HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.4.Đại Tiên TriĐa-Ni-Ên Trong Hang Sư Tử
Mục sư John McArthur
Tối nay chúng ta xem ở chương 6 sách Đa-ni-ên. Đúng là một cuộc phiêu lưu kỳ thú và đầy phấn khích khi phải trải qua chương này. Tôi thường bị áy náy khi tôi tiếp cận các chương truyện tích như thế nầy về khả năng phân chia và bao phủ chúng trong một khoảng thời gian, và tuy nhiên câu chuyện vẫn kỳ thú như một tổng thể, tôi thấy mình bị ép phải xử lý hết mọi chuyện trong đó và vì vậy chúng ta sắp xếp theo cách của chúng tôi thông qua các phần tường thuật tuyệt vời của sách Đa-ni-ên. Đây là phần cuối trong số đó. Chương sáu này kết thúc phân đoạn kể chuyện về mặt lịch sử, và từ chương 7 trở đi, chúng ta gặp phải một số lẽ thật rất sâu sắc và kỳ thú về mặt tiên tri. Chúng ta sẽ đụng đến ở phần khởi sự ngày của Chúa tới đây.
daniel-lion
Chúng ta ở Đa-ni-ên chương 6, chương nổi tiếng trong đó chúng ta thấy Đa-ni-ên đang tới lui trong hang sư tử. Giống như phần giới thiệu, cho phép tôi đưa ra một vài nhận xét liên quan đến những gì chúng ta sẽ tiếp thu tới đây. Các quốc gia được sinh ra, họ sống, rồi họ chết. Họ dấy lên rồi họ đều đặn suy sụp. Thực vậy, khi bạn nghiên cứu lịch sử, bạn càng có ấn tượng với sự thực: các quốc gia nhanh chóng đến rồi đi khỏi bối cảnh. Chúng ta nhìn lại các đế quốc của người Hê-tít, người Ai-cập, người A-si-ri, và cuối cùng là người Ba-by-lôn, ở đó chúng ta thấy Đa-ni-ên trước tiên đảm nhận vai trò Thủ tướng. Tiếp theo là người Ba-tư, người Mê-đi, người Hy-lạp và người La-mã. Hết thảy họ đều đã đến và rồi tất cả họ đều biến đi.
Trên lục địa của chúng ta, ở Tây bán cầu, chúng ta tìm thấy những câu chuyện kể về người Maya vĩ đại, người Inca vĩ đại, những nền văn minh Aztec vĩ đại, nhưng ít ỏi hoặc không có dấu vết nào ngoại trừ một số hiện vật khảo cổ. Họ đã đến rồi họ đã biến đi.
Trong các thời kỳ hiện đại, một số người trong các bạn đã sống qua sự vĩ đại của thời kỳ Anh quốc. Bạn nhớ tới sự vĩ đại của nước Pháp. Bạn nhớ khi nước Ý là một cường quốc lớn trên thế giới và thậm chí đã đe dọa thống trị châu Âu dưới quyền lãnh đạo của Mussolini. Chúng ta nhớ nước Đức. Hitler, là nhân vật với triết lý Aryan, ông nghĩ có thể chinh phục cả thế giới. Chúng ta đã chứng kiến sự dấy lên của Nhật Bản như một quyền lực quân sự. Trung Quốc dường như đã có thời của nó. Nước Nga dường như đang có thời của nó hôm nay. Và nước Mỹ có thể bị suy yếu đi.
Nhiều nước dấy lên, nhiều nước sụp đổ. Họ đã đến rồi đi mất. Nhưng Kinh thánh cho chúng ta biết trong Công Vụ các Sứ Đồ 17 rằng thời kỳ của các nước bị ràng buộc bởi sự tễ trị của Đức Chúa Trời. Và những gì xảy ra cho các nước đều nằm trong kế hoạch định sẵn của Đức Chúa Trời cho lịch sử. Giờ đây cái điều đặc biệt đáng kinh ngạc là sự đến rồi đi của các nước có ít việc phải làm với diễn tiến của dân sự Đức Chúa Trời.
Không thể tưởng tượng được một sự kiện biến động lớn như đã xảy ra ở chương 5 sách Đa-ni-ên. Ba-by-lôn đã sụp đổ. Ở đỉnh cao được cho là vinh quang của nó, cái đầu bằng vàng, đế quốc vĩ đại nhất mà nhân loại từng biết đến, người Mê-đi và người Ba-tư đã tràn vào thành phố mà không bắn một mũi tên nào, toàn bộ Đế quốc đã sụp đổ. Nhưng điều đáng ngạc nhiên về sự suy sụp đó là nó có ít hoặc không có động chạm gì đến những gì Đức Chúa Trời đã làm với dân sự của Ngài, vì Đa-ni-ên bước đi qua thời kỳ suy sụp và dòng chảy của các nước.
Và khi chúng ta đến với chương 6, chúng ta bước vào phần thứ hai trong bối cảnh đế quốc lớn thứ 4 theo hình tượng của Đa-ni-ên 2, đế quốc Mê-đi-Ba-tư, ngực và hai cánh tay bằng bạc. Và khi chúng ta nhìn vào đế quốc đó, chúng ta không thấy vắng Đa-ni-ên, mà chúng ta thấy Đa-ni-ên ngay tại trung tâm của vấn đề. Ông là Thủ tướng của Ba-by-lôn, và tương đương thế, ông cũng là Thủ tướng của Mê-đi-Ba-tư.
Và sự việc nầy kích thích tôi phải suy nghĩ tới đó. Vì tôi thấy ngày hôm nay, trên khắp nước Mỹ và thậm chí cả trên thế giới, một sự bận bịu giữa vòng nhiều Cơ đốc nhân với việc bảo vệ một số quốc gia, thậm chí là quốc gia của chúng ta nữa. Và theo một phương thức kỳ lạ, họ đang nỗ lực sánh nước Mỹ với Hội thánh, hoặc nước Mỹ với chương trình của Đức Chúa Trời, và cách ví sánh đó chẳng ăn nhập gì cả. Các nước đến rồi đi và công việc của Đức Chúa Trời thì đang tiếp diễn. Và không một nước nào thực sự là quan trọng khi được gài vào khung đời đời và chương trình của Đức Chúa Trời.
Thí dụ, trong Êsai 40:15, ở đây chép: “Kìa, các dân tộc khác nào một giọt nước nhỏ trong thùng, và kể như là một mảy bụi rơi trên cân”. Một câu nói rất thú vị. Các nước giống như một giọt nước đổ ra từ cái xô. Từ ngữ duy nhất tôi có thể nghĩ đến là “không quan trọng”. Chúng giống như mảy bụi ở trên cân, không phải là thứ để đem cân. Khi Đức Chúa Trời muốn cân phần lịch sử của nhân loại, các nước không phải là vấn đề. Và khi Đức Chúa Trời đổ ra cơn lũ dòng chảy của chương trình cứu chuộc của Ngài, thì một giọt nước là không quan trọng. Các nước là những giọt nước. Họ là mảy bụi.
Trở lại ở Êsai 40:7-8, ông so sánh các nước với cỏ khô héo đi, chết chóc rồi biến mất. Chúng ta nghĩ lại về Nim-rốt, San-chê-ríp, Nê-bu-cát-nết-sa, Si-ru, Ạt-ta-xét-xe, A-léc-xan-đơ, Xê-sa, Pha-ra-ôn, Na-bô-lê-ông, Churchill, Mussolini, Hitler, Mao trạch Đông, Khrushchev, và trong thời hiện đại của chúng ta, và các cấp lãnh đạo và các nước đến rồi đi và công việc của Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục.
Trong Đa-ni-ên 4:17, bạn sẽ nhớ lời nói tuyệt vời đó: “Án đó là bởi các đấng canh giữ đã định, và lời các thánh đã truyền, hầu cho những kẻ sống biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước của loài người; Ngài muốn ban cho ai tùy ý, và lập kẻ rất hèn hạ trong loài người lên đó”.
Đức Chúa Trời đang tễ trị trong lịch sử. Và các nước có thể đến rồi các nước có thể đi, ngay cả nước của chúng ta nữa. Nhưng chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời được mở ra qua dân sự Ngài sẽ được tiến hành theo đúng kế hoạch. Dân sự của Đức Chúa Trời nếm trải sự dấy lên và sụp đổ của các nước. Họ vượt qua. Đó là một niềm hy vọng lớn lao đối với chúng ta. Và chúng ta thấy rằng trong sách Đa-ni-ên. Ba-by-lôn bị sụp đổ. Cái đầu bằng vàng bị nghiền nát. Thời kỳ của các Dân Ngoại được chuyển vào giai đoạn hai, nhưng Đa-ni-ên đang ở đúng vị trí mà Đức Chúa Trời mong muốn, và Đức Chúa Trời không bị cản trở bởi những quyết định của con người.
Khi bạn suy nghĩ về thực tế Ba-by-lôn đã sụp đổ, điều đó thật đáng kinh ngạc. Tất nhiên, Nê-bu-cát-nết-sa có một thói quen gắn tên mình trên từng viên gạch mà ông đặt vào các tòa nhà của Ba-by-lôn. Kỳ thực, một tác giả viết rằng chúng ta đã tìm thấy hàng ngàn viên gạch chưa được gắn tên của Nê-bu-cát-nết-sa lên đó – nỗ lực xây dựng một đế chế lâu dài. Một viên gạch, hiện đang ở trong viện Bảo tàng Anh quốc, có hình ảnh và tên của Nê-bu-cát-nết-sa và một dấu chân chó của cả hai.
Vì vậy, chính với thế giới, nhưng dân sự của Đức Chúa Trời và chương trình của Đức Chúa Trời vượt lên trên mọi sự ấy. Vì vậy, chúng ta thấy Đa-ni-ên còn sống sót, và trong chương 6, chúng ta tìm gặp ông ở giữa đế quốc Mê-đi-Ba-tư.
Bây giờ, tôi muốn một số từ ngữ chính đưa chúng ta qua đoạn văn này. Chúng ta sẽ khởi sự từ phần đầu của chương 6. Đây là một bài tường thuật. Chúng ta không cần phải dành nhiều thời gian cho từng tiểu đoạn. Chúng ta muốn đạt đến đỉnh điểm rồi sau đó rút ra một số ý nghĩa thực tiễn. Nhưng chúng ta sẽ sử dụng một số từ ngữ chính để giúp chúng ta nắm chắc vị trí của mình khi chúng ta đi tới.
Ý đầu tiên thăng cấp, sự thăng cấp. Và việc ấy liên quan đến các câu 1-3: “Vua Đa-ri-út ưng đặt trong nước” – đây là Vương quốc Mê-đi Ba-tư – “một trăm hai mươi quan trấn thủ, để chia nhau trị cả nước, và trên họ có ba quan thượng thơ” – và đồng thời, đây là chỗ duy nhứt trong Kinh Thánh cụm từ “thượng thơ” từng được sử dụng trong tiếng Hy-bá-lai, – hay thay vì là tiếng A-ram – và cho thấy đây là cụm từ có nghĩa là “sếp”.
Ông ta đặt trên một trăm hai mươi quan trấn thủ, hay sứ quân, họ phải báo cáo với ba vị thượng thơ nầy: “mà một là Đa-ni-ên. Các quan trấn thủ phải khai trình với ba quan đó, hầu cho vua khỏi chịu một sự tổn hại nào. Vả, Đa-ni-ên lại trổi hơn hai quan thượng thơ kia và các quan trấn thủ, vì người có linh tánh tốt lành; thì vua định lập người trên cả nước”.
Bây giờ, ở đó chúng ta tìm thấy sự thăng chức. Hãy để ý, trước tiên, chúng ta gặp Đa-ri-út. Bấy giờ, Đa-ri-út là một nhân vật rất khó nắm bắt bởi vì chúng ta không có dữ liệu nào ngoài Kinh Thánh để nói với chúng ta biết chút gì về Đa-ri-út. Chúng ta thực sự không biết ông ta là ai cả. Chúng ta không thấy ai ở điểm đặc biệt nào đó trong lịch sử được có tên là Đa-ri-út. Dường như không có một chỗ nào trong bản phỗ hệ của các vị vua thời đó về một người tên là Đa-ri-út.
Giờ đây, một số học giả cảm thấy rằng Đa-ri-út là một cái tên khác nói tới một vị vua với cái tên là Gubaru. Gubaru, thực sự ông ta không phải là một vị vua, mà là người được bổ nhiệm dưới quyền của Si-ru là một nhân vật cai trị lãnh thổ Ba- By-lôn. Si-ru, là hoàng đế vĩ đại của cả Đế quốc Mê-đi-Ba-tư, đã chỉ định Gubaru này là người cai trị ở Ba-by-lôn. Và có người cho rằng từ ngữ “Đa-ri-út” này đúng là cái tên khác nói tới Gubaru.
Nhưng có một cách giải thích mà tôi thích nhất, ấy là Đa-ri-út đúng là tên khác nói tới Si-ru. Tôi cảm thấy rằng đó có lẽ đấy là cách giải thích hay nhất trong mọi lời giải thích. Tại sao chứ? Bởi vì từ ngữ “Đa-ri-út” là một tước hiệu. Nó là một tước hiệu. Nó là một loại tước hiệu giống như Pha-ra-ôn, hoặc vua, hoặc Sê-sa. Đó là một tước hiệu.
Thí dụ, chúng ta tìm gặp từ “Đa-ri-út”, được sử dụng trên các tấm bia trong khảo cổ học ít nhất cho năm nhà cai trị Ba-tư khác nhau. Hết thảy họ đều được gọi là “Đa-ri-út”. Vì vậy, tốt nhất thì bạn nên xem đây là tước hiệu, là một tước hiệu danh dự, một tước hiệu quan trọng. Và vì vậy, chúng ta có thể giả định rằng đó chỉ là một tước hiệu được gán cho Si-ru. Và nếu bạn xem ở 6:28, bạn có thể nhận được một số trợ giúp về điều đó.
Câu ấy chép: “Đa-ni-ên cứ được thạnh vượng như vậy trong đời vua Đa-ri-út” – và tất nhiên, theo tiếng A-ram có thể đọc câu nầy là: “ngay trong triều đại vua Si-ru là người Phe-rơ-sơ”. Và có một số nhà giải kinh nghiêng về cách đọc đó, thay vì là “trong đời vua Si-ru” khiến chúng ra tương đương, ở cách dùng “ – ngay trong sự trị vì của Si-ru”.
Bây giờ, nếu bạn trở lại trong chương 6, bạn thấy rằng Đa-ri-út đề ra trên vương quốc 120 quan trấn thủ, và đối với tôi dường như là nếu ông ta làm như thế, ông ta sẽ là nhân vật cao cấp hơn số người cai trị ở địa phương ở Ba-by-lôn. Và nếu ông lập lên ba vị thượng thơ trên cả vương quốc, ông phải là nhân vật rất quan trọng. Khi ấy, tôi tin ông là Hoàng đế Si-ru của Mê-đi, đúng là một tước vị khác đấy thôi. Chính sự thực ông đã dựng lên 120 quan trấn thủ sẽ cho thấy rằng ông đã có một chiều kích cai trị rộng lớn hơn là chỉ có Ba-by-lôn, chỉ là một bang thành phố của Ba-by-lôn.
Thế là chúng ta gặp gỡ nhân vật Si-ru nầy, có lẽ được nhìn thấy rõ nhất ở đàng sau danh xưng Đa-ri-út. Ông ta là một người có tài. Ông ta là một người thông minh. Ông ta là một người rất hiệu quả về mặt tổ chức và cơ cấu. Ông ta là một nhân vật có quyền lực. Ông ta là người không có sự đầu phục với Đức Chúa Trời, tức là Đức Chúa Trời của Israel, tuy nhiên đối với các thần linh của chính mình, ông ta là một người có sự quan tâm rất lớn đến Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên, và điều đó tăng lên khi chúng ta nếm trải chương thứ 6 nầy.
Bây giờ, hãy chú ý Kinh Thánh chép rằng lúc ông bổ nhiệm 120 quan trưởng và ba vị thượng thơ, câu 2 chép: “mà một là Đa-ni-ên”. Trước tiên là hãy nhìn xem chữ “một” đó, Đa-ni-ên là một. Hoặc, chúng ta có thể xem chữ thứ nhứt đó, và ý nói rằng ông là người thứ nhứt được chọn, hoặc ông là người thứ nhứt trong đẳng cấp ấy. Việc ấy không thực sự là vấn đề đâu. Vấn đề thực sự nằm trong câu 3: “Đa-ni-ên lại trổi hơn hai quan thượng thơ kia”.
Và cụm từ “trổi hơn” trong tiếng A-ram là một phân từ ý nói: “ông thường tự phân biệt mình đối với mấy người kia”. Không có thắc mắc chi hết, ông là một chính trị gia giỏi nhất trong cả Đế quốc Mê-đi Ba-tư, giống như ông là một chính khách tài ba nhất trong Đế quốc Ba-by-lôn, có lẽ ông là chính khách xuất sắc nhất từng bước đi trên bề mặt địa cầu vậy.
Bạn nên chú ý trong câu 3 chép rằng: “vì người có linh tánh tốt lành”. Cụm từ đó thực sự nói về thái độ của ông. Và tất nhiên, thái độ bao trùm hết mọi việc chúng ta làm. Đây là một điều rất đáng khen, một thái độ đúng đắn. Nhưng Đa-ni-ên đã có nhiều hơn thế. Ông đã có kinh nghiệm. Tôi muốn nói, ông đã sống qua chế độ vừa qua trong vai trò Thủ tướng. Ông có sự khôn ngoan, sự khôn ngoan không như người khác đã có.
Ông có một ý thức về lịch sử. Ông có khả năng lãnh đạo rất rõ ràng, nếu những gì ông có thể làm trong đời sống của ba thanh niên trước đó trong sách là bất cứ hàm ý nào cho thấy khuôn mẫu mà ông đề ra. Ông có khả năng quản trị và được giao trách nhiệm trên cơ sở thật là sâu rộng. Còn hơn thế nữa, ông có khả năng giải thích những điềm chiêm bao và những khải thị, và cung ứng cho mọi người một ý tưởng về những gì sẽ xảy đến trong tương lai, và điều đó là vô giá đối với một vì vua. Đúng là một nhân vật quan trọng.
Đức Chúa Trời đã đặt ông ngay chỗ mà Ngài muốn ông phải ở đó. Đức Chúa Trời cho phép Đa-ri-út phải công nhận tài năng của Đa-ni-ên, và đặt ông vào một vị trí rất chiến lược, một địa vị có ảnh hưởng.
Bạn biết đấy, trong năm đầu của Si-ru là năm rất kỳ thú, hoặc năm đầu tiên của Đa-ri-út, ông ta đã ra một chiếu chỉ rằng người Do-thái có thể quay về lại xứ Giu-đa. Chiếu chỉ của Si-ru, 70 năm tù làm phu tù cho người Ba-by-lôn đã đủ rồi, và Si-ru ban ra chiếu chỉ ấy để ông quay trở lại – chứ không phải người Do-thái quay trở lại. Và tôi thực sự tin rằng Đa-ni-ên là người có ảnh hưởng lớn lao trên ông ta đến mức độ đó.
Tôi nghĩ sở dĩ như thế vì cớ quyền phép của đời sống Đa-ni-ên, vì cớ sự khôn ngoan của con người, vì cớ ảnh hưởng của con người, ngay cả vào năm đầu sự trị vì của Si-ru, khoảng năm 538 hay năm 537TC, ông đã lập một chiếu chỉ buông tha cho dân sự. Và điều đó đã xảy ra trước sự kiện hang sư tử, trong chính năm đầu của Si-ru.
Vậy, một lần nữa chúng ta gặp gỡ Đa-ni-ên. Song lần nầy, thay vì nhìn xem ông là một thanh niên, như chúng ta đã gặp trong quá khứ, chúng ta đang nhìn thấy ông là một cụ già. Thực vậy, hãy đánh dấu điều nầy, ở chương 6, Đa-ni-ên đang ở độ tuổi 90 – 90 tuổi – và ông vẫn là người của Đức Chúa Trời. Ông vẫn là sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Và ông vẫn là sự lựa chọn của nhà vua ở chức vụ Thủ tướng. Bạn biết đấy, quyền phép của một đời sống nhân đức kéo dài vào lúc tuổi đã cao.
Mục sư Criswell ở Hội thánh Báp-tít Đầu Tiên ở Dallas thuật lại về Mục sư Robert G. Lee, ông là một nhà truyền đạo rất giỏi ở miền Nam. Và Mục sư Robert G. Lee, vào ngày sinh nhật thứ 84 của ông, vào năm 1970, tháng 11, có người hỏi ông câu nầy: “Thưa Mục sư Lee, ông sẽ cứ giảng đạo mãi ư?” Đây là lời đáp của ông: “Khi có rất nhiều người chưa được cứu ở quanh đây, khi có nhiều tấm lòng sầu não cần được yên ủi, khi có nhiều thanh niên đang ném sự sống của họ vào chỗ điên dại và khu chợ khoái lạc xác thịt; khi có nhiều điều tà ác bội nghịch cần phải đề kháng; khi có nhiều người cao tuổi cô độc cứ lê bước lúc mặt trời lặn; khi vào năm 1910, lúc tôi được tấn phong, tôi đã kết hôn với việc giảng đạo cho tới khi cái chết nắm lấy chúng ta; tại sao tôi không ở vào năm thứ 85 của đời mình cứ tiếp tục giảng đạo chứ?”
Mục sư Lee đã thêm một số số liệu thống kê bổ sung, theo cách đó, cần phải chúc phước và khuyến khích bất kỳ ai trong số các bạn đang đi tới chỗ 90 hoặc 80 tuổi. Đây là những gì ông nói: “Newman Darlan, một học giả kỳ cựu, đã thực hiện phần phân tích các đời sống và thành tựu của 400 nhân vật quan trọng nhất của lịch sử. Phần phân tích cho thấy gần 80% các nhân vật quan trọng nhất trên thế giới khép kín cuộc sống năng động giữa 58 và 80 tuổi. Hai mươi lăm phần trăm tiếp tục vượt quá 70, 22,5% vượt quá 80, và 6% vượt quá 90. Hãy xem xét những gì đã được thực hiện bởi những người trên 80 tuổi.
“Khi 83 tuổi, Gladstone, lần thứ tư, đã trở thành Thủ tướng của Anh Quốc. Michelangelo, ở tuổi 89, đã vẽ xong bức Sự Phán Xét Sau Cùng, có lẽ là bức tranh duy nhất nổi tiếng nhất trên thế giới. John Wesley đã giảng đạo với vẻ hùng biện gần như không bị suy giảm ở tuổi 88, kết thúc ở độ tuổi đáng nhớ đó, sự nghiệp quan trọng nhất trong thời của ông, đã đi ¼ một triệu dặm đường trong một kỷ nguyên không có điện, không có hơi nước, và ông đã phát ra chừng 4.000 bài giảng, và đã viết ra vô số sách vỡ.
“Edison đã phát minh lúc 90 tuổi. Wright, ở tuổi 90, được coi là một kiến trúc sư rất sáng tạo. Shaw đã viết kịch ở tuổi 90. Bà Moses vẽ tranh ở tuổi 80. J.C. Penny, Cơ đốc nhân lỗi lạc, tất tả lao động tại bàn làm việc của mình lúc 95 tuổi”.
Và chúng ta nói: “Ồ, tôi đã 55 tuổi rồi. Tôi phải lui đi thôi”. Và chúng ta mất đi sự phong phú của tuổi tác, sự giàu có của tuổi tác. Đa-ni-ên sắp sửa 90 tuổi và ông là người của Đức Chúa Trời. Và Đức Chúa Trời đã đặt ông đúng vào chỗ mà Ngài muốn ông phải ở đó và nền chính trị của Mê-đi Ba-tư có ít việc phải làm để đứng vững được.
Cụm từ thứ hai – cụm từ thứ nhất là thăng cấp; cụm từ thứ hai là âm mưu, các câu 4-9. Bất cứ khi nào một người Chúa nhấc lên một vị trí nổi bật, người ấy liền rơi vào chỗ khó khăn nhất định. Luôn luôn có giá phải trả. Không có một sự tôn cao nào, và chẳng có một sự thành công nào, và không có một sự nổi bật nào mà không trả giá bởi một lượng nhất định của tình trạng nô lệ.
Người nào thành công là một người năng động, người ấy là nô lệ, người ấy đang lao động. Ông bị cùm xiềng.
Nếu ông là một nhạc sĩ, ông bị cột vào cây đàn dương cầm. Nếu ông là một hoạ sĩ, ông sẽ bị buộc vào khung vải. Nếu ông là một nhà truyền đạo, ông bị buộc vào đống sách vỡ cùng những lời cầu nguyện của ông. Nếu ông là một nhà văn, ông sẽ bị trói vào những bản thảo của mình. Nếu ông là một nhà thơ, ông sẽ bị trói bên các vầng thơ của mình. Nếu ông là một y sĩ, ông bị cột vào các bệnh nhân và sách vỡ của ông. Nếu ông là một nhà thần học, ông sẽ bị trói bên các nghiên cứu của mình. Bất cứ ai và người nào nổi cộm đều là một tù nhân. Và vì vậy, có một giá phải trả. Ông làm nô lệ cho phần của mình. Ông dốc đổ đời sống mình vào đó.
Nhưng, có một giá khác phải trả cho việc ở trong một địa vị được phước bởi Đức Chúa Trời. Và sự thực cho thấy rằng bất cứ khi nào bạn được đưa vào địa vị đó, bạn sẽ thấy mình bị sự ganh tỵ lâu dài, bị săn lùng và dõi theo. Đúng là như thế đó. Chúng ta thấy việc ấy trong chương 1 của sách Phi-líp, có phải không, ở đó Phao-lô là một tù nhân, và có người đổ thêm sự phiền muộn vào xiềng xích của ông bằng cách thốt ra những điều xấu xa về chức vụ của ông. Họ muốn khiến cho ông cảm thấy tồi tệ hơn việc ông đã sống là một tù nhân. Họ đang rao giảng Đấng Christ cách miệt mài như một chức vụ tiêu cực chống lại Phao-lô.
Thật là lạ lùng khi Đức Chúa Trời nhấc ai đó lên, tấm lòng của người khác phừng lên giận dữ, ganh tỵ và cay đắng, ngay cả khi cá nhân đó không gây thương tích và tuyệt đối không làm hại chi cho họ. Thế sao có người lại ghét Đa-ni-ên chứ? Một người thể ấy làm sao người ta lại xem khinh chứ? Tôi sẽ hỏi bạn một câu khó hơn. Làm sao người ta lại đóng đinh Ðức Chúa Jêsus Christ cho được chứ? Nhưng họ đã làm thế.
Ở Luân Đôn, một người đương thời với Mục sư Charles Spurgeon trẻ tuổi là một nhà truyền đạo đã cao tuổi, đã sống ở thành phố trong cả một thế hệ. Ông đã trải qua nhiều năm miệt mài trung tín với chức vụ của mình. Và Mục sư Charles Haddon Spurgeon đã đến, một cá nhân năng động, trẻ trung, ông đã đến Luân Đôn khi ông khoảng 20 tuổi. Và ngay tức khắc – tôi muốn nói, thậm chí không phải một năm hoặc hai hay ba năm, nhưng ông liền chạm trán với bối cảnh đó – ông đã có một cái chạm đến nỗi mọi người đông đảo đến nghe Mục sư Spurgeon giảng. Ông giống như một ngôi sao xuất hiện trên bầu trời, vừa loé lên.
Và vị Mục sư cao niên kia nói rằng khi nhiều đám đông bắt đầu xoay quanh vị Mục sư trẻ tuổi kia, ganh tỵ và ghen tương bắt đầu len vào tấm lòng tôi và nó ăn nuốt tôi, nó nuốt trọng tôi. Ông có mặt ở đó, là một nhà truyền đạo nổi tiếng ở London, nhưng đám đông lại muốn nghe Spurgeon giảng. Và vị Mục sư cao niên kia nói rằng ông đã quì gối xuống, kêu nài ở trước mặt Đức Chúa Trời, và ông trình với Chúa về mọi sự ấy. Và khi ấy ông nói Chúa bắt đầu đặt trong lòng ông lời khen ngợi, và cầu thay, nài xin cho vị Mục sư trẻ tuổi Spurgeon kia. Ông nói: “Ngày ấy, sau khi tôi cầu nguyện và trình vấn đề lên cho Chúa, khi nào Spurgeon cứ thắng hơn, tôi cảm thấy như thể chính tôi đã thắng hơn vậy”. Đức Chúa Trời đã ban cho ông sự thắng ấy.
Nhưng, không phải lúc nào việc ấy cũng xảy ra đâu. Chúng ta hãy xem điều ngược lại khi chúng ta nhìn vào câu 4: “Các quan thượng thơ và trấn thủ bèn tìm cớ kiện Đa-ni-ên về việc nước; nhưng họ không thể tìm được một cớ nào, hay một sự xấu nào của người, bởi người là trung thành, trong người chẳng có điều lỗi và cũng chẳng có sự xấu”. Đa-ni-ên không có chút Watergates nào hết. Ông không có chút gì dấu giếm nơi ông. Không có cách nào để truy tố nhân vật này.
Bây giờ, khi một người được 90 tuổi, và ông để cho hết thảy những kẻ có chức vụ chính trị ở quanh ông đào bới để tìm một việc gì đó và họ trở ra với số 0, đó là một nhân vật của danh dự. Ngay thẳng, trung thực, thanh sạch, quí phái tuyệt vời. Họ không tìm thấy lỗi, shechath, tức là “đồi bại”. Không có đồi bại nào hết, không có lỗi, shalu, tức là “bê bối”. Nói cách khác, đồi bại là phạm tội, và lỗi lầm là tội sơ sót. Họ không thể tìm thấy bất cứ điều gì ông đã làm mà ông đã không làm, và bất cứ điều gì ông đã không làm mà ông lại làm. Đúng là một nhân vật nhân đức. Họ không thể tìm thấy bất cứ điều gì.
Câu 5: “Vậy những người đó nói rằng: Chúng ta không tìm được một cớ nào mà cáo Đa-ni-ên nầy, nếu chúng ta chẳng tìm trong sự thuộc về luật pháp Đức Chúa Trời nó”. Giờ đây, con người, tôi ước ao chúng ta có thì giờ để chỉ giảng về câu Kinh Thánh đó. Khi họ không thể tìm thấy bất cứ điều gì nghịch lại bạn trừ ra sự thực là bạn đã bị bán cho Đức Chúa Trời của bạn, khi ấy bạn đang làm ứng nghiệm sự thực nguyên tắc của Tân Ước chịu khổ vì cớ sự công bình. Việc duy nhất mà họ nói là “chúng ta không tìm được một cớ nào mà cáo”, ấy là ông ấy đã hoàn toàn phục theo Đức Chúa Trời của ông. Đúng là đáng khen ngợi. Họ không thể tìm thấy gì khác. Nếu có bất cứ điều gì, họ sẽ tìm cho ra nó, và họ không thể.
Câu 6: “Các quan thượng thơ và trấn thủ đó bèn vào chầu vua và tâu rằng: Hỡi vua Đa-ri-út, chúc vua sống đời đời!” Mỗi lần bạn đi vào triều, bạn phải nói ra câu ấy. Đa-ni-ên thậm chí nói như thế trong hang sư tử. Câu nói đó đưa ra mục tiêu, nhưng khác đi. Câu 7: “Hết thảy các quan thượng thơ trong nước, các quan lãnh binh, các quan trấn thủ, các nghị viên và các đại thần đều đồng tình…”. Bây giờ, đấy chỉ là sự ngăm dọa rất hay bởi vì là do nhiều người đồng tình. Có một nhóm người đã tạo ra âm mưu ấy. Không phải hết thảy họ đều đồng ý đâu, nhưng cứ chồng chất mọi thứ của các cá nhân đó thôi, chỉ mô phỏng thôi, và hết thảy họ đã bàn bạc, họ nói: “lập một cấm lịnh nghiêm nhặt trong ba mươi ngày, hễ ai cầu xin thần nào hay một người nào ngoài vua, thì, hỡi vua, kẻ ấy sẽ phải quăng vào hang sư tử”.
Bạn đã nghe nói về nữ hoàng trong một ngày chưa? Đây là vua trong 30 ngày. Chúng ta muốn bạn làm Thần Linh trong ba mươi ngày. Bây giờ, khi bạn có thể được chọn làm Thần Linh, bạn đã có thứ thần học thật tồi. Và khi bạn chỉ là Thần Linh trong 30 ngày, thì thần học ấy thậm chí còn tồi tệ hơn. Họ đã đến ở chỗ nầy: “Chúng tôi đã hỏi ý kiến của tất cả các thống đốc, các vương tử, các quan thượng thơ, các cố vấn, và các quan trưởng, và mọi người đồng tình chúng ta phải đưa ra một đạo luật. Bạn thật là tuyệt vời, bạn rất xứng đáng làm Thần Linh trong 30 ngày. Và chúng ta sẽ quyết – chúng ta quyết trao cho bạn đặc ân ấy. Và chúng ta chỉ muốn lập ra một quy tắc ở đây, bất cứ ai đưa ra lời cầu xin bất kỳ thần hay người nào trong 30 ngày, trừ phi đó là bạn, sẽ bị ném vào hang sư tử”.
Có điều thú vị ở đây, ấy là nếu bạn xem lại câu 6, có một động từ ở đó: “hiệp lại với nhau” [“assembled together”, theo bản Kinh Thánh Anh ngữ]. Đây là một động từ rất thú vị theo tiếng A-ram. Động từ nấy có ý nói họ “đã vội vã đến và sôi nổi”. Giống như một đám hỗn loạn vậy. Họ khuấy đảo và lộn xộn khi họ đến nơi đó. Một động từ rất mạnh, và nó chỉ ra một nhóm đông những người đã bày ra âm mưu này. Nhưng không phải ai cũng đồng ý, bởi vì Đa-ni-ên là lãnh đạo và ông đã không đồng ý. Tôi chắc rằng thậm chí chẳng có ai hỏi ý kiến ông nữa là.
Vì vậy, hết thảy họ kéo đến và buông ra lời nói dối của họ. Khi họ nói: “hết thảy các quan thượng thơ trong nước”, điều đó không đúng. Có một người trong số họ đã không đồng ý, có lẽ thậm chí không biết nữa. Chúng ta muốn đưa ra một đạo luật và chắc chắn một chiếu chỉ. Và bằng cách đó, hai lần sử dụng nó, một đạo luật hoàng gia và một chiếu chỉ chắc chắn, cho bạn thấy họ muốn ràng buộc và mạnh mẽ như thế nào, rằng không ai, không trừ một người nào có thể thờ phượng hoặc đưa ra lời cầu xin bất kỳ ai trừ ra vua trong 30 ngày.
Đồng thời, trong những ngày đó, tất nhiên, tôn giáo của họ đã thiết lập các vị thần giống như con người. Các vị thần của họ cũng có lỗi lầm như con người có. Nói cách khác, họ lập hình tượng Thần của họ từ chính hình ảnh của họ. Và vì vậy, các vị thần của họ đã sai lầm. Và nói rằng một người có thể là một vị Thần đối với chúng ta hoàn toàn là lố bịch, bởi vì Đức Chúa Trời là thánh khiết, công bình, và trọn vẹn, và không có một sự bất toàn nào của con người.
Nhưng đối với họ, điều đó không phải là vấn đề. Thực vậy, nếu chúng ta nghiên cứu lịch sử một cách cẩn thận, chúng ta sẽ thấy rằng người Ai-cập tin rằng các Pha-ra-ôn đều là thần linh, người La-mã tin rằng Caesar là thần linh. Các Ptolemies được cho là thần linh. Có những dấu hiệu cho thấy Seleucids tuyên bố vai trò của thần linh. Ngay cả dòng Hê-rốt, bạn sẽ nhớ trong Công Vụ các Sứ Đồ 12, đã chiếm lấy vị trí của các thần. Vì vậy mà các vua làm việc này không phải là hiếm.
Phải, Đa-ri-út đã bị tâng bốc. Tôi muốn nói, khi bạn gặp gỡ toàn bộ phận chính trị và họ muốn làm điều đó cho bạn, nào, kháng cự lại là điều rất khó. Và vì vậy, ông ta không cần phải suy nghĩ. Ông ta bởi cảm xúc bị cuốn hút vào toàn bộ sự việc kia. Câu 8: “Bây giờ hỡi vua, hãy lập điều cấm đó và ký tên vào, hầu cho không đổi thay đi, theo như luật pháp của người Mê-đi và người Phe-rơ-sơ, không thể đổi được”.
Bây giờ, chúng ta không biết hết về luật pháp của người Mê-đi và người Ba-tư, trừ phi chúng ta biết bạn đã từng làm luật, bạn không thể vi phạm nó. Điều đó được xây dựng trong hệ thống của họ. Và hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng lý do họ đã làm điều đó là để ngăn chặn các luật lệ kỳ quặc, rằng một khi luật đã được lập, thì nó đang ràng buộc. Và như vậy, họ rất cẩn trọng về các luật lệ này.
Nhưng khi những kẻ này đến và chạm đến vua này vào thời điểm dễ bị tổn thương của mình, cái tôi của ông, ông đã đáp ứng. Câu 9: “Vậy vua Đa-ri-út bèn ký tên lập cấm lịnh đó”. Bây giờ đã có một đạo luật. Bạn thực hiện việc cầu xin bất kỳ thần nào trừ ra thần này, và bạn bước vào hang của sư tử.
Vì vậy, chúng ta nhìn thấy sự thăng cấpâm mưu. Có một từ thứ ba, bền đỗ, câu 10, bền đỗ. Bây giờ từ đó quay lại Đa-ni-ên, và tôi muốn bạn nhìn biết điều ông đã làm. “Khi Đa-ni-ên nghe rằng chỉ dụ đó đã ký tên rồi, thì về nhà mình (những cửa sổ của phòng người thì mở về hướng Giê-ru-sa-lem). Tại đó, cứ một ngày ba lần, người quì gối xuống, cầu nguyện, xưng tạ trước mặt Đức Chúa Trời mình, như vẫn làm khi trước”. Tôi thích sự bền đỗ đó.
“Rồi mấy người nầy tập trung lại, thì thấy Đa-ni-ên cầu xin và khấn nguyện trước mặt Đức Chúa Trời”. Bạn biết đấy, điều mà tôi nhìn thấy đây là sự bền đỗ. Họ lập đạo luật, còn Đa-ni-ên trở về phòng mình và làm những gì ông đã làm mỗi ngày. Khuôn mẫu nguyên được David lập ra trong Thi thiên 55: “Buổi chiều, buổi sáng, và ban trưa, tôi sẽ than thở rên siếc; Ngài ắt sẽ nghe tiếng tôi”. Và, tất nhiên, vào thời buổi ấy, thường thì trên mái của một ngôi nhà có phòng cao nhỏ trên đó.
Chúng ta thấy chúng ngay cả trong thời kỳ Tân Ước. Một nơi ẩn náu, và chúng không có cửa kính. Những gì họ làm là gắn mạng lưới qua cửa sổ, và họ sẽ để chúng cứ mở ra và sự ấm áp của khu vực Ba-by-lôn, một nơi rất nóng, và cơn gió nhẹ thổi qua làm mát cho họ.
Vì vậy, ông sẽ đi lên đó và thông qua lưới cửa sổ kia người ta sẽ nhìn thấy ông, và ông sẽ phải hướng mặt về thành Giê-ru-sa-lem vì đó là chỗ mà lòng ông mong mỏi, là dân sự của Đức Chúa Trời, và là thành của Đức Chúa Trời, là tượng trưng cho Đức Chúa Trời đối với ông. Và chắc chắn, ông sẽ cầu nguyện, vì sự hoà bình của thành Giê-ru-sa-lem, sự phấn hưng của thành phố, và bất cứ điều gì khác có trong tấm lòng ông, lời xưng tội, và bất cứ điều gì khác, ông đã làm việc ấy theo cách mà ông luôn làm. Bền đỗ.
Nói cách khác, người ta có thể lập luật của họ, song khi luật lệ giao chéo và vi phạm các qui tắc mà Đức Chúa Trời đề ra, chúng ta không phải lo âu về các thứ luật đó. Và chúng ta phải đạt tới mục đích có trong sách Công Vụ các Sứ Đồ, có phải không, ở đó Phi-e-rơ bảo chúng ta phải vâng lời Đức Chúa Trời hơn là vâng lời người ta.
Bây giờ, bạn nói: “Phải, Đa-ni-ên không thể kín đáo được một chút sao? Ông không thể đóng cửa sổ lại và cầu nguyện sao?” Được chứ. “Bộ ông không thể nhịn trong 30 ngày và vừa đi vừa trò chuyện với Chúa, và như thế thì chẳng ai thấy được gì hết?” Được chứ. Nhưng bất kỳ một sự thỏa hiệp nào đi nữa thì bổn tánh của ông không cho phép như vậy.
Thí dụ, khi họ thiêu Polycarp, nơi giàn giáo tại Smyrna năm 155TC, ông đã là Cơ đốc nhân trong 86 năm. Trước khi châm lửa, họ gọi Polycarp rồi nói: “Hãy chối Chúa thì cứu lấy mạng mình”. Với sự yên lặng bảo đảm và với giọng nói chắc chắn, đây là những gì ông đã nói: “Tám mươi sáu năm tôi đã phục vụ Ngài. Ngài chưa bao giờ làm hại cho tôi bất cứ điều gì. Tại sao tôi phải từ bỏ Ngài lúc bây giờ chứ? “Và Polycarp, môn đệ của Giăng, với những lời ngợi khen trên môi miệng ông và một sự cam kết thầm lặng đối với Chúa, ông nhìn xuống những ngọn lửa và chấp nhận chúng là ý muốn của Đức Chúa Trời.
Tôi nghĩ đến Si-môn Phierơ. Si-môn Phierơ đang ở trong tù. Qua ngày sau thì ông sẽ bị đem hành quyết, một thiên sứ đến cứu ông, và phải đánh thức ông vì ông đang ngủ say. Thật là lạ lùng. Nó giống như bài hát ấy: “Ngài không hề ngủ, Ngài không hề nhắp mắt”. Tôi nhớ gã ở dưới đáy tàu và gã rất sợ hãi, rồi cuối cùng gã đọc câu ấy, và ngước lên nhìn lên Chúa rồi nói: “Bao lâu Ngài còn tỉnh thức, không có nghĩa là cả hai chúng ta mất ngủ. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ chợp mắt một chút được rồi đây”.
Và vì vậy, sự bền đỗ. Đúng là một người thực sự tin kính và nhân đức. Và khi ấy có một từ chính khác đưa chúng ta qua phân đoạn và đó là từ “truy tố”, câu 12. Và bấy giờ âm mưu được làm cho dày thêm. “Họ bèn đến chầu vua và tâu cùng vua về cấm lịnh của vua”. Họ đã dò xét Đa-ni-ên. Họ đã nhìn thấy mọi việc ông đã làm.
Tôi dám chắc rằng họ đã đến vào buổi sáng, và họ nhìn thấy vụ việc ngay lập tức, có thể họ đã nhìn thấy việc ấy vào buổi trưa. Có lẽ đúng là ban trưa. Họ đã đến và nhận được chiếu chỉ phát ra vào buổi sáng. Họ đến đó, chỗ của Đa-ni-ên vào buổi trưa để xem ông có làm việc ấy hay không!?! Họ chỉ nhìn thấy một lần, rồi họ quay trở lại với nhà vua.
Rồi họ nói về chiếu chỉ. “Hỡi vua, vua chẳng từng ký tên vào một cấm lịnh rằng trong ba mươi ngày, hễ ai cầu xin thần nào hay người nào ngoài vua, thì sẽ phải quăng vào hang sư tử đó chăng? Vua trả lời rằng: Sự đó là thật, theo như luật pháp của người Mê-đi và người Phe-rơ-sơ, không thể đổi được”.
Điều đó đúng đấy. “Họ bèn đáp lại và tâu vua rằng: Đa-ni-ên, là một trong những con cái phu tù Giu-đa” – và họ cứ ném mãi điều đó vào Đa-ni-ên. Kẻ ngoại quốc kia. Đó là tù nhân. Kẻ phu tù ấy. Thậm chí không phải là cùng một bầy đâu “không có lòng kiêng nể vua chút nào”. Có thật không? Điều đó không đúng, có phải không? Đa-ni-ên là một tôi tớ trung thành và trung tín, ông không hề vi phạm các nguyên tắc của vua. Ông đã nhìn xem vua đúng theo cách mà người ta đã nhìn xem đến nhà vua, giống như Chúa chúng ta đã phán: ông “trả cho Xê-sa những gì thuộc về Xê-sa”. Và họ nói tiếp: “hỡi vua, dầu đến cấm lịnh vua đã ký tên cũng vậy; song nó cứ một ngày cầu nguyện ba lần”.
Bây giờ, tôi biết họ không phải đi lòng vòng cả ngày để nhìn thấy cả ba lần đâu. Họ chỉ nhìn thấy có một lần mà thôi, và đấy là sự giả định những gì ông đã làm, và đó là một sự giả định chính xác. Và như vậy, họ đến gặp nhà vua. Ông ta khởi sự làm vua trong một tháng, thần linh trong một tháng, và loanh quanh như kẻ dại trong một ngày. Đúng là một kẻ ngốc. Đúng là một việc ngu ngốc để làm, không suy nghĩ gì cả. Và bạn biết đấy, ông ta đang nổi giận với ai rồi? Bản thân ông ta là một người khôn ngoan. Ông ta nổi giận với bản thân mình.
Câu 14: “Khi vua nghe những lời đó, thì lấy làm buồn bã lắm”. Bạn biết đấy, ít nhất người này cũng có lòng thành thật để đổ lỗi cho sự việc đã xảy ra. Chính cái tôi của ông ta đã bắt lấy ông ta. Sự cám dỗ luôn luôn có ở đó, nhưng chúng ta không rơi vào cái bẫy đó, trừ phi chính cái tôi của mình có liên quan đến. Và tôi thích câu này: “vua định lòng giải cứu Đa-ni-ên, và mãi đến khi mặt trời lặn, cố hết sức tìm thể để giải cứu người”.
Chúng ta hãy giả định sự việc đã được ký kết vào buổi sáng. Họ hối hả đến xem điều Đa-ni-ên sẽ làm vào buổi trưa. Đa-ni-ên đang cầu nguyện. Họ chạy lại và tâu với nhà vua, và bây giờ ông đã có mọi thứ vào buổi trưa cần phải giải quyết, theo thông lệ của họ, phải thực hiện ngay trước khi trời tối. Và như vậy, ông ta đã có đủ thứ lúc ban trưa. Và ông ta chẳng có thể viện lý gì hợp lệ khả thi. Ông ta đã lần theo mọi cách. Đó là hàm ý của câu 14: “vua định lòng giải cứu Đa-ni-ên, và mãi đến khi mặt trời lặn”.
Giờ đây, tôi không biết ông ta đã làm gì, nhưng có thể ông ta đã cố gắng tìm kiếm một lỗ hổng trong luật pháp, hoặc có lẽ ông ta đã tìm cách bao biện một một cái gì đó trong luật lệ quá khứ của Mê-đi Ba-tư để có thể giải quyết việc nầy. Song về mặt kỹ thuật, chẳng có cách nào khác cả. Và bạn biết tôi thích gì về việc nầy không? Đa-ni-ên không hề nói một lời. Đa-ni-ên không hề đưa ra một lý lẽ nào của riêng mình. Đa-ni-ên không hề tự biện hộ. Giống như Đấng Christ, ông là chiên câm trước mặt kẻ hớt lông và không hề mở miệng.
Bạn thấy đấy, ông đã có lòng tin nơi Đức Chúa Trời qua những năm tháng này rằng ông sẽ chỉ phục theo Đức Chúa Trời mà thôi. Chẳng có biện pháp phòng vệ nào hết, có phải không? Chẳng có gì hết – cái điều mà ông có thể nói là trừ phi – “Được thôi. Ta sẽ cầu nguyện và ta sẽ cứ mãi cầu nguyện”. Chẳng có gì để nói hết.
Như vậy, sự thăng cấp, âm mưu, sự bền đỗ, sự truy tố. Và một từ chính khác xuất hiện ở câu 16, và đó là từ “án phạt”. Câu 15 chép: “Nhưng các người đó nhóm lại cùng vua và tâu rằng: Hỡi vua, xin biết rằng theo luật pháp của người Mê-đi và người Phe-rơ-sơ, hễ là cấm lịnh hay chỉ dụ nào mà vua đã lập định rồi, thì không thể thay đổi được”. Bạn đang bị mắc kẹt rồi. “Bấy giờ vua truyền điệu Đa-ni-ên đến, và phải ném người vào hang sư tử”.
Bây giờ, đây là bầy sư tử thật, quí vị ơi, bầy sư tử thật đấy. Bầy sư tử bị cố ý bỏ đói để được sử dụng như những sát thủ. Và tôi không biết có bao nhiêu con có mặt ở đó, nhưng không chỉ có một hai con đâu. Tôi đã nhìn thấy các bức tranh, ở đó có hai hoặc ba con sư tử. Không, tôi không biết là có bao nhiêu con, nhưng phải có cả bầy sư tử, bởi vì khi bạn đến cuối chương và mọi thứ bắt đầu rơi xuống trên đầu của những kẻ đã bày chuyện nầy ra, người ta đã quăng hết thảy họ vào hang đó, và người ta cũng quăng luôn cả gia đình của họ vào đấy, và họ bị sư tử táp lấy trước khi chân họ đụng đến mặt đất. Có rất nhiều sư tử ở đó.
Một nhà giải kinh nói: “Ồ, chỉ có mấy con sư tử thôi, và Đa-ni-ên tìm thấy một góc và trốn đi”. Không, không, không. Đó là một cái hang lớn, có phải không? “Và ông đã tìm thấy một góc rồi ông trốn trong đống rơm hoặc bất cứ thứ gì”. Không, có rất nhiều sư tử. Và chúng là bầy sư tử như bạn nghĩ về loài sư tử.
Và thế là: “Người ta bèn đem đến một hòn đá chận nơi cửa hang”. Nó rất có thể là một cái hang bên sườn đồi, và có lối vào ở nơi thấp kia, họ có một hòn đá chận ở đó. Rồi khi ấy trên đỉnh đồi, có một cái lỗ với một rào chắn trên đó. Lý do chúng ta tin rằng đó là chữ “hang” theo nghĩa đen là chữ gôb trong tiếng A-ram, có liên quan đến từ Hy-bá-lai gûwb có nghĩa là “hố”. Và như vậy, đó là một hố. Về mặt cơ bản, đó là ý tưởng. Gûwb trong tiếng Hy-bá-lai có nghĩa là “đào”.
Và thế là ở đây bạn có một loại hố dưới lòng đất với lối vào bên hông, ở đó họ sẽ có lối vào hang động tự nhiên để cho sư tử vào ra, hoặc làm bất cứ điều gì họ cần để cho chúng ăn, rồi khi ấy lối vào ở phía trên là chỗ để quan sát xem coi kẻ bị hành quyết sẽ bị dứt điểm như thế nào.
Và nhân tiện, đã có một số nghiên cứu thú vị được thực hiện trong lãnh vực khảo cổ học. Họ đã phát hiện ra một số hố nhốt sư tử mà các vị vua sử dụng làm chỗ hành quyết. Keil, nhà giải kinh nổi tiếng về Cựu Ước, ông mô tả một cái hố đó. Ông cho biết: “Có một cái hang hình vuông rất rộng dưới lòng đất, có một bức tường ngăn ở giữa nó, được lắp cửa, mà người giữ cửa có thể mở và đóng từ phía trên. “Bằng cách ném thức ăn, ông ta dụ bầy sư tử từ phòng này sang phòng kia, rồi sau đó đóng cửa lại, chúng bước vào chỗ trống với mục đích làm cho phòng ấy được sạch sẽ. Hang động được mở ra từ phía trên, miệng hang có một bức tường bao quanh cái sân cao một thước rưỡi, qua đó người ta có thể nhìn xuống cái hang”. Bây giờ có thể hình dung hang ấy là một khu vực rộng lớn ở một sườn đồi.
Bây giờ bạn để ý thấy có chép trong câu 16: “Bấy giờ vua truyền điệu Đa-ni-ên đến, và phải ném người vào hang sư tử. Vua cất tiếng nói cùng Đa-ni-ên rằng: Đức Chúa Trời ngươi là Đấng ngươi hằng hầu việc, sẽ…”. sao chứ? “sẽ giải cứu ngươi”. Bây giờ, ông ta lấy đâu ra ý tưởng ấy chứ? Hãy nghe đi, bạn biết đủ về Đa-ni-ên nếu bạn có mặt với chúng tôi trong nghiên cứu này để biết rằng nếu Đa-ni-ên treo cổ trong một năm, ít nhất là bây giờ, và có lẽ là hai lần, Đa-ri-út đã nghe giảng hết sứ điệp nầy đến sứ điệp khác về Đức Chúa Trời. Và bạn cũng sẽ biết rằng lịch sử của những gì Đa-ni-ên đã nhìn thấy Đức Chúa Trời trong quá khứ đã được ông ta biết đến, và đấy có lẽ là một trong những lý do ông ta đã bổ nhiệm Đaniên vào địa vị mà hiện ông đang có đây.
Đối với tôi, dường như rõ ràng rằng Đa-ni-ên sẽ là người sẽ tỏ ra những gì ông đã tin. Ông có liên quan đến các phép lạ. Ông đã có liên quan đến việc đưa ra lời khuyên thả người Do-thái trở về quê hương. Và vì vậy tôi dám chắc rằng sứ điệp rất rõ ràng về quyền phép của Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên, Ngài đã giải cứu ông. Tôi dám chắc nhân vật nầy vốn biết rất rõ về câu chuyện nói tới A-xa-ria, Mi-sa-ên, và người kia – tôi không thể nghĩ đến tên Hêbơrơ kia của ông – Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-nê-gô ở xứ Ba-by-lôn; nhưng họ đã được giải cứu khỏi lò lửa hực. Và vì thế ông ta biết rằng Đức Chúa Trời này có thể làm điều đó và điều này thật lớn lao vì điều này cho thấy nỗ lực truyền giáo của Đa-ni-ên đang có một số kết quả.
Thế là: “hòn đá chận nơi cửa hang, và vua đóng ấn mình cùng ấn các đại thần nữa, hầu cho không có điều gì thay đổi được về Đa-ni-ên”.
Bây giờ, mọi sự này dẫn đến một từ chính khác, giữ gìn. Câu 18: “Sau đó, vua trở về cung mình”. Bạn biết đấy, Đức Thánh Linh thật rất tinh tế về mọi việc. Bạn nghĩ rằng bạn muốn đi thẳng vào hang sư tử, có phải không? Thí dụ, tôi muốn nói là nếu tôi xem một cuốn phim, và cuốn phim đã lên đến đỉnh điểm chỗ mà họ đã đưa Đa-ni-ên đến rồi họ thòng ông xuống hang sư tử, và rồi họ cắt ở chỗ cung điện của nhà vua, tôi muốn đi: “Ồ, bạn biết không? Tôi không muốn nhìn cái cung điện của nhà vua. Hãy đưa tôi trở lại hang sư tử kìa. Tôi muốn xem những gì đang xảy ra trong cái hang sư tử đó”. Hãy cắt chỗ cung điện đi. Đừng bao giờ nói tới bất cứ điều gì về hang sư tử, đừng nói.
“và suốt đêm kiêng ăn”. Ai quan tâm, có phải không? Chuyện gì đã xảy ra trong hang sư tử chứ? Kinh Thánh chép: “và suốt đêm kiêng ăn, cũng không đem bạn nhạc đến trước mặt mình”. Kỳ thực tiếng A-ram là “trò tiêu khiển”. Có thể là âm nhạc, phụ nữ, vũ công, bất cứ điều gì họ sử dụng để cho nhà vua tiêu khiển. Nhưng ông ta không muốn bất cứ thứ gì trong số đó: “Không có âm nhạc, không có vũ công, không có thức ăn, không có gì cả”. “Và vua không ngủ được”. Ông ta cứ đi lòng vòng ở đó.
“Đoạn, vua dậy sớm, khi hừng sáng, vội vàng…”. Đồng thời, vua “dậy sớm, khi hừng sáng”, sát nghĩa ý nói là “rạng bình minh”. Ngay khi mặt trời mọc, ông ta đã đi rồi. “Và vua vội vàng”, và phần lớn các nhà giải kinh cảm thấy ông ta có lẽ vào khoảng 62 hoặc 63 tuổi, vì vậy ông ta hối hả vì tuổi tác của mình. Nhìn xuống hang sư tử, vào lúc rạng bình minh để thử xem chuyện gì đang diễn ra. Bây giờ điều này cho thấy rằng ông ta đã có đôi chút đức tin, có phải không, nơi Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên.
Câu 20: “Khi vua đến gần hang, lấy giọng rầu rĩ mà kêu…”, một giọng rầu rĩ, một giọng đau khổ, một giọng lo âu: “kêu Đa-ni-ên…”, bạn biết đấy, hy vọng điều tốt nhứt, nhưng có lẽ tin điều tệ hại nhất. “Hỡi Đa-ni-ên, tôi tớ Đức Chúa Trời hằng sống!”
Bây giờ, bạn nghĩ ông ta học biết điều đó ở đâu chứ? Bạn nghĩ ông ta học được câu nói ấy ở đâu chứ: “tôi tớ của Đức Chúa Trời hằng sống”? Tôi sẽ chỉ cho bạn biết chỗ ông ta học biết câu nói ấy, từ Đa-ni-ên. Đa-ni-ên đã cung ứng cho ông nhiều bài học. “Tôi tớ Đức Chúa Trời hằng sống! Đức Chúa Trời ngươi mà ngươi hằng hầu việc có thể giải cứu ngươi khỏi sư tử được chăng?” Nói thẳng ra, đây là phần sau của câu hỏi đó? Có phải Ngài? Bây giờ chúng ta đang ở chỗ mấu chốt của vấn đề, có phải không? Có phải Đức Chúa Trời có quyền không?
Phải, câu 21: “Bấy giờ Đa-ni-ên tâu cùng vua rằng: Hỡi vua, chúc vua sống đời đời!” Phải có thái độ nhã nhặn ở đó khi bạn nói chuyện với một vị vua, không thể nói: “Tôi ổn” được, bạn phải nói: “Hỡi vua, chúc vua sống đời đời”. Câu 22: “Đức Chúa Trời tôi đã sai thiên sứ Ngài, và bịt miệng các sư tử”. Và đồng thời, có thể được diễn giải rộng ra là Ngài cũng coi chừng mấy cái hàm của chúng nữa, bởi vì chúng có thể xé nát ông ra thành nhiều mảnh.
Đức Chúa Trời đã sai một thiên sứ. Bấy giờ, thiên sứ rất mạnh mẽ. Một thiên sứ xử lý 185.000 quân A-si-ri và Ngài giết hết thảy họ. Vì vậy, một thiên sứ sẽ đổi thành nhiều đấy. “Đức Chúa Trời tôi đã sai thiên sứ Ngài, và bịt miệng các sư tử, nên chúng nó không làm hại chi đến tôi, bởi tôi đã được nhận là vô tội trước mặt Ngài”. Điều đó không có gì để tự hào cả. Đó là sự thật. Và nếu đó là sự thật, đó chẳng phải là tự hào, có thấy không? “Hỡi vua, đối với vua cũng vậy, tôi chẳng từng làm hại gì”. Chỉ để ghi thành tích đấy thôi.
Há chẳng thú vị sao, ông tự biện hộ chỉ sau khi ông trao cho Đức Chúa Trời cơ hội đặt ông vào thử nghiệm? Ông đặt mạng sống mình vào tay của Đức Chúa Trời trong cái hang sư tử kia. Sự việc giống như thể ông đang nói: “Nào, lạy Chúa, con không hiểu lý do tại sao con phải ở trong hang sư tử đó, nhưng có thể Ngài có một lý do. Có thể Ngài biết điều chi đó trong đời sống con chưa đúng và đây là một phần của điều đó”. Và chỉ sau khi Đức Chúa Trời đã giải cứu ông, ông mới có thể nói: “Tôi chẳng làm chi hết. Tôi vô tội”. Làm sao bạn biết mình là vô tội chứ? Vì Đức Chúa Trời đã có một cơ hội trọn vẹn để sửa phạt tôi và tôi không làm việc ấy. Ông chờ đợi để Đức Chúa Trời đánh giá việc ấy.
Rồi, câu 23 chép: “Bấy giờ vua mừng rỡ lắm, và truyền đem Đa-ni-ên lên khỏi hang”. Giờ đây, một lần nữa cho thấy đây là cái hố, có lẽ phải thòng dây xuống, và người gần 90 tuổi này đã nắm lấy sợi dây, và ông được kéo lên. “Vậy Đa-ni-ên được đem lên khỏi hang, và người ta không thấy một vết tích nào trên người, bởi người đã nhờ cậy Đức Chúa Trời mình”.
Đa-ni-ên viết ra chương thứ sáu và Đa-ni-ên đang nói rằng đây là phần chứng thực cho đức tin vĩ đại của ông nơi Đức Chúa Trời. Ông tin Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã tôn vinh đức tin của ông. Bây giờ bạn muốn biết đức tin ấy không? Sự việc không phải luôn luôn xảy ra theo cách đó, có đúng không? Ê-sai cũng tin Đức Chúa Trời, nhưng ông bị cưa làm hai. Phao-lô cũng tin Đức Chúa Trời, và ông đặt đầu mình lên hòn đá, và lưỡi búa loé lên trong ánh mặt trời, và chặt đứt nó khỏi thân thể ông. Phi-e-rơ tin Đức Chúa Trời, và ông bị đóng đinh ngược đầu trên cây thập tự.
Tin nơi Đức Chúa Trời không có nghĩa là bầy sư tử sẽ không ăn thịt bạn. Đã có những người tuận đạo xuyên suốt lịch sử Đức Chúa Trời xử lý với những người đã tin theo Đức Chúa Trời và họ đã chết. Vấn đề, ấy là chúng ta chấp nhận theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Nếu phải sống thì sống. Nếu phải chết, thì chết. Nhưng trong cả từng trường hợp, chúng ta không bao giờ bị đánh bại.
Thực vậy, nếu Đa-ni-ên bị sư tử ăn thịt, ông sẽ ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, có phải không? Điều đó sẽ tốt hơn là nhìn lên Đa-ri-út và nói: “Hỡi Vua, chúc vua sống đời đời”. Ông không thể bị mất. Chúng ta không bao giờ bị mất. Nếu ông bị xé nát ra, thiên sứ đó đến sẽ bồng ông vào trong sự hiện diện của Chúa đặt vào lòng của Ápraham.
Bây giờ, mọi sự nầy được nối theo sau bằng một từ chính khác, cụm từ: “trừng phạt”. Câu 24: “Theo lịnh vua, những kẻ đã kiện Đa-ni-ên”, phần của các quan trấn thủ, các vương tử, các quan thượng thơ nào đã cáo giác ông, “cùng con cái và vợ họ đều bị điệu đến quăng vào hang sư tử. Khi họ chưa đến dưới đáy hang, thì những sư tử đã vồ lấy và xé xương hết thảy”. Thật đáng kinh ngạc. Ở đó phải có một lượng lớn các con sư tử.
Và có người nói: “À, bạn biết đấy, Đa-ni-ên không bị ăn vì bầy sư tử không đói”. Chúng đói đấy chứ. Chúng đói đủ để ăn số đông người như thế nầy. Thậm chí có người còn gợi ý rằng Đa-ni-ên không bị ăn thịt vì bầy sư tử già rồi. Và chúng giống như Clarence, bạn biết đấy, con sư tử bị lác mắt. Thật đáng kinh ngạc khi các nhà giải kinh tự do tìm cách xử lý với Kinh Thánh.
Nhưng mục đích của phân đoạn Kinh Thánh nầy ở đây là để tỏ ra cho bạn thấy chúng không già và không có rang đâu. Chúng không phải là no đủ đâu. Chúng đói khát đấy. Và chúng rất hung dữ vì chúng đã xé xác những người đó trước khi họ chạm đất. Đức Chúa Trời đã làm ra một phép lạ. Một bối cảnh kinh khủng, hình ảnh của báo trả và báo thù của Đức Chúa Trời.
Đồng thời, đây là một cái nhìn rất thú vị về luật lệ của tà giáo. Luật pháp của người Mê-đi và người Ba-tư nói: “Vì tội lỗi của một người, mọi người thân của người ấy đều phải chết”. Đó là luật pháp của người Mê-đi và người Ba-tư. Và họ đã làm theo y như vậy.
Chúng ta thấy sự thăng cấp, âm mưu, sự bền đỗ, sự truy tố, án phạt, giữ gìn, trừng phạt. Thêm hai từ chính nữa, công bố. Câu 25: “Bấy giờ, vua Đa-ri-út viết cho hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng”, bạn nhớ rằng có ba thành phần được sử dụng nhiều lần trong sách Đa-ni-ên, chỉ bao gồm tất cả mọi người trong lãnh vực – “ở khắp trên đất” – ít nhất là địa cầu mà ông mường tượng khi ấy – “Nguyền cho sự bình an các ngươi được thêm lên! Ta ban chiếu chỉ rằng, trong khắp miền nước ta, người ta phải run rẩy kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên”. Điều đó há chẳng tuyệt vời sao?
Một nhân vật, và thực sự ông ta đang tác động toàn bộ đế quốc. Giờ đây toàn bộ Đế quốc Mê-đi Ba-tư bị chiếu chỉ buộc phải run rẩy và kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên. Chiếu chỉ không bắt lấy nhiều người. Đó phải là một chiếu chỉ đúng đắn kia. “Vì Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống và còn đời đời. Nước Ngài không bao giờ bị hủy diệt, và quyền Ngài sẽ còn đến cuối cùng”. Ông ta nói giống như tác giả Thi thiên, và ông ta là một vị vua theo tà giáo.
Nào, Đức Chúa Trời đã đưa ra một số chứng tỏ rất thuyết phục trong sách này, có phải không? Các nước đến rồi đi, và dù họ là người Ba-by-lôn hay Mê-đi Ba-tư, khi Đức Chúa Trời đặt người của Ngài vào đúng vị trí, sứ điệp của Ngài đã được thông qua.
“Ngài cứu rỗi” – câu 27: “và giải thoát, làm những dấu lạ sự lạ ở trên trời dưới đất, đã cứu Đa-ni-ên khỏi quyền thế sư tử”.
Cho phép tôi hỏi bạn một câu đơn giản. Ai nhận được sự vinh hiển trong chương nầy? Đa-ni-ên? Không phải Đa-ni-ên đâu. Không phải Đa-ni-ên dù chỉ một phút thôi. Đa-ni-ên đã có mặt ở đó, thế thôi. Đức Chúa Trời nhận được sự vinh hiển. Tôi tin rằng nếu bạn nhìn thấy một sợi chỉ xuyên qua sách Đa-ni-ên, sợi chỉ ấy không phải là sự tôn vinh cho Đa-ni-ên đâu, mà là cho sự oai nghi của Đức Chúa Trời, Ngài đứng chống lại các nước thế gian và nắm lấy quyền tễ trị của Ngài.
Sau cùng, sự hanh thông. “Đa-ni-ên cứ được thạnh vượng như vậy trong đời vua Đa-ri-út và vua Si-ru là người Phe-rơ-sơ”. Ông được thịnh vượng. Giờ đây, tôi muốn bạn lắng nghe tôi. Khi tôi kết thúc, tôi muốn tóm tắt rất nhanh, chỉ chừng hai phút thôi, hãy lắng nghe.
Khi chúng ta nhìn vào chương này, chúng ta thấy gì về Đa-ni-ên? Có phải bạn nhớ khi chúng ta nghiên cứu chương 1 và chương 2? Chúng ta đã nắm lấy hết thảy những phẩm chất nhân đức Đa-ni-ên trong vai trò một thanh niên và chúng ta đã đưa ra và đã nghiên cứu chúng, và chúng ta thấy những điều tạo nên một người đạo đức, tin kính. Phải, chúng ta sống ở đây, 20 – tốt, không, 60, 70 năm sau đó. Một lần nữa, chúng ta nhìn thấy gì nơi ông? Đâu là các yếu tố phẩm chất mà chúng ta có thể chuyển qua cho mình? Điều gì làm cho một người có ảnh hưởng đến cả một quốc gia? Điều gì làm cho một người nam hay một người nữ có một cái chạm sâu xa đến cả một Đế quốc? Điều đó là gì nơi Đa-ni-ên?
Cho phép tôi đề nghị một số việc. Tôi sẽ trải chúng ra, chỉ cần lắng nghe thôi, hãy suy nghĩ qua các việc ấy. Thứ nhứt, nhân vật nầy vượt qua lịch sử. Ông rất vĩ đại, và ông ấy rất hữu ích cho Đức Chúa Trời vì ông đã vượt qua lịch sử. Ông dời chân khỏi các vấn đề của con người. Ông đã tìm kiếm Vương quốc của Đức Chúa Trời.
Thứ hai, ông sống một cuộc sống kiên định từ đầu đến cuối. Ông là một người nhân đức khi ông còn trẻ, và vì thế sống rất nhân đức khi cao tuổi. Và tôi thực sự tin rằng không có một cách nào để đo lường với thước đo của con người về sự sống nhân đức của các năm tháng ấy. Cái đáng buồn, ấy là hầu hết chúng ta nhìn thấy sự nhân đức của chúng ta đến rồi đi qua các năm tháng đó. Đa-ni-ên không phải như vậy đâu.
Chúng ta tiếp thu được các bài học gì về người của Đức Chúa Trời? Ông vượt qua lịch sử. Ông sống một đời sống kiên định từ lúc trẻ đến lúc già, và điều này khiến cho tuổi già của ông cứ mãi được lưu dụng. Thứ ba, ông chu toàn trọn vẹn sự kêu gọi của mình. Nói cách khác, ông sống trong trọng tâm tuyệt đối của ý muốn Đức Chúa Trời. Ao ước duy nhất của ông là ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ được thành.
Thứ tư, ông có một thái độ đúng đắn. Họ cứ nói về ông là ông có một tinh thần vượt bật. Ông có linh tánh.
Thứ năm, ông bị thế gian ở quanh ông ganh tỵ và thù ghét, song ông không hề cay đắng về việc ấy.
Thứ sáu, ông bị xét đoán, nhưng nếu ông bị xét đoán, ông bị xét đoán vì cớ sự công bình của ông, vì chẳng có một tì vít chi cả. Ông sống như một trưởng lão trong Hội thánh nên sống – sao chứ? – không tì vít.
Thứ bảy, người ta biết đến ông vì sự nhân đức và ngay thẳng, thậm chí bởi các kẻ thù mình.
Thứ tám, ông là một công dân trung tín. Ông là đề tài cho luật pháp con người cho tới chừng họ khiến ông vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời.
Thứ chín, ông bằng lòng đối diện với bất kỳ hậu quả nào trong khuôn khổ ý muốn của Đức Chúa Trời và để hậu quả lại cho Đức Chúa Trời.
Thứ mười, ông trung tín phục vụ vô luận với giá nào theo cách riêng.
Thứ mười một, ông không hề biện bác cho bản thân mình. Ông để điều đó lại cho Đức Chúa Trời.
Thứ mười hai, ông củng cố đức tin của những người khác, cung ứng cho họ niềm hy vọng nơi Đức Chúa Trời. Bạn há không thấy việc nầy nơi nhà vua sao? Tôi muốn nói, nhà vua thậm chí đã tin vì cớ đức tin lớn lo của Đa-ni-ên.
Thứ mười ba, ông được giải cứu khỏi mọi tổn hại, và ông bền đỗ cho từng mục đích trong ý muốn của Đức Chúa Trời.
Thứ mười bốn, ông là phương tiện cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Tôi ước ao chúng ta có thể rao giảng theo phương tiện ấy. Trên hết mọi sự, chúng ta phải sống trong vai trò Cơ đốc nhân, làm một phương tiện cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Thứ mười lăm, Đức Chúa Trời báo thù cho ông. Đức Chúa Trời báo thù cho ông. Đức Chúa Trời xử lý hết mọi kẻ thù của ông. Ông không tự mình xử lý đối với chúng.
Và sau cùng, ông được những người ở chung quanh tôn vinh cũng như bởi Đấng ở bên trên ông.
Các nguyên tắc tỏ ra trong chương nầy cho thấy đời sống nhân đức của một người thuộc về Đức Chúa Trời. Tôi hy vọng điều nầy sẽ rất thực nơi bạn, nguyện Đức Chúa Trời sẽ áp dụng điều nầy cho tấm lòng của bạn cũng như Ngài sẽ áp dụng tấm lòng của tôi. Chúng ta hãy cầu nguyện:
Lạy Chúa, cảm tạ Ngài, vì sự rung động rất lớn trong việc nhìn thấy quyền phép Ngài tỏ ra.
Chúng con cảm thấy như chúng con có thể chìa tay ra và chạm đến Đa-ni-ên. Chúng con cảm thấy như chúng con có thể nhìn thẳng vào cái hố đó và nhìn thấy bầy sư tử kia. Điều đó rất sinh động đối với chúng con. Và chúng con nhìn biết Ngài chính là Đức Chúa Trời, không thay đổi từ dạo ấy, Ngài làm thoả mãn chúng con tại thời điểm nhu cần lớn lao nhất của chúng con. Ngài là Đức Chúa Trời, là Đấng muốn sử dụng chúng con để vượt qua dòng lưu thông và dòng chảy của lịch sử. Ngài là Đức Chúa Trời là Đấng đã kêu gọi chúng con sống đời sống mà Đa-ni-ên đã sống trong thời buổi này, từ trẻ cho đến tuổi già.
Lạy Chúa, nguyện Ngài sẽ dấy lên thậm chí trong hội chúng này và khắp nơi trên thế giới, nhiều người nam người nữ của sự trung thực, ngay thẳng, và nhân đức, đời sống của họ được dâng hết hoàn toàn cho Ngài, là Đấng chịu khổ song chẳng biết đến một sự cay đắng nào vì họ phó chính mình họ cho việc giữ gìn của Đấng Tạo Hoá thành tín.
Lạy Chúa, xin khiến chúng con thành ra hạng người nầy. Xin khiến con thành ra hạng người nầy bởi ân điển cao sâu của Ngài. Xin nắn đúc con hầu cho đời sống con luôn bền đỗ, để con có thể nhìn biết tình trạng được phước của một tuổi già hữu dụng nên Chúa Jêsus lưu dụng và Ngài ưng bạn ơn ấy cho con. Con cầu nguyện y như thế cho tất cả những người thân yêu đang nhóm lại ở đây, trong danh của Đấng Christ. Amen.

Comments

Đa-Ni-Ên Trong Hang Sư Tử — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *