HomeSÁCH BỒI LINH-TÁC GIẢ MỸSách: "LƯỢC KHẢO CÁC BIẾN CỐ TẬN THẾ"Sách: “LƯỢC KHẢO CÁC BIẾN CỐ TẬN THẾ” – Chương 1

jesus-returns 

Sách: “LƯỢC KHẢO CÁC BIẾN CỐ TẬN THẾ” – Leon J. Woods

LTS. Lược Khảo Các Biến Cố Tận Thế do Hà Huy Việt  biên dịch dựa trên bản Anh Ngữ The Bible anh Future Events của Tiến Sĩ  Leon J. Wood (1918- 1977), nguyên giáo sư môn Cựu Ước Học và khoa truởng Grand Rapids Baptist Seminar. Ông là tác giả của nhiều sách nghiên cứu về lịch sử tuyển dân cũng như các sách giải nghĩa tiên tri.

Lời Nói Đầu

Mục đích loạt bài này là trình bày sơ lược các biến cố tận thế theo quan điểm tiền thiên hi-niên (premillenium) và tiền đại nạn (pretribulation) giúp cho các tín hữu quan tâm đến tương lai thế giới nhưng chưa có cơ hội thâm cứu các sách tiên tri có thể có cái nhìn khái lược về thời kỳ quan trọng này.

Những biến cố tận thế chính sẽ được trình này theo thứ tự thời gian, kèm theo những phần Kinh Thánh liên quan và sẽ phân tích những trích đoạn Kinh Thánh quan trọn. Kinh Thánh luôn luôn phải là nguồn thông tin chính với đầy đủ thẩm quyền. Các sứ điệp trong các phần Kinh Thánh đó phải là trọng tâm học hỏi.

Tất nhiên không thể tránh được việc phải sử dụng một số thuật ngữ thế mạt, nhưng những từ ngữ đó sẽ được định nghĩa và giải thích trong chương hai, giúp độc giả có thể nối kết với các biến cố và có cái nhìn tổng quát trước khi đi vào chi tiết từng biến cố trong các chương kế tiếp.

Cuối mỗi chương sẽ có một số câu hỏi ôn giúp độc giả trắc nghiệm kiến thức thu đạt được, nhưng cũng có thể dùng trong các nhóm thảo luận.

Đối với những phần trình bày chi tiết các lập luận của các quan điểm khác nhau thường khá phức tạp, độc giả có thể cách quãng mà không ảnh hưởng nhiều đến kiến thức tổng quá. Tuy nhiên những ai cố công tìm hiểu cặn kẽ sẽ thấy được tưởng thưởng xứng đáng.

 

Dẫn Nhập

Một số Cơ Đốc Nhân cho rằng vì tính chất linh hoạt  của các lời tiên tri, văn tiên tri thường khúc mắc, khó hiểu, lại có nhiều quan điểm giải thích khác nhau cho nên việc nghiên cứu các sách tiên tri trong Kinh Thánh không mấy bổ ích. Những người này cho rằng nên dành nhiều thì giờ học hỏi những phần Kinh Thánh có những giáo huấn rõ ràng như các sách lịch sử, phúc âm hay thư tín hơn là lần mò vào các sách tiên tri đầy biểu tượng. Đối với các lời tiên tri trong Kinh Thánh họ cho rằng cứ để tự nhiên các biến cố đó sẽ xảy ra khi thời điểm đế. Sở dĩ có quan niệm đó là vì trong quá khứ đã từng có các nhà nghiên cứu và giải đoán các lời tiên tri đôi khi đi quá xa, thậm chí ấn định luôn cả ngày giờ Chúa trở lại, nhưng đến khi sự việc không xảy ra thì vì đó phá đổ đức tin của nhiều người, và cũng khiến cho những người khác không dám và cũng không còn muốn nghiên cứu các lời tiên tri nữa.

Cách suy nghĩ và lập luận như trên có cả hai mặt lợi và hạ. Lợi là người ta có thể tránh được lối giải kinh quá chi tiết, vượt khỏi những giới hạn ý nghĩa Kinh Thánh dạy. Chính Chúa Giê-xu khẳng định rằng ngoại trừ Đức Chúa Cha thì không ai biết ngày giờ Ngài trở lại (Mat 24:36). Con người không được phép ấn định ngày giờ cũng như xác định những nhân vật được tiên báo. Điểm lợi khác của khuynh hướng trên là người ta có thể tập trung thì giờ cho việc nghiên cứu những phần Kinh Thánh quan trọng về Chúa, về người, về sự cứu chuộc, về hội thánh. Tuy nhiên, điểm bất lợi trong thái độ né tránh nghiên cứu các lời tiên tri hiển nhiên là khiến cho gần một phần tư nội dung Kinh Thánh mang tính chất tiên tri bị xao lãng. Nếu những lời tiên tri không cần thiết chắc Chúa đã không để chiếm tỉ lệ lớn như thế trong Kinh Thánh. Nếu những lời tiên tri không quan trọng, Chúa Giê-xu đã không dành nhiều thì giờ cho việc dạy và giảng giải các lời tiên tri, nhất là khi nói về ngày Ngài sẽ trở lại.

 

Chương 1

Tầm Quan Trọng Của Những Lời Tiên Tri Ứng Nghiệm

Chúng ta sẽ chú trọng đến biến cố của những ngày cuối cùng trong tương lai. Tuy nhiên, dựa vào những lời tiên tri đã ứng nghiệm đối với những biến cố quá khứ chúng ta có thể vui mừng khẳng định rằng những lời tiên tri về những biến cố chưa xảy ra chắc chắn cũng sẽ thành nghiệm. Phần lớn những lời tiên tri đã thành nghiệm liên quan đến việc Chúa Cứu Thế đến lần đầu. Nhiều trăm năm trước khi Chúa giáng sinh, các nhà tiên tri đã công bố Ngài giáng sinh do một trinh nữ (Es 7:14), tại làng Bết-lê-hem (Mi 5:2) và biến cố này đã đưa đến cuộc thảm sát trẻ thơ của bạo Chúa Hê-rốt (Gie 31:15). Sau đó Ngài phải bôn tẩu qua Ai-cập (Os 11:1), về sau được xức dầu bởi Thánh Linh (Es 11:12), rồi tiến vào Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn (Xa 9:9), bị phản nộp (Thi 41:9) bằng 30 miếng bạc (Xa 11:12), bị nhổ trên mặt và đánh đòn (Es 50:6), nhưng không một chiếc xương nào bị gãy (Thi 34:20). Ngài được cho uống mật đắng và dấm trên cây thập tự (Thi 69:21). Tay và chân Ngài bị đinh đóng lũng, quần áo bị phân chia, áo khoác bị bốc thăm (Thi 22:16,18) và Ngài đã chịu chết thế chỗ cho tội nhân (Es 53:4-6).

Vào thời Chúa Cứu Thế, những lời tiên tri thuộc các lãnh vực khác cũng đã thành nghiệm, như sự kiện các đế đô cổ thời bị phá hủy. Ni-ni-ve là một thành phố lớn, thủ đô của đế quốc A-sy-ri cường thịnh đã xụp đổ  và biến cố này đã được tiên tri Na-hum và Xô-phô-ni tiên báo (Na 2:8-3:7  So 2:13,14).  Là một đế đô hùng mạnh, giàu sang nhưng vào năm 612 TC. Ni-ni-ve đã xụp đổ trước sức tấn công vũ bão của đạo quân Ba-by-luân và Mê-đi, có lẽ có cả sự hỗ trợ của quân lực Sy-the nữ. Nói về tầm cỡ vĩ đại, Ni-ni-ve chỉ thua thủ đô của đế quốc Ba-by-luân.

Tường thành và chiến lũy Ba-by-luân có thể nói là bất khả triệt hạ, nhưng bất kể sự hùng mạnh và vinh quang của Ba-by-luân trong những ngày cực thịnh, tiên tri Ê-sai đã long trọng  đưa ra lời tiên báo đáng sợ này: “Ba-by-luân, là sự vinh hiển các nước, sự hoa mỹ của lòng kiêu ngạo người Canh-đê, sẽ giống như Sô-đôm và Gô-mô-rơ mà Đức Chúa Trời đã lật đổ” (Es 13:19; cf. Giê-rê-mi 51).  Lời tiên báo đó không thành nghiệm ngay tức khắc, nhưng đã xảy ra trong thời điểm của Đức Chúa Trờ. Các hoàng đế Xét-xe của Ba-tư đã triệt hạ và phá hủy Ba-by-luân vào năm 478 T.. A-lịch-sơn Đại Đế toan tính phục hồi thành Ba-by-luân, nhưng đã thăng hà năm 323 T.C. trước khi thực hiện ý địn. Một số ít dân cư còn sống tại đó vào năm 275 T.C. cũng đã di cư qua Seleucia gần đó bên sông Ty-rơ. Đế đô Ba-by-luân bị phá hủy hoàn toàn và đã chìm trong quên lãn. Ngày nay theo những công bố của nhà khảo cổ Rawlinson thì “trên đống đổ nát của Ba-by-luân, người Ả-rập đã không đóng trại, cũng không dắt bầy súc vật đến đó vì đất chai cứng không có đồng cỏ, nhưng cũng vì đó là nơi nổi tiếng có nhiều tà linh, ma quỉ quấy nhiễu.”

Có lẽ sự kiện hay nhất về các lời tiên tri thành nghiệm là câu chuyện liên quan đến cổ thành Ty-rơ, một thành phố hải cảng quan trọng trong miền Phê-ni-xi (Phoenicia). Đây là một thành phố thương mại giàu có. Đoàn tàu du thương của Ty-rơ giương buồm đi khắp các bến cảng xa, và vào giữa thời cực thịnh của thành phố hải cảng này, tiên tri Ê-xê-chi-ên đã công bố sự xụp đổ của nó với nhiều chi tiết rõ ràng như được ký thuật trong Exe 26:1-21. Chúng ta trích dẫn một số câu như sau:

“Chúa Giê-hô-va phán như vầy, Nầy ta sẽ đem Nê-bu-cát-nết-sa vua Ba-by-luân là vua của các vua với những ngựa, những xe, những lính kỵ cùng đạo quân và dân đông từ phương Bắc đến nghịch cùng thành Ty-rơ. Đoạn quân nghịch mày sẽ lấy của báu mày, cướp hàng hóa mày, phá đổ vách thành mày, chúng nó sẽ phá đền đài mày và quăng những đá, gỗ, và bụi đất của mày dưới nước. Ta sẽ làm cho dứt tiếng hát của mày, và người ta sẽ không còn nghe tiếng đàn cầm của mày nữa. Ta sẽ khiến mày nên vầng đá sạch láng; mày sẽ nên chỗ của người ta phơi lưới và không được cất dựng lại nữa, vì ta là Đức Giê-hô-va đã phán, Chúa Giê-hô-va phán vậy” (Exe 26:7,12-14).

Ngay sau khi nhà tiên tri công bố phán quyết của Đức Chúa Trời thì Nê-bu-cát-nết-sa của đế quốc Ba-by-luân đã đem đại quân đến gây tổn thất lớn lao cho thành Ty-rơ, và trong suốt 13 năm từ 587-574 T.C. Nê-bu-cát-nết-sa đã kiên trì công phá thành phố hải cảng này nhưng chưa lúc nào thực sự chiếm được thành hay xô đổ gỗ đá của thành xuống biển như lời nhà tiên tri Ê-xê-chi-ên. Vào lúc đó người ta nghĩ rằng lời tiên tri của Chúa đã không thành nghiệm, nhất là khi dân Ty-rơ tái thiết thành phố, lần này không ở bên bờ biển nữa mà chúng đem xây dựng trên một hòn đảo cách bờ biển và thành phố cũ nửa dậm Anh. Hơn hai thế kỷ sau đó thành Ty-rơ lúc này lại cường thịnh và kiêu ngạo hơn trước.

Tuy nhiên, đến cuối cùng, khi thời điểm của Đức Chúa Trời đến thì lời tiên tri về Ty-rơ mới hoàn toàn thành nghiệm. Năm 332 T.C. A-lịch-sơn Đại Đế trong kế hoạch chinh phục toàn đế quốc Mê-đi Ba-tư đã quyết định đánh chiếm thành Ty-rơ. Để thực hiện, ông đã trù hoạch đắp một con đường ngang qua eo biển, từ bờ ra đến tận thành phố hải đảo Ty-rơ để có thể điều động và tấn công bằng bộ binh. Công trình đắp đường này cần một khối lượng vật liệu lớn lao, vì vậy A-lịch-sơn đã cho sử dụng tất cả đống đổ nát của thành Ty-rơ cũ, đất, đá, gỗ để đổ xuống biển đắp đường, làm ứng nghiệm từng chữ của lời tiên tri Exe 26:12,14 “chúng nó sẽ phá đền đài mày và quăng những đá, gỗ, và bụi đất của mày dưới nước. Mày sẽ nên một vầng đá sạch láng, mày sẽ nên một chỗ cho người ta phơi lưới và không được cất dựng lại nữa.”

Những Lợi Ích Của Việc Nghiên Cứu Các Lời Tiên Tri

Những lời dạy minh thị trong Kinh Thánh cùng những kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày minh chứng cho việc học hỏi các lời tiên tri đem lại nhiều lợi ích lớn lao, ít ra là những điều sau đây:

  1. Làm hưng phấn đời sống tâm linh

Kinh Thánh cho biết kiến thức về các lời tiên tri, nhất là những lời tiên tri có liên quan đến ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại khơi dậy hi vọng, giúp cho tín hữu lưu ý đến tình trạng tâm linh, chỉnh đốn và chuẩn bị đời sống, như được nhắc trong IGi 3:3, “Ai có hy vọng đó trong lòng thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch.” Chính Chúa Giê-xu cũng nối kết đời sống thánh khiết với sự tái lâm trong Mat 16:24,27, “Ai muốn theo ta phải liều mình vác thập tự giá mình mà theo ta…Vì Con Người sẽ ngự trong sự vinh hiển của Cha mình mà giáng xuống cùng các thiên sứ, lúc đó Ngài sẽ thưởng cho từng người tùy việc họ làm.” Thái độ quan tâm, hy vọng, hướng lòng về ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại sẽ giúp giáo hữu chấp nhận cuộc sống tự chế và nỗ lực đầu tư vào cõi vĩnh hằng.

Thánh Phao-lô trong thư Co 3:4,5 đã thúc giục Cơ Đốc Nhân làm chết “các chi thể ở nơi hạ giới tức là tà dâm, ô uế, dâm dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tức là thờ hình tượng” mà động cơ của nỗ lực làm chết các chi thể gian ác trên là lời đoan chắc rằng: “Khi nào Chúa Cứu Thế là sự sống của anh em sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển.”

Kinh thánh đã đặc biệt liên kết đời sống thánh khiết với sự trở lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu, như cuộc sống thức tỉnh được nhắc đến trong ITe 5:1-6  IPhi 1:13  4:7; trung tín trong sự phục vụ, Mat 25:19-21  Lu 12:42-44  19:12,13; khiêm nhu, Phi 4:5 nhịn nhục trong hoạn nạn, He 10:36,37  Gia 5:7,8; đời sống thánh hóa, ITe 5:23; cuộc sống vâng phục Chúa, ITi 6:13,14; cuộc sống công chính, IIPhi 3:11-13.

Nhìn vào thực tế đời sống tín hữu trong hội thánh, chúng ta cũng thấy rất rõ mối liên hệ giữa kiến thức về các lời tiên tri trong Kinh Thánh với cuộc sống thánh khiế. Theo nhận xét của nhiều vị mục sư quản nhiệm các hội thánh thì những tín hữu có đôi chút kiến thức Kinh thánh về biến cố tận thế, qua tâm đến sự kiện Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại và có lòng mong đợi ngày Chúa đến, thường là những tín hữu có đời sống đức tin mạnh mẽ, có lòng sốt sắng và tinh thần phục vụ Chúa cao. Những người trông mong ngày Chúa trở lại cũng là những người sống gần Chúa, muốn sống làm theo ý Chúa và có đời sống thuộc linh tỉnh thức hơn những tín hữu khác.

Sống trong tinh thần trông chờ ngày Chúa tái lâm thực sự là một kinh nghiệm quan trọng không thể thiếu trong đời sống tín hữu. Chính các trước giả Tân Ước được Đức Thánh Linh cảm thúc đã giục giã, nhắc nhở tín hữu trông chờ ngày tái lâm: “Đêm đã khuya, ngày gần đến, vậy chúng ta hãy lột bỏ những việc tối tăm mà mặc lấy áo giáp sáng láng (Ro 13:12); “Sự cuối cùng của muôn vật đã gần; vậy hãy khôn ngoan, tỉnh thức mà cầu nguyện” (IPhi 4:7).  Hiển nhiên, lòng trông đợi ngày Chúa Giê-xu trở lại đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần và cuộc sống người tin Chúa, đã nâng cuộc sống đó vượt cao hẳn lên khỏi những cái tầm thường, thấp thỏi của cuộc sống thường nhật.

  1. Nghiên cứu các lời tiên tri đem lại thỏa nguyện tinh thần:

Khi nhờ học Kinh Thánh mà biết được thời triệu của những ngày cuối cùng với các biến cố tương lai của thế giới, chúng ta sẽ cảm thấy rất thỏa mãn trong tâm tr. Đức Chúa Trời đã phú ban lý trí cho con người mà không loài thọ tạo nào có để chúng ta có thể tìm hiểu chương trình của Chúa cho thế giới tương la. Chúng ta cũng có thể vận dụng mọi khả năng của tâm trí để tìm biết ý muốn Chúa cho thế giới chúng ta đang sốn. Vì vậy, cần dành nhiều thì giờ nghiên cứu Lời Chúa, nắm vững những việc Chúa đã làm trong quá khứ nhờ đó chúng ta có thể thấy Chúa cao cả, vĩ đại và yêu thương như thế nà. Từ  đó chúng ta đi đến chỗ hiểu được những phần Lời Chúa nói về tương lai thế giới và con ngườ. Nếu không muốn chúng ta biết gì về biến cố tận thế, chắc hẳn Chúa đã không hé mở hay tiết lộ gì cho chúng t. Khi nhờ học hỏi lời Chúa mà biết các biến cố tương lai, chúng ta sẽ thấy mình sáng suốt hơn khi nhìn vào tình hình thế giới, nhó đó có được bình an và thoả nguyện trong tâm linh khiến chúng ta dù sống trong tình huống nào cũng không thiếu lời ca ngợi và cảm tạ Chúa.

  1. Ổn định tâm lý

Nghiên cứu các lời tiên tri không chỉ đem lại thỏa nguyện tinh thần mà còn đem lại ổn định và cân đối trong lãnh vực tình cảm nữ. Đây là nhu cầu của chúng ta trong một thế giới đang có những  đổi thay chóng mặt khó thích ứng kịp, dễ khiến chúng ta nản lòng đi đến chỗ buông trô. Có những lãnh vực sống chúng ta tưởng chừng ổn định lại hóa ra bấp bênh hơn hết khiến chúng ta mất thăng bằng, không thể có những phán đoán đúng về giá tr. Như vậy chúng ta phải dựa vào đâu? Chúng ta có thể tìm thấy ở đâu tình trạng ổn cố, chắc chắn và an toàn?  Đối với những người không có Chúa, tương lai rất bấp bênh và đầy đe dọ. Liệu công việc làm ăn có vững chắc lâu dài không?  Liệu mình có giữ mãi được sức khỏe để học, để làm?  Trong một xã hội đầy tội ác, tai họa và tai nạn thường xuyên rình rập từng bước chân, liệu gia đình, con cái chúng ta có mãi mãi được an toàn không?  Hơn nữa, lại còn  một biến cố bất ưng nhưng lại chắc chắn nhất con người phải đối diện đó là cái chế. Chết là một nan đề không tránh được nhưng lại cũng bất ngờ nhất – sinh hữu hạn, tử vô . Có thể nhiều người vẫn bình thản sống mỗi ngày, không cần quan tâm đến những câu hỏi trên, dùng những bận rộn trong cuộc sống để gạt bỏ mọi suy nghĩ về những thực tại đó. Tuy nhiên sâu kín trong lòng, ai cũng biết đây là những câu hỏi không thể tránh né.

Giải đáp cho những vấn nạn trên hàm chứa trong mối tương giao cá nhân với Đức Chúa Trời qua đức tin nơi Chúa Cứu Thề Giê-xu. Những nguời kể là thân thiết thường nhớ đến nhau, thường gặp gỡ nhau, thường tâm sự, trao đổi, trò chuyệ. Cũng vậy, đức tin thật nơi Chúa thôi thúc người ta tìm kiếm học hỏi Lời Chúa một cách tự nguyện, nhiệt thành, qua đó những mặc khải về những diễn biến tương lai của thế giới dần dần được Chúa khai mở giúp cho những người chuyên cần có thể hiểu rõ những nét chính cũng như các thời triệu của ngày Chúa đến. Cho dù thời cuộc có như thế nào, những người biết đại cương kế hoạch của Đức Chúa Trời về các biến cố tận thế sẽ có thể chủ động trong cuộc chiến thuộc linh mà phần thắng nghiêng về những người thuộc Chúa (Kh 2:25  3:11)

  1. An ủi trong cảnh đau buồn

Cơ Đốc Nhân  có kiến thức Kinh Thánh cơ bản về Lời Tiên Tri thườngdễ tìm thấy an ủi sâu xa trong cảnh đau buồn, đặc biệt trong trường hợp có người thân yêu qua đờ. Đứng trước mất mát lớn lao khi một mối tương giao bỗng nhiên bị cắt đứt, lúc đó tín hữu chỉ có thể được an ủi khi biết và tin chắc người thân đang ở với Chúa và rồi ra một ngày kia sẽ có ngày hội ngộ. Thánh Phao-lô nói về chân lý này trong thư ITe 4:16-18 như sau:

“Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống, bấy giờ những kẻ chết trong Chúa Cứu Thế sẽ sống lại trước hế. Kế đó chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. Thế thì anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau.”

Những đau khổ Cơ Đốc Nhân phải chịu cũng có thể là những bách bại trong cuộc sống. Kiến thức về ngày Chúa tái lâm đem lại an ủi cho những người chịu khổ nạn vì đức tin, biết rằng mình sẽ có thể được giải phóng bất cứ lúc nà. Đây là chân lý được Thánh Phi-e-rơ nhấn mạnh, “Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Chúa Cứu Thế bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót” (IPhi 4:13; cf. 1:7).

Một nỗi đau khổ khác con người phải chịu là những oan khiên vì bị vu cáo hoặc hiểu lầm mà không có cách nào giải tỏa. Những đau thương đó nhiều khi còn đau đớn và lâu lành hơn những thương tích trên thân xác, nhưng khi biết rằng có một ngày kia mọi sự thật được phơi bày, oan khiên được gỡ bỏ và mọi người sẽ ca ngợi Chúa (ICo 4:5).  Kết cuộc sẽ là vui mừng thay cho sầu não khi mọi người trông đợi Chúa Cứu Thế trở lại làm thành lời hứa của Ngài ký thuật trong Gi 14:2b,3 “Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ, khi ta đã đi và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó.”

  1. Lòng xác tín để phục vụ:

Ý thức sự kiện Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại tiếp rước Hội Thánh giúp tín hữu vững vàng hơn trong đức tin để phục vụ Chú. Tin chắc Chúa trở lại thôi thúc tín hữu sống đời thánh khiết. Tín hữu không chỉ được khích lệ sống ngay lành nhưng còn phải phục vụ cần mẫn, tích cực nữa, vì biết rằng một ngày kia mình sẽ phải đứng trước tòa của Chúa Cứu Thế tường trình về cả cuộc đời làm tín đồ trên đất. Thánh Phao-lô đề cập đến điều này trong IICo 5:9,10, “Cho nên chúng ta dù trong thân thể này, dù ra khỏi, cũng làm hết sức để đẹp lòng Chúa. Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Chúa Cứu Thế, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt.” Kiến thức về các biến cố tận thế giúp Cơ Đốc Nhân có một nhãn quan mới trong việc tận dụng thì giờ còn lại, biết dành nhiều thì giờ hơn sống cho Chúa và phục vụ Chú. Điều này cũng giúp tín hữu thường xuyên có được niềm vui của người hầu việc Chúa khi hướng về ngày Chúa Giê-xu từ trời trở lại. Phao-lô nói đến “mão triều thiên công chính” để dành cho ông (IITi 4:8), trong khi Phi-e-rơ đoan chắc rằng “Khi Đấng làm đầu kẻ chăn chiên hiện ra” người tin Chúa “sẽ được mão triều thiên vinh hiển không bao giờ tàn héo” (IPhi 5:4).

Thời Triệu

Kinh thánh không cho biết đích xác ngày giờ Chúa trở lại, hơn nữa còn khẳng định thời điểm này hoàn toàn nằm ngoài tri thức con ngườ. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh những dấu hiệu về ngày đó hay còn gọi là thời triệu lại được trình bày khá rõ ràng. Chúa Giê-xu quở trách phe Pha-ri-si đương thời đã không nhận ra được những dấu chỉ thời kỳ Đấng Cứu Thế hiện ra. Trước hết là sự kiện Ngài sinh ra trong siêu nhiên lẫn khiêm hạ, rồi những phép lạ đầy quyền năng Ngài thi thố trong chức vụ… Toàn thể bức tranh về cuộc đời siêu phàm của Ngài trên đất ứng nghiệm cho đến từng chi tiết những lời tiên tri trong Kinh Thánh về Đấng Cứu Thế cho thấy Ngài chính là Đấng đó, là Đấng đến từ Đức Chúa Trời, là Con Một ra từ lòng Cha. Kế đến là những dấu hiệu trong thiên nhiên và trên thế giới. Những sự kiện này cũng đồng thời được dùng làm nền tảng cho lời quở trách giáo hữu hôm nay không chú ý đến những dấu hiệu đ. Có những dấu hiệu tổng quát nhưng cũng có những dấu hiệu đi vào chi tiết. Trong Mat 24:6-12 Chúa nói về tình trạng bất ổn trong thiên nhiên cũng như trên thế giới: giặc giã, chiến tranh, đói kém, dịch tễ và cả động đất nữ. Cơ Đốc nhân sẽ bị bách hại, bị bạn bè bội phản, sẽ có các tiên tri giả xuất hiện lừa dối nhiều ngườ. Những dấu hiệu này khá tổng quát và đã được thấy suốt qua lịch sử từ khi Chúa Cứu Thế Giê-xu đến lần thứ nhấ. Ngày nay bước vào thiên niên kỷ thứ ba, những dấu hiệu đó càng ngày càng nhiều hơn và rõ ràng hơn, cho thấy ngày Chúa trở lại thật rất gần.

Ngoài những dấu hiệu tổng quát chúng ta còn được báo trước về những dấu hiệu đặc biệt rõ ràng hơn, đó là tình trạng bội đạo ngay trong những giáo hội mang danh nghĩa Cơ đốc giáo. Thánh Phao-lô khi viết cho Ti-mô-thê đã khẳng định: “Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ…” (ITi 4:1).  Ông cho biết tình trạng luân lý sa đọa cũng là những dấu hiệu trước mắt mọi người: “Trong ngày sau rốt sẽ có những thời kỳ khó khă. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó…”

Mức độ sa đọa về phương diện luân lý và đạo đức đang xuống dốc thật nhanh trong thời đại chúng t. Tuy nhiên dấu hiệu rõ ràng hơn hết là tình trạng bội đạo ngày càng trầm trọng hơn và lan tràn nhanh chón. Nhiều tà giáo nổi lên, mạo xưng là Cơ Đốc Giáo, nhưng chối bỏ thần tánh của Chúa Cứu Thế Giê-xu nghĩa là không tin Ngài là Đức Chúa Trời nhập thể mà coi Ngài chỉ là một người, dù là một con người xuất chún. Có những tà giáo lại từ chối nhân tánh của Chúa Giê-xu, chủ trương Ngài là một thiên sứ, một thần linh thọ tạ. Có những phong trào mang danh Cơ-đốc giáo nhưng không chấp nhận thẩm quyền tuyệt đối và tính chất vô ngộ của Kinh Thánh nguyên bả. Phong trào bội đạo đó theo khuynh hướng thần học tự do, khởi phát từ chủ nghĩa duy lý bên Đức, lan sang Anh Quốc, đến Hoa-kỳ và cuối cùng tràn khắp thế giớ. Nhiều trường thần học, nhiều giáo hội và rất nhiều cá nhân đã bị những đợt thủy triều của khuynh hướng thần học tự do này cuốn trôi. Chưa bao giờ trong lịch sử hội thánh lại có tình trạng sa đọa trầm trọng như vậy về phương diện thần học.

Hoa kỳ vốn là một đất nước xây dựng dựa trên các giá trị tinh thần và tâm linh của Cơ Đốc Giáo nhưng đến nay đã trở thành vườn hoang để gai góc và cỏ dại của vô số tà giáo phủ nhận quyền tể trị của Đức Chúa Trời, phủ nhận thần tánh của Chúa Cứu Thế Giê-xu bén rễ và lan rộn. Nền chính trị của nước Mỹ ngày nay cũng đang bị các thế lực của sự tối tăm chi phối mạnh m. Cơ Đốc Giáo đang trở thành tôn giáo bị kỳ thị, chèn é. Thế lực của sự tối tăm đã và đang nỗ lực loại bỏ các ảnh hưởng của Kinh Thánh và Cơ Đốc giáo khỏi đời sống chính trị cũng như xã hội và chúng đã từng bước thành côn. Chúng đã loại bỏ việc cầu nguyện hay nhắc đên danh Chúa trong các buổi lễ tại các trường học còn có ảnh hưởng của Cơ Đốc Giáo. Trong khi đó chúng vận động để những hành vi trái Kinh Thánh, trái với các nguyên tắc đạo đức Cơ Đốc trở thành hợp pháp như quyền phá thai, tính dục đồng giớ. Có nhiều giáo hội cơ đốc tấn phong giáo phẩm cho những người chấp nhận hôn nhân đồng giới, thậm chí công khai thực hành tính dục đồng giới!  Tình trạng sa đọa đó đã được Thánh Phao-lô mô tả trong Thư La-mã chương 1, và đây chính là một trong những dấu hiệu cho thấy ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại địa cầu thật đã gần k. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ 20, còn có một dấu hiệu lớn nữa cũng là dấu hiệu không thể nhầm lẫn được về ngày tái lâm sắp đến của Chúa Giê-xu, đó là tình trạng nước Do Thái kim thời có người gọi là “đồng hồ của Đức Chúa Trời.”

Nước Do Thái: Đồng Hồ Của Đức Chúa Trời

Dấu hiệu rõ ràng nhất về ngày trở lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu là tình trạng nước Do Thái đương đại. Kinh Thánh dạy rằng đến những ngày cuối cùng rất đông người Do Thái sẽ trở về quê hương để tái lập quốc gia, như tiên tri Ê-sai đã viết:

“Trong ngày đó, Chúa còn đặt tay một lần nữa đặng chuộc dân sót của Ngài, tức là kẻ sót lại bởi A-sy-ri, Ê-díp-tô, Pha-trô, Cút, Ê-lam, Si-nê-a, Ha-mát cùng các cù lao biển. Chúa sẽ dựng một cây cờ cho các nước, nhóm những người Y-sơ-ra-ên bị đuổi, thâu những người Giu-đa lưu lạc từ bốn góc đất.” (Es 11:11,12).

Lần trở về đầu tiên hàm ý trong những câu Kinh Thánh trên là trở về từ Ba-by-luân vào năm 538-537 B.C. khi người Giu-đa trở về Palestine từ một phía là phía Đông. Nhưng lần trở về thứ hai là từ “bốn góc đất” hay từ bốn phương thế giới. Trong suốt cả lịch sử Do thái chưa có lần trở về nào như vậy cho mãi đến thế kỷ 20 mà nhiều người ngày nay chứng kiến. Người Do Thái đã đã thực sự từ hơn 100 quốc gia trên thế giới trở về tái lập đất nước tại Palestine.

Tiên tri A-mốt cho biết sau khi đã trở về quê hương họ sẽ định cư, xây dựng và không bao giờ bị trục xuất khỏi đó nữa: “Ta sẽ đem phu tù của dân Y-sơ-ra-ên trở về, chúng nó sẽ lập lại các thành bị phá và ở đó Ta sẽ lại trồng chúng nó trên đất chúng nó và chúng nó sẽ không hề bị nhổ khỏi đất mình mà ta đã ban cho. Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời ngươi phán vậy.” (Am 9:14,15)

Lần trở về đầu tiên người Do Thái từ Ba-by-luân ở phía Đông hồi hương vào năm 538-537 TC. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, người Do Thái đã thực sự tan lạc khắp thế giới cho đến nỗi sự kiện này đã tác thành câu tục ngữ, “lang thang như người Do Thái”. Trong gần 19 thế kỷ, nước Do Thái hoàn toàn bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Ai có thể tưởng tượng được một quốc gia đã không còn hiện hữu trong thời gian lâu như thế mà lại được tái lập, nhưng đây lại chính là điều chúng ta chứng kiến ở thế kỷ 20. Những chuyển biến chính trị hoàn thành những lời Chúa hứa đối với Y-sơ-ra-ên đã khởi sự từ cuối thế kỷ 19. Phong trào Si-ôn do Bác sĩ Theodore Herzl phát động cuối thế kỷ 19 là phong trào đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình trạng hiện tại của nước Do Thái ngày nay.

Khởi sự từ năm 1897 phong trào Si-ôn đã tổ chức hàng loạt các cuộc hội nghị để tìm phương cách tạo lập một mảnh đất dung thân tại Palestine cho người Do Thái. Chúng ta cần biết rằng cho đến lúc đó, hầu hết người Do Thái đều bị trục xuất khỏi quê hương, tan lạc khắp thế giới. Đền thờ nguy nga do Hê-rốt xây mất 46 năm mà các môn đệ Chúa Giê-xu từng trầm trồ cũng đã bị triệt hạ đúng như lời Chúa tiên báo. Chúng ta ôn lại chi tiết đó được ký thuật trong Phúc âm Mac 13:1-2 như sau:  “Đức Chúa Giê-xu vừa ra khỏi đền thờ, có một môn đồ thưa cùng Ngài rằng: Thưa thầy hãy xem đá và những nhà này là dường nào! Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Ngươi thấy nhà lớn này ư? Rồi ra sẽ không còn một hòn đá sót lại trên một hòn khác nữa: Cả thảy đều đổ xuống. “

Cuộc nổi dậy của người Do Thái  tại Palestine năm 67 SC đã khiến hoàng đế La-mã lúc đó là Neron cử đại tướng Vespasian đem quân vây thành Giê-ru-sa-lem. Đang khi đại quân đang ở tại Palestine thì Neron băng hà. Sau một thời gian ngắn khủng hoảng chính trị, cuối cùng tướng Vespasian được quân đội và Nghị Viện tín nhiệm tôn làm hoàng đế. Vespasian về Roma lên ngôi, để con là tướng Titus ở lại Palestine tiếp tục chiến dịch. Thành Giê-ru-sa-lem bị vây sau 143 ngày thì thất th. Hơn 600,000 người Do Thái bị sát hại với hàng nghìn người khác bị bắt lưu đày. Quân lính La-mã đốt thành, đền thờ bị thiêu hủy, vàng bọc trong đền thờ chảy ra lọt xuống các khe đá, vì vậy chúng đã cạy từng tảng đá lên để tìm vàng. Hậu quả là đền thờ bị san bằng hoàn toàn đến nỗi không còn một hòn đá nào chồng trên một hòn đá nào đúng như lời  Chúa Giê-xu dự ngôn.

Kể từ đó nước Do Thái hoàn toàn bị xóa sổ, người Do-Thái tan lạc khắp thế giới tuy nhiên dù ỏ nước nào họ cũng tìm cách quần tụ lại với nhau tạo thành những cộng đồng Do Thái khá bền chặt để bảo tồn tín ngưỡng và văn hóa. Sau gần 19 thế kỷ sống lưu lạc không quê hương đất nước, phong trào Si-ôn là phong trào chủ trương tìm cách tạo lập một mảnh đất dung thân tại Palestine cho người Do Thái, đã khơi dậy trong lòng con cháu Ap-ra-ham một tia hy vọng mong manh. Tuy nhiên, tia hy vọng đó chỉ thực sự lóe lên khi đại tướng Allenby của Anh Quốc chiếm được Palestine theo kế hoạch chung của quân Đồng Minh trong thế chiến thứ nhất. Từ thế kỷ 11 trong thời gian có cuộc thánh chiến, Palestine đã ở dưới quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến thế kỷ 14 khi triều đại Ottoman khởi phát và bành trướng thì lần hồi hầu hết cả vùng bán đảo Balkan đều lọt vào tay quân Thổ. Từ cuối thế kỷ 16, đế quốc Ottoman khởi sự suy vi và đến đầu thế kỷ 19 thì đế quốc này được mệnh danh là “người bịnh của Âu Châu.” Dầu vậy, cho đến thế chiến thứ nhất, đế quốc Thổ vẫn còn là một trở ngại quan trọng cho việc tìm kiếm một lãnh thổ cho người Do-Thái tại Palestine, vì Thổ-nhĩ-kỳ cương quyết chống đối nỗ lực này. Khi quân đội Anh chiếm được vùng Palestine thì tình hình đã đổi khác. Trong một văn kiện chính thức do huân tước Balfour thảo có phần như sau:

“Chính phủ Hoàng Gia ủng hộ việc tạo lập một lãnh thổ tại Palestine cho người Do thái và sẽ dùng mọi nỗ lực thực hiện mục tiêu này. Cũng cần làm sáng tỏ rằng không một điều nào được thực hiện có phương hại đến các quyền lợi dân sự hoặc tôn giáo của các cộng đồng không Do thái ở Palestine hay các quyền lợi và vị thế chính trị của người Do Thái ở bất cứ quốc gia nào khác.“

Thái độ cảm thông với phong trào Siôn đã khích lệ người Do Thái trên khắp thế giới và trong vòng hai thập niên sau đó dân số  Do Thái tại Palestine đã gia tăng đáng k. Năm 1882  trong tổng số 624,000 dân cư Palestine thì có 24,000 người Do Thái. Năm 1914 với mọi  nỗ lực của phong trào Siôn, con số này đã lên đến 85,000. Năm 1927 tăng lên đến 150,000, năm 1936, 404,000 và đến khi Do Thái tái lập quốc gia, vào năm 1948 thì tổng số người Do Thái tại Palestine là 650,000.

Tất nhiên sự gia tăng dân số Do Thái này đã gặp sức đề kháng mạnh mẽ của người Ả-rập là thành phần thấy ảnh hưởng của mình trong vùng ngày càng yếu đi dưới các sinh hoạt năng động của người Do thái. Sức đề kháng giữa hai nhóm chủng tộc này cứ ngày càng gia tăng. Năm 1939 chính sách của Anh Quốc đối với người Do Thái thay đổi và định mức di dân cũng bị hạn chế nghiêm ngặt. Tình hình thay đổi này càng lúc càng rõ hơn nhất là sau thế chiến thứ hai khi hàng chục ngàn người Do Thái thoát những chiến dịch tàn sát của Đức Quốc xã, tìm đường vào Palestine. Hàng trăm tàu thuyền chở đầy người rời các hải cảng Â-châu mong có cách nào tiến vào Đất  hứa, nhưng hầu hết những di dân Do Thái này đều thất vọng. Tình trạng căng thẳng, kình chống nhau trong xứ càng ngày càng tệ hại khi quân đội Anh nỗ lực duy trì chính sách hạn chế, còn người Do Thái thì lại  kiên trì tìm đủ cách để qua mặt. Cuối cùng Liên Hiệp Quốc đã định sẽ giải quyết vấn đề bằng một kế hoạch chia đất. Những vùng có dân Do Thái tập trung đông nhất ở Palestine sẽ được chỉ định thuộc người  Do Thái trong khi những vùng còn lại là của Jordan. Ngày 29 tháng 11 năm 1947 Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu quyết định kế hoạch này. Kết quả  có 33 phiếu thuận, 10 phiếu chống với 10 phiếu vắng mặt. Người Do Thái hết sức vui mừng, nhưng người Ả-rập thì vô cùng bất mãn vì họ không muốn cho người Do Thái có một thẻo đất nào tại đây. Vì vậy hậu quả là khối Ả-rập đã tức khắc hình thành một kế hoạch chiến đấu chống Do Thái qui mô chưa từng có. Suốt sáu tháng sau đó là những cuộc tấn công và trả đũa liên tiếp, thiệt hại nhân mạng cũng như vật chất thật nặng nề. Cuối cùng Anh Quốc quyết định rút lui khỏi cuộc tranh chấp đẫm máu này vào ngày 14 tháng 5, 1948  cũng là ngày Do Thái tuyên bố độc lập theo kết quả bỏ phiếu nửa năm trước của Liên Hiệp Quốc.

Sau sự kiện Do Thái tuyên bố độc lập, chiến cuộc càng ngày càng gia tăng cường độ. Người Ả rập quyết tâm “tống khứ bọn Do Thái xuống Địa Trung Hải” như lời họ từng tuyên bố. Khi quân đội Anh rút khỏi Palestine thì mọi người đều tin rằng quyết tâm trên chắc chắn sẽ được thực hiện. Trong thực tế, điều này đã không xảy ra. Mặc dù quân đội của khối Ả-rập từ Ai-cập, Jordan, Syria, Li-băng và Iraq rầm rộ tiến vào Palestine, nhưng dúm người Do thái bướng bỉnh kia đã chiến đấu như điên cuồng cho giấc mơ hàng bao thế kỷ, và kết quả là họ đã chống nổi các đợt tấn công và dần dần chiến thắng ở nhiều mặt trận. Không bao lâu, tình thế đổi khác, sau nhiều loạt ngưng bắn rồi lại bị phía Ả-rập vi phạm, người Do Thái không những giữ được đất đai mà còn chiếm đựợc nhiều phần đất thuộc phía Ả-rập. Kết quả là sau khi ngưng chiến, với lằn ranh phân chia lãnh thổ mới, biên giới Do Thái đã mở rộng hơn rất nhiều và cho đến cuộc chiến tranh sáu ngày vào năm 1967 thì Do Thái lại đã chiếm thêm được hơn 12,000 km vuông thuộc lãnh thổ Ả-rập mà quan trọng nhất là cổ thành Giê-ru-sa-lem, bức tường than khóc và kiểm soát được cả khu vực đền thờ. Điều này đã khiến cho viễn ảnh xây lại đền thờ Giê-ru-sa-lem tiến gần thêm một bước nữa.

Nước Do-thái ngày nay là một thực tại chính trị trên thế giới. Không ai có thể tưởng tuợng nổi một quốc gia đã bị xoá sổ gần 1900 năm, không lãnh thổ, không chính quyền, dân tộc thì tan lạc khắp thế giới chịu bao nhiêu đau đớn, bách hại và riêng trong thời thế chiến thứ hai, 6 triệu người Do Thái đã thiệt mạng trong các lò sát sinh của Đức Quốc x. Vậy mà hơn 50 năm qua tuyển dân của Đức Chúa Trời đã tái lập quốc gia như lời tiên tri Ê-sai, trước sự ngạc nhiên của toàn thế giới. Đây chính là một dấu hiệu không thể nhầm lẫn được về ngày tái lâm cận kề của Chúa Cứu Thế.

Những Nguyên Tắc Tìm Hiểu Các Lời Tiên Tri

Một lý do khiến nhiều Cơ-đốc-nhân không chú ý đến  việc nghiên cứu các lời tiên tri vì cho rằng các sách hoặc các phân đoạn tiên tri quá khó giải thích. Cách sử dụng biểu tượng trong các phân đoạn này khiến cho những lời tiên tri trở nên bí hiểm, và việc xác định ý nghĩa rõ ràng gần như là điều bất khả. Thật ra đây là quan niệm do thành kiến và hiểu lầm. Những lời tiên tri Chúa ban trong Kinh Thánh là để chúng ta có thể hiểu được chứ không nhằm mục đích làm chúng ta rối trí. Trong bài thuyết giảng từ giã các môn đệ Chúa Giê-xu đã đưa ra một lời hứa đặc biệt liên quan đến việc hiểu lời Kinh thánh. Sứ đồ Giăng ký thuật như sau: “Lúc nào Thần Chân Lý đến thì Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi chân lý; vì Ngài không nói tự mình nhưng nói mọi điều mình đã nghe và tỏ bày cho các ngươi những sự  sẽ đến” (Gi 16:13). Chúa Cứu Thế Giê-xu ý thức rất rõ rằng “những sự sẽ đến” tiên báo trong Kinh Thánh sẽ rất khó hiểu cho nên Ngài đã trấn an các môn đệ cho họ biết rằng Đức thánh Linh sẽ là Đấng soi sáng chỉ dẫn h. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu các lời tiên tri, chúng ta cần mạnh dạn nắm lấy lời hứa này, và sử dụng nhũng nguyên tắc giải kinh sau đây đối vơi văn tiên tri trong Kinh Thánh:

  1. Nguyên tắc 1: Hiểu theo nghĩa đen

Nghiên cứu văn tiên tri cần hiểu theo nghĩa đen y như các phân đoạn Kinh thánh khác. Đức Chúa Trời không viết các lời tiên tri để dấu chúng ta sứ điệp Ngài muốn truyền đạt. Chúa không hề có ý định chỉ dành đặc quyền hiểu lời tiên tri cho một số Cơ-đốc-nhân có những chìa khóa giải kinh đặc biệt, nhưng Đức Chúa Trời thực sự muốn truyền đạt lời Ngài cho mọi người. Điều này có nghĩa là cần nghiên cứu các phân đoạn tiên tri  y như các phân đoạn Kinh Thánh khác, sử dụng các nguyên tắc giải kinh với ý thức thông thường và theo nghĩa đen. Tuy nhiên chúng ta cần nhớ rằng Kinh Thánh được viết bằng nhiều lối văn khác nhau, với những cách diễn đạt khác nhau, vì thế các biểu tượng trong Kinh thánh là điều chúng ta phải đối diện. Thí dụ như  trong các Thi-thiên, những hình ảnh biểu tượng hoặc nhân cách hoá được sử dụng khá nhiều để diễn đạt xúc động hoặc những kinh nghiệm thuộc linh: “Người công bình sẽ mọc lên như cây kè, lớn lên như cây hương nam trên Li-ban. Những kẻ được trồng trong nhà Đức Giê-hô-va, sẽ trổ bông trong hành lang của Đức Chúa Trời chúng ta. Dầu đến buổi già bạc, họ còn sanh bông trái, được thạnh mậu và xanh tươi. (Thi 92:12-14).  Cây kè và cây hương nam là những hình ảnh biểu tượng nói đến tính chất tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ, vững chắc của người công chính. Như vậy, những biểu tượng trên không có gì là bí hiểm đến độ không thể hiểu được. Những hình ảnh đó cần hiểu theo nghĩa biểu tượng nhưng những biểu tượng này (cây kè, cây hương nam) thật ra lại là những điều cụ thể.

Một thí dụ khác trong sách Tiên tri Es 11:1 “Có một chồi sẽ nứt lên từ gốc Y-sai, một nhánh từ rễ nó sẽ ra trái.” Ở đây “chồi” và “nhánh”  là những thành ngữ hình bóng, nhưng nhân vật thành ngữ này chỉ thị rất thật  cho nên giải kinh theo nghĩa đen thì Chúa Cứu Thế chính là “Chồi” và “Nhánh” sẽ xuất hiện theo nghĩa đen và thực hiện những điều tiên báo trong  phân đoạn tiên tri đó.

Trường phái thần học phi thiên hi niên (amillenial, chủ trương không có một ngàn năm bình an) tuy vẫn chấp nhận giải kinh theo nghĩa đen, nhưng không áp dụng nguyên tắc giải kinh này cho các lời tiên tri. Họ chủ trương rằng phải giải nghĩa văn tiên tri theo lối “thuộc linh hóa”, thể hiện chân lý thuộc hội thánh. Thí dụ như các phân đoạn tiên tri về Chúa Cứu Thế cai trị trên Y-sơ-ra-ên thì đều được  giải nghĩa là Chúa cai trị trên Hội Thánh Ngài. Tất cả những chỗ nói về việc Chúa cai trị đều diễn giải là Chúa cai trị một cách thiêng liêng trong tâm hồn con dân Chúa trong Hội Thánh thay vì cai trị  trên nước Y-sơ-ra-ên  tại Palestine theo như truyền thống các vua thời Cựu-ướ. Lý do chính trường phái Phi Thiên Hi-Niên giải kinh theo lối thuộc linh hóa là vì họ cho rằng sự kiện Chúa Giê-xu sẽ cai trị trên trần gian theo nghĩa đen là vô lý.

Để trả lời cho lối suy nghĩ này, chúng ta cần nêu lên rằng nếu tất cả những lời tiên tri trong Kinh Thánh về vịệc Chúa đến lần đầu, nghĩa là sự giáng sinh, sự thương khó và phục sinh đều đã được hiểu theo nghĩa đen thì tại sao lại phải hiểu những lời tiên tri về sự tái lâm của Chúa Cứu Thế theo nghĩa thuộc linh?

Một thí dụ khác có thể thấy trong Lu 1:30-33 qua đó thiên sứ Gáp-ri-ên tiên báo rằng Ma-ri sẽ chịu thai và sanh một trai sẽ được đặt tên là Giê-xu và rằng Con Trai đó sẽ nên tôn trọng và được xưng là Con của Đấng Rất Cao. Thiên sứ cũng nói thêm rằng  “Chúa là Đức Chúa Trời , sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng.” Toàn thể lời tiên tri này là một khối, một đơn vị duy nhất và cần phải hiểu toàn thể theo một nguyên tắc giải kinh chung. Nếu sự ra đời của Chúa Giê-xu được hiểu theo nghĩa đen thì sự trị vì của Ngài cũng phải hiểu theo nghĩa đen. Tuy nhiên, những người theo trường phái Phi Thiên Hi Niên lại lấy phân nửa đầu của lời tiên tri về sự giáng sinh của Chúa Giê-xu  để hiểu theo nghĩa đen, còn nửa sau về sự cai trị của Ngài lại hiểu theo nghĩa thuộc linh, và như vậy đã vi phạm tính cách thống nhất về nguyên tắc giải kinh.

  1. Nguyên tắc 2: Cần ý thức về khoảng thời gian cách quãng trong các lời tiên tri.

Một số các đoạn văn tiên tri chỉ về nhiều biến cố tương lai trong cùng một phân đoạn. Những biến cố này có thể xảy ra trong những thời gian khác nhau, nghĩa là có thể có những khoảng thời gian khá xa phân cách giữa các biến cố đó mà người nghiên cứu cần ý thức. Trong những phân đoạn tiên tri đó, nhà tiên tri đã trước tác trong cái nhìn rất xa viễn ảnh tương lai, giống như chúng ta nhìn những đinh núi trùng điệp kéo dài đến cuối chân trời mà không để ý đến những vùng thung lũng bao la phân cách giữa các đỉnh núi ấy. Trường hợp điển hình là những lời tiên tri liên quan đến các biến cố xảy ra trong lần đến thứ nhất và thứ hai của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Một trong những thí dụ tiêu biểu áp dụng nguyên tắc giải kinh này là trong Es 61:1,2 mà Chúa Giê-xu đã đọc trong nhà hội tại làng Na-xa-rét được ký thuật trong Lu 4:16-21.

Phần chính của phân đoạn tiên tri này tiên báo một số phương diện trong lần đến thứ nhất của Đấng Cứu Thế, bao gồm cả sự kiện Ngài “được xức dầu để giảng Tin Mừng cho kẻ khiêm nhường rịt những kẻ vỡ lòng rao cho kẻ cầm tù được tự do và rao năm ban ơn của Đức Chúa Trời .” Tuy nhiên phần sau của sứ điệp tiên tri này, về phương diện văn phạm, hoàn toàn tương ứng với phần đầu, nói đến ngày Chúa Cứu Thế tái lâm để “rao ngày báo thù của Đức Chúa Trời, đặng yên ủi mọi kẻ buồn rầu…” Như vậy chỉ trong một phân đoạn tiên tri chúng ta thấy Chúa đề cập đến hai biến cố cách nhau ít ra là gần hai ngàn năm đó là lần đến thứ nhất mở đầu kỷ nguyên Cơ-đốc và lần đến thứ hai, tức là ngày Chúa tái lâm mà chúng ta đang trông đợ. Chính Chúa Giê-xu đã đọc phân đoạn Kinh Thánh này và tuyên bố rằng lời Kinh Thánh đó đã được ứng nghiệm. Như vậy khi nghiên cứu đến các phần tiên tri tương tự, chúng ta cần để ý đến những khoảng thời gian phân cách giữa hai hay nhiều biến cố đề cập trong đó. Nhận định được như vậy sẽ giúp chúng ta thấy ý nghĩa tiên tri sáng tỏ hơn rất nhiều và cũng giúp chúng ta tránh được những lầm lẫn về phương diện giải kinh.

  1. Nguyên tắc 3: Nhận ra tính cách trùng lấp của lời tiên tri.

Ngoài trường hợp một phân đoạn tiên tri có đến hai thời điểm thành nghiệm khác nhau như trình bày trong nguyên tắc trên, đôi khi chúng ta còn thấy cùng một lời tiên tri có thể chỉ về hai biến cố khác nhau, nghĩa là biến cố trước ứng nghiệm một phần  và biến cố sau thành nghiệm một phần khác của lời tiên tri. Khoảng cách giữa hai biến cố này có thể khá xa hàng chục hoặc hàng trăm năm. Trường hợp này liên quan đến  một qui luật giải kinh được gọi là  qui luật về tính cách trùng lấp của lời tiên tri.

Chúng ta có thể thấy một thí dụ tiêu biểu trong Es 7:14-16 như sau: “Vậy nên chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai và đặt tên là Em-ma-nu-ên. Con trẻ ấy sẽ ăn mỡ sữa và mật cho đến chừng nào biết bỏ điều dữ và chọn điều lành. Vả, trước khi con trẻ biết bỏ điều dữ và chọn điều lành thì nước của hai vua mà ngươi đương ghét sẽ bị bỏ hoang.”  Đây là lời Chúa  báo trước cho A-cha rằng Ngài sẽ giải cứu Giê-ru-sa-lem khỏi tay vua Y-sơ-ra-ên và vua Sy-ri. Dấu hiệu ban cho là một hài nhi sẽ ra đời và trước khi nó biết phân biệt thiện ác thì sự giải phóng đã hoàn tấ. Lời tiên báo này đã thành nghiệm trong đời vua A-cha khi con trai của Ê-sai là Ma-he-Sa-la-Hát-Bát ra đời (Es 8:1-4 s/s IIVua 16:5).

Tuy nhiên lời tiên tri đó mới chỉ ứng nghiệm một phần, vì còn những chi tiết quan trọng khác nữa, đó là con trẻ được tiên báo trong Es 7:14 do một trinh nữ sinh ra với tên là Em-ma-nu-ên. Đây là điều đã thành nghiệm trong Chúa Cứu Thế Giê-xu được ký thuật rất rõ trong Mat 1:22,23. Vì vậy, người khảo học các sách tiên tri cần lưu ý đến tính cách trùng lấp trên của lời những tiên tri tương tự để có thể phân biệt và  hiểu  rõ ý nghĩa.

Câu Hỏi Ôn Cho chương 1 (Thông ng số 181, 182, 183, 184)

  1. Cơ-đốc-nhân cần có thái độ nào đối với việc nghiên cứu các lời tiên tri?
  2. Sau khi nghiên cứu các lời tiên tri đã ứng nghiệm, việc tìm hiểu các lời tiên tri chưa ứng nghiệm có đem lại ích lợi nào không?
  3. Liệt kê tên ba thành phố cổ đã xụp đổ dựa vào các lời tiên tri trong Cựu Ước.
  4. Trình bày vắn tắt năm điều lợi ích khi nghiên cứu các lời tiên tri.
  5. Cơ-đốc-nhân cần có thái độ nào đối với các thời triệu về ngày tận thế?
  6. Xin nêu lên một số các dấu hiệu tổng quát về ngày tận thế được Chúa Giê-xu tiên báo
  7. Ở phương diện nào tình trạng bội đạo hiện tại là dấu hiệu rõ ràng về ngày tận thế?
  8. Đâu là dấu hiệu rõ nhất về tính cách cận kề, cấp bách của ngày Chúa Cứu Thế trở lại?
  9. Phong trào Si-ôn hiện đại khởi sự từ khi nào?
  10. Chiến dịch của Đại tướng Allenby trong thế chiến thứ nhất có ý nghĩa gì đối với phong trào Si-ôn?
  11. Sau chiến thắng tại Palestine của tướng Allenby, thái độ của Anh Quốc đối với hy vọng của phong trào Si-ôn ra sao?
  12. Quyết định của Liên Hiệp Quốc đối với vùng Palestine vào ngày 29 tháng 11, 1947 như thế nào?
  13. Israel đã chiếm thêm được bao nhiêu đất đai nữa sau chiến thắng năm 1948? Và sau chiến thắng năm 1967?

14.Tại sao người khảo học các lời tiên tri trong Kinh Thánh tin rằng mình có thể hiểu được các lời tiên tri đó?

15.Thế nào là giải nghĩa tiên tri theo nghĩa đen?

  1. Thế nào là giải nghĩa tiên tri theo lối “thuộc linh hoa”?
  2. Nguyên tắc giải nghĩa Es 61:1,2 là nguyên tắc gì?
  3. Xin giải thích tính cách trùng lấp trong lời tiên tri.

Comments

Sách: “LƯỢC KHẢO CÁC BIẾN CỐ TẬN THẾ” – Chương 1 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *