HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-“Tìm Hiểu Tiệc Thánh” – 1Côr. 11:17-26
Tìm hiểu Tiệc Thánh
(Loạt bài: “I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI”)
I Côrinhtô 11.17-26
Khi Chúa Jêsus bắt đầu chức vụ, Ngài đã kêu gọi 12 môn đồ, họ sẽ trở thành những hạt nhân của Hội Thánh Ngài. Ông đã để ra hơn 3 năm với họ, đào tạo và sửa soạn họ để lãnh đạo Hội Thánh và đề ra những sự dạy cơ bản của Hội Thánh. Sau khi Chúa thăng thiên, Đức Thánh Linh giáng lâm trên Hội Thánh nhóm lại vào ngày Lễ Ngũ Tuần và mặc lấy quyền phép cho các môn đồ nầy để đem Tin Lành cho thế gian. Trong suốt chức vụ riêng tư của Chúa Jêsus với các môn đồ Ngài và trong những năm tháng hình thành Hội Thánh, Chúa đã ban ra huấn thị về hai lễ nghi mà chúng ta vẫn thực hành ngày nay. phép báptêm và Tiệc Thánh.
Phép báptêm luôn luôn là dấu hiệu bề ngoài của những tín đồ thật. Chính mình Chúa Jêsus đã khai mạc chức vụ riêng của Ngài bằng cách yêu cầu Giăng Báptít nhúng Ngài xuống nước của dòng sông Giôđanh. Mặc dù Chúa Jêsus không làm phép báptêm, các môn đồ của Ngài đã làm phép báptêm cho nhiều người (Giăng 4.2). Sự dạy của Ngài trong Sứ Mệnh Cao Cả: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ” (Mathiơ 28.19). Vì lẽ đó, khi người ta đặt đức tin của họ nơi Đấng Christ, chúng ta làm báptêm cho họ như một dấu hiệu bề ngoài về sự họ được cứu.
Chúa Jêsus đã thiết lập Tiệc Thánh như một lễ để tưởng niệm. Từ thời điểm Xuất Êdíptô, người Do thái đã tưởng niệm Lễ Vượt Qua. Điều nầy nhắc cho họ nhớ thể nào Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ sự chết đến Ai cập và vì họ đã bôi huyết của chiên con trên mày cửa của họ, thiên sứ bèn vượt qua họ. Thế rồi người ta ăn chiên con với rau đắng và bánh không men. Trên phòng cao, trong đêm Ngài bị nộp, Chúa Jêsus đã tưởng niệm Lễ Vượt Qua và Tiệc Thánh đầu tiên cùng với các môn đồ Ngài. Có nhiều điểm tương đồng giữa Lễ Vượt Qua và Tiệc Thánh. Chủ yếu lễ Vượt Qua tưởng niệm một sự giải cứu tạm thời ra khỏi vòng nô lệ dưới Giao Ước Cũ. Tiệc thánh tưởng niệm sự giải cứu thường trực ra khỏi vòng nô lệ cho tội lỗi dưới Giao Ước Mới.
Êphêsô 2.20 cho chúng ta biết rằng Hội Thánh được “dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà”. Các vị sứ đồ đã dạy cho Hội Thánh những gì Chúa Jêsus đã dạy cho họ, đặc biệt về những lễ báptêm và Tiệc thánh. Công Vụ các Sứ đồ 2.42 mô tả những sinh hoạt của Hội Thánh đầu tiên: “Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện”. Sự bẻ bánh dường như đề cập tới mối tương giao và họ phải tưởng niệm mối tương giao ấy gần như là hàng ngày.
Phaolô đã trung tín dạy dỗ cho các Hội Thánh dân Ngoại mà ông đã sáng lập về hai lễ nghi nầy. Trong chương 1.14-16, chúng ta học biết rằng mặc dù Phaolô theo cách riêng đã làm phép báptêm cho một số người trong vòng Hội Thánh địa phương nầy, hết thảy họ đều chịu phép báptêm. Trong phân đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay, ông thiết lập những điều mà ông đã dạy cho họ rồi về Tiệc Thánh và chỉnh đốn những sai lầm của họ.
Mối giao thông luôn luôn là quan trọng trong Hội Thánh của Chúa. Nhiều lần Kinh Thánh nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta cùng nhau là một dân. Một phần của mối giao thông đó luôn luôn là sự dự phần các bữa ăn chung, cùng nhau bẻ bánh. Các Hội Thánh đầu tiên đã phát triển truyền thống về một bữa ăn thông công đặc biệt mà họ gọi là bữa tiệc yêu thương. Những bữa tiệc nầy, không phải không giống như “bữa ăn tối có gì ăn nấy” đã tưởng niệm sự hiệp một, sự thống nhất của Hội Thánh. Ai nấy đem theo món gì mà họ thể đem tới. Có người đem rất nhiều món. Có người đem rất ít. Có người mang theo những đĩa thức ăn rất ngon. Có người đem đến thức ăn thông thường. Tuy nhiên, tại bàn tiệc, hết thảy họ đều là một. Những bữa tiệc yêu thương nầy đều kết thúc với sự chia sẻ. Tiệc yêu thương và Tiệc thánh cùng song hành với nhau.
Hãy dành một phút xem lại câu 2. Như Phaolô đã giới thiệu phần giáo huấn của ông về vai trò và cách ăn mặc của phụ nữ trong Hội Thánh, ông nói: “Tôi khen anh em vì hay nhớ đến tôi trong mọi dịp, và lấy lòng trung tín mà giữ những điều tôi đã dạy dỗ anh em”. Ông ngợi khen họ vì họ rất tỉ mỉ trong việc giữ lấy một số trong những điều dạy dỗ mà ông đã đề ra. Tuy nhiên, ngược lại câu 17 chép: “Trong khi tôi truyền lời cáo dụ nầy, chẳng phải khen anh em, vì sự nhóm lại của anh em không làm cho mình hay hơn mà làm cho mình dở hơn”. Mặc dù các chi thể trong Hội Thánh của họ rất đáng được ngợi khen, họ không thể hiện được dấu hiệu khi đến với Tiệc thánh, ông nói chẳng có gì hay hơn cả. Đối với tôi dường như Phaolô đang nói:Anh em chẳng có gì hay hơn khi dự Tiệc thánh như anh em hiện đang có trong lúc bây giờ. Khi chúng ta nếm trải phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta sẽ xem xét SỰ BÓP MÉO Tiệc Thánh bởi người thành Côrinhtô và MỤC ĐÍCH thật của Tiệc thánh do Chúa ban ra.
I. Sự bóp méo Tiệc Thánh (các câu 18-22).
A. ĐÃ CÓ SỰ CHIA RẼ TRONG HỘI THÁNH (các câu 18-19).
Câu 18 chép: “Trước hết, tôi nghe rằng khi anh em có sự nhóm họp Hội thánh, thì sanh ra sự phân rẽ; tôi cũng hơi tin điều đó”. Từ ngữ Hội Thánh ra từ chữ Hy lạp ekklesia. Ek có nghĩa là “ngoài”. Kaleo có nghĩa là “kêu gọi”. Vì vậy, sát nghĩa ekklesia có nghĩa là “kêu gọi ra ngoài” hay “những người được kêu gọi ra ngoài”. Theo ý nghĩa chung, Hội Thánh là những người được chọn của Đức Chúa Trời, được kêu ra từ mọi chi phái, mọi tiếng, mọi dân và mọi nước (Khải huyền 5.9). Tuy nhiên, ekklesia cũng được dùng để đề cập tới một hội chúng được kêu ra như hội đồng thành phố hay một hội chúng các tín đồ địa phương. Đấy là ý nghĩa mà Phaolô sử dụng từ ngữ trong đó. Ấy chẳng phải họ gắn bó với nhau TRONG một nhà thờ mà là một Hội Thánh. Cho nên đừng nghĩ về Hội Thánh giống như một địa điểm hay một tòa nhà, mà hãy nghĩ như một hội chúng dân sự được Đức Chúa Trời kêu gọi ra khỏi thế gian.
Vì vậy khi họ đến với nhau như một Hội Thánh, Phaolô nói: “Trước hết, tôi nghe rằng khi anh em có sự nhóm họp Hội thánh, thì sanh ra sự phân rẽ”. Từ ngữ nói tới sự phân rẽ ở đây là schismata như “sự phân ly”. Sát nghĩa, từ nầy có ý nói “xé ra hay chia cắt”. Người thành Côrinhtô đã xé rách sự thống nhất của Hội Thánh; họ đang chia cắt hội chúng thành những mảng nhỏ. Phaolô đã mô tả rồi rất chi tiết ở 1.10-17 và nhắc đến sự chia rẽ đó như một dấu chỉ ra tính xác thịt và sự họ chưa được trưởng thành ở 3.1-3.
Khi một Hội Thánh chia rẽ, nó có một căn bịnh thuộc linh. Hãy suy nghĩ về căn bịnh đó. Nếu tôi bước đi theo Thánh Linh và bạn đang bước đi theo Thánh Linh, chúng ta có thể làm cho những dị biệt được hòa hợp. Còn nếu một người trong chúng ta đã ăn ở theo xác thịt, thì sự hòa hợp thật khó thay. Đấy là những gì Phaolô nói đến trong Rôma 12.17-18: “Chớ lấy ác trả ác cho ai; phải chăm tìm điều thiện trước mặt mọi người. Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người”. Người bước đi theo xác thịt không muốn hòa hợp. Họ muốn nắm lấy quyền bính. Họ muốn theo đường lối của riêng họ. Không một phương thức nào khác sẽ làm đẹp ý họ. Họ than phiền. Họ chỉ trích. Họ khuấy đảo tranh cạnh.
Hãy chú ý, Phaolô đang nói: “tôi cũng hơi tin điều đó”. Ông nghi rằng có lẽ một số báo cáo về sự chia rẽ là quá cường điệu, nhưng ông tin có nhiều điều là sự thực. Ông không muốn tin điều đó, nhưng ông không tin vào mọi cảm xúc của mình. Câu 19 chép: “Vì chắc trong vòng anh em phải có bè đảng, hầu cho được nhận biết trong anh em những kẻ nào thật là trung thành”. Đây là lý do tại sao Phaolô tin những gì ông đã nghe nói về Hội Thánh Côrinhtô. Ông nói: Vì chắc trong vòng anh em phải có bè đảng. Điều nầy là thực trong hầu hết mỗi Hội Thánh. Những sự chia rẽbè đảng không thể tránh được. Luôn luôn có những tín đồ chưa trưởng thành, còn xác thịt, họ gây ra sự tranh cạnh. Chúa Jêsus đã phán sẽ có cỏ lùng giữa vòng lúa mì, những kẻ tà giáo ngồi trong các hàng ghế hoặc những người không tin Chúa đang đội lốt là tín đồ trong Hội Thánh. Phaolô nói: phải có bè đảng”. Chữ nầy ra từ chữ dei có ý nói tới “cần thiết”. Thật cần thiết khi có bè đảng trong Hội Thánh vì sự va chạm thể ấy tỏ ra sự trưởng thành từ chỗ chưa trưởng thành và chỉ ra lúa mì từ cỏ lùng.
Khi chia rẽ xảy đến, thì “được nhận biết trong anh em những kẻ nào thật là trung thành”. Trung thành ra từ chữ dokimos và mang ý nghĩa đã qua một cuộc thử nghiệm. Từ ngữ được sử dụng nói tới những hòn đá được chọn cho các tòa nhà sau khi trải qua thử nghiệm của thợ nề. Từ ngữ được sử dụng nói tới kim loại quí báu đã trải qua lửa. Khi rắc rối đến với một Hội Thánh, nó mau chóng chỉ ra thái độ của tấm lòng chúng ta.
Nhiều lần trong nhiều năm tôi ở đây trong Hội Thánh nầy, tôi đã nhìn thấy dân sự đã đối phó với rắc rối như thế nào rồi. Một số mau mắn đứng theo một phe, nói xấu và thậm chí phỉ báng người khác. Khi làm như vậy họ tỏ ra tình trạng trưởng thành về mặt thuộc linh của chính họ hoặc họ chưa trưởng thành gì hết. Mặt khác, tôi nhìn thấy nhiều người từ chối không mau mắn xét đoán, họ đưa ra những thắc mắc với Kinh Thánh và chậm nói. Rối rắm trong Hội Thánh trở thành một ngọn lửa luyện lọc qua đó chúng ta được tán thành hay không được tán thành.
Cách đây nhiều năm, tôi có nghe một vị Mục sư nói về con trai của ông ấy, nó lớn lên quan sát Mục sư là cha của nó và một Hội Thánh đầy rối rắm. Nó nghe nhiều câu nói phỉ báng rất kinh khủng người ta đưa ra về cha của nó từ chỗ được gọi là các cấp lãnh đạo Hội Thánh. Nó nhìn thấy dân sự hành động tồi tệ đối với người khác. Trên hết mọi sự, nó đã nhìn thấy thể nào cha nó đã hành động qua mọi sự xung đột nầy. Là một thanh niên, nó xưng nhận với cha nó:Cha ơi, khi con thấy bao nhiêu ‘người trong Hội Thánh’ đối đãi với cha và đối đãi với nhau, điều đó đủ để hủy diệt đức tin của con nơi Đức Chúa Trời, Kinh Thánh và Hội Thánh rồi. Nhưng khi con nhìn thấy cách cha phản ứng, sự ấy đã phục hồi lại thứ đức tin mà con đã đánh mất”. I Têsalônica 2.4 chép: “Nhưng vì Đức Chúa Trời đã xét chúng tôi là xứng đáng giao cho việc giảng Tin Lành, nên chúng tôi cứ nói, không phải để đẹp lòng loài người, nhưng để đẹp lòng Đức Chúa Trời, là Đấng dò xét lòng chúng tôi”. Giacơ 1.12 chép: “Phước cho người bị cám dỗ; vì lúc đã chịu nổi sự thử thách rồi, thì sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài”.
B. SỰ CHIA RẼ ĐƯỢC CHỈ RA TRONG TIỆC THÁNH CỦA CHÚA (các câu 20-22).
Câu 20 chép: “Vậy, khi anh em nhóm nhau lại một chỗ, ấy chẳng còn phải là Tiệc thánh của Chúa mà anh em ăn”. Văn mạch cho thấy rằng Phaolô đang nói ở đây về cả tiệc yêu thương và Tiệc thánh với nhau. Trong Hội Thánh hiện đại, chúng ta thường tổ chức thông công như một phần của sự thờ phượng. Trong Hội Thánh đầu tiên Tiệc Thánh là một bữa ăn. Đây là sự bẻ bánh trong một bữa ăn với nhau được trọn vẹn bởi sự tưởng niệm mối tương giao với Chúa. Thức ăn thông thường làm biểu tượng cho mối giao thông của họ với nhau; các yếu tố bánh và rượu tiêu biểu cho mối giao thông của họ với Đấng Christ.
Chúng ta xem một bức tranh nói tới điều nầy ở Công Vụ các Sứ đồ 20.7: “Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh; Phao-lô phải đi ngày mai, nên người nói chuyện với các môn đồ, và cứ giảng luôn cho đến nửa đêm”. Phaolô chỉ có một bữa tối để ở lại trong thành Trôách. Đây là ngày đầu tiên trong tuần lễ nghĩa là ngày Sabát đã hết giống như đây là tối thứ Bảy khi mặt trời lặn vậy. Hội Thánh nhóm lại với nhau để bẻ bánh. Họ đã ăn một bữa ăn. Mối giao thông được tổ chức và Phaolô đã rao giảng luôn cho đến nửa đêm. Và rồi có Ơ tích…!
Tuy nhiên, đối với những người thành Côrinhtô nầy, Phaolô nói rằng khi họ đến với nhau, ấy chẳng “còn phải là Tiệc thánh của Chúa mà anh em ăn”. Họ đã ăn uống, nhưng bữa tiệc của họ không phải là Tiệc Thánh. Bữa ăn, bánh, chén cũng không phải là tôn vinh Chúa. Cách làm của họ là một sự chế giễu những gì Đức Chúa Trời xem là thánh. Hãy xem lại ở câu 17: “tôi chẳng phải khen anh em, vì sự nhóm lại của anh em không làm cho mình hay hơn mà làm cho mình dở hơn”.
Câu 21 mô tả bối cảnh: “bởi vì lúc ngồi ăn, ai cũng nôn nả mà ăn bữa riêng mình, đến nỗi người nọ chịu đói, còn kẻ kia thì quá độ”. Hãy hình dung bữa ăn nầy xem. Hạng người giàu có đến trước hết vì họ có thể rời đi bất cứ lúc nào họ muốn. Hạng người nghèo và đặc biệt hạng nô lệ không thể đến cho tới khi muộn hơn. Người giàu có đem đến thứ thức ăn thức uống ngon lành rồi tiêu thụ thức ăn ấy trước khi những người khác tới đến. Vì vậy khi có ai đến muộn, thì chẳng còn có đồ ăn nữa và người ấy sẽ bị đói trong khi có lẽ ai đó đến sớm uống quá nhiều rượu và lúc bấy giờ đã quá độ tại buổi thờ phượng của Hội Thánh. Chẳng có điều chi thống nhất về sự kiện nầy hết. Ở câu 22, Phaolô đưa ra một loạt thắc mắc rất hoa mỹ: “Anh em há chẳng có nhà để ăn uống sao? Hay là anh em khinh bỉ Hội thánh của Đức Chúa Trời, muốn làm cho những kẻ không có gì phải hổ thẹn? Tôi nên nói chi với anh em? Có nên khen anh em không? Trong việc nầy tôi chẳng khen đâu”.
Tất nhiên họ có nhà để ăn uống. Nói cách khác, nếu họ muốn bày biện thức ăn ngon và rượu đủ để say sưa, họ nên làm thế ở nhà riêng của mình, chớ không phải tại mối thông công của Hội Thánh, là nơi Tiệc Thánh sẽ được tổ chức. Tôi từng giảng tại một Hội Thánh nông thôn không có căn bếp hay chỗ để thông công, vì họ lấy câu nầy để nói rằng sẽ không có bữa ăn thông công nào hết trong nhà thờ. Hãy nói về việc lạc mục tiêu!
Phaolô hỏi họ không biết có phải họ khinh bỉ Hội thánh của Đức Chúa Trời, muốn làm cho những kẻ không có gì phải hổ thẹn không?”. Dường như là họ đã cố tình trong mọi hành động của họ. Bạn có biết điều chi quí báu nhất cho Đức Chúa Trời ở trên đất nầy không? Đó là Hội Thánh của Ngài. Công Vụ các Sứ đồ 20.28 chép: “Anh em hãy giữ lấy mình, và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn Hội thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình”. Liệu chúng ta có dám bởi mọi hành động hay thái độ của mình khinh bỉ Hội Thánh mà Đấng Christ yêu thương đến nỗi Ngài đã đổ huyết của Ngài ra không?
Có phải bạn biết ai đang ở gần và yêu dấu đối với Đức Chúa Trời không? Những kẻ vô dụng. Một trong những sự dạy thường xuyên nhất từ cả Cựu và Tân Ước, ấy là dân sự của Đức Chúa Trời cần phải chăm lo cho người nghèo, người góa bụa và trẻ mồ côi. Thí dụ, Phục truyền luật lệ ký 10.18 chép: “Ngài bào chữa công bình cho kẻ mồ côi và người góa bụa, thương người khách lạ, ban đồ ăn và áo xống cho người”. Ở Thi thiên 68.5, Đức Chúa Trời mô tả chính mình Ngài là: “Đức Chúa Trời ở nơi thánh Ngài, là Cha kẻ mồ côi, và quan xét của người góa bụa”. Giacơ 1.27 chép: “Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian”.
Đức Chúa Trời yêu thương Hội Thánh của Ngài. Đặc biệt Ngài yêu thương kẻ nghèo khó trong Hội Thánh: những kẻ không có gì. Có sự phán xét nghiêm ngặt đối với những tín đồ nào đã được Đức Chúa Trời ban phước cho nếu họ không chia sẻ với những kẻ không có gì. Vì vậy Phaolô nói ở phần cuối của câu 22: “Tôi nên nói chi với anh em? Có nên khen anh em không? Trong việc nầy tôi chẳng khen đâu”. Tưởng niệm Tiệc Thánh có nghĩa là theo đuổi sự hiệp một.
II. Mục đích của Tiệc Thánh (các câu 22-26).
John MacArthur viết:Những câu nầy giống như viên kim cương rơi trên một con đường bùn lầy. Một trong những phân đoạn đẹp đẽ trong cả Kinh Thánh được ghi ra giữa lời quở trách mạnh mẽ các thái độ và cách xử sự theo thế gian, xác thịt, ích kỷ, và vô ý thức. Thực vậy, lời quở trách dành cho những Cơ đốc nhân nào đã làm hư hoại chính nghi thức mà mấy câu nầy mô tả cảm động như thế”.
A. MỤC ĐÍCH SỰ DẠY CỦA PHAOLÔ (câu 23).
Câu 23 chép: “Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh”. Trước tiên, Phaolô muốn nói rõ ràng rằng đây chẳng phải là tư tưởng hay ý riêng của ông, mà ông đã nhận nơi Chúa và đã dạy điều đó cho người thành Côrinhtô và cũng nư cho chúng ta.
Sách I Côrinhtô có lẽ đã được viết ra trước bất kỳ một sách Tin Lành nào. Nếu thực vậy, đây là lần nhắc nhở đầu tiên về Tiệc Thánh trong Tân Ước. Phaolô đang nói rằng ông không nhận sự dạy nầy từ Phierơ hay Giacơ hoặc một sứ đồ nào khác, mà đã nhận nơi Chúa. Chúa đã ban cho ông những hướng dẫn nầy một cách trực tiếp.
Tất nhiên Chúa Jêsus đã thiết lập Tiệc Thánh trong đêm Ngài bị nộp. Ở đó, trên chiếc phòng cao, ở cuối Lễ Vượt Qua. Hãy suy nghĩ về ý nghĩa của đêm đó! Trong khi chương trình gian ác của Satan là Ngài bị nộp bởi tên phản bội Giuđa, Chúa Jêsus đã thiết lập một trong những lễ nghi chính của Hội Thánh.
Bữa ăn Lễ Vượt Qua với phước hạnh của chán đầu tiên trong bốn chén rượu đỏ. Sau chén đầu tiên đến việc ăn rau đắng nhắc cho người Do thái nhớ về sự đắng cay khi còn làm nô lệ. Kế đó, đến việc ca hát Halêlugia từ Thi thiên 113-114. Rồi đến chén thứ hai sẽ được trao một vòng tròn theo sau là sự bẻ và chuyền bánh không men. Kế đến trong bữa ăn Lễ Vượt Qua, thịt chiên con nướng đã được đem ra ăn. Chén thứ ba, sau bữa ăn là hát phần còn lại của bài Halêlugia. Chén thứ tư được uống ở phần cuối của Lễ Vượt Qua.
B. MỤC ĐÍCH CỦA BÁNH (câu 24).
Câu 24 chép: “tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta”. Sau khi ăn thịt chiên con làm của lễ, khi Chúa Jêsus và các môn đồ Ngài còn ngồi tựa vào bàn, Ngài đã dâng lời cảm tạ vì bánh. Thú vị thay, dâng lời cảm tạ ra từ chữ eucharisto từ đó chúng ta mới có từ Eucharist [ban Thánh Thể], là danh xưng một số Cơ đốc nhân đặt cho bữa tiệc của Chúa.
Người Hêbơrơ xưa vào dịp Lễ Vượt Qua đã ăn bánh không men. Men làm biểu tượng cho tội lỗi. Nhưng họ cũng không đợi cho đến khi bánh dậy lên. Điều nầy phác họa sự vội vã của họ rời khỏi tình trạng nô lệ trong xứ Ai cập. Giờ đây bánh trở thành biểu tượng cho thân thể của Đấng Christ. Chúa Jêsus đã phán ở Giăng 6.35: “Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát”. Thân thể của Đấng Christ hoàn toàn về thuộc thể và con người, tuy nhiên thân thể ấy là nơi ngự đời nầy của Con Đức Chúa Trời đời đời. Thân thể ấy tiêu biểu cho lẽ mầu nhiệm của sự hóa thân thành nhục thể.
Theo câu 24, Chúa Jêsus phán: “Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta”. Từ ngữ tan vỡ không thấy có trong những bản thảo tốt nhứt của Tân Ước. Có thể từ ngữ nầy được thêm vào trong các bản thảo sau nầy. Tuy nhiên, thân thể Chúa Jêsus không hề bị bễ ra. Hai chân của Ngài không bị gãy theo tục lệ, chỉ có hông Ngài bị đâm mà thôi. Giăng 19.36 chép: “Vì điều đó xảy ra, cho được ứng nghiệm lời Kinh Thánh nầy: Chẳng một cái xương nào của Ngài sẽ bị gãy”. Một cách dịch sát nghĩa hơn sẽ là:Đây là thân thể ta để dành cho các ngươi. Chúa Jêsus đã ban bố mọi sự, thậm chí chính thân thể của Ngài CHO chúng ta.
Chúa Jêsus phán: Hãy làm điều nầy để nhớ ta. Đây là một mạng lịnh có tính cách bắt buộc. Chúng ta không có ý kiến về sự dự Tiệc Thánh hay không! Chúng ta được truyền cho phải dự Tiệc ấy bởi chính mình Chúa. Chúng ta cần phải trung tín và đều đặn có mặt tại bàn của Ngài. Như vậy khi chúng ta ăn bánh từ bàn của Chúa, chúng ta làm thế để nhớ đến thân thể vô tội của Chúa Jêsus đã được phó cho chúng ta trên thập tự giá.
C. MỤC ĐÍCH CỦA CHÉN (câu 25).
Câu 25 chép: “Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta”. Cái chén được cầm lấy “cũng một thể ấy” giống như bánh. Ngài chúc phước và dâng lời cảm tạ vì chén ấy. Đây là chén thứ ba trong bữa ăn Lễ Vượt Qua. Nó tiêu biểu cho huyết của chiên con bôi trên mày cửa của căn nhà. Như trong vườn Êđen, có cái gì đó phải ngã chết vì cớ tội lỗi của họ. Chúa Jêsus là Chiên Con của Đức Chúa Trời bị giết từ khi sáng thế. Chúa Jêsus phán đây là chén của giao ước mới trong huyết của Ngài. Huyết của Giao Ước Cũ là huyết thú vật do con người dâng lên. Huyết của giao ước mới là huyết của Đấng Christ. Vô số chiên con đã được dâng tế dưới Giao Ước Cũ vì cớ tội lỗi của dân sự. Ngược lại, Hêbơrơ 9.28 chép: “cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người”.
Tiệc Thánh quan trọng nhiều hơn Lễ Vượt qua. Lễ Vượt Qua nhắc cho người Do thái nhớ đến thiên sứ sự chết và sự giải cứu ra khỏi vòng nô lệ. Tiệc Thánh nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Jêsus đã gánh lấy tội lỗi chúng ta trên thập tự giá một lần đủ cả để giải phóng chúng ta ra khỏi án phạt, quyền lực và một ngày kia ra khỏi sự hiện diện của tội lỗi. Chúa Jêsus phán: hễ khi nào các ngươi uống”. Kinh Thánh không cho chúng ta biết phải thường đến với bàn tiệc của Chúa như thế nào! Dường như là Hội Thánh đầu tiên đã tổ chức Tiệc ấy mỗi ngày. Trong khi chúng ta không muốn Tiệc Thánh trở thành nghi thức và nhạt nhẻo, chúng ta muốn dự Tiệc ấy thường xuyên”.
Một lần nữa, Chúa Jêsus phán chúng ta cần phải cầm lấy chén để nhớ đến Ngài. Khi bạn đến với Tiệc Thánh, hãy nhớ đến Ngài! Hãy tập trung, suy gẫm, và hướng sự chú ý của mình vào sự chết của Ngài vì bạn. Hãy nhớ đến sự đau đớn, thương khó của Ngài. Hãy ngợi khen Ngài. Hãy cảm tạ Ngài và làm mới lại tình yêu của bạn dành cho Ngài.
D. MỤC ĐÍCH CỦA BỮA ĂN (câu 26).
Câu 26 nói thêm: “Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến”. Khi chúng ta tưởng niệm Tiệc Thánh của Chúa, chúng ta “rao sự chết của Chúa”. Chúng ta nhớ đến sự chết của Ngài. Chúng ta rao giảng sự chết ấy cho nhiều người khác biết qua mọi hành động của chúng ta. Chúng ta cần phải giữ việc làm nầy cho tới lúc Ngài đến”. Ngài sẽ tái lâm. Chúa Jêsus phán trong Khải huyền 22.20: “Phải, ta đến mau chóng”. Khi ấy Giăng nói thêm: “A-men, lạy Đức Chúa Jêsus, xin hãy đến!”

Comments

BH-“Tìm Hiểu Tiệc Thánh” – 1Côr. 11:17-26 — 1 Comment

  1. Thật cảm tạ ơn Chúa đã soi sáng cho người viết bài học này…lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi là ánh sáng cho đường lối con…Amen

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *