HomeBG BÀI GIẢNG HAY - SERMONSBG Cho Những Ngày LễPhương Cách Nhập Thể – MS Ngô Việt Tân

PHƯƠNG CÁCH NHẬP THỂ – The Method of Incarnation of Jesus

Mục sư Ngô Việt Tân

Phi-líp 2:1-11

Câu chuyện Chúa giáng thế để đem Tin Mừng Cứu Rỗi cho nhân loại được Thi Sĩ Cơ- đốc diễn đạt qua những dòng thơ của Bài “Ca Khúc Giáng Sinh” mang đầy ý nghĩa của hành động hạ mình, hi sinh và thương yêu con người.

Ca Khúc Giáng Sinh
Giáng sinh chẳng giữa ban ngày
Một đêm đời lạnh còn say giấc nồng
Giáng sinh chẳng ấm nệm giường
Nửa khuya quán khép, tuyết sương một trời
Chuồng chiên máng cỏ làm nôi
Giáng sinh Chúa chọn kiếp người cùng đinh
Con Trời mấy kẻ cung nghinh
Tình đời như nước vô tình qua luôn!
Giáng sinh trong xác phàm nhơn
Cảm thông rồi nỗi cô đơn thảm sầu
Ban nguồn an ủi lòng đau
Tạo niềm hy vọng, xóa màu tóc tang.
Giáng sinh còn với thời gian
Yêu thương thiên khúc mãi vang giữa đời.
Đêm nay hồn nhẹ lên khơi
Cõi lòng xin mở đón mời Chúa yêu! Linh Cương

Phương cách nhập thể của Chúa Giê-su được mô tả như một tình yêu cho mỗi con người thấp hèn và tội lỗi của chúng ta. Tình yêu nhân loại này cũng được Nhạc sĩ Randy Goodrum diễn tả qua bài hát “Chúa Quá Yêu Tôi – You Needed Me” do Vĩnh Phúc dịch sang lời Việt năm 1982.

Chúa Quá Yêu Tôi
1. Lệ tràn khóe mắt, được Ngài thấm khô,
Lòng nhiều sóng-gió, Ngài diệt mối lo…
Hồn vội bán mất, Ngài tìm cứu-vớt ngay cho,
Rồi Ngài nắm-giữ, làm sạch dấu-vết ô-dơ…
Cứu-Chúa đã quá yêu tôi …
Ngài truyền sức sống, để được đứng vững luôn-luôn,
Dù gặp sóng cuốn, dù đời bão-tố đau-thương…
Ngài đặt lên cao, hồn được Chúa nhấc lên cao,
Đến nỗi tôi trông thấy cõi mênh-mông tại chốn Thiên-Cung…
Chúa quá yêu tôi! Chúa quá yêu tôi…

You Needed Me
1. I cried a tear, You wiped it dry
I was confused, You cleared my mind
I sold my soul, You bought it back for me
And held me up and gave me dignity
Somehow You needed me
You gave me strength to stand alone again
To face the world out on my own again
You put me high upon a pedestal
So high that I could almost
see eternity
You needed me, You needed me

Phương cách nhập thể của Chúa Giê-su là ý tưởng và đường lối của Thiên Chúa. Đấng “sẽ làm tất cả những gì Ta đẹp ý.” (I-sa 46:10). Kinh Thánh chép:

“Vì ý tưởng Ta không phải là ý tưởng các ngươi, Đường lối các ngươi chẳng phải là đường lối Ta,” CHÚA tuyên bố như vậy. 9 “Vì trời cao hơn đất bao nhiêu Thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi; Ý tưởng Ta cao hơn ý tưởng các ngươi bấy nhiêu.” (I-sa 55:8-9).

Trong Thánh thi 103:11,12 mô tả Đức Chúa Trời luôn ban ân điển và tình yêu thương cho những ai tôn thờ Ngài cũng như kính yêu Ngài.

“Vì trời cao hơn đất bao nhiêu Thì tình yêu thương của Ngài cũng lớn bấy nhiêu Cho những người kính sợ Ngài. 12 Phương đông xa cách phương tây thể nào Thì Ngài cũng loại bỏ các vi phạm của chúng ta xa thể ấy. 13 Như cha thương xót con cái thể nào Thì CHÚA cũng thương xót những người kính sợ Ngài thể ấy.”

1. Chúa Giê-su Nhập Thể Qua Gia Phổ Của Ngài.

Gia phổ của Chúa Giê-su được ghi chép rằng Chúa Cứu Thế Giê-su thuộc là “…dòng dõi Đa-vít, con cháu Áp-ra-ham” (Ma-thi-ơ 1:1). Chúa Cứu Thế cũng được nhận biết “là Đấng về thể xác thì ra từ dòng dõi vua Đa-vít” (Rô-ma 1:3). Phúc Âm Ma-thi-ơ ghi chép 6 lần “Con vua Đa-vít – son of David” như: Ma-thi-ơ 9:27, Ma-thi-ơ 12:23, Ma-thi-ơ 15:22, Ma-thi-ơ 20:30, Ma-thi-ơ 21:9, Ma-thi-ơ 21:5.

A) “Gia-cốp sinh Giô-sép, tức là chồng của Ma-ri. Ma-ri sinh Đức Giê-su chính là Chúa Cứu Thế.” (Ma-thi-ơ 1:16).

B) “Sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu đã xảy ra như sau: Ma-ri, mẹ Ngài, đã đính hôn cùng Giô-sép, nhưng trước khi hai người chung sống, thì Ma-ri đã thụ thai do quyền phép Đức Thánh Linh. 19 Giô-sép, chồng hứa của nàng là người có tình nghĩa và không muốn nàng bị bêu xấu, nên định âm thầm từ hôn. 20 Đang khi ông suy tính như vậy, một thiên sứ của Chúa hiện đến trong giấc mộng và bảo: “Này Giô-sép, con cháu Đa-vít, đừng ngại cưới Ma-ri làm vợ vì thai nàng đang mang là bởi Đức Thánh Linh. 21 Nàng sẽ sinh một trai, hãy đặt tên là Giê-su, vì Ngài sẽ cứu dân tộc mình thoát khỏi tội lỗi.” 22 Mọi việc đã xảy đến như thế để lời Chúa phán qua nhà tiên tri được ứng nghiệm: 23″Này, một trinh nữ sẽ mang thai và sinh một trai. Người ta sẽ đặt tên Ngài là Em-ma-nu-ên,” nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. 24 Giô-sép thức dậy, làm theo lời thiên sứ của Chúa đã dặn bảo, cưới Ma-ri về làm vợ, 25 nhưng hai người không ăn ở với nhau cho đến khi nàng sinh một con trai thì đặt tên là Giê-su.” (Ma-thi-ơ 1:18-25).

2. Chúa Giê-su Nhập Thể Qua Nữ Đồng Trinh Ma-ri

A) “Sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu đã xảy ra như sau: Ma-ri, mẹ Ngài, đã đính hôn cùng Giô-sép, nhưng trước khi hai người chung sống, thì Ma-ri đã thụ thai do quyền phép Đức Thánh Linh.” (Ma-thi-ơ 1:18)

B) “Vào tháng thứ sáu, Đức Chúa Trời sai thiên sứ Gáp-ri-ên đến thành Na-xa-rét, thuộc miền Ga-li-lê, 27 gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên Giô-sép, thuộc gia tộc Đa-vít; trinh nữ này tên Ma-ri…Ma ri hỏi: “Tôi còn là trinh nữ, làm sao có việc đó?… Nhưng thiên sứ tiếp: “Ma-ri, đừng sợ! Vì cô được Đức Chúa Trời ban ân sủng. 31 Này, cô sẽ thụ thai và sinh một trai, và đặt tên là Giê-su. 32 Người trai đó sẽ nên cao trọng và sẽ được xưng là Con Đấng Chí Cao. Chúa là Đức Chúa Trời sẽ ban cho Ngài ngôi vua Đa-vít, tổ phụ Ngài. 33 Ngài sẽ trị vì nhà Gia-cốp đời đời; nước Ngài sẽ không bao giờ chấm dứt.”” (Lu-ca 1:26,27,30-33).

C) “Nhưng đến đúng thời kỳ viên mãn Đức Chúa Trời sai Con mình đến, do một người nữ sinh ra, sinh ra dưới Kinh Luật, 5 để chuộc những người ở dưới Kinh Luật và để chúng ta nhận được ơn làm con nuôi” (Ga-la-ti 4:4,5).

3. Chúa Giê-su Nhập Thể Qua Nhân Tính

Tại sao Đức Chúa Cha lại sai Con Ngài là Chúa Giê-su giáng thế trong thân thể giống như loài người nhằm mục đích cứu chuộc nhân loại? Sách Rô-ma 8:3 chép rằng “Vì điều mà kinh luật không làm được bởi đã bị xác thịt làm cho suy yếu thì Đức Chúa Trời đã làm bằng cách sai Con Ngài đến trong xác thịt giống như xác thịt tội lỗi, và đã đoán phạt tội lỗi trong xác thịt,” Sách Ga-la-ti 4:4 ghi chép rằng “Nhưng đến đúng thời kỳ viên mãn Đức Chúa Trời sai Con mình đến, do một người nữ sinh ra, sinh ra dưới Kinh Luật,” Sứ đồ Phao-lô mô tả tâm tình hạ mình của Chúa Giê-su “Vì Ngài vốn có bản thể Đức Chúa Trời nhưng không coi sự bình đẳng với Đức Chúa Trời là điều phải nắm giữ. 7 Nhưng chính Ngài tự bỏ mình, mang lấy bản thể của một tôi tớ, trở nên giống như loài người, có hình dạng như một người. 8 Ngài đã tự hạ mình xuống, chịu vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá.” (Phi-líp 2:6-8).

A) Chúa Giê-su có thể xác như con người. “Bà này đã tẩm dầu thơm trên mình Ta là để liệm xác Ta.” (Ma-thi-ơ 26:12). “Giờ đây, tâm hồn Ta phiền não. Ta sẽ nói làm sao? Thưa Cha, xin cứu con khỏi giờ phút nầy! Nhưng cũng chính vì giờ phút nầy, nên Con đã đến?” (Giăng 12:27).

B) Chúa Giê-su có diện mạo như con người “Thiếu phụ Sa-ma-ri đáp: “Ông là người Do Thái, tôi là đàn bà Sa-ma-ri, sao ông lại xin tôi nước uống?” (Vì người Do Thái không động chạm đến những gì người Sa-ma-ri dùng.)” (Giăng 4:9).

C) Chúa Giê-su có cha mẹ phần xác “Nhưng đến đúng thời kỳ viên mãn Đức Chúa Trời sai Con mình đến, do một người nữ sinh ra, sinh ra dưới Kinh Luật,” (Ga-la-ti 4:4). “Phúc Âm này là về Con Ngài đã hứa từ trước qua các tiên tri của Ngài trong Thánh Kinh 3 là Đấng về thể xác thì ra từ dòng dõi vua Đa-vít,” (Rô-ma 1:2,3). “Ba ngày sau, có một tiệc cưới ở Ca-na, miền Ga-li-lê. Mẹ Đức Giê-su có mặt tại đó.” (Giăng 2:1).

D) Chúa Giê-su trải nghiệm sự phát triển cơ thể “Con trẻ lớn lên, mạnh khoẻ, đầy dẫy sự khôn ngoan. Ân phúc của Đức Chúa Trời ở trên Ngài…Đức Giê-su khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và loài người.” (Lu-ca 2:40,52). “Đức Giê-su biết mọi việc đã hoàn tất để ứng nghiệm Thánh Kinh thì bảo: “Ta khát.” (Giăng 19:28) “Tại đó có cái giếng của Gia-cốp. Vì đi đường mệt mỏi nên Đức Giê-su ngồi nghỉ bên giếng. Lúc đó, khoảng giữa trưa.” (Giăng 4:6).

E) Chúa Giê-su có giới hạn như con người “Sau khi kiêng ăn suốt bốn mươi ngày bốn mươi đêm, Ngài đói lả” (Ma-thi-ơ 4:2). “Bỗng nhiên biển động mạnh, đến nỗi thuyền bị sóng đánh gần chìm. Nhưng Ngài đang ngủ.” (Ma-thi-ơ 8:24).

F) Chúa Giê-su đã chịu khổ và chết như con người “Đang khi ăn, Đức Giê-su cầm bánh, tạ ơn rồi bẻ ra trao cho các môn đệ, và phán: “Hãy nhận lấy và ăn. Đây là thân thể Ta.” 27 Rồi Ngài cầm chén, tạ ơn, trao cho các môn đệ và phán: “Hết thảy các con hãy uống đi. 28 Vì đây là huyết Ta, huyết của giao ước đổ ra cho nhiều người được tha tội. 29 Ta nói cùng các con, từ nay Ta sẽ không uống nước nho này nữa cho đến ngày đó, khi Ta sẽ cùng các con uống nước nho mới trong vương quốc của Cha Ta.” 30 Sau khi hát thánh ca, Đức Giê-su và các môn đệ đi lên núi Ô-liu. 31 Bấy giờ Đức Giê-su bảo các môn đệ: “Đêm nay, tất cả các con đều sẽ vấp ngã vì Ta, như lời Thánh Kinh đã chép: “Ta sẽ đánh người chăn, Thì bầy chiên sẽ bị tan lạc.� 32 Nhưng sau khi sống lại, Ta sẽ đi đến miền Ga-li-lê trước các con.” 33 Phê-rơ thưa: “Dù tất cả sẽ vấp ngã vì Thầy, con sẽ không bao giờ vấp ngã.” 34 Đức Giê-su đáp: “Thật, Thầy bảo con: Chính đêm nay, trước khi gà gáy con sẽ chối Thầy ba lần.” 35 Phê-rơ thưa: “Dù con phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy.” Các môn đệ đều nói như vậy.” (Ma-thi-ơ 26:26-35

“Nhiều người Do Thái đọc bảng nầy vì nơi Đức Giê-su bị đóng đinh gần thành phố. Bảng nầy được ghi bằng các thứ tiếng Do Thái, La Tinh và Hy Lạp.” (Giăng 19:20). “Trong cơn thống khổ, Ngài cầu nguyện càng khẩn thiết, mồ hôi Ngài trở nên như những giọt máu rơi xuống đất.)” (Lu-ca 22:44).

“Ngài không dùng huyết của dê dực hay bò con nhưng dùng chính huyết Ngài mà bước vào nơi chí thánh một lần đủ cả và được sự chuộc tội đời đời. (Hê-bơ-rơ 9:12).

4. Chúa Giê-su Nhập Thể Qua Thần Tính.
Chúa Giê-su đã được Phúc Âm Ma-thi-ơ nói về tin mừng của Chúa Cứu Thế, Đấng Đức Chúa Trời đã hứa trong Kinh Thánh Cựu Ước. Đấng được xưng là “Giê-su” trong Do Thái (Hebrew) là “Joshua”, có nghĩa là Đấng Cứu Chuộc. Ma-thi-ơ 1:21 ghi “Nàng sẽ sinh một trai, hãy đặt tên là Giê-su, vì Ngài sẽ cứu dân mình thoát khỏi tội lỗi.” Phúc Âm Ma-thi-ơ cũng giới thiệu một Danh xưng khác của Chúa Giê-su là “Em-ma-nu-ên” nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta (Ma-thi-ơ 1:23).

Phúc Âm Mác giới thiệu Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời (Son of God) trong sách Mác 1:1. Bởi vì Ngài là Con Đức Chúa Trời, là Ngôi Hai Thiên Chúa, nên Ngài có thẩm quyền trong công tác giảng dạy, đuổi quỉ, tha thứ tội lỗi, cũng như Ngài đến thế gian để cứu chuộc loài người ra khỏi tội lỗi.

Phúc Âm Lu-ca trình bày Chúa Giê-su như “Ngài là Chúa Cứu Thế là Chúa – a Saviour, which is Christ the Lord” (Lu-ca 2:11). Ngài là Đấng được kêu gọi để đem Tin Mừng cho người nghèo khổ và đáp ứng nhiều nhu cầu của con người.

Phức Âm Giăng mô tả Chúa Giê-su là Ngôi Lời, Ngôi Hai Thiên Chúa, giáng thế làm người để cứu chuộc nhân loại và luôn ở giữa chúng ta. Vâng chính Chúa Giê-su là “Ngôi Lời đã giáng thế làm người, cư ngụ giữa chúng ta, tràn đầy ân sủng và chân lý. Chúng tôi đã tận mắt chiêm ngưỡng vinh quang Ngài, là vinh quang của Con Một đến từ Cha.” (Giăng 1:14).

Thánh Kinh chép Chúa Giê-su là “Ngôi Lời đã giáng thế làm người, cư ngụ giữa chúng ta, tràn đầy ân sủng và chân lý. Chúng tôi đã tận mắt chiêm ngưỡng vinh quang Ngài, là vinh quang của Con Một đến từ Cha.” (Giăng 1:14). Chúa Giê-su đã nhập thể và trở thành con người, nhưng Ngài vừa có nhân tính trọn vẹn (fully man) và thần tính trọn vẹn (fully God). “Vì trong Ngài, tất cả đầy đủ thần tính Đức Chúa Trời ngự trong thân xác, và cũng ở trong Ngài mà anh chị em nhận được sự sống sung mãn. Ngài cầm quyền tối cao trên tất cả các bậc lãnh đạo và giới thẩm quyền.” (Cô-lô-se 2:9,10).
Chúa Giê-su đã được Đức Chúa Cha “…ban cho Con quyền uy trên tất cả chúng sinh, cốt để Con cũng ban sự sống vĩnh phúc cho mọi người Cha đã giao cho Con.” (Giăng 17:2).

A) Chúa Giê-su là Đấng Vô Tội “Đức Chúa Trời đã làm cho Chúa Cứu Thế Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta để nhờ ở trong Chúa Cứu Thế chúng ta trở nên công chính trong Đức Chúa Trời.” (2 Cô-rinh-tô 5:21).

B) Chúa Giê-su là Đấng Thánh Khiết “Ngài không hề phạm tội, và nơi miệng Ngài không hề lời dối trá nào.” (1 Phê-rơ 2:22).

C) Chúa Giê-su là Đấng Yêu Thương “và soi sáng cho mọi người biết thế nào là chương trình huyền nhiệm mà Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo vạn vật, chưa bao giờ tiết lộ suốt các thời đại trước nay.” (Ê-phê-sô 3:19).

D) Chúa Giê-su là Đấng Vĩnh Cửu “Trước khi sáng tạo vũ trụ đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. 2 Ngay từ ban đầu Ngài đã ở cùng Đức Chúa Trời.” (Giăng 1:1,2).

E) Chúa Giê-su là Đấng Toàn Tại “dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con. Và này, Ta hằng ở cùng các con luôn cho đến tận thế.” (Ma-thi-ơ 28:20).

F) Chúa Giê-su là Đấng Toàn Năng “Đức Giê-su đến gần và bảo các môn đệ: “Tất cả quyền uy trên trời, dưới đất đều giao cho Ta.” (Ma-thi-ơ 28:18). “vì mọi sự vật trên trời hay dưới đất, hữu hình hay vô hình, đều được sáng tạo trong Ngài, dù ngôi thứ, hoặc lĩnh chúa, bậc cai trị, giới cầm quyền, tất cả đều được dựng nên bởi Ngài và cho Ngài. 17 Ngài hiện hữu trước tất cả vạn vật và vạn vật được giữ vững trong Ngài.” (Cô-lô-se 1:16,17).

G) Chúa Giê-su là Đấng Toàn Tri “Giờ đây, chúng con biết Thầy am tường mọi điều, không cần có ai phải hỏi thầy, nên chúng con tin Thầy đến từ Đức Chúa Trời.” (Giăng 16:30).

H) Chúa Giê-su là Đấng Toàn Ái “Lạy CHÚA, tình yêu thương của Ngài cao tận trời xanh, Sự thành tín của Ngài đến tận các tầng mây. 6 Sự công chính của Ngài như ngọn núi hùng vĩ, Sự công bình của Ngài như vực thẳm thâm sâu. Lạy CHÚA, Ngài bảo tồn cả loài người lẫn thú vật. 7 Lạy Đức Chúa Trời, tình yêu thương của Ngài quý báu biết bao! Nhân loại trú ẩn dưới bóng cánh Ngài…Xin tiếp tục ban tình yêu thương Ngài cho những người biết Chúa, Và sự công chính Ngài cho những người có lòng ngay thẳng.” (Thánh thi 36:5,6,7,10).

* Đức Chúa Trời đã tận dụng phương cách nhập thể của Chúa Giê-su bởi ân điển cứu chuộc nhân loại. Sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế mang một ý nghĩa thần học rất sâu nhiệm cho mỗi con dân Ngài bởi “Vì Ngài vốn có bản thể Đức Chúa Trời nhưng không coi sự bình đẳng với Đức Chúa Trời là điều phải nắm giữ. 7 Nhưng chính Ngài tự bỏ mình, mang lấy bản thể của một tôi tớ, trở nên giống như loài người, có hình dạng như một người. 8 Ngài đã tự hạ mình xuống, chịu vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá.” (Phi-líp 2:6-8). Muốn tăng trưởng tâm linh hầu sống đạo và giảng đạo cho sự vinh iển và Vương Quốc của Ngài, “Mỗi người trong anh chị em chớ tìm lợi riêng cho mình nhưng hãy chú trọng đến lợi ích của người khác nữa. 5 Hãy có cùng một tâm tình như Chúa Cứu Thế Giê-xu đã có.” (Phi-líp 2:4,5).

Mục Sư Ngô Việt Tân

Xin đón đọc BÀI SỐ 3:
“TÌNH YÊU NHẬP THỂ – LOVE OF THE INCARNATION”
BÀI 1 “MỤC ĐÍCH NHẬP THỂ”
BÀI 2 “PHƯƠNG CÁCH NHẬP THỂ”

CẦU XIN THIÊN CHÚA BAN NIỀM VUI, BÌNH AN, SỨC MỚI VÀ NHIỀU ƠN PHƯỚC CHO QUÝ ANH CHỊ EM TRONG MUÀ GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI. AMEN…


Comments

Phương Cách Nhập Thể – MS Ngô Việt Tân — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *