HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-“Sự Phụ Thuộc Lẫn Nhau Trong Thân” – 1Côr. 12:20-31
BH-“Sự phụ thuộc lẫn nhau trong Thân”
(Loạt Bài “I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI”)
I Côrinhtô 12.20-31
Người Mỹ luôn luôn ca tụng chủ nghĩa cá nhân khổ hạnh. Bạn có từng để ý thấy John Wayne không hề là một nhân vật thuộc gia đình trong những cuộn phim ông đóng không? Những vai ông đã đóng đều luôn luôn nói về một con người chẳng nương cậy vào ai khác về bất cứ việc gì. Ồ, có thể ông có một sở thích về tình yêu, nhưng luôn luôn bản thân ông hay gặp phải nhiều rối rắm. Có điều chi đó khắc ghi sâu đậm trong xã hội của chúng ta, nó luôn ca tụng những người nào tự vươn lên bằng nổ lực bản thân. Chúng ta ca ngợi con người tự thành đạt.
Chủ nghĩa cá nhân khổ hạnh lôi cuốn xác thịt của chúng ta vì đây là một hình thái loạn nghịch và bất tuân. William Ernest Henley đã bắt lấy điều nầy trong bài thơ nổi tiếng của ông có đề tựa là Invictus:
Từ bóng đêm đang bao phủ tôi,
Một màu đen giống như cái hố sâu
trải từ cực nầy đến cực kia,
Tôi cảm tạ dầu là thần linh nào
Vì linh hồn tôi không thể bị bắt phục được.
Trong chỗ trớ trêu của hoàn cảnh
Tôi không nhíu mày cũng không kêu la.
Dưới mấy cây dùi cui của cơ hội
Đầu tôi đổ máu, song chẳng cúi xuống.
Bên kia nơi thạnh nộ và đẩm nước mắt nầy
Cái bóng đen đó kinh khủng lắm,
Nó hiện ra mờ mờ
Và mối đe dọa của nhiều năm tháng
Đang tìm, và sẽ tìm gặp tôi, không sợ hãi.
Dầu cánh cửa có hẹp ngần nào,
Bản án cuộn tròn với những hình phạt,
Tôi là chủ nhân số phận mình;
Tôi là thuyền trưởng của linh hồn tôi.
Bạn có thấy hai dòng cuối kia không? Khắc ghi trong xác thịt của từng tạo vật con người sa ngã là thái độ không bằng lòng phục theo Đức Chúa Trời hay bất kỳ ai khác. Thái độ lấy cái tôi làm trọng trước tiên đã được tỏ ra trong Vườn Êđen và vẫn còn được thấy rõ hôm nay, thậm chí trong sự ngây thơ nhất của trẻ con. Cơ đốc giáo theo Kinh Thánh hiên ngang đi ngược lại với chủ nghĩa cá nhân khổ hạnh. Muốn trở thành một Cơ đốc nhân, chúng ta phải ăn năn về tình trạng loạn nghịch của mình và hoàn toàn phục theo địa vị Chủ Tể của Đức Chúa Jêsus Christ. Muốn sống như một Cơ đốc nhân thì phải sống trong sự vâng phục đối với các tín hữu khác. Êphêsô 5.21 chép, chúng ta cần phải “kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau”. Tân Ước đầy dẫy với những câu nóivới nhau đó. Có câu nói: Không một người nào là một ốc đảo hết. Đặc biệt câu nầy là thực đối với Cơ đốc nhân. John Wesley đã bày tỏ ra lẽ thật nầy khi ông viết: Chẳng có một điều gì là một Cơ đốc nhân cô độc hết. Chúa Jêsus thường xuyên bị nhiều người khác vây quanh. Có những lần chúng ta đọc về Ngài đang ở riêng một mình là khi Ngài chịu cám dỗ và bị đóng đinh trên thập tự giá. Dịp khác là khi Ngài cầu nguyện, Ngài luôn luôn ở trong nhóm với các môn đồ Ngài. Khuôn mẫu nầy cũng được các sứ đồ noi theo trong sách Công Vụ các Sứ đồ.
Lẽ đạo trong phân đoạn Kinh Thánh gốc hôm nay là sự phụ thuộc lẫn nhau trong thân. Tuần qua trong các câu 12-19, chúng ta đã nghiên cứu ẩn dụ nói về dân sự của Đức Chúa Trời, đặc biệt như đã được tỏ ra trong Hội Thánh địa phương là một thân.
• Mỗi tín đồ là một chi thể trong thân của Đấng Christ, gia đình của Đức Chúa Trời hay Hội Thánh theo ý nghĩa tổng quát. Câu 13 chép: “Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa”. Trong sự cứu rỗi, chúng ta đã được nhúng vào trong Đấng Christ và đã nhận lãnh Đức Thánh Linh. Chúng ta được nối kết đời đời với Đấng Christ và mỗi tín hữu chân thật khác.
• Tuy nhiên, dù chúng ta là một trong Đấng Christ, chúng ta gồm nhiều thành phần khác nhau. Dù chúng ta là một chúng ta là nhiều chi thể. Khi sử dụng phần loại suy về cơ thể con người, một số trong chúng ta là bàn tay, bàn chân, hai lá phổi, hai quả thận, v.v… Tuy nhiên, Đấng Christ là đầu của thân thể.
• Theo ý nghĩa tổng quát, điều nầy áp dụng cho mọi tín hữu ở mọi nơi với Đấng Christ là đầu của chúng ta. Tuy nhiên, Hội Thánh địa phương là sự bày tỏ ra mắt thường trông thấy được về lẽ thật nầy. Ở các câu 15-17, Phaolô đã xử lý với vấn đề sự tự ti. Một số Cơ đốc nhân cảm thấy chẳng ai cần tới họ hay đóng góp rất ít ỏi. Phaolô chỉ ra rằng chỉ vì bàn chân không phải là bàn tay không có nghĩa là chân không quan trọng. Chỉ vì tai không phải là mắt không có nghĩa là tai không qua trọng. Chỉ vì bạn không phải là Mục sư, trưởng lão, chấp sự, giáo sư hay bất cứ chức vụ gì, không có nghĩa là bạn không quan trọng đâu. Ngược lại, tất cả các chi thể trong thân đều cần thiết. Sự hiệp một đòi hỏi sự đa dạng. Đấy là lý do tại sao Phaolô hỏi ở câu 19: “Nếu chỉ có một chi thể mà thôi, thì cái thân ở đâu?”
Trong phân đoạn nầy, chúng ta sẽ xử lý với sự xem khinh của người khác, thái độ có ý nói:Ta không cần bay. Tôi đã gặp những người tự xưng mình là môn đồ của Đấng Christ, nhưng nói họ không cần Hội Thánh. Mặt khác, tôi có biết những Cơ đốc nhân đã nghĩ Hội Thánh không thể hoạt động nếu không có họ. Không một thái cực nào là đúng hết. Trong phân đoạn Kinh Thánh gốc hôm nay, chúng ta hãy xem xét mối quan hệ của thân, các năng lực của thân và phần đáp ứng của tín đồ.
I. Mối quan hệ của Thân (các câu 20-27).
A. TRONG THÂN, MỖI CHI THỂ ĐỀU RẤT QUAN TRỌNG (các câu 20-22).
Câu 20 chép: “Vậy, có nhiều chi thể, song chỉ có một thân”. Mặc dù mỗi chi thể là quan trọng, không một chi thể hay nhóm chi thể nào là quan trọng hơn toàn thân thể được. Đấy là lý do tại sao chúng ta phải có kỷ luật trong Hội Thánh. Chúng ta không thể để cho tiếng tăm của cả Hội Thánh phải chịu khổ vì cớ sự loạn nghịch của một chi thể.
Câu 21 chép: “Mắt không được nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần đến mầy; đầu cũng chẳng được nói với chơn rằng: Ta chẳng cần đến bay”. Dường như có một số người trong Hội Thánh Côrinhtô nghĩ họ là quan trọng hơn nhiều người khác. Có lẽ họ đã có nhiều ân tứ thuộc linh rõ ràng và thiết tưởng họ được ơn nhiều hơn người khác. Phaolô minh họa điều nầy bằng cách nói rằng dù mắt rất quan trọng cho thân, song nó chẳng quan trọng hơn tay.Đầu cũng không quan trọng hơn chân. Câu 22 chép: “Trái lại, các chi thể của thân xem ra rất yếu đuối lại là cần dùng”. Một số chi thể của thân thì rõ ràng hơn các chi thể khác. Trong khi các chi thể rõ ràng như tay, chân, mắt và tai là rất quan trọng, chúng ta không thể sống mà không có các chi thể không rõ ràng hay yếu đuối hơn như gan, phổi hay tim.
Cũng một thể ấy, Hội Thánh có thể tồn tại mà không có những nhà truyền đạo, các giáo sư và hạng nhạc sĩ được ơn. Tuy nhiên, Hội Thánh không thể tồn tại mà không có những thuộc viên chuyên cầu nguyện, bố thí, giúp đỡ và phục vụ. Quá nhiều lần chúng ta đặt chú trọng nhiều vào hạng người “mặt tiền”, họ đứng trên tòa giảng rồi quên đi những người xoàng xỉnh kia, họ đang phục vụ trong hậu trường lại rất cần dùng cho sự tồn tại và thành công của Hội Thánh. Giống như thân bảo hộ các bộ phận quan trọng, cũng vậy Hội Thánh sẽ bảo hộ những thuộc viên ít được chú ý, không được tán thưởng, họ đang làm rất nhiều việc.
B. TRONG THÂN, CÓ MỘT SỰ ĐA DẠNG NHIỀU CHI THỂ (các câu 23-24a).
Ở phần đầu của câu 23, Phaolô nhắc tới “Chi thể nào trong thân chúng ta nghĩ là hèn hạ hơn”. Trong sự liên hệ với thân thể của con người, hết thảy chúng ta đều có những bộ phận đặc biệt không hấp dẫn lắm: mấy cái bụng mềm èo, bắp đùi thòng xuống, v.v… Rõ ràng có một số người, họ không hiểu các chi thể trong thân của họ là không hấp dẫn!
Phaolô nói tới các chi thể hèn hạ hơn nầy, thì chúng ta tôn trọng hơn. Tôn trọng có nghĩa là “giấu kín” mang ý tưởng che đậy. Chúng ta che đậy một số chi thể trong thân của chúng ta trong khi các chi thể khác thường được bày ra như hai bàn tay và khuôn mặt. Một số thuộc viên trong Hội Thánh thì trông thấy rõ hơn nhiều người khác. Chúng ta thường bị phơi ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là chúng ta không cần phần còn lại của thân.
Phaolô cũng nhắc tới các chi thể nào của thân mà chẳng đẹp nữa. Các chi thể nầy “khó coi, xấu hổ hay bất lịch sự”. Tất nhiên, các chi thể nầy đề cập tới “các chi thể riêng tư” trong thân thể của con người. Trong phần lớn các xã hội và văn hóa của thế giới, các chi thể đó luôn luôn được che đậy, kín đáo. Sách báo khiêu dâm và sự trơ tráo lan tràn trong xã hội hiện đại của chúng ta tỏ ra chúng ta đang đi ngược trở lại với hình thái nguyên thủy. Khi Ađam và Êva phạm tội, qua trực giác họ hiểu rõ điều nầy và tự che thân hay kết lá vả làm áo mặc.
Phaolô nói chúng ta đối xử với chi thể nào chẳng đẹp với sự trau giồi hơn. Chúng ta không luôn che đậy hai cánh tay hay hai chân của mình, nhưng chúng ta sẽ luôn che đậy các chi thể nầy. Tuy nhiên, dù chúng ta che đậy chúng, chúng rất, rất là quan trọng. Trở lại một chút, người bạn tôi là Mục sư châm biếm rằng ông không phải lo nếu một gia đình nào rời khỏi nhà thờ của ông vì họ không quan trọng. Gia đình không được ơn, dâng hiến tiền bạc ít ỏi và mấy đứa nhỏ thì hay phá phách phòng ốc ban thiếu nhi. Đúng là một thái độ rất kinh khủng! Chỉ vì mấy người nầy không ở “tuyến đầu” hay là hạng người dâng hiến rời rộng, chỉ vì họ có gì đó chẳng đẹp không có nghĩa là họ có thể bị hy sinh. Hãy lắng nghe I Têsalônica 5.14 nói về hạng người thể ấy: “Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người”. Câu 24a chép: “còn như cái nào đã đẹp rồi, thì không cần” dụng đến sự che đậy. Hạng người ở “tuyến đầu” thì được trông thấy rất rõ ràng. Họ sẽ nhận được sự chú ý và được đánh giá cao. Chúng ta cần phải làm việc khó nhọc gấp bằng hai trong việc đánh giá và tán thưởng các chi thể khác ở trong thân.
C. TRONG THÂN, ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ ẤN ĐỊNH SỰ HIỆP NHẤT RẤT HÀI HÒA (các câu 24b-27).
Câu 24 cũng chép: “Nhưng Đức Chúa Trời đã sắp đặt thân người, để chi thể nào thiếu thốn thì được quí trọng hơn”. Những chi thể đẹp rồi sẽ được tôn trọng không cứ cách nào. Chính mình Đức Chúa Trời đã ban sự quí trọng hơn cho các chi thể khác. Bạn muốn được tôn trọng từ ai, Đức Chúa Trời hay loài người? Chúa Jêsus đã phán ở Mathiơ 6.2-4: “Vậy, khi ngươi bố thí, đừng thổi kèn trước mặt mình, như bọn giả hình làm trong nhà hội và ngoài đường, để được người ta tôn kính. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi. Song khi ngươi bố thí, đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì, hầu cho sự bố thí được kín nhiệm; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi”.
Nói về sự được Đức Chúa Trời tôn trọng, tôi tin nơi tòa án Đấng Christ” (II Côrinhtô 5.10) sẽ tỏ ra nhiều sự ngạc nhiên. Chúng ta sẽ thấy ngạc nhiên bởi những người nhận lãnh phần thưởng của Đức Chúa Trời và bởi những kẻ không nhận được. Câu 25 nói rõ lý do chúng ta tôn trọng tất cả các chi thể, ấy là “trong thân không có sự phân rẽ”. Khi người ta không được đối xử bằng nhau, luôn luôn có nhiều sự chia rẻ hoặc phe phái trong Hội Thánh. Giacơ 2.1-5 nhắc chúng ta nhớ: “Hỡi anh em, anh em đã tin đến Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa vinh hiển chúng ta, thì chớ có tây vị người nào. Giả sử có người đeo nhẫn vàng, mặc áo đẹp, vào nơi hội anh em, lại có người nghèo, quần áo rách rưới, cũng vào nữa; nếu anh em ngó kẻ mặc áo đẹp, mà nói rằng: Mời ngồi đây, là chỗ tử tế; lại nói với người nghèo rằng: Hãy đứng đó, hoặc ngồi dưới bệ chân ta, – thế có phải anh em tự mình phân biệt ra và lấy ý xấu mà xét đoán không? Hỡi anh em rất yêu dấu, hãy nghe nầy: Đức Chúa Trời há chẳng lựa kẻ nghèo theo đời nầy đặng làm cho trở nên giàu trong đức tin, và kế tự nước Ngài đã hứa cho kẻ kính mến Ngài hay sao?”
Hơn nữa, câu 25 chép: “các chi thể phải đồng lo tưởng đến nhau”. Không một ai quan trọng hơn người khác. Chúng ta đã quan tâm đến người góa bụa cũng như người già cả, quan tâm đến những em thiếu nhi cũng y như hàng chấp sự. Nam giới không quan trọng hơn nữ giới. Thanh niên chẳng quan trọng hơn người cao niên. Ồ, chúng ta cần phải học biết nên đồng lo tưởng đến nhau là ngần nào!
Phaolô minh họa sự lo tưởng nầy theo hai cách trong câu 26. Thứ nhứt, “Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu”. Nếu một chi thể trong thân thể vật lý bị đau, phần còn lại của thân phải vật vả để giúp đỡ cho chi thể ấy. Cũng một thể ấy, khi bất kỳ một tín hữu nào trong Hội Thánh chịu đau đớn phần còn lại sẽ lo tưởng thật nhiều đến nỗi chúng ta cũng chịu đau đớn ở một bên, chớ không phải chỉ gật đầu khi nghe thấy xin cầu thay cho thôi đâu! Thứ hai, “và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác đều cùng vui mừng”. Chúng ta sẽ luôn gắn bó với nhau đến nỗi khi một trong những thuộc viên của chúng ta được tôn trọng, chúng ta cũng được tôn trọng lây nữa. Rôma 12.15 chép: “Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc”. Thái độ nầy không thuộc về xác thịt. Xác thịt cúi mình xuống trước con quái thú mắt xanh ganh tỵ. Xác thịt sẽ bắt chúng ta phải ganh tỵ với sự thành công và vinh quang của người khác. Đức Thánh Linh sẽ hướng dẫn chúng ta cùng vui mừng với họ.
Hội Thánh không nên bị đánh dấu với sự tranh cạnh, tranh đua, ghen ghét hay ganh tỵ. Chúng ta phải thường xuyên tỏ ra quan tâm và yêu thương. I Côrinhtô 13.4-6 chép: “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật”. Câu 27 chép: “Vả, anh em là thân của Đấng Christ, và là chi thể của thân, ai riêng phần nấy”. Chúng ta là một thân hiệp một gồm những thuộc viên được ơn cách riêng tư. Chỉ có công tác làm nên thánh của Đức Thánh Linh mới có thể tạo ra những mối quan hệ như thế giữa chúng ta.
II. Năng lực của Thân (các câu 28-30).
Êphêsô 4.11-12 chép: “Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ”. Đức Chúa Trời đã ban ơn cho Hội Thánh với hạng người được ơn để trang bị cho Hội Thánh. Ở đây, trong phân đoạn Kinh Thánh gốc, chúng ta đọc trong các câu 28-30: “Đức Chúa Trời đã lập trong Hội thánh, thứ nhứt là sứ đồ, thứ nhì là đấng tiên tri, thứ ba là thầy giáo, kế đến kẻ làm phép lạ, rồi kẻ được ơn chữa bịnh, cứu giúp, cai quản, nói các thứ tiếng. Có phải cả thảy là sứ đồ sao? Cả thảy là tiên tri sao? Cả thảy là thầy giáo sao? Cả thảy đều làm phép lạ sao? Cả thảy đều được ơn chữa bịnh sao? Cả thảy đều nói tiếng lạ sao? Cả thảy đều thông giải tiếng lạ sao?”
Trong các câu nầy, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã ấn định hay đặt các thuộc viên trong Hội Thánh tùy theo chương trình của Ngài. Như tôi đã nói trước đây, bảng danh sách nầy chưa phải là đủ, nhưng minh họa các ân tứ mà Đức Chúa Trời ban cho Hội Thánh. Một số ân tứ giống y như đã liệt kê ra trước đó, một số được thêm vào và một số đã bị bỏ đi.
A. TRƯỚC TIÊN, ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ LẬP CÁC SỨ ĐỒ (câu 28a).
Trong Hội Thánh, Đức Chúa Trời đã lập thứ nhứt là sứ đồ. Sứ đồ, về mặt cơ bản có ý nói tới người đã được biệt riêng ra hay được sai đi ra. Ở Hêbơrơ 3.1, Chúa Jêsus hiển nhiên được gọi là một sứ đồ: “Bởi cớ đó, hỡi anh em thánh, là kẻ dự phần ơn trên trời gọi, hãy suy kỹ đến sứ giả và thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta tin theo, tức là Đức Chúa Jêsus”.
Mặc dù từ ngữ có thể được sử dụng theo một ý nghĩa rộng rãi hơn, chủ yếu một sứ đồ là người đã được chọn, được dạy dỗ và được ủy thác bởi Đấng Christ. Với một ngoại lệ rõ ràng, mười hai môn đồ đã trở thành mười hai sứ đồ (Mathia thế chỗ cho Giu-đa). Về sau, khi Phaolô được Đấng Christ kêu gọi và được ủy thác làm sứ đồ cho dân Ngoại. Ông viết ở I Côrinhtô 15.8-9: “Rốt lại, sau những người ấy, Ngài cũng hiện ra cho tôi xem, như cho một thai sanh non vậy. Vì tôi là rất hèn mọn trong các sứ đồ, không đáng gọi là sứ đồ, bởi tôi đã bắt bớ Hội thánh của Đức Chúa Trời”. Mặc dù có người dạy sự nối tiếp địa vị sứ đồ qua chế độ Giáo hoàng, chẳng có một sự xác nhận chính đáng nào cho niềm tin nầy trong Kinh Thánh. Khi Hội Thánh đã được thiết lập rồi và Tân Ước đã hoàn tất, thì chẳng còn cần đến hàng sứ đồ nữa. Êphêsô 2.20 chép Hội Thánh được “dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri”. Chúng ta không còn có hàng sứ đồ nữa, nhưng chúng ta tiếp tục xây dựng trên công tác mà họ đã đặt để như một nền tảng hơn 2000 năm qua.
B. THỨ HAI, ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ LẬP TIÊN TRI (câu 28b).
Đây là một nhóm người được chỉ định rất đặc biệt, họ không giống như những kẻ có ơn nói tiên tri như chúng ta đã thấy ở câu 10. Các tiên tri nầy giống như hàng sứ đồ nhưng ở chỗ hàng sứ đồ có một chức vụ rộng lớn, các tiên tri dường như đã phục vụ chủ yếu trong các Hội Thánh địa phương. Họ là những người tiền khu của quí Mục sư trong thời hiện đại. Bản thân Phaolô đã được gọi là một tiên tri trong Công Vụ các Sứ đồ 31.1 đang khi ông phục vụ ở thành An-ti-ốt.
Các tiên tri đã nói ra sự khải thị trực tiếp đến từ Đức Chúa Trời, các lẽ thật hiển nhiên sẽ được viết ra trong Tân Ước (Công Vụ các Sứ đồ 11.21-28). Họ cũng dạy dỗ và mở rộng theo lẽ đạo của hàng Sứ đồ. Hãy chú ý phần đòi hỏi nầy ở I Côrinhtô 14.37: “Nếu ai tưởng mình là tiên tri, hay là được Đức Thánh Linh soi sáng, thì người ấy hãy biết rằng đều tôi viết cho anh em đây là mạng lịnh của Chúa”. Vì vậy, sứ điệp của họ luôn luôn củng cố những sự dạy của hàngsứ đồ”, họ được kể là hàng thứ nhì so với hàng sứ đồ.
C. THỨ BA, ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ LẬP THẦY GIÁO (câu 28c).
Thứ ba, trong Hội Thánh Đức Chúa Trời đã lập những thầy giáo. Thầy giáo là những người chuyên dạy dỗ và áp dụng sự khải thị của Đức Chúa Trời ban ra qua hàng sứ đồ và các tiên tri. Chức vị nầy có thể được xem là giống với chức vụ mục sư-giáo sư như đã được thấy ở Êphêsô 4.11. Một trong những đòi hỏi cơ bản của cấp trưởng lão, ấy là họ phải có tài dạy dỗ hay được ơn với khả năng dạy lời Đức Chúa Trời cách rõ ràng (I Timôthê 3.2; Tít 2.2; II Timôthê 2.24). Có một số thầy giáo, họ có cả hai: ân tứ và chức vụ của mục sư và trưởng lão. Có những người khác, họ có ân tứ nhưng không nắm chức vụ. Chẳng phải mỗi tín đồ đều được ơn dạy dỗ đâu! Người nào có ân tứ không có cùng một khả năng tương đương. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã lập ra nhiều thầy giáo khác nhau trong Hội Thánh để gây dựng thân thể.
D. KẾ ĐẾN, ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ LẬP KẺ LÀM PHÉP LẠ, KẺ ĐƯỢC ƠN CHỮA BỊNH & NÓI CÁC THỨ TIẾNG (câu 28d).
Hãy chú ý, kế đến Đức Chúa Trời đã lập những kẻ làm phép lạ, khả năng làm ra những việc lạ lùng để xác quyết sứ điệp Tin Lành. Ngài cũng lập kẻ được ơn chữa bịnh, khả năng chữa các thứ tật bịnh và ốm đau để minh chứng cho Tin Lành chơn thật. Ngài cũng lập kẻ nói các thứ tiếng khác hay các ngôn ngữ, khả năng nói các thứ ngôn ngữ chưa học để truyền đạt sứ điệp. Từ khi chúng ta đã bàn rồi các ân tứ dấu hiệu siêu nhiên nầy và sẽ xem xét một số trong chúng chi tiết về sau nầy, chúng ta sẽ không kéo dài ở đây hôm nay.
E. ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ LẬP NHỮNG KẺ CHUYÊN CỨU GIÚP (câu 28e).
Ân tứ cứu giúp theo nghĩa rộng là một sự khao khát ghê gớm muốn phục vụ hay cứu giúp người khác. Không nghi ngờ chi nữa ân tứ nầy đã được phân phối rộng rãi khắp cả Hội Thánh. Ân nầy sát nghĩa có ý nói vác lấy gánh nặng của người khác. Ân nầy cũng là ân tứ phục vụ đã được nhắc tới ở Rôma 12.7. Phaolô đã sử dụng cùng từ ngữ nầy trong sứ điệp của ông viết cho các trưởng lão thành Êphêsô trong Công Vụ các Sứ đồ 20.35: “Tôi từng bày bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó làm việc như vậy, để giúp đỡ người yếu đuối”.
Ép-ba-phô-đích đã có ân tứ nầy. Ở Philíp 2.25, Phaolô mô tả ông là: “anh em tôi, bạn cùng làm việc và cùng chiến trận với tôi, đến cùng anh em, người cũng là ủy viên của anh em ở kề tôi, đặng cung cấp mọi sự cần dùng cho tôi vậy”. Ân tứ cứu giúp có thể không ở tuyến đầu và ở trung tâm sân khấu khi đem sánh với một số người có ân tứ khác, nhưng tín hữu nào luyện tập ân ấy có thể là chẳng được đánh giá cao trong lý tưởng của Đấng Christ.
F. ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ LẬP NGƯỜI CAI QUẢN (câu 28f).
Cai quản là ân tứ lãnh đạo. Cai quản là lãnh đạo. Từ ngữ Hy lạp có ý nói “lèo lái con tàu” và được sử dụng theo cách nầy trong Công Vụ các Sứ đồ 27.11. Một số tín đồ đặc biệt được Đức Chúa Trời ban ơn cho để trở thành cấp lãnh đạo trong Hội Thánh. Giống như một trưởng lão phải có tài dạy dỗ; người cũng phải có tài lãnh đạo nữa. I Timôthê 3.4-5 chép, người phải là “phải khéo cai trị nhà riêng mình, giữ con cái mình cho vâng phục và ngay thật trọn vẹn; vì nếu có ai không biết cai trị nhà riêng mình, thì làm sao cai trị được Hội thánh của Đức Chúa Trời?” Một trưởng lão khi ấy không nhất thiết là người khao khát chức vụ, song là người được Đức Chúa Trời ban ơn cho để nắm lấy chức vụ. Họ được kêu gọi và được ơn để “lèo lái” Hội Thánh theo đúng hướng đi. Tuy nhiên, trong Hội Thánh là nhiều người khác, họ có ân tứ lãnh đạo, họ thường chuyên lo lãnh đạo và nắm lấy chức vụ chuyên tổ chức. Chúng ta cần nhiều người nữ với ân tứ lãnh đạo để nắm lấy các chức vụ về thiếu nhi và phụ nữ.
G. PHAOLÔ ĐƯA RA BẢY CÂU HỎI VỀ CÁC ÂN TỨ NẦY (các câu 29-30).
Phaolô kết luận phân đoạn Kinh Thánh nầy bằng cách hỏi: “Có phải cả thảy là sứ đồ sao? Cả thảy là tiên tri sao? Cả thảy là thầy giáo sao? Cả thảy đều làm phép lạ sao? Cả thảy đều được ơn chữa bịnh sao? Cả thảy đều nói tiếng lạ sao? Cả thảy đều thông giải tiếng lạ sao?” Tất nhiên là không rồi. Chúng ta phải thêm vào những câu hỏi nầy. Có phải hết thảy đều là trưởng lão không? Có phải hết thảy đều là chấp sự? Có phải hết thảy đều là thầy giáo? Có phải hết thảy đều là người cứu giúp? Có phải hết thảy đều là lãnh đạo? Không. Tất nhiên là không rồi. Có còn nhớ các câu 4-7 không? Đức Chúa Trời tể trị đã ban cho các sự ban cho khác nhau, các chức vụ khác nhaucác việc làm khác nhau. Ngài đã ban cho các ân tứ nầy “theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người” (câu 11). Những ân tứ mà Đức Chúa Trời đã ban cho cả chúng ta và nhiều người khác dù họ ở ngay tuyến đầu hay đàng sau bối cảnh và sử dụng những ân tứ nầy cách trung tín để làm vinh hiển cho Chúa.
III. Đáp ứng của tín đồ.
Chúng ta phải áp dụng sự dạy về các ân tứ nầy như thế nào!?! Đâu là đáp ứng của chúng ta? Phaolô trả lời cho câu hỏi ấy trong câu cuối của chương theo hai cách:
A. THỨ NHỨT, CHÚNG TA CẦN PHẢI SỐT SẮNG KHAO KHÁT CÁC ÂN TỨ TỐT NHỨT (câu 31a).
Phaolô nói: “Hãy ước ao cho được sự ban cho lớn hơn hết”. Câu nầy dường như trình bày một vấn đề theo ý nghĩa các ân tứ đã được ban rồi cho chúng ta. Tại sao Phaolô truyền cho chúng ta phải khao khát ân tứ mà chúng ta đã được ban cho rồi!?! Có người giải thích câu nầy có ý nói rằng chúng ta cần phải khao khát muốn đạt được cho nhanh các ân tứ giống như nói nhiều thứ tiếng. Họ nói rằng chúng ta có thể nhận được một ân tứ đó nếu chúng ta khao khát ân tứ ấy cách mạnh mẽ. Nhưng lối giải thích nầy là đối chọi với mọi sự mà Phaolô đã nói rồi trong nội dung của chương 12. Đấy là nan đề ở tại thành Côrinhtô. Họ muốn ân tứ mà họ xem là sự ban cho lớn hơn hết giống như làm phép lạ, chữa bịnh và nói các thứ tiếng. Họ ít quan tâm đến ơn cứu giúp hay bất cứ ơn nào trong các thứ ơn trợ giúp. Vì vậy, sẽ phải có ý nghĩa khác.
Những sự ban cho lớn hơn hết hay sát nghĩa là các “ân tứ lớn hơn” không phải là nói các thứ tiếng khác hay làm phép lạ. Thực vậy, trong chương 13, Phaolô sẽ xác định rõ ràng các sự ban cho lớn hơn hết của Đức Chúa Trời: đức tin, sự trông cậy và tình yêu thương. Chúng ta cần phải sốt sắng ước ao hay khao khát các sự ban cho lớn hơn hết nầy. Đáp ứng của bạn khi hiểu biết các sự ban cho thuộc linh không phải là bị lôi cuốn theo những kẻ có ân tứ, nhưng phải ước ao chia sẻ đầy đủ đức tin của bạn, cung ứng bằng chứng hay bạn trông cậy và hết lòng, hết linh hồn và hết ý mà kính sợ Chúa, và yêu thương kẻ lân cận như mình.
B. THỨ HAI, CHÚNG TA CẦN PHẢI NOI THEO CON ĐƯỜNG TỐT LÀNH HƠN (câu 31b).
Phaolô nói: “Bây giờ, tôi sẽ chỉ dẫn cho anh em con đường tốt lành hơn”. Câu nầy dẫn tới chương 13, “chương yêu thương” quan trọng. Bạn biết rõ những sự phân chia chương không phải được cảm thúc, mà là đã được thêm vào về sau. Vì vậy, đúng ra bức thư của Phaolô phải đọc là: “Bây giờ, tôi sẽ chỉ dẫn cho anh em con đường tốt lành hơn. Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì”. Con đường tốt lành hơn là đây: Không một ân tứ nào trong các ân tứ là hữu dụng trừ phi chúng được sử dụng trong tình yêu thương. Đấy là đề tài kế tiếp của chúng ta.

Comments

BH-“Sự Phụ Thuộc Lẫn Nhau Trong Thân” – 1Côr. 12:20-31 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *