HomeGDĐT GÂY DỰNG ĐỨC TINGDĐT.Bài Viết NgắnLoạt Bài: “Các Khuôn Mặt Xoay Quanh Chiếc Máng Cỏ”
Bài #1 – “Từ Êđen đến Bếtlêhem”
(Loạt bài “Các Khuôn Mặt Xoay Quanh Chiếc Máng Cỏ”)
nativity
Lễ Giáng Sinh không khởi sự từ thành Bếtlêhem đâu. Sở dĩ như thế là khi việc ấy đã thành ra sự thật, nhưng Lễ Giáng Sinh đã khởi sự từ lâu trước khi Chúa Jêsus ra đời.
Năm nay chúng ta sẽ nắm lấy một chuyến hành trình từ trời xuống đất, khởi sự với tai vạ trong thiên đàng rồi kết thúc với những tin tức tốt lành từ chiếc máng cỏ.
Trong mùa Giáng Sinh, Cơ đốc nhân mọi lai lịch và các hệ phái, từ từng chi tộc và từng ngôn ngữ, trẻ và già, nam và nữ, giàu và nghèo, đều cùng nhau bước đi trên chuyến hành trính nầy.
Năm nay chúng ta sẽ khởi sự trong vườn Êđen vì đấy là chỗ mà câu chuyện của Kinh Thánh bắt đầu. Mỗi ngày chúng ta sẽ gặp một trong “các khuôn mặt xoay quanh chiếc máng cỏ”. Tôi sử dụng thuật ngữ ấy với một ý nghĩa thông thoáng. Rõ ràng, Êva không có mặt ở đó tại thành Bếtlêhem và Balaam cũng không có mặt (một nhân vật kỳ cục, dám chắc như thế) hay Raháp (quá khứ của người phụ nữ nầy không bao giờ bị quên đi trong Kinh Thánh). Nhưng theo một ý nghĩa sâu sắc, Êva và Raháp đã có mặt ở đó vì họ có mặt trong cây gia đình của Chúa Jêsus. Balaam đã có mặt ở đó vì ông nói tiên tri về sự đến của Đấng Christ.
Trong mọi phương thức nghiên cứu Kinh Thánh, tôi thấy chẳng có phương thức nào khích lệ như thế khi nhìn vào các nhân vật trong Kinh Thánh. Nếu bạn nhìn đủ lâu, bạn phác hiện ra thậm chí người tốt nhứt và kẻ tồi tệ nhất giống như chúng ta đây, và chúng ta cũng giống như họ.
Hãy sửa soạn để nhận lấy sự khích lệ và bị thách thức khi bạn bắt lấy chuyến hành trình từ trời xuống đất nầy. Đến buổi sáng lễ Giáng Sinh, chúng ta sẽ có mặt tại thành Bếtlêhem kỷ niệm sự ra đời của Chúa chúng ta.
Một chú thích khác. Mỗi ngày tôi sẽ gắn vào “mục âm nhạc” với đường dẫn vào video trên YouTube nhiều bài hát Giáng Sinh. Tôi hy vọng bạn sẽ có vài phút xem những phim ảnh vì âm nhạc thêm lên phần tin kính cho các sứ điệp đã được viết ra.
Cảm ơn vì đã hiệp cùng chúng tôi. Giờ đây chúng ta hãy lần ngược lại một vùng đất xa xôi, ở đó tai hoạ đã huỷ phá một nơi phước hạnh có tên là Êđen. Từ mọi sự đổ vỡ của tội lỗi đầu tiên, mà ra lời hứa đầu tiên dẫn đến Chúa Jêsus.
Hãy điều chỉnh âm thanh đi. Những tin tức tốt lành đang trên đường đến.
#2 “Êva: Lời Hứa Thứ Nhứt”
“Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau” (Sáng thế ký 3:15).
Con đường từ Vườn Êđen đến thành Bếtlêhem là con đường rất dài. Êva đã trả một giá rất đắt cho phần của nàng với tội lỗi đầu tiên. Sau khi con rắn lừa dối nàng, nàng đã ăn trái cấm và đưa cho Ađam chồng nàng cũng ăn nữa. Mọi việc xảy ra quá nhanh. Nàng đã ăn, chàng cũng ăn, họ đều trần truồng và xấu hổ, còn Đức Giêhôva Ngài đưa ra sự phán xét. Họ bị trục xuất ra khỏi Vườn, bị cấm quay trở lại với một thiên sứ với gươm lưỡi chói loà.
Là một phần của sự phán xét, Đức Chúa Trời đã hứa xung đột liên tục đã khởi sự tại Vườn Êđen và không tỏ ra một dấu hiệu kết thúc nào cả, hàng ngàn năm về sau.
Sáng thế ký 3:15 là lời hứa đầu tiên được ban ra sau khi Ađam và Êva đã ăn trái cấm trong Vườn Êđen. Đây cũng là lời hứa cứu chuộc đầu tiên. Mọi sự khác trong Kinh Thánh tuôn tràn ra từ Sáng thế ký 3:15. Giống như quả sồi chứa cây sồi thật mạnh mẽ, cũng một thể ấy mấy lời nầy chứa toàn bộ chương trình cứu rỗi. Nhà truyền đạo lỗi lạc người Anh Charles Simeon đã gọi câu Kinh Thánh nầy là “tổng kết và tóm tắt toàn bộ Kinh Thánh”.
Mặc dù bạn không thể nhìn thấy chương trình ấy ở cái nhìn đầu tiên, Đấng Christ hiện diện trong câu nói nầy. Ngài là Dòng Dõi trọn vẹn của Người Nữ, là Đấng một ngày kia ngự đến để chà nát cái đầu xấu xí của con rắn. “Gót chơn” Ngài sẽ bị dập nát trên thập tự giá. Câu nầy loan báo Chúa Jêsus sẽ đạt được chiến thắng đối với Satan song bản thân Ngài sẽ bị vết cùng lúc ấy.
Khởi sự với Sáng thế ký 3:15, giờ đây đang có một sự phân chia cơ bản trong dòng giống của con người. Francis Schaeffer nói tới “hai nhân loại” đang phát sinh sau Sự Sa Ngã: Từ thời điểm nầy trở đi dòng lịch sử có hai nhân loại. Dòng nhân loại thứ nhứt nói không có Đức Chúa Trời, hay nó lập Đức Chúa Trời trong sự tưởng tượng của chính nó, hoặc nó tìm cách đến với Đức Chúa Trời theo đường lối riêng của nó. Còn nhân loại kia ra từ Đức Chúa Trời chơn thật bằng phương thức của Đức Chúa Trời. Không có vùng đất trung lập nào hết (Genesis in Time and Space, p. 115).
“Dòng dõi của người nữ”“dòng dõi của con rắn” đã kình chống nhau liên tục trải qua nhiều thế kỷ. Sự xung đột tiếp tục cho đến giờ hiện tại nầy. Chúa Jêsus không đến theo một cách thức thông thường; Ngài đã bước vào thế gian qua sự chào đời nơi một nữ đồng trinh. Không một người nào trước đó đã bước vào thế gian giống như Ngài đâu. Ngài là “dòng dõi của người nữ” kể từ khi chẳng có một người nam nào dính dáng đến việc thai dựng của Ngài.
Khi Đức Chúa Trời muốn cứu thế gian, Ngài đã sai phái nhiều người; Ngài sai Con của Ngài. Khi Đức Chúa Trời muốn nói: “Ta yêu các ngươi”, Ngài đã quấn tình yêu của Ngài bằng mấy tấm tả. Khi Đức Chúa Trời muốn chà nát Satan, Ngài đã khởi sự trong chuồng chiên tại thành Bếtlêhem.
Thậm chí trong Vườn Êđen, Đức Chúa Trời đã hoạch định cho Lễ Giáng Sinh. Ngài đã nghĩ đến bạn trước khi bạn chào đời vì Ngài biết một ngày kia bạn sẽ có cần một Đấng Cứu Thế. Khi bạn khởi sự chuyến hành trình từ trời xuống đất, chúng ta hãy nhớ Đấng Christ đã đến trong sự ứng nghiệm một lời hứa đã được lập ở giữa sự đổ nát do Ađam và Êva gây ra. Họ đã phạm tội, và chúng ta gánh chịu mọi hậu quả. Tội lỗi của chúng ta có thể là lớn lắm đấy, nhưng ân điển của Đức Chúa Trời còn lớn hơn tội lỗi của chúng ta.
Tội lỗi, hy sinh, ơn cứu rỗi. Chúa Jêsus đã đến vì cớ tội lỗi của chúng ta. Sự hy sinh của Ngài đã được làm ra vì tội lỗi của chúng ta. Vì cớ sự hy sinh của Ngài, chúng ta nhận được ơn cứu rỗi. Có thể từ Vườn Êđen đến thành Bếtlêhem không xa lắm như chúng ta nghĩ.
Lạy Chúa Jêsus, với huyết của Ngài Ngài đã giữ lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập. Nguyện vinh hiển qui về Ngài, Cứu Chúa và Vua của chúng con. Amen.
Âm Nhạc đính kèm: Đây là bài hát mới cho Lễ Giáng Sinh có tên là Noel, do Chris Tomlin sáng tác cùng với Lauren Daigle trình bày.
#3 – “Ápraham: Người Đã Nhìn Thấy Ngày Của Ta”
Có rất nhiều cách để nhìn xem một việc gì đó.
Hai lần trong chương ấy Ápraham gợi ý rằng ông trông mong cách nào đó, phương thức nào đó, Đức Chúa Trời sẽ làm ra một số việc cho thấy Ysác sẽ sống. Khi ông nhìn thấy Núi Môria ở đàng xa, ông đã ban huấn thị nầy cho tôi tớ của ông:
“Hãy ở lại đây với con lừa; ta cùng đứa trẻ sẽ đi đến chốn kia đặng thờ phượng, rồi sẽ trở lại với hai ngươi” (câu 5).
Bạn có nắm được chưa? “Chúng ta” sẽ trở lại với hai ngươi. Không phải “Ta” sẽ trở lại, mà “chúng ta” sẽ trở lại. Ápraham đã tin ông và con trai ông không cứ cách nào đó sẽ cùng nhau trở lại. Khi họ cùng đi với nhau, với Ysác ôm mớ củi để dâng của lễ, người hỏi cha mình rằng: “Chiên con đâu có đặng làm của lễ thiêu? (Sáng thế ký 22:7). Lời đáp của Ápraham đã trở nên đồng nghĩa với người có đức tin thốt ra đức tin trong tình trạng vô vọng. “Con ơi! chính Đức Chúa Trời sẽ sắm sẵn lấy chiên con đặng dùng làm của lễ thiêu” (câu 8).
Hêbơrơ 11:19 cho chúng ta biết lý do tại sao Ápraham dám nói như thế. Ông tin Đức Chúa Trời có quyền làm cho kẻ chết sống lại.
Không biết bằng cách nào. Chưa hề nhìn thấy việc ấy xảy ra.
Ông lý luận từ những gì ông biết rõ về Đức Chúa Trời đối với những gì ông nhìn biết từ tình huống. Việc duy nhứt ông có thể với tới là: “Mình sẽ làm cho con mình chết đi, và rồi Đức Chúa Trời sẽ khiến nó sống lại từ kẻ chết”. Nếu bạn suy nghĩ như thế thì quả là đáng kinh ngạc lắm, đặc biệt kể từ khi chẳng có người nào trong lịch sử đã được làm cho sống lại từ kẻ chết cả, và điều nầy đã xảy ra 2.000 năm trước Đấng Christ.
Rõ ràng là ông đã đúng một phần về việc ấy. Đức Chúa Trời có thể làm cho kẻ chết sống lại, một sự thực được minh chứng tại ngôi mộ trống bên ngoài các bức tường thành Jerusalem. Việc ấy đúng 100%. Nhưng ông đã lầm về Ysác chịu chết trong thời ấy. Vào giây chót hết, Ápraham đã nhìn thấy một con chiên đực bị kẹt trong bụi cây, một con chiên được Đức Chúa Trời đặt ở đó, và ông đã dâng con chiên ấy trong chỗ của con trai mình. Như vậy, về mặt hình bóng ông đã nhận Ysác trở lại từ kẻ chết.
“Cha các ngươi là Áp-ra-ham đã nức lòng nhìn thấy ngày của ta; người đã thấy rồi, và mừng rỡ” (Giăng 8:56).
Chúng ta có thể nhìn thấy với đôi mắt của mình, hay chúng ta có thể nhìn thấy với ánh mắt của đức tin. Đấy là những gì đã xảy ra với Ápraham trên Núi Môria khi ông dâng Ysác con trai ông cho Chúa. Chúng ta có cái nhìn về điều nầy trong Sáng thế ký 22.
Từ lâu trước khi Đấng Christ hiện đến, Đức Chúa Trời đã giảng Tin lành cho Ápraham. Qua con chiên bị mắc kẹt trong bụi cây, Ápraham “đã nhìn thấy” ngày cứu rỗi hầu đến mà Đấng Christ sẽ mang lại. Không có gì phải ngạc nhiên ông rất đỗi mừng rỡ!
Hãy dành ra một phút cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ Chúa Jêsus. Hãy nhớ rằng Đấng Christ đã hiện đến để chịu chết thay cho bạn và tôi. Ngài đã trả giá cho tội lỗi chúng ta trên thập tự giá và rồi đã đánh bại sự chết một lần đủ cả khi Ngài sống lại từ kẻ chết. Ở mặt nầy của đồi Gôgôtha, chúng ta biết nhiều hơn Ápraham biết. Chúng ta cũng nên mừng rỡ nữa!
Lạy Cha của chúng con, nguyện chúng con nhìn xem Chúa Jêsus với ánh mắt tươi mới trong mùa lễ Giáng Sinh nầy. Xin làm đầy dẫy con với sự vui mừng vì Cứu Chúa của con đã đến và làm cho mọi sự được ra mới. Amen.
Âm nhạc đính kèm: Bài ca Giáng Sinh hôm nay khởi sự với bài thơ tiếng Latinh được sáng tác vào năm 413SC. Bài hát ấy kỷ niệm sự hoá thân thành nhục thể và kêu gọi Cơ đốc nhân phải ca hát ngợi khen Đức Chúa Trời. Nếu bạn cần “cất cao giọng ngợi khen” hôm nay, hãy nghe bài Of the Father’s Love Begotten.

#4 – “Môise: Một Chiên Con Cho Gia Đình”

“Hãy nói cho toàn hội chúng Y-sơ-ra-ên rằng: Đến ngày mồng mười tháng nầy, mỗi gia trưởng tùy theo nhà mình phải bắt một con chiên con” (Xuất Êdíptô ký 12:3).
Một là chiên con chết, hoặc con đầu lòng của gia đình chết.
Dù là cách nào thì huyết phải đổ ra. Giả sử bạn là một người Do thái bị yêu cầu phải hy sinh chiên con quí giá rồi bôi huyết nó trên mày cửa cho hết thảy người lân cận mình thấy. Liệu bạn có làm không? Hay bạn chỉ bối rối bởi một suy nghĩ như vậy chứ?
Giả sử một người Do thái từ chối không chịu hy sinh chiên con ấy. Con đầu lòng của người ấy sẽ ngã chết. Là một người Do thái không thể tránh được buổi tối số phận đó. Ấy chẳng phải gốc gác quốc tịch là vấn đề đối với Đức Chúa Trời đâu, mà là đức tin nơi phương thức cứu rỗi đã định của Đức Chúa Trời kìa.
Cũng một thể ấy, ấy chẳng phải sự gia nhập tôn giáo của bạn là vấn đề với Đức Chúa Trời đâu. Ấy chẳng phải là người Công giáo hay Tin lành, Báptít hoặc Lutheran hay Brethren. Sự cứu rỗi đó chẳng có việc gì phải làm với học vấn, giàu có, địa vị, thành tựu, tiền bạc mà bạn làm ra, các giải thưởng mà bạn đã đạt được, và chắc chắn điều đó chẳng nhằm nhò gì bao nhiêu nhân vật quan trọng mà bạn đang quen biết.
Đức Chúa Trời muốn biết một việc: “Có phải bạn tin rằng huyết của Chúa Jêsus có thể tẩy sạch mọi tội lỗi của bạn hay không?” Chúa Jêsus là Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi (Giăng 1:29). Huyết của Chúa Jêsus thanh tẩy mọi tội chúng ta (I Giăng 1:7). Những gì Chiên Con Lễ Vượt Qua tiêu biểu cho trong Tân Ước, Chúa Jêsus làm ứng nghiệm trong Tân Ước.
Điều đó giải thích một phần sâu sắc câu chuyện Giáng Sinh. Khi Simêôn bồng con trẻ Jêsus trong cánh tay rồi chúc phước cho Ngài, ông nói Chúa Jêsus sẽ là một cớ cho nhiều người trong Y-sơ-ra-ên vấp ngã hoặc dấy lên – vì thế chỉ ra rằng trong khi có người sẽ theo Ngài, nhiều người khác sẽ cay đắng chống đối Ngài. Thế rồi ông nói thêm một lời đặc biệt dành cho Mary: “có một thanh gươm sẽ đâm thấu qua lòng ngươi” (Luca 2:35).
Ngay từ ban đầu, Chúa Jêsus đã bị đánh dấu là Chiên Con của Đức Chúa Trời. Ngài ra đời để chịu chết! Mặc dù Mary khi ấy không thể biết hết các chi tiết, từ những ngày đầu sớm sủa nàng biết rõ đau khổ đang trải dài trên con đường sự sống của nàng.
Một khi chiên con phải chịu chết đổ huyết ra để cứu, một ngày kia Chúa Jêsus chịu chết và huyết Ngài phải bị đổ ra. Đây là số phận của Chiên Con Đức Chúa Trời, Ngài đến để cất bỏ tội lỗi thế gian đi.
Chúa Jêsus là Chiên Con mà bạn có cần. Ngài là Chiên Con của Đức Chúa Trời vì tội lỗi của bạn.
Hãy ngủ đi, hỡi Chiên Con của Đức Chúa Trời. Hãy rúc sát vào ngực của mẹ mình. Con đường từ thành Bếtlêhem dẫn đến thập tự giá.
Lạy Cha thiên thượng, cảm tạ Ngài vì cung ứng một phương thức cho hạng tội nhân như chúng con để được cứu. Bởi huyết của Chúa Jêsus chúng con đã vượt qua sự chết mà đến sự sống đời đời. Amen.
Âm nhạc đính kèm: Andy Williams đã thâu âm một album Giáng Sinh vào năm 1963. Đã hơn nửa thế kỷ, bài hát Sweet Little Jesus Boy vẫn còn hay.
#5 – “Giacốp: Đấng Mêsi Sẽ Ra Từ Chi Phái Giuđa”
“Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó, cho đến chừng Đấng Si-lô hiện tới, và các dân vâng phục Đấng đó” (Sáng thế ký 49:10).
Đây là một bài học về gia phổ trong Kinh Thánh.
Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham hết thảy thế gian đều sẽ được phước qua ông. Lời hứa ấy đã chuyển xuống cho Ysác và rồi đến Giacốp. Nhưng có một thắc mắc xuất hiện. Giacốp có 12 con trai. Người con nào sẽ được chọn để gánh vác lời hứa đây?
Bởi quyền hạn con trưởng, thì là Rubên. Nhưng Rubên đã phạm tội, bị cho qua. Cũng thực như thế về Simêôn và Lêvi. Khi Giacốp đến với Giuđa người con thứ tư, ông thốt ra những lời tiên tri đáng kinh ngạc trong cả Kinh Thánh. Trong 2000 năm Sáng thế ký 49:8-12 đã được xem là một trong những lời tiên tri long trọng nhất trong Cựu Ước. Mặc dù Giacốp đã già và sắp qua đời, với con mắt đức tin ông nhìn thấy qua lớp sương mù đến một ngày khi chi phái Giuđa sẽ nắm lấy quyền lãnh đạo trong Israel. Dân Do thái sẽ can đảm và có sức mạnh giống như sư tử. Chi phái của họ sẽ dẫn đường; còn 11 chi phái kia sẽ đi theo.
Cây phủ việt (dấu hiệu vương quyền) sẽ ở với Giuđa cho tới chừng “Đấng Silô” hiện đến. “Đấng Silô” một là danh xưng của Đấng Mêsi, hoặc đây là ý nghĩa thu nhỏ của tiếng Hybálai “(cây phủ việt) thuộc về Ngài” Nếu đấy là một danh xưng thích hợp, thì “Đấng Silô” có nghĩa là “Đấng đem lại sự bình an”. Điều đó sẽ là chính xác, một khi Êsai 9:5-7 gọi Đấng Mêsi là “Chúa Bình An”. Nếu đây là ý nghĩa thu nhỏ Hybálai, Giacốp đang nói tiên tri Đấng Mêsi sẽ là nhân vật cai trị hợp pháp của thế gian. Cả hai tư tưởng đều là sự thật, và cả hai tư tưởng đều được dự trù bởi cụm từ “Đấng Silô” là khả thi.
Đây là phần tóm tắt đơn giản lời tiên tri của Giacốp về Giuđa trong Sáng thế ký 49:8-12:
1. Giuđa sẽ là chi phái thống trị trong Israel (câu 8). 2. Giuđa sự dũng cảm và có sức mạnh giống như sư tử (câu 9). 3. Đấng Mêsi sẽ ra từ chi phái Giuđa (câu 10) 4. Sự đến của Ngài đem lại bình an, vui mừng và thịnh vượng (các câu 11-12)
Mặc dù Giacốp loan báo quyền thống trị cho Giuđa, lời tiên tri nầy chưa ứng nghiệm trong nhiều thế kỷ. Các cấp lãnh đạo trước đây của Israel đều ra từ các chi phái khác:
Môise ra từ chi phái Lêvi Giôsuê ra từ chi phái Épraim Ghiđêôn ra từ chi phái Manase Samsôn ra từ chi phái Dan Samuên ra từ chi phái Épraim Saulơ ra từ chi phái Bêngiamin.
Nhưng sau khi Saulơ bị bỏ, Đức Chúa Trời đã chọn một người từ chi phái Giuđa lên làm vua. Người ấy là David. Có phải bạn vừa nhớ lại câu đầu tiên của Tân Ước không? Khi thiên sứ Gápriên hiện ra cùng Mary tuyên bố nàng đã được Đức Chúa Trời chọn để cho ra đời Đấng Mêsi, đây là lời lẽ dùng để mô tả những gì Ngài (Đấng Mêsi) sẽ hoàn thành: “Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng” (Luca 1:33).
Một chú thích khác. Khi Sứ đồ Giăng tìm cách mô tả Đức Chúa Jêsus Christ trong Khải huyền 5:5, ông gọi Ngài là “sư tử của chi phái Giuđa”. Bức tranh ấy nói tới Đấng Christ đi ngược về lại Sáng thế ký 49:10. Khi Chúa chúng ta đến lần thứ nhứt, Ngài đến làm “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Khi Ngài tái lâm trên đất, Ngài sẽ đến làm “sư tử của chi phái Giuđa”. Câu chuyện chuộc tội trải từ các trang đầu tiên của Kinh Thánh cho đến những trang cuối của Kinh Thánh.
Khi chúng ta kỷ niệm Lễ Giáng Sinh, chúng ta không khởi sự tại thành Bếtlêhem. Một khi truyện tích là Câu Chuyện của Ngài, chúng ta ghi nhớ chương trình của Đức Chúa Trời đã khởi sự tại Vườn Êđen và tiếp tục cho đến tận cùng của lịch sử.
Lạy Cha thiên thượng, chúng con cảm tạ Ngài vì chương trình của Ngài trải khắp nhiều thế kỷ. Xin giúp chúng con tin nơi Chúa Jêsus, Chiên Con cao cả của Đức Chúa Trời là Đấng một ngày kia sẽ mau tái lâm trên đất trong vai trò Sư Tử của chi phái Giuđa. Amen.
Âm nhạc đính kèm: Andrew Peterson thâu âm phiên bản gia phổ của Mathiơ về âm nhạc. Hãy thưởng thức phiên bản nầy có tên là Matthew’s Begats.

 #6 –Balaam: A Ngôi Sao Hiện Ra Từ Giacốp

“Một ngôi sao hiện ra từ Gia-cốp, một cây phủ việt trồi lên từ Y-sơ-ra-ên” (Dân số ký 24:17).
Chúng ta hãy khởi sự với một việc ai cũng biết rõ về Balaam. Ông ta có một con lừa biết nói. Bạn có thể đọc về câu chuyện nầy trong Dân số ký 22:21-30 và II Phierơ 2:16. Chính câu chuyện ấy sẽ gây kinh ngạc cho bạn một khi bạn suy nghĩ về câu chuyện đó.
Nhưng có nhiều việc khác nữa. Balaam là một tay thuật sĩ, ông ta xưng mình có tri thức đặc biệt từ Đức Chúa Trời. Hôm nay chúng ta sẽ gọi ông ta là tiên tri giả vì ông ta phục vụ các thứ tà giáo. Để khiến cho sự việc nầy ra thú vị hơn, ông ta xuất hiện trên bối cảnh Kinh Thánh vì Vua xứ Môáp hiến cho ông ta nhiều tiền bạc nếu ông ta chịu công bố lời rủa sã nhắm vào dân Israel. Bạn có thể đọc câu chuyện ấy ở Dân số ký 22:1-17. Giống như những kẻ thống trị đời nầy, ông ta tưởng tiền bạc sẽ mua cho ông ta bất cứ điều chi ông ta muốn. Nhưng Đức Chúa Trời đã can thiệp và căn dặn Balaam không được rủa sã dân Israel.
Khi đến lúc bạn đến với Tân Ước, “con đường Balaam” trở nên một sự đồng nghĩa cho người nào bán linh hồn mình vì tiền bạc (II Phierơ 2:15).
Còn phải tóm tắt một chút ở đây, và tôi hy vọng bạn đọc Dân số ký 22-24 vì câu chuyện nầy minh hoạ Đức Chúa Trời sẽ sử dụng bất kỳ người nào Ngài chọn, ngay cả một tiên tri giả giống như Balaam. Ông ta không phải là một người tin kính, nhưng Đức Chúa Trời đã sử dụng ông ta để rao báo ơn phước giáng trên Israel. Đấy là chỗ mà câu chuyện của chúng ta chuyển qua một ngã rẽ rất thú vị. Trong Dân số ký 24:17 Balaam trao cho Vua xứ Môáp một sứ điệp đến từ Đức Giêhôva:
“Tôi thấy Người, nhưng chẳng phải bây giờ; Tôi xem Người, nhưng chẳng phải ở gần; Một ngôi sao hiện ra từ Gia-cốp, một cây phủ việt trồi lên từ Y-sơ-ra-ên”.
Balaam không biết việc ấy, nhưng ông ta đang nói về Chúa Jêsus. Mấy lời nầy đã được ứng nghiệm nhiều thế kỷ sau đó khi một con trẻ chào đời tại thành Bếtlêhem, Ngài được gọi là “Vua dân Giuđa” (Mathiơ 2:1-2). Hêrốt kia đã lo sợ, ông ta nghĩ ông ta duy nhứt là “vua dân Giuđa”. Thiên sứ Gápriên đã giải thích điều nầy với Mary như vầy:
Chúa Jêsus có một vương quốc. Ngài sẽ xây dựng vương quốc ấy trong lòng của nhiều người khắp thế gian.
“Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng” (Luca 1:33).
Một ngày kia Ngài sẽ tái lâm rồi trị vì trên cả đất. Vương quốc ấy — Nước của Ngài — sẽ đời đời vô cùng.
Đây là lời kêu gọi sau cùng của tôi đối với các bạn. Người nào đọc lời của tôi đều có một sự chọn lựa phải đưa ra. Một là bạn tự mình hiệp với các vương quốc của đời nầy đã bị định cho phải thất bại. Hoặc bạn hiệp với Đức Chúa Jêsus Christ rồi bước theo Ngài là Cứu Chúa và là Chúa của bạn.
Vương quốc của Ngài sẽ không hề kết thúc. Sao bạn còn để bước theo người nào khác chứ?
Lạy Chúa chí cao, Ngài là vầng đá vững chải bên dưới chơn của con. Chúng con tin cậy nơi Ngài, và chúng con sẽ không hề bị rúng động. Khi các nước của đời nầy đã vụn nát thành bụi đất, lời của Ngài vẫn sẽ là sự thật. Amen.
#7 – Raháp: Kỵ Nữ Trong Gia Phả Của Chúa Jêsus
“Sanh-môn bởi Ra-háp sanh Bô-ô” (Mathiơ 1:5). Nhiều độc giả Kinh Thánh lần đầu tiên lấy làm ngạc nhiên khi học biết Tân Ước khởi sự với một bảng gia phổ (Mathiơ 1:1-16). Thậm chí họ còn kinh ngạc hơn khi Raháp có mặt trong danh sách ấy.
Phần lớn chúng ta đều biết rõ về nàng. Nàng luôn luôn được nhắc tới trong Kinh Thánh là “kỵ nữ Raháp”. Song chẳng phải chỉ có bấy nhiêu thôi đâu. Raháp cũng là một người xứ Canaan — họ là kẻ thù đáng ghét của dân Israel. Việc làm mẫu mực nhất của nàng là đưa ra một lời nói dối. Hãy suy nghĩ về điều đó. Một kỵ nữ, một người Canaan, và một lời nói dối. Bạn sẽ không nghĩ nàng có nhiều cơ hội để lập một danh sách, song nàng đang có mặt ở đó.
Bạn có thể đọc về Raháp trong Giôsuê 2 và Giôsuê 6. Rồi hãy dành một phút để đọc Mathiơ 1:1-16. Hãy xem đi, không biết bạn có thấy tên của Raháp trên danh sách ấy hay không!?! Đây là một gợi ý. Nàng là tổ mẫu của Vua David.
Đây là một câu chuyện hay với nhiều bài học, nhưng chúng ta đừng quên mục tiêu: Raháp là một kỵ nữ. Đấy là “nghề” của nàng. Hai người được che giấu trong nhà của nàng vì người ta vốn quen thuộc với việc nhìn thấy nhiều người lạ đến đấy rồi đi sau nhiều giờ ở đó. Chúng ta cũng không chối bỏ sự thật Raháp đã thốt là một lời nói dối. Có cái gì tốt khi chúng ta nói về nàng không chứ? Có đấy! Nàng là một người nữ có đức tin. Bạn đừng thiên về lời nói của tôi trong việc ấy. Hêbơrơ 11:31 chép: “Bởi đức tin Raháp”. Nàng là một người tin Chúa!
Có nhiều người lấy làm lo bởi Đức Chúa Jêsus Christ. Về trí khôn, họ gắn bó với Ngài với nhiều khu bảo tồn tôn giáo — nhà thờ to lớn, kính màu, ca đoàn rất hùng hồn, đại phong cầm, lời cầu nguyện theo hình thức, và mọi thứ còn lại. Khi họ nhìn vào mọi thứ ấy, chính mọi thứ ấy là điều rất đáng lo cho họ. Chúa Jêsus dường như quá nhân đức không thể là sự thật được.
Bảng gia phổ nầy ở trong Kinh Thánh để giúp cho chúng ta nhìn biết Ngài có một lai lịch y như lai lịch của bạn và của tôi vậy. Ngài đã nhận mình là “thiết hữu của hạng tội nhân”, và Ngài phán Ngài không đến để gọi người công bình đâu, mà kêu gọi hạng tội nhân phải ăn năn. Ngài phán: “Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất” (Luca 19:10).
Raháp đã kinh nghiệm cùng ân điển ấy giờ đây đang sẵn dành cho bạn đấy. Tôi mời bạn trong danh của Chúa Jêsus hãy đến và được tha tội. Ngài đã thực hiện rồi bước thứ nhứt. Bước kế tiếp là tới phiên bạn đó.
Raháp là một chi thể trong gia phả của Chúa Jêsus. Nếu bạn nhận biết Chúa Jêsus, một ngày kia bạn sẽ gặp gỡ nàng trên thiên đàng. Rồi ít nhất ở đó nàng sẽ không còn là kỵ nữ Raháp nữa. Nàng sẽ được biết là Raháp con cái của Đức Chúa Trời.
Lạy Chúa Jêsus, nếu Ngài không phải là “thiết hữu của tội nhân”, chúng con sẽ không được cứu. Xin giúp chúng con biết yêu kẻ không đáng được yêu như Ngài đã yêu chúng con. Amen.
#8- Michê: Ra Đời Tại Thành Bếtlêhem
“Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng” (Michê 5:1).
Đây cũng là một vị trí “dọc đường”.
Bạn đi ngang qua thành Bếtlêhem vì bạn đang trên đường lên hay từ thành Jerusalem xuống. Cách đây hai ngàn năm Bếtlêhem đúng là một ngôi “làng nhỏ” như đã được mô tả trong bài ca Giáng Sinh quen thuộc do Phillips Brooks sáng tác. Mặc dù được biết là nơi Vua David chào đời, bản thân ngôi làng là quê hương cho hàng trăm cư dân sống thường trực ở đó. Vì làng ấy ở rất gần thành Jerusalem, chúng ta có thể giả định nhà quán và phòng trọ đều đầy những khách qua lại thành Jerusalem trên đường đến với làng quê của tổ phụ họ đặng đăng ký sổ dân mà Caesar Augustus đã buộc (Luca 2:1-3).
Nếu Đức Chúa Trời muốn phô trương và nghi thức theo đời nầy, Chúa Jêsus đã chào đời tại thành Rome. Nếu Ngài muốn địa vị xứng đáng cho Con Ngài, Ngài đã chọn thành Athens. Nếu Ngài muốn tung hô theo kiểu tôn giáo, Ngài đã chọn thành Jerusalem. Hoặc Ngài sẽ chọn thành Alexandria hay thành Antioch. Đế quốc Lamã đầy dẫy với nhiều thành phố nổi tiếng.
Thế nhưng Ngài đã chọn làng Bếtlêhem, một địa điểm ngoài lề. Ngay cả trong xứ Israel, Bếtlêhem “ở trong hàng ngàn Giuđa là nhỏ lắm”.
Đức Chúa Trời của chúng ta không phải là nhân vật có triễn vọng thành công đâu. Ngài không cần thế lực đời nầy để hoàn thành mọi ý định của Ngài. Khi Chúa Jêsus chào đời, thế gian chẳng có chút chú ý nào cả đến đôi vợ chồng trẻ sinh con trong cái chuồng chiên ở một ngôi làng nhỏ hẻo lánh trong một tỉnh tận cùng của Đế quốc Lamã. Không một ai chú ý đến đứa trẻ quấn bằng mấy tấm tả đang nằm ngủ trong chiếc máng cho súc vật ăn kia.
Theo một cách thức khá tồi tệ kia, Đức Chúa Trời chuyển vào vùng lân cận của chúng ta rồi trở nên một người trong chúng ta. Đường lối của Đức Chúa Trời không phải là đường lối của chúng ta. Nếu bạn có hồ nghi chi đó, hãy có một cái nhìn khác vào con trẻ đang nằm ngủ kia. Một ngày kia Ngài sẽ trị vì cả thế gian.
Đừng xem khinh những điều nhỏ mọn. Đức Chúa Trời chọn Bếtlêhem và một Cứu Chúa ra đời. Khi Đức Chúa Trời khởi sự nhỏ nhoi, Ngài đang dự định thực hiện một việc gì đó rất lớn lao.
Lạy Cha, quả thực Ngài là Đức Chúa Trời của mọi sự quá đỗi kinh ngạc. Đường lối của Ngài cao hơn đường lối của con, và tư tưởng của Ngài lớn lao hơn suy tưởng của con. Con sấp mình xuống trước mặt Ngài và nói: “Nguyện ý Ngài được nên!” Amen.

#9 – Aghê: Ước Ao Của Các Nước Hầu Đến

“Ta cũng làm rúng động hết thảy các nước, và những sự ước ao của các nước hầu đến” (Aghê 2:7).
Câu Kinh Thánh hấp dẫn này dường như có một ý nghĩa kép. Nó áp dụng trước tiên cho việc tái thiết đền thờ bởi Xêrubabên. Đức Chúa Trời hứa sự giàu có của các nước sẽ chảy vào đền thờ tại thành Jerusalem. Phần còn lại của câu nầy hứa Đức Chúa Trời sẽ làm đầy dẫy đền thờ được tái thiết với sự vinh hiển của Ngài.
Cơ đốc nhân theo truyền thống đã thường nhìn thấy trong câu này một lời tiên báo về sự tái lâm của Đấng Christ. Trong Giăng 2:20-21 Chúa Jêsus đề cập đến thân thể Ngài là “đền thờ này”, ý nói rằng trong sự sống, sự chết và sự sống lại của Ngài, Ngài sẽ làm ứng nghiệm mọi điều đền thờ phác hoạ qua thiết kế, dòng thầy tế lễ, thiết bị, và các thứ của lễ của nó. Chúa Jêsus là “sự ước ao [tối hậu] của các nước” và là nét rực rỡ của sự vinh hiển Đức Chúa Trời. Những gì đền thờ phác hoạ, Đấng Christ đã làm ứng nghiệm.
Nhưng không chỉ có bấy nhiêu đâu.
Khi tác giả thơ Hêbơrơ suy gẫm về phần kết cuộc của thời đại, ông đã trưng dẫn Aghê 2:6 rồi áp dụng nó cho sự đến của Đấng Christ:
“Tiếng Đấng ấy bây giờ rúng động cả đất, hiện nay phán hứa rằng: Còn một lần nữa, ta sẽ chẳng những rúng động đất mà thôi, nhưng cũng rúng động trời nữa. Vả, trong những chữ: Còn một lần nữa, tỏ ra rằng các vật hay bị rúng động, vì là những vật đã chịu dựng nên, sẽ bị cất đi, hầu cho những vật không hề rúng động được còn lại” (Hêbơrơ 12:26-27).
Đấy là điều Đức Chúa Trời đang thực hiện trong thời buổi của chúng ta. Ngài đang làm rúng động các nước – theo nghĩa đen! – để thế gian sẽ sẵn sàng cho sự đến của Đấng Christ. Giống như lần đến thứ nhứt của Đấng Christ đã xảy ra “khi kỳ được trọn” (Galati 4:4), thì sự tái lâm của Ngài trên đất sẽ diễn ra khi Đức Chúa Trời đã sửa soạn mọi sự y như Ngài đã hứa.
Chúa Jêsus là Đấng duy nhứt có thể làm ứng nghiệm những sự ước ao sâu sắc nhất trong tấm lòng của con người. Như Pascal đã nói, có một khoảng không mà Đức Chúa Trời đã hình thành bên trong mỗi một người. Nếu chúng ta không lấp đầy khoảng không ấy với Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ lấp đầy nó với thức ăn tạp nhạp của đời nầy, nhưng các thứ ấy không làm no lòng chúng ta.
Mặc dù họ không nhìn biết sự ấy, con người trong thế gian ao ước Đấng Christ vì chỉ có một mình Ngài mới có thể làm thoả mãn mọi nhu cần sâu sắc nhất của họ.
Tất cả các nước sẽ ao ước Ngài là Đấng Ta nhìn biết, và ao ước trong hư không, đang khi Ta đang sở hữu bất kỳ loại phương tiện nào làm cho họ nhìn biết Ngài? (John East)
Các nước sẽ không hề sống trong hoà bình cho tới chừng nào họ nhận biết Chúa Jêsus. Chúng ta có thể sống yên ổn khi họ sống không có Ngài chăng?
Lạy Chúa Jêsus, trong khi chúng con chờ đợi sự tái lâm của Ngài, xin giúp chúng con khiến cho từng quốc gia một nhìn biết Ngài. Amen.

#10 – Malachi: Mặt Trời Công Bình Sẽ Mọc Lên

“Mặt trời công bình sẽ mọc lên cho, trong cánh nó có sự chữa bịnh” (Malachi 4:2).
Cựu Ước kết thúc với một hình ảnh sau cùng nói tới Chúa chúng ta.
Khi Ngài đến, Ngài sẽ “mọc lên” như mặt trời mọc lên trên bầu trời. Khi Ngài đến, Ngài sẽ trục xuất sự tối tăm. Khi Ngài đến, sự sáng của Ngài sẽ chan chứa khắp thế gian.
Nhưng sự đến của Ngài còn nhiều việc hơn là đem sự sáng rọi vào nơi tối tăm. Khi Ngài đến, Ngài đem ánh sáng công bình của Đức Chúa Trời theo với Ngài. Đây là những tin tức tốt lành cho từng tội nhân yếu đuối nào cảm thấy gánh nặng của mọi thất bại của mình. Có phải bạn là một tội nhân không? Nếu bạn thành thật, bạn phải trả lời là “phải”. Có phải bạn đã hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời không? Bạn phải trả lời là “phải”. Có phải bạn thất vọng không làm đẹp lòng Đức Chúa Trời không? Hãy suy nghĩ trước khi bạn trả lời! Trong một quyển sách của bà, Ruth Graham, là vợ của Mục sư Billy Graham, viết về một ngày khi bà cảm thấy mình bị áp đảo bời ý thức về tình trạng tội lỗi của chính mình:
“Tôi thấy mình yêu đuối, biếng nhác, đâm ra dửng dưng; lơ là khi khi lẽ ra mình phải quan tâm, lo âu khi lẽ ra mình phải thảnh thơi; buông thả, giả hình, nài xin Đức Chúa Trời giúp tôi khi tôi không bằng lòng nhấc một ngón tay lên vì chính mình; cãi cọ khi lẽ ra mình phải im lặng, im lặng khi lẽ ra mình phải nói; do dự, dễ bị phân tâm và chệch hướng”.
Ai trong vòng chúng ta có thể nói ra cùng một việc như thế chứ, mà rất nhiều lần cơ? Thế rồi bà đã ghi thêm mấy câu nầy:
Chalmers đã viết: “Tôi sẽ làm gì nếu Đức Chúa Trời không xưng công bình cho kẻ bất kỉnh?” và Thomas Boston xứ Tô cách Lan đã nói: “Tôi sẽ làm gì trừ phi cho sự công bình đã được gán cho?” Như vậy đấy. Mọi sự không phải là tôi, mà là Ngài; mọi sự mà tôi đang có đây và sẽ có, Ngài tha thứ và bao phủ (trích từ It’s My Turn, pp. 104-105).
Trong hình ảnh sau cùng của Cựu Ước nói tới Đấng Christ, chúng ta gặp một Đấng Cứu Thế Ngài làm cho chúng ta mọi điều mà chúng ta sẽ không bao giờ làm được cho chính mình. Tại thành Bếtlêhem, một con trẻ đã đến từ trời “trong cánh nó có sự chữa bịnh”.
Đây là lẽ đạo nói tới sự xưng công bình trong một thắc mắc rất đơn sơ: “Tôi sẽ làm gì nếu Đức Chúa Trời không xưng công bình cho kẻ bất kỉnh?” Hãy tự hỏi mình câu hỏi ấy. Bạn sẽ làm gì chứ? Bạn sẽ đi đâu chứ? Bạn sẽ sống ở đâu nếu Đức Chúa Trời không bằng lòng xưng công bình cho kẻ bất kỉnh chứ?
Nhưng đây là những tin tức tốt lành của Lễ Giáng Sinh: Chúa Jêsus đã đến để cứu hạng tội nhân. Có phải bạn là một tội nhân không? Ngài đã đến vì bạn đấy! Có phải tấm lòng của bạn đang nặng nề hôm nay không? Ngài mọc lên với sự chữa bịnh trong đôi cánh của Ngài.
Chúa Jêsus là mọi sự bạn có cần cho mọi sự bạn sẽ đối diện hôm nay. Ngài chữa lành cho người bị tan vỡ, và Ngài buông tha cho kẻ phu tù được tự do.
Lạy Chúa Jêsus, chúng con đến với Ngài y như chúng con vốn có. Chúng con đến với lòng tan vỡ và cầu xin Ngài chữa lành cho chúng con. Chúng con đến trong tội lỗi và cầu xin Ngài khiến cho chúng con được làm hoà lại với Đức Chúa Trời. Chúng con không đến vì chúng con sống xứng đáng đâu, mà vì Ngài là Mặt Trời Công Bình. Xin chữa bịnh cho chúng con và giúp đỡ cho chúng con và khiến cho chúng con lành lặn trở lại. Amen.

#11 –Êsai: Gốc Giesê

Êsai đề cập nhiều đến Đức Thánh Linh hơn bất kỳ tiên tri nào khác trong Kinh Thánh. Trong chương 11, ông mô tả sự đầy dẫy Đức Thánh Linh sẽ đáp đậu trên Đấng Mêsi, là Đức Chúa Jêsus Christ, cái “chồi” dấy lên từ “gốc Giesê”. Trong thời buổi ấy người Asiri hần như đã huỷ diệt Giuđa, dứt bỏ nó cho đến tận gốc. Mặc dù người Asiri cùng đồng minh của họ giống như một khu rừng, Đức Giêhôva hứa một ngày kia Ngài sẽ đốn hạ họ (Êsai 10:33-34). Đế quốc Asiri sẽ sụp đổ, sẽ bị thay thế bởi đế quốc khác lớn hơn nhiều — đế quốc rộng khắp của Đấng Mêsi.
Nhưng Đấng Mêsi sẽ ra từ đâu mới được? Ngài sẽ là cái chồi nhỏ ra từ gốc Giesê đã bị quên lãng (tổ phụ của David). Đức Chúa Trời đã hứa trong II Samuên 7 rằng dòng dõi của David sẽ trị vì trên nhà Israel cho đến đời đời. Mặc dù điều đó dường như chưa thích ứng lúc bấy giờ, Đấng Tễ Trị Tối Cao của Đức Chúa Trời quả thật sẽ ra từ chi phái Giuđa, từ chính dòng dõi của David. Êsai đã loan báo trước Đấng Christ sẽ là “Nhánh” kết quả, nghĩa là, một vị vua sẽ thịnh vượng và đem phước đến cho nhiều người. Một vài câu sau đó Êsai đã gọi Ngài là “rễ của Giesê”. Vì lẽ đó Đấng Christ là cái chồi mềm mại, Ngài cũng là Rễ mà Ngài cũng là Nhánh.
Khi Phaolô trưng dẫn câu nầy ở Rôma 15:12, ông nói về Chúa Jêsus như sau: “Dân ngoại sẽ trông cậy chồi ấy”. Một đôi thanh niên cảm thấy họ được kêu gọi rao giảng Tin lành cho những người chưa hề nghe thấy các tin tức tốt lành đó. Kết cuộc là họ đến với một vùng sâu vùng xa đến nỗi bạn phải bắt 9 chuyến bay thêm một đợt xe bus lên vùng núi non rồi ở đó. Họ tiếp cận một bộ tộc chưa hề có chữ viết. Họ học ngôn ngữ, hình thành chữ viết, rồi khởi sự dịch Kinh Thánh. Khi họ thuật lại câu chuyện sáng tạo cho người tộc phụ giúp họ, anh ta lấy làm phấn khích lắm. Khi họ nói về Ađam và Êva, anh ta gật đầu vì thấy dễ hiểu ở chỗ Đức Chúa Trời đã khởi sự với chỉ một người nam và một người nữ. Khi họ nói tới chỗ thể nào con rắn đã gài bẫy Êva vào việc ăn trái cấm và thể nào Ađam cũng ăn nữa, anh ta lấy làm buồn rầu. Khi anh ta nghe nói đến hình phạt nghiệt ngã của tội lỗi, anh ta hiểu rõ sứ điệp. Rồi khi anh ta nghe nói tới Cain giết Abên, anh ta gật đầu đồng ý vì nhiều người trong bộ tộc anh ta giết chóc lẫn nhau. Sau cùng anh ta nói: “Tôi biết sẽ có một Đấng Cứu Chuộc. Sẽ có một người có thể giúp đỡ chúng ta. Hãy nói cho tôi biết đi. Tên của người đó là gì?” Đấy là thắc mắc của mọi thời đại. Thế gian vốn có cần một Đấng Cứu Chuộc, và chúng ta biết danh của Ngài. Có hy vọng trong danh của Chúa Jêsus. Ngài là sự sáng của thế gian và là Cứu Chúa của hết thảy những ai chịu tin cậy nơi Ngài.
Khi người ta đến với Đức Chúa Jêsus Christ, họ tìm được một việc mà chẳng thấy có ở đâu khác – ấy là hy vọng. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải trở nên hạng người hy vọng vì tấm lòng Ngài là lớn lao và chứa hết cả các dân trong thế gian.
“Xảy ra trong ngày đó, rễ Y-sai đứng lên làm cờ cho muôn dân, các nước đều tìm đến Ngài, nơi an nghỉ của Ngài sẽ được vinh hiển” (Êsai 11:10).
Lạy Chúa yêu dấu, xin khiến con trở thành một đại biểu hy vọng bất cứ đâu con đến hôm nay. Amen.

#12 – Nêbucátnếtsa: Người Thứ Tư Trong Lò Lửa Hực

Không có gì phải ngạc nhiên, nhà vua đã nhầm.
Khi ấy, người thứ tư xuất hiện. Còn gì nữa không?
Khi Nêbucátnếtsa nhìn vào ngọn lửa, ông mong nhìn thấy mấy thanh niên kia bị nướng cho đến chết. Thay vì thế, ông thấy họ đi loanh quanh, không bị hại chi và không có bị trói, và người thứ tư cùng đi với họ. Ông gọi người ấy là “con trai của các thần”, đấy là cái nhìn đáng kinh ngạc của một vị vua theo tà giáo. Đây là cách nói của người xứ Babylôn: “Đấy là Con của Đức Chúa Trời!”
Người thứ tư là ai chứ? Tôi tin đó là chính mình Đức Chúa Jêsus Christ. Đây là sự xuất hiện của Con Đức Chúa Trời trong Cựu Ước với hình thể xác thịt. Ngài đã bước qua các chiến trận của thiên đàng, bước xuống chiếc cầu thang gồm toàn các vì sao, bước vào lò lửa hực rồi phán cùng ngọn lửa: “Hãy nguôi đi!” Và chúng bèn nguôi đi. Điều đó làm thành sự yên ủi nhiều cho Sađơrắc, Mêsác và Abếtnêgô.
Tôi thấy có ấn tượng bởi sự thực Chúa Jêsus hiện ra chỉ trong chương nầy mà thôi. Chúa Jêsus ở đâu trong Đaniên 3? Ngài ở trong lò lửa hực đang chờ đợi ba bạn trẻ kia. Bạn có thể tự mình thực hiện bài tính. Ngoài kia là ba người, trong kia là bốn người, và ngoài kia đã có ba người một lần nữa. Chúa Jêsus không hề tự tỏ mình ra, trừ phi trong lò lửa hực, ngay đúng giờ phút mà họ cần gặp Ngài nhất.
Đây đúng là một bài học cho hết thảy chúng ta. Vì vậy chúng ta thường nếm trải cuộc sống trong nhiều ngày nhiều tuần lễ mà không chút áy náy về sự hiện diện của Chúa với chúng ta. Song khi rắc rối xảy đến, khi ngọn lửa sém nơi chơn chúng ta, khi cuộc sống đổ nhào chung quanh chúng ta, khi ấy chúng ta khám phá ra Chúa Jêsus đang hiện diện bên cạnh chúng ta trọn thời gian. Chính trong những ngọn lửa của cuộc sống mà chúng ta kinh nghiệm năng động nhất sự hiện diện của Đấng Christ. Ngài luôn luôn hiện diện ở đó, nhưng Ngài khiến cho người ta nhìn thấy Ngài trong lò lửa hực.
Có phải bạn đang ở trong lò lửa hực hôm nay không? Hãy dạn dĩ lên. Bạn không ở đó một mình đâu.
“Vua lại nói, Nầy, ta thấy bốn người không có bị trói, bước đi giữa lửa mà chẳng bị thương; và hình dong của người thứ tư giống như một con trai của các thần” (Đaniên 3:25).
Các ngươi ném ba người, có dây trói, vào trong lò lửa hực. Họ không chết. Dây trói bị cháy đứt rời ra, nhưng mấy người ấy không bị cháy. Họ chỗi dậy rồi bước đi quanh trong cảnh rùng rợn đó.
Lạy Chúa Jêsus, khi đức tin chúng con nao sờn, xin cho chúng con nhìn thấy sự vinh hiển Ngài! Hãy mở mắt chúng con ra để nhìn thấy Ngài đang đứng bên cạnh chúng con. Khi chúng con lo sợ, chúng con sẽ tin cậy nơi Ngài. Amen.
Âm nhạc đính kèm: Bài hát Child in a Manger đến từ một giai điệu du dương. Mặc dù bài hát ấy được tìm thấy trong nhiều quyển thánh ca, tôi nghĩ nhiều người chưa thuộc bài hát đó. Sau đây là lời của câu đầu tiên:
Con trẻ của Mary nằm trong máng cỏ, Chúa của chúng ta bị ruồng bỏ và là khách lạ. Con Trẻ ấy thừa hưởng mọi quá phạm của chúng ta, mọi lầm lỗi của chúng ta đều chất trên Ngài.

#13 – Ôsê: Ra Khỏi Aicập

“Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó; ta gọi con trai ta ra khỏi Ê-díp-tô” (Ôsê 11:1; được trưng dẫn ở Mathiơ 2:15).
Khi Mục sư Charles Spurgeon giảng luận câu Kinh Thánh nầy, ông khởi sự bài giảng theo cách nầy:
“Aicập chiếm một vị trí rất đặc biệt đối với Israel. Nơi đây thường xuyên là nơi trú ẩn của dòng dõi Ápraham. Bản thân Ápraham đã tới đó tạm trú khi có cơn đói kém trong xứ. Giôsép bị bắt đưa đến Aicập để ông tránh khỏi cái chết mà các anh ông toan tính do lòng ganh ghét của họ, rồi trở thành cha nuôi của nhà Israel. Trong xứ Aicập, như hết thảy chúng ta đều biết rõ, cả gia đình của Giacốp ở đó họ tạm trú trong một xứ lạ. Tại nơi ấy Môise có được sự học tập rất hữu dụng cho ông”.
Ông chỉ ra rằng trong khi Đức Chúa Trời đôi khi sai con cái Ngài đến Aicập đặng bảo hộ họ, Ngài luôn luôn giải cứu họ ra khỏi xứ Aicập sau đó. Thế là Môise và con cái Israel “ra khỏi xứ Aicập” trong con đường thật lớn băng qua Biển Đỏ. Họ cần Aicập để được bảo hộ, nhưng họ không hề muốn ở lại đó cho đến đời đời đâu.
Chúng ta không biết Chúa Jêsus cùng bố mẹ mình ở lại trong xứ Aicập bao lâu, hay họ ở chỗ nào, hoặc Chúa Jêsus được mấy tuổi lúc bấy giờ. Song các chi tiết không là vấn đề. Đức Chúa Trời đã bảo hộ Chúa Jêsus bằng cách đưa Ngài sang Aicập vào đúng thời điểm để cứu lấy mạng sống của Ngài. Một nhà văn kia đã gọi điều nầy là sự tễ trị “tréo tay” của Đức Chúa Trời vì chuyến đi ấy để tránh Hêrốt làm bật ra sự thương xót lớn lao đến từ Đức Giêhôva. Nhưng việc ấy chỉ được nhìn thấy ngược lại mà thôi.
Cũng một thể ấy đối với hết thảy chúng ta. Đức Chúa Trời thường đưa chúng ta sang “Aicập” để bảo hộ chúng ta và để sửa soạn cho chúng ta cho những gì sẽ xảy đến.
Đừng thất vọng nếu bạn cảm thấy như mình đang ở trong xứ “Aicập” hôm nay. Những gì dường như là một sự sửa phạt hay một con đường lòng vòng có thể phát xuất từ một ân huệ lớn lao đến từ Chúa. Khi chúng ta xem các thử thách của mình qua lăng kính tễ trị của Đức Chúa Trời, chúng đổi thành ân huệ đến từ thiên đàng. Điều nầy là thực thậm chí khi mọi thử thách của chúng ta dường giống như một gánh nặng rất lớn vậy.
Đức Chúa Trời vốn biết những gì Ngài đang làm thậm chí khi chúng ta không thể nhìn thấy việc ấy. Phần định nghĩa đức tin mà tôi ưa thích đến từ Philip Yancey: “Đức tin có nghĩa là tin trước những gì đảo lại sẽ có ý nghĩa”. Có nhiều việc trong đời nầy chẳng thấy có ý nghĩa gì với chúng ta. Nó chỉ có ý nghĩa khi chúng ta nhìn lại, khi ấy chúng ta nói: “Tôi có thể nhìn thấy lý do tại sao việc ấy lại xảy ra theo cách ấy”.
Lạy Cha, xin giúp chúng con biết tin cậy Ngài khi con đường ở trước mặt dường như không rõ rệt mấy. Xin ban cho chúng con đức tin để đi bước kế tiếp với Ngài cho dù con đường ấy dường như dẫn sang Aicập. Amen.
#14 – Xachari: Ông Hồ Nghi Đức Chúa Trời
Có lẽ tôi sẽ đưa ra cùng thắc mắc nầy.
“Xa-cha-ri thưa rằng: Bởi sao tôi biết được điều đó? Vì tôi đã già, vợ tôi đã cao tuổi rồi” (Luca 1:18).
Có nhiều lúc đường lối của Đức Chúa Trời là không rõ ràng. Nếu một người kia cùng vợ ông ta đã cao tuổi rồi, nếu họ chưa có con cái, nếu bà đã quá tuổi có con, không đưa ra thắc mắc mới là điều bất thường. Nhưng Xachari phải học biết theo cách khó, chính xác thì đây là cách mà hầu hết chúng ta phải học biết bài học ấy.
Khi Đức Chúa Trời lập một lời hứa, ngạc nhiên không biết cách thức Ngài giữ lời của Ngài là điều dại dột và vô tín. Đức tin không kể đến “cách thức”. Đức tin tin và để “cách thức” lại trong tay của Đức Chúa Trời Toàn Năng.
Nếu chúng ta để quá nhiều thì giờ tìm cách hình dung ra “cách thức” Đức Chúa Trời sẽ chăm sóc chúng ta, chúng ta sẽ nói với lòng mình trong xó góc nhà.
Trong trường hợp nầy, Xachari nói với lòng mình không ở trong góc nhà mà là không nói được. Ông ấy mất giọng nói và không thể nói cho dến khi đứa trẻ chào đời. Đây là một cách thức và là ơn thương xót của Đức Chúa Trời. Chúa cứu một người nhơn đức hay phạm sai lầm từ việc phạm một sai lầm lớn lao hơn. Sự im lặng bắt buộc của Xachari đã khiến cho ông đi từ nghi ngờ đến vô tín. Giờ đây ông chờ đợi, quan sát và lắng nghe, song ông không nói được.
Lễ Giáng Sinh tiếp tục nhắc cho chúng ta nhớ rằng đường lối của chúng ta không phải là đường lối của Đức Chúa Trời. Ngài chọn một đôi vợ chồng già, một cặp vợ chồng trẻ, rồi cuộc điều tra dân số buộc cặp vợ chồng trẻ hơn đến thành Bếtlêhem, ở đó chẳng có chỗ trong nhà quán, khi ấy thiên sứ loan báo cho sự ra đời của Chúa Jêsus cho mấy gã chăn chiên biết, rồi mấy thầy bác sĩ xuất hiện, và Hêrốt dính dáng vào, Giôsép và Mary phải bỏ chạy qua biên giới để tránh âm mưu đầy sát khí của Hêrốt.
Không trông một điều gì xảy ra một khi chúng ta mong nó xảy ra nếu chúng ta hoạch định sự ra đời của Con Đức Chúa Trời. Nhưng chính xác thì đấy là mục đích. Chúng ta có nhiều cách thức, kế hoạch, ý tưởng, và Đức Chúa Trời có cách thức, kế hoạch, ý tưởng của Ngài.
Hãy đoán xem kế hoạch của ai sẽ hơn nào? Xachari có được lại giọng nói khi Giăng Báptít ra đời. Mọi chi tiết vào đúng vị trí, bao gồm chuyến đi qua Aicập ngay phút sau cùng, mọi sự đều làm ứng nghiệm lời tiên tri xa xưa.
Đức Chúa Trời vốn biết rõ những gì Ngài sẽ làm, thậm chí khi các chi tiết của cuộc sống dường như chẳng có ý nghĩa chi hết. Ngài vận hành qua nhiều thế kỷ để lập ra ý định Ngài trên đất. Chỉ vì chúng ta không nhìn thấy việc ấy rơi vào ngày thứ Ba lúc 6:37 sáng không có nghĩa là việc ấy không có ở đó. Chỉ vì chúng ta không nhìn thấy nó mà thôi. Là thế đấy.
Lạy Cha Thánh, xin giúp chúng con biết tin cậy Ngài thậm chí khi chúng con không thể hiểu nổi kế hoạch của Ngài. Amen.
#15 – Êlisabết: Mẹ Của Người Tiền Khu
“Không! phải đặt tên con là Giăng” (Luca 1:60).
Câu nói ấy làm cho bạn hữu của họ phải kinh ngạc. Không một ai trong gia đình của họ được đặt tên là Giăng cả. Ai nấy đều cho con trẻ có được bằng phép lạ nầy sẽ mang lấy tên của cha nó. Trong thời buổi của chúng ta, chúng ta sẽ gọi là Xachari Lớn và Xachari Nhỏ. Có thể là tên trước hoặc tên sau.
Nhưng Êlisabết nhận biết rõ hơn. Thiên sứ đã hoạch định từng chi tiết khi Ngài loan báo sự ra đời của đứa trẻ cho Xachari nhiều tháng trời trước đó:
Tên của nó phải là Giăng, nghĩa là: “Đức Giêhôva rất giàu ơn”. Đây là cái tên rất thích hợp vì Đức Chúa Trời quả thực đã giàu ơn cho đôi vợ chồng già nầy. Song còn có ý nghĩa hơn thế nữa. Đức Chúa Trời sắp sửa đổ ân điển của Ngài ra trên thế gian trong sự ra đời của Con Ngài. Và con của họ — đứa trẻ nầy có tên là Giăng — sẽ dọn đường cho sự đến của Chúa.
Ông được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời trước khi ra đời. Mọi sự về cơ nghiệp của ông sẽ nói: “Người nầy đứng riêng ra. Ông ấy không giống như phần còn lại của chúng ta”. Nhiều năm về sau, ông sẽ rao giảng và kêu gọi xứ sở phải ăn năn, và Ngài sẽ giáng trên ông “tâm thần và quyền phép của Êli” (Luca 1:17).
Êlisabết đã nhin thấy rồi những gì đã xảy ra cho chồng bà vì ông hồ nghi Đức Chúa Trời. Bà không muốn phạm cùng một sai lầm đó. Đức tin đứng trên Lời của Đức Chúa Trời thậm chí khi nhiều người khác không hiểu được. Trong trường hợp nầy, lối xóm đều biết rõ, nhưng lời khuyên của họ sẽ dẫn đến một hướng sai lầm.
Êlisabết đã khẳng định sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Xachari đã viết tên ấy lên một tấm bảng. Thình lình ông nói được trở lại.
Sợ hãi đến trên người nào nghe ông nói vì họ biết rõ Đức Chúa Trời đã cất đi giọng nói của ông rồi đột nhiên ban nó trở lại. Không có gì lạ lùng khi họ hỏi: “Vậy thì đứa trẻ nầy sẽ ra thể nào?” Ngay cả người hàng xóm cũng có thể nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời đã ở trên đời sống của ông.
Khi chúng ta dám tin cậy Đức Chúa Trời, nhiều người khác sẽ không hiểu được. Mạo hiểm trong đức tin có nghĩa là bước đi dưới những mạnh lịnh đã đóng ấn, bây giờ vâng theo rồi sau đó sẽ hiểu.
Lạy Chúa Jêsus, xin mở mắt con để nhìn xem Ngài, xin mở tai con để lắng nghe Ngài, xin mở lòng con để bước theo bất cứ nơi nào Ngài hướng dẫn. Amen.
#16 – (Còn tiếp) Xin đón xem

Comments

Loạt Bài: “Các Khuôn Mặt Xoay Quanh Chiếc Máng Cỏ” — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *