mãi trên quả địa cầu này. Chứng Nhân Giê-hô-va không tin thế gian này “để dành cho lửa” theo ý nghĩa hay sự giảng dạy của các Giáo hội Cơ Đốc khác là thế gian sẽ bị thiêu hủy hoàn toàn. Nhưng Chứng Nhân Giê-hô-va tin rằng thế gian hay quả địa cầu này “để dành cho lửa” có nghĩa là thế gian hay quả địa cầu này sẽ được “thanh tẩy” để trở thành thiên đàng là nơi ở đời đời của những người được cứu.

Giáo phái Chứng Nhân Giê-hô-va không được các giáo phái Cơ đốc khác coi là chánh giáo vì Chứng Nhân Giô-hô-va cho rằng Đức Chúa Giê-su Christ chỉ là một vị thần (god), một thọ tạo của Đức Giê-hô-va và luôn luôn ở địa vị thấp hơn Đức Giê-hô-va. Để hỗ trợ cho thuyết này, Kinh Thánh của Chứng Nhân Giê-hô-va “The New World Translation” dịch Phúc Âm Giăng 1:1,“Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời là một vị thần (god).” Trái lại, Kinh Thánh của các Giáo phái Cơ Đốc còn lại dịch Giăng 1:1 là “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời là Đức Chúa Trời (God).” Giăng 1:1 xác định Ngôi Lời (Đức Chúa Giê-su) không phải là Đấng thọ tạo nhưng là Đức Chúa Trời Ngôi Hai, Đấng Tạo Hóa, vì “Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài” (Giăng1:3). Ngoài ra, Chứng Nhân Giê-hô-va không tin giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi, không tin Đức Chúa Giê-su có thần tánh và nhân tánh hoàn toàn, không tin được tha tội bởi ân điển bằng sự tin nhận Đấng Christ và không tin sự sống lại của Đấng Christ với thân thể bằng xương bằng thịt, nhưng chỉ tin Ngài đã sống lại với phần linh hồn mà thôi. Chứng Nhân Giê-hô-va không tin có địa ngục và sự hành phạt đời đời. Họ cho rằng người không được cứu sẽ bị tiêu hủy, không còn hiện hữu để bị hành phạt. Chứng Nhân Giê-hô-va còn cho rằng tín hữu của giáo phái mình phải đi ra làm chứng cho Đức Giê-hô-va và phải sống ngay lành thánh thiện để được cứu. Điều này trái với lời của Đức Chúa Giê-su dạy chỉ tin Ngài là đủ để được cứu rỗi,“Ai tin Con thì được sự sống đời đời”(Giăng 3:16), và cũng trái với lời của sứ đồ Phao-lô dạy, “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”(Ê-phê 2:8-9), “Ngài cứu rỗi không phải vì công đức chúng ta, nhưng bởi lòng nhân từ Ngài ban Thánh Linh tẩy sạch tội lỗi và đổi mới chúng ta”(Tích 3:5 BDY).

Người lãnh đạo Chứng Nhân Giô-hô-va hiẹân nay là Ông Freddrick W. Franz. Trụ sở trung ương của giáo hội đặt ở Nữu Ước, Hoa Kỳ. Chứng Nhân Giê-hô-va có mặt ở 200 quốc gia trên thế giới, với số tín hữu trên tám triệu người. Riêng tại Hoa Kỳ, Chứng Nhân Giê-hô-va có khoảng một triệu tín hữu. Tạp chí Tháp Canh của Chứng Nhân Giê-hô-va xuất bản và lưu hành trên khắp thế giới với 80 ngôn ngữ khác nhau.

 

H28.  Ai thành lập Giáo phái Mormon?

 

Giáo phái Mormon là một nhánh đạo Cơ Đốc, có tên chính thức là “The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints.” (Giáo Hội Thánh Hữu Ngày Sau Của Chúa Giê-su Ki-tô). Ông Joseph Smith, tự xưng mình là tiên tri và sứ đồ của Đấng Christ, đã thành lập Giáo phái Mormon ngày 6-4-1830 tại Fayette, Nữu Ước, Hoa Kỳ. Năm sau, cơ sở trung ương của giáo phái Mormon dời về Kirland Hills, Ohio.

Joseph Smith cho rằng vào năm 1820, lúc đó ông vừa được 14 tuổi, đang sống với gia đình cha mẹ làm nghề ruộng rẫy ở gần thành phố Palmyra, Nữu Ước, ông nhận được một khải tượng từ Đức Chúa Cha và Đức Chúa Giê-su Christ cho biết là Hội Thánh thật của Chúa không còn sống động trên thế gian này nữa, nên Đức Chúa Trời đã dấy ông lên để làm tiên tri đặng hồi phục Hội thánh của Ngài ở thế gian này. Đến năm Joseph Smith 17 tuổi, thiên sứ Moroni hiện đến cho ông biết có một quyển sách viết trên giấy vàng giấu ở núi Cumorah gần Palmyra, Nữu Ước. Ông Joseph Smith tìm được quyển sách này thì mới biết sách viết bằng chữ tượng hình, ông không đọc được. Sau đó, Chúa cho ông một cặp kiến mắt để ông đọc được quyển sách này. Ông Joseph Smith phải bỏ ra 3 năm để dịch cuốn sách này ra Anh ngữ. Sau đó, thiên sứ trở lại thu hồi quyển sách, nên không ai khác được thấy quyển sách bằng vàng này. Đến năm 1830, bản dịch được in thành sách lấy tên là “Sách Mormon” (The Book of Mormon).

Tín hữu Mormon tin Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi và soi dẫn, nhưng họ cho rằng Kinh Thánh không ghi đầy đủ hết những lời Chúa muốn dạy dỗ loài người, nên Đức Chúa Trời đã dấy lên những tiên tri mới trong thời đại này để đem những mặc khải và giáo lý mới thích hợp đến cho nhân loại. Ông Joseph Smith là một trong những tiên tri mới này. Ông đã được Đức Chúa Trời đại dụng để đảm nhận trách nhiệm hồi phục Hội Thánh của Ngài ở trên thế gian này.

Giáo phái Mormon tin Đức Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế của nhân loại. Nhưng muốn được cứu phải gia nhập Mormon và tuân giữ các luật lệ của giáo phái này.

Giáo lý Mormon cho rằng những người dối trá, gian lận, tà thuật, gian dâm, đĩ điếm sau khi chết sẽ bị đưa về “Nước Cách Biệt” (Telestial Kingdom). Những người lương thiện, đạo đức và tín hữu của các giáo phái khác, sau khi chết sẽ được đưa về “Nước Hạ Giới” (Terrestrial Kingdom). Tín hữu Mormon sau khi chết sẽ được về “Nước Thiên Giới” (Celestial  Kingdom). Nước Thiên Giới chia ra ba tầng. Tầng thấp nhất dành cho người được cứu chỉ bằng báp-têm của Giáo hội Mormon. Tầng giữa dành cho những tín hữu có dâng hiến tiền hay tài sản cho Giáo Hội. Tầng cao nhất dành riêng cho tín hữu đã thành thần thánh (gods).

Ngoài Kinh Thánh ra, Giáo phái Mormon xem “Sách Mormon” là nền tảng giáo lý của môn phái mình. Tín hữu Mormon bị bắt buộc phải dâng hiến một phần mười lợi tức cho Giáo Hội, không được hút thuốc lá, uống rượu, trà, cà phê hay các thứ nước uống có chất cà-phê-tinh. Các buổi nhóm thờ phượng của giáo phái Mormon tổ chức rất đơn giản, gồm có hát thánh ca, giảng dạy, cầu nguyện và dự tiệc thánh bằng bánh mì và nước lã. Giáo phái Mormon cho mình là Giáo Hội Cơ Đốc duy nhứt trên trần thế được Đức Chúa Trời hoàn toàn nhìn nhận là Giáo Hội có lẽ thật và sống động. Tín hữu Mormon tin rằng lẽ thật của lời Chúa trong Kinh Thánh phải do các cấp lãnh đạo của Giáo Hội Mormon giảng nghĩa, vì Chúa đã cho họ đặc ân để chu toàn công việc trọng đại này.

Năm 1852, nhằm mục đích thực thi lời Chúa dạy: “Hãy sanh sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất” (Sáng1:28), nên Giáo Hội Mormon công khai chấp nhận chế độ đa thê. Chánh phủ Hoa kỳ chống đối chủ trương đa thê này, nên hai bên kình chống nhau. Sau nhiều năm thương thuyết bất thành, đến năm 1857, Chánh Phủ Liên Bang Hoa Kỳ đưa quân đội đến Utah, nơi đặt cơ sở trung ương của Giáo phái Mormon, làm áp lực buộc Giáo phái Mormon tuân theo luật pháp chung của quốc gia là người đàn ông chỉ được có một vợ. Sau nhiều năm trì hoãn tuân hành. Đến năm 1890, Giáo Hội Trưởng Mormon tên là Wiford Wooddruff nhượng bộ chánh phủ Hoa Kỳ ra tuyên ngôn công bố chấm dứt chế độ đa thê trong Giáo Hội. Ai bất tuân mêïnh lệnh này sẽ bị thanh trừng. Tuy vậy, một số nhỏ tín hữu Mormon không màng đến lời đe dọa của Giáo Hội, nên vẫn tiếp tục có nhiều vợ cho đến ngày nay. Giáo Hội Mormon chỉ có cách là dứt phép thông công những người này.

Giáo phái Mormon không được các Giáo phái Cơ Đốc khác xem là chánh giáo vì họ dạy các giáo lý như sau:

  1. Tín hữu Mormon có thể đại diện cho người thân đã quá cố nhận lãnh báp-têm để cho người thân đã qua đời được cứu.
  2. Tín hữu Mormon cho rằng không cần tin Đức Chúa Giê-su, mà chỉ cần làm điều lành thánh thiện là đủ để được lên thiên đàng.
  3. Tín hữu Mormon có thể trở thành thần thánh (gods) để được thờ lạy.
  4. Giáo phái Mormon cho rằng Đức Thánh Linh là thần có hình thể con người.
  5. Giáo phái Mormon cho rằng Đức Chúa Giê-su vốn là người, sau trở thành một vị thần (god).
  6. Giáo phái Mormon cho rằng Đức Chúa Cha trước kia là người thường, sau trở thành Thượng Đế, có thân thể vật lý bằng xương bằng thịt.

Năm 1847, Brigham Young được tôn lên làm tiên tri của Giáo Hội, vì ông đã thành công trong việc hướng dẫn nhóm tín hữu Mormon dời cơ sở về bang Utah để thành lập một cơ sở mới tại Salt Lake City. Tính đến năm 1990, Giáo phái Mormon có hơn bốn triệu tín hữu ở Hoa Kỳ và có khoảng hơn bốn triệu tín hữu ở các nước khác trên thế giới.

Trong thời Việt Nam Cộng Hòa, trụ sở của Giáo phái Mormon tọa lạc tại số 22, đường Gia Long, Sài Gòn.

 

H29.  Ai thành lập Giáo phái Christian Science (Khoa Học Cơ-Đốc) ?

 

Sau nhiều năm nghiên cứu Kinh Thánh, Bà Mary B. Eddy, một nữ khoa học gia, căn cứ vào lời dạy và sự chữa lành bịnh của Đức Chúa Giê-su ghi trong Tân Ước để thành lập giáo phái Christian Science vào năm 1879 tại bang Massachusetts, Hoa kỳ. Giáo Hội Christian Science cũng có các tên khác như: Christian Science Church, The Church of Christ Science và The First Church of Christ, Scientist.

Bà Mary B. Eddy sanh năm 1821 ở bang New Hamshire, Hoa kỳ. Vào năm 1866, bà Eddy bị một tai nạn gây thương tích trầm trọng phải nằm bịnh viện. Trong lúc ở bịnh viện, bà Eddy đọc câu chuyện Đức Chúa Giê-su chửa lành người bại (Ma 9:2-8). Vừa đọc xong câu chuyện này, bà đứng lên tuyên bố là bà cũng được Đức Chúa Giê-su chữa lành thương tích của mình. Điều này làm cho bà nhìn thấy sự sống là hoàn toàn ở trong bàn tay quyền năng của Đức Chúa Trời. Nên Bà Eddy cho rằng các phép lạ chữa bịnh mà Đức Chúa Giê-su đã thực hiện đều đến từ bàn tay quyền năng này. Ngoài ra, Bà Eddy còn có quan niệm cho rằng không những Chúa chỉ ban cho sự cứu chuộc mà thôi, nhưng Ngài còn ban cho cả việc được chữa lành bịnh tật nữa. Bởi lẽ đó, bà Eddy đứng ra thành lập Giáo hội Christian Science. Sau khi thành lập được giáo hội, bà Eddy tuyên bố là bà đã chữa lành bịnh tật cho nhiều người. Bà giảng dạy tín hữu mình là họ có thể chữa lành bịnh bằng sự cầu nguyện.

Tín hữu của Giáo phái Christian Science chống lại việc chủng ngừa và tuyệt đối không dùng bác sĩ y khoa, thuốc men hay vitamins, nhưng chỉ nhờ cậy vào quyền năng của Đức Chúa Trời để chữa lành bệnh tật bằng sự cầu nguyện. Nên mỗi khi tín hữu Christian Science cần chữa trị bịnh hoạn thì họ đến các “y-sĩ” (registered practitioners) của Giáo Hội để chữa bịnh theo phương pháp không dùng thuốc men của Giáo hội Christian Science.

Về sự cứu rỗi thì Giao phái Christian Science cho rằng: Muốn được cứu là thừa nhận mình là con của Đức Chúa Trời như Đức Chúa Giê-su. Mình không có tội gì mà phải nhờ Chúa cứu chuộc. Tín hữu sẽ qua tiến trình đầu thai liên tục cho đến khi hoàn hảo.

Bà Eddy qua đời năm 1910, một ban Giám Đốc được thành lập để tiếp tục điều hành các công việc của Giáo Hội. Các Hội Thánh Christian Science ở Hoa kỳ và các nước trên thế giới đều tự lập và tự trị, nhưng trực thuộc vào mẫu hội Christian Science ở Boston, Hoa Kỳ. Các Hội Thánh Christian Science không có mục sư quản nhiệm. Đến giờ thờ phượng, hai tín hữu được đề cử lên tòa giảng; một người đọc Kinh Thánh và một người đọc tạp chí Science and Health. Những điều đem ra bàn luận và học hỏi đều có liên hệ đến đời sống và sự giảng dạy của Đức Chúa Giê-su Christ.

Christian Science không được các Giáo phái Cơ Đốc khác coi là một chánh giáo vì họ dạy các giáo lý sau đây:

  1. Đức Chúa Giê-su Christ không phải là Đức Chúa Trời. Ngài chỉ là người để bày tỏ về Đấng Christ.
  2. Đức Chúa Giê-su không bị đóng đinh chết trên thập giá. Ngài cũng không sống lại bằng thân thể có xương có thịt. Đức Chúa Giê-su không bị đau đớn và cũng không chết đau đớn để chuộc tội lỗi cho nhân loại.
  3. Đức Chúa Giê-su sẽ không tái lâm (theo nghĩa đen).

Giáo phái Christian Science có 3.000 nhà thờ và 1.000.000 tín hữu ở 70 quốc gia trên thế giới. Riêng tại Hoa Kỳ, Giáo phái Christian Science có khoảng 700.000 tín hữu.

Trong thời Việt Nam Cộng Hòa, trụ sở của Giáo phái Christian Science tọa lạc tại số 69, đường Nguyễn Du, Sài Gòn.

 

 

 

 

Chương 2

 

LỊCH SỬ CƠ ĐỐC GIÁO

 

 

H30.  Tại sao Do Thái Giáo bắt bớ Cơ Đốc Giáo?

 

Trong buổi ban đầu, những người Do Thái tin Đức Chúa Giê-su vẫn duy trì các sinh hoạt tôn giáo của họ chung chạ với tín hữu Do Thái Giáo vào ngày thứ bảy Sa-bát, trong các nhà hội của Do Thái Giáo.

Các nhà lãnh đạo Do Thái Giáo coi những người Do Thái tin theo Đức Chúa Giê-su là những kẻ bội đạo khinh tởm, vì họ không còn tuân giữ luật pháp Môi-se và các phong tục tập quán của Do Thái như người theo Do Thái Giáo.

Các nhà lãnh đạo Do Thái Giáo còn nghĩ rằng những người Do Thái tin Đức Chúa Giê-su không giữ luật pháp của Cựu Ước có thể làm cho Đức Chúa Trời nổi giận giáng tai họa trên dân tộc Do Thái như Ngài đã từng làm trong quá khứ. Bởi các lẽ đó, các nhà lãnh đạo Do Thái Giáo muốn tiêu diệt hết những người tin theo Đức Chúa Giê-su ra khỏi xã hội Do Thái.

Đến năm 35, các nhà lãnh đạo Do Thái Giáo mở cuộc thanh trừng Cơ đốc nhân ở Giê-ru-sa-lem. Cuộc thanh trừng này kéo dài đến năm 44, làm cho Cơ đốc nhân ở Giê-ru-sa-lem phải chạy lánh nạn  qua các miền Giu-đê và Sa-ma-ri (CV 8:1). Trong cuộc thanh trừng này, chấp sự Ê-tiên bị ném đá chết (CV 7:58), Sứ đồ Gia-cơ bị vua Hê-rốt Aïc-ríp-ba giết năm 44 (CV12:2), Sứ đồ Phi-e-rơ bị bắt cầm tù (CV12:3).

Năm 66, người Do Thái nổi lên chống lại chánh quyền La Mã để giành độc lập. Cuộc nổi dậy này bị Hoàng đế La Mã đem quân đến đập tan vào năm 70. Quân La Mã phá hủy đền thờ và thành Giê-ru-sa-lem làm cho dân Do Thái phải chạy lánh nạn qua các nước như Alexandria, Carthage và các vùng lân cận.  Sau biến cố này, cấp lãnh đạo Do Thái Giáo không còn quyền hành để bắt bớ Cơ Đốc Giáo nữa. Biến cố này cũng giúp Cơ Đốc Giáo tách rời khỏi Do Thái Giáo để trở thành một tôn giáo riêng biệt với Do Thái Giáo cho đến ngày nay.

 

H31.  Số phận của 12 sứ đồ ra sao?

 

Sau khi Đức Chúa Giê-su về trời, theo mệnh lệnh Chúa truyền, các sứ đồ đi khắp nơi để rao truyền Tin Lành cứu rỗi của Đức Chúa Giê-su Christ. Trong các cuộc truyền giáo này, họ phải đương đầu với nhiều sự chống đối, bắt bớ và sát hại. Số phận của các sứ đồ được biết như sau:

 

  1. Sứ đồ Gia-cơ, anh của Sứ đồ Giăng, bị vua Hê-rốt Aïc-ríp-ba dùng gươm giết chết vào năm 44 tại Giê-ru-sa-lem, Do Thái (CV12:2).
  2. Sứ đồ Phi-e-rơ tuận đạo năm 67 hay 68 dưới thời của Hoàng đế Nê-rô. Theo lời của giám mục Eusebius ở thế kỷ IV thuật lại: “Phi-e-rơ cho rằng ông không đáng được đóng đinh như Chúa mình, ông xin được đóng đinh ngược đầu trút xuống đất. Sứ đồ Phi-e-rơ được toại nguyện như lời yêu cầu của mình.”
  3. Sứ đồ Phao-lô bị chém đầu vào khoảng năm 67 hay 68, cùng một khoảng thời gian với Sứ đồ Phi-e-rơ, dưới thời trị vì của Hoàng đế Nê-rô (54-68). Sứ đồ Phao-lô hưởng thọ được 65 tuổi.
  4. Sứ đồ Phi-líp bị đóng đinh chết trên thập tự giá tại Hi-e-ra-bô-li, xứ Phi-ri-gi.
  5. Sứ đồ Anh-rê bị đóng đinh chết trên thập tự giá tại xứ Schythia.
  6. Sứ đồ Giu-đe bị bắn chết bằng tên tẩm thuốc độc tại Mesopotamia (I-rắc).
  7. Sứ đồ Ba-thê-lê-my bị chặt đầu tại Armenia.
  8. Sứ đồ Ma-thi-ơ bị chém chết tại Êthiôpia.
  9. Sứ đồ Gia-cơ con của A-phê bị bằm thây tại Giê-ru-sa-lem.
  10. Sứ đồ Thô-ma bị đâm chết tại Ấn Độ.
  11. Sứ đồ Si-môn Xê-lốt bị đánh chết tại Ba-tư.
  12. Sứ đồ Giăng bị bắt đày ra đảo Bát-mô làm phu hầm mỏ ở dưới thời của Hoàng đế Domitian (81-96). Sau 18 tháng bị lưu đày, Sứ đồ Giăng được trả tự do, trở về đất liền, tiếp tục hầu việc Chúa rồi chết tại Ê-phê-sô, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Ông hưởng thọ hơn trăm tuổi. Sứ đồ Giăng là vị sứ đồ duy nhất được chết vì tuổi già, tất cả các sứ đồ còn lại đều tuận đạo.

 

H32.  Sau các sứ đồ, ai lãnh đạo Hội Thánh?

 

Các Giáo Phụ (Church Fathers) là những người thay thế các sứ đồ để lãnh đạo Hội thánh Chúa. Giáo Phụ là những người đã được các sứ đồ hay bởi các môn đệ của các sứ đồ đào luyện. Họ rất am tường các giáo lý do các sứ đồ truyền dạy. Họ có công lớn trong việc chống lại các tà thuyết xâm nhập vào Hội thánh. Nhờ họ mà Hội thánh ban đầu vượt qua được các thời kỳ khó khăn để bành trướng, lan rộng và tồn tại.

Nhóm Giáo phụ có trước thời Hoàng đế Constantine (306-337) trực tiếp thụ giáo từ các sứ đồ hay các môn đệ của các sứ đồ như sau:

 

  1. Giáo phụ Ignatius, thuộc địa phận An-ti-ốt, xứ Sy-ri.
  2. Giáo phụ Polycarp, của địa phận Si-miệc-nơ, Tiểu Á.
  3. Giáo phụ Justin Martyr, của địa phận Sa-ma-ri, Palestine.
  4. Giáo phụ Irenaeus của địa phận Lyons, Pháp Quốc.
  5. Giáo phụ Clement của địa phận Alexandria, Ai Cập.
  6. Giáo phụ Cyprian của địa phận Carthage, Bắc Phi.

 

Trong thời Hoàng đế Constantine, tổng số giáo phụ gồm có khoảng 500 người chia ra thành hai nhóm, nhóm Giáo phụ nói tiếng La-tinh thuộc Tây Giáo Hội và nhóm Giáo phụ nói tiếng Hy Lạp thuộc Đông Giáo Hội. Vị Giáo phụ sau cùng qua đời vào năm 750.

 

H33.  Các Giáo Phụ nào còn lưu danh đến hậu thế?

 

Các Giáo phụ sau đây còn lưu danh đến hậu thế:

 

  1. Giáo phụ Ignatius sanh năm 67, là môn đệ của Sứ đồ Giăng, Giám mục của giáo phận An-ti-ốt (CV13:14), xứ Sy-ri, bị Hoàng đế Trajan bắt giải về La Mã, ông bị xử tử bằng cách quăng cho thú dữ xé thây vào năm 110, hưởng thọ được 43 tuổi.
  2. Giáo phụ Polycarp sanh năm 70 là môn đệ của Sứ đồ Giăng, Giám mục của giáo phận Si-miệc-nơ thuộc vùng Tiểu Á. Ông bị bắt và giải đến quan Thống đốc. Quan Thống đốc nói: “Tôi nể ông vì già cả, ông hãy rủa sả Đấng Christ, thì tôi sẽ tha ông.” Giáo phụ Polycarp trả lời quan Thống đốc: “Tôi phục vụ Chúa tôi đã được 86 năm. Ngài luôn luôn ban phước cho tôi. Tôi không thể bội phản Chúa tôi được.” Sau đó người ta trói ông lại rồi thiêu sống vào năm 156. Ông hưởng thọ được 86 tuổi.
  3. Giáo phụ Justin Martyr sanh năm 100, tại Neapolis, xứ Sa-ma-ri. Ông là một triết gia tin Chúa năm 130. Ông được phong chức Trưởng Lão. Ông viết hai quyển sách minh oan cho Cơ Đốc Giáo. Ông viết quyển sách thứ nhất gửi đến Hoàng đế Antoninus Pius năm 151 để chống lại Đa Thần Giáo và để giải tỏa các ý nghĩ sai lầm về Cơ Đốc Giáo. Justin Martyr viết quyển sách thứ hai gởi đến Quốc Hội La Mã vào năm 162, nhằm chống lại các luật pháp La Mã áp dụng để tiêu diệt đạo Đấng Christ. Justin Martyr bị bắt và bị Hoàng đế Marcus Aurelius giết chết vào năm 165. Justin Martyr hưởng thọ được 65 tuổi.
  4. Giáo phụ Irenaeus sanh năm 130 tại thành Si-miệc-nơ. Ông là môn đệ của Giáo phụ Polycarp, làm giám mục thành Lyons, xứ Gaule (Pháp quốc). Năm 185, ông viết 5 quyển sách chống lại tà thuyết cho rằng Đức Chúa Giê-su Christ chỉ có thần tánh nhưng không có nhân tánh của phái Trí Huệ. Giáo phụ Erenaeus qua đời năm 200, hưởng thọ 70 tuổi.
  5. Giáo phụ Tertullian sanh năm 160 tại Carthage gần thành phố Tunis thuộc Bắc Phi. Giáo phụ là một nhà thần đạo uyên thâm. Ông viết sách chống lại phái Marcion, vì giáo phái này cho rằng Đức Chúa Trời của Do Thái Giáo ở Cựu Ước không phải là Đức Chúa Trời của Cơ Đốc Giáo ở Tân Ước. Giáo phụ Tertullian phát triển giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Ông qua đời năm 225, hưởng thọ 65 tuổi.

 

H34.  Tại sao các Hoàng đế La Mã bách hại Cơ Đốc Giáo?

 

Ban đầu, tín hữu Cơ đốc sinh họat tôn giáo chung chạ với tín hữu Do Thái Giáo vào những ngày thứ bảy Sa-bát trong các nhà hội của người Do Thái. Điều này làm cho các Hoàng đế La Mã tưởng Cơ Đốc Giáo là một nhánh đạo trực thuộc Do Thái Giáo, nên các Hoàng đế La Mã không có ác ý gì đối với tín hữu Cơ-đốc, vì Do Thái Giáo là một tôn giáo đã có từ xưa hoạt động hợp pháp trong Đế quốc La Mã. Dần dần, số tín hữu Cơ đốc gia tăng và có mặt khắp nơi trong Đế quốc La Mã. Họ cũng từ từ tách ra khỏi ảnh hưởng của Do Thái Giáo bằng cách là không nhóm lại trong các nhà hội của người Do Thái vào ngày thứ bảy Sa-bát như Do Thái Giáo, nhưng tại tư gia của tín hữu vào ngày Chúa Nhật. Điều này làm cho các Hoàng đế La Mã nhận thấy Cơ Đốc Giáo là một đạo mới hoạt động bất hợp pháp trong Đế quốc La Mã. Trong lúc đó các Hoàng đế La Mã muốn tất cả dân chúng chỉ theo Đa Thần Giáo của Đế quốc mà thôi. Nên họ muốn tiêu diệt Cơ Đốc Giáo bằng các cơn bách hại đẫm máu.

 

H35.  Cơ Đốc Giáo phải chịu bao nhiêu cơn bách hại của các Hoàng Đế La Mã?

 

Cơ Đốc Giáo phải chịu vào khoảng 10 cơn bách hại của các Hoàng Đế La Mã được ghi trong sử sách như sau:

 

Cơn bách hại thứ nhất: Vào năm 64, dưới thời của Hoàng đế Nê-rô, vì bất cẩn ở một nhà kho chứa dầu ăn, nên đã gây ra một cơn hỏa hoạn lớn thiêu rụi 2/3 kinh thành La Mã. Sau cơn hỏa hoạn này, có tin đồn trong dân chúng cho rằng Hoàng đế Nê-rô đã đốt thành phố để xây dựng lại một thành phố mới tốt đẹp hơn. Hoàng đế nhận thấy tin đồn này bất lợi cho mình. Để dập tắt tin đồn bất lợi này, Hoàng đế Nê-rô tung tin cho rằng tín hữu Cơ-đốc đã đốt phá thành phố. Rồi sau đó, Hoàng đế ra lệnh bắt tín hữu Cơ đốc liệng cho thú dữ xé xác, tẩm dầu làm đuốc hay đóng đinh chết trên thập tự giá. Lịch sử không cho biết số tín hữu Cơ đốc bị Hoàng đế Nê-rô giết chết là bao nhiêu người trong cơn bách hại này, nhưng lịch sử ghi nhận Sứ đồ Phao-lô và Phi-e-rơ đã tuận đạo năm 67 hay 68 trong cơn bách hại của Hoàng đế Nê-rô.

Cơn bách hại thứ hai: Trong thời trị vì của Hoàng đế Domitian từ năm 81 đến năm 96. Hoàng đế muốn phấn hưng Đa Thần Giáo La Mã. Nên ra lệnh cho tín hữu Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo phải góp tiền để xây một đền thờ cho thần Jupiter. Cơ đốc nhân ở La Mã từ chối đóng góp tiền bạc nên bị bách hại, cơn bách hại này lan rộng khắp xứ Ý Đại Lợi. Sứ đồ Giăng cũng bị hoàng đế Domitian đày qua đảo Bát-mô để làm phu hầm mỏ trong cơn bách hại này.

Cơn bách hại thứ ba: Dưới cơn bách hại của Hoàng đế Trajan (98-117), Giám mục Si-mê-ôn của Hội Thánh Giê-ru-sa-lem bị giết chết vào năm 98. Giám mục Ignatius của Hội Thánh An-ti-ốt, Sy-ri, bị Hoàng đế Trajan bắt và kết án tử hình tại La Mã vào năm 110.

Năm 111, Thống đốc Plinty cai trị xứ Bithynia (Thổ Nhĩ Kỳ) nhận thấy tín hữu Cơ đốc ở xứ này rất đông, nhưng rất ít người theo Đa Thần Giáo. Thống đốc Plinty biết rằng Cơ Đốc Giáo là đạo bất hợp pháp. Nên ông bắt người theo đạo Cơ Đốc đốt nhang, quỳ lạy và khấn vái trước bàn thờ Đa Thần Giáo và bàn thờ Hoàng đế La Mã, rồi nguyền rủa Đấng Christ thì được tha. Một số Cơ đốc nhân từ chối làm những điều này đều bị hành quyết.

Cơn bách hại thứ tư: Hoàng đế Hadrian lên ngôi kế vị Hoàng đế Trajan, cai trị Đế quốc La Mã từ năm 117 đến năm 138. Hoàng đế Hadrian theo chánh sách bách hại Cơ Đốc Giáo như thời Hoàng đế Trajan.

Cơn bách hại thứ năm: Hoàng đế Antoninus Pius lên ngôi cai trị đế quốc La Mã từ năm 139 đến năm 161. Trong thời của Hoàng đế Pius có một cơn bách hại lớn tại thành Si-miệc-nơ. Nhiều tín hữu Cơ đốc bị bắt và tra tấn dã man cho đến chết. Giáo phụ Polycarp của Hội thánh Si-miệc-nơ và Giám mục Télesphore của thành Rô-ma bị tử vì đạo dưới thời của Hoàng đế Pius.

Cơn bách hại thứ sáu: Marcus Aurelius lên ngôi kế vị Hoàng đế Pius, cai trị Đế quốc La Mã từ năm 161 đế năm 180. Trong thời trị vì của Hoàng đế Aurelius, Đế quốc La Mã thường bị xâm lăng, hạn hán, động đất, lụt lội, bệnh dịch và các tai họa khác. Hoàng đế cho rằng vì Cơ đốc nhân làm các thần giận nên đã đem các tai họa này đến trong đế quốc.

Hoàng đế Aurelius mở cơn bách hại đẫm máu làm nhiều tín hữu Cơ đốc tử đạo, trong số tín hữu tử đạo này có Justin Martyr, một giáo phụ, một học giả trứ danh của Cơ Đốc Giáo, bị xử trảm vào năm 165.

Cơn bách hại thứ bảy: Hoàng đế Septimius Severus cai trị Đế quốc La Mã từ năm 193 đến năm 211. Trong thời trị vì của Hoàng đế Severus thường xuyên bị giặc bên ngoài quấy nhiễu, bên trong có nhiều phần tử chống đối. Để đối phó với tình trạng này, Hoàng đế ban hành chỉ dụ cho mọi người dân được tự do thờ phượng theo tín ngưỡng của mình, nhưng trên hết phải thờ Thần Mặt Trời (Sol-Invictus) của Hoàng đế.

Tín hữu Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo không chấp nhận thờ thêm Thần Mặt Trời nên bị Hoàng đế đặt hai tôn giáo này ra ngoài vòng pháp luật. Hoàng đế ra chỉ dụ xử tử người nào gia nhập hay giảng dạy Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo. Nhiều tín hữu của Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo bị tuận đạo trong đó có giáo phụ Irenaeus của Lyons, Pháp Quốc.

Cơn bách hại thứ tám: Decius lên ngôi hoàng đế cai trị đế quốc La Mã từ năm 249 đến năm 251. Vừa mới lên ngôi, Decius muốn mọi người phải theo Đa Thần Giáo. Hoàng đế bắt đầu tái lập việc dâng sinh tế cho các tà thần bằng trẻ con. Tín hữu Cơ Đốc Giáo không chịu tham dự các buổi lễ dâng hiến này. Hoàng đế ra lệnh trong toàn thể đế quốc phải bắt Cơ đốc nhân bỏ đạo, dâng tế lễ cho các thần tượng. Ai từ chối phải chịu các nhục hình tra tấn rồi bị đóng đinh trên thập tự giá, bị chặt đầu hay bị thiêu sống. Giáo phụ Origen của Hội thánh Alexandria bị giết chết trong thời trị vị của Hoàng đế Decius. Hoàng đế Decius tử trận vào năm 251. Tín hữu Cơ Đốc coi việc tử  trận của Hoàng đế Decius là bởi ý Chúa.

Cơn bách hại thứ chín: Valerian lên ngôi hoàng đế cai trị đế quốc La Mã từ năm 253 đến năm 260. Trong thời trị vì của Valerian và con là Gallienus, Hoàng đế cấm tín hữu Cơ Đốc nhóm lại hay viếng thăm các nghĩa trang, ai bất tuân sẽ bị tử hình. Hoàng đế cũng ra lệnh bắt buộc các giám mục, trưởng lão và chấp sự của Cơ Đốc Giáo phải dâng tế lễ cho thần tượng, ai từ chối thi hành lệnh của Hoàng đế đều phải bị xử trảm. Số người bị Hoàng đế hành quyết gồm 1 Giám mục và 6 Chấp sự của Hội thánh Rô-ma và Giám mục Cyprian của Hội thánh Carthage. Giám mục Cyprian là một nhà thần học uyên bác, một người lãnh đạo đầy tài năng của hội thánh sơ khai. Cơn bách hại dưới thời Valerian chấm dứt vào năm 260,  khi Hoàng đế đi đánh trận bị quân Persians bắt mất tích.

Cơn bách hại thứ mười: Diocletian lên ngôi hoàng đế cai trị Đế quốc La Mã từ năm 284 đến năm 305. Hoàng đế ra lệnh tất cả binh sĩ của hoàng triều phải dâng tế lễ cho thần tượng. Điều này sẽ giúp cho Hoàng đế biết binh sĩ nào theo hay không theo Cơ Đốc Giáo. Đến năm 303, Hoàng đế ra lệnh triệt hạ các nơi nhóm thờ phượng của tín hữu, đốt Kinh Thánh và bắt giam tu sĩ Cơ Đốc Giáo. Đến năm 304, Hoàng đế bắt tất cả dân chúng phải theo Đa Thần Giáo La Mã. Ai bất tuân sẽ bị xử tử. Bởi chỉ dụ này mà các cộng đồng Cơ Đốc ở Phi Châu, Ai Cập và Palestine đều bị tiêu diệt hẳn. Vì cuộc bách hại quá táo bạo nên bị dư luận quần chúng phản đối, bắt buộc Hoàng đế Diocletian phải từ chức vào năm 305.

 

H36.  Khi nào các Hoàng Đế La Mã chấm dứt các cuộc bách hại Cơ Đốc Giáo?

 

Để dễ bề cai trị một đế quốc rộng lớn từ Tây-ban-nha đến tận vịnh Ba-tư; từ Hắc Hải cho đến Bắc Phi. Năm 292, Hoàng Đế Diocletian chia Đế Quốc La Mã ra Đông Đế Quốc và Tây Đế Quốc. Ở Tây Đế Quốc, Hoàng đế Constantius Chlorus và Maxentius lên ngôi, chống lại những cuộc bách hại tôn giáo của các Hoàng đế La Mã đã thi hành từ trước. Trong lúc đó, ở Đông Đế Quốc, Hoàng đế Galerius lên ngôi kế vị Hoàng đế Diocletian tiếp tục bắt bớ Cơ Đốc Giáo gấp đôi lần so với thời của hoàng đế tiền nhiệm. Đến  khi Hoàng đế Galerius nhận thấy không thể tiêu diệt được Cơ-Đốc Giáo, nên liền đình chỉ các cuộc bách hại tôn giáo. Đến năm 311, Hoàng đế Galerius ra chỉ dụ cho phép Cơ Đốc Giáo được tự do hành đạo trong Đông Đế Quốc. Không lâu trong năm đó, Hoàng đế Galerius băng hà. Cơn bách hại dưới thời Hoàng đế Galerius là cơn bách hại cuối cùng của các hoàng đế La Mã.

Năm 306, Constantine lên ngôi hoàng đế ở Tây Đế Quốc. Đến  năm 312 Hoàng đế Constantine bỏ Đa Thần Giáo và trở lại Cơ Đốc Giáo, sau khi tin rằng Đấng Christ đã giúp mình đánh bại được Hoàng đế Maxentius. Hoàng đế Constantine của Tây Đế Quốc và Hoàng đế Licinius của Đông Đế Quốc ký sắc luật Milan đồng ý chấm dứt các cuộc bách hại Cơ Đốc Giáo. Từ đó, Cơ Đốc Giáo không còn bị các hoàng đế La Mã bách hại thêm nữa.

 

H37.  Tại sao Hoàng đế Constantine bỏ Đa Thần Giáo để trở lại Cơ Đốc Giáo?

 

Năm 292, Hoàng Đế Diocletian chia Đế Quốc La Mã ra Đông Đế Quốc và Tây Đế Quốc. Sau khi Hoàng đế Galerius băng hà năm 311, Đế quốc La Mã chia ra làm bốn phần để cho bốn hoàng đế cai trị. Hoàng đế Licinius và Maximinus cai trị Đông Đế Quốc. Hoàng đế Maxentius và Constantine cai trị Tây Đế Quốc. Hoàng đế Maxentius đóng đô ở thành La Mã thuộc Ý Đại Lợi, Hoàng đế Constantine đóng đô ở Gaul, thuộc Pháp Quốc ngày nay.

Để bành trướng thế lực, vào năm 312, Hoàng đế Constantine bất thần tập trung binh sĩ vượt qua dãy núi Alps, tiến về hướng thành La Mã, kinh đô của Hoàng đế Maxentius. Khi hay tin quân của Constantine tiến về hướng mình, Hoàng đế Maxentius ra lệnh phá cầu Milvian để chận đường tiến quân của Constantine vào thành La Mã. Thay vào đó, Hoàng đế bắt một cây cầu nổi bằng xuồng ghe để phòng khi phải rút lui trở vào thành. Sau đó, Hoàng đế Maxentius điều động binh sĩ qua cầu nổi Milvian để chận đường tiến quân của Hoàng đế Constantine.

Đang trên đường tiến quân về hướng thành La Mã, Hoàng đế Constantine ngước mắt lên cầu nguyện cùng Thần Mặt Trời thì thấy chữ Chi và Rho (X & P) ngời sáng giữa ban ngày với hàng chữ “Thắng với dấu hiệu này” (Touto nika). Đêm  đó, Hoàng  đế  Constantine  ngủ  nằm  chiêm  bao  thấy Đấng Christ bảo hãy vẽ chữ Chi (X)  và Rho (P)  trên thuẫn  đỡ của binh sĩ. Khi thức dậy, Hoàng đế ra lệnh vẽ chữ Chi và Rho trên thuẫn đỡ của binh sĩ và trên quốc kỳ của mình. (Chữ X&P là hai mẫu tự đầu của chữ XPIƠTÓS. XPIƠTÓS là chữ Hy Lạp có nghĩa là CHRIST. CHRIST có nghĩa là “Đấng Mê-si hay Đấng chịu xức dầu,” một danh  hiệu của Đức Chúa Giê-su).

Khi quân của Constantine kéo đến gần cầu Milvian chạm phải lực lượng của Maxentius. Hai bên đánh nhau quyết liệt, quân của Maxentius yếu thế rút lui trở vào thành La Mã, lúc qua cầu nổi quá hỗn độn làm cho cầu nổi lật chìm, nhiều binh sĩ chết đuối, trong đó có Hoàng đế Maxentius. Quân của Constantine thừa thắng xông lên chiếm thành La Mã đưới ngọn cờ có chữ Chi và Rho. Sau khi thắng trận Milvian, Constantine trở thành Hoàng đế của toàn thể Tây Đế Quốc.

Hoàng đế Constantine trở lại Cơ đốc Giáo vì tin rằng Đấng Christ đã giúp mình chiến thắng Hoàng đế Maxentius. Hoàng đế Constantine băng hà vào năm 337, để lại ngai vàng cho 3 người con trai.

 

H38.  Tại sao Chánh Thống Giáo và Công Giáo La-mã tách rời nhau?

 

Sau khi Đức Chúa Giê su thăng thiên, các sứ đồ và các giáo phụ kế tiếp các sứ đồ tiếp tục rao giảng Phúc Âm của Chúa. Nhiều hội thánh được thành lập trong Đế Quốc La Mã. Đến năm 292, Hoàng đế Diocletian chia Đế Quốc La Mã ra Đông Đế Quốc và Tây Đế Quốc. Các hội thánh nằm trong lãnh thổ Đông Đế Quốc trở thành Chánh Thống Giáo Đông Phương hay Đông Giáo Hội. Các hội thánh nằm trong lãnh thổ Tây Đế Quốc trở thành Công Giáo La Mã hay Tây Giáo Hội.

Chánh Thống Giáo ở dưới quyền quản nhiệm của các Giáo Trưởng, tòa thánh đặt tại thành Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ. Công Giáo La Mã do một giám mục quản nhiệm, tòa thánh đặt tại thành La Mã, Ý Đại Lợi. Chánh Thống Giáo và Công Giáo La Mã đều là Cơ Đốc Giáo nên có liên hệ mật thiết với nhau, nhưng cũng có các dị biệt như sau:

 

  1. Trong các buổi lễ thờ phượng, Chánh Thống Giáo dùng tiếng Hy Lạp, Công Giáo dùng tiếng La tinh.
  2. Chánh Thống Giáo theo ý kiến của Giáo phụ Polycarp cử hành lễ Phục Sinh vào ngày lễ Vượt Qua. Công Giáo La Mã cử hành lễ Phục Sinh vào Chúa nhựt sau  lễ Vượt Qua.
  3. Chánh Thống Giáo chỉ dùng tranh vẽ, không dùng tượng chạm hay tượng đúc để chưng bày nơi thờ phượng. Công Giáo La Mã dùng tượng chạm và tượng đúc để chưng bày những nơi thờ phượng.
  4. Chánh Thống Giáo cấm tín hữu quỳ trước hình tượng. Công Giáo La Mã cho phép tín hữu quỳ trước hình tượng.
  5. Chánh Thống Giáo cho tu sĩ lấy vợ, chỉ trừ tu sĩ giữ chức Giám mục. Công Giáo La Mã cấm tất cả tu sĩ lấy vợ.
  6. Chánh Thống Giáo bắt buộc tu sĩ để râu xồm. Công Giáo La mã cho tu sĩ cạo râu.

 

Ngoài các dị biệt trên, kể từ thế kỷ V, Chánh Thống Giáo và Công Giáo La Mã có mối bất hòa về quyền hạn giữa chức vụ Giáo Truởng (Partriarch) của Chánh Thống Giáo và Giám mục (Bishop) của Công Giáo La Mã cùng các dị biệt về giáo lý giữa hai giáo hội. Đến năm 1054, Giáo Hoàng Leo IX phái Hồng Y Humbert đến gặp Giáo Trưởng của Chánh Thống Giáo để thảo luận tìm cách san bằng các dị biệt giữa hai giáo hội. Trong các buổi thảo luận này, hai bên không giải quyết được gì mà lại càng tạo thêm nhiều mâu thuẫn hơn đến nỗi hai bên phải chánh thức làm tờ dứt phép thông công lẫn nhau. Từ buổi họp bất thành này, hai giáo hội thật sự cắt đứt liên hệ với nhau cho đến ngày nay.

Đến năm 1963, Chánh Thống Giáo và Công Giáo La Mã đồng ý hủy bỏ hai giáo lệnh dứt phép thông công lẫn nhau ban hành năm 1054, để hai giáo hội có thể tiến lại gần với nhau trong tương lai.

 

H39.  Tại sao Anh Quốc Giáo ly khai với Công Giáo La Mã?

 

Vào khoảng năm 597, Cơ Đốc Giáo được truyền đến Anh Quốc. Tổ tiên của người Hồng Mao theo đạo Cơ Đốc và biến Anh Quốc trở thành một nước quân chủ theo Cơ Đốc Giáo, trực thuộc Công Giáo La Mã.

Vua của Anh Quốc là Henry VIII (1509-1547), một tín hữu Công Giáo La Mã nhiệt thành, ủng hộ Giáo Hoàng, chống lại công cuộc cải chánh của tu sĩ Martin Luther, nên được Giáo Hoàng ban cho nhà vua danh tước là “Người bảo vệ đức tin.”

Vua Henry ăn ở với hoàng hậu Catherine không có con trai để nối ngôi. Nên vua Henry xin Giáo Hoàng hủy bỏ hôn thú với Hoàng hậu Catherine. Giáo Hoàng từ chối lời yêu cầu của vua Henry. Vua Henry rất căm hờn Giáo Hoàng về quyết định này.

Đến năm 1529, vua Henry ly khai với Giáo Hoàng và đặt Giáo Hội Công Giáo Anh Quốc dưới sự kiểm soát của nhà vua. Giáo Hội Công Giáo Anh Quốc trở thành Anh Quốc Giáo và ly khai với Giáo hội Công Giáo La Mã từ đó cho đến nay.

Đến năm 1533, Tổng Giám Mục Gramer hủy bỏ hôn thú của vua Henry với hoàng hậu Catherine. Vua Henry  liền cưới Anne Boleyn làm hoàng hậu.

Đến năm 1534, Nghị viện Anh Quốc ra đạo luật công nhận Vua Henry là “Thủ lãnh Giáo Hội Anh Quốc.”

 

H40.  Tòa Án Dị Giáo hay Tôn Giáo Pháp Đình là gì ?

 

Vào thời chưa có thể chế Giáo Hoàng, các nhà lãnh đạo hội thánh sơ khai dùng biện pháp dứt phép thông công để đối phó với giáo dân theo tà thuyết.

Năm 391, Hoàng đế Theodosius công bố Cơ Đốc Giáo là Quốc Giáo của Đế quốc La Mã. Giáo dân nào tin theo hay giảng dạy các giáo lý không đúng theo giáo điều của Tòa Thánh Vatican đều bị xem là phạm tội theo tà thuyết đáng bị trừng phạt bởi các cực hình.

Năm 1231, Giáo Hoàng Gregory IX thành lập Tòa Án Dị Giáo để xét xử và kết án các giáo dân nào đề xướng hay tin theo các ý tưởng khoa học, triết lý, thần đạo trái với giáo điều của Giáo Hoàng ghi trong Hiến Pháp của Tòa Thánh Vatican. Giáo Hoàng giao việc điều hành các Tòa Án Dị Giáo này cho các thầy tu dòng Francis và Dominic. Giáo Hoàng cho rằng các thầy tu của hai dòng tu này có tầm hiểu biết thần đạo sâu rộng nên có đủ khả năng xét xử các vụ vi phạm.

Khi có người bị tố cáo theo tà thuyết, tòa án gửi trát đòi nghi can ra hầu tòa. Nếu nghi can không tuân lệnh tòa án hay lẩn trốn, sẽ bị cảnh sát tòa án truy nã. Trước tòa, nghi can nghe tòa đọc các lời tố cáo của đồng đạo. Tên họ người đứng ra tố cáo được giữ kín. Nghi can có được một tháng để tự thú tội. Nếu nghi can nhận tội sẽ được tòa án xử nhẹ tội hơn là đưa ra tòa xét xử. Trong thời Giáo Hoàng Innocent IV (1252), người cho phép áp dụng biện pháp tra tấn dã man để buộc nghi can thú nhận tội theo tà thuyết. Người phạm tội nhẹ có thể bị tòa án phạt đi hành hương các nơi Thánh, bị đánh đòn trước công chúng, bị phạt tiền hay bị bắt đeo thánh giá nặng trước ngực. Người phạm tội nặng có thể bị tòa án tịch thu tài sản, bị phạt tù có thời hạn hoặc chung thân hay bị tử hình. Nếu là bản án tử hình, tòa án trao tội nhân đến chính quyền hành quyết bằng cách thiêu sống.

 

H41.  Tòa án Dị Giáo sát hại bao nhiêu giáo dân vô tội?

 

Đến giữa thế kỷ 13, Tòa Thánh Công Giáo La Mã đã thành lập được nhiều Tòa Án Dị Giáo ở khắp Âu Châu. Lịch sử không ghi rõ số người bị Tòa Án Dị Giáo sát hại là bao nhiêu, nhưng chỉ một Tòa Án Dị Giáo ở Toulouse, Pháp Quốc. Tòa án này thiết lập từ năm 1308 đến năm 1323 đã thụ lý 637 vụ, có 67 người chết vì bị tra tấn và 40 người bị tòa án kết án tử hình.

 

H42.  Ngày xưa người ta có được tự do đọc Kinh Thánh hay dịch Kinh Thánh như ngày nay không?

 

Từ thế kỷ thứ 5 cho đến giữa thế kỷ thứ 15, Công Giáo La Mã và các Vương Quốc Công Giáo đều theo lệnh của Giáo Hoàng là chỉ được đọc Kinh Thánh bằng tiếng La-tinh trong các buổi lễ ở các giáo đường. Giáo dân không phải là chức sắc mà đọc Kinh Thánh là phạm tội với tòa thánh. Giáo Hoàng còn ra lệnh cấm giáo dân dịch Kinh Thánh ra ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng La-tinh. Ai vi phạm lệnh này sẽ bị Tòa án Dị Giáo định tội và bị hành phạt bởi những cực hình.

 

H43.  Tại sao Giáo Hội Công giáo La mã cấm giáo dân đọc Kinh Thánh?

 

Trước Công Đồng Vatican II (1962-1965), Giáo hội Công Giáo La Mã có truyền thống cấm giáo dân đọc Kinh Thánh với các lý lẽ được nêu ra trong sách Catholic Dictionary như sau:

 

“Trong những thời trước, Kinh Thánh được mọi người đọc. . . mà những tai họa đã xảy đến trong những thời trung cổ. . .Để đối phó với những tệ hại đó, Hội đồng Toulouse (1229) và Hội đồng Terragona (1234) đã cấm giáo dân vô chức sắc đọc những bản dịch Kinh Thánh. Giáo Hoàng Pius IV (1559-1565) ra lệnh cho các giám mục phải ngăn cấm giáo dân tầm thường đọc Kinh Thánh, ngay cả những bản dịch của Công Giáo, trừ phi các linh mục chủ lễ xưng tội hay các linh mục của giáo xứ nhận thấy đọc Kinh Thánh là có ích lợi”(Trích từ sách Hội thánh Công giáo La Mã và Giáo Hoàng trong thời đại trung cổ của ông Trần Văn Cẩn, xuất bản năm 1997).

 

H44.  Đến khi nào tín hữu Công Giáo La Mã mới được phép đọc Kinh  Thánh?

 

Công Đồng Vatican II do Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập, bắt đầu từ tháng 10 năm 1962, kéo dài đến năm 1965. Có tất cả 2.800 Giám mục Công Giáo từ khắp nơi về tham dự. Công Đồng Vatican II này quyết định cho phép tín hữu Công Giáo La Mã được đọc Kinh Thánh và các sách giải nghĩa Kinh Thánh.

Ngoài việc cho phép Ki-tô hữu đọc Kinh Thánh, Công Đồng Vatican II còn có các quyết định quan trọng như cho phép linh mục cử hành thánh lễ Mi-sa có thể dùng tiếng địa phương thay vì phải dùng tiếng La-tinh như trước đây. Công Đồng Vaticant II cũng khuyến khích nên dịch Kinh Thánh từ nguyên văn Hê-bơ-rơ hay Hy-lạp, không phải như trước đây phải dịch từ bản La-tinh Vulgate.

Quyết định của Công Đồng Vatican II làm bộc phát phong trào “về nguồn” trong giới Ki-tô hữu ở Việt Nam. Để đáp ứng với phong trào này, Giáo Hội Công Giáo đã in thêm nhiều Kinh Thánh bằng Việt ngữ để mỗi Ki-tô hữu có thể đọc được Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ của mình, hầu hiểu biết được lẽ thật ghi trong Kinh Thánh mà bấy lâu nay bị ngăn cấm.

Công Đồng Vatican II cũng bắt đầu chấp nhận Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh là “Anh Em Tách Rời” (Separated Brethren); không còn coi Tin Lành Cải Chánh là “Thệ Phản,” “Đạo Lạc” hay “Đạo Rối” như  trước đây.

 

H45.  John Wycliffe là ai?

 

John Wycliffe là giảng sư triết học của Đại học Oxford, Anh Quốc. John Wycliffe cho rằng giáo dân có quyền đọc và tìm hiểu Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Nên  John Wycliffe và các môn đệ đã ra công phiên dịch một phần Kinh Thánh từ tiếng La-tinh sang Anh Ngữ.

Toà thánh Vatican rất phẩn nộ, vì John Wycliffe và bộ hạ của ông không tuân theo lệnh của Giáo Hoàng vốn đã có từ thế kỷ V cho đến thế kỷ XV là giáo dân không được phép dịch Kinh Thánh ra ngôn ngữ của mình và nếu đọc Kinh Thánh là có tội với Toà Thánh.

John Wycliffe bị Toà Án Dị Giáo bắt giữ hai lần nhưng không được xét xử vì lý do chính trị và thiên tai xảy ra trong thời gian đó. Đến năm 1384, John Wycliffe qua đời vì bệnh tai biến mạch máu não.

Sau khi John Wycliffe qua đời, các môn đệ của ông tiếp tục dịch phần còn lại của Kinh Thánh qua Anh Ngữ. Đó là quyển Kinh Thánh Anh Ngữ đầu tiên được lưu hành tại Anh Quốc.

Đến năm 1408, Tòa Thánh La Mã phát động chiến dịch bắt bớ công khai, Toà Án Dị Giáo kết tội John Wycliffe là phổ biến tà giáo. Giáo hội đào mồ ông lên rồi đốt hài cốt ông thành tro bụi đoạn đem rải xuống sông.

 

H46.  John Huss là ai?

 

Linh mục John Huss sanh năm 1369 tại Bohemia, Tiệp Khắc. John Huss muốn trở thành tu sĩ nên đã ghi tên vào trường thần đạo để học Kinh Thánh. Năm 27 tuổi, John Huss tốt nghiệp cử nhân thần đạo. Năm 33 tuổi John Huss đoạt được bằng tiến sĩ thần đạo, rồi được truyền chức linh mục và làm cha sở cho giáo xứ Bethlehem ở Prague.

Sau khi làm linh mục được một thời gian, Linh mục John Huss công khai đả kích các giáo điều không thích hợp với Kinh Thánh của Toà Thánh Vatican. Giáo Hoàng ở Vatican truyền lệnh cho Tổng Giám Mục ở Prague đến khuyên John Huss hối cải, nhưng John Huss không tuân lệnh mà còn đưa ra văn kiện tố giác việc mua bán giáo quyền của Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Đến năm 1414, Hoàng đế La Mã Sigismund gởi văn thư mời John Huss đến tham dự hội nghị ở Constance, Đức Quốc. Mục đích là để giải quyết các bất đồng giữa Linh mục John Huss với Giáo Hội Công Giáo La Mã. Trong lúc đang dự hội nghị này, John Huss bị bộ hạ của Giáo Hoàng bắt đưa ra Toà Án Dị Giáo để bị xét xử về tội phổ biến tà giáo. Đến năm 1415, John Huss bị Toà Án Dị Giáo cáo buộc đã phạm trọng tội truyền bá tà thuyết, nên đã bị tòa kết án tử hình.

Để thi hành bản án của Toà Án Dị Giáo, người ta cột Linh mục John Huss vào một cây cột rồi nổi lửa thiêu sống ông ngày 6-7-1415. John Huss hưởng thọï được 46 tuổi.

Ngọn lửa thiêu đốt John Huss trở thành ngọn đuốc soi đường và cũng là ngọn đuốc thúc đẩy cho các cuộc cải chánh Giáo hội Công Giáo sau này.

 

H47.  Jeanne d’Arc là ai?

 

Jeanne d’Arc sanh năm 1412, con của một gia đình nông dân ở Domrémy La Pucelle, Pháp quốc.

Vào năm 1415, Vua Henry V của Anh quốc xua quân qua xâm lăng nước Pháp. Năm 1429, lúc Jeanne d’Arc 17 tuổi, cô xin yết kiến vua Pháp Charles VII. Cô tâu vua rằng cô ta được chỉ thị của Đức Chúa Trời ra tay cầm quân đánh đuổi quân Anh ra khỏi bờ cõi nước Pháp. Sau khi dò hỏi ý kiến của các nhà thần đạo, vua Charles VII tin lời và cấp cho cô Jeanne d’Arc một đạo quân để mang ra mặt trận ứng chiến với quân Anh. Dưới quyền chỉ huy của một nữ tướng trẻ tuổi, quân Pháp đánh bại quân Anh nhiều trận, cứu được thành phố Orléan khỏi lọt vào tay quân  Anh.

Đến năm 1430, khi Jeanne d’Arc 18 tuổi, trong lúc cầm quân đánh trận, cô bị thương rồi bị quân Anh bắt làm tù binh. Jeanne d’Arc bị đưa ra Tòa Án Dị Giáo và bị xử tử hình vì tội ăn mặc quần áo đàn ông và tội chống Giáo Hoàng vì cô đã dám nói: “Tôi chỉ có trách nhiệm trực tiếp với Đức Chúa Trời chớ không phải Giáo Hội Công Giáo La Mã.”

Ngày 30 tháng 5 năm 1431, cô Jeanne d’Arc bị trói vào một cây cột rồi bị thiêu sống tại công trường ở Rouen. Cô Jeanne d’Arc hưởng dương được 19 tuổi.

Năm 1456, Giáo Hoàng Calixtus III nhìn nhận Toà Án Dị Giáo đã sai lầm trong việc xét xử và kết án tử hình cô Jeanne d’Arc.

Năm 1920, Giáo Hoàng Benedict XV phong thánh cho người nữ anh hùng Jeanne d’Arc của nước Pháp.

Dân chúng Pháp tôn Jeanne d’Arc là thánh hộ mạng của nước Pháp. Người Việt Nam coi cô Jeanne d’Arc là một nữ anh hùng như  Bà Trưng và Bà Triệu của nước Việt Nam.

 

H48.  William Tyndale là ai?

 

William Tyndale là một người Anh, sanh năm 1492 tại Gloucestershire, Anh Quốc. William Tyndale tốt nghiệp thạc sĩ ở Viện Đại Học Oxford. Đến năm 23 tuổi, ông được truyền chức linh mục. William Tyndale là một học giả về ngôn ngữ Hy-Lạp và Hê-bơ-rơ. Năm 1516, trong lúc ở Viện Đại Học Cambridge, ông quyết định dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy lạp qua Anh ngữ bằng một loại văn bình dân để người cày ruộng cũng có thể đọc và hiểu được Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ của mình.

Tuy Anh Quốc Giáo đã ly khai với Công Giáo La Mã, nhưng vua Henry VIII vẫn giữ truyền thống ngăn cấm dịch Kinh Thánh ra ngôn ngữ của dân gian. Bởi lẽ đó, Giáo Hội Anh Quốc cố tìm bắt cho được William Tyndale để trị tội. William Tyndale phải ẩn trốn nhiều nơi, đến cùng ông phải qua Đức để được an toàn dịch cho xong phần còn lại của quyển Kinh Thánh Tân Ước.

Đến năm 1525, Tyndale hoàn tất việc phiên dịch toàn bộ Kinh Thánh Tân Ước. Một nhà in ở tỉnh Worms, Đức Quốc, in được 6.000 quyển để lén lút đưa vào nước Anh. Các nhà lãnh đạo Anh Quốc Giáo cố tìm cho được quyển Tân Ước này đặng đốt bỏ.

Năm 1535, Tyndale bị bắt giam, 16 tháng sau mới được đem ra xét xử. Tyndale bị kết án tử hình và bị thiêu sống vào ngày 6 tháng 10 năm 1536, lúc ông được 44 tuổi.

Đến năm 1539, vua Henry VIII có chiều hướng nghiêng về phe Cải Chánh của Martin Luther, nên đã cho phép quyển Kinh Thánh Tân Ước bằng Anh ngữ do William Tyndale dịch được lưu hành khắp nước Anh.

 

H49.  Galileo là ai?

 

Galileo sanh ngày 15 tháng 2 năm 1564 ở gần Pisa, Ý Đại Lợi. Galileo là một nhà vật lý, toán và thiên văn học nổi tiếng vì ông đã khám phá ra nhiều định luật vật lý và các phương trình toán học. Vào năm 1609, Galileo chế tạo được một viễn vọng kính có sức mạnh nhìn thấy được núi đồi và các hố trũng trên mặt trăng, các ngôi sao của dãy ngân hà và các hành tinh khác trong vũ trụ. Nhờ viễn vọng kính này mà Galileo đã khám phá ra địa cầu là hành tinh di chuyển chung quanh mặt trời. Mặt trời là trung tâm của vũ trụ và không di động. Lý thuyết này giống như lý thuyết của nhà thiên văn học Copernicus (1473-1543) đã phổ biến năm 1513. Đến năm 1611, Galileo cho phát hành một quyển sách công bố khám phá của ông là địa cầu di chuyển vòng quanh mặt trời, còn mặt trời là trung tâm của vũ trụ không di động.

Hàng giáo phẩm của Toà thánh Va-ti-can công phẫn với lời tuyên bố của Galileo. Theo truyền thống, Giáo Hội Công Giáo La Mã cho rằng mặt trời quay chung quanh địa cầu, khi họ căn cứ vào sách Giô-suê 10:12-13: “Ngày mà Đức-Giê-hô-va phó dân A-mô-rít cho dân Y-sơ-ra-ên, thì Giô-suê thưa cùng Đức Giê-hô-va tại trước mặt Y-sơ-ra-ên, mà rằng: Hỡi mặt trời, hãy dừng lại trên Ga-ba-ôn; Hỡi mặt trăng hãy ngừng lại trên trũng A-gia-lôn! Mặt trời bèn dừng, mặt trăng liền ngừng, cho đến chừng dân sự đã báo thù quân nghịch mình. Điều đó há không có chép trong sách Gia-sa sao? Mặt trời dừng lại giữa trời, và không vội lặn ước độ một ngày trọn.”ø Giáo Hội Công Giáo La Mã căn cứ vào phân đoạn Kinh Thánh này mà cho rằng mặt trời quay chung quanh địa cầu, còn địa cầu là trung tâm của vũ trụ bất động.

Toà thánh Vatican cáo buộc Galileo phổ biến tà thuyết, Giáo Hoàng Urban VIII ra lệnh cho Tòa Án Dị Giáo bắt Galileo bỏ ngục. Đến năm 1632, Galileo bị đưa ra Toà Án Dị Giáo xét xử. Galileo bị tòa kết án tù chung thân. Trong thời gian ngồi tù, Galileo bị mù lòa rồi từ trần vào ngày 8 tháng 1 năm 1642, tại Arcetri, gần thành phố Florence.

Đến năm 1979, Giáo Hoàng Gioan Phao-lồ II xét lại vụ án của Galileo. Vào năm 1984, Toà Thánh Va-ti-can nhìn nhận đã sai lầm trong vụ xét xử và kết án nhà thiên văn học Galileo này.

Sự sai lầm của Toà Thánh Va-ti-can về vụ xét xử và kết án nhà thiên văn học Galileo đã làm cho nhiều người không còn tin Giáo Hội Công Giáo La Mã hay Giáo Hoàng có “ùƠn Vô Ngộ” (không sai lầm) như Giáo Hội Công Giáo La Mã đã từng tuyên bố.

 

H50.  Tại sao có Phiếu Xá Tội trong Giáo Hội Công Giáo La Mã?

 

Giáo lý Công Giáo La Mã dạy: “Những người chết có công nghĩa với Chúa, nhưng còn mắc tội nhẹ hay chưa đền hết hình phạt sẽ phải vào luyện ngục đền hết tội mới được lên thiên đàng. Họ có thể được giải thoát khỏi nơi cực khổ ở luyện ngục nhờ lời cầu xin của các tín hữu tại thế, qua thánh lễ, kinh nguyện, bố thí và các việc lành khác.” (Trích từ Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, tháng 11 năm 1993 & Công đồng Florence 1439).

Để giúp cho các linh hồn ở luyện ngục được sớm lên thiên đàng, Giáo Hoàng công bố: “Giáo hội Công Giáo có một kho tàng tồn trử việc lành của các tông đồ, các thánh, Chúa Giê-su và Đức Mẹ. Giáo Hoàng đã chuyển các việc lành đó thành ra Phiếu Xá Tội (Indulgences). Những phiếu xá tội này có linh nghiệm giúp các linh hồn ở luyện ngục sớm được lên thiên đàng hầu tránh những hành phạt đau đớn ở đó.”

 

H51.  Do đâu mà có việc buôn bán phiếu xá tội?

 

Ban đầu, Giáo Hoàng dùng phiếu xá tội để trả ơn cho giáo dân có công trạng trong các cuộc thánh chiến với Hồi Giáo.Về sau, Giáo Hoàng cần tiền chi tiêu cho Tòa Thánh Va-ti-can và tái thiết Quảng Trường Thánh Phê-rô ở La Mã. Vì cần tiền, nên Giáo Hoàng bắt đầu bán phiếu xá tội cho giáo dân nào muốn mua để giúp linh hồn của thân nhân ở luyện ngục được sớm lên thiên đàng hầu tránh khỏi các cực hình ở đó. Về sau, Giáo Hoàng bán phiếu xá tội cho giáo dân nào muốn mua để chuộc tội cho chính mình hầu tránh khỏi các hình phạt lâu dài ở luyện ngục sau nầy khi qua đời.

Đến năm 1538, Giáo Hoàng Phao-Lồ III triệu tập Công Đồng Trent ở Áo Quốc để tìm cách cải tổ và sửa chữa các sai lầm của Giáo Hội. Công Đồng Trent biểu quyết chấm dứt việc buôn bán phiếu xá tội và giáo quyền.

 

H52.  Martin Luther là ai?

 

Martin Luther là một tu sĩ thuộc tăng đoàn Augustin, một nhà thần đạo uyên bác, một lãnh tụ can trường của cuộc cải chánh Giáo Hội Công Giáo La Mã thế kỷ XVI tại Đức Quốc. Martin Luther sanh ngày 10 tháng 11 năm 1483, tại làng Eisleben, Thuringia, Đức Quốc.

Thời niên thiếu, Martin Luther học trường đạo từ tiểu học cho đến khi tốt nghiệp trung học. Năm 18 tuổi, Martin Luther vào Đại học Erfurt. Năm 22 tuổi, Martin Luther tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân văn khoa. Sau đó, Martin Luther theo học luật khoa để chiều theo ý muốn của cha mẹ.

Vào mùa hè năm 1505, Martin Luther về thăm nhà, trên đường trở lại đại học xá, ông bị sét đánh suýt chết. Sau lần chết hụt này, Martin Luther cảm thấy cuộc đời của con người quá mỏng manh, nên ông quyết định bỏ ngành luật khoa để vào học ở tu viện Augustin tại Erfurt.

Sau hai năm tu học, Martin Luther được truyền chức linh mục khi vừa được 24 tuổi. Đến năm 25 tuổi, Martin Luther được Viện Đại Học Wittenberg mời làm giáo sư dạy môn vật lý và triết học. Qua năm sau, ông đặc trách dạy môn thần đạo và giải nghĩa Kinh Thánh. Đến năm 29 tuổi, Martin Luther đoạt được bằng tiến sĩ thần đạo của Viện Đại Học Wittenberg.

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần đạo, Martin Luther tiếp tục dạy môn thần đạo tại Viện Đại Học Wittenberg. Trong lúc nghiên cứu để giảng dạy các sách của Kinh Thánh như Thi thiên, Rô-ma và Ga-la-ti, Martin Luther khám phá ra lẽ đạo cứu rỗi là chỉ nhờ cậy vào ân điển của Đức Chúa Trời thể hiện qua đức tin nơi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su trên thập tự giá mà thôi, còn việc làm thánh thiện của tín hữu không cần thiết cho sự cứu rỗi linh hồn. Hơn nữa, Martin Luther quan niệm rằng Kinh Thánh là quyền tối thượng của tín hữu chớ không phải Giáo Hoàng. Martin Luther còn cho rằng Kinh Thánh không chỉ dành riêng cho nhóm tăng lữ, nhưng Kinh Thánh phải được phổ biến rộng rãi đến mỗi tín hữu. Các quan điểm của Martin Luther đều hoàn toàn mâu thuẫn với truyền thống của Công Giáo La Mã đã có hơn 15 thế kỷ qua là giáo dân đọc Kinh Thánh là phạm tội với Tòa Thánh Va-ti-can.

 

H53.  Tại sao Martin Luther chống lại việc buôn bán phiếu xá tội của Giáo Hoàng?

 

Đến đời Giáo Hoàng Leo X (1513-1521) cần tiền để hoàn tất công tác tái thiết Quảng Trường Thánh Phê-rô ở La Mã. Giáo Hoàng bắt đầu đẩy mạnh việc buôn bán phiếu xá tội để gây ngân quỹ cho công tác này. Giáo Hoàng giao việc bán phiếu xá tội ở Đức Quốc cho Tổng Giám mục Albert, thuộc giáo phận Mainz. Số tiền thâu được trong việc buôn bán Phiếu Xá Tội chia cho Giáo Hoàng phân nửa.Tổng Giám mục Albert được giữ lại phân nửa để trả món nợ mà Tổng Giám Mục đã vay mượn của ngân hàng Fugger trước đây để mua chức Tổng Giám Mục cho mình. Tổng Giám mục Albert chỉ định tu sĩ Jean Tetzel thuộc dòng tu Dominic làm đại lý bán phiếu xá tội ở giáo phận Mainz, Đức Quốc.

Để bắt đầu công việc buôn bán, tu sĩ Tetzel vào các giáo đường, nhân danh Giáo Hoàng hứa rằng hễ ai mua phiếu xá tội sẽ được tha tội, tội lớn lẫn tội nhỏ đã phạm và sẽ phạm trong tương lai. Ai mua phiếu xá tội cho thân nhân quá cố thì linh hồn của họ đang bị đọa đày ở Luyện Ngục được lên thiên đàng ngay. Để cho việc buôn bán có thêm nhiều lợi nhuận, tu sĩ Tetzel quảng cáo rầm rộ khắp đường phố là ai mua phiếu xá tội của ông bán thì linh hồn của thân nhân ở Luyện Ngục được bay lên thiên đàng ngay, như bài thơ được truyền tụng trong thời đó là:“Tiền vàng rơi xuống thùng đây. Hồn trong hỏa ngục bay ngay thiên đàng” (As the coin into the coffer rings, the soul from purgatory springs).

Việc buôn bán phiếu xá tội và những lời quảng cáo láo khoét của tu sĩ Tetzel đến tai Linh mục Martin Luther, người đang cai quản một họ đạo giáp ranh với vùng Mainz. Linh mục Martin Luther vốn đã từng chống đối việc buôn bán phiếu xá tội của Giáo Hoàng, vì người cho đó là việc làm ăn bất chính. Linh mục Martin Luther càng công phẫn hơn khi nghe tu sĩ Tetzel quảng cáo phiếu xá tội có tánh cách lừa bịp giáo dân để thu lợi bất chính trên mồ hôi nước mắt của con chiên nghèo khổ. Ông liền viết một kháng nghị gồm có 95 luận đề. Đến ngày 31-10-1517, ông đem dán kháng nghị đó trên bản yết thị của đại thánh đường Wittenberg để phản đối việc buôn bán phiếu xá tội của Giáo Hoàng. Đại ý của kháng nghị nói rằng Giáo Hoàng là người giàu nhất của những người giàu thì nên dùng tiền của mình để tái thiết công trường Thánh Phê-rô, thay vì đi bán phiếu xá tội lấy từ đồng từ cắt của con chiên nghèo khổ để tái thiết công trường này. Giáo Hoàng phải hoàn lại số tiền mà con chiên đã bị dụ dỗ mua phiếu xá tội.Việc buôn bán phiếu xá tội là việc làm ăn bất chính. Phiếu xá tội của Giáo Hoàng chẳng có quyền bôi xóa dầu một tội nhỏ xíu nào mà người ta đã phạm cùng Đức Chúa Trời. Giáo Hoàng cũng không có quyền tha tội. Người nào giảng dạy dùng phiếu xá tội để chuộc tội là sai lầm. Ai đặt niềm tin nơi phiếu xá tội là đặt niềm tin vào một tà thuyết vô ích. Người có tiền mà không dùng tiền mình để giúp người nghèo khổ mà lại dùng tiền đó để mua phiếu xá tội của Giáo Hoàng là mua lấy sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời về cho mình.

Martin Luther gởi một bản kháng nghị đến Tổng Giám mục Albert. Tổng Giám mục Albert liền chuyển bản kháng nghị đó đến Giáo Hoàng ở La Mã để xin Giáo Hoàng có biện pháp thích nghi đối phó với tu sĩ  Martin Luther.

 

H54.  Giáo Hoàng đối phó với Martin Luther như thế nào?

 

Đến năm 1518, quan tư pháp của Giáo Hoàng (papal inquisitor) là Silvester Prierias ban trác lệnh đòi Martin Luther qua La Mã hầu tòa, để chịu xét xử về tội phổ biến và giảng dạy tà thuyết. Martin Luther bác bỏ trác lệnh đòi hầu tòa đó vì quan niệm rằng Kinh Thánh không bao giờ sai lầm, chỉ có  Giáo Hoàng mới có thể sai lầm mà thôi.

Đến ngày 15 tháng 6 năm 1520, Giáo Hoàng Leo X ban hành giáo lệnh dứt phép thông công Martin Luther. Giáo lệnh này trưng ra 41 điều để cáo buộc Martin Luther dạy tà thuyết. Giáo lệnh bắt buộc Martin Luther phải thiêu hủy các sách mà ông đã viết để quảng bá lẽ đạo xưng nghĩa bởi đức tin. Giáo lệnh cho Martin Luther 60 ngày để ăn năn. Nếu Martin Luther không ăn năn nội trong 60 ngày thì giáo lệnh đương nhiên có hiệu lực. Giáo lệnh còn cho phép chính quyền bắt Martin Luther giải giao về La Mã để Giáo Hội trị tội. Giáo lệnh khuyến cáo ai chứa chấp Martin Luther sẽ bị họa lây vào thân. Giáo Hoàng còn cho rằng: “Martin Luther là con heo rừng đang phá hoại vườn nho của Chúa.”

 

H55.  Martin Luther đối phó với giáo lệnh dứt phép thông công như thế nào?

 

Để đối phó với giáo lệnh dứt phép thông công của Giáo Hoàng Leo X, Martin Luther đem giáo lệnh dứt phép thông công ra đốt trước đám đông gồm có các giáo sư, sinh viên và dân chúng. Martin Luther cho rằng: “đó là giáo lệnh khả ố của Antichrist.”

Martin Luther đốt giáo lệnh dứt phép thông công của Giáo Hoàng là có mục đích để nói lên rằng Martin Luther hoàn toàn phủ nhận quyền hạn và chức vụ Giáo Hoàng, và cũng là một hành động để nói lên sự chấm dứt mối liên hệ giữa Martin Luther với Giáo Hội Công Giáo La Mã.

 

H56.  Giáo Hoàng phản ứng thế nào đối với việc Martin Luther đốt lệnh dứt phép thông công?

 

Trước hết, nên biết thêm là trong thời cải chánh của Martin Luther, nước Đức đang bị chia ra gần 300 tiểu quốc. Ở mỗi tiểu quốc do một tiểu vương cai trị. Mỗi tiểu vương có một nền hành chánh và quân đội riêng của mình, các tiểu vương ở dưới quyền của Hoàng Đế của Đế Quốc La Mã Thánh (Holy Roman Empire). Trong lúc đó,Giáo Hội Công Giáo La Mã ở dưới quyền kiểm soát và kềm tỏa của Giáo Hoàng. Trong thời cải chánh, Charles V là Hoàng đế đương nhiệm của Đế Quốc La Mã Thánh. (Đế Quốc La Mã Thánh do vua nước Đức là Otto I cấu kết với Giáo Hoàng thành lập vào năm 962, bằng cách kết hợp nước Đức và nước Ý thành một khối. Đế Quốc La Mã Thánh bị Nã-phá-luân phá hủy năm 1806).

Giáo Hoàng Leo X không ngớt yêu cầu Hoàng đế Charles V thi hành giáo lệnh dứt phép thông công Martin Luther. Để thi hành giáo lệnh dứt phép thông công, Hoàng đế Charles V muốn nghe đôi bên tường trình quan điểm của mình. Đến ngày 17 tháng 4  năm 1521, Hoàng đế Charles V triệu tập hội nghị tại tỉnh Worms ở Đức Quốc, để nghe Martin Luther và viên tư pháp của Giáo Hoàng tường trình các quan điểm của đôi bên.

Hội nghị này có nhiều thành phần tham dự, Hoàng đế Charles V ngồi ở giữa phòng họp, xung quanh hai bên là những hàng ghế của các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, các sứ thần của Giáo Hoàng và các khâm sai cùng đại biểu của các nước Âu Châu phái đến tham dự.

Để mở đầu hội nghị, viên tư pháp của Giáo Hoàng đứng lên chỉ tay vào hơn 20 quyển sách của Martin Luther để trên bàn, rồi hỏi Martin Luther rằng: “Có phải ngươi là tác giả của các sách này không? Ngươi có bằng lòng thủ tiêu các quyển sách đó cùng các quan điểm chứa đựng trong các sách đó không?”

Martin Luther đứng lên giữa phòng hội dõng dạc công nhận ông là tác giả của các sách đó. Rồi ông bình tĩnh đưa ra các lý do khiến ông không thể thủ tiêu các sách đó được vì nghĩ rằng ông không thể để cho Giáo Hoàng hay là các Giáo Hội Nghị có quyền xét đoán niềm tin của mình. Nếu ai muốn  thay đổi quan điểm của ông thì phải chỉ cho ông biết điểm nào sách ông nói không đúng với Kinh Thánh.

Qua ngày sau, hội nghị tái nhóm và biểu quyết nghiêm cấm lưu hành các sách của Martin Luther, thu hồi quyền công dân của Martin Luther và đặt Martin Luther ra ngoài vòng pháp luật. Bởi cấm lệnh này, số phận của Martin Luther như chỉ mành treo chuông, vì phe phái của Giáo Hoàng có thể ra tay sát hại Martin Luther bất cứ lúc nào.

 

H57.  Chuyện gì xảy ra sau Hội Nghị Worms?

 

Trong nhóm người ủng hộ Martin Luther có tiểu vương Frederick, vị tiểu vương này nhận thấy Martin Luther không thể sống an toàn với cấm lệnh của hội nghị Worms. Nên tiểu vương Frederick tổ chức bắt cóc Martin Luther đem giấu trong lâu đài Wartburg ở gần Eisenach, Đức Quốc.

Trong lúc Martin Luther đang ẩn náu ở lâu đài Wartburg thì bên ngoài có giáo sư Philip Melanchthon và Andreas Carlstadt thay thế Martin Luther tiếp tục lãnh đạo và đẩy mạnh cuộc cải chánh lan tràn trên khắp nước Đức.

Martin Luther ẩn náu trong lâu đài Wartburg được 10 tháng – từ tháng 4 năm 1521 đến tháng 2 năm 1522. Trong thời gian này Martin Luther viết nhiều sách nhỏ để phổ biến quan điểm cải chánh khắp nơi trong nước Đức. Ông cũng dùng thời gian này để dịch Kinh Thánh Tân Ước từ tiếng Hy Lạp qua Đức ngữ. Nhờ bản dịch này, dân chúng Đức biết được lẽ thật của Lời Chúa mà gia tăng lòng ủng hộ và mong sao cho cuộc cải chánh sớm thành công. Cũng trong thời gian này, ở Wittenberg có một số người theo cải chánh quá khích, muốn chấn chỉnh Giáo Hội Công Giáo La Mã bằng bạo động. Họ xúi giục sinh viên xông vào các giáo đường đang lúc hành lễ Mi-sa, đập bể hình tượng, dẹp bỏ các bàn thờ, bài xích việc làm lễ báp-têm cho trẻ sơ sanh. Khi Martin Luther hay sự việc xảy ra ở Wittenberg thì lo sợ việc dùng bạo lực để cải chánh sẽ làm cho chánh quyền và giáo quyền có duyên cớ dùng vũ lực đàn áp thì phong trào cải chánh sẽ bị tiêu diệt, khó thành công được. Martin Luther liền tức tốc rời lâu đài Wartburg để trở về Wittenberg ngay. Martin Luther vẫn biết rằng ông có thể bị giáo quyền và chánh quyền bắt ông ở Wittenberg để thi hành bản án của hội nghị Worms. Nhưng Martin Luther nương cậy vào sự bảo vệ của cánh tay quyền năng của Đức Chúa Trời nên ông không ngần ngại trở lại Wittenberg. Martin Luther về đến Wittenberg nhằm ngày Chúa nhật. Ông vào giáo đường giảng dạy tám ngày liên tiếp. Ông bài bác các bạo động quá khích có phương hại đến cuộc cải chánh ôn hòa mà ông đang chủ trương. Lời giảng dạy của Martin Luther có sức mạnh cảm hóa được thành phần quá khích, lập lại được trật tự và chấn chỉnh lại các nghi thức thờ phượng thích hợp với chiều hướng mới của công cuộc cải chánh.

 

H58.  Giáo Hoàng phản ứng thế nào khi hay tin Martin Luther trở lại Wittenberg?

 

Vào năm 1521, Giáo Hoàng Leo X qua đời, đến năm 1522 Giáo Hoàng Hadrian VI lên kế vị. Giáo Hoàng Hadrian VI lên ngôi được một năm rồi cũng qua đời. Đến năm 1523, Giáo Hoàng Clement VII lên kế vị.

Vào tháng 12 năm 1524, Martin Luther cởi áo thầy tu trả lại nhà dòng để trở lại đời sống “phàm tục.” Đến ngày 27 tháng 6 năm 1525, Martin Luther thành hôn với nữ tu sĩ hồi tục tên Catherine von Vora. Hôn lễ cử hành tại thánh đường Wittenberg dưới sự chủ lễ của Mục sư Pomeranus. Ông bà Martin Luther chung sống với nhau có được 2 người con trai và 3 người con gái, và còn nuôi thêm 11 em cô nhi trong nhà.

Trong thời gian trở lại sống ở Wittenberg, Martin Luther tiếp tục làm giáo sư và giảng sư ở Viện Đại Học Wittenberg. Ông vẫn tiếp tục viết sách để phổ biến quan điểm cải chánh. Hơn nữa, Martin Luther đã hoàn tất việc phiên dịch Kinh Thánh Cựu Ước từ tiếng Hê-bơ-rơ ra Đức ngữ. Trong thời gian này, Giáo Hoàng không ngớt gây sức ép để bắt buộc Hoàng đế La Mã thi hành cấm lệnh Worms là thiêu sống Martin Luther như Giáo Hội Công Giáo La Mã đã từng làm đối với những người dám lên tiếng chống lại những giáo lý bất hợp kinh của Giáo hội Công Giáo La Mã. Trong số người bị thiêu sống đó có tu sĩ John Huss (1369-1415) đã bị Toà Án Dị Giáo của Giáo Hoàng kết án tử hình bằng cách thiêu sống vì đã chỉ trích những sai lầm của Giáo Hội Công Giáo trước đó hơn một thập niên. Sở dĩ, Hoàng đế Charles V không thể thực hiện được lời yêu cầu của Giáo Hoàng về việc  thi hành cấm lệnh Worms đối với Martin Luther. Vì trong thời gian này, Hoàng đế La Mã thường có chiến tranh với các nước lân bang nên ngài rất cần các tiểu vương cải chánh ở Đức hỗ trợ về mặt quân sự khi gặp cơn nguy biến. Hơn nữa, việc thi hành cấm lệnh Worms cũng có thể gây ra sự chia rẽ giữa nhóm giáo dân theo phong trào Cải Chánh và nhóm giáo dân theo Giáo Hội Công Giáo La Mã. Hoàng đế e rằng sự chia rẽ có thể đưa đến một cuộc nội chiến khó tránh khỏi. Nhờ vào tình huống này mà Martin Luther khỏi bị thiêu sống. Ông sống thêm 25 năm nữa ở Wittenberg để lèo lái công cuộc cải chánh.

Vào những năm cuối của cuộc đời, Martin Luther thường đau ốm luôn, nên qua đời vào ngày 18 tháng 2 năm 1546 tại quê nhà. Martin Luther hưởng thọ được 63 tuổi.

 

H59.  Điều gì xảy ra cho công cuộc cải chánh sau khi Martin Luther qua đời?

 

Trong thời gian từ hội nghị Worms (1521) cho đến khi Martin Luther qua đời (1546), Hoàng đế La Mã Charles V đã triệu tập nhiều hội nghị để nhóm Cải Chánh của Martin Luther và Giáo Hội Công Giáo La Mã hòa giải các dị biệt về niềm tin của đôi bên. Mục đích của Hoàng đế là lôi kéo phe Cải Chánh quay trở lại Giáo Hội Công Giáo La Mã và thuận phục Giáo Hoàng. Nhưng các hội nghị đó chẳng mang lại kết quả cụ thể nào. Hai bên càng tranh luận càng cách biệt nhau nhiều hơn.

Hoàng đế Charles V nhận thấy nghị đàm không thuyết phục được phe Cải Chánh, nên ngài quyết định dùng binh lực hùng mạnh của mình để tiêu diệt phe Cải Chánh ở Đức. Đến năm 1550, Hoàng đế La Mã xua quân qua Đức, đánh chiếm và triệt hạ các thành trì của các tiểu vương theo phe Cải Chánh. Trong vòng một năm đầu mà chỉ có thành Magdebourg còn đứng vững trước các cuộc tấn công của quân Hoàng đế Charles V. Sau nhiều cuộc tấn công thành Magdebourg thất bại, Hoàng đế Charles V bèn giao việc bao vây và triệt hạ thành Magdebourg cho Maurice, một tiểu vương Đức, trước đó có lần đã theo phe Cải Chánh.

 

H60.  Khi nào cuộc cải chánh thành công?

 

Trong lúc bao vây thành Magdebourg, tiểu vương Maurice cảm thấy mình không nên tiếp tục ủng hộ Hoàng đế La Mã để cho quân ngoại quốc giày xéo đất nước mình và chà đạp lên tự do tín ngưỡng của dân tộc mình. Nên tiểu vương Maurice quyết định quay lại đánh Hoàng đế La Mã. Với sự hỗ trợ của Hoàng đế Pháp là Henry II và tàn binh của phe Cải Chánh. Tiểu Vương Maurice tiến đến vây đánh Hoàng đế La Mã Charles V làm cho Hoàng đế phải thua chạy trốn qua nước Áo. Sau  đó, quân Cải Chánh làm chủ được tình hình của toàn thể nước Đức.

Đến năm 1552, tiểu vương Maurice và đồng minh Cải Chánh nhận thấy thế lực của Hoàng đế La Mã càng ngày càng suy yếu. Nên họ gởi văn thư yêu cầu Hoàng đế phải bãi bỏ các cấm lệnh, cho họ được tự do thờ phượng Đức Chúa Trời theo lời dạy trong Kinh Thánh và cho Giáo Hội Cải Chánh được bình đẳng với Giáo Hội Công Giáo La Mã. Vì yếu thế, Hoàng đế Charles V đành phải ưng thuận ký hoà ước tại Passau, cho Giáo Hội Cải Chánh được các quyền lợi theo như lời yêu cầu.

Đến năm 1555, một hội nghị được triệu tập tại Augsburg. Trong hội nghị này phe Cải Chánh yêu cầu Hoàng đế Charles V cho họ được tự do tín ngưỡng vô điều kiện, thừa nhận Giáo Hội Cải Chánh là hợp pháp và được bình đẳng với Giáo Hội Công Giáo La Mã trên mọi phương diện. Hoàng đế Charles V nhận thấy uy quyền của mình không còn hùng mạnh như xưa nữa, nên Hoàng đế phải hạ bút ký hòa ước vào ngày 25 tháng 9 năm 1555, theo như sự đòi hỏi của Giáo Hội Cải Chánh. Hoà ước này thường được gọi là Hoà ước Augsburg.

Hội nghị Augsburg cũng đưa ra một biểu quyết chung cho Giáo hội ở Đức là tiểu vương nào theo Giáo Hội Cải Chánh thì toàn dân của tiểu quốc đó phải theo Giáo Hội Cải Chánh. Tiểu vương nào theo Giáo Hội Công Giáo La Mã thì toàn thể dân chúng của tiểu quốc đó phải theo Giáo Hội Công Giáo La Mã. Người dân có quyền di cư qua vương quốc mà mình chọn lựa để sinh sống thích hợp với tín ngưỡng của mình. Giáo Hội Cải Chánh được thật sự tự do hành đạo từ khi có hoà ước Augsburg này.

 

H61.  Ngoài cuộc cải chánh của Martin Luther, có cuộc cải chánh nào khác không?

 

Hai năm sau ngày phát khởi công cuộc cải chánh của Martin Luther ở Đức Quốc thì ở Thụy sĩ cũng có một cuộc cải chánh do tu sĩ  Ulrich Zwingli phát động.

Ulrich Zwingli sanh ngày mồng 1 tháng Giêng năm 1484, tại tỉnh Wildhans, Thụy Sĩ. Năm 18 tuổi, Zwingli vào học trường thần đạo Basel ở Bern, Thụy sĩ. Đến năm 22 tuổi, Zwingli tốt nghiệp cử nhân thần đạo và được thụ phong linh mục. Đến năm 32 tuổi, Zwingli được bổ nhiệm làm linh mục cai quản Giáo đường Thánh Mẫu của Thành phố Eisiedeln. Lúc Zwingli 34 tuổi, nhưng có tài giảng dạy nên được bổ nhiệm làm linh mục cho đại giáo đường Great Minster ở Zurich. Nơi đây, ông dùng Kinh Thánh làm nền tảng cho các bài giảng chống lại việc buôn bán phiếu xá tội, thờ hình tượng, mê tín dị đoan do hàng giáo phẩm chủ trương và các hủ bại của Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Trong lúc nghiên cứu Tân Ước, Zwingli tìm thấy lẽ đạo xưng nghĩa bởi đức tin và quyền tối thượng của tín hữu là Kinh Thánh chứ không phải Giáo Hoàng. Đến năm 1522, Zwingli bắt đầu viết sách chống lại sự kiêng ăn ép xác, bài bác giáo điều độc thân, công kích các tệ trạng của Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Giáo Hội Công Giáo La Mã lên án Zwingli giảng dạy tà giáo chống lại Giáo hội, nên đã yêu cầu chánh quyền dùng biện pháp thích nghi để buộc Zwingli im miệng.

Zwingli không chịu im tiếng mà còn đòi Hội Đồng Thành Phố Zurich mở một cuộc tranh biện giữa ông và Giáo Hội Công Giáo La Mã, để đôi bên có đồng cơ hội trình bày quan điểm của mình trước công chúng.

Theo lời yêu cầu của Zwingli, một cuộc tranh biện đã được Hội Đồng Thành Phố tổ chức và khai mạc vào ngày 23 tháng Giêng năm 1523.

Trong cuộc tranh biện này, Zwingli nêu lên 67 luận đề đại ý nói: “Chỉ có một mình Chúa Giê-su Christ là đối tượng duy nhất để thờ lạy và tôn vinh. Đấng Christ là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm duy nhất của Cơ đốc nhân và Ngài là Đấng Trung Bảo duy nhất giữa Đức Chúa Trời và loài người. Đấng Christ vì tội lỗi của chúng ta mà chịu chết trên thập tự giá một lần là đủ cả.”

Trong 67 luận đề này, Zwingli cực lực chống lại sự thờ phượng các Thánh. Ông cho rằng sự thờ phượng các Thánh là phạm tội cũng như thờ hình tượng tà thần. Ông cũng chống lại giáo lý về Luyện Ngục. Ông cho rằng Luyện Ngục là do loài người bịa đặt, không có trong Kinh Thánh. Zwingli bài bác việc xưng tội với linh mục, sự giải tội và tín điều độc thân. Ông còn khích bác cả cuộc cai trị độc đoán của hàng giáo phẩm trong Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Sau khi nghe Zwingli trình bày 67 luận đề. Hội đồng thành phố Zurich truyền lệnh hủy bỏ việc truy tố Zwingli dạy tà giáo.

Quần chúng Thụy Sĩ ủng hộ cuộc cải chánh của Zwingli, nhiều tu sĩ hồi tục, các tu viện biến thành trường học. Nhiều tỉnh chấp nhận cuộc cải chánh, và thiết lập Hội Đồng Giáo Hội Tin Lành.

Đến năm 1531, Zwingli qua đời, hưởng thọï 47 tuổi.

 

H62.  Ngoài hai cuộc cải chánh ở Đức và Thụy Sĩ, có cuộc cải chánh ở xứ nào khác không?

 

Mười bảy năm sau cuộc cải chánh của Martin Luther ở Đức thì ở Pháp có cuộc cải chánh do nhà thần đạo John Calvin phát động. John Calvin hay Jean Chauvin, sanh ngày 10 tháng 7 năm 1509 tại Noyon, Picardie, Pháp Quốc.

Với lòng mơ ước trở thành một tu sĩ, John Calvin vào Đại học Paris. Đến năm 19 tuổi, John Calvin tốt nghiệp cử nhân thần đạo. Thân phụ của John Calvin muốn con mình bỏ thần đạo để trở qua ngành luật khoa hầu sau này có cuộc sống khá hơn. Chiều theo ý định của thân phụ, John Calvin vào Đại học Orléans lấy bằng cử nhân luật. Sau đó John Calvin vào Đại học Bourges để lấy bằng tiến sĩ luật. Trong thời gian này, John Calvin chấp nhận quan điểm cải chánh của Martin Luther từ Đức lan tràn qua. John Calvin quan niệm rằng: “Chúng ta được cứu bởi ân điển chớ chẳng phải bởi công lao riêng hay bởi việc làm nhân đức của mình, việc nhân đức chẳng có gì để cứu rỗi linh hồn mình. Sự thừa nhận Đấng Christ bởi đức tin để giao thông với Đức Chúa Trời. Đó là sự xưng nghĩa bởi đức tin.” Quan điểm của John Calvin hoàn toàn chống lại giáo lý của Công Giáo La Mã đã có từ xưa cho rằng: “Tin Chúa chưa đủ, tín hữu muốn được cứu phải có việc làm nhân đức nữa mới đủ để được cứu.” Ý tưởng mới của John Calvin trở thành phong trào cải chánh lan rộng mạnh trong các từng lớp dân chúng Pháp vốn bất mãn với giai cấp quyền quí và hàng giáo phẩm tham nhũng.

Đến năm 1534, John Calvin ly khai với Giáo Hội Công Giáo La Mã. Vua Francis I của nước Pháp cho rằng John Calvin quảng bá tà giáo. Đến tháng 10 năm 1534, vua Francis I ra sắc lệnh đàn áp nhóm tín hữu cải chánh. Một vài người bạn của John Calvin bị bắt, John Calvin bị cầm tù 2 lần. Năm 1535, John Calvin thấy mình không thể ở Pháp được nữa nên phải chạy qua Thụy sĩ  ẩn náu tại Basel, một thành phố có nhiều tín hữu theo phong trào Cải Chánh.

Đến năm 1536, trong lúc đang ở Basel, John Calvin cho ra đời tác phẩm “Những Nguyên Lý của Cơ Đốc Giáo” (Institutes of the Christian Religion) bằng tiếng La-tinh. John Calvin gởi tác phẩm nầy đến vua Francis I để minh oan cho tín hữu cải chánh ở Pháp đang bị vua bắt bớ. Tác phẩm “ Những Nguyên Lý của Cơ Đốc Giáo” là một áng văn thần đạo giải luận bài Tín Điều Các Sứ Đồ để chứng minh Giáo Hội Cải Chánh là chánh đạo chứ không phải là tà giáo.

Giáo lý thần học của John Calvin không những chỉ có ảnh hưởng mạnh khắp Thụy sĩ và Pháp, mà còn lan tràn qua Đức, Anh, Hà Lan, Tô-cách-lan và Hung-gia-lợi.

Năm 1539, John Calvin kết hôn với goá phụ Idelette de Bure, thuộc nhóm Anabaptist. Năm 1564, John Calvin lâm trọng bịnh rồi qua đời ngày 27 tháng 5, hưởng thọ được 54 tuổi. Ông được an táng tại nghĩa trang Cimetière des Rois.

John Calvin qua đời để lại một hệ thống thần học quan trọng mà người ta gọi là học thuyết Calvin (Calvinism). Một học thuyết quan trọng nhất của John Calvin để lại là thuyết “Sự An Toàn Của Thánh Hữu” (Perseverance of the Saints). Thuyết này cho rằng: “Tất cả những ai đã được Đức Chúa Trời chọn, được Đấng Christ mua chuộc [bằng huyết Ngài], và được Đức Thánh Linh giúp cho có đức tin [nơi Đấng Christ] thì được cứu vĩnh viễn. Quyền năng của Đức Chúa Trời sẽ giữ nguyên họ trong niềm tin, và vì vậy họ bền chí cho đến cuối cùng.”(All who are chosen by God, redeemed by Christ, and given faith by the Spirit are eternally saved. They are kept in faith by the power of Almighty God and thus persevere to the end).

Năm 1598 vua Henry IV ban hành sắc lệnh Nantes, cho phép Giáo Hội Cải Chánh được tự do thờ phượng Đức Chúa Trời và được bình đẳûng với Giáo Hội Công Giáo La Mã trên mọi phương diện.

Dầu phải trải qua các cuộc bách hại đẫm máu, đến năm 1600, Giáo Hội Cải Chánh có 950 giáo đường và 1.250.000 tín hữu cải chánh trên toàn nước Pháp.

Đến năm 1685, vua Pháp là Louis XIV, một tín đồ ngoan đạo của Công Giáo La Mã, bãi bỏ sắc lệnh Nantes của vua Henry IV. Vì vua Louis chỉ muốn có một vua, một quốc gia và một tín ngưỡng, nên vua Louis XIV trở lại bắt bớ Giáo Hội Cải Chánh. Sự bắt bớ này làm cho một số lớn tín hữu cải chánh phải chạy lánh nạn qua Anh Cát Lợi, Hà Lan, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

 

H63.  Tại sao Giáo Hội Tin Lành Lutheran tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã?

 

Vào tháng 12 năm 1545, Hoàng đế La Mã Charles V và Giáo Hoàng của Công Giáo La Mã triệu tập một hội nghị tại tỉnh Trent, thuộc Ý Đại Lợi. Sau nhiều ngày thảo luận, hội nghị biểu quyết về lẽ đạo cứu rỗi là“tín hữu phải nhờ cậy vào ân điển của Chúa và việc làm thánh thiện của mình để được cứu.”

Nhóm cải chánh của Martin Luther không đồng ý với giáo lý cứu rỗi “bởi ân điển cộng thêm việc làm”của hội nghị Trent. Giáo lý cứu rỗi của phe cải chánh là: “Tín hữu được cứu là do ân điển bởi đức tin mà thôi. Việc làm lành thánh thiện của tín hữu không giúp ích được gì thêm cho sự cứu chuộc.”

Sự bất đồng ý kiến về giáo lý cứu rỗi là động lực chính thúc đẩy phe cải chánh tách rời khỏi Công Giáo La Mã hồi thế kỷ XVI, để thành lập Giáo Hội Tin Lành Lutheran.

 

H64.  Lúc nào Công Giáo La Mã và Tin Lành Lutheran thống nhất giáo lý cứu rỗi?

 

Giáo lý cứu rỗi của Giáo Hội Công Giáo La Mã  cho rằng, “sự cứu chuộc là nhờ ân điển của Chúa cộng thêm việc làm thánh thiện của tín hữu.” Nhưng giáo lý cứu rỗi của Giáo Hội Tin Lành Lutheran cho rằng, “sự cứu chuộc là chỉ nhờ vào ân diển của Chúa mà thôi.” Vì sự bất đồng giáo lý cứu rỗi này, mà hai bên xem nhau như thù nghịch từ thế kỷ XVI cho đến nay. Trong nổ lực thống nhất Ki-tô hữu của toà thánh Va-ti-căn, vào năm 1969, các nhà thần đạo của Giáo Hội Công Giáo La Mã và Giáo Hội Tin Lành Lutheran bắt đầu ngồi lại để tìm cách thống nhất giáo lý cứu rỗi cho hai giáo hội. Sau 30 năm thảo luận của các nhà thần đạo của hai giáo hội, đến ngày 31 tháng 10 năm 1999, tại Augsburg, Đức Quốc, đại diện của hai giáo hội đồng ý ký thỏa hiệp thống nhất  giáo lý cứu rỗi như sau: “Chỉ nhờ ân điển bởi đức tin vào công lao cứu chuộc của Đức Ki-tô chứ không phải bởi một công trạng nào của Ki-tô hữu.”

Bản thỏa hiệp trên đã được ký kết giữa Hồng Y Edward Idris Cassidy, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Vatican, Đặc Trách Thống Nhất Ki-Tô Hữu và Mục sư Ishmael Noko, Bí thư  Giáo Hội Tin Lành Lutheran Hoàn Cầu (Daily News, Ft. Walton Beach, Florida, 31/10/1999).

Theo nội dung của bản thỏa hiệp trên thì hai giáo hội đã đồng ý cho rằng tín hữu được cứu là nhờ ân điển bởi đức tin mà thôi, không cần thêm việc làm thánh thiện của tín hữu y như điều mà Giáo Hội Lutheran đòi hỏi nơi Công Giáo La Mã trong cuộc cải chánh của họ hồi thế kỷ XVI.

 

H65.  Tại sao Hồi Giáo muốn tiêu diệt Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo?

 

Hồi Giáo cho rằng giáo chủ Muhammad thành lập  Hồi Giáo để thực thi các lời dạy của Áp-ra-ham, của Môi-se,  của các tiên tri trong Cựu Ước và của Đức Chúa Giê-su. Nghĩa là Hồi Giáo nhất quyết không thờ một thần nào khác, nhưng chỉ thờ một Đức Chúa Trời mà họ gọi bằng tiếng Ả-rập là Ilah. [Ilah chuyển sang mẩu tự Anh Ngữ là Allah, cũng như chữ Ibrahim của Ả-rập khi chuyển sang mẩu tự Anh ngữ trở thành Abraham (Áp-ra-ham)].

Hồi Giáo chú trọng thi hành điều răn thứ nhứt của kinh Koran: “Chỉ tôn thờ một Allah.” Nên Hồi Giáo rất thù ghét các tôn giáo thờ đa thần. Kinh Koran 9:5 dạy: “Khi hết tháng thánh, các ngươi hãy giết hết những kẻ theo đa thần giáo ở bất cứ nơi nào ngươi bắt gặp, hãy phục kích để bắt chúng.” Hơn nữa, Hồi Giáo không thờ hình tượng, nên rất thù ghét các tôn giáo thờ hình tượng. Hồi Giáo coi những người thờ hình tượng là những người dơ bẩn không được đặt chân đến các đền thờ Hồi Giáo (Koran 9:28).

Hồi Giáo muốn tiêu diệt Do Thái Giáo vì đạo này thờ phượng Đức Chúa Trời mà người Do Thái gọi theo tiếng Hê-bơ-rơ là Elôhiym. Chữ Elôhiym là số nhiều của chữ El hay Elôahh. Elôhiym có nghĩa là nhiều Đức Chúa Trời hay đa thần. Vì vậy, Hồi Giáo cho rằng Do Thái Giáo là đạo thờ đa thần đáng bị tiêu diệt.

Hồi Giáo muốn tiêu diệt Cơ Đốc Giáo, vì trước thế kỷ 16, Cơ Đốc Giáo có hai nhánh đạo là Chánh Thống Giáo và Công Giáo La Mã. Hai nhánh đạo này chiêm ngưỡng hay thờ phượng ảnh tượng của Đức Chúa Giê-su, Đức Mẹ và các Thánh. Nên Hồi Giáo cho rằng Cơ Đốc Giáo là đạo thờ hình tượng. Hồi Giáo cũng thù ghét giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi của Cơ Đốc Giáo, vì họ cho đó là thờ phượng ba Đức Chúa Trời. Hồi Giáo còn thấy Chánh Thống Giáo và Công Giáo La Mã thờ phượng Đức Chúa Trời, Đức Chúa Giê-su, Đức Mẹ và các Thánh, nên bị Hồi Giáo xem là đạo thờ đa thần, đi ngược lại thuyết thờ độc thần của Áp-ra-ham mà Hồi Giáo nghiêm túc tuân theo.

Theo Kinh Koran, đoạn 9, Giáo chủ Muhammad công khai kêu gọi tín đồ Hồi Giáo ở khắp nơi hãy chiến đấu chống lại Do Thái Giáo, Cơ Đốc Giáo và những người không theo Allah và tiên tri của Ngài là Muhammad. Hồi Giáo bắt người không theo Hồi Giáo đóng thuế thân và liệt họ vào thành phần thấp kém của xã hội Hồi Giáo.

 

H66.  Tại sao Cơ Đốc Giáo có nhiều cuộc thánh chiến với Hồi Giáo?

 

Sau khi Đức Chúa Giê-su thăng thiên, các sứ đồ của Chúa ở lại rao truyền Tin Lành làm cho Cơ Đốc Giáo bành trướng mạnh khắp Âu Châu. Đến thế kỷ VI thì Cơ Đốc Giáo đã lan tràn đến vùng Bắc Phi và Trung Đông, bao gồm cả bán đảo Ả-rập ( Saudi Arabia, Yemen và Oman).

Năm 610, Muhammad thành lập Hồi Giáo ở Mecca, thủ đô của nước Ả-rập Saudi. Sau khi Muhammad qua đời năm 632, quân Hồi Giáo xua quân đánh chiếm trọn bán đảo Ả-rập, Palestine, I-rắc, Syria và Giê-ru-sa-lem. Đến năm 640 quân Hồi Giáo đánh chiếm Ai cập và Bắc Phi. Hầu hết số tín hữu Cơ Đốc vào khoảng một triệu người ở vùng này đều bị quân Hồi Giáo tiêu diệt. Năm 711, Hồi Giáo xua quân đến Âu Châu, đánh chiếm xứ Tây Ban Nha, nước theo Cơ Đốc Giáo. Năm 732 Charles Martel đánh bật Hồi Giáo ra khỏi nước Pháp. Năm 1200 quân Hồi bị đẩy lui ra khỏi Tây Ban Nha. Nhờ các cuộc chiến thắng này mà đã ngăn chặn được quân Hồi Giáo xâm chiếm Âu Châu theo Cơ Đốc Giáo. Trong lúc xua quân xăm lấn Âu Châu, Hồi Giáo cũng xua quân đánh chiếm Ba Tư, các nước ở Trung Á và Bắc Ấn như Pakistan và Afghanistan, rồi đụng phải quân của nhà Đường ở Trung Quốc vào năm 751 tại bờ sông Talas.

Trong thời gian quân Hồi Giáo chiếm đóng Giê-ru-sa-lem, họ phá hủy các giáo đường Cơ Đốc Giáo, ngăn cấm giáo dân thờ phượng Chúa và bắt cầm tù các linh mục. Quân Hồi còn ngược đãi tín hữu từ Âu Châu đến hành hương xứ thánh như đánh đập, cướp giật hay giết chết họ.

Năm 1091, quân Hồi Giáo tấn công thành Byzantine (Constantinople), Thổ Nhĩ  Kỳ, nơi đặt tòa thánh của Chánh Thống Giáo, thuộc Đông Giáo Hội. Hoàng đế Alexius Comnenus, đứng đầu Chánh Thống Giáo, gửi văn thư yêu cầu Giáo Hoàng ở Vatican đưa quân tiếp cứu.

Những đoàn Thập Tự Quân được thành lập như sau:

 

                Đoàn Thập Tự Quân Thứ Nhất (1096 -1099)

 

Năm 1091, Giáo Hoàng Urban II cho người cổ động thành lập đoàn Thập Tự Quân để giúp Chánh Thống Giáo đẩy quân Hồi Giáo ra khỏi Constantinople và giải phóng thánh địa Giê-ru-sa-lem ra khỏi tay Hồi Giáo, hầu cho giáo dân từ Âu Châu có tự do đi hành hương viếng thăm mộ Chúa ở thánh địa Giê-ru-sa-lem.

Đến năm 1096, Đoàn Thập Tự Quân 80.000 người đã được thành lập ở Pháp và Ý. Do các hiệp sĩ chuyên nghiệp chỉ huy, họ kéo Đoàn Thập Tự Quân này trực chỉ thánh địa Giê-ru-sa-lem. Khi đoàn quân đến được Boporus thì bị quân Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ bất thần tấn công làm tổn thất rất nhiều sanh mạng. Sau trận chiến này, Đoàn Quân Thập Tự tiếp tục di chuyển về hướng thánh địa Giê-ru-sa-lem. Khi đến An-ti-ốt họ vây đánh thành An-ti-ốt, và chiếm được thành này vào khoảng tháng sáu năm 1098. Sau khi chiếm được thành An-ti-ốt, đoàn Quân Thập Tự trực chỉ thánh địa Giê-ru-sa-lem. Một năm sau, đoàn Quân Thập Tự đến được Giê-ru-sa-lem. Vì thành phố này có ít quân Hồi Giáo phòng thủ, nên sau một tháng bao vây, đoàn Thập Tự Quân chiếm thành phố này ngày 15-7-1099. Khi chiếm được Giê-ru-sa-lem, Thập Tự Quân ra lệnh cấm người Hồi Giáo ăn chay trong tháng thánh Ramadan, không được sửa chữa đền thờ cũ hay xây đền thờ mới và không được lên tháp cao đọc kinh cầu nguyện. Sau đó Đoàn Thập Tự Quân đưa một người của họ lên làm vua Giê-ru-sa-lem mà họ gọi là “Người Bảo Vệ Mộ Thánh.” Đoàn Thập Tự Quân cũng thành lập các căn cứ chiến lược ở Edessa, Tripoli và An-ti-ốt để bảo vệ Giê-ru-sa-lem.

 

               Đoàn Thập Tự Quân Thứ Hai (1146 -1149)

 

Sau khi Đoàn Thập Tự Quân Thứ nhất rút về Âu Châu, vương quốc Giê-ru-sa-lem dần dần suy yếu. Năm 1144, quân Hồi Giáo từ Ả rập và Thổ Nhĩ Kỳ kéo đến đánh lấy thành Edessa. Edessa là một căn cứ chiến lược quan trọng để bảo vệ Giê-ru-sa-lem. Giáo Hoàng Eugene III ra lệnh thành lập Đoàn Thập Tự Quân do Hoàng đế Pháp là Louis VII và Hoàng đế nước Ý là Conrad III chỉ huy để đánh quân Hồi Giáo lấy lại thành Edessa. Năm 1147 đoàn Thập Tự Quân lên đường tiến đến Thổ Nhĩ Kỳ để tái chiếm thành Edessa. Khi vừa đến vùng Tiểu Á thì bị quân Hồi Giáo đánh tan rã. Năm 1149, số Thập Tự Quân sống sót chạy thoát về Âu Châu.

 

               Đoàn Thập Tự Quân Thứ Ba (1189 -1192)

 

Ở dưới quyền chỉ huy của tướng Saladin, quân Hồi Giáo đánh và chiếm lại được Giê-ru-sa-lem vào năm 1187 và các căn cứ chiến lược để bảo vệ Giê-ru-sa-lem.

Khi hay tin quân Hồi Giáo đánh chiếm được thánh địa Giê-ru-sa-lem và các căn cứ chiến lược để bảo vệ Giê-ru-sa-lem. Giáo Hoàng Clement III vội vàng ra lệnh chiêu mộ đoàn Thập Tự Quân 60.000 người để giải phóng thánh địa và Mộ Thánh Chúa. Giáo Hoàng giao nhiệm vụ chỉ huy đạo quân này cho vua nước Pháp là Philip Augustus II, vua nước Đức là Frederick Barbarossa và vua nước Anh là Richard I. Đến năm 1189, ba vua kéo quân trực chỉ Giê-ru-sa-lem. Sau hai năm chinh chiến, đoàn Thập Tự Quân đánh lấy lại được các cứ điểm chiến lược quan trọng, nhưng không chiếm được Giê-ru-sa-lem, vì bị quân Hồi Giáo chặn đứng ở thành phố Acre, phía bắc thành Giê-ru-sa-lem.

Đến năm 1192, hai bên không thắng nhau được nên ký hiệp định đình chiến. Tướng Saladin đồng ý cho tín hữu Cơ Đốc được thăm viếng Giê-ru-sa-lem và các nơi thánh. Tướng Saladin cũng đồng ý nhượng một phần đất dọc theo bờ Địa Trung Hải để cho tín hữu Cơ Đốc sinh sống.

 

           Đoàn Thập Tự Quân Thứ Tư (1202 -1205)

 

Năm 1198, Innocent III lên ngôi Giáo Hoàng, người nóng lòng muốn giải phóng thánh địa Giê-ru-sa-lem khỏi quân Hồi Giáo. Giáo Hoàng liền phái người đi khắp Âu Châu tuyển mộ binh sĩ để thành lập một đoàn Thập Tự Quân. Mục đích của Giáo Hoàng là đưa đoàn quân này đến Ai-cập để đánh bại quân Hồi Giáo của tướng Saladin, rồi mới kéo quân đến giải phóng Giê-ru-sa-lem.

Đến năm 1202, đoàn Thập Tự Quân 20.000 người được thành lập, đặt dưới quyền chỉ huy của các thủ lãnh hiệp sĩ Ý và Đức. Đầu tiên, họ dẫn đoàn quân đến Venice để mướn tàu buôn đưa họ đến Ai-cập bằng đường biển. Nhưng sau khi tàu rời bến, đoàn quân trực chỉ thành phố Constantinople, thủ đô của Đông Đế Quốc, và là nơi Chánh Thống Giáo Đông Phương đặt tòa thánh. Cũng nên biết thêm là trong lúc này Chánh Thống Giáo Đông Phương đã tách rời khỏi Công Giáo La Mã, và bất phục tùng Giáo Hoàng ở Vatican.

Sau vài ngày, đoàn tàu cập bến Constantinople, quân dưới tàu kéo lên giao chiến với quân của Đông Đế Quốc. Sau ba ngày giao tranh, đoàn Thập Tự Quân chiếm được thành phố Constantinople. Đến năm 1205, đoàn Thập Tự Quân chiếm trọn lãnh thổ của Đông Đế Quốc. Sau khi chiếm được Đông Đế Quốc, Vatican đặt tên mới cho lãnh thổ này là “Đế Quốc La-tinh Constantinople.” Ban đầu, Giáo Hoàng Innocent III rất căm giận các thủ lãnh của đoàn Thập Tự Quân, đã không tuân lệnh của người là kéo quân đến đánh quân Hồi Giáo ở Ai cập, mà lại đem quân đánh Đông Đế Quốc ở Constantinople; gây cảnh “gà nhà bôi mặt đá nhau.” Nhưng về sau, Giáo Hoàng cho đó là ý Chúa để thống nhất Đông và Tây Giáo Hội. Trái lại, Đông Đế Quốc không chấp nhận “đây là ý Chúa” nên mở cuộc trường kỳ kháng chiến chống lại cuộc chiếm đóng củaVa-ti-can. Đến năm 1261, Đông Đế Quốc lấy lại được thủ đô Constantinople và chấm dứt “Đế Quốc La-tinh Constantinople.” Từ đó, Chánh Thống Giáo (Đông Giáo Hội) và Công Giáo La Mã (Tây Giáo Hội) coi nhau như thù nghịch cho đến ngày nay.

 

               Đoàn Thập Tự Quân Thứ Năm (1217- 1221)

 

Năm 1217, vua Andrew của Hung-gia-lợi, ở Âu Châu, tự ý thành lập một Đoàn Thập Tự Quân. Khi Đoàn Thập Tự Quân đã được thành lập xong, vua Andrew kéo đoàn quân này đến đánh và chiếm được thành phố Dannietta của Ai-cập. Quân Hồi Giáo Ai-cập đề nghị với vua Andrew là nếu vua chịu trả lại thành phố Dannietta cho Ai-cập thì họ sẽ trả lại thánh địa Giê-ru-sa-lem cho Công Giáo La Mã. Nhưng vua Andrew bác bỏ đề nghị này, rồi kéo quân tiến đến đánh thành phố Cairo, nhưng bị quân Hồi phản công mạnh và tiêu diệt trọn đoàn quân của vua Andrew vào năm 1221.

 

          Đoàn Thập Tự Quân Thứ Sáu (1227 -1229)

 

Khi lên ngôi, vua Frederick II hứa với Giáo Hoàng Innocent III là sẽ tuyển mộ binh mã để giải phóng Giê-ru-sa-lem khỏi tay Hồi Giáo. Đến năm 1227 vua Frederick II tuyển mộ được một đoàn Thập Tự Quân. Vua Frederick II cùng binh mã xuống tàu tại bến Brindisi để đi đến Thánh Địa bằng đường biển. Khi đến được Palestine, vua Frederick II thương thuyết với vua Ai-cập. Vua Ai-cập đồng ý nhượng cho vua Frederick II thành Giê-ru-sa-lem, Giốp-bê, Na-xa-rét, Bết-lê-hem và con đường chiến lược nối liền các thành phố đó với  thành Acre. Năm 1229, vua Frederick II tiến vào thành Giê-ru-sa-lem, rồi tự tôn mình là Hoàng đế của Giê-ru-sa-lem. Khi hay tin Frederick xưng mình là Hoàng đế của Giê-ru-sa-lem mà không có sự chấp thuận của Va-ti-can làm cho Giáo Hoàng Gregory IX rất căm phẫn. Nhưng toàn dân Âu Châu rất vui mừng tôn vua Frederick II là người anh hùng giải phóng Giê-ru-sa-lem mà không tốn đến xương máu của binh sĩ.

 

               Đoàn Thập Tự Quân Thứ Bảy (1248 -1270)

 

Đến năm 1244, quân Hồi Giáo từ Ai-cập tiến đến đánh chiếm lại Giê-ru-sa-lem khỏi tay Cơ Đốc Giáo. Giáo Hoàng Innocent IV cổ động thành lập Đoàn Thập Tự Quân để lấy lại Giê-ru-sa-lem. Vua Louis IX của Pháp, lãnh trách nhiệm chỉ huy cuộc viễn chinh. Vào năm 1248, vua Louis IX điều động binh mã xuống tàu qua Ai-cập, rồi từ đó sẽ dùng đường bộ để tiến đến Giê-ru-sa-lem. Trên đường tiến quân từ Ai cập đến Giê-ru-sa-lem, bị quân Hồi Giáo chặn đánh dọc đường, tổn thất nặng nề. Sau bốn năm viễn chinh, đoàn Thập Tự Quân không đến được Giê-ru-sa-lem, đành phải rút tàn quân về Âu Châu. Đến năm 1267, vua Louis IX quyết định kéo quân qua giải phóng Giê-ru-sa-lem một lần nữa. Khi đoàn quân vừa đến được Tunis thì bị bệnh dịch chết rất nhiều. Vua Louis IX cũng lâm bệnh rồi chết trong cơn dịch này tại Tunis vào năm 1270. Kể từ cuộc thất bại của Đoàn Thập Tự Quân thứ bảy, cả Âu Châu không có ai còn nhuệ khí để thành lập các Đoàn Thập Tự Quân đi đánh Hồi Giáo nữa. Thành Giê-ru-sa-lem phải ở lâu dài trong tay của Hồi Giáo.

 

 

Chương 3

            

 CÔNG GIÁO & TIN LÀNH

 

 

H67.  Đạo Công Giáo La Mã truyền đến Việt Nam vào năm nào?

 

Theo Khâm Định Việt  Sử  Thông Giám Cương Mục, vào năm 1533, thuộc đời vua Lê Trang Tôn đang trị vì, có một giáo sĩ người Bồ Đào Nha, thuộc dòng Đa Minh, tên là I-nê-khu, dùng đường biển lẻn vào giảng đạo Công Giáo ở làng Ninh Cường và làng Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy, trấn Sơn Nam, nay là tỉnh Nam Định thuộc Bắc Phần Việt Nam. Trái lại, có tài liệu cho rằng các linh mục thuộc Dòng Tên là những nhà truyền giáo tiên phong đến Việt Nam giảng đạo Công Giáo từ năm 1615 đến năm 1659.

Theo tài liệu của Giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) thì vào thời Trịnh Tráng, tức là vào khoảng năm 1627, Dòng Tên từ Ma-cao gởi một số giáo sĩ đến giảng đạo Công Giáo ở Cửa Bạng, thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Phần, Việt Nam. Những giáo sĩ này nói thông thạo tiếng Việt nên thu hút được một số tân tòng khiến cho đạo Công Giáo phát triển mạnh trong quần chúng Việt Nam.

Năm 1658, Giáo Hoàng phong Linh mục Pallu và Lambert de la Motte, người Pháp, làm Giám mục đảm trách việc truyền bá đạo Công Giáo ở Đông Dương và cai quản giáo phận Đàng Trong (Miền Nam) và Đàng Ngoài (Miền Bắc). Hai giáo phận này được thành lập vào năm 1659.

Các giáo sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha không chịu làm việc dưới quyền điều khiển của hai Giám mục người Pháp, Pallu và Lambert de la Motte. Nên đến năm 1862, Giáo Hoàng ra lệnh cho các Giáo sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha rút ra khỏi Việt Nam. Đến năm 1864, Giáo Hoàng cho phép Hội Truyền Giáo Thừa Sai Paris đến Việt Nam và độc quyền truyền đạo Công Giáo cho xứ này. Đến năm 1933, Linh mục Nguyễn Bá Tòng được phong làm Giám mục cho giáo phận Phát Diệm. Linh mục Nguyễn Bá Tòng là người Việt đầu tiên được giữ chức vụ cao cấp này.

Năm 1960, Giáo Hoàng Gioan XXIII ra sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chia làm 3 Tổng Giáo Phận: (1) Tổng Giáo Phận Hà Nội do Tổng Giám Mục Trịnh Như  Khuê cai quản. (2) Tổng Giáo Phận Huế do Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục cai quản. (3) Tổng Giáo Phận Sài Gòn do Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình cai quản.

Năm 1976, sau khi nước Việt Nam thống nhất, Linh mục Trịnh Như Khuê được bổ nhiệm chức vụ Hồng Y. Linh mục Trịnh Như Khuê là vị Hồng Y người Việt đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Lúc ban đầu, Giáo Hội Công Giáo có một số giáo lý không thích hợp với phong tục và tập quán cổ truyền của Việt Nam; như cấm giáo dân thờ cúng cha mẹ, ông bà tổ tiên, nên đã gây ra sự nghi kỵ trong giới vua chúa quan quyền Việt Nam. Sự nghi kỵ này đã đưa đến việc cấm đạo và bắt bớ đạo khủng khiếp, nhất là trong thời trị vì của các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự  Đức (1833-1883). Vào ngày 6-1-1833, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo Công Giáo trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chiếu chỉ này bắt giáo dân Công Giáo phải bỏ đạo. Các linh mục Việt Nam không bỏ đạo bị khắc chữ trên trán và lưu đày đến những nơi rừng thiêng nước độc. Giáo sĩ ngoại quốc vào Việt Nam giảng đạo bất hợp pháp sẽ bị tử hình. Cuộc cấm đạo này đã làm cho một số giáo dân Công Giáo phải bị tù đày, bị tra tấn dã man, có khoảng 130.000 giáo dân phải chịu tuận đạo. Khi bị áp lực của chánh phủ Pháp, Sứ thần Phan Thanh Giản đại diện cho Hoàng Triều Việt Nam ký hoà ước với Pháp vào ngày 5-6-1862. Theo hoà ước này, Việt Nam nhường cho người Pháp Côn Đảo và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm có tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Hòa ước này cho người Pháp và người Tây Ban Nha được tự do vào Việt Nam giảng đạo, và cho phép dân Việt Nam tự do theo đạo Công Giáo. Nhờ hòa ước Nhâm Tuất (1862) cùng với hòa ước Giáp Tuất (1874) và Giáp Thân (1884) mà đạo Công Giáo không còn bị các vua chúa Việt Nam bắt bớ sát hại thêm nữa.

Dầu phải trải qua các cuộc bách hại thảm khốc, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn tồn tại mạnh cho đến ngày nay với khoảng 8.000.000 giáo dân, tính vào khoảng năm 2008.

 

H68.  Hội Thánh Tin Lành Việt Nam thành lập vào năm nào?

 

Năm1887, Mục sư Tiến sĩ Albert Benjamin Simpson sáng lập Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (The Christian and Missionary Alliance) tại Hoa Kỳ. Trong thời gian Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp vừa mới thành lập, Mục sư A. B. Simpson xem Việt Nam là một trong những công trường truyền giáo ưu tiên của Giáo Hội ở Á Châu.

Năm 1893, Mục sư A. B. Simpson đến Singapore để gặp Giáo sĩ David Lelacheur, Trưởng Đoàn Truyền Giáo Liên Hiệp Á Châu, người vừa viếng thăm thành phố Sài Gòn. Mục đích của cuộc gặp gỡ này là để nghe Giáo sĩ Lelacheur tường trình lại cuộc thăm viếng Sài Gòn vừa qua. Trong cuộc tường trình này, Giáo sĩ David Lelacheur cho Mục sư  A. B. Simpson biết là cánh cửa giảng Tin Lành cho người Việt Nam đã mở; người Việt sẵn lòng nghe khi Tin Lành đem đến giảng cho họ.

Sau khi nghe lời tường trình của Giáo sĩ Lelacheur, Mục sư A. B. Simpson nóng lòng muốn gửi giáo sĩ qua Việt Nam truyền giáo ngay liền sau đó, nhưng không thể thực hiện được, vì theo khoản 9 của Hòa Ước Giáp Tuất, và khoản 14 của Hòa Ước Giáp Thân ký kết giữa Chánh phủ Pháp và triều đình Việt Nam thì chỉ có giáo sĩ người Pháp và Tây Ban Nha mới có quyền truyền giáo trong nước Việt Nam mà thôi. Khi về đến Hoa Kỳ, Mục sư A. B. Simpson liền phái Giáo sĩ C. H. Reeves đến Trung Hoa để thành lập một cơ sở truyền giáo ở Quảng Tây, kế cạnh nước Việt Nam. Việc thành lập cơ sở truyền giáo này là nhằm mục đích làm điểm tựa để đem Tin Lành đến 20 triệu người Việt Nam xuyên qua biên giới Việt Hoa.

Năm 1897, Giáo sĩ C. H. Reeves vượt biên giới Hoa Việt để thăm viếng một tiền đồn của quân đội Pháp ở tỉnh Lạng Sơn, Bắc Phần, Việt Nam. Giáo sĩ C. H. Reeves được sĩ quan và binh lính Pháp đón tiếp tử tế.

Năm 1899, Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp phái Giáo sĩ R. A. Jaffray từ Hoa Nam, Trung Hoa, dùng thuyền theo sông Hồng đến Hà Nội để tìm nơi đặt cơ sở truyền giáo, nhưng không được chánh quyền Pháp hoan nghênh. Giáo sĩ R.A. Jaffray phải trở lại Trung Hoa.

Năm 1902, Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp gửi Ông Bà Giáo sĩ Sylvian Dayan, người Gia Nã Đại nói tiếng Pháp, đến Hải Phòng để truyền giáo, nhưng không ở được lâu vì cũng bị chánh quyền Pháp chống đối, nên phải rời bỏ Việt Nam sang Trung Hoa.

Năm 1911, Giáo sĩ R. A. Jaffray lại đưa dẫn Giáo sĩ Paul M. Hosler và Giáo sĩ G. Lloyd Hughes đến Đà Nẵng để lập cơ sở truyền giáo. Lần này họ tiếp xúc với Giáo sĩ  Bonnet để mua lại cơ sở của Thánh Thư Công Hội Anh Quốc (British and Foreign Bible Society), tọa lạc ở góc đường Khải Định và Nguyễn Hoàng để làm cơ sở truyền giáo mà không gặp một cản trở nào từ chánh quyền Pháp.

Sau khi tạo mãi được cơ sở, Giáo sĩ R. A. Jaffray, Giáo sĩ Paul M. Hosler và Giáo sĩ G. Lloyd Hughes qua Hương Cảng để chuẩn bị cho công cuộc truyền giáo lâu dài ở Việt Nam. Sau đó, Giáo sĩ R. A. Jaffray được giao phó một nhiệm vụ khác, nên không trở lại Việt Nam được. Giáo sĩ G. Lloyd Hughes được phái đi truyền giáo ở Trung Hoa, rồi qua đời ở đó. Chỉ có Ông Bà Giáo sĩ Paul M. Hosler trở lại Đà Nẵng học tiếng Việt để bắt đầu công tác truyền giảng Tin Lành cứu rỗi cho đồng bào Việt Nam mà không gặp một một cản trở nào từ chánh quyền Pháp.

Sau khi thấy tình hình có vẻ thuận lợi cho công cuộc truyền giáo, vào năm 1912, Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp gửi thêm hai giáo sĩ người Mỹ đến Đà Nẵng. Từ năm 1913 đến năm 1914, Hội Truyền Giáo gửi thêm một giáo sĩ  người Anh, hai giáo sĩ người Na-Uy và bốn giáo sĩ người Gia Nã Đại đến Việt Nam để thành lập thêm cơ sở truyền giáo ở Hội An.

Năm 1914, đệ nhất thế chiến bùng nổ. Sang đầu năm 1915, các giáo sĩ của Hội Phúc Âm Liên Hiệp mở thêm được cơ sở truyền giáo ở Hà Nội và Hải Phòng.

Trong thời gian thế giới đại chiến thứ nhất, chánh quyền Pháp nghi ngờ các giáo sĩ của Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp có thể làm điệp viên cho Đức, nên đến cuối năm 1915, chánh quyền Pháp trục xuất 4 giáo sĩ có tên bằng tiếng Đức ra khỏi Việt Nam. Các giáo sĩ bị trục xuất gồm có Giáo sĩ E. F. Irwin, Ông Bà Giáo sĩ Hosler và Giáo sĩ A. H. Birkel. Ngoài việc trục xuất giáo sĩ, chánh quyền Pháp còn ra nghị định đóng cửa các nhà thờ và các cơ sở truyền giáo chỉ trừ cơ sở truyền giáo ở Đà Nẵng. Cũng ở cuối năm 1915 này, Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp đã thành lập được chi hội Quế Sơn, Hội An, Trường An, Đại An, Qui Nhơn, Nam Ô, Vinh, Nha Trang, Ninh Hòa, Cẩm Long và Quảng Ngãi.

Năm 1916, Giáo sĩ R. A. Jaffray, đại diện Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp, từ Hoa Nam đến hội kiến với vị Toàn Quyền Đông Dương, để bảo đảm rằng các hoạt động của giáo sĩ thuộc Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp đều thuần túy tôn giáo; không làm chính trị chống lại nhà nước bảo hộ. Sau cuộc hội kiến này, chánh quyền Đông Dương cho phép các giáo sĩ hoạt động trở lại bình thường ở Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh ở Nam Kỳ, Việt Nam.

Năm 1918, lớp Kinh Thánh đầu tiên được tổ chức học trong một chuồng ngựa cũ nằm trong khuôn viên của Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp ở Đà Nẵng. Chương trình thần đạo của trường theo khuôn mẫu với trường Kinh Thánh Nyack của Hội Phúc Âm Liên Hiệp ở Hoa Kỳ.

Năm 1921, trường Kinh Thánh Đà Nẵng chính thức thành lập ở phía sau nhà thờ Đà Nẵng do Giáo sĩ  D. I. Jeffrey làm đốc học.

Vào năm thứ ba của Hoàng Triều Bảo Đại, Hội Đồng Cơ Mật của Triều Đình Bảo Đại ra chỉ dụ cấm đạo Tin Lành và đạo Cao Đài hoạt đọâng ở Trung Kỳ. Hoàng Triều Việt Nam sợ rằng khi đạo Cao Đài và đạo Tin Lành lớn mạnh thêm lên sẽ có người lợi dụng hai đạo này để làm chánh trị lật đổ chánh quyền gây cảnh lầm than cho đất nước và khốn khổ cho dân gian. Bởi chỉ dụ cấm đạo này giáo sĩ Mỹ không đươc giảng đạo, một số tín hữu Tin Lành bị bắt, bị đánh đập và bị bỏ tù. Mục sư Phan Đình Liệu bị bắt 4 lần và bị kết án 6 tháng tù khổ sai. Mục sư Ông Văn Huyên và Đặng Ngọc Cầu bị bắt ở đảo Lý Sơn rồi bị kết án 3 tháng tù khổ sai, vì đã cãi lệnh cấm đạo của Triều Đình. Trong thời gian cấm đạo, chánh quyền vào nhà tín hữu hăm dọa, tịch thâu Kinh Thánh và bắt tín đồ ký giấy bỏ đạo. Việc bắt bớ đạo Tin Lành ở Việt Nam đến tai Giáo Hội Tin Lành ở Pháp. Giáo Hội Tin Lành Pháp liền đòi hỏi Quốc Hội Pháp phải có tự do tín ngưỡng cho vùng Đông Nam Á. Đến tháng 12 năm 1929, quan Nhiếp Chánh của Hoàng Triều Bảo Đại và quan Khâm Sứ của Toàn Quyền Đông Dương đồng ký sắc lệnh cho các tôn giáo được tự do giảng đạo nhưng phải có giấy phép của Tòa Khâm Sứ.

Năm 1926, Kinh Thánh Cựu và Tân Ước bằng Việt Ngữ được xuất bản. Bản dịch này do nhà văn Phan Khôi và Ông Bà Giáo sĩ Cadman làm việc ròng rã trên 10 năm mới hoàn tất.

Năm 1927, Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp có được 27 giáo sĩ, nên đã mở thêm được cơ sở truyền giáo ở Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Sài Gòn, Biên Hòa, Mỹ Tho, Cần Thơ, Sa Đéc, Vĩnh Long, Rạch Giá, Nam Vang và Battambang. Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp đã thành lập được 74 chi hội với 4.326 tín hữu ở ba miền Nam, Trung, Bắc Việt Nam và Kampuchia.

Hội Đồng Tổng Liên đầu tiên của tín hữu Tin Lành Việt Nam nhóm lại từ ngày 5 đến ngày 13 tháng 3 năm 1927, tại Đà Nẵng, có 50 đại biểu từ 57 chi hội đến tham dự. Hội Đồng này biểu quyết kết hợp các chi hội ở toàn cõi Việt Nam lại để chính thức thành lập Giáo Hội Tin Lành Việt Nam mà không lệ thuộc Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp với danh hiệu là Hội Tin Lành Đông Pháp. Hội Đồng bầu Mục sư Hoàng Trọng Thừa làm Hội Trưởng, Mục sư Trần Dĩnh làm Phó Hội Trưởng, Mục sư Dương Nhữ Tiếp làm Thư Ký, Ông Trần Thành Long làm Thủ Quỹ và Mục sư Lê Văn Long làm Nghị Viên. [Vào năm 1936, Hội Tin Lành Đông Pháp tu chính nội quy lần thứ nhất đổi danh xưng lại thành Hội Tin Lành Việt Nam Đông Pháp. Sau sự sụp đổ của chế độ thực dân Pháp vào cuối thế chiến thứ hai, Hội Tin Lành Việt Nam Đông Pháp đổi tên lại là Hội Tin Lành Việt Nam. Hội Đồng Tổng Liên Hội nhóm lại vào năm 1950 biểu quyết dùng danh hiệu “Hội Thánh Tin Lành Việt Nam” (The Vietnam Evangelical Church). Danh hiệu này được dùng cho đến ngày nay].

Hội Đồng Tổng Liên nhóm lại ngày 26/06/1928 thông qua bản nội quy của Hội Tin Lành Đông Pháp. Bản nội quy này nhấn mạnh các lẽ đạo chính như tái sinh, thánh hóa, Chúa chữa bệnh và Đấng Christ tái lâm. Bốn lẽ đạo này được tượng trưng bằng hình thập giá, chim bồ câu, bình dầu và vương miện. Bản nội quy còn ấn định “người muốn làm báp-têm để trở thành thuộc viên của Hội Tin Lành không những phải ăn năn thật và tin nhận Đức Chúa Giê-su Christ làm Cứu Chúa mình, nhưng phải thường xuyên nhóm lại với Hội thánh để nghe và học biết về Tin Lành . . . làm chứng trước mặt người đời. Ngoài các nghĩa vụ khác còn phải vui lòng đóng góp tài chính cấp dưỡng Hội thánh. Người ấy phải từ bỏ dùng á phiện, thuốc điếu, cờ bạc, mê tín dị đoan, xin xăm, bói toán và phong thủy. Dẹp bỏ hình tượng, không thờ cúng ông bà, không buôn bán thuốc hút, nhang đèn hay tiền mã.”

Chương IV của bản nội quy xác định Hội Tin Lành Việt Nam “công nhận Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp [The Christian and Missionary Alliance] là mẫu hội, hứa nguyện theo Tin Lành và những lẽ thật thuộc linh do Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp truyền dạy. Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp nhìn nhận Hội Tin Lành Đông Pháp là Giáo Hội tự trị và tự lập. Có tổ chức riêng rẽ và độc lập với Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp, có quyền tự trị mà không lệ thuộc vào mẫu hội. Nhưng hai Giáo Hội là một trong Đức Chúa Giê-su Christ. Hai Giáo Hội đều có cùng một mục đích đem Tin Lành cứu rỗi đến cho các dân tộc ở Đông Dương. Hai Giáo Hội sẵn sàng giúp nhau để đem đến kết quả vinh hiển danh Chúa.” Điều khoản chót của bản nội quy xác định rằng người có hành động phản nghịch chống chính phủ không được làm hội viên của Hội Tin Lành Đông Pháp.

Sau khi Hội Đồng bế mạc, Hội Tin Lành Việt Nam đệ trình bản nội quy lên Toàn Quyền Đông Dương xin thừa nhận.

Hội Tin Lành Việt Nam bắt đầu rao truyền ơn cứu rỗi của Đức Chúa Giê-su đến đồng bào người dân tộc từ năm 1932. Tính đến khoảng năm 1954 thì Tin Lành đã được truyền đến người dân tộc tại các vùng như Hòa Bình, Lạng Sơn, Phú Bổn, Quảng Đức, Bình Long, Phước Long, Pleiku, Đơn Dương, Bảo Lộc, Ba Ngòi, Phan Rang, Phan Rí, Di Linh, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, An Điềm, Khe Sanh và Túc Trưng. Công tác truyền giáo này được Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp tài trợ và đảm trách bởi các vị sau đây: Mục sư Phạm Xuân Tín, Mục sư Phạm Văn Năm, Mục sư Chung Khâm Lộc, Mục sư  Đặng Văn  Sung, Mục sư Lê Khắc Cung, Mục sư Nguyễn Hậu Nhương, Mục sư Trương Văn Tốt, TG Nguyễn Liên Lực, Mục sư Hồ Hiếu Hạ, Mục sư  Điểu Huynh, Mục sư Trần Văn Tùng, Mục sư Huỳnh Văn Kiểm, Mục sư Trương Văn Sáng, Mục sư  Phan Văn Xuyến, Mục sư Phạm Xuân Hiển, Mục sư Nguyễn Quang Thuận, Mục sư  Nguyễn Hậu Lương . . .

Năm 1935, Hội Tin Lành Việt Nam có 35 mục sư, 85 truyền đạo và 63 chi hội ở rải rác khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, Việt Nam.

Năm 1938, Hội Tin Lành Việt Nam có 121 chi hội và 10.617 tín hữu.

Năm 1939, Toàn Quyền Đông Dương công nhận bản nội quy của Hội Tin Lành Việt Nam.

Năm 1942, Toàn Quyền Đông Dương Jean Decoux gửi văn thư đến Mục sư Hội Trưởng Lê Đình Tươi nhìn nhận Hội Tin Lành Việt Nam là một tôn giáo hợp pháp được tự do truyền giảng Tin Lành trên toàn cõi Đông Dương.

Trong thời gian có cuộc Thế Giới Đại Chiến thứ hai, Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp có 74 giáo sĩ ở Việt Nam, Kampuchia, Lào và Đông Thái Lan. Vì tình hình chiến sự sôi động của thế chiến thứ hai có phần nguy hiểm cho giáo sĩ, nên vào ngày 2/8/1941, Ủy Ban Truyền Giáo ở Nữu Ước đánh công điện chỉ thị các giáo sĩ và gia đình phải về Mỹ hay di tản qua Phi Luật Tân, nhưng có 68 giáo sĩ cùng 31 trẻ em tình nguyện ở lại. Đến tháng 4 năm 1943, nhà chức trách Nhật ra lệnh quản thúc tất cả giáo sĩ  Mỹ (chỉ trừ Ông Bà Giáo sĩ Jean Funé vì có quốc tịch Pháp) vào một trại binh của Pháp ở Mỹ Tho. Sau khi quân Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, các giáo sĩ  được đưa lên Sài Gòn để về Mỹ. Ông Bà Giáo sĩ  E. F. Irwin, Ông Bà Giáo sĩ D. I. Jeffrey và Ông Bà Giáo sĩ Cadman tình nguyện ở lại Việt Nam để chăm sóc anh em tín hữu. Đến tháng tư năm 1946, Bà Cadman qua đời và được an táng ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Sài Gòn. Sau đó Ông Cadman cũng qua đời vào ngày 7/12/1948, được Tổng Liên Hội, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam an táng ở Đà Lạt. Ông Bà Giáo sĩ Cadman có để di chúc dâng hiến tài sản của mình cho Hội Tin Lành Việt Nam. Hội Tin Lành Việt Nam dùng tài sản này để xây cất Cô Nhi Viện Hòn Chồng, Nha Trang, trên mãnh đất 18 mẫu với sự giúp đỡ của Quỹ Nhi Đồng Quốc Tế. Cô Nhi Viện Hòn Chồng khánh thành ngày 4 tháng 9 năm 1953, và bắt đầu nuôi dưỡng 27 em cô nhi, con của mục sư và truyền đạo, và 11 em cô nhi, con của tín hữu.

Năm 1954, chiến tranh Việt Pháp chấm dứt. Đất nước Việt Nam bị chia ra làm hai miền ở vĩ tuyến 17. Phía bắc vĩ tuyến 17 thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Phía nam vĩ tuyến 17 thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Các chi hội của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam ở bắc vĩ tuyến 17, họp lại để thành lập một Giáo Hội riêng lấy tên là “Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc.” Các chi hội của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam ở nam vĩ tuyến 17 vẫn coi mình trực thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam như trước kia.

Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc bầu Mục sư Dương Tự Ấp làm Hội Trưởng đầu tiên. Sau khi Mục sư Dương Tự Ấp qua đời, Mục sư  Hoàng Kim Phúc lên kế vị, rồi đến Mục sư Bùi Hoành Thử. Trong lúc này, Hội Thánh Tin Lành Miền Bắc có khoảng vài ngàn tín hữu, 20 chi hội, 13 mục sư .

Năm 1955 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tổ chức Hội Đồng Tổng Liên tại nhà thờ Tin Lành Gia Định. Trong ngày khai mạc Hội Đồng, Mục sư Bùi Trí Hiền dẫn mật vụ của chánh quyền Ngô Đình Diệm vào toan định bắt Mục sư Hội Trưởng Lê Văn Thái tại tòa giảng. Mục sư Hiền tố cáo Mục sư Hội Trưởng Lê Văn Thái thân Cộng Sản. Mục sư Hội Trưởng Lê Văn Thái nói với Mục sư Hiền và toán mật vụ của chánh quyền Ngô Đình Diệm là Ông sẵn sàng cho họ bắt nếu có trát lệnh của chánh án địa phương. Mục sư Hiền và các nhân viên mật vụ của chánh quyền Ngô Đình Diệm rút lui. Họ hẹn sẽ trở lại với trát lệnh của chánh án, nhưng họ không bao giờ trở lại.

Năm 1960, Mục sư Lê văn Thái từ chức Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, sau 19 năm ở trong chức vụ này. Kế đó, Mục sư Đoàn văn Miêng được Hội Đồng bầu vào chức vụ Hội Trưởng. Vào tháng 9 của năm này, Thánh Kinh Thần Học Viện Nha Trang được khánh thành để thay thế trường Kinh Thánh Đà Nẵng, do Mục sư  Ông Văn Huyên làm Viện trưởng.

Năm 1961, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam làm lễ kỷ niệm 50 năm Tin Lành đến Việt Nam.

Năm 1967, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam phát động phong trào Truyền Đạo Sâu Rộng với mục tiêu “Tất cả cho người chưa được cứu.”

Năm 1971, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam làm lễ kỷ niệm 60 năm Tin Lành đến Việt Nam.

Năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Đất nước thống nhất với danh xưng “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.” Tuy vậy, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam ở Miền Nam vẫn giữ nguyên tình trạng chia hai như trước năm 1975.

Năm 1976, Thần Học Viện Nha Trang bị chánh quyền đóng cửa. Tài sản của Thần Học Viện bị chánh quyền trưng dụng. Cũng trong năm này, Hội Đồng Tổng Liên Hội lần thứ 42 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, bầu Mục sư Ông Văn Huyên vào chức vụ Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.

Năm 1988, chánh quyền cho phép mở lớp đào tạo người hầu việc Chúa cho Hội Thánh Tin Lành Miền Bắc. Mục sư Nguyễn Hậu Nhương và Mục sư Phạm Xuân Thiều, thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam ở Miền Nam, được ra HTTLVN Miền Bắc dạy Thánh Kinh Thần Học cho khóa đào tạo này, từ năm 1988 đến năm 1993.

Năm 1994, chính quyền cho phép Hội Thánh Tin Lành Việt Nam ở Miền Nam in 85.000 quyển Kinh Thánh Cựu và Tân Ước, 65.000 quyển Kinh Thánh Tân Ước, 25.000 Thánh Ca, 80.000 sách Phúc Âm và 120.000 sách chuyện tích Kinh Thánh.

Năm 2000, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) soạn thảo Bản Hiến Chương mới cho Hội Thánh. Ban Trị Sự Tổng Liên đệ trình lên chính quyền để xin chấp nhận. Ngày 16-3-2000, Ban Tôn Giáo Chính Phủ công nhận Tư Cách Pháp Nhân của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam và cho phép Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được hoạt động theo Hiến Chương đã đệ trình lên  chính phủ.

Hội Đồng Tổng Liên Hội của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam), họp lần thứ 43, từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 2 năm 2001, tại Thánh đường Tin Lành 155 Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh. Hội Đồng này thông qua Bản Hiến Chương mới và bầu Mục sư Phạm Xuân Thiều làm Hội Trưởng, Mục sư Dương Thạnh làm Đệ Nhất Phó Hội Trưởng, và Mục sư Tăng Văn Hi làm Đệ Nhị Phó Hội Trưởng. Đến ngày 24-6-2002, Mục sư Hội Trưởng Phạm Xuân Thiều đột ngột từ trần tại tư thất sau một cơn đau tim. Mục sư Phó Hội Trưởng Dương Thạnh lên giữ chức vụ Quyền Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.

Hội Đồng Tổng Liên lần thứ 32 của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc đã được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2004 để bầu Ban Trị Sự Tổng Hội. Thành phần Ban Trị Sự mới của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc gồm có: Hội Trưởng Mục sư Phùng Quang Huyến, Phó Hội Trưởng Giảng sư Nguyễn Gia Huấn, Tổng Thư Ký Giảng sư Âu Quang Vinh, Tổng Thủ Quỹ Giáo sư  Nguyễn Đức Hồng và 9 Ủy Viên.

Năm 2005, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) tổ chức Hội Đồng Tổng Liên lần thừ 44, từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 3, tại Thánh Đường Tin Lành, 155 Trần Hưng Đạo, Thành phố Hồ Chí Minh, để bầu Ban Trị Sự Tổng Liên Hội cho nhiệm kỳ 2005-2009. Thành phần Ban Trị Sự mới đắc cử gồm có: Hội Trưởng Mục sư Thái Phước Trường, Đệ nhứt Phó Hội Trưởng Mục sư Ngô Văn Bửu, Đệ nhị Phó Hội Trưởng Mục sư Tăng Văn Hi, Tổng Thư Ký Mục sư  Lê Văn Thiện, Phó Tổng Thư Ký Mục sư Lê Cao Quý, Tổng Thủ Quỹ Mục sư Phan Quang Thiệu, Phó Tổng Thủ Quỹ Mục sư Phan Vĩnh Cự và 16 Nghị Viên.

Vào cuối năm 2005, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam ở Miền Nam có 273 mục sư và truyền đạo, 282 chi hội và 800.000 tín hữu ở khắp nơi từ vĩ tuyến 17 trở vào nam. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc có khoảng 995 hội thánh người sắc tộc, 20 hội thánh người Kinh, 13 mục sư và truyền đạo với vài ngàn tín hữu người Kinh.

 

H69.  Tại sao phải gọi là Giáo Hội Công Giáo La Mã?

 

Người ta thường tưởng chỉ có Giáo Hội Công Giáo La Mã là Giáo Hội Công Giáo duy nhất trên thế giới. Thật ra ở Đông Phương có nhiều Giáo Hội Công Giáo khác như Giáo Hội Công Giáo Armenia, Giáo Hội Công Giáo Maronia, Giáo Hội Công Giáo Ukrain . . . Các Giáo Hội Công Giáo này do các sứ đồ thành lập hồi thế kỷ thứ nhất, không có liên hệ với Công Giáo La Mã và cũng không phục tùng Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo La Mã. Họ có các nghi lễ, quy luật và cách hành đạo riêng không giống với Công Giáo La Mã.

Người ta gọi Giáo Hội Công Giáo La Mã để chỉ Giáo Hội Công Giáo trực thuộc Giáo Hoàng ở La Mã.

 

H70.  Những điều gì giống nhau giữa Công Giáo La Mã và Tin Lành?

 

Giáo Hội Công Giáo La Mã và Tin Lành có những niềm tin giống nhau như sau:

 

  1. Tin Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, sáng tạo muôn loài vạn vật.
  2. Tin Đức Chúa Trời Ba Ngôi gồm có Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Ba Ngôi hiệp lại thành một Đức Chúa Trời.
  3. Tin Đức Chúa Giê-su là Con độc sinh của Đức Chúa Trời, và là Đức Chúa Trời Ngôi Hai nhập thể có bản chất thần tánh và bản chất nhân tánh hoàn toàn.
  4. Tin Đức Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế chịu chết trên thập tự giá đền tội cho nhân loại. Ngài đã sống lại và thăng thiên về trời. Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết.
  5. Tin Bà Ma-Ri là một người nữ đồng trinh, chịu thai bởi Đức Thánh Linh, hạ sanh Đức Chúa Giê-su.
  6. Tin có sự sống lại của thân thể và sự sống đời đời.
  7. Tin Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi (thần ứng) và soi dẫn.

 

H71.  Những điều gì khác nhau giữa Công Giáo La Mã và Tin Lành?

 

Công Giáo La Mã và Tin Lành có nhiều điều khác biệt với nhau. Tín hữu Công Giáo tin và thi hành, nhưng tín hữu Tin Lành không tin và không thi hành các điều sau đây:

  1. Không tin Bà Ma-ri là mẹ Đức Chúa Trời.
  2. Không tin hồn xác Bà Ma-ri về trời.
  3. Không tin Bà Ma-ri đồng trinh suốt đời.
  4. Không tin Bà Ma-ri là Cứu Chúa Phụ (Co-Savior).
  5. Không tin Bà Ma-ri là Đấng Trung Bảo.
  6. Không tin Bà Ma-ri vô nhiễm nguyên tội.
  7. Không tin thánh Phi-e-rơ là Giáo Hoàng đầu tiên.
  8. Không tin Giáo Hội Công Giáo La Mã hay Giáo Hoàng có ơn Bất Khả Ngộ.
  9. Không tin lời của Giáo Hoàng có thẩm quyền ngang hàng với Kinh Thánh.
  10. Không tin lời thánh truyền có thẩm quyền như lời Kinh Thánh.
  11. Không tin có Luyện Ngục để hành phạt tín hữu quá cố trước khi được lên thiên đàng.
  12. Không tin cầu nguyện cho người chết ở Luyện Ngục để giúp họ sớm được lên thiên đàng.
  13. Không tin chịu lễ báp têm là để rửa tội.
  14. Không tin phải làm thêm điều lành thánh thiện do Giáo hội ấn định để được cứu.
  15. Không tin bánh và rượu của tiệc thánh trở thành thịt và huyết thật của Đức Chúa Giê-su.
  16. Không cầu nguyện với bà Ma-ri và các Thánh.
  17. Không thờ phượng hình tượng Chúa và các Thánh.
  18. Không thờ phượng bà Ma-ri và các Thánh.
  19. Không chấp nhận thẩm quyền của Giáo Hoàng.
  20. Không thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ,Thành Hoàng và anh hùng liệt sĩ.

 

H72.  Giáo Hội Công Giáo La-mã và Giáo Hội Tin Lành có các Thánh Lễ (Bí tích) như nhau không?

 

Giáo Hội Công Giáo La-mã và Chánh Thống Giáo Đông Phương tin rằng Đức Chúa Giê-su đã ban cho Giáo Hội bảy Thánh Lễ (Bí tích) như sau:

 

  1. Bí-Tích Truyền Chức Thánh:

Truyền chức linh mục cho tu sĩ.

  1. Bí-Tích Rửa Tội:

Để rửa tội tổ tông và tội riêng.

  1. Bí-Tích Thêm Sức:

Để nhận lãnh ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.

  1. Bí-Tích Giải Tội:

Để được tha tội đã phạm sau khi nhận Bí-Tích Rửa Tội.

  1. Bí-Tích Xức Dầu Bệnh Nhân:

Linh mục xức dầu cho tín hữu đang hấp hối trên giường bệnh để tẩy sạch tội lỗi trước  khi chết.

  1. Bí-Tích Thánh Thể:

Ky-tô hữu ăn bánh và uống chén để thông công với sự đau đớn của Chúa Giê-su.

  1. Bí-Tích Hôn Phối:

Để kết hợp nam và nữ thành vợ chồng.

 

Các Giáo Hội Tin Lành tin rằng Đức Chúa Giê-su chỉ ban cho Hội Thánh hai Thánh Lễ (Bí-Tích) mà thôi. Hai thánh lễ đó là Báp-têm (Bí-Tích Rửa Tội) và Tiệc Thánh (Bí-Tích Thánh Thể).

 

H73.  Sách Giáo lý Công Giáo có dạy mười điều răn đúng theo Kinh Thánh Công Giáo không?

 

Sách Giáo lý Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, do Cơ Sở Dân Chúa ở Gretna, Louisiana, Hoa Kỳ, xuất bản năm 1984, trang 114, dạy mười điều răn như sau:

 

Thứ nhất:    Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.

Thứ hai:      Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.

Thứ ba:       Giữ ngày Chúa Nhật .

Thứ tư :       Thảo kính cha mẹ.

Thứ năm:    Chớ giết người.

Thứ sáu:     Chớ làm sự dâm dục.

Thứ bảy:     Chớ lấy của người.

Thứ tám:     Chớ làm chứng dối.

Thứ chín:    Chớ muốn vợ chồng người.

Thứ mười:   Chớ tham của người.

 

Mười điều răn ghi trong Kinh Thánh Công Giáo ở sách Xuất hành 20:3-17, theo bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn, Dòng Chúa Cứu Thế như sau:

 

  1. Ngươi sẽ không có những thần khác trước nhan ta.
  2. Ngươi sẽ không tạc tượng thần, tạc hình vật gì nơi trời bên trên hay nơi đất bên dưới, hay trong nước bên dưới đất. Ngươi sẽ không thờ lạy chúng và phụng sự chúng, vì Ta, Yavê, Thiên Chúa của ngươi. Ta là Thiên Chúa ghen tuông phạt tội cha ông trên con cháu đến ba bốn đời, đối với những ai thù ghét Ta, và giữ nghĩa dư ngàn với những ai yêu mến Ta và giữ các lịnh truyền của Ta.
  3. Ngươi sẽ không hư từ nêu danh Yavê, Thiên Chúa của ngươi vì Yavê sẽ không dung kẻ hư từ nêu danh Người.
  4. Ngươi hãy nhớ đến ngày hưu lễ để tác thánh ngày ấy. Trong sáu ngày ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Nhưng ngày thứ bảy là hưu lễ kính Yavê Thiên Chúa của ngươi, ngươi sẽ không làm bất cứ việc nào, ngươi và con trai con gái ngươi, tớ trai tớ gái của ngươi, thú vật của ngươi và khách ngụ cư ở bên trong cổng thành ngươi. Vì trong sáu ngày, Yavê đã làm nên trời, đất, biển và tất cả mọi sự trong các nơi ấy, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy; bởi thế Yavê đã chúc lành cho ngày thứ bảy và tác thánh nó.
  5. Hãy trọng kính cha mẹ ngươi, ngõ hầu đời ngươi được kéo dài trên thửa đất Yavê Thiên Chúa của ngươi sắp ban cho ngươi.
  6. Ngươi sẽ không giết người.
  7. Ngươi sẽ không ngoại tình.
  8. Ngươi sẽ không trộm cắp.
  9. Ngươi sẽ không làm chứng gian cáo tội đồng loại.
  10. Ngươi sẽ không mê muốn nhà cửa của đồng loại. Ngươi sẽ không mê muốn vợ của đồng loại, tớ trai tớ gái của nó, bò lừa của nó, và bất cứ vật gì của nó.

 

Nếu đem so sánh mười điều răn của sách Giáo Lý Công Giáo và mười điều răn của Kinh Thánh Công Giáo,  nhận thấy điều răn “Cấm tạc tượng và thờ lạy hình tượng,” có trong Kinh Thánh Công Giáo, nhưng không có trong sách Giáo Lý Công Giáo.

 

H74.  Kinh Thánh Cựu Ước của Công Giáo La Mã có bao nhiêu sách nhiều hơn Kinh Thánh Cựu Ước của Tin Lành?

 

Kinh Thánh Cựu Ước của Công Giáo La Mã và Chánh Thống Giáo Đông Phương (Eastern Orthodox Church) có 7 sách nhiều hơn Kinh Thánh Cựu Ước của Giáo Hội Tin Lành. Bảy sách đó là Tôbya, Yuđita, I Macabê, II Macabê, Khôn ngoan, Huấn ca và Baruk. Các sách này không thuộc quy điển Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo, nhưng được Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận là những sách có thần ứng. Công Đồng Trent (1545-1563) thừa nhận các sách này là quy điển thứ của Cựu Ước được thần ứng. Sự thừa nhận sách Macabê 1 & 2 nhằm mục đích giúp Giáo Hội Công Giáo La Mã có kinh điển để hỗ trợ giáo lý Luyện Ngục và cầu nguyện cho người chết ghi ở sách II Macabê 2:45-46.

Giáo Hội Tin Lành không thừa nhận các sách nói trên với lý do là các sách đó không có trong Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo. Giáo Hội Tin Lành còn cho rằng giáo lý cầu nguyện cho người chết và luyện ngục là tà thuyết, không thích hợp với niềm tin của Giáo Hội Tin Lành.

Nên biết thêm là vào năm 90, Cộng Đồng Do Thái Giáo họp tại Jamnia minh định các sách: Tôbya, Yuđita, I Macabê, II Macabê, Khôn ngoan, Huấn ca và Baruk là những sách không hội đủ tiêu chuẩn để được kể là qui điển nên đã bị Cọâng Đồng này khước từ việc cho sáp nhập các sách đó vào bộ kinh Cựu Ước của Do Thái Giáo.

 

H75.  Có phải Thánh Phi-e-rơ (Phê-rô) là Giáo Hoàng đầu tiên?

 

Truyền thống Công Giáo cho rằng thánh Phi-e-rơ (Phê-rô) làm Giám mục thành La mã. Theo lịch sử của Giáo Hội, Thánh Phi-e-rơ bị Hoàng đế La Mã Nê-rô xử tử hình trên thập tự giá khoảng năm 67 hay 68.

Theo sử liệu, Hoàng đế La Mã Constantine lên ngôi kế vị vua cha vào năm 306. Sau khi đánh bại Hoàng đế Maxentius tại mặt trận Melvian vào năm 312, Hoàng đế Constantine bỏ Đa Thần Giáo La Mã để trở lại Cơ Đốc Giáo. Đông Giáo Hội (Eastern Orthodox Church) và Tây Giáo Hội (Roman Catholic Church) đều thuần phục hoàng triều Constantine đóng đô tại Constantinople (Istanbul), Thổ Nhĩ Kỳ.

Đến năm 337 Hoàng đế Constantine băng hà, Tây Đế Quốc La Mã càng ngày càng suy thoái và mất quyền lực. Giám mục La Mã là Innocent I nắm lấy cơ hội này lập ra thể chế Giáo Hoàng. Giám mục Innocent I tự tôn mình là Giáo Hoàng đầu tiên vào năm 401, và qua đời năm 407.

Vậy, Phi-e-rơ không phải là Giáo Hoàng đầu tiên của Công Giáo La Mã, vì người đã bị Hoàng đế Nê-rô giết chết vào khoảng 333 năm trước khi Công Giáo La Mã có thể chế Giáo Hoàng.

 

H76.  Giáo Hoàng có “Ơn bất khả ngộ.” Giáo Hoàng có phạm tội không?

 

Công Đồng Vatican năm 1870 công bố là Giáo Hoàng có “Ơn bất khả ngộ.” Theo sách Giáo lý Công Giáo của Hội đồng Giám Mục Việt Nam cho biết: “Ơn bất khả ngộ của Giáo Hoàng chỉ được áp dụng khi Ngài lấy quyền Thánh Phê-rô phán định điều gì về đức tin hay luân lý mà buộc toàn thể Hội Thánh phải tin hoặc phải giữ.”

Ngoài lãnh vực đức tin và luân lý ra, Giáo Hoàng không còn “Ơn bất khả ngộ” nữa. Tất nhiên, Giáo Hoàng vẫn sai lầm và phạm tội như lời của Linh mục Lương Minh Trí giải đáp cho một giáo dân thắc mắc về “Ơn bất khả ngộ” của Giáo Hoàng, đăng ở mục Hỏi Đáp của Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, xuất bản ở Carthage, Missouri, Hoa-Kỳ (dongcong. net 22-03-2003), nguyên văn như sau:

 

“Để kết luận Đức Giáo Hoàng ‘không có’ bất khả ngộ, ông không cần nói xa xôi làm chi. Ông xem TV thấy Đức Giáo Hoàng làm lễ cùng dân chúng đọc Kinh Cáo Mình và đấm ngực: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Ngài có sai lỗi mà nếu trước không có sai lỗi mà đọc Kinh Cáo Mình là mang tội nói dối Chúa. Hay ông có thể nêu lên: Đức Giáo Hoàng xưng tội hàng tuần, trong khi ấy nhiều tín đồ có thể cả ông cả tôi cả năm xưng tội một lần cũng chả thấy có tội gì để xưng. Có người trước khi xưng tội phải chửi mấy câu, nói dối mấy câu cho có tội mà xưng. Như thế, Đức Giáo Hoàng có tội lỗi rồi và còn biết mình có tội trong khi nhiều người không biết mình có tội! Có tội nghĩa là có phạm lỗi lầm! Có lỗi lầm thì không có ơn vô ngộ.”

 

H77.  Giáo Hoàng nào có vợ?

 

Theo truyền thống, Giáo Hội Công Giáo La Mã cho rằng thánh Phê-rô (Phi-e-rơ) là Giáo Hoàng đầu tiên của Công Giáo La Mã. Nếu thánh Phê-rô là Giáo Hoàng đầu tiên thì Giáo Hoàng này là người có vợ. Vì Tân Ước có đoạn ghi Chúa chữa lành bệnh cho bà gia Phê-rô như sau: “Vừa ra khỏi nhà hội, Ngài cùng Gia-cô-bê với Gioan vào nhà Si-môn và An-rê. Khi ấy mẹ vợ Phê-rô nằm liệt, đang cơn sốt. Chúa Giê-su lại gần, cầm tay bà đỡ dậy. Bệnh sốt lui ngay.”(Trích từ Phúc Âm Mát-cô 1:30 – Tân Ước – Bản Phổ Thông Va-ti-can 1959).

Phao-lô là một sứ đồ độc thân. Lúc viết thư gửi cho tín hữu ở Hội Thánh Cô-rinh-tô, ông tiết lộ là thánh Phê-rô có vợ bên cạnh khi đang hầu việc Chúa: “Ta không có phép dẫn một chị em phụ nữ cùng đi theo như các tông đồ khác, hoặc anh em Chúa và Kê-pha [Phê-rô] sao?”(I Cô-rinh 9:5 – Tân Ước – Bản Phổ Thông Va-ti-can 1959).

 

H78.  Giáo Hội Công Giáo La Mã có cho phép giáo dân thờ phượng Đức Mẹ Maria không?

 

Theo sách Giáo lý Công Giáo La Mã của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, do cơ sở Dân Chúa xuất bản và phát hành năm 1984 tại Gretna, Louisiana, Hoa-Kỳ, trang 137, cho biết Giáo Hội Công Giáo La Mã cấm giáo dân thờ Đức Mẹ Maria, nguyên văn như sau:

 

“Ta không được thờ Đức Mẹ Maria, vì người cũng là thụ tạo như ta.”

 

Cũng theo sách Giáo lý Công Giáo nói trên, trang 133, cho biết thêm: “Thờ loài thụ tạo là phạm tội nghịch cùng điều răn thứ nhất, ‘Ngươi sẽ không có những thần khác trước nhan Ta’” (Xuất Hành 20:3 – Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn).

Bài viết của Linh mục Lương Minh Trí, phụ trách mục Hỏi Đáp của Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, đăng trên Đồng Công.Net ngày 21-03-2003 cho biết, người Công Giáo không được thờ Đức Mẹ, nguyên văn như sau:

 

“Nếu hiểu cầu nguyện là một hành vi thờ phượng, thì chúng ta không được cầu nguyện Đức Mẹ, đơn giản vì chúng ta không thờ (adore, worship) Đức Mẹ.”

 

Theo sách Phúc Âm Hợp Tuyển Dẫn Giải, Gia Đình Học và Sống Phúc Âm, trang 11, do Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ tái bản tại Hoa Kỳ năm 1983, nơi phần dạy giáo lý có đưa ra câu hỏi: “Ta có được thờ Đức Mẹ Maria không?” Câu trả lời là: “Ta không được thờ Đức Mẹ Maria, vì Người cũng là thọ tạo như ta.”

Xét ra, Giáo Hội Công Giáo La Mã cấm thờ phượng Đức Mẹ Maria, nhưng rất ít giáo dân tuân theo.

 

H79.  Giáo Hội Công Giáo không cho thờ Đức Mẹ Maria. Tại sao tín hữu Công Giáo vẫn thờ Đức Mẹ Maria? Tại sao tín hữu Tin Lành không thờ Đức Mẹ Maria?

 

Tuy sách Giáo Lý Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dạy: “Không được thờ Đức Mẹ Maria, vì người cũng là thụ tạo như ta. Thờ loài thụ tạo là phạm tội nghịch cùng điều răn thứ nhất, ‘Ngươi sẽ không có các thần khác trước nhan ta.’” Nhưng đa số người Công Giáo vẫn còn thờ Đức Mẹ Maria. Chẳng qua vì có một số linh mục Công Giáo vẫn còn khuyên dạy tín hữu Công Giáo thờ Đức Mẹ Maria. Như bài viết của Linh mục Bình Giang, đăng trên Nguyệt San Dân Chúa, tháng 5/1995. Nguyên văn bài viết khuyến khích giáo dân Công Giáo thờ phượng Đức Mẹ như sau:

 

“Bởi vậy, tháng Hoa lại về, chúng ta hãy làm sống lại những truyền thống tốt đẹp trước bàn thờ Mẹ trong tổ ấm gia đình. Hãy trang hoàng bàn thờ Mẹ bằng hoa đẹp, bằng nến sáng; cùng nhìn lên để tôn vinh và khẩn cầu với Mẹ cho hạnh phúc gia đình và cho hòa bình thế giới. Hãy van nài Mẹ cho chúng ta được kinh nghiệm vòng tay từ mẫu của Người. Mỗi tối trong tháng Hoa, các phần tử trong gia đình hãy quì trước bàn thờ Mẹ, tràng hạt trong tay, sốt sắng dâng lên Mẹ những chuỗi ngọc mà Mẹ yêu thích nhất, và đừng quên rằng Mẹ sẽ đáp lại lòng thành của con cái. Một gia đình biết khuya sớm cầu khẩn Mẹ là một gia đình được hứa hẹn vòng tay Mẹ cho an vui, đầm ấm. Nếu có gia đình nào trên bờ vực thẳm của tan vỡ thì hãy chạy đến với Mẹ, Người sẽ hàn gắn vết thương và cứu vãn gia đình khỏi mối đe dọa ly tan. Chúng ta hãy làm cho tháng Năm này  thực sự là tháng của Mẹ, và tháng của Mẹ trong mỗi gia đình.”

 

Tín hữu Tin Lành không thờ phượng Đức Mẹ Maria vì Đức Mẹ Maria là loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Thờ loài thọ tạo của Đức Chúa Trời là vi phạm điều răn thứ nhất, “Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác”(Xuất 20:3).

 

H80.  Đức Mẹ Maria có quyền ban phước không?

 

Có nhiều giáo dân Công Giáo tưởng là Đức Mẹ Maria có quyền ban phước cho mình khi cầu xin. Nhưng theo lời dạy đạo của Linh mục Dominic Thuần, thì Đức Mẹ không có quyền ban phước cho giáo dân. Linh mục Thuần xác định giáo lý này trong một bài dạy đạo đăng trên báo Dân Chúa, tháng 5 năm 1996 như sau :

 

“Lòng sùng kính Đức Mẹ có ngay từ khi Giáo hội vừa khai sinh và không ngừng phát triển qua các thời đại. Sự phát triển này đôi khi đi đến chỗ thái quá đến đổi đã gán cho Đức Mẹ những vai trò hoặc địa vị vượt quá quyền hạn của Người, chẳng hạn thay vì coi Đức Mẹ là Đấng cầu bầu các ơn, nhiều người lại cho Đức Mẹ là nguồn mạch ban phát các ơn như họ thường nói: Đức Mẹ ban ơn.”

 

Lời giảng dạy của Linh mục Dominic Thuần nói trên xác nhận cho giáo dân Công Giáo biết là Đức Mẹ không có quyền ban phước cho bất cứ ai.

 

H81.  Tại sao Công Giáo cho rằng Bà Ma-ri đồng trinh suốt đời?

 

Để hiểu tại sao Giáo Hội Công Giáo La Mã dạy tín hữu tin Bà Ma-ri đồng trinh suốt đời, xin đọc bài của Linh mục Nguyễn Trí Thức trả lời thắc mắc của một tín hữu Công Giáo. Bài báo này đăng trên tạp chí Trái Tim Đức Mẹ, số 245, tháng 5, năm 1998.

Người tín hữu Công Giáo nêu lên câu hỏi: “ Đức Chúa Giê-su có nhiều anh em mà sao Công Giáo tin Đức Mẹ Maria đồng trinh suốt đời?”

 

Linh mục Nguyễn Trí Thức trả lời như sau:

“Thật sự, Tân Ước nói đến ‘anh em Chúa’ (Mt 12:46; Jn 7:5, TĐCV1:14; I Cor 9:5), đặc biệt Phúc âm thánh Marcô còn kể tên các anh em và tóm tắt các chị em, ‘Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simôn sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao? Và họ vấp phạm vì Người’ (Mc 6:3). Vậy Chúa có ít nhất là bốn anh em và vài ba chị em.

Vấn đề ‘anh em Chúa’ Giêsu, Tân Ước không có giải thích nào vì quá rõ với họ. Cuốn ngụy thư Tiền Tin Mừng của Giacôbê (khoảng năm 125) giải thích thánh Giuse có nhiều con với đời vợ trước (9:2;17:1-2;18:1).Truyền thống Hy Lạp như Clementê Alexandria, Originê theo giải thích này. Ngày nay, Giáo Hội Anh Giáo còn theo giải thích này. Thánh Giêrôm đưa một giải thích khác và là giải thích của Công Giáo. Những anh em được nêu trong Tin Mừng là anh em họ. Vì quen thuộc văn hóa Đông Phương, không ai thắc mắc trong hai thế kỷ đầu. Trong văn hóa đại gia đình như Á châu hay Phi châu, người ta thấy không có gì lạ lùng khi gọi lẫn lộn như vậy. Nhưng tâm thức người Âu tây lại khác. Anh em ruột (Brothers, Frates, Fratello, Frères, Hermano) không thể lẫn với anh em họ (cousins, primo). Trong Tân Ước tiếng Hy Lạp, từ adelphos (anh em) được dùng rất nhiều và chỉ một lần dùng ánexios (anh em họ) ở Col 4:10 khi nói Marcô là anh em họ của Banabê. Cựu Ước thường dùng từ ‘anh em’ khi nói về anh em họ (Xem Gn 13:8; 14:4-16; 24:48; 29:12-15; 31:23-32.). Bản Bảy Mươi thường dịch từ Do Thái, áh, àhá là adelphos và adelphê (anh em, chị em) chứ không dùng từ ánexios. Gen 114:14 gọi ông Lót là anh em của ông Abraham. Nhưng ở 11:26-28 chúng ta biết ông Lót là con ông Aran, người anh đã chết của ông Abraham. Vậy ông Lót là cháu gọi ông Abraham là chú. Tông đồ công vụ dùng adelphos gọi các Kitô hữu là anh em chừng ba mươi lần.

Ngoài ra, nhóm phụ nữ dưới chân thánh giá có ‘Maria mẹ của Giacôbê và Giuse’(Mc15:40,47 xem Mt 27:56-61). Phải chăng Maria mẹ Ngài cũng là Maria mẹ Giacôbê và Giuse? Khó có thể! Vì luôn được gọi là ‘Mẹ Ngài’ và không có đâu nói đến ‘các con của Đức Mẹ.’ Phải chăng ‘anh em Chúa’ Giacôbê và Giuse cũng là Giacôbê và Giuse ở Mc 6:3; 15:40; 15:47 và 16:1? Các học giả tin thế (Xem J. Schmid, Los hermanos de Jesús, en El Evangelio según san Marcos, Barcelona, 1967, 126-128. Eusebius de Cesarea, Historia Eclesíastica, IV, 22:4, vol IBAC 349, p. 244).

Hơn thế, khi thiên thần báo tin Đức Mẹ sẽ thụ thai, Đức Mẹ hỏi lại: ‘Việc ấy làm sao có thể vì tôi không biết đến người nam?’(Lc 1:34). Những giải thích Thánh Kinh sớm nhất đều coi Đức Mẹ khấn giữ đồng trinh dù có lập gia đình, vì nếu không, câu hỏi quá ngớ ngẩn với một cô đã ăn hỏi. Chuyện Chúa lạc trong đền thờ (Lc 2:41-51) cho thấy Đức Mẹ chỉ có Chúa là con duy nhất. Một vài lần anh em Chúa ‘khuyên’ Chúa (Jn 7:3-4) hay can ngăn Chúa (Mk 3:21) chứng tỏ họ là vai trên chứ vai dưới không được phép làm thế. Chúng ta biết Chúa Giêsu là con đầu lòng.

Một số còn nại đến chữ ‘cho đến khi’ trong câu, thánh Giuse ‘không ăn ở với nhau CHO ĐẾN KHI Maria sinh con trai đầu lòng’(Mt 1:25). Tân Ước nói Chúa Giêsu là con đầu lòng để nói việc phải dâng cho Chúa theo luật Maisen. Trong Thánh Kinh, ‘cho đến khi’ chỉ có nghĩa một việc không xảy ra cho đến một thời điểm; nó không hàm ý việc đó sau đó xảy ra như ngày nay chúng ta quen hiểu. Thí dụ, ‘Mical con gái của Sau-lô không có con cho đến khi chết’(2 Sam 6:23). Chúng ta có nghĩ sau khi chết cô ta có con? Cũng thế, ông Noe thả quạ ra và nó ‘bay đi lượn lại cho đến khi nước cạn’(Gen 8:7). Nước cạn là quạ bay đi chứ nó trở lại tàu làm gì! Mộ của Maisen không ai biết ‘mãi đến ngày nay’(Dt 34:6) ông có biết mộ của Maisen đâu không?”

 

H82.  Tại sao Tin Lành không tin Bà Ma-ri đồng trinh suốt đời?

 

Tín hữu Tin Lành tin Bà Ma-ri đồng trinh cho đến khi sanh Đức Chúa Giê-su theo như lời Kinh Thánh ghi: “Nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai. Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên” (Ma1:23). Nhưng tín hữu Tin Lành không tin Bà Ma-ri đồng trinh suốt đời, vì sau khi sanh Chúa Giê-su rồi, Bà Ma-ri ăn ở với ông Giô-sép và sinh thêm con trai và con gái. Tín hữu Tin Lành tin như vậy khi căn cứ vào các câu Kinh Thánh sau đây:

 

  1. “Giu-se vừa thức dậy, làm như sứ thần Chúa truyền là nhận lấy bạn mình. Nhưng không ăn ở cùng nhau cho đến khi sanh con đầu lòng; đoạn đặt tên trẻ ấy là Giê-su”(Ma-thêu 1:24-25).
  2. “Ngài còn đang nói với dân chúng, thì này: Mẹ Ngài và anh em Ngài đứng ngoài tìm cách nói với Ngài”(Ma-thêu12:46). “Khi ấy, đến anh em Ngài cũng chẳng tin Ngài”(Gio-an 7:5).
  3. “Có nhiều người nghe Ngài dạy dỗ lấy làm lạ nói rằng ‘Bởi đâu ông này được như vậy? Sao Ngài sáng suốt thế? Lại tay Ngài đã làm được những phép lạ dường ấy? Há Ngài không phải là thợ mộc, con Bà Ma-ri, anh em với Gia-cô-bê, Giu-se, Giu-đa và Si-môn sao? Nào chị em Ngài chẳng ở đây với chúng ta ư?’”(Mát-cô 6:1-3).
  4. “Hết thảy họ đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện, cùng các phụ nữ và Ma-ri, mẹ Đức Giê-su và các anh em Ngài”(Công vụ các Tông đồ 1:14).
  5. “Ta không có quyền ăn uống sao? Ta không có phép dẫn một chị em phụ nữ cùng đi theo như các tông đồ khác, hoặc anh em Chúa và Kê-pha sao?” (I Cô-rinh-thô 9:4-5).

 

Hơn nữa, tín hữu Tin Lành không xem câu hỏi của Đức Mẹ, “Việc ấy làm sao có thể vì tôi không biết đến người nam nào?”(Lu 1:34) là một câu hỏi mà Đức Mẹ có hàm ý “khấn giữ đồng trinh dù có lập gia đình,”như lời giải nghĩa của Linh mục Nguyễn Trí Thức. Nhưng tín hữu Tin Lành xem đó là một câu hỏi bình thường của người con gái đồng trinh vừa hay tin mình sẽ mang thai một cách bất bình thường như vậy. Thiên sứ cũng không cho đó là một câu hỏi có hàm ý “khấn giữ đồng trinh dù có lập gia đình”của Đức Mẹ, nên thiên sứ đã trả lời đúng vào câu hỏi đầy thắc mắc của Đức Mẹ là việc mang thai của Đức Mẹ là do quyền phép của Đức Thánh Linh (Lu 1:35). Nếu câu hỏi của Đức Mẹ có nghĩa “khấn giữ đồng trinh dù có lập gia đình”thì chắc thiên sứ không trả lời đúng vào câu hỏi đầy thắc mắc của Đức Mẹ như vậy.

 

H83.  Tại sao Công Giáo La Mã tin Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội? Các Giáo Hội Tin Lành có tin như vậy không?

 

Trong thời Hội thánh sơ khai, Thánh Augustine cho rằng tất cả mọi người sanh ra trên đời đều mắc tội tổ tông, chỉ trừ Đức Mẹ Maria đầy ơn phước của Đức Chúa Trời. Giáo điều “Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” do Giáo Hoàng Pio IX công bố ngày 8-12-1854. Các Giáo Hội Cơ Đốc chủ trương giáo lý “Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” gồm có Công Giáo La Mã, Chánh Thống Giáo Đông Phương, Anh Quốc Giáo (đa số) và Lutheran (thiểu số). Các Giáo hội này cho rằng tất cả loài người đều mắc tội tổ tông hay nguyên tội, chỉ trừ Đức Mẹ Maria, vì Người được Thiên Chúa trọng dụng mang thai và sinh Đức Chúa Giê-su, nên được Thiên Chúa giữ gìn khỏi tội tổ tông hay nguyên tội.

Nguyệt san Dân Chúa, xuất bản tháng 5 năm 1995, biện minh giáo điều Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội như sau:

 

“Qua bao thế kỷ, giáo hội đã ngày càng trở nên rộng hiểu rằng Đức Maria ‘đầy ơn phúc’ qua Thiên Chúa đã được cứu rỗi từ giây phút thành thai của Mẹ. Đó là tín lý của sự Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ánh quang của sự thánh thiện hoàn toàn duy nhất theo đó Đức Maria được làm cho phong phú từ khoảng khắc đầu tiên của sự thành thai của Mẹ đến hoàn toàn từ Đức Kitô: Mẹ đã được cứu rỗi trong một cách đáng ngợi khen hơn, bởi lý do của những công lệnh của Con Mẹ! Thiên Chúa Cha chúc lành cho Đức Maria nhiều hơn bất cứ thụ tạo nào khác, trong Đức Kitô với từng ơn lành thiêng liêng ở những nơi chốn thiêng liêng và chọn Mẹ trong Đức Kitô trước khi thế giới được hình thành, để nên thánh và không vương tội !”

 

Các Giáo hội Tin Lành không tin Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội cho rằng: Giáo lý “Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” không tìm thấy trong Kinh Thánh Tân và Cựu Ước. Hơn nữa Kinh Thánh xác nhận: “mọi người đều đã phạm tội”(Rô 3:23), và “trong A-đam mọi người đều chết”(I Cô-rinh 15:22), có nghĩa tất cả mọi người sinh bởi hạt giống của A-đam đều mắc tội tổ tông hay nguyên tội.

 

H84.  Tại sao các Giáo Hội Tin Lành không tin Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời?

 

Theo lời truyền khẩu, vào thế kỷ thứ sáu, người ta đi tìm thánh tích để tôn thờ. Khi đến phần mộ của Đức Mẹ Maria họ không tìm thấy một di tích nào còn lưu lại về thân xác của Đức Mẹ.Việc không tìm thấy di tích của Đức Mẹ làm cho người ta nghĩ rằng thân xác của Đức Mẹ đã được Chúa đem về trời như tiên tri Ê-li (II Vua 2 :1).

Ngày 1 tháng 11 năm 1950, Giáo Hoàng Pius XII dùng quyền Bất Khả Ngộ (Infallibility) công bố tín điều “Đức Mẹ hồn xác lên trời” như sau:

 

“Ta lấy quyền các Thánh Phê-rô và Phao-lô Tông đồ và chính quyền riêng Ta, tuyên bố như một tín điều trong các tín lý được Thiên Chúa mặc khải, là Đức Maria, Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa, Đấng trọn đời đồng trinh, sau cuộc đời tạm gửi ở trần gian, đã được rước cả hồn lẫn xác để hưởng hạnh phúc trên Thiên Quốc.”

 

Tín hữu của Giáo Hội Tin Lành không tin thân xác của Đức Mẹ được cất lên trời, vì không có sách Phúc âm nào hay văn thư nào của các sứ đồ trong Tân Ước đề cập đến việc “Đức Mẹ hồn xác lên trời.”

 

H85.  Tại sao Giáo Hội Công Giáo dạy “Thánh Maria là Mẹ của Đức Chúa Trời.”?

 

Để hiểu rõ tại sao Giáo Hội Công Giáo La Mã dạy “Thánh Maria là Mẹ của Đức Chúa Trời.” Xin đọc câu hỏi của một tín hữu Công Giáo và bài giải đáp của Linh mục Lương Minh Trí, đăng trên Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, số 255, tháng 3 năm 1999, như sau:

 

“Thưa cha con tên là CNH, một người Công Giáo, con có vài thắc mắc về Giáo lý, xin Cha giải đáp.

Về chức Mẹ Thiên Chúa: Từ nhỏ, con được dạy và đọc ‘Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời . . . ’ con không hề suy nghĩ và cũng chẳng thắc mắc gì, cho đến khi nghe cha VĐT giảng trong một buổi lễ Mẹ Thiên Chúa, đại ý rằng: theo lập luận thần học, Đức Mẹ là Mẹ Chúa Giê-su, mà Chúa Giê-su là Thiên Chúa, vậy Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Con liền nghĩ rằng: Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, còn Đức Mẹ là thụ tạo. Vì sao Giáo Hội Công Giáo La Mã lại tôn phong một thụ tạo lên chức mẹ của Đấng Tạo Hóa? Con thấy ngược ngạo quá. Tại sao Giáo hội không thể nhận rằng Đức Mẹ là Mẹ Chúa Giê-su theo nhân tính của Ngài mà thôi? Con cũng được biết Giáo Hội Công Giáo La Mã và các giáo hội ly khai đang muốn xóa bỏ bất đồng để hiệp nhất. Mà sự bất đồng và ly khai ấy xảy ra từ thế kỷ thứ bốn, khi Giáo Hội Công Giáo La Mã công bố tín điều: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Một số giáo sĩ đã không đồng ý, nên đã ly khai thành Chánh Thống Giáo, Công Giáo Đông Phương . . . Giáo Hội Công Giáo La Mã lấy lập luận rằng: Chúa Giê-su có hai bản tính: Thiên tính và Nhân tính. Nhưng Chúa Giê-su chỉ là một, nên Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa luôn. Trong nguyệt san Đức Mẹ số 100 tháng 11-94, nơi trang 14 về ‘ngày thế mạt’(Mc 13:24-32) viết đại ý rằng, ‘không ai biết trước được ngày tận thế sẽ xảy ra khi nào, kể cả Con Người (Chúa Giê-su) trừ Cha.’ Giáo Hội Công Giáo La Mã giải thích rằng: ‘Ngài rất đúng khi nói kể cả Con Người vì xét về bản tính nhân loại nơi Ngài, thì Ngài cũng không biết thực.’ Như vậy, phải chăng Giáo Hội Công Giáo La Mã chỉ cố giải thích sao cho xuôi mà không thấy mâu thuẫn. Khi thì bảo, dầu có hai bản tính, nhưng Ngài chỉ là một. Có khi lại tách nhân tính của Ngài ra riêng. Con rất kính tin Mẹ Đồng Trinh, Mẹ Vô Nhiễm, Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Mẹ Giáo Hội . . . Và con cũng muốn vâng lời Giáo hội, nhưng sao lý trí con không thể chấp nhận Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa. Vậy con phải làm sao? Con có bị vạ tuyệt thông không? Con bối rối quá. Ví như có một đảng viên Việt Cộng mà lý trí anh ta không nhận là Hồ Chí Minh có công với dân tộc Việt nam, thì chắc là anh ta sẽ bị khai trừ khỏi đảng. Vậy con có bị khai trừ khỏi Công Giáo không?                     CNH, CA.”

Linh mục Lương Minh Trí  giải đáp:

“Tôi rất cảm phục thiện chí muốn để ý tìm hiểu và suy nghĩ về việc đạo của H. Đó là điều tốt, nhưng H không có được hoàn cảnh để biết nhiều hơn. Tuy nhiên H hỏi nhiều câu mà toàn những câu hỏi lớn. Tôi tính chia cắt nhỏ ra để trả lời cho dễ nhưng không biết chia cắt làm sao nên đành chịu để nguyên câu, tôi sẽ trả lời được bao nhiêu thì được.

 

  1. ‘Tại sao Giáo hội không thể nhận rằng Đức Mẹ là Mẹ Chúa Giê-su theo nhân tính của Ngài mà thôi?’ Có chứ, Giáo hội nhận như vậy mà!
  2. ‘Vì sao Giáo Hội Công Giáo La-Mã lại tôn phong một thụ tạo lên chức mẹ của Đấng Tạo Hóa?’ CNH biết người đàn bà sinh ra H có phần xác thôi, chứ đâu có sinh ra linh hồn H! nên H không thể gọi người đó là mẹ đúng nghĩa của con người H vì chỉ sinh ra một phần của H thôi. Nếu đúng ra, H phải gọi bà đó ‘mẹ phần xác tôi ơi.’ Nhưng tôi chắc H không gọi như vậy vì xác và hồn kết họp nên con người mang tên rất thơ mộng CNH có thể đã nói với bà ‘mẹ của lòng con’ dù bà không sinh ra lòng H. Khi nói Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa không phải Giáo hội nói Đức Mẹ sinh ra Thiên Chúa như là nếu không có Đức Mẹ thì không có Thiên Chúa đâu.
  3. Nhưng thật ra, không phải Giáo hội ‘tôn phong một thụ tạo lên chức mẹ của Đấng Tạo Hóa’ đâu mà chính Chúa ‘tôn phong một thụ tạo lên chức mẹ của Đấng Tạo Hóa’ đấy H ạ. H đọc Phúc Âm, H biết thánh Luca nhấn mạnh bà Elisabet ĐƯỢC THÁNH THẦN THÚC ĐẨY đã tung hô ‘Bởi đâu tôi được Mẹ của Chúa tôi đến viếng thăm?’(Lc1:43). Chúa Thánh Thần trong bà Elisabet tung hô chứ không phải tự ý bà nói vậy đâu nha. H có đầy Chúa Thánh Thần chưa? Nếu có sẽ được Thánh Thần tung hô như thế nữa. H cầu xin nhiều để tràn đầy Thánh Thần nhá.
  4. ‘Mà sự bất đồng và ly khai ấy xảy ra từ thế kỷ thứ bốn, khi . . .’ H nói với tôi người ‘Công Giáo La Mã’ thì không sao, vì tôi hiểu và bỏ qua, chứ H mà nói thế với ‘Chánh Thống Giáo, Công Giáo Đông Phương . . .’ tôi sợ rằng H sẽ bị vả gảy không còn một cái răng nào lành lặn hết. H nói ‘ngược’, đảo lộn tất cả chuyện lịch sử và thực tại. H gắng mở tự điển hay sách lịch sử tìm hiểu lại xem nào. H sẽ thấy rằng năm 431 Công Đồng Ephesô tuyên tín Đức Maria là Theotokos (Mẹ Thiên Chúa). H biết Ephesô ở đâu trên bản đồ thế giới không nào? Khi nào có tiền và thì giờ H phải đi hành hương sang đó để cầu với Đức Mẹ nhá. H biết không, tại Công Đồng này chỉ có một Giám mục Tây Phương và một phó tế ở Phi Châu, còn lại là 250 Giám mục Đông Phương. H có thể đọc cuốn sách đứng đắn về lịch sử hay về Đức Mẹ nào, H sẽ thấy điều đó. Tôi hồ nghi bậy bạ là H nghe mấy ông đạo ma cạo nhăng nhít nói tầm bậy tầm bạ không cần chứng cớ gì cả.
  5. ‘Chúa Giê-su có hai bản tính: Thiên tính và Nhân tính. Nhưng Chúa Giê-su chỉ là một. . .’ Khi nói Chúa Kitô có hai bản tính, năm 325 Công Đồng Nicea thuộc Đông Phương, nay thuộc Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, xác nhận Chúa Giê-su là một và là Thiên Chúa thật và là người thật, không pha trộn hỗn hợp; dù khác biệt mà không cách biệt. Đây là một mầu nhiệm vì yêu thương Chúa cho chúng ta biết.”

 

H86.  Tại sao Giáo Hội Tin Lành không tin Đức Mẹ Maria là Mẹ của Đức Chúa Trời?

 

Tín hữu Tin Lành không chấp nhận tín điều Bà Maria là Mẹ của Đức Chúa Trời, vì Bà Maria là loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, cho nên không thể nào làm mẹ của Đấng đã tạo ra mình được. Tín hữu Tin Lành chỉ tin Bà Maria là mẹ của Chúa Giê-su về phần xác.

 

H87.  Tại sao tín hữu Tin Lành không tin Bà Ma-ri là Đấng Trung Bảo hay trung gian phụ giữa Đức Chúa Trời và nhân loại?

 

Hội Thánh Cơ Đốc ở vào thế kỷ thứ nhất không tôn sùng mẹ của Đức Chúa Giê-su. Các văn thư của các sứ đồ trong Tân Ước không nói đến Bà Ma-ri có một chức vụ thiêng liêng nào trong Giáo Hội Cơ Đốc. Đến các thế kỷ sau, Giáo Hội Công Giáo bắt đầu khuyến khích giáo dân tôn sùng Bà Ma-ri. Đến năm 1891, Giáo Hoàng Leon XIII ra chỉ thị khuyến khích giáo dân cầu nguyện với Đức Mẹ, nhờ Đức Mẹ chuyển lời cầu nguyện đến Đức Chúa Giê-su, rồi Đức Chúa Giê-su chuyển lời cầu nguyện đến Đức Chúa Cha. Giáo Hội Công Giáo La Mã tin Bà Ma-ri là Đấng Trung Bảo hay Trung Gian Phụ ở giữa Đức Chúa Trời và loài người.

Tín hữu Tin Lành không xem Bà Ma-ri là Đấng Trung Bảo hay Trung Gian Phụ vì Tân Ước đã xác định chỉ có Đức Chúa Giê-su là Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người như Kinh Thánh minh định: “Vì duy có một Thiên Chúa và chỉ có một Đấng môi giới giữa Thiên Chúa và nhân  loại, đó là Con Người – Đức Giê-su Ki-Tô.”(I Ti-mốt 2:5 – Tân Ước Công Giáo – Bản Phổ thông Vatican 1959, Bản dịch của Linh mục Trần Đức Huân). “Vì chỉ có một Thiên Chúa và chỉ có một Đấng Trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại, một người là Đức Ki-Tô Giê-su”(I Timôthê 2:5 – Kinh Thánh Công Giáo – Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn, Dòng Chúa Cứu Thế).

Tín hữu Tin Lành chỉ tin Đức Chúa Giê-su là Đấng Trung Bảo, trung gian hay môi giới giữa Đức Chúa Trời và loài người như đã bày tỏ trong Kinh Thánh, “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Giê-su Christ, là người”(I Tim 2:5).

 

H88.  Tại sao tín hữu Công Giáo tin rằng sau khi chết, mỗi người Công Giáo đều phải xuống Luyện Ngục?

 

Căn cứ vào sách II Ma-ca-bê 12:45, Công Đồng Trent (1545-1563) ra phán quyết là có Luyện Ngục để thanh tẩy tội lỗi: “Khi một người Công Giáo qua đời thì linh hồn người đó bị đưa đến Luyện Ngục chịu hình phạt đau khổ để đền trả các tội lỗi vi phạm lúc còn sống. Khi nào trả xong tội lỗi, được tẩy sạch mới được lên thiên đàng để sống với Thiên Chúa.”(Trích Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ, tháng 11, 1993).

Giáo lý Công Giáo còn dạy thêm, thân nhân của người quá cố ở trần thế có thể giúp cho linh hồn người quá cố lên thiên đàng sớm hơn bằng cách làm những điều nhân đức, rước lễ cầu kinh . . . Nếu linh hồn thân nhân ở luyện ngục xài không hết các ơn thánh đó, mà còn dư thừa thì có thể chuyển các ơn thánh dư thừa đó cho các linh hồn mồ côi không có người cầu siêu. Trước Công Đồng Trent, việc cầu siêu cho các linh hồn bị đọa đày ở Luyện ngục được Công Đồng Florence (1438-1445) xác định là: “Sau khi chết, các linh hồn chịu thanh tẩy nhờ các cực hình nơi luyện ngục. Họ có thể được giải thoát khỏi nơi cực khổ này nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu thân nhân tại thế qua các thánh lễ, kinh nguyện, bố thí và các việc lành khác.”

Từ thời Giáo Hoàng Pascal (817-824) cho đến thời Giáo Hoàng Leo X (1513-1521), người Công Giáo có thể dùng tiền để mua các phiếu xá tội (indulgences) do Giáo hội bán. Giáo hội dạy, người nào mua phiếu xá tội của Giáo hội càng nhiều thì linh hồn thân nhân ở luyện ngục được lên thiên đàng càng sớm.

 

H89.  Giáo Hội Công Giáo căn cứ vào đâu để tin có Luyện Ngục (Purgatory)?

 

Giáo Hội Công Giáo La Mã tin có Luyện Ngục khi căn cứ vào câu chuyện lịch sử chép trong sách II Mê-ca-bê, đoạn 12, từ câu 38 đến câu 45 như sau :

“Hôm sau người ta đến gặp Giu-đa, để đi thu lượm xác những người đã thiệt mạng mà đem về chôn cất họ với thân thuộc nơi mộ tổ. Nhưng dưới áo lót của mỗi người chết, người ta tìm thấy đồ cúng tượng thần Yamnia, điều lề luật cấm chỉ người Do Thái, nên mọi người đều rõ vì duyên do nào mà các người ấy đã bị thiệt mạng. Bấy giờ mọi người đều chúc tụng cách xử sự của Chúa, Đấng phán xét chí công và tỏ bày những điều dấu kín. Và họ đã quay đầu khẩn nguyện, xin cho tội phạm được hoàn toàn tẩy xóa. Còn vị anh hùng Giu-đa thì ra lời khuyên nhủ đạo quân giữ mình sạch tội, một khi họ đã thấy nhãn tiền sự đã xảy ra bởi tội của những người thiệt mạng. Đoạn Ông quyên tiền của mỗi người và đã gửi về Giê-ru-sa-lem lối hai ngàn quan tiền để dâng Lễ tế đền tội. Ông đã làm một điều rất tốt lành và cao quý bởi nghĩ đến sự sống lại. Vì nếu Ông không trông rằng những người thiệt mạng ấy sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết là việc dư thừa và ngớ ngẩn; còn Ông nhìn đến phần thưởng tuyệt hảo dành cho những người đã an nghỉ cách đạo đức, thì quả là ý nghĩ lành thánh và đạo đức; do đó Ông đã xin dâng Lễ-tế xá tội cho những người đã chết để họ được tha thứ tội lỗi.”

 

Ghi chú: Năm 1545, sách Mê-ca-bê I & II được Công Đồng Trent thêm vào Kinh Thánh Cựu Ước của Công Giáo La Mã. Sách Mê-ca-bê I & II viết vào khoảng năm 134 TCN. Giáo Hội Công Giáo La Mã nhìn nhận sách Mê-ca-bê I & II là quy điển thứ được thần ứng. Các Giáo Hội Tin Lành và Do Thái Giáo không công nhận hai sách Mê-ca-bê là kinh điển của Cựu Ước, và cũng không nhìn nhận hai sách đó được Đức Chúa Trời hà hơi hay soi dẫn.

Theo lời tiểu dẫn của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn, dòng Chúa Cứu Thế về hai sách Mê-ca-bê như sau: “Hai sách Mê-ca-bê không thuộc quy điển Thánh Kinh của người Do Thái, nhưng đã được Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận là những sách có thần ứng, quy điển thứ. Các sách này đưa về lịch sử các trận chiến chống lại các vua Sêlenkus để dành lại sự tự do tôn giáo và chính trị của dân Do Thái (166-160 TCN).”

 

H90.  Tại sao tín hữu Tin Lành không tin có Luyện Ngục?

 

Dựa trên truyền thống, Giáo Hội Công Giáo La Mã đề xướng ra Luyện Ngục (Purgatory) hồi thời trung cổ. Theo truyền thống này, sau khi chết linh hồn tín hữu Công Giáo phải xuống Luyện Ngục để chịu hành phạt cho những tội chưa ăn năn hay những tội chưa được tha thứ. Giáo Hội Công Giáo không cho biết thời gian phải ở Luyện Ngục là bao lâu nhưng phải ở đó trả xong hết tội lỗi rồi mới được lên thiên dàng.

Tín hữu Tin Lành không tin có Luyện Ngục, vì Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo và Kinh Thánh Tân Ước của Cơ Đốc Giáo không có nói đến giáo lý Luyện Ngục này. Hơn nữa, tín hữu Tin Lành tin là khi đã được Chúa cứu rồi thì không còn bị hành phạt về những tội lỗi của mình nữa, như lời của Sứ đồ Phao-lô nói: “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-su Christ” (Rô 8:1). Sứ đồ Giăng còn cho biết thêm: “Và huyết của Đức Chúa Giê-su, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”(I Giăng 1:7). Vì huyết của Đức Chúa Giê-su làm sạch mọi tội chúng ta thì chúng ta không còn tội nào nữa để phải trả ở Luyện Ngục, nếu thật có Luyện Ngục.

Nhà thần đạo và cũng là nhà cải chánh giáo hội ở Thụy sĩ, Ulrich Zwingli, cho rằng Luyện Ngục là do loài người bịa đặt ra không có cơ sở trong Kinh Thánh.

 

H91.  Tại sao linh mục Công Giáo không được có vợ nhưng mục sư Tin Lành có vợ?

 

Giáo Hội Công Giáo cấm linh-mục có vợ, vì cho rằng linh-mục có gia đình hoạt động cho công việc của Giáo Hội kém hiệu năng hơn linh-mục độc thân. Công Đồng Elvira (305) đòi hỏi giới linh-mục Công Giáo phải giữ tín điều độc thân, khi dựa vào lời của Thánh Phao-lô dạy: “Tôi muốn cho anh em đừng lo lắng chi; ai không vợ sẽ chuyên lo việc thuộc về Chúa làm sao cho đẹp lòng Thiên Chúa; còn kẻ có vợ họ phân tâm lo lắng việc đời để cốt vừa lòng vợ; những phụ nữ không kết bạn hay trinh nữ lo nghĩ những việc về Chúa khiến họ thanh sạch cả xác lẫn hồn. Còn khi họ kết bạn thì hay lo toan việc đời cốt sao cho vừa ý chồng”(I Cô-Rinh 7:32-34).

Công Đồng Lateran II (1139) và Công Đồng Trent (1563) tái xác nhận sự cần thiết cho việc các linh mục giữ tín điều độc thân. Đến năm 1979, Giáo Hoàng Yoan Phao Lồ II, gửi đến các linh mục một văn thư tán dương tín điều độc thân và cho đó là một ân tứ, một món quà từ Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần ban cho.

Các Giáo Hội Tin Lành xem việc mục sư có vợ là điều tự nhiên, theo như lời dạy của sứ đồ Phao-lô: “Đàn ông không nên đụng đến đàn bà thì hay, nhưng để tránh sự dâm dật thì mỗi người nam đều phải có vợ và mỗi người nữ đều phải có chồng!”(I Cô-rinh 7:1-2, Tân Ước – Bản Phổ thông Va-ti-can 1959 – Bản dịch của LM Trần Đức Huân).

Hơn nữa, các Giáo Hội Tin Lành còn xem việc cấm cưới gả là theo đạo lý của ma quỷ như lời của Sứ đồ Phao-lô: “Thần Khí tuyên bố cách minh bạch là vào những thời cuối hết sẽ có những người chối bỏ đức tin, chuyên theo những thần khí lầm lạc, những đạo lý của quỷ ma, mắc mưu bộ giả hình của quân láo khoét, táng tận lương tâm: chúng cấm hôn nhân”(I Timôthê 4:1-3 – Bản dịch của Linh-mục Nguyễn Thế Thuấn, Dòng Chúa Cứu Thế, năm 1976).

 

H92.  Có phải tất cả linh mục Công Giáo La Mã đều độc thân?

 

Không phải tất cả linh mục Công Giáo La Mã đều độc thân, vì vào năm 1981, Giáo Hoàng Gioan Phao-Lô II đã ký một sắc luật cho phép các tu sĩ đã có vợ con của Giáo Hội Episcopal chuyển qua Giáo Hội Công Giáo La Mã để làm linh mục phụng sự tại các giáo xứ Công Giáo ở Hoa Kỳ. Những vị tu sĩ này đã có vợ con, nhưng được Giáo Hoàng cho phép giữ nguyên tình trạng có gia đình. Sau khi trở thành linh mục Công Giáo, các linh mục có vợ con này vẫn được làm nhiệm vụ như một linh mục độc thân. Điển hình là trường hợp của Linh mục John Gremmels, 49 tuổi, có vợ và 3 người con, hiện làm Cha Chánh Xứ tại Giáo phận Fort Worth, Texas, Hoa-Kỳ.

Vì Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ thiếu linh mục độc thân, nên hàng năm số linh mục có vợ con gia tăng khoảng ba hay bốn người tại Hoa Kỳ. Vào năm 2002, Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ có khoảng 80 linh mục có vợ con. Tạp chí Tiền Phong xuất bản ngày 16-08-2002 tại Hoa-Kỳ cho biết hiện nay ở Anh Quốc có khoảng 1.000 linh mục có gia đình vợ con. Tạp chí Tiền Phong còn cho biết thêm: một số linh mục ở các nước thuộc Trung Nam Mỹ và Phi Châu có vợ không chánh thức, nhưng giáo dân của họ không thắc mắc gì về vấn đề này.

 

H93.  Tại sao tín hữu Tin Lành không thờ ôâng bà cha mẹ, nhưng tín hữu Công Giáo Việt Nam thờ ông bà cha mẹ?

 

Từ ngày Công Giáo truyền đến Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có truyền thống cấm giáo dân thờ phượng tổ tiên, ông bà cha mẹ và anh hùng liệt sĩ quá cố. Giáo Hội Công Giáo cho rằng, việc thờ phượng các vị này là thờ phượng loài thụ tạo của Đức Chúa Trời. Theo sách Giáo Lý của Hội Đồng Giám Mục, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, ở trang 133, cho rằng thờ phượng loài thụ tạo là vi phạm điều răn thứ nhứt: “Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác”(Xuất 20:3). Bởi lý do này, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có chỉ thị cấm thờ Đức Mẹ Maria, vì người là loài thụ tạo của Đức Chúa Trời, nguyên văn như sau: “Ta không được thờ Đức Mẹ Maria, vì người cũng là thụ tạo như ta”(Tham chiếu sách Giáo Lý Công Giáo, do Cơ Sở Dân Chúa xuất bản và phát hành, trang 137). Nhưng đến kỳ họp của các Giám mục tại Nha Trang ngày 12-14 tháng 11 năm 1974, chấp nhận cho phổ biến và thi hành những quyết định của Ủy Ban Giám Mục ngày 19-4-1972 và thư của Hội Đồng Giám Mục ngày 14-6-1965, cho phép giáo dân Công Giáo thờ phượng tổ tiên, ông bà, cha mẹ quá cố và anh hùng liệt sĩ với những chỉ thị như sau:

  1. Bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong gia đình phải đặt dưới bàn thờ Chúa.
  2. Được phép đốt nhang hương, đèn nến và vái lạy trước bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
  3. Được cúng giỗ vào các ngày kỵ cơm của cha mẹ, ông bà, tổ tiên bằng cách dâng hoa, trái, hương, đèn.
  4. Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố.
  5. Trong hôn lễ, dâu rể được làm lễ tổ, lễ gia tiên trước bàn thờ tổ tiên.
  6. Giáo dân được tham dự các buổi lễ thờ phượng Thành Hoàng và anh hùng liệt sĩ.

Ngày xưa, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cho rằng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ quá cố là phạm tội nghịch cùng điều răn thứ nhứt. Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cho rằng việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, Thành Hoàng và anh hùng liệt sĩ không còn xem là vi phạm điều răn thứ nhứt nữa, vì Giáo Hội Công Giáo ngày nay cho rằng các việc thờ cúng đó chỉ là phong tục tập quán cổ truyền của người Việt Nam, không liên quan đến vấn đề tôn giáo hay tín ngưỡng của Công Giáo La Mã.

Tín hữu Tin Lành không thờ tổ tiên, ông bà cha mẹ quá cố, vì họ cho rằng thờ phượng tổ tiên, ông bà cha mẹ quá cố tức thờ loài thụ tạo của Đức Chúa Trời, xem như vi phạm điều răn thứ nhất, “Trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác” (Xuất 20:3).

Tín hữu Tin Lành xem việc thờ phượng Thành Hoàng, anh hùng liệt sĩ là phạm tội thờ thần tượng mà số phận những người thờ thần tượng đã được Kinh Thánh xác định: “Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng: đó là sự chết thứ hai”(Khải 21:8).

 

H94.  Kinh Thánh Công Giáo có cấm thờ thần tượng không?

 

Kinh Thánh Công Giáo cấm thờ thần tượng.Việc cấm thờ thần tượng này được ghi chép qua các phân đoạn Kinh Thánh Công Giáo sau đây:

Ga-lát 5:19-21: “Vậy công việc hiển nhiên của xác thịt là gian dâm, ô uế, thất tín và dâm đãng, thờ thần tượng, bùa chú, bất thuận, tranh cạnh, ghen tuông, giận dữ, cãi cọ, phân tranh, đảng phái, phân bì, giết người, say sưa, tham ăn . . . Tôi báo trước cho anh em, cũng như trước tôi đã báo: bất kể ai làm những chuyện như thế sẽ không được hưởng thụ nước Thiên Chúa.”

Khải Huyền 22:14-15: “Phước cho kẻ giặt áo mình trong máu Chiên con ngõ hầu họ có quyền đến cây hằng sống và theo cửa mà vào thành. Còn ở ngoài thì có loài chó, phù thủy, dâm đãng, giết người, kẻ thờ phụng thần tượng với tất cả những ai ưa thích và làm điều dối trá.”

Xuất-Hành 20:4-5: “Ngươi sẽ không tạc tượng thần, tạc hình vật gì nơi trời bên trên hay nơi đất bên dưới, hay trong nước bên dưới đất. Ngươi sẽ không thờ lạy chúng.”

Xuất-Hành 34:17: “Thần tượng đúc, ngươi sẽ không làm cho ngươi.”

 

Ghi chú: Các phân đoạn Kinh Thánh trên trích từ nguyên văn Tân Ước Công Giáo, bản dịch của Linh mục Trần Đức Huân, và Kinh Thánh Công Giáo, bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn, Dòng Chúa Cứu Thế.

 

H95.  Tại sao tín hữu Tin Lành không thờ phượng hình tượng của Chúa?

 

Tín hữu Tin Lành không thờ phượng hình tượng của Đức Chúa Giê-su, vì họ xem hình tượng là vật vô tri vô giác bằng gỗ, đá, xi-măng … do bàn tay loài người tạo dựng ra. Hơn nữa, tín hữu Tin Lành còn xem việc thờ hình tượng của Chúa là vi phạm điều răn thứ hai ghi trong Kinh Thánh Cựu Ước như sau:

 

“Ngươi sẽ không tạc tượng thần, tạc hình vật gì nơi trên trời bên trên hay nơi đất bên dưới. Ngươi sẽ không thờ lạy chúng và phụng sự chúng, vì ta là Gia-vê Thiên Chúa của ngươi.”(Xuất Hành 20:4-5 – Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn – Dòng Chúa Cứu Thế).

Tín hữu Tin Lành cũng xem việc thờ phượng hình tượng của Chúa là làm trái với lời Chúa dạy trong Kinh Thánh Tân Ước như sau:

 

  1. “Phước cho kẻ giặt áo mình trong máu Chiên Con ngõ hầu họ có quyền đến cây hằng sống và theo các cửa mà vào thành. Còn ở ngoài thì có loài chó, phù thủy, dâm đãng, giết người, kẻ thờ phượng thần tượng với tất cả những ai ưa thích và làm điều dối trá”(Khải huyền 22:14,15).
  2. “Những người còn sót chưa bị các tai họa đó sát hại, chúng vẫn không sám hối về việc tay chúng làm, cứ thờ lạy ma quỷ, thần tượng bằng vàng, bạc, đồng, đá, gỗ, toàn những thứ nhìn không thấy, nghe chẳng được, đi không nổi”(Khải huyền 9:20).
  3. “Các con nhỏ ơi! Hãy giữ mình khỏi những thần tượng”(I Giô-an 5:21).

 

Ghi chú: Các câu Kinh Thánh Tân Ước trưng dẫn  trên trích từ bản dịch của Linh mục Trần Đức Huân.

 

H96.  Cơ đốc nhân có nên cầu nguyện với các Thánh  không?

 

Các Thánh vốn là những phàm nhân, nhưng có công lớn với Giáo Hội, sau khi chết hội đủ các điều kiện do Giáo Hội ấn định, nên được Giáo Hoàng phong “Thánh.”

Công Giáo La Mã và Chánh Thống Giáo Đông Phương dạy rằng: Đức Chúa Trời thường nhậm lời cầu xin của các Thánh hơn là của tín hữu. Vì họ cho rằng các Thánh là những tôi trung có nhiều nhân nghĩa với Chúa, nên hai Giáo hội này khuyến khích tín hữu cầu xin với các Thánh và Đức Mẹ, để nhờ các Thánh và Đức Mẹ chuyển lời cầu xin của mình đến Đức Chúa Trời có hiệu quả hơn.

Trái lại, tín hữu Tin Lành cho rằng: Kinh Thánh dạy khi một người tiếp nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình thì người đó trở thành con cái của Đức Chúa Trời (Giăng 1:12) và được gọi Ngài là Cha (Ga 4:6). Nên tín hữu Tin Lành có phép cầu nguyện thẳng đến Đức Chúa Trời, như một người con nói chuyện với cha mình. Như lời Đức Chúa Giê-su dạy: “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời”(Ma 6:9). Vì thế, tín hữu Tin Lành tin rằng Chúa nhậm lời cầu nguyện của mình mà không cần phải qua trung gian của các Thánh. Ngoài ra, họ còn cho rằng các thánh là những người đã chết, cầu nguyện với các thánh là cầu khẩn với người chết; người chết không thể giúp ích được gì cho người sống. Hơn nữa, cầu khẩn với người chết là điều không thích hợp với niềm tin của Cơ Đốc Giáo, và cũng không thích hợp với lời dạy của sách Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:10-11 là không được cầu vấn với người đã chết,“Ở giữa ngươi chớ nên có ai đem con trai hay con gái mình ngang qua lửa, chớ nên có thầy bói, hoặc kẻ hay xem sao mà bói, thầy phù thủy, thầy pháp, kẻ hay dùng ếm chú, người đi hỏi đồng cốt, kẻ thuật số, hay là kẻ đi cầu vong – Let there not be found among you anyone who immolates his son or daughter in the fire, nor a fortune-teller, soothsayer, chamer, diviner, or caster of spells, nor one who consults ghosts and spirits or seeks oracles from the dead”(Phân đoạn Kinh Thánh bằng Anh Ngữ này trích từ sách Deuteronomy 18:10-11, Kinh Thánh Công Giáo, World Catholic Press phát hành).

 

H97.  Tại sao các Giáo Hội Tin Lành dùng thánh giá không có hình Chúa bị đóng đinh, trái lại Công Giáo La Mã lại dùng thánh giá có hình Chúa bị đóng đinh?

 

Công Giáo La-Mã dùng thánh giá để làm biểu tượng cho Cơ Đốc Giáo có hình tượng Chúa bị đóng đinh để nói lên ý nghĩa là Đức Chúa Giê-su đã chịu cực hình trên cây gỗ để chuộc tội cho nhân loại (I Cô-rinh 15:3).

Các Giáo Hội Tin Lành dùng thánh giá không có hình tượng Chúa bị đóng đinh làm biểu tượng cho Cơ-Đốc Giáo để nói lên ý nghĩa là Đức Chúa Giê-su đã chết trên thập tự giá   chuộc tội cho nhân loại. Ngài đã đắc thắng sự chết, Chúa không còn bị treo trên cây gỗ. Nhưng Ngài đã sống lại ngồi bên hữu Đức Chúa Trời (Cô 3:1).

Hơn nữa, Giáo Hội Tin Lành không dùng thánh giá có hình tượng Chúa bị đóng đinh để tránh vi phạm điều răn cấm “làm tượng chạm” và “thờ hình tượng” ghi ở sách Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4,5.

 

 

 

Ch ư ơng 4

 

GIÁO LÝ TỔNG QUÁT

 

 

H98.  Đức Chúa Trời có những đặc tính nào?

 

Kinh Thánh bày tỏ Đức Chúa Trời có các đặc tính sau đây:

 

  1. Toàn năng: “Ta là Đức Chúa Trời toàn năng” (Sáng 17:1).“Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va! Chính Ngài đã dùng quyền phép lớn và cánh tay giơ ra mà làm nên trời và đất; chẳng có sự gì là khó quá cho Ngài cả”(Giê 32:17). “Há có điều chi Đức Giê-hô-va làm không được chăng?”(Sáng 18:14).
  2. Toàn tri: “Vì nếu lòng mình cáo trách mình, thì Đức Chúa Trời lại lớn hơn lòng mình nữa, và biết cả mọi sự”(I Giăng 3:20). “Chúa chúng tôi thật lớn, có quyền năng cả thể. Sự thông sáng Ngài vô cùng vô tận”(Thi 147:5).
  3. Vô sở bất tại: Đức Giê-hô-va phán: “Ta có phải là Đức Chúa Trời ở gần mà không phải là Đức Chúa Trời ở xa sao?” Đức Giê-hô-va phán: “Có người nào có thể giấu mình trong các nơi kín cho ta đừng thấy chăng?” Đức Giê-hô-va phán: “Há chẳng phải ta đầy dẫy các tầng trời và đất sao?”(Giê 23:23-24).
  4. Tự hữu và hằng hữu: “Trước khi núi non chưa sanh ra. Đất và thế gian chưa dựng nên. Từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời” (Thi 90:2).
  5. Thánh khiết: “Vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi: ta là thánh”(Lê 11:44). “Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là thánh!” (Thi 99:9).
  6. Yêu thương: “Vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương” (I Giăng 4:8).
  7. Sự sáng: “Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm”(I Giăng 1:5).

 

H99.  Cựu Ước và Tân Ước là gì?

 

Cựu Ước là giao ước cũ, Tân Ước là giao ước mới. Giao Ước có nghĩa là một sự thỏa thuận, một hợp đồng, một giao kèo, một hiệp ước hay một hiệp định do đôi bên thỏa thuận làm theo.

Kinh Thánh cho biết vào khoảng năm 1445 TCN, Đức Chúa Trời đã thành lập một giao ước giữa Ngài với tuyển dân Do Thái. Giao ước này có hiệu lực khi Đức Chúa Trời phán với Môi-se: “Ta sẽ nhận các ngươi làm dân ta, và ta sẽ làm Đức Chúa Trời của các ngươi”(Xuất 6:7). Các giao ước mà Đức Chúa Trời thành lập với dân Do Thái thường được gọi là Giao Ước Cũ hay Cựu Ước.

Vào khoảng năm 29 SC, Đức Chúa Trời thành lập một giao ước giữa Ngài với toàn thể nhân loại, như lời Đức Chúa Giê-su phán: “Nầy là huyết ta, huyết của giao ước mới đổ ra cho nhiều người”(Mác 14:24). Giao Ước này bắt đầu có hiệu lực ngay lúc Đức Chúa Giê-su chịu chết đổ huyết ra trên thập tự giá. Giao Ước này gọi là Giao Ước Mới hay Tân Ước.

Giao ước cũ là hợp đồng giữa Đức Chúa Trời với dân Do Thái. Giao ước mới là hợp đồng giữa Đức Chúa Trời với Cơ đốc nhân và toàn thể nhân loại.

Người Do Thái sống dưới luật pháp của Giao ước cũ để làm tuyển dân của Đức Chúa Trời. Cơ đốc nhân sống dưới ân điển của Giao Ước mới để làm con cái của Ngài.

 

H100.         Có bao nhiêu giao ước Đức Chúa Trời đã thành lập với loài người?

 

Có ít nhất là năm giao ước Đức Chúa Trời đã thành lập với loài người ghi trong Kinh Thánh như sau:

 

Giao ước thứ nhất: Sau cơn đại hồng thủy, Đức Chúa Trời lập giao ước cùng Nô-ê: “Các loài xác thịt sẽ chẳng bao giờ lại bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt để hủy hoại đất nữa”(Sáng 9:11). Đức Chúa Trời đặt cái móng trên bầu trời để làm dấu hiệu cho giao ước thứ nhất này (Sáng 9:13).

Giao ước thứ nhì: Khi Áp-ra-ham được 90 tuổi, Đức Chúa Trời hiện đến lập giao ước với Áp-ra-ham, “Này, về phần ta, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc”(Sáng 17:4). Phép cắt bì là dấu hiệu của giao ước thứ hai này (Sáng 17:11).

Giao ước thứ ba: Trên núi Si-nai, Đức Chúa Trời lập giao ước với dân sự Y-sơ-ra-ên: “Nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế gian đều thuộc về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho ta”(Xuất 19:5). Mười điều răn là dấu hiệu của giao ước thứ ba này (Xuất 20:3-17).

Giao ước thứ tư: Vì dân Y-sơ-ra-ên đã không tuân giữ giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với họ ở núi Si-nai, nên Đức Chúa Trời đã khiến vua Nê-bu-cát-nết-sa đánh chiếm và bắt dân Y-sơ-ra-ên đem về Ba-by-lôn làm phu tù. Tiên tri Giê-rê-mi dự ngôn Đức Chúa Trời sẽ thành lập một giao ước mới để thay thế giao ước mà Đức Chúa Trời đã thành lập với dân Y-sơ-ra-ên ở núi Si-nai như sau: “Này những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa. Giao ước này sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ê-díp-tô, tức là giao ước mà chúng nó đã phá đi” (Giê 31:31-32).

Giao ước sau cùng: Đức Chúa Trời thành lập giao ước mới hay giao ước sau cùng với loài người. Đức Chúa Giê-su Christ là Đấng Trung Bảo của giao ước sau cùng này. Ngài chịu chết để chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ (Hê 9:15). Để đánh dấu giao ước mới này, trong buổi tiệc Vượt Qua, Đức Chúa Giê-su cầm chén phán rằng: “Nầy là huyết ta, huyết của giao ước mới đổ ra cho nhiều người”(Mác 14:24). Sự chết của Đức Chúa Giê-su đổ huyết ra trên thập tự giá là ấn chứng của giao ước sau cùng này.

 

H101.         Nơi nào trong Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời có Ba Ngôi?

 

Năm 325 Công Đồng Nicea xác định giáo lý Đức Chúa Trời gồm có ba Ngôi Vị là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Ba Ngôi Vị đều có thần tính như nhau. Kinh Thánh chứa đựng giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi thể hiện qua các câu Kinh Thánh sau đây:

 

CỰU ƯỚC

 

  1. Sáng thế Ký 1:26: “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta.”
  2. Sáng thế Ký 3:22: “Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người đã thành một bực như chúng ta.”
  3. Ê-sai 6:8: “Tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta?”

 

TÂN ƯỚC

 

  1. Ma-thi-ơ 3:16-17: “Vừa khi chịu phép báp-têm rồi, Đức Chúa Giê-su (Ngôi Hai) ra khỏi nước, bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh (Ngôi Ba) của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bò câu đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của Ta (Ngôi Một) đẹp lòng ta mọi đàng.”
  2. Ma-thi-ơ 28:19: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha (Ngôi Một), Đức Con (Ngôi Hai) và Đức Thánh Linh (Ngôi Ba) mà làm phép báp-têm cho họ.”
  3.   I Phi-e-rơ 1:2: “Theo sự biết trước của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha (Ngôi Một) và nên thánh bởi Đức Thánh Linh (Ngôi Ba), đặng vâng phục Đức Chúa Giê-su Christ (Ngôi Hai).”

 

H102.         Làm cách nào để hiểu được Đức Chúa Trời Ba Ngôi?

 

Giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi rất khó hiểu cho hầu hết mọi người, nhưng là một giáo lý quan trọng của Cơ Đốc Giáo.

Để giải nghĩa giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi, có người dùng sự biến thể của nước để giải nghĩa Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Họ lý luận rằng: “Vì nước có ba trạng thái là lỏng (nước lã), rắn (nước đá) và hơi (hơi nước). Tuy nước có ba trạng thái nhưng đều có cùng một bản chất H2O. Tuy ba nhưng mà là một, tuy một nhưng mà là ba.” Có nhiều học giả không đồng ý với việc dùng 3 trạng thái của nước để giảng nghĩa về Đức Chúa Trời Ba Ngôi, vì một trạng thái của nước hiện diện thì hai trạng thái kia không hiện diện được. Trái lại, Ba Ngôi Đức Chúa Trời có thể hiện diện và năng động cùng một lúc như Phúc âm Mác 1:10-11 ghi, lúc Đức Chúa Giê-su chịu báp-têm ở sông Giô-đanh thì Đức Chúa Giê-su (Ngôi Hai) thấy các từng trời mở ra. Đức Thánh Linh (Ngôi Ba) ngự xuống như chim bồ câu. Trong lúc đó có tiếng từ trời phán rằng: Ngươi là Con yêu dấu của Ta (Ngôi Một). Cả Ba Ngôi đều năng động cùng một lúc, không như nước, một thể hiện ra thì hai thể kia không hiện ra cùng một lúc được. Hơn nữa, các nhà thần đạo không đồng ý việc dùng sự biến thể của nước để giải nghĩa giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Vì cách  giải nghĩa này có thể đưa dẫn tín hữu đến một tà thuyết cho rằng Đức Chúa Cha (Ngôi Một) biến thành Đức Chúa Con (Ngôi Hai), rồi Đức Chúa Con biến thành Đức Thánh Linh (Ngôi Ba). Trái lại, giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi khẳng định là Đức Chúa Cha (Ngôi Một) không bao giờ trở thành Đức Chúa Con (Ngôi Hai) và Đức Chúa Con (Ngôi Hai) không bao giờ trở thành Đức Thánh Linh (Ngôi Ba) hay ngược lại.

Hội thánh sơ khai dùng hình ba góc “triquetra”, hình “triquetra” vẽ ba con cá quyện lại với nhau để tượng trưng cho  Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Hình dáng ba con cá đều nhau tượng trưng cho Ba Ngôi bình đẳng. Đường vẽ vòng cung liên tục tạo thành hình ba con cá riêng biệt, nhưng quyện lại với nhau, tượng trưng cho Ba Ngôi riêng biệt, nhưng hiệp lại thành một Đức Chúa Trời.

Ngày nay, có nhiều Giáo Hội Cơ Đốc dùng hình  tam giác có 3 cạnh đều nhau để tượng trưng cho Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Một cạnh tượng trưng cho Đức Chúa Cha (Ngôi Một), một cạnh tượng trưng cho Đức Chúa Con (Ngôi Hai), một  cạnh tượng trưng cho Đức Thánh Linh (Ngôi Ba). Ba cạnh hiệp lại thành một tam giác đều. Cũng như Ba Ngôi hiệp lại thành một Đức Chúa Trời.

 

H103.         Tại sao sự đồng trinh của bà Ma-ri khi sanh Đức Chúa Giê-su là quan trọng?

 

Đức Chúa Giê-su phải do một trinh nữ sanh ra bởi các lý do sau đây:

 

  1. Để bày tỏ Đức Chúa Giê-su là một thần nhân.
  2. Để bày tỏ Đức Chúa Giê-su đến từ trời.
  3. Để bày tỏ Đức Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời.
  4. Để làm ứng nghiệm lời tiên tri Ê-sai dự ngôn về Đấng Cứu Thế: “Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên”(Ê-sai 7:14).
  5. Để không mắc tội tổ tông truyền từ A-đam, “Ấy đó thật là thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta cần dùng, thánh khiết, vô tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội”(Hê 7:26).
  6. Để làm ứng nghiệm lời của Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Thế phải từ dòng dõi người nữ (seed of the woman); không có hột giống của người nam xen vào: “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người nữ sẽ giày đạp đầu mày, còn mày sẽ cắn gót chân người”(Sáng 3:15).

 

H104.         Tại sao sứ đồ Giăng dùng chữ Ngôi Lời (Giăng 1:1) để làm danh hiệu cho Đức Chúa Giê-su?

 

Sứ đồ Giăng viết Phúc Âm thứ tư vào khoảng năm 90, lúc người đang hầu việc Chúa tại Ê-phê-sô, thuộc vùng Tiểu Á, nay là Thổ Nhĩ  Kỳ.

Trong thế kỷ đầu tiên, dân cư sống trong vùng Tiểu Á đều chịu ảnh hưởng văn hóa và triết lý Hy Lạp. Một trong những triết gia nổi tiếng thời đó là Phi-lô. Phi-lô là một triết gia Do Thái nhưng rất thông thạo triết học Hy lạp, đã dùng danh từ “Ngôi Lời” (Hy Lạp: Logos, La tinh: Verbum) để chỉ về thần trí của Đức Chúa Trời, Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người hay là Đấng cai quản vũ trụ. Phi-lô còn cho rằng “Ngôi Lời” là phương tiện, quyền lực, chương trình của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo và sự cai trị của Ngài. Người Do Thái và người Hy Lạp sống ở vùng Tiểu Á rất am tường quan niệm về “Ngôi Lời” của nhà triết học Phi-lô.

Bởi các lý do trên làm cho người ta nghĩ rằng, Sứ đồ Giăng đã dùng chữ “Ngôi Lời” để làm danh hiệu cho Đức Chúa Giê-su, vì chữ “Ngôi Lời”thích hợp với bản thể của Đức Chúa Giê-su và ý nghĩa của nó cũng không xa lạ với quần chúng ở vùng Tiểu Á. Nhờ vậy, họ dễ dàng hiểu biết về bản thể và ngôi vị của Đức Chúa Giê-su mà tin Ngài là Đấng Cứu Thế đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội.

 

H105.         Giáo lý Nhập Thể của Đức Chúa Trời Ngôi Hai là gì?

 

Vào năm 451, Công Đồng Chaledon xác nhận giáo lý nhập thể (Incarnation) của Đức Chúa Trời Ngôi Hai tức là Đức Chúa Chúa Giê-su đến trong thế gian với thân xác của loài người. Trong Ngài có bản chất thần tánh (verus Deus) và nhân tánh (verus homus) hoàn toàn (Giăng 1:14). Giáo lý này cho rằng thần tánh và nhân tánh của Đức Chúa Giê-su kết hợp khắng khít, nhưng không pha trộn lẫn lộn với nhau. Người ta có thể phân biệt thần tánh với nhân tánh của Chúa, nhưng không thể tách rời thần tánh ra khỏi nhân tánh hay nhân tánh ra khỏi thần tánh của Ngài được.

Linh mục Nguyễn Quang Đán viết về lẽ đạo nhập thể của Đức Chúa Giê-su đăng trên Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, tháng 12 năm 1998 như sau:

“Nhập thể, hay nói một cách bình dân, ‘mặc xác làm người,’ có ý chỉ mầu nhiệm Ngôi Lời hay Ngôi Hai Thiên Chúa mặc lấy bản tính nhân loại, có xác thể hoàn toàn giống con người, chỉ trừ tội lỗi. Biến cố kỳ diệu này xảy ra khi Ngôi Hai Thiên Chúa trở nên một Con Người dưới hình thức một thai nhi trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Từ ngữ Nhập Thể chỉ chính mầu nhiệm Ngôi Hiệp (Hypostasis) tức là việc kết hợp giữa thần tính (bản tính Thiên Chúa) và nhân tính (bản tính nhân loại) trong một ngôi vị. Chân lý của mầu nhiệm này loại trừ hai thuyết cực đoan ‘Docetism’ (do tiếng Hy Lạp Dokein có nghĩa là ‘xem ra’ hay ‘coi như là’) chủ trương thân xác của Chúa Giê-su không phải là xác thật mà chỉ là cái bóng hình của thân xác; và thuyết ‘Adoptionism’ chủ trương Chúa Giê-su Ki-tô vốn không là Thiên Chúa mà chỉ là ‘người’ nhưng con người ấy được đầy ơn Chúa Thánh Thần nên được coi như là Thần Linh. Đức Tin Công Giáo tuyên xưng rằng: ‘Biến cố độc nhất và lạ lùng của sự Nhập Thể của Con Thiên Chúa không có nghĩa là Chúa Giê-su Ki-tô một phần là Thiên Chúa và một phần là người, cũng không có nghĩa là một sự pha trộn hỗn hợp thần tính giữa nhân tính. Ngài thực sự là một con người đồng thời vẫn thực sự là Thiên Chúa. Chúa Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa thật và là người thật’ (GLCG 464).”

 

H106.         Những lời tiên tri nào trong Cựu Ước được ứng nghiệm với Đức Chúa Giê-su trong Tân Ước?

 

Những lời tiên tri trong Cựu Ước được ứng nghiệm với Đức Chúa Giê-su trong Tân Ước như sau:

 

(1). Sanh ra bởi dòng dõi người nữ (Seed of a woman).

Cựu Ước: “Ta sẽ làm cho mày cùng người nữ, dòng dõi mày cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mày, còn mày sẽ cắn gót chân người”(Sáng 3:15).

Tân Ước: “Khi kỳ hạn đã trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài, bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luập pháp, để cứu chuộc những kẻ ở dưới luập pháp”(Ga 4:4).

(2). Dòng dõi của Áp-ra-ham.

Cựu Ước: “Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi (Áp-ra-ham), rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi  thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước”(Sáng 12: 3).

Tân Ước: “Gia phả của Đức Chúa Giê-su Christ, con cháu Đa-vít và con cháu Áp-ra-ham” (Ma 1:1).

(3). Từ chi phái Giu-đa.

Cựu Ước: “Cây phủ-việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa. Kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó. Cho đến chừng Đấng Si-lô hiện tới. Và các dân vâng phục Đấng đó”(Sáng 49:10).

Tân Ước: “Người đàn bà Sa-ma-ri thưa rằng: Ủa kìa! Ông là  người Giu-đa mà lại xin uống nước cùng tôi”(Giăng 4:9).

(4). Nối ngôi vua Đa-vít.

Cựu Ước: “Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đa-vít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền vững, và lập lên trong sự chánh trực công bình, từ nay cho đến đời đời. Thật lòng sốt sắng của Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ làm nên sự ấy !”(Ê-sai 9:6).

Tân Ước: “Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ phụ Ngài” (Lu 1:32).

(5). Sanh ra tại Bét-lê-hem.

Cựu Ước: “Hỡi Bét-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng”(Mi-chê 5:2).

Tân Ước: “Vì Giô-sép là dòng dõi nhà Đa-vít, cho nên cũng từ thành Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê, lên thành Đa-vít gọi là Bét-lê-hem, xứ Giu-đê, để khai vào sổ tên mình và tên Mari, là người đã hứa gã cho mình, đang có thai. Đang khi hai  người ở nơi đó, thì ngày sanh đẻ của Mari đã đến. Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở”(Lu 2:4-7).

(6). Giáng sanh đúng thời điểm.

Cựu Ước: “Ngươi khá biết và hiểu rằng từ khi ra lệnh tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần lễ, và sáu mươi hai tuần lễ; thành đó sẽ được xây lại, có đường phố và hào, trong kỳ khó khăn”(Đa 9:25).

Tân Ước: “Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên hạ. Việc lập sổ dân này là trước hết, và nhằm khi Qui-ri-ni-u làm quan tổng trấn xứ Sy-ri”(Lu 2:1-2).

(7). Sanh bởi nữ đồng trinh.

Cựu Ước: “Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: này một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai và đặt tên là Em-ma-nu-ên”(Ê-sai 7:14).

Tân Ước: “Đến tháng thứ sáu, Đức Chúa Trời sai thiên sứ Gáp-ri-ên đến thành Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê, tới cùng một người nữ đồng trinh tên là Ma-ri đã hứa gả cho một người nam tên là Giô-sép, về dòng vua Đa-vít. Thiên sứ vào chỗ người nữ ở, nói rằng: Hỡi Ma-ri, đừng sợ, vì ngươi đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy ngươi sẽ chịu thai và sanh một trai mà đặt tên là Giê-su”(Lu 1:26-31).

(8). Các trẻ con vô tội bị sát hại.

Cựu Ước: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Tại Ra-ma có tiếng than thở khóc lóc đắng cay. Ra-chên khóc con cái mình, mà không chịu an ủi về con cái mình, vì chúng nó không còn nữa”(Giê 31:15).

Tân Ước: “Vua Hê-rốt thấy mình đã bị mấy thầy bác sĩ đánh lừa, thì tức giận quá, bèn sai giết hết thảy con trai từ hai tuổi sấp xuống ở thành Bếùt-lê-hem”(Ma 2:16).

(9). Trở về sau khi lánh nạn ở Ai-Cập (Ê-díp-tô).

Cựu Ước: “Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó; ta gọi Con Trai ta ra khỏi Ê-díp-tô”(Ô-sê 11:1).

Tân Ước: “Giô-sép  bèn chờ dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài đang ban đêm lánh qua nước Ê-díp-tô. Người ở đó cho đến khi vua Hê-rốt băng, hầu cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên-tri mà phán rằng: Ta đã gọi Con ta ra khỏi nước Ê-díp-tô”(Ma 2:14-15).

(10). Được gọi là Con Đức Chúa Trời.

Cựu Ước: “Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng:  Ngươi là Con ta; Ngày nay ta đã sanh Ngươi” (Thi 2:7).

Tân Ước: “Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Này là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng” (Ma 3:17).

(11). Bị ruồng bỏ.

Cựu Ước: “Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì”(Ê-sai 53:3).

Tân Ước: “Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy”(Giăng 1:11).

(12). Thầy tế lễ thuộc ban Mê-chi-xê-đéc.

Cựu Ước: “Đức Giê-hô-va đã thề, không hề đổi ý rằng: Ngươi là thầy tế lễ đời đời, tùy theo ban Mê-chi-xê-đéc”(Thi 110:4).

Tân Ước: “Cũng một thể ấy, Đấng Christ không tự tôn mình làm thầy tế lễ thượng phẩm; nhưng tại Đấng đã phán cùng Ngài rằng: Ngươi làm thầy tế lễ đời đời, theo ban Mê-chi-xê-đéc”(Hê 5: 5-6).

(13). Vào thành Giê-ru-sa-lem trong tư thế chiến-thắng.

Cựu Ước: “Hỡi con gái Si-ôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem hãy trỗi tiếng reo vui! Này, Vua ngươi đến cùng ngươi. Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cởi lừa, tức là con của lừa cái”(Xa 9:9).

Tân Ước: “Hai người dắt lừa con về cho Đức Chúa Giê-su, lấy áo mình trải trên nó; rồi Ngài cởi lên. Người đi trước kẻ theo sau đều la lên rằng: Hô-sa-na! Đáng ngợi khen cho Đấng nhân danh Chúa mà đến”(Mác 11:7-9).

(14). Bị môn đệ phản bội.

Cựu Ước: “Đến đổi người bạn thân tôi, mà lòng tôi tin cậy, và đã ăn bánh tôi. Cũng giơ gót lên nghịch cùng tôi”(Thi 41:9).

Tân Ước: “Một lũ đông kéo đến, tên Giu-đa, một trong mười hai sứ đồ, đi trước hết lại gần Đức Chúa Giê-su đặng hôn Ngài. Đức Chúa Giê-su hỏi rằng: Hỡi Giu-đa ngươi lấy cái hôn để phản Con Người sao?”(Lu 22:47-48).

(15). Bị bán với giá 30 miếng bạc.

Cựu Ước: “Ta nói cùng chúng nó rằng, nếu các ngươi lấy làm tốt, thì hãy cho tiền công ta; bằng không thì đừng cho. Chúng nó bèn cân tiền công cho ta, là ba chục miếng bạc”(Xa 11:12).

Tân Ước: “Mà nói rằng: Các thầy bằng lòng trả cho tôi bao nhiêu đặng tôi sẽ nộp người cho? Họ bèn trả cho nó ba chục miếng bạc”(Ma 26:15).

(16). Bị chứng dối.

Cựu Ước: “Những chứng gian dấy lên, tra hỏi những việc tôi không biết đến”(Thi 35:11).

Tân Ước: “Bấy giờ có mấy người đứng lên làm chứng dối nghịch cùng Ngài”(Mác 14:57).

(17). Nín lặng đối với các lời vu cáo.

Cựu Ước: “Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu khổ chẳng hề mở miệng”(Ê-sai 53:7).

Tân Ước: “Phi-lát lại tra gạn Ngài, mà rằng: Ngươi chẳng đối đáp chi hết sao? Nhưng Đức Chúa Giê-su chẳng trả lời chi nữa, đến nổi Phi-lát lấy làm lạ”(Mác 15:4-5).

(18). Bị phỉ nhổ.

Cựu Ước: “Tôi đưa lưng cho người ta đánh và đưa má cho người ta tát. Tôi không che mặt khi bị người ta sỉ vã và khạc nhổ vào mặt”(Ê-sai 50:6).

Tân Ước: “Họ bèn nhổ trên mặt Ngài, đấm Ngài, lại có kẻ vã Ngài”(Ma 26:67).

(19). Chết với kẻ ác.

Cựu Ước: “Người sẽ chia của bắt với những kẻ mạnh, vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lỗi nhiều người”(Ê-sai 53:12).

Tân Ước: “Cũng có hai đứa ăn cướp bị đóng đinh với Ngài”(Mác 15:27).

(20). Được chôn với kẻ giàu.

Cựu Ước: “Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết được chôn với kẻ giàu”(Ê-sai 53:9).

Tân Ước: “Đến chiều tối, có một người giàu, tên là Giô-sép đến nơi Phi-lát mà xin xác Đức Chúa Giê-su. Giô-sép lấy xác Ngài mà bọc trong tấm vải liệm trắng và đưa để trong một cái huyệt mới mà người đã khiến đục cho mình trong hòn đá”(Ma 27:57-60).

(21). Hông bị đâm.

Cựu Ước: “Chúng nó sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng nó đã đâm”(Xa 12:10).

Tân Ước: “Nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra” (Giăng 19:34).

(22). Uống giấm và mật đắng.

Cựu Ước: “Chúng nó ban mật đắng làm vật thực tôi. Và cho tôi uống giấm trong khi khát”(Thi 69:21).

Tân Ước: “Tại đó có một cái bình đựng đầy giấm. Họ lấy một miếng bông đá thấm đầy giấm, buộc vào cây ngưu tất đưa kề miệng Ngài”(Giăng 19:29). “Họ cho Ngài uống rượu trộn với mật đắng”(Ma 27:34).

(23). Bắt thăm lấy áo ngoài.

Cựu Ước: “Chúng nó chia nhau áo xống tôi, bắt thăm về áo dài tôi”(Thi 22:18).

Tân Ước:  “Họ đã đóng đinh Ngài trên cây thập tự, rồi thì bắt thăm chia nhau áo xống của Ngài” (Ma 27:35).

(24). Xương không bị đánh gãy.

Cựu Ước: “Ngài giữ hết thảy xương cốt người. Chẳng một cái nào bị gãy”(Thi 34:20).

Tân Ước: “Khi quân lính đến nơi Đức Chúa Giê-su, thấy Ngài đã chết rồi thì không đánh gãy ống chân Ngài”(Giăng 19:33).

(25). Sống lại.

Cựu Ước: “Vì Chúa sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi trong âm phủ, cũng không để cho người thánh Chúa thấy sự hư nát”(Thi 16:10).

Tân Ước: “Đừng sợ chi, các ngươi tìm Đức Chúa Giê-su Na-xa-rét, là Đấng đã chịu đóng đinh; Ngài sống lại rồi, chẳng còn ở đây; hãy xem nơi đã táng xác Ngài. Nhưng hãy đi nói cho các môn đồ Ngài và Phi-e-rơ rằng Ngài đi đến xứ Ga-li-lê trước các ngươi; các ngươi sẽ thấy Ngài tại đó, như Ngài đã phán cùng các ngươi vậy”(Mác 16: 6-7).

 

H107.         Tại sao Đức Chúa Giê-su đến trong thế gian?

 

Kinh Thánh cho biết mọi người đều có tội (Rô 3:23), cái giá phải trả cho tội lỗi là bị hành phạt đời đời ở địa ngục (Rô 6:23). Vì lòng yêu thương của Đức Chúa Trời, nên Ngài đã ban Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su (Giăng 3:16) xuống thế làm người, chết trên thập giá đổ huyết ra, tức là“Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn”(Ê-phê 2:15) của giao cũ lỗi thời đã bị đào thải (Hy-bá 8:13 BDY), để thành lập giao ước mới (Lu 22:20). Điều chính yếu của sự giáng thế của Đức Chúa Giê-su là cứu chuộc loài người khỏi bị hành phạt đời đời ở hỏa ngục như  Kinh Thánh xác định:

 

  1. Qua lời của Đức Chúa Giê-su: “Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu”(Giăng 3:17). Vì ta đến chẳng để xét đoán thế gian nhưng để cứu chuộc”(Giăng 12:47). “Ta đã đến hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật” (Giăng10:10).
  2. Qua lời của tiên tri Giăng Báp-tít: “Kìa Chiên Con (Đức Chúa Giê-su) của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi”(Giăng 1:29).
  3. Qua lời của Sứ đồ Giăng: “Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi của chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa. Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con đặng làm Cứu Chúa thế gian”(I Giăng 2:2, 4:14).
  4. Qua lời của người Sa-ma-ri: “Chính Ngài (Đức Chúa Giê-su) thật là Cứu Chúa của thế gian” (Giăng 4:42).

 

H108.         Phúc Âm Lu-ca 2:4 ghi Giô-sép thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Vậy, Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi vua Đa-vít qua ngã Giô-sép?

 

Phúc Âm Lu-ca 2:4 cho biết Giô-sép, chồng Bà Ma-ri, thuộc dòng dõi của vua Đa-vít. Tuy Giô-sép thuộc dòng dõi vua Đa-vít, nhưng không thể kể Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi vua Đa-vít qua Giô-sép được bởi các lý do sau đây:

 

Theo gia phả của Đức Chúa Giê-su ghi ở sách Ma-thi-ơ 1:1-16, cho biết Giô-sép, chồng bà Ma-ri, là con cháu của Giê-chô-nia (Hy-lạp: Iechonias). Trong Cựu Ước, tên Giê-chô-nia viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ là Giê-cô-nia (Yekonyâh). Sách Giê-rê-mi 22:24-30 cho biết hậu duệ của Giê-cô-nia đã bị Đức Chúa Trời rủa sả như sau: “Đức Giê-hô-va phán: thật như ta hằng sống, dầu Giê-cô-nia, con trai Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa, là cái ấn trên tay hữu ta, ta cũng lột ngươi đi . . . Hãy ghi người nầy trong những kẻ không có con cái, trong những kẻ cả đời không thạnh vượng; vì con cháu nó sẽ không một người nào thạnh vượng, ngồi ngai Đa-vít cai trị trong Giu-đa nữa!”

 

Vì Giô-sép thuộc chi nhánh của Giê-chô-nia hay Giê-cô-nia bị Đức Chúa Trời rủa sả. Vậy, hậu tự của Giô-sép không được nối ngôi vua Đa-vít để cai trị. Nên, người ta không kể Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi vua Đa-vít qua ngã Giô-sép. Hơn nữa, Giô-sép chỉ là cha nuôi không có liên hệ máu mủ với Đức Chúa Giê-su. Đức Chúa Giê-su phải thuộc dòng dõi của vua Đa-vít qua một chi nhánh không bị rủa sả để có thể nối ngôi vua Đa-vít như lời tiên tri Ê-sai dự ngôn: “Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài; Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi ở trên ngôi Đa-vít . . .”(Ê-sai 9:5-6).

 

H109.         Nếu không kể Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi của vua Đa-vít qua ngã Giô-sép thì làm cách nào để chứng minh Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi của vua Đa-vít để ứng nghiệm lời dự ngôn của tiên tri Ê-sai 9:5-6?

 

Theo gia phả của Chúa Giê-su ghi ở Phúc Âm Ma-thi-ơ 1:16 cho biết Giô-sép là con của Gia-cốp. Gia-cốp là con cháu của vua Đa-vít. Nhưng theo gia phả của Đức Chúa Giê-su ghi ở Phúc Âm Lu-ca 3:23 cho biết Giô-sép là con của Hê-li. Theo kinh Talmud cho biết bà Ma-ri là con gái của Hê-li. Như vậy, Giô-sép là con ruột của Gia-cốp nhưng là con rễ của Hê-li. Theo Phúc Âm Lu-ca 3:24-31 cho biết Hê-li (cha ruột của bà Ma-ri) là con cháu của Na-than. Na-than là con của vua Đa-vít. Như vậy, Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi vua Đa-vít qua ngã của mẹ Ngài là bà Ma-ri.

 

H110.         Tại sao người ta gọi Đức Chúa Giê-su là Đấng Christ, Đấng Mê-si hay Đức Chúa Giê-su Christ?

 

Khi Chúa Cứu Thế giáng sinh, Ngài được đặt tên để gọi bằng tiếng Hê-bơ-rơ làYehôwshuw’a, có nghĩa là Yavê hay Giê-hô-va cứu chuộc. Chữ Yehôwshuw’a phiên âm ra tiếng Việt là Giô-suê. Các trước giả của các sách Tân Ước viết tên của Chúa Cứu Thế bằng tiếng Hy-Lạp là Iesous. Đến lúc Tân Ước dịch ra Anh ngữ thì tên của Chúa trở thành Jesus. Khi Tân Ước dịch ra Việt ngữ thì tên của Chúa Cứu Thế trở thành Jêsus, Yêsu, Giê-su hay Giê-xu. Ngoài tên để gọi, Đức Chúa Giê-su còn có các danh hiệu như Đấng Christ hay Đấng Mê-si.

Đấng Mê-si có nguồn gốc từ chữ Mâshiyach của tiếng Hê-bơ-rơ. Chữ Mâshiyach dịch thành chữ Christos trong tiếng Hy-Lạp hay Christ trong Kinh Thánh Việt Ngữ của Tin Lành hoặc Ki-tô theo Kinh Thánh Việt Ngữ của Công Giáo. Đấng Mê-si, Christ hay Ki-tô có nghĩa là Đấng chịu xức dầu (Đa 9:25). Người Do Thái tin rằng Đức Chúa Trời sẽ dấy lên một Đấng Mê-si để giải cứu dân tộc họ khỏi ách thống trị của ngoại bang và cứu dân tộc họ ra khỏi vòng tội lỗi (Ma 1:21).

Trong đêm Đức Chúa Giê-su giáng sinh, thiên sứ xác nhận Ngài là Đấng Christ, tức là Đấng Mê-si hay Đấng chịu xức dầu (Lu 2:11). Khi Chúa nói chuyện với người đàn bà Sa-ma-ri nơi bờ giếng Gia-cốp, Ngài xác nhận Ngài là Đấng Mê-si, theo tiếng Hê-bơ-rơ, tức là Đức Ki-tô theo tiếng Hy-lạp hay Đấng Christ theo Anh Ngữ (Giăng 4:25-26).

Tín hữu Cơ Đốc Giáo gọi Đức Chúa Giê-su là Đấng Christ, Đấng Mê-si hay Đức Chúa Giê-su Christ để bày tỏ Đức Chúa Giê-su là “Đấng chịu xức dầu” của Đức Chúa Trời mà các tiên tri đã nói đến trong Kinh Thánh Cựu Ước.

 

H111.         Tại sao Giăng Báp-tít gọi Đức Chúa Giê-su là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Giăng 1:29)?

 

Trong thời Cựu Ước,“nếu một người nào trong dân chúng, vì lầm lỡ phạm tội một trong các điều răn của Đức Giê-hô-va mà làm điều không nên làm, và vì cớ đó mà phải mắc tội”(Lê-vi 4:27). Người phạm tội phải mang đến cho thầy tế lễ một con dê cái hay một chiên con để làm lễ chuộc tội. “Nếu của lễ chuộc tội bằng chiên con, thì phải dâng một con cái chẳng tì vít chi, nhận tay mình trên đầu con sinh tế chuộc tội, rồi giết nó tại nơi giết con sinh dùng làm của lễ thiêu. Đoạn, thầy tế lễ sẽ nhúng ngón tay mình trong huyết, bôi trên các sừng bàn thờ về của lễ thiêu, và đổ huyết dưới chơn bàn thờ; gỡ hết mỡ như cách gỡ mỡ của chiên con dùng làm của lễ thù ân, đem xông trên bàn thờ như các của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giê-hô-va. Ấy vậy, thầy tế lễ sẽ chuộc tội cho người đó, thì tội người sẽ được tha”(Lê-vi 4:32-35). Phân đoạn Kinh Thánh này giúp chúng ta hiểu trong thời Cựu Ước Đức Chúa Trời chấp nhận việc dùng chiên con để làm tế lễ chuộc tội cho người Do Thái.

Giăng Báp-tít gọi Đức Chúa Giê-su là Chiên Con của Đức Chúa Trời để bày tỏ Đức Chúa Giê-su là Chiên Con sẽ được Đức Chúa Trời dùng làm của lễ chuộc tội cho toàn thể nhân loại của thời Tân Ước.

 

H112.         Tại sao Đức Chúa Giê-su xưng mình là Con Người (Lu 12: 40)?

 

Các học giả nghĩ rằng Đức Chúa Giê-su xưng mình là“Con Người” là Ngài có ý muốn bày tỏ Ngài là Con Trời đã nhập thế làm Con Người để cứu con người ra khỏi sự đoán phạt của tội lỗi. Cũng có học giả cho rằng Đức Chúa Giê-su xưng Ngài là “Con Người” để bài tỏ chính Ngài là “Con Người” trong sự hiện thấy của tiên tri Đa-ni-ên, “Ta nhìn xem trong những sự hiện thấy ban đêm, này, có một người giống như Con Người đến với những đám mây trên trời; người tới đến Đấng Thượng Cổ và bị dẫn đến trước mặt Ngài. Người được ban cho quyền thế, vinh hiển và nước; hầu cho hết thảy các dân các nước, các thứ tiếng đều hầu việc Người. Quyền thế Người là quyền thế đời đời chẳng qua đi, và nước Người không bao giờ phải hủy phá”(Đa 7:13-14).

Các nhà giải kinh cho rằng “Con Người” trong sự hiện thấy của tiên tri Đa-ni-ên ám chỉ vềø Đấng Mê-si hay Đấng Christ.

 

H113.         Tại sao không đặt tên Đức Chúa Giê-su là Em-ma-nu-ên theo như lời tiên tri Ê-sai dự ngôn?

 

Theo sách Tiên tri Ê-sai 7:14 dự ngôn rằng: “Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên.”

Khi Chúa Cứu Thế giáng sanh, theo lời thiên sứ dạy, Giô-sép đặt tên để gọi (name) cho Ngài bằng tiếng Hê-bơ-rơ là Yehôwshuw’a (Giô-suê). Chữ Yehôwshuw’a phiên âm ra tiếng Hy lạp là Iesous. Chữ Iesous phiên âm ra tiếng Việt là Jêsus, Giê-xu, Yêsu hay Giê-su.

Sở dĩ,  ông Giô-sép không đặt tên Chúa Cứu Thế là Em-ma-nu-ên theo như lời tiên tri Ê-sai, vì chữ Em-ma-nu-ên không phải là tên để gọi (name), nhưng là một danh hiệu (title). Em-ma-nu-ên là một danh hiệu trong những danh hiệu mà tiên tri Ê-sai đã dùng để chỉ về Đấng Christ như: Đấng Lạ Lùng, Đấng Mưu Luận, Đức Chúa Trời Quyền Năng, Cha Đời Đời và Chúa Bình An (Ê-sai 9:5).

 

H114.         Tại sao Đức Chúa Giê-su ví Ngài là gốc nho?

 

Người Do Thái đều biết cây nho tượng trưng cho dân tộc họ và quốc gia Y-sơ-ra-ên, như đã đề cập trong Cựu Ước: “Vả, vườn nho của Đức Giê-hô-va vạn quân, ấy là nhà Y-sơ-ra-ên, và những người Giu-đa tức là cây mà Ngài ưa thích” (Ê-sai 5:7).

Đức Chúa Trời còn ví dân tộc Y-sơ-ra-ên là một cây nho mà Ngài đã bứng từ Ai-Cập rồi đem về trồng trong vườn của Ngài là đất Ca-na-an, tức là Palestine ngày nay, “Từ Ê-díp-tô Chúa đã dời sang một cây nho. Chúa đuổi các dân ra, rồi trồng cây ấy. Cũng xở đất cho nó. Nó bèn châm rễ và bò đầy đất”(Thi 80: 8-9). “Gốc nho đã được trồng nơi đất tốt, gần nơi nhiều nước, hầu cho nứt tược, ra trái, trở nên cây nho tốt” (Ê-xê17: 8). Đáng lẽ ‘cây nho của Chúa trồng’ phải sanh ra trái ngọt, nhưng nó lại sanh ra toàn trái nho hoang (Ê-sai 5:4); tức là sự bạo ngược, gian ác, lường gạt, áp-bức, tham lam, hiếp đáp người cô thế nghèo khổ (Ê-sai 5:7-8).

Đức Chúa Giê-su ví Ngài là gốc nho để dạy cho các môn đệ nhận thức rằng, Ngài đến trong thế gian để đóng vai trò của một gốc nho lý tưởng, gốc nho mới, để thay thế gốc nho cũ là nhà Y-sơ-ra-ên. Ai chấp nhận Ngài sẽ gắn liền với Ngài để tiếp nhận nguồn nhựa sống sanh ra bông trái tốt có ích lợi cho đồng loại (Giăng15:5).

 

H115.         Tại sao Đức Chúa Giê-su từ chối uống mật đắng khi bị đóng đinh trên thập tự giá (Ma 27:34)?

 

Mật đắng lấy từ nhựa của một loại cây có chất độc để pha vào rượu. Rượu có pha mật đắng được dùng để gây tê mê. Trước khi thọ hình trên thập tự giá người ta cho tử tội uống rượu hòa với mật đắng để bớt cảm giác đau đớn. Đức Chúa Giê-su từ chối uống loại rượu có pha mật đắng đó để bày tỏ là Ngài bằng lòng chấp nhận tất cả mọi sự đau đớn để đền tội cho nhân loại.

 

H116.         Sau khi Đức Chúa Giê-su sống lại, Ngài vào nơi các môn đồ ở mà không cần phải mở cửa (Giăng 20:19). Khi tín hữu Cơ-Đốc sống lại họ có thể làm như Chúa được không?

 

Đức Chúa Giê-su nhập thế làm người, Ngài có bản chất thần tánh (divine nature) và bản chất nhân tánh (human nature).Vì Đức Chúa Giê-su có bản chất thần tánh, nên không bị hạn chế bởi các luật vật lý của thế gian. Bởi lẽ đó, Ngài có thể đi trên mặt biển hay làm các phép lạ. Với bản chất nhân tánh, Đức Chúa Giê-su biết đói, biết khát, biết mệt, biết đau, biết buồn, biết giận . . . . Trái lại, con người chỉ có bản chất nhân tánh với thân xác vật lý trước khi chết và sau khi sống lại cũng chỉ với thân xác vật lý và bản chất nhân tánh mà thôi.

Khi Đức Chúa Giê-su sống lại, có lần Ngài hiện ra với mười một môn đồ. Trong lần hiện ra này, Đức Chúa Giê-su đã xác nhận với các môn đồ là Ngài đã thật sự sống lại với chính thân thể của Ngài bằng xương bằng thịt như lời Chúa nói: “Hãy xem tay chân ta: thật chính ta. Hãy rờ đến ta và hãy xem; thần (spirit) thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có. . . ở đây các ngươi có gì ăn không? Môn đồ dâng cho Ngài một miếng cá nướng. Ngài nhận lấy mà ăn trước mặt môn đồ” (Lu 24:39-43).

Phân đoạn Kinh Thánh trên cho thấy Đức Chúa Giê-su đã sống lại với thân thể bằng xương bằng thịt của chính mình với bản chất thần tánh và nhân tánh, vốn đã có trước khi chết. Nhưng tín hữu Cơ Đốc sẽ sống lại với thân thể bằng xương bằng thịt của chính mình với bản chất nhân tánh, vốn đã có trước khi chết, nhưng không có bản chất thần tánh như Đức Chúa Giê-su.

Nếu tín hữu sống lại với thân thể của chính mình với bản chất nhân tánh, có xương có thịt thì không thể đi vào một phòng kín mà không cần đi qua cửa như Đức Chúa Giê-su được, chỉ trừ Chúa làm cho một phép lạ; như  khi Ngài tái lâm ở không trung, Chúa sẽ làm phép lạ là Ngài sẽ cất tín hữu lên giữa các đám mây mà gặp Chúa (I Tê-sa-lô-ca 4:17).

Sở dĩ, Đức Chúa Giê-su đến đứng chính giữa các môn đồ mà các cửa đều đang đóng, vì Ngài vốn đã có bản chất thần tánh (divine nature), không bị hạn chế bởi luật vật lý, nên Ngài có thể đi vào phòng mà không cần phải mở cửa. Với bản chất thần tánh này, Ngài đã từng đi trên mặt biển trước khi có sự chết và sự sống lại của Ngài (Giăng 6:16-20). Thân thể con người trước khi chết và sau khi sống lại chỉ có bản chất nhân tánh (human nature), nhưng không có bản chất thần tánh (divine nature) như Đức Chúa Giê-su, nên không thể đi vào phòng kín mà không cần mở cửa như Chúa được.

Ma-thi-ơ 22:23-30 ghi câu chuyện có một người theo trường phái Sa-đu-sê, vốn không tin có sự sống lại của thân thể, đến hỏi Đức Chúa Giê-su về trường hợp một người đàn bà Do Thái có bảy đời chồng, khi sống lại thì bà ta là vợ của ai? Đức Chúa Giê-su đáp: “Khi sống lại, không ai còn cưới vợ lấy chồng nữa, mọi người đều giống như thiên sứ”(Mã-Thi 22:30-BDY).

Có người căn cứ vào câu chuyện trên cho rằng khi con người sống lại sẽ giống “như thiên sứ trên trời vậy,” có nghĩa là thân thể của người sống lại không còn bị hạn chế bởi luật vật lý của thế gian; nên có thể ra vào phòng mà không cần mở cửa. Nhưng Kinh Thánh cho biết thiên sứ là thần linh (spirit – Hê 1:14), thần linh thì không có thân thể bằng xương bằng thịt như con người. Nhưng con người sống lại với thân thể có xương có thịt thì không thể biến hóa như thiên sứ được.

Hơn nữa, các nhà giải kinh cho rằng, khi Đức Chúa Giê-su nói câu “mọi người đều giống như thiên sứ” trong trường hợp này, có hàm ý nói mọi người được cứu và không được cứu, sau khi sống lại giống như thiên sứ chỉ trên phương diện “không có vợ hay có chồng” mà thôi. Lời Chúa nói không có nghĩa là giống như thiên sứ hoàn toàn ở mọi phương diện khác.

 

H117.         Được xưng công bình là gì?

 

Được xưng công bình có nghĩa là một người có tội được Đức Chúa Trời kể là vô tội, được cứu chuộc và được hòa thuận với Ngài. Việc xưng công bình là một hành động hoàn toàn do Đức Chúa Trời làm cho một tội nhân. Trong thời Cựu Ước, “Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và điều đó kể là công bình cho người” (Rô 4:3).

Trong thời Tân Ước, đến kỳ hạn Đức Chúa Trời ban Con Ngài là Đức Chúa Giê-su, Đấng vô tội, đến thế gian để chết đền tội cho nhân loại trên thập tự giá. Hễ ai bằng lòng tin Đức Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế đã đổ huyết ra trên thập tự giá là để chuộc tội cho mình thì người đó được Đức Chúa Trời xưng công bình, tức là được Đức Chúa Trời kể là người vô tội. Vì tội lỗi của người đó đã được Đức Chúa Giê-su thay thế trả hết trên thập tự giá (CV13:38-39), như  Kinh Thánh xác định như sau:

 

  1. “Và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Giê-su Christ, là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy. Ngài đã bày tỏ sự công bình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia, trong buổi Ngài nhịn nhục; tức là Ngài đã tỏ sự công bình Ngài trong thời hiện tại, tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Giê-su”(Rô 3:24-26).
  2. “Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào”(Rô 5:9).
  3. “Vậy, chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta” (Rô 5:1).
  4. “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (II Cô-rinh 5: 21).

 

Đặt đức tin vào dòng huyết cứu chuộc của Đức Chúa Giê-su đổ ra trên thập tự giá là phương cách duy nhất để được xưng công bình, để được cứu chuộc bởi ân điển của Đức Chúa Trời.

 

H118.         Được thánh hóa là gì?

 

Trong thời Cựu Ước, được thánh hóa hay được nên thánh (sanctified) có nghĩa là được Đức Chúa Trời làm sạch tội lỗi hay được Đức Chúa Trời biệt riêng ra để phục vụ Ngài hay để Ngài sử dụng, “Môi-se lấy dầu xức, xức cho đền tạm và cho các vật ở tại đó biệt riêng ra thánh, rảy dầu bảy lần trên bàn thờ và xức dầu cho bàn thờ cùng các phụ tùng của bàn thờ, cái thùng và chân thùng, đặng biệt riêng ra thánh. Người cũng đổ dầu xức trên đầu A-rôn, xức cho người đặng biệt riêng ra thánh”(A-rôn được biệt riêng ra thánh để làm thầy tế lễ thượng phẩm – Lê 8:10-12).

Trong thời Tân Ước, khi một tội nhân tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa mình thì được thánh hóa bởi huyết của Đức Chúa Giê-su, “Ấy vì đó mà chính mình Đức Chúa Giê-su đã chịu khổ tại ngoài cửa thành để lấy huyết mình làm cho dân nên thánh”(Hê 13:12). “Chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Giê-su Christ một lần đủ cả”(Hê 10:10).

Các nhà thần học cho rằng: Việc thánh hóa tín hữu là một tiến trình xảy ra ngay giây phút tội nhân ăn năn tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa mình. Tiến trình thánh hóa này tiếp tục mỗi ngày cho đến khi người tín hữu đó được hoàn hảo giống như Ngài (I Giăng 3:2 & I Tê 3:13; 5:23).

Việc thánh hóa hay nên thánh của tín hữu Cơ Đốc là bởi dòng huyết cứu chuộc của Đấng Christ, chớ không phải bởi công lao tu tâm dưỡng tánh của tín hữu mà đạt được. Như lời của Mục sư Dennis M. Johnson cho biết: “Thật phước hạnh cho chúng ta vì sự nên thánh không phải do sự cố gắng làm nên thánh của chúng ta, nhưng là sự nương cậy nơi Chúa. Ngài là sự nên thánh của chúng ta – We are so grateful that holiness doesn’t come from our striving but in resting in Him. He is our holiness.” [Trích thư đề ngày 21-7-1998, của Mục sư Dennis M. Johnson, đại diện Mục sư Tiến sĩ Peter Nanfelt, Tổng Hội Trưởng, Tổng Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA), trả lời một tín hữu hỏi về sự nên thánh là do công lao của tín hữu tạo ra hay do Chúa làm cho tín hữu].

 

H119.         Được cứu bởi ân điển là gì?

 

Kinh Thánh Tân Ước Việt Ngữ dùng chữ “ân điển” để dịch chữ “charis” của tiếng Hy lạp. Chữ “charis”có nghĩa là một món quà hay là một sự ban cho nhưng không mà người nhận không cần phải trả lại bằng tiền bạc hay bằng việc làm công đức của mình.

Được cứu bởi ân điển là được cứu bởi công lao của Đức Chúa Giê-su làm trên thập tự giá và lòng thương xót của Đức Chúa Trời, chứ không phải bởi việc làm công đức hay do công lao khổ tu của loài người mà đạt được.

Kinh Thánh xác định được cứu bởi ân điển như sau:

 

“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”(Ê-phê 2:8-9).

 

Tóm lại, được cứu bởi ân điển là được cứu do lòng thương xót của Đức Chúa Trời đối với kẻ có tội biết ăn năn tin vào ơn tha thứ của Ngài qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su trên thập tự giá, chứ không phải do việc làm lành, thánh thiện, nhân đức của tín hữu mà đạt được.

 

H120.         Người đã tin nhận Chúa rồi, sau có thể bỏ Chúa được không?

 

Khi một tội nhân quyết định tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình thì Chúa tiếp nhận người đó(Giăng 6:37), bằng cách dùng huyết của Ngài để mua chuộc người đó từ địa vị hư mất để trở nên địa vị làm con cái của Đức Chúa Trời (Giăng 1:12), và Ngài ban cho người đó sự sống đời đời (Giăng 3:16).

Khi một người đã được Chúa mua chuộc bằng chính huyết của Ngài rồi, người đó trở thành một sở hữu của Chúa. Người đó không còn quyền tự do định đoạt số phận đời đời của mình nữa bằng cách bỏ Chúa để trở lại với Sa-tan để bị hư mất đời đời. Hơn nữa, khi Đức Chúa Giê-su đã dùng huyết của Ngài để mua chuộc một người nào thì Ngài không để người đó trở lại địa vị hư mất đời đời như lời Chúa phán: “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta”(Giăng 10:28). “Vả, ý muốn của Đấng đã sai ta đến, là hễ sự gì Ngài đã ban cho ta, thì ta chớ làm mất, nhưng phải làm cho sống lại nơi ngày sau rốt” (Giăng 6:39).

Tóm lại, khi một người đã quyết định để Đức Chúa Giê-su mua chuộc mình bằng chính huyết của Ngài rồi, thì Chúa không bao giờ để người đó bỏ Chúa và Chúa cũng không bao giờ bỏ người đó. Vì “Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng”(Giăng 13:1b).

 

H121.         Có phải tội phạm sau khi chịu báp-têm thì không được tha thứ?

 

Ở thời hội thánh sơ khai, người ta nghĩ rằng tội phạm sau khi chịu báp-têm thì không còn được tha thứ. Bởi ý nghĩ này, Hoàng đế La Mã Constantine (274-337) chờ đợi cho đến khi nằm trên giường bệnh gần ngày chết mới chịu báp-têm.

Thật ra, Chúa Giê-su chết trên thập giá là để đền hết mọi tội cho Cơ đốc nhân đã phạm trước và sau khi chịu báp-têm, như lời Sứ đồ Giăng xác định,“huyết của Đức Chúa Giê-su, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”(I Giăng 1:7b).

Khi Cơ đốc nhân phạm tội có thể làm tổn thương mối tương giao (fellowship) với Chúa, và có thể bị Chúa sửa phạt, “Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu. Hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt. Ví bằng anh em chịu sửa phạt, ấy là Đức Chúa Trời đãi anh em như con, vì có người nào là con mà cha không sửa phạt”(Hê12:6-7). Cơ đốc nhân phạm tội có thể hàn gắn lại mối tương giao với Chúa và tránh được sự sửa phạt bằng cách công nhận mình đã phạm tội và xưng tội mình với Chúa, thì sẽ được sự tha thứ như lời Kinh Thánh, “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình và lẽ thật không ở trong chúng ta. Còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác” (I Giăng 1:8-9).

 

H122.         Chúa đối xử với tín đồ phạm tội như thế nào?

 

Khi phạm tội, tín hữu có thể làm gián đoạn mối tương giao (fellowship) với Chúa. Nếu biết ăn năn và xưng tội mình với Chúa,“thì Ngài là thành-tín công-bình để tha tội”cho người đó và làm cho người đó “sạch mọi điều gian ác” (I Giăng 1: 9). Nếu tín đồ phạm tội không ăn-năn có thể bị Chúa sửa phạt: “Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu. Hễ ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt. Vì có người nào là con mà cha không sửa phạt”(Hê 12:6-7). Nhưng Đức Chúa Trời không lấy lại sự cứu chuộc mà Ngài đã ban cho, như lời Chúa xác định, “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta” (Giăng 10:28).

Chúa có thể sửa trị (discipline) tín đồ phạm tội mà không ăn năn, nhưng Chúa tha thứ (forgive) tín hữu phạm tội biết ăn năn.

 

H123.         Sự cứu rỗi và phần thưởng có khác nhau không?

 

Sự cứu rỗi và phần thưởng là hai sự ban cho khác nhau. Sự cứu rỗi là bởi đức tin nơi sự cứu chuộc của Đức Chúa Giê-su mà được (Rô 1:16), còn phần thưởng là bởi việc làm mà có (Khải 22:12).

Muốn được cứu rỗi chỉ cần tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình, “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Giê-su ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu”(Rô 10: 9). Tín hữu muốn được phần thưởng thì phải có công trạng với Chúa: “Ví bằng công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng của mình”(I Cô-rinh 3:14).

Đối với tín hữu không có công lao với Chúa, thì người đó vẫn được cứu, nhưng sẽ không nhận được phần thưởng từ nơi Chúa, “Nếu công việc họ bị thiêu hủy, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó sẽ được cứu song dường như qua lửa vậy”( I Cô-rinh 3:15).

Tín hữu hiện đang có sự cứu rỗi: “Ta viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh con Đức Chúa Trời” (I Giăng 5:13). Nhưng tín hữu phải chờ đợi khi Chúa tái lâm thì mới nhận được phần thưởng, “Này ta đến mau chóng và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm”(Khải 22:12).

 

H124.         Hành động nào bị kể là phạm tội?

 

Tội lỗi là các ý tưởng hay hành động sai quấy, tức là những tư tưởng và hành động không đáp ứng được đúng tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời ấn định. Rô-ma 3:23 xác định là tất cả loài người đều phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh minh định các điều sau đây là tội lỗi:

 

  1. Không thờ phượng Đức Chúa Trời: “Thay vì thờ phượng Thượng Đế vinh quang hằng sống, họ tôn thờ thần tượng con người phù du, đến cả hình tượng chim, thú hay loài bò sát”(La-mã 1:23).
  2. Không tin Đức Chúa Giê-su: “Về tội lỗi vì họ không tin ta”(Giăng 16:9).
  3. Vi phạm luật pháp: “Còn ai phạm tội là trái luật pháp, và sự tội lỗi là sự trái luật pháp”(I Giăng 3:4).
  4. Ghét anh em mình: “Ai ghét anh em mình là kẻ giết người”(I Giăng 3:15).
  5. Động tình tham muốn: “Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi”(Ma 5:28).
  6. Không làm bởi đức tin: “Phàm làm điều chi không bởi đức tin là tội lỗi”(Rô 14:23).
  7. Biết điều lành mà không làm: “Cho nên, kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội” (Gia-cơ 4:17).
  8. Vi phạm các điều sau đây: “Không công bình, độc ác, tham lam, hung dữ; chan chứa những điều ghen ghét, giết người, cãi lẫy, dối trá, giận dữ, hay mách, gièm chê, chẳng tin kính, xấc xược, kiêu ngạo, khoe khoang, khôn khéo về sự làm dữ, không vâng lời cha mẹ, dại dột, trái lời giao ước, không có tình nghĩa tự nhiên, không có lòng thương xót” (Rô 1:29-31), “gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy” (Ga 5: 19-21). “Kẻ gian dâm, tham lam, chắt bóp, thờ hình tượng, làm giáng yểu điệu, đắm nam sắc, trộm cướp, hà tiện”(ICô-rinh 5:10-11, 6:10). “Kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng, và phàm kẻ nào nói dối, những thuật sĩ, và những kẻ ưa thích cùng làm sự giả dối”(Khải 21:8; 22:15).

 

H125.         Tại sao Cơ đốc nhân vẫn còn phạm tội?

 

Khi một người ăn năn tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình, người đó được Đức Chúa Trời tha thứ hết tội lỗi, được xưng công bình và được Đức Chúa Trời ban cho một con người mới với bản tính không phạm tội (I Giăng 3:9). Tuy nhiên, Cơ đốc nhân vẫn còn bản tính cũ muốn phạm tội. Cho nên, Cơ-đốc nhân còn sống đến ngày nào là còn phạm tội đến ngày đó. Điều này đã được Sứ đồ Phao-lô xác nhận qua từng trải của mình trong cương vị của một sứ đồ như sau: “Vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn. Ví bằng tôi làm điều mình không muốn, ấy chẳng phải tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậy”(Rô 7:19-20). Không phải chỉ có Sứ đồ Phao-lô là người duy nhứt “dám” công nhận mình còn phạm tội sau khi đã tin Chúa và đã được cứu. Ngoài Phao-lô ra, còn có Mục sư Nguyễn Văn Huệ, Chủ nhiệm Tạp chí Hướng Đi ở Dallas, Texas, Hoa Kỳ, cũng thú nhận mình vẫn còn phạm tội. Lời thú nhận của Mục sư Nguyễn Văn Huệ đăng trên báo Hướng Đi, số 8, năm 2003, như sau: “Dù là tôi tớ Chúa, tôi vẫn thường phạm tội và thường nhận lãnh ơn tha tội của Ngài. Không có phước nào lớn hơn phước được tha tội; không phải chỉ vài lần mà rất nhiều lần tôi không đếm nỗi. Ai gần Chúa mới thấy mình tội lỗi thật nhiều. Bao lâu tôi còn sống là bấy lâu tôi cần được Chúa tha thứ.”

Sau khi tin Chúa rồi, Sứ đồ Phi-e-rơ đã phạm tội chối Chúa ba lần. Không biết Sứ đồ Giăng có còn phạm tội sau khi tin Chúa hay không, nhưng lời dạy của Thánh Giăng còn ghi lại trong Kinh Thánh như sau: “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chúng ta lừa dối mình và lẽ thật không ở trong chúng ta”(I Giăng 1:8).

 

H126.         Khi Chúa Giê-su tái lâm thì sẽ có những biến động chính yếu nào xảy ra?

 

Trước khi Đức Chúa Giê-su thăng thiên về trời, Ngài cho các môn đồ biết là Ngài sẽ trở lại thế gian này một lần nữa (Giăng 14: 3). Nhưng Chúa không cho biết chính xác khi nào Ngài sẽ tái lâm.

Căn cứ vào các biến chuyển trên thế giới trong những thập niên gần đây như động đất, đói kém, giặc giã, tiếng đồn về giặc, bắt bớ sát hại tín hữu Cơ đốc và nhất là việc người Do-thái trở về Palestine năm 1948 để lập lại quốc gia Y-sơ-ra-ên sau gần 2000 năm tản lạc, làm cho nhiều người nghĩ rằng ngày Đức Chúa Giê-su tái lâm rất gần.

Tiến sĩ Leon J. Wood (1918-1977), tác giả của sách The Bible & Future Events, luận về sự tái lâm, ông cho biết có 3 quan điểm khác nhau về thời điểm của việc Hội Thánh Chúa được cất lên không trung như sau:

  1. Tiền đại nạn: Quan điểm này cho rằng Hội Thánh Chúa sẽ được cất lên không trung trước thời kỳ đại nạn.
  2. Trung đại nạn: Quan điểm này cho rằng Hội Thánh Chúa sẽ được cất lên không trung giữa thời kỳ đại nạn.
  3. Hậu đại nạn: Quan điểm này cho rằng Hội Thánh Chúa sẽ được cất lên không trung sau thời kỳ đại nạn.

 

Theo quan điểm “tiền đại nạn,” đa số học giả cho rằng khi Đức Chúa Giê-su tái lâm thì sẽ có các diễn biến chính yếu xảy ra như sau:

 

Hội thánh được cất lên: Khi đến thời kỳ Đức Chúa Giê-su tái lâm thì Ngài sẽ tái lâm ở trên không trung trước để tiếp rước Hội thánh mà Ngài đã mua chuộc bằng chính huyết mình. Sứ đồ Phao-lô cho biết sự tái lâm trên không trung của Chúa như sau: “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn”(I Tê 4:16-17).

Tòa án Đấng Christ: Sau khi được cất lên không trung để được ở với Chúa trên thiên-đàng, những người được cứu sẽ phải ứng hầu trước Tòa án Đấng Christ (II Cô-rinh 5:10). Chúa thành lập Tòa án này không phải để xét đoán hay định tội để đoán phạt tín hữu, vì “Hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-su Christ”(Rô 8:1). Nhưng Ngài dùng tòa án này để cứu xét và quyết định ban phần thưởng (Khải 22:12) cho những tín hữu đã dùng “vàng, bạc hay bửu thạch” để xây trên nền đã lập là Đức Chúa Giê-su Christ (I Cô-rinh 3:12-14). Cũng tại Tòa án này, Chúa sẽ cứu xét và quyết định không ban phần thưởng cho những tín hữu đã dùng “gỗ, cỏ khô hay rơm rạ” để xây trên nền đã lập là Đức Chúa Giê-su Christ (I Cô-rinh 3:15).

Tiệc cưới Chiên Con: Sau khi ứng hầu Tòa án Đấng Christ, những người được cứu sẽ được dự tiệc cưới Chiên Con (Khải 19:9), trước khi cùng Chúa trở lại thế gian cai trị một ngàn năm (Khải 19: 6-9).

Thời kỳ đại nạn: Trong lúc những người được cứu ở trên thiên đàng, những người không được cứu còn ở lại trong thế gian phải sống qua bảy năm đại nạn (Ma 24:21, Đa-ni-ên 9:27, Đa-ni-ên 9:27-BDY). Trong bảy năm đại nạn này phân nửa dân số trên thế gian bị tiêu diệt bởi giặc giã, động đất, lụt lội, bệnh tật và những tai ương khác do Sa-tan và Antichrist mang đến. Bảy năm đại nạn sẽ chấm dứt với trận thế giới đại chiến Ha-ma-ghê-đôn (Khải 6:16, Quan 5:19, Xa 14:1-3) tại miền bắc xứ Y-sơ-ra-ên. Khi Antichrist dùng một đạo quân hùng mạnh của 10 quốc gia chống lại Do Thái; vây đánh để tiêu diệt dân Do Thái (Khải 16:12-16).

Đức Chúa Giê-su tái lâm trên đất: Tại trận chiến Ha-ma-ghê-đôn, người Do Thái bị tiêu diệt hai phần ba dân số, người Do Thái ăn năn kêu cầu Đấng Christ giải cứu. Chúa nhậm lời, Ngài giáng lâm trên đồi Ô-li-ve (Xa14:4), về hướng đông của thành Giê-ru-sa-lem, với đạo quân thiên sứ và các thánh đồ. Đức Chúa Giê-su tiêu diệt lực lượng Antichrist tại trận chiến Ha-ma-ghê-đôn. Antichrist và các tiên tri giả bị bắt liệng xuống hồ lửa để bị hành phạt đời đời (Khải 19:19-21).

Thiên Niên Hỷ: Sau trận chiến Ha-ma-ghê-đôn, Đức Chúa Giê-su đi đến thành Giê-ru-sa-lem. Ngài  ngồi trên ngôi vua Đa-vít (Lu 1: 32) cai trị thế gian này một ngàn năm thanh bình và thịnh vượng (Khải 20:4). “Bấy giờ họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước này chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh”(Ê-sai 2:4). “Bấy giờ muôn sói sẽ ở với chiên con, beo nằm với dê con; bò con, sư tử con với bò nuôi mập cùng chung một chỗ, một đứa con trẻ sẽ dắt chúng nó đi (Ê-sai 11:6). Trong thời gian 1.000 năm thanh bình (thiên niên hỷ) do Đấng Christ cai trị thì Sa-tan bị xiềng lại, “Người ta quăng nó xuống vực niêm phong lại, hầu cho nó không đi lừa dối các dân được nữa, cho đến chừng nào hạn một ngàn năm đã mãn”(Khải 20:3).

Tòa Án Lớn và Trắng:  Sau khi mãn hạn một ngàn năm thanh bình do Đấng Christ cai trị, những người không được cứu vốn đã chết rồi sẽ sống lại để ứng hầu trước Tòa Án Lớn và Trắng (Khải 20:11), để bị Đấng Christ xét xử “tùy công việc mình làm. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai”(Khải 20:13-15), tức là sự hình phạt đời đời.

Sa-tan được thả ra: Sau khi mãn hạn một ngàn năm cai trị của Đấng Christ, Sa-tan được thả ra (Khải 20:7). Sa-tan đi dỗ dành các dân các nước để thành lập một đạo quân đông đảo và hùng hậu chống lại Đấng Christ một lần chót. Chúng vây hãm thành Giê-ru-sa-lem. Nhưng có lửa từ trời rơi xuống tiêu diệt chúng (Khải 20:9). Sa-tan bị bắt “quăng xuống hồ lửa và diêm, trong đó đã có con thú và tiên tri giả rồi. Chúng nó sẽ phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến  đời đời”(Khải 20: 10).

Trời mới đất mới: Sau khi Sa-tan và những người không được cứu bị ném xuống hồ lửa để bị hành phạt đời đời, Đức Chúa Trời sẽ làm lại trời mới đất mới và hết thảy muôn vật (Khải 21:1). Sau đó, thành Giê-ru-sa-lem mới như viên bích ngọc trong suốt từ trời hạ xuống trên trái đất mới (Khải 21:2). Thành Giê-ru-sa-lem mới có hình khối vuông hay hình kim tự tháp mỗi chiều là 2.240 cây số. Trong thành có đường xá làm bằng vàng ròng và có 12 cửa để ra vào. Các người được cứu của mọi thời đại được ở trong thành này với Chúa cho đến đời đời (Khải 21:10-21). “Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa”(Khải 21:4).

 

H127.         Tôi phải làm gì để sẵn sàng khi Chúa tái lâm?

 

Khi nói đến thế nào là sẵn sàng để gặp Đức Chúa Giê-su tái lâm thì nhiều người nghĩ đến thí dụ “Mười Người Nữ Đồng Trinh” ghi ở Ma-thi-ơ 25:1-13. Ví dụ này kể: “Có mười người nữ đồng trinh cầm đèn đi rước chàng rể. Trong mười người nữ đồng trinh này có năm người dại và năm người khôn. Năm người nữ đồng trinh khôn có mang thêm dầu phòng hờ, năm người nữ đồng trinh dại không mang thêm dầu phòng hờ.”

Vì chàng rể đến trễ, nên tất cả đèn cháy gần hết dầu có sẵn trong đèn; khi hay tin chàng rể sắp đến thì tất cả đèn gần tắt vì thiếu dầu. Năm người nữ đồng trinh khôn có mang thêm dầu phòng hờ, họ châm dầu thêm cho đèn mình, đèn tiếp tục cháy sáng cho đến lúc chàng rể đến. Năm người nữ đồng trinh khôn được vào tiệc cưới với chàng rể. Năm người nữ đồng trinh dại phải đi mua thêm dầu, khi trở lại thì đã quá trễ vì cửa đã đóng kín, không vào được để dự tiệc cưới với chàng rể.

Trong ví dụ trên, đa số đều đồng ý rằng “chàng rể đến” tượng trưng cho “Đức Chúa Giê-su tái lâm.” Nhưng “năm người nữ đồng trinh khôn” và “năm người nữ đồng trinh dại” tượng trưng cho ai? Vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau như sau:

 

  1. Giáo phụ Origen của Hội thánh sơ khai cho rằng, năm người nữ đồng trinh khôn có đủ dầu, tượng trưng cho tín hữu có đầy đủ việc làm công bình, nhân đức, thánh thiện . . . , nên được vào tiệc cưới, tức là được cứu. Năm người nữ đồng trinh dại không có đủ dầu, tượng trưng cho tín hữu không có đủ việc làm công bình, nhân đức, thánh thiện . . . , nên không được vào tiệc cưới, tức là không được cứu (*).
  2. Nhà cải chánh Martin Luther cho rằng năm người nữ đồng trinh khôn, có dầu, tượng trưng cho tín hữu có Đức Thánh Linh, nên được vào tiệc cưới, tức là được cứu. Năm người nữ đồng trinh dại, không có dầu, tượng trưng cho tín hữu không có Đức Thánh Linh, nên không được vào tiệc cưới, tức là không được cứu (**).
  3. Tiến sĩ Herbert Lockyer, tác giả của sách “All The Parables Of The Bible”cho rằng năm người nữ đồng trinh khôn (có dầu) tượng trưng cho người có tin Chúa, nên có sự cứu chuộc. Năm người nữ đồng trinh dại (không có dầu) tượng trưng cho người không có tin Chúa, nên không có sự cứu chuộc.
  4. Tiến sĩ Thần học Ron Rhodes, tác giả sách “What did Jesus Mean”cho rằng năm người nữ đồng trinh khôn có mang thêm dầu phòng hờ, nên có đủ dầu là người có chuẩn bị trước. Người có chuẩn bị trước tượng trưng cho người đã tin nhận Đức Chúa Giê-su trước khi Ngài tái lâm, nên được cứu. Người không mang thêm dầu phòng hờ, nên không có đủ dầu, tượng trưng cho người không có chuẩn bị trước. Người không chuẩn bị trước tượng trưng cho người không tin Chúa trước khi Ngài tái lâm, nên không được cứu. Khi Chúa tái lâm rồi mới tin Chúa thì đã quá muộn vì cửa cứu rỗi đã đóng lại rồi.

 

Theo Sứ đồ Phao-lô, khi một tội nhân tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình là đã sẵn sàng để đón tiếp Chúa tái lâm bất cứ lúc nào, như lời người nói: “Hỡi anh em, về thời và kỳ, thì không cần viết cho anh em; vì chính anh em biết rõ lắm rằng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong ban đêm vậy. Khi người ta sẽ nói rằng: Bình hòa và an ổn, thì tai họa thình lình vụt đến, như sự đau đớn xảy đến cho người đàn bà có nghén, và người ta chắc không tránh khỏi đâu. Nhưng, hỡi anh em, anh em chẳng phải ở nơi tối tăm, nên nỗi ngày đó đến thình lình cho anh em như kẻ trộm. Anh em đều là con của sự sáng và con của ban ngày. Chúng ta không phải thuộc về ban đêm, cũng không phải thuộc về sự mờ tối”(I Tê 5:1-5).

Vậy, Chúa tái lâm bất cứ lúc nào đều không bất ngờ cho tín hữu đã tin nhận Chúa, vì họ là con của sự sáng và con của ban ngày. Nếu muốn lúc nào cũng sẵn sàng để gặp Chúa tái lâm thì phải tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình trước khi Ngài đến.

 

Ghi chú: (*) Có người không đồng ý với ý kiến của Giáo Phụ Origen, khi Giáo Phụ Origen cho rằng dầu tượng trưng cho việc làm công bình, nhân đức, thánh thiện của tín hữu và nhờ có các việc đó mà được cứu là trái với lời dạy của Sứ đồ Phao-lô: “Vả, ấy là nhờ ân điển bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”(Ê-phê 2:8-9).

(**) Có người không đồng ý với ý kiến của Martin Luther, khi Martin Luther cho rằng dầu tượng trưng cho Đức Thánh Linh. Bởi lẽ, khi năm người nữ đồng trinh dại hết dầu, họ có thể đi mua thêm dầu. Nếu dầu là Đức Thánh Linh thì không thể dùng tiền mà mua được! Vậy, chữ “dầu” Chúa dùng trong thí dụ này chỉ để tượng trưng cho dầu đốt đèn mà thôi; không hơn cũng không kém.

 

H128.         Người không tin Chúa có sống lại không?

 

Đức Chúa Giê-su phán rằng, người được cứu và người không được cứu đều sẽ sống lại: “Ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán”(Giăng 5:29).

Lời Chúa trong Kinh Thánh cho biết có hai đợt sống lại. Đợt sống lại của người tin Chúa (được cứu) và đợt sống lại của người không tin Chúa (không được cứu) như sau:

 

Đợt sống lại thứ nhất: Khi Đức Chúa Giê-su tái lâm nơi không trung, những người được cứu sẽ sống lại và được cất lên không trung để gặp Chúa. Họ sẽ được ở cùng Chúa luôn luôn, “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết” (I Tê 4:16). “Phước thay và thánh thay những kẻ được phần về sự sống lại thứ nhứt”(Khải 20:6).

 

Đợt sống lại thứ nhì: Sau khi Đức Chúa Giê-su tái lâm trên đất và đã cai trị được một ngàn năm, những người không được cứu sẽ sống lại (Khải 20: 5). Sau khi sống lại, họ phải ứng hầu trước Toà Lớn và Trắng: “Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công việc mình làm, rồi bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai”(Khải 20:11-15), tức là nơi hình phạt đời đời, cách biệt với Đức Chúa Trời mãi mãi.

 

H129.         Có phải con người chỉ có thân thể và linh hồn?

 

Khi Đức Chúa Trời tạo dựng nên loài người thì ông A-đam và bà Ê-va có 3 phần chính là thân thể (body),  linh hồn (soul) và tâm thần (spirit). Phần thân thể để chứa đựng sự sống. Phần linh hồn để suy xét, cảm nghĩ, quyết định và suy luận. Phần tâm thần để tương giao với Đức Chúa Trời.

Khi thủy tổ loài người phạm tội ăn trái cấm ở vườn Ê-đen thì loài người mất đi phần tâm thần, nên đã đánh mất sự tương giao với Đức Chúa Trời. Sau khi thủy tổ của loài người phạm tội thì con người chỉ còn có 2 phần chính là thân thể và linh hồn.

Khi một người ăn năn tin nhận Đức Chúa Giê-su  làm Cứu Chúa thì được hồi phục lại phần tâm thần, vì “Nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới” (II Cô-rinh 5:17). Đức Chúa Trời hồi phục phần tâm thần của người ăn năn tin nhận Đức Chúa Giê-su để người đó có thể tương giao với Ngài.

Vậy, người tin Chúa có đầy đủ 3 phần chính, như  lời Sứ đồ Phao-lô nói: “Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta đến!”(I Tê 5:23).

Người chưa tin Chúa, phần tâm thần của họ chưa được hồi phục. Nên người chưa tin Chúa chỉ có phần thân thể và linh hồn mà thôi.

 

H130.         Sau khi chết linh hồn sẽ đi về đâu?

 

Sau khi chết, linh hồn của người được cứu sẽ được về ở với Chúa trên thiên đàng, như lời Sứ đồ Phao-lô nói: “Vậy, chúng ta hằng đầy lòng tin cậy, và biết rằng khi chúng ta đang ở trong thân thể nầy thì cách xa Chúa – vì chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy – Vậy tôi nói, chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn”(II Cô-rinh 5: 6-8). Khi Đức Chúa Giê-su tái lâm ở không trung, linh hồn của người được cứu sẽ kết hiệp với thân thể ở mồ mả để sống lại, rồi được cất lên không trung để được gặp Chúa. Từ đó họ sẽ được ở cùng Chúa luôn luôn (I Tê 4 :16-17).

Sau khi chết, linh hồn của người không được cứu sẽ xuống âm phủ để bị hình phạt tạm thời (Lu 16:23). Họ phải ở nơi này cho đến khi Đức Chúa Giê-su tái lâm. Sau khi Đức Chúa Giê-su tái lâm và đã cai trị thế giới này một ngàn năm, những linh hồn ở âm phủ sẽ kết hiệp với thân thể ở mồ mả để sống lại. Sau khi sống lại, họ phải ứng hầu trước “Toà Lớn và Trắng” để bị Chúa xét đoán tùy theo công việc họ làm lúc còn trong xác thịt. Sau đó, họ bị quăng xuống hồ lửa (địa ngục) để bị hình phạt đời đời (Khải 20:11-15).

 

H131.         Cơ-đốc nhân sống lại với thân thể hiện có hay một thân thể khác?

 

Căn cứ vào sự sống lại của Đức Chúa Giê-su mà người ta tin rằng Cơ đốc nhân sẽ sống lại với thân thể bằng xương bằng thịt của chính mình đã có trước khi chết, giống như Đức Chúa Giê-su đã sống lại với thân thể của chính Ngài, “Hãy xem tay chơn ta: thật chính ta. Hãy rờ đến ta và hãy xem; thần (spirit) thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có”(Lu-ca 24: 39). Hơn nữa, để chứng tỏ Ngài đã thật sự sống lại với thân thể cũ của Ngài. Đức Chúa Giê-su cho các môn đồ thấy dấu đinh ở tay và dấu giáo đâm ở bên sườn của Ngài (Giăng 20:20). Ngài còn bảo Sứ đồ Thô-ma sờ vào các vết thương trên thân thể Ngài. Sau khi sống lại Chúa ăn uống và đàm thoại với các môn đồ như ngày xưa (Lu 24: 41-43).

Tuy tín hữu sẽ sống lại với thân thể của chính mình, nhưng được thêm bản chất thiêng liêng, không hư nát như trước kia, “Thân thể đã gieo ra là hay hư nát, mà sống lại là không hay hư nát; đã gieo ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng liêng”(I Cô-rinh 15: 42-44).

 

H132.         Có người giảng dạy nói rằng: “Vì Đức Chúa Trời là thánh, nên gia đình tín hữu nào không còn là nơi thánh nữa, hình phạt của Đức Chúa Trời chắc chắn phải đến gia đình đó.” Lời giảng dạy này có đúng không?

 

Lời giảng dạy nêu trong phần câu hỏi đã được gởi đến Hội Trưởng Tổng Liên Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) để xin ý kiến về lời giảng dạy này. Trong thư trả lời, đề ngày 21-7-1998, Mục sư Dennis M. Johnson, đại diện Mục sư Tiến sĩ Peter Nanfelt, Tổng Hội Trưởng Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp, có ý kiến về sự nên thánh của tín hữu như sau:

 

“Thật phước hạnh cho chúng ta vì sự nên thánh không phải do sự cố gắng làm nên thánh của chúng ta nhưng là sự nương cậy nơi Chúa. Ngài là sự nên thánh của chúng ta – We are so grateful that holiness doesn’t come from our striving but in resting in Him. He is our holiness.”

 

Theo giáo lý Tứ Diện Tin Lành của Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp xác định Đức Chúa Giê-su Christ là Đấng Thánh Hóa của tín hữu. Ngài sẽ làm cho tín hữu nên thánh, “Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyện xin tâm thần, linh hồn và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta đến! Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó”(I Tê 5:23-24).

Câu Kinh Thánh vừa nêu trên cho thấy rõ việc nên thánh của tín hữu là việc của Đức Chúa Giê-su làm cho tín hữu đã tiếp nhận Ngài làm cứu Chúa của mình. Hơn nữa, các nhà thần học cho rằng: “Nên thánh hay thánh hóa là một tiến trình bắt đầu ngay lúc tội nhân tiếp nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa mình. Tiến trình thánh hoá này xảy ra mỗi ngày và kéo dài cho đến khi người tín hữu đó được hoàn hảo giống như Ngài”(I Giăng 3:2c).

Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình cho biết: “Cơ Đốc nhân là người thánh không căn cứ trên hành vi thánh thiện, mà căn cứ trên sự tái sinh do quyền năng Thánh Linh Đức Chúa Trời.”(Trích sách Vững Niềm Tin của Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình, trang 250).

Lời giảng dạy nêu trong phần câu hỏi không căn cứ vào lời Kinh Thánh xác định là Đức Chúa Giê-su đã dùng huyết mình làm cho tín hữu nên thánh như sau:

 

“Ấy là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Giê-su Christ một lần đủ cả.Vì nhờ dâng chỉ một của lễ, Ngài làm cho chúng ta nên thánh được trọn vẹn đời đời. Ấy vì đó mà chính mình Đức Chúa Giê-su đã chịu khổ tại ngoài cửa thành để lấy huyết mình làm cho dân nên thánh”(Hê 10:10,14 &13:12).

 

Tóm lại, tín hữu không có khả năng tự làm cho mình nên thánh được; chỉ có huyết của Đức Chúa Giê-su mới có quyền năng làm cho tín hữu nên thánh trọn vẹn mà thôi. Bởi lẽ đó, Đức Chúa Trời không hành phạt tín hữu điều mà tín hữu không có khả năng tự mình làm được.

 

H133.         Quyết định của Hội Nghị Giê-ru-sa-lem là gì ?

 

Sách Công vụ các Sứ đồ, đoạn 15 có đề cập đến một số giáo sư Cơ Đốc người Do Thái, gốc trường phái Pha-ri-si, chẳng lãnh mạng lịnh của các sứ đồ, đã từ Giê-ru-sa-lem đến giảng dạy ở Hội thánh An-ti-ốt rằng: Nếu tín hữu Cơ Đốc gốc ngoại bang không chịu phép cắt bì theo luật Môi-se thì không thể được cứu rỗi (CV15:1). Sứ đồ Phao-Lô và Ba-na-ba đang có mặt ở đó lên tiếng phản đối việc giảng dạy này, nên hai bên có cuộc cãi lẽ dữ dội. Hội Thánh An-ti-ốt đưa nội vụ về Giê-ru-sa-lem để cho các sứ đồ và trưởng lão ở đó giải quyết. Khi nội vụ đã được đưa đến Giê-ru-sa-lem, một hội nghị được triệu tập, gồm có Sứ đồ Phi-e-rơ, Gia-cơ và các Trưởng lão.

Trong hội nghị này, nhóm giáo sư Cơ Đốc gốc trường phái Pha-ri-si đòi hỏi tín hữu Cơ Đốc gốc ngoại bang phải chịu phép cắt bì và tuân giữ luật pháp Môi-se (CV15:5). Sau khi nghe đôi bên trình bày các lý lẽ của mình, hội nghị với sự đồng ý của Đức Thánh Linh phán quyết là Cơ đốc nhân thuộc các dân tộc ngoại bang tin Chúa là đủ để được cứu mà không cần phải tuân giữ thêm luật pháp Môi-se. Nhưng để khỏi phật lòng và đụng chạm với tập tục cổ truyền của người tín hữu Cơ Đốc gốc Do Thái, tín hữu Cơ Đốc ngoại bang nên tránh ăn của cúng thần tượng, huyết, thịt thú vật chết ngộp và đừng gian dâm (CV15:29).

Theo phán quyết của hội nghị Giê-ru-sa-lem thì tín hữu ngoại bang không cần phải giữ thêm luật pháp Môi-se để được cứu. Điều đó cũng được Sứ đồ Phao-lô tái xác nhận với tín hữu ở Hội thánh Ga-la-ti như sau:

 

“Chúa Cứu Thế đã giải phóng chúng ta cho chúng ta được tự do. Vậy hãy bảo vệ và triển khai tự do, đừng tự tròng cổ vào ách nô lệ của luật pháp nữa. Một khi anh em muốn nhờ luật pháp để được cứu rỗi, anh em đã tự ly khai với Chúa Cứu Thế và đánh mất ân phúc của Thượng Đế. Một khi Chúa Cứu Thế Giê-su đã ban cho chúng ta sự sống vĩnh viễn, chúng ta không cần quan tâm đến việc chịu cắt bì hay không, giữ luật pháp hay không.Điều quan trọng là hành động do tình yêu thương, để chứng tỏ đức tin mình”(Ga 5:1,4,6 – BDYù).

 

Vậy việc giữ luật pháp Môi-se không cần thiết cho sự cứu chuộc, vì Đức Chúa Giê-su Christ đã làm trọn mọi sự trên thập tự giá để cứu chuộc, tín hữu không cần phải làm thêm điều gì nữa để được cứu.

 

H134.         Hành động nào bị xem là thờ hình tượng?

 

Thờ lạy hình tượng là phạm điều răn thứ hai: “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó”(Xuất 20:4-5). Sách Khải Huyền 9:20 cũng cho việc thờ thần tượng là tội lỗi, “Còn những người sót lại, chưa bị các tai nạn đó giết đi, vẫn không ăn năn những công việc bởi tay chúng nó làm, cứ thờ lạy ma quỉ cùng thần tượng bằng vàng, đồng, đá và gỗ, là những tượng không thấy, không nghe, không đi được.”

Phạm tội thờ lạy hình tượng là để hình tượng Chúa, hình tượng các thánh các thần trên bàn thờ để quì lạy, khấn vái và cầu khẩn ơn phước.

Tiên tri Ê-sai luận về hành động thờ hình tượng như sau:

 

“Những thợ chạm tượng đều là hư vô, việc họ rất ưa thích chẳng có ích gì . . . Thợ rèn lấy một thỏi sắt nướng trên than lửa; dùng búa mà đập, dùng cánh tay mạnh mà làm. Thợ mộc giăng dây; dùng phấn mà gạch; đẽo bằng cái chàng, đo bằng cái nhíp; làm nên tượng người, giống hình người tốt đẹp, để ở trong một cái nhà.Gỗ ấy người ta sẽ dùng mà chụm, lấy về mà sưởi. Cũng dùng để đun lửa hấp bánh; lại cũng lấy mà làm một vì thần, rồi thờ lạy nó, làm nó nên một tượng chạm mà quì lạy trước mặt nó. Họ chụm đi phân nửa trong lửa, còn phân nửa thì dùng mà nướng thịt, ăn cho no; hoặc sưởi cho ấm, và nói rằng: Hà! nầy ta sưởi đây; ta thấy ngọn lửa! Đoạn, gỗ còn thừa lại làm một vị thần, tức là tượng chạm mình; cúi mình trước mặt nó mà thờ lạy, cầu nguyện nó mà rằng: Xin giải cứu tôi, vì ngài là thần của tôi!”(Ê-sai 44: 9-19).

 

Tiên tri Giê-rê-mi luận về hành động thần tượng như sau:

 

“Vì các tượng đúc chẳng qua là giả dối, chẳng có hơi thở ở trong; chỉ là sự hư vô, chỉ là đồ đánh lừa; đến ngày thăm phạt sẽ bị diệt mất. Người ta đốn cây trong rừng, tay thợ lấy búa mà đẽo; rồi lấy bạc vàng mà trang sức; dùng búa mà đóng đinh vào, đặng khỏi lung lay. Các thần ấy tiện như hình cây chà là, không biết nói, không biết đi, nên phải khiêng”(Giê 10:14-15 & 10: 3-5).

 

H135.         Sách Khải huyền 2:10 ghi: “Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống.” Có phải  mũ triều thiên của sự sống là sự cứu rỗi?

 

“Mũ triều thiên của sự sống” không phải là sự cứu rỗi nhưng là một phần thưởng chính Chúa sẽ ban cho Cơ đốc nhân nào trung tín với Ngài mà phải chịu tuận đạo.

Khi một tội nhân quyết định tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình thì Chúa liền tiếp nhận người đó, “Kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu” (Giăng 6:37), rồi Chúa ban cho người đó sự cứu chuộc, “Ta ban cho nó sự sống đời đời”(Giăng10:28a). Chúa còn bảo đảm cho người đó là sẽ không bao giờ bị mất sự cứu rỗi mà Ngài vừa ban cho, “Nó chẳng chết mất bao giờ và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta” (Giăng 10:28b).

Ngoài sự cứu chuộc ra, tín hữu có công trạng với Chúa, Ngài sẽ ban cho các phần thưởng khi Ngài tái lâm, “Này, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm”(Khải 22:12). Một trong những phần thưởng đó có thể là “mũ triều thiên của sự sống.”

Lời Chúa ghi ở sách Khải huyền 2:10 dạy: Không trung tín với Chúa cho đến chết thì không nhận được phần thưởng, phần thưởng đó là “mũ triều thiên của sự sống.”

 

H136.         Căn cứ vào Phúc Âm Ma-thi-ơ 16:18, có phải Đức Chúa Giê-su thành lập Hội thánh Ngài trên sứ đồ Phi-e-rơ/ Phê-rô?

 

Khi Chúa Giê-su chấp nhận Si-môn làm môn đồ thì Ngài đổi tên Si-môn lại là Sê-pha (Giăng1:42). Sê-pha (Kĕphas) là tiếng A-ram có nghĩa là đá. Sê-pha dịch ra tiếng Hy-lạp là Pĕtrŏs. Pĕtrŏs có nghĩa là đá. Pĕtrŏs phiên âm ra tiếng Việt là Phi-e-rơ hay Phê-rô.

Khi Chúa Giê-su vào thành Phi-líp, Ngài hỏi các môn đồ, “Còn các ngươi xưng ta là ai? Si-môn Phi-e-rơ (Sê-pha) thưa rằng: Chúa là Đấng Christ Con của Đức Chúa Trời Hằng Sống. Bấy giờ Đức Chúa Giê-su phán cùng người rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều này đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy. Còn ta bảo ngươi rằng: ngươi là Phi-e-rơ (Sê-pha), ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá (sê-pha) này”(Ma 16:15-18).

Giáo Hội Công Giáo La Mã căn cứ vào câu,“ngươi là Phi-e-rơ/Phê-rô (nghĩa là đá), ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá này”mà cho rằng Đức Chúa Giê-su đã thành lập Hội thánh Ngài trên cá nhân Phi-e-rơ/Phê-rô. Bởi lý do này mà Giáo Hội Công Giáo La Mã đã tôn Phi-e-rơ/Phê-rô là Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Để chống lại giáo lý trên của Công Giáo La Mã, một số người cho rằng lời nói của Đức Chúa Giê-su ghi ở Ma-thi-ơ 16:18, không có ý nói Chúa lập Hội thánh Ngài trên Phi-e-rơ/Phê-rô. Họ cho rằng: Vì Phúc Âm Ma-thi-ơ 16:18 bằng tiếng Hy-lạp ghi là: “Ngươi là Petros, ta lập Hội thánh ta trên Petra này.” Theo tiếng Hy-lạp tên của Phi-e-rơ/Phê-rô là Petros. Petros có nghĩa là viên đá nhỏ. Chữ Petra có nghĩa là vầng đá lớn. Vầng đá lớn chỉ về Đức Chúa Giê-su. Vậy, Chúa có ý nói Ngài thành lập Hội thánh Ngài trên Petra (vầng đá lớn), tức là trên chính Ngài.

Giáo Hội Công Giáo La Mã không chấp nhận cách giải nghĩa trên để chống lại niềm tin của họ. Nên Giáo Hội Công Giáo La Mã cho rằng: “ Khi Chúa nói chuyện với Phi-e-rơ thì Ngài dùng ngôn ngữ A-ram. Tiếng A-ram không có chữ Petros và Petra. Chữ Petros và Petra là chữ nghĩa của tiếng Hy-lạp. Hơn nữa, nguyên văn của Phúc Âm Ma-thi-ơ là tiếng A-ram không có dùng chữ Petros và Petra. Vậy người dịch Phúc Âm Ma-thi-ơ từ tiếng A-ram ra tiếng Hy-lạp là người đã dùng chữ Petros và Petra. Việc dùng chữ Petros và Petra của tiếng Hy lạp để giải nghĩa lời của Chúa nói bằng tiếng A-ram là thiếu cơ sở, không đáng tin cậy.”

Một số nhà giảng kinh cho rằng lời Đức Chúa Giê-su nói: “ta lập Hội thánh ta trên đá này” không có nghĩa là Chúa thành lập Hội thánh Ngài trên cá nhân Phi-e-rơ. Nhưng họ cho rằng lời của Chúa nói có nghĩa là Chúa thành lập Hội thánh Ngài trên niềm tin của Phi-e-rơ. Niềm tin đó là: “Ngài là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời Hằng Sống.” Niềm tin của Phi-e-rơ là nền tảng mà Đức Chúa Giê-su đã lập Hội thánh của Ngài trên đó, tức là trên tất cả mọi người có niềm tin như  Thánh Phi-e-rơ/Phê-rô.

 

H137.         Trong thời Cựu Ước, người Do Thái nào vi phạm ngày thứ bảy Sa-bát đều phải bị tử hình. Tại sao ngày nay Cơ đốc nhân vi phạm ngày thứ bảy Sa-bát mà không bị hành phạt?

 

Khi Đức Chúa Trời chọn dân Do Thái để làm tuyển dân của Ngài, Đức Chúa Trời lập giao ước với họ, ban cho họ các luật lệ và mười điều răn để họ tuân giữ. Một trong 10 điều răn là sau khi làm việc sáu ngày, người Do Thái phải nghỉ làm một ngày để làm ngày Sa-bát. Người Do Thái chọn ngày thứ bảy của tuần lễ làm ngày Sa-bát. Theo luật pháp Môi-se,“Trong ngày Sa-bát hễ ai làm một việc chi sẽ bị xử tử” (Xuất 31:15).

Ngày nay, Cơ đốc nhân làm việc ngày thứ bảy Sa-bát không bị kể là phạm luật pháp của giao ước cũ bởi các lý lẽ sau đây:

  1. Khi Chúa Giê-su chết trên thập giá đổ huyết ra là “Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các diều răn”(Ê-phê 2:15) của giao ước cũ để thành lập giao ước mới giữa Đức Chúa Trời và Cơ đốc nhân, “Chén này là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra”(Lu 22:20). Khi đã có giao ước mới rồi, Cơ đốc nhân không bị ràng buộc sống dưới luật pháp của giao-ước cũ, nhưng được sống dưới ân điển của giao ước mới: “Bởi anh em chẳng thuộc dưới luật pháp, mà thuộc dưới ân điển”(Rô 6:14).
  2. Đức Chúa Giê-su chết trên thập giá để thành lập Giao-ước mới để thay thế Giao ước cũ. Khi Đức Chúa Giê-su chết trên thập tự giá thì Giao ước cũ đã bị đào thải, không có hiệu lực trên Cơ đốc nhân, “Giao-ước này được Thượng đế gọi là Giao-ước mới, như thế Giao-ước thứ nhất đã cũ rồi. Điều gì cũ kỹ, lỗi thời đều phải bị đào thải”(Hy-Bá 8:13 – BDY).
  3. Cơ đốc nhân đã đặt đức tin nơi Chúa Giê-su Christ thì không phải phục dưới luật pháp của Giao ước cũ nữa, “Trước khi đức tin chưa đến, chúng ta bị nhốt dưới sự canh giữ của luật pháp mà chờ đức tin phải bày ra. Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. Song khi đức tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy giáo nữa”(Ga 3:23-25).

Hội Thánh Đấng Christ (Church of Christ) cho rằng Đức Chúa Trời ban điều răn “Giữ ngày Sa-bát” để người Do Thái tuân giữ ghi trong Kinh Cựu Ước. Điều răn này không lập lại trong Kinh Tân Ước, nên Cơ đốc nhân không bị ràng buộc phải

tuân giữ điều răn này.

 

 

5

 

GIÁO LÝ CỨU RỖI

 

 

H138.         Tôi tin Đức Chúa Giê-su hôm nay, khi nào tôi được tái sanh, được cứu và được sự sống đời đời?

 

Câu hỏi trên được Mục sư Tiến sĩ GHT Nguyễn Anh Tài giải đáp trên báo Thông Công số 124, năm 1995 như sau:

 

“Theo Thánh Kinh thì khi một người thành thật ăn năn tội lỗi và tin Chúa Cứu Thế Giê-su, thừa nhận sự chết của Ngài trên cây thập tự là sự chết đền tội thay thế cho người ấy, tôn Chúa Giê-su làm chủ trong cuộc đời người ấy, thì tức khắc người ấy được Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi, xưng công bình cho người ấy có nghĩa là Chúa kể người ấy vô tội trước mặt Ngài, và vì vậy Ngài ban cho người ấy sự cứu rỗi và sự sống đời đời.

Tái sanh: Tái sanh là sự tái tạo từ bên trong tâm hồn của một tội nhân bởi ân điển và quyền phép của Chúa Thánh Linh (Giăng 3:5-8). Thánh Kinh xem sự cứu rỗi là sự thay đổi của con người dựa trên căn bản người ấy được hòa thuận với Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-su, và được ‘biến hóa tận gốc rễ và toàn diện phần tâm linh’(Rô-ma 12:2, Ê-phê-sô 4:23) bởi quyền phép của Chúa Thánh Linh (Tít 3:5, Ê-phê-sô 4:24) và nhờ đó người ấy được trở nên ‘người mới’(Ê-phê-sô 4:24, Cô-lô-se 3:10), không còn đồng hóa theo đời này nữa (Rô-ma 12:2, Ê-phê-sô 4:22, Cô-lô-se 3:9) mà được ‘dựng nên giống như Đức Chúa Trời trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật’(Ê-phê-sô 4:24, Cô-lô-se 3:10, Rô-ma12:2). Biến động tái sanh xảy ra ngay lúc tội nhân ăn năn và tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su.

Được cứu: Được cứu có nghĩa là một người được cứu hay giải thoát khỏi quyền lực và hậu quả của tội lỗi. Hậu quả hay ‘tiền công của tội lỗi là sự chết’ (Rô-ma 6:23), và ‘vì mọi người đều đã phạm tội’ (Rô-ma 3:23), nên sẽ chết về thể xác và về tâm linh tức là linh hồn đời đời xa cách Đức Chúa Trời. Nhưng vì Chúa Giê-su đã mang tội lỗi của mọi người và đã chịu chết thế cho mọi người (Rô-ma 5:6-8, I Ti-mô-thê 1:15), nên khi một người thật sự ăn năn tội lỗi và tin nhận Đức Chúa Giê-su thì người ấy được cứu khỏi quyền lực và hậu quả của tội lỗi. Mặc dù tổ phụ loài người là A-đam đã phạm tội và mở đường cho sự chết vào trong nhân loại (Rô-ma 5:12), nên tất cả mọi người phải chết về thể xác, nhưng đến ngày Đức Chúa Giê-su tái lâm, thân thể của người tin nhận Chúa Giê-su và đã chết sẽ được sống lại với một thân thể mới bất diệt (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16, I Cô-rinh-tô 15:22-23), và sẽ sống đời đời chứ không phải bước vào sự chết đời đời trong hồ lửa như những người không được cứu (Khải huyền 20:14-15). Ơn cứu rỗi cũng được Chúa ban cho tội nhân ngay lúc người ấy ăn năn tội và tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su.

Sự sống đời đời: Như Chúa Giê-su phán trong Giăng 17:3 là ‘nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Giê-su Christ là Đấng Cha đã sai đến.’ Giăng 3:16 cũng nói rất đơn giản ‘Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời.’ Thánh Kinh nói đến sự sống đời đời trong ba hình ảnh: (1) Sự tái sanh hay sự kiện một người được Đức Chúa Trời sanh ra (Giăng 1:13). (2) Sự sống mới trong Chúa Giê-su tức người tin Ngài được ‘sống lại với Đấng Christ’(Cô-lô-se 3:1), ‘như đã chết mà nay trở nên sống’(Rô-ma 6:13) và ‘khi những kẻ chết sẽ nghe tiếng Con Đức Chúa Trời và những kẻ nghe sẽ được sống’(Giăng 5:25). (3) Sự kiện ‘được dựng nên mới trong Đấng Christ’(II Cô-rinh-tô 5:17) để ‘làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho chúng ta làm theo’(Ê-phê-sô 2:10). Sự sống đời đời cũng bắt đầu có hiệu lực ngay khi một tội nhân ăn năn tội lỗi và tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su.

Tóm lại, sự tái sanh, được cứu và sự sống đời đời là những diện của ơn cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho tội nhân ngay lúc tội nhân thành khẩn ăn năn tội lỗi và tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su làm Chúa, làm chủ cuộc đời người ấy.”

 

H139.         Trường hợp nào làm tôi mất sự tái sanh, mất sự cứu rỗi và mất sự sống đời đời?

 

Câu hỏi này đã được Mục Sư Tiến sĩ GHT Nguyễn Anh Tài trả lời trên báo Thông Công, số 124, năm 1995 như sau:

 

“Vấn đề người đã thực sự ăn năn tội lỗi và tin nhận Chúa Giê-su, đã được tái sanh, đã được cứu và đã được Chúa ban cho sự sống đời đời, có thể làm mất những ân huệ này hay không, có hai lý thuyết thần học như sau:

 

* Lý thuyết thứ nhất cho rằng hễ một người đã được tái sanh, đã được cứu rỗi rồi thì không thể mất sự sống đời đời. Lý thuyết này chủ trương rằng người thật sự tin Chúa sẽ chắc chắn được Chúa giúp sức giữ được đức tin cho đến cuối cùng để thừa hưởng thiên đàng dù phải trải qua thử thách và cám dỗ. Nhiều câu Kinh Thánh hỗ trợ cho lý thuyết này, chẳng hạn như trong I Phi-e-rơ 1:3-5 — ‘Ngợi khen Đức Chúa Trời là Cha Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Giê-su Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống, là cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn để dành trong các tầng trời cho anh em, là kẻ bởi đức tin nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời giữ cho để được sự cứu rỗi gần hiện ra trong kỳ sau rốt.’  Cũng có nhiều câu khác nói đến lời bảo đảm của Chúa Giê-su rằng tất cả những người tin Ngài chắc chắn sẽ không mất sự cứu rỗi như: ‘Ta ban cho nó sự sống đời đời, nó chẳng chết mất bao giờ và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta’(Giăng 10:28) hoặc ‘Và, ý muốn của Đấng đã sai ta đến, là hễ sự gì Ngài đã ban cho ta, thì ta chớ làm mất, nhưng ta phải làm cho sống lại nơi ngày sau rốt. Đây là ý muốn của Cha ta, phàm ai nhìn Con và tin Con, thì được sự sống đời đời; còn ta, ta sẽ làm cho kẻ ấy sống lại nơi ngày sau rốt’ (Giăng 6:39-40).

 

* Lý thuyết thứ hai cũng dựa vào Kinh Thánh để nói rằng về phía Đức Chúa Trời thì ý muốn và chương trình cứu rỗi của Ngài đối với tội nhân đã thành thật ăn năn tội và tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su là như vậy, nhưng vì con người từ lúc đầu đã được Chúa ban cho sự tự do và Ngài tôn trọng sự tự do mà Ngài đã ban cho con người, nên nếu sau khi đã nhận ơn cứu rỗi của Ngài trong Chúa Giê-su rồi, mà lại cố tình khước từ thì người ấy có thể đánh mất sự cứu rỗi.

 

Trong Cô-lô-se 1:21-23 sứ đồ Phao-lô nói với các tín hữu rằng: ‘Còn anh em ngày trước, vốn xa cách Đức Chúa Trời, và là thù nghịch cùng Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình, nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã nhờ sự chết của Con Ngài chịu lấy trong thân thể của xác thịt mà khiến anh em hòa thuận, đặng làm cho anh em đứng trước mặt Ngài cách thánh sạch không vết, không chỗ trách được; miễn là anh em tin Chúa cách vững vàng không núng, chẳng hề dời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi Tin Lành mà anh em đã nghe. . .’ Hai chữ ‘miễn là’ trong câu này ám chỉ điều kiện về phía người tin phải có là ‘tin Chúa cách vững vàng không núng, chẳng hề dời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi Tin Lành . . .’ Nói cách khác, nếu người tin không tiếp tục tin Chúa cách vững vàng, và dời khỏi hi vọng mà Tin Lành của Chúa Giê-su mang đến cho người ấy, thì những gì Chúa làm sẽ trở nên vô hiệu cho chính người ấy.

 

Trong Hê-bơ-rơ 3:14 cũng chép: ‘Vì chúng ta đã được dự phần với Đấng Christ, miễn là giữ lòng tin ban đầu của chúng ta cho vững bền đến cuối cùng.’ Trong Hê-bơ-rơ 6:4-6 cũng dạy như vậy: ‘Vì chưng những kẻ đã được soi sáng một lần, đã nếm sự ban cho từ trên trời, dự phần về Đức Thánh Linh, nếm đạo lành Đức Chúa Trời và quyền phép của đời sau, nếu lại vấp ngã, thì không thể khiến họ ăn năn nữa, vì họ đóng đinh Con Đức Chúa Trời trên thập tự giá cho mình một lần nữa, làm cho Ngài sỉ nhục tỏ tường.’ Hê-bơ-rơ 10:26-27 cũng xác nhận như vậy: ‘Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa, nhưng chỉ có sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi.’ Mặt khác, Chúa Giê-su cũng phán trong Ma-thi-ơ 24:13 ‘Nhưng kẻ nào bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu.’ Câu này ám chỉ người tin Chúa mà không bền chí giữ đức tin cho đến cuối cùng thì sẽ không được cứu. Còn rất nhiều câu khác trong Thánh Kinh cũng nêu ý tương tự để cảnh cáo con cái Chúa phải giữ đức tin cho đến cuối cùng vì nếu bỏ cuộc nửa chừng thì sẽ làm cho ơn cứu rỗi trở nên vô hiệu cho chính mình.

 

Tóm lại, lý thuyết thứ nhất hoàn toàn đặt cơ sở trên chủ quyền tuyệt đối của Đức Chúa Trời; trong khi lý thuyết thứ hai đặt cơ sở trên quyền tự do chọn lựa của con người mà Chúa đã ban cho họ.”

 

H140.         Thuyết thần đạo nào cho rằng khi một tín hữu được Chúa cứu rồi thì không bao giờ bị mất sự cứu chuộc mà Chúa đã ban cho?

Theo thuyết “Sự An Toàn Của Thánh Hữu” (Perseverance of the Saints) của nhà thần đạo người Pháp ở khoảng giữa thế kỷ XVI, tên là John Calvin hay Jean Chauvin (1509-1564) cho rằng, khi một người đã được Chúa cứu rồi thì không bao giờ bị mất sự cứu rỗi mà Chúa đã ban cho. Học thuyết này được tìm thấy trong sách “The Five Points of Calvinism của David N. Steele & Curtis Thomas” như sau: “Tất cả những ai đã được Đức Chúa Trời chọn, được Đấng Christ mua chuộc [bằng huyết Ngài], và được Đức Thánh Linh giúp cho có đức tin [nơi Đấng Christ] thì được cứu vĩnh viễn.Quyền năng của Đức Chúa Trời sẽ giữ nguyên họ trong niềm tin, và vì vậy [họ] bền chí cho đến cuối cùng.”(All who are chosen by God, redeemed by Christ, and given faith by Holy Spirit are eternally saved. They are kept in faith by power of Almighty God and thus persevere to the end).

Những Giáo Hội Tin Lành tin theo thuyết này gồm có: Presbyterians, Lutherans, Mennonites, Southern  Baptists . . .

 

H141.         Thuyết thần đạo nào cho rằng tín hữu có thể mất sự cứu chuộc?

 

Theo thuyết “Trật Phần Ân Điển” (Falling from Grace) của nhà thần đạo người Hà Lan ở vào khoảng cuối thế kỷ XVI, tên là Jacobus Arminius (1560-1609) cho rằng, tín hữu đã được Chúa cứu rồi có thể làm mất sự cứu chuộc của mình, nếu người đó chối bỏ Chúa nửa chừng. Thuyết này được tìm thấy ở sách “The Five Points of Calvinism của David N. Steele & Curtis Thomas” như sau: “Những người đã tin [Chúa] và đã thật sự được [Chúa] cứu có thể mất sự cứu chuộc vì không tiếp tục giữ vững đức tin mình [nơi Chúa].” (Those who believe and are truly saved can lose their salvation by failing to keep up their faith). Nhà thần đạo Jacobus Arminius còn lý luận rằng: “Vì tin Đức Chúa Giê-su là điều kiện để được cứu. Nếu bỏ Chúa hay chấm dứt niềm tin nơi Chúa thì mất sự cứu chuộc.”

Những Giáo Hội Tin Lành tin theo thuyết này gồm có: Methodist, Nazarene, Pentacostal, Assembly of God, General Baptist, Free Will Baptist . . .

 

H142.         Thuyết “Tiền Định” (Predestination) là gì ?

 

Vào khoảng giữa thế kỷ XVI, nhà thần đạo John Calvin khởi xướng thuyết “Tiền Định.” Thuyết này cho rằng, Đức Chúa Trời  lựa chọn  một số người để được cứu. Đức Thánh Linh đưa dẫn số người này đến sự tin nhận Đức Chúa Giê-su để được cứu chuộc. Học thuyết này được tìm thấy trong sách “The Five Points of Calvinism của David N. Steele & Curtis Thomas” như sau: “Sự cứu chuộc được thành tựu là do quyền năng tối thượng của Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Đức Chúa Cha chọn lựa một số người, Đức Chúa Con chết [đền tội] cho họ, Đức Thánh Linh làm cho sự chết của Đấng Christ trở nên có hiệu lực bằng cách đưa người được chọn đến đức tin và sự ăn năn, điều đó thúc đẩy họ đến sự sẵn lòng vâng phục Phúc Âm. Tiến trình chọn lựa, cứu chuộc, tái sanh là công việc của Đức Chúa Trời và bởi ân điển [của Ngài] mà thôi. Bởi lẽ đó, Đức Chúa Trời quyết định chọn ai là người để nhận được sự cứu chuộc do Ngài ban cho một cách nhưng không.”

 

Để chống lại thuyết “Tiền Định” của nhà thần đạo John Calvin nói trên. Vào khoảng cuối thế kỷ XVI, nhà thần đạo Jacobus Arminius cho rằng: “Sự cứu chuộc được thành tựu là do sự kết hợp các nỗ lực của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời khởi động và con người phải đáp ứng. Sự đáp ứng của con người là yếu tố quyết định. Đức Chúa Trời ban sự cứu chuộc cho mọi người, nhưng sự ban cho của Ngài chỉ có hiệu lực cho những ai sẵn lòng hợp tác với Ngài và chấp nhận ân điển Ngài ban cho. Điểm thiết yếu là ý chí của con người đóng vai trò quyết định. Bởi lẽ đó, con người quyết định chấp nhận hay khước từ sự cứu chuộc cho mình.” (Trích từ  “The Five Points of Calvinism của David N. Steele & Curtis Thomas).

Đọc qua hai học thuyết trên, người ta nhận thấy học thuyết của nhà thần đạo John Calvin và Jacobus Arminius có hai điểm trái nghịch nhau như sau:

  1. Thuyết thần đạo của John Calvin cho rằng, Đức Chúa Trời chỉ ban sự cứu cho người mà Ngài đã chọn mà thôi. Theo thuyết này, Đức Chúa Trời là nhân vật duy nhất quyết định số phận đời đời của con người.
  2. Học thuyết của Jacobus Arminius cho rằng, Đức Chúa Trời ban sự cứu chuộc cho mọi người, nhưng người nào muốn được cứu phải mở lòng ra chấp nhận sự ban cho này. Theo thuyết này, Đức Chúa Trời cho con người có quyền tự do quyết định số phận đời của mình.

 

H143.         Cơ đốc nhân phạm tội có mất sự cứu chuộc không?

 

Khi một tội nhân bằng lòng tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình. Ngay tức khắc, Đức Chúa Trời dùng huyết của Đức Chúa Giê-su mua chuộc người đó từ địa vị hư mất để trở nên con cái của Đức Chúa Trời (Giăng 1:12). Hơn nữa, Chúa còn ban cho người đó sự tái sanh và sự cứu chuộc tức là sự sống đời đời (Giăng 3:16). Sau khi được cứu rồi, mà tín hữu còn phạm tội có thể bị Chúa sửa trị (Hê 12:6). Sự phạm tội của tín hữu có thể làm mất mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời. Nhưng sự phạm tội không làm cho tín hữu mất sự cứu chuộc mà chính Chúa đã ban cho, như những trường hợp sau đây:

 

  1. Sau khi tin Chúa rồi, Thánh Phi-e-rơ phạm tội chối Chúa ba lần (Giăng 18:27). Giăng 17:12 xác nhận Phi-e-rơ vẫn được cứu dầu đã phạm trọng tội chối Chúa.
  2. Thánh Phao-lô viết thư cho người Rô-ma bày tỏ rằng sau khi tin Chúa rồi, trong thời gian làm sứ đồ, Phao-lô vẫn còn phạm tội (Rô 7:17,19). Không thấy Kinh Thánh nói Sứ đồ Phao-lô không được cứu.
  3. Hội thánh Cô-rinh-tô có một tín đồ phạm trọng tội, “dẫu người ngoại đạo cũng chẳng giống như vậy”(I Cô-rinh 5:1). Nhưng Phao-lô “tuyên án kẻ phạm tội đó rằng, một người như thế phải phó cho quỉ Sa-tan, để hủy hoại phần xác thịt, hầu cho linh hồn được cứu trong ngày Đức Chúa Giê-su”(I Cô-rinh 5:5).

 

Kết luận: Người tin Chúa được cứu rồi thì không bao giờ mất sự  cứu chuộc như lời Sứ đồ Phao-lô khẳng định,“Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-su Christ (Rôm 8:1). Bài dạy đạo cho tân tín hữu của Mục sư Larry Moyer cho biết thêm, “Sự cứu rỗi là một quà tặng mà bạn không bao giờ đánh mất! – Salvation is the one gift you can never lose!”(Trích Đặc San Hướng Đi, số 7, năm 2003, Chủ nhiệm: Mục sư Nguyễn Văn Huệ, Dallas, Texas, USA).

 

H144.         Có thể được cứu bằng cách tuân giữ luật pháp của Cựu Ước không?

 

Kinh Thánh Cựu và Tân ước xác nhận việc tuân giữ luật pháp không thể đưa người ta đến sự cứu chuộc. Các câu Kinh Thánh nói đến điều đó như sau:

 

  1. “Dầu vậy, đã biết rằng người ta được xưng công bình, chẳng phải bởi các việc luật pháp đâu, bèn là cậy đức tin trong Đức Chúa Giê-su Christ, nên chính chúng tôi đã tin Đức Chúa Giê-su Christ, để được xưng công bình bởi đức tin trong Đấng Christ, chớ chẳng phải bởi các việc luật pháp, vì chẳng ai được xưng công bình bởi các việc luật pháp”(Ga 2:16).
  2. “Vì mọi kẻ cậy các việc luật pháp thì bị rủa sả, bởi có chép rằng: Đáng rủa thay là kẻ không bền đỗ trong mọi sự đã chép ở sách luật, đặng làm theo những sự ấy”(Phục 27:26).
  3. “Vả lại, chẳng hề ai cậy luật pháp mà được xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời, điều đó là rõ ràng lắm, vì người công bình sẽ sống bởi đức tin” (Ga 3:11).
  4. “Vì nếu bởi luật pháp mà được xưng công bình thì Đấng Christ chịu chết là vô ích”(Ga 2:21b).
  5. “Về mọi điều theo luật pháp Môi-se chẳng có thể được xưng công bình”(CV13:39b).

 

H145.         Cơ đốc nhân có phải giữ thêm luật pháp của Cựu Ước để được cứu?

 

Khi Đức Chúa Giê-su Christ chịu chết trên thập tự giá đổ huyết ra là “Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn (Ê-phê 2:15) của giao ước cũ để thành lập một giao ước mới, “Chén này là giao-ước mới trong huyết ta” (Lu 22:20), thì tất cả Cơ đốc nhân đã có đức tin nơi Chúa đều được cứu bởi huyết của Đức Chúa Giê-su Christ của giao ước mới, nên không cần phải giữ thêm luật pháp của giao ước cũ để được cứu. Vì “trước khi đức tin chưa đến, chúng ta bị nhốt dưới sự canh giữ của luật pháp mà chờ đức tin phải bày ra. Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. Song khi đức tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy giáo ấy nữa”(Ga 3:24-25).

Những lời Kinh Thánh khác cũng cho biết việc tuân giữ luật pháp của Cựu Ước là không cần thiết cho sự cứu rỗi như sau:

  1. “Anh em thảy đều muốn cậy luật pháp cho được xưng công bình, thì đã lìa khỏi Đấng Christ, mất ân điển rồi”(Ga 5:4).
  2. “Vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi”(Rô 3:20).
  3. “Người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không phải việc làm theo luật pháp”(Rô 3:28).
  4. “Vì chúng ta không thuộc dưới luật pháp, nhưng thuộc dưới ân điển”(Rô 6:15).

 

H146.         Có người nói rằng tin Đức Chúa Giê-su thì phải vâng lời Chúa mới được cứu. Họ nói như vậy có đúng không?

 

Tiên tri Giăng Báp-tít xác định ai tin Đức Chúa Giê-su thì được cứu, ai không tin Đức Chúa Giê-su thì không được cứu, “Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu”(Giăng 3:36). Khi một tội nhân bằng lòng tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình, thì Đức Chúa Trời tiếp nhận người đó làm con cái của Ngài, và ban cho người đó sự cứu chuộc ngay trong giây phút người đó tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa mình (I Giăng 5:13). Sau khi đã tin Chúa và đã được cứu rồi, điều kế tiếp của người đã được Chúa cứu là vâng lời Chúa dạy để làm đẹp lòng Chúa và được phước, như một học giả nói, “Tin là yếu tố quyết định cho sự cứu rỗi. Vâng lời là yếu tố quyết định mức độ ân phước của người được cứu thừa hưởng. – Faith determines one’s salvation. Obedience determines the degree of blessing to be enjoyed by the saved person.”

 

Những câu Kinh Thánh xác định chỉ tin Chúa là đủ để được cứu như sau:

 

  1. “Hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời”(Giăng 3:15).
  2. “Hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16).
  3. “Ai tin Con thì được sự sống đời đời”(Giăng 3:36).
  4. “Phàm ai nhìn Con và tin Con thì được sự sống đời đời”(Giăng 6:40).
  5. “Xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Giê-su” (Rô 3:26).
  6. “Hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời”(I Giăng 5:13).
  7. “Hãy tin Đức Chúa Giê-su, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi”(CV16:31).

 

Tin Đức Chúa Giê-su là điều thiết yếu để được cứu, “Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó chẳng phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”(Ê-phê 2:8).

Vâng lời Chúa là việc làm thiết yếu cho sự sống đạo, để được phước và được Chúa khen thưởng,“Này, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm”(Khải 22:12).

Tóm lại, tin Đức Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế để được cứu, vâng lời Chúa là một phương cách hành đạo để được phước.

 

H147.         Một thầy Tin Lành viết báo dạy đạo nói: “Tín đồ phải chịu khó hành đạo thì mới hy vọng Chúa cứu.” Lời dạy đạo này có đúng với giáo lý cứu rỗi bởi ân điển của Chúa không?

 

Lời Chúa trong Tân Ước không bao giờ nói “tín đồ phải chịu khó hành đạo thì mới hy vọng được Chúa cứu.” Nhưng lời Chúa trong Tân Ước nhiều lần khẳng định chỉ tin Chúa là đủ để được cứu. Các lời Kinh Thánh khẳng định về điều này như sau:

 

  1. “Hãy tin Đức Chúa Giê-su, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi”(CV 16:31).
  2. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16).
  3. “Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó”(Giăng 3:36).
  4. “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Giê-su ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu” (Rô 10:9).
  5. “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê 2:8-9).

 

Lời Chúa ghi ở sách Ê-phê-sô 2:8-9 trên cho tín hữu thấy rỏ sự cứu rỗi là nhờ ân điển bởi đức tin chớ không phải bởi việc hành đạo của tín hữu.

Vậy, tin Chúa để được cứu, “Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu”(Giăng 3:18). Nhưng chịu khó hành đạo để được Chúa thưởng, “Ví bằng công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình”(I Cô-rinh 3:14). “Nầy, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm”(Khải 22:12).

Tín hữu không “chịu khó hành đạo” có thể bị Chúa sửa trị: “Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt”(Khải 3:19). “Nếu công việc họ bi thiêu hủy, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó, sẽ được cứu song dường như  qua lửa vậy”(I Cô-rinh 3:15).

Giáo lý chịu khó hành đạo để được cứu nguyên là của Công Giáo La Mã đã bị các nhà cải chánh như Martin Luther, John Calvin và Ulrich Zwingli cho là một tà thuyết trong các cuộc Cải chánh Giáo hội hồi thế kỷ XVI (Xin xem bài H146).

Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình viết: “Con cái Chúa ‘sống đạo’ để làm vinh hiển danh Chúa chớ không phải để được cứu rỗi. Các đầy tớ Chúa cẩn thận khi giảng dạy, đừng gieo sự nghi ngờ về sự cứu rỗi trong khích lệ ‘sống đạo.’” (Trích sách “Jêsus Cứu Chúa Tôi –  Lời Ngài Hỏi, của Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình, trang 114).

 

H148.         Một thầy dạy đạo viết: “Kẻ phạm tội phải đi đến chỗ ăn năn thì mới được Chúa tha thứ, hầu không mất sự cứu rỗi, chứ không có nghĩa là tín đồ phạm tội mà vẫn được Chúa cứu đâu.” Lời dạy đạo này có đúng theo lời Chúa dạy trong Kinh Thánh không?

 

Nếu tín hữu phạm tội mà ăn năn xưng tội mình thì được Chúa tha thứ: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”(I Giăng 1:9). Nếu tín đồ phạm tội mà không ăn năn thì có thể không được Chúa tha thứ, nhưng có thể bị Chúa sửa trị, “Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt”(Khải 3:19). Tín đồ phạm tội mà không ăn năn có thể làm mất mối tương giao mật thiết với Chúa, nhưng người tín hữu đó không làm mất sự cứu chuộc của mình đang có. Giáo lý này thể hiện qua câu chuyện đã xảy ra trong thời các sứ đồ như sau:

 

Vào khoảng năm 56, trong chuyến truyền giáo thứ ba, lúc Sứ đồ Phao-lô ghé thăm Hội thánh Ê-phê-sô, nghe người nhà của Cơ-lô-ê (I Cô-rinh 1:11) kể lại các tệ đoan trong Hội thánh Cô-rinh-tô, Hội thánh mà Sứ đồ Phao-lô có công thành lập trước đó vài năm. Một trong những tệ đoan của Hội thánh này là một tín hữu của Hội thánh phạm trọng tội nhưng không ăn năn. Khi nghe tin này, Sứ đồ Phao-lô liền viết một bức thư nhờ Tít mang đến Hội thánh Cô-rinh-tô. Trong thư này Sứ đồ Phao-lô chỉ thị Hội thánh Cô-rinh-tô phải khai trừ người tín đồ phạm trọng tội không ăn năn đó ra khỏi Hội thánh, hầu cho linh hồn người đó được cứu trong ngày tái lâm của Đức Chúa Giê-su. Phần thư tín của Phao-lô nói về vấn đề này ghi ở sách I Cô-rinh-tô 5:1-5 như sau:

 

“Có tin đồn ra khắp nơi rằng trong anh em có sự dâm loạn, dâm loạn đến thế, dẫu người ngoại đạo cũng chẳng có giống như vậy: là đến nỗi trong anh em có kẻ lấy vợ của cha mình. Anh em còn lên mình kiêu ngạo! Anh em chẳng từng buồn rầu, hầu cho kẻ phạm tội đó bị trừ bỏ khỏi vòng anh em thì hơn! Về phần tôi, thân dầu xa cách mà lòng ở tại đó, (vì anh em và lòng tôi được hội hiệp với quyền phép của Đức Chúa Giê-su, là Chúa chúng ta), nên tôi đã dường như có mặt ở đó, nhân danh Đức Chúa Giê-su là Chúa chúng ta, tuyên án kẻ phạm tội đó rằng, một người như thế phải phó cho quỉ Sa-tan, để hủy hoại phần xác thịt, hầu cho linh hồn được cứu trong ngày Đức Chúa Giê-su.”

 

Sau khi đọc qua phần chỉ thị của Sứ đồ Phao-lô để giải quyết việc người tín hữu pham tội không ăn năn, nhận thấy quyết định của Phao-lô đúng với lời dạy của Đức Chúa Giê-su là người đã được Chúa cứu rồi thì Ngài không để người đó hư mất: “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta”(Giăng 10:28). “Vả, ý muốn của Đấng đã sai ta đến, là hễ sự gì Ngài đã ban cho ta, thì ta chớ làm mất, nhưng ta phải làm cho sống lại nơi ngày sau rốt. Đây là ý muốn của Cha ta, phàm ai nhìn Con và tin Con, thì được sự sống đời đời; còn ta, ta sẽ làm cho kẻ ấy sống lại nơi ngày sau rốt”(Giăng 6:39-40).

Hơn nữa, Sứ đồ Phao-lô cũng xác nhận với tín hữu ở Hội thánh Ê-phê-sô là sự cứu rỗi bởi ân điển chớ không phải bởi việc làm:“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”(Ê-phê 2:8).

Tóm lại, Cơ đốc nhân được cứu là bởi ân điển chứ không phải bởi việc làm, thì không thể bởi việc làm mà mất sự cứu rỗi.

 

H149.         Một tờ báo dạy giáo lý căn bản cho tín hữu viết: “Thật ra qua lời dạy của Kinh Thánh, mỗi người có bổn phận tin Chúa, vâng theo lời Chúa dạy, sống ngay lành, thánh thiện thì mới được Chúa cứu.” Lời dạy này có đúng với Kinh Thánh không?

 

Lời dạy đạo này không đúng với lời dạy của tiên tri Giăng Báp-tít, “Ai tin Con (Đức Chúa Giê-su) thì được sự sống đời đời”(Giăng 3:36a). Lời dạy đạo này cũng không đúng với lời phán dạy của Đức Chúa Giê-su, “Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu”(Giăng 3:18a). Lời dạy đạo này lại càng không đúng với lời dạy của Sứ đồ Phao-lô, “Vả, ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”(Ê-phê 2:8). Nhưng lời dạy đạo này đúng với ý của thiểu số các thầy dạy đạo Tin Lành có gốc Công Giáo La Mã hay đúng theo ý của đa số các thầy dạy đạo Tin Lành dạy theo tuồng bụng của mình mà họ cho là phải.

Giáo lý “được cứu bởi ân điển cộng thêm việc làm lành thánh thiện của tín hữu” vốn là của Công Giáo La Mã. Lịch sử Giáo hội cho biết vào tháng 12 năm 1545, Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thánh là Charles V cùng Giáo Hoàng của Công Giáo La Mã triệu tập một hội nghị tại tỉnh Trent, thuộc Ý Đại Lợi. Sau nhiều ngày thảo luận, hội nghị biểu quyết về lẽ đạo cứu rỗi của Công Giáo La Mã là: “Tín hữu phải nhờ cậy vào ân điển của Chúa và việc làm thánh thiện của mình để được cứu.” Nhóm cải chánh của tu sĩ Martin Luther cực lực phản đối giáo lý được cứu “bởi ân điển cộng thêm việc làm thánh thiện của tín hữu” do Công Giáo La Mã vừa đề ra, và cho đó là một tà thuyết. Nhóm cải chánh chủ trương: “Tín hữu được cứu là nhờ ân điển bởi đức tin mà thôi. Việc làm lành thánh thiện của tín hữu không giúp ích được gì thêm cho sự cứu rỗi”(Ê-phê 2:8). Sự bất đồng ý kiến về giáo lý cứu rỗi với Công Giáo La Mã là nguyên động lực chính khiến nhóm cải chánh phải chống lại Công Giáo La Mã, và sau cùng phải tách rời khỏi Công Giáo La Mã hồi thế kỷ XVI, để thành lập Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh Lutheran.

Trong nỗ lực thống nhất Ki-tô hữu của Tòa Thánh Va-ti-can, các nhà thần học của Giáo Hội Công Giáo La Mã và Giáo Hội Tin Lành Lutheran tìm cách thống nhất giáo lý cứu rỗi cho hai Giáo hội. Sau 30 năm thảo luận, đến ngày 31 tháng 10 năm 1999, Hồng Y Edward Idris Cassidy, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Va-ti-can, Đặc Trách Thống Nhất Ki-tô Hữu, và Mục sư Ishmael Noko, Bí Thư Giáo Hội Tin Lành Lutheran Hoàn Cầu, đồng ý ký một thỏa hiệp để thống nhất giáo lý cứu rỗi cho hai giáo hội như sau: “Chỉ nhờ ân điển bởi đức tin vào công lao cứu chuộc của Đức Ki-tô mà thôi, chứ không phải bởi một công trạng nào của Ki-tô hữu.”

Rất tiếc, hôm nay vẫn còn có một số thầy dạy đạo Tin Lành cổ hủ không hay biết sự thay đổi giáo lý cứu rỗi của Công Giáo La Mã, nên vẫn tiếp tục dạy tín hữu Tin Lành một lẽ đạo lỗi thời của Công Giáo La Mã mà chính Giáo Hội này đã loại bỏ hồi năm 1999. Hơn nữa, kể từ cuộc cải chánh Giáo Hội hồi thế kỷ XVI cho đến nay, tất cả các Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh (Protestants) đều cho thuyết “được cứu bởi ân điển cộng thêm việc lành thánh thiện của tín hữu,” là tà thuyết, cho nên không có Giáo Hội Tin Lành nào dạy tín hữu của mình thuyết này. Chỉ có cá nhân các thầy dạy đạo Tin Lành giảng dạy thuyết này theo ý riêng của mình mà họ cho là phải. Nhưng thật ra họ đã giảng dạy một tà thuyết mà chính họ không hay biết. Nếu họ đã hay biết điều họ giảng dạy là một sự sai trật đáng tiếc, một tà thuyết có hại cho niềm tin của tín hữu đối với sự cứu chuộc hoàn hảo của Đức Chúa Giê-su trên thập tự giá, thì họ đã ăn năn sửa đổi lại từ lâu rồi, cho đúng với lời dạy của sứ đồ Phao-lô,“được cứu là nhờ ân điển bởi đức tin mà thôi”ghi ở Ê-phê-sô 2:8. (Xin xem thêm bài H278).

Mục sư Trương Văn Sáng, cựu Giáo Hạt Trưởng, Giáo Hạt Việt Nam, trực thuộc Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA), xác nhận giáo lý cứu rỗi của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Hoa Kỳ như sau:

 

“ CHÚNG TÔI TIN SỰ CỨU CHUỘC LÀ BỞI CÓ ĐỨC TIN NƠI ĐỨC CHÚA GIÊ-SU CHRIST MÀ THÔI. VIỆC LÀM LÀNH THÁNH THIỆN LÀ BÔNG TRÁI CỦA NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC CỨU, [VIỆC LÀM THÁNH THIỆN] KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC KỂ LÀ CÔNG LAO [ĐỂ ĐƯỢC CỨU]. – We    believe salvation by faith in Jesus Christ only. Good works are the fruit of the one being saved, never being considered as a merit. ”

 

Khi đề cập đến tà thuyết: “Tín hữu phải tin Đức Chúa Giê-su và phải làm thêm điều lành thánh thiện nữa thì mới được Chúa cứu.” Mục sư Trương Văn Sáng xác định rằng: “Hội Thánh Tin Lành Việt Nam và Giáo Hạt Việt Nam không bao giờ giảng dạy thuyết này. Suốt đời tôi, tôi chưa từng nghe một người nào trong Hội Thánh của chúng tôi giảng dạy tà thuyết này.” –  “The Hội Thánh Tin Lành Việt Nam & Giáo Hạt Việt Nam never preach such a doctrine. In my whole life I have not heard anyone in our churches preached such a false doctrine.”(Trích thư của Mục sư Trương Văn Sáng viết bằng Anh Ngữ gởi đến tác giả ngày 1-12-2006).

Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình cho biết thêm: “Cơ đốc nhân cần ‘làm việc lành,’ không phải việc phước đức cho mình để được cứu rỗi. ‘Làm việc lành’ là làm việc theo ý Chúa ‘đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo,’ là làm theo lời Kinh Thánh dạy, làm theo ân tứ Chúa ban, để danh Chúa được vinh hiển.” (Trích sách “JÊSUS CỨU CHÚA TÔI – Lời Ngài Hỏi, trang 114).

Tệ trạng giảng dạy tà thuyết “Được cứu bởi ân điển cộng thêm việc làm thánh thiện của tín hữu” đã có từ khi Tin Lành đến Việt Nam và vẫn còn tồn tại trong các hệ phái Tin Lành Việt Nam cho đến ngày nay. Hy vọng lời nói xác thực của Mục sư Trương Văn Sáng và Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình là những tiếng chuông tỉnh thức quý thầy dạy đạo sớm chấm dứt giảng dạy tà thuyết này cho chúng tôi là những tín hữu của các hệ phái Tin Lành Việt Nam.

 

H150.         Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) có đòi hỏi tín hữu đã tin Chúa Giê-su rồi phải làm thêm điều lành thánh thiện để được cứu không?

 

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, tôi có gởi một văn thư đến Tiến sĩ Gary Benedict, Tổng Hội Trưởng, Tổng Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA), trong thư này tôi tham chiếu Giăng 3:16 để hỏi Mục sư Tổng Hội Trưởng: “Ngoài việc tin Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa mình, người tín hữu có cần làm thêm điều gì nữa để được cứu không?” Mục sư Robert W. Reed, đại diện Mục sư Tổng Hội Trưởng C&MA trả lời tôi trong thơ đề ngày 21 tháng 11 năm 2006, nguyên văn như sau:

 

“You quoted the Bible verse John 3:16 and then asked if you had to do anything more than just believe in Jesus in order to receive salvation. The answer to that question is no. None of us can do anything to add to that which Jesus did in dying for our sins upon the cross. It was while on the cross that Jesus said, ‘It is finished,’ implying that the payment for sins was completed (John 19:30). Then in rising from the dead, He proved that His sacrificial death was accepted by God, and we truly have the means of salvation.

In the book of Ephesians, Paul writes that our salvation is a gift from God (Ephesians 2:8-9). Paul says we have been saved because we believe in Jesus, and God then gives us the gift of salvation. We don’t work for a gift. If we did it would be wages. But God said that it is His gift to those who believe in Jesus and Jesus’ redeeming work. Gifts are given because of love. John 3:16 says, ‘God so loved the world that He gave His  one  and  only Son . . .’ Salvation is God’s gift to you through the work of His Son for you. And like all gifts, they are simply received with thanksgiving, and believed.”

 

Bức thư trên dịch ra Việt Ngữ như sau:

 

“Trong thư ông trưng dẫn Kinh Thánh Giăng 3:16, rồi hỏi, ngoài việc tin Đức Chúa Giê-su ra, ông có cần làm thêm điều gì nữa không để được cứu? Tôi xin trả lời với ông là không. Không có một người nào trong chúng ta có thể làm thêm một điều gì nữa để bổ túc cho sự chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su đã làm cho chúng ta trên thập tự giá. Bởi lẽ đó, lúc Đức Chúa Giê-su còn trên thập tự giá, Ngài phán, ‘Mọi việc đã được trọn,’ câu nói này có nghĩa là sự chuộc tội mà Ngài đã làm cho chúng ta đã hoàn tất (Giăng 19:30). Còn sự sống lại của Ngài để chứng tỏ sự chết chuộc tội của Ngài trên thập tự giá đã được Đức Chúa Trời chấp nhận, và chúng ta thật sự có được sự cứu rỗi.

Trong sách Ê-phê-sô 2:8-9, Sứ đồ Phao-lô cho biết sự cứu rỗi là một món quà [Kinh Thánh Việt ngữ dịch là sự ban cho] do Đức Chúa Trời ban cho. Phao-lô nói rằng chúng ta được cứu là vì chúng ta đã tin Đức Chúa Giê-su, nên Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một món quà là sự cứu chuộc. Chúng ta không cần phải làm điều gì để được nhận một món quà. Nếu có làm điều gì cho ai thì chúng ta được người đó trả tiền công [tiền công không được kể là món quà]. Nhưng Đức Chúa Trời cho biết sự cứu rỗi là một món quà mà Ngài ban cho bất cứ ai tin Đức Chúa Giê-su và sự chuộc tội của Ngài. Quà được ban cho vì tình thương. Giăng 3:16 ghi, ‘Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài . . .’ Sự cứu rỗi là một món quà mà Đức Chúa Trời ban cho ông qua công lao của Con Ngài. Như những món quà khác, ông chỉ cần chấp nhận món quà Chúa ban cho với lòng tin và biết ơn.”

Theo thư trên, Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) ở Hoa kỳ xác nhận chỉ tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa mình là đủ điều kiện để được cứu mà không cần phải làm thêm điều gì nữa.

 

Ghi chú: Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (The Christian and Missionary Allance) hay Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp đem Tin Lành đến Việt Nam vào khoảng năm 19ll. Đến năm 1927, Giáo Hội này thành lập được Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam công nhận Hội Phúc Âm Liên Hiệp là mẫu hội và hứa nguyện theo Tin Lành và những lẽ thật thuộc linh do  Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp truyền dạy (Tham chiếu Hiến Chương 1927 của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam).

 

H151.         Sứ đồ Phao-lô nói rằng tín hữu phạm tội “thì không hưởng được nước Đức Chúa Trời” (Ga 5: 21). Có phải Sứ đồ Phao-lô có ý nói tín hữu phạm tội thì mất sự cứu chuộc?

 

Đức Chúa Giê-su xác định là tín hữu Cơ đốc không bao giờ mất sự cứu rỗi: “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta” (Giăng 10:28). Nếu lời phán dạy của Đức Chúa Giê-su khẳng định là người tin Ngài không bao giờ bị mất sự cứu chuộc thì chúng ta nên hiểu lời của Phao-lô nói, “không hưởng được nước Đức Chúa Trời” không có nghĩa là tín đồ phạm tội mất sự cứu chuộc, nhưng chỉ có nghĩa là không hưởng được hoàn toàn đầy đủ ân phước của Đức Chúa Trời như những người Cơ đốc thánh thiện khác. Điều này có thể ví như  một người di dân, được quốc gia mình đang ở cho nhập quốc tịch. Sau đó người công dân mới nhập tịch này vi phạm luật pháp của quốc gia đó nên phải vào tù. Trong lúc ở tù, người đó không hưởng được mọi quyền lợi và tự do như người dân khác, nhưng vẫn không mất quốc tịch mới của mình.

Để cho vấn đề này thêm sáng tỏ, xin đọc qua lời giảng giải của Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình như sau:

“Trở lại Ga-la-ti 5:21,‘Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời.’ Nước Đức Chúa Trời trong câu Kinh Thánh này không chỉ về sự cứu rỗi, để chúng ta có thể hiểu những tội mà hầu hết Cơ Đốc nhân khó lòng tránh khỏi như: ghen ghét, buồn giận, bất bình, cãi lẫy đều bị hư mất. Nếu hiểu nước Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi thì e rằng chúng ta thảy đều hư mất. Vì chính thánh Phao-lô sau khi được cứu, sau khi đã làm sứ đồ mà vẫn phạm tội. Phao-lô thú thật: ‘Vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn’(Rô-ma 7:19). Cơ Đốc nhân phạm tội phải xưng tội mình cùng Chúa để được Chúa tha thứ (I Giăng 1:9). ‘Nước Đức Chúa Trời’ Phao-lô đề cập trong thư Ga-la-ti chỉ về ơn phước do Chúa Thánh Linh ban cho, là ơn phước Phao-lô mô tả tiếp ở câu 22, ‘Nhưng trái Thánh Linh ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ’”(Trích sách Đời Sống Mới của Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình, trang 105).

 

H152.         Sứ đồ Phao-lô nói, “Song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng?” (I Cô-rinh-tô 9:27). Có phải Phao-lô sợ  mất sự cứu chuộc?

 

Sứ đồ Phao-lô nói như trên không có nghĩa là Ông sợ mất sự cứu chuộc. Vì Sứ đồ Phao-lô biết rằng, khi đã tin nhận Đức Chúa Giê-su rồi thì được Đức Thánh Linh ấn chứng cho đến ngày cứu chuộc; không thể nào mất sự cứu chuộc được. Sứ đồ Phao-lô minh định điều này khi Ông viết thư cho người Ê-phê-sô: “Anh em chớ làm buồn Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc”(Ê-phê 4:30).

Theo I Cô-rinh-tô 9:27, Sứ đồ Phao-lô dùng chữ “bị bỏ.” Chữ “bị bỏ” theo nguyên văn Hy-lạp là Adǒkimǒs. Chữ Adǒkimǒs có nghĩa là“bị từ bỏ” hay “không được chấp thuận.” Khi Phao-lô nói lên các lời này không có ý nói đến sự cứu rỗi nhưng nói đến việc làm của Phao-lô. Phao-lô không sợ mất sự cứu rỗi nhưng chỉ sợ công việc làm của mình không được đẹp lòng Chúa (II Tim 2:15; I Cô-rinh 3:11-15; 11: 31-32) mà thôi.

 

H153.         Nơi nào trong Kinh Thánh xác nhận, chỉ tin nhận Đức Chúa Giê-su là đủ để được cứu?

 

Trong Tân Ước có gần 200 câu xác định chỉ cần tin nhận Đức Chúa Giê-su là đủ để được cứu mà không cần phải làm thêm điều gì nữa. Xin chỉ trương dẫn 12 câu Kinh Thánh chứa đựng rõ ràng giáo lý trên như sau:

  1. “Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thế nào, thì con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài, đều được sự sống đời đời”(Giăng 3:14,15).
  2. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16).
  3. “Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu”(Giăng 3:18).
  4. “Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin thì sẽ sống . . . Còn ai sống mà tin Ta thì không hề chết” (Giăng 11:25-26).
  5. “Nhưng các việc này đã chép, để các ngươi tin rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống”(Giăng 20:31).
  6. “Hãy tin Đức Chúa Giê-su thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi”(CV 16:31).
  7. “Ta là cái cửa; nếu ai bởi ta mà vào thì sẽ được cứu rỗi”(Giăng 10:9).
  8. “Phàm ai nhìn Con và tin Con, thì được sự sống đời đời”(Giăng 6:40).
  9. “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ ai tin thì được sự sống đời đời”(Giăng 6:47).
  10. “Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê 2:8).
  11. “Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài”(Ê-phê 1:7).
  12. “Hầu cho được Đấng Christ, và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin”(Phi 3:8-9).

Lời Chúa trong Kinh Thánh ghi trên minh định chỉ tin Đức Chúa Giê-su là đủ để được cứu. Tuy vậy, vẫn còn có nhiều thầy dạy đạo Tin Lành dạy chỉ tin Chúa vẫn chưa đủ để được cứu. Theo sách “NHỮNG ĐIỀM BÁO TRƯỚC VỀ NGÀY TẬN THẾ” của Mục sư Nguyễn Văn Bình (tốt nghiệp thủ khoa Thần Học Viện Nha Trang, niên khóa 1962-1967,  đương kiêm Giáo Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Âu Châu), nơi chương “TIÊN TRI GIẢ DẠY SAI LỜI CHÚA TRONG KINH THÁNH,” cho biết, nên coi những người dạy “tin Chúa bằng đức tin chưa đủ để được cứu” là những tiên tri giả, nguyên văn như sau:

“Một đặc điểm khác của tiên tri giả là chủ trương giảng dạy sai lời Chúa được chép trong Kinh Thánh nhằm mục đích ‘dỗ dành những người được chọn.’ Một số tiên tri giả dạy rằng tin Chúa bằng đức tin chưa đủ để được cứu rỗi, phải có việc làm công đức cặp theo nữa mới đủ. Giáo lý này đi ngược lại Kinh Thánh: ‘Vả ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình.’ ”

Các Giáo Hội Tin Lành như: Baptist, Giám Lý, Ngũ Tuần, Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA), Lutheran, Mennonite, Nazarene, Presbyterian, Cơ Đốc Phục Lâm, Church of Christ, Church of God . . . đều tin vào giáo lý “được cứu là nhờ ân điển bởi đức tin mà thôi – saved by grace through faith alone” của nhà cải chánh Martin Luther. Các Giáo Hội Tin Lành này cũng có truyền thống chống đối giáo lý của Công Giáo La Mã, “tin Chúa bằng đức tin chưa đủ để được cứu, phải có việc làm công đức cặp theo nữa mới đủ để được cứu.” Một điều đáng tiếc là ngày nay vẫn có một số “tăng lữ cao cấp” của các Giáo Hội Tin Lành kể trên giảng dạy tín hữu điều mà chính Giáo Hội của họ chống đối, vì cho đó là một tà thuyết. Sở dĩ, các “tăng lữ” này giảng dạy như vậy, vì họ quá tự tin, luôn luôn cho lời giảng dạy của mình là phải, không chịu kiểm chứng với lời Chúa trong Kinh Thánh, nên đã vô tình giảng dạy một giáo lý mà chính Giáo Hội của mình cho là tà thuyết nguy hiểm cho tín hữu. (Xin xem bài H146 & H278).

 

H154.         Lời Kinh Thánh nào xác nhận người tin Chúa được cứu rồi thì không bao giờ mất sự cứu chuộc? 

 

Những lời Kinh Thánh xác nhận người tin Chúa được cứu rồi thì không bao giờ bị mất sự cứu chuộc như sau:

  1. “Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em ấn chứng đến ngày cứu chuộc”(Ê-phê 4:30).
  2. “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó và nó theo ta. Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là Đấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha”(Giăng 10:28-29).
  3. “Vả, ý muốn của Đấng đã sai ta đến là hễ sự gì Ngài đã ban cho ta, thì ta chớ làm mất, nhưng ta phải làm sống lại nơi ngày sau rốt. Đây là ý muốn của Cha ta, phàm ai nhìn Con và tin Con thì được sự sống đời đời, còn ta, ta sẽ làm cho kẻ ấy sống lại nơi ngày sau rốt”(Giăng 6:39-40).
  4. “Đây là bánh từ trời xuống, hầu cho hễ ai ăn chẳng hề chết. Ta là bánh hằng sống từ trời; ai ăn bánh ấy sẽ sống vô cùng”(Giăng 6:50-51).
  5. “Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại”(Giăng 6: 54).
  6. “Ta là sự sống lại và sự sống; Kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dù đã chết rồi. Còn ai sống và tin ta thì không hề chết”(Giăng 11:25-26).
  7. “Con được ban sự sống đời đời cho những kẻ mà Cha đã giao phó cho Con”(Giăng 17:2).
  8. “Cho nên hiện nay chẳng còn sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-su Christ” (Rô 8:1).
  9. “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao hay bề sâu, hoặc một vật nào chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Giê-su Christ, là Chúa chúng ta”(Rô 8:38).

 

H155.         Tin Chúa nhưng không có báp-têm có được cứu không?

 

Đức Chúa Giê-su phán dạy chỉ tin Ngài là đủ điều kiện để được cứu, “Ai tin Con, thì được sự sống đời đời” (Giăng 3:36). Ngài không đòi hỏi thêm một lễ nghi tôn giáo nào nữa, kể cả lễ báp-têm bằng nước.

Sau khi tin Chúa và được cứu rồi, người tín hữu mới chịu báp-têm bằng nước để tuyên xưng đức tin mình nơi sự cứu chuộc của Đức Chúa Giê-su Christ đã làm trên thập tự giá. Việc được cứu đến trước, việc làm báp-têm bằng nước đến sau khi đã được cứu. Các lẽ đó cho thấy báp-têm không cần thiết cho sự cứu rỗi. Nên có nhiều Giáo Hội Tin Lành không làm báp-têm bằng nước cho tín hữu mình như: Giáo Hội Tin Lành Cứu Thế Quân, Giáo Hội Tin Lành Anh Em, Quakers . . . Các Giáo Hội này cho rằng, khi một người có quyết định tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa mình thì Chúa làm báp-têm cho người đó bằng Đức Thánh Linh (Giăng 1:33), nên không cần có thêm báp-têm bằng nước nữa.

Để kết luận, xin trích dẫn lời của Mục sư Nguyễn Văn Huệ, Chủ nhiệm Tạp chí Hướng Đi, đăng trên mục Đức Tin của Tạp chí Hướng Đi, số 17, xuất bản ở Dallas, Texas, Hoa kỳ, năm 2005, nguyên văn như sau:

“Câu hỏi đặt ra là: Báp-têm dìm mình dưới nước có cần thiết để được cứu rỗi không?

Câu trả lời làKHÔNG! Vì Sứ đồ Phao-lô đã nói,‘Chúa Cứu thế đã sai tôi, chẳng phải để làm phép báp-têm đâu, nhưng để rao giảng Tin Lành’(I Cô-rinh1:17).”

 

H156.         Phúc Âm Mác 16:16 ghi lời Chúa Giê-su phán: “Ai tin và chịu báp-têm sẽ được rỗi, nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt.” Có phải Chúa có ý nói tin mà không chịu báp-têm thì không được cứu rỗi? 

 

Căn cứ vào câu Kinh Thánh trưng dẫn ở sách Mác 16:16, Đức Chúa Giê-su nói rất rõ là người không tin sẽ bị đoán phạt; Chúa không nói người không chịu báp-têm bằng nước sẽ bị đoán phạt.

Để nhận được sự cứu chuộc từ Đức Chúa Trời ban cho một cách nhưng không, điều kiện duy nhất là tin Đức Chúa Giê-su, “hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16).

Câu chuyện ghi ở Phúc-Âm Lu-ca 23:39-43 cho chúng ta thấy rõ tên cướp chỉ tin Chúa là đủ để được cứu mà không cần đến báp-têm. Câu chuyện đó được kể như sau:

 

“Vả, một tên cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: Ngươi không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa! Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người này không hề làm một điều gì ác. Đoạn lại nói rằng: Hỡi Giê-su, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi. Đức Chúa Giê-su đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi.”

 

Câu chuyện trên cho chúng ta thấy rõ tên trộm cướp tin Chúa thì được Chúa cứu mà không cần phải chịu lễ báp-têm. Hơn nữa, người được cứu rồi mới chịu lễ báp-têm hay nói một cách khác, chịu lễ báp-têm vì đã được cứu chớ không phải chịu lễ báp-têm để được cứu.

 

H157.         Điều gì làm cho tín hữu mất sự cứu rỗi?

 

Khi một tội nhân quyết định tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa mình thì Chúa dùng huyết Ngài mua chuộc người đó từ địa vị hư mất đời đời để trở thành con cái của Đức Chúa Trời (Ga 4: 4-6), và Chúa ban cho người đó sự cứu rỗi hay sự sống đời đời (Giăng 3:16). Sau đó, không có điều gì làm cho người đó mất sự cứu rỗi, như lời Sứ đồ Phao-lô nói: “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Giê-su Christ, là Chúa chúng ta”(Rô 8:38-39).

Đức Chúa Giê-su cũng bảo đảm cho người đã tin nhận Ngài là không bao giờ bị mất sự cứu chuộc theo như lời Ngài đã phán dạy như sau:

  1. “Ta ban cho nó được sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta” (Giăng 10:28).
  2. “Ý muốn của Đấng đã sai ta đến, là hễ sự gì Ngài đã ban cho ta, thì ta chớ làm mất, nhưng phải làm cho sống lại nơi ngày sau rốt. Đây là ý muốn của Cha ta, phàm ai nhìn Con và tin Con, thì được được sự sống đời đời; còn ta, ta sẽ làm cho kẻ ấy sống lại nơi ngày sau rốt”(Giăng 6:39-40).
  3. “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu” (Giăng 6:37).

Theo bài dạy đạo cho tân tín hữu của Mục sư  R. L. Moyer cho biết: “Sự cứu rỗi là một quà tặng mà bạn không bao giờ đánh mất – Salvation is the one gift you can never lose!”(Trích từ Đặc San Hướng Đi, số 7/2003, ở Dallas, Texas, do Mục sư Nguyễn Văn Huệ làm chủ nhiệm).

 

H158.         Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) có tin thuyết tín hữu có thể bị mất sự cứu rỗi không?

 

Vào ngày 7 tháng 11 năm 2006, tôi gởi một văn thư đến Tiến sĩ Gary Benedict, Hội Trưởng Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA). Trong thư này tôi hỏi Mục sư  Hội Trưởng: “Điều gì có thể làm tôi mất sự cứu chuộc?” Mục sư Robert W. Reed đại diện Mục sư Hội Trưởng C&MA trả lời tôi trong thư đề ngày 21 tháng 11 năm 2006, nguyên văn như sau:

 

“Your question was, ‘What can cause me to lose my salvation?’ Look at the gospel of John at chapter 10. Here Jesus is likening Himself to a shepherd having a flock of sheep. He cares for His sheep taking them out to eat grass and drink water. Then He brings them all back to the safety of the sheepfold. In this chapter, He speaks of Himself as the doorway to the sheepfold, verse 9 ‘I am the gate, whoever enters through Me will be saved.’ In verse 11 and 15 He speaks of being the good shepherd and sacrificing His life for the sheep. This is in reference to His dying on the cross for our sins; we are His sheep. In verse 28 He says, ‘I give them eternal life (salvation) and they shall never perish, and no one can snatch them out of my hand.’ He then repeats this for emphasis in verse 29, ‘no one can snatch them out of my Father’s hand.’ What Jesus is saying here is that He is not only our provider of salvation but our protector as well.

You don’t need to worry about losing your salvation as long as you continue to acknowledge that you believe in Jesus, that you have invited Him to live in and direct your life.”

Bức thư trên dịch ra Việt Ngữ như sau:

“Câu hỏi của ông là: ‘Điều gì có thể làm cho tôi bị mất sự cứu chuộc?’ Xin ông xem Phúc Âm Giăng đoạn 10. Trong đoạn sách này, Đức Chúa Giê-su ví Ngài là một người chăn có một bầy chiên. Ngài chăm sóc bầy chiên mình, dẫn chiên đi ra ăn cỏ và uống nước. Khi chiên ăn và uống nước xong, Ngài dẫn bầy chiên trở vào chuồng để bầy chiên có nơi trú ẩn an toàn. Trong đoạn sách này, Ngài ví Ngài là cái cửa của chuồng chiên, câu 9 ‘Ta là cái cửa,  nếu ai bởi ta mà vào thì được cứu rỗi.’ Trong câu 11 và 15, Ngài ví Ngài là người chăn hiền lành vì chiên mình phó sự sống mình, để bày tỏ Ngài sẽ chết trên thập tự giá là vì tội lỗi của chúng ta, chúng ta là chiên của Ngài. Trong câu 28, Đức Chúa Giê-su phán: ‘Ta ban cho chúng nó sự sống đời đời (sự cứu rỗi), chúng nó chẳng chết mất bao giờ và chẳng ai có thể cướp chúng nó khỏi tay ta.’ Ngài nhấn mạnh điều này một lần nữa ở câu 29, ‘Chẳng ai có thể cướp chúng nó ra khỏi tay Cha.’ Đức Chúa Giê-su nói đây có nghĩa là Ngài không những cung ứng cho chúng ta sự cứu rỗi mà Ngài cũng là Đấng gìn  giữ chúng ta [khỏi mất sự cứu rỗi].

Ông không cần phải lo mất sự cứu rỗi, miễn là khi  nào ông còn thừa nhận mình còn tin Đức Chúa Giê-su, mời Ngài vào lòng mình và điều khiển đời sống mình.”

 

Đọc qua thư trên, người đọc nhận thấy Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp ở Hoa Kỳ không tin vào thuyết “Tín hữu có thể mất sự cứu rỗi” của nhà thần đạo Jacobus Arminius. Giáo Hội này tin rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng cung ứng cho tín hữu sự cứu rỗi và cũng là Đấng gìn giữ tín hữu khỏi mất sự cứu rỗi.

 

Ghi chú:  Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) hay Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp đem Tin Lành đến Việt Nam vào khoảng năm 1911. Đến năm 1927, Giáo Hội này thành lập được Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam công nhận Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp là mẫu hội và hứa nguyện theo Tin Lành và những lẽ thật thuộc linh do Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp truyền dạy (Tham chiếu Hiến Chương 1927 của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam).

 

H159.         Có một tạp chí Tin Lành dạy đạo nói “Tin Chúa là một điều thiết yếu. Nhưng nếu chỉ nương cậy vào sự tin Chúa mà thôi, ta có thể vẫn bị bỏ.” Lời dạy đạo này có đúng không?

 

Theo lời Đức Chúa Giê-su dạy chỉ tin Ngài là đủ điều kiện để được cứu, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16).

Người trộm cướp trên thập tự giá chỉ nương cậy vào sự tin Chúa mà thôi. Người đó không bị Chúa bỏ, nhưng được Chúa cứu, “Hôm nay ngươi sẽ ở với ta trong nơi Ba-ra-đi” (Lu 23:43).

Nếu chúng ta nương cậy thêm vào các việc làm khác để được cứu là không thích hợp với các lời dạy của Chúa trong Kinh Thánh như: “Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”(Ê-phê 2:8). “Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình của chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài”(Tít 3:4,5).

Giáo lý tin Chúa và nhờ cậy thêm các việc làm khác để được cứu là một tà thuyết đã bị Martin Luther chống đối trong cuộc cải chánh Giáo Hội hồi thế kỷ 16. Không lẽ các thầy dạy đạo Tin Lành ngày nay đã quên lý do của cuộc cải chánh  này. (Xin xem bài H146 & H278).

 

H160.         Tôi đã tin Chúa rồi, nhưng có lúc tôi nghi ngờ là tôi không được cứu. Làm cách nào để biết chắc tôi đã được cứu?

 

Khi một người thật sự tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa mình thì được Đức Chúa Trời ban cho sự cứu chuộc (Giăng 3:16), và được Ngài nhận làm con cái của Ngài (Giăng 1:12). Khi đã được làm con cái của Đức Chúa Trời rồi thì được Ngài yêu cho đến cuối cùng (Giăng 13:1). Sự cứu chuộc Chúa hứa ban cho là chắc chắn. Vậy, ở bất cứ tình huống nào cũng đừng lo mất sự cứu chuộc. Có một cách để biết chắc mình được cứu là tin vào lời Chúa trong Kinh Thánh xác định về sự cứu chuộc Chúa ban cho người tin nhận Ngài là chắc chắn như sau:

Lời của Đức Chúa Giê-su:

“Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thế nào, thì con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời”(Giăng 3:14-15).

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16).

“Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu”(Giăng 3:18).

“Phàm ai nhìn Con và tin Con thì được sự sống đời   đời”(Giăng 6:40).

“Quả thật, quả thật ta nói cùng ngươi, hễ ai tin thì được sự sống đời đời”(Giăng 6:47).

“Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin thì sẽ sống”(Giăng 11:25).).

Lời của tiên tri Giăng Báp tít:

“Hễ ai tin Con, thì được sự sống đời đời”(Giăng 3:36).

Lời của sứ đồ Phi-e-rơ:

“Hết thảy các Đấng tiên tri đều làm chứng này về Ngài  rằng hễ ai tin Ngài thì được sự tha tội vì danh Ngài” (CV10:43).

Lời của sứ đồ Giăng:

“Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời”(I Giăng 5:13).

“Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng”(Giăng 13:1).

Lời của sứ đồ Phao-lô:

“Tức là Ngài đã tỏ sự công bình Ngài trong thời hiện  tại, tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Giê-su Christ”(Rô 3:26).

“Vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng  xưng mọi kẻ tin là công bình”(Rô10:4).

“Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Giê-su ra, và      lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại thì ngươi sẽ được cứu”(Rô10:9).

“Hãy tin Đức Chúa Giê-su thì ngươi và cả nhà ngươi sẽ được cứu rỗi”(CV16:31).

 

Nếu một người đã thật sự tin nhận Đức Chúa Giê-su rồi mà vẫn còn nghi ngờ; không chắc mình được cứu là vô tình coi lời nói của Đức Chúa Trời là lời nói dối, “Vả, chứng của Đức Chúa Trời, ấy là chứng mà Ngài làm về Con Ngài. Ai tin đến Con Đức Chúa Trời, thì có chứng ấy trong mình; còn ai không tin Đức Chúa Trời, thì cho Ngài là nói dối, vì chẳng tin đến chứng Đức Chúa Trời đã làm về con Ngài. Chứng ấy tức là Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài”(I Giăng 5:9-11).

Để hết lo sợ mình không chắc được cứu, xin đọc thêm bài “Nghi ngờ sự cứu rỗi” của Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình viết trong sách “JÊSUS CỨU CHÚA TÔI – LỜI  NGÀI  HỎI,” trang 112,  như sau:

 

“Ngay trong sự cứu rỗi của Chúa ban cho nhân loại bởi tình yêu thương cũng bị nghi ngờ. Đâu có lý gì, đâu có dễ gì chỉ ‘tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.’ Thế là chúng ta có nghi ngờ về sự cứu rỗi. Từ nghi ngờ này mà nẩy sanh ra không biết bao nhiêu điều dạy dỗ, muốn được cứu rỗi phải ‘làm lành,’ phải ‘sống đạo.’ Và để cho ‘nghi ngờ’ vững chắc. Ai nghi ngờ, ma quỉ không quên giúp họ trưng dẫn lời Kinh Thánh dạy: ‘Hỡi anh em, nếu ai nói mình có đức tin, song không có việc lành, thì ích chi chăng? Đức tin có cứu được người ấy chăng?’ (Gia 2:14). . . . . . Câu Kinh Thánh này không nói đức tin về sự cứu rỗi. Chúng ta đọc tiếp: ‘Ví thử có anh em hoặc chị em nào không có quần áo mặc, thiếu của ăn uống hằng ngày, mà một người trong anh em nói với họ rằng: Hãy đi cho bình an, hãy sưởi cho ấm và ăn cho no, nhưng không cho họ đồ cần dùng về phần xác, thì có ích gì chăng? Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết’ (Gia 2:15-17). Con cái Chúa có đức tin nơi lời Chúa Giê-su phán: ‘Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo, gặt, cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà cha các ngươi trên trời nuôi nó, các ngươi há chẳng quí trọng hơn loài chim sao?’ (Ma 6:26). Nên nói với người cùng khổ, mình có ‘đức tin’: Chúa lo, mình khỏi lo, ‘nên không cho họ đồ cần dùng về phần xác.’ Thì ‘đức tin’ đó ích gì? ‘Nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết’ trong trường hợp này chớ không phải về sự cứu rỗi.”

 

H161.         Đức Chúa Giê-su phán:“Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi” (Ma 7:21). Ý muốn của Cha ở trên trời là gì?

 

Ý muốn của Đức Chúa Cha ở trên trời đã được Đức Chúa Giê-su minh định ở Giăng 6:40 như sau: “Đây là ý muốn của Cha ta, phàm ai nhìn Con và tin Con thì được sự sống đời đời.”

Vậy, ý muốn của Đức Chúa Cha ở trên trời là Ngài muốn mọi người tin nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình để được sự sống đời đời.

 

H162.         Sách Khải huyền 3:16 ghi lời Chúa phán:“Vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta.” Có phải câu nói nầy có ý nghĩa là Chúa không cứu tín hữu hâm hẩm?

 

Khi đọc đến Khải huyền 3:16 thì phần đông người cho rằng Chúa không cứu tín hữu “hâm hẩm”. Nhưng có số người không đồng quan điểm này cho rằng: “Nếu Chúa cứu tín hữu ‘nóng’ và ‘lạnh’ thì chắc chắn Chúa không bỏ tín hữu ‘hâm hẩm.’ Đối với những học giả Kinh Thánh thì họ giảng giải như sau:

 

“Vì Hội thánh Lao-đi-xê không có tinh thần hoạt động tích cực cho công việc Chúa, nên bị Chúa quở trách, hầu cho họ biết ăn năn, trở lại sốt sắng làm công việc Chúa đắc lực hơn. Trong lần quở trách này Chúa nói:  ‘Vì ngươi hâm hẩm . . . nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta.’ Chúa dùng câu nói này để tỏ ý không hài lòng về thái độ lưng chừng của Hội thánh Lao-đi-xê, nhưng không có ý nói Chúa không cứu Hội thánh Lao-đi-xê.”

 

Các học giả giảng giải như vậy, vì họ căn cứ vào các lời nói của Chúa là nếu một người đã được Chúa mua chuộc bằng chính huyết của Ngài rồi thì Ngài không để người đó bị hư mất. Các lời nói của Đức Chúa Giê-su có ý nghĩa đó được thể hiện trong những câu Kinh Thánh sau đây:

 

  1. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16).
  2. “Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét”(Giăng 3:18).
  3. “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta. Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta”(Giăng 10:27-28).
  4. “Cho nên hiện nay, chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-su Christ” (Rô 8:1).

 

H163.         Theo sách Khải Huyền 3:5 thì tên của tín hữu có thể bị bôi xóa khỏi sách sự sống, mất sự cứu rỗi. Có phải không?

 

Sách Khải huyền 3:5 ghi: “Kẻ nào thắng, sẽ được mặc áo trắng như vậy. Ta sẽ không xóa tên người khỏi sách sự sống và sẽ nhận danh người trước mặt Cha ta.”

Khi đọc câu Kinh Thánh này, một số con cái Chúa lo sợ nếu mình “không thắng” thì tên mình sẽ bị Chúa bôi khỏi sách sự sống, có nghĩa là mất sự cứu chuộc. Thật ra, sách Khải huyền 3:5 chỉ nói kẻ nào thắng sẽ không bị xóa tên khỏi sách sự sống mà thôi. Nhưng sách Khải huyền 3:5 không nói người không thắng sẽ bị Chúa xóa tên khỏi sách sự sống. Nếu hiểu Khải huyền 3:5 nói có ý nghĩa là tín hữu không thắng sẽ bị mất sự cứu rỗi là mâu thuẫn với lời phán dạy của Đức Chúa Giê-su ghi trong các sách Phúc Âm và lời dạy của Sứ đồ Phao-lô là tín hữu tin nhận Chúa rồi và được cứu rồi, thì không bao giờ bị mất sự cứu chuộc. Những lời Kinh Thánh nói với ý đó như sau:

 

  1. “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống”(Giăng 5:24).
  2. “Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng Ta chẳng hề đói, và ai tin Ta chẳng hề khát”(Giăng 6:35).
  3. “Vả, ý muốn của Đấng đã sai ta đến, là hễ sự gì Ngài đã ban cho ta, thì ta chớ làm mất, nhưng Ta phải làm cho sống lại nơi ngày sau rốt” (Giăng 6:39).
  4. “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là Đấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha” (Giăng 10:28-29).
  5. “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-su Christ” (Rô 8:1).

 

Tín hữu nên căn cứ vào các lời phán dạy của Chúa nêu trên để không còn hoang mang lo sợ là tên mình có thể bị xóa khỏi sách sự sống, nhưng hãy vui mừng vì tên mình đã được ghi trên thiên đàng (Lu 10:20) mà không bao giờ bị bôi xóa. Vì “Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì Ngài cứ yêu cho đến cuối cùng”(Giăng 13:1).

 

 

6

             

KINH THÁNH

 

 

H164.         Nguyên văn Kinh Thánh viết bằng ngôn ngữ nào?

 

Kinh Thánh Cựu Ước do hơn 30 trước giả viết trong khoảng thời gian từ năm 1446 TCN đến 430 TCN bằng tiếng Hê-bơ-rơ; chỉ trừ sách E-xơ-ra, Giê-rê-mi và Đa-ni-ên viết bằng tiếng A-ram; Châm ngôn, Truyền đạo và Nhã ca viết bằng tiếng Hy-Lạp. Tân Ước do mười trước giả viết trong khoảng thời gian từ năm 50 SC đến năm 96 SC, bằng tiếng Hy Lạp, trừ Phúc Âm Ma-thi-ơ viết bằng tiếng A-ram.

Tiếng Hê-bơ-rơ: Các học giả không biết tiếng Hê-bơ-rơ của người Do Thái xuất phát từ đâu và có từ thời nào. Nhưng theo tài liệu khảo cổ năm 1888, người ta nhận thấy tiếng Hê-bơ-rơ hay tiếng Hy-bá-lai đã có từ thế kỷ XV hoặc XVI TCN. Tiếng Hê-bơ-rơ rất thông dụng trong thời Đa-vít ở thế kỷ XI (TCN). Nhưng đến thế kỷVI (TCN), tiếng Hê-bơ-rơ trở thành một ngôn ngữ chết, không còn thông dụng trong quần chúng Do Thái như trước kia.

Tiếng A-ram: Trong thời gian 48 năm (586-538 TCN) bị lưu đày qua xứ Ba-by-lôn, đa số dân Do Thái không còn nói tiếng Hê-bơ-rơ, nhưng nói tiếng A-ram của xứ Ba-by-lôn. Đến năm 538 TCN, người Do Thái hồi hương. Mỗi lần nhóm lại tại các nhà hội đọc sách Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ phải có người thông dịch ra tiếng A-ram thì người Do Thái mới hiểu được.

Đức Chúa Giê-su, các môn đồ và dân chúng Do Thái đều nói tiếng A-ram trong các sanh hoạt hằng ngày. Tiếng A-ram dần dần bị mai một để nhường chỗ cho tiếng Ả-rập. Hiện nay chỉ có vài trăm người thuộc sắc tộc Mô-lu-la còn dùng tiếng A-ram.

Tiếng Hy Lạp: Nhờ vào sự chinh phục của A-lịch-sơn Đại đế (356-323 TCN) mà tiếng Hy Lạp lan tràn khắp vùng Trung Đông. Tiếng Hy Lạp dần dần trở thành ngôn ngữ thông dụng của dân cư sống trong vùng Địa Trung Hải. Các sứ đồ đã dùng tiếng Hy Lạp trong các buổi giảng dạy và viết các sách Phúc Âm cùng các văn thư của Tân Ước.

 

H165.         Nguyên văn Kinh Thánh có đoạn và câu không?

 

Nguyên văn Kinh Thánh Cựu và Tân Ước không có phân thành đoạn và câu như Kinh Thánh chúng ta đang có.  Để cho việc tra cứu, tìm kiếm và trưng dẫn các câu trong Kinh Thánh được dễ dàng, vào năm 1226, Giáo sư Stephen Langton, Viện Trưởng Viện Đại Học Ba-lê, dùng quyển Kinh Thánh La-tinh Vulgate để chia mỗi sách ra thành nhiều đoạn và đánh số ở mỗi đoạn. Đến năm 1551, ông Robert Estienne, một chủ nhà in ở Ba-lê, dùng những đoạn sách của Giáo sư Langton chia ra thành nhiều câu, có đánh số ở mỗi câu.

Việc phân chia Kinh Thánh ra đoạn và câu trở thành một điều cần thiết và tiện lợi cho việc tra cứu nên được duy trì cho đến ngày nay.

 

H166.         Kinh điển Tân Ước được chọn theo tiêu chuẩn nào?

 

Từ thế kỷ thứ hai cho đến thế kỷ thứ tư đã có hằng trăm kinh sách do nhiều tác giả Cơ đốc viết ra luân lưu trong Hội thánh sơ khai. Đa số tác phẩm này do một số người ẩn danh viết rồi đề tên các sứ đồ làm tác giả hầu cho sách có thêm phần giá trị khiến người đọc dễ tin theo. Các Giáo phụ của Hội thánh sơ khai phải chọn lựa một số tác phẩm có giá trị để làm thành bộ Kinh điển Tân Ước. Các sách được chọn để làm Kinh điển Tân Ước phải có các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Tác phẩm phải do sứ đồ viết ra hay được sứ đồ chấp nhận.
  2. Tác phẩm phải được Hội Thánh nhìn nhận là Lời của Đức Chúa Trời.
  3. Tác phẩm chứa đựng quyền năng của Đức Chúa Trời để biến đổi đời sống của tín hữu.
  4. Tác phẩm phải có lời dạy dỗ đúng theo sự giảng dạy của Đức Chúa Giê-su.
  5. Tác phẩm phải bày tỏ Đức Chúa Trời đúng theo Cựu Ước.

Đến năm 200, các Giáo phụ của Hội thánh sơ khai chọn được 23 quyển để làm Kinh điển Tân Ước nhưng chưa đóng lại thành bộ. Đến năm 367, Kinh điển Tân ước được đóng thành bộ với 27 quyển. Bộ Kinh điển Tân Ước này được Giáo phụ Athanasius ở Alexandra công nhận. Đến năm 382, bộ Kinh điển Tân Ước này được Công Đồng Rô-ma công nhận, rồi đến năm 397 thì được Công Đồng Carthage công nhận và được lưu hành trong Hội thánh Cơ Đốc cho đến ngày nay.

Một số sách còn lại bị xem là Ngụy Kinh, không được kết nạp vào Kinh điển Tân Ước. Một số sách bị loại bỏ gồm có:

 

  1. Ma-ri biến hóa, Ma-ri sanh ra.
  2. Tin Lành của Giô-sép, người thợ mộc.
  3. Tin Lành của Thô-ma, Ni-cô-đem, Gia-cơ.
  4. Tin Lành giả mạo của Ma-thi-ơ.
  5. Khải huyền của Phi-e-rơ.
  6. Công vụ của Giăng, của Thô-ma.
  7. Công vụ của Phi-e-rơ, của Anh-rê.
  8. Tin Lành theo người Hê-bơ-rơ.
  9. Tin Lành của người Ai-cập, của Phi-e-rơ.
  10. Người chăn chiên của Hẹt-ma.

 

H167.         Tại sao gọi là Ngũ Kinh  Môi-se?

 

Người Do Thái hệ thống các sách Sáng thế Ký, Xuất Ê-díp-tô Ký, Lê-vi Ký, Dân số Ký và Phục truyền Luật lệ Ký thành một bộ. Họ gọi bộ sách này là kinh Torah (Hê-bơ-rơ: Tôrâ). Kinh Torah có nghĩa là “Quyển Sách Luật Pháp” (Giô-suê 1:8) hay “Luật Pháp và Lời Tiên Tri” (Lu16:16). Tiếng Hy-Lạp gọi kinh Torah là “Pentateuchos.” Chữ Pentateuchos có nghĩa là năm cuộn. Năm cuộn sách này trở thành năm sách đầu của Kinh Thánh Cựu Ước thường được gọi bằng tiếng Việt là “Ngũ Kinh Môi-se” hay “Sách Luật Pháp của Môi-se (II Vua 14:6). Người ta gọi “Ngũ Kinh Môi-se” vì các học giả cho rằng Môi-se đã trước tác Ngũ Kinh này bằng tiếng Hê-bơ-rơ trong thời gian Môi-se và dân Do Thái đang lưu lạc trong đồng vắng, tức là trong khoảng thời gian từ năm 1446 TCN cho đến năm 1406 TCN.

Ngũ Kinh Môi-se ghi lại những diễn biến liên tục từ khi Đức Chúa Trời tạo thành trời đất và loài người cho đến khi Môi-se qua đời năm 1406 TCN. Thời điểm này cũng là lúc cuộc hành trình của dân Y-sơ-ra-ên từ xứ Ai-cập trở về xứ Ca-na-an đã đến được đồng bằng Mô-áp cạnh sông Giô-đanh, ngang thành Giê-ri-cô, sau 40 năm sống lưu lạc trong sa mạc.

 

H168.         Kinh Thánh toàn bộ được in vào năm nào?

 

Trước khi phát minh ra máy in, người ta phải sao chép Kinh Thánh bằng cách viết tay. Một người sao chép một quyển Kinh Thánh toàn bộ phải mất từ một năm đến ba năm. Trong thời này, giá một quyển Kinh Thánh có thể bán từ 150 đến 200 Mỹ Kim. Số tiền này đủ mua một nông trại, vì lúc đó giá lương công nhật của một người là15 xu, giá một con bò là 2 Mỹ Kim, giá một con ngựa là 5 Mỹ Kim.

Vào thế kỷ XV, Ông Johann Gutenberg, người Đức, mong muốn Kinh Thánh phải được phổ biến rộng rãi đến mỗi người dân, nên việc cần thiết là phải tạo ra một loại Kinh Thánh với giá rẻ để mọi người đều có khả năng mua được. Nên Ông Johann Gutenberg bỏ ra nhiều năm nghiên cứu và chế tạo được một máy in. Năm 1455, quyển Kinh Thánh đầu tiên bằng tiếng La-tinh được in tại Mainz, Đức Quốc. Quyển Kinh Thánh này có bề khổ 19cm x 29cm, bán với giá 4 Mỹ Kim.

Nhờ có máy in mà hiện nay đã có 6 tỷ quyển Kinh Thánh cho 2.000 ngôn ngữ của một thế giới có khoảng 3.000 ngôn ngữ khác nhau.

 

H169.         Tại sao người ta gọi sách Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca là Phúc Âm Cộng Quan hay Nhất Lãm?

 

Chữ Cộng Quan hay Nhất Lãm theo Hy văn là Synoptikos. Synoptikos có nghĩa là“cùng thấy.” Người ta gọi sách Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca là Phúc Âm Cộng Quan hay Nhất Lãm bởi các lý do sau đây:

  1. Trước giả của ba Phúc Âm này đều có cùng quan điểm về cuộc đời của Chúa Cứu Thế Giê-su Christ.
  2. Ba Phúc Âm đều có cùng một dàn bài.
  3. Ba Phúc Âm ghi chép các phép lạ, các thí dụ và các bài giảng của Đức Chúa Giê-su có cùng một thứ tự. Tuy rằng các sự việc đó thật sự đã xảy ra không theo trật tự diễn tiến rập khuôn như đã ghi chép trong ba Phúc Âm Cộng Quan hay Nhất Lãm.
  4. Ba Phúc Âm có cách hành văn, việc dùng từ ngữ, diễn tả và dẫn chứng đều giống nhau.
  5. Ba Phúc Âm có nhiều điểm giống nhau, vì có thể đã dùng chung một nguồn tài liệu hay dựa vào nhau mà viết.

Phân tích kỹ, người ta nhận thấy chín phần mười câu văn của Ma-thi-ơ và Lu-ca trùng hợp với sách Mác. Phân nửa câu văn của Lu-ca trùng hợp với Ma-thi-ơ và Mác. Hai phần ba câu văn của Mác và Lu-ca trùng hợp với Ma-thi-ơ.

 

H170.         Tài liệu Biển Chết là gì?

 

Tài Liệu Biển Chết (Dead Sea Scrolls) là những cuộn sách cổ xưa viết hay sao chép bằng tay trên vỏ cây chỉ thảo hay trên da thú tìm được trong 11 hang động ở vùng Khirbat Qumran ở xứ Jordan. Địa điểm này ở cạnh cuối bờ tây bắc của Biển Chết. Người ta đã tìm thấy những cuộn sách cổ xưa này trong khoảng thời gian từ năm 1947 đến năm 1956. Riêng, bảy cuộn sách cổ xưa đầu tiên bất ngờ tìm được ở vùng Biển Chết trong trường hợp hy hữu như sau:

 

Vào năm 1947, một em bé chăn cừu thuộc sắc dân   Bedouin, tên là Muhammed edh-Dhib ném một hòn đá vào một hang động ở vùng Qumran, nằm trên bờ tây bắc Biển Chết, khoảng 32 cây số về hướng đông Giê-ru-sa-lem, để đuổi một con dê đi lạc. Em bé chăn cừu nghe hòn đá em vừa ném làm bể một vật gì ở trong hang động này. Bởi tò mò, em đi vào hang, đến nơi, em thấy hòn đá làm bể một hũ chứa bảy cuộn sách cổ xưa.

 

Em bé chăn cừu đem bảy cuộn sách đó về nhờ một tiẹâm đồ cổ bán giùm. Một học giả của Viện Đại Học Hê-bơ-rơ mua ba cuộn và Tổng Giám Mục ở Syria mua 4 cuộn. Đến năm 1954, Tổng Giám Mục Syria bán bốn cuộn sách này lại cho một nhà khảo cổ học Do Thái tên là Yigael Yadin. Sau khi mua xong, ông Yigael Yadin dâng hiến bốn cuộn sách cổ này cho Quốc Gia Do Thái để lưu trữ ở Bảo Tàng Viện của Viện Đại Học Hê-bơ-rơ.

Ngay sau khi hay tin em bé chăn cừu tìm được bảy cuộn sách cổ xưa trong các hang động ở vùng Qumran thì các nhà khảo cổ đổ xô về khu vực này để đi vào các hang động lục lạo với hy vọng tìm kiếm thêm được các cuộn sách cổ xưa tương tợ. Trong khoảng thời gian từ năm 1947 đến năm 1956, các nhà khảo cổ đã tìm thêm được 10 hang động ở vùng Biển Chết có chứa đựng hơn 800 cuộn sách cổ xưa còn nguyên vẹn hay không còn hoàn toàn nguyên vẹn và hằng chục ngàn mảnh vụn của các cuộn sách cổ xưa bằng chữ Hê-bơ-rơ, A-ram và Hy Lạp. Các nhà cổ ngữ học cho rằng các Tài Liệu Biển Chết này đã được viết bằng tay trong khoảng thời gian từ năm 200 TCN cho đến năm 68 SC. Các nhà khảo cổ học cho biết có khoảng 30% của các cuộn sách cổ xưa tìm được là các sách của Kinh Thánh Cựu Ước, chỉ trừ sách Ê-xơ-tê. Khoảng 25% là các sách tôn giáo của người Hê-bơ-rơ, không liên hệ gì đến Kinh Thánh Cựu Ước, như sách Tobya, Sirach, Jubilees và Enoch. 30% là các sách giải kinh, các sách về tín ngưỡng, quy luật và quy chế của sắc dân Essenes gốc Do Thái     sống trong vùng Qumran. 15% sách còn lại bị hư hại nhiều nên không phân biệt được.

Các nhà khảo cổ học cho rằng các cuộn sách cổ xưa tìm được trong 11 hang động là những sách của một thư viện của dân sống ở vùng gần Biển Chết mà nay gọi là Khirbat Qumran. Căn cứ vào các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học tìm thấy bằng cớ là vùng Khirbat Qumran đã bị quân La Mã tàn phá vào năm 68 SC để trả thù cho cuộc nổi dậy của người Do Thái chống La Mã hồi năm 66 SC. Căn cứ vào các sự kiện này mà các học giả cho rằng “Tài Liệu Biển Chết” là những sách của một thư viện, đã được dân chúng đem giấu trong các hang động trong khoảng thời gian từ năm 66 SC cho đến năm 68 SC để tránh các cuộc tàn phá của quân La Mã.

Trước năm 1947, các nhà khảo cổ cũng đã tìm gặp những bản Kinh Thánh cổ xưa viết hồi thế kỷ X (SC). Đó là những bản Kinh Thánh cổ xưa nhất đã tìm được trước khi phát hiện các “Tài Liệu Biển Chết.”

Các học giả cho rằng “Tài Liệu Biển Chết” là nguồn tài liệu quí giá, vì nó cho biết rõ ràng hơn về văn hóa và lịch sử của Do Thái trong khoảng thời gian giữa Cựu Ước và Tân Ước. Tài liệu cũng giúp cho người ta biết Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo đã hoàn bị trước khi có Cơ Đốc Giáo. Các bản Kinh Thánh cổ xưa vừa tìm được sẽ giúp học giả dịch thuật Kinh Thánh Cựu Ước được rõ ràng và xác nghĩa hơn.

 

H171.         Bản Bảy Mươi (LXX) là gì?

 

Vào thế kỷ III (TCN), người Do Thái lưu lạc sống ở nước ngoài, đa số không còn đọc được nguyên văn Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ, vì ngôn ngữ chính và thông dụng của họ vào thời này là tiếng Hy Lạp.

Để cho người Do Thái có thể đọc và hiểu được Kinh Thánh Cựu Ước. Vào khoảng năm 270 TCN Hoàng đế Hy Lạp Ptolemy Philadelphus II chỉ thị thầy tế lễ Thượng Phẩm Do Thái thành lập một ban phiên dịch để chuyển ngữ nguyên văn Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ qua tiếng Hy Lạp.

Đến khoảng năm 250 TCN, 70 hay 72 học giả Do Thái thông thạo tiếng Hy Lạp ở Giê-ru-sa-lem được chọn để gửi đến thành phố Alexandria, Ai Cập. Các học giả này đảm nhận công tác dịch thuật Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ qua tiếng Hy Lạp. Vì bản dịch này do 70 hay 72 dịch giả thực hiện trong 70 ngày, nên người ta gọi bản dịch này là Bản Bảy Mươi (Hy Lạp: Septuaginta-LXX). Vào thời của hội thánh sơ khai, tín hữu Cơ đốc nói tiếng Hy Lạp dùng Bản Bảy Mươi để trưng dẫn các câu Kinh Thánh Cựu Ước.

Có điều đặc biệt làm cho nhiều người thường nói đến là Bản Bảy Mươi có chứa đựng các Ngụy Kinh (Apocrypha), nhưng lại không nêu lên thánh danh của Đức Chúa Trời. Các dịch giả của Bản Bảy Mươi đã cố tình không nêu lên thánh danh của Đức Chúa Trời trong bản dịch Bảy Mươi, tuy nguyên văn Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ có viết thánh danh của Đức Chúa Trời là Yhwh (Yahweh) hay Yhwh-Ădônây. Chữ Ădônây có nghĩa là Chúa. Khi các dịch giả của Bản Bảy Mươi gặp chữ Yhwh hay Yhwh-Ădônây thì họ dịch ra tiếng Hy Lạp là KYRIOS. KYRIOS có nghĩa là CHÚA (LORD). Như vậy, các dịch giả loại bỏ hẳn thánh danh Yahweh của Đức Chúa Trời ra khỏi Bản Bảy Mươi bằng tiếng Hy Lạp, rồi thay vào đó chữ KYRIOS (CHÚA).

Sở dĩ, các dịch giả của Bản Bảy Mươi bỏ thánh danh Yahweh của Đức Chúa Trời ra khỏi Bản Bảy Mươi, vì họ sợ người Do Thái biết được thánh danh của Chúa, rồi dùng thánh danh đó không đúng cách có thể làm cho họ vi phạm điều răn thứ ba ghi ở sách Xuất Ê-díp-tô-ký 20:7: “Ngươi sẽ không hư từ nêu danh Yavê (Yahweh)” (bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn) hay “Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va (Yehôwâh) Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi” (bản dịch truyền thống của Giáo sĩ Cadman).

Bởi lẽ trên, Bản Bảy Mươi bằng tiếng Hy Lạp không có nêu lên thánh danh Yahweh của Đức Chúa Trời như trong nguyên văn Kinh Thánh bằng tiếng Hê-bơ-rơ.

Ngày nay, người ta đọc bản Kinh Thánh Việt Ngữ của nhà xuất bản Arms of Hope, xuất bản năm 2002, và các bản Kinh Thánh Anh Ngữ như: King James Version, Good News Bible, New International Version thì không thấy có danh Yavê/Yahweh hay Giê-hô-va/Yehôwâh trong các bản dịch này. Có lẽ các bản  Kinh Thánh này đã dịch từ Bản Bảy Mươi, hay bắt chước các dịch giả của bản Bảy Mươi dùng chữ CHÚA/LORD để thay thế cho chữ Yahweh/Yehôwâh của bản Kinh Thánh nguyên văn bằng tiếng Hê-bơ-rơ. Cho nên, khi đọc bản Kinh Thánh Việt Ngữ của nhà xuất bản Arms of Hope, thì Thi Thiên 23:1 là: “CHÚA là Đấng chăn giữ tôi.” hay đọc các bản Kinh Thánh Anh Ngữ dịch từ Bản Bảy Mươi thì Thi Thiên 23:1 là: “The LORD is my shepherd.”

Trong lúc đó, những bản Kinh Thánh Anh Ngữ không dịch theo Bản Bảy Mươi như “The New Jerusalem Bible” thì Thi Thiên 23:1, họ dịch là “Yahweh is my shepherd – Yavê là Đấng chăn giữ tôi.” Những bản Kinh Thánh Việt Ngữ không dịch từ Bản Bảy Mươi hay không bắt chước các dịch giả của Bản Bảy Mươi thì họ dịch Thi Thiên 23:1 là: “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi” hay  “Ya-vê là Đấng chăn giữ tôi.”

 

H172.         Bản Vulgate là gì?

 

Bản dịch Vulgate (La-tinh:Vulgata) là bản Kinh Thánh Cựu và Tân Ước bằng tiếng La-tinh do tu sĩ Jerome phiên dịch từ Kinh Thánh Cựu Ước tiếng Hê-bơ-rơ và từ Kinh Thánh Tân Ước tiếng Hy Lạp.

Tu sĩ Jerome sinh năm 345 tại Rijeta, xứ Croatia. Năm 20 tuổi Jerome đi đến An-ti-ốt để học Kinh Thánh và tiếng Hy Lạp. Năm 37 tuổi Jerome được thụ phong linh mục. Jerome rất thông thạo tiếng La-tinh, nên được Giáo Hoàng Damasus I đề cử dịch Kinh Thánh Cựu Ước từ tiếng Hê-bơ-rơ và Kinh Thánh Tân Ước từ tiếng Hy-Lạp ra tiếng La-tinh. Tiếng La-tinh là một ngôn ngữ thông dụng của quần chúng trong thời kỳ này.

Sau khi được đề cử, Jerome đi đến Bếùt-lê-hem để học tiếng Hê-bơ-rơ. Sau khi nói và viết thông thạo tiếng Hê-bơ-rơ, Jerome vào trú ngụ trong một hang động ở vùng Bết-lê-hem để bắt đầu phiên dịch Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ và Tân Ước bằng tiếng Hy-lạp ra tiếng La-tinh.

Để bắt đầu công tác dịch thuật, Jerome dùng Kinh Thánh Cựu Ước bản Bảy Mươi bằng tiếng Hy Lạp để dịch ra tiếng La- tinh, sau đó ông kiểm chứng lại với bản Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ. Về phần Tân Ước thì ông dịch từ nguyên văn tiếng Hy-Lạp qua La-tinh. Sau 22 năm làm việc khó nhọc, Jerome đã hoàn tất công tác dịch thuật toàn bộ Kinh Thánh Cựu Ước tiếng Hê-bơ-rơ và Tân Ước tiếng Hy Lạp ra tiếng La-tinh vào năm 405.

Bản dịch của Jerome rất chính xác nên được Giáo Hội Công Giáo La Mã nhìn nhận có giá trị ngang hàng với Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ và Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp. Năm 1546 Công Đồng Trent công nhận bản dịch La-tinh Vulgate là bản dịch chánh thức của Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Thời gian trôi qua, tiếng La-tinh trở thành một ngôn ngữ chết, dân chúng ở Âu Châu không còn dùng đến ngôn ngữ này nữa. Bản Vulgate bằng tiếng La-tinh trở thành một quyển sách dành riêng cho giới tăng lữ, người dân thường không ai đọc được. Trong lúc đó Giáo Hội Công Giáo vẫn xem bản La-tinh Vulgate được thần ứng như nguyên bản Hê-bơ-rơ và Hy-Lạp, nên Giáo Hội đã cấm đoán việc dịch Kinh Thánh ra ngôn ngữ nào khác của dân gian.

 

H173.         Ngụy Kinh hay Ẩn Kinh là gì?

 

Ngụy Kinh hay Ẩn Kinh (Apokryphos) là những sách có trong Kinh Thánh Cựu Ước Công Giáo La Mã, nhưng không có trong Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo hay Tin Lành. Các sách đó gồm có: Tôbya, Yuđita, Macabê 1 & 2, Khôn ngoan, Huấn ca và Baruk. Đa số Ẩn Kinh này viết bằng tiếng Hy Lạp trong khoảng thời gian 200 năm sau sách Ma-la-chi của Cựu Ước.

Vào năm 90, Cộng đồng Do Thái Giáo họp tại Jamnia ra quyết định không công nhận các Ẩn Kinh là kinh  điển, nên đã không sáp nhập các Ẩn Kinh vào Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo, vì các sách này không có dấu hiệu được Đức Chúa Trời hà hơi, lại có nhiều sai trật về lịch sử, và có tà thuyết cầu nguyện cho người chết ghi ở sách II Macabê 12:38-45.

Giáo Hội Công Giáo La Mã cho rằng vì các Ẩn Kinh đều có trong Bản Bảy Mươi, được thần ứng và được các giáo phụ như Clement, Iraneaus và Tertullian dùng như Kinh Thánh nên phải được kể là kinh điển của Kinh Thánh Cựu Ước.

Giáo hội Tin Lành cho rằng các Ẩn Kinh không được kể là kinh điển của Cựu Ước, vì các giáo phụ như Origen và Jerome cho rằng các Ẩn Kinh không được Đức Chúa Trời hà hơi. Riêng thánh Augustine cho rằng các Ẩn Kinh không được kể là kinh điển của Cựu Ước, vì các Ẩn Kinh có giá trị thấp kém, nếu so sánh với các sách Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ. Riêng nhà cải chánh Martin Luther cho rằng: “Tuy các Ẩn Kinh không có giá trị ngang hàng với các sách của Cựu Ước, nhưng vẫn có ích lợi cho người đọc.” Nên bản Kinh Thánh tiếng Đức của chính Martin Luther dịch có tất cả các Ẩn Kinh trong đó.

Trong cuộc cải chánh hồi thế kỷ XVI, Martin Luther chỉ trích Giáo Hội Công Giáo La Mã cho rằng Giáo Hội Công Giáo La Mã không có lời Kinh Thánh để hổ trợ giáo lý cầu nguyện cho người chết và Luyện Ngục của Công Giáo La Mã. Để đối phó với lời chỉ trích này, Công Đồng Trent (1545-1563) của Công Giáo La Mã ra quyết định công nhận các Ẩn Kinh là kinh điển của Cựu Ước để hỗ trợ cho giáo lý cầu nguyện cho người chết và Luyện Ngục đã từng bị nhóm cải chánh đả kích.

 

 

7

 

DO THÁI & DO THÁI GIÁO

 

 

H174.         Tại sao trong xứ Do Thái lại có xứ Ga-li-lê, xứ Sa-ma-ri và xứ Giu-đê (Giăng 4:3,4)?

 

Trong thời Đức Chúa Giê-su, nước Do Thái nằm dọc theo bờ Địa Trung Hải, có diện tích khoảng 26.000 cây số vuông với chiều dài từ bắc xuống nam độ 220 cây số. Bề ngang nơi hẹp nhất là 37 cây số và nơi rộng nhất không quá100 cây số. Vào năm 63 TCN, quân La Mã đánh chiếm xứ Do Thái. Họ chia nước này ra làm ba  phần; miền bắc là xứ Ga-li-lê, miền trung là xứ Sa-ma-ri và miền nam là xứ Giu-đê.

Xứ Ga-li-lê:  Trong thời Chúa Giê-su, xứ Ga-li-lê là một tỉnh của La Mã, do vua An-ti-pas cai trị (Lu 23:7). Xứ Ga-li-lê nổi tiếng có nhiều vườn ô-liu và vườn nho. Dân cư hỗn tạp với nhiều chủng tộc gồm có Do Thái, Ả-rập, Hy-lạp, Phoenician và Sy-ri. Các dân tộc này có sự khác biệt nhau về tôn giáo, màu da, tiếng nói và phong tục. Họ sống bằng nghề làm ruộng rẫy và đánh cá ở biển hồ Ti-bê-ri-át (biển Ga-li-lê). Xứ Ga-li-lê có nhiều thành thị, nhưng thành Na-xa-rét được nhiều người biết đến vì là quê hương của Đức Chúa Giê-su. Ngài đã sống ở đây từ tuổi thơ ấu cho đến khi Ngài bắt đầu thi hành chức vụ của Đấng Cứu Thế. Xứ Ga-li-lê không có đền thờ nên người Do Thái phải đi xuống xứ Giu-đê để tham dự các buổi lễ tôn giáo ở đền thờ Giê-ru-sa-lem, cách xứ Ga-li-lê khoảng 125 cây số về hướng nam (Lu 2:42).

Xứ Sa-ma-ri:  Trước khi trở thành thuộc địa của La Mã, xứ Sa-ma-ri và xứ Giu-đê là một vương quốc đặt dưới sự cai trị của vua Sa-lô-môn. Đến năm 930 TCN vua Sa-lô-môn băng hà. Vương quốc của vua Sa-lô-môn bị chia hai. Vương quốc Giu-đê ở miền nam thuộc chi phái Giu-đa và Bên-gia-min, do vua Rô-bô-am, con vua Sa-lô-môn cai trị. Vương quốc Sa-ma-ri ở miền bắc, thuộc mười chi phái còn lại, do vua Giê-rô-bô-am, một tướng lãnh phản nghịch của vua Sa-lô-môn, cai trị. Vương quốc này giữ tên là Y-sơ-ra-ên.

Sau khi xứ Sa-ma-ri trải qua18 đời vua cai trị, đến đời vua chót của Y-sơ-ra-ên là Ô-sê (II Vua 17:1). Tức là vào năm 722 TCN, vua A-si-ri đem quân đánh chiếm xứ  Sa-ma-ri. Vua A-si-ri bắt dân Y-sơ-ra-ên lưu đày qua A-si-ri. Vua A-si-ri đem dân Ba-by-lôn và dân từ các thuộc địa khác đến định cư trong xứ Sa-ma-ri (II Vua 17: 5, 6, 24).

Dân Do Thái còn sót lại trong xứ Sa-ma-ri cưới gả với dân mới đến làm cho dân Do Thái ở Sa-ma-ri lai giống, nên bị người Do Thái sống ở xứ Giu-đê kỳ thị. Dân mới đến định cư ở Sa-ma-ri thờ phượng tà thần, nhưng về sau họ theo người Sa-ma-ri thờ phượng Đức Giê-hô-va. Họ xây cất một đền thờ trên núi Ga-ri-xim để thờ phượng Giê-hô-va Đức Chúa Trời (Giăng 4:20). Lý do họ xây đền thờ riêng là để khỏi phải đi đến đền thờ của người Do Thái Giu-đa ở Giê-ru-sa-lem, vốn có thành kiến kỳ thị dân Sa-ma-ri.

Trong những năm thi hành chức vụ, Đức Chúa Giê-su và các môn đồ có lần đi từ xứ Ga-li-lê xuyên qua xứ Sa-ma-ri để đến xứ Giu đê. Trong các cuộc hành trình này, có lần Đức Chúa Giê-su dừng chân bên bờ giếng Gia-cốp. Ngài nói chuyện với một người đàn bà Sa-ma-ri. Trong cuộc đàm thoại này, Đức Chúa Giê-su xác nhận Ngài chính là Đấng Mê-si (Đấng Christ – Đấng chịu xức dầu) mà dân Sa-ma-ri đang mong đợi (Giăng 4:26).

Xứ Giu-đê: Xứ Giu-đê và Sa-ma-ri là vương quốc của vua Sa-lô-môn. Sau khi vua Sa-lô-môn qua đời năm 930 TCN. Xứ Giu-đê trở thành vương quốc của chi phái Giu-đa và Bên-gia-min, đặt dưới sự cai trị của vua Rô-bô-am, con trai của vua Sa-lô-môn.

Xứ Giu-đê có thành Giê-ru-sa-lem, phía bắc giáp xứ Sa-ma-ri, phía đông giáp sông Giô-đanh và Biển Chết, phía tây là bờ biển Địa Trung Hải và phía nam giáp với sa mạc.

Sau khi xứ Giu-đê trải qua 19 đời vua cai trị, đến đời vua chót của Giu-đê là Sê-đê-ki (II Vua 25:1). Tức là vào năm 586 TCN, vua Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn, xứ Canh-đê (I-rắc), đem quân đến đánh chiếm xứ Giu-đê. Quân Canh-đê đốt phá đền thờ, đập đổ tường thành Giê-ru-sa-lem và bắt dân Do Thái đem về Ba-by-lôn làm phu tù.

Sau khi Nê-bu-cát-nết-sa băng hà, Ba-by-lôn trở nên yếu kém, nên bị vua Si-ru của nước Phe-rơ-sơ (Ba-tư) chinh phục vào năm 539 TCN. Đến năm 538 TCN vua Si-ru cho phép người Do Thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn được hồi hương để xây dựng lại xứ Giu-đê, đền thờ Đức Chúa Trời và tường thành Giê-ru-sa-lem đã bị vua Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy 48 năm về trước (E-xơ 1:3).

Đến năm 336 TCN, vua Phi-líp của Ma-xê-đoan băng hà, con của vua Phi-líp lên nối ngôi lấy danh hiệu là A-Lịch-Sơn Đại Đế. Năm 334 TCN, A-Lịch-Sơn đem quân đánh chiếm các thuộc địa của A-si-ri, Ba-by-lôn và Ba-Tư. Đến năm 332 TCN, A-Lịch-Sơn đánh chiếm xứ Giu-đê, nguyên là thuộc địa của Ba-Tư. Đến năm 323 TCN, A-Lịch-Sơn băng hà, xứ Giu-đê trở thành thuộc địa của Sy-ri. Đến năm 301 TCN, xứ Giu-đê trở thành thuộc địa của Ai-Cập. Đến năm 198 TCN, vua Sy-ri đánh chiếm lại được xứ Giu-đê để làm thuộc địa.

Vua Sy-ri tên là Antiochus IV bắt người Do Thái ở xứ Giu-đê bỏ Do Thái Giáo và cấm người Do Thái thờ phượng Giê-hô-va Đức Chúa Trời, không được tuân giữ luật pháp Môi-se, không được làm phép cắt bì cho con trẻ; ai bất tuân thì cả gia đình đều bị xử tử (I Ma-ca-bê 2:1). Hơn nữa, vua Sy-ri lại dùng đền thờ Giê-ru-sa-lem để thờ tà thần  mình.

Người Do Thái không chịu nổi sự cai trị hà khắc của Sy-ri. Đến năm 167 TCN, gia đình thầy tế lễ Ma-tha-thia nổi lên chống lại sự cai trị của vua Sy-ri. Nhờ vào tài lãnh đạo của người con tên là Ma-ca-bê, cuộc cách mạng chống quân Sy-ri được thành công vào năm 163 TCN. Dòng dõi Ma-ca-bê thay phiên nhau cai trị xứ Giu-đê được 100 năm. Đến năm 63 TCN, tướng La Mã tên là Pompey lợi dụng cuộc nội chiến trong xứ Giu-đê đem quân đánh chiếm xứ này làm thuộc địa. Đến thời Đức Chúa Giê-su, nước Giu-đê vẫn còn ở dưới sự cai trị của quân La Mã. Tổng trấn xứ Giu-đê tên là Phi-Lát có liên hệ trong việc kết án tử hình Đức Chúa Giê-su trên thập tự giá.

Về kinh tế, xứ Giu-đê không được phồn thịnh như xứ Sa-ma-ri hay xứ Ga-li-lê, nhưng xứ Giu-đê rất quan trọng về mặt chính trị, văn hóa và tôn giáo, vì nơi này có thành Giê-ru-sa-lem, có đền thờ nguy nga đồ sộ, có Tòa Công Luận, có nhiều nhân vật tài giỏi, có nhiều đảng phái chính trị và tôn giáo hoạt động nhộn nhịp trong dân chúng. Hơn nữa, xứ Giu-đê có nhiều di tích lịch sử thường nghe nói đến như Bết-lê-hem, quê hương của vua Đa-Vít và nơi Đức Chúa Giê-su giáng sinh; thành Giê-ri-cô bị Giô-suê chinh phục; vườn Ghết-sê-ma-nê, nơi Đức Chúa Giê-su bị bắt và đồi Gô-gô-tha nơi Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh.

 

H175.         Tại sao trong Kinh Thánh gọi người Do Thái là người Hê-bơ-rơ, có lúc gọi là dân Y-sơ-ra-ên hay dân Giu-đa? 

 

Hê-bơ-rơ: Áp-ra-ham (2166-1991) tổ phụ của dân Do Thái là người A-ram (Phục 26:5).Vào khoảng năm 2091 TCN, Áp-ra-ham và vợ là Sa-rai theo cha mình rời bỏ U-rơ, xứ Canh-đê (I-Rắc) để đi đến kiều ngụ trong xứ Cha-ran. Đang lúc ở Cha-ran, Đức Chúa Trời hiện đến bảo Áp-ra-ham qua Ca-na-an lập nghiệp. Khi Áp-ra-ham và gia đình đến Ca-na-an. Họ sống chung chạ với người A-mô-rít. Dân A-mô-rít gọi gia đình của Áp-ra-ham là dân Hê-bơ-rơ (Sáng 14:13). Chữ Hê-bơ-rơ (Ibrýy/Hěbraїs) có nghĩa là dân du mục sống rày đây mai đó. Người Do Thái cũng nhận mình là người Hê-bơ-rơ (Giô-na 1:9).

Y-sơ-ra-ên: Trong thời gian sống trong xứ Ca-na-an, Áp-ra-ham cùng vợ là Sa-rai sanh ra Y-sác (2066 TCN). Y-sác cùng vợ là Rê-be-ca sanh ra Ê-sau và Gia-cốp (2006 TCN). Gia-cốp được Đức Chúa Trời đổi tên lại là Y-sơ-ra-ên. Vào khoảng năm 1876 TCN, Ca-na-an gặp cơn đói kém, Gia-cốp cũng gọi làY-sơ-ra-ên, cùng gia đình của các người con di cư qua Ai-cập sinh sống. Trong thời gian sống ở Ai-cập, con cháu của Gia-cốp sanh sôi nảy nở trở thành một dân lớn lấy tên là Y-sơ-ra-ên. Từ đó, người Do Thái thuộc con cháu của Gia-cốp gọi mình là dân Y-sơ-ra-ên (Sáng 36:31).

Giu-đa: Vào khoảng năm 930 (TCN), vua Sa-lô-môn băng hà, vương quốc Do Thái bị chia ra miền bắc là vương quốc Y-sơ-ra-ên và miền nam là vương quốc Giu-đê. Đến năm 722 (TCN), quân A-si-ri đánh chiếm vương quốc Y-sơ-ra-ên và bắt người Do Thái thuộc mười chi phái của vương quốc miền bắc qua A-si-ri. Trong lúc đó, vương quốc Giu-đê của chi phái Bên-gia-min và Giu-đa vẫn còn tồn tại ở miền nam. Dân Do Thái sống trong vương quốc Giu-đê được gọi là người Giu-đa (II Vua16:6). Giu-đa theo tiếng La-tinh là Judaeus. Judaeus có nghĩa là dân của xứ Giu-đê (Judea). Khi người đàn bà Sa-ma-ri gặp Chúa Giê-su tại giếng Gia-cốp, người đàn bà này gọi Đức Chúa Giê-su là người Giu-đa (Giăng 4:9); người Giu-đa cũng có nghĩa là người Do Thái thuộc chi phái Giu-đa.

Về sau, chữ “người Giu-đa” (Jew/Do-Thái) được dùng để gọi tất cả người Do Thái sống trong xứ Palestine và trong đế quốc La-Mã.

 

H176.         Tòa Công Luận có từ thời nào và gồm có những ai?

 

Một số học giả căn cứ vào sách Dân số Ký 11:16 cho rằng Tòa Công Luận do Môi-se thành lập với bảy mươi trưởng lão để giúp Môi-se cai trị dân sự Y-sơ-ra-ên lúc còn đang lưu lạc trong đồng vắng. Cũng có tài liệu cho rằng Tòa Công Luận là một tòa án tối cao được thành lập trong thời cai trị của gia đình Ma-ca-bê (163-63 TCN) và tồn tại đến thời của Đức Chúa Giê-su.

Tuy nhiên, có một số học giả khác cho rằng vào khoảng năm 432 TCN, khi đoàn người Do Thái bị lưu đày qua Ba-by-lôn sau cùng trở về để tái lập lại quốc gia Y-sơ-ra-ên. Nê-hê-mi đứng ra thành lập một Hội Đồng gồm có 120 thành viên. Hội Đồng này đặt dưới quyền của thầy tế lễ E-xơ-ra. Mục đích của việc thành lập Hội Đồng này là để cai trị dân Y-sơ-ra-ên và để đẩy mạnh cuộc phục hưng đời sống tôn giáo của người Do Thái hồi hương. Đến năm 275 TCN, Hội Đồng này đổi thành Tòa Công Luận, do Thầy Cả Thượng Phẩm làm chủ tịch và 70 thành viên gồm các thành phần sau đây:

 

  1. 22 Thầy thông giáo của phái Pha-ri-si
  2. 24 Đạo sĩ thuộc phái Sa-đu-sê
  3. 24 Trưởng Lão

 

Trong thời Đế quốc La Mã đô hộ nước Do Thái, Toà Công Luận không được tham gia vào các hoạt động chính trị, nhưng có quyền kết án tử hình tội nhân. Bản án tử hình phải được Tổng trấn La Mã chuẩn y mới được đem ra thi hành.

Năm 66, dân Do Thái nổi lên chống chánh quyền La Mã. Đến năm 70, quân La Mã đập tan cuộc nổi dậy này, phá hủy thành Giê-ru-sa-lem và trục xuất người Do-Thái ra khỏi nước thì Tòa Công Luận cũng bị giải thể theo biến cố đó.

 

H177.         Tại sao người Do-thái ở thời của Đức Chúa Giê-su không nói tiếng Do-thái (Hê-bơ-rơ) mà nói tiếng A-ram?

 

Vào khoảng năm 2091 (TCN), tổ phụ của dân Do-thái là Áp-ra-ham, người thuộc giống dân A-ram, nói tiếng A-ram, rời bỏ U-rơ thuộc xứ Canh-đê, nay là I-rắc, để đi đến xứ Ca-na-an kiều ngụ. Người ta không biết đến lúc nào con cháu của Áp-ra-ham bỏ ngôn ngữ A-ram để dùng ngôn ngữ Hê-bơ-rơ, tức là ngôn ngữ của người Do Thái. Nhưng vào năm 1888, các nhà khảo cổ đã tìm thấy tại Ai-cập các bảng đá khắc chữ Hê-bơ-rơ ở khoảng thế kỷ XV hay XVI (TCN).

Năm 586 (TCN), vua Nê-bu-cát-nết-sa của xứ Canh-đê xua quân đánh chiếm xứ Giu-đê của người Do Thái Giu-đa, bắt dân Do-thái Giu-đa đem về Ba-by-lôn làm phu tù (II Sử 36:17-20). Đến năm 539 (TCN), vua Si-ru của Phe-rơ-sơ (Ba-tư) đánh chiếm Ba-by-lôn. Vua Si-ru cho dân Do-thái hồi hương (II Sử 36:23). Sau 48 năm bị lưu đày ở Ba-by-lôn, đa số dân Do-thái quen nói tiếng A-ram của xứ Canh-đê; tiếng Hê-bơ-rơ không còn thông dụng trong dân chúng Do-thái nữa. Khi trở về Ca-na-an họ tiếp tục nói tiếng A-ram cho đến thời Đức Chúa Giê-su. Tiếng A-ram là một ngôn ngữ thông dụng của hầu hết người Do-thái vào thời bấy giờ. Sách Ma-thi-ơ là Phúc Âm duy nhứt viết bằng ngôn ngữ A-ram cho độc giả là người Do thái.

 

H178.         Lúc nào Ca-na-an đổi tên lại là Palestine?

 

Vào khoảng năm 2091 TCN, lúc Áp-ram 75 tuổi, Đức Chúa Trời hiện ra bảo Áp-ram rời bỏ Cha-ran để đi đến vùng đất Ca-na-an. Chúa hứa sẽ ban cho Áp-ram và dòng dõi ông đất Ca-na-an làm sản nghiệp. Áp-ram nghe theo lời Chúa, cùng vợ là Sa-rai, rời Cha-ran đến định cư ở Ca-na-an.

Áp-ram được Chúa đổi tên là Áp-ra-ham, Áp-ra-ham sanh Y-sác vào năm 2066 TCN. Y-sác sanh Ê-sau và Gia-cốp vào năm 2006 TCN. Gia-cốp, cũng gọi là Y-sơ-ra-ên, có 12 người con trai. Đến năm 1876 TCN, Ca-na-an gặp cơn đói kém lớn, nên Gia-cốp cùng 70 người thuộc gia đình của các người con rời bỏ Ca-na-an để đi đến xứ Ê-díp-tô (Ai-cập) kiều ngụ.

Sau 430 năm sống ở xứ Ê-díp-tô, con cháu Gia-cốp trở thành một giống dân gồm có khoảng gần 2.000.000 người, lấy tên là dân Y-sơ-ra-ên, người Việt gọi là dân  Do-thái.

Năm 1446 TCN, dưới sự lãnh đạo của Môi-se, dân Y-sơ-ra-ên rời xứ Ê-díp-tô (Ai-cập) để trở về Ca-na-an. Năm 1406 TCN Môi-se qua đời, Giô-suê lên thay thế chỉ huy đánh chiếm lại Ca-na-an để thành lập quốc gia Y-sơ-ra-ên trên đất Ca-na-an. Đến năm 63 TCN, tướng La Mã là Pompey đem quân đánh chiếm xứ Giu-đê của Y-sơ-ra-ên ở Ca-na-an để làm thuộc địa cho đế quốc La Mã.

Đến năm 66 (SC), người Do-thái nổi lên chống quyền cai trị của người La Mã, cuộc nổi dậy đã bị tướng Titus của La Mã đập tan vào năm 70 (SC). Tướng Titus tàn phá Giê-ru-sa-lem, đuổi người Do-thái ra khỏi Ca-na-an, xóa bỏ quốc gia Do-thái và tên Ca-na-an, rồi đặt tên lại cho khu vực này là Palestine là tên của dân Phi-li-tin gọi vùng  đất này.

 

H179.         Tại sao người Do Thái đặt tên quốc gia mình là Y-sơ-ra-ên?

 

Sau khi Gia-cốp vật lộn với Đức Chúa Trời tại núi Phê-ni-ên, Gia-cốp được Đức Chúa Trời đổi tên lại là Y-sơ-ra-ên (Yisrâ’êl). Y-sơ-ra-ên có nghĩa là vật lộn cùng Đức Chúa Trời (Sáng 32:28). Vì đất Ca-na-an bị cơn đói kém, nên vào khoảng năm 1876 TCN, Gia-cốp cùng gia đình của các người con qua Ai-cập sinh sống. Sau 430 năm sống bên Ai-cập, hậu tự của Gia-cốp trở nên đông đúc lấy tên là dân Y-sơ-ra-ên. Đến năm 1446 TCN, Đức Chúa Trời chọn Môi-se lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên để đưa dẫn dân này ra khỏi xứ Ai-cập trở lại Ca-na-an. Sau khi chiếm được Ca-na-an, người Do-thái thành lập quốc gia mình lấy tên làY-sơ-ra-ên.

Đến năm 930 TCN, vua Sa-lô-môn băng hà, quốc gia Y-sơ-ra-ên bị chia ra làm hai. Chi phái Giu-đa và Bên-gia-min thành lập Vương Quốc Miền Nam lấy tên là Giu-đê. Mười chi phái còn lại thành lập Vương Quốc Miền Bắc ở xứ Sa-ma-ri, giữ tên cũ là Y-sơ-ra-ên.

Đến năm 722 TCN, vua A-si-ri, nay là I-rắc, đánh chiếm và tiêu diệt Vương Quốc Miền Bắc, thì tên Y-sơ-ra-ên có lúc được dùng để gọi Vương Quốc Miền Nam mà trước đây có tên là Giu-đê.

Đến năm 66 SC, người Do-thái nổi dậy chống quyền đô hộ của người La Mã. Đến năm 70 SC, quân La-Mã đập tan cuộc nổi dậy, đuổi người Do-thái ra khỏi nước sống lưu vong, xóa bỏ quốc gia Y-sơ-ra-ên trên bản đồ thế giới.

Sau gần 2000 năm dân Do thái phải sống lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Đến năm 1948, Liên Hiệp Quốc cho người Do-thái lưu vong trở về Palestine (Ca-na-an) thành lập lại quốc gia Do-thái. Người Do-thái lại đặt tên quốc gia mới của mình với tên cũ là Y-SƠ-RA-ÊN, tên mà Đức Chúa Trời đã ban cho tổ phụ họ là Gia-cốp trong thời Cựu Ước.

 

H180.         Chi phái nào của dân Do-thái bị mất; chi phái nào còn tồn tại đến ngày nay?

 

Năm 722 TCN, vua A-si-ri (I-rắc) xua quân đánh chiếm Sa-ma-ri, Vương Quốc Miền Bắc của mười chi phái Y-sơ-ra-ên (Ru-bên, Si-mê-ôn, Y-sa-ca, Sa-bu-lôn, Ép-ra-im, Ma-na-se, Đan, A-se, Gát, Nép-ta-li). Vua A-si-ri lưu đày người Y-sơ-ra-ên qua xứ A-si-ri và Mê-đi (II Vua 17:5). Vua A-si-ri đem người từ các thuộc địa đến cư ngụ trong xứ Sa-ma-ri. Số người Do-thái thuộc mười chi phái của Vương Quốc Miền Bắc bị đày qua A-si-ri và Mê-đi bị đồng hóa với dân địa phương, nên bị coi là 10 chi phái bị thất lạc hay mất tông tích từ ngày đó cho đến nay.

Năm 586 TCN, vua Ba-by-lôn đánh chiếm xứ Giu-đê, Vương Quốc Miền Nam của chi phái Giu-đa và Bên-gia-min. Vua Ba-by-lôn bắt chi phái Giu-đa và Bên-gia-min lưu đày qua Ba-by-lôn. Đến năm 539 TCN, vua Phe-rơ-sơ (Ba-tư) đánh chiếm Ba-by-lôn. Qua năm sau, vua Phe-rơ-sơ cho chi phái Giu-đa và Bên-gia-min hồi hương lập lại xứ Giu-đê. Chỉ có chi phái Giu-đa và Bên-gia-min này còn tồn tại để duy trì giống dân Do Thái cho đến ngày nay.

 

H181.         Chức vụ nào gọi là “chức vụ chịu xức dầu?”

 

Kinh thánh Việt Ngữ, sách I Sa-mu-ên 26:11 có đề cập đến chức vụ với danh hiệu “Kẻ chịu xức dầu của Chúa” (The Lord’s Anointed) và sách Đa-ni-ên 9:26 có đề cập đến chức vụ với danh hiệu “Đấng chịu xức dầu” (Anointed One).

“Đấng chịu xức dầu” có nghĩa là Đấng Mê-si, theo tiếng Hê-bơ-rơ là Mâshiyach hay Đấng Christ, theo tiếng Hy-lạp là Christos. Người Do Thái tin rằng Đức Chúa Trời sẽ dấy lên “Đấng chịu xức dầu” tức là Đấng Mê-si hay Đấng Christ để giải cứu dân tộc họ khỏi các áp bức của ngoại bang và cứu dân tộc họ ra khỏi vòng tội lỗi.

Danh hiệu “Đấng chịu xức dầu”dành riêng cho Đấng Mê-si hay Đấng Christ, nhưng danh hiệu “kẻ chịu xức dầu của Chúa” dành cho ba chức vụ sau đây:

  1. Thầy tế lễ đại diện dân sự Y-sơ-ra-ên dâng sinh tế chuộc tội trong thời Cựu Ước (Xuất 29:7).
  2. Vua đại diện Đức Chúa Trời cai trị tuyển dân Y-sơ-ra-ên (I Sa10:1).
  3. Tiên tri đại diện Đức Chúa Trời để tiếp xúc và ban phát các mạng lệnh cùng lời tiên tri cho dân tộc Y-sơ-ra-ên (I Vua19:16).

Kinh Thánh chỉ ghi những người đảm nhận 3 chức vụ kể trên mới được mang danh hiệu là “kẻ chịu xức dầu của Chúa” mà vua Đa-vít đề cập ở I Sa 26:11, “chớ cho tôi tra tay vào kẻ chịu xức dầu của Ngài.” Ngoài 3 chức vụ này, không có chức vụ nào khác được kể là chức vụ của “kẻ chịu xức dầu của Chúa.”

 

H182.         Tại sao dân Do Thái không ăn thịt thú vật chết ngột?

 

Theo luật pháp ghi trong sách Lê-vi-ký 7:23-26, Đức Chúa Trời cấm dân Do Thái ăn mỡ chiên hay mỡ dê. Dân Do Thái phải để riêng mỡ chiên hay mỡ dê làm của lễ thiêu dâng lên Đức Giê-hô-va. Chúa cũng cấm dân Do Thái ăn huyết của loài chim hay súc vật “vì sanh mạng của xác thịt ở trong huyết”(Lê-vi 17:11).

Người Do Thái không ăn thịt của thú vật chết ngột vì trong thịt thú vật chết ngột còn tích trữ huyết trong đó. Thú vật chết ngột là loại thú bị giết chết không đúng theo phương pháp giết thú vật để ăn thịt của Do Thái Giáo mà huyết chưa chảy ra hết. Những thú vật bị Do Thái Giáo kể là chết ngột là những thú vật bị giết chết vì bị vặn cổ, bị thắt cổ, bị trấn nước, bị chết đuối, bị đánh chết, bị bắn hay bị đâm chết, bị xe cán hay bị điện giựt, bị rắn cắn hay bị bịnh chết . v. v. Các loại thịt bày bán ở chợ hiện nay đều bị người theo dạo Do Thái kể là thịt của thú vật “chết ngột,” không thích hợp để người theo đạo Do Thái tiêu thụ theo luật pháp Môi-se.

 

H183.         Quân lính giải Đức Chúa Giê-su đến thầy cả thượng phẩm Cai-phe. Chức vụ thầy cả thượng phẩm có từ thời nào?

 

Chức vụ thầy cả thượng phẩm (Giăng 18:19) hay thầy tế lễ thượng phẩm (II Vua 22:4) là một chức vụ có từ thời Môi-se. Theo sách Xuất-Ê-díp-tô-Ký 28:3 cho biết, Đức Chúa Trời chỉ thị Môi-se chọn anh mình là A-rôn làm thầy tế lễ thượng phẩm đầu tiên cho dân Y-sơ-ra-ên. Khi A-rôn qua đời, người con trai của A-rôn tên là Ê-lê-a-sa được Chúa đưa lên thay thế A-rôn (Dân 20:28). Từ đó về sau, hậu tự của thầy tế lễ thượng phẩm Ê-lê-a-sa tiếp tục nắm giữ chức vụ thầy tế lễ thượng phẩm bằng cách cha truyền con nối (Xuất 29:9).

Nhiệm vụ chính của thầy tế lễ thượng phẩm là lo các việc thuộc về tôn giáo như điều hành các lễ nghi thờ phượng trong đền thờ Đức Chúa Trời. Chỉ thầy tế lễ thượng phẩm mới được phép vào nơi Chí Thánh trong đền thờ, mỗi năm một lần, để dâng sinh tế chuộc tội cho chính mình và cho dân sự Y-sơ-ra-ên (Hê 9:7). Thầy tế lễ thượng phẩm có đặc ân trực tiếp cầu vấn Đức Chúa Trời, nhưng không có quyền trên dân chúng Y-sơ-ra-ên về mặt pháp lý; có nghĩa là thầy tế lễ thượng phẩm không có quyền xét xử hay kết tội dân Y-sơ-ra-ên.

Trong thời của Đức Chúa Giê-su, quốc gia Do Thái ở dưới quyền đô hộ của người La Mã. Chức vụ thầy tế lễ thượng phẩm hay thầy cả thượng phẩm do chính quyền La Mã chỉ định. Trong thời này, thầy cả thượng phẩm còn giữ thêm chức vụ chủ tịch Tòa Công Luận, một tòa án tối cao của người Do Thái, có quyền kết án tử hình bị can. (Bản án tử hình chỉ được thi hành nếu tổng trấn La Mã chuẩn y).

Vào năm 6(SC), Qui-ri-ni-u, tổng trấn xứ Sy-ri bổ nhiệm An-ne làm thầy cả thượng phẩm cho xứ Giu-đê. Đến năm 15, An-ne bị tổng trấn xứ Giu-đê là Valerius Gratus giải nhiệm. Con của An-ne là Eleazar được đề cử làm thầy cả thượng phẩm thay thế An-ne từ năm 16 đến năm 17. Sau đó, Valerius Gratus, tổng trấn xứ Giu-đê, đề cử Cai-phe, con rể của An-ne, thuộc trường phái Sa-đu-sê, làm thầy cả thượng phẩm cho xứ Giu-đê. Cai-phe làm thầy cả thượng phẩm từ năm 18 đến năm 36 thì bị toàn quyền Vitellius bãi nhiệm. Con của An-ne tên là Jonathan được đề cử lên làm thầy cả thượng phẩm từ năm 36 đến năm 37. Kế đó, con của An-ne tên là Theophilus được đề cử lên làm thầy cả thượng phẩm từ năm 37 đến năm 41. Năm 42, người con của An-ne tên là Matthias được đề cử làm thầy cả thượng phẩm thay thế Theophilus. Đến năm 61, một người con của An-ne tên là Annas được đề cử làm thầy cả thượng phẩm. Đến năm 65, một người con của Theophilus, cháu nội của An-ne, tên là Matthias được đề cử làm thầy cả thượng phẩm cho đến năm 66.

Năm 66, dân Do Thái nổi lên chống quyền đô hộ của người La Mã. Hoàng đế La Mã đem quân đến đập tan cuộc nổi dậy vào năm 70. Quân La Mã phá hủy đền thờ Đức Chúa Trời tại thành Giê-ru-sa-lem. Người Do Thái bị đuổi ra khỏi xứ, chức vụ thầy cả thượng phẩm và Tòa Công Luận cũng chấm dứt hoạt động từ biến cố đó cho đến nay.

A-rôn là thầy tế lễ thượng phẩm đầu tiên, Matthias là thầy tế lễ thượng phẩm sau cùng của dân Y-sơ-ra-ên.

 

H184.         Người Pha-ri-si là thành phần nào trong xã hội Do Thái?

 

Môn phái Pha-ri-si là hiện thân của trường phái Hasidim hay Chasidim. Môn phái này có mặt trong xã hội Do Thái từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Trong thời John Hyrcanus (134-104 TCN) làm thầy tế lễ thượng phẩm xứ Giu-đê, môn phái Hasidim hay Chasidim đổi tên lại là Pha-ri-si có nghĩa là môn phái “Biệt Lập.”

Môn phái Pha-ri-si chú trọng về tôn giáo hơn chính trị. Họ chống lại sự đô hộ của đế quốc La Mã và văn hóa Hy Lạp xâm nhập vào xã hội Do Thái. Môn phái Pha-ri-si cho rằng chấp nhận sự cai trị của đế quốc La Mã là chối bỏ sự cai trị của Đức Chúa Trời và chấp nhận văn hóa Hy Lạp là làm bại hoại Do Thái Giáo, một tôn giáo mà họ tôn sùng và hãnh diện do tổ tiên lưu lại.

Môn phái Pha-ri-si tuyệt đối tuân theo và hết lòng bảo tồn luật pháp Môi-se và các tập tục cổ truyền của dân tộc Do Thái. Môn phái Pha-ri-si thường bất đồng quan điểm về giáo lý và chính trị với môn phái Sa-đu-sê. Môn phái Pha-ri-si tin có sự sống lại của kẻ chết (CV23:6) có thiên sứ và thần linh (CV23:8). Trái lại, môn phái Sa-đu-sê không tin có thần linh, thiên sứ hay có sự sống lại của kẻ chết, nhưng chấp nhận nền cai trị của đế quốc La Mã và văn hóa Hy Lạp.

Môn phái Sa-đu-sê tan rã khi thành Giê-ru-sa-lem bị quân La Mã phá hủy năm 70. Nhưng môn phái Pha-ri-si vẫn còn tồn tại với Cộng Đồng Do Thái. Họ có công lớn trong việc duy trì Do Thái Giáo cho đến ngày nay.

 

H185.         Người Sa-đu-sê là thành phần nào trong xã hội Do Thái?

 

Môn phái Sa-đu-sê có từ thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Môn phái Sa-đu-sê chỉ chấp nhận Ngũ kinh Môi-se. Họ chú trọng các việc thuộc về chính trị hơn tôn giáo. Họ ủng hộ chế độ cai trị của đế quốc La Mã áp đặt trên quốc gia Do Thái, và sự du nhập văn hóa Hy Lạp vào xã hội Do Thái. Môn phái Sa-đu-sê thường không đồng ý với môn phái Pha-ri-si về việc thông giải và áp dụng luật pháp Môi-se.

Môn phái Sa-đu-sê không tin có sự sống lại của thân thể và sự sống đời đời. Họ cũng không tin có thiên sứ và thần linh (spirit) như môn phái Pha-ri-si (CV23:8).

Môn phái Sa-đu-sê gồm thành phần quí phái, địa chủ giàu có của xã hội Do Thái, nên họ chiếm nhiều địa vị quan trọng trong xã hội và tôn giáo như chức vụ thầy cả thượng phẩm của Tòa Công Luận.

Để bảo vệ tài sản và quyền lực, môn phái Sa-đu-sê tích cực hỗ trợ chánh quyền La Mã đàn áp các cuộc nổi dậy của dân Do Thái nhằm lật đổ chế độ cai trị của La Mã.

Đến năm 70, để trả thù cho cuộc nổi dậy chống chính quyền La Mã của người Do Thái, quân La Mã phá hủy đền thờ và thành Giê-ru-sa-lem, đuổi dân Do Thái ra khỏi xứ, thì môn phái Sa-đu-sê cũng tan rã theo vận nước Do Thái từ đó.

 

H186.         Các thầy thông giáo là thành phần nào trong xã hội Do Thái (Ma 23:27)?                             

 

Vào năm 586TCN, vua Nê-bu-cát-nết-sa của xứ Canh-đê (I-rắc) xua quân đánh chiếm xứ Giu-đê, phá hủy thành Giê-ru-sa-lem và bắt người Do Thái Giu-đa lưu đày qua Ba-by-lôn làm phu tù (II Sử 36:17-21). Trước khi người Do Thái Giu-đa bị vua Nê-bu-cát-nết-sa lưu đày qua Ba-by-lôn thì các thầy thông giáo là những ký lục, thư ký hay văn sĩ chuyên môn ghi chép hay soạn thảo các văn kiện hay văn thư trong xã hội Do Thái.

Đến năm 539 TCN vua Phe-rơ-sơ (Ba-Tư) đánh chiếm Ba-by-lôn. Qua năm sau, vua Phe-rơ-sơ cho đoàn người Do Thái Giu-đa thứ nhất hồi hương về Giê-ru-sa-lem, ở dưới quyền lãnh đạo của Xô-rô-ba-bên (E-xơ-ra 2:1-2). Đến năm 458 TCN, thầy tế lễ E-xơ-ra hướng dẫn đoàn người Do Thái Giu-đa thứ nhì trở về Giê-ru-sa-lem. Khi về đến được cố hương, E-xơ-ra giao nhiệm vụ sao chép và phiên dịch bộ sách luật pháp Ngũ Kinh Môi-se từ tiếng Hê-bơ-rơ ra tiếng A-ram cho các thầy thông giáo. Sở dĩ, họ phải dịch Ngũ Kinh Môi-se từ tiếng Hê-bơ-rơ ra tiếng A-ram, vì sau 128 năm bị lưu đày ra khỏi xứ, hầu hết người Do Thái Giu-đa không còn dùng tiếng Hê-bơ-rơ, đa số đều quen nói tiếng A-ram của xứ Canh-đê.

Nhờ vào việc sao chép và thông dịch các sách luật pháp của Môi-se hằng ngày, làm cho các thầy thông giáo am hiểu luật pháp Môi-se rất tỉ mỉ và tường tận  nên họ trở thành các thầy dạy luật của dân Do Thái (E-xơ 7:12-16). Các quyết định của họ trở thành luật truyền miệng hay lời truyền khẩu (Ma 15:2).

Đến thời Tân Ước, các thầy thông giáo là những thành viên xuất thân từ trường phái Pha-ri-si và Sa-đu-sê. Họ là những học giả thần đạo, chuyên môn sao chép, thông giải, giảng dạy và bảo tồn luật pháp Môi-se, nên được người Do Thái kính nể. Họ thường được dân Do Thái gọi là thầy dạy luật (Lu 5:17) hay thầy thông thái (Lu 2:46). Các thầy thông giáo cũng có chân trong Tòa Công Luận để xét xử các trường hợp vi phạm luật pháp của Do Thái Giáo.

Các thầy thông giáo của trường phái Pha-ri-si thường xuyên có những bất đồng về việc thông giải và áp dụng luật pháp Môi-se với các thầy thông giáo của trường phái Sa-đu-sê.

Các thầy thông giáo thường có thái độ khinh dể Đức Chúa Giê-su, khi Ngài giao thiệp ăn uống cùng bàn với các người tội lỗi của xã hội Do Thái. Đức Chúa Giê-su quở trách các thầy thông giáo là kẻ giả hình, vì họ chỉ chú trọng việc tuân giữ các nghi thức tôn giáo, nhưng thiếu tình thương yêu người đồng loại của mình (Ma 23:23).

Sau cuộc nổi dậy bất thành của người Do Thái vào năm 66, quân La Mã đập phá thành Giê-ru-sa-lem, đuổi người Do Thái ra khỏi xứ lưu lạc khắp nơi. Tuy vậy, nhóm thầy thông giáo vẫn tồn tại trong dân chúng Do Thái. Họ có công duy trì Do Thái Giáo cho đến ngày nay. Bây giờ, người Do Thái gọi các thầy thông giáo là các Ra-bi.

 

H187.         Bởi nguyên do nào Hê-rốt là người Ả-Rập được làm vua của dân Do Thái?

 

Vào năm 336 TCN, A-Lịch-Sơn Đại-đế vừa tròn 20 tuổi, xua quân chinh phục các thuộc địa của A-si-ri, Ba-by-lôn và Ba-Tư. Đến năm 332 TCN, A-Lịch-sơn đánh chiếm được xứ Giu-đê, nguyên là thuộc địa của Ba-Tư. Đến năm 323 TCN, A-Lịch-Sơn băng hà, xứ Giu-đê trở thành thuộc địa của Sy-ri. Đến năm 301 TCN xứ Giu-đê trở thành thuộc địa của Ai-Cập. Năm 198 TCN, Sy-ri đánh tái chiếm xứ Giu-đê làm thuộc địa.

Vua Sy-ri là Antiochus IV (175-164-TCN) bắt người Do Thái bỏ Do Thái Giáo, không được thờ phượng Đức Chúa Trời, không được giữ luật pháp Môi-se, không được nghỉ làm việc trong ngày Sa-bát, không được kiêng cử ăn thịt thú vật ô uế. Ai bất tuân lệnh của vua đều bị xử tử. Ai làm phép cắt bì cho con trẻ theo luật Môi-se thì cả gia đình đều bị tử hình (I Ma-ca-bê 2:1).

Vì không chịu nổi sự cai trị hà khắc của vua Sy-ri, nên đến năm 167 TCN, thầy tế lễ Ma-tha-thia cùng năm người con trai nổi lên lãnh đạo cuộc cách mạng chống lại chánh quyền Sy-ri để giành độc lập. Đến năm 166 TCN, thầy tế lễ Ma-tha-thia qua đời. Người con trai tên Giu-đa, cũng gọi là Ma-ca-bê lên thay thế cha, lãnh đạo đưa cuộc cách mạng đến thành công vào năm 163 TCN. Dòng dõi Ma-ca-bê thay phiên nhau cai trị nước Giu-đê cho đến năm 63 TCN.

Đến giữa thế kỷ I TCN, nhóm Ma-ca-bê suy thoái vì tham nhũng. Đến năm 67 TCN, nữ hoàng Alexandra qua đời. Hoàng tử Hyrcanus và Aritubulus tranh giành nhau ngôi vua xứ Giu-đê, nên sanh ra cuộc nội chiến tương tàn.

Năm 63 TCN Tướng La Mã là Pompey lợi dụng cuộc nội chiến, đem quân đánh chiếm xứ Giu đê. Năm 47 TCN Hoàng đế La Mã Julius chỉ định Antipater làm tổng trấn xứ Giu-đê. Antipater là con của tổng trấn xứ Y-đu-mê, thuộc dòng dõi của Ê-sau, dân của xứ Y-đu-mê (Ê-đôm).

Sau khi làm tổng trấn được hai năm, Antipater bị đầu độc chết, để lại hai người con tên là Pha-sel và Hê-rốt. Chính quyền La Mã chỉ định Pha-sel làm toàn quyền xứ Giu-đê và Hê-rốt làm toàn quyền xứ Ga-li-lê.

Con của Aritubulus là Antigon nổi lên đánh Pha-sel và Hê-rốt để giành độc lập cho dân Do Thái. Antigon bắt sống được Pha-sel, nhưng Hê-rốt chạy thoát được đến La Mã cầu cứu. Hoàng triều La Mã giúp Hê-rốt binh thuyền để trở về nước. Hai năm sau, quân Hê-rốt giết được Antigon rồi tiến chiếm Giê-ru-sa-lem.

Đến năm 39 TCN, thượng viện La Mã chấp thuận cho Hê-rốt làm vua cai trị xứ Giu-đê và Y-đu-mê. Các sử gia gọi ông là Hê-rốt Đại-đế để không lẫn lộn với các vua con của Hê-rốt lên kế vị. Hê-rốt Đại-đế thật sự cai trị xứ Do Thái từ năm 37 TCN cho đến tháng tư năm 4 TCN thì vua Hê-rốt qua đời tại thành Giê-ri-cô, hưởng thọ được khoảng 69 tuổi.

Hê-rốt Đại-đế là người tìm kiếm hài nhi Giê-su để sát hại (Ma 2:13), nên đã ra lệnh tàn sát hết trẻ em trai từ hai tuổi trở xuống ở thành Bết-lê-hem (Ma 2:16).

 

H188.         Làm cách nào để phân biệt các vua Hê-rốt trong Tân Ước?

 

Hê-rốt Đại-đế là con của Antipater, tổng trấn xứ Giu-đê. Hê-rốt Đại-đế sanh năm 73 TCN tại xứ Palestine. Cha mẹ của Hê-rốt đều là người Ê-đôm (Ả-Rập). Hê-rốt Đại-đế có 10 người vợ, 8 con trai và 6 con gái. Để giữ vững ngai vàng, Hê-rốt Đại-đế đã giết chết hai người vợ tên là Mariamne và A-le-xan-ra và bốn người con trai tên là Hyrcan II, A-rít-tô-bu-lu, Ê-le-xan-dra và Antipater.

Đến năm 4 TCN Hê-rốt Đại-đế băng hà. Vương quốc của Hê-rốt Đại-đế chia ra làm ba tiểu vương quốc để ba người con làm vua cai trị, ba người con đó là A-chê-la-u, An-ti-ba và Phi-líp II. Người con tên Phi-líp I không được dự phần ngôi báu của vua cha, nên đau buồn đi sống lưu vong ở Ý-Đại-Lợi.

 

Các vua Hê-rốt trong Tân Ước:

 

  1. Hê-rốt A-chê-la-u làm vua cai trị xứ Giu-đê, Sa-ma-ri và Y-đu-mê (Ma 2:22). Sau khi A-chê-la-u tự sát, xứ Giu-đê trở thành thuộc địa của La Mã, đặt dưới sự cai trị của tổng trấn La Mã. Bôn-xơ Phi-lát là vị tổng trấn trong thời của Đức Chúa Giê-su. Tổng trấn Phi-lát có liên hệ đến vụ xét xử và kết án tử hình Đức Chúa Giê-su (Giăng 18:29).
  2. Hê-rốt An-ti-ba làm vua cai trị xứ Ga-li-lê và Bê-rê, là người mà Phi-lát đã giải Chúa Giê-su đến để xét xử (Lu 23:7). Hê-rốt An-ti-ba cũng là người đã giết Giăng Báp-tít (Ma 14:8).
  3. Hê-rốt Phi-líp II làm vua cai trị xứ Y-tu-rê và Tra-cô-nít. Ông đã tu bổ thành Pa-nê-a, rồi đổi tên thành này lại là Sê-sa-rê Phi-líp (Ma 16:13). Theo Lu-ca 3:1 gọi vua này là vua Phi-líp.
  4. Vua Hê-rốt Ạc-ríp-ba I, con của A-rít-tô-bu-lu, cháu nội của Hê-rốt Đại-đế, là người đã dùng gươm giết sứ đồ Gia-cơ vào năm 44 (CV12:1).
  5. Vua Hê-rốt Ạc-ríp-ba II, con của vua Ạc-ríp-ba I, cháu của Hê-rốt Đại-đế, người đã xét xử Sứ đồ Phao-lô (CV 25:22).

 

H189.         Nhà hội của người Do Thái (CV13:5) có từ thời nào?

 

Trong thời gian người Do Thái lưu lạc trong đồng vắng, họ dựng Đền Tạm để làm nơi thờ phượng Đức Chúa Trời (Xuất 25:9). Khi chiếm được xứ Ca-na-an, Đền Tạm được đặt tại Si-lô. Quân Phi-li-tin đánh Si-lô cướp Hòm Giao Ước đem về đặt ở Đa-gôn, xứ Phi-li-tin. Sau khi bị nhiều tai họa, dân Phi-li-tin đem Hòm Giao Ước trả lại cho người Do Thái tại Ki-ri-át-Giê-a-rim, nơi có Đền Tạm (I Sa 7:2). Đền Tạm hoạt động tại Giê-a-rim cho đến khi vua Sa-lô-môn xây cất xong một đền thờ thực thụ tại Giê-ru-sa-lem vào năm 959 TCN.

Năm 586 TCN vua Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn đánh chiếm Giê-ru-sa-lem hủy phá đền thờ. Vua Ba-by-lôn bắt người Do Thái đem về Ba-by-lôn làm phu tù. Người Do Thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn dựng lên các Nhà Hội để làm nơi hội họp sinh hoạt tôn giáo.

Năm 538 TCN, người Do Thái được hồi hương, họ xây dựng lại đền thờ Giê-ru-sa-lem, nhưng vẫn cất thêm các Nhà Hội để làm nơi sinh hoạt tôn giáo cho những cư dân sống xa đền thờ Giê-ru-sa-lem.

Đến thời Đức Chúa Giê-su, Nhà Hội của người Do Thái được xây cất ở mỗi làng, mỗi xã khắp xứ Ca-na-an. Trong đế quốc La Mã, hễ nơi nào có đủ mười người đàn ông Do Thái thì nơi đó có xây một Nhà Hội làm nơi hội họp để thờ phượng Đức Chúa Trời và nghe các thầy Pha-ri-si giảng giải luập pháp và lời tiên tri trong Cựu Ước.

Năm 70, La Mã đem quân đến đập tan cuộc nổi dậy chống quyền đô hộ của chánh quyền La Mã. Trong cuộc chiến này, quân La Mã phá hủy đền thờ và đuổi người Do Thái ra khỏi xứ Ca-na-an (Palestine). Sau khi đền thờ bị phá hủy lần này, người Do Thái tản lạc khắp năm châu. Những nơi có người Do Thái định cư, họ xây dựng các Nhà Hội để làm nơi nhóm lại thờ phượng Đức Chúa Trời cho đến ngày hôm nay.

Các Nhà Hội đều được xây cất theo một khuôn mẫu giống nhau. Mặt tiền hướng về thành Giê-ru-sa-lem. Cửa chính dành riêng cho phái nam. Phái nữ đi vào Nhà Hội qua một cửa khác, rồi ngồi ở khu dành riêng cho phụ nữ ở gần phía sau  của Nhà Hội.

Ở phía trong cùng của Nhà Hội có giăng một bức màn, sau bức màn là tủ đựng sách Thánh dùng để đọc trong các buổi nhóm họp thờ phượng. Trước bức màn che tủ đựng sách Thánh là hàng ghế dành cho các thầy thông giáo và người Pha-ri-si. Ở giữa Nhà Hội là tòa giảng và trước tòa giảng là nơi ngồi của tín hữu.

Đến ngày thứ bảy Sa-bát, người Do Thái nhóm lại trong các Nhà Hội hát Thi Thiên, đọc sách luật pháp và các sách tiên tri. Sau khi đọc xong, vị quản nhiệm Nhà Hội mời người lên giảng dạy (CV 13:15). Sau cùng, vị tư tế chúc phước cử tọa trước khi giải tán.

 

H190.         Ai đã xây cất đền thờ Giê-ru-sa-lem?

 

Sau khi Đa-vít băng hà, Sa-lô-môn lên ngôi kế vị. Đến năm thứ tư của triều đại Sa-lô-môn, tức là vào khoảng năm 966 TCN, vua Sa-lô-môn khởi công xây cất một đền thờ nguy nga tráng lệ cho Đức Giê-hô-va trên đồi Mô-ria ở Giê-ru-sa-lem. Đền thờ có ba tầng, chiều ngang 9 thước, chiều dài 27 thước và cao 13 thước rưỡi. Công tác xây cất phải mất đến 7 năm mới hoàn tất (I Vua 6:1-37).

Năm 586 TCN, vua Nê-bu-cát-nết-sa của xứ Canh đê (I-rắc) xua quân đến vây đánh Giê-ru-sa-lem và phá hủy đền thờ bắt người Do Thái đem về Ba-by-lôn làm phu tù (II Sử  36:19-20).

Năm 539 TCN, vua Si-ru của Phe-rơ-sơ (Ba-tư) đánh chiếm được Ba-by-lôn, cho người Do Thái hồi hương. Năm 538 TCN, Xô-rô-ba-bên hướng dẫn đoàn người Do Thái thứ nhất về Giê-ru-sa-lem xây dựng lại đền thờ trên nền cũ; có chiều dài là 27 thước và chiều cao là 27 thước. Đến năm 516, đền thờ được xây cất xong (E-xơ 6:15).

Năm 39 TCN, Quốc Hội La Mã chấp thuận cho Hê-rốt (người Ê-đôm) làm vua xứ Giu-đê cai trị dân Do Thái. Để lấy lòng người Do Thái, năm 20 TCN Hê-rốt Đại đế bắt đầu xây cất lại đền thờ Giê-ru-sa-lem vĩ đại hơn, mỹ thuật hơn và trang hoàng lộng lẫy hơn bội phần so với đền thờ của vua Sa-lô-môn xây cất trước đó gần 1.000 năm.

Đền thờ của Hê-rốt Đại đế xây cất có 3 tầng với chiều cao khoảng 27 thước. Tầng dưới cùng hình chữ nhật, bề dài khoảng 470 thước, bề ngang khoảng 280 thước. Mỗi ngày có khoảng 18.000 thợ làm việc. Dù vậy, mãi đến năm 63 SC công việc xây cất đền thờ mới hoàn tất.

Năm 66 SC, người Do Thái nổi dậy chống quyền đô hộ của La Mã. La Mã đem quân đến dẹp tan cuộc nổi dậy và phá hủy thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ vào năm 70. Sau cuộc đập phá này, đền thờ chỉ còn lại một bức tường đứng nguyên cho đến ngày nay. Người ta gọi bức tường này là “Bức tường than khóc.”

 

H191.         Người Pha-ri-si và các thầy thông giáo cáo buộc các môn đồ của Đức Chúa Giê-su vi phạm lời truyền khẩu (Ma 15:2). Lời truyền khẩu là gì?

 

Thông thường, lời truyền khẩu là những sự kiện về lịch sử, tín ngưỡng hay phong tục đã có từ lâu đời, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau bằng lời nói, nhưng không có ghi trên văn bản.

Đối với lời “truyền khẩu rửa tay trước khi ăn” ghi ở sách Ma-thi-ơ 15:2 là luật pháp truyền miệng. Các luật pháp này do các trưởng lão, thầy thông giáo hay người Pha-ri-si đặt ra từ thời xa xưa, nhưng vẫn còn hiệu lực và lưu truyền cho đến thời của Đức Chúa Giê-su (Ma15:9). Về sau, các lời truyền khẩu này được ghi trong kinh Talmud, nhưng không có trong năm sách luật pháp của Môi-se.

Người Do Thái, các thầy thông giáo và người Pha-ri-si thường hay lợi dụng luật pháp truyền miệng (lời truyền khẩu) để tránh né việc thi hành luật pháp của Môi-se. Như trong trường hợp luật pháp truyền miệng cho phép người Do Thái nói với cha mẹ: “Phần tài sản dành cho cha mẹ để dưỡng già, đã được dùng để dâng cho Đức Chúa Trời rồi,” thì họ không còn trách nhiệm hiếu kính cha mẹ nữa (Ma 15:5). Như vậy, họ đã lợi dụng luật pháp truyền miệng (lời truyền khẩu) để khỏi phải tuân giữ điều răn “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi.” Bởi lẽ đó mà Đức Chúa Giê-su đã quở trách họ là kẻ giả hình (Ma 15:7).

 

H192.         Tại sao dân chúng Do Thái coi người thâu thuế là người tội lỗi đáng khinh bỉ (Lu 19:7)?

 

Trong thời của Đức Chúa Giê-su, nước Do Thái ở dưới quyền cai trị của người La Mã. Chính quyền La Mã tuyển dụng một số người Do Thái để làm các viên chức thâu thuế cho họ. Dân Do Thái coi những người thâu thuế là người tội lỗi đáng khinh bỉ, vì họ hợp tác với kẻ thù là chánh quyền La Mã để bóc lột dân chúng Do Thái. Người Do Thái càng khinh khi người thâu thuế hơn nữa, vì họ thâu thuế hơn số thuế mà chính phủ La Mã ấn định để bỏ phần thâu phụ trội vào túi riêng mình; làm giàu trên xương máu của đồng bào nghèo khổ.

///////////////////////////////////

 

 

8

 

NGÀY LỄ & PHONG TỤC

 

 

H193.         Sách Lu-ca 22:15 ghi,“Đức Chúa Giê-su ăn lễ Vượt Qua với các môn đồ.”  Lễ Vượt Qua là lễ gì?

 

Từ thời Cựu Ước cho đến ngày nay, dân Do Thái ăn lễ Vượt Qua (Peçach) mỗi năm. Lễ Vượt Qua bắt đầu từ ngày14 đến ngày 21  tháng Nisan, tháng Giêng  âm lịch Do Thái (khoảng tháng 3 hay tháng 4 dương lịch). Người Do Thái ăn lễ này để tưởng nhớ lại việc Đức Chúa Trời đã giải cứu dân tộc họ ra khỏi xứ Ai-Cập, nơi làm nô lệ, để trở về Ca-na-an, vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho tổ phụ họ là Áp-ra-ham làm cơ nghiệp. Câu chuyện lịch sử  này ghi trong sách Xuất Ê-díp-tô-Ký 12:1-50 tóm lược như sau:

 

Vào khoảng năm 1876 TCN, ở Ca-na-an bị đói kém, nên Gia-cốp, cũng gọi là Y-sơ-ra-ên, con cháu của Áp-ra-ham, mang gia đình gồm khoảng 70 người di cư qua xứ Ai-Cập kiều ngụ. Sau 430 năm sinh sống bên xứ Ai-Cập, con cháu Gia-Cốp gia tăng dân số lên gần 2.000.000 người, trở thành dân Y-sơ-ra-ên.Vua Ai-Cập lo sợ việc dân Y-sơ-ra-ên gia tăng dân số quá nhanh có thể trở thành mối đe dọa lớn cho người Ai-Cập. Để tránh mối đe dọa này, vua Ai-Cập bắt dân Y-sơ-ra-ên làm các công việc nặng nhọc và hà hiếp đủ điều để họ bớt sanh sản,“Nhưng người Ê-díp-tô (Ai-Cập) càng bắt họ làm khó nhọc chừng nào, dân Y-sơ-ra-ên càng thêm nhiều lên và tràn ra chừng nấy” (Xuất 1:12).

Đức Chúa Trời thấy dân Y-sơ-ra-ên bị người Ai-Cập hà hiếp quá bội, nên Chúa chọn Môi-se, thuộc chi phái Lê-vi, làm lãnh tụ đem dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-Cập để trở về Ca-na-an, tức là Palestine ngày nay. Theo lệnh Chúa, Môi-se đến yết kiến vua Ai-Cập nhiều lần, xin vua cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi, nhưng đều bị từ chối. Đức Chúa Trời phải giáng nhiều tai họa để khiến vua Ai-Cập phải cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi. Đến tai họa thứ mười, Chúa cho diệt hết các con trai đầu lòng (người và súc vật) của người Ai-Cập. Để cho dân Y-sơ-ra-ên không bị họa lây, Chúa bảo dân Y-sơ-ra-ên, mỗi nhà phải giết một con chiên đực không tì vết, ăn thịt chiên đó rồi lấy huyết nó bôi trên hai cây cột và mày cửa của nhà mình. Đến đêm 14 tháng Nisan, vào khoảng tháng 3 hay tháng 4 năm 1446 TCN. Chúa cho thiên sứ Ngài đi qua xứ Ai-Cập, ghé lại từng nhà để giết con trai đầu lòng của người Ai-Cập, nhưng khi thấy nhà của người Y-sơ-ra-ên có bôi huyết chiên trên hai cây cột và mày cửa thì vượt qua nhà đó, tức là Ngài không cho “kẻ tiêu diệt vào nhà sát hại” con trai đầu lòng của người Y-sơ-ra-ên (Xuất 12: 23). Sau tai họa thứ mười này, vua Ai-Cập mới chịu cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi. Dân Y-sơ-ra-ên hối hả vượt qua Biển Đỏ rời bỏ Ai cập. Sau cuộc hành trình 40 năm trong sa mạc đầy gian khổ, họ đã đến được đất hứa Ca-na-an.

Hằng năm, để chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua, trước lễ bốn ngày, mỗi gia đình người Do Thái (Y-sơ-ra-ên) phải thiêu hủy hết bánh có men còn trong nhà, rồi chọn ra một con chiên hay dê vừa giáp niên không tì vết, không bệnh tật. Đến chiều ngày 14 tháng Nisan, chủ gia đình đem chiên hay dê đã được chọn vào đền thờ nhờ thầy tế lễ giết chiên lấy huyết rải lên bệ bàn thờ, đoạn lột da và móc ruột để trên bàn thờ xông hương. Sau đó, gia chủ mang thịt về nhà chờ đến chiều tối mới nướng. Một con chiên phải có tối thiểu 10 người ăn, nhưng không được vượt quá 20 người. Khi nướng chiên hay dê xong, người Do Thái phải chờ đến khi bầu trời mọc sao, và nghe tiếng kèn của các thầy tế lễ thổi báo hiệu thì mới bắt đầu ăn tiệc Vượt Qua.

Trong buổi tiệc Vượt Qua, người Do Thái ăn thịt chiên hay dê để tưởng nhớ đến việc con trai đầu lòng của họ được thoát chết là nhờ huyết của con chiên đã chết trong đêm Vượt Qua. Họ ăn bánh không men để nhớ lại cuộc ra đi vội vã. Ăn rau đắng để hồi tưởng lại giai đoạn sống cực khổ bên Ai-Cập. Ngoài ra, họ cũng ăn hạt bằm nhỏ trộn với táo và rượu nho để nhắc họ nhớ đến các mẻ hồ mà họ phải trộn để xây cất các công trình kiến trúc cho người Ai-Cập.

 

H194.         Sách Công vụ các Sứ đồ 2:1 ghi “Đến ngày lễ Ngũ Tuần các môn đồ nhóm lại một chỗ.” Lễ Ngũ Tuần là lễ gì?

 

Trong thời Cựu Ước, sau lễ Vượt Qua khoảng 50 ngày, người Do-Thái ăn lễ Shabouth, tiếng Hy-Lạp gọi là lễ Pentékostè. Pentékostè có nghĩa là lễ Năm Mươi. Kinh Thánh tiếng Việt gọi lễ này là lễ Ngũ Tuần (năm tuần; mỗi tuần có mười ngày). Người Do-Thái còn gọi lễ nầy là lễ Thất Tuần (bảy tuần; mỗi tuần có bảy ngày), vì lễ nầy được tổ chức đúng bảy tuần sau ngày bắt đầu mùa gặt mới (Phục 16: 9-10).

Hằng năm, người Do Thái ăn lễ Ngũ Tuần để tưởng nhớ lại việc Đức Chúa Trời đã ban cho họ mười điều răn ở núi Si-nai và cũng để tỏ lòng biết ơn Chúa đã ban cho họ vụ mùa lúa mì mới vừa gặt hái xong. Trong ngày lễ này người Do Thái được nghỉ ngơi. Mỗi gia đình làm hai ổ bánh có men bằng bột mì mới (Lê-vi 23:17), và dùng một phần hoa quả đầu mùa của thổ sản mình mà dâng lên cho Đức Giê-hô-va (Phục 26:1-2). Để tăng phần đặc biệt cho ngày lễ, người Do Thái trang hoàng nhà cửa và nhà hội của mình với màu xanh. Họ họp nhau lại để đọc sách Ru-tơ, ăn mật ong và uống sữa.

Đến thời Tân Ước, sau khi Đức Chúa Giê-su chết khoảng 50 ngày, và trong lúc các sứ đồ đang nhóm lại để ăn lễ Ngũ Tuần theo truyền thống Cựu Ước, thì thình lình Đức Thánh Linh giáng xuống trên họ,“như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Các sứ đồ thấy lưỡi rời rạt từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người. Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh”(CV2:2-4).

Biến cố Đức Thánh Linh giáng lâm trên các sứ đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần của thời Cựu Ước cũng được Cơ Đốc Giáo xem là ngày lễ Ngũ Tuần đầu tiên của Cơ Đốc Giáo và cũng xem ngày này là ngày sinh nhật của tôn giáo mình.

Để tưởng nhớ ngày Đức Thánh Linh giáng lâm trên các sứ đồ, các giáo phái Cơ Đốc cử hành lễ Ngũ Tuần vào Chúa Nhật thứ bảy (7th Sunday) sau lễ Phục Sinh. Hội Thánh đầu tiên thường dùng ngày lễ Ngũ Tuần để làm báp-têm cho tín hữu.

 

H195.         Phúc Âm Giăng 7:2 ghi “Vả ngày lễ của dân Giu-đa, gọi là lễ Lều Tạm gần đến.” Lễ Lều Tạm là lễ gì?

 

Lúc còn lưu lạc trong đồng vắng, Đức Chúa Trời phán dạy dân Y-sơ-ra-ên là khi nào họ vào được đất hứa Ca-na-an để sinh sống, và sau khi thu hoạch các thổ sản của mình rồi, đến ngày rằm tháng Tizri (tháng 10 dương lịch), dân Y-sơ-ra-ên phải nghỉ hết các công việc xác thịt, cùng nhóm họp lại để cử hành lễ Lều Tạm kéo dài bảy ngày nhằm tôn kính Đức Giê-hô-va (Lê-vi 23: 34).

Để làm theo lời Chúa dạy, hằng năm dân Y-sơ-ra-ên cử hành lễ Lều Tạm để nhắc nhở họ nhớ lại sự kiện Đức Chúa Trời đã giải cứu dân tộc họ ra khỏi xứ Ai-Cập, nơi họ làm nô lệ. Chúa đã đem ông cha họ vào sa mạc, nơi đây ông cha họ phải sống trong các lều trại thiếu tiện nghi khổ cực (Lê-vi 23:43).

Trong  thời gian của lễ Lều Tạm, người Y-sơ-ra-ên phải sống trong các lều trại tám ngày. Các lều trại này làm bằng tàn cây chà là, nhành cây dương liễu và các nhánh cây khác (Lê-vi 23:40). Trong mỗi ngày lễ, người Y-sơ-ra-ên dâng lên Đức Chúa Trời các của lễ thiêu bằng bò tơ đực, chiên đực, chiên con đực và dê đực. Trong tám ngày của lễ Lều Tạm, dân Y-sơ-ra-ên dâng lên Đức Chúa Trời tất cả 51 con bò tơ đực, 15 con chiên đực và 8 con dê đực (Dân 29:12-38).

Đến ngày thứ tám của lễ Lều Tạm, người ta thắp hai cây đèn thật cao ở trong sân phụ nữ thuộc khu vực đền thờ ở Giê-ru-sa-lem để làm lễ bế mạc ba đại lễ trong năm, đó là lễ Vượt Qua, Ngũ Tuần và Lều Tạm.

 

H196.         Tại sao hằng năm lễ Giáng Sinh là ngày 25 tháng 12?

 

Tín hữu Cơ Đốc của Hội thánh sơ khai không ăn mừng sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói tục của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ Giáng Sinh của Đức Chúa Giê-su trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ thứ tư, Cơ-đốc nhân mới bắt đầu muốn ăn mừng lễ Giáng Sinh của Đức Chúa Giê-su mỗi năm một lần, nhưng sợ chính quyền La Mã phát hiện bắt bớ, vì Cơ Đốc Giáo lúc đó vẫn còn bị chính quyền La Mã xem là một tôn giáo bất hợp pháp.

Về phía chính quyền La Mã, hàng năm họ long trọng cử hành lễ ăn mừng “Thần Mặt Trời” (Feast of The Sol-Invictus) đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Cơ-đốc nhân lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Chúa Giê-su giáng sinh đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại (Giăng 8:12) cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt Trời” của người La Mã. Nhờ vậy, chính quyền La Mã không phát hiện được việc tín hữu Cơ Đốc tổ chức ăn mừng lễ Giáng Sinh của Đức Chúa Giê-su, vì họ tưởng rằng tín hữu Cơ Đốc cũng ăn mừng ngày lễ “Thần Mặt Trời” như họ.

Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine bỏ đa thần giáo trở lại Cơ Đốc Giáo, ngài hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt Trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng lễ Giáng Sinh của Đức Chúa Giê-su. Đến năm 354, Giám mục Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chánh thức để cử hành lễ Giáng Sinh của Đức Chúa Giê-su.

 

H197.         Có phải đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời?

 

Kinh Thánh Tân Ước không cho biết chính xác ngày giáng sinh của Đức Chúa Giê-su. Nhưng hàng năm lễ Giáng Sinh được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 của mùa đông giá lạnh ở bắc bán cầu.

Các học giả đều đồng ý rằng, không phải Đức Chúa Giê-su sinh ra vào mùa đông như nhiều người tưởng. Sách Lu-ca 2:8 ghi, trong đêm Chúa Giê-su chào đời có thiên sứ đến báo tin cho “mấy kẻ chăn chiên trú ngoài đồng, thức đêm chăn giữ bầy chiên.” Các học giả Kinh Thánh cho rằng: Nếu trong đêm Đức Chúa Giê-su giáng sinh mà“có mấy kẻ chăn chiên trú ngoài đồng, thức đêm canh giữ bầy chiên” mình thì đêm đó không thể là một đêm của mùa đông giá lạnh được. Vì đêm mùa đông ở xứ Palestine rất lạnh, có nhiều khi nhiệt độ xuống dưới không độ bách phân, nên người Do Thái không có thói quen để chiên trú ngoài đồng trong những đêm của mùa đông giá lạnh như vậy, nhưng họ đem chiên về ở trong chuồng của mình để tránh lạnh.

Bởi các lý lẽ trên, các học giả cho rằng, Đức Chúa Giê-su không giáng sinh trong đêm của mùa đông lạnh lẽo, nhưng trong một đêm của một mùa không lạnh lắm trong năm.

 

H198.         Có phải Đức Chúa Giê-su giáng sinh vào năm thứ nhất của Công Nguyên?

 

Vào thế kỷ VI, Giáo Hội Công Giáo La Mã muốn có một niên lịch mới cho Cơ Đốc Giáo. Giáo Hoàng giao nhiệm vụ làm niên lịch mới này cho nhà thiên văn học người La Mã tên là Dionysius Exiguus. Nhà thiên văn học này có trách nhiệm tính toán để năm thứ nhất của Công Nguyên mới là năm Đức Chúa Giê-su giáng sinh.

Sau khi nghiên cứu kỹ, nhà thiên văn học cho rằng Đức Chúa Giê-su ra đời 753 năm sau năm khởi công xây cất thành La Mã. Nhà thiên văn học Dionysius Exiguus đặt năm Đức Chúa Giê-su giáng sanh là năm thứ nhất của Công Nguyên mới thuộc niên lịch Cơ Đốc Giáo.

Đến thế kỷ XIV, các sử gia tìm thấy sự tính toán của nhà thiên văn học Dionysius Exiguus là sai trật. Vì sử liệu cho biết Hê-rốt chết 749 năm sau năm khởi công xây cất thành La Mã, tức là vua Hê-rốt chết 4 năm trước năm thứ nhất của Công Nguyên. Phúc Âm Ma-thi-ơ 2:1,16 cho biết Đức Chúa Giê-su Giáng sanh trong thời trị vì của vua Hê-rốt và Phúc Âm này cũng cho biết vua Hê-rốt ra lệnh giết hết thảy con trai từ hai tuổi sấp xuống ở thành Bết-lê-hem. Học giả căn cứ vào các dữ kiện này cho rằng Đức Chúa Giê-su giáng sinh khoảng từ 2 năm đến 3 năm trước khi vua Hê-rốt băng hà.

Bởi các lẽ trên, các học giả nghĩ rằng Đức Chúa Giê-su giáng sinh vào khoảng từ 4 đến 7 năm trước năm thứ nhất của Công Nguyên do nhà thiên văn học Dionysius Exiguus đề ra.

 

H199.         Tại sao chữ Christmas hay Xmas đều có nghĩa là lễ Giáng Sinh?

 

Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Đấng chịu xức dầu) là tước vị của Đức Chúa Giê-su. Chữ Mas là chữ viết ngắn của Mass. Mass có nghĩa là thánh lễ. Khi chữ Christ và Mas viết dính liền lại với nhau thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng Sinh của Đức Chúa Giê-su Christ.

Cũng có người viết lễ Giáng Sinh là Xmas. Cách viết này làm cho nhiều người hiểu lầm cho rằng cách viết đó là cố ý loại bỏ Đấng Christ ra khỏi lễ Giáng Sinh. Nhưng thật ra, chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy-Lạp viết chữ Christ là Christos, Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ như chữ Christmas vậy.

 

H200.         Có phải ba bác sĩ hay ba vua đã tìm và gặp Chúa hài nhi Giê-su nơi chuồng chiên máng cỏ trong đêm Giáng Sinh?

 

Sách Lu-ca đoạn 2 ghi chép rất tỉ mỉ câu chuyện Đức Chúa Giê-su Giáng Sinh, nhưng không đề cập đến sự hiện diện của ba bác sĩ hay ba vua tại nơi chuồng chiên máng cỏ, trong đêm Giáng Sinh với mấy gã mục đồng. Tuy vậy, đến mùa Giáng Sinh, người ta thường chưng bày cảnh chuồng chiên máng cỏ có Ma-ri, Giô-sép, hài nhi Giê-su với các mục đồng và ba vua hay ba bác sĩ quỳ bên máng cỏ với các tặng vật như vàng, nhũ hương và mộc dược. Hình ảnh này xuất hiện hàng năm khiến người ta tưởng là các bác sĩ hay ba vua đã tìm và gặp Chúa Hài Nhi tại nơi chuồng chiên máng cỏ trong đêm Giáng Sinh như các gã mục đồng.

Căn cứ vào Ma-thi-ơ 2:9-11 ghi: Ngôi sao mà các bác sĩ hay ba vua đã thấy bên đông phương đi trước mặt họ, rồi dừng lại tại một căn nhà; các bác sĩ hay ba vua vào nhàø (không phải ở chuồng chiên) gặp Chúa Hài Đồng và mẹ Ngài, cùng với việc vua Hê-rốt dọ hỏi các nhà thông thái để biết thời gian ngôi sao Bết-lê-hem xuất-hiện, và ý đồ của vua Hê-rốt muốn tiêu diệt hài nhi Giê-su bằng cách ra lệnh giết hết con trai từ hai tuổi trở xuống. Căn cứ vào các sự kiện này làm cho người ta tin rằng, các nhà thông thái tìm và gặp con trẻ Giê-su tại một ngôi nhà; không phải tại chuồng chiên máng cỏ, sau đêm Giáng Sinh đầu tiên khoảng từ một đến hai năm.

 

H201.         Tại sao cây thông được chưng bày trong mùa Giáng Sinh?

 

Vào thế kỷ VIII, Giáo sĩ Boniface từ Anh Quốc qua Đức truyền bá Phúc âm của Đức Chúa Giê-su. Ông có tặng cho thành phố Geismer một cây thông để tượng trưng cho tình thương và một tín ngưỡng mới mà ông đã mang đến cho dân tộc Đức. Khi người Đức chấp nhận Cơ Đốc Giáo, họ chọn cây thông làm cây Giáng Sinh (cây Nô-ên), để nhắc nhở họ nhớ đến công ơn của Giáo sĩ Boniface, người đã giúp họ dẹp bỏ tà thần trở lại thờ phượng Đức Chúa Trời Hằng Hữu.

Người Đức không có phong tục chưng cây thông Giáng Sinh trong nhà. Đến thế kỷ 16, nhơn một đêm trong mùa Giáng Sinh, nhà cải chánh Giáo Hội Martin Luther trên đường về nhà nhìn thấy hình dạng cây thông hiện ra ngoạn mục dưới màn đêm. Ông vào nhà nói với vợ con về việc ông vừa khám phá. Sau đó, ông trở ra đốn một cây thông đẹp gần nhà, mang vào chưng trong phòng khách gia đình. Ông gắn thêm nhiều đèn nến cháy sáng trên các nhánh của cây thông. Ông giải thích là các cây nến cháy sáng trên các cành thông tượng trưng cho ánh sáng của Đức Chúa Giê-su mang đến cho nhân loại, màu xanh tươi quanh năm của cây thông tượng trưng cho Đức Chúa Trời Hằng Hữu.

Phong tục chưng cây thông trong nhà nhân mùa Giáng Sinh nhanh chóng lan rộng khắp nước Đức. Sau đó lan tràn khắp nơi trên thế giới là nhờ các thương buôn và các thủy thủ từ nước ngoài đến thăm viếng nước Đức nhìn thấy dân chúng Đức chưng cây thông trong nhà nhơn mùa Giáng Sinh, rồi mang phong tục này về quê hương họ.

Ở Mỹ, cây thông Giáng Sinh đầu tiên được chưng trong nhà vào ngày 20-12-1821, do một người từ Đức đến định cư ở thành phố Lancaster, thuộc bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.

 

H202.         Tại sao có“Ông già Nô-ên” trong mùa Giáng Sinh?

 

Vào thế kỷ IV, thánh Nicholas làm Giám Mục địa phận Myra, xứ Lycia, thuộc vùng Tiểu Á, nay là Thổ Nhĩ  Kỳ. Lúc còn tại chức, Giám Mục Nicholas thường dùng tiền riêng của mình để mua quà biếu cho những người nghèo khổ. Sau khi Giám Mục Nicholas qua đời, ông được tôn lên là thánh hộ mạng của trẻ em, thương buôn và người đi biển.

Giáo Hội Cơ Đốc thời đó dành riêng ngày 6 tháng 12 để làm ngày lễ tưởng niệm thánh Nicholas. Trong ngày lễ này, ở các nước như Nga, Hà Lan, Belgium phát quà cho trẻ em để tưởng nhớ đến thánh Nicholas.

Đến thế kỷ XVII, người Hà Lan từ Âu Châu đến định cư ở Mỹ Châu. Họ mang theo tâïp tục của ngày lễ thánh Nicholas vào Mỹ Châu. Người Hà Lan gọi thánh Nicholas là Sinterklaas. Các trẻ em Mỹ đọc tên Sinterklaas thành ra Santy Claus rồi dần dần trở thành Santa Claus. Tên Santa Claus tồn tại trong Anh ngữ cho đến ngày nay. Người Việt gọi Santa Claus là “Ông già Nô-ên.”

Người Hà Lan sống ở Mỹ Châu lâu ngày, họ sáp nhập ngày lễ thánh Nicholas vào ngày lễ Giáng Sinh của Đức Chúa Giê-su tổ chức ngày 25 tháng 12 mỗi năm. Truyền thống tặng quà của ngày lễ thánh Nicholas cũng sáp nhập với truyền thống tặng quà của lễ Giáng Sinh.

Người ta nghĩ rằng, lễ Giáng Sinh của Đức Chúa Giê-su có thêm “Ông già Nô-ên” là để tượng trưng cho tình  yêu thương và lòng quảng đại của Đức Chúa Trời đối với nhân loại.

Ngày xưa, ở Âu Châu người ta cho rằng “Ông già Nô-ên” là một người cao và gầy ốm. Nhưng nhà văn Irving ở Mỹ mô tả “Ông già Nô-ên” là một ông già mập, đội mũ rộng vành, đi xe do tám con nai kéo lướt trên các ngọn cây nóc nhà để đem quà bỏ vào các ống khói lò sưởi cho các em bé ngoan.

Một giáo sư thần đạo của Viện Thần Đạo Nữu Ước tên Clement Moore đã làm một bài thơ có tựa đề “The visit of Saint Nicholas” đăng trên báo ở Nữu Ước ngày 23 tháng 12 năm 1823. Trong bài thơ này, ông mô tả “Ông già Nô-ên” có râu trắng, bụng phệ, đội mũ đỏ, mang giày ống đen, mặc quần áo màu đỏ có viền trắng, ngồi trên xe do tám con nai kéo lướt trên tuyết trắng.

Ngày nay, hình ảnh “Ông già Nô-ên” xuất hiện trong mùa Giáng Sinh là sản phẩm của nhà danh họa Thomas Nast vẽ ra hồi thế kỷ 19, dựa theo bài thơ mô tả “Ông già Nô-ên bụng phệ ”của Giáo sư  Clement Moore.

 

H203.         Tại sao có phong tục tặng quà Giáng Sinh?

 

Vào năm 313, chính quyền La Mã thừa nhận Cơ Đốc Giáo là một tôn giáo hợp pháp hoạt động trong Đế quốc La Mã. Nhưng trước khi được chiùnh quyền chấp nhận là tôn giáo hợp pháp,  tín hữu Cơ đốc phải sống dưới sự bắt bớ của chính quyền La Mã. Vì sợ bị bắt bớ, người Cơ Đốc không dám tổ chức ăn mừng lễ Giáng Sinh vào một ngày riêng biệt, nên họ thừa cơ hội dân La Mã ăn mừng lễ “Thần Mặt Trời.” Họ cũng tổ chức ăn mừng Chúa Giáng Sinh vào cùng một ngày với người La Mã ăn lễ “Thần Mặt Trời” để không bị chánh quyền phát hiện. Trong ngày lễ “Thần Mặt Trời”, người La Mã cho con cái mình quà cáp. Người Cơ Đốc cũng cho con cái mình quà cáp nhằm mục đích làm cho chánh quyền La Mã lầm tưởng là Cơ đốc nhân cũng ăn lễ “Thần Mặt Trời” như họ. Phong tục tặng quà Giáng Sinh bắt nguồn từ đó và kéo dài cho đến ngày nay.

 

H204.         Ai bày ra thiệp Giáng Sinh?

 

Vào năm 1843, hầu tước Hendry Cole là người đã phác họa ra thiệp Giáng Sinh đầu tiên ở Anh Quốc. Thiệp vẽ rất đẹp, chứa đựng thông điệp có ý nghĩa Giáng Sinh, nên được nhiều người ưa thích. Tuy là thiệp Giáng Sinh đầu tiên, nhưng hầu tước đã bán được hơn ngàn thiệp cho bạn bè để tiêu thụ.

Việc làm thiệp Giáng Sinh trở thành một tiểu công nghệ có lợi nhuận cao nên đã nhanh chóng bành trướng khắp nơi trên thị trường Anh Quốc.

Đến năm 1875, một người Đức tên là Louis Prang đã in một số thiệp Giáng Sinh đầu tiên để lưu hành trên Bắc Mỹ.

 

H205.         Tại sao hàng năm lễ Phục Sinh không đến vào một ngày nhất định như lễ Giáng Sinh?

 

Theo Phúc Âm, Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh chết trên thập giá trước lễ Vượt Qua và sống lại sau lễ Vượt Qua. Cơ đốc nhân gốc Do Thái ở Hội thánh sơ khai, cử hành lễ Phục Sinh 3 ngày sau lễ Vượt Qua. Người Do Thái cử hành lễ Vượt Qua vào buổi tối của đêm trăng tròn, tức là ngày 14 tháng Nisan; tháng Giêng thuộc Âm-lịch Ba-by-lôn. Vì lễ Phục Sinh cử hành ba ngày sau lễ Vượt Qua nên lễ Phục Sinh rơi vào một ngày của tuần lễ ở mỗi năm mỗi khác, không nhất định.

Cơ đốc nhân ngoại bang lại cử hành lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật; ngày thứ nhất của tuần lễ, ngày Chúa sống lại, ngay sau ngày lễ Vượt Qua của Do Thái Giáo. Nên lễ Phục Sinh cũng rơi vào một ngày trong năm, không nhất định.

Vào thế kỷ thứ hai, giáo phụ Polycarp, Giám mục thuộc Đông Giáo Hội cho phép cử hành lễ Phục Sinh cùng một ngày với lễ Vượt Qua của Do Thái Giáo. Trái lại, Giám mục Anicetus thuộc Tây Giáo Hội cho rằng lễ Phục Sinh phải được cử hành vào ngày Chúa Nhật sau lễ Vượt Qua.

Để có một ngày lễ Phục Sinh thống nhất cho Cơ Đốc Giáo hoàn cầu, vào năm 325 Hoàng đế Constantine triệu tập Công Đồng Nicea để có quyết định về ngày lễ Phục Sinh. Công Đồng Nicea ra quyết nghị là lễ Phục Sinh phải được cử hành vào ngày Chúa Nhật, kế ngày trăng tròn và sau ngày Xuân phân (21 tháng 3). Nếu Chúa Nhật của lễ Phục Sinh rơi vào ngày lễ Vượt Qua thì lễ Phục Sinh sẽ dời lại ngày Chúa Nhật sau ngày lễ Vượt Qua để hai ngày lễ không trùng nhau cùng trong một ngày.

Bởi quyết định của Công Đồng Nicea, hàng năm lễ Phục Sinh đến vào Chúa Nhật sau ngày 22 tháng 3 và trước 25 tháng 4. Thành ra, hằng năm lễ Phục Sinh đến mỗi năm  khác ngày với nhau.

 

H206.         Tại sao Chánh Thống Giáo cử hành lễ Phục Sinh không cùng một ngày với Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành?

 

Giáo Hội Công Giáo La Mã và Tin Lành cử hành lễ Phục Sinh theo quyết định của Công Đồng Nicea(325). Theo quyết định này, hằng năm Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành cử hành lễ Phục Sinh vào Chúa Nhật ngay sau ngày trăng tròn, và sau ngày xuân phân (21 tháng 3). Cho nên, hằng năm lễ Phục Sinh đến sớm nhất là 22 tháng 3 và trễ nhất là 25 tháng 4.

Lễ Phục Sinh của Giáo Hội Chánh Thống Giáo thường đến sau ngày lễ Phục Sinh của Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành một tuần lễ hoặc lâu hơn. Lý do của sự khác biệt như sau:

 

Theo dương lịch của Julius Caesar đề xướng vào năm 46 TCN, thì thời gian của mỗi năm có 11 phút và 14 giây dài hơn thời gian của trái đất đi một vòng chung quanh mặt trời. Đến năm 1580, lịch Julius Caesar đã đi trước quá 10 ngày so với thời gian thật của vũ trụ. Để điều chỉnh lại lịch Julius Caesar, năm 1582 Giáo Hoàng Gregory XIII ra sắc lệnh bỏ bớt 10 ngày. Sau đó cứ mỗi bốn năm thêm vào một ngày để đúng với thời gian thật của vũ trụ. Sau khi bỏ bớt 10 ngày, lễ Phục Sinh do Công Đồng Nicea quyết định thường đến trước ngày lễ Vượt Qua của Do Thái Giáo. Chánh Thống Giáo không đồng ý cử hành lễ Phục Sinh trước lễ Vượt Qua. Vì họ cho rằng Đức Chúa Giê-su phục sinh vào ngày Chúa Nhật sau lễ Vượt Qua. Do đó, họ chờ đến Chúa Nhật sau lễ Vượt Qua mới cử hành lễ Phục Sinh. Thành ra, lễ Phục Sinh của Chánh Thống Giáo thường đến trễ khoảng một hay hai tuần lễ, có khi hơn cả tháng sau ngày lễ Phục Sinh của Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành. Như đã xảy ra trong năm 2005, Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành cử hành lễ Phục Sinh vào ngày 27 tháng 3. Trong lúc đó, Giáo Hội Chánh Thống Giáo cử hành lễ Phục Sinh vào ngày 1 tháng 5, vì trong năm này lễ Vượt Qua của Do Thái Giáo cử hành vào ngày 24 tháng 4 năm 2005.

Tuy vậy, cứ mỗi 3 hay 4 năm, ngày lễ Phục Sinh của Công Giáo và Tin Lành có lúc đến sau ngày lễ Vượt Qua, trùng ngày với lễ Phục Sinh của Giáo Hội Chánh Thống Giáo. Lúc đó, ba Giáo hội cử hành lễ Phục Sinh cùng ngày với nhau như đã xảy ra ngày 15 tháng 4 năm 2001, ngày 11 tháng 4 năm 2004, và ngày 8 tháng 4 năm 2007.

 

Vào đầu thế kỷ 20, có nhiều Giáo Hội Cơ Đốc mong muốn hằng năm lễ Phục Sinh rơi vào một ngày nhất định trong năm. Công Đồng Vatican II (1962) đề nghị các Giáo Hội Cơ Đốc nên chọn một ngày nhất định để cử hành lễ Phục Sinh thống nhất cho tất cả giáo hội Cơ Đốc trên toàn cầu. Đa số đồng ý chọn Chúa Nhật của tuần lễ thứ nhì thuộc tháng 4 dương lịch để làm ngày lễ Phục Sinh hằng năm cho Cơ Đốc Giáo. Tuy ý kiến này được đa số người tán thành, nhưng chưa biết khi nào mới thực hiện được.

 

H207.         Tại sao Cơ đốc nhân chưng bày hoa bạch huệ, bướm, trứng và bánh kẹo có hình con thỏ trong mùa lễ Phục Sinh?

 

Cơ đốc nhân chưng bày hoa bạch huệ, bướm, trứng và bánh kẹo có hình con thỏ trong mùa lễ Phục Sinh bởi các lý do sau đây:

 

  1. Hoa bạch huệ: Hoa bạch huệ (Lily) có hình loa kèn trumpet tượng trưng cho việc loan báo tin mừng Đức Chúa Giê-su sống lại.
  2. Bướm: Trước khi thành bướm, bướm là con sâu nằm trong ổ kén, tượng trưng cho sự chết của Chúa Giê-su nằm trong mồ mả. Khi sâu thành bướm, bướm cắn ổ kén bay ra với cánh màu sặc sỡ, tượng trưng cho sự sống lại của Đức Chúa Giê-su với một thân thể đầy vinh hiển.
  3. Thỏ và trứng: Các dân tộc Ang-lô, Xác-tôn, Hà-Lan, Đức và Bắc Âu dùng hình ảnh thỏ và trứng để tượng trưng cho khả năng sanh sôi nảy nở và sự sống mới bất diệt cho ngày lễ Nữ Thần của Mùa Xuân. Dần dần, phong tục này gia nhập vào mùa lễ Phục Sinh của Cơ Đốc Giáo với ý nghĩa tương tự.

 

H208.         Tại sao có lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day)?

 

Vào năm 1620, một số tín hữu muốn tách rời khỏi Anh Quốc Giáo, vì không đồng ý với một số giáo lý của giáo hội này, cùng với một số tín hữu Thanh Giáo xuống tàu Mayflower vượt Đại Tây Dương để đi đến Tân Thế Giới tìm tự do cho tín ngưỡng và lập nghiệp. Sau cuộc hành trình dài và đầy gian khổ, tàu cặp được bến Plymouth, ngày nay thuộc bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Khi tàu cặp được bến Plymouth nhằm vào giữa mùa đông giá lạnh, các di dân, khoảng hơn một trăm người, không cày cấy trồng trọt được nên không có đầy đủ lương thực để sống cho qua mùa đông giá lạnh này. Hơn nữa, vì mùa đông năm này có độ lạnh khác thường, nên đã làm cho phân nửa số người di dân chết vì thiếu dinh dưỡng và bịnh tật. Khi qua hết mùa đông, số người sống sót nhờ dân Da Dỏ địa phương dạy cách trồng bắp, khoai, bầu, bí và các loại ngũ cốc khác cùng cách bắt cá và săn bắn thú rừng để có đủ lương thực sinh sống qua ngày. Đến mùa thu năm 1621, họ được một vụ mùa khả quan. Họ tin rằng Đức Chúa Trời đã đoái thương đến họ, nên những Cơ đốc nhân này biệt riêng ra một ngày để làm lễ Tạ Ơn Chúa. Trong buổi lễ Tạ Ơn đầu tiên này, có khoảng hơn một trăm thân hữu người Da Đỏ địa phương tham dự. Họ mang thịt nai và gà tây đến để bổ sung cho bữa tiệc Tạ Ơn đầu tiên của nhóm người di dân mới đến tổ chức.

Đến năm 1623, vì bị hạn hán nặng nề, nhóm Cơ đốc nhân này hiệp lại kiêng ăn cầu nguyện xin Chúa cho mưa. Họ được mưa, nên họ tổ chức một buổi lễ Tạ Ơn thứ nhì. Từ đó, hằng năm các người di dân tổ chức lễ Tạ Ơn vào mỗi mùa thu khi gặt hái xong.

Sau khi Hoa Kỳ dành được độc lập từ tay người Anh, quốc hội Hoa Kỳ đề nghị chọn một ngày để làm ngày lễ Tạ Ơn Thượng Đế. Tổng Thống George Washington ra sắc luật chọn ngày 26-11-1789 để làm ngày lễ Tạ Ơn cho toàn nước Mỹ.

Đến năm 1863, Tổng Thống Abraham Lincoln ký sắc luật dành ngày thứ năm sau cùng của tháng 11 dương lịch hằng năm làm ngày lễ Tạ Ơn chánh thức cho toàn thể nước Mỹ.

Đến năm 1939, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt ra đạo luật dời ngày lễ Tạ Ơn lại sớm hơn một tuần lễ để cho người dân Mỹ có thêm thời giờ mua sắm lễ Giáng Sinh.

Đến năm 1941, Quốc Hội Hoa Kỳ biểu quyết chọn ngày thứ năm của tuần lễ thứ tư thuộc tháng 11 hằng năm để làm ngày lễ Tạ Ơn cho đến ngày nay.

Gia-nã-đại có lễ Tạ Ơn từ năm 1879. Bắt đầu từ năm l957 Gia-nã-đai cử hành lễ Tạ Ơn hằng năm vào ngày thứ hai của tuần lễ thứ nhì thuộc tháng 10 dương lịch.

 

H209.         Tại sao có Ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day)?

 

Vào cuối thế kỷ XVI, người Anh đã có “Ngày Hiền Mẫu” để vinh danh các bà mẹ. Ngày Hiền Mẫu này được tổ chức vào ngày Chúa Nhật thứ tư của Mùa Chay (Lent). Trong “Ngày Hiền Mẫu,” người làm mướn ở với chủ được phép về thăm mẹ để tặng các món quà tỏ lòng cám ơn công sanh thành dưỡng dục.

Vào năm 1908, bà Ana Jarvis ở bang West Virginia, Hoa Kỳ, cổ động dành riêng một ngày để vinh danh các bà mẹ. Trước tiên, bà Ana Jarvis xin nhà thờ của bà ở Grafton, Virginia, cử hành một lễ đặc biệt để vinh danh các bà mẹ vào ngày 10 tháng 5 năm 1908, nhằm ngày tưởng niệm mẹ bà qua đời. Sau đó, bà Ana Jarvis cùng các thân hữu viết thư gửi đến các dân biểu, các giới lãnh đạo tôn giáo, các thương gia và các nhà kinh doanh để cổ động thành lập “Ngày Hiền Mẫu” cho nước Mỹ. Đến năm 1914, cuộc vận động của bà Ana Jarvis đã thúc đẩy tổng thống Woodrow Wilson ký đạo luật dành ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng năm để làm “Ngày Hiền Mẫu” cho toàn thể nước Mỹ.

Nhiều quốc gia trên thế giới cử hành “Ngày Hiền Mẫu” ở mỗi nơi khác ngày với nhau. Nhưng các nước như Mỹ, Đan Mạch, Ý-Đại-Lợi, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Áo và Bỉ đều cử hành “Ngày Hiền Mẫu” vào ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng năm mỗi năm.

 

H210.         Bởi đâu mà có “Ngày Từ Phụ” (Father’s Day)?

 

Bà Sonora Dodd sanh ra trong một gia đình nông dân ở bang Washington, Hoa Kỳ. Cha mẹ bà có 6 người con. Chẳng may mẹ bà qua đời sớm. Nhưng cha bà không tục huyền mà sống độc thân để nuôi sáu người con cho đến tuổi trưởng thành. Khi lớn khôn, bà Sonora Dodd nhận thấy cha mình đã hy sinh cả cuộc đời, chịu mọi khó nhọc, khắc phục mọi gian khổ để nuôi nấng con cái cho đến ngày khôn lớn. Một Chúa Nhựt, nhân “Ngày Hiền Mẫu” bà Sonora Dodd đi nhà thờ. Sau khi nghe mục sư giảng một bài đặc biệt về “Ngày Hiền Mẫu,” bà nghĩ rằng hàng năm cũng nên chọn ra một ngày để vinh danh các người cha như các bà mẹ vậy.

Vào ngày 19 tháng 6 năm 1910, bà Sonora Dodd tổ chức “Ngày Từ Phụ” đầu tiên tại Spokane, bang Washington, Hoa Kỳ. Ý kiến của bà Sonora Dodd được nhiều người hưởng ứng. Đến năm 1966, Tổng Thống Lyndon Johnson ký đạo luật dành riêng ngày Chúa Nhật thứ ba của tháng sáu hằng năm làm “NgàyTừ Phụ” để vinh danh các bậc làm cha.

 

H211.         Tại sao có ngày lễ Valentine (Lễ Tình Yêu)?

 

Hàng năm, lễ Valentine đến vào ngày 14 tháng 2. Nhân ngày lễ này người ta gửi tặng nhau quà biếu hay bưu thiếp với lời lẽ nồng nàn để bày tỏ lòng mình với người yêu hay bạn bè thân thiết.

Trong thời trị vì của Hoàng đế La Mã Claudius II (268-270), ngài thường dùng quân lực của mình để xâm lấn các nước lân bang. Dân chúng La Mã không ủng hộ tánh hiếu chiến của nhà vua, nên ít có người chịu đầu quân đánh giặc cho Hoàng đế. Hoàng đế Claudius cho rằng sự thiếu hụt quân lính là vì thanh niên La Mã không chịu rời xa vợ con để đi chiến đấu cho mình. Nên Hoàng đế Claudius ra sắc lệnh cấm cưới gả trên toàn lãnh thổ của đế quốc mình.

Trong thời đó có vị tu sĩ tên làValentine không chấp nhận luật cấm cưới gả của Hoàng đế Claudius. Nên ông thường giảng dạy là khi nam nữ yêu nhau nên kết hôn để sống bên nhau, tạo dựng mái ấm gia đình. Ngoài việc giảng dạy, tu sĩ Valentine còn lén lút làm lễ hôn phối cho nhiều cặp thanh niên nam nữ thành vợ chồng. Một hôm, việc làm của tu sĩ Valentine bị bại lộ, ông bị lính của Hoàng đế Claudius bắt giam vào ngục. Sau đó, bị kết án tử hình. Tu sĩ Valentine bị đánh bằng gậy đến chết rồi bị chặt đầu vào ngày 14 tháng 2 năm 269.

Trong thời gian tu sĩ Valentine bị giam trong ngục tối, có nhiều người trẻ tuổi đến thăm viếng để tỏ lòng ái mộ việc làm của tu sĩ Valentine. Trong số những người trẻ này có cô con gái của viên cai ngục thường xuyên tới lui thăm viếng. Mỗi lần thăm viếng, cô ngồi lại hằng giờ để trò chuyện với tu sĩ Valentine. Trong các lần trò chuyện này, cô ta tỏ lòng ngưỡng mộ việc làm của tu sĩ Valentine đối với tình yêu của tuổi trẻ. Rồi hai người đi đến chỗ yêu nhau thật tình.

Trong đêm trước ngày bị hành quyết, tu sĩ Valentine viết một bức thư gửi cho cô gái con người cai ngục. Trong thư ông cám ơn cô ta đã dành cho ông nhiều cảm tình nồng hậu và lòng trung nghĩa khó quên. Cuối thư ông ký tên “Valentine của em” (Your Valentine).

Đến năm 496, Giáo Hoàng Gelasius quyết định lấy ngày 14 tháng 2 để tưởng nhớ đến thánh Valentine. Tu sĩ Valentine được tôn là Thánh Hộ Mạng của tình yêu.

 

H212.         Lễ Halloween bắt nguồn từ đâu?

 

Lễ Halloween bắt nguồn từ phong tục và sự mê tín dị đoan của cổ dân Druid thuộc sắc tộc Celts sống cách đây hơn 2000 năm ở những vùng đất mà nay thuộc Anh-cát-lợi, Ái-nhĩ-lan và Pháp.

Hằng năm, lễ Các Thánh (Hallowmas, Allhallows, All Hallow’s Day hay All Saint’s Day ) rơi vào ngày 1 tháng 11. Cơ Đốc Giáo cử hành lễ Các Thánh để tưởng niệm các tín hữu qua đời trong năm qua. Người ta gọi buổi chiều tối của ngày 31 tháng 10 trước ngày lễ Các Thánh là “All Hallows’ Eve”, “Hallowed” hay “Halloween.”

Thời cổ xưa, đêm 31 tháng 10, đêm trước ngày lễ Các Thánh cũng là đêm cuối năm hay đêm giao thừa của cổ dân Druids thuộc sắc tộc Celts. Vì đêm giao thừa của cổ dân Druids là đêm trước ngày lễ Các Thánh nên dần dà bị người theo Cơ Đốc Giáo ở Âu Châu gọi là đêm Halloween.

Cổ dân Druids và Celts tin rằng ma quỷ rời mộ phần trong đêm giao thừa, tức là đêm Halloween, đi vất vưởng phá phách người sống. Trong đêm này, cổ dân Druids có phong tục đốt lửa ngoài trời để xua đuổi ma quỷ. Người Celts tắt hết lửa trong nhà để cho thân thể họ lạnh hầu cho ma quỷ không thể nhập được. Có người mặc quần áo hì hợm đi ngoài đường để xua đuổi tà linh và tìm bắt những bà phù thủy rồi thiêu sống họ để cảnh cáo ma quỷ.

Cũng có người kể rằng vào thế kỷ VIII, người Anh tin là vào buổi chiều tối trước ngày lễ Các Thánh, tức là đêm Halloween, các hồn ma rời mộ phần về thăm căn nhà cũ hoặc đi lang thang trên các vùng quê hẻo lánh. Trong đêm đó, dù người có gan dạ đến đâu, khi ra đường cũng phải mang mặt nạ quái đản để xua đuổi và hù dọa ma quỷ. Người nào đi trong đêm đó với ma quỷ mà không bị ma quỷ làm hại, thì được xem như đã hòa hợp được với thế giới vô hình, rồi đi từ nhà nầy sang nhà khác để xin thức ăn nước uống, nếu ai từ chối sẽ bị quấy phá (trick).

Ngày nay, ở Âu Mỹ, người ta không còn mê tín dị đoan, nên họ xem buổi tối Halloween như một ngày lễ vui cho trẻ em. Ở Mỹ, chiều ngày 31 tháng 10 là lễ Halloween. Khi trời vừa chập choạng tối, trẻ em mang mặt nạ quái đản, mặc quần áo hóa trang thành ma quỷ, phù thủy, người dơi, người nhện, superman . . . đi từ nhà nầy sang nhà khác xin kẹo bánh.

Từ ngày Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mở cửa đón tư bản Âu Mỹ và “Việt kiều yêu nước” cũng tổ chức đêm Holloween mà họ gọi là đêm “Cô Hồn Tây” ở những thành phố có đông ngoại kiều cư ngụ. Trong đêm này họ bán một phần ăn bụng bánh bí rợ và canh bí rợ với giá169.000 đồng bạc cho một người ăn.

 

H213.         Sách Phúc Âm Lu-ca 1:59 ghi, “Qua ngày thứ tám, họ làm lễ cắt bì cho con trẻ.” Lễ cắt bì là gì?

 

Theo luật pháp Môi-se của Do Thái Giáo, khi một em bé trai được sanh ra, cha mẹ đợi đến ngày thứ tám thì làm lễ cắt bì và đặt tên cho con trẻ đó. Trong buổi lễ này, họ cắt bỏ da qui đầu của em bé. Việc cắt dương bì của phái nam là dấu hiệu dùng để làm ấn chứng cho giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Áp-ra-ham là Ngài đã chọn Áp-ra-ham và dòng dõi của người để làm tuyển dân cho Ngài.

Theo giao ước, Đức Chúa Trời bắt buộc Áp-ra-ham và hậu tự của người phải chịu cắt bỏ dương bì như đã ghi trong sách Sáng Thế Ký17:11, “Các ngươi phải chịu cắt-bì; phép đó sẽ là dấu hiệu của sự giao-ước giữa ta cùng các ngươi.” Để tuân theo mệnh lệnh của Chúa truyền, Áp-ra-ham đã làm phép cắt bì cho mình lúc 99 tuổi, và cho con mình là Ích-ma-ên, lúc 13 tuổi (Sáng 17:24-25).

Trong thời Tân Ước, lễ cắt bì xem là không cần thiết cho sự cứu rỗi của Cơ đốc nhân. Nên sứ đồ Phao-lô khẳng định: “Tôi là Phao-lô, nói với anh em rằng, nếu anh em chịu làm phép cắt bì, thì Đấng Christ không bổ ích chi cho anh em hết”(Ga 5: 2).

 

H214.         Tại sao người ta gọi đền thờ ở Giê-ru-sa-lem là đền thờ Sa-lô-môn hay đền thờ Hê-rốt?

 

Vào năm thứ tư của thời vua Sa-lô-môn trị vì, tức là vào khoảng năm 966 TCN, vua Sa-lô-môn khởi công xây cất một đền thờ nguy nga và tráng lệ cho Đức Giê-hô-va ở Giê-ru-sa-lem. Đền thờ này có chiều dài 27 thước, chiều ngang 9 thước và chiều cao 13 thước rưỡi. Công tác xây cất đền thờ phải mất khoảng 7 năm mới hoàn tất (I Vua 6:1-37). Từ cửa trước bước vào là tiền đường của đền thờ cũng gọi là nơi thánh có chiều sâu 18 thước. Kế đó là nơi chí thánh có chiều sâu là 9 thước. Ở giữa nơi thánh và nơi chí thánh có vách làm bằng gỗ bá hương cao từ nền cho đến trần để ngăn cách nơi thánh và nơi chí thánh. Vì vua Sa-lô-môn xây cất đền thờ này đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem nên người ta gọi là đền thờ Sa-lô-môn.

Đến năm 20 TCN, vua Hê-rốt Đại đế ra công tu bổ lại đền thờ Giê-ru-sa-lem cho rộng lớn hơn, mỹ thuật hơn và lộng lẫy hơn. Mỗi ngày có đến 18.000 thợ làm việc, dầu vậy mãi đến năm 63 SC thì công việc xây đền thờ mới hoàn tất. Vì vua Hê-rốt có công xây dựng lại đền thờ, nên trong thời của Đức Chúa Giê-su, người ta gọi đền thờ ở Giê-ru-sa-lem là đền thờ Hê-rốt.

 

H215.         Tại sao Ma-thi-ơ 26:25 gọi tên người môn đồ phản Chúa là Giu-đa, sách Mác 14:10 gọi là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt?

 

Theo nguyên văn Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp thì Đức Chúa Giê-su có hai môn đồ tên Giu-đa (Hy Lạp: Ioudas). Một người là con của Gia-cơ. (Kinh Thánh Việt-ngữ gọi tên người này là Giu-đe – Lu 6:16) và Giu-đa phản Chúa. Tên  Giu-đa phản Chúa có kèm theo sau tên chữ  Ích-ca-ri-ốt. Sở dĩ Phúc Âm Mác viết thêm chữ Ích-ca-ri-ốt sau tên người môn đồ Giu-đa phản Chúa là để người đọc Phúc Âm không nhầm lẫn với môn đồ Giu-đa con của Gia-cơ. Trong Kinh Thánh Việt-ngữ không có sự lẫn lộn này, vì Kinh Thánh Việt-ngữ gọi tên môn đồ con của Gia-cơ là Giu-đe như đã nói ở trên.

Theo nguyên văn tiếng Hy-Lạp chữ Ích-ca-ri-ốt là Iskariotès. Chữ Iskariotès có nghĩa là cư dân của vùng Kerioth. Vậy, tên Giu-đa Ích-ca-ri-ốt có nghĩa là Giu-đa cư dân của vùng Kerioth. Như Ma-ri Ma-đơ-len (Hy-Lạp: Magdalènè) cũng có nghĩa là Ma-ri cư dân của vùng Magdala. Tựa như trong tiếng Việt gọi anh Út Trà Ôn hay bà Năm Sa Đéc vậy.

 

H216.         Bài Tín Điều Các Sứ Đồ có câu: “Ngài xuống âm phủ.” Câu này nói có nghĩa gì?

 

Vào cuối thế kỷ thứ hai, các Giáo phụ của Hội Thánh sơ khai thảo ra bài Tín Điều Các Sứ Đồ chứa đựng niềm tin chính yếu của các sứ đồ lưu lại trong các sách Tân Ước. Mục đích của bài Tín Điều Các Sứ Đồ là để chống lại các tà thuyết len lỏi vào Hội thánh Chúa. Một trong những tà thuyết đó cho rằng khi Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh thì Ngài chỉ ngất lịm trên thập tự giá chứ không chết thật.

Trong thời này, người Do-Thái tin rằng một người thật sự chết là khi linh hồn người đó đã xuống tới âm phủ (Haidès), nếu linh hồn chưa xuống tới âm-phủ thì chưa kể là chết thật. [Âm phủ là nơi chứa linh hồn của những người chết (Khải 20:13). Âm phủ gồm có hai phần; ngăn cách với nhau bằng một vực sâu. Nơi chứa người được cứu gọi là Ba-ra-đi hay lòng Áp-ra-ham và nơi chứa người không được cứu là nơi có hành phạt đau đớn tạm thời (Lu 16:22-28). Khi Đức Chúa Giê-su phục sanh và thăng thiên, Ngài đã đem linh hồn của những người được cứu ở Ba-ra-đi lên thiên đàng. Những người không được cứu vẫn tiếp tục ở nơi âm phủ để chờ ngày phán xét sau cùng, sau đó họ sẽ bị hành phạt đời đời (Khải 20:13-14).]

Bài Tín Điều Các Sứ Đồ dùng câu “Ngài xuống âm phủ” là có ý nói rằng: Đức Chúa Giê-su Christ đã thật sự chết, và đã thật sự sống lại, để chống lại tà thuyết cho rằng Đức Chúa Giê-su chỉ ngất lịm chứ không chết hẳn trên thập tự giá.

 

H217.         Tại sao người ta gọi môn đồ Si-môn là Si-môn Xê-lốt (Lu 6:15)?

 

Xê-lốt phát nguyên từ chữ Zèlòtès của Hy lạp. Chữ Zèlòtès có nghĩa là “yêu nước.” Xê-lốt là tên của một đảng phái chính trị do người Do Thái thành lập để chống lại ách thống trị của La Mã áp đặt trên người Do Thái ở xứ Giu-đê.

Môn đồ của Đức Chúa Giê-su tên là Si-môn, vốn là một thành viên của đảng Xê-lốt, nên người ta gọi ông ta là Si-môn Xê-lốt.

Đảng Xê-lốt thành lập từ thời Hê-rốt Đại đế (37-4 TCN), và tồn tại cho đến gần cuối thế kỷ thứ nhất của công nguyên.

Đảng chánh trị Xê-lốt cho rằng sự thừa nhận quyền cai trị của Hoàng đế La Mã là theo tà giáo, là chối bỏ quyền cai trị của Đức Chúa Trời trên dân tộc Do Thái, là đưa dân tộc họ đến chỗ làm nô lệ cho ngoại bang.

Những thành viên quá khích của đảng Xê-lốt đã dùng chiến thuật khủng bố, phá hoại hay ám sát các giới chức La Mã và những người Do Thái cộng tác với chính quyền La Mã. Dù bị chính quyền La Mã dùng mọi cách để tiêu diệt, nhưng đảng Xê-lốt vẫn duy trì được một ảnh hưởng lớn trong dân chúng Do Thái. Đến năm 66 SC, đảng Xê-lốt đã lãnh đạo được một cuộc tổng nổi dậy của toàn dân Do Thái nhằm lật đổ nền đô hộ của La Mã. Nhưng cuộc nổi dậy này đã bị quân La Mã đập tan vào năm 70. Dầu vậy, một số lớn đảng viên Xê-lốt rút về cố thủ căn cứ chiến lược Masada, gần Biển Chết. Sau 3 năm bị vây hãm, họ vẫn cố cầm cự và nhất quyết không đầu hàng cho đến khi hết lương thực rồi tất cả đều tự sát vào năm 73.

 

H218.         Tại sao người Sa-ma-ri thờ phượng Đức Chúa Trời ở trên núi, còn người Giu-đa thờ phượng Đức Chúa Trời tại thành Giê-ru-sa-lem (Giăng  4:20)?

 

Sau khi vua Sa-lô-môn băng hà năm 930 TCN, Vương Quốc Do Thái bị chia ra làm hai. Chi phái Bên-gia-min và Giu-đa chiếm xứ Giu-đê để thành lập Vương Quốc Miền Nam. Vương Quốc Miền Nam ở dưới sự cai trị của vua Rô-bô-am, con trai của vua Sa-lô-môn, thủ đô là Giê-ru-sa-lem. Mười chi phái còn lại thành lập Vương Quốc Miền Bắc ở xứ  Sa-ma-ri, dưới sự cai trị của Giê-rô-bô-am (I Vua12:1-20). Vương Quốc Miền Bắc không có thủ đô. Đến đời vua Ôm-ri (885-874), ngài thành lập thủ đô cho Vương Quốc Miền Bắc ở Si-chem, trong xứ Sa-ma-ri.

Năm 722 TCN, vua A-si-ri (I-rắc) xua quân đánh chiếm Sa-ma-ri, bắt 27.290 dân Do thái ở Sa-ma-ri đem về A-si-ri làm phu tù (II Vua17:6). Đoạn vua A-si-ri đem dân từ các thuộc địa như Ba-by-lôn, Cu-tha, A-va, Ha-mát và Sê-phát-va-im vào ở trong xứ Sa-ma-ri để thay thế người Do Thái đã bị lưu đày qua A-si-ri (II Vua17:24).

Dân mới đến định cư ở Sa-ma-ri thờ phượng thần tượng của riêng mình. Sau một thời gian sống với người Do Thái còn sót lại ở Sa-ma-ri, họ trở lại thờ phượng Đức Chúa Trời như người Do Thái nhưng không bỏ thờ phượng thần tượng riêng của mình. Sau nhiều thế kỷ sống chung chạ, người Do Thái còn sót lại cưới gả với dân mới này, làm cho người Do Thái ở Sa-ma-ri không còn giữ được sự thuần chủng của giống dân Do Thái như ngày xưa.

Năm 586 TCN, vua Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn (I-rắc) xua quân đánh chiếm xứ Giu-đê (Vương Quốc Miền Nam), đập phá đền thờ Giê-ru-sa-lem, bắt dân Do Thái Giu-đa ở xứ  Giu-đê đem về Ba-by-lôn làm phu tù (II Sử 36:20).

Năm 539 TCN, vua Si-ru của Phe-rơ-sơ (Ba tư) chinh phục được Ba-by-lôn. Năm sau, vua Si-ru cho dân Do Thái Giu-đa hồi hương (II Sử 36:23). Khi người Do Thái Giu- đa về đến xứ Giu-đê, họ liền khởi công trùng tu đền thờ Giê-ru-sa-lem đã bị vua Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy trước đó 47 năm. Người Do Thái Sa-ma-ri xin người Do Thái Giu-đa cho họ hợp tác trùng tu lại đền thờ, nhưng bị người Do thái Giu-đa khước từ với lý do là người Do Thái Sa-ma-ri không còn rặt giống Do Thái, nên không được tham dự vào công tác thiêng liêng xây cất đền thờ của người Do Thái Giu-đa ở Giê-ru-sa-lem (E-xơ 4:1-3).

Người Do Thái Sa-ma-ri căm thù người Do Thái Giu-đa vì họ bị người Do Thái Giu-đa kỳ thị chủng tộc mình. Nên họ không muốn thờ phượng Đức Chúa Trời trong một đền thờ với người Do Thái Giu-đa ở Giê-ru-sa-lem. Vì vậy, họ xây một đền thờ khác trên núi Ga-ri-xim ở xứ Sa-ma-ri để thờ phượng Đức Chúa Trời. Từ đó, người Do Thái Sa-ma-ri thờ phượng Đức Chúa Trời ở đền thờ xây cất trên núi Ga-ri-xim. Còn người Do Thái Giu-đa thờ phượng Đức Chúa Trời ở đền thờ tại thành Giê-ru-sa-lem (II Sử 3:1). Người Do Thái Giu-đa cho rằng đền thờ ở Giê-ru-sa-lem mới đúng là nơi thờ phượng Đức Chúa Trời, nên tỏ vẻ khinh khi đền thờ của người Sa-ma-ri ở núi Ga-ri-xim. Bởi lẽ đó mà người đàn bà Do Thái Sa-ma-ri chất vấn Đức Chúa Giê-su: “Tổ phụ chúng tôi đã thờ lạy trên hòn núi này; còn dân Giu-đa lại nói rằng nơi đáng thờ lạy là tại thành Giê-ru-sa-lem”(Giăng 4:20). Vậy, thờ phượng Đức Chúa Trời ở nơi nào là đúng? Đức Chúa Giê-su giải đáp: Đã đến lúc cả hai đền thờ đều không còn là nơi thích hợp để thờ phượng nữa, vì sự thờ phượng Đức Chúa Trời phải đến từ tâm thần và lẽ thật của con người (Giăng 4:23).

 

H219.         Tại sao người Do Thái Giu-đa và người Sa-ma-ri không giao thiệp với nhau (Giăng 4: 9)?

 

Người Do Thái Giu-đa có truyền thống thù ghét người Do Thái Sa-ma-ri vì người Do Thái Sa-ma-ri lai giống dân ngọai bang, theo tà giáo và không chấp nhận toàn bộ Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo. (Người Do Thái Sa-ma-ri chỉ tin nhận Ngũ Kinh Môi-se, gồm có các sách Sáng thế Ký, Xuất Ê-díp-tô Ký, Lê-vi Ký, Dân số Ký và Phục truyền Luật lệ Ký). Một điều nữa làm cho người Do Thái Giu-đa thù ghét người Do Thái Sa-ma-ri, vì người Do Thái Sa-ma-ri đã xây cất đền thờ riêng cho họ ở trên núi Ga-ri-xim để thờ phượng Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Người Do Thái Giu-đa xem đền thờ của người Do Thái Sa-ma-ri xây cất trên núi Ga-ri-xim là một dấu hiệu chống lại Do Thái Giáo. Nên đến năm 129 TCN, tướng Hyrcarus của người Do Thái Giu-đa, đem quân từ xứ Giu-đê đến vây đánh người Do Thái Sa-ma-ri và phá hủy đền thờ của họ trên núi Ga-ri-xim. Cuộc đánh phá này làm cho người Do Thái Sa-ma-ri càng hận thù thêm người Do Thái Giu-đa.

Sự hận thù giữa hai dân tộc kéo dài cho đến thời Đức Chúa Giê-su. Người Do Thái Giu-đa vẫn không muốn giao thiệp với người Do Thái Sa-ma-ri vì người Do Thái Giu-đa luôn luôn tự hào cho rằng mình là dân Do Thái rặt giống đem lòng khinh khi người Do Thái Sa-ma-ri lai giống và theo tà giáo (Giăng 4:9). Ngược lại, người Do Thái Sa-ma-ri cũng không muốn giao thiệp với người Do Thái Giu-đa vì họ bị người Do Thái Giu-đa kỳ thị tôn giáo và chủng tộc mình.

Ngày nay, có khoảng 600 người Do Thái Sa-ma-ri còn sinh sống giữa những người Palestine và Do Thái Giu-đa. Người Sa-ma-ri vẫn theo Do Thái Giáo nhưng pha trộn một phần Hồi Giáo. Họ vẫn tiếp tục dâng sinh tế chuộc tội trên núi Ga-ri-xim vào buổi chiều trước ngày lễ Vượt Qua theo luật pháp Môi-se. Trong lúc đó, người Do Thái Giu-đa đã chấm dứt việc dâng sinh tế chuộc tội từ khi đền thờ và thành Giê-ru-sa-lem bị quân La Mã phá hủy năm 70. (Quân La Mã phá hủy đền thờ ở Giê-ru-sa-lem là để trả thù cho cuộc nổi dậy của người Do Thái chống La-Mã, trước đó 4 năm).

 

H220.         Có phải Đức Chúa Giê-su vác nguyên cây thập tự đến đồi Gô-gô-tha?

 

Sách Giăng 19:17 ghi,“Đức Chúa Giê-su vác thập tự giá mình, đi đến ngoài thành tại nơi gọi là cái Sọ theo tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Gô-gô-tha.” Thật sự, Đức Chúa Giê-su không vác nguyên cây thập tự đến đồi Gô-gô-tha, nhưng chỉ vác miếng gỗ ngang (Patibulum) của cây thập tự mà thôi. Phần miếng gỗ đứng (Stipes Crucis) thì đã có sẵn ở địa điểm hành hình trên đồi Gô-gô-tha.

 

 

H221.         Sách Công vụ các Sứ đồ 1:12 ghi: “Núi ấy cách thành Giê-ru-sa-lem ước độ một ngày Sa-bát.” Một ngày Sa-bát là bao xa?

 

Theo luật lệ của thời Cựu Ước, người Do Thái giữ ngày thứ bảy Sa-bát để làm nên ngày thánh theo qui định bởi điều răn thứ tư  ghi ở sách Xuất Ê-díp-tô-Ký 20:8, “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh.” Để thi hành điều răn này, người Do Thái không được đi xa quá 2.000 bước hay 2.000 cu-đê (La tinh: cubitus, Hy lạp: Péchus, Hê-bơ-rơ: Âmmâh)  tính từ địa điểm đặt hòm giao ước.

Trong thời Môi-se, cu-đê là đơn vị đo lường tính từ khuỷu tay (cùi chõ) cho đến cuối ngón giữa của bàn tay, có chiều dài khoảng bốn tấc rưỡi theo đơn vị đo bằng thước tây.

Vậy, “quãng đường đi một ngày Sa-bát ” có khoảng cách chừng 900 thước tây, tức là 2.000 bước hay 2.000 cu-đê.

 

H222.         Phúc Âm Giăng 10:22 ghi: “Ở Giê-ru-sa-lem giữ lễ khánh thành đền thờ.” Có phải lễ khánh thành đền thờ của thời vua Sa-lô-môn xây cất?

 

Năm 970 TCN vua Sa-lô-môn lên ngôi kế vị vua Đa-vít, đến năm thứ tư của triều đại mình, vua Sa-lô-môn bắt đầu xây cất một đền thờ cho Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem. Việc xây cất đền thờ này phải mất đến 7 năm mới hoàn tất. Vào khoảng năm 959 TCN, đền thờ được xây cất xong. Người Do Thái ăn khánh thành đền thờ lần thứ nhất (I Vua 8:63).

Năm 586 TCN, vua Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn (I-rắc) xua quân đánh chiếm xứ Giu-đê, phá hủy đền thờ ở Giê-ru-sa-lem và bắt dân Do Thái lưu đày qua Ba-by-lôn làm phu tù. Đến năm 539 TCN, vua Si-ru của Phe-rơ-sơ (Ba-Tư) đánh chiếm được Ba-by-lôn. Năm sau, vua Si-ru cho người Do Thái hồi hương. Dưới sự hướng dẫn của Xô-rô-ba-bên, đoàn người Do Thái thứ nhất trở về Giê-ru-sa-lem xây cất lại đền thờ cho Đức Giê-hô-va tại địa điểm cũ. Đến năm thứ sáu của đời vua Đa-ri-út, đền thờ được xây cất xong. Dân Do Thái vui mừng ăn lễ khánh thành đền thờ lần thứ hai (E-xơ 6:16).

Năm 198 TCN, vua Sy-ri xua quân đánh chiếm xứ Giu-đê làm thuộc địa. Vua Sy-ri đem heo và các thú vật ô-uế khác vào đền thờ ở Giê-ru-sa-lem, làm của lễ dâng lên thần tượng mình. Người Do Thái cho rằng vua Sy-ri đã làm ô-uế đền thờ của họ.

Đến năm 167 TCN gia đình Ma-ca-bê nổi lên đánh quân Sy-ri giành được độc lập vào năm 163 TCN. Sau khi được độc lập, anh em của Ma-ca-bê bắt đầu công tác tẩy uế đền thờ bằng cách vất bỏ các vật trong đền thờ đã bị quân Sy-ri làm ô-uế, rồi thay vào bằng những đồ vật mới. Sau khi tẩy uế xong đền thờ, họ làm lễ khánh thành đền thờ lần thứ ba (I Ma-ca-bê 4:59).

Các nhà giải kinh cho rằng vào thời của Đức Chúa Giê-su, dân Do Thái ở Giê-ru-sa-lem giữ lễ khánh thành đền thờ là lễ khánh thành đền thờ lần thứ ba ở thời Ma-ca-bê.

 

H223.         Phúc Âm Ma-thi-ơ 5:41 ghi lời Chúa dạy:“Nếu ai muốn bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi hai dặm với họ” Lời dạy này có ý nghĩa gì?

 

Trong thời Đức Chúa Giê-su, dân tộc Do Thái ở dưới sự cai trị của La Mã. Theo luật, người lính La Mã có quyền bắt người Do Thái mang giùm binh cụ của họ đi một quãng đường theo luật định là một dặm, tức là một ngàn bước. Chúa dạy nên đi thêm một dặm nữa với họ để tỏ lòng sẵn sàng giúp đỡ dù họ là kẻ thù của mình.

Ngày nay, tín hữu Cơ-đốc dùng lời Chúa dạy “đi thêm một dặm”(extra mile), để nhắc nhở mình phải luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách rộng lượng hơn thường lệ.

 

H224.         Đức Chúa Giê-su dạy: “Khi ngươi bố thí, đừng thổi kèn trước mặt mình” (Ma 6:2). Chúa nói câu này có ý nghĩa gì? 

 

Thông thường, người Do Thái muốn dâng hiến, họ đi vào đền thờ bỏ tiền vào một cái rương đặt sẵn ở trong đền thờ (Lu 21:1). Đối với trường hợp đặc biệt, khi có người dâng hiến một số tiền lớn thì giới chức cai quản đền thờ cho nhân viên đi ra ngoài tiếp đón và dẫn vào đền thờ. Lúc đi vào, nhân viên đền thờ đi trước thổi kèn để cho mọi người có mặt chú ý đến mà khen ngợi người dâng tiền.

Đức Chúa Giê-su nói: “khi ngươi bố thí, đừng thổi kèn trước mặt mình,” có nghĩa là dầu có dâng một số tiền lớn nào thì cũng đừng làm rùm beng để cho người ta khen thưởng; nhưng  để Chúa khen thưởng thì tốt hơn.

 

H225.         Sách Ma-thi-ơ 12:1 ghi, khi Chúa Giê-su đi qua giữa đồng lúa mì, các môn đồ bứt bông lúa mì ăn. Có phải các môn đồ có hành động bất chánh?

 

Trong Cựu Ước, luật pháp của Do Thái Giáo cho phép người Do Thái bứt gié lúa ngoài đồng ruộng hay hái trái nho của vườn người lân cận ăn với các điều kiện như sau:

 

  1. “Khi ngươi vào đồng lúa mì của kẻ lân cận mình, thì được phép lấy tay rứt gié lúa; nhưng chớ đặt lưỡi hái vào đồng lúa mì của kẻ lân cận mình” (Phục 23:25).
  2. “Khi ngươi vào vườn nho của kẻ lân cận mình, thì có phép ăn nho, tùy theo miệng ăn ngon cho no nê, song không được bỏ trong giỏ mình” (Phục 23:24).

 

Vậy, việc các môn đồ bứt bông lúa mì của người ta ăn là hoàn toàn hợp pháp đối với luật pháp của Do Thái ở vào thời đó.

 

H226.         Đức Chúa Giê-su phán: “Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Mác 8:34). Vác thập tự giá mình có nghĩa gì ?

 

Vào thời của Đức Chúa Giê-su, dân Do Thái sống dưới sự cai trị của đế quốc La Mã, cách họ hành quyết một tội nhân bị án tử hình là đóng đinh người đó trên thập giá cho đến chết. Trước giờ thọ hình, trên đường đi đến nơi hành quyết, chính quyền La Mã bắt tội nhân vác thập giá mình lê bước qua các đường phố để gánh chịu các sự nguyền rủa, chê cười và sỉ nhục của dân chúng đứng xem hai bên đường. Hình ảnh tội nhân “vác thập giá mình” là hình ảnh của sự vâng phục hoàn toàn, sẵn sàng chịu đựng gian khổ.

Chúa bảo Cơ-đốc nhân muốn hầu việc Chúa thì phải “liều mình vác thập giá mình”có nghĩa là phải tự chối mình, vâng phục Chúa trọn vẹn, bỏ tư lợi, sẵn sàng gánh chịu mọi khổ nhục và sẵn lòng hy sinh mạng sống mình cho Chúa.

 

 

 

 

 

 

9

 

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU

 

 

H227.         Đức Chúa Trời phán rằng: “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta” (Sáng 1:26). Có phải loài người có hình dạng giống Đức Chúa Trời?

 

Theo sách Phục-truyền-luật-lệ-ký 4:15 cho biết Đức Chúa Trời là thần vô hình vô thể, nên câu Kinh Thánh ghi ở sách Sáng-thế-ký1:26, “làm nên loài người theo hình tượng Chúa” không có nghĩa là loài người được sáng tạo có hình dạng bên ngoài giống Đức Chúa Trời, nhưng câu này có ý nói Chúa sáng tạo loài người có phần tâm hồn hay có phẩm chất trí tuệ và tinh thần giống Đức Chúa Trời.

Những câu Kinh Thánh làm sáng tỏ ý nghĩa “loài người có hình tượng giống Đức Chúa Trời,” theo nghĩa giống về các cá tính của Ngài như sau:

 

  1. “Mặc lấy người mới là người đang đổi ra mới theo hình tượng Đấng dựng nên người ấy, đặng đạt đến sự hiểu biết đầy trọn”(Cô 3:10).
  2. “Mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật”(Ê-phê 4:24).
  3. “Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ”(Phi 2: 6).

 

Theo bài viết của nhà truyền giảng Tin Lành trứ danh, Mục sư Billy Graham, đăng trên báo Pensacola News Journal, ngày 10-8-2001, cho rằng: “Loài người được Chúa sáng tạo như hình và tượng Chúa có nghĩa là loài người có tâm hồn (soul) và tâm linh (spirit) như Đức Chúa Trời. Phần tâm hồn và tâm linh giúp loài người giao thông với Chúa, loài thú không có đặc ân này như loài người.”

 

H228.         Sách Sáng-thế-ký 3:3 ghi Đức Chúa Trời phán với ông A-đam và bà Ê-va là nếu hai người ăn trái cấm trong vườn Ê-đen thì chắc phải chết. Tại sao ông A-đam và bà Ê-va ăn trái cấm đó rồi mà không chết như lời Chúa phán?

 

Chết có nghĩa là cách ly, cách biệt hay lìa khỏi. Theo Thánh Kinh có ba loại chết như sau:

 

  1. Chết về phần thuộc thể (physical death): Linh hồn lìa khỏi xác, thân xác trở về với bụi đất.
  2. Chết về phần thuộc linh (spiritual death): Tâm thần cách ly với Đức Chúa Trời; thân xác vẫn còn sống nhưng mất tương giao với Đức Chúa Trời.
  3. Chết đời đời (eternal death) hay sự chết thứ hai (second death): Tâm thần lẫn thể xác vĩnh viễn cách ly với Đức Chúa Trời và bị hành phạt đời đời, “Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai”(Khải-huyền 20:14-15).

 

Theo sách Sáng-thế-ký 3:22, Đức Chúa Trời tạo dựng loài người, Ngài có ý định để cho loài người sống bất tử. Bởi ý định này, Ngài có trồng cây sự sống ở giữa vườn Ê-đen, để cho loài người ăn trái của cây sự sống mà sống đời đời. Đức Chúa Trời cũng có trồng cây biết điều thiện và điều ác ở giữa vườn. Nhưng Ngài cấm loài người ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác này. Thủy tổ của loài người là A-đam và Ê-va không vâng theo mạng lệnh của Chúa, lại nghe theo lời cám dỗ của Sa-tan, nên đã ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác. Sau khi phạm tội, ông A-đam và bà Ê-va thật sự đã chết về phần thuộc linh; nghĩa là ông A-đam và bà Ê-va không còn mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời ngay sau khi ăn trái cấm đó. Nên ông bà đã ẩn trốn khỏi mặt Chúa khi nghe có tiếng Ngài đến thăm mình (Sáng 3:10).

Tội lỗi của ông A-đam và bà Ê-va cũng đem đến sự chết về phần thuộc thể cho chính ông bà và loài người về sau này, như  Sứ đồ Phao-lô nói:“Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội”(Rô 5:12).

Nếu ông A-đam và bà Ê-va không phạm tội ăn trái cấm trong vườn Ê-đen thì loài người sẽ không bao giờ chết, nhưng sẽ sống mãi mãi trên thế gian này là nhờ trái của cây sự sống mà Đức Chúa Trời đã trồng ở trong vườn Ê-đen mà ông A-đam và bà Ê-va chưa kịp đụng đến.

Tóm lại, ông A-đam và bà Ê-va đã thật sự chết về phần thuộc linh ngay sau khi ăn trái cấm. Nhưng đến tuổi già ông A-đam và bà Ê-va mới chết về phần thuộc thể y như lời Chúa cảnh cáo trước với ông bà .

 

H229.         Tại sao Đức Chúa Trời không nhận lễ vật của Ca-in, nhưng nhận lễ vật của A-bên (Sáng 4:3-5)?

 

Ông A-đam ăn ở với bà Ê-va sinh ra Ca-in và A-bên. Ca-in sống bằng nghề ruộng rẫy, A-bên sống với nghề chăn nuôi chiên. Một hôm, Ca-in dùng thổ sản do tay khó nhọc mình làm ra dâng lên cho Đức Giê-hô-va, còn A-bên dùng một con chiên đầu lòng của bầy chiên mình mà dâng lên cho Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va nhận lễ vật của A-bên nhưng không nhận lễ vật của Ca-in.

Các nhà giải Kinh Thánh nghĩ rằng Ca-in và A-bên dâng của lễ lên Đức Giê-hô-va để chuộc tội cho mình. Chúa không nhận lễ vật của Ca-in vì người đã đặt niềm tin vào thổ sản do tay khó nhọc mình làm ra để chuộc tội cho mình. Nhưng Chúa nhận lễ vật của A-bên, vì A-bên dâng lễ vật với lòng tin rằng mình đáng phải chết cho tội lỗi mình, nhưng con chiên chết thay cho mình và huyết của con chiên sinh tế làm cho mình sạch tội lỗi, “Bởi đức tin, A-bên dâng cho Đức Chúa Trời một của lễ tốt hơn của Ca-in”(Hê 11:4).

Đây có thể là một bài học sơ khởi mà Đức Chúa Trời đã dùng để hướng dẫn loài người đến ý niệm về sự chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su Christ trên thập tự giá, “không đổ huyết thì không có sự tha thứ”(Hê 9: 22).

 

H230.         Ai là vợ của Ca-in?

 

Đến năm A-đam 130 tuổi, A-đam cùng Ê-va sanh thêm một người con trai để thay thế A-bên, đặt tên là Sết (Sáng 5:3). Sau khi A-đam sanh Sết rồi còn sống thêm 800 năm nữa để sanh con trai và con gái (Sáng 5:4). Người ta nghĩ rằng trước khi sanh Sết, A-đam và Ê-va có sanh một số con gái mà Kinh Thánh không nói đến. Vì A-đam và Ê-va là người đàn ông và người đàn bà đầu tiên ăn ở với nhau để sanh ra loài người trong thế gian. Nên Ca-in chỉ có một cách duy nhất để lập gia đình là lấy một người em gái  của mình để làm vợ.

Phong tục cho anh em ruột hay bà con lấy nhau làm vợ chồng vẫn tồn tại cho đến thời Áp-ra-ham (Sáng 20:12). Nhưng đến thời Môi-se thì việc kết hôn trong vòng anh em bà con bị coi là tội loạn luân, bị cấm ngặt cho đến ngày nay (Lê18: 6-18).

 

H231.         Đức Chúa Trời là Thần (Giăng 4:24), Thần thì không thấy được. Tại sao có nhiều người đã thấy Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước (Xuất 24: 9-10)?

 

Phúc-Âm Giăng 4:24 xác nhận Đức Chúa Trời là Thần (Spirit). Thần thì không có thân thể vật chất bằng xương bằng  thịt (Lu 24:39), vô hình vô thể (Phục 4:15). Vì Đức Chúa Trời là Thần, nên đặc tính cơ bản của Ngài là không thấy được. Nhưng khi Đức Chúa Trời muốn tỏ mình cho người ta thấy, thì Ngài có thể hiện ra trong một hình thể để cho người ta thấy được. Như Đức Thánh Linh cũng là Thần (Spirit), khi Ngài muốn bày tỏ mình cho người ta thấy thì Ngài cũng hiện ra trong hình thể như chim bồ câu đậu trên mình Đức Chúa Giê-su lúc Chúa chịu báp-têm ở sông Giô-đanh (Giăng1:32). Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Đức Thánh Linh (Holy Spirit) cũng hiện ra như lưỡi bằng lửa đậu trên các môn đồ để cho người ta thấy được (CV 2:3). Thiên sứ đều là thần (spirits – Hê 1:14), thần thì không có thân thể vật chất, nhưng khi cần hiện ra thì thiên sứ đã hiện ra có hình dạng con người để Áp-ra-ham thấy được (Sáng 18:1-5).

Không chỉ có một số người ở thời Cựu Ước thấy Đức Chúa Trời như đã ghi trong sách Xuất Ê-díp-tô Ký 24:9-10, nhưng trong thời Tân Ước sẽ có một số người sẽ thấy Đức Chúa Trời như lời Đức Chúa Giê-su phán: “Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời”(Ma 5:8). (Đức Chúa Giê-su dùng chữ “thấy” trong câu nói nầy có thể hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng là tùy theo mỗi người).

 

H232.         Kinh Thánh Cựu Ước ghi có nhiều người thấy Đức Chúa Trời. Nhưng sách Giăng 1:18 lại nói: “Chẳng hề có ai thấy Đức Chúa Trời.” Tại sao có sự mâu thuẫn giữa Cựu Ước và Tân Ước?

 

Sách Xuất Ê-díp-tô Ký 24:9-10 ghi có hơn 70 người thấy Đức Chúa Trời, “Đoạn, Môi-se và A-rôn, Na-đáp và A-bi-hu cùng bảy mươi trưởng lão Y-sơ-ra-ên đều lên núi, ngó thấy Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên; dưới chân Ngài có một vật giống như bích ngọc trong ngần, khác nào như sắc trời thanh quang.” Nhưng Phúc Âm Giăng 1:18a ghi, “Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời.”

Hai câu Kinh Thánh trên không gây ra sự mâu thuẫn nào, vì Cựu Ước ghi nhận một số người đã tận mắt thấy Đức Chúa Trời khi Ngài hiện ra. Câu nói: “chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời” của Sứ đồ Giăng có nghĩa là chưa ai thấy được những bản tính của Đức Chúa Trời. Cùng với ý đó, Sứ đồ Giăng viết tiếp: “Chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giãi bày Cha cho chúng ta biết”(Giăng 1:18b). Bởi lẽ đó, khi Đức Chúa Giê-su đến trong thế gian, Ngài không giãi bày hình dáng bên ngoài của Đức Chúa Trời. Nhưng qua đời sống hay lời dạy dỗ của Đức Chúa Giê-su, Ngài đã giãi bày Đức Chúa Trời có các bản tính như sau:

  1. Lòng yêu thương vô hạn: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài”(Giăng 3:16). “Bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta bỏ sự sống”(I Giăng 3:16).
  2. Quyền năng siêu việt: “Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời” (Cô-rinh1:24). “Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến; vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được” (Giăng 3:2).
  3. Thông minh lạ thường: “Đấng Christ là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời”(I Cô-rinh 1:24).
  4. Ân điển vô biên: “Tùy theo ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta và của Đức Chúa Giê-su Christ”(II Tê1:12).

 

H233.         Điều răn thứ ba, Đức Chúa Trời cấm lấy danh Ngài mà làm chơi (Xuất 20:7). Thánh danh của Đức Chúa Trời là gì?

 

Kinh Thánh Cựu Ước Việt Ngữ, bản truyền thống, ghi Đức Chúa Trời xưng danh Ngài là Giê-hô-va,“Ta đã hiện ra cùng Áp-ra-ham, cùng Y-sác, và cùng Gia-cốp, tỏ mình là Đức Chúa Trời toàn năng; song về danh ta là Giê-hô-va, thì ta chưa hề tỏ cho họ biết”(Xuất 6:3).

Kinh Thánh Cựu Ước Việt Ngữ Công Giáo, bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn, viết thánh danh của Đức Chúa Trời làYavê, “Thiên Chúa phán với Môsê và Người nói: Ta là Yavê”(Xuất 6:2).

Chữ Giê-hô-va có nguồn gốc từ chữ Yehôwâh (Yhwh) và chữ Yavê có nguồn gốc từ chữ Yahweh (Yhwh) của ngôn ngữ Hê-bơ-rơ. Chữ Yehôwâh hay Yahweh có nghĩa là Đấng Tự Hữu và Hằng Hữu.

Nguyên văn Kinh Thánh Cựu Ước bằng cổ ngữ Hê-bơ-rơ chỉ có phụ âm, nhưng không có nguyên âm. Thánh danh của Đức Chúa Trời ghi trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ làYhwh. Khi người Do Thái đọc thì họ phải tự thêm vào các nguyên âm thích hợp. Cho nên, khi họ đọc thánh danh của Đức Chúa Trời sẽ làYahweh (Gia-vê).

Bản dịch Kinh Thánh Anh Ngữ “The New Jerusalem Bible” viết thánh danh của Đức Chúa Trời là Yahweh, “Yahweh is my shepherd – Yavê là Đấng chăn giữ tôi” (Thi 23:1).

Các bản dịch Kinh Thánh Cựu Ước Anh Ngữ khác bắt chước Kinh Thánh tiếng Đức viết thánh danh của Đức Chúa Trời là Jehovah (Giê-hô-va). Jehovah có nguồn gốc từ chữ Yehôwâh của tiếng Hê-bơ-rơ, nhưng các dịch giả người Đức thay chữ Y thành J và chữ W thành V.

Hôm nay, người Do Thái gọi thánh danh của Đức Chúa Trời là Yahweh (Gia-vê). Kinh thánh Việt Ngữ Tin Lành gọi là Giê-hô-va, Kinh thánh Việt Ngữ Công Giáo gọi là Yavê. Các bài Thánh ca mới của Giáo Hội Ngũ Tuần Việt Nam gọi thánh danh của Đức Chúa Trời là Gia-vê.

Vậy, thánh danh của Đức Chúa Trời bằng tiếng Việt có thể là Giê-hô-va, Yavê hay Gia-vê.

 

H234.         Đức Chúa Giê-su phán: “Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:5). Có phải chữ “nước”ù nghĩa là báp-têm không?

 

Một số nhà giải kinh không đồng ý với quan điểm cho rằng chữ “nước” mà Đức Chúa Giê-su đã dùng ở Giăng 3:5, có nghĩa là báp-têm bằng nước. Nếu “nước” có nghĩa là báp-têm thì báp-têm bằng nước trở thành việc làm chính yếu để được cứu. Điều này không phù hợp với câu chuyện tên cướp bị đóng đinh trên thập tự giá được Chúa cứu mà không cần có báp-têm (Lu 23:39-43). Quan điểm cho rằng “nước” là “báp-têm” cũng không thích hợp với lời của Đức Chúa Giê-su dạy chỉ tin Ngài là đủ để được cứu,“Phàm ai nhìn Con và tin Con, thì được sự sống đời đời”(Giăng 6:40), và cũng không thích hợp với lời dạy của Sứ đồ Phao-lô,“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”(Ê-phê 2:8). Sứ đồ Phao-lô không coi việc chịu báp-têm là điều chính yếu và cần thiết để được cứu nên đã nói,“Thật vậy, Đấng Christ đã sai tôi đi, chẳng phải để làm báp-têm đâu, nhưng để rao giảng Tin-lành.” Hơn nữa, tín hữu được cứu rồi mới chịu báp-têm để bày tỏ đức tin mình nơi sự đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Đấng Christ, chứ không phải chịu báp-têm để được cứu.

Bởi các lẽ trên, một số học giả tin rằng chữ “nước” ở Giăng 3:5 có nghĩa là lời của Đức Chúa Trời đưa dẫn người tin Chúa đến sự tái sinh, như lời của Sứ đồ Phi-e-rơ và Gia-cơ nói: “Anh em đã được lại sinh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời” (I Phi-e 1:23). “Ấy chính Ngài theo ý muốn mình, đã dùng lời chân thật sinh chúng ta, hầu cho chúng ta được nên như trái đầu mùa của những vật Ngài dựng nên”(Gia 1:18).

 

H235.         Tội nào nếu cố ý phạm thì không còn tế lễ để chuộc nữa?

 

Sách Hê-bơ-rơ 10:26 ghi: “Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi mà lại cố ý phạm tội thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa.”

Tội cố ý phạm mà không còn có tế lễ chuộc tội nữa đó là tội: “Giày đạp con Đức Chúa Trời, coi huyết của Giao Ước tức là huyết mà mình nhờ nên thánh, là ô uế lại khinh lờn Đức Thánh Linh ban ơn”(Hê 10:29).

Trước giả thư tín Hê-bơ-rơ nêu ra giáo lý trên, vì trong thời hội thánh sơ khai có một số người Hê-bơ-rơ (Do Thái) theo đạo Cơ Đốc, đã học biết lẽ thật về dòng huyết cứu chuộc của Đức Chúa Giê-su. Nhưng khi gặp cảnh bắt bớ, họ bỏ đạo và trở lại Do Thái Giáo. Khi trở lại Do Thái Giáo, họ phải theo truyền thống của Do Thái Giáo dùng huyết thú vật để làm tế lễ chuộc tội cho mình. Hành động dùng huyết thú vật để chuộc tội là bằng cớ hiển nhiên để chứng tỏ họ đã chối bỏ huyết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su trên thập tự giá. Việc dùng huyết thú vật để chuộc tội là phạm tội giày đạp Con Đức Chúa Trời. Tội giày đạp Con Đức Chúa Trời có nghĩa là họ xem huyết báu của Đức Chúa Giê-su không bằng huyết của thú vật. Đã đến thời kỳ, chỉ có huyết tế lễ của Đức Chúa Giê-su mới có quyền năng để chuộc tội cho họ mà họ lại khước từ. Nếu họ khước từ huyết của Đức Chúa Giê-su để chuộc tội cho họ thì họ không còn tế lễ nào khác tốt hơn huyết của Đức Chúa Giê-su để chuộc tội cho họ được nữa.

Tín hữu Cơ đốc đã nhờ huyết của Đức Chúa Giê-su để chuộc tội cho mình thì không bao giờ có thể phạm tội “giày đạp con Đức Chúa Trời” như người Do Thái ngày xưa.

 

H236.         Tại sao sách Ma-thi-ơ ghi Giô-sép, chồng bà Mari, là con của Gia-cốp nhưng sách Lu-ca lại ghi Giô-sép là con của Hê-li?

 

Sách Ma-thi-ơ 1:15-16 ghi, “Gia-cốp sanh Giô-sép, Giô-sép là chồng Ma-ri, Ma-ri là người sanh Đức Chúa Giê-su gọi là Christ.” Trái lại, sách Lu-ca 3:23 ghi,“Khi Đức Chúa Giê-su khởi sự làm chức vụ mình thì Ngài có độ 30 tuổi. Theo ý người ta tin, thì Ngài là con của Giô-sép, Giô-sép con Hê-li.”

Theo kinh Talmud của Do Thái Giáo cho biết bà Ma-ri là con gái của Hê-li. Hê-li là con cháu của Na-than. Na-than là con của vua Đa-vít. Bởi lẽ đó, các nhà giải nghĩa Kinh Thánh cho rằng Giô-sép là con ruột của Gia-cốp, nhưng là con rễ của Hê-li.

 

H237.         Trong ẩn dụ về người con trai hoang đàng (Lu 15:11-32), người cha, người anh và người con trai hoang đàng tượng trưng cho ai?

 

Các nhà giải kinh giảng giải như sau:

  1. Người cha: tượng trưng cho Đức Chúa Trời từ ái. Ngài luôn luôn sẵn sàng tha thứ và chấp nhận tội nhân hay tín hữu sa ngã nhưng có lòng ăn năn trở lại cùng Ngài.
  2. Người anh: tượng trưng cho những người Pha-ri-si luôn luôn cho mình là thành phần hoàn hảo có đủ công đức bởi việc tuân giữ luật pháp để được cứu mà không cần đến ân điển của Đức Chúa Trời thi thố qua sự cứu chuộc của Chúa Giê-su Christ trên thập giá.
  3. Người con trai hoang đàng: tượng trưng cho hai thành phần sau đây:

(1). Tội nhân chối bỏ Đức Chúa Trời, không thờ phượng và không vâng phục Ngài, nhưng lại thờ  phượng và vâng phục thần tượng của thế gian, đi theo đường lối riêng của mình, nhưng sau khi nhận biết lỗi lầm; ăn năn trở lại cùng Chúa thì được Ngài chấp nhận để được thừa hưởng sự sống đời đời.

(2). Cơ-đốc nhân sa ngã nguội lạnh (backslider) cách xa Chúa và Hội thánh. Tuy, Cơ đốc nhân sa ngã không làm gián đoạn được mối liên hệ (relationship) cha con với Đức Chúa Trời, nhưng thật sự đã làm gián đoạn mối tương giao (fellowship) với Ngài. Khi người Cơ đốc sa ngã gặp phải hoàn cảnh đói khổ thuộc linh bèn thức tỉnh ăn năn trở lại cùng Chúa. Chúa sẵn sàng chấp nhận sự ăn năn thống hối của người đó, tha thứ và nối lại mối tương giao giữa Cha (Đức Chúa Trời) và con (tín hữu) đã bị gián đoạn từ lâu. Còn mối liên hệ giữa Cha (Đức Chúa Trời) và con (tín hữu) không bao giờ bị thay đổi dầu ở trong bất cứ trường hợp nào.

 

H238.         Tại sao Sứ đồ Phao-lô khuyên tin hữu đừng ăn thịt (Rô 14:21)?    

 

Trong thế giới ngoại đạo ngày xưa, người ta dùng thịt thú vật để cúng thần tượng trước, rồi sau đó mới đem ra chợ bán, thành ra thịt bán ở chợ đều là thịt đã cúng thần tượng rồi. Tín hữu ở vào thời của Phao-lô mua thịt ở chợ để ăn, đều là thịt đã cúng cho thần tượng.

Phao-lô khuyên tín hữu đừng ăn thịt, thịt đây là thịt cúng thần tượng bày bán ở chợ. Phao-lô khuyên Cơ đốc nhân không nên ăn thịt cúng thần tượng, vì điều đó có thể gây cớ vấp phạm cho tín đồ yếu đuối (I Cô-rinh 8:13).

 

H239.         Ngôi của Môi-se (Ma 23:2) là gì?

 

Phúc Âm Ma-thi-ơ 23:1-2 ghi: “Bấy giờ Đức Chúa Giê-su phán cùng dân chúng và môn đồ Ngài rằng: Các thầy thông giáo và người Pha-ri-si đều ngồi trên ngôi của Môi-se.”

Trong thời của Đức Chúa Giê-su, những người Do Thái Giáo ở xa đền thờ Giê-ru-sa-lem, họ nhóm lại để sinh hoạt tôn giáo trong các nhà hội của người Do Thái ở gần nhà họ (CV13:5). Trong nhà hội, nơi sau cùng của phòng nhóm có để một cái tủ đựng sách thánh. Trước tủ đựng sách thánh là bức màn che tủ đựng sách thánh. Trước bức màn che tủ đựng sách thánh là hàng ghế ngồi danh dự dành riêng cho các thầy thông giáo và Pha-ri-si. Người Do Thái gọi hàng ghế dành riêng cho các thầy thông giáo và Pha-ri-si là “Ngôi Môi-se.”

 

H240.         Phúc âm Ma-thi-ơ 26:34 ghi lời Chúa phán cùng Phi-e-rơ: “trước khi gà gáy ngươi sẽ chối ta ba lần.” Nhưng Phúc âm Mác 14:30 lại ghi: “Trước khi gà gáy hai lượt, ngươi sẽ chối ta ba lần.” Tại sao hai Phúc âm nói khác nhau?

 

Trong thời Đức Chúa Giê-su, chính quyền La Mã chia một đêm thành 4 canh. Phúc Âm Mác 13:35 cho biết bốn canh đó có mang bốn tên như sau:

 

-Canh chiều tối: Từ mặt trời lặn cho đến 9 giờ  tối.

-Canh nửa đêm: Từ 9 giờ tối cho đến 12 giờ khuya.

-Canh gà gáy: Từ 12 giờ khuya cho đến 3 giờ sáng.

-Canh sớm mai: Từ 3 giờ sáng đến mặt trời mọc.

 

Ở cuối mỗi canh, lính La Mã thổi kèn báo hiệu đổi phiên gác. Người Do Thái gọi tiếng kèn đổi phiên gác là tiếng gà gáy. Đương nhiên, đây không phải là tiếng gáy thật của con gà trống. Vì gà gây ra ô uế nên chánh quyền thời bấy giờ cấm nuôi gà trong thành Giê-ru-sa-lem

Theo Kinh Thánh Việt Ngữ, Đức Chúa Giê-su nói chuyện với các môn đồ, Ngài dùng chữ “lúc gà gáy” hay “khi gà gáy” để chỉ “canh gà gáy”(Mác 13:35).

Phúc âm Ma-thi-ơ ghi lời Chúa nói: “trước khi gà gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần,”có nghĩa là Phi-e-rơ sẽ chối Chúa 3 lần trước canh gà gáy tức là trước 12 giờ khuya.

Phúc âm Mác ghi: “trước khi gà gáy hai lượt, ngươi sẽ chối ta ba lần.” Cách nói “trước khi gà gáy hai lượt” cũng có nghĩa là trước canh gà gáy, tức là trước 12 giờ khuya. Vì lính La Mã thổi kèn lượt đầu ở cuối canh chiều tối, tức là lúc 9 giờ tối, và sẽ thổi kèn lượt hai ở cuối canh nữa đêm, tức là lúc 12 giờ khuya. Nhưng Phi-e-rơ đã chối Chúa trước tiếng kèn lượt hai, tức là trước khi gà gáy hai lượt, có nghĩa là trước 12 giờ khuya.

Phúc âm Mác và Ma-thi-ơ đều nói thời điểm Phi-e-rơ chối Chúa là trước 12 giờ khuya, tức là trước canh gà gáy hay trước khi gà gáy hai lượt. Tuy, hai Phúc Âm dùng ngôn từ khác nhau nhưng đều có cùng một ý nghĩa là Phi-e-rơ sẽ chối Chúa trước 12 giờ khuya.

 

H241.         Tội phạm đến Đức Thánh Linh là gì?

 

Khi Đức Chúa Giê-su cậy Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm phép lạ chữa lành người bị quỉ ám đui và câm, thì các thầy Pha-ri-si của Do Thái Giáo cho rằng Đức Chúa Giê-su đã nhờ chúa quỉ Bê-ên-xê-bun để trừ quỉ, tức là họ cho Ngài đã dùng uế linh để trừ quỉ (Ma12:22). Các thầy Pha-ri-si đã nói lời phạm đến Đức Thánh Linh vì họ đã coi quyền năng của Đức Thánh Linh là quyền lực của Sa-tan.

Nhà giảng giải Tân Ước William Barclay cho rằng tội phạm đến Thánh Linh là “tội cứ khăng khăng khước từ ý chỉ của Đức Chúa Trời đến nỗi cuối cùng khi ý chỉ ấy được bày ra thật đầy đủ thì cũng không thể nhận ra được.”

Theo lời giảng giải của Linh Mục Hồng Phúc về tội phạm đến Đức Thánh Linh đăng trên Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 149, tháng 12 năm 1998 như sau: “Tội nói phạm đến Chúa Thánh Thần là tự chối bỏ và không nhìn nhận Thiên Chúa trong đời mình, mặc dầu Chúa cho nhiều dấu chỉ rõ ràng. Như người Pharisêu, trước những dấu lạ do Chúa Giê-su thực hiện, tự nhắm mắt bịt tai đóng cửa lòng không tin nhận. Thiên Chúa không chối bỏ sự tự do của mỗi người. Nhưng nói phạm đến Thánh Thần là phủ nhận Thiên Chúa một cách mù quáng, là tự cắt mọi liên hệ với TRỜI, từ chối ơn kêu mời của Thiên Chúa và tự loại mình ra khỏi ơn cứu độ.”

 

H242.         Chúa Giê-su phán: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn” (Ma 5:17). Có phải Cơ đốc nhân cũng phải làm trọn luật pháp Môi-se?

 

Đức Chúa Giê-su luôn luôn tôn trọng luật pháp Môi-se như Ngài bảo người được chữa lành bịnh phung phải dâng của lễ theo luật pháp Môi-se (Ma 8:4), Đức Chúa Giê-su giữ lễ Vượt-Qua (Ma 26:19), Ngài lên thành Giê-ru-sa-lem để dự lễ Lều Tạm (Giăng 7:10). Sau cùng, Ngài làm trọn luật pháp bằng cách chịu chết trên thập giá đổ huyết ra để chuộc tội cho nhân loại (Hê 9:22).

Khi Đức Chúa Giê-su đổ huyết ra trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại là “Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn”(Ê-phê 2:15) của giao ước cũ, để thành lập một giao ước mới giữa Đức Chúa Trời và Cơ đốc nhân (Lu 22:20). Cơ-đốc nhân sống trong giao ước mới đó; không còn bị ràng buộc làm trọn luật pháp Môi-se của giao ước cũ. Điều này được xác nhận bởi các câu Kinh Thánh sau đây:

  1. “Vì chúng ta không thuộc dưới luật pháp, nhưng thuộc dưới ân điển”(Rô 6:15).
  2. “Trước khi đức tin chưa đến, chúng ta bị nhốt dưới sự canh giữ của luật pháp mà chờ đức tin phải bày ra. Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. Song khi đức tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy giáo ấy nữa”(Ga 3:23-25).
  3. “Chúa Cứu Thế đã giải phóng chúng ta, cho chúng ta được tự do. Vậy hãy bảo vệ và triển khai tự do, đừng tự tròng cổ vào ách nô lệ của luật pháp nữa” (Ga 5:1- BDY).

Câu Đức Chúa Giê-su nói ghi ở Ma-thi-ơ 5:17 không có ý bắt buộc Cơ đốc nhân làm trọn luật pháp Môi-se ở thời Cựu ước.

 

H243.         Chúa bảo: “Không ai vá miếng nỉ mới vào cái áo cũ hay đổ rượu mới vào bầu da cũ” (Mác 2:21-22) có ý nghĩa gì?

 

Ngày xưa, người dân sống ở Palestine dùng da thú vật để làm bầu đựng rượu. Bầu da cũ không còn sức co giãn tốt, nếu đổ rượu mới vào bầu da cũ, rượu mới lên men mạnh hơn rượu cũ tạo ra sức ép cao làm cho bầu bể. Dùng miếng nỉ mới vá vào cái áo cũ, khi giặt áo, miếng nỉ mới bị co rút chằng rách áo cũ làm cho xấu thêm.

Chúa dùng câu chuyện “vá miếng nỉ mới vào áo cũ hay bầu cũ rượu mới” để cho người Do Thái biết rằng Ngài đến không phải để canh tân, tu bổ hay sửa chữa lại Do Thái Giáo. Nhưng Ngài đến để đem một đạo hoàn toàn mới khác biệt với Do Thái Giáo. Đạo của Ngài không thể hòa hợp với Do Thái Giáo được. Vì đạo mới của Chúa dạy nhờ ân điển bởi đức tin để được cứu. Trái lại, Do Thái Giáo dạy nhờ tuân giữ luật pháp Môi-se để được cứu. Đạo cũ và đạo mới không thể hòa hợp với nhau là ở chỗ đạo cũ nhờ luật pháp còn đạo mới nhờ ân điển.

Nếu chúng ta nhờ cậy đạo được cứu bởi ân điển của Chúa mà còn nhờ cậy vào việc tuân giữ thêm luật pháp Môi-se để được cứu nữa là chúng ta đã đổ rượu mới vào bầu cũ, tức là đổ đạo của Đức Chúa Giê-su vào bầu da cũ tức là Do Thái Giáo rồi. Cũng như dùng miếng nĩ mới tức là đạo cứu rỗi bởi ân điển của Đức Chúa Giê-su để tân trang cái áo cũ tức là Do Thái Giáo thì chẳng có ích lợi gì mà còn tệ hại hơn.

 

H244.         Đức Chúa Giê-su phán: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước thiên đàng”(Lu 18:25). Có phải Chúa có ý nói người giàu không bao giờ được cứu?

 

Trong thời của Đức Chúa Giê-su, người Do Thái và các môn đồ của Chúa quan niệm rằng, “người giàu là người được Đức Chúa Trời thương, người được Đức Chúa Trời thương thì vào thiên đàng không có gì là khó khăn.” Để chấn chỉnh quan niệm sai lầm này, Đức Chúa Giê-su dùng chuyện “con lạc đà chui qua lỗ kim” để dạy các môn đồ mình một lẽ thật mà bấy lâu nay họ chưa hay biết.

Người ta cho rằng thành Giê-ru-sa-lem có tường thành bao bọc chung quanh, nhưng có chừa cửa lớn và cửa nhỏ. Khi chiều đến, người ta đóng cửa lớn lại, chỉ chừa cửa nhỏ để dân chúng ra vào. Người Do Thái gọi cửa nhỏ là “lỗ kim.” Cửa “lỗ kim” rất thấp và hẹp, nên khi muốn dẫn lạc đà vào thành, họ phải lấy hành lý trên lưng lạc đà xuống. Con lạc đà phải quỳ thấp mới chui qua được cửa “lỗ kim”mà vào thành (TC: Sách Giải Nghĩa Phúc Âm Lu-ca của William Barclay, trang 254).

Khi Đức Chúa Giê-su nói, “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước thiên đàng” là có ý nói con lạc đà chui qua được “lỗ kim” đã khó mà người giàu vào được thiên đàng lại càng khó hơn. Câu nói của Đức Chúa Giê-su ghi ở Lu-ca 18:25 có nghĩa là người giàu vẫn được cứu nhưng khó khăn hơn người không giàu có về của cải đời này.

 

H245.         Đức Chúa Giê-su phán: “Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết” (Giăng 15:2). Có phải tín hữu không có kết quả thì mất sự cứu chuộc?

 

Một số thầy dạy đạo Tin Lành cho rằng lời phán  dạy của Đức Chúa Giê-su ở Giăng 15:2 có nghĩa là Cơ đốc nhân không sống đạo tốt, tức là không có“kết quả”thì sẽ bị Chúa“chặt hết,”tức là mất sự cứu rỗi. Nhưng Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình cho rằng,“lời Đức Chúa Giê-su phán [ở Giăng 15:2] không có ý đó. Vì sự cứu rỗi của Ngài là chắc chắn cho bất cứ ai đã nhận Ngài là Cứu Chúa. [Tham khảo Giăng10:27-29,ICô-rinh 3:15].”(Trích từ sách “Sống Thích Thú,” trang 66, của Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình).

Các nhà giải kinh cho biết, nếu muốn hiểu rõ nghĩa câu Đức Chúa Giê-su nói: “Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết,” thì nên đặt câu hỏi là trong lúc Chúa phán dạy điều này Ngài đang nghĩ về dân Do Thái hay Cơ đốc nhân?

Có nhà bình giảng Kinh Thánh Tân Ước cho rằng, khi Chúa Giê-su nói câu đó là Ngài đang nghĩ đến dân Do Thái. Vì trong thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời ví Y-sơ-ra-ên là gốc nho mà Ngài đã bứng từ Ê-díp-tô đem về trồng trong vườn của Ngài ở Ca-na-an, “Từ Ê-díp-tô Chúa đã dời sang một cây nho; Chúa đuổi các dân ra và trồng cây ấy”(Thi 80:8). Gốc nho là quốc gia Do Thái mà Đức Chúa Trời đã trồng trong vườn của Ngài là đất Ca-na-an, đáng lẽ phải ra nhánh tốt để sanh ra trái tốt, nhưng toàn là nhánh nho rừng, “Ta đã trồng ngươi như một cây nho tốt, giống đều rặc cả; mà cớ sao ngươi đã đốc ra nhánh xấu của gốc nho lạ cho ta?”(Giê 2:21); sanh ra trái nho hoang (Ê-sai 5:4) không kết quả như ý Chúa mong muốn. Đức Chúa Giê-su cho biết Ngài là gốc nho mới đã đến để thay thế gốc nho cũ của nhà Y-sơ-ra-ên. Người Do Thái là các nhánh phải kết hợp với Ngài để kết quả. Rất tiếc, có một số nhánh không chịu kết hợp với gốc nho thật là Đức Chúa Giê-su nên không kết quả bị Ngài chặt bỏ. Chặt bỏ có nghĩa là người Do Thái không hưởng được sự cứu rỗi mà Ngài đã mang đến cho họ.

Nếu Đức Chúa Giê-su nói câu: “Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài sẽ chặt hết”để chỉ về Cơ đốc nhân, thì một số học giả cho rằng Chúa có ý nói: Cơ Đốc nhân không có kết quả sẽ bị Chúa sửa trị,“Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu. Hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt, vì có người nào là con mà cha không sửa phạt”(Hê12:6-7b). Nhưng không có nghĩa là Cơ đốc nhân không kết quả sẽ bị mất sự cứu rỗi. Vì Đức Chúa Giê-su đã từng xác nhận khi một người đã tin nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình rồi thì Ngài ban cho người đó sự sống đời đời mà người đó không bao giờ đánh mất được, “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta”(Giăng 10:28).

Tóm lại, tín hữu tin Chúa rồi mà không có kết quả thì có thể bị Chúa sửa phạt, nhưng không mất sự cứu rỗi như lời Sứ đồ Phao-lô nói,“Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-su Christ”(Rô 8:1).

 

H246.         Sách Sáng-thế-ký 1:31 ghi ngày thứ sáu của sự sáng tạo gồm có buổi chiều và buổi mai. Tại sao Kinh Thánh kể một ngày mà buổi chiều đến trước rồi mới đến buổi mai?

 

Ngày nay chúng ta kể một ngày gồm có buổi mai đến trước và buổi chiều đến tiếp theo sau. Nhưng trong thời Cựu Ước, người Do-Thái tính một ngày gồm có thời gian buổi chiều của ngày hôm trước rồi đến thời gian buổi mai của ngày hôm sau. Bởi lẽ đó, ngày thứ bảy Sa-bát của người Do-Thái bắt đầu từ lúc mặt trời lặn của buổi chiều Thứ Sáu, và chấm dứt lúc mặt trời lặn của chiều ngày Thứ Bảy của ngày hôm sau.

 

H247.         Sách Ma-thi-ơ 8:22 ghi một môn đồ Chúa Giê-su xin về chôn cha xong rồi mới trở lại theo Chúa. Tại sao Chúa khước từ mà còn bảo là để kẻ chết chôn kẻ chết?

 

Theo các nhà giải nghĩa Kinh Thánh cho rằng dân ở xứ Palestine thường dùng ngạn ngữ “để tôi chôn cha tôi trước đã”có ý nói là “để tôi ở bên cha tôi và phụng dưỡng người cho đến khi người qua đời.” Người môn đồ xin Chúa cho về chôn cha không phải theo ý nghĩa thông thường là cha đã chết rồi chỉ về chôn rồi trở lại theo Chúa nội trong một vài ngày. Nhưng người muốn xin Chúa cho mình trở về để phụng dưỡng cha mình cho đến khi chết là một thời gian kéo dài trong nhiều năm nữa, nhưng Chúa thì cần sự hợp tác của người đó trong lúc này, nên Chúa không chấp nhận lời cầu xin của người môn đồ đó.

Về việc Chúa nói “để kẻ chết chôn kẻ chết.” Vì, từ khi ông A-đam và bà Ê-va phạm tội ăn trái cấm ở vườn Ê-đen thì ông bà đã đặt loài người vào tình trạng chết về phần thuộc linh (mất  tương giao với Đước Chúa Trời). Nên khi Đức Chúa Giê-su nói để kẻ chết chôn kẻ chết có ý nghĩa là để kẻ chết về phần thuộc linh (spiritual death) chôn kẻ chết về phần thuộc thể (physical death).

 

H248.         “Vậy, kẻ thù mình có đói hãy cho ăn, có khát hãy cho uống; vì làm như vậy, khác nào mình lấy than lửa đỏ mà chất trên đầu người” (Rô 12:20). Câu nói “chất than lửa đỏ trên đầu người” có ý nghĩa gì?

 

Khi viết phần cuối Rô-ma đoạn 12, sứ đồ Phao-lô khuyên tín hữu hãy đối đãi tử tế với mọi người kể cả kẻ thù ghét mình, nên Phao-lô đã dùng Châm-ngôn 25:21-22, “Nếu kẻ thù nghịch con có đói, hãy cho nó ăn. Nếu có khát, hãy cho nó uống: vì như vậy, con chất than cháy đỏ trên đầu nó.”

Để hiểu nghĩa câu Kinh Thánh trên, các nhà giải kinh cho biết là theo phong tục xưa của người Ai-Cập, khi một người muốn bày tỏ lòng ăn năn thống hối thì họ đội trên đầu mình một cái chậu chứa đầy than lửa cháy đỏ. Để bày tỏ sự hậu thuẫn cho lòng ăn năn thống hối đó, hàng xóm láng giềng chất thêm than cháy đỏ vào chậu đội trên đầu của người ăn năn. Câu nói ghi ở Rô-ma 12:20 có ý nghĩa là hành động tử tế sẽ giúp kẻ thù ghét mình ăn năn, tựa như chất thêm than cháy đỏ vào cái chậu đội trên đầu của người đang bày tỏ sự ăn năn.

Có người giải Kinh Thánh khác cho rằng ở Palestine, khi một người muốn đi xin lửa thì họ đội trên đầu một miếng đất hầm để đựng than cháy đỏ. Người cho lửa muốn gây thiện cảm, họ gắp các viên than cháy đỏ để trên miếng đất hầm ở trên đầu người xin lửa. Hành động ân cần của người cho lửa có thể làm kẻ thù ghét mình ân hận mà từ bỏ sự thù nghịch đối với mình.

Cũng có người cho rằng câu nói: “Vậy, kẻ thù mình có đói hãy cho ăn, có khát hãy cho uống; vì làm như vậy, khác nào mình lấy than lửa đỏ mà chất trên đầu người,”có ý nói là hành động ân cần giúp đỡ kẻ thù ghét mình sẽ làm cho lương tâm họ cắn rứt khó chịu như bị bỏ than lửa đỏ trên đầu vậy.

Tóm lại, câu nói “chất than lửa đỏ trên đầu người” không có nghĩa là làm cho đầu họ bị cháy hay có ý làm cho họ cảm thấy đau khổ nhục nhã, nhưng có nghĩa là hành động ân cần và sẵn lòng giúp đỡ sẽ gây thiện cảm khuyến khích kẻ thù ăn năn thay đổi ý tưởng thù nghịch trở thành thân thiện.

 

H249.         Tại sao Đức Chúa Giê-su gọi các thầy thông giáo và người Pha-ri-si là những kẻ giả hình?

 

Bản Tân Ước Việt ngữ dùng chữ giả hình để dịch chữ “hupokrites”của nguyên văn Tân Ước bằng tiếng Hy-Lạp. Chữ “hupokrites”có nghĩa là một người đóng tuồng trên sân khấu. Xã hội ngày xưa dùng chữ “hupokrites”để ám chỉ kẻ đạo đức giả, kẻ giả ơn giả nghĩa, người có hai mặt, người nói một đường làm một ngã.

Đức Chúa Giê-su gọi các thầy thông giáo và người Pha-ri-si là những kẻ giả hình bởi các lý do sau đây:

  1. Họ phô trương bộ mặt đạo đức bên ngoài, nhưng lòng họ thiếu đức tính đó (Ma 23:23).
  2. Họ đặt ra các luật phi lý như cấm chữa bệnh trong ngày sa-bát, nhưng được phép kéo con bò rớt ở hố lên trong ngày sa-bát (Ma 12:11).
  3. Họ không làm theo lời giảng dạy của họ, nhưng họ bắt người khác làm theo (Ma 23:3).
  4. Bề ngoài họ tỏ ra thánh thiện, đạo đức, nhưng trong lòng đầy tội lỗi (Ma 23:25, Lu 20:46-47).
  5. Thích được tôn trọng; ăn trên ngồi trước, thiếu sự khiêm nhường (Mác 12:38-39).
  6. Cho mình là người công bình thánh sạch, khinh dể người khác (Lu 18:9).
  7. Bề ngoài tỏ vẻ ngoan đạo; thi hành nghiêm chỉnh các giới cấm, nhưng thiếu lòng yêu thương đối với người nghèo khổ (Mac12:40).

 

H250.         Kẻ địch lại Đấng Christ (I Giăng 2:18) là ai?

 

“Kẻ địch lại Đấng Christ” viết theo tiếng Hy-Lạp là Antichristos. Anti có nghĩa là chống lại hay địch lại, Christos có nghĩa là Đấng Christ. Antichristos có nghĩa là người chống lại hay địch lại Đấng Christ. Kinh Thánh xác định “kẻ địch lại Đấng Christ” có các đặc điểm như sau:

  1. Kẻ chối Đức Chúa Giê-su là Đấng Christ (I Giăng 2:22).
  2. Kẻ chối Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con (I Giăng 2:22).
  3. Kẻ không tin Đức Chúa Giê-su đến từ Đức Chúa Trời (I Giăng 4:3).
  4. Kẻ không tin Đức Chúa Giê-su Christ lấy xác thịt mà đến (II Giăng 7).

Truyền thuyết cho rằng những người bắt bớ Hội thánh và sát hại tín hữu Cơ đốc như hoàng đế Nê-rô, Diocletian, Julian, Napoleon, Hitler, Stalin, Muhammad . . . đều bị kể là “kẻ địch lại Đấng Christ”(Antichrist).

 

H251.         Sách Khải Huyền 16:16 cho biết sẽ có một trận chiến lớn sau cùng tại Ha-ma-ghê-đôn. Ha-ma-ghê-đôn ở đâu?

 

Ha-ma-ghê-đôn viết theo tiếng Hơ-bơ-rơ là Har-Megiddôwn. Har có nghĩa là đồi hay núi. Har-Megiddôwn có nghĩa là đồi hay núi Megiddôwn. Kinh Thánh Cựu Ước Việt Ngữ dịch chữ Megiddôwn là Mê-ghi-đô (Quan 5:19).

Một số học giả cho biết ở xứ Do Thái không có đồi hay núi nào tên là Mê-ghi-đô, nhưng xứ  Do-thái có vùng bình nguyên Mê-ghi-đô, chạy dài từ bờ Địa Trung Hải đến thung lũng sông Giô-đanh (Xa12:11).

Theo lịch sử cho biết vùng bình nguyên Mê-ghi-đô là nơi xảy ra nhiều trận chiến lớn và khốc liệt giữa dân Y-sơ-ra-ên và dân Ca-na-an (Quan 5:19). Vua Giu-đa tên là Giô-si-a bị tử thương trong một trận chiến với vua Ê-díp-tô tại bình nguyên Mê-ghi-đô này (II Sử 35:22-25).

Số học giả nói không có đồi hay núi Mê-ghi-đô ở xứ Do-Thái cho rằng: Sứ đồ Giăng đã dùng chữ Har (đồi) để nói lên tầm quan trọng của trận chiến lớn, chứ không phải là địa danh của một trận chiến.

Trái lại, số học giả cho rằng ở Do Thái có đồi Mê-ghi-đô. Đồi này cách biển Ga-li-lê khoảng 40 cây số về hướng tây nam. Số học giả này cho rằng đồi Mê-ghi-đô này chính là Ha-ma-ghê-đôn ghi trong sách Khải Huyền 16:16, nơi sẽ xảy ra trận chiến lớn giữa lực lượng của Đấng Christ và Anti-Christ.

 

H252.         Tội đến nỗi chết ghi ở I Giăng 5:16 là tội gì?

 

Các nhà giải Kinh Thánh cho rằng chưa có học giả nào xác định chính xác “tội đến nỗi chết” là tội gì. Nhưng có nhiều học giả đưa ra nhiều ý kiến khác nhau như sau :

  1. “Tội đến nỗi chết” là tội ăn bánh hoặc uống chén của tiệc thánh không xứng đáng, “Ấy vì cớ đó mà trong anh em có nhiều kẻ tật nguyền, đau ốm, và có lắm kẻ ngủ”(I Cô-rinh 11:30).
  2. “Tội đến nỗi chết” là tội giết người, “Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị người khác làm đổ máu lại”(Sáng 9:6).
  3. “Tội đến nỗi chết” là tội nói phạm Đức Thánh Linh,“song lời phạm thượng đến ĐứcThánh Linh thì sẽ chẳng được tha đâu” (Ma 12:31).
  4. “Tội đến nỗi chết” là tội nói dối cùng Đức Thánh Linh như A-na-nia và Sa-phi-ra (CV 5:3).
  5. “Tội đến nỗi chết” là tội giày đạp Con Đức Chúa Trời của người Hê-bơ-rơ bội đạo Cơ Đốc. Vì khi đã theo đạo Cơ Đốc, họ đã có cơ hội học biết Đức Chúa Giê-su Christ chết trên thập tự để làm con sinh tế chuộc tội cho mình. Nhưng khi bị bắt bớ, họ từ bỏ lẽ thật này trở lại Do Thái Giáo, nhờ cậy huyết thú vật để chuộc tội cho mình (Hê 10:26-29).
  6. Linh mục Nguyễn Thế Thuấn thuộc Dòng Chúa Cứu Thế cho rằng, “tội đến phải chết” là tội của kẻ Phản-Kitô. (Trích lời giảng giải ở trang 566. Bản dịch Kinh Thánh của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn).

Tuy có nhiều ý kiến về “tội đến nỗi chết”, nhưng  đa số học giả cho rằng,“tội giày đạp Con Đức Chúa Trời” là thích hợp hơn hết để cho đó là “tội đến nỗi chết.”

 

H253.         Tại sao đa số Giáo Hội Cơ Đốc không nhóm lại thờ phượng Chúa vào ngày thứ bảy Sa-bát để giữ điều răn thứ tư của Cựu Ước, “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh” (Xuất 20: 8)?

 

Sách Xuất Ê-díp-tô-Ký 20:9 cho biết, Đức Chúa Trời bắt đầu tạo dựng trời đất và muôn vật từ ngày thứ nhất của sự sáng tạo cho đến ngày thứ sáu của sự sáng tạo là Ngài hoàn tất công cuộc sáng tạo. Đến ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời nghỉ. Đức Chúa Trời nghỉ có nghĩa là Ngài không làm thêm điều gì nữa. Khi Đức Chúa Trời chọn người Do Thái để làm tuyển dân, Ngài ban cho họ mười điều răn. Một trong mười điều răn đó là dân Do Thái phải giữ một ngày nghỉ sau sáu ngày làm việc. Để tuân giữ điều răn này, người Do Thái chọn ngày thứ bảy của tuần lễ làm ngày Sa-bát. Họ nghỉ làm mọi công việc trong ngày này để tôn kính điều răn của Đức Giê-hô-va.

Ban đầu, Hội thánh sơ khai nhóm lại thờ phượng Chúa vào mỗi thứ bảy Sa-bát trong các nhà hội như Do Thái Giáo. Về sau, Hội thánh sơ khai muốn tách rời khỏi ảnh hưởng của Do Thái Giáo để trở thành một tôn giáo riêng biệt, nên Hội thánh sơ khai bắt đầu bỏ các buổi nhóm thờ phượng vào ngày thứ bảy Sa-bát, để nhóm lại thờ phượng Chúa vào ngày thứ nhất của tuần lễ, tức là ngày Chúa nhật (I Cô16:2).Việc nhóm lại thờ phượng Chúa vào ngày Chúa nhật không nhằm mục đích tuân giữ điều răn thứ tư của Cựu Ước, nhưng để kỷ niệm ngày Chúa sống lại vào ngày thứ nhất của tuần lễ (Lu 24:1). Từ đó, các Giáo Hội Cơ Đốc nhóm lại thờ phượng Chúa vào ngày thứ nhất của tuần lễ tức là ngày Chúa nhật cho đến ngày nay.

Hầu hết các Giáo Hội Cơ Đốc không nhóm lại thờ phượng Chúa vào ngày thứ bảy Sa-bát để giữ điều răn thứ tư của Cựu Ước, vì cho rằng họ đang sống dưới Giao ước mới mà Đức Chúa Trời đã thành lập giữa Ngài với họ (Lu 22:20), nên không bị ràng buộc bởi các luật lệ của Giao ước cũ mà Đức Chúa Trời đã thành lập giữa Ngài với tuyển dân Do Thái từ thời xa xưa,“Giao ước thứ nhất đã cũ rồi. Điều gì cũ kỹ, lỗi thời đều phải bị đào thải” (Hy-bá 8:13, BDY). (Xem thêm Ê-phê 2:15).

Riêng, Hội Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật nghỉ ngày thứ bảy Sa-bát để nhóm lại thờ phượïng Chúa là để tuân giữ điều răn thứ tư của Cựu Ước như Do Thái Giáo.

 

H254.         Tại sao có tín hữu được đầy dẫy Đức Thánh Linh lại có người được ít Đức Thánh Linh?

 

Ngay sau khi tin nhận Chúa, mỗi tín hữu đều được Đức Thánh Linh ở cùng,“Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong anh em sao?”(I Cô-rinh 3:16).

Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời Ngôi Ba, một ngôi vị như Đức Chúa Trời Ngôi Một và Đức Chúa Trời Ngôi Hai. Nếu là một ngôi vị thì không thể phân chia thành nhiều đơn vị lớn nhỏ hay nhiều ít được. Vậy, không có tín hữu nào có nhiều Đức Thánh Linh và cũng không có tín hữu nào có ít Đức Thánh Linh.

Người được đầy dẫy Đức Thánh Linh là người để Đức Thánh Linh hoàn toàn cai trị đời sống của mình. Người không được đầy dẫy Đức Thánh Linh là người không để Đức Thánh Linh hoàn toàn làm chủ đời sống mình.

 

H255.         Tại sao tu sĩ của Chánh Thống Giáo có vợ?

 

Quy chế của Giáo Hội Chánh Thống Giáo cho phép các tu sĩ chưa thụ phong được phép có vợ. Nhưng khi đã được thụ phong rồi thì không được lấy vợ.

Những tu sĩ có vợ con trước khi được thụ phong, về sau vẫn được thụ phong. Sau khi được thụ phong, vẫn được phép giữ nguyên tình trạng có vợ con trong lúc thi hành linh vụ như những tu sĩ độc thân. Riêng, tu sĩ giữ chức vụ Giám mục của Chánh Thống Giáo phải là tu sĩ độc thân.

 

H256.         Tại sao Đức Chúa Trời yêu thương lại cho phép những khó khăn đau khổ xảy ra giữa vòng các con cái của Ngài?

 

Theo bài giảng của Mục sư Tiến sĩ Robert Fetherlin giảng cho Hội Đồng Giáo Hạt lần thứ 24 của HTTLVN Hoa Kỳ, họp tại Texas năm 1999. Trong bài giảng này, ông  nêu lên bốn lý do tại sao Đức Chúa Trời cho phép các đau khổ xảy ra giữa vòng con cái  Chúa như sau:

  1. Để chứng tỏ Chúa có thể yên ủi chúng ta vì Ngài “là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi”(II Cô-rinh 1:3).
  2. Để chúng ta có thể yên ủi người khác trong cơn khốn khó của họ, “Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khổ nạn, hầu cho nhân sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp!”(II Cô-rinh 1:4).
  3. Để chúng ta trở nên một gương cho những người khác để họ được yên ủi, “Chúng tôi gặp hoạn nạn, ấy là cho anh em được yên ủi và được rỗi; hoặc chúng tôi được yên ủi, ấy là cho anh em được yên ủi, mà sự yên ủi đó hiện ra bởi anh em chịu cách nhịn nhục những sự đau đớn mà chúng tôi cùng chịu”(II Cô-rinh 1:6).
  4. Để chúng ta không cậy mình, nhưng đặt hoàn toàn lòng tin cậy nơi Chúa, và chỉ nơi Chúa mà thôi, “Chúng tôi lại hình như đã nhận án xử tử, hầu cho chúng tôi không cậy mình, nhưng cậy Đức Chúa Trời là Đấng khiến kẻ chết sống lại”(IICô-rinh1:9).

 

 

 

 

10

 

LINH  TINH

 

 

H257.         Những biến cố quan trọng trước Công Nguyên xảy ra vào năm nào?

 

Niên biểu của những biến cố đáng ghi nhớ xảy ra trước Công Nguyên được các học giả đồng ý như sau:

 

NĂM CÁC BIẾN CỐ

 

?      Đức Chúa Trời tạo dựng trời đất và loài người (Sáng 1:1-26).

8000?         Cơn Đại Hồng Thủy (Sáng 7:6).

3000  Dân Ai Cập xây Kim Tự Tháp.

2166  Áp-ram ra đời.

2091  Áp-ram rời U-rơ, xứ Canh-đê để đi đến Ca-na-an (Sáng 11:31).

2080  Áp-ra-ham với A-ga sanh ra Ích-ma-ên (Sáng16:15).

2066  Áp-ra-ham với Sa-ra sanh ra Y-sác (Sáng 21:5).

2050  Áp-ra-ham dâng Y-sác (Sáng 22:10).

2006  Y-sác với Rê-be-ca sanh ra Ê-sau và Gia-cốp (Sáng 25:25-26).

1991  Áp-ra-ham qua đời (Sáng 25:8).

1929  Gia-cốp chạy trốn qua nhà người cậu ở Cha-ran (Sáng 27: 43).

1915  Giô-sép ra đời (Sáng 30:23-24).

1898  Giô-sép bị các anh mình bán qua Ai-cập (Sáng 37:28).

1886  Y-sác qua đời (Sáng 35:29).

1876  Gia-cốp và gia đình của các người con, gồm có khoảng 70 người qua định cư ở Ai-cập (Sáng 46:27).

1859  Gia-cốp qua đời ở Ai-cập (Sáng 49:33).

1805  Giô-sép qua đời ở Ai-cập (Sáng 50:26).

1526  Môi-se ra đời ở Ai-cập (Xuất 2:2).

1446  Dân Y-sơ-ra-ên vượt Biển Đỏ ra khỏi Ai-cập (Xuất 13:18).

1406  Môi-se qua đời, Giô-suê thay thế Môi-se đánh chiếm Ca-na-an (Giôâ 1:2).

1375  Giô-suê qua đời (Giô 24:29). Đức Chúa Trời dấy lên các Quan Xét cai trị dân Y-sơ-ra-ên như: Ốt-ni-ên (1367-1327), Ê-hút (1309-1229), Sam-ga, Đê-bô-ra (1209-1169), Ghê-đê-ôn (1162-1122), Thô-la, Giai-rơ, Giép-thê (1078-1072), Sam-sôn (1075-1055) . . . (Quan 2:16).

1105  Sa-mu-ên ra đời (I Sa 1:20).

1050  Sau-lơ lên làm vua chấm dứt sự cai trị của các Quan Xét (I Sa 10:1).

1010  Vua Sau-lơ qua đời, Đa-vít lên ngôi kế vị ( II Sa 5:3).

970    Vua Đa-vít qua đời, Sa-lô-môn kế vị (I Vua 2:10-12).

966    Vua Sa-lô-môn xây cất đền thờ Giê-ru-sa-lem (I Vua 6:2).

930    Vua Sa-lô-môn qua đời (I Vua 11:43). Nước Do Thái chia thành 2 vương quốc :

  1. Vương quốc miền bắc là Y-sơ-ra-ên, đế đô ở Si-chem, xứ Sa-ma-ri, do 19 vua thay phiên nhau cai trị cho đến đời vua Ô-sê thì bị vua A-si-ri đánh chiếm năm 722 (Vua I & II).
  2. Vương quốc miền nam là Giu đê, đế đô ở Giê-ru-sa-lem, do 20 vua thay phiên nhau cai trị cho đến đời vua Sê-đê-kia thì bị vua Ba-by-lôn đánh chiếm năm 586 (Vua I & II).

875    Ê-li bắt đầu chức vụ tiên tri cho dân Y-sơ-ra-ên đến năm 848 (I Vua 17:1 & II Vua 2:11).

848    Ê-li-sê bắt đầu chức vụ tiên tri cho dân Y-sơ-ra-ên đến năm 797 (II Vua 2:13 – 3:20).

785    Giô-na bắt đầu chức vụ tiên tri cho dân Y-sơ-ra-ên đến năm 775 (Giô 1:1 –  4:11).

760    A-mốt bắt đầu chức vụ tiên tri cho dân Y-sơ-ra-ên đến năm 750 ( A-mốt 1:1 – 9:15).

750    Ô-sê bắt đầu chức vụ tiên tri cho dân Y-sơ-ra-ên đến năm 715 (Ô-sê 1:1 – 14:9).

740    Ê-sai bắt đầu chức vụ tiên tri cho dân Giu-đa đến năm 681 (Ê-sai 1:1 – 66:24).

722    Quân A-si-ri đánh chiếm xứ Y-sơ-ra-ên, bắt dân Do Thái (Y-sơ-ra-ên) đem về A-si-ri (II Vua 17:22-23).

626    Giê-rê-mi bắt đầu chức vụ tiên tri cho dân Giu-đa đến năm 585 (Giê 1:1 – 52:34).

605    Áp-đia và Đa-ni-ên bắt đầu chức vụ tiên tri. Áp-đia làm tiên tri cho dân Giu-đa đến năm 585 (Áp 1:1-21). Đa-ni-ên làm tiên tri cho dân Giu-đa đến năm 530 (Đa 1:1 – 12:13).

593    Ê-xê-chi-ên bắt đầu chức vụ tiên tri cho dân Giu-đa đến năm 571 (Ê-xê 1:1 –  48:35).

586    Vua Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn xua quân đánh chiếm xứ Giu-đê, phá hủy đền thờ và thành Giê-ru-sa-lem, bắt dân Do Thái Giu-đa đem về Ba-by-lôn làm phu tù (II Sử 36:17-20).

563    Phật Thích Ca ra đời ở Ấn độ, nay thuộc miền nam xứ Nêpal.

551    Khổng Phu Tử ra đời ở Trung Quốc.

539    Si-ru, vua Phe-rơ-sơ (Ba-tư), xua quân đánh vua Nê-bu-cát-nết-sa và chiếm Ba-by-lôn. Vua Si-ru cho dân Do Thái Giu-đa hồi hương (II Sử 36:22-23).

538    Nhóm Do Thái Giu-đa thứ nhất (bị lưu đày ở Ba-by-lôn) hồi hương về xứ Giu-đê dưới sự lãnh đạo của Xô-rô-ba-bên. Họ xây lại đền thờ Giê-ru-sa-lem (E-xơ 4:3).

520    Xa-cha-ri bắt đầu chức vụ tiên tri cho dân Giu-đa đến năm 480 (Xa 1:1 – 14:21).

483    Phật Thích Ca qua đời vì ngộ độc tại làng Kusinagara, xứ Ấn độ.

479    Khổng Phu Tử qua đời.

458    Nhóm Do Thái Giu-đa thứ nhì hồi hương dưới sự lãnh đạo của thầy tế lễ E-xơ-ra (E-xơ 7:1-28).

440    Ma-la-chi bắt đầu chức vụ tiên tri cho dân Giu-đa đến năm 430 (Ma 1:1-4:6).

432    Nhóm Do Thái sau cùng hồi hương dưới sự lãnh đạo của Nê-hê-mi. Họ xây lại tường thành Giê-ru-sa-lem (Nê 2:1-20).

372    Mạnh Tử ra đời.

332    A-lịch-sơn Đại đế đánh chiếm xứ Giu-đê.

323    A-lịch-sơn băng hà.

257    Thời Thục An Dương Vương.

250    Kinh Thánh Cựu Ước được dịch từ nguyên văn Hê-bơ-rơ sang Hy-lạp. Bản dịch này gọi là Bản Bảy Mươi (Septuaginta) do 70 hay 72 học giả Do Thái phiên dịch.

207    Vua Triệu Đà lập quốc.

198    Vua Sy-ri chiếm xứ Giu-đê làm thuộc địa.

163    Gia đình Ma-ca-bê đánh quân Sy-ri giành độc lập. Gia đình Ma-ca-bê cai trị xứ Giu-đê được 100 năm (I Ma-ca-bê 4:36).

111    Nhà Hán thôn tính xứ Nam Việt.

63      Tướng La Mã Pompey xua quân đánh chiếm Giê-ru-sa-lem thuộc xứ Giu-đê. Xứ Giu-đê trở thành thuộc địa của đế quốc La mã.

37      Hê-rốt, người Ả-rập, được Quốc hội La Mã cho làm vua xứ Giu-đê.

7-4    Đức Chúa Giê-su giáng sinh tại làng Bết-lê-hem, xứ Giu-đê.

4        Vua Hê-rốt băng hà, sau khi đã ra lệnh tàn sát con trẻ từ hai tuổi trở xuống ở thành Bết-lê-hem, xứ Giu-đê (Ma 2:16).

 

H258.         Những biến cố quan trọng trong Công Nguyên xảy ra vào năm nào?

 

Niên biểu của các biến cố quan trọng xảy ra trong  Công Nguyên được các học giả đồng ý như sau:

 

NĂM  / BIẾN CỐ

 

8        Phao-lô ra đời tại Tạt-sơ. Đức Chúa Giê-su đến thành Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua lúc 12 tuổi.

26      Đức Chúa Giê-su chịu Báp-têm của Giăng và bắt đầu thi hành chức vụ. Bôn-xơ Phi-lát được bổ nhiệm làm tổng đốc xứ Giu-đê.

27      Tiên tri Giăng Báp-tít bị vua Hê-rốt chặt đầu.

29      Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh chết trên thập tự giá, đến ngày thứ ba Chúa sống lại và thăng thiên sau 40 ngày hiện ra với các môn đồ.

35      Ê-tiên bị ném đá chết. Phao-lô trở lại đạo.

40      Trưng Trắc,Trưng Nhị đánh đuổi Tô Định giành độc lập cho Việt Nam.

44      Vua Hê-rốt Ạc-ríp-ba I bắt bớ Hội thánh. Gia-cơ (anh của Giăng) bị vua Ạc-ríp-ba chặt đầu. Phi-e-rơ bị tù. Hội thánh An-ti-ốt gửi thực phẩm đến xứ Giu-đê cứu đói. Vua Ạc-ríp-ba băng hà.

45-100        Các sách của Kinh Thánh Tân Ước đã được viết xong.

46-48          Phao-lô thực hiện chuyến truyền giáo thứ nhất.

49/50 Hội nghị Giê-ru-sa-lem đồng ý với sứ đồ Phao-lô là tín hữu Cơ Đốc ngoại bang không bị bắt buộc tuân giữ luật pháp Môi-se để được cứu.

50-52          Phao-lô thực hiện chuyến truyền giáo thứ nhì

53-57          Phao-lô thực hiện chuyến truyền giáo thứ ba.

59-62          Phao-lô bị bắt, giải về giam ở La Mã lần thứ nhất.

64      Hỏa hoạn thiêu hủy thành La Mã. Hoàng đế Nê-rô sát hại hàng ngàn tín hữu Cơ-Đốc.

66      Người Do Thái nổi dậy chống quyền đô hộ của La Mã.

67-68          Phao-lô bị bắt giải về La Mã lần thứ hai. Phao-lô và Phi-e-rơ  bị Hoàng đế Nê-rô xử tử hình.

70      Tướng Titus đập tan cuộc nổi dậy của dân Do Thái, phá hủy thành Giê-ru-sa-lem. Dân Do Thái và tin hữu Cơ đốc Do Thái chạy lánh nạn qua các nước lân cận. Hội thánh An-ti-ốt ở Sy-ri trở thành trung tâm truyền giáo của Cơ-Đốc Giáo. Cơ-Đốc Giáo tách rời khỏi Do Thái Giáo. Xứ Ca-na-an đổi tên lại là Palestine.

71-81          Xây cất đấu trường Cô-lô-sê. Tín hữu Cơ Đốc bị bách hại. Nhiều tín hữu bị quăng cho thú dữ xé thây trong đấu trường Cô-lô-sê.

81      Do Thái Giáo đuổi tín hữu Cơ-Đốc Giáo ra khỏi các nhà hội Do Thái. Hoàng đế Domitian bách hại Cơ Đốc Giáo.

85      Phật Giáo chia ra Tiểu thừa và Đại thừa.

90      Tà giáo Trí Huệ (Gnosticism) nổi lên trong Hội thánh. Họ không tin Đức Chúa Giê-su có thân thể vật lý. Cơ Đốc Giáo tràn lan đến Su-đan, Ai-cập, Amenia, Pháp, Đức, Ý, Anh, Ba-tư, I-rắc, Ấn Độ, Nam Tư, Bosnia, Hy-Lạp,

Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ, Algerie, Tu-ni-si, Albania và Li-by.

90-95 Sứ đồ Giăng bị lưu đày ra đảo Bát-mô.

100    Sứ đồ Giăng qua đời vì tuổi già tại Ê-phê-sô (Thổ Nhĩ Kỳ).

132-135      Dân Do Thái nổi dậy chống chính quyền La Mã lần thứ hai. Đa số dân bị tiêu diệt, phần còn lại chạy trốn qua các nước lân cận.

144    Tà giáo Marcion bị dứt phép thông công vì cho rằng: (1) Đức Chúa Trời của Do Thái Giáo ở Cựu Ước không phải là Đức Chúa Trời của Cơ Đốc Giáo ở Tân Ước. (2) Không có mối liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước.

155    Giáo phụ Justin Martyr viết sách chống lại các triết gia Hy Lạp. Giáo phụ Polycarp, Giám mục của Hội thánh Smyrna, Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ), môn đệ của sứ đồ Giăng, bị thiêu sống vì không chịu chối bỏ Đấng Christ.

161

177    Phật Giáo từ Ấn Độ truyền đến Việt Nam.

Hoàng đế Marcus Aurelius bách hại Cơ Đốc Giáo.

193    Hoàng đế La Mã Septimius Severus bách hại Cơ Đốc Giáo.

196    Tín hữu Cơ Đốc Miền Tây cử hành lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau lễ Vượt Qua. Tín Hữu Cơ Đốc Miền Đông cử hành lễ Phục Sinh 3 ngày sau lễ Vượt Qua.

197    Các Giáo Phụ thảo xong bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Cơ Đốc Giáo lan tràn khắp đế quốc La Mã.

200    Các Giáo Phụ nhìn nhận 23 sách làm Kinh điển của Tân Ước. Cơ Đốc Giáo lan tràn đến Bắc Phi Châu, Ma-rốc, Bun-ga-ri, Áo và Bồ Đào Nha. Tín hữu Cơ Đốc ở Ai cập bị bách hại.

250    Hoàng đế La Mã Decius tiếp tục bách hại Cơ-Đốc Giáo.

261

 

292    Ngôi Thánh Đường Cơ Đốc đàu tiên được xây cất làm nơi thờ phượng. Trước đây họ nhóm lai tại tư gia.

Hoàng Đế Diocletian chia Đế Quốc La Mã ra Đông và

 

295    Cơ-Đốc Giáo lan tràn đến Hung-gia-lợi, Lục-xâm-bảo, Thụy sĩ, Belgium, Quatar, Bahrain, Sahara và Edessa.

303

306    Hoàng đế Diocletian bách hại Cơ Đốc Giáo.

Constantine lên ngôi hoàng đế La-mã.

312   313

325

 

330        Constantine bỏ Đa Thần Giáo trở lại Cơ Đốc Giáo.

Hoàng đế Constantine hợp pháp hóa Cơ Đốc Giáo.

Công đồng Nicea xác định giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi

Hoàng đế  Constantine dời kinh đô về Byzantium

rồi đổi tên lại là Constantinople.Thủ phủ của Tân Đế Quốc La Mã.

337        Hoàng đế Constantine chiu báp-têm rồi băng hà.

Hoàng đế Constantine để ngai vàng lại cho 3 người con.

339    Tín hữu Cơ đốc bị sát hại nặng nề ở Ba tư.

391    Hoàng đế Theodosius chấp nhận Cơ-Đốc Giáo là Quốc Giáo.

393    Hội Thánh nhìn nhận 27 sách làm kinh điển của Tân Ước.

401    Giám mục Innocent I tự xưng mình Giáo Hoàng, tức là Giáo Hoàng đầu tiên.

404    Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước được dịch ra tiếng La-tinh gọi là bản Vulgate.

431    Công Đồng Ê-phê-sô bác bỏ giáo lý “được cứu bởi việc làm.”

476    Tây Đế Quốc sụp đổ.

499    Kinh Thánh được dịch ra 13 ngôn ngữ. Cơ-Đốc Giáo lan tràn đến vùng Trung Á, Ái Nhĩ Lan, Bắc Phi Châu.

525    Cơ-Đốc Giáo lan tràn đến Saudi Arabia, Oman,Yemen.

590    Gregory I (Gregory Đại Nhân) được bầu làm Giáo Hoàng

610

630

632

638    Muhammad xưng là tiên tri, sáng lập Hồi Giáo ở Arabia.

Quân Hồi Giáo đánh chiếm Mecca.

Muhammad qua đời.

Quân Hồi Giáo đánh chiếm Giê-ru-sa-lem. Đến cuối thế kỷ này, Hồi Giáo lan tràn đến Ai-cập và Bắc Phi.

680-692      Giáo hội Cơ Đốc Miền Đông và Giáo hội Cơ Đốc Miền Tây chống đối nhau vì bất đồng về giáo lý và tín điều độc thân.

688    Cơ-Đốc Giáo lan tràn đến Trung Quốc, Nam Dương, Thụy Điển, Mông Cổ, Andorra, Hà lan, Niger.

711    Hồi Giáo xâm lăng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

726    Hoàng đế Leo cấm thờ hình tượng.

732    Charles Martel đánh đuổi quân Hồi Giáo ra khỏi Pháp.

787    Công Đồng Nicea II cho rằng sùng bái hình tượng là phạm tội thờ phượng thần tượng. Công Đồng Nicea II là Công Đồng cuối cùng của Đông và Tây Giáo Hội. Cơ-Đốc Giáo lan tràn đến Đức, Hồi Quốc và Iceland.

837

846    Tín hữu Cơ Đốc Giáo ở Ai Cập bị bắt bớ.

Hồi Giáo xâm lấn Ý-Đai-Lợi và tấn công thành La Mã.

857    Giáo Trưởng Photius của Chánh Thống Giáo (Đông Giáo Hội) chống lại việc Giám mục La Mã (Tây Giáo Hội) cho mình có quyền hạn trên hết các Giáo Trưởng và Giám mục của Đông và Tây Giáo Hội; gây ra cuộc chia rẽ.

871    Cơ Đốc Giáo lan tràn đến Miến Điện, Tây Tạng, Đan Mạch, Tiệp Khắc, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Na-uy.

962    Vua nước Đức là Otto I cấu kết với Giáo Hoàng thành lập Đế Quốc La Mã Thánh, bằng cách kết hợp nước Đức và Ý thành một khối. Otto I được Giáo Hoàng John XII thụ phong Hoàng Đế của Đế Quốc La Mã Thánh. Đế quốc này bị Nã-phá-luân phá hủy vào năm 1806.

996    Hàng ngàn giáo đường ở Ai-Cập bị phá hủy. Tín hữu Cơ-Đốc ở đây bị bắt buộc theo Hồi Giáo.

999    Cơ-Đốc Giáo ở Bắc Phi bị Hồi Giáo tiêu diệt. Cơ-Đốc Giáo lan tràn đến Nga, Greenland, Hung Gia Lợi, Ba Lan và Bohemia.

1054  Trong thời Giáo Hoàng Leo IX, vì bất đồng tính lý, Tây Giáo Hội (Công Giáo La-Mã) và Đông Giáo Hội (Chánh Thống Giáo) ký sắc lệnh dứt phép thông công lẫn nhau tại Constantinople,Thổ-nhĩ-kỳ.

1073  Giáo Hoàng Gregory VII lên ngôi, ngài cấm buôn bán chức tước và tà dâm trong giới tăng lữ của Giáo Hội.

1096  Giáo Hoàng Urban II thành lập Đoàn Thập Tự Quân thứ nhất để đánh Hồi Giáo giải cứu Giáo Hội Miền Đông ở Constantinople,và giải phóng thánh địa Giê-ru-sa-lem khỏi Hồi Giáo.

1099           Đoàn Thập Tự Quân thứ nhất 80.000 người đánh chiếm thành Giê-ru-sa-lem khỏi quân Hồi Giáo.

1144  Quân Hồi Giáo đe dọa lấy lại thành Giê-ru-sa-lem.

1146  Đoàn Thập Tự Quân thứ nhì đến tiếp cứu Giê-ru-sa-lem bị quân Hồi Giáo đánh bại, phải rút về Âu Châu.

1189-92

 

1200  Đoàn Thập Tự Quân thứ ba có 60.000 người, kéo nhau đi đánh quân Hồi Giáo chiếm được Cyprus, Acre và Jaffa.

Quân Hồi Giáo bị đẩy lui ra khỏi Tây-ban-nha và Bồ-đào-nha.

1202

 

 

 

1212  Giáo Hoàng Innocent III đưa Đoàn Thập Tự Quân thứ tư đi đánh Quân Hồi Giáo ở Ai Cập, nhưng đoàn quân này lại vây đánh Đông Giáo Hội ở Constantinople để thống nhất hai Giáo hội.

Đoàn Thập Tự Quân thiếu niên bị Hồi Giáo đánh bại.

1217  Đoàn Thập Tự Quân thứ năm bị quân Hồi Giáo đánh bại ở Ai Cập.

1229

 

1231

1244  Đoàn Thập Tự Quân thứ sáu chiếm Giê-ru-sa-lem bằng thương thuyết.

Giáo Hoàng thành lập Tòa Án Dị Giáo.

Quân Hồi Giáo đánh chiếm Giê-ru-sa-lem.

1378  Giáo Hội Công Giáo có 3 vị Giáo Hoàng cùng một lúc: Giáo Hoàng Urban VI, Clement VII và Alexander V.

1382  Linh mục John Wycliffe dịch toàn bộ Kinh Thánh từ tiếng La-tinh qua Anh Ngữ.

1415  Linh mục John Huss bị thiêu sống vì bị cho là giảng dạy “tà thuyết.”

1431  Jeanne d’Arc bị thiêu sống vì tội nói chống lại Giáo Hoàng.

1453  Quân Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm Constantinople (Thánh địa của Đông Giáo Hội). Đông Đế Quốc sụp đổ.

1456  Jeanne d’Arc được hồi phục danh dự. Johann Gutenberg sáng chế ra máy in. Bản Kinh Thánh La-tinh Vulgate được in ra đầu tiên.

1479

 

 

 

1492

 

Vua Ferdinand V và Nữ Hoàng Isabella thành lập Tòa Án Dị Giáo Tây Ban Nha, được Giáo Hoàng chấp thuận.Tòa án này dùng biện pháp tra tấn dã man, và đã xử tử hình 2.000 người theo “tà thuyết.”

Đoàn quân Hồi Giáo cuối cùng bị đánh đuổi ra khỏi Tây-ban-nha.

Kha Luân Bố tìm ra Mỹ Châu.

1498  Cơ-Đốc-Giáo lan tràn đến Kenya, Mauritania, Haiti, Dominican.

1500  Sau khi Tòa Thánh của Đông Giáo Hội ở Constantinople bị quân Hồi Giáo đánh chiếm. Chánh Thống Giáo ở Nga đứng ra lãnh đạo Đông Giáo Hội (Chánh Thống Giáo).

1517  Linh mục Martin Luther cho rằng Kinh Thánh có quyền hạn trên Giáo Hoàng, phản đối việc buôn bán phiếu xá tội, và bắt đầu công cuộc cải chánh Giáo Hội Công Giáo La Mã ở Đức.

1519  Linh mục Ulrich Zwingli lãnh đạo cuộc cải chánh ở Thụy Sĩ.

1522  Martin Luther dịch Tân Ước ra Đức Ngữ

1525  Linh mục William Tyndale dịch Tân Ước từ tiếng Hy Lạp ra Anh ngữ bị Tòa án Dị Giáo xử tử bằng cách thiêu sống.

1533  Vua Henry VIII của Anh Quốc không công nhận Giáo Hoàng có quyền trên nước Anh. Công Giáo La Mã truyền đến Việt Nam.

1534  Quốc Hội Anh Quốc chấp thuận vua Henry VIII là Giáo Trưởng của Anh Quốc Giáo. Anh Quốc Giáo tách rời khỏi Công Giáo La-Mã.

1545  Công Đồng Trent cấm buôn bán phiếu xá tội và lên án sự vô đạo đức của hàng giáo phẩm.

1549  Cơ Đốc Giáo được truyền đến Ấn Độ và Nhật Bản.

1555  Nữ Hoàng Mary Tudor theo Công Giáo La Mã bách hại tín hữu Tin Lành ở Anh Quốc.

1558  Elizabeth I lên ngôi Nữ Hoàng nước Anh theo Tin Lành. Năm 1570 bị Giáo Hoàng dứt phép Thông Công. Nữ Hoàng quay lại bắt bớ Công Giáo La Mã.

1598

 

1600

 

Sau 30 năm bắt bớ, sắc lịnh Nantes ra đời cho phép Tin Lành ở Pháp được tự do tín ngưỡng.

Cơ Đốc Giáo truyền đến Thái Lan, Nam Triều Tiên, Nam Mỹ, Phi Châu, Kampuchia và Ma-Cao.

Nhà thần đạo John Calvin tách rời khỏi Thanh Giáo ở Anh.

1609  Hội thánh Báp-tít đầu tiên thành lập ở Amsterdam.

1620  Nhóm tín hữu muốn tách rời khỏi Anh Quốc Giáo xuống tàu Mayflower qua Mỹ Châu tìm tự do tín ngưỡng.

1630

 

1632  Nhật Bản tiêu diệt Công Giáo. Hàng ngàn Kitô hữu bị tuận đạo.

Nhà thiên văn học Galileo bị tòa án Dị Giáo kết án tù chung thân vì cho rằng trái đất là hành tinh quây chung quanh mặt trời.

1642  Nhà thiên văn học Galileo qua đời. Năm 1992 Galileo được  Giáo hoàng John Paul II phục hồi danh dự.

1648

 

 

 

1685  Hoàng đế của Đế Quốc La Mã Thánh ra sắc lệnh công nhận Giáo Hội Tin Lành bình đẳng với Giáo Hội Công Giáo La Mã. Trận chiến 30 năm giữa Công Giáo và Tin Lành chấm dứt.

Vua Louis XIV hủy bỏ sắc lịnh Nantes, trở lại bắt bớ Tin Lành ở Pháp

1698

 

1729  Cơ-Đốc Giáo được truyền đến Lào, Miến Điện, Đài Loan, Grenada,Virgin Islands, Uruguay …

Mục sư John Westley cải chánh Anh Quốc Giáo. Thành lập Giáo Hội Giám Lý.

1797  Hội Thánh Giám Lý tách rời khỏi Anh Quốc Giáo. Cơ Đốc Giáo truyền đến Nêpal, đảo Falkland, Norfolk Island và Tonga.

1806

 

1870  Hoàng đế Nã-phá-luân của Pháp xua quân đánh và triệt hạ Đế Quốc La Mã Thánh.

Công đồng Va-ti-can I phong cho Giáo hoàng “Ơn vô ngộ” về  đức tin và đạo đức.

1887

 

1901  Mục sư Tiến Sĩ A. B. Simpson sáng lập Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) tại Hoa Kỳ.

Mục sư Charles F. Parham thành lập Giáo Hội Ngũ Tuần ở Topeka, Kansas, Hoa kỳ.

1911  Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) đem Tin Lành đến Việt Nam.

1917  Cộng Sản nổi lên chống tôn giáo làm cho hàng triệu tín hữu Cơ Đốc bị tù hay bị giết chết.

1921  Ông Đốc Phủ Sứ Ngô Minh Chiêu thành lập đạo Cao Đài ở Việt Nam

1939  Ông Huỳnh Phú Sổ thành lập đạo Hòa Hảo tại làng Hòa Hảo, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang,Việt Nam.

1949  Cơ Đốc Giáo lan tràn khắp thế giới chỉ trừ A-Phú-Hãn, Saudi Arabia và Tây Tạng.

1962

 

 

 

 

1980

1999

Công đồng Vatican II nhìn nhận tín hữu Tin Lành là “Anh Em Tách Rời.” Trước đây Công Giáo coi Giáo phái Tin Lành là “Thệ Phản” hay “Đạo Lạc.” Công Đồng này cho phép Giáo Hội Công Giáo dịch Kinh Thánh và tín hữu Công Giáo được đọc Kinh Thánh.

Kinh Thánh được dịch ra hơn 1600 ngôn ngữ trên thế giới.

Công Giáo La mã và Tin Lành Lutheran thống nhất giáo lý cứu rỗi “ Nhờ ân điển bỡi đức tin mà thôi.”

 

H259.         Cơ Đốc Giáo ra đời ở xứ nào?

 

Cơ Đốc Giáo ra đời ở Ca-na-an, một vùng đất “đượm sữa và mật,” nay là Palestine, thuộc vùng Trung Đông. Vào khoảng năm 2091 TCN, Đức Chúa Trời ban mảnh đất này cho Áp-ra-ham, tổ phụ của dân Do Thái, để thành lập một quốc gia riêng biệt cho dòng dõi mình đặng thờ phượng một chân thần duy nhứt là Đức Chúa Trời hay Đấng Tạo Hoá.

Palestine là một thửa đất chạy dài từ bắc xuống nam dọc theo bờ ĐịaTrung Hải. Vùng nầy có bề ngang nhỏ hẹp và bề dài rất khiêm nhường, tổng số diện tích khoảng 26.000 cây số vuông. Vùng cao nguyên ở miền đông và sa mạc Nê-gê ở miền nam, vùng đồi núi ở hướng tây từ Ga-li-lê đến Sa-ma-ri, rồi chạy xuống tới Giu-đê. Tại bờ Biển Chết có độ cao là 395 thước dưới mặt biển, điểm thấp nhất của thế giới. Núi Hếp-rôn là điểm cao nhất của Palestine, nhưng chỉ cao hơn mặt biển 1020 thước. Palestine rất khan hiếm nước uống, vì chỉ có sông Giô-đanh và những cơn mưa vào mùa đông là hai nguồn cung cấp nước chính cho xứ này. Sông Giô-đanh là huyết mạch đem sự sống đến cho Palestine. Sông Giô-đanh bắt nguồn từ các vùng núi phía bắc Ga-li-lê chảy vào biển hồ Ti-bê-ri-át. Từ biển hồ Ti-bê-ri-át dòng nước sông Giô-đanh chảy đến và chấm dứt tại Biển Chết.

Palestine nhỏ hẹp về mặt địa dư, nhưng rất quan trọng về mặt kinh tế của vùng Trung Đông. Vì Palestine nằm nơi giao điểm thương mại nối liền xứ Ai-cập với I-rắc, Sy-ri, Tiểu Á (Thổ nhĩ kỳ) và A-ra-bi. Bởi tầm quan trọng đó, nên các đế quốc xung quanh đều thèm thuồng miếng đất nhỏ bé nầy. Bởi sự thèm muốn đó, họ đã đem đến cho dân ở Palestine không biết bao nhiêu là tai họa chiến tranh chém giết, bắt làm phu tù, biệt xứ, lưu đày để làm tôi mọi cho các đế quốc hùng mạnh xung quanh. Palestine luôn luôn là miếng mồi ngon cho Ai-cập và Sy-ri giành giựt. Trong thời Đức Chúa Giê-su, Palestine là một tiền đồn của La Mã để dòm ngó vùng Trung Đông.

Ngoài các cuộc ngoại xâm, dân Palestine còn phải chịu đựng các cuộc nội chiến nồi da xáo thịt để tranh giành quyền cai trị đất Palestine đầy khổ nạn này. Vào thế kỷ cuối cùng của kỷ nguyên cũ, anh em Hyrcanus II và Aristobulus II đánh nhau để tranh giành ngôi vua xứ Giu-đê. Năm 62 TCN, phe Hyrcanus cấu kết với La Mã, nên đã để cho quân La Mã tiến vào Giu-đê đánh bại quân Aristobulus.

Đến năm 47 TCN, xứ Giu-đê trởâ thành nước chư hầu của La Mã. Năm 39 TCN La Mã dựng Hê-rốt Đại Đế, một người Ả-rập, lên làm vua chư hầu xứ Giu-đê. Vua Hê-rốt hết sức tàn ác, khi hay tin Đức Chúa Giê-su giáng sanh thì sợ Đức Chúa Giê-su sẽ cướp ngôi mình. Nhưng Hê-rốt không biết Hài Nhi Giê-su là ai, nên đã ra lệnh giết hết các em bé trai từ hai tuổi trở xuống ở thành Bết-lê-hem với hy vọng là hài nhi Giê-su chắc ở trong số trẻ em bị giết đó (Ma 2:16).

 

H260.         Lễ báp-têm của Cơ Đốc Giáo có nguồn gốc từ đâu?

 

Lễ báp-têm của Cơ Đốc Giáo có nguồn gốc từ các nghi lễ tôn giáo dùng nước để tắm rửa của Do Thái Giáo trong thời Cựu Ước cho các trường hợp như sau:

 

  1. Để hết ô uế: “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Ngươi hãy làm một cái thùng . . . đặng rửa mình ở trong. A-rôn cùng các con trai người sẽ rửa tay và chân mình ở trong. Khi họ vào hội mạc sẽ lấy nước rửa mình, hầu cho họ khỏi chết”(Xuất 30:17-20). Ai đụng đến giường người bệnh bạch trược nằm thì phải tắm trong nước để được hết ô uế (Lê-vi 15: 5).
  2. Để chữa bệnh: Vâng theo lời tiên tri Ê-li-sê, quan tổng binh Na-ha-man xuống sông Giô-đanh tắm bảy lần để hết bệnh phung (II Vua 5:14).
  3. Để rửa tộäi: Khi dân Do Thái bị lưu đày qua Ba-by-lôn, họ phạm tội thờ thần tượng. Đức Chúa Trời hứa khi nào họ hồi hương thì Ngài sẽ dùng nước rưới trên họ để họ được sạch hết mọi sự ô-uế và tội thờ thần tượng mà họ đã vi phạm trong thời gian sống ở Ba-by-lôn (Ê-xê 36:25). Theo lời truyền khẩu, vào năm 538 TCN các thầy tế lễ bắt dân Do Thái hồi hương phải lội qua sông Giô-đanh để được thanh tẩy tội lỗi trước khi đặt chân lên đất Ca-na-an.
  4. Để gia nhập đạo: Trong thời Cựu Ước, người muốn gia nhập Do Thái Giáo phải qua lễ nghi “tắm rửa” mới được chấp nhận vào đạo.

 

Đến thời Tân Ước, các trước giả viết Phúc Âm bằng tiếng Hy lạp gọi “lễ dùng nước làm cho sạch” ở thời Cựu Ước là baptizo, baptisma hay baptismos. Baptizo, baptisma hay baptismos của tiếng Hy Lạp có nghĩa là dùng nước làm cho sạch, dìm dưới nước hay là nhúng trong nước. Kinh Thánh Tin Lành Việt Ngữ gọi lễ này là báp-têm. Kinh Thánh Công Giáo Việt Ngữ gọi lễ này là lễ rữa tội.

 

H261.         Có bao nhiêu loại báp-têm ghi trong Tân Ước?

 

Kinh Thánh Tân Ước ghi 4 loại báp-têm như sau :

 

  1. Báp-têm bằng nước của Giăng Báp-tít: Trong thời Cựu Ước Đức Chúa Trời dùng nước để làm cho sạch tội, “Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi, và các ngươi sẽ trở nên sạch; ta sẽ làm sạch hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của các ngươi”(Ê-xê 36:25). Tiên tri Giăng Báp-tít, vị tiên tri cuối cùng của thời Cựu Ước, theo truyền thống của Do Thái Giáo, làm báp-têm bằng nước dưới sông Giô-đanh cho người Do Thái ăn năn để được tha tội, “Giăng đã tới trong đồng vắng vừa làm vừa giảng phép báp-têm ăn năn cho được tha tội”(Mác 1:4).
  2. Báp-têm bằng nước của Cơ Đốc Giáo: Đến thời Tân Ước, theo lời Đức Chúa Giê-su dạy, Cơ Đốc Giáo làm báp-têm cho tín hữu đã tiếp nhận Đức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình. Báp-têm này không nhằm mục đích để được sạch tội như báp-têm bằng nước của Giăng Báp-tít. Nhưng Cơ Đốc Giáo dùng báp-têm này để bày tỏ đức tin về sự đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Đấng Christ, “Vậy chúng ta đã được chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết của Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy”(Rô 6: 4).
  3. Báp-têm bằng Thánh Linh: Người được báp-têm bằng Thánh Linh là được kết hợp cùng một thân thể với Đấng Christ, “đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân”(I Cô 12:13).
  4. Báp-têm bằng lửa: Người được báp-têm bằng lửa là được Đức Thánh Linh thanh tẩy, “Ấy là Đấng sẽ làm báp-têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa”(Ma 3:11).

 

H262.         Có phải tín hữu chịu báp-têm là để rửa tội?

 

Trong thời Cựu Ước, người Do Thái chịu lễ báp-têm là để rửa tội “Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi, và các ngươi sẽ trở nên sạch”(Ê-xê 36:25).

Theo truyền thống của Cựu Ước, tiên tri Giăng Báp-Tít làm báp-têm cho dân chúng ở sông Giô-đanh để họ được tha tội (Mac 1:4). Vì lúc tiên tri Giăng Báp Tít làm báp-têm vẫn còn trong thời Cựu Ước. Thời Cựu Ước chấm dứt và thời Tân Ước bắt đầu lúc Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá, đổ huyết ra để thành lập giao ước mới: “Chén này là giao-ước mới trong huyết ta”(Lu 22:20).

Khi “huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội” (Ma 26:28) thì báp-têm của Cơ Đốc Giáo ở thời Tân Ước không có tác dụng để rửa tội như trong thời Cựu Ước. Vì việc rửa tội đã có: “huyết của Đức Chúa Giê-su, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”(I Giăng 1:7). Hơn nữa, báp-têm của thời Tân Ước, “chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời” (I Phi-e 3:21).

Vậy, báp-têm của Cơ Đốc Giáo không phải để rửa tội hay để được tha tội, nhưng chỉ có mục đích để tín hữu bày tỏ đức tin nơi sự chết và sự sống lại của Đấng Christ hay sự đồng chết, đồng  chôn và đồng sống lại với Đấng Christ (Rô 6:4).

 

H263.         Tại sao có Giáo Hội làm báp-têm bằng cách dìm người dưới nước, có Giáo Hội rưới nước trên đầu?

 

Lễ báp-têm của Cơ Đốc Giáo có nguồn gốc từ lễ rửa tội hay lễ tẩy sạch ô uế của Do Thái Giáo trong thời Cựu Ước. Do Thái Giáo dùng lễ tắm trong nước để tẩy ô-uế (Lê-vi 15:5), rưới nước để làm sạch tội lỗi (Ê-xê 36:25), hay tắm dưới sông để làm hết bệnh hoạn (II Vua 5:14).

Trong thời Tân Ước, Giáo Hội Công Giáo La Mã, Lutheran, Anh Quốc Giáo, Hội Thánh Trưởng Lão, Hội Thánh  Giám Lý. . .  làm báp-têm bằng cách rải, rưới hay đổ nước lên đầu người chịu báp-têm. Các Giáo hội này cho rằng làm báp-têm bằng cách rải, rưới hay đổ nước lên đầu là đúng theo Cựu Ước và thuận tiện hơn là dìm người dưới nước.

Giáo Hội Báp-tít, Phúc Âm Liên Hiệp, Giáo Hội Anh Em và các Giáo Hội Tin Lành khác làm báp-têm bằng cách dìm người dưới nước. Họ cho rằng cách làm báp-têm dìm người dưới nước là đúng với cách làm báp-têm của Giăng Báp-tít và đúng với ý nghĩa của chữ báp-têm bằng tiếng Hy Lạp là Baptizo (Baptizo có nghĩa là dìm dưới nước). Hơn nữa, làm báp-têm bằng cách dìm người dưới nước có ý nghĩa tượng trưng cho sự đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Đấng Christ (Rô 6:4).

 

H264.         Tại sao có Giáo Hội Cơ Đốc làm báp-têm cho trẻ sơ sinh?

 

Giáo Hội Cơ Đốc có truyền thống làm báp-têm cho trẻ sơ sinh và trẻ em từ thế kỷ thứ hai. Mục đích của nghi lễ này là thanh tẩy tội tổ tông cho các em, hầu lỡ khi các em có qua đời sớm được sạch tội tổ tông để được lên thiên đàng. Đến thế kỷ thứ XVI, đa số các nhà thần đạo của Giáo Hội Cải Chánh không tin làm báp-têm là để rữa tội, nên đã chống lại việc làm báp-têm cho trẻ sơ sinh và trẻ em chưa đủ trí khôn để hiểu biết ý nghĩa thật của lễ báp-têm là đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Đấng Christ.

Có Giáo Hội Cải Chánh bắt buộc tín hữu mình đã chịu báp-têm hồi còn nhỏ, phải làm báp-têm lại. Nên người ta gọi Giáo Hội Cải Chánh này là Anabaptists, có nghĩa là “Giáo Hội Làm Báp-Têm Lại.” Riêng nhà Cải Chánh Giáo Hội Cơ Đốc Thụy sĩ Ulrich Zwingli cho rằng: khi cha mẹ có giao-ước với Chúa (Covenant theology) thì các con cái của họ cũng được dự phần với giao-ước đó, nên các con cái của họ cũng được báp-têm lúc mới sanh hay lúc còn nhỏ là thích hợp với lẽ đạo của Cơ Đốc Giáo.

Ngày nay, có một số Giáo hội Cơ Đốc vẫn còn tin là lễ báp-têm để rửa sạch tội tổ tông, nên các Giáo hội nầy vẫn còn làm báp-têm cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Các Giáo hội  đó gồm có: Công Giáo La Mã, Giám Lý, Trưởng Lão, Lutheran, Anh Quốc Giáo và Chánh Thống Giáo Đông Phương.

Các Giáo Hội như Báp-tít, Phúc-Âm Liên Hiệp, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, Ngũ Tuần, Anh Em . . . đều không cho rằng lễ báp-têm là để rửa tội tổ tông. Các Giáo hội này chỉ tin lễ báp-têm là để cho tín hữu bày tỏ đức tin nơi sự đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Đấng Christ, nên họ chỉ làm báp-têm cho người lớn và trẻ em có đủ trí khôn hiểu biết ý nghĩa của lễ báp-têm.

Riêng Giáo Hội Tin Lành Cứu Thế Quân (The Salvation Army), Friends và Quakers không bao giờ làm báp-têm cho tín hữu mình. Họ cho rằng khi một người ăn năn tin Chúa, thì người đó đã được Chúa làm báp-têm cho họ bằng Đức Thánh Linh rồi (Ma 3:11). Hơn nữa, các Giáo hội này còn cho rằng báp-têm không cần thiết cho sự cứu chuộc hay việc hành đạo của tín hữu.

 

H265.         Các Giáo Hội Cơ Đốc cử hành lễ Tiệc Thánh có tin giống nhau về bánh và rượu nho hay nước nho của tiệc Thánh không?

 

Theo lời dạy của Đức Chúa Giê-su ghi ở Phúc Âm Lu-ca 22:19 và của Sứ đồ Phao-lô, nên đa số Giáo Hội Cơ Đốc đều cử hành lễ Tiệc Thánh hay Bí tích Thánh Thể để tưởng niệm sự chết chuộc tội cho nhân loại của Đức Chúa Giê-su. Lời dạy của sứ đồ Phao-lô như sau :

 

“Vả, tôi có nhận nơi Chúa, điều tôi đã dạy cho anh em: ấy là Đức Chúa Giê-su, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho: Hãy làm điều này để nhớ ta. Cũng một thể ấy, sau khi ăn tối rồi, Ngài lấy chén mà phán rằng: Chén này là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều này để nhớ Ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh này, uống chén này, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến”(I Cô-rinh 11:23-26).

 

Tuy các Giáo Hội Cơ Đốc đều dùng bánh và rượu nho hay nước nho để làm Tiệc Thánh, nhưng các Giáo Hội Cơ đốc có niềm tin khác nhau về bánh và rượu nho hay nước nho của Tiệc Thánh như sau:

 

  1. Công Giáo La Mã, Chánh Thống Giáo Đông Phương (Eastern Orthodox) và một phần Anh Quốc Giáo tin rằng sau khi bánh và rượu của Tiệc Thánh được “làm phép” thì bánh và rượu đó trở thành thịt và huyết thật của Đức Chúa Giê-su. Họ tin như vậy khi họ căn cứ vào lời phán của Chúa: “Đây là thịt ta, đây là huyết ta”(Mác 14:22, 24).
  2. Giáo Hội Tin Lành Lutheran, một phần Anh Quốc Giáo và một số nhỏ Giáo Hội Tin Lành khác tin rằng Đức Chúa Giê-su có hiện diện trong bánh và rượu của Tiệc Thánh, nhưng không tin bánh và rượu biến thành thịt và huyết thật của Đức Chúa Giê-su.
  3. Giáo hội Báp-tít, Trưởng lão, Giám-lý, Hội thánh Tin Lành Việt Nam, Hội Phúc Âm Liên Hiệp và một phần Anh Quốc Giáo tin rằng bánh và rượu nho hay nước nho của Tiệc Thánh chỉ là vật tượng trưng cho thân thể và huyết của Đức Chúa Giê-su. Các giáo phái này tin như vậy vì họ căn cứ vào câu nói của Đức Chúa Giê-su: “Hãy làm điều này để nhớ đến ta”(I Cô-rinh 11:25).

 

H266.         Tại sao có Giáo hội dùng rượu nho, nhưng có Giáo hội dùng nước ngọt để làm lễ Tiệc Thánh?

 

Theo truyền thống, người Do Thái dùng rượu nho (wine) trong các bữa tiệc tôn giáo. Đức Chúa Giê-su thiết lập Tiệc Thánh đầu tiên, Ngài dùng rượu nho để tượng trưng cho huyết của Giao-ước mới mà chính Ngài phải đổ ra để chuộc tội cho nhân loại. Ngài bảo các môn đồ tổ chức Tiệc Thánh để nhớ đến Ngài. Bởi lẽ đó, các Giáo Hội như Công Giáo La mã, Anh Quốc Giáo, Chánh Thống Giáo và Tin Lành Lutheran dùng rượu nho cho Tiệc Thánh của họ.

Các Hội thánh Cơ Đốc có truyền thống chống uống rượu dùng nước ngọt cho Tiệc Thánh, vì họ nghĩ rằng tín hữu uống rượu nho của Tiệc Thánh có thể bị đưa đẩy đến nghiện rượu sau này.

 

H267.         Tại sao có Giáo hội dùng bánh không men, có Giáo hội dùng bánh có men trong Tiệc Thánh?

 

Theo truyền thống, người Do Thái ăn tiệc Vượt Qua với bánh không men (bột nổi) để tưởng nhớ lại đêm mà ông cha họ phải vội vã rời xứ Ê-díp-tô. Trong đêm đó, dân chúng Y-sơ-ra-ên đang nhồi bột nhưng chưa kịp bỏ men vào thì bị người Ê-díp-tô bắt buộc phải ra đi ngay. Người Y-sơ-ra-ên mang bột không men theo, khi đến đồng vắng họ nướng bột đó thành bánh để ăn (Xuất 12:39). Đương nhiên, người Do Thái ăn bánh không men như ăn củi mục khó nuốt.

Khi Đức Chúa Giê-su ăn tiệc Vượt Qua với các môn đồ, Ngài dùng bánh không men theo truyền thống Do Thái Giáo. Trong bữa tiệc Vượt Qua này, Chúa thành lập Tiệc Thánh đầu tiên. Chúa lấy bánh không men bẻ ra phân phát cho môn đồ mà phán rằng: “Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự này để nhớ đến ta”(Lu 22:19).

Vì Đức Chúa Giê-su dùng bánh không men trong bữa Tiệc Thánh đầu tiên, nên các Giáo hội như Công Giáo La Mã, Episcopal, Chánh Thống Giáo và Tin Lành Lutheran . . . dùng bánh không men cho Tiệc Thánh của họ. Các Giáo Hội Cơ Đốc khác không coi việc bánh có men hay không men là quan trọng cho Tiệc Thánh, nên họ dùng bất cứ loại bánh nào miễn là thuận tiện.

 

H268.         Tội Tổ Tông là gì?

 

Khi Đức Chúa Trời tạo dựng tổ tông loài người là ông A-đam và bà Ê-va, Ngài đặt họ ở trong vườn Ê-đen đầy cây trái để họ thụ hưởng và sống đời đời với Chúa. Chúa cho họ được phép ăn mọi thứ trái cây trong vườn, nhưng chỉ trừ trái của cây “biết điều thiện và điều ác” ở giữa vườn thì không được đụng đến. Ông A-đam và bà Ê-va không tuân theo lời Chúa mà lại nghe lời cám dỗ của Sa-tan, nên đã phạm tội ăn trái cấm đó. Vì ông A-đam và bà Ê-va là tổ tông loài người đầu tiên phạm tội không vâng theo lời Chúa, nên người ta gọi tội đó là tội tổ tông hay nguyên tội.

Tội tổ tông bị coi là tội di truyền, nên toàn thể loài người ở trên trái đất đều bị kể là mắc tội tổ tông do ông A-đam và bà Ê-va truyền lại, “Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành kẻ có tội”(Rô 5:19). Tội tổ tông không những chỉ làm cho loài người có tội với Đức Chúa Trời mà nó còn mang lại cho loài người sự chết đời đời, “cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội”(Rô 5:12).

 

H269.         Có phải tất cả Cơ Đốc Giáo tin con người sinh ra đời đều mắc tội tổ tông?

 

Mắc tội tổ tông có nghĩa là chịu trách nhiệm tội ăn trái cấm của ông A-đam và bà Ê-va. Giáo lý “mắc tội tổ tông” ra đời hồi thế kỷ IV, do Giám mục Augustine (354-430) ở Hippo giảng dạy, “Khi con người lọt lòng mẹ là mắc tội tổ tông do ông A-dam và bà Ê-va truyền lại.”

Giáo Hội Trưởng Lão, Tin Lành Lutheran, Chánh Thống Giáo, Công Giáo La Mã và Giáo Hội Giám Lý đều tin vào giáo lý “mắc tội tổ tông.” Nên các giáo hội này làm báp-têm cho trẻ sơ sinh để rửa tội tổ tông, phòng khi các trẻ sơ sinh qua đời sớm cũng được sạch tội tổ tông để lên thiên đàng.

Giáo Hội Ngũ Tuần, Assemblies of God, Báp-tít và các Giáo Hội Tin Lành khác không tin con người “mắc tội tổ tông.” Các Giáo hội  này cho rằng con người phải gánh chịu hậu quả của việc tổ tông phạm tội, nhưng hoàn toàn không chịu trách nhiệm tội lỗi của tổ tông đã làm. Con người chỉ chịu trách nhiệm tội lỗi của chính mình gây ra mà thôi. Các giáo hội nầy tin rằng con người bị đoán phạt vì tội của chính mình, chớ không bị đoán phạt vì tội của ông A-dam và bà Ê-va di truyền.

 

H270.         Ai là tác giả của “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ?”

 

Trước thế kỷ 15, người ta tin rằng mười hai sứ đồ là tác giả của “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ.” Huyền thoại cho rằng mỗi sứ đồ đóng góp một câu để làm ra bài Tín Điều gồm có12 câu như sau:

 

  1. Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha, là Đấng dựng nên trời đất.
  2. Tôi tin Giê-su Christ là Con độc sinh của Đức Chúa Trời, và Chúa chúng ta.
  3. Ngài được thai dựng bởi Thánh Linh.
  4. Sanh bởi nữ đồng trinh Ma-ri.
  5. Chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ Phi-lát.
  6. Bị đóng đinh trên thập tự giá.
  7. Chịu chết và chôn.
  8. Ngài xuống âm phủ.
  9. Đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại.
  10. Ngài thăng thiên, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời toàn năng là Cha.
  11. Từ đó, Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết.
  12. Tôi tin Đức Thánh Linh. Tôi tin Hội Thánh phổ thông, sự cảm thông của thánh đồ, sự tha tội, sự sống lại của thân thể và sự sống đời đời.

 

Sau thế kỷ 15, người ta cho rằng các Giáo Phụ (The Church Fathers) ở vào thế kỷ thứ hai đã viết ra “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ” nhằm tóm lược những giáo lý căn bản của các sứ đồ dạy dỗ. Hội thánh đầu tiên dùng “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ” để dạy đạo cho những tín hữu sắp sửa nhận báp-têm.

Giáo Hội Công Giáo La Mã, Anh Quốc Giáo, Trưởng Lão, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, Lutherans, Giám Lý. . . đều chấp nhận “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ” như là bản tuyên xưng đức tin đặt nền tảng trên Kinh Thánh. Hội chúng của các Giáo hội này thường đọc “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ” trong các buổi lễ thờ phượng hay cầu kinh. (Công Giáo Việt Nam gọi bài Tín Điều Các Sứ Đồ là Kinh Tin Kính).

Giáo Hội Báp-tít, Hội Thánh Đấng Christ Liên Hiệp và Hội Thánh Disciples of Christ . . . không chấp nhận “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ” hay bất cứ bài tín điều nào khác. Vì các Giáo hội này cho rằng Kinh Thánh đã bày tỏ đầy đủ các giáo lý cần thiết để giáo hữu tin theo. Không có cá nhân tín hữu nào bị ràng buộc phải tin theo các bài tín điều của các Giáo hội đặt ra.

 

H271.         Tại sao có “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ”?

 

Vào cuối thế kỷ thứ nhất, giáo phái Trí Huệ (Gnosticism) xuất hiện trong Hội Thánh sơ khai. Đến giữa thế kỷ thứ hai, giáo phái Marcion cũng xuất hiện trong Hội Thánh. Hai giáo phái này lan tràn nhanh chóng khắp nơi, phổ biến nhiều tà thuyết trái ngược với giáo lý của Giáo hội. Để chống lại các tà thuyết của hai giáo phái này, các Giáo phụ soạn ra bài “Tín Điều Các Sứ Đồ” chứa đựng các giáo lý chính yếu để tín hữu biết và tin theo hầu tránh khỏi bị phái Trí Huệ và Marcion lôi cuốn  theo các tà thuyết của họ.

Giáo phái Trí Huệ cho rằng trong thế gian có thiện và ác. Nguồn của thiện là thần linh, nguồn của ác là vật chất. Nên Đức Chúa Trời không hề tạo dựng thế gian vật chất này. Phái Trí Huệ không tin Đấng Christ xuống thế gian mang thân xác con người, và cũng không tin Đấng Christ sanh bởi nữ đồng trinh Ma-ri. Nhưng họ tin rằng Đấng Christ là thần tánh của Đức Chúa Giê-su đã nhập vào thân thể của Đức Chúa Giê-su lúc Ngài chịu báp-têm ở dưới sông Giô-đanh. Đấng Christ lìa khỏi Đức Chúa Giê-su trước khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Như vậy, thuyết này chối bỏ sự cứu chuộc của Đấng Christ trên thập tự giá và sự nhập thể làm người của Đấng Christ.

Giáo phái Marcion cho rằng không có sự liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước nên đã chối bỏ Kinh Thánh Cựu Ước, chỉ nhìn nhận sách Phúc Âm Lu-ca và các thư  tín của sứ đồ Phao-lô. Phái Marcion còn cho rằng Đức Chúa Trời của thời Cựu Ước khác với Đức Chúa Trời của thời Tân Ước; Đức Chúa Trời của Cựu Ước không có lòng thương xót thường giáng tai họa hành phạt loài người. Trái lại Đức Chúa Trời của Tân Ước có lòng yêu thương nhân từ, chậm nóng giận và giàu ơn đối với loài người hơn. Phái Marcion không tin Đấng Christ là một hài nhi do nữ đồng trinh sanh ra, nhưng Ngài xuất hiện trên thế gian là một người trưởng thành. Phái Marcion chỉ tin có sự cứu chuộc của linh hồn, nhưng không tin có sự sống lại của thân thể.

Phái Marcion bị Hội thánh Cơ-Đốc sơ khai coi là một tà giáo nên đã bị giáo hội dứt phép thông công vào năm 144.

 

H272.         Tại sao “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ” của Giáo Hội Tin Lành bằng Anh Ngữ có câu “I believe in the catholic church”?

 

Chữ “catholic”có nguồn gốc từ chữ “katholikos” của tiếng Hy Lạp. Chữ katholikos có nghĩa là toàn thể, chung, phổ biến, phổ thông, hoàn vũ hay toàn cầu.

Vào đầu thế kỷ II, Thánh Ignatius của Hội Thánh An-ti-ốt là người đầu tiên dùng chữ “catholic” để ám chỉ Giáo Hội Cơ Đốc là Giáo Hội hoàn vũ tin vào giáo lý của toàn thể các sứ đồ. Trong lúc đó, các giáo phái Gnostic không được gọi là “catholic,”vì các giáo phái này không có tánh cách hoàn vũ và không tin giáo lý của toàn thể các sứ đồ.

Bài Tín Điều Các Sứ Đồ (Apostles’ Creed) của Giáo Hội Tin Lành bằng Anh Ngữ có câu “I believe in the catholic church.” Câu này được Hội Thánh Tin Lành Việt Nam dịch ra tiếng Việt là“Tôi tin Hội thánh phổ thông.” Giáo Hội Công Giáo La Mã Việt Nam dịch câu này ra tiếng Việt là“Tôi tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này” (Kinh Tin Kính).

Sở dĩ, bài Tín Điều Các Sứ Đồ của Giáo Hội Tin Lành bằng Anh Ngữ có câu “I believe in the catholic church.” Vì chữ catholic church (không viết hoa), có nghĩa là hội thánh phổ thông, chứ không có nghĩa là Giáo Hội Công Giáo La Mã. (Chữ Catholic Church viết hoa mới có nghĩa là Hội Thánh Công Giáo La Mã).

 

H273.         Đức Chúa Trời tạo dựng thiên sứ để làm gì?

 

Thiên sứ (Hy lạp: Angelos) là sứ giả của Đức Chúa Trời dùng để tiếp xúc với loài người. Các học giả tin rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng thiên sứ không theo “ảnh tượng” Ngài như  tạo dựng loài người (Sáng 1:26). Đức Chúa Trời tạo dựng hằng hà sa số thiên sứ (Khải 5:11) trước khi Ngài tạo dựng trời đất và loài người. Người Do-thái ở thời Cựu Ước tin rằng thiên sứ là phái nam. Ông Gióp gọi thiên sứ là các con trai của Đức Chúa Trời (Gióp 1:6). Thiên sứ là thần linh (spirits); không có thân thể vật chất như loài người (Hê 1:14), nhưng khi hiện ra thì có thân thể như loài người, có thể ăn uống như loài người (Sáng18:8), nói chuyện như loài người (Lu 2:10), nhưng không sanh sản như loài người (Ma 22:30), thiên sứ không chết như loài người (Lu 20:36). Thiên sứ cao trọng hơn loài người một bậc (Hê 2:7), khôn ngoan hơn loài người (II Sa 14:20), và có sức mạnh hơn loài người (Ma 28:2). Thiên sứ Sê-ra-phin có cánh (Ê-sai 6:2). Nhưng các thiên sứ đến thăm viếng ông Lót giống như người thường; không có cánh (Sáng 19:1-7).

Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời sai thiên sứ đến bịt miệng sư tử để giải cứu Đa-ni-ên (Đa 6:22). Chúa dùng thiên sứ để tiêu diệt thành Sô-đôm và Gô-mơ-rơ (Sáng 19:13). Tân Ước ghi Đức Chúa Trời dùng thiên sứ báo cho các mục đồng tin mừng Đức Chúa Giê-su giáng sanh (Lu 2:9). Chúa dùng thiên sứ để giải cứu Phi-e-rơ ra khỏi ngục (CV12:7).

Ngày nay, Cơ đốc nhân tin rằng Chúa vẫn còn dùng thiên sứ để bảo vệ và giải cứu tín hữu khỏi các cơn nguy hiểm.

 

H274.         Sách Ma-la-chi 3:8 cho biết là dân Do Thái bị rủa sả và bị kể là ăn trộm của Chúa vì họ không nộp 1/10 cho Chúa. Ngày nay tín hữu Cơ Đốc không dâng 1/10 có bị Chúa rủa sả và bị coi là ăn trộm của Chúa không?

 

Lời Chúa ghi trong sách Phục-truyền Luật-lệ Ký 14:22 phán dạy người Do Thái: “Mỗi năm chớ quên đóng thuế một phần mười về huê lợi của giống mình gieo mà đồng ruộng mình sanh sản.” Sách Lê-vi Ký 27:30 Chúa phán dạy người Do Thái: “Phàm thuế một phần mười thổ sản, bất kỳ vật gieo hay là hoa quả của cây, đều thuộc về Đức Giê-hô-va.” Theo sách Phục-truyền Luật-lệ Ký14:23-29, Chúa phán dạy người Do Thái phải mang của dâng hiến một phần mười đến một nơi mà Chúa chỉ định, rồi mời người Lê-vi ở trong thành mình cùng với gia đình mình ăn phần dâng hiến một phần mười đó tại nơi này. Gia đình người Do Thái dâng hiến một phần mười được phép ăn của dâng hiến một phần mười của mình với người Lê-vi như vậy trong ba năm liên tiếp. Đến năm thứ tư, gia đình người Do Thái dâng hiến một phần mười không được ăn phần dâng hiến một phần mười của mình trong năm này, nhưng để dành hoàn toàn của dâng hiến đó để khoản đãi người thuộc chi phái Lê-vi, người khách, kẻ mồ côi và người góa bụa ở trong thành mình.

Sở dĩ, Đức Chúa Trời chỉ thị dân Do Thái đống thuế 1/10 huê lợi của thổ sản là để nuôi người thuộc chi phái Lê-vi.Vì trong thời Cựu Ước, khi dân Do Thái chiếm được đất Ca-na-an, Giô-suê theo lệnh của Môi-se chia đất cho mười một chi phái để làm sản nghiệp (Giô-suê13:1 & 24:33). Nhưng chi phái Lê-vi chỉ được chia 48 thành để ở và một ít đất chung quanh thành đủ để nuôi súc vật (Giô-suê 21:1-3). Chi phái Lê-vi không được chia đất để cày cấy đặng có hoa lợi sinh sống, vì Chúa đã biệt riêng chi phái này để lo các việc thuộc về tôn giáo của người Do Thái, như điều hành các nghi lễ thờ phượng Chúa trong đền thờ (Giô-suê14:4).

Tín hữu Cơ Đốc không dâng hiến 1/10 không thể bị Chúa rủa sả hay bị coi là ăn trộm của Chúa, vì luật thuế một phần mười là của Do Thái Giáo ở thời Cựu Ước. Luật thuế này không phải luật thuế của Cơ Đốc Giáo ở thời Tân Ước.

 

H275.         Cơ đốc nhân có bị bắt buộc dâng 1/10 như người Do Thái ở thời Cựu Ước không?

 

Trong thời Tân Ước, Đức Chúa Giê-su, các sứ đồ, các giáo phụ cho đến các giáo hoàng đều không bao giờ đề cập đến việc bắt buộc tín hữu dâng hiến 1/10 của Do Thái Giáo ở thời Cựu Ước với Cơ đốc nhân của thời Tân Ước. Riêng, Sứ đồ Phao-lô khuyên tín hữu: “Mỗi người nên tùy lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay là vì ép uổng; vì Đức Chúa Trời yêu kẻ thí của cách vui lòng (II Cô rinh 9:7). “Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi người trong anh em khá tùy theo sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình”(I Cô-rinh 16:1-2).

Căn cứ vào lời dạy của sứ đồ Phao-lô ghi trên mà người ta nghĩ rằng Cơ đốc nhân không bị bắt buộc dâng hiến 1/10 như người Do Thái ở thời Cựu Ước. Ngày nay, nếu Cơ đốc nhân nào “vui lòng” dâng hiến 1/10 hay nhiều hơn cho công việc Chúa là do tự nguyện, “không phải phàn nàn hay là vì bị ép uổng; vì Đức Chúa Trời chỉ yêu kẻ thí của cách vui lòng.”

Theo Hiến Chương năm 1928 của Hội Thánh Tin Lành Vịêt Nam cũng không bắt buộc tín hữu dâng hiến 1/10, nhưng chỉ yêu cầu tín hữu vui lòng đóng góp tài chánh cho công việc Chúa theo khả năng mình, nguyên văn của Hiến Chương đó như sau: “Để trở nên thuộc viên của HTTLVN phải tin Đức Chúa Giê-su Christ làm Chúa và Cứu Chúa mình, thường xuyên nhóm lại với Hội Thánh để nghe và học biết về Tin Lành . . .và vui lòng đóng góp phần tài chánh cấp dưỡng Hội Thánh.”

 

H276.         Thú vật có hồn không?

 

Sách Sáng-thế-ký1:20, bản Việt ngữ ghi: “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống.” Nhưng nguyên văn Kinh Thánh bằng tiếng Hê-bơ-rơ ghi: “Nước phải sanh các vật có hồn.”(Tiếng Hê-bơ-rơ gọi chữ hồn là nephesh).

Sách Phước Âm Yếu Chỉ của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, trang 12, ghi là thú vật có giác hồn. Theo bài viết Linh Hồn và Trí Tuệä của Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình, đăng trên báo Ánh Sáng số 512, tháng 6 năm 2004, cho biết: “Các sinh vật trong trần thế chỉ có giác hồn chớ không có linh hồn. Giác hồn giúp các sinh vật biểu lộ vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét và chút  ít. . . muốn.”

Như đã đề cập ở trên, nguyên văn sách Sáng-thế-ký 1:20 bằng tiếng Hê-bơ-rơ ghi thú vật có hồn (soul), nên thú vật có cảm giác, cảm xúc, cảm nhận, thèm muốn, ưa thích.

 

H277.         “Theo như đã định cho loài người, phải chết một lần, rồi chịu phán xét”(Hê 9:27). Khi nào loài người bị phán xét?

 

Đến thời kỳ phán xét, Đức Chúa Trời chia loài người ra làm hai nhóm, nhóm được cứu và nhóm không được cứu, như người chăn chia chiên với dê ra; để chiên ở bên hữu và dê ở bên tả (Ma 25:32).

Nhóm người được cứu: Khi Đức Chúa Giê-su tái lâm trên không trung,“bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy ở giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn”(I Tê 4:16-17). Sau khi được cất lên không trung, những người được cứu sẽ phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ (II Cô-rinh 5:10) để Chúa phán xét đặng ban phần thưởng cho tín hữu đã dùng “vàng, bạc hay bửu thạch” xây trên nền đã lập là Đức Chúa Giê-su Christ. Và cũng tại tòa án này, Chúa sẽ có quyết định không ban phần thưởng cho những tín hữu đã dùng “ gỗ, cỏ khô hay rơm rạ” xây trên nền đã lập là Đức Chúa Giê-su Christ (I Cô-rinh 3:12-15).

 

Nhóm người không được cứu: Sau khi Đức Chúa Giê-su tái lâm trên đất và đã cai trị thế gian được 1000 năm, và trước khi Đức Chúa Trời làm mới lại hết thảy muôn vật (Khải 21:5). Những người chết không được cứu sẽ sống lại để ứng hầu trước “Tòa Lớn và Trắng” để bị Chúa xử đoán tùy theo công việc mình làm lúc còn trong xác thịt. Kẻ nào không được biên tên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa để bị hành phạt đời đời. Hồ lửa là sự chết thứ hai (Khải 20:11-15).

[Người được cứu sẽ không phải ứng hầu trước “Tòa Lớn và Trắng” để bị phán xét như những người không được cứu như lời Sứ đồ Phao-lô xác định, “Cho nên, hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-su Christ”(Rô 8:1).]

 

H278.         Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá lúc Ngài  được bao nhiêu tuổi?

 

Theo Phúc Âm Lu-ca 3:23 cho biết: “Khi Đức Chúa Giê-su khởi sự làm chức vụ mình thì Ngài có độ 30 tuổi.” Kinh Thánh Tân Ước cho biết từ lúc Đức Chúa Giê-su bắt đầu thi hành chức vụ cho đến lúc Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá trải qua ba lần lễ Vượt qua như sau:

  1. Lễ Vượt qua thứ nhứt: “lễ Vượt qua của dân Giu-đa hầu đến: Đức Chúa Giê-su lên thành Giê- ru-sa-lem” (Giăng 2:13).
  2. Lễ Vượt qua thứ nhì: “Vả, lễ Vượt qua là lễ của dân Giu-đa gần tới, Đức Chúa Giê-su ngước mắt lên thấy một đoàn dân đông đến cùng mình” (Giăng 6:4).
  3. Lễ Vượt qua thứ ba: “Sáu ngày trước lễ Vượt-qua, Đức Chúa Giê-su đến thành Bê-tha-ni” (Giăng 12:1).

Căn cứ vào sự kiện trong khoảng thời gian Đức Chúa Giê-su thi hành chức vụ, có 3 lần lễ Vượt qua, nên người ta cho rằng Đức Chúa Giê-su thi hành chức vụ được 3 năm.

Khi Đức Chúa Giê-su khởi sự làm chức vụ mình thì Ngài độ 30 tuổi với 3 năm thi hành chức vụ, nên người ta cho rằng Đức Chúa Giê-su chết trên thập tự giá vào khoảng 33 tuổi hay vào khoảng  năm 29 của Công Nguyên.

 

H279.         Phúc Âm Lu-ca 16:22-23 ghi: “Người nghèo chết, thiên sứ đem để vào lòng Áp-ra-ham; người giàu cũng chết, người ta đem chôn. Người giàu ở nơi Âm phủ đang bị đau đớn.” Âm phủ có phải là địa ngục không? Lòng Áp-ra-ham là gì?

 

Địa ngục viết bằng tiếng Hy-lạp là Geenna, âm phủ là Haides. Vậy, âm phủ không phải là địa ngục. Cho đến thời của Đức Chúa Giê-su, Âm phủ là nơi tạm thời chứa linh hồn của người được cứu và người không được cứu.

Âm phủ gồm có hai phần; phần thứ nhất là nơi chứa linh hồn của những người được cứu, gọi là lòng Áp-ra ham hay Ba-ra-đi. Sau cuộc phục sinh của Đức Chúa Giê-su “Lòng Áp-ra-ham hay Ba-ra-đi” không còn ở âm phủ nữa, nhưng đã được Chúa dời về và sáp nhập với thiên đàng (Ê-phê 4:8, Thi 68:18). Phần thứ hai của Âm phủ có hành phạt tạm thời là nơi chứa linh hồn của những người không được cứu chờ ngày phán xét ở Toà Lớn và Trắng (Khải 20:11).

Khi Chúa Giê-su tái lâm và sau khi Ngài đã cai trị một ngàn năm (Khải 20:4), thân thể của các linh hồn của người không được cứu bị giữ ở âm phủ sẽ sống lại (Khải 20:5). Sau khi sống lại, họ sẽ ứng hầu trước Tòa Lớn và Trắng để bị Chúa xử đoán tùy theo công việc mình làm (Khải 20:13). Sau khi bị xử đoán, họ bị quăng xuống địa ngục là hồ lửa có diêm cháy bừng bừng, chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời (Khải 20:10), đó là sự chết thứ hai (Khải 20:14).

Hiện nay chỉ có âm phủ (haides), nhưng chưa có địa ngục (geenna). Địa ngục sẽ được thiết lập sau khi có Tòa Lớn vàTrắng. Chúa sẽ dùng Toà Lớn và Trắng để xét xử những người không được cứu. Sau khi bị xét xử, họ sẽ bị quăng xuống địa ngục (geenna) để bị hành phạt đời đời.

 

H280.         Căn cứ vào sách Công vụ các Sư đồ 28:31, Sứ đồ Phao-lô được trả tự do. Tại sao người ta nói rằng Phao-lô tử vì đạo?

 

Theo sách Công vụ các Sứ đồ đoạn 21 cho biết, sau chuyến truyền giáo thứ ba (53-57). Sứ đồ Phao-lô trở về Giê-ru-sa-lem rồi bị bắt. Phao-lô bị các cấp lãnh đạo Do Thái Giáo buộc tội đã khuyên dạy người Do-thái ở nước ngoài từ bỏ Môi-se và luật pháp của Do Thái Giáo (CV21:21). Vì Phao-lô có quốc tịch La Mã, nên vào năm 59 Phao-lô được giải về La Mã để Hoàng đế La Mã xét xử. Ở La Mã, Phao-lô bị quản thúc tại gia hơn hai năm. Đến năm 62, Phao-lô được Hoàng đế La Mã trả tự do vì xét thấy Phao-lô không vi phạm một luật pháp nào của hoàng triều La Mã. Sau khi được trả tự do, Phao-lô trở về Hy-lạp và vùng Tiếu Á để hầu việc Chúa như trước.

Vào năm 64, kinh đô La Mã bị một cơn hỏa hoạn lớn thiêu hủy gần hết thành phố. Trong dân chúng có tin đồn cho rằng chính Hoàng đế Nê-rô đã thiêu hủy kinh thành cũ để xây lại một kinh thành mới vĩ đại hơn trước. Để dập tắt tin đồn có hại này, Hoàng đế Nê-rô bèn vu khống cho tín hữu Cơ Đốc Giáo là thủ phạm gây ra cuộc hỏa hoạn. Dựa vào cớ đó, Hoàng đế Nê-rô bắt và giết Cơ đốc nhân bằng cách tẩm dầu làm đuốc hay quăng họ vào đấu trường cho thú dữ xé thây hoặc đóng đinh trên thập giá cho đến chết. Khi cuộc bắt bớ đang xảy ra thì Phao-lô đang ở Trô-ách (II Tim 4:13). Theo lời truyền khẩu, Phao-lô bị chính quyền La Mã bắt ở Trô-ách rồi bị giải về La Mã. Tại La Mã Phao-lô tuận đạo vào năm 68 dưới bàn tay của Hoàng đế Nê-rô. Phao-lô hưởng thọ khoảng 60 tuổi.

Theo lời truyền khẩu, Sứ đồ Phi-e-rơ cũng bị Hoàng đế Nê-rô sát hại trong cơn bắt bớ này. Phi-e-rơ xin được đóng đinh ngược đầu xuống đất, vì cho rằng ông không xứng đáng bị đóng đinh như Chúa mình. Nên Phi-e-rơ được đóng đinh ngược trên thập giá theo lời yêu cầu. Còn Phao-lô có quốc tịch La Mã nên không bị đóng đinh trên thập giá, nhưng được chết chém.

 

H281.         Có cách nào để biết người lãnh đạo giả trong Hội Thánh Chúa?

 

Mục sư John M. Drescher, tác giả của sách “Nếu Tôi Bắt Đầu Lại Chức Vụ.” Ông cho biết những người lãnh đạo giả có các đặc điểm sau đây:

 

  1. Lãnh đạo giả là những kẻ không thực hành điều họ giảng, (hãy coi chừng những kẻ giảng hoặc dạy những điều chính mình không thực hành).
  2. Lãnh đạo giả thích phô trương, thích cầu nguyện thật dài nơi công cộng, nhưng thật ngắn nơi nhà riêng.
  3. Lãnh đạo giả thích địa vị hàng đầu, thích chỗ ngồi danh dự. Họ thích được chào hỏi nơi công cộng và thích được gọi bằng giáo sư, tiến sĩ, chủ tịch, mục sư và giám mục.
  4. Lãnh đạo giả luôn có mặt ở những nơi họ có thể điều khiển hoặc xuất hiện trên sân khấu chính. Nhưng họ sẽ ít có mặt nếu có một người khác làm chủ hoặc điều khiển. Lãnh đạo giả thích được tôn vinh và tán dương.

 

H282.         Làm cách nào để biết người lãnh đạo thuộc linh chân chính trong Hội Thánh Chúa?

 

Theo sách “Nếu Tôi Bắt Đầu Lại Chức Vụ” của Mục sư John M. Drescher cho biết các vị lãnh đạo thuộc linh chân chính có các đặc điểm sau đây:

 

  1. Lãnh đạo thuộc linh chân chính thực hành trước tiên rồi sau mới giảng dạy kẻ khác. Lãnh đạo thật là những người không chỉ biết dẫn đường mà còn phải đích thân đi trên con đường đó.
  2. Lãnh đạo thuộc linh chân chính nhường sự vinh hiển cho Chúa “không phải tôi mà Chúa Cứu Thế phải được tôn vinh, yêu mến và tán dương.”
  3. Lãnh đạo thuộc linh chân chính coi người khác đáng tôn trọng hơn mình, có sự khiêm nhường và có tinh thần phục vụ.
  4. Lãnh đạo thuộc linh chân chính lúc nào cũng có tinh thần muốn chuyển sự chú ý của kẻ khác từ chính mình sang Chúa Cứu Thế. Người lãnh đạo thuộc linh chân chính sẽ tìm kiếm đặc ân phục vụ thay vì một địa vị được người khác phục vụ mình.

 

H283.         Làm cách nào để nhận ra tiên tri giả trong Hội Thánh Chúa?

 

Lời Chúa trong Kinh Thánh Cựu Ước cho rằng tiên tri giả là người hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên đi xa Đức Chúa Trời để thờ phượng thêm các tà thần, “Nếu giữa ngươi có nổi lên một tiên tri hay là một kẻ hay chiêm bao làm cho ngươi một dấu kỳ hoặc phép lạ. Nếu dấu kỳ hoặc phép lạ nầy mà người đã nói với ngươi được ứng nghiệm, và người có nói rằng: Ta hãy đi theo hầu việc các thần khác mà ngươi chẳng hề biết, thì chớ nghe lời của tiên tri hay là kẻ hay chiêm bao ấy”(Phục 13:1-3).

Trong thời Tân Ước Đức Chúa Giê-su cho biết: “tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé”(Ma 7:15).

Theo sách “Những Điềm Báo Về Ngày Tận Thế” của Mục sư  Nguyễn Văn Bình (tốt nghiệp thủ khoa Thần Học Viện Nha Trang, niên khóa 1962-1967, đương kiêm Giáo Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Âu Châu), nơi chương “TIÊN TRI GIẢ DẠY SAI LỜI CHÚA TRONG KINH THÁNH,” cho chúng ta biết cách nhận diện tiên tri giả trong Hội thánh Chúa, nguyên văn như  sau:

“Một đặc điểm khác của tiên tri giả là chủ trương giảng dạy sai lời Chúa được chép trong Kinh Thánh nhằm mục đích ‘dỗ dành những người được chọn.’ Một số tiên tri giả dạy rằng tin Chúa bằng đức tin chưa đủ để được cứu rỗi, phải có việc làm công đức cặp theo nữa mới đủ. Giáo lý này đi ngược với Kinh Thánh, ‘Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình’(Ê-phê 2:8-9).”

Tóm lại, trong thời Cựu Ước, tiên tri giả khuyến dụ dân Y-sơ-ra-ên thờ lạy thêm tà thần. Trong thời Tân Ước tiên tri giả giảng dạy Cơ-đốc nhân tin Đức Chúa Giê-su chưa đủ để được cứu, cần phải làm thêm những điều ngay lành thánh thiện nữa mới được Chúa cứu.

Hiện nay số tiên tri giả này có rất nhiều trong Hội Thánh, họ cố gắng dạy tín hữu đi xa giáo lý được cứu bởi ân điển của Đấng Christ. Họ cố dạy tín hữu là sự cứu rỗi ban cho nhưng không của Đức Chúa Trời như là một món nợ mà tín hữu phải báo trả bằng việc làm thánh thiện của chính mình hay phương cách hành đạo tốt của mình. (Xin xem bài H146).

 

H284.         Có nên dùng tòa giảng để chỉ trích không?

 

Việc dùng tòa giảng để chỉ trích là một điều rất tai hại cho Hội thánh Chúa. Sự chỉ trích sanh ra sự bất bình chia rẽ và mặc cảm trong Hội thánh.

Cố Mục sư Giáo Hạt Trưởng Nguyễn Bá Quang nói: “Thật đáng buồn, khi tòa giảng được dùng để chỉ trích nhau, chống đối nhau”(Trích Tạp chí Thông Công số 146).

Mục sư John M. Drescher, tác giả sách “Nếu Tôi Bắt Đầu Lại Chức Vụ” cũng nói “toà giảng không phải là chỗ để chỉ trích cá nhân.”

Việc dùng toà giảng để chỉ trích không nâng cao tinh thần sống đạo của tín hữu, nhưng sự chỉ trích thực hiện trên tòa giảng còn mang lại nhiều hậu quả tiêu cực có hại cho công việc tăng trưởng của Hội Thánh Chúa.

 

H285.         Có nên chỉ trích các bài giảng của mục sư không?

 

Chúng ta không nên có những lời chỉ trích thiếu xây dựng, nhưng nên lắng nghe với tinh thần của tín hữu ở thành Bê-rê, “Ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật chăng”(CV 17:11). Không những chúng ta chỉ “tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật chăng,” nhưng tín hữu cũng nên “tra xem Kinh Thánh, để xét bài viết của họ có thật chăng.” Như trường hợp một tín hữu đọc bài viết của một thầy dạy đạo đăng trên một đặc san Tin Lành ở San Diego, California, tháng 12 năm 2004. Thầy dạy đạo này viết như vầy: “Đức Chúa Trời không nở nhìn thấy loài người cứ lầm lũi trên con đường hư mất. Ngài tìm đủ mọi cách để cứu nhân loại, hướng dẫn hoặc khuyên dỗ mọi người trở lại cùng Ngài, nhưng mọi phương cách đều vô hiệu. Cuối cùng, vì tình yêu quá lớn, Ngài đã xuống thế gian để tự mình cứu chuộc loài người ra khỏi sự diệt vong.” Mới vừa đọc qua, người tín hữu nhận thấy bài viết ca ngợi tình thương của Chúa hay quá, nhưng xét lại thấy lời lẽ của thầy dạy đạo“dạy theo tuồng bụng của mình” không ổn lắm.Với tinh thần của tín hữu Bê-rê, người tín hữu liền mở Kinh Thánh ra ở sách I Phi-e-rơ 1:19-20 đọc thấy lời Chúa nói: “Bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của Chiên Con không lỗi không vít, đã định sẵn trước buổi sáng thế, và hiện ra trong cuối các thời kỳ vì cớ anh em.” Khi đọc qua phân đoạn Kinh Thánh này, người tín hữu nhận thấy Đức Chúa Trời đã định sẵn chương trình cứu rỗi loài người qua Đức Chúa Giê-su Christ, trước khi Ngài tạo dựng nên loài người và thế gian này (before the foundation of the world). Người tín hữu nhận thấy không phải Đức Chúa Trời chờ đến khi loài người phạm tội rồi mới chạy tìm các phương cách cứu chuộc như “thầy dạy đạo” nói. Nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẳn chương trình cứu rỗi loài người qua Đức Chúa Giê-su Christ là chương trình đầu tiên và cuối cùng của Đức Chúa Trời “đã định sẵn trước buổi sáng thế.” Đây là một lẽ đạo quan trọng để chứng tỏ Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Tri. Lời dạy đạo của “thầy dạy đạo” đăng trên báo ở San Diego, California, đã đưa dẫn tín hữu đến chỗ cho rằng, Đức Chúa Trời không biết trước sự việc; chỉ chờ có bất trắc rồi mới tìm phương pháp đối phó. Lời dạy đạo này không đúng với Kinh Thánh và rất tai hại cho sự tăng trưởng trong sự hiểu biết về Đức Chúa Trời của tín hữu.

 

 

H286.         Một bài báo dạy đạo viết:“Cả Kinh Thánh Cựu Ước lẫn Tân Ước đều dạy rằng chẳng hề ai thấy được Đức Chúa Trời. Bài dạy đạo này nói như vậy có đúng không?

 

Bài dạy đạo này nói không đúng về phần Cựu Ước, vì Kinh Thánh Cựu Ước ghi ít nhất ba lần người ta thấy Đức Chúa Trời trong ba trường hợp như sau:

  1. Ê-sai 6:5: “Bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!”
  2. Sáng-thế-ký 32:30: “Gia-cốp đặt tên chỗ đó là Phê-nê-ên và nói rằng: Tôi đã thấy Đức Chúa Trời đối mặt cùng tôi và linh hồn tôi được giải cứu.”
  3. Xuất Ê-díp-tô Ký 24:9-11: “Đoạn, Môi-se và A-rôn, Na-đáp và A-bi-hu cùng bảy mươi trưởng lão Y-sơ-ra-ên đều lên núi, ngó thấy Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên; dưới chân Ngài có một vật giống bích ngọc trong ngần, khác nào như sắc trời thanh quang. Ngài chẳng tra tay vào những người tôn trọng trong vòng dân Y-sơ-ra-ên; nhưng họ ngó thấy Đức Chúa Trời, thì ăn và uống.”

Tuy trong Tân Ước chưa ai thấy được Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Giê-su Christ cho biết: “Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời” (Ma 5:8).

 

H287.         Tại sao Hội Nghị Giê-ru-sa-lem không cho tín hữu ăn thịt thú vật chết ngột và huyết (CV 15:20)? 

 

Các học giả cho rằng Hội thánh An-ti-ốt gồm có thành phần tín hữu Cơ đốc Do Thái và tín hữu Cơ đốc ngoại bang sinh hoạt chung chạ với nhau. Tuy đã là tín hữu Cơ đốc nhưng người Do Thái vẫn còn tôn trọng truyền thống tuân giữ luật pháp Môi-se của thời Cựu Ước, như không ăn đồ cúng thần tượng, huyết và thú vật chết ngột (Lê 7:26). Trong lúc đó tín hữu Cơ đốc gốc ngoại bang không có phong tục kiêng cữ ăn đồ cúng thần tượng, huyết và thịt thú vật chết ngột. Nên hai nhóm tín hữu này có sự va chạm nhau trong các buổi ăn uống thông công trong Hội thánh. Để tránh sự chia rẽ giữa tín hữu Cơ đốc gốc Do Thái và tín hữu Cơ đốc gốc ngoại bang, Sứ đồ Gia-cơ ra chỉ thị viết thơ gởi đến Hội thánh An-ti-ốt là tín hữu ngoại bang không cần tuân giữ luật pháp của Môi-se để được cứu, nhưng phải kiêng ăn của cúng thần tượng, huyết, thú vật chết ngột và chớ tà dâm (CV15:28-29) để tránh đụng chạm với tập tục kiêng cử của Cơ đốc nhân gốc Do Thái.

 

H288.         Tại sao bức màn trong đền thờ Giê-ru-sa-lem bị xé ra làm hai (Ma 27:50-51)?

 

Khi đền thờ ở Giê-ru-sa-lem được vua Hê-rốt Đại đế xây dựng lại, miếng vách bằng gỗ bá hương ngăn cách giữa nơi thánh và nơi chí thánh (Hê 9:2-3), được thay thế bằng một bức màn vải. Mỗi ngày, các thầy tế lễ vào nơi thánh để cử hành các lễ thờ phượng như đốt hương và dâng lễ vật cho Đức Giê-hô-va. Mỗi năm đến ngày đại lễ Chuộc Tội, thầy tế lễ thượng phẩm mới được vào nơi chí thánh ở phía sau bức màn để dâng tế lễ chuộc tội cho chính mình và cho dân sự Y-sơ-ra-ên (Hê 9:7).

Phúc Âm Ma-thi-ơ 27:50-51 ghi khi Đức Chúa Giê-su trút linh hồn trên thập giá thì “cái màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên chí dưới” bởi bàn tay vô hình.

Các học giả luận rằng Đức Chúa Trời đã xé bức màn ngăn cách giữa nơi thánh và nơi chí thánh để làm một dấu hiệu cho người Do Thái biết rằng nhờ sự chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su trên thập tự giá mà họ được tiếp xúc trực tiếp với Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện hay ngợi khen. Họ không còn bị cái màn ngăn cách như trong thời Cựu Ước nữa, “Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Giê-su được dạn dĩ vào nơi rất thánh (chí thánh), bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài”(Hê 10:19-20).

 

H289.         Theo sách Lê-vi-ký đoạn 11, Đức Chúa Trời cấm dân Y-sơ-ra-ên ăn thịt heo, thỏ rừng, loài cá không có vảy, con cò, con diệc . . .  Tại sao ngày nay Cơ đốc nhân không kiêng cử các thức ăn này?

 

Dân Do Thái là tuyển dân của Đức Chúa Trời, nên Ngài có ban cho họ luật pháp để tuân giữ theo giao ước mà Chúa đã thành lập giữa Ngài với họ trong thời Cựu Ước.

Đến kỳ hạn, Đức Chúa Trời ban Con Ngài là Đức Chúa Giê-su, đến trong thế gian chịu chết trên thập giá để “đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn” (Ê-phê 2:15) của giao ước cũ đặng thành lập giao ước mới ở giữa Đức Chúa Trời và Cơ đốc nhân,“Chén này là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra”(Lu 22:20). Từ ngày có giao ước mới này, Cơ-đốc nhân không phải sống dưới luật pháp của giao ước cũ, nhưng sống dưới ân điển của giao ước mới, “Vì chúng ta không thuộc dưới luật pháp, nhưng thuộc dưới ân điển”(Rô 6:15). Bởi lẽ đó, Cơ đốc nhân không bị bắt buộc phải tuân giữ các luật pháp của Cựu Ước mà Chúa dành riêng cho người Do Thái.

Trong thời Tân Ước, khi một người đã tin nhận Đức Chúa Giê-su Christ để được xưng công bình thì không còn cần phải phục dưới luật pháp của Cựu Ước nữa: “Trước khi đức tin chưa đến, chúng ta bị nhốt dưới sự canh giữ của luật pháp mà chờ đức tin phải bày ra. Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đạêng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. Song khi đức tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy giáo ấy nữa”(Ga-la-ti 3:23-25).

 

H290.         Địa điểm của vườn Ê-đen ngày xưa, hiện nay ở đâu?

 

Theo sách Sáng Thế Ký 2:10-14 cho biết chi tiếc về địa điểm của vườn Ê-đen như sau:

“Một con sông từ Ê-đen chảy qua đặng tưới vườn; rồi từ đó chia  ra làm bốn ngã. Tên ngã thứ nhất là Bi-sôn. Tên sông thứ nhì là Ghi-hôn, chảy qua xứ Cu-sơ. Tên sông thứ ba là Hi-đê-ke, chảy về phía đông bờ cõi A-si-ri. Còn sông thứ tư là sông Ơ-phơ-rát.”

Căn cứ vào lời Kinh Thánh mô tả địa điểm của vườn Ê-đen ghi trên, người ta tin rằng vườn Ê-đen của ngày xưa nằm vào miền nam của xứ I-rắc ngày nay. Tức là nơi mà sông Hi-đê-ke và Ơ-phơ-rát gặp nhau. Địa điểm này gần thành phố Basra, cách biên giới Kuwait khoảng 125 cây số.

 

H291.         Chiếc tàu Nô-ê bao lớn? Khi hết nước lụt tàu tấp ở đâu?

 

Sách Sáng-thế-ký Việt Ngữ, bản Truyền Thống, đoạn 6:15 ghi chiếc tàu của Nô-ê có chiều dài 300 thước, chiều ngang 50 thước và chiều cao 30 thước. Nhưng theo nguyên văn Kinh Thánh bằng tiếng Hê-bơ-rơ ghi chiếc tàu của Nô-ê có chiều dài là 300 âmmâh, bề ngang là 50 âmmâh, và chiều cao là 30 âmmâh. Âmmâh dịch sang tiếng La-tinh là Cubitus và tiếng Việt là Cu-đê (Khải 21:17). Âmmâh là đơn vị đo chiều dài của thời Cựu Ước tính từ khuỷu tay (cùi chõ) cho đến ngón giữa của bàn tay. Trong thời Môi-se một âmmâh có chiều dài khoảng bốn tấc rưỡi của thước tây. Nếu tính theo thước tây thì chiếc tàu Nô-ê có chiều dài khoảng 135 thước, bề ngang 22 thước rưỡi và chiều cao là 13 thước rưỡi.

Khi nước lụt giựt xuống, tàu Nô-ê tấp trên núi A-ra-rát (Sáng 8:4). Ngày nay, núi A-ra-rát gồm có hai miệng núi lửa, không còn hoạt động, quanh năm phủ đầy tuyết, nằm về phía cực đông của Thổ-Nhĩ-Kỳ, cạnh biên giới với Armenia.

 

H292.         Sách Thẩm-phán 4:3 chép: “Tư lệnh quân đội Ca-na-an có 900 xa thiết giáp.” Sao trong thời Cựu Ước mà đã có xe thiết giáp?

 

Thông thường người ta hiểu xe thiết giáp làm bằng sắt chạy bằng xích sắt và động cơ nổ. Quân đội Anh bí mật chế tạo được xe thiết giáp (tank) và đưa ra để đánh trận La Somme ngày 15-9-1916. Đó là lần đầu tiên xe thiết giáp được sử dụng trên chiến trường. Khi Văn Phẩm Nguồn Sống dịch Kinh Thánh, Bản Diễn Ý, đã dùng chữ “xe thiết giáp” để dịch chữ “merkâbân” của tiếng Hê-bơ-rơ. Merkâbân có nghĩa là xe làm bằng sắt có hai bánh do ngựa kéo. Bản dịch Kinh Thánh truyền thống gọi đó là xe sắt (chariot of iron). Trong thời Cựu Ước chỉ có xe sắt do ngựa kéo chớ không có xe thiết giáp như của quân đội tân tiến  ngày nay.

 

H293.         Hình ảnh và hình tượng của Đức Chúa Giê-su và của các Thánh, có phải là hình tượng thật của các vị đó không?

 

Đức Chúa Giê-su, Đức Mẹ Maria và các Thánh thời xưa khi lìa trần thế đều không để lại hình ảnh của mình. Hôm nay, chúng ta có hình tượng của các vị đó đều là hình tượng giả tạo do các tu sĩ kiêm họa sĩ hay các nghệ nhân tưởng tượng tạo ra. Các ảnh tượng giả tạo này được Giáo Hội Công Giáo chấp nhận là hình ảnh tượng trưng để chưng bày ở những nơi thờ phượng. Về sau, Giáo Hội Công Giáo dùng các hình tượng giả tạo đó để thờ phượng, hôn hít, sờ mó để được phước hay được lành bệnh tật.

Trong thời Giáo Hoàng Leo III (795-816), người ban sắc lệnh 726 và 730 cấm thờ hình tượng và cấm để hình ảnh và tượng chạm của các Thánh trong các giáo đường.

 

H294.         Cơ đốc nhân có bị bắt buộc tuân giữ luập pháp của Cựu Ước không?

 

Cựu Ước là một giao ước cũ do Đức Chúa Trời thành lập giữa Ngài với tuyển dân Do Thái (Xuất 19:5). Bởi giao ước này Đức Chúa Trời ban cho người Do Thái nhiều luật pháp để tuân giữ. Tất nhiên, tuyển dân Do Thái phải sống dưới luật của Chúa để làm một dân tộc thánh (biệt riêng) cho Ngài (Xuất 19:6).

Đến kỳ hạn, Đức Chúa Trời ban Con Một Ngài đến trong thế gian, chịu chết trên thập tự giá, đổ huyết ra chuộc tội cho nhân loại, tức là Đức Chúa Giê-su “đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn”(Ê-phê 2:15) của giao ước cũ, để hành lập một giao ước mới giữa Đức Chúa Trời với Cơ Đốc nhân, “Chén này là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ  ra . . .” (Lu 22:20). Bởi giao ước mới này, Cơ đốc nhân không phải sống dưới luật pháp của giao ước cũ, nhưng sống dưới ân điển của giao ước mới. Bởi lẽ đó, Cơ đốc nhân không bị bắt buộc tuân giữ luật pháp của thời Cựu Ước, như sứ đồ Phao-lô xác định: “Vì chúng ta không thuộc dưới luật pháp, nhưng thuộc dưới ân điển”(Rô 6:15). “Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. Song khi đức tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy giáo ấy nữa”(Ga 3:24-25). “Anh em thảy đều muốn cậy luật pháp cho được xưng công bình, thì đã lìa khỏi Đấng Christ, mất ân điển rồi”(Ga 5:4). “Chúa Cứu Thế đã giải phóng chúng ta, cho chúng ta được tự do. Vậy hãy  bảo vệ và triển khai tự do, đừng tự tròng cổ vào ách nô lệ của luật pháp nữa”(Ga 5:1, BDY).

 

H295.         Tín hữu nên dùng đức tin hay y học để chữa bệnh?

 

Sứ đồ Gia-cơ dạy dùng sự cầu nguyện bởi đức tin để chữa bệnh như sau: “Trong anh em có ai đau ốm chăng? Hãy mời các trưởng lão Hội thánh đến, sau khi nhân danh Chúa xức dầu cho người bịnh đoạn, thì các trưởng lão hãy cầu nguyện cho người. Sự cầu nguyện bởi đức tin sẽ cứu kẻ bịnh, Chúa sẽ đỡ kẻ ấy dậy”(Gia 5:14-15). Sứ đồ Gia-cơ dạy tín hữu cầu nguyện xin Chúa chữa bịnh, nhưng không có ý cấm tín hữu dùng y học để chữa bịnh.

Sứ đồ Phao-lô dạy dùng rượu như là một vị thuốc để trị bệnh: “Đừng chỉ uống nước luôn; nhưng phải uống một ít rượu, vì cớ tì vị con, và con hay khó ở”(I Tim 5:23).

Sách Giải Nghĩa Kinh Thánh Phúc Âm Ma-thi-ơ II, của William Barclay, trang 143, nói đến các ý kiến của các học giả về việc dùng y học để trị liệu như sau:

  1. Giáo sư Courvoisier cho rằng: “nghề nghiệp bác sĩ là một chức vụ cho những người được kêu gọi, những người nhờ học hỏi và năng khiếu tự nhiên thiên phú, có thể chăm sóc và chữa trị người bịnh. Dù họ có biết hay không, dù họ có phải là tín đồ hay không, thì theo quan điểm Cơ Đốc Giáo người thầy thuốc làm nghề như vậy là người đồng công với Đức Chúa Trời.”
  2. Bác sĩ Pouyanne nói rằng: “Sự đau ốm và sự chữa lành là hành động của ân sủng.”
  3. Mục sư Alain Perrot cho rằng: “Bác sĩ là công cụ của lòng nhẫn nhục của Thiên Chúa. Thuốc men là một sự ban phát ân sủng của Đức Chúa Trời, Đấng nhân lành đã thương xót con người và cung ứng những phương cách trị liệu cho những hậu quả xấu xa của tội lỗi.”
  4. Nhà thần đạo John Calvin cho rằng: “Thuốc men như là ơn ban từ Đức Chúa Trời. Chữa lành bịnh tật cho người tức là tiếp tay Đức Chúa Trời. Chữa trị thân thể con người là một công tác Đức Chúa Trời giao, cũng như việc chữa lành linh hồn con người; vì vậy khi thầy thuốc hành nghề, ông là một tôi tớ của Đức Chúa Trời y như mục sư hầu việc Chúa vậy.”

Căn cứ vào lời dạy của Sứ đồ Gia-cơ và Phao-lô cùng các ý kiến của các học giả nêu trên, thì hầu hết các hệ phái Cơ Đốc nghĩ rằng dùng đức tin cầu nguyện và y khoa để chữa bệnh đều thích hợp với niềm tin của Cơ Đốc Giáo.

 

H296.         Phúc Âm Lu-ca 23:43, Chúa Giê-su hứa với tên trộm cướp tin nhận Ngài rằng: “Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong Ba-ra-đi.” Ba-ra-đi có phải là thiên đàng không?

 

Nguyên văn Phúc Âm Lu-ca viết bằng tiếng Hy Lạp, nên chữ Ba-ra-đi có nguồn gốc từ chữ Paradeisos của Hy Ngữ. Chữ thiên đàng theo tiếng Hy-Lạp là Ouranos. Trước khi Đức Chúa Giê-su phục sinh, thiên đàng và Ba-ra-đi là hai địa điểm khác nhau. Thiên đàng là nơi có Đức Chúa Trời ngự. Ba-ra-đi là một phần của âm phủ (Haides/Hades). Âm phủ gồm có hai phần, một phần gọi là Ba-ra-đi hay lòng Áp-ra-ham. Ba-ra-đi hay lòng Áp-ra-ham là nơi ở tạm thời của những linh hồn người chết đã được cứu, có yên ủi. Một phần kia của âm phủ là nơi giam giữ những linh hồn của những người chết không được cứu, có hành phạt đau khổ tạm thời (Lu 16:23,24). Những linh hồn được cứu ở Ba-ra-đi và những linh hồn không được cứu ở nơi bị hành phạt có thể thấy nhau và nói chuyện với nhau, nhưng không gặp nhau được vì có một vực sâu ngăn cách ở giữa họ (Lu 16:26).

Sau cuộc phục sinh của Đức Chúa Giê-su, những linh hồn người chết ở Ba-ra-đi được chuyển lên thiên đàng (Ê-phê 4:7-10). Nên Ba-ra-đi không còn tồn tại ở âm phủ sau ngày Đức Chúa Giê-su phục sinh. Cơ-đốc nhân qua đời sau khi Đức Chúa Giê-su phục sinh thì linh hồn của họ được lên thiên đàng ở với Chúa; không còn phải ở Ba-ra-đi như lúc Chúa chưa phục sinh.

Những linh hồn không được cứu còn ở âm phủ, sẽ phải ở đó cho đến khi Đức Chúa Giê-su tái lâm. Sau khi Đức Chúa Giê-su tái lâm và đã cai trị thế gian này 1.000 năm. Những linh hồn người chết còn ở âm phủ sẽ hiệp với thân thể ở mồ mả sống lại. Sau khi sống lại phải ứng hầu trước Tòa Lớn và Trắng để bị xử đoán tùy công việc mình làm, rồi bị ném xuống hồ lửa, tức là địa ngục, bị hành phạt đời đời (Khải 20:13-15).

 

H297.         Tại sao có Giáo hội Cơ Đốc cấm dùng nhạc cụ trong nhà thờ?

 

Vào thế kỷ XVI, trong lúc cuộc cải chánh Giáo hội của Martin Luther đang được đẩy mạnh ở Đức thì bên Thụy Sĩ có Linh-mục Ulrich Zwingli (1484-1531), cha sở của Giáo xứ Zurich, làm một cuộc cải chánh tương tự như của Martin Luther.

Linh mục Ulrich Zwingli cắt đứt liên hệ với Giáo Hoàng, đặt niềm tin trọn vẹn vào các lời dạy dỗ của Chúa trong Tân Ước, nhất là Giáo lý được cứu bởi ân điển. Giải tán các tu viện, cho linh-mục lấy vợ, vứt bỏ hình tượng, chống lại việc bán phiếu xá tội và loại bỏ việc dùng nhạc cụ trong các buổi thờ phượng ở các giáo đường.

Linh mục Ulrich Zwingli không cho dùng nhạc cụ trong giáo đường, khi căn cứ vào lời Phao-lô dạy,“âHãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa”(Ê-phê 5:19).

Hiện nay, một số nhỏ Hội thánh Tin Lành như United Church of Christ hay Churches of Christ theo lời dạy của Ulrich Zwingli không dùng nhạc cụ trong các buổi nhóm thờ phượng ở các giáo đường của họ. Các Giáo Hội này còn cho rằng vì Hội thánh đầu tiên không xử dụng nhạc cụ, nên họ muốn giữ theo truyền thống này. Ngoài ra, họ cho rằng tiếng nhạc cụ làm cho không khí thờ phượng thiếu tôn nghiêm, có vẻ trần tục, nhộn nhịp và ồn ào như các cuộc vui chơi ngoài đời.

 

H298.         Khi Đức Chúa Giê-su nói: “chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên.” “chiên khác” và “chiên ta” là Ngài ám chỉ về ai ?

 

Sách Ma-thi-ơ 15:24 ghi Đức Chúa Giê-su cho biết Ngài được sai đến vì “các con chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên,” Giăng 10:16 ghi Đức Chúa Giê-su cho biết Ngài còn các “chiên khác”phải dẫn về nữa và Giăng 10:27 ghi lời Đức Chúa Giê-su phán: “Chiên ta nghe tiếng ta.”

Các nhà giải kinh cho rằng khi Chúa nói “các con chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên” là Ngài ám chỉ những người Do Thái chưa được cứu; “chiên khác” là Chúa ám chỉ đến người ngoại bang chưa được cứu; “chiên ta” là Ngài ám chỉ những người được cứu vì đã tin nhận Ngài.

 

H299.         Người đời thường nói “để làm dê tế thần.” Họ nói vậy có nghĩa là gì?

 

Trong thời Cựu Ước, hàng năm đến ngày đại lễ Chuộc Tội (Yôwm Kâphar), “thầy tế lễ làm lễ chuộc tội cho nơi thánh, cho hội mạc và cho bàn thờ. Rồi sau đó, thầy tế lễ phải dâng một con dê đực còn sống. Thầy tế lễ nhận hai tay mình trên đầu con dê đực còn sống đó, xưng trên nó các gian ác và sự vi phạm, tức những tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên để chất trên đầu nó, rồi nhờ một người chực sẵn đuổi nó ra thả vào đồng vắng. Vậy, con dê đực đó đã gánh trên mình nó các tội ác của dân Y-sơ-ra-ên ra nơi hoang địa”(Lê16:20-22). Ngày nay, người ta gọi con vật này là “dê tế thần.”

Câu nói “để làm dê tế thần” là có ý ám chỉ một người nào đó phải gánh chịu các hình phạt vì tội lỗi hay việc làm sai quấy của người khác, hoặc một người nào đó bị bắt buộc phải nhận hết tội lỗi để những người còn lại thoát nạn.

 

H300.         “Bước lên Si-ôn” là tựa đề của một bài Thánh Ca. Si-ôn là gì?

 

Si-ôn là tên một ngọn đồi ở cực đông của thành Giê-ru-sa-lem. Trong thời Cựu Ước, đồi Si-ôn có đồn lũy kiên cố của người Giê-bu-sít. Đến năm 1000 TCN, vua Đa-vít đánh và chiếm được ngọn đồi này (II Sa 5: 6), rồi đổi tên lại là thành Đa-vít (II Sa 5:7). Sau khi lấy được Si-ôn, vua Đa-vít dùng Si-ôn làm nơi chính thức đặt Hòm Giao Ước. Khi có Hòm Giao Ước hiện diện, Si-ôn trở thành núi thánh của Đức Chúa Trời (Thi 2:6).

Đến năm 70 SC, thành Giê-ru-sa-lem bị quân La Mã phá hủy, người Do Thái bị đuổi ra khỏi xứ, quốc gia Do Thái bị xóa bỏ trên bản đồ thế giới thì chữ Si-ôn là tiêu biểu cho niềm hy vọng của người Do Thái là một ngày trong tương lai, họ sẽ trở lại Palestine (Ca-na-an) để thành lập lại quốc gia Y-sơ-ra-ên.

Đối với Cơ-Đốc Giáo, chữ Si-ôn có nghĩa là thiên đàng, “Nhưng anh em đã tới gần núi Si-ôn, gần thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời, gần muôn vàn thiên sứ nhóm lại . . . gần Đức Chúa Trời, là quan án của mọi người . . . gần Đức Chúa Giê-su, là Đấng Trung Bảo của giao ước mới”(Hê12:22).

 

H301.         Nên chôn hay thiêu?

 

Dẫu biết rằng Đức Chúa Trời có thể làm sống lại người chết với thân thể được chôn dưới lòng đất hay bị thiêu thành tro bụi. Nhưng thiêu thân thể người chết thành tro bụi không phải là tập quán của Cơ Đốc Giáo.

Từ xưa cho đến nay, Cơ Đốc Giáo theo phong tục tôn trọng thân thể người chết như người Do Thái, tức là chôn cất người chết trong mồ mả một cách tử tế. Như sau khi Đức Chúa Giê-su trút hơi thở trên thập tự giá, người ta đem thi thể của Ngài xuống và đặt vào mộ đá. Đến ngày thứ ba, Ngài đãù sống lại từ mộ phần này.

Vào thế kỷ 18, người theo phong trào “Enlightenment” không tin giáo lý có sự sống lại của Cơ Đốc Giáo. Để chống lại giáo lý này, họ thiêu thân thể người chết của họ thành tro bụi.

Chánh Thống Giáo, Công Giáo La Mã và hầu hết các hệ phái Tin Lành có truyền thống coi việc thiêu thân thể là một hành động chống lại giáo lý “có sự sống lại của thân thể” của Cơ Đốc Giáo. Nên các Giáo Hội này thường khước từ làm lễ an táng cho tang gia nào có ý định sẽ thiêu thi thể thân nhân mình.

Năm 1963, Giáo Hội Công Giáo La Mã thay đổi lập trường; Giáo Hoàng Paul IV của Toà Thánh La Mã, đã cho phép giáo dân được hỏa táng thi thể người chết và tuyên bố: “việc này không làm hại tới đời sống tâm linh của những người theo đạo Thiên Chúa.”(Trích Tạp Chí Gia Đình, số 138, tháng 11- 2004)

Chôn cất thi thể người chết đàng hoàng là hành động tôn trọng người quá cố. Vậy, tín hữu Cơ Đốc nên chọn chôn cất hơn là thiêu thi thể của mình hay của thân nhân mình.

 

H302.         Ý nghĩa huy hiệu của Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) là gì?

 

Vào năm 1887, Mục sư Albert B. Simpson thành lập  Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (The Christian and Missionary Alliance) ở Hoa Kỳ.  Mục sư  Albert B. Simpson  đề  xướng ra giáo lý Tứ Diện Tin Lành (The  Fourfold of the Gospel).  Giáo lý  này  nói về  bốn công vụ của Đức Chúa Giê-su Christ (Four Portrayals of the work of Christ). Bốn công vụ này được tượng trưng bằng hình thập giá, bình dầu, bồn nước và vương miện. Hội Phúc Âm Liên Hiệp kết hợp bốn hình ảnh này lại với quả địa cầu để làm huy hiệu cho giáo hội  mình với ý nghĩa như sau:

  1. Thập tự giá (Cross): Tượng trưng cho Đức Chúa Giê-su Christ đã chịu khổ hình trên thập giá chuộc tội cho nhân loại. Ngài là Cứu Chúa của chúng ta (Christ our Savior), “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16).
  2. Bình dầu (Pitcher): Trong thời Cựu Ước, dầu dùng để chữa bịnh. Bình dầu tượng trưng cho Đức Chúa Giê-su Christ là Đấng chữa lành bịnh cho chúng ta (Christ our Healer), “Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta . . . bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh”(Ê-sai 53:4-5).
  3. Bồn nước (Laver): Trong thời Cựu Ước, các thầy tế lễ dùng nước đựng trong cái bồn bằng đồng để tẩy sạch trước khi đến gần bàn thờ (Xuất 30:17-21). Bồn nước tượng trưng cho Đức Chúa Giê-su Christ là Đấng Thánh Hóa của chúng ta (Christ our Sanctifier); Ngài tẩy sạch tội lỗi của chúng ta mỗi ngày,“Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta đến! Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó”(I Tê 5:23-24).
  4. Vương miện (Crown): Tượng trưng cho Đức Chúa Giê-su Christ là Vua của chúng ta sẽ tái lâm (Christ our Coming King), “Giê-su nầy đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy” (CV 1:11).
  5. Quả địa cầu (Globe): Tượng trưng cho trách nhiệm hoàn tất công tác truyền giáo Đấng Christ giao phó (Completing Christ’s Commission), “Tin Lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến”(Ma 24:14).

 

H303.         Có phải thập tự giá là hình ảnh đầu tiên làm biểu tượng cho Cơ Đốc Giáo?

 

Các học giả cho rằng thập tự giá không phải là hình ảnh  đầu  tiên  mà Hội thánh sơ  khai  dùng để làm biểu tượng cho Cơ Đốc Giáo. Vì trong thời của Hội thánh sơ  khai,  Cơ Đốc Giáo vẫn còn xem thập tự giá là biểu tượng của sự rủa sả,“Đáng rủa thay là kẻ bị treo trên cây gỗ”(Ga 3:13). Hơn nữa, trong thời gian này Cơ Đốc Giáo cũng  không mấy có thiện cảm với thập tự giá vì  thập  tự  giá vẫn  còn là công cụ của các Hoàng đế La Mã dùng để hành hình Cơ đốc nhân trong các cuộc bách hại. Nên, thập tự giá chưa được xem là dấu hiệu thiêng liêng để Cơ Đốc Giáo phô trương trong thời kỳ này.

Vào đầu thế kỷ IV, Hoàng Đế Constantine dùng chữ Chi (X) và Rho (P) của Hy Lạp để làm biểu tượng cho Cơ Đốc Giáo. Chi (X) và Rho (P) là hai mẩu tự đầu của chữø XPIƠTÓS. Chữ XPIƠTÓS có nghĩa là CHRIST (một danh hiệu của Đức Chúa Giê-su).

Người ta không biết đến khi nào thập tự giá mới được dùng để tượng trưng cho Cơ Đốc Giáo. Nhưng đến giữa thế kỷ V, người ta bắt đầu thấy hình thập tự giá chạm trên các hòm bằng đá được chưng bày như những tác phẩm nghệ thuật.

 

H304.         Huy hiệu của Hội Thánh sơ khai là gì? 

 

Căn cứ vào các cuộc khảo cổ, người ta tìm thấy nhiều hình ảnh con cá khắc trên các chiếc nhẫn đeo tay hay vẽ trên vách đá trong các hầm mộ và hang động. Hầm mộ và hang động là những nơi mà các tín hữu Cơ Đốc của Hội thánh sơ khai thường đến ẩn trốn các cuộc bách hại của các Hoàng đế La Mã. Khám phá này làm cho các học giả tin rằng hình vẽ con cá là hình ảnh đầu tiên mà Hội thánh sơ khai đã dùng để làm biểu tượng cho Cơ Đốc Giáo. Vì chữ cá của Hy Lạp gồm có năm mẫu tự là “IXOYE.” Năm mẫu tự này được tín hữu của Hội thánh sơ khai dùng để tượng trưng cho năm điều liên hệ đến Đức Chúa Giê-su Christ như sau:

       IXOYE:

I = Inơoús, Iesous (Giê-su)

X=Xpiơtós (Christ)

O= OEoú (Thiên Chúa)

Y= Yiós (Con)

E= Ewtnp (Đấng Cứu Thế)

IXOYE chuyển qua mẫu tự Anh Ngữ (English   Alphabet) trở thành “ICHTHYS.” ICHTHYS cũng tượng trưng năm điều liên hệ đến Đức Chúa Giê-su Christ như sau:

      ICHTHYS:

I= Inơoús, Iesous (Giê-su)

CH= CHristos (Christ)

TH=THeou (Thiên Chúa)

Y = Yiós (Con)

S = Soter (Đấng Cứu Thế)

Có huyền thoại cho rằng: Trong thời bị bắt bớ, Cơ đốc nhân dùng hình vẽ con cá làm dấu hiệu mật để liên lạc hay để nhận diện nhau như sau:

  1. Liên lạc: Vẽ hình con cá trước sân nhà hay trước cửa nhà để báo cho đồng đạo biết nơi này là địa điểm họp mặt hay dùng hình con cá để chỉ hướng đi đến địa điểm họp mặt trong các hang động.
  2. Nhận diện: Người tín hữu thứ nhất vẽ vòng cung trên, tức là nửa hình con cá; người thứ nhì vẽ vòng cung dưới để thành hình con cá mà nhận diện nhau là đồng đạo.

Ngày nay, tín hữu Cơ đốc dùng hình con cá chạm trên các thứ nữ trang, in trên danh thiếp, dán trên xe hay trên các bảng hiệu quảng cáo để bày tỏ họ là Cơ đốc nhân đã đặt niềm tin mình nơi Đức Chúa Giê-su; Ngài là Con của Đức Chúa Trời, Đấng cứu thế của nhân loại.

 

H305.         BC, AD, INRI, IHS và Merry Christmas có nghĩa gì?

 

  1. BC là chữ viết tắt của chữ BEFORE CHRIST trong Anh Ngữ. Chữ BC thường viết sau các niên hiệu để cho biết niên hiệu đó trước công nguyên hay trước sự giáng sinh của Đức Chúa Giê-su Christ.
  2. AD là chữ viết tắt của chữ La-tinh ANNO DOMINI; có nghĩa là năm của Chúa (the Lord’s year). Chữ AD thường viết sau các niên hiệu để cho biết niên hiệu đó thuộc công nguyên mới hay sau sự giáng sinh của Đức Chúa Giê-su Christ.
  3. INRI là chữ viết tắt của chữ La-tinh IESUS NAZARENUS REX IUDAEORUM; có nghĩa là GIÊ-SU NGƯỜI NA-XA-RÉT LÀ VUA DÂN GIU-ĐA (Giăng 19:19). Người ta thường thấy chữ INRI trên thánh giá của Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành.
  4. IHS là chữ viết tắt của chữ La-tinh IESUS HOMINUM SALVATOR; có nghĩa là GIÊ-SU CỨU CHÚA CỦA NHÂN LOẠI. Người ta thường thấy chữ IHS trên thánh giá của Giáo Hội Tin Lành và Công Giáo.
  5. MERRY CHRISTMAS: Merry là cổ ngữ của Anh Văn. Merry có nghĩa là “øphước.” Merry Christmas có nghĩa là lời chúc “Giáng Sinh phước hạnh.”

 

H306.         Những chữ như: Ha-lê-lu-gia, A-lê-lu-gia, Hô-sa-na, A-men, An-pha và Ô-mê-ga có nghĩa gì?

 

  1. Ha-lê-lu-gia có nguồn gốc từ chữ Hallelujah của tiếng Hê-bơ-rơ. Chữ Ha-lê-lu-gia dùng trong Kinh Thánh Cựu Ước tiếng Hê-bơ-rơ (Thi 113:1). Chữ A-lê-lu-gia phiên âm từ chữ Allelouia của tiếng Hy lạp. Chữ A-lê-lu-gia dùng trong Kinh Thánh Tân Ước tiếng Hy Lạp (Khải 19:1). Hai chữ này có nghĩa là ngợi khen Đức Giê-hô-va hay ngợi khen Đức Yahweh (Gia-vê).
  2. Hô-sa-na phiên âm từ chữ HOSANNA của tiếng Hy lạp. Chữ này có nghĩa là “Cứu chuộc bây giờ, chúng tôi cầu khẩn Ngài” (Ma 21:9).
  3. A-men phiên âm từ chữ ÂMÊN của tiếng Hê-bơ-rơ (Dân 5:22) hay AMEN của tiếng Hy-lạp (Khải 1:6). A-men có nghĩa là thật vậy hay thật phải có như vậy.
  4. An-pha và Ô-mê-ga: An-pha phiên âm từ chữ Alpha và Ô-mê-ga phiên âm từ chữ Omegă của chữ Hy lạp. An-pha là chữ  đầu và Ô-mê-ga là chữ cuối của mẫu tự Hy lạp. Sách Khải-huyền 22:13 ghi Đức Chúa Giê-su xưng Ngài là An-pha và Ô-mê-ga để bày tỏ Ngài là Đấng đầu tiên và cuối cùng, tức là Đấng vĩnh hằng.

 

H307.         Các Giáo Hội Cơ Đốc có chia 10 điều răn ghi ở Xuất Ê-díp-tô-Ký 20:3-17 giống nhau không?

 

Các Giáo Hội Cơ Đốc chia 10 điều răn chép ở sách Xuất Ê-díp-tô-Ký đoạn 20, từ câu 3 đến câu 17 không giống nhau.

Giáo Hội Công Giáo La Mã và Giáo Hội Tin Lành Lutheran dùng Xuất Ê-díp-tô-Ký 20: 3, 4, 5, 6 để làm điều răn thứ nhất như sau:

“Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống như những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp này, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta.”

Trái lại, Giáo Hội Episcopal, Chánh Thống Giáo Đông Phương và các Giáo Hội Tin Lành khác dùng Xuất Ê-díp-tô-Ký 20:3 làm điều răn thứ nhất: “Trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác”và Xuất Ê-díp-tô-Ký 20:4, 5, 6 để làm điều răn thứ nhì: “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống như những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp này, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẽ yêu mến ta và giữ các điều răn ta.”

Giáo Hội Công Giáo La Mã và Tin Lành Lutheran dùng Xuất Ê-díp-tô-Ký 20:17 để làm điều răn thứ chín và mười. Điều răn thứ chín: “Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi”, và điều răn thứ mười: “Đừng tham vợ người hoặc tôi trai tớ gái, bò lừa hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi.”

Trái lại, Giáo Hội Episcopal, Chánh Thống Giáo Đông Phương và các Giáo hội Tin Lành khác dùng Xuất Ê-díp-tô-Ký 20:17 để chỉ làm một điều răn, tức là điều răn thứ mười: “Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò lừa hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi.”

Tóm lại, Công Giáo La Mã, Chánh Thống Giáo và Tin Lành đều có 10 điều răn giống nhau, nhưng có sự khác biệt khi phân chia 10 điều răn đó ra thứ tự từ một đến mười.

 

H308.         Có bao nhiêu loại mão triều thiên?                                    

 

Kinh Thánh Tân Ước ghi có 4 loại “mão triều thiên” như sau:

 

  1. Mão triều thiên của sự sống:

Chúa ban “mão triều thiên của sự sống”cho tín hữu phải gánh chịu các cơn thử thách hay phải hy sinh mạng sống mình vì danh Chúa, “Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mão triều thiên của sự sống”(Khải 2:10), “Phước cho người bị thử thách, vì lúc chịu nổi sự thử thách rồi, thì sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài”(Gia 1:12).

 

  1. Mão triều thiên của sự công bình:

Chúa ban “mão triều thiên của sự công bình”cho tín hữu đã hoàn tất trách nhiệm mà Ngài giao phó hay tín hữu có lòng mong đợi Đức Chúa Giê-su tái lâm,“Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài”(II Tim 4:8).

 

  1. Mão triều thiên vinh hiển:

Chúa ban “mão triều thiên vinh hiển”cho người tình nguyện chăn bầy của Đức Chúa Trời,“Khi Đấng làm đầu các kẻ chăn chiên hiện ra, anh em sẽ được mão triều thiên vinh hiển, chẳng hề tàn héo” (I Phi-e 5:4).

 

  1. Mão triều thiên không hư nát:

Chúa ban “mão triều thiên không hư nát”cho tín hữu biết kềm chế mình để phục vụ Chúa,“Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ, họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triều thiên không hay hư nát”(I Cô-rinh 9:25).

 

H309.         Cơ Đốc Giáo có tin kiếp luân hồi không?

 

Ấn Độ Giáo đề xứng ra thuyết luân hồi đầu tiên. Sau đó, thuyết này du nhập vào Phật Giáo và tồn tại trong Phật Giáo cho đến ngày nay. Thuyết luân hồi cho rằng con người sống trên đời tạo ra nghiệp. Nếu tạo ra nghiệp tốt, sau khi chết sẽ đầu thai lên kiếp người giàu sang danh vọng. Nếu tạo ra nghiệp xấu sẽ đầu thai lên kiếp người nghèo hèn khổ cực hay điểu thú côn trùng.

Cơ Đốc Giáo không tin là con người có kiếp luân hồi, vì Kinh Thánh đã bày tỏ rõ ràng là: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét” (Hê 9:27). Sau khi lìa khỏi cõi đời này, linh hồn của người không được cứu sẽ xuống âm phủ chờ đợi cho đến kỳ hạn. Khi kỳ hạn đến, người không được cứu phải ứng hầu trước Toà Lớn và Trắng, để chịu Chúa phán xét, rồi bị hành phạt đời đời ở địa ngục (Khải 20:11-15). Bị hành phạt đời đời ở địa ngục thì không còn có cơ hội nào để đầu thai qua kiếp khác.

 

H310.         Tại sao Phi-e-rơ phạm tội chối Chúa mà vẫn được cứu, trái lại Giu-đa phạm tội bán Chúa mà không được cứu?

 

Một thầy dạy đạo Tin Lành cao cấp trả lời: “Phi-e-rơ được cứu vì đã ăn năn, còn Giu-đa không được cứu vì không ăn năn.” Nhưng các sách Phúc Âm ghi rằng, sau khi chối Chúa 3 lần, Phi-e-rơ đi ra khóc lóc đắng cay (Ma 26:75). Các sách Phúc âm không dùng chử “ăn năn” để mô tả cảm xúc hối hận của Phi-e-rơ sau khi chối Chúa 3 lần. Trái lại, Phúc Âm Ma-thi-ơ 27:3 ghi rõ ràng là: “Khi ấy, Giu-đa là kẻ đã phản Ngài, thấy Ngài bị án, thì ăn năn, bèn đem 30 miếng bạc trả cho các thầy tế lễ cả và các trưởng lão mà nói rằng: ‘Tôi đã phạm tội vì nộp huyết vô tội!’” Câu Kinh Thánh này chứng minh rõ ràng là Giu-đa đã thật sự ăn năn. Điều này cho chúng ta thấy Giu-đa không được cứu vì không tin Chúa Giê-su, chứ không phải vì không ăn năn. Còn phi-e-rơ được cứu vì đã tin Chúa Giê-su (Ma 16:16), chứ không phải vì đã ăn năn.

 

H311.         Lời tiên tri Ê-sai 53:9 “Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết được chôn với kẻ giàu” đã ứng nghiệm trong Đức Chúa Giê-su như thế nào?

 

Vào khoảng 700 năm trước khi Đức Chúa Giê-su giáng sinh, Ê-sai đã nói lời tiên tri về Đấng Mê-si, “Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết được chôn với kẻ giàu (Ê-sai 53:9). Lời tiên tri này đã ứng nghiệm trong Đức Chúa Giê-su  theo sự giảng giải của các học giả như sau:

(1).  Lời tiên tri, “Người ta ‘đã đặt’ mồ người với những kẻ ác”được ứng nghiệm trong Đức Chúa Giê-su, khi các học giả nghĩ rằng nhà cầm quyền “đã đặt” có nghĩa là “đã dự định” khi giết Đức Chúa Giê-su với hai tên trộm cướp trên thập tự giá rồiø, sẽ đem xác của Đức Chúa Giê-su chôn chung với xác của hai tên trộm cướp trong cùng một ngôi mộ.

(2).  Lời tiên tri, “Nhưng khi chết được chôn với kẻ giàu” được xem là đã ứng nghiệm trong Đức Chúa Giê-su như sau: Vì nhà cầm quyền “đã dự định” sẽ chôn Đức Chúa Giê-su với hai tên trộm cướp trong cùng một ngôi mộ. Nhưng khi Đức Chúa Giê-su chết thì có một người giàu tên là Giô-sép đến gặp Phi-lát để xin xác Đức Chúa Giê-su, đem về chôn một mình xác của Đức Chúa Giê-su trong một cái huyệt mới mà người đã mướn đục cho mình trong một hang đá (Ma 27:57-60).

 

H312.         Ăn năn có nghĩa là gì?

 

Theo Kinh Thánh, ăn năn có các ý nghĩa như sau:

  1. Hối tiếc:

“Đức Giê-hô-va ăn năn đã lập Sau-lơ làm vua của Y-sơ- ra- ên”(I Sa 15:35).

  1. Ân hận:

“Khi ấy, Giu-đa, là kẻ đã phản Ngài, thấy Ngài bị án, thì ăn năn”(Ma 27:3).

  1. Đổi ý:

“Đức Giê-hô-va bèn ăn năn về việc này. Đức Giê- hô-va phán rằng: Điều đó sẽ không xảy ra đâu” (A-mốt 7:3).

“Tôi không muốn đi. Nhưng sau, ăn năn rồi đi” (Ma 21:30).

  1. Thay đổi cách sống:

Từ bỏ cách sống tội lỗi,“Dân ấy đã nghe lời Giô-na giảng dạy và ăn năn (Lu 11:32).

  1. Thay đổi ý nghĩ:

Thay đổi ý nghĩ tiêu cực trở thành ý nghĩ tích cực về Đức Chúa Giê-su Christ,“Các ngươi đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công bình mà xin tha một kẻ giết người cho mình. Vậy, các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặêng cho tội lỗi mình được xóa đi, hầu cho kỳ thơ thái đến từ Chúa, và Chúa sai Đấng Christ đã định cho các ngươi, tức là Giê-su” (CV 3:14,19).

 

 

Tài Liệu Tham Khảo

 

Archer, Gleason L. Encyclopedia of Bible Difficulties. Grand Rapids,  Michigan: Zondervan Publishing House, 1982.

Barclay, William. Giải nghĩa Kinh Thánh. Anaheim, California: Văn Phẩm Nguồn Sống, 1996.

Booth, Edwin P. Martin Luther, The Great Reformer. Uhrichsville, Ohio: Barbour Publishing, Inc., 1997.

Dobson, Edward G. The Complete Bible Commentary.  Nashville: Thomas Nelson Publishers, 1999.

Đức Giám Mục Phạm Ngọc Chi. Phúc Âm Dẫn Giải. Carthage, MO: Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ,1988.

Elwell,Walter A. Evangelical Commentary on the Bible.   Grand Rapids, Michigan: Baker Book House,1989.

Freeman, James M. Manners and Customs of the Bible. North Brunswick, New Jersey: Bridge Logos Publishers, 1998.

González, Justo L. The History of Christianity.  Peabody, Massachusetts:  Hendrickson Publishers, 1999 .

Gower, Ralph. Manners and Customs of Bible Times.  Chicago, Illinois: Moody Press, 1998.

Halley, Henry H. Thánh Kinh Lược Khảo. Sài Gòn, Việt Nam:  Cơ Quan Xuất Bản Tin Lành, 1971.

Henry, Matthew. Concise Commentary on the Whole Bible.  Nashville: Thomas Nelson Publishers, 1997.

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Giáo Lý Công Giáo. Gretna, Louisiana: Cơ Sở Dân Chúa, 1984.

Jones, Timothy Paul. Christian History Made Easy. Torrance, California: Rose Publishing, 1999.

Linh Mục Phan Phát Huồn. Việt Nam Giáo Sử. Long Beach, California: Cứu Thế Tùng Thư, 1997.

McCollister, John C. The Christian Book of Why. Middle Village, New York: Jonathan David Publishers, Inc.,1983.

Mục Sư Nguyễn Văn Bình. Những Điềm Báo về Ngày Tận Thế. Paris, France: Nhà In Relief, 1997.

Mục Sư Tiến Sĩ Lê Hoàng Phu. Lịch Sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.  Sài Gòn, Việt Nam: Nhà In Tin Lành, 1965.

Mục Sư Tiến Sĩ Phan Thanh Bình. Đời Sống Mới.  San Diego, California: Tú Printing, 1997.

NS Trái Tim Đức Mẹ. Phúc Âm Hợp Tuyển Dẫn Giải. Carthage, MO: NS Trái Tim Đức Mẹ Ấn Hành, 1983.

Olsen, J. D.  Sử Ký Hội Thánh. Sài Gòn Việt Nam: Nhà In Tin   Lành, 1965.

Price, Matthew A. & Michael Collins. The Story of Christianity. Wheaton, Illinois: Tyndale House Publishers, Inc.,1999.

Tổng Cục Du Lịch, Non Nước Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: Bộ Văn Hóa Thông Tin , 1999.

Tran, Can V. Hội Thánh Công Giáo La Mã và Giáo Hoàng.  United States: 1997.

Truyền Đạo Trần Tấn Hưng.  Mười Câu Hỏi Khó về Niềm Tin Cơ Đốc. Phoenix, AZ:  HTTLVN PHOENIX, 2000.

Walvoord, John F. & Zuck, Roy B. The Bible Knowlegde Commentary. Colorado Springs, Colorado: Chariot Victor  Publishing, 1983.

Water, Mark. World Religions Made Easy. Peabody, Massachusetts: Hendrickson Publishers, 1999.

 

    Mục Lục Kinh Thánh

 

TIN LÀNH          CÔNG GIÁO                VIẾT TẮT

Sáng thế Ký         Khởi-nguyên                  Sáng

Xuất Ê-díp-tô Ký           Xuất hành   Xuất

Lê-vi Ký     Lê-vi                     Lê-vi

Dân số Ký  Dân-số                           Dân

Phục-t- Luật-lệ Ký         Thứ-luật      Phục

Giô-suê       Yôsua                            Giô-suê

Các Quan Xét       Thẩm-Phán           Quan

Ru-tơ Ruth  Ru

I Sa-mu-ên  1 Samuel     I Sa

II Sa-mu-ên 2 Samuel     II Sa

I Các Vua   1 Vua          I Vua

II Các Vua  2 Vua          II Vua

I Sử-ký        1 Ký-Sự      I Sử

II Sử-ký      2 Ký-Sự      II Sử

E-xơ-ra       Ezra  E-xơ

Nê-hê-mi     Nêhêmya    Nê

Ê-xơ-tê        Esther         Ê-xơ

Gióp  Yôb            Gióp

Thi-thiên     Thánh-vịnh Thi

Châm-ngôn Cách-ngôn  Châm

Truyền-đạo Giảng-viên  Truyền

Nhã-ca        Diệu-Ca      Nhã

ÊÂ-sai        Ysaya         Ê-sai

Giê-rê-mi    Yêrêmya     Giê

Ca-thương   Ai-ca Ca

Ê-xê-chi-ên Êzêkiel        Ê-xê

Đa-ni-ên      Daniel         Đa

ÔÂ-sê         Hôsêâ         Ô-sê

Giô-ên         Yôel  Giô-ên

A-mốt         Amos          A-mốt

ÁÙÙp-đia   Abdya         Aùp

Giô-na        Yôna Giô-na

Mi-chê        Mica  Mi

Na-hum      Nahum        Na

Ha-ba-cúc   Habacuc      Ha

Sô-phô-ni   Sôphônya   Sô

A-ghê          Haggai        A-ghê

Xa-cha-ri    Zacarya       Xa

Ma-la-chi    Malaki        Ma-la

Ma-thi-ơ     Matthêô      Ma

Mác   Marcô         Mác

Lu-ca Luca  Lu

Giăng          Yoan Giăng

Công vụ các Sứ đồ         Công vụ các Tông đồ     CV

Rô-ma         Rôma          Rô

I Cô-rinh-tô I Côrinthô   I Cô-rinh

II Cô-rinh-tô         II Côrinthô  II Cô-rinh

Ga-la-ti       Galat Ga

ÊÂ-phê-sô  Êphêsô       Ê-phê

Phi-líp         Philip          Phi

Cô-lô-se      Côlôsê        Cô

I Tê-sa-lô-ni-ca     I Thessalonikê      I Tê

II Tê-sa-lô-ni-ca    II Thessalonikê     II Tê

I Ti-mô-thê I Timôthê    I Tim

II Ti-mô-thê          II Timôthê   II Tim

Tít     Titô   Tít

Phi-lê-môn  Philêmôn    Phi-lê

Hê-bơ-rơ     Hipri Hê

Gia-cơ         Yacôbê       Gia

I Phi-e-rơ    I Phêrô        I Phi-e

II Phi-e-rơ   II Phêrô       II Phi-e

I Giăng        I Yoan        I Giăng

II Giăng      II Yoan       II Giăng

III Giăng     III Yoan      III Giăng

Giu-đe         Yuđa Giu

Khải huyền Khải-huyền Khải

 

 

 

 

 Mục Lục Sách

 

  1. TÔN GIÁO THẾ GIỚI

H1.    Ai sáng lập Ấn Độ Giáo?        11

H2.    Ai sáng lập Lão Giáo?   13

H3.    Ai sáng lập Nho Giáo hay Khổng Giáo?    14

H4.    Ai sáng lập Phật Giáo?  19

H5.    Ai sáng lập Hồi Giáo?   22

H6.    Ai sáng lập đạo  Baha’i ?        26

H7.    Ai sáng lập đạo Cao Đài?       29

H8.    Ai sáng lập đạo Hòa Hảo?      32

H9.    Ai thành lập Do Thái Giáo?    35

H10.  Ai sáng lập Cơ Đốc Giáo?       38

H11.  Bởi  đâu mà có Giáo Hội Công Giáo La Mã?       44

H12.  Bởi đâu mà có Chánh Thống Giáo (Orthodox Church)?         46

H13.  Giáo Hội Tin Lành được thành lập trong trường hợp nào?     49

H14.  Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Lutheran?         50

H15.  Ai thành lập Anh Quốc Giáo (Church of England)?      51

H16.  Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão?     53

H17.  Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Mennonite?       54

H18.  Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Báp-tít?   57

H19.  Ai thành lập Giáo Hội Episcopal ?   60

H20.  Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Anh Em ?         61

H21.  Ai thành lập Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm? 63

H22.  Ai sáng lập Giáo Hội Tin Lành Giám Lý?  67

H23.  Ai thành lập Giáo Hội Tin Lành Cứu Thế Quân ?         69

H24.  Giáo Hội Ngũ Tuần (Pentecostal Church) có từ khi nào?        70

H25.  Ai thành lập Hội Thánh Đấng Christ (Church of Christ)?      72

H26.  Ai thành lập Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA)?  75

H27.  Ai thành lập Giáo phái Chứng Nhân Giê-hô-va? 79

H28.  Ai thành lập Giáo phái Mormon?     82

H29.  Ai thành lập Giáo phái Christian Science (Khoa Học Cơ-Đốc) ?      85

  1. LỊCH SỬ CƠ ĐỐC GIÁO

H30.  Tại sao Do Thái Giáo bắt bớ Cơ Đốc Giáo?        87

H31.  Số phận của 12 sứ đồ ra sao? 88

H32.  Sau các sứ đồ, ai lãnh đạo Hội Thánh?      89

H33.  Các Giáo Phụ nào còn lưu danh đến hậu thế?      90

H34.  Tại sao các Hoàng đế La Mã bách hại Cơ Đốc Giáo?    91

H35.  Cơ Đốc Giáo phải chịu bao nhiêu cơn bách hại của các Hoàng Đế La Mã?         92

H36.  Khi nào các Hoàng Đế La Mã chấm dứt các cuộc bách hại Cơ Đốc Giáo? 95

H37.  Tại sao Hoàng đế Constantine bỏ Đa Thần Giáo để trở lại Cơ Đốc Giáo? 96

H38.  Tại sao Chánh Thống Giáo và Công Giáo La-mã tách rời nhau?     98

H39.  Tại sao Anh Quốc Giáo ly khai với Công Giáo La Mã?          99

H40.  Tòa Án Dị Giáo hay Tôn Giáo Pháp Đình là gì ?          100

H41.  Tòa án Dị Giáo sát hại bao nhiêu giáo dân vô tội?        101

H42.  Ngày xưa người ta có được tự do đọc Kinh Thánh hay dịch Kinh Thánh như ngày nay không?        101

H43.  Tại sao Giáo Hội Công giáo La mã cấm giáo dân đọc Kinh Thánh? 102

H44.  Đến khi nào tín hữu Công Giáo La Mã mới được phép đọc Kinh  Thánh? 102

H45.  John Wycliffe là ai?       103

H46.  John Huss là ai?   104

H47.  Jeanne d’Arc là ai?        105

H48.  William Tyndale là ai?   106

H49.  Galileo là ai?        107

H50.  Tại sao có Phiếu Xá Tội trong Giáo Hội Công Giáo La Mã?  108

H51.  Do đâu mà có việc buôn bán phiếu xá tội? 109

H52.  Martin Luther là ai?       109

H53.  Tại sao Martin Luther chống lại việc buôn bán phiếu xá tội của Giáo Hoàng?    111

H54.  Giáo Hoàng đối phó với Martin Luther như thế nào?    112

H55.  Martin Luther đối phó với giáo lệnh dứt phép thông công như thế nào?    113

H56.  Giáo Hoàng phản ứng thế nào đối với việc Martin Luther đốt lệnh dứt phép thông công?          113

H57.  Chuyện gì xảy ra sau Hội Nghị Worms?    115

H58.  Giáo Hoàng phản ứng thế nào khi hay tin Martin Luther trở lại Wittenberg?      116

H59.  Điều gì xảy ra cho công cuộc cải chánh sau khi Martin Luther qua đời?    117

H60.  Khi nào cuộc cải chánh thành công? 118

H61.  Ngoài cuộc cải chánh của Martin Luther, có cuộc cải chánh nào khác không?    119

H62.  Ngoài hai cuộc cải chánh ở Đức và Thụy Sĩ, có cuộc cải chánh ở xứ nào khác không?          121

H63.  Tại sao Giáo Hội Tin Lành Lutheran tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã? 123

H64.  Lúc nào Công Giáo La Mã và Tin Lành Lutheran thống nhất giáo lý cứu rỗi?    124

H65.  Tại sao Hồi Giáo muốn tiêu diệt Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo?    124

H66.  Tại sao Cơ Đốc Giáo có nhiều cuộc thánh chiến với Hồi Giáo?        126

  1. CÔNG GIÁO & TIN LÀNH

H67.  Đạo Công Giáo La Mã truyền đến Việt Nam vào năm nào?   132

H68.  Hội Thánh Tin Lành Việt Nam thành lập vào năm nào?        134

H69.  Tại sao phải gọi là Giáo Hội Công Giáo La Mã? 144

H70.  Những điều gì giống nhau giữa Công Giáo La Mã và Tin Lành?      144

H71.  Những điều gì khác nhau giữa Công Giáo La Mã và Tin Lành?        145

H72.  Giáo Hội Công Giáo La-mã và Giáo Hội Tin Lành có các Thánh Lễ (Bí tích) như nhau không?        146

H73.  Sách Giáo lý Công Giáo có dạy mười điều răn đúng theo Kinh Thánh Công Giáo không?          147

H74.  Kinh Thánh Cựu Ước của Công Giáo La Mã có bao nhiêu sách nhiều hơn Kinh Thánh Cựu Ước của Tin Lành? 149

H75.  Có phải Thánh Phi-e-rơ (Phê-rô) là Giáo Hoàng đầu tiên?      150

H76.  Giáo Hoàng có “Ơn bất khả ngộ.” Giáo Hoàng có phạm tội không?          150

H77.  Giáo Hoàng nào có vợ? 151

H78.  Giáo Hội Công Giáo La Mã có cho phép giáo dân thờ phượng Đức Mẹ Maria không?          152

H79.  Giáo Hội Công Giáo không cho thờ Đức Mẹ Maria. Tại sao tín hữu Công Giáo vẫn thờ Đức Mẹ Maria? Tại sao tín hữu Tin Lành không thờ Đức Mẹ Maria?        153

H80.  Đức Mẹ Maria có quyền ban phước không?         154

H81.  Tại sao Công Giáo cho rằng Bà Ma-ri đồng trinh suốt đời?    155

H82.  Tại sao Tin Lành không tin Bà Ma-ri đồng trinh suốt đời?     157

H83.  Tại sao Công Giáo La Mã tin Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội? Các Giáo Hội Tin Lành có tin như vậy không?    159

H84.  Tại sao các Giáo Hội Tin Lành không tin Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời?         160

H85.  Tại sao Giáo Hội Công Giáo dạy “Thánh Maria là Mẹ của Đức Chúa Trời.”?     161

H86.  Tại sao Giáo Hội Tin Lành không tin Đức Mẹ Maria là Mẹ của Đức Chúa Trời?          164

H87.  Tại sao tín hữu Tin Lành không tin Bà Ma-ri là Đấng Trung Bảo hay trung gian phụ giữa Đức Chúa Trời và nhân loại?    165

H88.  Tại sao tín hữu Công Giáo tin rằng sau khi chết, mỗi người Công Giáo đều phải xuống Luyện Ngục?        166

H89.  Giáo Hội Công Giáo căn cứ vào đâu để tin có Luyện Ngục (Purgatory)?   166

H90.  Tại sao tín hữu Tin Lành không tin có Luyện Ngục?     168

H91.  Tại sao linh mục Công Giáo không được có vợ nhưng mục sư Tin Lành có vợ?  169

H92.  Có phải tất cả linh mục Công Giáo La Mã đều độc thân?       170

H93.  Tại sao tín hữu Tin Lành không thờ ôâng bà cha mẹ, nhưng tín hữu Công Giáo Việt Nam thờ ông bà cha mẹ?        171

H94.  Kinh Thánh Công Giáo có cấm thờ thần tượng không? 172

H95.  Tại sao tín hữu Tin Lành không thờ phượng hình tượng của Chúa? 173

H96.  Cơ đốc nhân có nên cầu nguyện với các Thánh  không?         174

H97.  Tại sao các Giáo Hội Tin Lành dùng thánh giá không có hình Chúa bị đóng đinh, trái lại Công Giáo La Mã lại dùng thánh giá có hình Chúa bị đóng đinh?    175

  1. GIÁO LÝ TỔNG QUÁT

H98.  Đức Chúa Trời có những đặc tính nào?      177

H99.  Cựu Ước và Tân Ước là gì?     178

H100.         Có bao nhiêu giao ước Đức Chúa Trời đã thành lập với loài người? 179

H101.         Nơi nào trong Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời có Ba Ngôi?     180

H102.         Làm cách nào để hiểu được Đức Chúa Trời Ba Ngôi?   181

H103.         Tại sao sự đồng trinh của bà Ma-ri khi sanh Đức Chúa Giê-su là quan trọng?          183

H104.         Tại sao sứ đồ Giăng dùng chữ Ngôi Lời (Giăng 1:1) để làm danh hiệu cho Đức Chúa Giê-su?       183

H105.         Giáo lý Nhập Thể của Đức Chúa Trời Ngôi Hai là gì?  184

H106.         Những lời tiên tri nào trong Cựu Ước được ứng nghiệm với Đức Chúa Giê-su trong Tân Ước?    185

H107.         Tại sao Đức Chúa Giê-su đến trong thế gian?      192

H108.         Phúc Âm Lu-ca 2:4 ghi Giô-sép thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Vậy, Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi vua Đa-vít qua ngã Giô-sép?       193

H109.         Nếu không kể Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi của vua Đa-vít qua ngã Giô-sép thì làm cách nào để chứng minh Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi của vua Đa-vít để ứng nghiệm lời dự ngôn của tiên tri Ê-sai 9:5-6?         194

H110.         Tại sao người ta gọi Đức Chúa Giê-su là Đấng Christ, Đấng Mê-si hay Đức Chúa Giê-su Christ?      194

H111.         Tại sao Giăng Báp-tít gọi Đức Chúa Giê-su là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Giăng 1:29)?       195

H112.         Tại sao Đức Chúa Giê-su xưng mình là Con Người (Lu 12: 40)?      196

H113.         Tại sao không đặt tên Đức Chúa Giê-su là Em-ma-nu-ên theo như lời tiên tri Ê-sai dự ngôn?     197

H114.         Tại sao Đức Chúa Giê-su ví Ngài là gốc nho?      197

H115.         Tại sao Đức Chúa Giê-su từ chối uống mật đắng khi bị đóng đinh trên thập tự giá (Ma 27:34)?         198

H116.         Sau khi Đức Chúa Giê-su sống lại, Ngài vào nơi các môn đồ ở mà không cần phải mở cửa (Giăng 20:19). Khi tín hữu Cơ-Đốc sống lại họ có thể làm như Chúa được không?          198

H117.         Được xưng công bình là gì?     200

H118.         Được thánh hóa là gì?    202

H119.         Được cứu bởi ân điển là gì?     203

H120.         Người đã tin nhận Chúa rồi, sau có thể bỏ Chúa được không?         203

H121.         Có phải tội phạm sau khi chịu báp-têm thì không được tha thứ?     204

H122.         Chúa đối xử với tín đồ phạm tội như thế nào?     205

H123.         Sự cứu rỗi và phần thưởng có khác nhau không? 205

H124.         Hành động nào bị kể là phạm tội?    206

H125.         Tại sao Cơ đốc nhân vẫn còn phạm tội?    208

H126.         Khi Chúa Giê-su tái lâm thì sẽ có những biến động chính yếu nào xảy ra?          209

H127.         Tôi phải làm gì để sẵn sàng khi Chúa tái lâm?     212

H128.         Người không tin Chúa có sống lại không?  215

H129.         Có phải con người chỉ có thân thể và linh hồn?   216

H130.         Sau khi chết linh hồn sẽ đi về đâu?   217

H131.         Cơ-đốc nhân sống lại với thân thể hiện có hay một thân thể khác?  217

H132.         Có người giảng dạy nói rằng: “Vì Đức Chúa Trời là thánh, nên gia đình tín hữu nào không còn là nơi thánh nữa, hình phạt của Đức Chúa Trời chắc chắn phải đến gia đình đó.” Lời giảng dạy này có đúng không?     218

H133.         Quyết định của Hội Nghị Giê-ru-sa-lem là gì ?     220

H134.         Hành động nào bị xem là thờ hình tượng?  221

H135.         Sách Khải huyền 2:10 ghi: “Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống.” Có phải  mũ triều thiên của sự sống là sự cứu rỗi?  223

H136.         Căn cứ vào Phúc Âm Ma-thi-ơ 16:18, có phải Đức Chúa Giê-su thành lập Hội thánh Ngài trên sứ đồ Phi-e-rơ/ Phê-rô?     223

H137.         Trong thời Cựu Ước, người Do Thái nào vi phạm ngày thứ bảy Sa-bát đều phải bị tử hình. Tại sao ngày nay Cơ đốc nhân vi phạm ngày thứ bảy Sa-bát mà không bị hành phạt?          225

  1. GIÁO LÝ CỨU RỖI

H138.         Tôi tin Đức Chúa Giê-su hôm nay, khi nào tôi được tái sanh, được cứu và được sự sống đời đời?        227

H139.         Trường hợp nào làm tôi mất sự tái sanh, mất sự cứu rỗi và mất sự sống đời đời?          229

H140.         Thuyết thần đạo nào cho rằng khi một tín hữu được Chúa cứu rồi thì không bao giờ bị mất sự cứu chuộc mà Chúa đã ban cho?    232

H141.         Thuyết thần đạo nào cho rằng tín hữu có thể mất sự cứu chuộc?     232

H142.         Thuyết “Tiền Định” là gì ?      233

H143.         Cơ đốc nhân phạm tội có mất sự cứu chuộc không?      234

H144.         Có thể được cứu bằng cách tuân giữ luật pháp của Cựu Ước không?         235

H145.         Cơ đốc nhân có phải giữ thêm luật pháp của Cựu Ước để được cứu?         236

H146.         Có người nói rằng tin Đức Chúa Giê-su thì phải vâng lời Chúa mới được cứu. Họ nói như vậy có đúng không?   237

H147.         Một thầy Tin Lành viết báo dạy đạo nói: “Tín đồ phải chịu khó hành đạo thì mới hy vọng Chúa cứu.” Lời dạy đạo này có đúng với giáo lý cứu rỗi bởi ân điển của Chúa không?          239

H148.         Một thầy dạy đạo viết: “Kẻ phạm tội phải đi đến chỗ ăn năn thì mới được Chúa tha thứ, hầu không mất sự cứu rỗi, chứ không có nghĩa là tín đồ phạm tội mà vẫn được Chúa cứu đâu.” Lời dạy đạo này có đúng theo lời Chúa dạy trong Kinh Thánh không?        240

H149.         Một tờ báo dạy giáo lý căn bản cho tín hữu viết: “Thật ra qua lời dạy của Kinh Thánh, mỗi người có bổn phận tin Chúa, vâng theo lời Chúa dạy, sống ngay lành, thánh thiện thì mới được Chúa cứu.” Lời dạy này có đúng với Kinh Thánh không?     242

H150.         Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) có đòi hỏi tín hữu đã tin Chúa Giê-su rồi phải làm thêm điều lành thánh thiện để được cứu không?       245

H151.         Sứ đồ Phao-lô nói rằng tín hữu phạm tội “thì không hưởng được nước Đức Chúa Trời” (Ga 5: 21). Có phải Sứ đồ Phao-lô có ý nói tín hữu phạm tội thì mất sự cứu chuộc?          248

H152.         Sứ đồ Phao-lô nói, “Song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng?” (I Cô-rinh-tô 9:27). Có phải Phao-lô sợ  mất sự cứu chuộc?      249

H153.         Nơi nào trong Kinh Thánh xác nhận, chỉ tin nhận Đức Chúa Giê-su là đủ để được cứu?  250

H154.         Lời Kinh Thánh nào xác nhận người tin Chúa được cứu rồi thì không bao giờ mất sự cứu chuộc?       252

H155.         Tin Chúa nhưng không có báp-têm có được cứu không?         253

H156.         Phúc Âm Mác 16:16 ghi lời Chúa Giê-su phán: “Ai tin và chịu báp-têm sẽ được rỗi, nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt.” Có phải Chúa có ý nói tin mà không chịu báp-têm thì không được cứu rỗi?      254

H157.         Điều gì làm cho tín hữu mất sự cứu rỗi?     255

H158.         Giáo Hội Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) có tin thuyết tín hữu có thể bị mất sự cứu rỗi không?  256

H159.         Có một tạp chí Tin Lành dạy đạo nói “Tin Chúa là một điều thiết yếu. Nhưng nếu chỉ nương cậy vào sự tin Chúa mà thôi, ta có thể vẫn bị bỏ.” Lời dạy đạo này có đúng không?          258

H160.         Tôi đã tin Chúa rồi, nhưng có lúc tôi nghi ngờ là tôi không được cứu. Làm cách nào để biết chắc tôi đã được cứu?     259

H161.         Đức Chúa Giê-su phán:“Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi” (Ma 7:21). Ý muốn của Cha ở trên trời là gì?    262

H162.         Sách Khải huyền 3:16 ghi lời Chúa phán:“Vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta.” Có phải câu nói nầy có ý nghĩa là Chúa không cứu tín hữu hâm hẩm?  262

H163.         Theo sách Khải Huyền 3:5 thì tên của tín hữu có thể bị bôi xóa khỏi sách sự sống, mất sự cứu rỗi. Có phải không?        264

  1. KINH THÁNH

H164.         Nguyên văn Kinh Thánh viết bằng ngôn ngữ nào?        266

H165.         Nguyên văn Kinh Thánh có đoạn và câu không? 267

H166.         Kinh điển Tân Ước được chọn theo tiêu chuẩn nào?     267

H167.         Tại sao gọi là Ngũ Kinh  Môi-se?     269

H168.         Kinh Thánh toàn bộ được in vào năm nào?         269

H169.         Tại sao người ta gọi sách Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca là Phúc Âm Cộng Quan hay Nhất Lãm?  270

H170.         Tài liệu Biển Chết là gì? 271

H171.         Bản Bảy Mươi (LXX) là gì?    273

H172.         Bản Vulgate là gì?         275

H173.         Ngụy Kinh hay Ẩn Kinh là gì?         276

  1. DO THÁI & DO THÁI GIÁO

H174.         Tại sao trong xứ Do Thái lại có xứ Ga-li-lê, xứ Sa-ma-ri và xứ Giu-đê (Giăng 4:3,4)?        279

H175.         Tại sao trong Kinh Thánh gọi người Do Thái là người Hê-bơ-rơ, có lúc gọi là dân Y-sơ-ra-ên hay dân Giu-đa?    282

H176.         Tòa Công Luận có từ thời nào và gồm có những ai?     283

H177.         Tại sao người Do-thái ở thời của Đức Chúa Giê-su không nói tiếng Do-thái (Hê-bơ-rơ) mà nói tiếng A-ram? 285

H178.         Lúc nào Ca-na-an đổi tên lại là Palestine?  285

H179.         Tại sao người Do Thái đặt tên quốc gia mình là Y-sơ-ra-ên?  286

H180.         Chi phái nào của dân Do-thái bị mất; chi phái nào còn tồn tại đến ngày nay?          287

H181.         Chức vụ nào gọi là “chức vụ chịu xức dầu?”        288

H182.         Tại sao dân Do Thái không ăn thịt thú vật chết ngột?   289

H183.         Quân lính giải Đức Chúa Giê-su đến thầy cả thượng phẩm Cai-phe. Chức vụ thầy cả thượng phẩm có từ thời nào?        290

H184.         Người Pha-ri-si là thành phần nào trong xã hội Do Thái?      291

H185.         Người Sa-đu-sê là thành phần nào trong xã hội Do Thái?      292

H186.         Các thầy thông giáo là thành phần nào trong xã hội Do Thái (Ma 23:27)?          293

H187.         Bởi nguyên do nào Hê-rốt là người Ả-Rập được làm vua của dân Do Thái?          294

H188.         Làm cách nào để phân biệt các vua Hê-rốt trong Tân Ước?    296

H189.         Nhà hội của người Do Thái (CV13:5) có từ thời nào?   297

H190.         Ai đã xây cất đền thờ Giê-ru-sa-lem?         299

H191.         Người Pha-ri-si và các thầy thông giáo cáo buộc các môn đồ của Đức Chúa Giê-su vi phạm lời truyền khẩu (Ma 15:2). Lời truyền khẩu là gì?     300

H192.         Tại sao dân chúng Do Thái coi người thâu thuế là người tội lỗi đáng khinh bỉ (Lu 19:7)?         301

  1. NGÀY LỄ & PHONG TỤC

H193.         Sách Lu-ca 22:15 ghi,“Đức Chúa Giê-su ăn lễ Vượt Qua với các môn đồ.”  Lễ Vượt Qua là lễ gì?         302

H194.         Sách Công vụ các Sứ đồ 2:1 ghi “Đến ngày lễ Ngũ Tuần các môn đồ nhóm lại một chỗ.” Lễ Ngũ Tuần là lễ gì?     304

H195.         Phúc Âm Giăng 7:2 ghi “Vả ngày lễ của dân Giu-đa, gọi là lễ Lều Tạm gần đến.” Lễ Lều Tạm là lễ gì?       305

H196.         Tại sao hằng năm lễ Giáng Sinh là ngày 25 tháng 12?  306

H197.         Có phải đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời?     307

H198.         Có phải Đức Chúa Giê-su giáng sinh vào năm thứ nhất của Công Nguyên?          308

H199.         Tại sao chữ Christmas hay Xmas đều có nghĩa là lễ Giáng Sinh?     308

H200.         Có phải ba bác sĩ hay ba vua đã tìm và gặp Chúa hài nhi Giê-su nơi chuồng chiên máng cỏ trong đêm Giáng Sinh?       309

H201.         Tại sao cây thông được chưng bày trong mùa Giáng Sinh?     310

H202.         Tại sao có“Ông già Nô-ên” trong mùa Giáng Sinh?       311

H203.         Tại sao có phong tục tặng quà Giáng Sinh?         312

H204.         Ai bày ra thiệp Giáng Sinh?    313

H205.         Tại sao hàng năm lễ Phục Sinh không đến vào một ngày nhất định như lễ Giáng Sinh? 313

H206.         Tại sao Chánh Thống Giáo cử hành lễ Phục Sinh không cùng một ngày với Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành?  314

H207.         Tại sao Cơ đốc nhân chưng bày hoa bạch huệ, bướm, trứng và bánh kẹo có hình con thỏ trong mùa lễ Phục Sinh?      316

H208.         Tại sao có lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day)?  317

H209.         Tại sao có Ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day)?       318

H210.         Bởi đâu mà có “Ngày Từ Phụ” (Father’s Day)?   319

H211.         Tại sao có ngày lễ Valentine (Lễ Tình Yêu)?        319

H212.         Lễ Halloween bắt nguồn từ đâu?       321

H213.         Sách Phúc Âm Lu-ca 1:59 ghi, “Qua ngày thứ tám, họ làm lễ cắt bì cho con trẻ.” Lễ cắt bì là gì?      322

H214.         Tại sao người ta gọi đền thờ ở Giê-ru-sa-lem là đền thờ Sa-lô-môn hay đền thờ Hê-rốt?   323

H215.         Tại sao Ma-thi-ơ 26:25 gọi tên người môn đồ phản Chúa là Giu-đa, sách Mác 14:10 gọi là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt?       323

H216.         Bài Tín Điều Các Sứ Đồ có câu: “Ngài xuống âm phủ.” Câu này nói có nghĩa gì?          324

H217.         Tại sao người ta gọi môn đồ Si-môn là Si-môn Xê-lốt (Lu 6:15)?     325

H218.         Tại sao người Sa-ma-ri thờ phượng Đức Chúa Trời ở trên núi, còn người Giu-đa thờ phượng Đức Chúa Trời tại thành Giê-ru-sa-lem (Giăng  4:20)?  326

H219.         Tại sao người Do Thái Giu-đa và người Sa-ma-ri không giao thiệp với nhau (Giăng 4: 9)? 328

H220.         Có phải Đức Chúa Giê-su vác nguyên cây thập tự đến đồi Gô-gô-tha?      329

H221.         Sách Công vụ các Sứ đồ 1:12 ghi: “Núi ấy cách thành Giê-ru-sa-lem ước độ một ngày Sa-bát.” Một ngày Sa-bát là bao xa? 329

H222.         Phúc Âm Giăng 10:22 ghi: “Ở Giê-ru-sa-lem giữ lễ khánh thành đền thờ.” Có phải lễ khánh thành đền thờ của thời vua Sa-lô-môn xây cất?        330

H223.         Phúc Âm Ma-thi-ơ 5:41 ghi lời Chúa dạy:“Nếu ai muốn bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi hai dặm với họ” Lời dạy này có ý nghĩa gì?      331

H224.         Đức Chúa Giê-su dạy: “Khi ngươi bố thí, đừng thổi kèn trước mặt mình” (Ma 6:2). Chúa nói câu này có ý nghĩa gì?       331

H225.         Sách Ma-thi-ơ 12:1 ghi, khi Chúa Giê-su đi qua giữa đồng lúa mì, các môn đồ bứt bông lúa mì ăn. Có phải các môn đồ có hành động bất chánh?        332

H226.         Đức Chúa Giê-su phán: “Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Mác 8:34). Vác thập tự giá mình có nghĩa gì ?    332

  1. NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU

H227.         Đức Chúa Trời phán rằng: “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta” (Sáng 1:26). Có phải loài người có hình dạng giống Đức Chúa Trời?   334

H228.         Sách Sáng-thế-ký 3:3 ghi Đức Chúa Trời phán với ông A-đam và bà Ê-va là nếu hai người ăn trái cấm trong vườn Ê-đen thì chắc phải chết. Tại sao ông A-đam và bà Ê-va ăn trái cấm đó rồi mà không chết như lời Chúa phán?       335

H229.         Tại sao Đức Chúa Trời không nhận lễ vật của Ca-in, nhưng nhận lễ vật của A-bên (Sáng 4:3-5)?        336

H230.         Ai là vợ của Ca-in?        337

H231.         Đức Chúa Trời là Thần (Giăng 4:24), Thần thì không thấy được. Tại sao có nhiều người đã thấy Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước (Xuất 24: 9-10)? 338

H232.         Kinh Thánh Cựu Ước ghi có nhiều người thấy Đức Chúa Trời. Nhưng sách Giăng 1:18 lại nói: “Chẳng hề có ai thấy Đức Chúa Trời.” Tại sao có sự mâu thuẫn giữa Cựu Ước và Tân Ước?    339

H233.         Điều răn thứ ba, Đức Chúa Trời cấm lấy danh Ngài mà làm chơi (Xuất 20:7). Thánh danh của Đức Chúa Trời là gì?        340

H234.         Đức Chúa Giê-su phán: “Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:5). Có phải chữ “nước”ù nghĩa là báp-têm không?        341

H235.         Tội nào nếu cố ý phạm thì không còn tế lễ để chuộc nữa?      342

H236.         Tại sao sách Ma-thi-ơ ghi Giô-sép, chồng bà Mari, là con của Gia-cốp nhưng sách Lu-ca lại ghi Giô-sép là con của Hê-li?       343

H237.         Trong ẩn dụ về người con trai hoang đàng (Lu 15:11-32), người cha, người anh và người con trai hoang đàng tượng trưng cho ai?    344

H238.         Tại sao Sứ đồ Phao-lô khuyên tin hữu đừng ăn thịt (Rô 14:21)?      345

H239.         Ngôi của Môi-se (Ma 23:2) là gì?      345

H240.         Phúc âm Ma-thi-ơ 26:34 ghi lời Chúa phán cùng Phi-e-rơ: “trước khi gà gáy ngươi sẽ chối ta ba lần.” Nhưng Phúc âm Mác 14:30 lại ghi: “Trước khi gà gáy hai lượt, ngươi sẽ chối ta ba lần.” Tại sao hai Phúc âm nói khác nhau?   346

H241.         Tội phạm đến Đức Thánh Linh là gì?         347

H242.         Chúa Giê-su phán: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn” (Ma 5:17). Có phải Cơ đốc nhân cũng phải làm trọn luật pháp Môi-se?        347

H243.         Chúa bảo: “Không ai vá miếng nỉ mới vào cái áo cũ hay đổ rượu mới vào bầu da cũ” (Mác 2:21-22) có ý nghĩa gì?      349

H244.         Đức Chúa Giê-su phán: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước thiên đàng”(Lu 18:25). Có phải Chúa có ý nói người giàu không bao giờ được cứu?    349

H245.         Đức Chúa Giê-su phán: “Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết” (Giăng 15:2). Có phải tín hữu không có kết quả thì mất sự cứu chuộc?       350

H246.         Sách Sáng-thế-ký 1:31 ghi ngày thứ sáu của sự sáng tạo gồm có buổi chiều và buổi mai. Tại sao Kinh Thánh kể một ngày mà buổi chiều đến trước rồi mới đến buổi mai?          352

H247.         Sách Ma-thi-ơ 8:22 ghi một môn đồ Chúa Giê-su xin về chôn cha xong rồi mới trở lại theo Chúa. Tại sao Chúa khước từ mà còn bảo là để kẻ chết chôn kẻ chết?    352

H248.         “Vậy, kẻ thù mình có đói hãy cho ăn, có khát hãy cho uống; vì làm như vậy, khác nào mình lấy than lửa đỏ mà chất trên đầu người” (Rô 12:20). Câu nói “chất than lửa đỏ trên đầu người” có ý nghĩa gì?        353

H249.         Tại sao Đức Chúa Giê-su gọi các thầy thông giáo và người Pha-ri-si là những kẻ giả hình?     354

H250.         Kẻ địch lại Đấng Christ (I Giăng 2:18) là ai?       355

H251.         Sách Khải Huyền 16:16 cho biết sẽ có một trận chiến lớn sau cùng tại Ha-ma-ghê-đôn. Ha-ma-ghê-đôn ở đâu?    355

H252.         Tội đến nỗi chết ghi ở I Giăng 5:16 là tội gì?       356

H253.         Tại sao đa số Giáo Hội Cơ Đốc không nhóm lại thờ phượng Chúa vào ngày thứ bảy Sa-bát để giữ điều răn thứ tư của Cựu Ước, “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh” (Xuất 20: 8)?        357

H254.         Tại sao có tín hữu được đầy dẫy Đức Thánh Linh lại có người được ít Đức Thánh Linh? 358

H255.         Tại sao tu sĩ của Chánh Thống Giáo có vợ?        359

H256.         Tại sao Đức Chúa Trời yêu thương lại cho phép những khó khăn đau khổ xảy ra giữa vòng các con cái của Ngài?        359

 

  1. LINH TINH

H257.         Những biến cố quan trọng trước Công Nguyên xảy ra vào năm nào?        361

H258.         Những biến cố quan trọng trong Công Nguyên xảy ra vào năm nào?        364

H259.         Cơ Đốc Giáo ra đời ở xứ nào? 373

H260.         Lễ báp-têm của Cơ Đốc Giáo có nguồn gốc từ đâu?      374

H261.         Có bao nhiêu loại báp-têm ghi trong Tân Ước?   375

H262.         Có phải tín hữu chịu báp-têm là để rửa tội?         377

H263.         Tại sao có Giáo Hội làm báp-têm bằng cách dìm người dưới nước, có Giáo Hội rưới nước trên đầu?        377

H264.         Tại sao có Giáo Hội Cơ Đốc làm báp-têm cho trẻ sơ sinh?     378

H265.         Các Giáo Hội Cơ Đốc cử hành lễ Tiệc Thánh có tin giống nhau về bánh và rượu nho hay nước nho của tiệc Thánh không?  379

H266.         Tại sao có Giáo hội dùng rượu nho, nhưng có Giáo hội dùng nước ngọt để làm lễ Tiệc Thánh?         381

H267.         Tại sao có Giáo hội dùng bánh không men, có Giáo hội dùng bánh có men trong Tiệc Thánh?         381

H268.         Tội Tổ Tông là gì?         382

H269.         Có phải tất cả Cơ Đốc Giáo tin con người sinh ra đời đều mắc tội tổ tông?          383

H270.         Ai là tác giả của “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ?”       383

H271.         Tại sao có “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ”?       385

H272.         Tại sao “Bài Tín Điều Các Sứ Đồ” của Giáo Hội Tin Lành bằng Anh Ngữ có câu “I believe in the catholic church”?         386

H273.         Đức Chúa Trời tạo dựng thiên sứ để làm gì?        386

H274.         Sách Ma-la-chi 3:8 cho biết là dân Do Thái bị rủa sả và bị kể là ăn trộm của Chúa vì họ không nộp 1/10 cho Chúa. Ngày nay tín hữu Cơ Đốc không dâng 1/10 có bị Chúa rủa sả và bị coi là ăn trộm của Chúa không?        387

H275.         Cơ đốc nhân có bị bắt buộc dâng 1/10 như người Do Thái ở thời Cựu Ước không?          389

H276.         Thú vật có hồn không?  389

H277.         “Theo như đã định cho loài người, phải chết một lần, rồi chịu phán xét”(Hê 9:27). Khi nào loài người bị phán xét?        390

H278.         Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá lúc Ngài  được bao nhiêu tuổi?          391

H279.         Phúc Âm Lu-ca 16:22-23 ghi: “Người nghèo chết, thiên sứ đem để vào lòng Áp-ra-ham; người giàu cũng chết, người ta đem chôn. Người giàu ở nơi Âm phủ đang bị đau đớn.” Âm phủ có phải là địa ngục không? Lòng Áp-ra-ham là gì?   392

H280.         Căn cứ vào sách Công vụ các Sư đồ 28:31, Sứ đồ Phao-lô được trả tự do. Tại sao người ta nói rằng Phao-lô tử vì đạo? 393

H281.         Có cách nào để biết người lãnh đạo giả trong Hội Thánh Chúa?      394

H282.         Làm cách nào để biết người lãnh đạo thuộc linh chân chính trong Hội Thánh Chúa?         395

H283.         Làm cách nào để nhận ra tiên tri giả trong Hội Thánh Chúa? 395

H284.         Có nên dùng tòa giảng để chỉ trích không? 397

H285.         Có nên chỉ trích các bài giảng của mục sư không?         397

H286.         Một bài báo dạy đạo viết:“Cả Kinh Thánh Cựu Ước lẫn Tân Ước đều dạy rằng chẳng hề ai thấy được Đức Chúa Trời. Bài dạy đạo này nói như vậy có đúng không?  398

H287.         Tại sao Hội Nghị Giê-ru-sa-lem không cho tín hữu ăn thịt thú vật chết ngột và huyết (CV 15:20)?         399

H288.         Tại sao bức màn trong đền thờ Giê-ru-sa-lem bị xé ra làm hai (Ma 27:50-51)?          400

H289.         Theo sách Lê-vi-ký đoạn 11, Đức Chúa Trời cấm dân Y-sơ-ra-ên ăn thịt heo, thỏ rừng, loài cá không có vảy, con cò, con diệc . . .  Tại sao ngày nay Cơ đốc nhân không kiêng cử các thức ăn này?   400

H290.         Địa điểm của vườn Ê-đen ngày xưa, hiện nay ở đâu?    401

H291.         Chiếc tàu Nô-ê bao lớn? Khi hết nước lụt tàu tấp ở đâu?        402

H292.         Sách Thẩm-phán 4:3 chép: “Tư lệnh quân đội Ca-na-an có 900 xa thiết giáp.” Sao trong thời Cựu Ước mà đã có xe thiết giáp?         402

H293.         Hình ảnh và hình tượng của Đức Chúa Giê-su và của các Thánh, có phải là hình tượng thật của các vị đó không?       403

H294.         Cơ đốc nhân có bị bắt buộc tuân giữ luập pháp của Cựu Ước không?       403

H295.         Tín hữu nên dùng đức tin hay y học để chữa bệnh?       404

H296.         Phúc Âm Lu-ca 23:43, Chúa Giê-su hứa với tên trộm cướp tin nhận Ngài rằng: “Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong Ba-ra-đi.” Ba-ra-đi có phải là thiên đàng không?          405

H297.         Tại sao có Giáo hội Cơ Đốc cấm dùng nhạc cụ trong nhà thờ?        407

H298.         Khi Đức Chúa Giê-su nói: “chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên.” “chiên khác” và “chiên ta” là Ngài ám chỉ về ai ?       407

H299.         Người đời thường nói “để làm dê tế thần.” Họ nói vậy có nghĩa là gì?       408

H300.         “Bước lên Si-ôn” là tựa đề của một bài Thánh Ca. Si-ôn là gì?         408

H301.         Nên chôn hay thiêu?      409

H302.         Ý nghĩa huy hiệu của Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) là gì?      410

H303.         Có phải thập tự giá là hình ảnh đầu tiên làm biểu tượng cho Cơ Đốc Giáo?          411

H304.         Huy hiệu của Hội Thánh sơ khai là gì?       412

H305.         BC, AD, INRI, IHS và Merry Christmas có nghĩa gì?   414

H306.         Những chữ như: Ha-lê-lu-gia, A-lê-lu-gia, Hô-sa-na, A-men, An-pha và Ô-mê-ga có nghĩa gì?     414

H307.         Các Giáo Hội Cơ Đốc có chia 10 điều răn ghi ở Xuất Ê-díp-tô-Ký 20:3-17 giống nhau không?        415

H308.         Có bao nhiêu loại mão triều thiên?   416

H309.         Cơ Đốc Giáo có tin kiếp luân hồi không?   418

H310.         Tại sao Phi-e-rơ phạm tội chối Chúa mà vẫn được cứu, trái lại Giu-đa phạm tội bán Chúa mà không được cứu?         418

H311.         Lời tiên tri Ê-sai 53:9 “Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết được chôn với kẻ giàu” đã ứng nghiệm trong Đức Chúa Giê-su như thế nào?      419

H312.         Ăn năn có nghĩa là gì?   419

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý Kiến Độc Giả

 

Tôi cảm tạ Chúa vì Ngài đã đặt trong ông gánh nặng để biện soạn sách. Tôi tạ ơn Chúa vì ông đã dâng nhiều thì giờ nghiên cứu, biên soạn và hoàn tất sách này. Tôi nghĩ mỗi gia đình con cái Chúa cần đọc sách này để bồi dưỡng và nâng đỡ niềm tin của mình. Vì không có mục sư hay người chăn bầy nào, trong một thời gian ngắn, mà có thể giải đáp các thắc mắc quan trọng như đã nêu ra trong sách. Quyển sách ông soạn làm được việc này. Là người đang chăn bầy chiên của Chúa, tôi ca ngợi Chúa vì ông đã góp phần quan trọng trong việc gây dựng đời sống tâm linh của con cái Chúa qua quyển sách này.

Cầu xin Chúa ban trên ông đầy sức mới để tiếp tục nghiên cứu và biên soạn thêm tài liệu gây dựng tâm linh con dân Chúa khắp nơi.

Mục sư Huỳnh văn Linh

Austin, Texas,  USA

 

Giải đáp thắc mắc về tôn giáo lịch sử, thần học và nhiều vấn đề liên quan tới niềm tin Cơ Đốc gần như có đầy đủ trong quyển sách này.

Mục sư Nguyễn văn Bình

Giáo Hội Trưởng

Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, Âu Châu

 

Đây là cuốn sách rất thích hợp cho nhiều người muốn biết cách tổng quát ngắn gọn về những vấn đề liên quan đến niềm tin kính của mình.

Soạn giả đã dành nhiều thì giờ nghiên cứu, truy cập và đúc kết cách trung thực các sự kiện xảy ra giúp người đọc đở mất thì giờ tìm tòi điều mình đang muốn biết cách nhanh chóng. Điều đáng khích lệ là soạn giả nhường phần phê bình sự kiện cho độc giả thẩm định. Cuốn sách nầy đã giúp tôi đở mất nhiều thì giờ truy cứu.

Xin chân thành giới thiệu cuốn sách nầy đến quý độc giả trong Chúa.

Mục sư Trần Thanh Vân

Winter Haven, Florida,  USA

 

Xin thành thực khen ngợi tác giả đã bỏ nhiều công sức sưu tầm và biên soạn bộ sách này. Tôi nghĩ nội dung cuốn sách khá phong phú, văn viết rất sáng, đơn giản và dễ đọc. Tôi nhận thấy sách rất hữu ích cho phần lớn tín hữu Tin Lành để hiểu rỏ hơn về Kinh Thánh đồng thời tăng trưởng trong đức tin. Công khó của tác giả chắc chắn sẽ không phải là vô ích đâu.

Ông Đào Nhật Chiêu

Minneapolis, Minnesota, USA

 

Những tài liệu anh đưa vào sách rất tốt về mặt nội dung. Mỗi khi tôi ngồi vào bàn để đọc sách của anh, tôi cảm thấy rất thích thú. Đây là một quyển sách có ích lợi cho công việc Chúa nhiều lắm. Hy vọng các trường thần học có thể dùng để dạy cho những anh chị em muốn dấn thân hầu việc Chúa. Anh viết tóm tắt ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều nội dung cần thiết cho người phục vụ Chúa hay là con cái Chúa muốn có kiến thức thuộc linh sâu rộng. Đây là một quyển sách đáng có trong tủ sách của mình.

Tôi cảm nhận tấm lòng anh, một người yêu mến  Chúa nên đã chịu khó viết quyển sách nầy. Đây là một kỳ công, nếu không có lòng yêu mến Chúa, không ai có thể làm được! Cám ơn Chúa đã ban ơn cho anh để anh xử dụng đời sống mình cho Chúa.

Mục sư Joshua Nguyễn Huệ Nhật

Cựu Đại Đức Thích Huệ Nhật

Berlin, Germany

 

Sách này rất cần cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về đạo. Rất vui khi được biết ông sẽ xuất bản vào năm nay. Viết được một quyển sách như vầy trong hơn 5 năm không phải là việc dễ nếu không bởi lòng nhiệt thành “bảo vệ” chân lý mà một số “đầy tớ Chúa” cứ lấy cớ được “học nơi Đức Thánh Linh” để “phán” những điều Kinh Thánh không dạy hay trái với Kinh Thánh.

Mục sư Tiến Sĩ Phan Thanh Bình

Chủ biên báo Ánh Sáng

El Cajon, California, USA

 

Tôi đã đọc qua quyển sách “Giải Đáp 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu Cơ Đốc,” nhận thấy tác giả đã dành nhiều thì giờ và công sức sưu tập và soạn thảo quyển sách này để giúp người đọc hiểu rõ những vấn đề liên quan đến tôn giáo thế giới, lịch sử Cơ Đốc Giáo, giáo lý cứu rỗi của Đức Chúa Giê-su, sự khác biệt giữa Công Giáo và Tin Lành . . .      Sách hữu ích cho sự tăng tiến của con dân Chúa và góp phần không ít cho tủ sách của Hội Thánh chung. Những câu hỏi được trả lời cách rành mạch và súc tích; giải đáp được thắc mắc của đôïc giả khi tìm hiểu vấn đề mình còn mập mờ hay chưa thông suốt.

Nguyện cầu Chúa Ba Ngôi ban phước hạnh và sự thỏa lòng cho quí độc giả khi đọc qua quyển  sách này.

Mụcsư Nguyễn Quang Thuận

Phoenix, Arizona, USA

 

Sách đã gây một tiếng vang khá lớn tại Việt Nam. Sách được các tôi tớ và con cái Chúa hoan nghênh. Một mục sư nói rằng, bình thường ông rất ít khi đọc hết một quyển sách, nhưng ông đã đọc một hơi là hết cả sách “GĐ 306CH” mà không thấy mệt mỏi.

Mục sư Đỗ Việt Hùng

Sài-Gòn, Việt Nam

 

Tôi rất thích thú đọc từ đầu đến cuối quyển sách  “Giải Đáp 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu Cơ Đốc,” do ông Diệp Dung biên soạn. Tôi nhận thấy tác giả đã chịu khó tìm tòi những tài liệu để giải đáp thỏa đáng những câu hỏi mà nhiều con cái Chúa hay thắc mắc.

Tôi thiết nghĩ quyển sách này không những cần thiết cho con cái Chúa đọc mà thôi, nhưng cũng cần cho những mục sư nữa.

Mục sư Trần Văn Hòa

Greenville, South Carolina, USA

 

Thật cảm tạ Chúa đã cho ông ơn tứ tốt trong sự nghiên cứu và ghi chép. Thật là một công khó giúp cho nhiều người thêm sự hiểu biết. Tôi mượn một câu danh ngôn này để tặng ông “ Giá trị của đời người là những gì người đó đã cống hiến.”

Mục sư Võ Đức Ánh

Conover, North Carolina, USA

 

Sách chứa đựng một nguồn tài liệu thật phong phú. Sách giúp tôi củng cố niềm tin của mình và hiểu biết thêm về Chúa. Sách cũng giúp tôi thêm lòng tự tin khi chia xẻ lời Chúa cho các điểm nhóm và vững vàng khi đi chứng đạo.

Chấp Sự Sử Thành Tín

Vĩnh Long, Việt Nam

 

Sách giúp tín hữu tìm lời giải đáp các thắc mắc của mình mà không cần phải bỏ ra nhiều thì giờ tra cứu.

Mục sư Nguyễn Hoài Đức

Orlando, Florida, USA

 

Sách giúp mở rộng tầm nhìn lịch sử của giáo hội và củng cố niềm tin cho tín hữu thêm lòng yêu mến Chúa và Hội Thánh Ngài.

Mục sư  Đoàn Hô-rết

Vĩnh Long, Việt Nam

 

Sách “Giải Đáp 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu Cơ Đốc” là một tài liệu rất hữu ích cho sự gây dựng đời sống thuộc linh cho các giáo đồ Cơ Đốc.

Mục sư Phạm Xuân Nghĩa

Orlando, Florida, USA

 

Đây là quyển sách đầu tiên viết về các hệ phái Tin Lành. Sách rất giá trị, viết rất công bằng và thông tin vô tư, nên phổ biến rộng rãi. Mỗi tín hữu Tin Lành nên đọc để hiểu rõ thêm về đức tin mình.

Mục sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Minh

Orange, California, USA

 

Tạ ơn Ba Ngôi Thiên Chúa đã đại dụng ông trong việc sưu tầm và biên soạn bộ sách này. Tôi đã đọc xong, nhận thấy bộ sách rất hữu dụng, các tài liệu trong sách có thể giúp ích cho các tôi con cái Chúa thêm lòng tự tin nơi lời Chúa, đặt biệt cho những người muốn truyền đạt thông điệp của Đức Chúa Trời.

Mục sư Trần Trọng Thụ

Charlotte, North Carolina. USA

 

Tôi tình cờ đọc được quyển sách “GĐ306CH’ do một người quen cho mượn. Tôi không ngờ cuốn sách của ông biên soạn đã giải tỏa tất cả những thắc mắc của tôi. Hầu hết các giải đáp của ông đều hợp lý và thuyết phục. Tôi rất cám ơn ông đã bỏ công biên soạn một quyển sách giá trị như vậy, để những người muốn hiểu sâu về tôn giáo mình, như tôi được vững vàng trong niềm tin của mình. Nhờ đọc qua cuốn sách của ông biên soạn mà tôi được bổ sung kiến thức về tôn giáo trên thế giới. Tôi rất hạnh phúc, vì đang ở trong sự thương yêu và che chở của Chúa, nên tôi muốn chia sẻ niềm vui đó cho nhiều người khác. Quyển sách của ông có thể giúp tôi thực hiện điều này. Sách này không những chỉ cần cho tín hữu Tin Lành, mà còn cần cho những người theo các tôn giáo khác, và nhất là cho những người chưa theo tôn giáo nào mà còn lạc lối bơ vơ trên con đường tìm kiếm chân lý.

BàTrần Thị Huỳnh Hoa

Cần Thơ, Việt Nam

 

Chúng tôi đã đọc qua sách‘GĐ306CH’và rất thích. Nên chúng tôi quyết định để 5 cuốn làm quà tặng cho 5 vị mục sư tân phong trong năm 2008 vừa qua tại Cam-Bốt. Quí vị mục sư này rất thích cuốn sách đó. Kèm theo đây, vài tấm hình chụp các vị tân mục sư đang nhận những quyển sách này trong buổi lễ phong chức tại Cam-Bốt vừa rồi.

Mục sư Tiến sĩ Trần Đình Ái, President

Vietnamese Outreach International, USA

 

Tạ ơn Chúa đã ban cho ông đầy ơn hồng, để viết được một quyển sách quá là có ích lợi cho công việc Chúa, và cho những người đã và đang có những thắc mắc. Sau khi đọc qua sách do ông biên soạn, tôi được trang bị đầy đủ để đi ra làm chứng đạo, mà không còn sợ khi người ta đặt ra những câu hỏi mà trước đây tôi phải nói: “ để về hỏi lại. . . .”

Bà La Hương Phượng

Sugar Land, Texas, USA

 

Cảm đội ơn Chúa đã cho ông ân tứ viết văn và chịu khó sưu tầm tài liệu để viết ra quyển sách “GĐ306CH.” Chúng tôi đã đọc qua nhận thấy rất hữu ích cho tôi tớ và con cái Chúa. Xin Ngài tiếp tục ban ơn trên ông mọi mặt, để ông làm ích lợi cho công việc nhà Chúa.

Mục sư Châu Phú Hượt

St. Petersburg, Florida, USA

 

Trước hết, chúng tôi tạ ơn Chúa đã xữ dụng ông để thu thập nhiều tài liệu rất công phu để hình thành sách “GĐ306CH” này. Tôi công nhận sách thật bổ ích cho tất cả tôi con cái Chúa trong việc nghiên cứu và học lời Chúa. Cầu xin Ba Ngôi Đức Chúa Trời tiếp tục ban ơn trên ông, để có thể nghiên cứu biên soạn thêm những tài liệu khác góp phần đắc lực vào việc học hỏi Kinh Thánh.

Mục sư Trương Hoàng Đông

Tampa, Florida,USA

 

Tôi thích nội dung của sách. Nếu có thể trong kỳ tái bản, ông nên bổ túc thêm phần lý lẽ, để người đọc am tường cặn kẽ về những vấn đề thần học. Tôi biết ông đã tốn nhiều công sức để thực hiện quyển sách này. Cảm tạ Chúa đã dùng ông trong việc mà đáng lẽ các tôi tớ Chúa phải làm từ lâu là đóng góp các lời giải thích đăng rải rác khắp các tập san thành một quyển sách, để hướng dẫn con cái Chúa hiểu biết thêm về lời Chúa. Tôi sẽ dùng tài liệu trong quyển sách này để học tập trong các buổi thông công tại gia và cũng sẽ dùng nó trong các buổi phát thanh hay trên đài truyền hình mà tôi đang phụ trách.

Mục sư Trần Nhựt Thắng

Annandale, Virginia,USA

 

Cám ơn Chúa đã cho ông có thì giờ và cơ hội để soạn thảo quyển sách thật hữu ích cho nhiều người muốn tìm hiểu đạo cứu rỗi của Cứu Chúa Giê-su Christ.

Mục sư Trịnh Thiếu Sinh

Pinellas  Park,, Florida, USA

 

Cám ơn Chúa cho ông biên soạn sách này. Tôi đã đọc qua nhận thấy rất ích lợi cho tín hữu và thân hữu chưa tin Chúa.

Mục sư Đặng Linh Khoa

Cộng Hòa XHCN Việt Nam

 

Sách thật quí, rất cần cho sự tra cứu và thuận lợi cho sự tìm hiểu. Sách còn giúp mở mang công việc Chúa. Xin Chúa thêm sức cho ông để viết thêm nhiều sách nữa.

Mục sư Lê Ngọc Giao

Olympia, Washington, USA

 

Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời đã dùng ông viết ra sách này. Sách viết rất công phu, đồ sộ và đầy đủ. Sách rất tốt cho người hầu việc Chúa ở Việt Nam. Sách đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của người Miền Bắc ít có cơ hội tiếp cận đạo Chúa mà tôi đã tiếp xúc. Qua tác phẩm này, nhiều người được phước và danh Chúa được tôn cao.

Mục sư Thân Văn Trường

Phó Hội Trưởng

Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp Việt Nam

 

Cám ơn ông đã bỏ công ra nghiên cứu và hoàn thành quyển sách thật sự có giá trị này. Sách viết tóm tắc ngắn gọn về những gì người tín hữu đang cần. Sách cung cấp kiến thức cơ bản trong công tác chứng đạo và củng cố niềm tin cho tín hữu ở Việt Nam.

Mục sư Nguyễn Văn Soi

Trà ôn, Việt Nam

 

Tôi nhận thấy sách rất cần cho cựu và tân tín hữu ở Việt Nam. Sách là cuốn cẩm nang tiện dụng cho con dân Chúa và đặc biệt cho nhóm sinh viên thần học của lớp mà tôi đang phụ trách.

Mục sư Tô An Hải

Sài-Gòn, Việt Nam

 

Trước đây, cháu có rất nhiều câu hỏi làm cháu rất mệt mỏi, tìm mãi câu trả lời nhưng không được. Tình cờ cháu đọc sách của chú, cháu rất thích thú, vì sách giải được các thắc mắc của mình. Cháu cám ơn chú đã giúp cháu hiểu được lời Chúa.

Cô Nguyễn Thị Hạnh

Khánh Hoà,Việt Nam

 

Sách ông viết là một tuyệt tác, tôi đọc đi đọc lại ba lần không chán. Sách giúp tôi mở mang thêm kiến thức về lời Chúa.

Cụ Thạch Kim Tân

Los Angeles, California, U.S.A

 

Xin Chúa ban phước trên quyển sách mà ông đã dày công nghiên cứu và soạn thảo thành một tài liệu thần học có chất lượng. Sách giúp tín hữu vững tin nơi lời Chúa. Nguyện Chúa khiến thành quả này đến được lòng mỗi tín hữu để gia thêm đức tin cho điều chi còn yếu kém. Amen.

Mục sư Nguyễn Thiện Trung

Springfield, Virginia,USA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MUA 5 QUYỂN, TẶNG 1 QUYỂN

BUY 5 GET 1 FREE                                                                             

 

PHIẾU ĐẶT MUA SÁCH

“Giải Đáp 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu Cơ Đốc”

><> <><

 

Xin gửi cho tôi ___ cuốn, giá US $20.00 mỗi cuốn.

 

-Gửi trong nước Mỹ:Thêm $3.00 cho 1 cuốn, và $1.00 cho mỗi

cuốn kế tiếp. Miễn cước phí nếu mua từ 5 cuốn trở lên.

-Thêm $7.50 cước phí cho một cuốn hay $23.00 cước phí để

gửi từ 1đến 12 cuốn đến Gia-nã-đại.

-Thêm $15.00 cước phí cho một cuốn hay  $37.00 cước phí

để gửi từ 1đến 12 cuốn đến các nước khác trên thế giới.

-Có giá đặc biệt cho hội đoàn bán để gây quỹ.

 

Name: _________________________________

Street:_________________________Apt_____

City:_______________________State:_______

Zip Code: ____________Country:___________

 

Xin gửi Check / Money Order về:

Mr. E. D. Diep

101 Buck Dr.

Fort Walton Beach, Florida 32548 – USA

Phone: (850) 651-8153 &244-0767

Email: ewingdiep2000@yahoo.com

 

 

Nếu quí vị nhận thấy sách có ích lợi, xin vui lòng giới thiệu đến các dộc giả khác mua giùm. Nếu bán được 5 quyển, xin biếu tặng một quyển. Xin liên lạc địa chỉ trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Comments

Giải Đáp 306 Câu Hỏi của Tín Hữu Cơ Đốc – Diệp Dung — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *