HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.4.Đại Tiên TriĐaniên 2 – Điềm Chiêm Bao Bị Lãng Quên…

…Và Đaniên Không Thể Quên

Mục sư John McArthur / Đoàn Danh soạn dịch

Đaniên 2:1-130

Tối nay chúng ta sẽ nhìn vào ở Đa-ni-ên 2. Đúng là khoảng thời gian tuyệt vời mà chúng ta đã có trong chương thứ nhứt và bây giờ chúng ta sẽ xem xét chương thứ hai tuyệt vời này. Và đồng thời, đây là một chương khá dài, phải dè dặt nói như thế. Chương nầy có 49 câu, và vì vậy tôi sẽ cho bạn biết, là chúng ta sẽ không bao hết cả chương tối nay. Tôi dám chắc là bạn ý thức được việc ấy rồi.
Nhưng chúng ta sẽ bắt đầu nhìn vào chương 2 và chúng ta sẽ mở ra sứ điệp vô cùng quan trọng nầy càng nhiều càng tốt. Chúng ta đặt đề tựa chỗ nầy là Điềm Chiêm Bao Bị Lãng Quên: Đa-ni-ên Không Thể Quên.
George Washington đã từng nói: “Ít người có giá trị đủ để được đấu giá cao nhất”. Ông ấy nói đúng. Hầu hết mọi người đều có một cái giá. Một người thực sự không thoả hiệp là một thứ hàng hiếm. Nhưng đấy chính xác là loại người nam và loại người nữ mà Đức Chúa Trời tìm kiếm để làm công việc của Ngài. Khi nói đến các phần việc đặc biệt, khi nói đến các đặc ân và cơ hội lớn lao, Đức Chúa Trời cần đến hạng người với tư chất không biết đến thoả hiệp.
Đức Chúa Trời cần hạng tôi tớ chọn lọc cho các chức vụ thật chọn lọc.
Đa-ni-ên là một nhân vật thuộc loại đó. Đa-ni-ên là một người không biết đến thỏa hiệp. Đa-ni-ên là một người vốn có phẩm chất đáng kinh ngạc đó. Và Đức Chúa Trời sử dụng Đa-ni-ên làm phương tiện, qua đó Ngài bày tỏ ra, để lộ ra chương trình cứu chuộc của lịch sử thế giới. Bây giờ, đó là một công việc rất hoành tráng. Để trở thành phương tiện qua đó Đức Chúa Trời cung ứng một viễn cảnh tiên tri trên toàn thể lịch sử nhân loại. Đúng là một sự kêu gọi và đúng là một đặc ân.
Trong chương 2, chúng ta bắt đầu nhìn thấy ơn kêu gọi đó đang mở ra. Chương 1 thực sự đã được chuẩn bị. Trong chương 1, chúng ta chỉ nhìn thấy bối cảnh đặt Đa-ni-ên đứng ở đúng vị trí. Chúng ta đã nhìn thấy một việc về phẩm chất và bổn tánh của nhân vật, trang bị cho ông là người rất đặc biệt của Đức Chúa Trời trong phần ấn định đặc biệt nầy.
Chúng ta mới biết rằng Đa-ni-ên đã đề ra tiêu chuẩn không thoả hiệp cho chính đời sống mình. Chúng ta đã học biết được rằng Đa-ni-ên đã có một cam kết đáng kinh ngạc với phẩm chất đạo đức và công bình. Và vì cớ đó, ông trở thành người được chọn của Đức Chúa Trời.
Bây giờ hãy xem lại Đa-ni-ên 1:17, chúng ta rút ra một điểm rất quan trọng. Câu Kinh Thánh ấy nói tới bốn chàng thanh niên – và đó là Đa-ni-ên, Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria, ba người bạn của ông. Nhưng đối với bốn thanh thiếu niên này, Đức Chúa Trời đã ban cho họ tri thức và kỹ năng trong mọi sự học hỏi và khôn ngoan. Và hãy lắng nghe điều này: và Đa-ni-ên cũng biết được mọi sự hiện thấy và chiêm bao.
Bây giờ thì lời phát biểu ấy biệt Đa-ni-ên riêng ra đối với những người còn lại. Đa-ni-ên đã được ban cho khả năng độc nhất mở ra các sự hiện thấy và chiêm bao. Nói cách khác, Đa-ni-ên là trung gian sự mặc khải của Đức Chúa Trời. Đa-ni-ên đúng là công cụ mà qua đó Đức Chúa Trời sẽ phán dạy. Thực vậy, gã thiếu niên đang kinh ngạc nầy, với cách thức ấy trổi hơn bất kỳ vị thánh đồ nào khác trong Cựu Ước được ban cho một bức tranh toàn diện, rộng lớn nhất, về mặt tiên tri nói tới lịch sử nhân loại đã từng có trong Cựu Ước.
Một lời tiên tri đáng kinh ngạc khởi sự mở ra ở câu 31 của chương 2. Và câu nầy được ban ra không những vì ông được ơn – bây giờ quí vị hãy đánh dấu điều đó đi – không những vì ông được ơn mà còn vì ông có phẩm chất như thế nên ông mới nhận lãnh công việc cao cả nhất của Đức Chúa Trời.
Đời sống ông rất khả dụng. Như tôi đã nói trước đây trong phần cầu nguyện, ở II Timôthê 2 nói cho chúng ta biết rằng chúng ta bị luyện lọc để chúng ta trở thành những cái bình thích ứng cho chủ mình sử dụng. Một cái bình thể ấy là Đa-ni-ên. Đa-ni-ên là một nhân vật ảnh hưởng cả thế giới. Loại đức hạnh không biết đến thoả hiệp nầy, loại phẩm chất đáng kinh ngạc đó, đã đặt ông vào một địa vị ảnh hưởng đến cả thế giới. Và đấy cụ thể là những gì ông đã làm và những gì ông vẫn còn làm qua quyển sách của ông, lời tiên tri của ông.
Toàn bộ chương trình kỳ diệu của Đức Chúa Trời dành cho các nước, các dân Ngoại, toàn bộ chương trình kỳ diệu của Đức Chúa Trời dành cho Israel là dân rất đặc biệt thảy đều được mở ra cho nhân vật kỳ diệu nầy, Đa-ni-ên.
Giờ đây, khi chúng ta chia chương 2, từ câu 1 đến câu 30, đây sẽ là phân đoạn mà chúng ta chú vào tối nay – tôi không biết chúng ta có đi hết phân đoạn ấy hay không!?! Đây là một truyện tích và chúng ta sẽ đi hơi nhanh một chút. Song khi chúng ta chia ra 30 câu đầu tiên, rõ ràng chúng cũng chia thành hai tư tưởng rất đơn giản. Thứ nhứt là Điềm Chiêm Bao Bị Quên Lãng Và 13 câu đầu tiên – Điềm Chiêm Bao Bị Quên Lãng – các câu 14-30, Đa-Ni-Ên Không Thể Quên. Và vấn đề mà chúng ta có ở đây là điều nầy – mời quí vị đánh dấu nó – chúng ta thực sự có hai việc đang tiếp diễn. Một là sự uỷ thác thiêng liêng để trở thành phương tiện của sự khải thị Đức Chúa Trời. Và việc kia là một cơn khủng hoảng đang tiếp diễn. Đây là người của Đức Chúa Trời tỏ ra một sứ điệp ở giữa một cuộc khủng hoảng. Vậy, không những ông là một sứ giả của Đức Chúa Trời, mà ông còn là một người đang ở giữa cơn khủng hoảng nữa. Và việc ấy cần có loại phẩm chất không thoả hiệp mà Đa-ni-ên đã có để đứng vững với cơn khủng hoảng mà ông sẽ dính dáng vào.
Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào 13 đầu tiên, Điềm Chiêm Bao Bị Quên Lãng. Thứ nhứt, chúng ta sẽ thấy điềm chiêm bao khi ấy, chúng ta sẽ nhìn thấy tình trạng chẳng đặng đừng, rồi chúng ta sẽ chuyển từ chỗ bất tài và sau cùng là chiếu chỉ. Điềm chiêm bao, tình thế chẳng đặng đừng, sự bất tài và chiếu chỉ.
Trước hết, hãy nhìn vào điềm chiêm bao trong ba câu đầu. “Trong năm thứ hai đời vua Nê-bu-cát-nết-sa, vua thấy chiêm bao” – hãy chú ý, đây là số nhiều – “thì trong lòng bối rối và mất giấc ngủ”. Bây giờ, chúng ta sẽ dừng lại một chút ở đó. Nê-bu-cát-nết-sa hiện ngụ tại thành Ba-by-lôn. Ông là vua của Ba-by-lôn vì ông nối tiếp cha ông là Nabopolasser. Nabopolasser, trước khi ông là vua của cả đế quốc của người Ba-by-lôn cùng toàn bộ khu vực thế giới xung quanh địa điểm đó và thời điểm đó, trước đó chỉ có một tiểu vương cai trị trong một khu vực được biết đến như Babylonia, một tỉnh phía Nam của Đế quốc A-si-ri.
Còn Nabopolasser, trong khi ông còn ở khu vực phía nam Ba-by-lôn, một phần của đế quốc lớn lao của A-si-ri, ông quyết định rằng ông sẽ dấy lên đến bậc vương quyền hoàn toàn. Và vì vậy, ông tập trung quân đội lại và ông trở thành nhà chinh phục. Rồi trước khi ông bị xử lý, Nabopolasser đã chiếm lấy toàn bộ phần thế giới đã được biết đến. Ông đã thành công cùng với hết thảy dân sự có liên quan.
Con trai của ông, Nê-bu-cát-nết-sa, đã thực hiện sự trục xuất người Giu-đa ra khỏi đất Y-sơ-ra-ên, đặc biệt là phần phía nam, xứ Giu-đa. Trong lần trục xuất đầu tiên ấy, thì có một thanh niên, một trong số đó là Đa-ni-ên. Sẽ có thêm hai lần trục xuất nữa, sau cùng biến vùng đất ấy chẳng khác gì hơn miếng đất hoang cũng như sự ít ỏi của dân Israel. Ông ta sẽ loại bỏ mọi dự tính và các mục đích đại đa số rộng lớn dân cư.
Bấy giờ, Nabopolasser qua đời ở giữa mọi sự nầy và Nê-bu-cát-nết-sa đã lên ngôi kế vị ông. Không thắc mắc gì hết, Nê-bu-cát-nết-sa làm cho tốn mực nhiều hơn trong Cựu Ước so với bất kỳ vị vua tà giáo nào khác. Ông ta được bàn bạc nhiều hơn bất cứ một hoàng đế nào khác trong thế giới ngoại giáo. Ông ta là một bậc thầy trong nhiều lãnh vực. Ông ta là một thiên tài, ông ta là một nhà giáo dục, ông ta có mặt ở các công trình nghiên cứu, ông ta là một kiến trúc sư, ông ta là đầu óc quân sự vĩ đại và còn nhiều thứ … nhiều thứ … nữa. Một nhân vật đáng kinh ngạc.
Bấy giờ, chính Nê-bu-cát-nết-sa mà Đức Chúa Trời chọn làm công cụ cho điềm chiêm bao nầy. Chúng ta hãy nhìn vào ghi chú lịch sử ở đầu câu 1: “Trong năm thứ hai đời vua Nê-bu-cát-nết-sa” – hãy dừng lại ở đó một chút. Rất nhiều người bối rối về điều này vì họ nhận biết Đa-ni-ên đã được đưa tới Babylon để trải qua ba năm huấn luyện. Kinh Thánh cho chúng ta biết việc ấy ở câu 5 của chương 1. Họ sẽ ở đó trong ba năm. Và chương trình huấn luyện đào tạo kết thúc ở phần cuối chương 1.
Bấy giờ, nếu Nê-bu-cát-nết-sa đưa Đa-ni-ên qua ở đó và ông có mặt ở đó trong ba năm, thì sao ở đây mới là năm thứ hai sự trị vì của Nê-bu-cát-nết-sa chứ? Phải ít nhất là năm thứ ba. Phải, câu trả lời chúng ta trao cho bạn khi chúng ta bàn bạc chương 1, câu 1, và đây là câu trả lời đó: trong sách Đa-ni-ên, bạn không kể đến cái gì liên quan đến dân Do-thái nữa, bạn chỉ nói tới Ba-by-lôn mà thôi. Và điều đó xuất hiện mấy lần, thế là chúng ta sẽ sử dụng điều đó ở điểm nầy.
Năm đầu tiên của bất kỳ vị vua nào trong hệ thống Ba-by-lôn không được coi là một phần trị vì của vua ấy. Đó là năm lên ngôi của ông. Và khi họ đặt niên đại cho các vua của họ, họ đặt niên đại cho họ từ nguyên năm thứ nhứt cho đến năm cuối cùng, bất cứ phần nào trong đó họ vẫn còn ở trên ngôi. Vì vậy, Nabopolasser qua đời trong cách tính của người Ba-by-lôn, phần còn lại của năm vẫn sẽ là năm của ông. Và mặc dù Nê-bu-cát-nết-sa đã lên ngôi một cách chính thức, điều nầy được gọi là ông lên ngôi và họ không bao giờ tính cho đến khi bắt đầu trọn năm đầu tiên của ông.
Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn nhìn vào đấy từ nhận định của người Do Thái, đây sẽ là năm thứ ba và sẽ phù hợp với thời gian huấn luyện ba năm. Vì vậy, thực sự là chẳng có bất kỳ vấn đề gì với sự ấy cả thảy trừ ra đấy chỉ là một ghi chú về lịch sử.
Tôi thực sự tin rằng các biến cố của chương 2 – và đây là ghi chú chân trang khác về mặt lịch sử – đã xảy ra liền sau chương 1. Có người nghĩ đã có một khoảng thời gian rất dài, có người thậm chí nghĩ rằng mọi việc đã xảy ra ở chương 2 thực sự tin ở chương 1 trong suốt thời kỳ huấn luyện ba năm. Tôi không cảm nhận theo cách ấy. Tôi cảm thấy rằng khi bạn đến với chương 1, câu 17, sau khi hết thảy họ đã xong phần huấn luyện, ở đó chép: “Đức Chúa Trời ban cho bốn người trai trẻ đó được thông biết tỏ sáng trong mọi thứ học thức và sự khôn ngoan. Đa-ni-ên cũng biết được mọi sự hiện thấy và chiêm bao”.
Bây giờ là vào cuối thời kỳ nếu nhà vua nói rằng ông ta sẽ đưa họ vào, và bây giờ bạn đang ở phần cuối của thời kỳ đó. Ngay trước khi kết thúc thời kỳ ấy, Đa-ni-ên được ban cho ân tứ nầy ở một chỗ nào đó. Chúng ta không biết chính xác khung thời gian. Nhưng ông đã được ban cho ân tứ nầy. Phần huấn luyện của họ khi ấy kết thúc và họ được đặt vào triều đình của nhà vua. Bây giờ tôi nghĩ rằng họ vẫn bị xem là người học việc cũng là hạng người khôn ngoan, nhưng họ được đào tạo để trở thành hạng người khôn ngoan trong triều đình của người Ba-by-lôn. Họ vẫn ở cấp độ của người học việc, và tôi tin rằng ngay lập tức Đức Chúa Trời vận hành lập khả năng của Đa-ni-ên thật vững vàng về sự khải thị và chiêm bao.
Nói cách khác, Đa-ni-ên 1:17 được minh họa ở trong chương 2. Và kể từ khi câu nầy nói năm thứ hai của Nê-bu-cát-nết-sa, nó phải là một việc có liền ngay. Điều đó là khả thi, và tôi sẽ chấp nhận việc nầy, rằng việc thực sự đã xảy ra vào cuối của ba năm đào tạo. Nhưng nếu chúng ta chịu chấp nhận Đa-ni-ên về việc nầy với bất cứ nghiên cứu nào, dường như là phần đào tạo kết thúc ở chương 1, họ gặp nhà vua ở cuối chương, nhà vua đặt họ đứng trước mặt ông ta, như Kinh Thánh chép ở câu 19, và rồi nó đưa ra phần ghi chú năm thứ hai của Nê-bu-cát-nết-sa, đó cũng là năm mà họ đã hoàn tất việc học tập, điềm chiêm bao đặc biệt này đã được mơ thấy.
Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào một suy nghĩ khác. Có khi nào Đức Chúa Trời tỏ ra lẽ thật mang tính tiên tri lịch sử quan trọng qua các vua tà giáo hay không? Lúc nào mới được? Đấy là một việc thực sự mới mẻ. Và tại sao lại là một kẻ theo tà giáo chứ? Phải, cho phép tôi thuật cho bạn biết lý do tại sao. Hãy nhớ điều nầy: Israel lúc bấy giờ về mặt đạo đức và về mặt thuộc linh cũng tồi tệ y như người Canh-đê hay người Ba-by-lôn đấy thôi. Đức Chúa Trời một cách mỉa mai lại có ít chọn lọc giữa hai bên. Chỉn khi bạn thực sự muốn nhìn vào việc ấy trong nhận định của Kinh Thánh, Israel vốn tồi tệ hơn danh Canh-đê vì dân Israel đã bội đạo. Không biết lẽ thật là một việc, còn nhận biết và quên phứt lẽ thật là một việc khác.
Và vì vậy, Israel đã đến một vị trí mà Đức Chúa Trời kết thúc qua lại với họ trong một khoảng thời gian. Dân sự của Đức Chúa Trời vốn đã thoái hóa thành ra bội bạc. Sự phán xét đã giáng xuống trên họ trong sự làm phu tù cho người Ba-by-lôn. Đúng là một sự quở trách đáng kinh ngạc đối với dân sự Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời chọn sự mặc khải lớn nhất duy nhất cho lịch sử cứu chuộc mà Ngài đã từng ban ra và phải có một phương tiện một vị vua ngoại giáo. Đúng là một sự phản bác và quở trách tội lỗi của Y-sơ-ra-ên.
Hơn nữa, sự phu tù của Israel khởi sự một thời kỳ lịch sử được biết là thời kỳ của các dân Ngoại. Lu-ca 21:24 gọi đúng thời kỳ đó. Vì vậy, thật là thích ứng là thời kỳ của các dân Ngoại bắt đầu tóm lược thời kỳ ấy về mặt tiên tri được ban ra qua một vị vua dân Ngoại. Nhưng tôi phải vội nói thêm rằng chương trình này không những dành cho các dân Ngoại và lời tiên tri không những nói về các dân Ngoại, đấy là lý do tại sao Đa-ni-ên cũng bị gộp vào trong tình huống nầy bởi vì Đức Chúa Trời cũng không từ bỏ Israel.
Giờ đây, hãy trở lại với câu 1 – thế là Nê-bu-cát-nết-sa, vị vua nầy đã mơ thấy nhiều điềm chiêm bao. Làm sao việc nầy lại xảy ra được chứ? Phải, đi xuống đến câu 29 và ở đó bạn có lời chú thích chân trang về việc ấy. Câu 28 kết thúc với câu nói cho rằng ông nằm chiêm bao trên giường mình. Và rồi câu 29 chép: “Hỡi vua, khi vua nằm trên giường”. Đây là phần tư tưởng của ông ở chỗ nầy: “Điều chi sẽ đến sau nầy?” Về mặt cơ bản đó là tư tưởng của ông.
Ông đã nằm trên giường một tối kia và ông đã suy nghĩ đến bản thân mình, bạn biết đấy, tôi sẽ không sống đời đời được. Tôi tự hỏi điều gì xảy ra khi tôi chết. Tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra trong lịch sử của thế gian. Nhiều việc biến động lớn đã diễn ra – quân A-si-ri đã bị quét sạch, người Ai-cập đã bị tiêu hao quá nhiều, không bao giờ dấy lên từ chính đống tro tàn của họ. Đất đai Israel đã bị bắt đưa vào cuộc phù một cách trọn vẹn và không bao giờ trở lại. Xứ Giu-đa giờ đây đang ở trong tiến trình của sự phân huỷ.
Và Nê-bu-cát-nết-sa đang nhũ lòng từ điểm thuận lợi đang trị vì thế gian như ông ta đã nhìn biết: “Ta tự hỏi điều chi sẽ xảy ra cho toàn bộ việc nầy khi ta qua đời”. Rồi khi ông đi ngủ, Đức Chúa Trời đã ban cho ông ta câu trả lời và ông ta đã mơ thấy nhiều điềm chiêm bao.
Bây giờ, hãy chú ý đó là số nhiều trong câu 1. Ông đã thấy nhiều điềm chiêm bao. Và hiển nhiên các điềm chiêm bao nầy đã gây sốc và chúng báo động sâu sắc đến nỗi ông không thể ngủ được và giấc ngủ rời khỏi ông. Ông ta không thể ngủ được. Điềm chiêm bao có sức tàn phá như thế đấy. Giờ đây, tôi tin ông ta đã có một vài điềm chiêm bao vì cớ số nhiều, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là một điềm chiêm bao đặc biệt đã khiến cho ông có một lượng lo âu lớn lao nhứt.
Người thế gian bối rối nghĩa là có một sự xáo trộn rất sâu sắc. Bây giờ những chiêm bao bình thường sẽ làm phiền chúng ta nhưng không với cường độ theo như ở đây chép. Đây thực sự là nỗi lo lắng sâu sắc của linh hồn ông ta. Và tôi tin rằng sở dĩ như thế là vì Đức Chúa Trời đã ấn định điềm chiêm bao nầy. Và bạn nói: “Chẳng lạ lẫm gì vì Đức Chúa Trời tỏ ra nhiều việc trong các điềm chiêm bao?” Tôi muốn nói há Ngài không thường viết ra Kinh Thánh sao? Khi họ tỉnh thức họ chẳng nói với ai biết điều có trong tấm lòng và trong tâm trí của họ, có phải không? Tôi muốn nói điềm chiêm bao nầy có vẻ như đang mang lấy một loại hình tôn giáo trong đó.
Nhưng không phải lúc nào cũng là bất thường vì Đức Chúa Trời làm như thế trong các thời kỳ của sự mặc khải. Ngài đã làm việc ấy rất là nhiều. Trong Dân số ký 12:6, Chúa cho biết Ngài sẽ trò chuyện cùng Môi-se mặt đối mặt trong khi với những người khác, chẳng hạn như các vị tiên tri, bằng những khải tượng và điềm chiêm bao. Trong Sáng thế ký, Gia-cốp đã thấy một điềm chiêm bao hứa với ông đất Palestine. Trong một chiêm bao kia, Đức Chúa Trời hiện ra với Giô-sép. Trong một chiêm bao, Đức Chúa Trời đã nói chuyện với A-bi-mê-léc. Trong một chiêm bao Đức Chúa Trời hiện ra cùng Sa-lô-môn. Trong một chiêm bao Đức Chúa Trời đã phán với Pha-ra-ôn và tiết lộ bảy năm dư dật và bảy năm đói kém tới sau. Trong một chiêm bao, Đức Chúa Trời đã phán cùng một trong những người lính của quân Ma-đi-an và cung ứng một khải thị cho sự khích lệ đối với Ghi-đê-ôn.
Không phải là bất thường đâu một khi Đức Chúa Trời phán dạy trong các điềm chiêm bao. Bây giờ tôi sẽ nói điều này là bất thường hôm nay nếu Đức Chúa Trời đã hoàn tất sự mặc khải của Ngài. Vì vậy, đừng ngủ vào ban đêm với hy vọng bạn sẽ nhận được một sự khải thị đến từ Đức Chúa Trời trong chiêm bao của bạn. Tôi không nghĩ Đức Chúa Trời đang ở trong công việc khải thị nữa vì Hêbơrơ 1 chép sau cùng Ngài đã phán dạy chúng ta trong những ngày sau rốt qua Con của Ngài. Tôi không nghĩ là sẽ có một sự mặc khải nào nữa nhưng trong thời buổi ấy, Đức Chúa Trời đã chọn phán dạy qua những điềm chiêm bao.
Bây giờ nhà vua đã có điềm chiêm bao đó và nó làm cho ông phải hốt hoảng. Và thậm chí tệ hại hơn, thực sự là đáng kinh ngạc, ông không thể nhớ được điềm chiêm bao đó. Tôi nghĩ những gì ông nhớ là một mớ chỗ nầy và một mớ chỗ kia. Tôi nghĩ ông ta nhớ một cách mơ hồ vài việc quét qua não bộ của ông ta nhưng ông ta không thể nắm bắt giấc mơ lại một lần nữa. Và tôi tin rằng ít nhiều gì thì Đức Chúa Trời đã ban cho ông ta một điềm chiêm bao nhiều đến nỗi Đức Chúa Trời dời nó ra khỏi bộ nhớ của ông ta. Bây giờ bạn nói: “Chờ một phút đi. Việc ấy chẳng nhằm nhò gì hết”. Tôi đã có đủ khó khăn để hình dung ra lý do tại sao Đức Chúa Trời lại ban cho ông ta một điềm chiêm bao, giờ đây bạn nói cũng cùng một Đức Chúa Trời đó đã ban cho ông ta một điềm chiêm bao, nó đã bị tước đi khỏi ông ta ư? Phải, phải về mặt cơ bản. Tôi nghĩ Đức Chúa Trời đã có một mục đích cho cả hai và chúng ta sẽ nhìn thấy việc ấy khi chúng ta tiếp tục.
Tôi nghĩ ông ta nhớ lại nỗi kinh hoàng của điềm chiêm bao. Tôi nghĩ ông ta nhớ đến nỗi lo sợ của điềm chiêm bao. Nhưng tôi tin rằng những chi tiết cụ thể không cứ cách nào đó đã lọt ra khỏi tâm trí của ông ta và ông ta không thể khôi phục lại kí ức về nó. Chỉ còn lại nỗi sợ hãi và những giờ không ngủ thêm vào sự lo lắng và sợ hãi của ông ta. Đến thời điểm sáng hôm sau, ông ta bị chìm đắm vì một điềm chiêm bao mà ông ta không thể nhớ gì hết. Rồi ông ta hỏi – câu 2-3: “Vậy vua truyền đòi các đồng bóng, thuật sĩ, thầy bói, và người Canh-đê để cắt nghĩa chiêm bao cho vua. Họ bèn đến chầu trước mặt vua. Vua nói cùng họ rằng: Ta đã thấy một chiêm bao; và lòng ta bối rối, muốn biết chiêm bao đó”.
Giờ đây, ông ta triệu tập mọi bộ óc đáng tin cậy trong đế quốc Ba-by-lôn và ông ta kéo họ vào. Ông ta kêu gọi các nhà trí thức vì ông ta không thể hình dung được điềm chiêm bao của mình và ông ta lo sợ. Bạn biết đấy, ông ta không giống như nhiều người khác, họ nhìn vào cuộc tương lai và họ nhìn xem nó rất điềm đạm.
Tôi đã đọc tạp chí mới nhất tuần này ấn phẩm IBM về cuộc tương lai. Và họ đã nỗ lực tham khảo ý kiến các nhà tư bản học, các nhà khoa học, các nhà văn chuyên hư cấu, những người nghiên cứu nổi tiếng về tương lai rồi đưa ra một bức tranh tổng thể về cuộc tương lai sẽ ra sao. Một số người rất lo sợ, rất, rất lo sợ. Không có gì đáng lo sợ và Nê-bu-cát-nết-sa biết rõ điều đó.
Và thế là ông ta triệu hết các bộ óc đáng tin cậy trong xứ sở của mình. Các từ ngữ ở đây rất là thú vị. Thuật sĩ – có hai thứ thuật sĩ khả thi nầy. Về mặt cơ bản, từ ngữ có thể đề cập đến những kẻ xem bói song đôi khi chúng ta thấy từ ấy dường như kết hiệp với những kẻ thuộc hàng học giả. Theo một ý nghĩa, nó sẽ mang tính học thuật, theo một ý nghĩa khác thì nó có tính huyền bí hơn. Đối với loại xã hội đó, có thể là dính dáng đến cả hai.
Và rồi có các nhà chiêm tinh nữa. Và đó là những người chuyên xem sao, đó là những gã thầy bói theo tháng, đó là hạng người chú theo đường đi của các ngôi sao rồi quyết định với cơ sở bản thân chúng thật kỳ lạ tự sắp đặt giống như bộ môn tử vi ngày nay. Và kế đó là đồng bóng. Những kẻ đồng bóng là những kẻ thiên về mặt thuộc linh. Họ là những kẻ chuyên quyến dụ. Họ là những tay môi giới. Họ là những người chuyên trao đổi với kẻ đã chết.
Và kế đó là người Canh-đê. Và người Canh-đê là nhóm hàng đầu vì họ thực hiện cuộc trao đổi. Tôi giả sử họ là người khôn ngoan nhất trong những người khôn ngoan. Đồng thời, người Canh-đê nguyên chỉ là một nhóm người ở miền nam xứ Babylonia. Họ chỉ là một nhóm người chắc chắn, dưới thời của Nabopolasser – họ xuất thân từ chỗ đó, Nabopolasser là một người Canh-đê – đã chinh phục toàn bộ và đưa nhóm người đặc biệt này vào vị trí cao nhất trong các triều đình của xứ Ba-by-lôn. Họ được cho là người khôn ngoan và am hiểu nhất trong tất cả các bộ môn nghệ thuật và khoa học của xứ Canh-đê hoặc Ba-by-lôn.
Và thế là mọi người cùng đến với mọi địa vị học giả sẵn có, với mọi khoa huyền bí sẵn có, với tất cả hình thức ma quỉ sẵn có, với mọi sự khôn ngoan của con người sẵn có. Ông ta đã có mọi đầu óc đáng tin cậy – các thầy bói, những kẻ chú về cuộc tương lai, những người xem bói và các độc giả trà đàm và những kẻ xem sao, chiêm tinh giống như chúng ta ngày nay đang cố gắng để có được điều hiếm thấy vào ngày mai, nỗ lực tìm ra điều gì sẽ xảy ra. Thật tuyệt vời khi đấy là những gì thế giới của chúng ta đang có. Bởi vì chúng ta không nhìn biết Đức Chúa Trời, bất cứ khi nào có ai đó trong xã hội của chúng ta muốn biết điều gì sẽ xảy ra trong cuộc tương lai, họ sẽ kéo ra mọi bộ óc đáng tin cậy rồi nỗ lực hình dung ra việc ấy.
Bấy giờ họ tin rằng các điềm chiêm bao rất là quan trọng trong thời buổi ấy cho nên họ rất lo sợ khi giúp cho nhà vua trong vấn đề nầy. Và khi họ nhìn thấy ông ta chắc chắn muốn biết rõ, họ càng lo sợ nhiều hơn. Và cho phép tôi thêm một việc mà tôi nghĩ rất là thú vị.
Ông ta công bố cho họ biết nan đề của mình. Câu 3 nói ngắn gọn: “Ta đã thấy một chiêm bao; và lòng ta bối rối, muốn biết chiêm bao đó”. Bấy giờ, ông ta đã có nhiều điềm chiêm bao, song chỉ có một điềm chiêm bao thực sự khiến cho ông ta phải đâm lo. Và ông ta nói: ta muốn biết điềm chiêm bao đó. Bây giờ, cho phép tôi nói cho bạn biết về những người Canh-đê nầy. Họ đã có một hệ thống đọc điềm chiêm bao. Có phải bạn sẵn sàng cho việc ấy chưa?
Họ đã sinh hoạt trên nguyên tắc này – và tôi nghĩ rằng điều này rất hấp dẫn đây. Tôi đã đọc sách này và điều đó thật tuyệt vời đối với tôi. Họ đã sinh hoạt trên nguyên tắc ấy – bây giờ hãy để ý – và phần tiếp theo của họ là chiếu theo luật thực nghiệm, luật nầy cung ứng đủ dữ liệu đã được lập ra.
Và cái điều họ đã làm là họ giữ các bản tường trình của mọi điềm chiêm bao. Và họ sắp xếp khi một người có chiêm bao nói tới diễn tiến cuộc đời của họ. Và họ kết luận rằng người có chiêm bao này và cuộc đời của người diễn tiến như thế này. Một người có điềm chiêm bao tương tự và cuộc đời của người ấy sẽ diễn tiến như thế ấy. Rồi họ phát hiện ra những điểm tương đồng và họ cho rằng nếu bạn có chiêm bao loại ấy, cuộc sống của bạn sẽ diễn tiến như thế này.
Sự việc không giống nhiều với những gì đang xảy ra trong ngành luật pháp hôm nay. Họ đặt sự giải thích hiện hành của luật pháp trên cách nó được diễn giải trong quá khứ. Tôi không biết là bạn có từng đến với văn phòng luật sư rồi nhìn thấy đống sách vỡ cung ứng cho bạn hết thảy các trường hợp về luật pháp, mọi thứ nầy, dữ liệu nhắm vào những gì đã xảy ra trong quá khứ. Rồi khi bất kỳ người nào muốn giải thích Hiến pháp lúc bây giờ, muốn lý giải luật pháp lúc bây giờ, họ đến gần đống sách ấy, họ kiểm tra hết các trường hợp trong quá khứ.
Đúng thế, hãy tin như vậy, người Canh-đê và tất cả các thuật sĩ cùng hết thảy những người này đều có phần hướng dẫn sử dụng. Họ có những thư viện khổng lồ. Ngay cả chúng ta đã tìm thấy sách hướng dẫn sử dụng trong các nghiên cứu khảo cổ. Và bạn có thể đến với một quyển sổ tay chuyên đề chiêm bao và bạn có thể tìm ra các yếu tố trong chiêm bao của bạn và chúng sẽ cho bạn biết chiêm bao ấy có ý nghĩa như thế nào!?!
Tất nhiên, bây giờ đó là một mớ bịp bợm vì thực ra họ chẳng biết chi hết. Nhưng họ đã nỗ lực trong sự khéo léo của con người để đưa ra một hệ thống rõ ràng. Họ đã có một sổ hướng dẫn về chiêm bao, được sắp xếp có hệ thống đàng hoàng.
Giờ đây, xin cho tôi được phép nói cho bạn biết một việc: đã có nhiều loại sách như thế nầy và có rất nhiều tài liệu lắm để làm theo, họ rất cần thời gian. Và chúng ta sẽ thấy một lát sau nhà vua không muốn tỏ chiêm bao ấy cho họ.
Những quyển sổ hướng dẫn sử dụng về chiêm bao dường như bao gồm từng sự kiện khả thi và họ phải tốn thời gian tìm tòi để phác hiện ra mọi chi tiết nhỏ bé để ghép lại điềm chiêm bao của người nầy. Song vấn đề là đây – tôi thích điều nầy – ông ấy quên phứt chiêm bao ấy rồi. Đó là nan đề của họ. Họ có thể hữu hiệu với thứ công cụ họ có, họ có thể mở cái túi mưu mẹo và bày ra thủ đoạn của họ nếu họ lãnh khui ra điềm chiêm bao ấy.
Nhưng ông ta nói với họ: “Ta không biết chiêm bao ấy là gì, các ngươi phải nói cho ta biết chiêm bao đó rồi giải thích nó cho ta rõ”. Và câu nói ấy dẫn chúng ta từ giấc chiêm bao đến tình trạng chẳng đặng đừng, điểm 2. Có một chút khó khăn rồi đó. Câu 4: “Những người Canh-đê nói cùng vua bằng tiếng A-ram”. Và đây là một lưu ý rất thú vị: từ đây cho đến 7:28, toàn bộ phần nầy được viết bằng tiếng A-ram. A-ram là một ngôn ngữ phổ biến tại thời buổi ấy trong các triều đình. Về sau trở thành ngôn ngữ chung của toàn bộ khu vực Tây Nam Á châu. Và vì đó là ngôn ngữ của triều đình Ba-by-lôn, phân đoạn đặc biệt này liên quan đến triều đình Ba-by-lôn được viết bằng tiếng A-ram, là một ngôn ngữ tương tự như ngôn ngữ Hy-bá-lai, mặc dù khác nhau trong nhiều cách thức.
Vậy, người Canh-đê nói bằng tiếng A-ram, và họ nói như vầy: “Hỡi vua, chúc vua sống đời đời!” Bạn luôn nói như thế với một vị vua, có phải không? Đó chỉ là chuẩn mực thôi. Hỡi vua, chúc vua sống đời đời. Vạn tuế nhà vua, bạn biết đấy, nghi thức của triều đình. Vì vậy, họ trải qua thỏa thuận đó và họ nói: “Xin thuật chiêm bao cho những kẻ tôi tớ vua, và chúng tôi sẽ giải nghĩa”. Đúng là sự tin tưởng. Chỉ cần thuật chiêm bao ấy cho các tôi tớ vua, hỡi vua, thì chúng tôi sẽ cho vua biết sự giải thích. Chúng tôi sẽ quay trở lại và chúng tôi sẽ mở điềm chiêm bao ấy ra qua sổ hướng dẫn sử dụng về chiêm bao của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cho vua thấy phần giải thích. Mọi sự họ cần biết là điềm chiêm bao.
Nhưng nhà vua không phải lo liệu theo các điều kiện của họ. Hãy xem câu 5: “Vua trả lời cho những người Canh-đê rằng: Sự ấy đã ra khỏi ta”. Nó đã biến mất khỏi ta. Bấy giờ ông ta chao đảo. Giấc chiêm bao đó thực sự đã quấy rối ông ta.
Bạn thấy đấy, rồi ông ta nói trong câu 6: “Nhưng nếu các ngươi tỏ chiêm bao và lời giải nó cho ta, thì các ngươi sẽ được lễ vật, phần thưởng, và vinh hiển lớn từ nơi ta. Các ngươi hãy tỏ cho ta chiêm bao đó và lời giải nó thế nào”. Các ngươi có hai sự lựa chọn, ông ta nói: “Nếu các ngươi không nói cho ta biết chiêm bao đó thể nào và lời giải nó làm sao, thì các ngươi sẽ bị phân thây, nhà các ngươi sẽ trở nên đống phân”. Mặt khác: “nếu các ngươi tỏ chiêm bao và lời giải nó cho ta, thì các ngươi sẽ được lễ vật, phần thưởng, và vinh hiển lớn từ nơi ta. Các ngươi hãy tỏ cho ta chiêm bao đó và lời giải nó thế nào”. Đúng là dễ quá. Ồ, hãy xem đi, ông ta đã đặt họ vào tròng, có phải không?
Bạn biết đấy, về mặt cơ bản tôi tin rằng Nê-bu-cát-nết-sa là một kẻ có tánh hoài nghi. Tôi tin Nê-bu-cát-nết-sa quá thông minh nên không cần mua sắm hệ thống chuyên đề cho riêng mình. Ông ta nghĩ rằng cả đống người ấy là một đám người lang băm. Và sau cùng ông ta thực sự có thời cơ để đặt gánh nặng lên trên đám người đó. Các ngươi rất thông sáng mà, các ngươi đã có đủ phần thông tin siêu nhiên này, các ngươi luôn nói các ngươi nói thay cho thần linh, các ngươi biết số phận của nhân loại. Được rồi. Hãy nói cho ta biết điềm chiêm bao và sự giải thích nó. Chúng ta hãy xem coi các ngươi có lôi được nó ra hay không!?!
Rồi thêm vào nỗi thất vọng và tính dễ cáu giận của mình, ông ta quyết định đặt ra một thử nghiệm trên những kẻ khôn ngoan của triều đình để coi họ có nói cho ông biết sự thật trong quá khứ và họ có xứng đáng không trong tương lai!?! Đồng thời, ở Đông phương, quên đi điềm chiêm bao bị coi là không may rồi. Nó có nghĩa là thần linh đã tức giận với vua, cho nên ông ta mới thực sự hốt hoảng lên.
Ông ta đưa ra lời phát biểu ở câu 5: “Sự ấy đã ra khỏi ta”. Bây giờ có người phiên dịch câu nầy theo cách khác. Có người nói rằng họ dám chắc về điều đó và nói ngược lại. Rằng vua biết giấc chiêm bao và vua không nói cho họ biết. Vua biết đấy, thật là khó cho tôi, vua biết đấy, trong việc nghiên cứu mọi sự lý giải điều nầy, người nói vầy người nói kia. Tôi nghĩ rằng trọng lượng của bằng chứng – và vua có thể tin tưởng tôi vào thời điểm này về chiêm bao ấy – là ở chỗ vua đã quên giấc chiêm bao. Dường như việc duy nhất có ý nghĩa đang nằm trong bối cảnh.
Và tôi tin nó cũng hợp lý theo nhận định của Đức Chúa Trời. Tôi thực sự cảm thấy Đức Chúa Trời tham gia vào việc này và Đức Chúa Trời muốn ông quên đi chiêm bao để, một lần đủ cả, tỏ ra sự giả dối của tất cả những người được xem là khôn ngoan cùng các hình tượng của chúng. Cái quên kia tàn phá sự khôn ngoan của người Ba-by-lôn. Và tôi nghĩ điều nầy sẽ nâng cấp Đa-ni-ên trong suốt những năm còn lại của cuộc đời ông trong vai trò phát ngôn viên của Đức Chúa Trời không một người Ba-by-lôn khôn ngoan nào sánh được.
Và vì vậy tôi nghĩ vua đã trao cho họ một bài kiểm tra tối hậu. Vua là nhà độc tài, vua rất phi lý, vua luôn đòi hỏi và trong tiến trình ấy vua sẽ hiểu ra họ có thành thực hay là không! Luphold, một nhà giải kinh Cựu Ước rất giỏi, ông nói: “chúng ta muốn nói rằng nếu người Canh-đê không tỏ ra sự giả vờ là họ có sự tiếp cận với những việc kín giấu và sâu sắc hoàn toàn, nhà vua sẽ không bao giờ đưa ra yêu cầu phi lý nầy cho họ”.
Tôi muốn nói bao lâu họ cứ giả vờ mình biết hết mọi sự kín nhiệm mà vua muốn tìm cho ra nếu họ biết sự tiếp cận nầy. Cụm từ này có trong câu 5: “sẽ bị phân thây” là đáng ngạc nhiên. Ta sẽ phân các ngươi ra thành từng mảnh. Đây là một sự tàn phá nặng nề cho cả một nhóm đông người. Và rồi vua nói rằng ông ta sẽ biến nhà họ thành ra một đống phân.
Bạn biết đấy, điều này thường được thực hiện. Khi người nào không được tôn trọng hoặc ai đó muốn mình bị phỉ báng, hoặc ai đó muốn mình bị bôi nhọ, họ sẽ giết người ấy, họ sẽ đập nhà người ấy tan tành rồi họ xây dựng một nhà xí công cộng trên cùng mảnh đất ấy. Ta sẽ biến nhà của các ngươi thành nhà xí là điều vua đã nói. Hãy đọc II Các Vua 10:27, bạn sẽ thấy điều nầy ở đó.
Mặt khác, nếu các ngươi làm theo điều ta yêu cầu các ngươi phải làm, ta sẽ ban thưởng cho các ngươi hậu hĩ. Phải, hãy nhìn vào lời đáp của họ ở câu 7. Họ đáp trả lại như sau: “Xin vua kể chiêm bao cho những kẻ tôi tớ vua, và chúng tôi sẽ cắt nghĩa”. Thực sự họ cứ bám lấy cái nền của họ. Thực sự họ chẳng có một sự lựa chọn nào khác. Hỡi vua, chỉ kể lại điềm chiêm bao cho chúng tôi thôi. Đừng có mà phi lý nữa.
Hãy xem đi, họ phải đối mặt với tình thế chẳng đặng đừng, bất khả thi. Họ không có cách nào để họ tiếp cận với điềm chiêm bao kia. Và tôi, như tôi đã nói, tin Đức Chúa Trời khiến nhà vua quên đi để Đức Chúa Trời sẽ tỏ ra sự dại dột của cả hệ thống tôn giáo giả mạo câm như hến của họ. Họ không có một cửa nào về chân lý thiêng liêng. Họ không nắm bắt được thế giới siêu nhiên chi hết. Họ không thể làm một việc với sự lừa phỉnh và giả dối của họ trừ phi họ nhìn biết chiêm bao đó.
Thế là nhà vua trả lời ở câu 8, nhà vua đáp trả như sau: “Ta biết chắc các ngươi tìm cách để hoãn thì giờ, vì các ngươi thấy sự ấy đã ra khỏi ta”. Mọi sự các ngươi muốn là mua lấy thời gian, chỉ chừng ấy thôi. Các ngươi muốn tránh né. Các ngươi trì hoãn. Hy vọng rằng ta sẽ quên nó, cho qua rồi nguôi đi. Các ngươi cố tình trì hoãn. Nhưng ở câu 9: “Nếu các ngươi không tỏ cho ta biết chiêm bao, thì cũng chỉ có một luật cho các ngươi; vì các ngươi đã điều đình với nhau đem những lời giả dối bậy bạ nói cùng ta, cho đến ngày giờ sẽ thay đổi. Vậy, hãy nói chiêm bao cho ta, và ta sẽ biết rằng các ngươi có thể giải nghĩa được”. Vua nói, hãy xem, tôi sẽ trở lại ở câu 5. Chỉ có một chiếu chỉ cho các ngươi nếu các ngươi không thuật cho ta điềm chiêm bao ấy. Ta sẽ phân thây các ngươi và nhà các ngươi sẽ thành một đống phân. Không có ý kiến gì nữa cả.
Tại sao chứ? Hãy nhìn vấn đề ở câu 9. Câu nầy chỉ ra dấu hiệu thật nói tới cách vua cảm nhận về mấy gã nầy. Vì các ngươi đã chuẩn bị, theo sát nghĩa, dối trá lừa lọc để nói năng trước mặt ta. Đấy là lý do tại sao tôi nói thậm chí vua không thấy tin tưởng vào hệ thống của vua nữa. Vua nhìn thấy những sự giả trá trong toàn bộ sự việc. Tôi dám chắc vua biết những điều trong quá khứ mà họ đã nói không phải là sự thật. Nghĩa là họ đã đưa ra những lời dự đoán quan trọng mà không bao giờ xảy ra. Vua không tin toàn bộ hệ thống ấy, vua hoài nghi. Có thể vua là một loại người vô thần vào thời điểm này, không tin vào bất cứ thần nào. Và vua muốn tỏ ra cho họ thấy các thứ giả trá mà họ đang đóng đó.
Cái điều đáng ngạc nhiên là Đức Chúa Trời đang sử dụng nhân vật này chống lại chính hệ thống của mình. Thế là điềm chiêm bao và tình trạng chẳng đặng đừng. Và vua cho rằng chẳng có gì là khác biệt cả. “Nhưng, nếu các ngươi không tỏ cho ta biết chiêm bao, thì cũng chỉ có một luật cho các ngươi; vì các ngươi đã điều đình với nhau đem những lời giả dối bậy bạ nói cùng ta” – câu 9 – “cho đến ngày giờ sẽ thay đổi. Vậy, hãy nói chiêm bao cho ta, và ta sẽ biết rằng các ngươi có thể giải nghĩa được”.
Điềm chiêm bao, tình trạng chẳng đặng đừng, và thứ ba, dẫn đến sự bất tài, sự bất tài, câu 10, và chúng ta đã nhìn thấy việc ấy rồi. Nhưng cái điều họ thực sự đòi hỏi ở đây, ấy là loại yêu cầu họ làm một việc thực sự là bất khả thi. Nhóm người Canh-đê trả lời trước, họ nói: “Chẳng có người nào trên đất nầy có thể tỏ ra việc của vua”. Có phải bạn nhìn thấy ý nghĩa trong đó không? Bạn muốn biết việc gì chứ? Họ đã nhanh chóng tích cực tối đa rồi, có phải không? Chẳng có người nào trên đất có thể tỏ ra việc ấy. Sự thật ấy không đến từ Đất được.
Hãy nghe đây, nếu bạn nghĩ rằng ai đó có thể dự đoán tương lai trên Đất, bạn sai rồi đó. Nếu bạn nghĩ rằng có cái gì cho cái thứ tử vi kia khác hơn ảnh hưởng của ma quỉ và kiểm soát tâm trí, bạn sai rồi đó. Không có một thứ gì gọi là đọc tương lai. Chỗ duy nhất bạn sẽ đọc tương lai là ở trong quyển Kinh thánh khi Đức Chúa Trời nói về tương lai đó. Và họ đã đúng. Chẳng có một người nào trên đất có thể tỏ ra vấn đề của nhà vua. Vì chẳng có vua nào, chúa nào, người cai trị nào đem việc như thế hỏi đồng bóng, thuật sĩ, hay người Canh-đê nào.
Họ nói chẳng có vua nào và chẳng có người cai trị nào, không một người nào quan trọng và đầy quyền lực như vua từng yêu cầu một việc gì giống như việc nầy bởi vì không có một người nào có thể tỏ ra được việc ấy. Bạn biết đúng là kinh nghiệm của họ đã cho họ biết không? Đã có những giới hạn trong những điều họ có thể biết. Họ có thể bày ra những giả dối bậy bạ của họ, nhưng họ không thể đọc được khả năng của ai đó. Bây giờ đó chỉ là một cái nhìn một chút sâu sắc nhưng tôi nghĩ về việc ấy một thời gian ngắn hôm qua và tôi nghĩ rất là thú vị. Có thể điều đó chỉ ra cho thấy Satan không thể đọc được tâm trí của chúng ta. Bởi vì nếu Satan có thể đọc được tâm trí của chúng ta, hãy tin tôi đi, hắn có thể giải thích giấc mơ các chiêm bao của chúng ta và hắn có thể nhắc lại mọi suy nghĩ của chúng ta.
Tôi không bao giờ tin rằng Sa-tan có thể nhập vào và đọc mọi suy nghĩ của chúng ta. Và tôi nghĩ đây có thể là dấu hiệu. Đây là các đại biểu của Satan: các nhà chiêm tinh, đồng cốt, những kẻ cầu vong, các thuật sĩ, các pháp sư, cả đống chúng. Và họ sẽ có kinh nghiệm trong việc tỏ ra những điềm chiêm bao không được nói ra. Họ sẽ có kinh nghiệm trong việc tỏ ra những suy nghĩ đã có trong ban đêm và trong ban ngày nếu Satan có thể tiếp cận mọi sự ấy. Song đối với tôi, dường như là hắn không thể.
Vì vậy, họ cố gắng để tâng bốc nhà vua. Hỡi vua, chẳng có Chúa nào và chẳng có người cai trị nào, vô luận người oai nghi đến đâu chăng nữa, từng yêu cầu việc nầy. Chẳng lẽ vua không muốn xếp hạng với bậc cao trọng sao? Hãy xem? Điều này vượt quá bất kỳ khả năng nào của con người.
Câu 11: “Vì sự vua đòi là hiếm có, và không ai có thể tỏ cho vua được” – hãy xem chỗ nầy – “chỉ có các vì thần không ở với loài xác thịt”. Nào, trong sự dại dột của họ, họ lại đúng nữa rồi. Nơi duy nhất bạn có thể nhận được thông tin đó là từ một nguồn siêu nhiên, đúng vậy. Nó không sẵn có trên Đất. Đúng là chẳng đặng đừng rồi. Họ sắp sửa mất mạng, họ sắp sửa mất tất cả những gì họ có, họ đã mất hết mọi sự đáng tin của họ, vua gán cho họ một việc bất khả thi, họ không thể tỏ ra được. Họ bị kẹt bẫy trong sự bất tài của con người.
Vì lẽ đó, theo chiếu chỉ. Bởi vì họ không thể thuật lại điềm chiêm bao – chiếu chỉ được ban ra một lần nữa ở câu 12 – “Vậy nên” – xem câu nầy – “vua phát tức mình và giận dữ lắm”. Bây giờ, vấn đề đủ để nói rằng ông tức mình hay giận dữ, nhưng chỉ để biết chắc bạn thấy được ông nổi điên đến nỗi phải nhắc tới hai phần cảm xúc đó trong một câu. Vua tức mình, giận dữ một cách thực sự, thực sự, thực sự. Và vua “truyền mạng lịnh giết chết hết những bác sĩ của Ba-by-lôn”.
Bây giờ, giận dữ như thế là dại dột. Tức giận không hề biết đến bất kỳ giới hạn nào. Tức giận không bao giờ có thông số nào hết. Tức giận chỉ muốn đập nát những ai đang đứng trước mặt nó. Vua điên rồi. Vua điên lên, số một, vì vua đang lo sợ. Vua sợ chết về điềm chiêm bao mà vua có. Vua điên lên vì vua không thể nhớ được các chi tiết. Vua điên lên bởi vì vua không thể tin cậy những người khôn ngoan của mình. Và nếu vua không thể tin cậy những người khôn ngoan của mình thuật lại cho vua biết sự thật lúc bây giờ, vua dám chắc rằng mọi điều họ đã nói với vua trong quá khứ cũng có thể là những điều giả dối bậy bạ và vua thấy chao đảo vì họ chỉ trích vua và nói vua không có quyền gì để đòi hỏi như thế. Và vua tức điên lên, vua giận dữ, vua bị lọt xuống những hố sâu mà một số bậc vua chúa lọt vào đấy khi ý chí đặc biệt của họ bị lừa phỉnh.
Và thế là vua ban ra lịnh hành quyết, vua nói: “giết chết hết”. Ý nói về Ba-by-lôn ở đây, hết thảy những người khôn ngoan của Ba-by-lôn có lẽ có tham khảo chỉ có thành Ba-by-lôn chứ không phải toàn bộ đế quốc. Bởi vì khi toàn bộ khu vực được đề cập đến trong chương hai, câu 29, thay vì câu 49, nó được gọi là Tỉnh Ba-by-lôn. Vì vậy, đây có thể chỉ là thành phố, nhưng vua nói: “Giết chết hết. Giết chết hết”.
Câu 13 – hãy xem ngay đi – “Vậy mạng lịnh đó đã truyền ra; người ta hầu đem giết hết thảy những bác sĩ, lại tìm Đa-ni-ên cùng đồng bạn người để giết”. Tại sao chứ? Vì Đa-ni-ên và các bạn của ông là thành phần cốt lõi cố vấn triều đình. Họ là một phần của “những người khôn ngoan”. Họ chỉ là người học việc và đó là lý do tại sao tôi không nghĩ rằng họ có mặt trong nhóm người đứng trước mặt nhà vua. Họ mới vừa hoàn tất chương trình đào tạo của họ. Tuy nhiên, họ lại rơi vào phạm trù nầy và vì thế, những tay đao phủ tách họ ra để lấy mạng của họ.
Bây giờ, ở đây chúng ta gặp lại Đa-ni-ên ở câu 13, và đây là chỗ chúng ta đi từ giấc mơ bị quên lãng đến Đa-ni-ên không thể nào quên. Chúng ta hãy xem câu 14-30, Đa-ni-ên không thể nào quên. Đức Chúa Trời đã đặt để ông. Tôi muốn nói bạn không thể có một sự đặt để tốt hơn, có đúng không? Nhà vua đã một lời công bố lớn lao rằng chẳng có một việc nào như việc nầy mà con người có thể làm được. Chỉ có thần linh mới có thể tỏ ra chiêm bao đó. Đây là điều siêu nhiên, nó trổi hơn chúng tôi, chẳng có ai yêu cầu việc nầy cả, chúng tôi không thể xử lý nó, đó là một việc bất khả thi và đấy chính xác là chỗ Đức Chúa Trời muốn là tình huống cho người của Ngài, là Đa-ni-ên. Và ông bước vào.
Ông là người của Đức Chúa Trời với một sứ điệp. Ông được ủy thác để tỏ ra một lẽ thật tuyệt vời thuộc diện tiên tri. Ông là nhân vật cho một thời điểm khủng hoảng. Và một lần nữa, thật kỳ diệu, trong truyện tích từ các câu 14 đến 30, ở đây chép Đức Chúa Trời mở ra nhân vật Đa-ni-ên từ một nhận định khác. Chúng ta thấy thái độ không thoả hiệp của ông [không thể tin được]. Chúng ta thấy các hậu quả của sự chết.
Và tôi chỉ muốn rút nó xuống nơi chúng ta sinh sống, nói tới sự việc này rồi chúng ta sẽ lướt qua một cách nhanh chóng. Tôi thực sự tin rằng có một số nguyên tắc khiến cho bạn trở nên hữu dụng cho Đức Chúa Trời – chúng ta sẽ nhắm theo cách đó. Một số nguyên tắc nhất định khiến cho bạn ra hữu dụng cho Đức Chúa Trời. Các lượng phẩm chất nhất định mà Đức Chúa Trời thực sự sử dụng và Đa-ni-ên có những phẩm chất đó. Khi bạn có các phẩm chất nầy bạn sẽ hữu dụng cho Đức Chúa Trời trong một cuộc khủng hoảng.
Bây giờ, có nhiều người rất hữu dụng cho Đức Chúa Trời khi chẳng có khủng hoảng gì hết. Họ chỉ cần loại đi lòng vòng và làm nhiều việc khi chẳng có giống tố nào đi qua. Nhưng khi cuộc khủng hoảng xảy ra, nó phân biệt người ta với sự cam kết thật sự từ những người đứng bên lề. Và khi bạn gặp một cơn khủng hoảng như thế này, một nhà vua giận dữ sắp giết tất cả những người khôn ngoan của mình và Đa-ni-ên nhân vật chiến lược của Đức Chúa Trời sẽ phải đứng trực diện với vị vua này, bạn cần phải có một lượng phẩm chất sâu sắc. Ông là một nhân vật dành cho một cuộc khủng hoảng.
Tôi sẽ nói cho bạn biết tại sao. Trước hết, vì ông đã có sự điềm tĩnh. Ông đã có sự điềm tĩnh. Ông không hề mất đi sự tỉnh táo đó. Câu 14 – ở đây đao phủ đến. Tên hắn là A-ri-ốc. Đa-ni-ên đáp: “Bấy giờ Đa-ni-ên lấy sự khôn ngoan trí thức mà nói với A-ri-ốc, quan thị vệ của vua, đã đi ra đặng giết những bác sĩ của Ba-by-lôn”. Cho phép tôi nói cho bạn biết một việc, mọi người đều bị tả tơi từ nhà vua trở xuống. Mọi người đều cuồng cả lên. Ai nấy đều ở trong trạng thái hoảng loạn. Ai nầy đều bực tức. Ai nấy đều thất vọng. Mọi người đã sống trong lo sợ. Hết thảy họ đều sống trong hoảng loạn trừ ra Đa-ni-ên. Ông điềm tĩnh, ông thoải mái mặc dù mạng sống của ông cũng nằm trên con đường đó, ông không hề hoảng loạn.
Ông vốn có sự tin cậy lạ lùng nơi Đức Chúa Trời. Ông vốn biết rõ số phận của ông yên nghỉ nơi ý muốn tối thượng của Đức Chúa Trời. Và bối cảnh mà ông phải đối diện với là do con người trong câu 14, là kẻ đến lấy mạng ông, không chút hoảng loạn, không chút thất vọng, không có tuyệt vọng. Chỉ có điềm nhiên. Người nào đáp ứng giống như thế trong một cuộc khủng hoảng đã được chuẩn bị rồi trước khi cơn khủng hoảng xảy đến. Họ đã có các thứ ấy rồi.
Hãy chú ý lời phát biểu ở câu 14: ông đã nói chuyện với mưu luận và sự khôn ngoan. Câu nầy dễ phiên dịch là trí tuệ và sự thận trọng. Nói cách khác, ông đã với một cách thích đáng, ông đã nói năng thật hợp lẽ. Đa-ni-ên đáp ứng – gã nầy tới đến và bạn có thể nhìn thấy họ trải đi hết cung điện và tất cả các khu vực lân cận, chọn ra những người khôn ngoan này để phân thây họ. Và khi họ sắp thi hành công việc nầy, họ đến gặp Đa-ni-ên và báo cho ông biết mạng lịnh đó và ông mưu luận thích đáng, hợp lẽ, có trí tuệ và sự thận trọng tuyệt vời, bắt đầu một cuộc bàn bạc với A-ri-ốc. Lạ lùng thay. Điềm tĩnh.
Từ ngữ gốc chỉ ra quan thị vệ ấy ra từ một động từ “giết người”. Ông ta là đao phủ của nhà vua. Và tôi giả sử bạn có thể sai nhân vật lãnh đạo thứ nhì. Há không thú vị sao khi đao phủ của nhà vua tới đến. Tôi dám chắc hắn có binh lính lo bắt lấy rất nhiều người khác. Nhưng khi đến với Đa-ni-ên, thì ông tự đi. Sự ấy thuộc về Đức Chúa Trời. Vì Đa-ni-ên muốn trở đến với nhà vua và ông sẽ có một con đường trở lại với nhà vua dễ dàng qua viên đao phủ của nhà vua hơn là qua một tay hầu cận để Đức Chúa Trời bảo đảm đây mới là người nhà vua có cần.
Đồng thời, hắn ta phải là một người có quyền, thô bạo, cứng rắn, không cảm xúc hoặc hắn ta không phải là tay đao phủ. Vì vậy, Đa-ni-ên chỉ trao đổi theo cách khôn ngoan và thích hợp với hắn ta và họ có cuộc trò chuyện thật tuyệt vời như thế này. Câu 15 – Người đáp trả với A-ri-ốc, quan thị vệ của nhà vua: “Sao lại có mạng lịnh nghiêm cấp dường ấy ra từ vua? Hỡi A-ri-ốc, sao vội vã thế? Có gì mà vội vàng vậy?”. A-ri-ốc nói: “Ồ, Đa-ni-ên ơi, cho phép tôi kể cho ông nghe về sự việc”. Phải, hãy cho phép tôi ngồi xuống chừng một phút thôi. Tôi sẽ kể cho ông nghe toàn bộ câu chuyện.
Đức Chúa Trời chỉ đang kiểm soát tấm lòng của gã này. Hắn ngồi xuống và hắn nói ra (điều khó tin) nầy. Bạn thấy đó, Đa-ni-ên có khả năng ở giữa cơn hoảng loạn để khiến cho ai nấy cảm thấy thoải mái. Đó là phẩm chất điềm tĩnh tuyệt vời. Nào, chúng ta không tìm kiếm một người nào như thế ở giữa tình trạng hỗn loạn. Ở giữa cơn hoảng loạn đó, chúng ta không tìm kiếm người nào có thứ phẩm chất ấy, người nào có sự điềm nhiên như thế? Và Đa-ni-ên nói: “Hãy nói cho tôi biết về sự việc này, sao lại vội vàng thế?” Ông không lo sợ vì mạng sống của ông đang ở trong tay của Đức Chúa Trời. Dấu hiệu của một đời sống hữu dụng [không tin được]. Điềm nhiên trong một cơn hoảng loạn. Nếu bạn không thể điềm tĩnh trong cơn khủng hoảng, bạn sẽ thực sự không hề có một chức vụ có tầm ảnh hưởng lâu dài vì chức vụ là thứ sẽ đối mặt với hết khủng hoảng nầy rồi đến khủng hoảng khác.
Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì qua nhiều năm tháng Ngài đã ban cho tôi một cảm xúc bình tĩnh ở giữa nhiều sự hỗn loạn. Vì chức vụ của Đấng Christ là một chức vụ trong cơn hỗn loạn. Và có người nếm trải loại sự việc này là nạn nhân của loại hỗn loạn đó. Nhưng những người khác, bởi ân điển của Đức Chúa Trời và duy ân điển của Đức Chúa Trời, họ vốn tin cậy Ngài có quyền nâng đỡ họ và giữ lấy ơn kêu gọi của họ trong khi mọi người khác đang rã bèng đi. Và đó là những vầng đá mà trên đó công việc của Đức Chúa Trời cứ tiếp tục tiến hành.
Thứ hai, ông dạn dĩ chứ không những là điềm tĩnh thôi. Câu 16 – khi ấy Đa-ni-ên bước vào, và dường như A-ri-ốc lo sắp xếp để một người đến gặp nhà vua. Điều nầy há chẳng đáng kinh ngạc sao? Thay vì giết Đa-ni-ên, Đa-ni-ên được bỏ qua để đến gặp nhà vua. Đa-ni-ên bước vào và muốn gặp nhà vua. Giờ đây, hãy thấy việc nầy, đây là Đa-ni-ên. Ông là một thiếu niên, quí vị ơi. Ông phải từ 17 đến 19 tuổi, vừa hoàn thành 3 năm đào tạo. Ông là người Do-thái, có nghĩa là ông [không thể tin được]. Ông đến gặp Nê-bu-cát-nết-sa, là người đang sôi bọt mép, lửa và diêm sanh, muốn phân thây mọi người và một người mới nổi lên tới đến tại chỗ nầy, một trong những người khôn ngoan của vua chớ không chỉ là một người học việc. Và ông muốn nhà vua sẽ cho ông thời gian và ông sẽ tỏ cho nhà vua thấy toàn bộ sự giải thích. Hỡi Vua, tôi có mặt ở đây để nói cho vua biết nếu vua chỉ cho tôi một ít thời gian, tôi sẽ nói cho vua biết toàn bộ sự việc.
Bây giờ, điều duy nhất mà những người khôn ngoan yêu cầu là gì chứ? Thời gian. Việc duy nhất mà vua không cung ứng cho họ là gì chứ? Thời gian. Còn việc duy nhất Đa-ni-ên yêu cầu là gì vậy? Việc duy nhất ông có được là gì chứ? Thời gian. Đã có một sự khác biệt trong cách tiếp cận của ông. Đã có một việc rất dạn dĩ về ông. Sự dạn dĩ của ông gần như là táo bạo. Ai là người đi trước mặt Nê-bu-cát-nết-sa? Nhưng ông đã có đức tin tin cậy vững chắc vào Đức Chúa Trời và ông đã sẵn sàng đối mặt với vị vua đang nản lòng và cuồng nộ này.
Bạn nói, bây giờ hãy đợi một phút. Đây chỉ là một ít tự tin. Làm sao Đa-ni-ên biết ông có thể tỏ ra chiêm bao ấy chứ? Vì Đa-ni-ên vốn biết 1:17 chép rằng Đức Chúa Trời đã ban cho ông khả năng tỏ ra điềm chiêm bao và khải thị. Ông vốn biết rõ điều đó. Và tôi tin ở trong lòng ông, ông biết ngay khi nghe A-ri-ốc thuật lại nhà vua có chiêm bao và vua không thể nhớ được chiêm bao đó và vua không biết phải giải thích ra sao chiêm bao ấy, nó đã nhập vào tâm trí của Đa-ni-ên và Đa-ni-ên nhủ lòng: “Đây là chỗ tôi bước vào bối cảnh, giờ của tôi đã đến, hãy đưa tôi đến gặp nhà vua”. Rồi ông xin thời gian, còn Đức Chúa Trời dành cho ông thời gian, chính là thứ mà vua đã không dành cho người khác.
Hãy nói tại sao vua lại làm thế với Đa-ni-ên? Có thể 1:20, ở đó chép rằng khi nhà vua kiểm tra các thanh niên đó, vua đã tìm gặp Đa-ni-ên và mấy người bạn kia có mười lần khôn ngoan hơn những người khôn ngoan nhất ở Ba-by-lôn. Phải, có lẽ ông đã nói, bạn biết đấy, ông khôn ngoan hơn mọi người khác gấp mười lần. Có lẽ một ít thời gian sẽ không làm tổn thương. Nhưng tôi ngạc nhiên trước sự can đảm. Không một ai đe dọa mạng sống của ông. Ông sẽ đứng đối diện với Nê-bu-cát-nết-sa vô luận ông ta có quyền lực đến cỡ nào vì ông biết rằng Đức Chúa Trời có mặt bên cạnh ông.
Các yếu tố đầu tiên này là cần thiết, được ưa thích và chu toàn bất kỳ sứ mệnh nào trong một cuộc khủng hoảng. Nếu bạn không có sự điềm nhiên và dạn dĩ, bạn sẽ không bao giờ dám nắm lấy vấn đề. Khi bạn biết bạn đứng trên lời của Đức Chúa Trời, hỡi bạn yêu dấu ơi, khi bạn biết bạn có lẽ thật của Đức Chúa Trời ràng rịt nơi những gì bạn làm, bạn có thể điềm tĩnh và dạn dĩ bất kể loại hỗn loạn nào đang diễn ra xung quanh họ.
Còn nhớ sứ đồ Phao-lô và vụ chìm tàu không? Biển đang trong tình trạng hỗn loạn, họ đã quăng bỏ hết hàng hoá. Họ đã ở trong bóng tối. Họ đã không ăn chi hết trong 14 ngày. Họ đang chờ đợi chìm lĩm rồi hết thảy sẽ bị chết đuối trên các tảng đá của bờ biển phía Bắc của châu Phi. Ở giữa mọi sự này với sự điên cuồng và hoảng loạn đang diễn ra, Phaolô đứng dậy nói: “Thôi được rồi, tất cả mọi người, hãy vui vẻ lên. Vì không có ai sẽ chết mất đâu. Chúng ta chỉ mất thuyền thôi”. Chắc chắn, chắc chắn. Chúng ta sẽ mất chiếc thuyền và tất cả những thứ mà chúng ta sẽ đem theo với nó? Ông đang nói gì với chúng tôi vậy? Ông nói: “Anh em biết tại sao tôi dám nói như vậy không? Anh em biết tại sao tôi rất bình tĩnh và rất dạn dĩ như thế ở giữa cảnh chìm tàu nầy không? Bởi vì một thiên sứ của Đức Chúa Trời là Đấng Ta Là và Ngài đến phục vụ đứng bên cạnh tôi đêm qua và nói với tôi từ chính mình Chúa rằng không một mạng sống nào trong chiếc thuyền này sẽ bị mất”.
Hỡi mọi người, quí vị muốn biết điều gì đó, quí vị có thể điềm tĩnh và dạn dĩ bất cứ lúc nào trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào khi quí vị biết mình đang đứng trên thẩm quyền của lời Đức Chúa Trời đã được tỏ ra, có đúng không? Nếu quí vị đang làm những gì là đúng, quí vị không có gì phải sợ cả.
Thứ ba, chúng ta thấy ở đây không những là phẩm chất điềm nhiên và dạn dĩ mà còn là mối tương giao nữa – và tôi thích mối tương giao nầy. Câu 17: “Đoạn, Đa-ni-ên trở về nhà, và tỏ sự ấy cho các bạn mình là Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria”. Ông quay trở lại rồi nói: “Này các anh em, hãy nghe điều này. Nhà vua cho tôi một chút thời gian để làm việc này. Bây giờ chúng ta sẽ làm gì đây? Phải, chúng ta hãy lấy sổ hướng dẫn ra, anh em ơi. Chúng ta hãy lấy sổ hướng dẫn về chiêm bao ra và làm việc với chiêm bao nầy coi”. Không. Những gì họ sẽ làm, ấy là họ sẽ cầu xin lòng thương xót của Đức Chúa Trời ở trên trời về sự kín giấu nầy để Đa-ni-ên cùng các bạn của ông sẽ không bị hư mất cùng với những người khôn ngoan khác trong thành Ba-by-lôn. Bạn muốn nói gì khi họ cầu xin ơn thương xót của Đức Chúa Trời trên trời? Đó là một chặng đường dài khi nói rằng ngay lập tức họ bắt đầu với việc gì kìa? Cầu nguyện. Họ khởi sự cầu nguyện. Sự tin cậy của Đa-ni-ên đã đặt nơi Đức Chúa Trời, vì vậy ngay lập tức ông tìm kiếm sự giao thông với Chúa. Các tôi tớ rất đặc biệt của Đức Chúa Trời là hạng người chuyên cầu nguyện, rất nương cậy nơi Ngài. Bây giờ Đa-ni-ên có thể nói: “Với phẩm chất của tôi, tôi sống công bình, tôi chẳng có gì phải sợ cả”. Tại sao tôi có ân tứ về chiêm bao và khải thị. Tại sao tôi có một kỷ lục thành công lớn trong quá khứ. Tại sao tôi cảm thấy mình đang tin cậy và có thể lo liệu toàn bộ sự việc nầy. Tôi sẽ bước vào triều rồi xử lý việc ấy.
Hãy nghe đây, tôi không quan tâm ân tứ của bạn là gì, tôi không quan tâm đến đâu là thành tích của bạn, tôi không quan tâm đến thẩm quyền của bạn được đánh giá cao dường nào. Bất cứ ai bước vào loại chức vụ trong lúc khủng hoảng đều nhìn biết đủ rằng đầu tiên bạn phải bước vào bằng hai đầu gối của mình hoặc bạn là kẻ dại khờ nhất trong mọi kẻ dại. Ông không mong nhận được những gì ông có cần mà không cần sự cầu nguyện. Ông không mong nhận được điều đó bởi vì ông thấy rằng nó sẽ đến từ ơn thương xót của Đức Chúa Trời ở trên trời. Ông không nhìn vào sự khôn ngoan của loài người và tìm kiếm loại sách chuyên đề chiêm bao. Ông nhận lãnh trên hai đầu gối của mình.
Và, bạn yêu dấu ơi, đó là con đường tiếp cận với một cơn khủng hoảng. Người của Đức Chúa Trời đến với cơn khủng hoảng bằng hai đầu gối của mình. Người của Đức Chúa Trời trong một cơn khủng hoảng không đem rối rắm của mình đến cho người khác, người đem rối rắm của mình đến với Đức Chúa Trời. Có thể ông nhóm nhiều người khác lại để cùng cầu nguyện với ông như ông đã làm, nhưng ông đến với Đức Chúa Trời như là điểm tiếp xúc sau cùng của mình.
Đúng là ngược lại với tôn giáo của người Ba-by-lôn. Tôn giáo của người Ba-by-lôn thờ lạy hết thảy các ngôi sao. Song – tôi thích điều nầy – còn Đa-ni-ên và các bạn ông đến với Đức Chúa Trời trên trời. Tôi nghĩ đấy đúng là một sự chỉ trích chua cay vào hệ thống của người Ba-by-lôn. Họ đã nghiên cứu mọi sự về các từng trời nhưng họ chẳng biết đến Đức Chúa Trời trên trời. Và họ đã cầu nguyện. Mary Nữ hoàng của người Tô cách Lan đã nói: “Tôi e những lời cầu nguyện của John Knox còn hơn cả đạo quân 10.000 người nữa là”. Họ nắm lấy Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện và được nhậm. Rồi lúc nửa đêm, Đức Chúa Trời đã ban cho họ câu trả lời. Điềm chiêm bao đã ra rõ ràng rồi.
Câu 19 bắt đầu: “Vậy sự kín nhiệm được tỏ ra cho Đa-ni-ên trong sự hiện thấy ban đêm”. Wow. Khi cầu nguyện lúc nửa đêm, Đức Chúa Trời ban cho sự kín nhiệm đó. Điều nầy dẫn đến phẩm chất thứ tư của một người trong cơn khủng hoảng, ngợi khen. Ý ông là gì khi nói như thế? Phải, hãy nhìn vào câu 19 đi.
“Đa-ni-ên bèn ngợi khen Chúa trên trời”. Khen ngợi đúng là một từ khác nói tới sự ca ngợi. Tôi xem từ đó trong tự điển và chữ đồng nghĩa của nó. Ông ngợi khen Đức Chúa Trời, ông ca ngợi Đức Chúa Trời. Đa-ni-ên dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời.
Ông đúng là một thanh niên đáng trượng dường bao! Sự khôn ngoan lạ lùng cho lứa tuổi của ông. Theo các câu 20-22, Đa-ni-ên đáp rằng: “Ngợi khen danh Đức Chúa Trời đời đời vô cùng! vì sự khôn ngoan và quyền năng đều thuộc về Ngài. Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua; ban sự khôn ngoan cho kẻ khôn ngoan, và sự thông biết cho kẻ tỏ sáng. Chính Ngài tỏ ra những sự sâu xa kín nhiệm; Ngài biết những sự ở trong tối tăm và sự sáng ở với Ngài”. Đấy là một tuyên bố quan trọng, hỡi người yêu dấu. Đó thực sự là một bài thánh ca. Đó là một Thi thiên. Một bài ca thánh ngợi khen.
Ông bắt đầu bằng cách nói rằng đáng chúc phước thay danh của Đức Chúa Trời. Mọi sự đấy nói tới Đức Chúa Trời. Ngài chúc phước cho ông sự khôn ngoan và sức mạnh, vì quyền phép của Ngài ở câu 21. Sự toàn năng, Ngài thay đổi thì giờ và mùa. Ngài bỏ và lập các vị vua. Ngài ban sự khôn ngoan cho kẻ khôn ngoan và sự thông biết cho kẻ tỏ sáng. Đúng là toàn năng.
Câu 22 là sự toàn tri. Ngài tỏ ra những sự sâu xa kín nhiệm. Ngài biết điều gì có trong bóng tối tăm và sự sáng ở với Ngài. Ông tôn vinh Đức Chúa Trời, ca ngợi Đức Chúa Trời.
Thế rời ở câu 23: “Hỡi Đức Chúa Trời của tổ phụ tôi! Tôi cảm ơn và ngợi khen Ngài, vì Ngài đã ban cho tôi sự khôn ngoan và quyền phép, và bây giờ Ngài đã khiến tôi biết điều chúng tôi cầu hỏi Ngài, mà tỏ cho chúng tôi biết việc của vua”. Rõ ràng ông chia sẻ điều đó với ba người bạn vì câu nầy chép “chúng tôi”, “chúng tôi”.
Hãy nghe đây, Đa-ni-ên không sa lầy với hình thức may rủi của người Ba-by-lôn trừ ra với một Đức Chúa Trời đầy quyền phép, khôn ngoan và tối thượng. Và khi Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện của ông, Đa-ni-ên đã dâng lên Đức Chúa Trời lời ngợi khen và cảm tạ trong một bài thánh thi làm khuôn mẫu cho các Thi thiên ngợi khen. Hãy nghe đi, hãy đánh dấu con người trong cơn khủng hoảng. Ông điềm tĩnh. Ông dạn dĩ. Ông ở trong mối giao thông với Đức Chúa Trời mình và khi ông nghe thấy một câu trả lời, ông sẽ khen ngợi Đức Chúa Trời mình.
Đúng là đi khá nhanh và chúng ta sẽ kết thúc phần này. Đa-ni-ên cũng được đánh dấu bằng sự thương xót. Câu 24: “Vậy nên Đa-ni-ên đến nhà A-ri-ốc, là người vua đã truyền cho diệt những bác sĩ của Ba-by-lôn”. Ông đã đến rồi nói như vậy với ông ta chỉ để biết chắc rằng không có gì xảy ra, chỉ để biết chắc ông ta chưa lần theo lịnh ấy. Trước khi Đa-ni-ên trở lại để nói cho vua biết về chiêm bao của ông ta, ông đến gặp A-ri-ốc, ông nói đừng tiêu diệt những kẻ khôn ngoan của thành Ba-by-lôn. Hãy đưa tôi đến trước mặt nhà vua và tôi sẽ tỏ ra cho nhà vua phần giải thích.
Bấy giờ, Đa-ni-ên kiểm soát hết toàn bộ bối cảnh ấy. Ông nói: “Đừng diệt những bác sĩ của Ba-by-lôn”. Bây giờ hãy tiếp thu việc nầy: lịnh lạc sau cùng A-ri-ốc đã nhận là từ Nê-bu-cát-nết-sa. Còn lịnh nầy là từ Đa-ni-ên. Đa-ni-ên là ai chứ? Một gã thiếu niên. Một phu tù Hêbơrơ không nơi nương tựa và giờ đây hắn bảo mình việc phải làm. Nhưng hắn đang ở trong sự khống chế. Hắn chỉ nói hãy đưa tôi đến gặp nhà vua và tôi sẽ tỏ ra cho nhà vua biết sự giải thích. Đừng diệt những người khôn ngoan. Tôi nghĩ Đa-ni-ên đã có lòng thương xót đối với họ. Tôi nghĩ Đa-ni-ên có lòng quan tâm đến họ. Ông biết rõ họ bị hư mất trong sự thờ lạy hình tượng. Ông biết rõ họ bị định phải đi địa ngục. Ông không muốn họ phải chết mất.
Câu 25: “Bấy giờ A-ri-ốc vội vàng dẫn Đa-ni-ên đến trước mặt vua”. Từ ngữ “vội vàng” ý nói phấn khích lắm, trong sự hốt hoảng. Ông ta thực sự vui mừng. Ông ta đã vội vàng kỳ cục lắm. Tôi dám chắc ông ta cũng không muốn sự giết chóc như thế nầy. Vì vậy, A-ri-ốc đưa Đa-ni-ên đến với trạng thái sôi nổi, phấn khích. Rồi ông ta nói cùng vua: “Tôi đã tìm thấy một người trong những con cái Giu-đa bị bắt làm phu tù, người ấy sẽ cho vua biết sự giải nghĩa đó”. Tôi nghĩ ông ta có một chút công trạng hơn là ông ta đáng được. Đa-ni-ên thực sự đã đến cùng ông ta. Nhưng, bạn biết đấy, khi bạn ở dưới quyền nhà vua, bạn muốn làm mọi sự bạn có thể để kiếm điểm. Vì vậy, ông ta nói tôi chỉ có đưa người đến thôi. Nào, người nầy có thể nói cho vua biết mọi giải đáp và hắn có thể cung ứng cho vua điềm chiêm bao và toàn bộ sự việc.
Câu 26 – nhà vua đáp trả rồi nói với Đa-ni-ên, tên là Bên-xát-sa. Tên của ông là Bên-xát-sa. “Quả thật rằng ngươi có thể tỏ cho ta biết điềm chiêm bao ta đã thấy, và lời giải nó chăng?” Và đồng thời, không biết là người nầy có thực sự biết chiêm bao ấy hay không, chắc là trì hoãn thêm lâu để rồi chẳng có giải pháp nào đây! Ngươi có thể làm việc nầy sao? Có phải ngươi thực sự biết chiêm bao đó chăng? Cả hai: chiêm bao cùng lời giải nó? Ông ta có một số nghi ngờ vì ông đang hồ nghi ngờ toàn bộ lãnh vực siêu nhiên vì cớ hết thảy những kẻ siêu nhiên của ông đã làm cho ông phải phiền lòng.
Vì vậy, Đa-ni-ên được đánh dấu bởi lòng thương xót và ông đi đến cùng nhà vua. Chúng ta đã đến với phẩm chất sau cùng của Đa-ni-ên. Sự khiêm nhường, đó là Đa-ni-ên. Bất chấp mọi ân tứ — tôi muốn nói gã nầy đẹp trai hơn phần mô tả. Anh ta sáng láng, anh ra rất thuộc linh, về mặt thuộc thể anh ta chỉ là một người không giống với bất cứ ai khác. Anh ta đã có sự đào tạo tuyệt vời này mười lần khôn ngoan hơn bất cứ ai khác. Ở đây, ông ta đứng trong hàng khán giả của nhà vua. Không những anh ta có thể đọc được những sự khải thị và chiêm bao và nói ra cuộc tương lai. Lạ lùng không!?! Nếu có gì đáng tự hào, Đa-ni-ên đã có, nhưng hãy nhìn vào tinh thần của ông ở trong câu 27.
Đa-ni-ên trả lời trước mặt nhà vua và nói ra sự kín nhiệm mà vua đòi các bác sĩ, các nhà chiêm tinh, các thuật sĩ, những người cầu vong phải tỏ ra cho vua biết! Hãy xem, chỉ cần cọ xát nó thôi. Hãy xát muối vào vết thương đi. Vua chỉ muốn ông khẳng định một lần nữa cả đống người nầy là vô dụng. Vua muốn đặt ông vào sự nghịch lại họ. Vua muốn đề ra vị thần linh chơn thật nghịch lại các tà linh giả dối. Họ không thể làm điều đó sao? Với mọi tài liệu của họ, họ vô dụng trong cuộc khủng hoảng thực sự nầy.
Và rồi ở câu 28: “Nhưng có một Đức Chúa Trời ở trên trời tỏ ra những điều kín nhiệm; và đã cho vua Nê-bu-cát-nết-sa biết điều sẽ tới trong những ngày sau rốt”. Đây là thuật ngữ đề cập đến sự sung mãn của thời đại trong lý trí của người viết. Hoặc sự đầy dẫy của thời đại khi tham khảo đến lời tiên tri. Nó đa dạng từ lời tiên tri nầy đến lời tiên tri khác.
Sau đó, thời kỳ sau rốt của lời tiên tri được đưa ra, những ngày sau rốt của lời tiên tri được đưa ra. Trong trường hợp này, những ngày sau rốt của lời tiên tri được đưa ra bao gồm mọi con đường dẫn đến vương quốc trong thời kỳ thiên hi niên. Ông nói: “Nhưng có một Đức Chúa Trời ở trên trời tỏ ra những điều kín nhiệm; và đã cho vua Nê-bu-cát-nết-sa biết điều sẽ tới trong những ngày sau rốt. Vậy, chiêm bao của vua và các sự hiện thấy của đầu vua đã thấy trên giường mình là như vầy”. Và ông tiếp tục nói cho vua biết về việc vua đi ngủ và vua nằm xuống ngủ. Và, bạn biết đấy, điều nầy trở thành cú sốc cho Nê-bu-cát-nết-sa bởi vì Đa-ni-ên hiểu thấu mọi sự mình nằm xuống và suy nghĩ về cuộc tương lai và v.v… và v.v…
Rồi kế đó, trong câu 29 chép như sau: “thì Đấng hay tỏ sự kín nhiệm” – đấy là danh xưng mới nói tới Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, chưa từng sử dụng trước đó – “đã cho vua biết sự sẽ xảy đến”. Đức Chúa Trời trên trời đã ban cho vua chiêm bao nầy. Nhưng hãy nhìn vào câu 30. Tôi thích câu nầy.
“Về phần tôi, sự kín nhiệm đó đã tỏ ra cho tôi, không phải vì tôi có sự khôn ngoan gì hơn người nào sống; nhưng để được giải nghĩa cho vua hiểu, và cho vua biết những ý tưởng trong lòng mình”. Nầy, ông nói, tôi chẳng có công trạng gì về việc nầy. Tôi chẳng phải là nhân vật đặc biệt gì đâu. Tôi không khác chi với người nào khác. Đức Chúa Trời là Đấng tỏ ra sự kín nhiệm. Ngài đã làm thế vì các mục đích riêng của Ngài.
Đúng là một tấm lòng khiêm nhường. Hãy nghe đây, con người dành cho cuộc khủng hoảng đúng là có quan hệ với ông. Ông có sự khiêm nhường ấy ở trong chính tấm lòng của ông. Con người dành cho cuộc khủng hoảng đúng là có quan hệ với Đức Chúa Trời. Người có sự khiêm tốn ấy đúng đắn với Đức Chúa Trời. Con người dành cho cuộc khủng hoảng ấy đúng là có mối quan hệ với tha nhân. Ông yêu thương họ và ông không nghĩ về bản thân mình là tốt hơn họ.
Đa-ni-ên là một loại người vô cùng hiếm hoi. Và đấy chính xác là lý do tại sao Đức Chúa Trời sử dụng ông theo cách Ngài đại dụng ông. Đấy chính xác là lý do tại sao khi Êxêchiên kể lại ba nhân vật công bình trong lịch sử, ông đã đặt Đa-ni-ên ở giữa. Mặc dù Đa-ni-ên là một người đương thời, ông là một nhân vật rất phi thường. Một tôi tớ chọn lọc.
Tuần tới, chúng ta sẽ tìm biết điềm chiêm bao nói cái gì. Đừng bỏ qua nhé. Chúng ta hãy cầu nguyện:
Lạy Cha, cảm tạ Ngài vì thì giờ tối nay của chúng con. Dân sự nầy có phước thay. Đúng là một sự khích lệ đến với tấm lòng của chúng con. Chúng con đã trải qua truyện tích nầy tối nay, lạy Chúa, và có thể chúng con chưa chạm đến một số việc thực tế mà có người cần đến, vì vậy chúng con cầu xin rằng Đức Thánh Linh sẽ làm điều đó. Chúng con chưa nhận được 1/10 truyện tích được thuật lại song có lẽ, lạy Cha, chúng con nắm bắt đủ làm sao để trở thành một người cho cuộc khủng hoảng hữu dụng cho Ngài. Lạy Chúa, xin giúp những người nam người nữ người trẻ tuổi ở đây và bản thân con sống giống như Đa-ni-ên đã sống. Có một sự cam kết không thoả hiệp như thế để chúng con phát triển loại phẩm chất mà chúng con thấy tỏ ra ở chương thứ nhứt, để chúng con có thể nhận được sự uỷ thác từ nơi Ngài để vận hành ở giữa cơn khủng hoảng giống như Đa-ni-ên đã có. Chúng con muốn trở thành hạng người thích ứng để Chúa sử dụng giống như Đa-ni-ên đã được đại dụng. Xin ban cho chúng con loại phẩm chất ấy. Và mặc dù Ngài không thể sử dụng chúng con trong thì giờ dành cho sự mặc khải, Ngài có thể sử dụng chúng con để rao giảng sự khải thị đó, sống theo lẽ thật đó, để đem nhiều người đạt tới sự thông biết nó một khi chúng con là loại người mà Ngài có thể nhờ cậy. Lạy Chúa, xin nắn đúc chúng con, để trở thành người mà Ngài muốn chúng con phải trở thành. Vì sự vinh hiển của Ngài trong danh của Đấng Christ. Amen.

Comments

Đaniên 2 – Điềm Chiêm Bao Bị Lãng Quên… — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *