HomeSÁCH BỒI LINH-TÁC GIẢ MỸSách: "LƯỢC KHẢO CÁC BIẾN CỐ TẬN THẾ"Chương 4 – CƠN ĐẠI NẠN (Sách: Lượt Khảo Các Biến Cố Tận Thế)

Trong khi hội thánh vừa được cất lên trời thì cơn đại nạn kéo dài bảy năm sẽ đổ ra trên đất. Trước hết chúng ta xem Kinh Thánh nói gì về thời kỳ này.

A. Những tiết lộ của Kinh Thánh.

Những phân đoạn Kinh Thánh nói về Kỳ Đại Nạn nhấn mạnh đến một trong hai đặc tính sau.

  1. Đây là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử được bốn phân đoạn Kinh Thánh sau đây tiên báo. Trước hết là Mat 24:21, “…lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau này cũng không hề có nữa.” Mac 13:19 cũng viết tương tự. Ba phân đoạn Kinh Thánh khác nói về thời kỳ đại nạn này là trong Cựu Ước. Gie 30:7 chép, “Khốn thay! Ngày đó thật lớn đến nỗi chẳng hề có ngày nào giống như vậy. Ấy là kỳ tai hại của Gia-cốp! Nhưng nó sẽ được cứu thoát khỏi sự ấy.” Da 12:1 thì chép, “…Lúc đó sẽ có tai nạn, đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ…” Cuối cùng là trong tiên tri Gio 2:2, “ngày mờ mịt tăm tối, ngày của mây và sương mù… đến nỗi từ trước chưa hề có, mà về sau này, về muôn đời sau này cũng sẽ không có như vậy nữa.”
  2. Cơn đại nạn là “ngày của Chúa” – Nhiều đoạn Kinh Thánh khác coi thời kỳ đại nạn này là “ngày của Chúa.” Đây là từ ngữ thường được dùng trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước (Es 2:12  13:6,9  Exe 13:5  30:3  Gio 1:15  2:1,11  Am 5:18,20  Ap 15  So 1:7,14  Xa 14:1  Ma 4:5  Cong 2:20  ITe 5:2  IITe 2:2  IIPhi 3:10). Từ ngữ ngắn hơn được dùng thường hơn chỉ thị “ngày của Chúa” là “ngày đó”, “ngày lớn.” Ý tưởng chính bao hàm trong từ ngữ này là những nỗi đau đớn, thống khổ do cơn giận và sự phán xét của Đức Chúa Trời đổ xuống. Trong những câu Kinh Thánh trưng dẫn trên thuộc Cựu Ước công bố trước thời kỳ lưu đầy, chỉ thị nỗi thống khổ trong hai thời điểm, tương lai gần và tương lai xa. Nghĩa là những lời tiên tri đó có hai lần ứng nghiệm. Lần ứng nghiệm trong tương lai gần là thời kỳ lưu đầy Ba-by-luân. Lần ứng nghiệm trong tương lai xa là Cơn Đại Nạn. Thông thường, những lời tiên tri nếu chưa ứng nghiệm cho lần đầu thì sẽ ứng nghiệm trong tương lai. Hay nếu phần Kinh Thánh tiên tri đó không nói đến sự khổ nạn nhưng mô tả một ngày huy hoàng mà tuyển dân chưa kinh nghiệm sau khi trở về từ chốn lưu đầy thì hiển nhiên, thời điểm ứng nghiệm sẽ là trong tương lai.
  3. Sách Giô-ên chương 2 minh giải trường hợp này. Tại đây, sau khi nhà tiên tri trình bày về “ngày của Chúa”, ông đã nêu lên một  số đặc điểm về ngày vinh quang sẽ theo sau thời kỳ khổ nạn. Ông bảo rằng trong ngày đó Đức Chúa Trời sẽ không làm cho họ “thành cớ sỉ nhục giữa các dân nữa” mà “sẽ đủ ăn và được no nê… sẽ ngợi khen danh Đức Chúa Trời”;  họ sẽ “không xấu hổ nữa” và biết rằng Đức Chúa Trời “ở giữa Y-sơ-ra-ên” (c. 26,27). Những lời tiên tri này chưa hề được thực hiện từ ngày tuyển dân bị lưu đầy qua  Ba-by-luân cho nên vì vậy, những lời tiên tri này hẳn phải được ứng nghiệm trong tương lai, vì Lời Đức Chúa Trời phải được ứng nghiệm đến từng chi tiết. Ngày vinh quang Giô-ên đề cập ở đây là thời kỳ thiên hi niên theo sau kỳ đại nạn. Trong cơn đại nạn, Y-sơ-ra-ên sẽ chịu nhiều khổ nạn, nhưng rồi sẽ được vui hưởng vinh quang của nghìn năm bình an cũng như kinh nghiệm đầy đủ những lời hứa nêu lên trong lời tiên tri trên.

Tại đây chúng ta cũng cần lưu ý rằng từ ngữ “ngày của Chúa” đôi khi cũng còn được dùng để chỉ sự phán xét trong hàng loạt những biến cố ngày cuối cùng. Sự phán xét này xảy ra ngay sau thời kỳ đại nạn khi Chúa Cứu thế đến giải phóng Y-sơ-ra-ên và báo thù những kẻ ức hiếp dân Ngài. Cần lưu ý là trong cơn đại nạn, tuyển dân sẽ khốn khổ cùng cực trong tay Antichrist, nhưng đến cuối thời kỳ đó Chúa Cứu Thế sẽ đến hủy diệt cả Antichrist cùng đạo quân lớn của nó, trút cơn giận của Đức Chúa Trời xuống trong sự phán xét của Ngài. Biến cố này xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn so với bảy năm đại nạn.

B. Lý Giải Cho Thời Kỳ Này.

Theo Kinh thánh, cơn đại nạn có hai mục đích chính.

  1. Trừng phạt thế gian

Mục đích thứ nhất của thời kỳ đại nạn là để trừng phạt tình trạng tội lỗi của các dân tộc trên thế giới, tội lỗi trong từng cá nhân cũng như trong tập thể các quốc gia. Thế giới chưa bao giờ kinh nghiệm phước hạnh chân thật vì tội lỗi là một thực tại bất phân ly trong số phận con người, đã ngăn cản con người nhận lãnh phước lành Chúa luôn luôn dành sẵn. Nói cách khác mọi phước lành sung mãn của Chúa luôn luôn có đó, nhưng con người không thể lãnh nhận vì tội lỗi là tác nhân thường trực hiện diện để cản ngăn, để hất đổ. Tuy nhiên, một ngày kia khi Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại, thiết lập nước Một Nghìn Năm Bình An và cai trị trong sự công chính, trong sự toàn hảo, lúc đó con người mới có kinh nghiệm phước hạnh kia. Tuy nhiên trước khi ngày phước hạnh đó đến, thế gian cần phải ý thức rằng sẽ có một ngày  Đức Chúa Trời đoán phạt tất  cả các quốc gia trên thế giớ. Kh 3:10 nói về ngày đó là “giớ thử thách, là giờ sẽ đến trong khắp thế gian để thử những người ở trên đất.” Trong Thi 2:5 sau khi nói về thái độ cứng cỏi của các dân tộc chống lại Đức Chúa Trời và ý muốn Ngài, tác giả viết, “Bấy giờ Ngài sẽ nổi thạnh nộ phán cùng chúng nó, dùng cơn giận dữ mình khuấy khỏa chúng nó…” Nhưng ngay sau đó, tác giả ám chỉ ngay đến thời kỳ một nghìn năm bình an, “Dầu vậy, Ta sẽ lập Vua ta trên Si-ôn là núi thánh ta.”

  1. “Kỳ tai hại của Gia-cốp”

Mục đích khác của sự đoàn phạt này là để chuẩn bị cho Y-sơ-ra-ên tiếp nhận Đấng Mê-si-a. Tuyển dân của Đức Chúa Trời cần được đưa đến một tình trạng tâm trí sẵn sàng tiếp nhận Đấng được xức dầu. Khi Chúa Cứu thế đến lần đầu, người Do Thái chưa sẵn sàng đón nhận và cho đến ngày nay vẫn vậ. Thái độ này cần phải được thay đổi, và chỉ có thể thay đổi bằng một biến cố rất lớn thì lúc đó họ mới có thể chấp nhận Đấng họ đã loại bỏ bao lâu na. Đây là lý do khiến cho họ phải chịu thống khổ cùng cực trong kỳ đại nạn mà tiên tri Giê-rê-mi gọi là “kỳ tai hại của Gia-cốp” (30:7). Xa-cha-ri thì nói về mức độ đau đớn đó bằng một giọng bi thảm, “Đức Giê-hô-va phán rằng: Xảy ra trong khắp đất , hai phần của nó sẽ bị diệt và mất, song một phần ba sẽ được còn lại” (13:8). Hai phần ba tuyển dân sẽ bị diệt mất, một tình trạng tàn hại không thể nào hiểu nổi, vì đó là điều chưa bao giờ xảy ra. Tiên tri Xa-cha-ri lại nói thêm về ý nghĩa sự tàn hại này như sau, khi ông công bố rằng Chúa sẽ “đem một phần ba ấy vào lửa, ta sẽ luyện nó như luyện bạc, thử nó như thử vàng.” Cuối cùng, Xa-cha-ri bảo rằng kết quả của cuộc thử nghiệm này là “chúng nó sẽ kêu cầu danh ta, và ta sẽ nhậm lời nó; ta sẽ phán rằng: Ấy là dân ta đây. Và nó sẽ nói rằng: Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời tôi” (13:9).

C. Thời Gian Của Kỳ Đại Nạn

Kỳ đại nạn thường được coi là tuần đại nạn. Từ ngữ này xuất phát từ thị kiến của tiên tri Đa-ni-ên trong khải tượng về Bảy mươi tuần lễ (Da 9:20-27); Thời gian đại nạn là tuần thứ bảy mươi. Vì phần lớn ý nghĩa của thời gian đại nạn xuất phát từ khải tượng này cho nên chúng ta sẽ tìm hiểu thêm khải tượng nói trên của Đa-ni-ên.

  1. Khải tượng của Đa-ni-ên về bảy mươi tuần lễ

Khải tượng này được chép trong chương 9 sách Tiên tri Đa-ni-ên. Từ câu 3-19 Đa-ni-ên cầu nguyện xin Đức Chúa Trời tha tội cho dân Ngài và sớm kết thúc thời hạn 70 năm lưu đầy tại Ba-by-luân. Câu 20-23 nói đến việc thiên sứ Gáp-ri-ên hiện ra cho biết Đức Chúa Trời đã đáp lời cầu nguyện của ông, nhưng không phải là một câu trả lời trực tiếp theo như Đa-ni-ên xin mà là một tiết lộ về những kế hoạch tương lai của Đức Chúa Trời cho dân Do thá. Việc tuyển dân được đem trở về từ chốn lưu đầy cũng hàm ngụ trong khải tượng này vì biến cố này cần thiết cho kế hoạch khởi sự có hiệu lực. Thời gian của kế hoạch là bảy mươi tuần lễ qua đó nhiều biến cố được thực hiệ. Đây không phải là những tuần lễ tính bằng ngày nhưng tính bằng năm. Từ Hy-bá dịch là tuần thật ra chỉ có nghĩa là “bảy” và áp dụng cả cho bảy năm lẫn bảy ng. Người Do thái rất quen thuộc với khái niệm bảy năm, chỉ thị năm sa-bát là năm cuối của từng thời kỳ (Xu 23:10,11  Lê-vi 25). Thật ra người Do Thái quen với khái niệm bảy mươi “tuần” năm bởi vì bảy mươi năm lưu đầy sắp kết thúc khi Đa-ni-ên nhận được khải tượng này, cho nên khoảng thời gian kia phải là bảy mươi tuần năm. Bảy mươi năm này là để bù cho bảy mươi năm sa-bát trước đây tuyển dân đã trái mạng Chúa, không tuân giữ ( Xem Le 26:35  IISu 36:21).

Để giải thích những gì sẽ xảy ra trong 70 tuần năm (490 năm), vị thiên sứ mô tả hai phần của thời kỳ này, thời kỳ bảy tuần và thời kỳ 62 tuần, tổng cộng là  sáu mươi chín tuần (483 năm), sau đó là lúc Đấng được xức dầu xuất hiện (c.25). Chúng ta xem phần ký thuật trong Đa-niên 9:26 như sau, “Sau sáu mươi hai tuần lễ đó. Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi, và sẽ không có chi hết. Có dân của vua hầu đến sẽ hủy phá thành và nơi thánh…” Sau khi kết thúc sáu mươi chín tuần, hai biến cố lớn sẽ xảy ra: Đấng Mê-si-a bị trừ đi, ám chỉ sự đóng đinh Chúa Cứu Thế và “sự hủy phá thành và nơi thánh” chỉ thị sự phá hủy thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ vào năm 70 S.C. vào khoảng 40 năm sau khi Chúa Cứu Thế bị đóng đinh. Chỉ sau khi mô tả hai biến cố này, vị thiên sứ mới nói đến phần thứ ba, là tuần lễ thứ bảy mươi. Tuần lễ này rất quan trọng vì nó tương ứng với thời gian đại nạn. Nếu suy luận này đúng thì hiển nhiên chúng ta thấy có khoảng cách khá dài giữa sáu mươi chín tuần lễ trước với tuần lễ thứ bảy mươi, tức là tuần cuối cùng. Khoảng cách này kéo dài từ khi Chúa Cứu Thế xuất  hiện cho đến khởi đầu cơn đại nạn. Có rất nhiều bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm về khoảng thời gian đó.

  1. Bảy bằng chứng về khoảng cách trước cơn đại nạn.

Bằng chứng đầu tiên đó là tuần lễ thứ bảy mươi ghi trong Đa-ni-ên như một phần tách biệt hẳn với sáu mươi chín tuần trước đó, hàm ý rằng tuần lễ này khác với giai đoạn trước và cái khác biệt đó rất có thể là khoảng thời gian trống. Bằng chứng thứ hai liên quan đến khoảng thời gian 40 năm tính từ khi Chúa chịu đóng đinh trên thập tự giá đến lúc đền thờ Giê-ru-sa-lem bị phá hủy, khoảng thời gian này được coi là yếu tố xen vào giữa 69 tuần đầu và tuần thứ bảy mươi, và đây chính là khái niệm khoảng cách nêu lên trong chính văn mạch. Bằng chứng thứ ba về khoảng cách thời gian nêu lên ở đây đều thấy hàm ý trong cả ba khải tượng của Đa-ni-ên. Bằng chứng thứ tư là khải tượng này của Đa-ni-ên liên quan đến các tuần lễ, đã có hàm ý về sự hiện hữu của một khoảng cách thời gian đó. Trong câu 24, sáu điều nêu lên cho biết sẽ được thực hiện trong thời gian 70 tuần, bao gồm cả sự Chúa Cứu Thế đến lần đầu lẫn lần thứ hai. Bằng chứng thứ năm là trong Mat 24:15 (Mac 13:14) Chúa Giê-xu đề cập đến “sự gớm ghiếc tàn nát lập ra trong nơi thánh mà đấng tiên tri Đa-ni-ên đã nói”. Đây là một đặc điểm của cơn đại nạn; cụm từ đó là phần sau của cùng một câu kinh thánh chúng ta nghiên cứu (Da 9:27). Như vậy hiển nhiên Chúa Giê-xu muốn liên kết câu này với cơn đại nạn. Bằng chứng thứ sáu là cách giải kinh do những người chủ trương không có thời kỳ một nghìn năm bình an, coi tuần lễ thứ bảy mươi này là thời gian chức vụ của Chúa Giê-xu trong lần đến đầu, không phù hợp với lịch sử. Chúa Cứu Thế không thi hành chức vụ trong bảy năm; cũng không có thời điểm ngưng lại hợp lý ở khoảng ba năm rưỡi sau khi Ngài chịu chết, nếu coi sự chết của Ngài là thời điểm chính giữa của chức vụ bảy năm. Bằng chứng thứ bảy là phần mô tả theo sau câu kinh thánh này, liên quan đến những diễn biến xảy ra trong tuần lễ thứ bảy mươi, rất phù hợp với đặc điểm của tuần đại nạn.

  1. Phân chia tuần đại nạn.

Dựa trên viễn ảnh của những bằng chứng này, người ta có thể kết luận rằng tuần lễ thứ bảy mươi của Đa-ni-ên ứng với thời kỳ đại nạn được ấn định là bảy năm. Cần lưu ý thêm rằng thời kỳ này theo sách Đa-ni-ên được chia ra làm hai, mỗi giai đoạn ba năm rưỡi. Trong Da 9:27 thiên sứ Gáp-ri-ên tuyên bố rằng khởi đầu bảy tuần lễ đó sẽ có một hiệp ước được ký kết, có thể như hiệp ước bất tương xâm giữa Kẻ Chống Chúa Cứu Thế  và Do Thái. Thoả ước này sẽ bảo đảm cho Do Thái một  thời gian hoà bình. Tuy nhiên vào giữa tuần lễ này, hiệp ước sẽ bị hủy bỏ, Kẻ Chống Chúa Cứu Thế sẽ khiến cho việc dâng sinh tế của Do Thái phải chấm dứt và tiếp theo là một thời gian cực kỳ rối loạn. Điều này có nghĩa là Tuyển dân sẽ có ba năm rưỡi hoà bình, tiếp theo là ba năm rưỡi loạn lạc. Đây chính là thời gian tiên tri Giê-rê-mi gọi là “kỳ tai hại của Gia-cốp.”

D. Nỗi Thống Khổ Chưa Từng Có.

Nỗi đau đớn Chúa cho phép xảy đến trong thế giới để hoàn thành hai mục tiêu của kỳ đại nạn có một mức độ kinh hoàng. Bản chất nỗi khổ nước Do thái phải chịu sẽ được nghiên cứu trong một chương khác. Bây giờ chúng ta sẽ khảo sát nỗi đau đớn hầu hết khắp thế giới phải chịu.

Những nỗi thống khổ của tuyển dân Israel hầu hết là do các hoạt động của Kẻ Địch Lại Đấng Christ, nhưng thế giới sẽ chịu khổ phần lớn do các biến cố có tầm mức địa cầu qua những biểu tượng nói đến trong sách Khải Huyền như tháo các dấu ấn, thổi loa, và trút các bát thạnh nộ xuống đất. Những tai nạn này nhắm vào thành phần dân ngoại, trong khi tuyển dân Israel hầu như được thoát. Đây là điều đưọc nói đến trong Es 26:20,21 như sau, “Hỡi dân ta, hãy đến vào buồng và đóng cửa lại. Hãy ẩn mình một lát cho đến chừng nào cơn giận đã qua. Vì nầy Đức Giê-hô-va ra từ nơi Ngài, đặng phạt dân cư trên đất vì tội ác họ. Bấy giờ đất sẽ tỏ bày huyết nó ra, và không che đậy những kẻ đã bị giết nữa.” Các ấn, loa và chén là biểu tượng của chính những điều được mô tả. Xác định thật chi tiết những biểu tượng này không phải là việc dễ làm, tuy nhiên ý nghĩa tổng quát lại khá rõ như trình bày sau đây.

  1. Việc mở các ấn (Kh 5:1-8:1).

Loạt tai hoạ đầu tiên tượng trưng bằng việc tháo các ấn niêm phong cuộn sách. Cuộn sách do Chúa Cứu Thế nhận từ tay Đức Chúa Trời là Đấng “ngồi trên ngôi” (Kh. 5:6,7). Khi Chúa Cứu Thế mở cuộn sách và tháo các ấn, nhiều biến cố xảy ra. Tính chất các biến cố này cho thấy chúng xảy ra một thời gian ngắn sau khi cơn đại nạn khởi sự và chấm dứt giữa thời gian ấy.

a. Biểu tượng. Những biến cố khởi đầu từ việc tháo bốn ấn đầu tiên tượng trưng bằng một loạt bốn con ngựa xuất hiện, mỗi con có màu khác nhau và đều có một người cưỡi. Con ngựa đầu tiên (Kh 6:1,2) là ngựa bạch, trên lưng có một kỵ sĩ xông ra để “chinh phạt”. Không thấy mô tả cuộc chiến nào, nhưng có thể sứ mạng của kỵ sĩ này là duy trì hoà bình trong một thế giới xáo trộn đầy bất ổn. Có lẽ yếu tố chính gây bất ổn là do sự ra đi đột ngột của một số lớn người đang sống đã được đem đi trong biếncố hội thánh được cất lên mới vừa xảy ra vào thời điểm đó. Con ngựa thứ hai màu hồng (Kh 6:3,4) và người cưỡi ngựa mang một thanh gươm lớn để có thể “cất lấy cuộc hoà bình khỏi thế gian.” Hiển nhiên đây là biểu tượng của chiến tranh, nghĩa là sẽ có một cuộc chiến lớn bùng nổ sau khi những nỗ lực của người kỵ mã đầu tiên chấm dứt. Tuy nhiên, chúng ta không được biết thời gian này sẽ kéo dài bao lâu. Con ngựa thứ ba màu đen (Kh 6:5,6) và người cưỡi ngựa cầm một cái cân thực phẩm. Đây là biểu tượng của nạn đói, có lẽ là hậu quả của một cuộc chiến tranh tàn khốc. Con ngựa thứ tư màu vàng (Kh 6:7,8) và người kỵ mã có tên là Sự Chết, được ban quyền sát hại “bằng gươm dao, bằng đói kém, bằng dịch lệ, và bằng các loài thú dữ trên đất.” Sự chết chóc lan rộng này hiển nhiên là hậu quả của chiến tranh và những cơn đói kém trước đó.

Việc tháo ấn thứ năm (Kh 6:9-11) hoàn toàn khác, cho thấy “dưới bàn thờ có những linh hồn của kẻ đã chịu giết vì đạo Đức Chúa Trời.” Đây là biểu tượng của sự tử đạo. Ý nghĩa khá rõ, đó là sự bách hại những người tin kính Chúa xuất hiện song song với những biến cố trên, có lẽ khởi đầu từ thời kỳ đại nạn, với một số khá lớn các thánh đồ bị giết vì đức tin.

Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu (Kh 6:12-17), có những biến động kinh khủng xảy ra trong cõi thiên nhiên, tàn phá địa cầu khiến cho mọi người, mọi thành phần, mọi giai cấp ở khắp nơi đều kêu la kinh hoảng, trốn nấp trong các hang hố, kêu xin núi đá rơi xuống chận lên trên họ để ‘tránh mặt Đấng ngự trên ngôi, và khỏi cơn giận của Chiên Con.” Những biến động này thường được diễn giải là những cuộc cách mạng chính trị trên thế giới, nhưng có thể đây cũng là những biến động trong thiên nhiên theo nghĩa đen (xem Mat 24:7).

b. Thời gian tương ứng. Có lẽ vào thời điểm mở ấn thứ sáu, nửa đầu của cơn đại nạn đã qua, nghĩa là những biến cố biểu trưng trong việc tháo sáu ấn đầu xảy ra trong thời gian ba năm rưỡi trong tổng số bảy năm đại nạn. Kết luận này có thể dựa vào những bằng chứng như sau.

Trước hết là sự kiện càng tháo những ấn về sau, khổ nạn càng gia tăng. (1) Kh 6:17 cho thấy người ta kêu la khi ấn thứ sáu được tháo, cho biết “ngày thịnh nộ lớn của Ngài đã đến…” (2) Những hình phạt biểu trưng trong việc trút bát thạnh nộ và thổi loa mô tả trong các chương tiếp theo của sách Khải Huyền còn dữ dội hơn những lần tháo ấn. (3) Những câu đầu của Khải Huyền chương 7 (c.1-3) nói về việc các thiên sứ đứng ở bốn góc đất “cầm bốn hướng gió lại” cho đến khi 144,000 người được đóng dấu trên trán để tránh khỏi đại nạn. Những cơn gió này tượng trưng cho cuộc đại phán xét sẽ đổ ra khi các thiên sứ thổi loa và trút bát thạnh nộ xuống đất, hàm ý rằng những gì sắp xảy đến sẽ còn kinh khủng hơn những gì đã xảy ra. (4) Sau khi Chiên Con mở ấn thứ bảy bao gồm việc thổi loa, tất cả yên lặng trong nửa giờ (Kh 8:1) hàm ý một cảm giác căng thẳng sợ hãi bao trùm trước những điều sắp xảy ra.

Thứ hai, theo Mat 24:15-21, đều này cũng đánh dấu mức độ hoạn nạn gia tăng ngay sau khi có sự “gớm ghiếc tàn nát lập ra trong nơi thánh, mà đấng tiên tri Đa-ni-ên đã nói”; Theo Da 9:27 việc này xảy ra vào giữa thời gian đại nạn.

Thứ ba, nước Israel sẽ kinh nghiệm một thay đổi đáng kể ở giữa cơn đại nạn. Như đã nói, vào thời điểm này, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ trở mặt, từ bạn của tuyển dân trở thành kẻ thù gian hiểm. Kinh nghiệm của Israel lúc đó cũng sẽ đổi từ những ngày bình an vui vẻ sang những ngày tối tăm hơn hết.

  1. Các thiên sứ thổi loa.

Bây giờ chúng ta sẽ nói đến nhóm các tai hoạ trừng phạt nặng nề hơn khi các thiên sứ thổi loa. Cần lưu ý rằng việc này xảy ra ngay sau khoảng giữa tuần đại nạn. Bảy vị thiên sứ đứng trước hiện diện của Chúa được ban cho mỗi người một ống loa dể thay phiên nhau thổi, giáng sự trừng phạt của Chúa trên đất. Giải thích những biểu tượng trong biến động thổi loa còn khó hơn biểu thượng tháo ấn, hậu quả là có rất nhiều quan điểm khác nhau giữa các học giả Kinh Thánh về ý nghĩa của từng biến cố. Tuy nhiên ý nghĩa chung lại rất rõ. Bốn tiếng loa đầu, giống như bốn cái ấn đầu, sẽ được nghiên cứu chung.

Sau tiếng loa thứ nhất (Kh 8:7) một phần ba mặt đất cùng với cây cỏ bị cháy; sau tiếng loa thứ hai (Kh 8:8,9) một phần ba biển biến thành huyết, hủy hoại một phần ba tàu thuyền và các sinh vật trong biển. Sau tiếng loa thứ ba (Kh 8:10,11) một ngôi sao lớn có tên là Ngải Cứu rơi xuống và làm ô nhiễm một phần ba sông rạch trên đất. Sau tiếng loa thứ tư (Kh 8:12) một phần ba mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao bị tối đi, giảm bớt ánh sáng ban ngày cũng như ban đêm. Tất cả những hình ảnh này cho thấy một tình trạng hủy hoại lớn lao xảy ra trên địa cầu. Tuy nhiên, có những quan điển giải thích rất khác nhau liên quan đến bản chất cũng như đối tượng của sự hủy hoại. Một số tin rằng cần hiểu những từ liệu nói đến những vật trên địa cầu theo nghĩa biểu tượng, như các chính quyền của con người, Đế quốc La-mã, tôn giáo bội đạo, những nhân vật lãnh đạo các cuộc bách hại… Tuy nhiên, tốt hơn hết  là chúng ta nên hiểu những hình ảnh trên theo nghĩa đen trong giới hạn hợp lý cho phép.

Bây giờ chúng ta sẽ nói đến ba tiếng loa sau cùng, hiển nhiên mô tả những tai nạn kinh khủng hơn bốn tiếng loa trước rất nhiều: “Khốn thay! Khốn thay cho dân cư trên đất vì cớ tiếng loa mà ba vị thiên sứ khác còn phải thổi nữa” (Kh 8:13b). Nỗi khốn nạn đầu tiên do tiếng loa thứ năm (Kh 9:1-12) bao gồm một đoàn “châu chấu” gây đau đớn lớn lao cho con người, ngoại trừ những người có dâu ấn của Đức Chúa Trời trên trán, đó là 144,000 người (Kh 7:3,4).  Vì đoàn châu chấu này từ đáy vực sâu bay lên cho nên chúng đại diện cho ma quỉ dưới quyền điều động của quỉ vương Sa-tan. Nỗi khốn nạn thứ hai sau tiếng loa thứ sáu (Kh 9:13-19) là do một đạo quân có 200,000,000 kỵ binh xông ra tiêu diệt một phần ba loài người. Vì vũ khí của đạo quân này gồm lửa, khói, diêm sinh (Kh 9:17), là các thứ vũ khí của Sa-tan cho nên đạo quân này hiển nhiên cũng bao gồm thuộc hạ của Sa-tan là ma quỉ. Chúng ta lưu ý khác biệt giữa hai tai họa trên. Tai họa sau tiếng loa thứ năm khiến cho con người đau đớn khốn khổ, nhưng tai họa do tiếng loa thứ sáu đem đến cái chết. Sau khi một số các diễn biến khác được ghi lại như Giăng nuốt sách thiên sứ cho và hai chứng nhân bị giết được sống lại (Kh 10:1-11:13), nỗi khốn nạn thứ ba sau tiếng loa thứ bảy (Kh 9:15-19)  liên quan đến việc thiết lập vương quốc thiên hi niên của Chúa Cứu Thế, hoàn toàn tương phản với hai tiếng loa trước, nhưng lại được coi là “nỗi khổ nạn” vì hàm ý tiêu diệt tất cả những thế lực thù địch với chương trình của Đức Chúa Trời, đặc biệt là tiêu diệt Antichrist, kẻ đứng đầu các thế lực này. Vì tiếng loa thứ bảy đại diện cho việc thiết lập vương quốc của Chúa Cứu Thế cho nên tất cả bảy tiếng loa có thể coi là biểu tượng cho những biến cố xảy ra trong nửa sau của tuần đại nạn.

  1. Trút các bát thịnh nộ.

Vì sự phán xét của Đức Chúa Trời qua các tiếng loa thổi lên kéo dài trong ba năm rưỡi tức là nửa sau của tuần đại nạn, như vậy thời gian trút các bát thịnh nộ xuống đất là vào lúc nào? Có người cho rằng thời gian này song hành với thời gian thổi loa và đưa đến cùng loại trừng phạt. Những người ủng hộ nhận định này nêu lên một số điểm tương đồng giữa những tai nạn do tiếng loa và tai nạn do việc trút bát thịnh nộ. Tuy nhiên một trong những chỗ khó lý giải của quan niệm này là trong Kh 15:1 bảo rằng các bát thịnh nộ là “bảy tai họa sau cùng.” Ngoài ra, tuy có những chỗ giống nhau giữa bảy tiếng loa và bảy bát thịnh nộ, thì cũng lại có những chỗ rất khác nhau giữa hai loạt tai hoạ này. Vì vậy, quan điểm hợp lý hơn là coi bảy bát thịnh nộ là sự phán xét xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn vào giai đoạn cuối cùng của toàn thể thời kỳ đại nạn. Những bát thạnh nộ này được trút xuống sau hều hết các tiếng loa đã thổi, trừ tiếng loa sau cùng, là tiếng loa thiết lập vương quốc xảy ra ít lâu sau thời điểm chính xác kết thúc tuần đại nạn.

a. Những chỗ giống nhau và khác nhau của hai đợt phán xét. Bốn tiếng loa đầu và bốn bát thịnh nộ đầu liên quan đến vũ trụ: tai hoạ đầu giáng cho đất (Kh 8:7 16:2), tai hoạ thứ hai đụng đến biển (Kh 8:8,9 16:3); tai họa thứ ba giáng xuống các sông (Kh 8:10,11  16:4-7), và loạt tai họa thứ tư giáng xuống cõi không gian (Kh 8:12  16:8,9). Rồi đến lần phán xét thứ sáu của cả hai đợt cùng đề cập đến sông Ơ-phơ-rát và các đội quân tàn phá (Kh 9:13-19  16:12-16). Lần phán xét thứ bảy xác định thời gian kết thúc của bảy năm đại nạn.

Cũng có những khác biệt giữa hai đợt phán xét, không chỉ ở trong những chi tiết phán xét mà còn trong hai lãnh vực chung quan trọng. Trước hết, hai đợt phán xét này có những tương phản trong những đặc tính cơ bản. Phán xét bằng tiếng loa là công khai  công bố sự trừng phạt, nhấn mạnh đến hiệu quả toàn diện Trong khi đó phán xét qua việc trút bát thịnh nộ là những trừng phạt do Chúa chỉ định. Thứ hai, việc trừng phạt qua các bát thịnh nộ, khác với sự phán xét qua tiếng loa, giống với mười tai họa tại Ai-cập (Kh 15:1,6).

b. Bảy bát thịnh nộ. Bát thịnh nộ thứ nhất do thiên sứ trút xuống (Kh 16:2) gây ra ghẻ chốc đau đớn dữ dội cho những kẻ đi theo Antichrist (ứng với tai vạ thứ sáu ở Ai-cập, Xu 9:8-12). Những vết ghẻ này dường như còn đau ít nhất cho đến khi bát thứ năm trút xuống (Kh 16:11). Bát thịnh nộ thứ hai khiến các sinh vật trong biển chết hết vì nước biển biến ra huyết, “như huyết người chết” (Kh 16:3), tương ứng với tai vạ thứ nhất trong Xu 7:20,21. Bát thứ ba trút xuống khiến nước sông biến thành huyết, làm cho những kẻ đã làm đổ huyết các thánh đồ sẽ phải “uống huyết” (Kh 16:4-7). Bát thứ tư trút ra trên mặt trời khiến mặt trời gia tăng sức nóng thiêu đốt loài người. Bát thịnh nộ thứ năm (Kh 16:10,11) đem đến sự tối tăm trên vương quốc của “con thú’ tức là Antichrist hay là kẻ địch lại Chúa Cứu Thế(tương ứng với tai vạ thứ chín trong Xu 10:21-23). Tai họa này hiển nhiên báo trước việc Chúa Cứu Thế sẽ ra tay hủy diệt hoàn toàn mọi kẻ thù của Ngài. Bát thịnh nộ thứ sáu làm cạn khô sông Ơ-phơ-rát (Kh 16:12-16 cf. Xu 8:1-6), và ba tà thần có hình ếch nhái xuất hiện từ miệng rồng (Satan), miệng thú (Antichrist) và miệng tiên tri giả (kẻ cộng tác của Antichrist). Ba tà thần này qui tụ các vua chúa trần gian lại để nghinh chiến tại Ha-ma-ghê-đôn. Chén thịnh nộ thứ bảy (Kh 16:17-21) trút trong không trung khiến cho trời đất rung chuyển dữ dội với sấm, chớp, động đất cực mạnh, làm sụp đổ mọi công trình của con người, đưa đến giai đoạn kết thúc cơn đại nạn.

Với hai đợt phán xét trên đầy những hình ảnh biểu tượng, các nhà giải kinh có nhiều cách nhìn khác nhau tuy nhiên tất cả đều phải công nhận tính chất nghiêm trọng của sự trừng phạt trút xuống địa cầu. Mức đột trừng phạt cứ tăng dần sau mỗi đợt và thế giới phải chịu một cơn đại nạn nặng nề chưa từng có. Để ý chúng ta cũng thấy bảy cơn phán xét sau cùng tập trung vào những tuần cuối hoặc những tháng cuối của thời gian bảy năm khiến cho cường độ đau đớn lên đến cùng cực.

E. Tôn Giáo Thật Và Giả.

Cùng lúc với ba loạt tai hoạ đổ xuống (Chiên Con tháo bảy ấn, bảy thiên sứ thổi loa, bảy thiên sứ trút bát thịnh nộ) là những biến chuyển trong tình hình tôn giáo thật cũng như giả. Một mặt, có một giáo hội bội đạo nhưng lại phát triển và chiếm được vị trí đầy quyền lực; mặt khác, có một số khá đông những người gọi là các thánh trong cơn đại nạn, bày tỏ đức tin cá nhân nơi Chúa Cứu Thế để nhận được sự cứu rỗi. Không có tương quan nào trong khía cạnh phát triển giữa hai nhóm này, tuy nhiên trong thời gian đại nạn, nhóm giáo hội bội đạo đầy quyền lực đã bách hại rất dữ dội nhóm người tin Chúa.

  1. Giáo hội bội đạo.

Dù giáo hội bội đạo không thấy nêu lên trong Kinh Thánh trong tuần đại nạn, tuy nhiên có thể suy đoán rằng đây là một tình trạng sẽ xảy ra. Ngày nay hiện đang có giáo hội bội đạo đó, và tất nhiên những người thuộc giáo hội đó không thể bao gồm trong số những người được cất lên trong hội thánh thật khi Chúa trở lại. Sau khi hội thánh thật đã được cất lên,  hội thánh bội đạo này sẽ còn lại và sẽ tiếp tục hoạt động, chứ không tan rã như có người suy nghĩ, vì mộ đạo là khuynh hướng cơ bản của con người, cho nên giáo  hội này sẽ có nhiều cơ hội tự khẳng định và liên minh với các thế lực trần gian. Đây là hình ảnh chúng ta có thể thấy được trong Kinh Thánh. Hội thánh đã từng biết có những nhóm bội đạo từ lâu, nhưng trong những năm gần đây với sự xuất hiện của Tân Phái, phạm vi bội đạo đã mở rộng, thêm vào đó là phong trào đại kết, chủ trương hiệp nhất các giáo phái Cơ-đốc lại thành một giáo hội liên kết. Mỗi lần có một liên hiệp hình thành đều đòi hỏi phải có sự thoả hiệp về quan điểm, kết quả là có những quan điểm giáo lý ngày càng đi xa chân lý. Tình trạng này đã làm xuất hiện một nhóm bội đạo rất lớn tiếp tục tồn tại qua thời gian đại nạn.

a. Được biểu tượng là đại dâm phụ và Ba-by-luân lớn. Sách Khải Huyền nói khá nhiều về nhóm tôn giáo này, đặc biệt trong chương 17 và 18, dùng hình ảnh dâm phụ và “Ba-by-luân” nhắm chỉ về giáo hội bội đạo qua những yếu tố như sau. Trước hết, hình ảnh người phụ nữ bất trung phù hợp với giáo hội bội đạo vì hội thánh thật trong Tân Ước vẫn thường được ví là cô dâu (Ro 7:4 IICo. 11:2  Eph 5:25-33  Kh 19:7,8). Hội thánh thật là cô dâu chung thủy, trong khi hội thánh bội đạo là cô dâu không chung thủy. Thứ hai, có sự tương phản cố ý giữa đại dâm phụ trong Khải huyền 17 với người đàn bà trong Khải huyền 12 được coi là nước Israel. Vì Cựu ước thường dùng hình ảnh người vợ để chỉ nước Israel cho nên hình ảnh người đàn bà trong Khải Huyền 12 hiển nhiên tương phản với “con đại dâm phụ” của chương 17.

Thứ ba, danh hiệu Ba-by-luân được nối kết với thành Rô-ma, cho nên theo nghĩa bóng, hầu như Ba-by-luân chắc chắn được dùng để chỉ Rô-ma trong thời kỳ hội thánh đầu tiên. Ba-by-luân và Rô-ma là hai thành phố lớn, từng có thời cường thịnh, cũng là những nơi xuất phát những cuộc bách hại tuyển dân của Đức Chúa Trời. Kh 17:18 cũng ám chỉ Rô-ma là “cái thành lớn đã hành quyền trên các vua của thế gian.”

Thứ tư, con dâm phụ này không thể là đế quốc Rô-ma trong nghĩa chính trị, tuy nhiên vì bà ta cưỡi “con thú” trong Khải Huyền 17, và theo Kh 13:1-10, con thú này lại là biểu tượng của Rô-ma theo nghĩa chính trị. Như vậy hiển nhiên dâm phụ là biểu tượng của một giáo hội bội đạo ở tại Rô-ma. Một lý do nữa con đại dâm phụ này không thể là Rô-ma theo nghĩa chính trị vì về sau mười vua của đế quốc này sẽ đến giết bà ta (Kh 17:16).

b. Ý nghĩa biểu tượng đại dâm phụ trong sách Khải Huyền. Với tất cả những hình ảnh trên, ý nghĩa của giáo hội bội đạo qua biểu tượng đại dâm phụ trở nên rất hiển nhiên- theo nghĩa nhóm giáo hội này làm sai lạc mục tiêu của giáo hội chân chính khi đứng ra làm như mình là tiếp nối của hội thánh chân chính đã được cất lên. Một khía cạnh của tình trạng sai lạc, suy đồi này chúng ta có thể đoan quyết đó là thái độ tiếp tục phủ nhận những giáo lý nền tảng trong Kinh Thánh, như tính chất thần cảm, vô ngộ của Kinh Thánh, sự thực hữu của các phép lạ, thần tính của Chúa Cứu Thế, và tính thiết yếu của sự tái sinh đối với tội nhân. Một khía cạnh hiển nhiên khác là sự kiện giáo hội bội đạo này có những liên hệ tà dâm với vua chúa trần gian (Kh 17:2); điều này có nghĩa là con đại dâm phụ, hay giáo hội bội đạo này sẽ nuôi dưỡng, hỗ trợ các thế lực chính trị, khiến cho nó được ở trong địa vị đầy quyền lực. Vì hình thức suy đồi này có liên quan đến “các vua chúa” trần gian cho nên chúng ta giả định rằng những hành động bội đạo sẽ thể hiện trong phạm vi rộng lớn. Kh 17:2 nói rõ rằng, “Các vua trong thiên hạ phạm tội tà dâm với nó, và dân sự trong thế gian cũng say sưa vì rượu tà dâm của nó.” Điều này có nghĩa là đại dâm phụ sẽ có khả năng lừa dối hầu hết mọi người, khiến họ không còn bén nhạy đối với những suy đồi sai lạc của nó. Sự lừa dối này của giáo hội bội đạo sẽ được hỗ trợ bằng ảnh hưởng lớn lao của nó với những thế lực đứng đầu của trần gian. Cũng còn có một khía cạnh thứ ba được biểu tượng bằng sự kiện giáo hội này được gọi là “mẹ kẻ tà dâm” (Kh 17:5). Điều này có nghĩa là con đại dâm phụ sẽ phát triển ra nhiều giáo hội phụ tùy đồng dạng với nó ở nhiều nơi trên thế giới, có lẽ với mục đích củng cố địa vị đứng đầu của nó vững mạnh hơn.

Ý nghĩa của  sự kiện giáo hội bội đạo liên kết với tên Ba-by-luân cũng chỉ thị liên hệ của nó với Rô-ma. Trong thời gian đại nạn, Rô-ma giữ vị trí trọng yếu nhất trên thế giới, là thủ đô của liên minh Rô-ma phục hồi mà kẻ đứng đầu của liên minh chính trị này là một lãnh tụ đầy quyền lực, được mô tả trong Đa-ni-ên 7 là “cái sừng nhỏ”, và trong Khải Huyền 13 là “con thú”, gọi đúng là Antichrist hay Kẻ Chống Đấng Cứu Th. Giáo hội bội đạo ý thức tầm quan trọng của Rô-ma, sẽ tìm cách nâng địa vị quyền lực của mình lên bằng cách dùng Rô-ma làm trung tâm điều hành. Vì Rô-ma từ lâu đã là bản doanh của Công Giáo La-mã nên rất có thể sẽ có hay đã có một mối liên kết  hình thành giữa hai nhóm tôn giáo và mọi người đều biết rằng cho đến nay đã có những chuyển biến quan trọng trong lãnh vực này. Với nỗ lực liên kết giữa giáo hội bội đạo Công Giáo với nhóm bội đạo Tin Lành sẽ khiến cho ảnh hưởng của giáo hội thế giới này sẽ rất lớ. Đó là lý do tại sao thế lực chính trị Rô-ma đã rất quan tâm đến việc thiết lập quan hệ chính thức với tổ chức tôn giáo đầy quyền lực này. Antichrist trong khi tìm cách củng cố quyền lực sẽ rất sung sướng được tổ chức tôn giáo này ủng hộ, còn chính tổ chức tôn giáo kia cũng vui lòng thấy quyền lực của mình gia tăng khi liên kết với Kẻ Chống Đấng Cứu Thế.

c. Biểu tượng danh hiệu Ba-by-luân không thay đổi. Có đủ lý do để tin rằng tên Ba-by-luân luôn luôn chỉ thị giáo hội La-mã mỗi khi tên này được đề cập trong sách Khải Huyền. Cần phải xác định điểm này là vì có một số nhà giải kinh cho rằng danh hiệu Ba-by-luân trong Khải Huyền17 chỉ thị giáo hội La-mã, nhưng sang đến chương 18 lại chỉ thị đế quốc Rô-ma. Họ lập luận rằng từ ngữ “Ba-by-luân” trong 18:10 xác định “Ba-by-luân là thành lớn, thành cường thịnh kia” phù hợp với đế quốc Rô-ma hơ. Nhưng cần biết rằng “người đàn bà” trong Khải Huyền chương 17 cũng được xác định là “thành lớn” (c.18). Nhiều yếu tố được liệt kê là bằng chứng cho thấy những chỉ thị đó không thay đổi, khi có những chi tiết hay những khía cạnh tương đồng với ý nghĩa hàm chứa trong văn mạch mỗi khi từ Ba-by-luân được sử dụng như những câu Kinh Thánh trưng dẫn sau đây: “Một vị thiên sứ khác, là vị thứ ba , theo sau, nói lớn tiếng mà rằng: Ba-by-luân lớn kia đã đổ rồi, đã đổ rồi, vì nó có cho các dân tộc uống rượu tà dâm thạnh nộ của nó” (Kh 14:8); “Thành phố lớn bị chia ra làm ba phần, còn các thành của các dân ngoại đều đổ xuống và Đức Chúa Trời nhớ đến Ba-by-luân lớn đặng cho nó uống rượu thạnh nộ của Ngài” (Kh 16:19); “Trên trán nó có ghi một tên là: Sự mầu nhiệm, Ba-by-luân lớn, là mẹ kẻ tà dâm và sự đáng gớm ghê trong thế gian” (Kh 17:5); “Người kêu lớn tiếng rằng: Ba-by-luân lớn đã đổ rồi, đã đổ rồi! Thành ấy đã trở nên chỗ ở của ma quỉ, nơi hang hố của mọi tà thần, hang hố của mọi giống chim dơ dáy mà người ta gớm ghiếc, vì mọi dân tộc đều uống rượi dâm loạn buông tuồng của nó, vì các vua thế gian đã cùng nó phạm tội tà dâm, và vì các nhà buôn trên đất đã nên giàu có bởi sự quá xa hoa của nó…Các vua thế gian đã phạm tội dâm dục và say đắm trong cuộc xa xỉ với nó, thấy khói của sự cháy nó thì sẽ vì nó khóc lóc thở than. Sợ phải cùng chịu hình khổ với nó, nên chúng đứng xa mà rằng: Khốn thay! Khốn thay! Ba-by-luân là thành lớn, là thành cường thạnh kia! Trong một giờ mà sự phán xét ngươi đã đến rồi!…Bấy giờ một vị thiên sứ rất mạnh lấy một hòn đá như cối xay lớn quăng xuống biển mà rằng: Ba-by-luân là thành lớn cũng sẽ bị quăng mạnh xuống như vậy, và không ai tìm thấy nó nữa” (Kh 18:2-3,9,10,21).

Trước hết, cần lưu ý sự kiện cùng một từ ngữ dùng trong những chương này chỉ thị cùng một đối tượng. Nếu không, sẽ phải có những chỉ dẫn khác cho thấy có sự thay đổi hình ảnh biểu tượng, nhưng đó là điều không tìm thấy ở đây. Thứ hai, ba trong số bốn lần kết án Ba-by-luân đều là kết án tội tà dâm (14:8  17:1-5  18:3,9). Thứ ba, cơn giận của Đức Chúa Trời chỉ thị bằng từ ngữ “rượu thịnh nộ” trong cả bốn phần Kinh Thánh tham chiếu, hiển nhiên có liên hệ đến thành phố đồi trụy này (14:8  16:19  17:16,17  18:3). Thứ tư, thành ngữ dùng chỉ sự hủy diệt thành phố này trong cả hai phân đoạn Kinh Thánh (14:8  18:2), “Ba-by-luân lớn đã đổ rồi! Đã đổ rồi”, được coi là cùng trích trong Es 21:9. Thứ năm, cách Ba-by-luân ăn mặc được mô tả giống nhau trong cả hai câu Kinh Thánh 17:4 và 18:16 như sau, “Người đàn bà ấy mặc màu tía, màu điều, trang sức những vàng, bửu thạch và hột châu.” Thứ sáu, hai câu Kinh Thánh (17:16 và 18:8) cho biết Ba-by-luân sẽ bị đốt cháy. Thứ bảy, trong hai phân đoạn Kinh Thánh khác (17:6 và 18:24) người đàn bà này được mô tả là kẻ đã làm đổ huyết các thánh đồ trong cơn bách hại. Tất cả những điểm tương đồng nổi bật trên làm cho việc xác định biểu tượng Ba-by-luân là giáo hội La-mã hiển nhiên là điều khả dĩ.

d. Chấm dứt giáo hội bội đạo. Vì biểu tượng “Ba-by-luân” luôn luôn chỉ thị cùng một đối tượng cho nên bất cứ phân đoạn Kinh Thánh nào đề cập đến Ba-by-luân cũng đều có thể dùng cung cấp thêm dữ kiện về giáo hội bội đạ. Điều rõ ràng là giáo hội đó không còn hiện hữu nữa ở cuối bảy năm đại nạ. Kh 16:19 mô tả những hậu quả của năm thứ bảy và chén thịnh nộ cuối cùng, nói về “Ba-by-luân lớn” uống “rượu thịnh nộ của Ngài.” Cuối chương 17 của sách Khải Huyền mô tả việc hủy phá Ba-by-luân và chương 18 công bố thêm về việc nà. Có lẽ đây cũng là khoảng thời gian Kẻ Chống Đấng Cứu Thế lên đến tột đỉnh quyền lự. Nó thấy không cần cũng như không còn lợi lộc gì trong việc liên minh với giáo hội bội đạo nữa cho nên nó sẽ ra chỉ thị coi giáo hội này là bất hợp pháp và giết thành phần lãnh đạo giáo hộ. Lúc đó giáo hội bội đạo không còn nữ. Vì sự hủy phá Ba-by-luân xảy ra vào cuối thời gian bảy năm đại nạn cho nên thời gian hoành hành của Kẻ Chống Đấng Cứu Thế không có những ràng buộc với giáo hội bội đạo còn rất í. Nhưng tất nhiên, vào lúc đó nó không thể biết như vậy.

Cũng cần thêm rằng kẻ được gọi là “tiên tri giả” (Kh 16:13  19:20  20:10), có thể xác định chính xác nhất là kẻ đứng đầu giáo hội bội đạo sẽ là kẻ phụ tá đắc lực cho Kẻ Chống Đấng Cứu Thế, hiển nhiên sẽ cắt đứt liên lạc với giáo hội bội đạ. Như vậy có nghĩa là tiên tri giả sẽ không chết vào lúc giáo hội kết liễu nhưng sẽ tiếp tục cộng đồng tồn tại với Kẻ Chống Đấng Cứu Thế (Kh 19:20).  Nếu trước đó tiên tri giả là là lãnh tụ của hội thánh bội đạo, như cách suy đoán thông thường thì hiển nhiên, nhân vật này đủ khôn ngoan để theo phe Kẻ Chống Đấng Cứu Thế chống lại Hội Thánh trong một khoảng thời gian đủ để có thể được toàn mạn. Tiên tri giả cũng được Kẻ Chống Đấng Cứu Thế coi là có giá trị lớn đối với nó (Kh 13:12-17  19:20) vì những  việc tiên tri giả đã làm trước đó khiến Kẻ Chống Đấng Cứu Thế muốn duy trì liên lạc với tiên tri giả trong khi cắt đứt với Hội Thánh.

  1. Bách hại các thánh trong thời gian đại nạn.

Như đã nêu, có một nhóm tôn giáo nữa sẽ cùng tồn tại trong thời gian đại nạn, bao gồm những người được mệnh danh là “các thánh thời đại nạn” là những người sẽ bị giáo hội bội đạo bách hại dữ dội.

a. Sự hiện hữu của nhóm người này

Nhóm người được mô tả trong Kh 7:9-17, là “vô số người, không ai đếm được, thuộc mọi nước,  mọi chi phái, mọi dân tộc đứng trước ngôi Đức Chúa Trời…” là những người ra khỏi cơn đại nạn, đã giặt và phiếu trắng áo mình trong huyết Chiên Con.” Đây có thể là những người đã tử đạo trong cơn đại nạn và bây giờ Chúa sẽ lau hết  nước mắt đau thương của họ trong thời gian qu. Cần lưu ý, thành phần trên là những người ngoại tộc, không phải Do Thái (7:1-4), từ “mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng” (c.9).  Cũng cần lưu ý sự tử đạo của những người trên xảy ra trong nửa đầu của bảy năm đại nạn vì những biến cố này được ghi trong Kh 7:9-17 nói rõ đây là thời điểm tháo ấn thứ sáu và thứ bảy (Xem Kh 6:12 và 8:1). Thật ra, Kh 6:9-11 cho thấy có một cuộc tử đạo khá lớn đã xảy ra cho đến thời điểm tháo ấn thứ năm, khi Giăng ghi lại rằng, “tôi thấy dưới bàn thờ có những linh hồn của kẻ đã chịu giết vì đạo Đức Chúa Trời và vì lời chứng họ đã làm.”

Có ba điểm liên quan đến nhóm thánh đồ này cần lưu ý đặc biệt.

Trước hết là cách những người này được biết về tin lành để trở thành thánh đồ của Đức Chúa Trời . Ai sẽ là người nói về Chúa cho họ trong khi vào thời điểm đó hội thánh đã được cất lên trời?  Có người bảo rằng, đây là những người đã từng được nghe tin lành trước khi hội thánh được cất lê. Tuy nhiên nói như vậy không ổn vì trong IITe 2:9-12 Phao-lô bảo rằng những người không tiếp nhận chân lý trong thời hiện tại sẽ bị Kẻ Chống Đấng Cứu Thế lừa dối bằng dấu kỳ phép lạ của Sa-tan và Đức Chúa Trời đã để cho chúng bị lầm lạ. Kẻ chống Đấng Cứu Thế sẽ “lấy quyền của Sa-tan làm đủ nọi thứ phép lạ, dấu dị và việc kỳ  dối giả; dùng mọi cách phỉnh dỗ không công bình mà dỗ những kẻ hư mất, vì chúng nó đã không nhận lãnh sự yêu thương của chân lý để được cứu rỗ. Ấy vì thế mà Đức Chúa Trời cho chúng nó mắc phải sự lầm lạc, là sự khiến chúng nó tin điều dối giả…”

Sứ đồ Phao-lô cũng đưa ra cảnh cáo đối với những người có lối suy nghĩ cho rằng thời gian đại nạn là một loại “cơ hội thứ hai” để có thể được cứ. Đây là những người đánh bạc với linh hồn, bỏ qua dịp tiện tin Chúa trong hiện tại khi có cơ hội trong tay thì đến cơn đại nạn họ sẽ không thể tránh tình trạng bị lừa dối và tin Kẻ Chống Đấng Cứu Th. Tuy nhiên khi nói điều này rất có thể Phao-lô nghĩ  đến những người đã dứt khoát loại bỏ Chúa Cưú Thế, và nếu như vậy thì chúng ta có thể suy luận rằng đối với thành phần từng nghe tin lành nhưng có thái độ lưng chừng có thể được cứu trong thời kỳ này, và như vậy họ trở thành nguồn cung ứng tin lành cho người khác trong thời gian đại nạ. Tuy nhiên nguồn tài liệu chính về con đường cứu rỗi lúc đó có thể là Kinh Thánh, văn phẩm cơ đốc, sách chứng đạo lúc đó vẫn còn nhiều trên trần gia. Sử dụng những phương tiện truyền thông đó con người vẫn có thể hiểu rõ tin lành để có thể đặt lòng tin nơi Chúa Cứu Thế.

Điểm thứ hai lên quan đến phương cách cứu rỗi một khi Đức Thánh Linh được đem đi vào lúc Hội thánh được cất lên, “Vì quyền lực bí mật của tội ác đang vận hành, nhưng Đấng ngăn chận nó vẫn tiếp tục cầm giữ cho đến khi Ngài được đem đi” (IITe 2:7). Kinh thánh khằng định rằng hiện tại trong sự cứu rỗi, việc Đức Thánh Linh ban sự sống mới là thiết yếu, nhưng nếu Ngài “được đem đi” trước kỳ đại nạn thì làm sao con người có thể được cứu?  Câu trả lời liên quan đến ý nghĩa cụm từ “được đem đi.” Cụm từ này không có nghĩa là Đức Thánh Linh hoàn toàn được đem khỏi thế gia. Thật ra đây là điều không thể xảy ra được vì Ngài “vô sở bất tại” – luôn luôn hiện diện khắp mọi nơi. Cụm từ này chỉ có nghĩa là Ngài ngưng một khía cạnh của công việc, đó là ngăn chận tội ác trên thế giớ. Ngài không ngưng mọi hoạt động, bao gồm việc phú ban sự sống mới cho những người tiếp nhận, tin cậy Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Điểm thứ ba liên quan đến một số rất đông  những người sẽ được cứu rỗi trong kỳ đại nạ. Kh 7:9-17 cho thấy số người được cứu sẽ rất lớn, “không ai đếm được, từ mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng mà ra…” Làm sao điều này có thể xảy ra khi tội ác thống trị và lan tràn như chưa từng có?   Để trả lời cho vấn nạn này chúng ta để ý đến hai khía cạnh sau đâ. Thứ nhất, biến cố hội thánh bất ngờ được cất lên chắc chắn sẽ tạo ra cú sốc tâm lý cho hàng triệu người khi bỗng dưng họ thấy vô số bạn bè và những người thân yêu thuộc thành phần những người thiện lành hơn hết biến mất khỏi trần gian, khiến cho họ không thể không nghiêm chỉnh suy nghĩ đến lĩnh vực tôn giáo và tâm linh là điều họ chưa từng thật sự muốn quan tâ. Thứ hai, sẽ có dấu hiệu tức thời của sự gia tăng  chưa từng có các hành vi tội ác trên toàn thế giới (IITe 2; 6-8), và hiển nhiên sẽ khiến cho nhiều người phản ứng phòng chống bằng cách tìm nơi trú ẩn, và đó là trong Chúa Cứu Thế Giê-xu.

b. Bách hại các thánh đồ trong kỳ đại nạn. Nhóm thánh đồ đông đảo này thực sự bày tỏ đức tin nơi Chúa Cứu Thế sẽ bị giáo hội bội đạo bách hạ. Bằng chứng của sự kiện này không chỉ thấy qua số người tử đạo có mặt trên thiên đàng vào nửa đầu kỳ đại nạn, nhưng còn được minh thị ghi trong Kh 17:6 và 18:24. Trong Kh 17:6 người đàn bà cưỡi trên lưng con thú được Giăng mô tả là “say huyết các thánh đồ và huyết những kẻ chết về Đức Chúa Giê-xu.” Còn trong Kh 18:24 ghi rằng trong giáo hội bội đạo “đã tìm thấy huyết các đấng tiên tri , các thánh đồ và hết thảy những kẻ đã bị giết trong thế gian.”  Hiển nhiên trong hành vi kinh tởm này giáo hội bội đạo đã được Kẻ Chống Đấng Cứu Thế hỗ trợ, nếu không nói là thúc bách tàn hại thánh đồ, vì ở những phân đoạn khác, Khải Huyền cũng đã mô tả hành vi bách hại của nhân vật này như trong Kh 13:7, cf. Da 7:5.  Hiển nhiên vô số người đã thiệt mạng và muôn ngàn người khác chịu thống khổ vô vàn cho thấy số phận các thánh đồ trong kỳ đại nạn thật không phải dễ dàng.

 

Câu Hỏi Ôn.

  1. Liệt kê bốn câu kinh thánh tham chiếu cơ bản nói về kỳ đại nạn là thời gian thống khổ hơn bất cứ giai đoạn nào khác trong lịch sử.
  2. Câu tham chiếu lưỡng diện nào (twofold reference) từ ngữ “ngày của Chúa” thường có trong Cựu Ước?
  3. Hai khía cạnh nào trong những biến cố tận thế được coi là chính yếu trong từ ngữ “ngày của Chúa”?
  4. Kỳ đại nạn có hai mục đích nào?
  5. Người Do Thái có quen thuộc với khái niệm bảy năm (hay nhiều lần bảy năm) không? Xin giải thích.
  6. Vào thời điểm nào trong lịch sử, 69 tuần đầu trong thị kiến thứ ba của Đa-ni-ên thành nghiệm?
  7. Liệt kê những lý do khiến tin rằng phải có một khoảng cách thời gian giữa 69 tuần đầu và tuần thứ 70 trong khải tượng của Đa-ni-ên.
  8. Da 9:27 cho thấy tuần lễ thứ bảy mươi được tách làm đôi cho hai tình trạng nào?
  9. Es 26:20,21 nói về kinh nghiệm nào của Israel trong tuần đại nạn?
  10. Mỗi ấn trong sáu ân được mở ra như ghi trong Kh 6:1-17 có ý nghĩa biểu tượng nào?
  11. Tóm tắt bằng chứng cho thấy những ấn này được mở trong nửa đầu của tuần đại nạn.
  12. Sau mỗi tiếng loa của bốn vị thiên sứ đầu tiên có những diễn biến nào?
  13. Những diễn biến nào từ ba tiếng loa chót mang đặc tính của lời nguyền do chim phụng hoàng báo trước “khốn thay!”? (Kh 8:13)
  14. Liên kết những bát thịnh nộ và những tiếng loa, nhận định về thời điểm trong tuần đại nạn, lúc những bát thịnh nộ được trút xuống.
  15. Xác định hai khác biệt tổng quát giữa sự phán xét bằng tiếng loa và phán xét bằng bát thịnh nộ.
  16. Có những diễn biến nào xảy ra mỗi lần bát thịnh nộ được trút xuống?
  17. Giáo hội bội đạo được mô tả bằng hai hình ảnh nào trong Khải Huyền 17 và 18?
  18. Ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh đó là gì?
  19. Liệt kê những lý do để tin rằng ý nghĩa biểu tượng của từ “Ba-by-luân” trong Khải Huyền luôn luôn chỉ thị giáo hội bội đạo.
  20. Giáo hội bội đạo sẽ bị dứt điểm khi nào và bằng phương cách nào?
  21. Từ “các thánh đồ trong kỳ đại nạn” chỉ thị nhóm người nào?
  22. Họ nghe biết Phúc âm trong tuần đại nạn bằng phương cách nào?
  23. Trong ánh sáng của IITe 2:7, chúng ta có thể nói gì về công việc của Đức Thánh Linh đối với sự cứu rổi của các thánh tuần đại nạn?
  24. Nêu bằng chứng Kinh Thánh cho biết họ phải trải qua những bách hại cùng cực trong tuần đại nạn.

 

(Còn tiếp)

LTS. Lược Khảo Các Biến Cố Tận Thế do Hà Huy Việt  biên dịch dựa trên bản Anh Ngữ The Bible anh Future Events của Tiến Sĩ  Leon J. Wood (1918- 1977), nguyên giáo sư môn Cựu Ước Học và khoa truởng Grand Rapids Baptist Seminar. Ông là tác giả của nhiều sách nghiên cứu về lịch sử tuyển dân cũng như các sách giải nghĩa tiên tri.


Comments

Chương 4 – CƠN ĐẠI NẠN (Sách: Lượt Khảo Các Biến Cố Tận Thế) — 3 Comments

  1. Cảm ơn Chúa Giê-xu, cảm ơn các giáo sư đã nghiên cứu những bài học rất giá trị. Nguyện Chúa ban phước trên các tôi tớ Chúa.

Leave a Reply to https://getmobley.com Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *