HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-“Ơn Kêu Gọi … Cho Nữ Giới” – 1Côr. 11:1-16
“Ơn kêu gọi long trọng của Đức Chúa Trời dành cho nữ giới” – Phần 1

(Loạt Bài: “I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI”)

I Côrinhtô 11.1-16
Suốt cuộc đời tôi, vai trò của nữ giới trong xã hội của chúng ta đã thay đổi rất nhiều. Khi tôi còn là thiếu niên, phần lớn các gia đình đều có một bà mẹ thường trú tại nhà lo chăm sóc mọi nhu cần của gia đình họ gồm nấu ăn, dọn dẹp, và dạy dỗ con cái. Trong đời tôi, mô hình ấy đã đổi thay. Tôi không có những thông số chính xác, song đây là một ước đoán rất an toàn, trong nhiều gia đình ngày hôm nay đại đa số những phụ nữ Mỹ làm những công việc ở ngoài gia đình cũng như sắp đặt lại các vai trò của người vợ và người mẹ. Là con của một phụ nữ, là chồng của một phụ nữ và là cha của hai thiếu nữ, tôi không dám chắc chúng ta sẽ phát huy được vai trò nầy. Thay vì tôn vinh vai trò của nữ giới trong xã hội của chúng ta, chúng ta chỉ thêm nhiều áp lực và căng thẳng vào đời sống của họ.
Tôi không muốn nói là mình đã lỗi thời. Tôi không dám chắc mình là kẻ theo chủ nghĩa sô-vanh. Tôi không ra sức xoay ngược lại hai cây kim của thời gian. Nhưng tôi muốn cung ứng cho bạn một lẽ thật không hề thay đổi của Kinh Thánh. NGƯỜI NAM VÀ NGƯỜI NỮ RẤT KHÁC NHAU. Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta rất khác biệt. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những vai trò khác nhau trong xã hội, trong Hội Thánh và trong gia đình. Khi chúng ta bỏ qua những sự dạy hiển nhiên của Kinh Thánh và làm rối loạn các vai trò, những kết quả sẽ lộn xộn ngay.
Sự rối loạn các vai trò của nam và nữ giới đã lan tràn từ xã hội đời nầy vào trong Hội Thánh. Nhiều Hội Thánh và hệ phái đã vứt bỏ các sự dạy của Kinh Thánh liên quan tới vai trò của nữ giới thuộc lãnh vực xã hội. Mặc dù Kinh Thánh nói rõ rằng một trưởng lão hay một Mục sư phải là chồng của một vợ”, nhiều Hội Thánh có quí Mục sư và trưởng lão thuộc phái nữ (I Timôthê 3.2). Mặc dù Kinh Thánh nói rõ: “Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa”, phần lớn hệ phái Báptít cho rằng đây là sự dạy rất xưa không thể đưa vào gia đình hiện đại được.
Bạn có nhìn thấy nan đề chưa? Xã hội hiện đại, ngay cả Hội Thánh hiện đại không hiểu hay đồng ý với những sự dạy rõ ràng của Kinh Thánh về vai trò của nữ giới. Vì vậy, họ nói các vấn đề nầy phải được giải thích theo ánh sáng của xã hội rồi vì thế họ nói chúng chẳng có ý nghĩa gì cho chúng ta ngay hôm nay. Cái điều chưa được nói thẳng ra, ấy là các trước giả Kinh Thánh đã dạy dỗ các lề thói trong xã hội của chính họ và những ý kiến riêng tư thêm vào lẽ thật của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra theo cách thiêng liêng. Nhận định nầy cho rằng Kinh Thánh là một sự kết hợp ý kiến của con người, các lề thói trong xã hội và lẽ thật thiêng liêng. Nếu chúng ta chấp nhận như thế, chúng ta buộc phải đối diện với việc quyết định cái nào là ý kiến không có thẩm quyền và cái nào là lẽ thật đời đời, được sự cảm thúc của Đức Chúa Trời. Khi làm như thế là đem toàn bộ Kinh Thánh ra mà thỏa hiệp và tự tôn mình lên làm quan án trên cả Lời của Đức Chúa Trời. Cho phép tôi nói rõ ràng: chúng ta không được xét đoán Lời của Đức Chúa Trời, Lời Đức Chúa Trời xét đoán chúng ta!
Một số người trong quí vị có thể không biết Kinh Thánh đã nói nhiều về vai trò của nữ giới. Vì vậy ngay từ đầu cho phép tôi nói cho bạn biết rằng quan điểm của Kinh Thánh tôn vinh nữ giới. Trước cả sự tiến bộ của Cơ đốc giáo, nữ giới có ít cơ nghiệp trong thế giới của nam giới. Trong nền văn hóa Hy lạp, họ là hạng tôi tớ và đĩ điếm. Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ vốn nâng cao vai trò của nữ giới. Galati 3.28 chép: “Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một”.
Trước khi chúng ta đào sâu vào phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta cần phải hiểu đôi điều về khoa chú giải văn bản cổ, cách lý giải Kinh Thánh cho xác đáng. Trong nhiều sự dạy của Kinh Thánh có một cách ứng dụng chính trực tiếp về một nhóm người đặc biệt ở một thời điểm đặc biệt trong lịch sử. Muốn áp dụng sự dạy đặc biệt như thế vào những thời điểm khác và xã hội khác thì rất là lố bịch. Mặt khác, thường có một nguyên tắc bao quát bỏ qua thời gian và xã hội và sẽ luôn luôn được áp dụng với từng người.
Cho phép tôi cung ứng cho bạn một trường hợp. Trong mấy tuần qua, chúng ta đã làm việc qua nhiều câu nói tới một vấn đề đặc biệt cho các Cơ đốc nhân người thành Côrinhtô: thịt được đem cúng cho các thần tượng. Có ai trong các bạn đã phấn đấu tuần lễ nầy phải ăn thịt vì cớ nan đề ấy không? Phải chăng nan đề đó thoạt hiện ra trong trí của bạn, thịt mà bạn sắp ăn đã được đem cúng cho một hình tượng nào đó, có phải không? Rõ ràng là không rồi. Tuy nhiên, có một nguyên tắc bao quát trong sự tự do Cơ đốc. Chúng ta được tự do làm bất cứ điều chi Kinh Thánh không cấm đoán. Dù vậy, chúng ta phải cẩn thận trong cách chúng ta sử dụng sự tự do của mình. Chúng ta phải bằng lòng hạn chế sự tự do của mình từ chỗ yêu thương tha nhân.
Mong rằng bạn đã suy nghĩ về cách sử dụng sự tự do của mình trong Đấng Christ tuần lễ nầy! Đồng thời, phân đoạn Kinh Thánh nầy sẽ xử lý với phần ứng dụng chính về nữ giới trùm đầu hay che mạng. Dù Phaolô xử lý với vấn đề đặc biệt dành cho hạng người đặc biệt trong xã hội đặc biệt, ông cũng cung ứng cho chúng ta một nguyên tắc bao quát về các vai trò khác biệt của nam và nữ giới và về cách thức chúng ta phải đầu phục nhau.
Giống như vấn đề thịt được đem cúng cho thần tượng, người thành Côrinhtô đã có những thắc mắc về vai trò của nữ giới. Tiểu đoạn nầy bắt đầu với chương 7 là những giải đáp của Phaolô cho các thắc mắc khác nhau. Ở 7.1, Phaolô viết: “Luận đến các điều hỏi trong thơ anh em…”. Chúng ta sẽ chia đoạn Kinh Thánh nầy ra làm năm phần: xác định sự vâng phục theo Kinh Thánh, kế đó là phần ứng dụng, biện hộ, sự cân đối và đáp ứng với sự vâng phục theo Kinh Thánh.
I. Xác định sự vâng phục theo Kinh Thánh (các câu 2-3).
A. PHAOLÔ KHEN NGỢI NGƯỜI THÀNH CÔRINHTÔ (câu 2).
Câu 2 chép: “Tôi khen anh em vì hay nhớ đến tôi trong mọi dịp, và lấy lòng trung tín mà giữ những điều tôi đã dạy dỗ anh em”. Mặc dù Hội Thánh đã gặp đủ thứ rối rắm, Phaolô có thể “khen” họ vì họ tiếp tục nhớ đến ông trong mọi sự. Phaolô đã là vị Mục sư sáng lập của họ. Ông đã dẫn dắt nhiều người trong số họ đến với Chúa. Ông đã để ra ít nhất 18 tháng sinh sống với họ, chỉ bảo và dạy dỗ họ trở thành một Cơ đốc nhân có ý nghĩa như thế nào!?! Ông mới vừa nói với họ ở câu 1: “Hãy bắt chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ vậy”.
Hãy chú ý từ ngữ “Những điều dạy dỗ”. Phaolô đã khen họ vì họ đã giữ những “điều dạy dỗ” mà ông đã dạy dỗ cho họ. Thường thì từ ngữ nầy được sử dụng theo thể phủ định cũng như khi các điều dạy dỗ của nam giới đang ở trong chỗ đối ngược với Lời của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, ở đây Phaolô nói tới những điều dạy dỗ tích cực, có tính nâng đỡ. II Têsalônica 2.15: “Hỡi anh em, vậy thì hãy đứng vững, hãy vâng giữ những điều dạy dỗ mà chúng tôi đã truyền cho anh em, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng thơ từ của chúng tôi”. Phaolô cung ứng một lời khích lệ tích cực giống như một sự chuẩn bị cho những điều sắp xảy đến. Trước khi mực ráo đi trên lời khen ngợi nầy, ông đề ra nguyên tắc vâng phục.
B. HUẤN THỊ CỦA PHAOLÔ VỀ MỘT NGUYÊN TẮT BAO QUÁT (câu 3).
Câu 3 chép: “Dầu vậy, tôi muốn anh em biết Đấng Christ là đầu mọi người; người đờn ông là đầu người đờn bà; và Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ”. Ông bắt đầu bằng câu nói: Tôi muốn anh em biết. Diễn giải: Hãy chú ý, vì đây là phần thông tin rất quan trọng”. Kế đó, ông tiến hành cung ứng cho chúng ta ba lẽ thật quan trọng mà hết thảy chúng ta phải biết.
1. Lẽ thật đầu tiên là “Đấng Christ là đầu mọi người”.
Dĩ nhiên đầu đề cập tới chức năng lãnh đạo và uy quyền. Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng Đấng Christ là đầu của Hội Thánh. Côlôse 1.18 chép: “Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu sanh trước nhất từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng”. Chúa Jêsus đã mua Hội Thánh bằng chính huyết của Ngài. Ngài có hết thảy uy quyền trên Hội Thánh. Hội Thánh không trả lời với một Mục sư, một linh mục hay một Đức Giáo Hoàng. Hội Thánh trả lời với Đấng Christ. Ngài là đầu và chúng ta là thân thể.
Tuy nhiên, Phaolô nói cho chúng ta biết Đấng Christ là đầu của mọi người. Chúa Jêsus phán ở Mathiơ 28.18: “Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta”. Ngay bây giờ, trong thì hiện tại, không phải ai cũng nhìn nhận hay phục theo uy quyền của Ngài đâu. Tuy nhiên, Lời của Đức Chúa Trời hứa với chúng ta rằng một ngày kia mọi đầu gối sẽ quì xuống trước mặt Ngài và mọi lưỡi sẽ xưng Ngài là Chúa (Philíp 2.10-11).
2. Lẽ thật thứ hai là “người đờn ông là đầu người đờn bà”.
Thích hay không thích, tin hay không tin, đây là nguyên tắc siêu văn hóa, phổ thông. Nguyên tắc nầy trải qua gia đình và từng nhà một trên từng phần xã hội. Đức Chúa Trời là Linh của trật tự và có một trật tự trong sự sáng tạo của Ngài. Đầu của người đàn bà là đàn ông; đầu của đàn ông là Đấng Christ và đầu của Đấng Christ là Đức Chúa Trời. Không một lượng tranh luận hay thù nghịch nào có thể làm thay đổi nguyên tắc ấy. Bất chấp nó là mời gọi đổ vỡ và lộn xộn trong quan hệ ngay.
Nói như thế không có nghĩa là đàn ông siêu việt hơn đàn bà. Nói như thế không có nghĩa là đàn bà là loài thọ tạo yếu đuối, thấp kém hơn đâu. Galati 3.28 chép: “…không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một”. I Phierơ 3.7 chép “vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống”. Tuy nhiên, trong thế gian nầy Đức Chúa Trời đã dựng nên người nam và người nữ phải khác nhau và chu toàn các vai trò khác nhau. Sự thể y như vậy từ khi sáng thế, khi Ngài dựng nên Ađam và kế đó dựng nên Êva để làm người giúp đỡ cho Ađam. Đàn bà làm cho đàn ông được trọn vẹn.
Từng người nữ tin kính phải đạt tới mối quan hệ với sự dạy dỗ nầy. Xác thịt của nàng từ chối sự dạy đó. Một phần trong sự rủa sả đã đến từ Sự Sa Ngã vì người nữ được thấy trong Sáng thế ký 3.16: “Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi”. Xác thịt của một người nữ về mặt tự nhiên nổi loạn chống lại điều nầy. Nàng muốn chiếm lấy uy quyền của chồng mình. Nàng muốn trở thành đầu. Đấy là lý do tại sao Tân Ước ít nhất ba lần trong ba sách khác nhau lặp đi lặp lại mạng lịnh những người làm vợ phải phục theo chồng mình.
3. Lẽ thật thứ ba là: “Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ”.
Hỡi quí bà, Kinh Thánh dạy quí vị phải phục theo quyền lãnh đạo của quí ông. Dù vậy, đừng nghĩ rằng đàn ông có quyền ấy là dễ dàng đâu. Họ phải trả lời trực tiếp với Đấng Christ. Và phải biết điều nầy nữa, ngay cả Đấng Christ cũng phải thuận phục nữa là. Ngài phục theo Đức Chúa Cha. Một trong những lẽ mầu nhiệm rất quan trọng của Kinh Thánh là Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời được tỏ ra cho chúng ta trong ba Thân Vị: Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Thế mà ba Thân Vị nầy vẫn là một. Bởi ý muốn của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con tự gạt bỏ sự vinh hiển thiên thượng rồi đến sống như một con người ở trên đất. Ngài cố ý đem thân mình phục theo ý chỉ của Đức Chúa Cha. Thí dụ, Ngài phán ở Giăng 8.29: “Đấng đã sai ta đến vẫn ở cùng ta, chẳng để ta ở một mình, vì ta hằng làm sự đẹp lòng Ngài”. Ngài phán ở Giăng 4.34: “Đồ ăn của ta tức là làm theo ý muốn của Đấng sai ta đến, và làm trọn công việc Ngài”. Bạn có nhớ Chúa Jêsus đã cầu nguyện như thế nào ở trong Vườn khi Ngài nghĩ tới sự hy sinh trên thập tự giá không? Ngài phán ở Luca 22.42: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!” Đấng Christ phục theo Đức Chúa Trời. Đàn ông phục theo Đấng Christ. Đàn bà phục theo đàn ông. Giờ đây, có một số người nữ nói: Tôi sẽ phục theo Đức Chúa Trời, nhưng không phục theo bất cứ người đàn ông nào”. Nói như thế là sai. Nếu một người đàn bà không chịu phục theo chồng mình, nàng cũng chẳng phục theo Đức Chúa Trời đâu. Êphêsô 5.22 chép: “Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa”.
Trước khi chúng ta đi xa hơn, chúng ta phải xác định sự vâng phục. Sống vâng phục không phải là để cho người ta chà đạp mình, thay vì thế bằng lòng phục vụ theo ý muốn của người đang nắm quyền. Vâng phục lấy cơ sở ở sự tin cậy. Chúng ta vâng phục Chúa vì chúng ta tin cậy. Một người đàn bà vâng phục chồng vì nàng tin cậy chồng. Ngay cả nếu nàng không hoàn toàn tin cậy chồng, nàng tin cậy Chúa dẫn dắt chồng mình.
II. Ứng dụng sự vâng phục theo Kinh Thánh (các câu 4-6).
Phaolô viết ở đây về người đàn ông và người đàn bà cầu nguyện“giảng đạo”. Cầu nguyện tất nhiên là trò chuyện với Đức Chúa Trời trong phạm trù của sự cầu nguyện chung. Giảng đạo không đề cập tới việc nói trước tương lai mà thốt ra, rao giảng ra Lời của Đức Chúa Trời, dạy dỗ hay rao giảng. Vì vậy, chúng ta đang nói tới tư thế ăn mặc trong sự thờ phượng chung.
A. NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRÙM ĐẦU MÌNH LẠI LÀM NHỤC ĐẦU MÌNH (câu 4).
Trước tiên Phaolô nói: “Phàm người đờn ông cầu nguyện hoặc giảng đạo mà trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình”. Điều nầy phải nhắm tới lề thói của địa phương. Trùm đầu mình lại được nhiều học giả Kinh Thánh chỉ ra khi nói tới mạng che mặt. Đúng là không thích ứng cho người đàn ông phải mang mạng che mặt trong nhà thờ, nhưng lại thích ứng cho người đàn bà làm như vậy.
Phần lớn trong chúng ta đều quen thuộc với yarmulke của người Do thái không được sử dụng cho tới sau nầy, khoảng thế kỷ thứ tư. Nói chung, giữa vòng người Do thái cũng như dân Ngoại, người đàn ông đi thờ phượng với đầu không trùm lại. Bố tôi luôn luôn đội một cái mũ cao bồi. Ông có loại mũ lao động và loại mũ lễ lạc. Ông dạy tôi rất sớm là rất bất lịch sự khi đội nón ở trong nhà. Tôi nhớ khi Bum Phillips huấn luyện đội Houston Oilers, ông ấy không đội mũ cao bồi trong sân Astrodome vì mẹ ông ấy dạy không nên đội nón ở trong nhà! Phải chăng đội nón ở đây trong sự thờ phượng là bất kỉnh? Chắc chắn là như thế rồi.
Nhưng đấy không phải là mục đích của Phaolô. Đàn bà phải mang mạng che mặt. Đấy là tục lệ trong xã hội của họ. Vì người đàn ông mang mạng che mặt làm nhục đầu mình. Một trong những người đàn ông của chúng ta nói cho tôi biết về việc đến dự một buổi họp về thương mại tổ chức mới đây tại Chicago. Khách sạn nơi ông ta ở đã đăng cai tổ chức cùng lúc với một hội nghị dành cho những người đàn ông mặc áo của phụ nữ! Đấy là những gì Phaolô có trong trí ở đây. Vì một người đàn ông mặc thứ chi có quan hệ với nữ giới là tự làm nhục mình. Nguyên tắc bao quát không đề cập tới việc đội loại mũ cao bồi trong nhà thờ, mà đề cập tới việc ăn mặc thứ chi giống như đàn bà.
B. NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG TRÙM ĐẦU MÌNH LẠI LÀM NHỤC ĐẦU MÌNH (các câu 5-6).
Các câu 5-6 chép: “Nhưng phàm người đờn bà cầu nguyện hoặc giảng đạo mà không trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình: thật chẳng khác gì đã cạo đầu vậy. Ví bằng người đờn bà không trùm đầu, thì cũng nên hớt tóc đi. Song nếu người đờn bà lấy sự hớt tóc hoặc cạo đầu làm xấu hổ, thì hãy trùm đầu lại”.
Hãy nhớ lại nguyên tắc bao quát, siêu văn hóa, ấy là đàn bà cần phải phục theo đàn ông. Trong những thời kỳ Kinh Thánh, đàn bà để tóc dài và che mặt. Trong xã hội Hy lạp, có hai loại mạng che mặt. Peplum là áo choàng trùm từ đỉnh đầu, tóc và hai vai. Còn cái kia thì giống như mạng mà nữ giới vùng trung đông hay mang ngày nay. Nó trùm hết đầu trừ ra hai con mắt. Mục đích của mạng nầy, ấy là người nữ muốn tỏ vẻ đẹp của mình ra chẳng cho ai khác ngoài chồng của mình. Mạng che mặt giống như chiếc nhẫn cưới. Nó có ý nói nàng chưa sẵn sàng.
Rõ ràng, đã có một số phụ nữ không thèm mang mạng che mặt và sẽ đi trong đám đông mà chẳng che mặt mình lại. Lịch sử thế tục cung ứng thông tin nói tới các phong trào tự do của nữ giới trong xã hội Hy-La. Mục đích của Phaolô nói tới một người nữ Cơ đốc đến thờ phượng mà không có mạng che mặt sẽ làm nhục đầu mình. Nàng sẽ tự làm cho mình và chồng nàng mất ơn bằng cách từ chối không chịu vâng phục.
Hãy chú ý, Phaolô dạy rằng một người đàn bà đến thờ phượng mà không trùm đầu lại thì cũng y như đã cạo đầu vậy. Chỉ có hai lý do tại sao bất cứ người đàn bà nào trong thời bấy giờ có đầu đã bị cạo và cũng không có chuyện gì phải làm với tư thế đó. Một người đàn bà phải cạo đầu mình là một dấu của sự than khóc. Phục truyền luật lệ ký 21.12 nhắc tới một người nữ đã cạo đầu mình trong sự than khóc sau khi bị bắt làm phu tù và bị dời ra khỏi gia đình mình. Lý do khác một người nữ sẽ cạo đầu mình là vì bị hình phạt. Những người đàn bà phạm vào loại hành vi tội lỗi tệ hại nhất mới cạo đầu như một dấu hiệu.
Phaolô nói ở câu 6: “Ví bằng người đờn bà không trùm đầu, thì cũng nên hớt tóc đi”. Nói cách khác, nếu một người đàn bà công khai không chịu phục theo chồng mình, nàng sẽ bị đối xử như loại tội nhân tệ lậu nhứt. Ông nói: “Song nếu người đờn bà lấy sự hớt tóc hoặc cạo đầu làm xấu hổ, thì hãy trùm đầu lại”. Nói cách khác, nếu người đàn bà không muốn bị nhầm lẫn với loại tội nhân tệ lậu nhứt, nàng nên trùm đầu lại trong sự thờ phượng.
Hỡi quí bà, tôi không mong quí vị phải che mạng trong Hội Thánh. Thật là lố bịch khi thực thi công việc đặc biệt ấy ở đây. Tuy nhiên, nguyên tắc bao quát ấy là Đức Chúa Trời mong quí vị dành để vẻ đẹp của mình cho chính chồng mình. Quí vị không nên ăn mặc lố lăng hay phô trương quá thân thể mình trước cặp mắt của nam giới. Nếu thân thể của quí vị chỉ để dành cho chồng mình, thì chỉ nên để cho chồng nhìn thấy thân thể đó thôi. Đối với các thiếu nữ, cho phép tôi nói, phải lịch sự trong cách ăn mặc của mình. Nếu quí vị ăn mặc như một thiếu nữ đoan chính, quí vị sẽ lôi cuốn những chàng trai có đạo đức tốt. Nếu quí vị ăn mặc giống như đàn bà đời nầy, quí vị sẽ lôi cuốn và sẽ hẹn hò với loại thanh niên phàm tục mà quí vị sẽ tìm cách thành hôn với họ.
III. Biện hộ cho sự thuận phục theo Kinh Thánh (các câu 7-10).
A. CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA ĐÀN ÔNG KHÔNG PHẢI LÀ VIỆC CỦA TỤC LỆ, MÀ LÀ MẠNG LỊNH THIÊNG LIÊNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (các câu 7-8).
Phaolô viết ở câu 7: “Vả, đờn ông là hình ảnh và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, thì không nên trùm đầu; nhưng đờn bà là sự vinh hiển của đờn ông”. Hãy nhớ, chính những người đàn bà theo tục lệ đã trùm đầu mình lại, chớ không phải đàn ông. Vì một người đàn ông trùm đầu mình lại trong sự thờ phượng sẽ là một hành động giống như nữ giới. Chúng ta phải so sánh điều nầy ngày nay với một người đàn ông ăn mặc trang điểm hoặc mang bóp xách tay vào trong nhà thờ.
Người đàn ông không nên trùm đầu lại hay hành động giống như nữ giới dù là cách nào đi nữa, vì “đờn ông là hình ảnh và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”. Sáng thế ký 1.27 chép: “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”. Ađam và Êva cả hai đều được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời nhưng họ được dựng nên vì những vai trò khác nhau. Ađam đã được ban cho quyền quản trị hay quyền bính để cai trị cõi thọ tạo của Đức Chúa Trời. Ông đã được dựng nên trước tiên. Đặc biệt ông là “hình ảnh và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”
Câu 8 chép: “Bởi chưng không phải đờn ông ra từ đờn bà, bèn là đờn bà ra từ đờn ông”. Mặc dù Êva cũng được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời nàng đã được dựng nên thứ nhì và nàng đã được rút ra từ Ađam, được dựng nên từ chiếc xương sườn của ông (isha – “từ người nam mà ra”). Người đàn bà không được định cho phải phản ảnh sự vinh hiển của Đức Chúa Trời khi cai trị trên loài thọ tạo, nhưng sự vinh hiển của nàng là sự vinh hiển của đàn ông (câu 7). Đàn bà là người trọn vẹn của đàn ông. Đàn ông không trọn vẹn nếu không có đàn bà. Bạn có nghĩ Đức Chúa Trời không biết từ lúc sáng thế thật chẳng lấy làm tốt cho Ađam phải sống có một mình không? Tất nhiên là Ngài biết rồi. Ngài đã để cho Ađam kinh nghiệm đâu là bất toàn để ông sẽ khao khát mình sẽ được hoàn toàn. Đàn bà bổ sung và làm cho người đàn ông được trọn vẹn trong từng phương thức. Vì thế, chúng ta phải hiểu rằng chức năng lãnh đạo của nam giới và sự thuận phục của nữ giới không nằm trong hiện tượng xã hội mà chúng ta sẽ nhún vai xem thường trong thế giới hậu hiện đại đã được khai sáng của chúng ta.
B. SỰ THUẬN PHỤC CỦA NỮ GIỚI KHÔNG PHẢI LÀ VIỆC CỦA TỤC LỆ, MÀ LÀ MẠNG LỊNH THIÊNG LIÊNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (các câu 9-10).
Phaolô viết ở câu 9: “không phải đờn ông vì cớ đờn bà mà được dựng nên, bèn là đờn bà vì cớ đờn ông vậy”. Ở Sáng thế ký 2.18 Đức Giêhôva phán: “Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó”. Đây là những gì câu 9 muốn nói khi cho rằng người nữ được dựng nên vì cớ đàn ông”.
Đức Chúa Trời đã ban cho người nam chiếc áo choàng lãnh đạo. Ông có quyền hành và trách nhiệm. Sau Sự Sa Ngã, Đức Chúa Trời đến trong vườn khi họ đi ẩn mình, Ngài đã gọi ai? Ngài đã gọi Ađam. Ađam chịu trách nhiệm về tội lỗi của vợ mình. I Timôthê 2.13-14 chép: “Vì A-đam được dựng nên trước nhất, rồi mới tới Ê-va. Lại không phải A-đam bị dỗ dành, bèn là người đàn bà bị dỗ dành mà sa vào tội lỗi”. Giống như Đức Chúa Trời buộc Ađam phải trình sổ về gia đình mình, Ngài cũng sẽ buộc như thế cho chúng ta, hỡi quí ông!
Đức Chúa Trời dựng nên đàn ông để lãnh đạo và người nữ để trợ giúp. Bất cứ khi nào các vai trò nầy do Đức Chúa Trời ấn định kém đi, hỗn loạn sẽ nổ ra. Người đàn bà nào chiếm lấy quyền hành trên đàn ông, đặc biệt chồng nàng, sẽ không bao giờ thấy hạnh phúc thực sự. Tôi đã tư vấn cho hàng trăm cặp hôn nhân và tôi đã nhiều lần nhìn thấy sự ấy. Chính trong bản chất tội lỗi của người nữ, từ Sự Sa Ngã chiếm lấy quyền hành của chồng mình. Hết thảy họ đều có dáng dấp của lỗi lầm. Chàng do dự. Chàng biếng nhác. Chàng đưa ra những quyết định tồi. Chàng không có đủ tiền bạc, v.v… Tuy nhiên, chẳng có một người nữ nào cố gắng cai trị nhà mình là một người hạnh phúc, mãn nguyện cả đâu.
Trở lại với phân đoạn Kinh Thánh, Phaolô nói ở câu 10: “Bởi đó, vì cớ các thiên sứ, đờn bà phải có dấu hiệu trên đầu chỉ về quyền phép mình nương cậy”. Đâu là lý do? Như câu 9 nói, đàn ông được dựng nên trước, vì cớ mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Vì đàn bà phải phục theo đàn ông, nàng phải có dấu hiệu trên đầu chỉ về quyền phép mình nương cậy”. Nàng phải bằng lòng chấp nhận vai trò của mình và phát triển trong vai trò đó.
Phaolô cũng nói thêm lý do khác người đàn bà thuận phục bằng cách trùm đầu mình lại: vì cớ các thiên sứ. Nói như thế có nghĩa gì? Có nhiều nhà giải kinh với các cách lý giải khác nhau về phân đoạn Kinh Thánh nầy, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể hiểu được phân đoạn ấy bằng cách xem xét nội dung. Thứ nhứt, các thiên sứ hiểu rõ sự thuận phục. Họ biết rõ vai trò của họ và lo chu toàn vai trò ấy. Họ tuyệt đối vâng phục đối với ý chỉ của Đức Chúa Trời. Họ đã chứng kiến sự loạn nghịch của Lucifer. Họ đã nhìn thấy hắn bị ném ra khỏi thiên đàng. Nhìn thấy phụ nữ trong sự loạn nghịch với chồng của họ và hoàn toàn với Đức Chúa Trời là một sự xúc phạm đối với các thiên sứ.
Thứ hai, các thiên sứ lấy làm lạ bởi Hội Thánh. Các thiên sứ dường như lấy làm lạ bởi Tin lành, vì Đức Chúa Trời yêu thương hạng người tội lỗi và biến đổi họ thành thánh đồ của Đức Chúa Trời. Hãy lắng nghe I Phierơ 1.12: “Các đấng ấy [các tiên tri thời Cựu Ước] đã được tỏ cho rằng chẳng phải vì mình, bèn là vì anh em mà truyền ra những điều đó, là những điều hiện nay đã rao cho anh em, bởi những người nhờ Đức Thánh Linh từ trên trời sai xuống, mà giảng Tin Lành cho anh em; các thiên sứ cũng ước ao xem thấu những sự đó”.
Hơn nữa, sự rao giảng Tin Lành được cưu mang bởi Hội Thánh. Vì thế các thiên sứ có một sở thích rất lớn nơi Hội Thánh, là cô dâu của chiên Con. Phaolô nói ở Êphêsô 3.8-10: “Phải, ân điển đó đã ban cho tôi, là kẻ hèn hơn hết mọi thánh đồ, để rao truyền cho dân ngoại sự giàu có không dò được của Đấng Christ, và soi sáng cho mọi người biết sự phân phát lẽ mầu nhiệm, từ đời thượng cổ đã giấu kín trong Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên muôn vật. Ấy vậy, hiện nay sự khôn sáng mọi đường của Đức Chúa Trời cậy Hội thánh mà bày tỏ ra cho những kẻ làm đầu và những kẻ cầm quyền trong các nơi trên trời”.
Bạn có nghĩ như thế không? Khi chúng ta nhóm lại như thân thể của Đấng Christ, các thiên sứ đang ở đó giữa vòng chúng ta. Những hữu thể thiên thượng mắt thường không thấy được đang quan sát chúng ta và thể nào Đức Chúa Trời đang vận hành trong đời sống chúng ta với nhau nữa. Khi chúng ta chiếm lấy cách sai trái các vai trò mà Đức Chúa Trời ban cho, chúng ta làm mất lòng các thiên sứ. Tôi sẽ kết thúc với tư tưởng nầy. Hãy tưởng tượng việc mua chiếc xe mới. Trong hộc chứa đồ là sổ tay chỉ dẫn của chủ xe, nó giải thích gần như mọi sự mà bạn cần về chiếc xe mới nầy. Nó nói cho bạn biết cách vận hành, cách tắt máy, cách giữ lốp xe, cách khởi động. Bạn thấy chẳng có ai hiểu rõ chiếc xe nầy rõ hơn nhà chế tạo vì nhà chế tạo đã thiết kế và kết cấu nó. Nếu bạn bất chấp những chỉ dẫn của nhà chế tạo, chiếc xe của bạn sẽ không tồn tại được lâu dài đâu.
Cũng một thế ấy đời sống của chúng ta có sổ tay hướng dẫn của chủ nhân. Chúng ta gọi sổ ấy là biblos, quyển sách, là Kinh Thánh. Sách ấy cung ứng mọi sự chúng ta cần cho sự sống và sự tin kính. Khi chúng ta bất chấp sách ấy, khi chúng ta nghĩ đường lối của chúng ta là tốt hơn hay sách ấy đã lỗi thời rồi, chúng ta đang hướng tới tai họa. Tuần tới chúng ta sẽ trở lại và hoàn tất phần nghiên cứu của chúng ta qua câu 16.
+++++++++++++++++++++++++
“Ơn kêu gọi long trọng của Đức Chúa Trời dành cho nữ giới” – Phần 2
I Côrinhtô 11.1-16
Tuần qua, tôi đã bắt đầu sứ điệp nầy nói tới các vai trò khác nhau của người nam người nữ trong Hội Thánh. Tôi đã nói cho bạn biết thể nào trong đời sống tôi các vai trò của nữ giới trong xã hội chúng ta đã thay đổi rất quyết liệt. Giờ đây nữ giới tiếp tục các vai trò truyền thống của họ, nhưng cũng có nhiều áp lực hiện đại được thêm vào cho họ. Tôi không dám chắc nữ giới đã được giải phóng; thay vì thế, họ đã được giao cho nhiều việc để làm. Như thế có phải là tiến bộ không?
Trong nửa thế kỷ vừa qua, đã có một sự xuất hiện các vai trò khác nhau của nam và nữ giới. Với mục tiêu bình đẳng của cả hai phái tính, những dị biệt tự nhiên giữa nam và nữ giới đều không còn được tính đến. Ở một số trường hợp, các kết quả cho thấy không đi tới đâu, trong những trường hợp khác nữa thì rất bi thảm. Kinh Thánh chép trong Sáng thế ký 1.27: “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”. Ngay cả những người chối bỏ uy quyền của Lời Đức Chúa Trời đều hiểu rõ rằng nam và nữ giới suy nghĩ khác nhau, cảm xúc và hành động khác nhau. Nữ giới làm tròn những vai trò mà không một nam giới nào có thể đảm nhận được. Người nam làm tròn các vai trò mà không một người nữ nào có thể đảm đương được. Rõ ràng luật tự nhiên và lý luận dạy cho chúng ta biết rằng nam và nữ giới là khác nhau và được trang bị cho các phần việc khác nhau.
Về mặt lịch sử cho thấy rằng nữ giới thường bị ngược đãi và lạm dụng bởi nam giới. Trong nhiều xã hội đời xưa, nữ giới bị coi rẻ hơn tài sản, giống như một con lừa hay con chiên. Họ là hạng tôi tớ hay nô lệ đối với chồng của họ. Tuy nhiên, khi chúng ta đọc lịch sử của Kinh Thánh, chúng ta thấy giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời, vai trò của nữ giới được nâng cao. Hãy đọc về các vị tộc trưởng xem. Hãy chú ý tình yêu của Ápraham dành cho người vợ xinh đẹp của mình là Sara. Hãy nhìn xem thể nào trái tim của Ysác đã nhảy nhót vì Rêbeca. Hãy xét xem thể nào Giacốp đã lao động những 14 năm để đòi cho kỳ được Rachên làm cô dâu của mình. Xuyên suốt lịch sử cứu chuộc đã có một sự thăng hoa trong vai trò của nữ giới, sâu xa hơn bất cứ đâu khác trong xã hội thế tục.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong phản ứng đối với sự áp bức của quá khứ, các vấn đề của nữ giới đã bị đẩy ra trước mặt tiền của xã hội chúng ta. Tôn giáo thuộc thế giới trần tục của thời buổi kêu gọi chịu đựng. Bất kỳ người nào đề nghị chúng ta phải tiến sâu hơn với sự pha trộn giống bị cho là mù quáng không thể chịu được. Thái độ nầy lan vào trong Hội Thánh với nhiều cấp độ. Mặc dù Kinh Thánh nói rõ ràng rằng một trong những đức tính chính dành cho một vị Mục sư hay cấp lãnh đạo Hội Thánh, ấy là người phải làchồng của một vợ”, nhiều Hội Thánh có các Mục sư và cấp lãnh đạo là nữ giới (I Timôthê 3.2). Mặc dù Kinh Thánh nói rõ: Hỡi người làm vợ, phải phục chồng mình như vâng phục Chúa”, một phần lớn hệ phái Báptít lớn nhất cho rằng đây là sự dạy rất xưa không nên đem vào trong gia đình hiện đại.
Bạn có nhìn thấy nan đề chưa? Xã hội hiện đại, thậm chí Hội Thánh hiện đại không hiểu hay không đồng ý với những sự dạy rõ ràng của Kinh Thánh liên quan đến vai trò của nữ giới. Vì vậy họ nói các vấn đề nầy cần phải được giải thích theo ánh sáng của xã hội rồi vì thế chúng chẳng có ý nghĩa gì cho chúng ta hôm nay. Khi nói như thế, họ ám chỉ rằng các trước giả Kinh Thánh đã dạy dỗ các thói tục riêng và những ý kiến riêng trong xã hội của họ để thêm vào lẽ thật thiêng liêng đã được tỏ ra rồi của Đức Chúa Trời. Quan điểm nầy cho rằng Kinh Thánh là một tổng hợp ý kiến của con người, thói tục trong xã hội và lẽ thật thiêng liêng. Nếu chúng ta đồng ý như thế thì chúng ta phải đối mặt với việc quyết định đâu là dư luận không đáng tin và đâu là lẽ thật đời đời được Đức Chúa Trời cảm thúc!?! Khi quyết định nư thế là tự đặt mình làm quan xét đối với Lời của Đức Chúa Trời. Về mặt cơ bản, đây là một nổ lực để khiến Kinh Thánh nói ra những điều mà họ muốn Kinh Thánh phải nói. Nhưng chúng ta không tiếp cận Kinh Thánh theo một phương thức như thế. Chúng ta ngồi nơi chơn của Kinh Thánh. Chúng ta muốn toàn thể mưu luận của Đức Chúa Trời. Chúng ta nhớ rằng “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình” (II Timôthê 3.16).
Phải nhìn nhận phân đoạn Kinh Thánh nầy rất là khó. Tuy nhiên, khi chúng ta giải thích Kinh Thánh, chúng ta hiểu rằng có những phần ứng dụng ở hai cấp độ. Cấp độ thứ nhứt là huấn thị đặc biệt cho một nhóm người đặc biệt ở một thời điểm đặc biệt trong lịch sử. Cấp độ thứ hai, ấy là những huấn thị đặc biệt nầy thường chứa những nguyên tắc siêu văn hóa, luôn luôn áp dụng với mọi người trong từng xã hội.
Thí dụ, không có tranh chiến gì với thịt được đem cúng cho thần tượng. Tuy nhiên, khi Kinh Thánh nhắc tới vấn đề đặc biệt đó, Kinh Thánh dạy nguyên tắc của sự tự do Cơ đốc. Tương tự, trong phân đoạn Kinh Thánh nầy chúng ta đang bàn đến phần ứng dụng đặc biệt về sự nữ giới từ chối không chịu mang mạng che mặt trong sự thờ phượng chung của Hội Thánh. Không có một người nữ nào ở đây đang mang mạng che mặt hết. Rõ ràng, đây không phải là một nan đề cho chúng ta ngày hôm nay.
Tuy nhiên, các nguyên tắc bao quát mà chúng ta có thể áp dụng, ấy là nguyên tắc phục theo quyền bính và chấp nhận các vai trò khác nhau của nam và nữ giới. Chúng ta hãy ôn lại vắn tắt các câu 2-10 và kế đó chúng ta sẽ tiếp tục bằng cách xem xét từng chi tiết các câu 11-16. Ở câu 2, Phaolô đưa ra lời ngợi khen vì họ giữ gìn những điều dạy dỗ theo Kinh Thánh mà ông đã cung ứng cho họ trong 18 tháng ông ở lại với họ. Ở câu 3, ông đề ra khuôn mẫu của sự thuận phục. Ông dạy rằng “Đấng Christ là đầu mọi người”. Đấng Christ là đầu của Hội Thánh, mà còn có uy quyền trên hết thảy mọi người nữa. Một ngày kia mỗi đầu gối sẽ quì xuống trước quyền lãnh đạo của Ngài. Thứ hai, “người đờn ông là đầu người đờn bà”. Đây là phần rất khó.
Mặc dù Kinh Thánh dạy rằng “…không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một” và chúng ta là “vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống” Đức Chúa Trời vẫn dựng nên chúng ta vì những vai trò khác nhau (Galati 3.28; I Phierơ 3.7). Nữ giới không thua kém đối với nam giới, nhưng họ là sự trọn vẹn của nam giới. Xác thịt của một người nữ tranh chiến với sự thuận phục. Tuy nhiên những người nữ tin kính học biết sống giàu ơn trong các vai trò của họ. Hãy xem Châm ngôn 31. Câu 3 nói cho chúng ta biết rằng “Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ”.
Ngay cả Đấng Christ cũng phải thuận phục. Ngài nêu gương thuận phục cho hết thảy chúng ta. Câu 4 nói đến một người nam làm nhục đầu mình bằng cách thờ phượng với việc trùm đầu lại”. Hình ảnh ở đây cho thấy một người mang mạng che mặt trong buổi thờ phượng. Tôi e bất kỳ người nam nào trong thành Côrinhtô đều đã làm vậy; Phaolô chỉ sử dụng hình ảnh ấy như một minh họa cho mục tiêu của ông. Đây sẽ là cung cách của người đàn ông giống như đàn bà khi mang mạng che mặt, giống như một người đàn ông mặc váy đi nhà thờ hôm nay vậy. Dường như là lố bịch thậm chí thiếu thẫm mỹ cho đàn ông khi hành động giống như đàn bà, tương tự thế thật là không tự nhiên cho nữ giới khi hành động giống như nam giới. Ở các câu 5-6 chúng ta đọc về mạng che mặt. Trong xã hội Hy lạp mạng che mặt của người nữ làm biểu tượng cho sự nàng thuận phục đối với chồng của mình. Nàng dành để vẻ đẹp của mình cho riêng một mình chàng mà thôi. Rõ ràng có một số phụ nữ đã cởi bỏ mạng che mặt của họ, thậm chí họ làm vậy khi bước vào nhà thờ. Mục đích, ấy là những người nữ tin kính không nên hành động giống như những người nữ sống theo đời nầy. Nàng cũng như chúng ta phải cạo đầu hay hớt tóc. Cho phép tôi nói một lần nữa trong tuần lễ nầy, rằng người nữ tin kính không nên ăn mặc giống như người nữ theo đời nầy. Những người chồng tin kính không muốn vợ của họ ăn mặc theo cách đó. Những người cha Cơ đốc sẽ nhìn thấy cách ăn mặc đó và cho rằng con gái của họ đã ăn mặc theo đúng mốt.
Câu 7 dạy nguyên tắc đặc biệt, một người đàn ông sẽ không trùm đầu mình lại vì trùm đầu sẽ giống như người đàn bà. Người được dựng nên theo “hình ảnh và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”. Người phải vui mừng trong nam tính của mình. Người phải nam tính trong từng cm một. Ăn mặc hay làm bất cứ điều chi giảm bớt nam tính của mình là sĩ nhục sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là Đấng mình được dựng nên theo ảnh tượng của Đấng ấy. Câu 7 chép: “đờn bà là sự vinh hiển của đờn ông”. Câu 8 chép: “Bởi chưng không phải đờn ông ra từ đờn bà, bèn là đờn bà ra từ đờn ông”. Đức Chúa Trời đã dựng nên Êva để làm cho Ađam được trọn vẹn. Ađam bất toàn nếu không có nàng. Câu 9 dạy rằng người đàn bà được dựng nên vì cớ đàn ông. Êva được dựng nên vì cớ Ađam. Trong mối quan hệ nầy, Đức Chúa Trời đã ban cho đàn ông chiếc áo choàng của chức năng lãnh đạo. Người đàn ông có quyền mà cũng có trách nhiệm nữa.
Đức Chúa Trời dựng nên người nữ để chăm sóc gia đình và trợ giúp cho người nam. Bất cứ khi nào các vai trò nầy đã được Đức Chúa Trời ấn định bị lu mờ đi, lộn xộn sẽ nổ ra. Một người đàn bà nào chiếm lấy quyền trên đàn ông, đặc biệt là chồng mình thực sự không bao giờ được hạnh phúc. Câu 10 chép: “Bởi đó, vì cớ các thiên sứ, đờn bà phải có dấu hiệu trên đầu chỉ về quyền phép mình nương cậy”. Những người nữ ở thành Côrinhtô đều mang mạng che mặt làm biểu tượng cho sự họ thuận phục và chấp nhận các vai trò mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Phaolô cũng nhắc nhở họ nên làm theo vì cớ các thiên sứ. Các thiên sứ đã nhìn thấy Lucifer cùng các kẻ theo hắn nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời. Họ ghét sự loạn nghịch. Kinh Thánh cũng dạy rằng họ có sở thích rất lớn nơi Hội Thánh và Hội Thánh công bố ân điển của Đức Chúa Trời cho các tạo vật thuộc hàng thiên sứ biết (I Phierơ 1.12; Êphêsô 3.8-10). Đối với một người nữ nổi loạn là làm mất lòng đội binh thiên sứ đang vây quanh chúng ta. Giờ đây, chúng ta hãy bước vào các câu còn lại trong phân đoạn Kinh Thánh nầy và học biết hai lẽ thật quan trọng: Nam Và Nữ Giới Phụ Thuộc Nhau và Nam Và Nữ Giới Khác Biệt Nhau Về Mặt Tự Nhiên.
I. Nam Và Nữ Giới Phụ Thuộc Nhau (các câu 11-12).
A. NAM VÀ NỮ GIỚI NƯƠNG CẬY NHAU (các câu 11-12a).
Câu 11 chép: “Song trong Chúa thì chẳng phải đờn bà ngoại đờn ông, cũng chẳng phải đờn ông ngoại đờn bà”. Một phần trong bản chất tội lỗi của đàn ông là phải quản trị đàn bà. Các nền văn hóa xưa, đặc biệt là văn hóa của Hy lạp và La mã đã áp bức nữ giới. Họ bị xem là tài sản của chồng họ và bị bán đi giống như thú vật. Cho nên không có gì là lạ khi lịch sử ghi lại tính phổ biến của giống cái trong các nền văn hóa xưa kia. Thực vậy, cái điều Phaolô nói tới đặc biệt trong phân đoạn Kinh Thánh nầy là thuyết nam nữ bình quyền đã lan tràn vào trong Hội Thánh. Trong thời của Chúa Jêsus, những người nam Do thái đã thường xuyên và dễ dàng sử dụng các luật ly dị. Họ coi khinh nữ giới giống như một lời cầu nguyện hay có như sau: Con cảm tạ Ngài là Đức Chúa Trời vì con không sanh ra là một nô lệ, một người Ngoại bang, hay một người nữ”.
Dù vậy, câu nầy dạy cho chúng ta biết rằng đàn ông không trọn vẹn nếu không có đàn bà, nhưng đàn bà không thể trọn vẹn nếu không có đàn ông. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo khiến cho chúng ta phải sống phụ thuộc lẫn nhau. Khi mở ra các mối quan hệ của nam và nữ giới, sự thuận phục thích ứng có hai thái cực. Thứ nhứt, có chủ nghĩa sô-vanh triệt để thiên về người nam. Quan điểm nầy cho rằng người nam siêu việt đối với người nữ và người nữ chỉ tồn tại để phục vụ các nhu cần của người nam. Từ các nền văn hóa xưa kia cho đến văn hóa pop hiện đại, có người luôn luôn duy trì quan điểm nầy và xuyên tạc xấu về sự thuận phục theo Kinh Thánh.
Thứ hai, cực kia là thuyết nam nữ bình quyền. Một số người nữ không muốn chỉ phục sự cho nam giới. Họ muốn chiếm lấy vai trò của nam giới trong gia đình, trong Hội Thánh và trong cộng đồng. Thường thì đây là một phản ứng đối với quyền quản trị của nam giới không theo Kinh Thánh. Tuy nhiên, đây cũng là một thái cực mất cân đối, phi Kinh Thánh. Những người nữ tin kính luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong công việc của Chúa. Khi Hội Thánh nhóm lại trên phòng cao để chờ đợi sự giáng lâm của Đức Thánh Linh, Công Vụ các Sứ đồ 1.14 thuật lại co chúng ta biết rất đặc biệt là phần nhiều trong 120 người đều là nữ giới.
Một trong những người nữ đã trở nên rất quan trọng trong Hội Thánh đầu tiên là một người nữ có tên là Mary. Bà là mẹ của Giăng Mác, là người đã cùng đi với Phaolô và Banaba rồi sau đó đã phục vụ Phierơ và đã viết sách Tin Lành mang tên ông. Công Vụ các Sứ đồ 12.12 chép về Mary: “Người suy nghĩ lại điều đó, rồi đến nhà Ma-ri, mẹ của Giăng, cũng gọi là Mác, là nơi có nhiều người đang nhóm lại cầu nguyện”. Có người tin phòng cao được nhắc tới trong Công Vụ các Sứ đồ 1 chắc chắn là nhà của Mary.
Tại thành Philíp, những kẻ trở lại đạo đầu tiên của Phaolô đều là nữ giới. Một trong số họ là Lyđi. Công Vụ các Sứ đồ 16.14 chép: “Chúa mở lòng cho người, đặng chăm chỉ nghe lời Phao-lô nói”. Ở câu 15 bà nói: “Nếu các ông đã đoán tôi là trung thành với Chúa, thì hãy vào nhà tôi, mà ở lại đó; rồi người ép mời vào”. Chúa đã mở lòng bà ấy, còn bà thì mở cửa nhà mình. Dường như Hội Thánh đã nhóm lại trong nhà của bà. Sau trận động đất, sự giải cứu Phaolô ra khỏi ngục và sự trở lại đạo của viên cai ngục, câu 40 chép: “Khi ra ngục rồi, hai sứ đồ vào nhà Ly-đi, thăm và khuyên bảo anh em, rồi đi”.
Ở thành Côrinhtô, Phaolô đã gặp đôi vợ chồng chuyên nghề may trại tên là Aquila và Bêrítsin. Họ làm việc chung với nhau trong nghề nghiệp và đặc họ đã giúp đỡ nhiều cho Phaolô. Về sau Bêrítsin đã được Chúa đại dụng để hướng dẫn phần thần học chưa toàn vẹn của nhà truyền đạo Abôlô. Công Vụ các Sứ đồ 18.26 chép: “Bê-rít-sin và A-qui-la nghe giảng, bèn đem người về với mình, giải bày đạo Đức Chúa Trời cho càng kĩ lưỡng hơn nữa”.
Khi Phaolô kết thúc sách Rôma, ông đã dành trọn chương cuối cho những lời lẽ riêng tư với bạn hữu và bạn đồng sự. Người đầu tiên được nhắc tói là một người nữ có tên là Phêbê. Rôma 16.1-2 chép: “Tôi gởi gắm Phê-bê, người chị em chúng ta cho anh em, người làm nữ chấp sự của Hội thánh Xen-cơ-rê. Hãy ân cần tiếp rước người trong Chúa chúng ta, một cách xứng đáng với thánh đồ, và hãy giúp đỡ người trong mọi dịp mà người sẽ cần đến anh em; vì chính người đã giúp nhiều kẻ, và cũng giúp tôi nữa”.
Có nhiều, nhiều phụ nữ đã được mô tả trong Kinh Thánh, họ đã đóng nhiều vai trò nòng cốt trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Lịch sử Hội Thánh thuật lại hàng triệu triệu người nữa. Tôi đã nhìn thấy trong chính chức vụ của tôi và tin thực sự trên khắp thế giới, có nhiều nơi nữ giới là xương sống của Hội Thánh. Có nhiều Hội Thánh trong đó nam giới làm việc nhỏ, còn nữ giới thì đảm trách công việc lớn. Nhiều Hội Thánh sẽ không tồn tại nếu không có công tác trung tín của những người nữ tin kính. Mẹ tôi là cấp lãnh đạo thuộc linh quan trọng nhất rất sớm trong cuộc đời tôi. Bà đã dạy tôi những câu chuyện Kinh Thánh và đã giúp tôi học thuộc lòng Kinh Thánh từ hồi còn nhỏ. Những giáo sư dạy lớp Trường Chúa nhựt cho Phụ nữ đã được xây dựng trên cái nền của mẹ tôi. Tôi sẽ không trở nên như người ngày hôm nay nếu không có ảnh hưởng và tình yêu thương của những người nữ tin kính.
Nữ giới phải phụ thuộc vào nam giới, phải, nhưng nam giới cũng phải phục thuộc vào nữ giới nữa. Nhận định theo Kinh Thánh tìm cách cân đối và chối bỏ những quan điểm cực đoan. Hãy chú ý một lần nữa trong câu 11: “Song trong Chúa thì chẳng phải đờn bà ngoại đờn ông, cũng chẳng phải đờn ông ngoại đờn bà”. Mệnh đề trong Chúa rất là quan trọng. Chúng ta tuyệt đối có sự bình đẳng trong Chúa. Là anh chị em chúng ta cùng nhau ở trong Đấng Christ và là những kẻ đồng kế tự với Ngài. Trong Hội Thánh, nữ giới quan trọng y như nam giới. Họ nắm giữ những vai trò tuy khác nhau, nhưng đồng quan trọng.
Trong Chúa en kurios cũng có ý nói “bởi sự chỉ định thiêng liêng”, nghĩa là, “theo ý chỉ của Chúa”. Nói cách khác, Đức Chúa Trời đã ấn định sự ấy theo cách nầy. Đó là ý chỉ của Ngài, quyết định của Ngài là người nam người nữ sẽ sống chung với nhau, làm việc chung với nhau và làm cho nhau được trọn vẹn. Giờ đây hãy chú ý câu 12a. Ở đây chép: “vì, như đờn bà đã ra từ đờn ông, thì đờn ông cũng sanh bởi đờn bà…”. Đức Chúa Trời đã dựng nên người nữ đầu tiên từ người nam. Nàng ra từ thân thể của chính người nam. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, mỗi người nam đều ra từ thân thể của một người nữ. Đấy là một minh họa trọn vẹn của nguyên tắc phụ thuộc lẫn nhau.
B. HẾT THẢY CHÚNG TA ĐỀU NƯƠNG CẬY ĐỨC CHÚA TRỜI (câu 12b).
Câu 12b chép: “…và cả thảy đều ra bởi Đức Chúa Trời”. Nói cách khác, sự khôn ngoan, tình yêu thương và quyền phép của Đức Chúa Trời đang đổ ra trên mọi loài thọ tạo. Chúng ta phụ thuộc lẫn nhau nhưng hoàn toàn nương cậy vào Đức Chúa Trời. Cả thảy đặc biệt các vai trò khác nhau của người nam và người nữ đều ra bởi Đức Chúa Trời. Trước khi chúng ta chuyển sang phần tư tưởng sau cùng, chúng ta hãy xem I Timôthê 2.9-15 và chỉ ra vắn tắt ba điểm khác biệt trong các vai trò của nam và nữ giới trong Hội Thánh.
Sự khác biệt thứ nhứt nằm trong cách chúng ta ăn mặc. Phaolô nói trong các câu 9-10: “Ta cũng muốn rằng những người đàn bà ăn mặc một cách gọn ghẽ, lấy nết na và đức hạnh giồi mình, không dùng những tóc gióc, vàng, châu ngọc và áo quần quí giá, nhưng dùng việc lành, theo lẽ đang nhiên của người đàn bà tin kính Chúa”. Nữ giới cần phải cẩn thận trong cách họ ăn mặc vì họ ăn mặc như thế nào là một phần trong sự làm chứng của họ.
Điểm khác biệt thứ hai nằm trong cách thức chúng ta tiếp thu. Câu 11 chép: “Đàn bà phải yên lặng mà nghe dạy, lại phải vâng phục mọi đàng”. Đàn bà không được lớn tiếng hay khó chịu. Đàn bà không nên chiếm lấy hay thắc mắc công khai sự dạy của nam giới trong Hội Thánh vì làm vậy sẽ vi phạm sự thuận phục theo Kinh Thánh.
Điểm khác biệt thứ ba nằm trong cách chúng ta dạy dỗ. Câu 12 chép: “Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng”. Câu 15 chép: “Dầu vậy, nếu đàn bà lấy đức hạnh mà bền đỗ trong đức tin, trong sự yêu thương, và trong sự nên thánh, thì sẽ nhân đẻ con mà được cứu rỗi”. Nữ giới không được dạy dỗ nam giới. Tuy nhiên, một số giáo sư lỗi lạc nhất của tôi đều là nữ giới. Họ đã phụ giúp nắn đúc cuộc đời tôi từ khi còn nhỏ. Nữ giới được cứu rỗi từ chỗ thấp kém hơn nam giới bởi chính sự thực là họ ban sự sống cho những đứa con trai và dạy dỗ chúng thành người. Đàn ông dạy dỗ trong Hội Thánh, nhưng đàn bà dạy dỗ trong gia đình.
II. Nam Và Nữ Giới Khác Nhau Về Mặt Tự Nhiên (các câu 13-16).
A. CÁC VAI TRÒ KHÁC NHAU CỦA NAM VÀ NỮ GIỚI LÀ RẤT HIỂN NHIÊN (các câu 13-15).
Câu 13 chép: “Chính anh em hãy đoán xét điều nầy: đờn bà cầu nguyện Đức Chúa Trời mà không trùm đầu là hiệp lẽ chăng?” Nói cách khác, hãy biệt riêng thẩm quyền của Đức Chúa Trời ra và chỉ suy nghĩ cho hợp lý, hay xét đoán cho bản thân mình. Chính lẽ tự nhiên cho thấy rằng nam và nữ giới đã được dựng nên rất khác nhau.
Câu 14 hỏi: “Chính lẽ tự nhiên há chẳng dạy cho anh em biết đờn ông để tóc dài thì lấy làm hổ thẹn sao?” Bây giờ, đây là một câu đã được sử dụng để khuấy đảo cuộc trò chuyện. Khi tôi còn là một thanh niên trong thập niên 1970 thì để tóc dài là việc rất phổ thông. Bản thân tôi cũng từng có mái tóc để dài. Tôi đã nghe những nhà truyền đạo sử dụng câu nầy để tìm cách thuyết phục lứa tuổi thanh niên rằng mái tóc để dài là phi Kinh Thánh.
Tôi thích câu chuyện kể về chàng thanh niên kia trở lại thời buổi có mái tóc dài hơn cha mình ưa thích. Anh ta muốn có một chiếc xe và cha anh ta bảo anh ta cần phải cắt tóc đi nếu anh ta mong được giúp để mua chiếc xe. Anh ta đáp:Nhưng cha ơi, Chúa Jêsus có mái tóc dài mà. Cha anh ta đáp: Đúng đấy con, nhưng Chúa Jêsus đã đi bộ bất cứ đâu Ngài muốn đến”.
Nói theo cách riêng tư, câu nầy chỉ có ý nói rằng nam giới theo lẽ tự nhiên thì có mái tóc ngắn hơn nữ giới. Không biết phải xác định mái tóc dài chừng nào nhưng Kinh Thánh chỉ nói cho chúng ta biết nếu đàn ông để tóc dài hơn người đàn bà thì đáng hổ thẹn cho người ấy. Một lần nữa, mục đích cho thấy rằng người nam theo lẽ tự nhiên trông khác hơn đối với người nữ và sẽ làm vinh hiển cho nam tính của họ chớ không phải làm giống theo phái nữ. MacArthur viết: Nam và nữ giới đều có những triết lý riêng biệt trong nhiều cách thức. Một trong số đó nằm trong quá trình để tóc mọc trên đầu. Tóc phát triễn theo ba chặng đường — hình thức và mọc dài ra, chựng lại, rồi rụng xuống. Kích thích tố sinh dục nam dẫn tới chu kỳ đưa người nam đến chặng thứ ba sớm hơn người nữ. Kích thích tố sinh dục nữ khiến cho chu kỳ khựng lại ở chặng một trong một thời gian dài, khiến cho tóc người nữ mọc dài hơn tóc của người nam. Nữ giới hiếm khi hói đầu vì ít người lên tới chặng thứ ba. Triết lý nầy được phản ánh trong hầu hết các nền văn hóa trên thế giới trong tục lệ nữ giới tóc dài hơn nam giới”.
Ngược lại, câu 15 chép: “Nhưng, nếu đờn bà để tóc dài thì là lịch sự cho mình, vì đã ban tóc dài cho người, dường như khăn trùm vậy”. Giống như người nam sẽ làm vinh hiển cho nam tính của mình, người nữ sẽ làm vinh hiển cho nữ tính của mình. Mái tóc của nàng là một biểu tượng cho nữ tính của nàng. Mái tóc ấy là lịch sự cho mình. Mái tóc nâng cao vẻ đẹp của nàng. Mái tóc ấy được “ban cho người, dường như khăn trùm vậy”, một cái mạng tự nhiên. Vì vậy phần ứng dụng đặc biệt dành cho những người nữ trong thành Côrinhtô là phải mang mạng che mặt và phải thuận phục đối với chồng của họ. Nguyên tắc bao quát dành cho chúng ta và hết thảy các tín đồ ở khắp mọi nơi, ấy là chúng ta không nên từ bỏ các vai trò mà Đức Chúa Trời ban cho trong vai trò nam và nữ giới. Chúng ta phải làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời Ngài là Đấng dựng nên chúng ta và chúng ta phải sống phụ thuộc vào nhau.
B. MỘT CÂU TRẢ LỜI CHO TÌNH TRẠNG BẤT ĐỒNG (câu 16).
Câu 16 chép: “Bằng có ai muốn cãi lẽ, thì chúng tôi không có thói quen ấy, mà các Hội thánh Đức Chúa Trời cũng không có nữa”. Tôi thấy rất thú vị ở chỗ thậm chí trong thời của Phaolô, trước khi kinh Tân Ước được hoàn tất, đã có hạng người cãi lẽ trong các Hội Thánh, họ muốn tranh luận. Thực vậy, cãi lẽ ra từ chữ philoneikos (phileo – yêu; neiko – tranh cạnh) có ý nói “những kẻ thích tranh cạnh”. Có một số người THÍCH tranh luận.
Vì thế, nếu bạn muốn cãi lẽ về những vấn đề nầy, hãy nhìn biết rằng “chúng tôi không có thói quen ấy, mà các Hội thánh Đức Chúa Trời cũng không có nữa”. Khuôn mẫu theo Kinh Thánh về sự thuận phục được đề ra rõ ràng căn cứ theo mối quan hệ của Ba Ngôi Đức Chúa Trời (câu 3), phần ấn định thiêng liêng về người nam và người nữ (câu 7), trình tự của sự sáng tạo (câu 8), vai trò của người nữ (câu 9), sở thích của hàng thiên sứ (câu 10), và sự làm chứng hiển nhiên của tự nhiên (các câu 13-15). Hãy đóng ngoặc đơn: Nếu ai muốn tranh luận về quan niệm thuận phục trong Kinh Thánh, bạn sẽ không tìm thấy sự bất đồng nào giữa vòng các sứ đồ hay trong bất kỳ một Hội Thánh nào của Đức Chúa Trời”.

Comments

BH-“Ơn Kêu Gọi … Cho Nữ Giới” – 1Côr. 11:1-16 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *