HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-“Đời Sống Tình Dục Của Cơ-Đốc Nhân” – 1Côr.6:12-20
“Đời Sống Tình Dục Của Cơ-Đốc Nhân”
(Loạt bài: I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI)
I Côrinhtô 6.12-20
Đoàn Phan Danh soạn dịch
Tôi muốn nói từ lúc đầu rằng mấy câu tới đây ở phần cuối của chương 6 và ở phần đầu của chương 7 đối với tôi là rất khó đứng giảng trước mặt một hội chúng hay thay đổi. Tuy nhiên, công việc của tôi là phải giảng ở nơi Kinh Thánh nói và phải im lặng ở nơi nào Kinh Thánh im lặng. Trong trường hợp về tình dục và tội lỗi về tình dục trong Kinh Thánh rất là đặc biệt và vì thế tôi cũng phải giảng rất đặc biệt nữa. Vậy nên, không giống như những lời cảnh cáo của các chương trình vô tuyền truyền hình, bất cứ điều chi Kinh Thánh nói đều là thích ứng cho dân sự trong mọi thời đại.
Có người có ý cho rằng Đức Chúa Trời đang chống lại tình dục. Ngài không chống đâu. Thực vậy, Đức Chúa Trời đã dựng nên tình dục. Lời của Ngài thường xuyên và thẳng thắn nói về tình dục của con người. Mặc dù phần nhiều chỗ Kinh Thánh nói dạy cho chúng ta biết về tình dục sẽ không nên như thế nào, Đức Chúa Trời có nhiều lẽ thật tích cực về tình dục. Đức Chúa Trời đã dựng nên tình dục. Đó là ý của Ngài. Ngài muốn có tình dục không những để sinh đẻ mà còn có khoái lạc nữa. Đấy là lý do tại sao Ngài ban cho mỗi một chúng ta một sự khát khao về tình dục. Trong vòng các giới hạn an toàn của hôn nhân, tình dục là một phần của mối quan hệ lành mạnh. Đây là sự bày tỏ mật thiết của tình yêu thương và sự chấp thuận. Nó ràng buộc người chồng và người vợ không giống như những người khác.
Đức Chúa Trời dự trù cho những cặp vợ chồng phải bày tỏ ra sự mật thiết đều đặn về tình dục. Tuần tới chúng ta sẽ nghiên cứu chương 7, câu 3 trong chương đó chép: Chồng phải làm hết bổn phận đối với vợ, và vợ đối với chồng cũng vậy”. Câu 5 chép: “Đừng từ chối nhau, trừ ra khi hai bên ưng thuận tạm thời, để chuyên việc cầu nguyện; rồi trở lại hiệp cùng nhau, kẻo quỉ Sa-tan thừa khi anh em không thìn mình mà cám dỗ chăng”.
Đức Chúa Trời cũng dạy cho chúng ta biết rằng là những cặp vợ chồng chúng ta cần phải biết mức độ khoái lạc trọn vẹn nhất về tình dục. Hêbơrơ 13.4 chép: “Mọi người phải kính trọng sự hôn nhân, chốn quê phòng chớ có ô uế, vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình”. Những người làm chồng, làm vợ cần phải vui thích về thân thể của nhau. Châm ngôn 5.18-19 chép: “Nguyện nguồn mạch con được phước; Con hãy lấy làm vui thích nơi vợ con cưới buổi đang thì, như nai cái đáng thương, và hoàng dương có duyên tốt, nguyện nương long nàng làm thỏa lòng con luôn luôn, và ái tình nàng khiến cho con say mê mãi mãi”. Sách Nhã ca của Vua Salômôn trong Cựu Ước mô tả rất chi tiết và lối nói thẳng thừng tính mật thiết giữa nhà vua và cô dâu người Su-nem.
Tôi thích môn bóng rỗ, còn bạn thì sao? Đây là một môn thể thao có tốc độ nhanh, hành động cao. Tuy nhiên, bạn có thể hình dung ra những sự hỗn loạn của trận đấu bóng rỗ nếu như chẳng có luật lệ không? Sẽ chẳng có ranh giới, chẳng có phạm lỗi và chẳng có trọng tài gì hết. Mỗi đội có thể chơi theo cách mà họ muốn chơi. Ồ, trận đấu lúc đầu xem ra phấn khích lắm, nhưng sẽ không kéo dài lâu đâu. Các cầu thủ sẽ thất vọng rồi bỏ cuộc. Mục đích là, các điều luật giữ cho trận đấu được an toàn và làm cho ai nấy đều được vui thích. Cũng một ý nghĩa ấy, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta các luật lệ về tình dục. Giới hạn là hôn nhân và bao lâu chúng ta chơi trong các luật lệ ấy, thì mới được an toàn và vui thích hơn.
Người thành Côrinhtô đã phá vỡ các luật lệ. Họ không sử dụng tình dục theo như Đức Chúa Trời đã dự trù. Ở chương 5, chúng ta đã học biết về kẻ đã phạm tội tình dục với vợ của cha mình. Dĩ nhiên nền xã hội ngoại giáo của thành Côrinhtô đã ảnh hưởng vào Hội Thánh. Đấy cũng là một nan đề với Hội Thánh đương đại nữa.
Thường thì Hội Thánh cũng là một nhiệt kế chớ không phải là một máy điều nhiệt. Buồn thay chúng ta thường phản ảnh nhiệt độ của xã hội thay vì làm cho nhiệt độ ấy phải thay đổi. Hội Thánh của chúng ta cần phải giữ theo sự dạy và áp dụng Lời của Đức Chúa Trời. Khi một Hội Thánh mất đi tiêu điểm của nó về Lời của Đức Chúa Trời, thế gian sẽ luồn lách vào. Hãy nhớ luôn luôn: tội lỗi đang đứng ở ngoài cửa. Hôm nay chúng ta sẽ học cho biết các tín đồ nên tránh đừng đồi bại về tình dục vì bốn lý do đã đề ra trong phân đoạn Kinh Thánh gốc.
I. Đồi bại về tình dục là nghiện ngập (các câu 12-13).
A. MỘT NGUYÊN TẮC KHÔNG ĐỔI (câu 12a).
Hãy nhìn vào phần đầu trong câu 12. Phaolô nói: Mọi sự tôi có phép làm. Câu nầy đúng là một trưng dẫn từ người thành Côrinhtô. Ông nói ra câu nầy và hai lần ở 10.23: “Mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt”.
Người thành Côrinhtô dường như họ nhấn mạnh sự thực rằng là tín đồ chúng ta không còn ở dưới luật pháp nữa, mà đang ở dưới ân điển. Điều nầy tuyệt đối là sự thực rồi! Rôma 8.2 chép: “vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết”. Nhờ Đấng Christ chúng ta đã chết đối với tội lỗi và hiện có sự tự do để chọn lựa giữa tội lỗi và sự công bình. Trên thập tự giá Đấng Christ đã trả giá cho mọi tội của chúng ta, quá khứ, hiện tại và tương lai. Kinh Thánh dạy cho chúng ta biết rằng điều nầy cung ứng cho chúng ta sự tự do rất lớn.
Galati 5.1 chép: “Đấng Christ đã buông tha chúng ta cho được tự do; vậy hãy đứng vững, chớ lại để mình dưới ách tôi mọi nữa”. Galati 5.13 chép: “Hỡi anh em, anh em đã được gọi đến sự tự do, song chớ lấy sự tự do đó làm dịp cho anh em ăn ở theo tánh xác thịt, nhưng hãy lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau”. Rôma 8.21 nói về “sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời”.
Cho nên, theo một ý nghĩa, người thành Côrinhtô đã đúng một cách tuyệt đối. Là Cơ đốc nhân, chúng ta không bị bó buộc bởi tính nghiêmkhắc của luật pháp Cựu Ước. Chúa Jêsus phán: “các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi”“Vậy nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do” (Giăng 8.32, 36).
B. MỘT THỰC TẠI RẤT RÕ RÀNG (câu 12b).
Phaolô còn nói dù mọi sự tôi có phép làm nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích. Có ích có nghĩa là “thuận lợi, tốt hay có lợi”. Chúng ta phải đóng ngoặc câu nói của Phaolô như vầy: Mặc dù tôi có sự tự do rất lớn trong Đấng Christ, không phải mọi sự tôi chọn đều là tốt cho tôi đâu. Chỉ vì tôi được tự do làm một việc gì đó không có nghĩa là tôi nên làm điều ấy. Có thể chúng ta có sự tự do để chọn phạm tội về tình dục, nhưng chọn như thế không có nghĩa là làm cho hành động ấy là đúng đắn và chắc chắn việc đó không có ích. Không có một việc gì có nhiều bẫy dò và nhiều cớ để mà đau đầu hơn tội lỗi về tình dục. Nó phá hủy nhiều mối hôn nhân và làm tan vỡ nhiều gia đình. Nó gây ra nói dối, trộm cắp, lừa đảo và giết người, cũng như cay đắng, thù hận và không tha thứ.
Hãy cùng tôi quay trở lại với Châm ngôn 6 rồi đọc các câu 20-35: “Hỡi con, hãy giữ lời răn bảo của cha, chớ lìa bỏ các phép tắc của mẹ con. Khá ghi tạc nó nơi lòng con luôn luôn, và đeo nó nơi cổ con. Khi con đi, các lời đó sẽ dẫn dắt con; Lúc con ngủ, nó gìn giữ con; Và khi con thức dậy, thì nó sẽ trò chuyện với con. Vì điều răn là một cái đèn, luật pháp là ánh sáng, và sự quở trách khuyên dạy là con đường sự sống, đặng giữ con khỏi người đàn bà ác nghiệp, và khỏi lưỡi dua nịnh của dâm phụ. Lòng con chớ tham muốn sắc nó, đừng để mình mắc phải mí mắt nó. Vì tại kỵ nữ có người nông nổi chỉ còn một miếng bánh mà thôi; Người dâm phụ vẫn lừa sẵn linh hồn quí báu. Há có người nào để lửa trong lòng mình, mà áo người lại chẳng bị cháy sao? Há có ai đi trên than lửa hực, mà chân mình lại chẳng bị phồng chăng? Kẻ nào đi tới cùng vợ người lân cận mình cũng vậy; Phàm ai đụng đến nàng ắt chẳng được khỏi bị phạt. Người ta chẳng khinh dị kẻ trộm, nếu nó ăn cắp đặng phỉ lòng mình khi đói khát. Hễ nó bị bắt, chắc phải thường bồi gấp bảy lần; Nó sẽ nộp hết tài sản của nhà nó. Kẻ nào phạm tội ngoại tình với người đàn bà, tất vô tâm vô trí: Ai làm như vậy, khiến cho linh hồn mình bị hư mất. Người ấy sẽ bị thương tích và khinh bỉ, sự sỉ nhục người sẽ chẳng bôi mất đi; Vì sự ghen ghét là điều giận dữ của người nam, trong ngày báo thù, người không dung thứ; Người sẽ chẳng nhận giá đền tội nào hết, mặc dầu con gia tăng của lễ, người cũng không đặng phỉ ý đâu”.
Trong Châm ngôn 7.6-27 chép: “Vì tại cửa sổ nhà ta, ta nhìn ngang qua song mặt võng ta, bèn thấy trong bọn kẻ ngu dốt, giữa vòng người thiếu niên, có một gã trai trẻ không trí hiểu, đi qua ngoài đường gần góc nhà đàn bà ấy; Người bắt đi đường dẫn đến nhà nàng, hoặc trong lúc chạng vạng khi rốt ngày, hoặc giữa ban đêm khi tối tăm mù mịt. Kìa, người đàn bà ấy đi ra rước hắn, trang điểm như con bợm, lòng đầy mưu kế, nàng vốn nói om sòm, không thìn nết, hai chân nàng chẳng ở trong nhà, khi ở ngoài đường, lúc nơi phố chợ, rình rập tại các hẻm góc. Nàng nắm ôm hôn kẻ trai trẻ ấy, mặt chai mày đá, nói cùng chàng rằng: “Tôi có của lễ thù ân tại nhà tôi; Ngày nay tôi đã trả xong các lời khấn nguyện tôi. Bởi cớ đó, tôi ra đón anh, đặng tìm thấy mặt anh, và tôi đã tìm được. Tôi có trải trên giường tôi những mền, bằng chỉ Ê-díp-tô đủ sắc. Lấy một dược, lư hội, và quế bì, mà xông thơm chỗ nằm tôi. Hãy đến, chúng ta sẽ thân ái mê mệt cho đến sáng, vui sướng nhau về sự luyến ái. Vì chồng tôi không có ở nhà, người trẩy đi xa xuôi lắm, đem túi bạc theo tay người, đến rằm mới trở về nhà”. Nàng dùng lắm lời êm dịu quyến dụ hắn, làm hắn sa ngã vì lời dua nịnh của môi miệng mình. Hắn liền đi theo nàng, như một con bò đến lò cạo, như kẻ ngu dại bị cùm dẫn đi chịu hình phạt, cho đến khi mũi tên xoi ngang qua gan nó; Như con chim bay sa vào lưới, mà không biết rằng nó rập sự sống mình. Vậy bây giờ, hỡi con, hãy nghe ta, khá chăm chỉ về các lời của miệng ta. Lòng con chớ xây vào con đường đàn bà ấy. Chớ đi lạc trong các lối nàng; Vì nàng làm nhiều người bị thương tích sa ngã, và kẻ bị nàng giết thật rất nhiều thay. Nhà nàng là con đường của âm phủ, dẫn xuống các phòng của sự chết”. Mục đích của Phaolô được đưa ra rất rõ ràng. Dầu chúng ta được tự do để chọn phạm tội về tình dục, hành động ấy không bao giờ tốt đẹp cho chúng ta và nó có một cái giá rất khủng khiếp kèm theo.
C. MỘT MẪU MỰC (câu 12c).
Hãy xem lại câu 12: “Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi”. Phaolô đã quyết không để sự gì bắt phục được tôi.Bắt phục ở đây không phải là một từ bình thường dunamis mà là exousiazo có nghĩa là “cai quản” hay “quyền hành”. Bản dịch Kinh Thánh NASV dịch từ nầy như sau:Tôi sẽ không để cho bất cứ việc gì làm chủ tôi. Lightfoot nói: Mọi sự đang ở trong vòng quyền hành của tôi, nhưng tôi sẽ không đặt mình dưới sự cai quản của bất kỳ ai hay bất cứ việc gì.
Ở dưới sự cai quản hay bị làm chủ là bị nghiện ngập rồi. Có nhiều loại nghiện ngập. Người ta bị nghiện đối với rượu, ma túy, thuốc lá, đồ ăn, công việc, v.v… Tuy nhiên, một trong những sinh hoạt mang tính nghiện ngập chính là tình dục. Nghiện ngập về tình dục bắt đầu nho nhỏ thôi, rồi lớn lên, lớn lên cho tới khi nó nắm lấy đời sống của một người. Nó sẽ khởi sự với sách báo khiêu dâm nhè nhẹ thôi, nhưng rồi nó luôn luôn lớn lên. Những gì khởi đầu trong lý trí sẽ được bày ra trong xác thịt. Điều chi được suy tưởng trong chỗ kín nhiệm một ngày kia mọi sự đều được biết hết. Giống như Vua Solomon đã nói: “Há có người nào để lửa trong lòng mình, Mà áo người lại chẳng bị cháy sao? Há có ai đi trên than lửa hực, Mà chân mình lại chẳng bị phồng chăng?” (Châm ngôn 6.27-28). Là tín đồ, chúng ta không nên để bị cai quản hay bị nghiện đối với bất cứ điều chi trừ ra Chúa Jêsus! Nếu chúng ta bị nghiện bất cứ điều chi khác, nếu chúng ta bị bất kỳ thứ chi khác làm chủ, chúng ta chưa đầu phục Ngài cách trọn vẹn.
D. MỘT TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ (câu 13a).
Câu 13 chép: “Đồ ăn vì bụng, bụng vì đồ ăn, Đức Chúa Trời sẽ hủy hoại cái nọ và cái kia. Nhưng thân thể chẳng phải vì sự dâm dục đâu, bèn là vì Chúa, và Chúa vì thân thể”. Một trong những thứ khao khát mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta là về đồ ăn. Nếu chúng ta không có sự khao khát nầy, chúng ta sẽ chết vì đói. Đấy là lý do tại sao Phaolô nói đồ ănvì bụng.
Sự nghiện ngập đến khi chúng ta ăn quá mức. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không nhìn biết cách thái quá về đồ ăn vì Đức Chúa Trời sẽ hủy hoại cả hai đồ ăn và bụng. Trong thân thể đời đời của chúng ta, đồ ăn sẽ không phải là quan trọng. Có lẽ người thành Côrinhtô đã sử dụng đồ ăn là một trường hợp về tình dục. Thân thể thèm đồ ăn vì vậy chúng ta sẽ cho nó ăn; thậm chí làm thoả mãn nó với đủ thứ hương vị. Trong Đấng Christ, chúng ta không cần phải phục theo luật lệ về sự ăn uống nữa. Bất cứ món chi ngon, bạn có thể ăn được. Có lẽ họ nghĩ đến tình dục theo cùng một cách đó. Thân thể thèm khát tình dục, tại sao không chìu nó?
E. MỘT CÂU NÓI PHÊ PHÁN (câu 13b).
Phaolô trả lời cho câu hỏi ấy ở nửa phần sau của câu 13: “Nhưng thân thể chẳng phải vì sự dâm dục đâu, bèn là vì Chúa, và Chúa vì thân thể”. Người Hy lạp tin theo thuyết nhị nguyên [dualism]. Họ tin điều chi hiệp với thân thể là xấu, nhưng điều chi về thuộc linh đều là tốt cả. Họ lý luận rằng nếu thân thể không cứ cách nào đó là xấu, tại sao không cung ứng cho nó điều nó cần tỉ như đồ ăn hay tình dục. Đây là lý do tại sao Phaolô dạy họ: “Nhưng thân thể chẳng phải vì sự dâm dục [porneia] đâu, bèn là vì Chúa”. Đức Chúa Trời đã sắp xếp thân thể chúng ta cho tình dục nhưng không phải cho dâm dục. Thay vì thế, thân thể của chúng ta được dựng nên là vì Chúa. Mọi sự chúng ta làm trong thân thể là để làm vinh hiển cho Chúa. Khi chúng ta sử dụng thân thể mình theo ý muốn của Ngài, dù khi chúng ta sử dụng chúng theo cách tình dục, chúng ta đang tôn vinh hiển danh Ngài! Vì Đức Thánh Linh đang ngự trong chúng ta, Phaolô nói: “Chúa” hiện hữu là vì thân thể.
II. Dâm dục không tôn cao Đấng Christ (các câu 14-17).
A. ĐỨC CHÚA TRỜI MUỐN LINH HỒN VÀ THÂN THỂ CỦA CHÚNG TA (câu 14).
Hãy chú ý câu 14: “và Đức Chúa Trời là Đấng đã khiến Chúa sống lại, cũng sẽ lấy quyền phép mình khiến chúng ta sống lại nữa”. Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng Ngài không ở lại luôn trong mồ mả. Đức Chúa Cha đã dấy Ngài lên nơi vinh hiển thậm chí trên cả quyền lực của sự chết. Chúa Jêsus đã phó linh hồn Ngài trong tay của Đức Chúa Cha, nhưng Đức Chúa Cha cũng muốn thân thể của Chúa Jêsus nữa.
Giống như Chúa Jêsus đã được sống lại, Đức Chúa Trời cũng sẽ lấy quyền phép mình khiến chúng ta sống lại nữa. Linh hồn của chúng ta bước thẳng vào sự hiện diện của Chúa khi chúng ta qua đời nhưng Đức Chúa Trời cũng muốn thân thể của chúng ta nữa. Điều nầy đưa chúng ta vào lẽ đạo quan trọng nói tới sự sống lại sau cùng. Philíp 3.20-21 chép: “Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật”.
B. THÂN THỂ CỦA CHÚNG TA ĐƯỢC KẾT HIỆP VỚI ĐẤNG CHRIST (câu 15a).
Ở phần đầu của câu 15, Phaolô hỏi: “Anh em há chẳng biết thân thể mình là chi thể của Đấng Christ sao?” Ngay từ lúc bây giờ đây, toàn bộ bản ngã của bạn, gồm có thân thể nữa, đều thuộc về Đấng Christ. Kinh Thánh dạy rằng khi bạn được cứu, bạn đã chịu phép báptêm trong Đấng Christ” (Rôma 6.3; I Côrinhtô 12.13). Câu nầy không đề cập tới phép báptêm bằng nước, mà đề cập tới phép báptêm về mặt thuộc linh. Bạn đã trầm mình trong Đấng Christ, được kết hiệp với Ngài đời đời. Như câu 17 chép: “Còn ai kết hiệp với Chúa thì trở nên một tánh thiêng liêng cùng Ngài”. Chi thể không có ý nghĩa địa vị thuộc viên trong một nhà thờ hay trong một câu lạc bộ. Thay vì thế, nó đề cập tới tứ chi, tay chân. Mục đích của Phaolô là làm chi thể của Đấng Christ thật rất kinh khiếp thay, là hai bàn tay và hai bàn chân của Ngài, rồi sử dụng chúng mà phạm tội tà dâm.
C. KHI TÍN ĐỒ PHẠM TỘI TÀ DÂM ĐẤNG CHRIST ĐANG Ở VỚI HỌ (câu 15b).
Hãy suy nghĩ với tôi về điều nầy. Hãy suy nghĩ xem có bao nhiêu lần Chúa Jêsus xử lý với những người đờn bà tội lỗi. Bạn có nghĩ được trường hợp nào không? Ngài đã có một cuộc trò chuyện riêng với người đờn bà ở bên giếng Si-kha. Bà ta đã một tai tiếng gây xôn xao dư luận (Giăng 4). Còn về người đờn bà bị bắt quả tang đang phạm tội tà dâm, người ta đang sẵn sàng để ném đá bà ta? (Giăng 8). Có lần Ngài đi tự bữa ăn tối ở nhà của Simôn người Pharisi và một người đờn bà tội lỗi bước đến rồi rửa chơn Ngài bằng những giọt nước mắt của bà ta (Luca 7). Thực vậy, Chúa Jêsus được gọi làbạn của người thâu thuế và hạng tội nhân. Ngài đến với các bữa tiệc ở đó có nhiều gái điếm. Tuy nhiên, Chúa Jêsus luôn luôn gặp gỡ những phụ nữ nầy với tình yêu và sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Ngài chuyển họ từ tội lỗi đến ơn cứu rỗi. Giờ đây, hãy tưởng tượng Chúa Jêsus đang dính dáng trong sự dâm dục với những người đờn bà nầy xem. Đúng là một sự báng bổ, phạm thượng cho lý trí của chúng ta! Tuy nhiên, khi chúng ta những tín đồ dính dáng vào sự tà dâm, tình dục tiền hôn nhân, đồng tính luyến ái, hoặc bất cứ kiểu cách nào về sự dâm dục, chúng ta không để Đấng Christ ở nhà; chúng ta mang Ngài cùng vào phòng ngủ với chúng ta. Ngài không chờ đợi ở ngoài hành lang. Đây chính xác là những gì Phaolô muốn nói khi ông viết: “Vậy thì mình có nên lấy chi thể của Đấng Christ mà làm thành chi thể của điếm đĩ chăng?” Chắc chắn là không rồi.
D. KHI TÍN ĐỒ PHẠM TÀ DÂM, HỌ LÀM Ô UẾ MỐI QUAN HỆ MẬT THIẾT NHẤT TÌNH YÊU CỦA CON NGƯỜI (câu 16).
Phaolô đã mỉa mai hỏi trong câu 16: “Anh em há chẳng biết người nào kết hiệp với điếm đĩ, thì trở nên một xác với nó sao?” Họ không hiểu điều nầy. Thực vậy, hầu hết mọi người ngay hôm nay cũng chưa hiểu quan niệm ấy. Theo Kinh Thánh, giao hợp về tình dục còn hơn là thoả mãn mọi tư dục của xác thịt nữa. Nó còn có nhiều dính dáng về tình cảm và về thuộc linh. Nó có mối ràng buộc không thể hiểu thấu được. Nó là hình thức giao thông mật thiết và dễ tổn thương nhất giữa một người nam và một người nữ. Cả hai được ràng buộc với nhau làm một. Đấy là lý do tại sao tình dục chỉ dành cho những đôi hôn nhân sống với nhau lâu dài.
Phaolô trưng dẫn Sáng thế ký 2.24 khi ông viết: “Hai người sẽ đồng nên một thịt. Trong hôn nhân, Đức Chúa Trời lấy ra hai người và qua sự kết hợp mật thiết về tình dục, họ trở nên một thịt. Khi một người đàn ông có vợ phạm tội tà dâm, người ấy phá vỡ lời thề về một thịt. Sự thể ấy xảy ra khi ông ta mời người đàn bà khác vào trong chiếc giường hôn nhân của mình. Ông ta đã làm ô uế phần mật thiết nhất trong mối quan hệ với vợ mình. Tương tự thế, khi người đờn bà phạm tội tà dâm với người đàn ông đã có vợ, nàng đã bước vào giường của người đàn bà khác và làm ô uế mối hôn nhân của người kia. Trong Mathiơ 19, Chúa Jêsus dạy nguyên tắc một thịt và đấy là lý do tại sao Ngài cho phép ly dị và chỉ vì một lý do mà thôi, khi lời thề một thịt bị phá vỡ (Mathiơ 19.1-9).
Trong các bức thư viết cho Screwtape, C.S. Lewis viết: Mỗi lần người nam và người nữ bước vào một quan hệ về tình dục, một dây ràng buộc thuộc linh đã được thiết lập giữa họ, điều nầy phải được thưởng thức và kéo dài cho đến đời đời. Người nào tìm cách phạm tình dục ngoài hôn nhân, những tư dục riêng của người nầy đã thắng hơn. Người nầy đã mất tự chủ. Giacơ 1.14-16 chép: “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. Hỡi anh em yêu dấu, chớ tự dối mình”.
Sự thoả mãn bất hợp pháp về sự khao khát tình dục không thể không trả giá. Không một sự phạm tình dục nào với bất kỳ ai mà không trả giá đắt bằng máu, mồ hôi và nước mắt. Nếu có ai lượng được cái giá ấy, người ấy sẽ không bao giờ phạm tội tà dâm.
E. TÍN ĐỒ CẦN PHẢI HIỆP MỘT VỚI CHÚA CHỚ KHÔNG PHẢI VỚI TỘI LỖI (câu 17).
Câu 17 chép: “Còn ai kết hiệp với Chúa thì trở nên một tánh thiêng liêng cùng Ngài”. Khi bạn được cứu, bạn đã hiệp với Chúa rồi trở thành “một tánh thiêng liêng cùng Ngài”. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 14.20: “Nội ngày đó, các ngươi sẽ nhận biết rằng ta ở trong Cha ta; các ngươi ở trong ta, và ta ở trong các ngươi”.
Khi chúng ta trở nên một thịt với người khác về mặt tình dục, chúng ta cũng đem Đấng Christ vào trong mối quan hệ đó vì chúng ta đã thôi không làm một tánh thiêng liêng cùng Ngài”. Đấy là lý do tại sao Kinh Thánh nói trong II Côrinhtô 6.14: “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” Đấy là lý do tại sao chúng ta bàn với những người tin Chúa đừng nên cưới hay thậm chí hẹn hò với người không tin Chúa. Chúng ta đem Đấng Christ theo với chúng ta khi chúng ta phạm tội. Và mặc dù Đấng Christ không thể bị vấy bẩn bởi tội lỗi nào bất kỳ, danh tiếng Ngài đã bị nhuốm bẩn bởi sự kết hiệp kia.
III. Tà dâm làm cho thân thể thoái hoá đi (câu 18).
A. MỘT MẠNG LỊNH THEO KINH THÁNH (câu 18a).
Căn cứ theo những điều mà ông đã viết ra rồi, giờ đây Phaolô cung ứng cho chúng ta mạng lịnh: Hãy tránh sự dâm dục. Đây là mệnh lệnh cách theo thì hiện tại trong bản Hy lạp, câu nầy cũng được dịch là: “hãy bỏ xa sự dâm dục đi”.
Có lẽ minh hoạ hay nhất theo Kinh Thánh về câu nầy là từ đời sống của Giôsép khi ông bị cám dỗ bởi vợ của Phôtipha. Ông đã không bàn luận với bà ta khi bà ta mời ông vào giường. Khi bà ta túm lấy áo của ông, ông đã không cung ứng cho bà ta Con Đường La Mã Dẫn Đến Sự Cứu Rỗi hay Bốn Điều Luật Thuộc Linh, ông đã bỏ chạy. Thực vậy, khi bỏ chạy thì áo xống ông vẫn còn ở lại trong tay bà ta! Ông thà trần truồng bỏ chạy hơn là kết thúc trong một tình huống mà ông không thể kềm chế được.
Chúng ta không cần lịnh lạc phải bỏ chạy khi gặp rắn chuông, có phải không? Nếu chúng ta nghe báo có rắn, theo bản năng chúng ta phải chạy lui lại. Thật là kỳ cục, chúng ta thường dại dột không bỏ chạy khi có nguy hiểm sẽ cướp lấy mọi sự khỏi chúng ta. Một lần nữa Châm ngôn 7.22-23 nói tới kẻ đơn sơ hay khờ dại kia đi gặp người đàn bà tà dâm như con bò đến lò cạo“không biết rằng nó rập sự sống mình”.
B. MỘT SỰ HỢP LÝ THEO KINH THÁNH (câu 18b).
Phần thứ hai của câu 18 chép: “Mặc dầu người ta phạm tội gì, tội ấy còn là ngoài thân thể; nhưng kẻ buông mình vào sự dâm dục, thì phạm đến chính thân thể mình”. Chúng ta phạm nhiều tội ở ngoài thân thể. Chúng ta nói dối. Chúng ta lừa đảo. Chúng ta trộm cắp. Chúng ta ngồi lê đôi mách, v.v… Tuy nhiên, dâm dục một tội lỗi mà chúng ta đang phạm đến chính thân thể mình.
John MacArthur giải thích: Tôi tin ông đang nói rằng, mặc dù tội lỗi về tình dục chưa nhất thiết là tội nặng nhất, tội ấy đặc biệt là theo tánh tình đấy thôi. Nó dậy lên từ trong thân thể dựa theo sự thoả mãn cá nhân. Nó lèo lái chẳng khác gì cơn bốc đồng và khi phu phỉ rồi nó tác động vào thân thể không gốing như các tội khác. Nó có một phương thức hủy diệt từ bên trong đối với con người mà tội khác không có. Vì quan hệ mật thiết về tình dục là sự gắn bó sâu đậm nhất hai con người, sự lạm dụng nó làm đồi bại sâu sắc nhất nơi con người. Đây không phải là phần phân tích theo tâm lý, mà là một sự thực do Chúa tỏ ra. Dâm dục còn hủy diệt nhiều hơn cả rượu chè, hủy diệt mạnh hơn cả ma tuý, hủy diệt còn hơn tội ác nữa.
IV. Dâm dục làm ô uế đền thờ của Đức Chúa Trời (các câu 19-20).
Phaolô hỏi trong câu 19: “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao?” Theo cách mỉa mai, ông lấy làm lạ nếu không biết họ có hiểu lẽ đạo cơ bản cho rằng thân thể của chúng ta là đền thờ của Đức Thánh Linh hay không nữa!?!
Ở 3.16-17, vị Sứ đồ mô tả Hội Thánh là đền thờ của Đức Chúa Trời vì cớ sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, ở đây ông nói rõ ràng rằng thân thể của chúng ta cũng là đền thờ của Đức Chúa Trời vì Đức Thánh Linh đang ngự ở bên trong từng tín đồ .
Đền thờ là nơi Đức Chúa Trời ngự. Đền thờ là sự nhắc nhớ thấy được bằng mắt thường về sự hiện diện của Đức Chúa Trời giữa vòng dân Israel xưa. Phạm tội về tình dục là làm ô uế đền thờ của Đức Chúa Trời. Bạn sẽ làm như thế trên chính bàn thờ của Hội Thánh! Trong ánh mắt của Đức Chúa Trời, sự thể cũng y như vậy!
Câu 19 nói chúng ta không thuộc về mình. Câu 20 nói thêm: “Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời”. I Phierơ 1.18-19 chép chúng ta cần phải “biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít”. Vì cớ giá đã trả, chúng ta cần phải lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời vì chúng thuộc về Đức Chúa Trời.

Comments

BH-“Đời Sống Tình Dục Của Cơ-Đốc Nhân” – 1Côr.6:12-20 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *