HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-“Những Thuộc Tính Của Tình Yêu Thương” -1Côr.13:4-5
“Những thuộc tính của tình yêu thương” – Phần 1

CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI

I Côrinhtô 13.4-5
Trong phần nghiên cứu từng câu một sách I Côrinhtô, tuần vừa qua chúng ta đã bắt đầu chương 13, chương nầy là “Chương Yêu Thương” hay “Bài Thánh Ca Nói Về Tình Yêu” và nhiều tước hiệu khác nữa. Chúng ta đã tóm tắt sự dạy của toàn bộ chương nầy trong một cụm từ: Không có tình yêu, thì mọi điều khác ra vô ích. Các câu 1-3 dạy chúng ta biết có tài hùng biện và giảng đạo mà không có tình yêu thương thì giống như “đồng kêu kên hay chập chỏa vang tiếng”. Tiếng ấy giống như một gã thiếu niên mới học gõ trống hay tiếng chuông báo động èo uột lúc bốn giờ sáng. Thêm nữa, giống như một người kia có những ân tứ thuộc linh rất lớn như nói tiên tri, tri thứcđức tin, nhưng không sử dụng chúng với tình yêu thương, các ân tứ ấy sẽ chẳng là gì hết.
Giống như thể một người kia hy sinh mọi thứ mình có, thậm chí ở mức độ người đã dâng thân thể mình để chịu đốt rồi chịu chết như một kẻ tuận đạo, nếu không có tình yêu thương thì chịu như thế chẳng ích chi. Vì vậy, kèm theo trong từng cụm từ của chương nầy là lẽ đạo: “song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi”.
Ở các câu 4-7, là phân đoạn chúng ta sẽ nghiên cứu hôm nay và tuần tới, Phaolô cung ứng phần mô tả dễ hiểu nói về tình yêu thương. Ông diễn ta tình yêu thương giống như một viên kim cương, một loại đá quí xinh đẹp. Ông xoay nó qua lại dưới ánh sáng rất gắt để chúng ta có thể nhìn thấy rõ từng góc cạnh.
Tuần rồi, tôi đã nói cho bạn biết người Hy lạp ít nhất có ba từ nói tới tình yêu thương: phileo“tình yêu anh em”, eros“tình yêu nhục dục”agape“tình yêu tin kính”. Trong Anh ngữ, chúng ta mô tả sự vật khi sử dụng các tỉnh từ. Thí dụ, chúng ta nói tới “tấm thảm xanh” hoặc “bức tường trắng”. Tuy nhiên, người Hy lạp thường sử dụng các động từ để mô tả. Chắc chắn đấy là trường hợp ở đây. Mục tiêu của Phaolô không nhắm nhiều vào tình yêu là gì đâu, mà nhắm vào tình yêu đang làm gì kìa. Tình yêu không những là một cảm xúc kiên nhẫn; mà nó còn nhịn nhục. Tình yêu không những là một cảm xúc tử tế; mà nó còn nhân từ. Nói theo cách đơn giản, tình yêu không phải là một cảm xúc, tình yêu là một hành động. Mượn từ bài ca đồng quê của Clint Black: Yêu không những là điều mà chúng ta đang sống trong đó, mà chúng ta còn thể hiện nữa. I Giăng 3.18 truyền ra loại tình yêu nầy: “Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật”.
Đức Chúa Jêsus Christ là hiện thân của tình yêu thương. Nếu bạn muốn hiểu rõ tình yêu, hãy nhìn xem Chúa Jêsus. Nếu bạn muốn nắm bắt tình yêu không giới hạn, đừng nghĩ về bản thân mình và đừng giữ lại một điều gì, hãy nhìn xem Chúa Jêsus. Mỗi phần mô tả của Phaolô về tình yêu thương chính là từng cây cọ đang tô vẽ trên chân dung của Chúa Jêsus. Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét chín thuộc tính đầu tiên được thấy có trong các câu 4-5.
I. Tình yêu thương hay nhịn nhục (câu 4a).
Phaolô nói: “tình yêu thương hay nhịn nhục”. Ý nghĩa cơ bản là nhịn nhục. Sát nghĩa có ý nói rằng “chịu đựng lâu dài”. Từ nầy có ý nói tới khả năng chịu đựng bất chấp sai sót, thất bại, yếu đuối và lạm dụng. Tân Ước sử dụng từ nầy trong nhiều phân đoạn.
• Ở Mathiơ 18.26, trong Thí dụ nói tới người đầy tớ không biết tha thứ, kẻ mắc nợ kêu van cùng chủ mình: “Thưa chủ, xin giãn cho tôi, thì tôi sẽ trả hết!”
• Ở I Têsalônica 5.14, chúng ta được truyền cho phải “…răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người”.
• Ở Hêbơrơ 6.15, chúng ta đọc thấy rằng Ápraham, sau khi nhận lãnh các lời hứa của Đức Chúa Trời “đã nhịn nhục đợi chờ”. Tổ phụ của hạng người trung tín đã đợi chờ sự ứng nghiệm của Lời Đức Chúa Trời.
• Giacơ 5.7 chép: “Hỡi anh em, vậy hãy nhịn nhục cho tới kỳ Chúa đến. Hãy xem kẻ làm ruộng: họ bền lòng chờ đợi sản vật quí báu dưới đất cho đến chừng nào đã được mưa đầu mùa và cuối mùa”.
• Giacơ 5.8 chép: “Anh em cũng vậy, hãy nhịn nhục và bền lòng; vì kỳ Chúa đến gần rồi”.
II Phierơ 3.9 chép: “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn”.
Phương diện khác của nhịn nhục hoặc chịu đựng lâu dài đề cập tới việc tự hy sinh. Yêu thương hy sinh sự báo thù. Nếu chúng ta yêu ai đó, chúng ta chọn không trả thù. Khi chúng ta bị sĩ nhục hay bị người khác gây tổn thương, xác thịt muốn đánh trả; nhưng yêu thương tin kínhchịu đựng lâu dài.
• Trong khi Chúa Jêsus bị treo trên thập tự giá và đoàn dân đông cứ chế giễu và lăng nhục Ngài, Ngài đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” (Luca 23.34).
• Trong sự bắt chước theo Chúa của mình, khi Êtiên bị ném đá đến chết, lời lẽ sau cùng của ông là: “Lạy Chúa, xin đừng đổ tội nầy cho họ!” (Công Vụ các Sứ đồ 7.60). • Rôma 12.17 chép: “Chớ lấy ác trả ác cho ai; phải chăm tìm điều thiện trước mặt mọi người”.
• Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 5.39: “Song ta bảo các ngươi, đừng chống cự kẻ dữ. Trái lại, nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn”. Điều nầy không kêu gọi chúng ta đến với chủ nghĩa hòa bình. Ở Luca 22.36, Ngài phán: “Nhưng bây giờ, ai có túi bạc, hãy lấy đi, ai có bao, cũng vậy; ai không có gươm, hãy bán áo ngoài đi mà mua”. Chúa Jêsus không nói chúng ta không tự bảo hộ mình tránh bị tấn công theo phần xác; Ngài đang phán chúng ta không nên tìm cách trả thù, mà chỉ tin cậy Chúa sẽ báo ứng mà thôi.
Sự nhịn nhục ấy cũng đề cập tới khả năng chờ đợi ai đó lâu dài. Tôi nghĩ ở đây nói về người vợ tin kính đang cầu nguyện, làm chứng và chờ đợi lâu dài chồng mình sẽ được cứu. Tôi nghĩ về bậc cha mẹ tin kính, họ chờ đợi đứa con hoang đàng, lạc lối sẽ quay về nhà. Tôi nghĩ tới một vị giáo sĩ trên một công trường khó nhọc hay vị Mục sư trong một nhà thờ rất khó chịu, ông đang trông đợi Đức Chúa Trời đem lại một mùa gặt thuộc linh.
Nhịn nhục là một thuộc tính của Đức Chúa Trời. Kể từ Vườn Êđen, Đức Chúa Trời đã liên tục bị đối xử sai trái và bị chối bỏ bởi tạo vật của chính Ngài. Xuyên suốt lịch sử nhân loại, Đức Chúa Trời đã chịu đựng lâu dài trong cõi đời đời. Ngài có thể hủy diệt chúng ta thẳng thừng, nhưng đã nhịn nhục đối cùng chúng ta.
Nhịn nhục cũng là thuộc tính của một Cơ đốc nhân trưởng thành. Bắt chước Đấng Christ là yêu thương tha nhân với một tư thế nhịn nhục. Hãy suy nghĩ về sự nhịn nhục mà Chúa Jêsus đã có với các môn đồ Ngài. Một trong những tư tưởng tôi phải giữ ngay trong lý trí tôi là phải yêu thương nhịn nhục với dân sự. Phục vụ luôn luôn bao gồm những vấn đề của con người và nếu bạn sắp sửa bước vào trong chức vụ, bạn phải học biết nhịn nhục với dân sự.
Edwin M. Stanton là một trong những kẻ hay phê phán khó chịu nhất và gần như là kẻ thù rất cay đắng về chính trị của Tổng Thống Abraham Lincoln. Ông thường thắc mắc: Tại sao người ta đến châu Phi để xem một con khỉ đột khi họ có thể tìm được khỉ đột rất dễ dàng tại Springfield, Illinois? Lincoln là một con người biết nhịn nhục, chịu đựng lâu dài. Sau khi ông trở thành Tổng thống, ông đã chọn Stanton là thư ký của ông về chiến tranh. Khi được người ta hỏi han về sự lựa chọn chính phủ như thế nầy, Lincoln đáp: Ông ấy là người giỏi nhất cho công tác đó. Nhiều năm sau, trong vai trò trực thuộc bộ phận của vị Tổng thống lỗi lạc, Stanton đã nghiêng mình trước quan tài rồi nói: Ở đó nhân vật cai trị lỗi lạc nhất của loài người mà thế giới đã từng nhìn thấy. Sự nhịn nhục chịu đựng lâu dài của ông đã chiếm được tấm lòng của kẻ thù cay đắng nhất của Lincoln.
II. Tình yêu thương hay nhân từ (câu 4b).
Kế đó, Phaolô nói co chúng ta biết: “tình yêu thương hay nhân từ”. Nhịn nhục sẽ tước đi điều chi đó ra khỏi người khác; sự nhân từ sẽ ban cho hay làm một việc gì đó cho người khác, thậm chí là kẻ thù. Từ ngữ Hy lạp nói tới nhân từ sát nghĩa có ý nói “hãy tỏ mình ra là có ích”. Từ ngữ nầy có ý nói phải sống thật giàu ơn và sẵn lòng phục vụ tha nhân. Chúa Jêsus đã mô tả khía cạnh nầy của tình yêu thương ở Mathiơ 5.40-41: “nếu ai muốn kiện ngươi đặng lột cái áo vắn, hãy để họ lấy luôn cái áo dài nữa; nếu ai muốn bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi hai dặm với họ”.
Xã hội của chúng ta luôn bận rộn và lấy cái tôi làm trọng, nó cho phép chúng ta có nhiều cơ hội để tỏ ra tình yêu của Đức Chúa Trời qua sự nhân từ. Dấu hiệu của mỗi tín đồ cần phải sống giàu ơn trong mọi mối quan hệ. Dù bạn đang xử sự với người lân cận, viên thư ký văn phòng, một hiệp hội thương mại, người đưa thư hay bất kỳ ai, trên hết mọi sự phải tỏ ra sự nhân từ luôn luôn. Tôi nhớ lại trong thập niên 70, tôi có quyển album Glen Campbell (tôi đoán đây là ngày của tôi muốn trình làng những bài thơ trữ tình!) ông ấy hát ở đó như sau: Hãy thử chút ít nhân từ xem, nó sẽ lờ đi tình trạng mù quáng của kẻ có đầu óc hẹp hòi sống trên con đường hẽm hẹp. Đức Chúa Trời là tấm gương tối thượng về sự nhân từ.
• Rôma 2.4 chép: “Hay là ngươi khinh dể sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài, mà không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao?”
• Tít 3.4-6 chép: “Nhưng từ khi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta”.
• I Phierơ 2.2-3 chép: “thì hãy ham thích sữa thiêng liêng của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn, nếu anh em đã nếm biết Chúa là ngọt ngào”.
• Chúa Jêsus phán ở Mathiơ 11.30: “Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng”. Từ ngữ Hy lạp nói tới dễ chịu là cùng một từ được dịch là nhân từ trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta. Cái ách, công việc mà Đấng Christ cung ứng cho chúng ta là dễ chịu.
Có lẽ việc thử bằng giấy quỳ cho sự nhân từ là thái độ của chúng ta đối với những kẻ mà chúng ta biết rõ nhất. Thật là dễ sống nhân từ và giàu ơn đối với khách lạ, đặc biệt nếu người ấy xử sự với bạn rất đàng hoàng. Tuy nhiên, thật là khó, rất khó cho chúng ta phải luôn tử tế và giàu ơn với những người mà chúng ta gặp hàng ngày. Có phải bạn tử tế, giàu ơn và phục vụ cho gia đình riêng, gia đình Hội Thánh và bạn đồng sự với mình? Khi nói bạn yêu thương họ không nhất thiết quan trọng bằng việc tỏ ra tình cảm của bạn với sự nhân từ.
III. Tình yêu thương chẳng ghen tị (câu 4c).
Kế đó, Phaolô nói: tình yêu thương chẳng ghen tị. Bạn không thể ghen tị với ai đó đến điểm ganh ghét rồi có tình yêu thanh sạch agape dành cho họ được. Ý nghĩa cơ bản của từ nầy là “có một sự khao khát rất mạnh mẽ”. Đây là hình thái tiêu cực của sự sốt sắng. Bạn có thể có một sự khao khát rất mạnh mẽ về những việc lành, đấy là sự sốt sắng.
Hoặc bạn có thể có một sự khát khao ganh ghét về một việc gì đó, đấy là sự ghen tị. Ghen tị được gọi là “con quái vật có mắt màu xanh lá cây”. Shakespeare gọi ghen tị là “căn bịnh xanh”.
Chúa Jêsus phán về tình trạng nầy ở Mathiơ 20.15 khi có con mắt xấu. Thực vậy, ghen tị có hai hình thức.
• Thứ nhứt, ghen tị là ao ước muốn có cái mà ai đó đang có. Khi một anh em được phước với điều chi tốt lành, tỉ như một việc làm mới, một sự thăng cấp, một chiếc xe đời mới, một ngôi nhà hay bất cứ cái gì đó, nếu người ấy có khả năng lỗi lạc hay nhận lãnh sự khen ngợi cả thể, đáp ứng thuộc linh là phải vui mừng với người ấy và lấy làm vui sướng vì ơn phước của Đức Chúa Trời trên đời sống của người ấy. Đáp ứng của xác thịt là mong ước bạn ở trong chỗ của người đó.
• Thứ hai, ghen tị là ao ước ai đó không có được điều họ đang có. Còn chi xấu hơn là nhìn ai đó rồi ước xấu cho họ? Có bao giờ bạn suy nghĩ: “Hắn không xứng đáng với tiền công đó” hay “Họ tưởng họ là ai khi lái một chiếc xe như vậy chứ?” hoặc “Địa vị ấy cao hơn cái đầu của hắn ta”. Tôi nghĩ tới Vua Solomon khi ông ấy xét đoán giữa hai người đàn bà, họ đang tranh nhau về một đứa con trai. Một người muốn đứa con của bạn mình phải chết vì con của bà ta đã chết.
Ghen tị đã phát sinh kể từ khi có sự Sa Ngã. Êva đã ghen tị với tri thức mà con rắn đã hứa. Cain đã giết Abên do ghen tị vì của lễ người được nhậm. Các anh của Giôsép đã bán chàng đi làm nô lệ vì cớ họ ghen tị. Đaniên bị ném vào trong hang sư tử vì cớ sự ghen tị của các quan chức thuộc triều đình của người Babylôn. Người anh đã ghen tị vì tình cảm của cha dành cho người em trai hoang đàng. Châm ngôn 27.4 chép: “Sự căm gan vốn hung dữ, và cơn giận như nước tràn ra; Nhưng ai đứng nổi trước sự ghen ghét?” Giacơ 3.14-16 chép: “Nhưng nếu anh em có sự ghen tương cay đắng và sự tranh cạnh trong lòng mình, thì chớ khoe mình và nói dối nghịch cùng lẽ thật. Sự khôn ngoan đó không phải từ trên mà xuống đâu; trái lại, nó thuộc về đất, về xác thịt và về ma quỉ. Vì ở đâu có những điều ghen tương tranh cạnh ấy, thì ở đó có sự lộn lạo và đủ mọi thứ ác”.
Một tín đồ trưởng thành không bị đánh dấu bằng sự ghen tị, mà bằng sự vui mừng. Khi Phaolô bị tù lần đầu tiên ở Rôma, một số tín hữu đã ghen tị với ông và đã tìm cách gạt bỏ ông. Ông đã viết về họ ở Philíp 1.15-17: “Thật có một đôi người vì lòng ganh tị và cãi lẫy mà rao truyền Đấng Christ, nhưng cũng có kẻ lấy ý tốt mà rao truyền. Những người nầy làm bởi lòng yêu mến, biết rằng: tôi được lập lên để binh vực đạo Tin Lành. Còn những người kia, vì ý phe đãng xui giục, có lòng rao truyền Đấng Christ cách không ngay thật, tưởng thêm khổ não cho sự xiềng xích tôi”. Tuy nhiên, hãy chú ý phản ứng của Phaolô ở câu 18: “Song có hề gì! Dẫu thế nào đi nữa, hoặc làm bộ, hoặc thật thà, Đấng Christ cũng được rao truyền; ấy vì đó tôi đang mừng rỡ, và sẽ còn mừng rỡ nữa”. Đúng là một đáp ứng thật xuất sắc! Đấng Christ được ngợi khen và chúng ta vui mừng về điều đó!
IV. Tình yêu thương chẳng khoe mình (câu 4d).
Kế đó, Phaolô viết: “Tình yêu thương chẳng khoe mình”. Tình yêu thương chẳng khoe khoang hay kiêu ngạo. Một người có lòng yêu thương không khoác lác. Cụm từkhoe mình có ý nói “ăn nói ngạo mạn”. Hết thảy chúng ta đều làm theo điều nầy. Chúng ta khoác lác về sự thành tựu, của cải, và con cái của chúng ta. Quí vị, bậc làm ông bà, đều hiểu rõ điều nầy, có phải không!
Thành thực mà nói, hầu hết chúng ta đều phải phấn đấu với tội lỗi nầy ở một cấp độ nào đó. Khoe khoang là chị em song sinh với ghen tị. Ghen tị muốn cái mà người ta có. Khoe khoang là nổ lực làm cho ai đó phải ghen tị với chúng ta. Ghen tị hạ người khác xuống; còn khoe khoang nâng chúng ta lên.
Tệ hơn nữa là hạ mình xuống trước mặt người khác để họ sẽ nâng bạn lên. Bản thân việc ấy là một hình thái tinh vi của sự khoe khoang. Nói đơn giản, việc nầy vận dụng người khác khoe khoang dùm cho bạn.
Hội Thánh Côrinhtô đã bị hành hại với sự khoe mình. Họ tranh đấu với nhau về vinh quang. Họ là những kẻ “phô trương về mặt thuộc linh”. Họ không chờ đợi nhau tại bàn Tiệc Thánh. Họ khao khát những ân tứ có tính lôi cuốn như nói tiếng lạ và chữa lành. Điều nầy ngược lại với những gì Hội Thánh phải trở thành. Philíp 2.3 chép: “Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình”.
Cơ đốc nhân thật yêu thương mà chẳng khoe khoang. Tôi thường tham dự các buổi nhóm của các hệ phái. Phân nửa thời gian tôi sử dụng tại các buổi nhóm đó là lắng nghe nhiều vị Mục sư khoe về các thành tựu của họ. Thắc mắc to lớn luôn luôn là Hội Thánh quí vị tấn tới cở nào!?! Chúng ta không thể khoe mình mà không hạ người khác xuống. Khoe khoang đặt chúng ta ở trước hết và người khác ở hàng nhì. Thậm chí chúng ta còn phải cẩn thận với việc khoe khoang về người khác. Có sự khác biệt giữa sự khích lệ và khoe khoang. Khoe khoang là tâng bốc giả dối. Khích lệ là yêu thương. Tại sao chúng ta không nên khoe khoang? Mọi sự chúng ta đang có và mọi sự chúng ta sẽ có đều đến với chúng ta từ Đức Chúa Trời. Giacơ 1.17 chép: “mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào”. Đấy là lý do tại sao I Côrinhtô 1.31 chép: “Ai khoe mình, hãy khoe mình trong Chúa”.
V. Tình yêu thương chẳng lên mình kiêu ngạo (câu 4e).
Kế đó, Phaolô nói rằng tình yêu thương chẳng lên mình kiêu ngạo. Tình yêu thương không tự cao tự đại, kiêu căng hay ngạo mạn. Đơn giản là tình yêu ấy nghĩ nhiều về bạn hơn là bạn nghĩ đến người khác. Người nào lên mình kiêu ngạo không hề thấy thỏa lòng với mọi nổ lực của người khác. Họ luôn luôn biết rõ hoặc có thể biết rõ hơn. Ngay cả các Hội Thánh có thể lên mình kiêu ngạo. Nếu bạn chưa hề kinh nghiệm điều nầy, bạn cần phải quan sát chung quanh. Một số Hội Thánh cải chánh thể hiện một thái độ cư xử tốt hơn đối với những Cơ đốc nhân khác. Họ tỏa ra bầu không khí đó vì nhiều người khác không hiểu lẽ đạo nói tới ân điển một cách thích đáng, họ kém khôn khéo hơn hay thiếu thông tin. Hội Thánh, ân điển của Đức Chúa Trời sẽ khiến chúng ta thành hạng người khiêm nhường nhất trên hành tinh. Ân điển không hề có ý tác động sự kiêu ngạo!
Môise là một trong những người lỗi lạc nhất mà Đức Chúa Trời từng dấy lên. Ông thưa với Đức Chúa Trời mặt đối mặt: “như một người nói chuyện cùng bạn hữu mình” (Xuất Êdíptô ký 33.11). Tuy nhiên, Dân số ký 12.3 chép: “Vả, Môi-se là người rất khiêm hòa hơn mọi người trên thế gian”. Một lần nữa, mọi sự chúng ta có và mọi sự chúng ta sẽ có đều là một sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời. Chẳng có một chỗ nào cho sự kiêu ngạo trong Cơ đốc giáo theo Kinh Thánh. Kiêu ngạo là đối lập với tình yêu thương.
VI. Tình yêu thương chẳng làm điều trái phép (câu 5a).
Kế đó, Phaolô nói rằng tình yêu thương chẳng làm điều trái phép. Chẳng làm điều trái phép là hành động không thích ứng, với những tư thế thật nghèo nàn. Trái phép rút từ cùng một gốc như khoe khoang, kiêu ngạo và ghen tị. Nó nhắm vào cái tôi trước hết. Ashlea đang làm việc nhắm vào giấy phép lái xe. Tôi thường chỉ ra những tay lái ẩu cho nó thấy. Quí vị đã nhìn thấy những kẻ đó. Họ lái nhanh, cúp qua đầu xe của bạn, chạy đèn đỏ, chặn đầu xe hay qua mặt xe của bạn rồi chèn ở trước mặt xe bạn. Tôi luôn nói: Được thôi, tôi giả định rằng gã nầy quan trọng hơn tôi vì chắc chắn hắn muốn tôi phải cút khỏi đường lái của hắn. Một người yêu thương thành thật không dằn được hay sơ xuất trong lời nói hay cách xử sự của mình. Người luôn luôn suy nghĩ đến người khác, thậm chí khi người chẳng quen biết họ nữa.
Có sự khác biệt giữa việc sống trái phép và sống khinh suất. Sống khinh suất nghĩa là bạn yêu người ta nhưng đôi khi nói hay làm những việc gây tổn thương cảm xúc của họ. Có thể bạn vô tình không trao đổi với ai đó vì bạn đang chú ý ở chỗ khác. Tuy nhiên, bạn không hề có ý gây tổn thương cho ai hết. Mặt khác, sống trái phép có nghĩa là bạn chẳng quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Người thành Côrinhtô không sống theo kiểu khinh suất; họ sống trái phép. Họ ăn cho thật no bụng và thường không chờ đợi người khác tại các bữa ăn yêu thương. Họ ngắt ngang người khác khi nổ lực nói tiếng lạ (Phaolô sẽ bàn bạc cách xử sự nầy ở chương 14). Hãy suy nghĩ về thái độ, mọi hành vi và lời nói của bạn trong tuần nầy xem. Tình yêu thương chẳng làm điều trái phép. Phải tỉnh thức về việc sống khinh suất.
VII. Tình yêu thương chẳng kiếm tư lợi (câu 5b).
Kế đó, ở câu 5, Phaolô viết rằng tình yêu thương chẳng kiếm tư lợi. Đây chẳng phải là ích kỷ hay bị ích kỷ tác động. Gốc rễ của bổn tánh sa ngã của chúng ta là trạng thái ích kỷ. Chúa Jêsus phán nếu chúng ta kính mến Đức Chúa Trời cách trọn vẹn và yêu thương kẻ lân cận theo cách chúng ta yêu mình, chúng ta sẽ giữ mọi luật pháp và lời tiên tri. Lenski đã viết: Hãy chữa bịnh ích kỷ thì bạn vừa trồng lại Vườn Êđen.
Lý do chúng ta không sống nhịn nhục, nhân từ và lý do chúng ta sống ghen tị, khoe khoang, kiêu ngạo, trái phép là vì chúng ta nghĩ về bản thân mình trước tiên và trên hết. Chúng ta muốn đường lối của mình. Chúng ta thích người nào đồng ý với chúng ta. Chúa Jêsus là mẫu mực trọn vẹn nói tới tình yêu vô kỷ. Ngài phán ở Mác 10.45: “Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người”.
Tôi thích câu chuyện có thật nói tới một gã kia tên là Joe, ông ta là một người lính trong Thế Chiến Thứ Hai. Joe là loại Cơ đốc nhân rất xem trọng đức tin của mình. Ông bắt đầu và kết thúc mỗi ngày với sự cầu nguyện bên giường ngủ của mình. Vì cớ đức tin, ông đối mặt với nhiều sự bắt bớ từ những người lính khác trong các doanh trại. Một tên to lớn đã bắt nạt ông rồi đặt cho ông cái tên “Thánh Joe”. Một đêm kia, tên lính đặc biệt nầy bước vào doanh trại say sưa lắm. Khi hắn ta nhìn thấy Joe đang quì gối cầu nguyện bên giường ngủ, hắn nổi giận lắm. Hắn cởi giày bốt ra, đôi giày dính đầy bùn rồi dùng chúng mà đánh Joe. Sáng hôm sau, khi hắn tỉnh rượu, hắn thấy đôi giày bốt đã được rửa sạch và đáng bóng rất cẩn thận. Đức Chúa Trời đã dùng hành động vô kỷ của Joe để mở lòng gã nầy ra trước tình trạng tội lỗi của hắn để rồi hắn được cứu.
VIII. Tình yêu thương chẳng nóng giận (câu 5c).
Kế đó, Phaolô nói rằng tình yêu thương chẳng nóng giận. Nói như thế có nghĩa là “phát giận lên”. Nó mang ý tưởng nói tới một sự bùng nổ thình lình về tình cảm hay hành động. Một người tin Chúa nhịn nục yêu thương tránh bị kích thích, nổi giận và chao đảo bởi những việc đã được nói và làm ra. Như Chúa Jêsus đã phán ở Mathiơ 5.9: “Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!”
Điều nầy không có ý nói rằng giận dữ luôn luôn là tội lỗi đâu. Êphêsô 4.26 chép: “Ví bằng anh em đang cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn”. Xuống tới câu 6, chúng ta đọc thấy tình yêu thương vui về điều không công bình. Có điều chi đó đã làm cho chúng ta phải giận dữ. Chúa Jêsus trong sự căm phẫn thánh khiết đã thanh tẩy đền thờ về những kẻ đổi bạc và trộm cắp! Cơn giận công bình là nổi giận trước điều chi đã làm cho Đức Chúa Trời căm giận.
Jonathan Edwards đã nói với con gái ông, nó đang giận dữ: Ân điển của Đức Chúa Trời có thể sống với một người mà với người nầy chẳng ai có thể sống nổi với người hết. Phải cẩn thận vì bạn không được mất bình tỉnh. Đặc biệt, phải cẩn thận khi bạn mệt mõi, đau ốm hay bị kích thích. Giacơ 1.19 chép: “Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận”.
IX. Tình yêu thương chẳng nghi ngờ sự dữ (câu 5d).
Sau cùng, ở câu 5, Phaolô nói rằng tình yêu thương chẳng nghi ngờ sự dữ. Đây là từ ngữ theo sách vỡ có nghĩa là “giữ sổ”, lưu giữ dấu vết của những sự việc. Xác thịt ghi nhớ từng sự sỉ nhục, từng sự xem thường. Tình yêu thương bỏ qua hết mọi sự ấy.
Trạng thái tức tối sẽ dẫn đến cay đắng, rồi sẽ dẫn tới thù hận. Chẳng lẽ bạn không vui sướng khi bởi ân điển của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ, Ngài đã tẩy hết sổ tội lỗi của bạn rồi sao? Rôma 4.8 chép: “Phước thay cho người mà Chúa chẳng kể tội lỗi cho!” II Côrinhtô 5.19 chép: “…Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế gian lại hòa với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loài người, và đã phó đạo giảng hòa cho chúng tôi”.
Bạn bị tổn thương chăng? Chắc vậy rồi. Bạn bị người khác làm cho thất vọng sao? Không nghi ngờ chi nữa. Tuy nhiên, nếu tình yêu của Đức Chúa Trời đã đổ ra trong tấm lòng bạn, bạn phải tha thứ. Êphêsô 4.32 chép: “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”. Côlôse 3.13 chép, chúng ta cần phải “nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy”.

Comments

BH-“Những Thuộc Tính Của Tình Yêu Thương” -1Côr.13:4-5 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *