“Người truyền đạo nói: Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không. Các việc lao khổ loài người làm ra dưới mặt trời, thì được ích lợi chi?” — Truyền đạo 1:2-3
Mỗi ngày lễ của người Do Thái được gắn với một sách Kinh thánh đặc biệt được đem ra đọc vào chính ngày lễ đó. Vào ngày lễ Vượt Qua, chúng ta đọc sách Nhã ca, vào lễ Shavuot, đọc sách Ru-tơ. Vào ngày lễ của Sukkot, chúng ta đọc sách Truyền đạo.
Truyền đạo là một phiên bản La-tinh của từ ngữ Hê-bơ-rơ Kohelet. Kohelet sát nghĩa ý nói “người thâu thập”, nhưng được dùng để nói tới “giáo sư” xuyên suốt cả sách. Đây là thuật ngữ mà Vua Solomon, tác giả của sách, sử dụng làm đề tựa cho sách và cũng để nói về chính mình. Ông đã thâu thập hết thảy tri thức này và đang chia sẻ nó với chúng ta trong tác phẩm sử thi này. Và đâu là kết luận của ông? Nó có thể được tóm tắt có lẽ trong cụm từ nổi tiếng nhất mà cả hai đều bắt đầu và kết thúc sách Truyền đạo: “Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không”.
Chúng ta cần phải hiểu câu này như thế nào đây? Có phải cuộc sống của chúng ta có thực sự là hư không chăng? Và điều này có liên quan gì với lễ Sukkot chứ?
Câu trả lời có thể được tìm thấy trong câu tiếp theo: “Các việc lao khổ loài người làm ra dưới mặt trời, thì được ích lợi chi?” Cụm từ chính là “dưới mặt trời”. Sự sống dưới mặt trời là điều mà vị giáo sư thấy là hư không.
“Dưới mặt trời” đề cập đến sự sống trên trái đất. Luật bất thành văn của thế giới vật lý mà chúng ta đang sống trong đó là “ai đó ngã chết với nhiều thứ đồ chơi nhất”. Người ta cống hiến cả cuộc đời để có được những ngôi nhà xinh đẹp nhất, loại xe xịn nhất và cơn sốt công nghệ mới nhất. Tuy nhiên, vào cuối đời, những thứ này không là vấn đề chi hết. Bạn không thể thưởng thức các món đồ chơi của mình khi bạn chết, và một khi đó là số phận của mọi người, thế thì đâu là quan điểm làm lụng đối với mọi thứ vô dụng kia trong chỗ thứ nhứt?
Vua Solomon dạy rằng chúng ta không thể hoàn thành được gì “dưới mặt trời” có giá trị lâu dài đích thực cả.
Trên mặt trời đang tồn tại một thế giới khác, thế giới thuộc linh. Đó là chỗ duy nhất mà bất cứ thứ gì chúng ta có được đều có giá trị đích thực. Và các loại sự việc chúng ta đòi hỏi đều có giá trị lâu dài đích thực không phải là đồ vật chi hết. Chúng là những việc lành của chúng ta và sự phục vụ đối với Đức Chúa Trời. Chỉ những việc này sẽ ở với chúng ta cho đến đời đời, và chỉ những điều này mới có ý nghĩa mà thôi.
Vào ngày lễ Sukkot, khi chúng ta ngồi trong túp lều mong manh với những mái nhà không chắc chắn của chúng, chúng ta nhận ra rằng bất cứ thứ gì chúng ta xây dựng trong thế gian này thực sự đều là phù du và yếu ớt dường nào. Tầm nhìn của chúng ta không bị che khuất bởi một mái nhà kiên cố, an toàn, khoá trái tầm nhìn của chúng ta về không gian rộng lớn bên kia mặt trời và mặt trăng. Chúng ta có thể nhìn thấy hết mọi sự và nhận ra rằng sự sống dưới mặt trời chỉ là chóng qua. Ở trên mặt trời là nơi sau cùng chúng ta sẽ sống, và chỉ có ở đó, sự sống mới có được ý nghĩa của nó mà thôi.

Đoàn Phan Danh soạn dịch


Comments

Phía Trên Mặt Trời — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *