HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-Các Dấu Hiệu Rao Giảng Theo KT – ICôr.2:1-5
(Loạt Bài Học I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI)
Các dấu hiệu rao giảng theo Kinh Thánh
1 Côrinhtô 2.1-5
Tôi đem những tin tốt và tin xấu cho quí vị sáng nay. Quí vị muốn nghe tin nào trước? Không thành vấn đề, phải không? Tôi sẽ nói cho quí vị biết những tin tốt trước. Những tin tức tốt lành, ấy là có nhiều sự rao giảng đang diễn ra trên thế giới hôm nay. Ngày nay khắp nơi trên thế giới có nhiều người đang đứng làm chứng cho người ta biết về Đức Chúa Trời. Còn bây giờ là tin xấu đây. Phần nhiều sự rao giảng đó không phải là rao giảng theo Kinh Thánh. Tôi không có ý nói họ không sử dụng Kinh Thánh. Tôi không có ý nói họ không trưng dẫn các câu Kinh Thánh. Tôi muốn nói sự rao giảng đó nói nhiều về con người hơn là Đức Chúa Trời. Thậm chí trong nhà thờ Tin lành, phần lớn sự rao giảng thuộc loại tôi muốn nói là “bài giảng giống như cái giá áo” vậy. “Bài giảng giống như cái giá áo” là khi nhà truyền đạo có một ý tưởng ông ta muốn nói tới, rồi tìm kiếm một phân đoạn Kinh Thánh móc đề tài mình vào đó. Có thể ông ta đọc từ Kinh Thánh, nhưng ông ta rao giảng ý tưởng của mình mà chẳng phiền tìm cách hiểu rõ và giải thích phân đoạn mà ông ta đã đọc. Có một sự khác biệt rất lớn trong sự giảng dạy Kinh Thánh và cách sử dụng Kinh Thánh làm một bệ phóng để đưa ra tính cách đáng tin cho những ý tưởng riêng của chúng ta.
Cách rao giảng như thế rất nguy hiểm vì nó dễ dẫn tới chỗ xử lý tồi tiểu đoạn Kinh Thánh rồi làm cho sự dạy giả dối dấy lên. Từ lâu tôi đã học biết rằng một câu gốc mà thiếu văn mạch chỉ là một cái cớ mà thôi. Nói cách khác, rao giảng một tiểu đoạn Kinh Thánh mà không có việc gắn nó với phần còn lại của Kinh Thánh chỉ là rao giảng các ý tưởng riêng của mình thôi. Bạn có biết, nếu không có văn mạch, tôi có thể sử dụng Kinh Thánh để chứng minh rằng bạn sẽ không bao giờ đốn hạ được cây kia đâu. Cho phép tôi chỉ cho bạn thấy. Trong Mathiơ 19.6, Chúa Jêsus phán: “Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp!” Đức Chúa Trời đã hiệp cây cối lại với nhau, có phải không? Vì lẽ đó, nếu bạn đốn hạ một cây kia, bạn đang phân rẽ những điều mà Đức Chúa Trời đang phối hiệp. Vì vậy, đốn hạ cây cối là tội lỗi, có phải không? Bạn nói: Tất nhiên là không rồi. Nếu ông chỉ xem phân đoạn Kinh Thánh từ đó ông đưa ra câu nói nầy, ông sẽ thấy rằng Chúa Jêsus đang nói tới hôn nhân. Khi Đức Chúa Trời hiệp người nam với người nữ trong hôn nhân, loài người chớ nên phân rẽ họ. Bạn nói đúng lắm! Hãy xem một sự khác biệt mà công tác giảng dạy Kinh Thánh theo văn mạch đang tạo ra!
Vậy thì giảng dạy theo Kinh Thánh là gì nào? Nếu có ai đó yêu cầu bạn định nghĩa sự giảng dạy theo Kinh Thánh, bạn sẽ trả lời sao? Tôi luôn thích cách mô tả nầy: giảng dạy theo Kinh Thánh là người của Đức Chúa Trời lo công bố ra Lời của Đức Chúa Trời cho dân sự của Đức Chúa Trời bằng quyền phép của Thánh Linh Đức Chúa Trời. John Stott lưu ý rằng công việc của một nhà truyền đạo là phải đứng giữa hai thế giới, thế giới xác thịt mà chúng ta có thể nhìn thấy và lãnh vực thuộc linh mà chúng ta không thể nom thấy được. Ông nói rằng nhà truyền đạo là cây cầu bắt giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài.
Giảng dạy theo Kinh Thánh là một phần việc rất khó. Nó đòi hỏi nhiều giờ nghiên cứu, tìm tòi tỉ mỉ. Nó đòi hỏi sự chú ý kỹ càng từng chi tiết một. Nó đòi hỏi sự cầu nguyện. Thực vậy, phần lớn thời gian khi tôi đứng trước mặt quí vị, tôi đã học hỏi nhiều hơn là tôi có thì giờ để chia sẻ. Tôi đã bắt đầu với phần giải thích nầy về công tác rao giảng theo Kinh Thánh vì đây chính xác là những gì Phaolô đang viết về phân đoạn Kinh Thánh gốc hôm nay. Ông nhắc cho người thành Côrinhtô nhớ rằng khi ông đến tại thành phố của họ, ông đã đến rao giảng cho anh em biết chứng cớ của Đức Chúa Trời. Chứng cớ ra từ chữ Hy lạp marturion từ đó chúng ta với có từ ngữ “martyr” (tuận đạo). Nó có nghĩa là “làm chứng”. Một người tuận đạo bị giết vì sự làm chứng của mình. Từ ngữ cũng được sử dụng theo một ý nghĩa của luật pháp. Mới đây, tôi có mặt trong bồi thẩm đoàn và đã nghe những người làm chứng đưa ra lời chứng của họ. Một người làm chứng phải thề rằng không suy đoán về những gì đã xảy ra. Thay vì thế, người nầy phải nói chính xác những gì mình biết là thực chớ không phải chỉ cho bồi thẩm đoàn biết các sự kiện của vụ xét xử. Phaolô không đến tại thành Côrinhtô để chia sẻ các ý tưởng riêng hay suy đoán của ông mà phải cung ứng cho thành phố ngoại giáo ấy các sự thực của Tin lành: sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi và ân điển của Ngài ban cho qua Đức Chúa Jêsus Christ.
Thực vậy, tôi nghĩ thật là khích lệ khi ôn lại sự đến của Phaolô tại thành Côrinhtô từ Công vụ Các Sứ đồ 18. Trong phần nghiên cứu mới đây qua sách Công vụ Các Sứ đồ, chúng ta đã học biết thể nào Phaolô đã bị các nhà triết học ở thành A-then chối bỏ khi ông phát ra bài giảng tráng lệ trên đồi Mars. Ông rời thành A-then đến tại thành Côrinhtô và thấy một thành phố đầy dẫy với sự suy đồi và tục tỉu. Không cứ cách nào đó, dường như ông ngã lòng và thất vọng khi ông đến đấy lần đầu tiên. Tuy nhiên, Chúa phán cùng ông trong các câu 9-10: “Đừng sợ chi; song hãy nói và chớ làm thinh; ta ở cùng ngươi, chẳng ai tra tay trên ngươi đặng làm hại đâu; vì ta có nhiều người trong thành nầy”. Vì thế, trong sự vâng theo mạng lịnh của Chúa, Phaolô đi thẳng vào thành Côrinhtô: rao giảng sự chứng cớ của Đức Chúa Trời. Đấy là mục tiêu tối hậu, mục đích của ông. Đó là mục đích của tôi khi tôi đến tại Amarillo cách đây gần 13 năm. Điều nầy vẫn còn là mục đích của tôi ngày nay. Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, tôi sẽ tiếp tục rao giảng sự chứng cớcủa Ngài bao lâu Ngài còn cho tôi thở. Vai trò đầu tiên và cao nhất của tôi, một Mục sư là phải giảng dạy Kinh Thánh. Mọi thứ khác là phụ thuộc.
Có thể bạn đang suy nghĩ: Tại sao tôi phải lắng nghe bài giảng nầy? Tại sao phân đoạn Kinh Thánh nầy phải được giảng cho tôi? Tôi không phải là một nhà truyền đạo. Bài giảng ấy không áp dụng cho tôi được. Cho phép tôi cung ứng cho bạn ba lý do tại sao bạn cần đến sứ điệp nầy: Thứ nhứt, mỗi tín hữu phải học biết phân biện sự giảng dạy theo Kinh Thánh. Bạn biết làm thế nào để nhận ra trái cây, rau cải, và thịt ngon trong siêu thị. Bạn biết làm thế nào để nhận ra sự mặc cả giá bán buôn trong cửa hàng. Nếu bạn không thể phân biện sự giảng dạy theo Kinh Thánh, bạn sẽ bị dẫn vào sự sai lầm bởi người muốn đưa những ý tưởng riêng mà họ cưu mang thay vì Lời không sai trật, không thay đổi của Đức Chúa Trời. Thứ hai, phần nhiều người trong quí vị đang hay sẽ trở thành giáo sư dạy Kinh Thánh. Mặc dầu bạn không thể trở thành Mục sư chủ toạ Hội Thánh, bạn có cùng một trách nhiệm trong vai trò Mục sư khi bạn đứng trước mặt nhiều người khác với Lời của Đức Chúa Trời.
• Thứ ba. Mục sư chủ toạ của bạn đang cần bài giảng nầy hơn ai hết. Bạn phải nắm lấy chơn mình đưa vào ngọn lửa. Bạn phải biết chắc những gì tôi đang giảng là lẽ thật chớ chẳng phải ý tưởng riêng của tôi đâu. Tôi cần sứ điệp nầy vì nó nhắc cho tôi nhớ đến phần việc lớn lao là phải giữ cho Lời của Đức Chúa Trời sao cho đúng đắn và phân phát Lời ấy sao cho ngay thẳng. Làm ơn cầu nguyện cho tôi nhé. Tôi luôn cần sự cầu nguyện đó. Năm câu đầu nầy trong I Côrinhtô 2 cung ứng cho chúng ta ít nhất 6 dấu hiệu về sự giảng dạy theo Kinh Thánh.
I. Giảng dạy theo Kinh Thánh không phải là khẩu tài (câu 1).
Phaolô nói trong câu 1: “Hỡi anh em, về phần tôi, khi tôi đến cùng anh em, chẳng dùng lời cao xa hay là khôn sáng mà rao giảng cho anh em biết chứng cớ của Đức Chúa Trời”. Phaolô đã biết có nhiều triết gia tại thành A-then. Chắc chắn ông không đến tại thành Côrinhtô để phun ra các thứ triết lý mà chi. Ông đến chẳng dùng lời cao xa hay là khôn sáng. Bản Kinh Thánh NIV dịch mệnh đề nầy: tài hùng ibện hay sự khôn ngoan siêu việt. Sát nghĩa, đây là lời lẽ và sự khôn ngoan “cao tột”. Ông không tìm cách gây ấn tượng với họ bằng khả năng khẩu tài hoặc các tư tưởng quan trọng trổi hơn sự suy tưởng của họ.
Thay vì thế, ông đến đểrao giảng sự chứng cớ của Đức Chúa Trời. Về sau ông viết trong II Côrinhtô 4.2: “nhưng chúng tôi từ bỏ mọi điều hổ thẹn giấu kín. Chúng tôi chẳng theo sự dối gạt, và chẳng giả mạo lời Đức Chúa Trời, nhưng trước mặt Đức Chúa Trời chúng tôi tỏ bày lẽ thật, khiến lương tâm mọi người cho chúng tôi là đáng chuộng”. Ông không ước ao phải gây ấn tượng với họ về ông, mà họ phải có ấn tượng nơi Đấng Christ kìa. Mục đích của ông đã đạt được. Ông muốn chia sẻ sự làm chứng, chứng cớ của Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, có người đang tìm cách làm cho chúng ta phải quáng mắt với mọi khả năng hùng biện của họ. Phaolô đã viết trong I Timôthê 4.1: “Vả, Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ”. Đấy là lý do tại sao trong câu 13, ông nói với Timôthê: “Hãy chăm chỉ đọc sách, khuyên bảo, dạy dỗ, cho đến chừng ta đến”. Timôthê cần phải đọc Lời của Đức Chúa Trời cách công khai và rồi khuyên dỗ dân sự về đạo thật. Về sau, trong II Timôthê 4.1-3 Phaolô viết: “Ta ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhân sự đến của Ngài và nước Ngài mà răn bảo con rằng: hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi. Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư xung quanh mình”.
Vị sứ đồ muốn Mục sư trẻ tuổi nầy phải hiểu rằng sự rao giảng Lời Đức Chúa Trời của ông là quan trọng nhất. Ông cần phải nhớ rằng ông đã đứng trước mặt Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng sẽ trở thành quan án của ông. Như một kết quả, ông luôn luôngiảng Đạo chớ không giảng những tư tưởng và ý riêng của ông. Ông phải luôn luôn sẵn sàng bất luận gặp thời hay không gặp thời. Khi ông làm việc qua Kinh Thánh, ông cần phải “đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi”. Ông không được nhút nhát mà phải dạn dĩ khi ông công bố Lời lành của Đức Chúa Trời. Ông cần phải nhớ rằng sẽ có nhiều người không chịu nghe đạo lành mà vì họ “ham nghe những lời êm tai”“nhóm họp các giáo sư xung quanh mình” là kẻ sẽ nói những gì họ muốn nghe.
Trong mùa chính trị tranh cãi về bầu cử Tổng thống nầy, chúng ta nghe nhiều thứ lắm. Đấy là nhiều thứ mà Phaolô đang luận lẽ ở đây. Ông không nhắm vào kiểu cách. Ông không chú vào dáng dấp bề ngoài. Ông không ra sức sao cho khôn khéo, lanh lợi hay lôi cuốn. Đúng hơn, ông cung ứng cho khán thính giả lẽ thật trọng yếu của Tin lành.
Mặt khác, chúng ta đang sống trong thời buổi giảng dạy rất quan trọng. Có nhiều nhà truyền đạt rất hay trên đài phát thanh Cơ đốc. Tôi phải nhìn nhận rằng không cứ cách nào đó cái điều đáng lo là khi biết có nhiều người trong số quí vị đã nghe những nhà truyền đạo như David Jeremiah, Joe Stowell, Chuck Swindoll hay John MacArthur lại đến nghe tôi giảng vào ngày Chúa nhựt. Chẳng có gì sai với khẩu tài cả. Bất cứ nhà truyền đạo nào cũng có thể giảng tốt hơn. Tuy nhiên, giảng dạy theo Kinh Thánh luôn luôn là nói về CHẤT LƯỢNG chớ không nói về KIỂU CÁCH.
II. Giảng dạy theo Kinh Thánh không phải là giảng từng phần (câu 2a).
Trong câu 2 Phaolô nói: “Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự”. Tôi muốn chốt lại trong một phút về mệnh đề đó: Tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác…. Ông đã đoán định hay đã kiên quyết với quyết định không sai lạc bởi các tư tưởng của thế gian.
Khi chúng ta nhóm lại tại chỗ nầy trong vai trò Hội Thánh của Đức Chúa Trời, chúng ta không có mặt ở đây để bàn bạc về các khám phá khoa học, những tìm tòi của khoa khảo cổ, những tiến bộ về khoa tâm lý học hay những kỷ thuật về tư vấn. Chúng ta có mặt ở đây để lắng nghe từ Đức Chúa Trời giống như Ngài đang phán cùng chúng ta qua Lời của Ngài. Khi tôi nói giảng dạy theo Kinh Thánh không phải là giảng từng phần, tôi muốn nói giảng như thế không làm cho người ta phải xao lãng. Giảng như thế đụng chạm hết thảy chúng ta. Giảng dạy theo Kinh Thánh thì giống như băm thớt vậy. Bạn múa cây búa mau lẹ và chặt từng lát rơi xuống. Tôi nghĩ rằng đấy chính xác là điều mà Phaolô muốn nói khi ông phát biểu: Tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác…”.
Trải qua thời gian, một vị Mục sư học biết nhiều về dân sự của mình. Ông quan hệ gần gũi với họ. Ông biết rõ về đời sống và gia đình của họ. Ông học biết yêu mến họ và họ yêu mến ông. Giống như tuần nầy, một trong các thuộc viên của chúng tôi đến từ một tiểu bang ở phía Bắc yêu cầu tôi hiến máu cho cuộc phẩu thuật sắp tới của bà ta. Tôi nói với vị thư ký, là Charla: Bây giờ họ muốn cả máu của tôi kìa. Sau đó tôi nói với phụ nữ nầy: Bà muốn một ít máu tốt ở Texas tuôn chảy trong những cái mạch Yankee của bà sao!
Rất quan trọng, vì một vị Mục sư biết rõ dân sự của mình, biết như thế rất dễ cho ông tránh né những đề tài khiến cho họ phải bất an. Những nhà làm chính trị là hạng chuyên gia lẫn tránh những vấn đề khó khăn và một số Mục sư đang sử dụng đấu pháp của họ. Giảng dạy theo Kinh Thánh không tỏ ra một phần nào riêng tư cả. Đấy là một trong những lý do tôi giảng dạy từng câu một suốt cả Kinh Thánh. Bạn biết tôi đang giảng ở chỗ nào hết tuần nầy qua tuần khác. Bạn biết tôi không thể tránh né những đề tài cụ thể khi chúng phát sinh, mà phải xử lý với chúng theo Kinh Thánh.
III. Giảng dạy theo Kinh Thánh tựu trung vào thập tự giá (câu 2b).
Hãy xem lại câu 2 một lần nữa: “Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự”. Sự rao giảng của Phaolô luôn luôn tựu trung vào Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá. Phaolô là một nhà truyền giáo số một. Nhiều người không thể được cứu trừ phi chúng ta chỉ cho họ thấy thập tự giá. Phaolô bước vào nhà hội Do thái và khu chợ của dân Ngoại để thuật đi thuật lại thể nào Đức Chúa Trời xử lý tội lỗi của chúng ta qua thập tự giá.
Phaolô không nói rằng ông chỉ rao giảng các sứ điệp truyền giảng. Ông nói với các trưởng lão thành Êphêsô trong Công vụ Các Sứ đồ 20.27: “Vì tôi không trễ nải một chút nào để tỏ ra cho biết hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời”. Ông cung ứng cho họ toàn bộ sự việc. Ông không chừa lại chút gì. Công vụ Các Sứ đồ 18.11 mô tả chức vụ của Phaolô tại thành Côrinhtô. Ở đây chép: “Phao-lô ở lại đó một năm sáu tháng, dạy đạo Đức Chúa Trời trong đám họ”.
Cách đây nhiều năm, Deb và tôi có mặt trong một nhà thờ, ở đó vị Mục sư chỉ giảng các sứ điệp truyền giảng. Chúng tôi đã học biết được rằng một Hội Thánh chỉ nghe làm sao để được cứu hết Chúa nhựt nầy đến Chúa nhựt khác, Hội Thánh ấy sẽ trở thành suy dinh dưỡng về mặt thuộc linh và cứ mãi non nớt. Chẳng có gì phải nghi ngờ là Phaolô đã dạy dỗ người thành Côrinhtô về một danh mục đầy những đề tài theo Kinh Thánh. Tuy nhiên, với từng bài giảng, từng bài học ông luôn luôn đưa họ trở lại với thập tự giá. Thực vậy, sự hy sinh của Đấng Christ trên thập tự giá là lẽ đạo của toàn bộ Kinh Thánh. Giảng dạy theo Kinh Thánh có thể bắt đầu với bất cứ câu gốc nào, nhưng luôn luôn tạo thành một đường thẳng trực tuyến đến với thập tự giá.
Hãy xem lại 1.18. Ở đây chép: “Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời”. Chúng ta có toàn bộ mưu luận của Đức Chúa Trời để giảng dạy. Nếu Chúa cho phép tôi sống, tôi muốn giảng dạy mọi thứ trong Kinh Thánh hay nhiều như tôi có thể. Tuy nhiên, bất luận chúng ta khởi sự ở đâu chúng ta luôn luôn kết thúc tại thập tự giá.
IV. Giảng dạy theo Kinh Thánh được thực hiện bằng sự khiêm nhường (câu 3).
Trong câu 3 Phaolô nói: “Chính tôi đã ở giữa anh em, bộ yếu đuối, sợ hãi, run rẩy lắm”. 1.18 chép tin lành là quyền phép của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Phaolô muốn người thành Côrinhtô phải hiểu rằng sự rao giảng của ông không được thực hiện theo năng lực cá nhân của chính ông. Mà ngược lại, khi lần đầu tiên ông gặp họ mọi sự ông đã cảm nhận là yếu đuối, “sợ hãi”run rẩy.
Thật là khó cho chúng ta khi nhìn thấy Phaolô vị sứ đồ mạnh mẽ theo cách ấy, nhưng Công vụ Các Sứ đồ 18 chỉ ra điều nầy. Phaolô đã bị đánh đòn và bị bắt bỏ tù tại thành Philíp. Ông đã chạy ra khỏi thành Têsalônica và Bêrê. Kế đó ở A-then ông đã bị chế nhạo và sĩ nhục trên đồi Mars. Khi ông đến tại thành Côrinhtô, ông bị phủ lút với nền văn hoá tội lỗi. Côrinhtô là một “thành tội lỗi” trong thế giới cổ. “Thử bất cứ điều chi” là phương châm của thành phố nầy. Ăn ở như một người Côrinhtô có nghĩa là phải sống đồi bại về mặt đạo đức. Bạn có thể nhìn thấy thể nào nhiều tháng trời chối bỏ gắn liền với loại môi trường tệ hại nhất sẽ có một tác dụng gây chán nãn trên bất cứ ai.
Mặc dù có một vài người trở lại đạo, dường như là Phaolô đã cảm thấy yếu đuối và sợ hãi. Tôi nói, vì cớ sứ điệp riêng mà Chúa đã ban cho ông. Tôi đã trưng dẫn rồi điều nầy trong phần giới thiệu nhưng chúng ta hãy xem lại phần ấy một lần nữa. Chúa phán: “Đừng sợ chi; song hãy nói và chớ làm thinh; ta ở cùng ngươi, chẳng ai tra tay trên ngươi đặng làm hại đâu; vì ta có nhiều người trong thành nầy” (Công vụ Các Sứ đồ 18.9-10). Tại sao Chúa bảo ông đừng sợ hãi thấ mà ông lại sợ hãi? Tại sao Ngài bảo ông đừng giữ im lặng trừ phi ông bị cám dỗ phải giữ im lặng?
Tại sao Ngài nhắc cho Phaolô nhớ rằng Ngài đã ở với ông trừ phi Phaolô bị cám dỗ phải nghĩ tới chỗ ông đã bị bỏ rơi? Tại sao Ngài bảo Phaolô rằng không một ai sẽ tấn công ông trừ phi Phaolô e sợ một cuộc tấn công như thế? Tại sao Ngài bảo Phaolô biết Ngài đã có nhiều người sẽ được cứu trong thành ấy trừ phi Phaolô e sợ có ít người sẽ được cứu?
Đấy là mục đích. Phaolô đã yếu đuối và sợ hãi và thậm chí còn run rẩy trong thành Côrinhtô. Tuy nhiên, dù có sự yếu đuối của con người ông, Đức Chúa Trời đã sử dụng ông để ban ra tin lành cho nhiều người và để thiết lập Hội Thánh địa phương đó. Về sau, trong thơ II Côrinhtô, Phaolô đã trau chuốt nhiều về vấn đề nầy. Ông nói rằng Chúa đã phán cùng ông: “Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối” (12.9). Phaolô đã tự mình kết luận: “vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ” (câu 10). Phaolô muốn người thành Côrinhtô phải suy nghĩ lại chỗ họ gặp ông lần đầu tiên. Ông không có ấn tượng gì lắm. Ông không phải là diễn giả giống như A-bô-lô đâu. Ông thấp người, lưng còng, và được đánh dấu bằng những cái sẹo. Nhìn ông chẳng bắt mắt. Chắc chắn ông không giống như hay nghe như một người mà bạn muốn người ấy là Mục sư của mình đâu. Trên hết mọi sự nầy, ông đang xử lý với sự ngã lòng và thất vọng của mình. Thế mà sứ điệp đã xuất phát từ Phaolô. Nhiều người đã được cứu. Hội Thánh được thành lập. Mục đích, ấy là dù yếu đuối, sợ hãirun rẩy công việc của Đức Chúa Trời đã được thành.
Tôi cứ giữ mãi việc đóng cây đinh nầy nhưng tôi hy vọng xoáy nó vào trong tấm lòng của bạn. Quyền phép nằm trong sứ điệp, chớ không nằm trong sứ giả. Đấy là lý do tại sao bất cứ ai cũng có thể làm chứng về Tin Lành. Bạn không phải hùng biện. Bạn không phải có tất cả những câu trả lời. Bạn chỉ phải bằng lòng nói về Tin lành thôi. Quyền phép cứu rỗi nằm trong chính Tin Lành ấy!
Giảng dạy theo Kinh Thánh là hạ mình xuống nơi nhà truyền đạo. Tôi vật vã với những sự yếu đuối của tôi. Khi tôi lớn tuổi hơn, dường như tôi càng vật vã hơn. Có lẽ càng lớn tuổi hơn tôi nhìn biết mình yếu đuối thêm. Tuy nhiên, phần việc của tôi làm phải đem Lời của Đức Chúa Trời đến với dân sự của Đức Chúa Trời. Công việc nầy phủ lút. Có nhiều lần công việc nầy nhiều hơn tôi có thể gánh vác. Trách nhiệm của gánh nặng nầy có thể bị bóp nát. Tôi phải chia Ngôi Lời ra vì bạn cần phải nghe Lời ấy và tôi phải biết rõ chính mình Chúa đang lắng nghe những gì tôi nói! Có khi tôi hỏi Đức Chúa Trời sao Ngài lại chọn tôi cho phần việc nầy. Vì vậy chúng ta thực sự tham gia vào vào việc giảng dạy theo Kinh Thánh chẳng với một điều gì khác ngoài tấm lòng khiêm nhường.
V. Giảng dạy theo Kinh Thánh là một hiện tượng thuộc linh (câu 4).
Phaolô tiếp tục tư tưởng nầy trong câu 4: “Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan, nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép”. Giảng dạy theo Kinh Thánh không phải bằng “bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan” con người. Giảng dạy không phải là một bài tập cho sự hùng biện của con người. Giảng dạy không phải là thêu dệt tôn giáo bậc thầy. Giảng dạy không phải là làm cho Kinh Thánh có thể chấp nhận được. Mà đúng hơn, giảng dạy là một hành động thuộc linh trong đó Đức Thánh Linh thuyết phục tấm lòng của người nghe.
Vào đầu thế kỷ 19, một làn sóng cơn sốt tôn giáo lan khắp xứ sở non nớt của chúng ta. Phát sinh từ Cơn Tỉnh Thức Quan Trọng Thứ Nhì [Second Great Awakening], một nhà truyền đạo xuất thân từ luật sư có tên là Charles Grandison Finney đã nổi bật lên là nhà truyền giáo. Ông đã làm một việc mà không có ai trong lịch sử Hội Thánh đã làm trước đó ở một cấp độ lớn. Ông đã vứt bỏ những lẽ đạo chính thống của Cơ đốc giáo rồi kêu gọi dân sự bước vào một cấp độ tình cảm. Ông mở đường cho hệ thống mời gọi ở cuối buổi thờ phượng của ông. Hàng ngàn và hàng ngàn người đã đáp ứng với lời lẽ có sức thuyết phục của ông. Ông đã viết trong quyển tự truyện của mình: Tôi thường làm công cụ trong việc đưa những Cơ đốc nhân đến với sự thuyết phục lớn lao, và trong một tình trạng ăn năn và đức tin tạm thời . . . . [Nhưng] thiếu sót trong việc thúc giục họ đạt tới một điểm mà ở đó họ sẽ làm quen với Đấng Christ như ở trong Ngài, tất nhiên không bao lâu sau đó họ lại sụp vào tình trạng trước đó của họ “.
Một trong những người đồng thời của Finney đã viết câu nầy: Trong mười năm, hàng trăm, có lẽ là hàng ngàn người, hàng năm đã được báo cáo trở lại đạo với cả hai tay; nhưng giờ đây phải nhìn nhận rằng những người trở lại đạo thực rất ít. Chính [Finney] tuyên bố rằng ‘phần lớn họ là một sự nhục nhã cho tôn giáo’”.
Mục đích, ấy là “lời lẽ rất thuyết phục” của Finney về mặt cảm tính đã mang lại những kết quả nhất thời chẳng có năng lực lâu dài. Không may cho ảnh hưởng của Finney. Thậm chí ngày nay gần 200 năm sau chức vụ của ông, Hội Thánh vẫn còn bị ảnh hưởng các phương pháp của Finney. Phong trào “người tìm kiếm ảnh hưởng” hiện đại chỉ là một chương thêm vào quyển tự truyện của Finney mà thôi. Tại sao tôi phải nói cho bạn biết về Finney? Vì ông đang đứng nghịch lại với Phaolô là người từ chối không sử dụng cách thuyết phục cảm tính để đưa người ta đến với Đấng Christ. Đúng hơn, ông tin rằng tin lành là một hiện tượng thuộc linh, “tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép”.
Đức Chúa Trời đang làm một việc lạ lùng, thậm chí bằng phép lạ trong sự kiện giảng dạy. Ngài lấy Kinh Thánh cổ xưa, đổ nó vào lý trí của nhà truyền đạo, rồi xổ nó ra từ miệng của nhà truyền đạo vào hàng trăm tấm lòng với hành trăm nhu cần khác nhau và làm thoả mãn từng cái một trong số đó.
Kent Hughes nói giảng dạy là một sự kết hợp của logos (Đạo), nét đặc biệt (bổn tánh hay tính ngay thẳng của nhà truyền đạo) và cảm hứng (tình cảm và thái độ tin quyết của nhà truyền đạo). Khi có ba yếu tố nầy, Đức Chúa Trời đầy dẫy cánh buồm của chúng ta. Điều nầy rất khó giải thích nếu bạn chưa từng kinh nghiệm nó, nhưng có nhiều lần khi tôi đang giảng dạy thì Đức Thánh Linh cảm động tôi. Sự thể ấy gần giống như tôi đang lắng nghe những gì cần nên nói vậy. Phần nghiên cứu đã được thực hiện. Mọi chú thích của tôi đang ở trước mặt tôi. Kinh Thánh đang mở ra. Tuy nhiên, Thánh Linh của Đức Chúa Trời trong một phương thức khó giải thích đã hiệp mọi sự lại với nhau và ngọn gió của Ngài đầy dẫy cánh buồm của chúng ta.
VI. Giảng dạy theo Kinh Thánh luôn luôn chỉ con người ra cho Đức Chúa Trời (câu 5).
Đây là phần thử nghiệm. Tôi muốn thấy không biết bạn có lắng nghe bốn tuần vừa qua hay không!?! Đâu là tội lỗi trong Hội Thánh Côrinhtô liên đới tới mọi nan đề của họ? Quí vị có nhớ không? Tội lỗi của họ là sự kiêu ngạo. Họ kiêu ngạo khi kết nối với những nhà truyền đạo và các giáo sư dạy Kinh Thánh. Họ kiêu ngạo về sự thoả thích luận lý đa dạng của họ. Tuy nhiên, Phaolô đang chỉ cho họ thấy trong câu 5 rằng chẳng có chỗ cho sự kiêu ngạo trong việc giảng dạy Lời của Đức Chúa Trời. Mục đích tổng quát trong công tác giảng dạy theo Kinh Thánh là: “hầu cho anh em chớ lập đức tin mình trên sự khôn ngoan loài người, bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời”.
Phaolô không làm cho họ sững sờ với năng lực khẩu tài. Ông không làm cho họ phải ngứa tai với lời lẽ chính xác về mặt chính trị. Ngược lại, ông đã rao giảng Đấng Christ và Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá”, đặt trước mặt họ vầng đá vấp váp thập tự giá. Dù ông yếu đuối, sợ hãi và run rẩy, ông không sử dụng lời lẽ rất thuyết phục của khôn ngoan con người. Ngược lại, Phaolô đã cung ứng cho họ Lời của Đức Chúa Trời và tin cậy nơi Đức Thánh Linh làm việc mà Ngài có thể làm.
Tại sao vậy? Đâu là mục đích? Tôi đang nói với một người tuần nầy về một số khuynh hướng trong các Hội Thánh. Nếu chúng ta muốn nhà thờ chúng ta đầy ắp người và có những buổi thờ phượng đông đảo, chúng ta có thể làm như thế. Chúng ta sẽ nghiên cứu cộng đồng rồi tìm ra nhóm nào có tài trong những giới hạn về âm nhạc, kết cấu, tổ chức, thẩm mỹ, và giải trí. Tiếp đến chúng ta sẽ gây dựng Hội Thánh của mình quanh việc làm thoả mãn loại thưởng thức thói hưởng thụ của họ. Chúng ta sẽ đề ra một dự thảo ngân sách lớn về tiếp thị cho việc giảng đạo và để ý người ta đổ đến. Bao lâu chúng ta tiếp tục làm thoả mãn những đòi hỏi hưởng thụ của họ, chúng ta sẽ tiếp tục có đông người. Nhưng đâu là mục đích của việc có đông người nếu họ chưa được tin lành chân chính chạm đến. Đâu là khác biệt lúc nhà thờ đầy ắp người một khi họ chưa thực sự là trở lại đạo? Câu trả lời, sự thể ấy không tạo ra một sự khác biệt nào hết.
Hãy nghe, giảng dạy theo Kinh Thánh chưa bao giờ là tiếp thị cho số đông người. Trong 2.000 năm lịch sử Hội Thánh, có nhiều người đứng sau bục giảng thánh với quyển Sách của Đức Chúa Trời trong tay họ vì một mục đích và chỉ có một mục đích mà thôi, ấy là đức tin của người ta không đặt trên sự khôn ngoan loài người, bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời.
Tôi không muốn người ta để lại suy nghĩ về Hội Thánh của chúng ta: Wow, đúng là buổi thờ phượng có ấn tượng. Tôi muốn họ để lại câu nói: Đức Chúa Trời đã thay đổi tôi trong buổi thờ phượng đó. Chỉ có hiện tượng thiên thượng của việc giảng dạy theo Kinh Thánh lấy thập tự giá làm trung tâm, mặc lấy quyền phép của Đức Thánh Linh mới có thể đạt được sự ấy.

Comments

BH-Các Dấu Hiệu Rao Giảng Theo KT – ICôr.2:1-5 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *