HomePTLĐ PHÁT TRIỂN LÃNH ĐẠO HTPTLĐ.Phát Triển Đức TánhTHÁI ĐỘ TỨ DIỆN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Mục sư Nguyễn Duy Tân – (c) 2019

Nhập Đề:  1. Người lãnh đạo thường phải làm việc với nhiều hạng người khác nhau trong hội thánh vì thế có THÁI ĐỘ đúng đắn rất là cần thiết, vì một người lãnh đạo…   a. Dù có đủ mọi tài năng nhưng lại có những thái độ sai trật sẽ không làm vinh hiển Danh Chúa.    b. Có những thái độ đúng đắn giúp cho những cố gắng phục vụ Chúa của người đó được hiệu quả hơn, và những tiềm năng của người đó có cơ hội đạt đến mức tối đa.   c. Nhưng thái độ có phải là những bản tính bẩm sinh hay là những gì mình có thể học hỏi và đoạt lấy được qua kinh nghiệm? Tin mừng cho bạn: Bất cứ người nào dám quyết định áp dụng những điều học hỏi và bền chí thực hành đều có thể có được những thái độ tốt mà người lãnh đạo cần có.    2. Người lãnh đạo cần có những thái độ đúng đắn ít nhất trên 4 phương diện quan trọng:   a. Đối với Đức Chúa Trời    b. Đối với chính bản thân    c. Đối với anh em mình    d. Đối với chức vụ và công việc của mình trong hội thánh

I. Những thái độ đúng đắn đối với Đức Chúa Trời

A. Yêu Chúa.      1. Người lãnh đạo cần có thái độ yêu thương đúng đắn đối với Chúa. Không yêu Chúa không ai có đủ nghị lực để phục vụ, vì đôi khi công việc đòi hỏi rất nhiều năng lực của chúng ta, nhiều lúc cần sức chịu đựng lớn lao trước những thách thức dồn dập của hoàn cảnh, nhất là cần nhiều kiên nhẫn đối với những người không biết ơn mà còn hiểu lầm và cố ý (hay bị ma quỷ xử dụng) làm cho chúng ta đau lòng.  Minh họa: Khi thẩm vấn các giáo sĩ trẻ, người ta hỏi họ: tại sao bạn muốn đi đến nước nào đó để hầu việc Chúa? Thi nhiều người trả lời sai rằng: vì yêu thương dân tộc đó còn sống trong tối tăm, vì họ nghèo khổ, v.v. Những GS nhiều kinh nghiệm đều khuyên họ rằng, chỉ có tấm lòng yêu Chúa cao độ mới giúp họ đủ nghị lực và kiên nhẫn để phục vụ Chúa lâu dài nơi xứ lạ quê người, chấp nhận những gian khổ hoặc những trường hợp bị hiểu lầm hay bắt bớ mà thôi.       2. Chúa Jesus định nghĩa tình yêu đó trong Mat. 22:37 — “… Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là ĐCT ngươi.”  — Chúng ta có yêu Chúa hết lòng (tình cảm), hết linh hồn (cả con người) và hết ý (mind, lý trí) mình chăng?  Nếu không, chúng ta không thể lãnh đạo HT lâu dài, nhất là khi có những người làm cho ta đau lòng và chán nản.  Nên nhớ, “yêu mến Chúa” là một mệnh lệnh à chúng ta cần vận dụng ___ ____ (ý chí) để quyết tâm mà yêu Chúa.  Nếu không làm được, hãy đọc lại những Sách Phúc Âm để học theo gương Chúa, và hãy bền chí cầu xin Thánh Linh đổ đầy tinh yêu, ân điển và lòng trắc ẩn của Ngài vào lòng chúng ta.

B. Đức tin và sự trông cậy nơi ĐCT      1. Đức tin là sự biết chắc đã được những gì mắt mình chưa thấy – Hêb. 11:1 Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy. Nhờ đức tin mà chúng ta mới có những _____  _______ (khải tượng) thấy trước những gì chưa ai thấy, biết chắc rằng sẽ thực hiện được, nhờ đó mới có đủ lòng hăng hái lập kế hoạch, động viên được mọi người để họ được thêm đức tin, hăng say hợp tác làm việc và tiến tới mục đích với chúng ta.       2. Không có đức tin, chúng ta không thể nào làm vui lòng Đức Chúa Trời – Hêb 11:6 “Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.”  Mục đích người lãnh đạo trong Chúa là…      * tìm biết ý Chúa      * làm theo ý Chúa     * làm đẹp lòng Chúa     * làm vinh hiển Danh Chúa. Mọi công việc của người lãnh đạo đều có mục đích đó.  Nếu khải tượng (thuộc linh) là mục tiêu (thuộc thể), thì đức tin (thuộc linh) là động cơ (thuộc thể) giúp cho người lãnh đạo làm việc không mệt mỏi, kiên trì vượt qua những khó khăn, trở ngại cho đến khi thực hiện được mọi công tác, để dâng lên như của lễ làm đẹp lòng Chủ mình và Danh Chúa được khen ngợi.       — Nếu bạn chưa có đủ đức tin mạnh mẽ để sống đẹp lòng Chúa thì làm sao? Xem Rôm. 10:17 Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng.”  Hãy trở về với Lời Chúa, xem lại tấm gương hy sinh của Chúa, hiểu được mục đích của Chúa cho đời sống mình, nhớ lại ơn Chúa đã làm trong đời sống mình, v.v.… để có đức tin của bạn được mạnh mẽ hơn.

C. Lòng biết ơn Chúa.      1. Mỗi Cơ đốc nhân phải có “thái độ biết ơn” đối với Chúa – Người lãnh đạo cũng vậy, càng biết ơn Chúa thì mới sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đau đớn, nhục nhã,… vì Danh Chúa. Tôi có bí quyết để chịu đựng những gian khổ hay đau đớn khi mình đang trải qua: tôi luôn nghĩ đến những lằn đòn ác nghiệt và những mủi đinh khinh hoàng mà Chúa phải chịu vì tôi. Lúc đó mọi đau đớn và khổ cực dường như giảm bớt ngay. Côl. 3:17 — Mặc dầu anh em nói hãy làm, cũng phải nhân danh Đức Chúa Jêsus mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.” Êph. 5:20 – Hãy thường thường nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta.”       2. Đức Chúa Trời nổi giận đối với kẻ vong ơn Ngài. Rôm. 1:18-21 18 Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật. Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, 1:20 bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bản tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được, 1:21 vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm.”  —  Câu nầy không những dành cho người ngoại, nhưng nếu người lãnh đạo được Chúa dùng để hầu việc Ngài, mà lại có đời sống vong ơn, không nhận thấy sự chăm sóc của Chúa mỗi ngày trong đời sống, không thỏa lòng, không tin kính, không công bình (phạm tội), bắt hiếp lẽ thật (gian dối, bóp méo lẽ thật, nói thêm nói bớt, nói phân nửa sự thật…), sống như Chúa không hiện hữu trong đời sống mình, như người đui không nhìn thấy bàn tay của Chúa đang hành động… Thì người lãnh đạo đó chẳng những không làm đẹp lòng Chúa mà còn _______  ______ _______  _____  _______.  (làm cho Chúa đau lòng) Người đó không thể có ______  ______ ______ ______ (tinh thần hăng say) để phục vụ, thiếu ____ _____ (ơn tứ) vì Chúa chỉ thêm ơn cho người nhận biết ơn Chúa và tạ ơn Ngài.  Người đó sẽ luôn cảm thấy _____  _____, và dễ ______  ______ (mệt mỏi và dễ chán nản)  vì thường dùng sức riêng mà phục vụ (khi thiếu ơn thì người ta chỉ dùng sức riêng).  Khi chúng ta có thái độ biết ơn đối với Chúa, chúng ta giảm bớt được  _____  _____ ______ (lòng cay đắng) đối với Chúa và với nhau là điều thường phá hủy lòng hăng say phục vụ và tinh thần hiệp một trong hội thánh.  Khi chúng ta có thái độ đúng và liên hệ tốt với Đức Chúa Trời thì những mối liên hệ của chúng ta với những người khác cũng hoà thuận hơn (Châm. 16:7 – “Khi tánh hạnh của người nào đẹp lòng Đức Giê-hô-va, Thì Ngài cũng khiến các thù nghịch người ở hòa thuận với người.”).  Dù vậy, chúng ta cũng cần có … 

II. Thái độ đúng đắn đối với chính bản thân:

A. Thái độ hạ mình (khiêm nhượng).        1. Cần đánh giá con người của mình cách đúng mức (khiêm nhượng) là một điều rất quan trọng trong đời sống người lãnh đạo.Rôm. 12:3 – “Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người.”  Rôm. 12:16 – “Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau; đừng ước ao sự cao sang, nhưng phải ưa thích sự khiêm nhường. Chớ cho mình là khôn ngoan.”

Giăng 1:… “Có Ðấng quyền phép hơn ta đến sau ta; ta không đáng cúi xuống mở dây giày Ngài. Ta làm phép báp-tem cho các ngươi bằng nước; nhưng Ngài sẽ làm phép báp-tem cho các ngươi bằng Ðức Thánh-Linh.”

 

Giăng Báp Tít là người có tâm tình khiêm nhường. Ông biết rõ và chấp nhận vai trò hèn mọn của mình trong chương trình của Đức Chúa Trời.  Những người muốn trở thành người dọn đường cho Chúa Jesus và công việc của Phúc Âm của Ngài phải có những đặc tính của Giăng Báp Tít:

  • Nếu chúng ta có uy quyền như GB, thì đó là uy quyền ______ ______ (thuộc linh) do Chúa ban cho chứ không đến từ bằng cấp hay quyền hành của chức vụ.
  • Nếp sống thanh sạch và đơn sơ như GB là sự bảo đảm cho uy quyền thuộc linh giống như GB.
  • Tinh thần khiêm nhường và nhu mì là điều không thể ______ ______ (thiếu được) trong đời sống người dọn đường cho Chúa.
  • Tâm tính kiêu ngạo và tự tôn là hiểm họa, sẽ làm mất ___ ______ (uy quyền) thuộc linh trong chức vụ mình.

     2. Thái độ hạ mình bao gồm tinh thần sẵn sàng phục vụ, sẵn sàng làm những VIỆC NHỎ, và những việc “tầm thường”.Giăng 13:6-17Vậy, Ngài đến cùng Si-môn Phi-e-rơ, thì người thưa rằng: Chúa ôi, chính Chúa lại rửa chân cho tôi sao! (không lẽ Chúa làm một công việc tồi tệ như vậy?) 13:7 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hiện nay ngươi chẳng biết sự ta làm; nhưng về sau sẽ biết. 13:8 Phi-e-rơ thưa rằng: Chúa sẽ chẳng rửa chân tôi bao giờ! (tôi không để cho Chúa làm chuyện tréo cẳng ngổng đó đâu!) Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu ta không rửa cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta hết (nhờ thấy gương đó mà Phierơ mới có khả năng làm những gì Chúa làm). 13:9 Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chẳng những rửa chân mà thôi, lại cũng rửa tay và đầu nữa! 13:10 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ai đã tắm rồi, chỉ cần rửa chân, thì được sạch cả. Vả, các ngươi đã được tinh sạch, nhưng chưa được tinh sạch đều. 13:11 Vì Ngài đã biết ai sẽ phản Ngài; tại thế cho nên Ngài phán rằng: các ngươi chẳng phải hết thảy đều được tinh sạch. 13:12 Sau khi đã rửa chân cho môn đồ, Ngài mặc áo lại; đoạn ngồi vào bàn mà phán rằng: các ngươi có hiểu điều ta đã làm cho các ngươi chăng? 13:13 Các ngươi gọi ta bằng Thầy bằng Chúa; Các ngươi nói phải, vì ta thật vậy. 13:14 Vậy, nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau. 13:15 Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi CŨNG LÀM NHƯ TA đã làm cho các ngươi. 13:16 Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, đầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình, sứ giả cũng chẳng lớn hơn kẻ sai mình. 13:17 Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì CÓ PHƯỚC, miễn là các ngươi LÀM THEO.”  Lúc đó có thể các môn đồ không hiểu điều Chúa làm (C.7), nhưng khi ĐTL giáng trên họ thì họ đã hiểu được “ĐIỀU RĂN MỚI” nầy (C.34,35) và bắt đầu biết yêu thương nhau, phục vụ nhau, xem người khác như tôn trọng hơn mình, xem mình như đầy tớ của người khác… nhờ đó HT đầu tiên tại Giêrusalem mới phát triển cách nhanh chóng như chúng ta đã biết.       3. Chuyện lớn thì ai cũng muốn làm (dù rằngn không đủ khả năng), nhưng chuyện nhỏ mới là chuyện khó làm! “Hãy chỉ cho tôi một người không sẵn sàng làm những chuyện nhỏ rồi tôi sẽ chỉ cho bạn một người không đáng tin tưởng để làm những việc lớn” (“Show me a man who cannot bother to do little things and I’ll show you a man who cannot be trusted to do big things.”) ~ Lawrence D. BellMath 25:21 Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều (việc lớn); hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi.”       — Thách thức: Bạn có hạ mình đủ mức để phục vụ những anh chị em nhỏ bé nhất (già cả nhất, nghèo nhất, khuyết tật, …) và làm những việc tầm thường nhất trong hội thánh hay tổ chức của mình chăng?       — Thách thức: Bạn có sẵn sàng chừa bỏ bản tính kiêu ngạo của mình không? (Xem bài học số 3, lòng kiêu ngạo là “Nguyên Nhân Thất Bại của Người LĐ”)

B. Thái độ chịu học (chấp nhận sự dạy dỗ từ người khác).       1. Chịu học, chịu nghe lời khuyên dạy là thái độ của ______  ______ (người khôn) và người đó luôn được người khôn tiếp tục chỉ dạy. Châm 15:31,32Kẻ nào nghe lời quở trách của sự sống sẽ được ở giữa các người khôn ngoan. 15:32 Ai từ chối sự khuyên dạy khinh bỉ linh hồn mình. Nhưng ai nghe lời quở trách được sự thông sáng.”       2. Chịu học gồm có những gì:         a. Thích học hỏi (Các con tôi cả 2 đứa từ 15 tuổi là đã dành nhiều tiền mua đủ loại sách thần đạo về đọc và nghiên cứu để giúp bạn học bênh vực cho đức tin. Khi lên đại học thì gia nhập Ái Hữu Sinh viên Tin Lành để huấn luyện các trưởng nhóm học KT. Hiện tại cả hai đều là người hầu việc Chúa với sự hiểu biết Lời Chúa thật sâu nhiệm).          b. Ao ước được trưởng thành hơn mỗi ngày để sớm được giống Đấng Christ. Cần liên tục học hỏi Lời Chúa.         c. Có khà năng chấp nhận những lời sửa dạy, dùng những LỜI KHUYÊN và CHỈ TRÍCH để xét lại chính mình. Lúc nào cũng tự hỏi: có thể hoàn cảnh nầy là những BÀI HỌC mà mình chưa học chăng? Có thể Chúa đang dùng cơ hội nầy để giúp mình trưởng thành hơn, tiến bộ hơn chăng? Có thể Chúa đang dùng người có thẩm quyền trên mình, hay người cấp dưới, người trẻ tuổi hơn, hay người đang thù ghét mình để DẠY DỖ mình chăng?       3. Dù đã lớn tuổi cũng cần tiếp tục có thái độ chịu học: Một MS Giáo Hạt Trưởng của HT C&MA ở Mỹ nói: “Tôi nhận thấy các mục sư Việt Nam có cái sai lầm lớn là sau khi được tấn phong là họ không còn chịu đọc sách nữa!” Mục sư Elton Trueblood nói: “Học thức là điều quá tốt nên không thể chỉ giới hạn cho người trẻ” (“Education is too good to limit to the young.”)       — Câu hỏi thách thức: Bạn chịu học đến mức độ nào, khi suy gẩm Lời Chúa? Có suy gẩm những lời làm cho chúng ta khó chịu? Có bỏ qua sách nào mình không thích, VD như là Khải Huyền, vì nó khó hiểu? Chúng ta làm gì khi được ĐTL nhắc nhở? Sẵn sàng vâng theo Lời Chúa, chừa bỏ điều sai để thay đổi?      — Câu hỏi thách thức: Bạn phản ứng thế nào khi có người phát biểu 1 ý kiến xây dựng, hay nói lên một sự thật cách sỗ sàng? Bạn đọc mấy cuốn sách mỗi năm?

C. Thái độ thành thật với chính mình trước những lầm lỗi của mình.       1. Có tinh thần sẵn sàng _____ _____ (nhận lỗi), là chấp nhận cái sai của mình – Gia. 5:16Vậy, hãy xưng tội cùng nhau, và cầu nguyện cho nhau, hầu cho anh em được lành bịnh: người công bình lấy lòng sốt sắng cầu nguyện, thật có linh nghiệm nhiều.”       2. Không tự _____ _____ (bào chữa) hay đổ lỗi cho người khác.  Người làm như thế không bao giờ học được điều chi từ lỗi lầm của mình. Đây là một điều dễ xảy ra mà chính mình không hay biết.         3. Quyết tâm _____ _____ (chừa bỏ) và không tái phạm những lầm lỗi.       — Nếu người lãnh đạo biết làm gương trong tinh thần NHẬN LỖI, thì mọi người trong hội thánh học được tinh thần hạ mình, xưng tội, không lên án nhau, và biết học hỏi từ chính lầm lỗi của mình. Muốn làm điều đó thì cần sẵn sàng bỏ qua lề thói văn hóa sai lầm và vâng theo Lời Chúa. Văn hóa: cha mẹ không xin lỗi con mình, người lớn tuổi không xin lỗi người trẻ tuổi, giám đốc không xin lỗi nhân viên làm việc dưới mình, v.v.     —  Lúc nào cũng tự bào chữa và tìm cách đổ lỗi cho người khác có phải là hình ảnh của chính bạn không?                                                                                                                                       D. Thái độ chấp nhận bản thân. Đó là…       1. Chấp nhận rằng sắc diện, gia tộc, khả năng, môi trường mình lớn lên, những kinh nghiệm đau thương… đều nằm trong ______ ______ (chương trình)  của Đức Chúa Trời cho đời sống mình.  Tức tin rằng dù mình có như thế nào thì Chúa vẫn yêu quý mình, tin rằng Ngài có đủ quyền năng và ân điển để giúp mình trưởng thành với đầy đủ tiềm năng để phát triển những đức tánh tốt đẹp hơn mỗi ngày hầu có thể sử dụng đời sống mình mang đến vinh hiển cho Chúa.         2. Không so sánh mình với người khác, nhưng cần so sánh mình hôm nay với chính mình hồi năm rồi để xem mình có được tăng trưởng hơn không, khả năng của mình có đạt đến mức độ tối ưu (optimum) của những ______ ______ (tiềm năng) mà Chúa đã ban cho mình hay chưa. Không phải ai cố gắng cũng sẽ được trở thành bất cứ người tài giỏi nào mà mình mong muốn được như họ! Mình chỉ có thể đạt đến mức tốt nhất mà Chúa đã định sẵn cho mình mà thôi. Dù đã 65 tuổi, vẫn còn cố gắng phát triển khả năng. Những thái độ hạ mình, chịu học hỏi, thành thật với chính mình, và chấp nhận chính mình chuẩn bị chúng ta để sẵn sàng cho Chúa dùng.  Những thái độ đó rất quan trọng cho những mối liên hệ giữa chúng ta và anh em chúng ta trong hội thánh.  Thách thức: Bạn có chấp nhận chính mình và biết ơn Chúa về điều đó không?

III. Những thái độ đúng đắn đối với anh em trong Chúa:

A. Thái độ yêu thương anh em.      1. Chúa GX dạy chúng ta về lẽ cần của tình yêu thương anh em (chú ý: đây cũng là một mệnh lệnh, tức là chúng ta có thể dùng ý chí quyết định tập lấy thái độ đó).  Thái độ đó vô cùng quan trọng vì có ảnh hưởng đến sự ____ ____ (cứu rỗi) của những người chưa biết Chúa – Giăng 13: 34-35Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi PHẢI yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng HÃY yêu nhau THỂ ẤY. 13:35 Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta.”  Chúng ta phải yêu nhau “THỂ ẤY” tức là giống như Chúa yêu chúng ta. Chúng ta không thể yêu anh em mình “như Chúa” bằng tình yêu tự nhiên, nhưng bằng ý chí, cho đến khi tình yêu của Chúa trở thành tự nhiên trong chúng ta (Nhớ bí quyết: thực hành nhiều lần trở thành thói quen, thói quen nhiều ngày trở thành bản tánh).         2. Chúng ta có thể (có tiềm năng) yêu thương nhau cách hết lòng vì đã được tái sinh “Bởi Lời hằng sống và bền vững của ĐCT”, không còn là 1 người sinh ra bởi cha mẹ yếu đuối nữa è Đừng diện cớ “lòng tôi thì muốn lắm, nhưng xác thịt thì yếu đuối…”Con cái Chúa chẳng những yêu người yêu mình, mà còn phải yêu kẻ thù nữa kia!Minh họa: Bà Corrie Ten boom – đã tha thứ cho tên sĩ quan người Đức đã hành hạ bà và nhiều bà con của bà tại trại giam người Dothái. Bà nói bà làm được nhờ lấy ý chí đưa tay ra nắm lấy bàn tay kẻ thù sau nhiều năm gặp lại và có lời xin lỗi bà. Ngay lúc bà vâng lời Chúa tha thứ và đưa tay ra bắt lấy tay kẻ thù, bà liền cảm nhận được tình thương láng lai của Chúa tuôn tràn qua con người của bà, và bà đã thoát được gánh nặng thù hận.  1 Phie 1:22-23Anh em đã vâng theo lẽ thật làm sạch lòng mình, đặng có lòng yêu thương anh em cách thật thà, nên hãy yêu nhau sốt sắng hết lòng; 1:23 anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời.”

B. Thái độ hợp tác với anh em mình.      1. Thái độ hợp tác đòi hỏi mỗi người có lòng quyết tâm làm việc chung (team work), làm việc với nhau, hổ trợ nhau như Chúa đã có ý định cho Hội Thánh Ngài – 1 Côr. 12:20,21vậy, có nhiều chi thể, song chỉ có một thân. 12:21 Mắt không được nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần đến mầy; đầu cũng chẳng được nói với chơn rằng: Ta chẳng cần đến bay.”       2. Danh ngôn: “Một việc đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của một người đó là khi người ấy ý thức rằng có nhiều người khác sẽ được kêu gọi đến để giúp cho người đó hoàn thành một công việc tốt hơn là nếu người đó chỉ làm một mình.” (“It marks a big step in a man’s development when he comes to realize that other men can be called on to help him do a better job than he can do alone.”) ~ Andrew Carnegie       — Dĩ nhiên, “10 cái đầu làm việc hữu hiệu hơn 1 cái” (thành ngữ Mỹ). Nơi nào có sự hợp tác làm việc, thì cách làm việc sẽ hay hơn, có nhiều sáng kiến hơn, và kết quả sẽ tốt đẹp hơn là mạnh ai nấy làm cách riêng rẽ.      — Bạn thích làm việc riêng rẽ hay thích điều động nhiều người làm việc với mình?

C. Thái độ “biết ơn” (appreciate) đối với người có công khó Có một con cái Chúa ở VN gần đây kể lại rằng một sáng Chúa nhật kia khi đến nhà thờ anh giao xe cho người giữ xe và nói cám ơn. Sau giờ nhóm anh đến lấy xe và nói cám ơn. Người giữ xe cho anh tín đồ nầy biết là suốt ngày chỉ có một mình anh nầy nói lời cám ơn với ông ta! Thật là một thiếu xót quá lớn trong văn hóa Việt nam ngày nay. Tệ hơn nữa, con dân Chúa mà không có thái độ đúng đắn để làm gương cho xã hội ! Các tôi tớ Chúa cần phải khích lệ con dân Chúa điều nầy. Nếu chúng ta không có thái độ biết ơn với người giúp đỡ mình thì cũng sẽ không biết ơn đối với Chúa, và hậu quả là Ngài ngưng làm ơn hay ban phước cho kẻ có thái độ vong ơn đối với Ngài! Và cũng không ban phước cho một hội thánh có những người như vậy! Trong văn hóa người Việt không có một động từ nào tương tự với chữ “appreciate”.  Có thể là một thiếu sót về tinh thần “appreciation” nầy trong phong tục chúng ta? Trong tự điển có chữ “cảm kích”, nhưng đó cũng là một Hán từ, với ý nghĩa “cảm động và tinh thần được khích lệ bởi một cử chỉ, một hành động tốt đẹp của người khác.”   Trong Google Translate chữ “appreciate” chỉ có những nghĩa sau đây trong Việt ngữ: biết rõ, cải quá, đánh giá, định giá, lên giá, trở nên tốt, và ưa thích.

Trong tiếng Anh thì Google định nghĩa là “recognize the full worth of a person” = “Nhìn nhận giá trị trọn vẹn của một người.” Với những chữ đồng nghĩa là: đánh giá, trân quý, ngưỡng mộ, tôn trọng, coi trọng, đánh giá cao, nghĩ nhiều về…

Ngày nay, các công ty bên ngoài đã làm gương cho chúng ta. Hãy học theo họ để anh em trong hội thánh làm việc với nhau tốt hơn. Hãy xem hãng xe GRAB muốn chúng ta đánh giá các tài xế của họ. “Cảm kích” theo văn hóa Âu-Mỹ, từ truyền thống Cơ-đốc, nói đến một thái độ biết ơn, lòng quý trọng hay trân quý, một sự cảm nhận cái gì đó quý giá, một sự đánh giá đúng mức, kèm theo một sự thông cảm sâu xa về công khó, lòng tốt, hay lòng hy sinh mà một người bạn đã dành cho mình.  Lòng cảm kích thường được kèm theo bằng những lời ghi nhận công khó, cám ơn nhiệt thành, lời tuyên dương trước mặt mọi người về sự hy sinh của người bạn, đôi khi kèm theo những hành động khác như đối xử tử tế lại, đãi ăn, tặng quà, đền ơn, bằng ghi công, bản tên vinh dự, v.v.

Câu hỏi: Khi người lãnh đạo tuyên dương công khó của một người trước mặt HT, thì người đó có bị mất phần thưởng tốt hơn mà Chúa dành cho họ không?  Không: Chỉ khi nào chính đương sự làm việc gì với mục đích để được mọi người khen ngợi hay phần thưởng thì mới mất phần thưởng của Chúa mà thôi.

Math. 6:1 Hãy giữ, đừng làm sự công bình mình trước mặt người ta, cho họ đều thấy. Bằng không, thì các ngươi chẳng được phần thưởng gì của Cha các ngươi ở trên trời.”

Vì vậy, chúng ta đừng ngần ngại bày tỏ lòng “cảm kích” về những gì người khác đã và đang làm cho mình, miễn rằng phải nói ra cách thành thật không màu mè. 1 Côr. 16:15-18 – Hỡi anh em, còn một lời dặn nữa: anh em biết rằng nhà Sê-pha-na là trái đầu mùa của xứ A-chai, và biết rằng nhà ấy hết lòng hầu việc các thánh đồ. 16:16 Vậy, hãy kính phục những người thể ấy, và kính phục cả mọi người cùng làm việc, cùng khó nhọc với chúng ta. 16:17 Sê-pha-na, Phốt-tu-na và A-chai-cơ đến đây, tôi lấy làm vui mừng lắm; các người ấy đã bù lại sự anh em thiếu thốn, 16:18 vì các người ấy đã làm cho yên lặng tâm thần của tôi và của anh em. Hãy biết quí trọng những người dường ấy.” 1 Têsa. 5:12,13 – Hỡi anh em, xin anh em kính trọng kẻ có công khó trong vòng anh em, là kẻ tuân theo Chúa mà chỉ dẫn và dạy bảo anh em. 5:13 Hãy lấy lòng rất yêu thương đối với họ vì cớ công việc họ làm. Hãy ở cho hòa thuận với nhau.” Lòng cảm kích thật sự cũng phải đưa đến sự chừa bỏ những hành động tiêu cực như lời chỉ trích có ý làm hại, những lời nói xấu với ý hạ thấp phẩm giá của người khác, những thái độ gây chia rẽ, v.v.  Ngược lại, phải nói lên những lời khích lệ, làm vui lòng, ghi công, nhớ ơn, nhìn nhận những công việc lợi ích mà người nào đó đã làm bằng cách nói thẳng với người đó hoặc nói tốt về người đó trước mặt mọi người. Tại sao người ta không muốn bày tỏ hay nói lời cảm kích? Vì sợ người khác nghĩ rằng mình không giỏi bằng người mình khen, người được khen sẽ lên mình, sẽ lấn lướt mình, v.v. Tôi thường nghe những mục sư quản nhiệm người Mỹ thành thật khen đáo để trước mặt HT về bài giảng của người mục sư phụ tá mà ông được nghe.        — Thật sự, lời cảm kích mang đến nhiều lợi ích hơn: Nói ra lời cảm kích không khác nào bôm dầu vào những bánh xe của những bộ máy… Những lời đó giúp cho mọi người cảm thấy công việc họ nhẹ nhàng hơn, làm việc hăng hái và hiệu quả hơn!

D. Thái độ vâng phục nhau.      1. Chúng ta phải vâng phục nhau (hàng ngang). Bí quyết để làm được là vì ______ ___  ______  ______ — Êph. 5:21 – “Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau.”  Nhiều người vì lớn tuổi hơn nên thiếu sự tôn trọng hay không phục những người đồng công trẻ hơn dù họ có nhiều khả năng và hiểu biết hơn.  Người đó quên rằng chính Đấng Christ đã đặt để họ trong môi trường đó, đã cho phép việc đó an bài như vậy.  Đừng để cho phong tục và lề thói của thế gian cai trị lòng và thái độ của chúng ta, nhưng hãy chấp nhận ý Chúa, vì kính sợ Ngài mà vâng phục nhau, tôn trọng nhau trong tinh thần vui vẽ và hòa thuận.       2. Và chúng ta cũng phải vâng phục những người có trách nhiệm lãnh đạo trên chúng ta (hàng dọc) (Ví dụ: đối với giáo viên TCN là vâng phục Mục sư Quản nhiệm, đối với Mục sư QN là vâng phục Mục sư Giáo hạt Trưởng, Mục sư Hội trưởng, v.v.) Thẩm quyền của họ đã được ______  ______  ______ (Chúa giao cho). Hãy vâng lời các lãnh đạo của mình dù có thể họ trẻ tuổi hơn, hoặc thiếu kinh nghiệm hơn.  Chúng ta có thể đóng góp ý kiến nếu cần, nhưng phải luôn bày tỏ thái độ tôn trọng và vâng phục họ. Hêb. 13:17Hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy, bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em.”       — Người Mỹ có câu: “Too many chiefs, not enough Indians” (“Có quá nhiều người muốn làm tù trưởng, ít ai muốn làm thường dân”), đó là nan đề thường xảy ra trong nhiều tổ chức, nhất là trong những hội đoàn người Việt khắp thế giới. Ai cũng muốn làm tướng; không ai muốn làm lính. Truyền đạo trẻ muốn làm quản nhiệm; không muốn làm phụ tá! Nhiều Hội Thánh người Việt khắp thế giới đang khó được phát triển vì thiếu tinh thần vâng phục và tôn trọng nhau.

E. Thái độ hòa nhã, luôn “tìm kiếm hòa bình”.      1. Hoà bình giữa anh chị em trong HT là điều mà người lãnh đạo cần tìm kiếm và làm gương cho anh em mình. Vì thiếu tinh thần đó mà người ta thường thấy những cuộc tranh cãi và gây gổ ồn ào trong những buổi bàn luận của những lãnh đạo, hoặc đôi khi có sự cãi cọ om sòm ngay tại nhà thờ. Rôm. 14:19 – Vậy chúng ta hãy tìm cách làm nên hòa thuận và làm gương sáng cho nhau.       2. Tìm kiếm hòa bình là thái độ “xứng đáng với chức phận mà Chúa đã kêu gọi”Êph. 4:1-3 – Vậy, tôi là kẻ tù trong Chúa, khuyên anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi anh em, 4:2 phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn nhục, lấy lòng thương yêu mà chìu nhau, 4:3 dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh.”  Chúa kêu gọi chúng ta để làm những chứng nhân về tinh thần yêu thương nhau chớ không phải để làm gương xấu về tinh thần gây gổ xung đột là tinh thần đến từ ma quỷ. Nhiều lãnh đạo hội thánh còn mang tiếng xấu trong cộng đồng người ngoại về thái độ không tốt của họ.  — Chuyện vui: Các HT của người Hàn Quốc chắc cũng có tinh thần hay gây gỗ ồn ào trong nhà thờ, nên họ có câu chuyện vui kể lại như sau.  Ngày kia có mấy người Hàn Quốc đang ăn trong một quán ăn Đại Hàn. Không biết họ nói chuyện gì đó nhưng một lát sau thì bắt đầu cãi nhau ồn ào. Chủ quán ăn cũng là người Hàn quốc bực quá đến hỏi họ: “Bộ mấy anh tưởng ở đây là nhà thờ sao mà cãi nhau ồn ào như vậy?” J — “Con cái thật của Chúa lúc nào cũng phải là người dám mang hòa bình đến những người đang xung đột, mang hiệp một đến những chỗ đang chia rẽ, mang vui vẻ đến những kẻ hay phàn nàn, mang bình an đến những nơi đầy căng thẳng.” – Math 5:9; Gia cơ 3:17-18.

F. Tinh thần hiếu khách.      1. Cơ-đốc-nhân phải là những người có lòng hiếu khách, tiếp đãi những tôi tớ Chúa từ xa đến thăm HT.  Đời xưa rất ít có nhà trọ, khách sạn, và những nơi đó thường mang nhiều tiếng xấu.  Nên việc tiếp khách rất hữu ích và quan trọng cho công việc Nhà Chúa.  Ngày nay tinh thần nầy được bày tỏ nhiều hơn trong việc mời HT đến nhóm họp trong nhà mình, mở của nhà mình khi hội thánh cần mở nhiều nhóm nhỏ để học Lời Chúa. Rôm. 12:13 – “Hãy cung cấp sự cần dùng cho các thánh đồ; hãy ân cần tiếp khách”       2. Tinh thần hiếu khách bao gồm anh chị em trong Chúa và kẻ xa lạ. – Hêb. 13:2Chớ quên sự tiếp khách; có khi kẻ làm điều đó, đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết.” (Người lạ)1 Phie 4:9Người nầy người khác phải tiếp đãi nhau, chớ có cằn rằn.”       — Một yếu tố quan trọng khiến cho HT của thế kỷ thứ Nhất phát triển nhanh chóng là tinh thần hiếu khách rộng rãi của những tín hữu.  3 Giăng c. 5-8 – Hỡi kẻ rất yêu dấu, anh ăn ở trung tín trong mọi điều làm cho các anh em, và cũng cho các anh em ở trọ nữa. 1:6 Các anh em đã làm chứng về sự nhơn từ của anh ở trước mặt Hội thánh. Anh sẽ giúp đỡ sự đi đường cho các anh em một cách xứng đáng với Đức Chúa Trời thì tốt lắm. 1:7 Ấy vì danh Đức Chúa Jêsus Christ mà các anh em ra đi, và không nhận lãnh vật chi của người ngoại hết. 1:8 Chúng ta cũng nên tiếp đãi những người thể ấy, hầu cho chúng ta với họ đồng làm việc cho lẽ thật.”

G. Thái độ ấm áp, thân thiện, Cởi mở.      1. Chúng ta thấy thái độ nầy của con cái Chúa tại HT ở thành Giêrusalem – Công vụ 2:44-47.       2. Và tiếp tục lan đến HT ở Ăn-ti-ốt — Công vụ 11:27-30

H. Thái độ nhân từ, hiền lành.      1. TĐ nầy rất cần khi đối xử với những người yếu đuối trên phương diện thuộc linh – Galati 6:1 —      2. TĐ nầy cũng cần thiết đối với những người chống đối chúng ta – 2 Tim. 2:24-26 

I. Thái độ vị tha, chịu đựng, kiên nhẩn, và nín chịu mọi sự.      1. Tất cả những TĐ đó có liên hệ chặc chẻ với nhau, và rất quan trọng – Êph. 4:2,32 –      2. Những thái độ đó giúp cho chúng ta dễ vượt qua những chướng ngại vật và những hàng rào ngăn cản mà ma quỷ đặt trên con đường hầu việc Chúa của chúng ta, với ý định phá hại HT Chúa.

IV. Thái Độ Đối Với Công Việc Của Chúng Ta.

A. Thái độ biết ơn Chúa là Đấng ban cho mình đặc ân dự phần vào một công tác hay được nhiệm vụ nào đó.      1. Gương của Phao lô – 1 Tim. 1:12, 1 Côr. 15:9,10.      2. Thách thức: Chúng ta có biết ơn Chúa và vui mừng vì đã được Ngài ban cho vinh dự được phục vụ trong Vương quốc của Chúa, là Vua của muôn vua không?

B. Thái độ siêng năng (diligence), hết sức mà làm (energetic).      1. Giống như những người phục vụ với Nêhêmi, chúng ta cần có một tinh thần “chuyên thành làm công việc” như họ – Nêh. 4:6Vậy, chúng tôi xây cất vách thành lại, và toàn vách thành đều dính liền nhau và lên đến phân nửa bề cao; vì dân sự chuyên thành làm công việc.” (“they have a mind to work”, có một tinh thần “quyết tâm làm việc” BDM).      2. Khi phục vụ loài người (chủ) mà Chúa còn muốn chúng ta phải hết lòng mà làm như làm cho Chúa; huống chi khi làm cho Chúa, chúng ta còn cần phải làm việc hăng say hơn là làm cho chủ đời nầy.  Nhiều con cái Chúa thì ngược lại, phục vụ chủ thì hết lòng, phục vụ Chúa thì làm cách chiếu lệ. – Côl. 3:23Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta.”  Dù rằng Mục sư muốn chúng ta làm việc nào đó, nhưng phải nhớ làm như làm cho Chúa chớ không phải để Mục sư mình vui lòng.      3. Người làm việc cách buông xuôi cũng nguy hiểm không thua gì người phá hoại công việc. – Châm. 18:9 – “Kẻ thả trôi trong công việc mình, Cũng là anh em của kẻ phá hại.”

C. Thái độ chủ động (initiative).      1. Đó là thái độ sẳn lòng (hết lòng) làm một việc gì mà không cần ai thúc hối.      2. Chúng ta không nên để cho người khác phải nhắc nhở mãi về những trách nhiệm của chúng ta.   1 Tim. 4:14, 2 Tim 1:6 –      3. Khi chúng ta thấy điều gì cần làm, đừng chỉ trích ai, hãy tự dấn thân làm điều cần làm, hoặc khích lệ người khác phụ giúp để làm.  Dĩ nhiên, nên tránh giẫm chân lên công việc hay trách nhiệm của người khác.

D. Thái độ tích cực (positiveness) .      1. Đó là thái độ làm việc mà không phàn nàn, không cằn nhằn. Phil. 2:14 –       2. Những người có tánh hay phàn nàn, hay suy nghĩ tiêu cực là những người luôn cản trở công việc của HT.

E. Thái độ kiên trì trong công việc (persistence).      1. Chúng ta cần có thái độ của Đấng Christ, chẳng những làm công việc, nhưng cũng làm xong công việc.  – Giăng 4:34 –       2. Công việc Chúa cần những người “chạy giỏi” cũng như những người “chạy xong” như Phao lô – Hêb. 6:12 —      3. Chỉ có những người chạy xong mới có thể nói như Phaolô: – 2 Tim. 4:7 – Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin.

Kết luận  Trong ngành thương mãi, địa điểm là điều quan trọng nhất cho thành công. Trong công việc Chúa, thái độ của con cái Chúa và của những lãnh đạo HT là điều quan trọng vô cùng.  Nhưng thái độ thì có nhiều khía cạnh, nên rất khó cho mỗi con cái Chúa trở thành những tín hữu hoàn hảo.  Nhưng người lãnh đạo thi bắt buộc phải có đủ những thái độ hay tư cách cần có thì mới phục vụ Chúa cách hữu hiệu. Người lãnh đạo mà thiếu những thái độ cần có thì sẽ rất mệt mỏi trong chức vụ, vì sẽ làm việc không hữu hiệu như người tiều phu dùng lưỡi rìu lụt.  Truyền đạo 10:10 – “Cái rìu lụt mà không mài lưỡi nó lại, ắt phải rán sức còng nhiều; nhưng sự khôn ngoan có ích đặng dẫn dắt.” Nhưng người khôn thì mài dũa mỗi ngày để những thái độ của mình sắc bén hơn qua sự học hỏi và áp dụng những thái độ đó, cho đến khi những thái độ đó trở thành bản chất thứ nhì (second nature) của mình (quen thuộc như bản chất tự nhiên mà có, không cố gắng, không gượng gạo, không giả tạo). VD: Những cữ chỉ, diện mạo và thái độ của người có võ nghệ cao trở thành tự nhiên đối với họ. Tướng đi của những cô người mẫu cũng vậy, khác với người khác nhưng đã trở thành tự nhiên đối với họ. Có nhiều bệnh nhân sau khi biết tôi cũng là mục sư thì nói: “Hèn chi, ngay từ đầu tôi biết Bác sĩ không phải chỉ là bác sĩ, mà là có cái gì đó hơn nữa, nên tôi không ngạc nhiên khi nghe người ta nói BS cũng là Mục sư!”  Nếu có đủ những thái độ được nói đến trong bài học nầy chắc chắn người lãnh đạo trở thành hữu dụng cho chương trình của Đức Chúa Trời sẵn sàng để được Chúa sử dụng trong nhiều công việc mà Ngài đang cần. – Tim. 2:21 “Vậy, ai giữ mình cho khỏi những điều ô uế đó, thì SẼ NHƯ cái bình quí trọng, làm của thánh, có ích cho chủ mình và sẵn sàng cho mọi việc lành.”  (Sẽ NHƯ = “giống như” đã trở thành bình quý trọng, dù thật sự là bình tầm thường). Chúng ta có sẵn sàng phát triển những thái độ tốt đẹp đó để chuẩn bị chính mình cho những công tác tốt lành mà Đức Chúa Trời đã dành sẵn, và đang chờ đợi chúng ta có đủ trình độ và phẩm hạnh để giao cho chúng ta chăng?

.


Comments

THÁI ĐỘ TỨ DIỆN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *