HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.4.Đại Tiên Tri.ĐaniênĐaniên 4 – “Cớ Sao Những Anh Hùng Bị Ngã Xuống”

Mục sư John McArthur

Tối nay chúng ta sẽ xem xét Đa-ni-ên 4. Và đây là phân đoạn kể lại truyện tích nên chúng ta phải xem xét theo cách tách ra từng mảng một. Đa-ni-ên 4 có 37 câu. Bây giờ nếu đó là 37 câu thần học của Phaolô, có lẽ chúng ta sẽ mất khoảng 37 tuần để đi hết phân đoạn ấy. Nhưng vì đó là một phân đoạn theo kiểu kể truyện, bạn chia câu chuyện ra từng phân khúc một rồi bạn mới có thể tiếp tục đi suốt được. Và chúng ta sẽ thấy chúng ta sẽ đi được bao xa tối nay.

Chúng ta đặt đề tựa cho chương nầy là chương thứ tư: Cớ sao những anh hùng bị ngã xuống? Cớ sao những anh hùng bị ngã xuống? Có lẽ từ ngữ nặng nề nhất trong bất kỳ ngôn ngữ nào là chữ “kiêu ngạo”. Kiêu ngạo. Kiêu ngạo đã rủa sã Satan cùng các sứ hắn. Kiêu ngạo đã rủa sã loài người xuyên suốt lịch sử của nhân loại. Kiêu ngạo có tính cách hủy diệt bởi vì nó phá vỡ điều răn thứ nhứt và quan trọng, chúng ta không nên có thần nào khác trừ ra chính mình Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phải là Đức Chúa Trời có một và duy nhứt. Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất đáng được thờ lạy. Đấng duy nhất đáng được ca ngợi. Đấng duy nhất đáng được phục vụ. Và ý muốn của Ngài tuyệt đối là tối thượng.

Và kiêu ngạo khẳng định rằng con người cần phải chiếm lấy địa vị siêu việt hơn Đức Chúa Trời. Hoặc một thiên sứ cần phải chiếm lấy vị trí siêu việt hơn Đức Chúa Trời. Kiêu ngạo đặt cái tôi lên trên Đức Chúa Trời. Đó là bản chất của kiêu ngạo. Và trong Kinh Thánh, qua các vị tiên tri, Đức Chúa Trời đã phán: “Ta sẽ không nhường sự vinh hiển cho ai khác”. Và Ngài đặt ra một tiền đề cơ bản. “Ta sẽ không nhường sự vinh hiển cho ai khác”, có nghĩa là Ngài sẽ không dung chịu một kẻ nào tự thăng mình lên trên cả Đức Chúa Trời.

Hãy lắng nghe Đức Chúa Trời phán về sự kiêu ngạo. Châm ngôn 21:4, Ngài phán:Mặt tự cao, lòng kiêu ngạo, và ngọn đèn của kẻ ác, đều là tội lỗi“. Châm ngôn 6, Ngài phán: Và bảy điều Ngài lấy làm gớm ghiếc: Con mắt kiêu ngạo…”. Châm ngôn 16:5: Phàm ai có lòng kiêu ngạo lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va. Châm ngôn 8:13: Sự kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là ghét điều ác; Ta ghét sự kiêu ngạo, xấc xược, con đường ác, và miệng gian tà“. Châm ngôn 16:18: Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã“. Châm ngôn 29:23 chép: Sự kiêu ngạo của người sẽ làm hạ người xuống. Và Châm ngôn 11:2 chép: Khi kiêu ngạo đến, sỉ nhục cũng đến nữa.

Giờ đây, chỉ từ sách Châm ngôn, chúng ta có được cái nhìn sâu sắc về cách Đức Chúa Trời cảm nhận về vấn đề kiêu ngạo. Đó là tội trọng, xấu xa và bị lên án nhiều lần xuyên suốt Kinh Thánh. Nó dẫn tới sự gớm ghiếc vì nó làm nhục cho danh của Đức Chúa Trời và địa vị phải lẽ mà Ngài có. Nó mang đến sự hủy diệt, vì cứu cánh của kiêu ngạo là sự phán xét. Và nó dẫn đến một sự sa ngã và xấu hổ.

Trong Giê-rê-mi 49, có một câu thơ rất thú vị, ở đó Chúa ban ra một lời tiên tri nghịch cùng Đê-đan. Bạn không cần phải mở Kinh Thánh ra, nhưng Đê-đan rất, rất kiêu ngạo vì Đê-đan là một khu vực ở phía đông và phía nam của Giê-ru-sa-lem, một khu vực trong đồng vắng và sa mạc có nhiều đồn luỹ tự nhiên, và đặc biệt là thành phố Petra. Thủ phủ chính rất lớn của Đê-đan là một thành phố được củng cố bởi lối sống tiết nghĩa, sự thực cho thấy nó nằm giữa bức tường gồm các vách đá cao lớn. Và lối vào duy nhất, và tôi đã bước vào lối ấy, chỉ rộng đủ cho một cá nhân đi ngang qua. Và vì vậy rất là dễ dàng cho thành ấy được canh gác bởi một chiến binh và hầu như không thể bị tấn công.

Trong Giê-rê-mi 49:16, Giê-rê-mi thốt ra một lời tiên tri nghịch cùng Đê-đan: Hỡi ngươi ở trong bộng đá lớn, choán trên đỉnh núi kia, cho mình là đáng sợ, lòng kiêu ngạo đã dối trá ngươi; dầu ngươi lót ổ mình cao như ổ chim ưng”, hãy coi chừng câu này: “ta cũng làm cho ngươi từ đó rớt xuống, Đức Giê-hô-va phán vậy. Đê-đan “cũng sẽ nên gở lạ, mọi người đi qua sẽ lấy làm lạ; thấy tai vạ của nó”.

Nếu bạn đến đó hôm nay giống như tôi đã đến, bạn sẽ thấy rằng nó hoàn toàn trống không. Không có một thành nào ở đó nữa. Bạn nói: làm sao nó lại ra thế ấy được chứ? Phải, Petra đã có nước chảy vào thành qua mấy cái máng nhỏ rồi chảy xuống hai bên sườn của vách đá. Mấy cái máng vẫn còn ở đó. Họ đã cắt đứt nguồn cung cấp nước và không lâu sau đó dân sự phải bỏ đi vì họ không có nước uống. Đức Chúa Trời đã lôi họ xuống.

Giacơ 4:16 tóm tắt lại việc ấy. Và bạn cần phải gạch dưới câu Kinh thánh ấy. Đó là một câu rất quan trọng. Nó tóm tắt nhận định của Đức Chúa Trời về sự kiêu ngạo. Câu ấy chép như sau: Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường“. Bây giờ, đó là bài học của Đa-ni-ên 4. Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Nếu bạn đã từng tìm kiếm một minh hoạ cho Gia-cơ 4:16, bạn sẽ thấy minh hoạ ấy trong Đa-ni-ên 4. Đây là một minh hoạ hữu ích và sinh động cho lẽ thật cơ bản đó. Khi bạn kiêu ngạo, Đức Chúa Trời chiến đấu nghịch cùng bạn. Khi bạn biết hạ mình xuống, Đức Chúa Trời ban ân điển cho bạn ngay.

Giờ đây, một sự công nhận đúng đắn về quyền tễ trị của Đức Chúa Trời, một sự công nhận thích đáng về uy quyền tối cao của Đức Chúa Trời, một sự công thích đáng về sự khiêm nhường của con người là những gì chương này sắp nói đến. Và cụm từ gốc trong chương, hãy chú ý trong câu 17, là: những kẻ sống biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước của loài người“. Đó là cụm từ chính. Toàn bộ chương được đề ra đặng dạy dỗ lẽ thật ấy, để mọi người đều nhận biết rằng Đấng Rất Cao là Đức Chúa Trời đang cai trị trong nước của loai người. Không một người nào có thể tự dựng mình lên trên Đức Chúa Trời.

Bạn sẽ thấy một lần nữa trong câu 25 cùng một việc ấy: cho đến khi vua nhận biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước loài người. Bạn sẽ thấy trong câu 32 rằng:cho đến khi ngươi nhận biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước của loài người. Trong câu 34: Ta xưng tạ Đấng Rất Cao. Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời, uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nước Ngài từ đời nọ đến đời kia. Khi ấy lý thuyết là công nhận rằng Đức Chúa Trời là Đấng tễ trị trong nước của loài người. Bây giờ, khi bạn chưa công nhận việc ấy, bạn đang ở trong rối rắm.

Trong Công Vụ các Sứ Đồ 12, Hê-rốt bắt đầu cảm thấy kiêu ngạo, ngước mắt nhìn lên, khoe khoang, và ông ta đã có một bài diễn văn thật tuyệt vời. Và hết thảy mọi người hét lên cho rằng đó là tiếng nói của thần linh chớ không phải là một con người, rằng ông đang trưởng dưỡng linh hồn mình chiếu theo sự vinh hiển đang đến trên đường lối của ông ta. Và ông ta thấy phấn khởi và kiêu căng. Rồi trong Công Vụ các Sứ Đồ 12:20-23, Kinh thánh bất ngờ phán:Liền lúc đó, có thiên sứ của Chúa đánh vua Hê-rốt, bởi cớ chẳng nhường sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời; và vua bị trùng đục mà chết”. Hãy để ý: “Bởi cớ chẳng nhường sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời”.

Trong Giêrêmi 13, Giê-rê-mi nói cùng dân sự Đức Chúa Trời rằng: Hãy dâng vinh quang cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, trước khi Ngài chưa khiến sự tối tăm đến, trước khi chân các ngươi chưa vấp trên những hòn núi mù mịt. Bấy giờ các ngươi đợi ánh sáng, nhưng Ngài sẽ đổi nó ra bóng sự chết, hóa nên bóng tối mờ”. Trong Rô-ma 1 ở đây chép: “Vì loài người không nhường sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời, nên Ngài đã ban cho họ cho một thần trí hư hoại”. Tự đặt mình lên trên Đức Chúa Trời là một việc nghiêm trọng. Vì Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo và ban ơn cho người khiêm nhường.

Bây giờ trong chương này chúng ta gặp gỡ một người rất kiêu ngạo. Nê-bu-cát-nết-sa, vua của Đế quốc Ba-by-lôn, vị vua vĩ đại trong của bốn đế quốc đang thống trị một phần thế giới. Đế quốc Ba-by-lôn vĩ đại. Nhân vật này, vua của nền quân chủ, vua của các vua, đang cai trị cả thế giới đến nỗi ông ta cảm thấy kiêu căng, được thổi phồng lên, nổi bật lên, rồi lấy cái tôi làm trọng, và tự lập mình lên giống như Đức Chúa Trời. Và chúng ta đã thấy ở chương cuối, thậm chí ông ta đã đúc một pho tượng lớn bằng vàng cao 90 feet đồ sộ như một hình ảnh của chính mình và buộc mọi người phải sấp mình xuống mà thờ lạy. Và khi có ba người không chịu làm theo, họ đã bị ném vào lò lửa hực. Thế là chúng ta hiểu một chút về cái tôi của ông ta.

Nhưng trong chương này, chúng ta thấy Đức Chúa Trời hạ thấp người này xuống rồi sau đó ban ơn cho người trong sự hạ mình của người. Ngài kháng cự ông ta trong sự kiêu căng của ông ta. Ngài ban ơn cho ông ta trong sự hạ mình của ông ta. Và nếu tôi chịu suy nghĩ một chút, tôi muốn được như thế. Tôi nghĩ rằng có nhiều việc trong chương này hơn chỉ là câu chuyện nói tới Nê-bu-cát-nết-sa. Tôi nghĩ Nê-bu-cát-nết-sa là một biểu tượng cho một số việc.

Trước hết, tôi tin ông ta là một biểu tượng của bất kỳ cá nhân nào khác trong lịch sử, họ cố gắng làm chính việc ấy. Ông ta là một loại mô hình hay khuôn mẫu cho cách thức việc ấy được làm ra. Trước hết thảy các vua xứ Ba-tư, các thủ lĩnh Hồi giáo, dân Amins, những Hitler, và Mussolini, và những ai khác trên thế giới muốn thành lập những vương quốc nhỏ bé của họ và cai trị trong vai trò vua chúa trong thứ đế quốc của riêng mình rồi tự dấy mình và cái tôi của họ lên hơn cả, trên cả Đức Chúa Trời, đây cũng là lời cảnh cáo cho họ nữa. Và Nê-bu-cát-nết-sa đứng như một biểu tượng của những gì Đức Chúa Trời thực thi với hết thảy hạng người thể ấy.

Nhưng hơn thế nữa, tôi nghĩ rằng ở đây có một cảnh báo cho chúng ta, là những người chưa bao giờ thống trị bất kỳ đế quốc nào hơn đế quốc nhỏ bé mà chúng ta sáng tác cho chính mình. Và chúng ta, những người sống trong cuộc sống giản dị, không phức tạp của chúng ta, và trong chỗ chẳng có tiếng tăm xây dựng một đế quốc rồi bò lên tới đỉnh và tự tôn mình làm vua, đây cũng là lời cảnh cáo cho chúng ta. Và tôi nghĩ ngay cả với nguồn cảm hứng rộng lớn hơn, tôi nghĩ những gì chúng ta thấy với Nê-bu-cát-nết-sa ở đây cũng là biểu tượng của phương thức Đức Chúa Trời sẽ xử lý với hết thảy các đế quốc kiêu căng trong các thời đại của dân Ngoại. Vì Ngài đã chà nát đế quốc Ba-by-lôn. Ngài đã chà nát Đế quốc Mê-đi Ba-tư. Ngài đã chà nát đế quốc Hy-lạp. Ngài đã chà nát đế quốc La-mã. Nó sẽ hồi sinh. Ngài sẽ đè bẹp nó một lần nữa rồi thiết lập vương quốc của Đấng Christ.

Vì vậy, bạn thấy sự việc nầy không chỉ xảy ra cho Nê-bu-cát-nết-sa. Điều nầy sẽ xảy ra cho bất kỳ ai khác sẽ là vua của thế gian. Và chính bất kỳ người nam, người nữ, hoặc người trẻ tuổi nào trong thế gian dám dựng lên đế quốc nhỏ bé của mình, bò lên đến đỉnh rồi tự tuyên bố mình là vua và thách thức Đức Chúa Trời. Và đó cũng là biểu tượng về phương thức Đức Chúa Trời đã xử lý với toàn thể thời kỳ dân Ngoại được biết đến là các  thời kỳ dân Ngoại. Và vì vậy chúng ta tiếp thu nhiều từ đó, một biểu tượng thích ứng với phương thức Đức Chúa Trời phán xét sự kiêu ngạo và ban ơn ở chỗ có sự hạ mình.

Giờ đây, tôi nói cho bạn biết điều này để bạn nhận ra. Đây là đỉnh cao tiểu sử thuộc linh của Nê-bu-cát-nết-sa. Chúng ta biết rằng trong ba chương đầu tiên, Đức Giê-hô-va đang làm việc trên Nê-bu-cát-nết-sa, có đúng không? Ông ta đã đặt Đa-ni-ên ở bên cạnh ông ta. Trên hết mọi sự, Đa-ni-ên cùng với ba người bạn của ông là Mi-sa-ên, A-xa-ria và Ha-na-nia kháng cự lại ông ta bằng cách không bằng lòng ăn đồ ăn hay thức uống của nhà vua hoặc làm theo một số việc nhất định mà người ta đã làm.

Và ngay lập tức ông ta buộc phải đối diện với bốn thanh niên này. Khi ông ta giáp mặt, tra hỏi họ, ông ta thấy rằng họ hơn hẳn bất cứ ai trong vương quốc của mình trong các giới hạn về sự ngay thẳng, sự thông minh, sự học vấn, và sự khôn ngoan của họ v.v…, v.v… Vì vậy, bắt đầu từ chương 1, Đức Chúa Trời khởi sự đầu xây dựng mối quan hệ với họ.

Rồi sau đó chúng ta thấy ở chương 2, Đa-ni-ên được giao cho trách nhiệm giải quyết một nan đề rất bất thường. Người kia có chiêm bao, và không ai biết chiêm bao ấy là như thế nào cả, và không ai có thể giải thích chiêm bao đó. Song Đa-ni-ên có thể. Và chúng ta nhớ rằng Nê-bu-cát-nết-sa thấy có ấn tượng bởi khả năng phi thường của Đa-ni-ên đọc thấy mọi mặc thị và chiêm bao cùng giải thích chúng thật chính xác. Và một lần nữa, Đức Chúa Trời đã chèn thêm cái nêm, như vốn có, vào trong lý trí của Nê-bu-cát-nết-sa.

Thế rồi, trong chương ba, khi chiếu chỉ ra rằng họ phải sấp mình xuống trước pho tượng và họ không chấp hành, cả ba người không chấp hành. Đa-ni-ên ở đâu đó ngoài thành phố. Ngay lập tức họ bị quăng vào lò lửa hực và ở đó xuất hiện một người giống như họ, một người giống như con trai của các thần. Rồi họ bước ra ngoài. Không có chút cháy sém nào cả. Không có mùi khói nào hết. Và Nê-bu-cát-nết-sa một lần nữa đã nhìn thấy tận mắt Đức Chúa Trời đang tác động. Cứ mỗi một lần trong từng chương.

Rồi giờ đây, chúng ta đến trong chương thứ tư, đến đỉnh cao tiểu sử thuộc linh của ông ta. Tôi thực sự tin ở trong lòng, và đây là – bạn không thể hoàn toàn quyết đoán về việc này. Tôi sẽ cố gắng tỏ ra cho bạn thấy lý do tại sao tôi tin việc ấy. Nhưng tôi tin ở cuối chương này, Nê-bu-cát-nết-sa thực sự đến với đức tin nơi Đức Chúa Trời chơn thật. Có người đã đặt danh hiệu cho chương nầy: “Cuộc trò chuyện của Nê-bu-cát-nết-sa”. Tôi không muốn để bạn đi suốt tới cuối chương. Tại sao tôi làm thế chứ? Không cứ cách nào đó, tôi muốn bạn đi suốt đoạn đường nầy để thấy sự lý thú, vì tôi muốn bạn nhận biết một việc rất tuyệt vời đang xảy đến.

Bây giờ, khi chúng ta nhìn vào chương này, khi ấy chúng ta tập trung vào tiểu sử thuộc linh của Nê-bu-cát-nết-sa, một nhân vật lạ lùng đáng kinh ngạc, đáng ngạc nhiên. Một trong những thiên tài của tất cả lịch sử nhân loại. Sáng láng hơn mọi người trong thời của ông. Được trang bị nhiều, nhiều cách thức theo nhận định của con người. Vênh váo và kiêu ngạo là vua cai trị cả thế gian. Và thể nào Đức Chúa Trời nghiền nát ông ta đến nỗi chẳng còn có gì hết và xoay ông ta lòng vòng. Và ông ta cứ thế qua một chiêm bao khác. Một điềm chiêm bao khác.

Gióp 33:14 chép như sau:Vì Đức Chúa Trời phán một lần, hoặc hai lần; nhưng người ta không để ý đến. Ngài phán trong chiêm bao, trong dị tượng ban đêm, lúc người ta ngủ mê, nằm ngủ trên giường mình; Bấy giờ Ngài mở lỗ tai loài người, niêm phong lời giáo huấn mà Ngài dạy cho họ, hầu cho loài nguời khỏi điều họ toan làm, và giấu họ tánh kiêu ngạo“.

Bây giờ ở đây, trong Gióp 33, câu nói được ghi ra rằng Đức Chúa Trời sử dụng các điềm chiêm bao để rút sự kiêu ngạo ra khỏi tấm lòng của con người. Dường như đây là sự ứng nghiệm của phân đoạn ấy: “Vì Đức Chúa Trời sử dụng điềm chiêm bao để phá vỡ tánh kiêu căng của vị vua tài năng nầy”.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn thật nhanh vào phần giới thiệu và ba câu đầu tiên. “Vua Nê-bu-cát-nết-sa truyền cho hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng”. Chúng ta nói rằng ba phần nhỏ nầy bao gồm tất cả mọi người. Đấy chỉ là cụm từ phổ thông của thời ấy để tóm hết các dân tộc sẽ nghe theo chiếu chỉ nầy hoặc lời làm chứng nầy. “Vua Nê-bu-cát-nết-sa truyền cho hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng, ở trên khắp đất, rằng: Nguyền cho sự bình an các ngươi được thêm lên”.

Và đồng thời, sự bình an như một lời chào, shalom hoặc bất cứ từ nào khác, không chỉ phổ thông cho Israel thôi đâu. Nó được sử dụng trên khắp thế giới cổ đại. Chúng ta tìm gặp nó trong nhiều tác phẩm của nhiều dân tộc và đó là hình thức phổ thông nhất của lời chào thăm. Vì vậy, ông ta nói: “Nguyền cho sự bình an các ngươi được thêm lên. Ta lấy làm tốt lành mà rao cho các ngươi những dấu lạ và sự lạ mà Đức Chúa Trời Rất Cao đã làm ra đối với ta. Ôi! Những dấu lạ của Ngài lớn lao là dường nào! những sự lạ của Ngài mạnh sức là dường nào! nước Ngài là nước còn mãi mãi, và quyền thế Ngài từ đời nọ đến đời kia. Dừng ngay tại chỗ đó.

Bây giờ, điều này mới thực sự là đáng kinh ngạc đây. Điều nầy thật đáng kinh ngạc. Bạn nói ai đã viết chương này? Nê-bu-cát-nết-sa đã viết. Tôi nghĩ rằng có lẽ ông ta đã viết nó, còn Đaniên chỉ hiệu đính một chút mà thôi. Bạn nói đúng đấy, có phải Nê-bu-cát-nết-sa là một nhà văn được cảm thúc không? Không. Nhưng Đức Chúa Trời biết chắc rằng những gì Nê-bu-cát-nết-sa đã nói chính xác đã được ghi chép lại. Kinh thánh rất chính xác theo nhận định nầy. Khi ma quỉ nói điều gì đó trong Kinh Thánh, điều đó không luôn luôn là thật, có phải không? Nhưng điều đó thực sự đã được ghi chép lại đấy là những gì mà hắn đã nói ra.

Và ở đây, Nê-bu-cát-nết-sa không phải là một nhà văn được cảm thúc đâu. Chính Nê-bu-cát-nết-sa đang đưa ra phần làm chứng của mình và Đa-ni-ên có thể ghi lại việc ấy chính xác y như việc ấy được đưa ra dưới sự cảm thúc của Đức Thánh Linh. Việc tuyệt vời ở chỗ đây là bằng chứng kỳ diệu và tôi tin rằng đó là lý do tại sao Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã chỉ thị cho Đa-ni-ên phải ghi việc ấy vào.

Bây giờ tôi muốn bạn chú ý ở chỗ đại từ ngôi thứ nhứt: “Vua Nê-bu-cát-nết-sa truyền cho hết thảy các dân”, v.v… Đây là lời làm chứng riêng của ông. Đây là kiểu làm chứng khi Nê-bu-cát-nết-sa đưa ra lời làm chứng về cách thức ông đạt tới chỗ tin tưởng nơi Đức Chúa Trời chơn thật. Đây là tiểu sử thuộc linh cá nhân của ông.

Câu 2: Ta lấy làm tốt lành mà rao cho các ngươi những dấu lạ và sự lạ mà Đức Chúa Trời Rất Cao đã làm ra đối với ta“. Bây giờ, rốt lại ông đã nhìn thấy – và tất nhiên, đây là một bản sao lại những gì bạn đã thực sự nhìn thấy trong trong câu chuyện. Ông ta đang nói: “Ta sẽ làm chứng cho các ngươi thấy cách thức ta đã đạt tới chỗ phải tin theo Đức Chúa Trời cao cả, Đức Chúa Trời cao hơn hết mọi thần linh của chính dân tộc ta. Những dấu lạ của Ngài lớn lao là dường nào”, ông nói trong câu 3. Ồ, ông tự minh chứng: những sự lạ của Ngài mạnh sức là dường nào!

Và đồng thời, các dấu lạ và sự lạ đã được sử dụng chung với nhau rất thường xuyên bằng tiếng Hy-bá-lai trong Cựu Ước để chỉ ra các phép lạ. Ông ta nói: “Ta đã thấy đủ các phép lạ để nhìn biết rằng vương quốc của Ngài trỗi hơn vương quốc của ta. Vương quốc ấy là đời đời. Quyền thế của Ngài trỗi hơn quyền hạn của ta. Quyền thế ấy trải từ đời nầy sang đời nọ”.

Giờ đây, hãy chú ý ở câu 1 là ông đang nói với cả đất. Ông ta nhìn thật xa, ông ta đang cai trị cả đất. Mọi khả năng họ tự có trong thời buổi ấy để khám phá ra các dân tộc và các nước, họ tin rằng họ đang cai trị thế gian. Và vì thế ông ta nói: “Ta đang nói với mọi người, cả thế gian như ta đang biết đây, câu chuyện nói tới Đức Chúa Trời cao cả. Đấng ấy là siêu nhiên. Ta đã nhìn thấy đủ các dấu lạ và sự lạ, để nhìn biết rằng Đức Chúa Trời này trỗi hơn bất kỳ thần linh nào khác”. Vì vậy, bạn có ở đây lời làm chứng riêng của một vị vua theo tà giáo. Vị vua đầu tiên của mọi thời kỳ dân Ngoại cung ứng cho bạn phần tiểu sử thuộc linh của ông ta.

Còn bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào điềm chiêm bao. Điểm số một, sự nhận lãnh điềm chiêm bao. Câu 4: “Sự nhận lãnh điềm chiêm bao”. Đây là câu chuyện đầu tay của ông ta. Câu chuyện ấy khởi sự từ câu 4 với từ gì chứ? Đâu là từ đầu tiên vậy?Ta, Nê-bu-cát-nết-sa, ở yên lặng trong cung ta, và thạnh vượng trong đền ta. Ta thấy một điềm chiêm bao làm cho ta sợ sệt; những ý tưởng của ta ở trên giường, và những sự hiện thấy của đầu ta làm cho ta bối rối”.

Cụm từ nói tới “yên lặng” có nghĩa là thoải mái tiếp thu và tự do không có gì phải lo sợ. Vương quốc của ông ta đã không có bất kỳ nan đề nào đáng kể vào thời buổi đó. Đế quốc này đã được ổn định vào thời điểm này. Ông ta không gặp phải những cuộc tấn công nào trầm trọng cả. Ông ta đã sống vui vẻ theo một phương thức không tưởng. Rồi đồng thời, cụm từ thạnh vượng ở đó có nghĩa là phát triển đầy sức sống. Phát triển đầy sức sống. Mọi sự đều hanh thông trong xứ Ba-by-lôn. Mọi sự đều thạnh vượng trong xứ Ba-by-lôn.

Bây giờ tôi dám nói rằng điều này có thể vào khoảng giữa năm thứ 30 và 35 đời trị vì của ông ta. Bởi vì chúng ta đang hướng tới phần cuối cuộc đời của ông ta. Có lẽ điều này vào khoảng 25 đến 30 năm sau khi lò lửa hực này xảy ra. Còn bây giờ, Đa-ni-ên sẽ ở vào khoảng 45 đến 50 tuổi. Vì vậy, chúng ta có lỗ hỗng thời gian rất lớn giữa 3 và 4 của 25 đến 30 năm. Và Đức Chúa Trời đem đến điềm chiêm bao thứ nhì. Điều chiêm bao ấy khiến ông ta phải hốt hoảng. Nó thổi vào ông ta ngay lúc ông ta đang thoải mái, yên ắng và ông ta hoàn toàn bối rối.

Bấy giờ, ông ta phản ứng thế nào với điềm chiêm bao này? Câu 6:Vậy ta truyền chiếu chỉ, đem hết thảy những bác sĩ của Ba-by-lôn đến trước mặt ta“. Nào, ông ta có trí nhớ ngắn. Những kẻ thua cuộc kia? Lần sau cùng họ tới đến, họ không thể nói cho ông ta biết việc đó là việc gì thì ông ta nói ông ta sẽ giết cả thảy họ. Phải, 25 năm và bạn đã giữ cho hệ thống hoạt động, tôi đoán như thế. Vì vậy, họ vẫn còn ở đâu đó xung quanh.

Vì vậy, ông ta: truyền chiếu chỉ, đem hết thảy những bác sĩ của Ba-by-lôn đến trước mặt ta, hầu cho họ giải nghĩa điềm chiêm bao cho ta. Bấy giờ, những đồng bóng, thuật sĩ, người Canh-đê và thầy bói đều đến, và họ là hạng người cao trọng nhất của hệ thống giai cấp mà họ đã có:ta kể điềm chiêm bao trước mặt họ, nhưng họ không giải nghĩa cho ta“.

Bấy giờ, ông ta cho đòi những nhóm thua cuộc nầy, họ không thể giúp gì được cho ông ta và ông ta trải qua chính sự việc đó. Rồi trong câu 18, lý do họ không nói cho ông ta biết phần lý giải là vì họ không sao biết được phần giải thích. Họ không thể nói cho ông ta biết là vì họ không biết. Song lần này, họ không nhìn nhận họ không biết. Họ chỉ không nói cho ông ta biết mà thôi. Vì vậy, ông trao cho họ điềm chiêm bao và họ lại chẳng có khả năng.

Và ở đây chúng ta đã trở ngay lại với sự dại dột trong sự khôn ngoan của con người. Tôi nói cho bạn biết rằng tôi đang nghe một tối kia. Patricia và tôi đã lái xe lên Hội nghị Couples. Và chúng tôi đang nghe một cuộn băng. Chúng tôi trao đổi với nhau, nhưng lần này chúng tôi đang nghe một cuộn băng. Và có một người bị đám đông hỏi nhiều câu về mọi vấn đề trên thế giới trong nhà thờ. Và ông ấy cứ tiếp tục đưa ra các giải đáp, giải đáp và giải đáp từ chính lý trí của mình. Và sự việc rất là bực bội. Tôi suy nghĩ trong lòng: “Nếu ông ấy chỉ đề cập đến một câu như thế thôi, thì điều đó sẽ đáp trả cho thắc mắc ấy”.

Nhưng ông ta nói: “Bây giờ theo những gì tôi tin và tôi là người có học thức”, và cứ thế, cứ thế và cứ thế. Đã có rất nhiều cuộc trao đổi tay đôi. Hãy nói loanh quanh và đừng nói gì hết. Do hết thảy chúng ta cứ nói, chúng ta tưởng rằng chúng ta lái xe về nhà vì chúng ta đã không đi đâu hết. Cứ lái đi lòng vòng hoài.

Thế giới không có bất kỳ câu trả lời nào. I Cô-rinh-tô 2:14 chép:Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời“. Chúa Jêsus phán Ngài giấu nhiều việc khỏi người khôn ngoan và sành sõi đời nầy rồi tỏ chúng ra cho các trẻ thơ. Thế gian không bao giờ biết. Họ đã từng học nhưng không có khả năng hiểu được lẽ thật. Và vì vậy ông ta quay ngay lại cùng một cái hố kia với chính những gã yêu cầu biết rõ điềm chiêm bao đó và chẳng biết gì hết.

Câu 8. Tôi thích câu này. Đa-ni-ên thật là bình tỉnh. Ông có ý thức về thì giờ. Hãy tiếp thu chỗ nầy: Sau hết, có Đa-ni-ên”. Bạn không thích điều đó sao? “Sau hết, có Đaniên”. Ông đến nơi, nhìn thấy sự lộn xộn, chờ đợi cho đến thì giờ của mình. Rồi Kinh Thánh chép: gọi là Bên-tơ-xát-sa”. Và một khi đây là lời làm chứng do Nê-bu-cát-nết-sa đưa ra cho người Ba-by-lôn trong chương 4, ông ta muốn họ nhìn biết Đa-ni-ên là ai, vì thế ông ta sử dụng danh xưng của người Ba-by-lôn.Theo tên thần của ta. Thần của ông ta là Bel. Tôi thích chỗ nầy:người được linh của các thần thánh cảm động”.

Bây giờ chúng ta không muốn dành cả đêm tối nay cố gắng lui tới, tới lui, chỗ các thần ở số nhiều và ông ta đang nói về một số thần linh mà ông ta có trong lý trí mình hay đó có nghĩa là Đức Chúa Trời chơn thật!?! Sau khi nghiên cứu, tôi dựa vào sự thực ông ấy đang đề cập đến Đức Chúa Trời thánh khiết. Và đối với những ai trong quí vị muốn ủng hộ cho sự kiện nầy, hãy tìm trong sách của Leon Wood chuyên đề về Đa-ni-ên. Ông cũng có cùng quan điểm đó. Và ông ấy là một trong những tác giả hay nhất về sách Đa-ni-ên, chỉ để giúp cho bạn có một chú thích để bạn không nghĩ là tôi hiểu vấn đề đơn độc một mình.

Nhưng dẫu thế nào thì cũng có Đa-ni-ên: “gọi là Bên-tơ-xát-sa theo tên thần của ta”. Hãy để ý nhé. “người được linh của các thần thánh cảm động”. Vậy, ông ta lấy đâu ra phần thông tin ấy chứ? Ông ta đã nói Ngài là Đức Chúa Trời Chí Cao khi điềm chiêm bao thứ nhứt được chỉ ra, có phải không? Và ông ta đã nói Ngài là Đức Chúa Trời Chí Cao khi lò lửa hực xảy ra trước đó 25 hoặc 30 năm.

Nhưng ông ta lấy đâu ra ý tưởng cho rằng Đức Chúa Trời là Linh Thánh chứ? Tôi sẽ nói cho bạn biết chỗ đó. Trong khoảng thời gian 25 đến 30 năm, có phải bạn nghĩ Đa-ni-ên chẳng hề nói gì với ông ta chăng? Tốt hơn bạn nên tin rằng trong khoảng 25 đến 30 năm ấy, Đa-ni-ên, ông là đương kim Thủ tướng trong cả đế quốc Ba-by-lôn đã trưởng dưỡng mọi sự mà ông có thể bồi bổ trong lý trí của ông vua kia sao! Ông quan tâm đến nhà vua và chúng ta sẽ nhìn thấy việc ấy trong một phút thôi.

Bây giờ tôi không biết Đa-ni-ên đã ở đâu khi ông xuất hiện đúng giờ phút đó, nhưng ông vốn có ý thức về giờ giấc rất là chiến lược. Và khi mọi sự lộn xộn đã xảy ra và hết thảy họ đều đang đứng ở đó mắt họ trợn trắng ra và miệng họ khép lại, còn nhà vua thì đang tìm cách có được câu trả lời, ông bước vào lúc sau cùng rồi giải toả mọi áp lực bằng cách cung ứng câu trả lời cho nhà vua. Há chẳng kỳ diệu sao khi thấy Nê-bu-cát-nết-sa công nhận bao nhiêu năm đã trôi qua mà Linh của Đức Chúa Trời thánh vẫn còn ngự trong nhân vật nầy?

Và bạn thấy các vị thần của người Ba-by-lôn không phải là linh các thần thánh. Các tà thần chẳng có gì tốt hơn những kẻ thờ lạy chúng. Nhưng có một Đức Chúa Trời thánh và Linh của Ngài đã ngự trong Đa-ni-ên và Nê-bu-cát-nết-sa vốn biết rõ sự ấy. Ông vốn có một sự hiểu biết đầy đủ về bổn tánh của Đức Chúa Trời hơn ông đã có trước đây.

Tôi nghĩ không những đấy là những gì Đa-ni-ên đã dạy cho ông ta biết, mà tôi còn nghĩ có lẽ đó giống thực như Đa-ni-ên. Tôi nghĩ ông ta lấy ý tưởng về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời từ sự nên thánh của Đa-ni-ên, có phải không? Đa-ni-ên đã không làm cho mình bị ô uế với đồ ăn của vua và Đa-ni-ên sẽ không uống rượu của nhà vua. Và Đa-ni-ên đã không chìu theo những điều phi luân và cách xử sự quá độ nghịch cùng Đức Chúa Trời. Đa-ni-ên đã sống một đời sống thanh sạch, thánh khiết, và đạo đức. Và phần kết luận của Nê-bu-cát-nết-sa cho rằng ông đã có một Đức Chúa Trời thánh khiết và đạo đức. Bởi vì một người thờ phượng một Đức Chúa Trời và sự thờ phượng đó sẽ phản ánh những gì người ấy tin Đức Chúa Trời phải như thế.

Khi Stanley tìm gặp David Livingston ở giữa lòng Phi châu, ông đã ở lại với ông ấy trong sáu tháng. Và Stanley là một kẻ chuyên hoài nghi khi ông gặp gỡ Livingston. Nhưng ông ở đúng sáu tháng với David Livingston một Cơ đốc nhân. Và có người đã thắc mắc không biết Livingston đã nói gì làm cho ông phải trở lại đạo. Stanley đáp trả câu hỏi ấy như sau: “Ấy chẳng phải là Livingston đã nói gì, chính những gì Livingston đã sống mới đưa tôi đến với Đấng Christ”.

Livingston, theo tường trình của Stanley, không bao giờ hỏi Stanley không biết ông có phải là Cơ đốc nhân hay không!?! Ông không hề giảng dạy cũng như chẳng cầu thay cho sự biến đổi của ông. Nhưng Livingston là một Cơ đốc nhân đến nỗi điều đó đã hé mở trên Stanley là một người không phải là Cơ đốc nhân, còn tệ hơn là một Cơ đốc nhân nữa. Nói cách đơn giản. Livingston là một người của Đức Chúa Trời, ông đã cho phép Chúa sống qua ông. Rồi kết quả là, đời sống của ông là một đời sống đắc thắng và phước hạnh. Và bởi ảnh hưởng tuyệt đối và cái chạm đạo đức của ông, ông đã đưa người ấy đến với Đấng Christ.

Và tôi nghĩ có lẽ trong trường hợp của Đa-ni-ên mọi điều ấy có thể đã xảy ra. Không những Đa-ni-ên đã nói tới bổn tánh của Đức Chúa Trời, mà còn tỏ ra bổn tánh ấy nữa. Và thế là chúng ta thấy sự nhận lãnh điềm chiêm bao. Ông đã tiếp thu điềm chiêm bao ấy.

Và bây giờ chúng ta hãy nhìn vào điểm thứ hai, việc kể lại điềm chiêm bao. Đa-ni-ên bước vào và ông bước vào đúng giây phút chiến lược để giải quyết vấn đề. Hãy nghe đây, tôi đã thêm một chú thích khác cho sự việc này. Tôi không nghĩ thậm chí Đa-ni-ên còn ở đâu đó với phần còn lại của đám người ấy. Mặc dù ông là một người khôn ngoan và mặc dù ông là một trong những học giả uyên bác và là một trong các triều thần của triều đình Ba-by-lôn, tôi cảm thấy rằng ông không hề làm rối tung đám đông đó. Ông tự lo liệu trong giai cấp của bản thân mình. Họ bước vào rồi sau đó ông mới bước vào. Rõ ràng ông có một sự phân biệt về lai lịch.

Câu 9. Hỡi Bên-tơ-xát-sa, người làm đầu các thuật sĩ. Bấy giờ, ông ta gắn cho Đaniên tước hiệu cao nhất khả thi, siêu đẳng hơn bao người khác. Và đồng thời, cụm từ “thuật sĩ”, để cho công bằng về việc ấy, có lẽ là một cụm từ đáng được phiên dịch theo cách rộng rãi nhất, là giới học giả. Cụm từ nầy bao gồm cả hai: những việc kín nhiệm, và học vấn, và văn hoá, và khoa học, và sự khôn ngoan, và gộp hết lại. Và có lẽ chúng ta cần phải công bằng hơn khi phiên dịch cụm từ ấy theo cách khác để bạn không nghĩ là rút con thỏ ra khỏi cái nón.

Nhưng người làm đầu các thuật sĩ về mặt cơ bản là trưởng ban. Đây là học giả chính. Học giả uyên bác nhất. Nhân vật khôn ngoan nhất. Người có sự hiểu biết cao nhất. Người được ơn nhiều nhất. Thực vậy, sát nghĩa Đa-ni-ên đã trở thành tấm gương cho tri thức, tấm gương cho sự khôn ngoan.

Trong Êxêchiên 28:3 chép như vầy: Nầy, ngươi khôn hơn Đa-ni-ên. Và câu nói ấy được lập ra nói tới vua xứ Ty-rơ. Và đàng sau vua xứ Ty-rơ là Satan. Về mặt con người, Đa-ni-ên vốn có tri thức và sự khôn ngoan trỗi hơn hết.

Và thế là ông bước vào và không những ông có mọi sự ấy, nhưng Nê-bu-cát-nết-sa nói rằng:bởi ta biết rằng linh của các thần thánh ở trong ngươi. Không những ngươi có hết thảy các thứ học vấn, không chỉ ngươi có mọi khả năng về trí tuệ, mà ngươi còn có linh của Đức Chúa Trời thánh khiết ở trong ngươi nữa. Và hãy xem điều này: và không có một điều kín nhiệm nào là khó cho ngươi. Ta biết rằng chẳng có một sự kín nhiệm nào là nan đề cho ngươi.Vậy hãy bảo cho ta những sự hiện thấy trong chiêm bao ta đã thấy, và hãy giải nghĩa“. Hãy giải nghĩa điềm chiêm bao cho ta, Nê-bu-cát-nết-sa nói. Không có gì là quá khó cho ngươi.

Câu 10. Nầy là những sự hiện thấy đã tỏ ra. Và đây là một điều thật kỳ lạ. Tại sao chứ? Ta nhìn xem, và nầy, ở giữa đất có một cây cao lạ thường. Cây đó lớn lên và trở nên cứng mạnh; ngọn nó chấm đến trời, và ở nơi cuối cùng khắp đất đều xem thấy nó. Đó là một cây thật to. “Cây ấy cứ lớn mạnh, tăng trưởng, phát triển và bám chặt chỗ phẳng của đất, dường như chẳng có gì xung quanh, nó cao lên và tầm nhìn của nó mở rộng đến tận đầu cùng”. Giờ đây, đó là một cây thật lớn, hỡi quí vị.

Câu 12. Lá nó thì đẹp và trái thì sai, có đủ cho mọi loài ăn; các thú đồng núp dưới bóng nó; chim trời ở trên nhành nó, và mọi loài xác thịt nhờ nó mà nuôi mình“. Bây giờ, đây là một cây mọc lên từ đất trong một tư thế cô độc, cao đến các từng trời, vinh hiển đến nỗi cả đất đều có thể nhìn thấy nó, nó cao như thế đấy. Và mọi loài thú đồng đến núp dưới bóng nó. Mọi loài chim trời đậu trên nó và chúng được tiếp trợ đồ ăn. Và cả đất có thể nhờ đó mà nuôi mình. Đấy là những gì ông đã nhìn thấy trong điềm chiêm bao.

Và đồng thời, tôi muốn nói thêm điều nầy. Cây cối thường được sử dụng trong các thời kỳ xa xưa làm biểu tượng nói tới các bậc cầm quyền vĩ đại. Điều đó là sự thật. Nếu bạn kiểm tra Êxêchiên 17:22, dường như đây là một tham khảo tương ứng. Nếu bạn kiểm tra Êxêchiên 31:3, cách sử dụng ấy đề cập đến Pha-ra-ôn là một cây lớn. Rồi trong Amốt 2:9, có một ám chỉ khác tương tự cặp theo. Rồi trong một số tương trình xa xưa, chúng ta thấy cây được nhận dạng với các bậc cầm quyền vĩ đại.

Cho nên, tôi nghĩ rằng không khó lắm khi giải thích một điềm chiêm bao. Cây ấy dường như là Nê-bu-cát-nết-sa. Và đây là một điềm chiêm bao. Ồ, cây ấy rất xinh đẹp. Một cây đơm bông, kết quả, đầy dinh dưỡng. Và cả thế gian đang tận hưởng sự dư dật của nó và nó đang nuôi dưỡng và tiếp trợ cho cả đất.

Nhưng điềm chiêm bao có một phần thứ nhì. Và điều nầy gây sốc đây. Câu 13: Ta nhìn xem những sự hiện thấy trong đầu ta, khi ta nằm trên giường, và nầy, có một đấng thánh canh giữ từ trên trời xuống. Bấy giờ, đấy là lời lẽ của Nê-bu-cát-nết-sa nói tới một thiên sứ. Đấy là lời lẽ của ông nói tới một thiên sứ. Một Đấng rất thận trọng. Câu nói đó nói tới một Đấng canh giữ. Một Đấng thận trọng. Một nhân vật canh giữ, tất nhiên đó là một thiên sứ. Và ông đang nhìn thấy Đấng thiên sứ nầy là một Đấng thánh. “Đấng canh giữ và là Đấng thánh”. Bấy giờ chẳng có hai từ nào có thể mô tả tốt hơn về hàng thiên sứ. Họ rất thận trọng. Họ là các Đấng canh giữ. Và họ rất thánh khiết.

Và thế là ông nhìn thấy một thiên sứ. Và Ngài từ thiên đàng xuống rồi Ngài kêu lên lớn tiếng: Hãy đốn cây và chặt nhành nó; hãy làm rụng lá và vãi trái nó ra; hãy cho thú vật tránh khỏi dưới nó, và chim chóc khỏi nhành nó! Nói cách khác, toàn bộ cách xử lý là đốn bỏ. Đó là sự tàn phá và sự huỷ diệt của cây.

Nhưng có một đặc điểm hấp dẫn ở câu 15: Dầu vậy, hãy để lại gốc của rễ nó trong đất, và điều nầy bao gồm gốc và bộ rễ trong đất, mà cột nó bằng một dây xích sắt và đồng”, và có lẽ đây là một cái hàng rào. Cách giải thích tốt nhất, ấy là bạn để lại gốc và bộ rễ của nó. Cây ấy vẫn còn sống. Và đặt một cái hàng rào ở xung quanh nó. Đặt nó trong chỗ cỏ xanh của đồng ruộng. Và rồi hãy chú ý điều này. Một việc lạ lùng xảy ra.

Câu 15: “Và cho người”. Câu nầy đến từ đâu chứ? Tôi chưa hề nghe nói một cây nào được gọi là “người” cả, có phải không? Và bây giờ chúng ta len lén nơi phần giải thích, có phải không? Giờ đây, chúng ta biết rằng cây là một con người.cho nó bị sương trên trời thấm ướt; và cho người cùng các loài thú chia phần cỏ dưới đất!

Và chúng ta đến với một sự thay đổi quan trọng. “Người”. Đó là một con người. “Chia phần”. Vì vậy, chúng ta đến với người và phần của người và bây giờ chúng ta bắt đầu nắm bắt phần giải thích. Cây bị hủy diệt, bị đốn hạ. Toàn bộ sự việc đến với chỗ dừng lại. Nhưng gốc còn chừa lại và gốc hãy còn sống. Và bộ rễ vẫn còn sống. Rồi một cái hàng rào vây quanh nó để không ai có thể làm hại nó. Và nó đã được bảo vệ.

Câu 16: Cho lòng người bị đổi đi, và người được ban cho lòng thú; và trải qua bảy kỳ trên người”. Giờ đây, cây là một con người. Và con người bị đổi lòng đi, hãy xem, và nhận lấy tấm lòng của một con thú. Và người phải chịu đựng việc nầy trong 7 kỳ.

Bạn nói bảy kỳ là gì chứ? Phải, trong Đa-ni-ên 7:25, chúng ta tìm ra việc ấy. Bởi vì ở đó nói rằng sự cuối cùng kết thúc của kỳ đại nạn, phân nửa sau cùng, sẽ là, hãy chú ý, một kỳ, những kỳ và gì chứ? Nửa kỳ. Một kỳ khi ấy tương đương với gì chứ? Một năm. Bảy năm nhân vật này sẽ phải sống ở đó, vương quốc của người bị đốn bỏ, bộ rễ vẫn sống và được bảo hộ.

Giờ đây, hãy chú ý lại ở câu 16 trong một phút đi. “Cho lòng người bị đổi đi”. Và tấm lòng, bạn phải hiểu rõ, tấm lòng liên quan đến mọi tiến trình lý luận suy nghĩ của con người, nó điều khiển mọi sự. Và lý trí của người nầy theo nghĩa đen trở thành ý trí của một con thú. Đây là nỗi khổ về mặt tâm lý lớn lắm giống như chứng lang cuồng, từ con người có tánh giống loài sói. Người sói. Đã có tư tưởng về loài sói đến từ chỗ nầy. Gã nào nghĩ mình là một con thú.

Raymond Harrison thuật lại kinh nghiệm riêng với một trường hợp hiện đại tương tự với trường hợp của Nê-bu-cát-nết-sa đã được chiếu cố đến trong bịnh viện tâm thần vào năm 1946. Và Harrison đã viết điều nầy và tôi nghĩ việc ấy rất là thú vị. Ông nói: “Nhiều vị y bác sĩ sử dụng cả sự nghiệp bận rộn mà chưa từng gặp một trường hợp về loại độc tưởng được mô tả trong sách Đa-ni-ên. Vì vậy, tác giả tự xem xét mình một cách đặc biệt may mắn đã quan sát một trường hợp boanthropy trong bịnh viện”.

Và đồng thời, boanthropy là chữ boa, có nghĩa là trâu hay bò. Và đó là một hình thức của hoang tưởng hoá sói, chỗ mà một người nghĩ rằng họ là một con trâu hay bò. Bây giờ điều này nghe có vẻ buồn cười đối với chúng ta, nhưng sự việc không hẳn là buồn cười đâu, tôi dám chắc đối với người nào đi loanh quanh ăn cỏ và hành động ngớ ngẩn như vậy.

Dù sao đi nữa, ông nói: “họ cũng quan sát thấy một trường hợp boanthropy ở một viện tâm thần ở Anh vào năm 1946. Bệnh nhân này đã ở độ tuổi 20 ngoài. Anh ta đã nhập viện khoảng 5 năm. Các triệu chứng của anh ta đã phát triển tốt khi nhập viện và chẩn đoán là ngay lập tức và kết luận. Anh ta có chiều cao và cân nặng trung bình với một cơ thể tốt và sức khoẻ tuyệt vời”.

“Các triệu chứng tâm thần của anh ta bao gồm việc tuyên bố các khuynh hướng chống lại xã hội. Rồi vì cớ điều nầy, anh ta đã dành cả ngày từ sáng sớm đến chiều tối ở ngoài trời trên vùng đất của viện này. Thói quen hàng ngày của anh ta bao gồm việc đi lang thang quanh những bãi cỏ tuyệt đẹp đã được cải thiện tốt trong bịnh viện. Và theo thói quen, anh ta nhổ cỏ lên rồi ăn cả nắm cỏ khi đi lòng vòng ở đó. Theo sự quan sát, anh ta biết phân biệt giữa cỏ xanh và cỏ khô. Và khi hỏi han người ấy, tác giả được biết chế độ ăn uống của bệnh nhân nầy, đặc biệt là cỏ từ thảm cỏ của bệnh viện. Anh ta không bao giờ ăn đồ ăn của bịnh viện với các tù nhân khác và anh ta uống duy nhất là nước”.

“Tác giả có thể kiểm tra anh ta theo cách tò mò và sự bất thường duy nhứt về thể chất được ghi nhận bao gồm việc để tóc dài và tình trạng dày thô của móng tay. Nếu không có sự chăm sóc của viện, bệnh nhân sẽ tỏ ra chính xác các điều kiện thuộc thể như đã trình bày ở Đa-ni-ên 4”.

Vì vậy, đây không phải là một hiện tượng tâm lý không tên. Trong trường hợp này, hiện tượng ấy do Đức Chúa Trời tạo ra. Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào câu 17 và tìm ra điểm nhấn cho mọi sự này.Án đó là bởi các đấng canh giữ đã định và ông đang nói về giấc mơ ở đây. “Án đó” toàn bộ sự việc nầy đã xảy ra: “là bởi các đấng canh giữ đã định”, hoặc các thiên sứ: và lời các thánh đã truyền, các thiên sứ nầy. Hầu cho những kẻ sống biết“, hãy xem đi, rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước của loài người; Ngài muốn ban cho ai tùy ý, và lập kẻ rất hèn hạ trong loài người lên đó. Nói cách khác, trong chiêm bao, các đấng canh giữ hay các thiên sứ đã nói cho Nê-bu-cát-nết-sa biết toàn bộ mục đích của chiêm bao này là để tỏ ra rằng Đấng Chí Cao đang tễ trị và vương quốc của loài người Ngài muốn ban cho ai tuỳ ý Ngài.

Giờ đây, qua câu 18: Ta đây và vua Nê-bu-cát-nết-sa, đã thấy điềm chiêm bao ấy. Vậy, hỡi Bên-tơ-xát-sa” hay Đa-ni-ên: ngươi hãy giải nghĩa cho ta, vì hết thảy bác sĩ trong nước ta không có thể giải nghĩa cho ta được; nhưng ngươi giải được. Rồi ở đây ông nói ra việc nầy những ba lần: vì linh của các thần thánh ở trong ngươi”.

Ồ, há chẳng tuyệt vời sao Đa-ni-ên làm cách nào đã đứng vững được ở giữa xã hội của ông chứ? Vì cớ một đời sống được tễ trị và đầy dẫy Đức Thánh Linh, nếu chúng ta có thể sử dụng thuật ngữ của Tân Ước. Vậy, chúng ta nhìn thấy sự nhận lãnh điềm chiêm bao ở các câu 4-7 hay 8. Và rồi chúng ta nhìn thấy từ 9-18 sự thuật lại. Bây giờ là phần khải thị của điềm chiêm bao. Bạn có muốn biết điềm chiêm bao có nghĩa gì không? Ý nghĩa của nó là đây:

Câu 19: Bấy giờ Đa-ni-ên, gọi tên là Bên-tơ-xát-sa, bị câm trong giây lâu. Một tiếng đồng hồ có lẽ không đúng một giờ đồng hồ đâu. Cụm từ ý nói trong giây lát thôi. Và những ý tưởng làm cho người bối rối”. Có phải ông bối rối vì ông không biết giải đáp cho điềm chiêm bao chăng? Không. Tại sao ông phải bối rối chứ? Tại sao ông áy náy chứ? Ông bị rối lên, hãy đánh dấu điều đó, vì ông không biết phần giải thích điềm chiêm bao và tấm lòng ông là một tấm lòng của sự thương xót dành cho Vua Nê-bu-cát-nết-sa. Và ông lo toan vì điềm chiêm bao ấy đến vào lúc nầy, bạn hãy xem đây:

Và tôi muốn bạn chú ý đến một việc khác. Điều hấp dẫn diễn ra ngay tại đây. Nê-bu-cát-nết-sa thôi không nói ở ngôi thứ nhứt. Tại sao chứ? Từ chỗ nầy trở đi, quí vị ơi, Nê-bu-cát-nết-sa không có thể nói về mình nữa vì ông ta đã trở thành một kẻ điên cuồng. Rồi ông ta trở lại với ngôi thứ nhứt chỉ ở câu 34 khi ông ta lấy lại ý thức của mình. Nhưng trong chỗ tạm thời ấy, nó chuyển từ ngôi thứ nhứt giống như thể nó đang chuyển ra khỏi ông ta vì ông ta hoàn toàn không thể phản ánh hợp lý về những gì xảy ra.

Đa-ni-ên đứng đó trong giây lát mà chẳng nói một điều gì. Vua lại cất tiếng nói rằng: Hỡi Bên-tơ-xát-sa, đừng cho điềm chiêm bao và sự giải nghĩa làm rối ngươi”. Đừng ngại nói với ta. Bên-tơ-xát-sa nói rằng: Thưa chúa, nguyền cho điềm chiêm bao đến cho những kẻ ghét chúa và sự giải nghĩa cho kẻ thù nghịch chúa! Tôi ước những gì ông ấy nói là những gì tôi phải nói là sự thực đối với kẻ thù của bạn, chứ không phải đối với bạn đâu.

Đúng là nhân vật có lòng thương xót. Đấy chẳng phải là sự im lặng bối rối đâu. Đó là sự im lặng của lòng thương xót. Ông không muốn nói cho vua biết những điều ông phải nói cho vua biết. Và tôi nghĩ cho dù phải nói ra, ông đã in trong trí của Nê-bu-cát-nết-sa rằng ông thương ông ta. Nếu ông ta phát bung ra sự xét đoán, Nê-bu-cát-nết-sa phải thắc mắc về lòng thương xót của Đa-ni-ên. Song đây là điều minh chứng một lần nữa cho người ấy biết Đa-ni-ên vốn quan tâm sâu sắc là dường nào.

Hỡi bạn yêu dấu, có một bài học quan trọng ở chỗ nầy đây. Chúng ta biết rõ sứ điệp. Và chúng ta biết có một sứ điệp nói tới sự phán xét, số phận và địa ngục. Nhưng chúng ta không hề rao giảng sứ điệp ấy với một tấm lòng nghiêng về sự trả thù, có phải không? Chúng ta chưa bao giờ rao giảng sứ điệp ấy với tư thế gay gắt, kết án, dửng dưng, và phán xét. Nhưng tôi không hề hy vọng bạn không thể nói với bất kỳ ai về sự mất mát linh hồn đời đời của họ, về sự phán xét của Đức Chúa Trời trong đời sống của họ, mà không có ý thức về sự buồn rầu và thương xót.

Đấy là Đa-ni-ên. Đa-ni-ên tổn thương vì ông phải nói cho nhà vua nầy biết, với người mà ông đã sống với nhiều năm tháng và ông đã cầu thay nhiều cho người, cầu thay, cầu thay, và cầu thay hết năm nầy qua năm khác. Và với người nầy, ông đã tỏ ra phần đạo đức của đức tin ông nơi Đức Chúa Trời. Ông phải nói với vị vua nầy một việc mà ông không muốn nói cho ông ta biết.

Chúng ta nên có loại thương xót ấy. Cách đây nhiều năm, J. Allen Blair ở Luân đôn nói, đã có một sự nhóm lại đông đảo hạng người có tiếng tăm. Giữa vòng các khách mời là một nhà truyền đạo nổi tiếng trong thời của ông có tên là Caesar Malan. Một thiếu nữ đánh đàn và hát thật quyến rũ và ai nấy đều rung động, lịch thiệp, và dạn dĩ nữa, nhà truyền đạo đến gặp cô ấy sau khi bản nhạc chấm dứt, ông nói: “Tôi nghĩ tôi đã lắng nghe cô hát tôi nay, cô ơi, lý tưởng của Đấng Christ sẽ được ích là dường nào nếu tài năng của cô được cống hiến cho Ngài. Cô ơi, cô biết đấy, cô là một tội nhân ở trước mặt Đức Chúa Trời. Nhưng tôi rất vui khi nói cho cô biết rằng huyết của Đức Chúa Jêsus Christ, Con Ngài, làm sạch mọi tội lỗi của cô”.

Phải, thiếu nữ ấy đã bị sốc. Và cô ấy đã bật ra một lời quở trách dành cho Malan, ông đáp trả: “Cô ơi, tôi không dám xúc phạm đâu. Tôi nài xin Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ thuyết phục cô”. Blair nói, rồi hết thảy họ đều trở về nhà. Thiếu nữ ấy nghỉ ngơi song không thể ngủ được. Gương mặt của nhà truyền đạo cứ xuất hiện trước mặt cô và lời lẽ của ông sang sảng qua đầu óc nàng. Lúc 2 giờ sáng, cô nhảy ra khỏi giường. Cô rút cây viết chì và lấy một tờ giấy. Rồi với hai hàng nước mắt chảy dài xuống má, thiếu nữ nầy, Charlotte Elliot, đã ghi ra mấy lời như sau: “Như tôi vốn có đây không một lời cầu xin, nhưng huyết ấy đã đổ ra vì tôi. Và Ngài đã mời tôi đến với Ngài, ồ, hỡi Chiên Con của Đức Chúa Trời, nầy tôi đến”.

Vì nhà truyền đạo kia có lòng thương xót đủ để đứng trong chỗ đối đầu. Có một sự cân bằng ở đó. Mặc dù Đa-ni-ên có lòng quan tâm, nhưng ông cứ tiếp tục cho dù là thế nào đi nữa và đã nói ra sự việc mà ông cần phải nói. Và ông đã nói gì chứ? Hãy lắng nghe nhé.

Câu 20:Cây mà vua đã thấy, trở nên lớn và mạnh ngọn chấm đến trời, và khắp đất đều xem thấy, lá thì đẹp và trái thì sai, có đủ cho mọi loài ăn, các thú đồng ở dưới bóng nó, các loài chim trời làm ổ trên nhành nó. Hãy gạch dưới câu ấy.

Câu 22: Hỡi vua, ấy là chính mình vua“. Có nhớ Nathan đã nói gì với David không? “Vua là người đó”. Hỡi vua, ấy là chính mình vua“.  Hầu hết các nhà truyền đạo đều trở lui trong cuộc khủng hoảng giống như thế. Còn Đa-ni-ên thì không. Vua là người đó.

Rồi đến phần thứ hai, câu 23.Song đến điều vua thấy một đấng thánh canh giữ từ trời mà xuống, và nói rằng: Hãy đốn cây và hủy phá đi; song, hãy để lại gốc của rễ nó trong đất, rồi hãy buộc nó bằng một dây xích sắt và đồng ở giữa đám cỏ xanh trong đồng ruộng, cho nó bị nhuần thấm bởi sương móc trên trời; và cho người có phần với các thú đồng“. Đồng thời, câu ấy kể ra điềm chiêm bao theo đúng nguyên văn: cho đến khi đã trải qua trên người bảy kỳ“.

Hỡi vua, nầy là lời giải, và nầy là mạng định của Đấng Rất Cao, đã đến trên vua, chúa tôi“. Sự giải thích đến ở đây: Người ta sẽ đuổi vua ra khỏi giữa loài người, và chỗ ở vua sẽ ở giữa những thú vật trong đồng. Vua sẽ bị buộc phải ăn và từ ngữ ở đây sát nghĩa là “cỏ”.Vua sẽ bị buộc phải ăn cỏ như bò, và sẽ được thấm nhuần sương móc trên trời“. Đấy là cuộc sống ở ngoài trời với sương móc giống như phần còn lại của đất. Bảy kỳ sẽ trải qua trên vua, cho đến khi vua nhận biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước loài người, và Ngài muốn ban cho ai tùy ý“.

Bây giờ, hãy nghe đi. Chỉ tóm tắt lại mà thôi. Rất là rõ ràng. Nê-bu-cát-nết-sa sắp sửa bị sỉ nhục. Ông sắp sửa mất đi lý trí mình. Ông sắp trở thành một con thú, điên khùng trong bảy năm trọn. Bấy giờ vua sẽ không nhận biết điều nầy trong tấn thảm kịch xảy ra vì vua không thể nhìn biết Nê-bu-cát-nết-sa đang ở chỗ đỉnh cao vinh quang của ông. Thí dụ, nếu bạn có thể tưởng tượng, Tổng thống của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ trở thành một kẻ điên khùng lăn đùng ra bãi cỏ của Nhà Trắng nằm cạnh cái hàng rào mà ai cũng có thể nhìn thấy ông ở đó đang trườn bò và ăn cỏ quanh đấy trọn bảy năm trời, bạn sẽ khởi sự lường được điều gì sẽ xảy ra. Đúng là một sự sỉ nhục, khôn xiết kể, không thể tin nổi.

Nhưng câu 26: Còn như đã truyền rằng chừa lại gốc của rễ cây đó, tức là khi nào vua đã nhận biết các từng trời cầm quyền, thì nước vua chắc sẽ thuộc về vua. Rồi có một tia hy vọng. Hãy nhìn vào câu 26. Lý do gốc rễ được chừa lại là vì Nê-bu-cát-nết-sa sẽ không chết. Nhưng sau bảy năm, ông sẽ ngự lên ngôi trở lại sau khi ông tiếp thu xong bài học nầy của mình.

Và bài học ông cần phải tiếp thu là đây. Mỗi vương quốc đều thuộc về Đức Chúa Trời. Và Đức Chúa Trời đang tễ trị mọi sự. Và nếu Ngài dựng lên một ai đó, như câu 17 chép, sở dĩ như thế là vì Đức Chúa Trời đã làm việc ấy, chớ không phải vì con người đã làm việc ấy.

Sau khi nói như thế, Đa-ni-ên đưa ra lời kêu gọi ở câu 27:Vậy nên, hỡi vua, xin hãy nghe lời tôi khuyên vua: hãy lấy sự công bình mà chuộc tội lỗi, hãy thương xót những kẻ nghèo khó“. Nói cách khác, hãy sống công nghĩa trong sự sáng rồi minh chứng cho việc ấy bởi các việc làm giúp những kẻ có cần. Nhà vua phải tan vỡ với tội lỗi rồi bước vào mối quan hệ công bình với Đức Chúa Trời. Rồi khi ấy ông phải minh chứng mối quan hệ công bình ấy bằng cách việc làm đạo đức.

Điều nầy, đối với tôi, nghe giống như những điều mà Chúa Jêsus đã phán ở Mathiơ 22: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Và yêu…” Gì chứ? “kẻ lân cận như mình”. Trước tiên, phải có mối quan hệ làm hoà lại với Đức Chúa Trời, xây khỏi tội lỗi, tiếp nhận sự công bình của Ngài. Và kế đó khởi sự làm lành cho những kẻ ở chung quanh mình.

Êsai 55:7 chép như sau:Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào. Ông đang kêu gọi Nê-bu-cát-nết-sa nên ăn năn, xây khỏi tội lỗi mình, xây sang Chúa, nhận lãnh tiêu chuẩn công bình, rồi khởi sự được thương xót. Đồng thời, chúng ta không có thì giờ để đi sâu ở chỗ nầy, ông ta là một vị vua không có lòng thương xót, hay giết chóc. Và thế là phải có nhiều thay đổi.

Nhưng bạn biết sao không? Thậm chí sau điềm chiêm bao và sự giải thích như thế nầy rồi, Nê-bu-cát-nết-sa đã từ chối không chịu ăn năn. Ông ta đã từ chối. Giống như Phê-lít, ông ta đã nói với Phaolô: “Khi nào ta rãnh, ta sẽ cho đòi người đến. Giờ thì ta bận lắm”. Ông ta đã từ chối không chịu ăn năn. Nếu Nê-bu-cát-nết-sa, tôi tin, ở câu 27, nếu ông ta chịu ăn năn, Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ cho phép điều nầy xảy ra đâu. Bạn nói: “Được, điều chi khiến ông nghĩ như thế chứ?” Phải, Đức Chúa Trời đã phán Ngài sẽ huỷ diệt thành Ni-ni-ve. Nhưng thành Ni-ni-ve đã ăn năn và Ngài đã không thực hiện việc ấy, có phải không? Đức Chúa Trời phán sự phán xét, song khi con ngươi ăn năn, Đức Chúa Trời xây khỏi sự phán xét của Ngài. Còn Nê-bu-cát-nết-sa đã không chịu ăn năn.

Và thế là chúng ta thấy sự nhận lãnh điều chiêm bao qua câu 8, và sự kể lại qua câu 18, và sự khải thị qua câu 27, và bây giờ là sự nhìn biết trong câu 28. Hãy xem những gì đã xảy ra. Nó đã xảy ra rồi. Nhưng hãy nhìn xem: Hết thảy những sự đó đều đến cho vua Nê-bu-cát-nết-sa, khi nào? “khi khỏi”, bao lâu? “mười hai tháng”. Bây giờ bạn nói với tôi rằng Đức Chúa Trời không phải là một Đức Chúa Trời giàu ơn, kiên nhẫn. Đức Chúa Trời đã ban cho Nê-bu-cát-nết-sa bao lâu để ông thể hiện ra hành động nầy? Cả một năm. Và Nê-bu-cát-nết-sa là một kẻ gian ác, hung dữ và giết người. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho ông ta 12 tháng để nghe lời nài xin kỳ diệu và giàu ơn của Đa-ni-ên. Chúa kiên nhẫn như thế đấy.

Bạn suy nghĩ về nạn lụt. Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ hủy diệt thế gian bằng nước lụt”. Bạn thấy bao lâu thì nạn lụt mới nổ ra sau khi Ngài phán ra câu nói đó? 120 năm. Đó là sự kiên nhẫn, phải không? Và toàn bộ thời gian Đức Chúa Trời đã chờ đợi, Ngài đã có Nô-ê là một nhà truyền đạo về sự công bình. Đức Chúa Trời đã ban cho ông một năm. Và Đức Chúa Trời đã cho ông 30 năm ảnh hưởng của Đa-ni-ên trước khi xảy ra điều nầy.

Chúa đã phán với Sa-mu-ên khi ông than khóc về Sau-lơ: “Ta đã cho hắn hết năm nầy đến năm khác để ăn năn và thay đổi, và bây giờ ta từ chối hắn”. Nói cách khác, quá trễ rồi không nên than khóc nữa. Ta đã cho hắn thời gian. Bởi Thần của Đức Giê-hô-va, Giê-rê-mi đã kêu la với xứ Giu-đa tội lỗi: “Hãy ăn năn”. Ông ta đã từ chối không chịu ăn năn và trong sự xét đoán Nê-bu-cát-nết-sa đã đến năm 605TC. Giê-rê-mi cất tiếng một lần nữa như sau: “Hãy ăn năn”. Và khi họ không ăn năn, Nê-bu-cát-nết-sa đã trở lại vào năm 598TC. Rồi Giê-rê-mi cất tiếng một lần nữa: “Hãy ăn năn”. Và họ không chịu ăn năn. Và thế là ông ta đã trở lại vào năm 586TC. Nhưng Đức Chúa Trời đã đưa sự việc ra theo từng thời kỳ, mỗi lần ban cho họ một cơ hội khác để ăn năn và họ đã từ chối.

Câu 30. Chỉ để cho bạn thấy ông ta xa cách đối với sự ăn năn là dường nào, hãy nắm bắt việc này. Thì cất tiếng mà nói rằng”, ông ta đang đứng trên nóc cung điện nhìn quanh thành phố lạ thường này.Đây chẳng phải là Ba-by-lôn lớn mà ta đã dựng, bởi quyền cao cả ta, để làm đế đô ta, và làm sự vinh hiển oai nghi của ta sao? Đáng ghê tởm dường bao! Ông ta vênh váo. Ông ta đã nhìn qua mọi thứ đó.

Ba-by-lôn là thành phố cổ xưa rộng lớn nhất và đầy quyền lực nhất. Thành phố nầy 15 dặm vuông vức. Có các đường phố rộng, các đồn luỹ vững mạnh, nhiều toà nhà cao tầng, có đất làm nông nghiệp và đồng cỏ. Số cư dân vào khoảng 1.200.000 người.

Thành phố có hào sâu, rộng bao quanh, đầy nước và bức tường rộng 87 feet và cao 350 feet. Quí vị ơi, giờ đây đó là một bức tường. Thành phố đã được phòng thủ kiên cố. Đồng thời, trên bức tường, họ có thể lái xe bốn ngựa chạy trên đó. Các đường phố giao cắt nhau trong thành phố và chạy ra 12 cổng khác nhau. Sông Ơ-phơ-rát chảy qua thành phố. Có nhiều con đê lớn trong thành. Có những cung điện đáng kinh ngạc này.

Có những vườn treo là địa điểm đầu tiên mà chúng ta biết từ thời cổ đại của một tòa nhà có điều hoà không khí. Không thể tin được, làm thế nào ông đã xây dựng chúng. Với tất cả các cây xanh ở thượng nguồn và dòng sông chảy ngang qua và nó điều hòa không khí của cả thành. Ông ta xây dựng thành ấy để làm làm hài lòng người vợ của mình. Cánh đàn ông đã thực thi những điều lạ lùng để làm hài lòng người vợ của mình.

Thực vậy, bạn biết ông ta đã làm gì không? Ở giữa thành, ông ta như ngồi trên một chiếc máy bay phẳng, ở giữa sa mạc ông ta hình thành một ngọn đồi cao 400 feet cho vợ mình và biến nó thành Vườn Treo để giữ mát mẻ cho nàng. Và nàng có thể leo lên đến đỉnh và chỉ cần ngồi ở đó rồi ngâm mình trong bầu không khí mát mẻ tuyệt vời bằng một cái cầu thang lớn rộng 10 foot.

Và thậm chí tôi không có thì giờ để bước vào phần còn lại của nó. Vàng và đồng ở khắp mọi nơi và đó chỉ là một việc khác. Rồi ông ta đứng ở đó và nhìn xem mọi thứ, ông ta nhũ thầm: “Nàng là thứ nóng nhất kể từ khi khánh thành. Nàng phải thừa nhận việc ấy nữa”.

Và giống như Hê-rốt ở Công Vụ các Sứ Đồ 12, khi mấy lời nầy còn ở trong miệng của ông ta, việc đã xảy ra. Câu 31: Lời chưa ra khỏi miệng vua, thì có tiếng từ trên trời xuống rằng: Hỡi vua Nê-bu-cát-nết-sa, đã báo cho ngươi biết rằng: Ngôi nước đã lìa khỏi ngươi“. Đức Chúa Trời đã ban cho ông ta những 12 tháng. Lúc cuối 12 tháng đó, đúng thời điểm ấy. Đức Chúa Trời phán đúng thời điểm ấy:Ngươi sẽ bị đuổi khỏi giữa loài người, sẽ ở với thú đồng; sẽ bị buộc phải ăn cỏ như bò, rồi bảy kỳ sẽ trải qua trên ngươi, cho đến khi ngươi nhận biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước của loài người, và Ngài muốn ban cho ai tùy ý“.

Bạn biết một số người đang ở trong trường hợp khó khăn, có phải không? Câu 33: Trong chính giờ đó, lời nói ấy đã ứng nghiệm cho vua Nê-bu-cát-nết-sa, vua bị đuổi khỏi giữa loài người; ăn cỏ như bò; thân thể vua phải thấm nhuần sương móc trên trời, cho đến tóc vua cũng mọc như lông chim ưng, móng vua thì giống như móng loài chim chóc“. Hãy dừng lại tại đó.

Sự cố thật tuyệt vời, bạn sẽ không nói như vậy sao? Ông ta đang đứng ở đó, ở ngoài thành. Ai nấy có thể nhìn thấy ông ta. Không cứ cách nào đó ông ta đã bị nhốt lại, trườn bò như một động vật trên mặt đất ăn cỏ. Tóc của ông ta giống như lông chim ưng. Những ngón tay của ông ta giống như móng vuốt của loài chim với móng thật dày, có vỏ bao bọc, và cong hoằng. Một cơn thạnh nộ khùng điên trong bảy năm trời.

Bây giờ tôi sẽ nói cho bạn biết một việc. Trong một vương quốc như thế, bạn có rất nhiều bộ hạ muốn túm lấy bạn. Bạn có rất nhiều người, họ muốn đánh hạ Nê-bu-cát-nết-sa. Nhưng Đức Chúa Trời không hề để cho một trong những người quý tộc có tham vọng muốn soán lấy chỗ của ông ta trong vương quốc đó đặt tay lên ngai vàng. Vì Đức Chúa Trời đã phán Nê-bu-cát-nết-sa sẽ lấy lại ngôi vị.

Nếu sau nầy bạn dò theo lịch sử và bạn thấy sau khi Nê-bu-cát-nết-sa qua đời, bạn sẽ gặp một bối cảnh khó tin về mưu đồ chính trị khi họ cố tìm cách soán lấy ngôi vị. Nhưng trong bảy năm, trong khi người là một kẻ khùng điên, không một ai dám đặt tay lên ngai vàng đó. Và tôi tin Đức Chúa Trời đã sử dụng Đa-ni-ên trong thời gian ấy để kiểm soát nó cho đến khi nó sẽ được trao lại cho ông ta.

Một lần nữa, tôi dám nói mọi người Ba-tư, các thũ lĩnh Hồi giáo xứ Ba-tư, dân Amin, và những Mao, Hitler, cùng tất cả những người còn lại sẽ là hạng người muốn thống trị thế giới và đứng trên các ngọn tháp của họ và nói họ cao trọng dường nào cần phải nắm lấy bài học quan trọng nầy và có một cái nhìn đúng đắn vào Đa-ni-ên 4 rồi nhận biết rằng chính Đức Chúa Trời ban cho họ những vương quốc mà họ đang có. Đức Chúa Trời đã hạ ông ta xuống.

Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó. Từ việc nhận lãnh điềm chiêm bao, thuật lại điềm chiêm bao, phần khải thị, phần nhận biết, chúng ta đến với phần phục hồi. Thật tuyệt vời. Và tôi muốn đi nhanh, một vài phút nữa thì chúng ta sẽ hoàn tất. Câu 34, hãy chú ý: Đến cuối cùng những ngày đó”, từ tiếp theo là gì? “Ta đây”. Trở lại với ngôi thứ nhất. Ông ta trở lại với ý thức của mình. “Ta, Nê-bu-cát-nết-sa, được phục hồi, được biến đổi”. Ông ta đã làm gì chứ? Ngước mắt lên trời, trí khôn đã phục lại cho ta, và ta xưng tạ Đấng Rất Cao. Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời, uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nước Ngài từ đời nọ đến đời kia“.

Ôi nào. David đã đưa âm nhạc vào đó. Nó giống như một Thi thiên:Hết thảy dân cư trên đất thảy đều cầm như là không có; Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên đất; chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy? Ồ, ông ta đã nhận được sứ điệp, có đúng không? Ông ta đã được biến đổi.

Giê-rê-mi nói: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Người khôn chớ khoe về sự khôn mình. Người mạnh chớ khoe về sự mạnh mình, người giàu chớ khoe về sự giàu mình. Nhưng người nào khoe, hãy khoe về việc người nhận biết ta, rằng ta là Đức Giê-hô-va”. Và sau cùng Nê-bu-cát-nết-sa nhìn biết việc ấy.

Tình yêu thương của Đức Chúa Trời cứu vớt hạng người cao trọng và mạnh sức một khi họ chịu hạ mình xuống. Có phải bạn biết điều đó không? Và tôi nói cho bạn biết một việc. Đức Chúa Trời sẽ hạ từng người một xuống một ngày kia. Tốt nhứt là chúng ta hãy hạ mình xuống đang khi chúng ta hãy còn có cơ hội tiếp nhận ân điển của Ngài, có phải không? Có thể đấy là cách mà bạn đã được cứu đó.

Tôi nhớ rằng tôi đã cứng cổ nghịch cùng Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã quăng tôi ra khỏi xe chạy với tốc độ 75 dặm/giờ và thảy tôi xuống vỉa hè, đâm sầm vào bệnh viện trong ba tháng, và khiến tôi phải tan vỡ. Rồi từ chỗ kiêu ngạo sự khiêm nhường đã đến. Và từ chỗ ăn năn sự cứu chuộc đã đến.

Và nhờ đó, đây là bài làm chứng riêng của Nê-bu-cát-nết-sa. Câu 36: Trong lúc đó, trí khôn phục lại cho ta, ta lại được sự vinh hiển của ngôi nước ta, sự oai nghi chói sáng trở lại cho ta; những nghị viên và đại thần ta lại chầu ta. Ta lại được lập lên trên ngôi nước, và sự uy nghi quyền thế ta càng thêm“.

Bây giờ, hãy tiếp thu đi. Lý do của ông ta đã trở lại. Vương quốc vinh hiển, danh dự, sự sáng láng của ông ta đã trở lại. Rồi hãy để ý việc nầy. Ngay cả các nhà tư vấn và các lãnh chúa đã bước theo ông ta. Họ không nói: “Đừng đến gần gã khùng điên ấy. Ông ta đã được thay đổi từ bảy năm trời đó. Hãy tránh ra đi”. Ai nấy đều tiếp lấy ông ta. Vương quốc tiếp lấy ông ta. Mọi sự giống như thể chẳng có gì xảy ra vậy.

Bây giờ, ta, Nê-bu-cát-nết-sa, ngợi khen, tôn vinh, và làm cả sáng Vua trên trời; mọi công việc Ngài đều chân thật, các đường lối Ngài đều công bình; và kẻ nào bước đi kiêu ngạo, Ngài có thể hạ nó xuống“. Có phải ông ta đã tiếp thu sứ điệp không? Phải, bạn biết rõ điều đó.

Quí vị ơi, quí vị muốn biết gì đó chăng? Quí vị có thể gặp gỡ Nê-bu-cát-nết-sa trên thiên đàng. Và rồi khi quí vị đến tại đó, quí vị sẽ gặp ông ta cùng với Đa-ni-ên, Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-nê-gô, và quí vị có thể bàn luận thật lâu theo như quí vị muốn điều chi đã xảy ra trong lò lửa hực và ở các chỗ khác nữa.

Đúng là một lẽ thật trọng đại. Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo và ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Tôi kết thúc với một bài thơ. Hãy lắng nghe. Giống như con chim lê bước với chiếc cánh bị gãy, tôi đã về đến quê hương với Ngài. Về đến quê hương từ một chuyến bay trong tự do chưa hề có ý nghĩa đối với tôi. Và tôi là người đã nhìn biết khoảng không xa xôi và cái oi bức của mặt trời chỉ cầu xin nơi ẩn náu trong đối cánh của Ngài vì thời của tôi đã xong rồi. Giống như con chim lê bước với chiếc cánh bị gãy, sau cùng tôi đã về đến quê hương. Ồ, xin nắm lấy tôi trong lòng Ngài một lần nữa rồi che giấu tôi khỏi quá khứ của tôi.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện. Nguyện tôi dâng lên lời cầu xin khi chúng ta kết thúc. Lạy Chúa cao cả và thánh khiết, nhu mì và nhân từ, Ngài đã đưa con đến đồng trũng khải thị, ở đó con sống trong chỗ sâu thẳm song nhìn xem Ngài ở trên cao. Bị vây bọc bởi nhiều ngọn núi tội lỗi của con, con nắm lấy sự vinh hiển của Ngài. Cho phép con học biết bởi sự nghịch lý, con đường đi xuống là con đường đi lên, thấp hèn thì được lên cao, tấm lòng tan vỡ là tấm lòng được chữa lành, tinh thần hăng hái là tinh thần vui mừng, linh hồn ăn năn là linh hồn đắc thắng, chẳng có gì hết là có mọi sự, vác lấy thập tự giá là đội lấy mão triều thiên, ban cho thì nhận lãnh.

 Lạy Chúa, đang khi còn có ban ngày, các ngôi sao có thể nom thấy được từ cái giếng sâu. Và cái giếng càng sâu, các ngôi sao càng sáng láng hơn. Cho phép con gặp được sự sáng của Ngài trong nơi tối tăm của con, sự sống của Ngài là sự chết của con, sự vui của Ngài là sự buồn rầu của con, ân điển của Ngài trong tội lỗi của con, sự giàu có của Ngài trong sự nghèo khó của con, sự vinh hiển Ngài ở trong đồng trũng của con. Trong danh của Đấng Christ. Amen.


Comments

Đaniên 4 – “Cớ Sao Những Anh Hùng Bị Ngã Xuống” — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *