HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-“Sự Hiểu Sai Các Ân Tứ Thuộc Linh” – 1Côr. 12:1-3
BH-“Sự hiểu sai các ân tứ thuộc lin” – (Loạt bài: “I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI”)
I Côrinhtô 12.1-3
Khi chúng ta bắt đầu chương 12, chúng ta bước vào một tiểu đoạn mới của thư tín I Côrinhtô. Tiểu đoạn nầy bao gồm các chương 12-14 và chủ đề chính nói tới các ân tứ thuộc linh. Khi chúng ta làm việc qua các chương nầy, chúng ta đặc biệt sẽ xử lý với việc nói tiếng lạ, sự chữa lành cùng những đề tài nóng hổi khác trong nền văn hóa Cơ đốc.
Như chúng ta đã học rồi, Hội Thánh tại thành Côrinhtô đã viết gửi Sứ đồ Phaolô một bức thư chứa vài thắc mắc. Chương 7 bắt đầu: “Luận đến các điều hỏi trong thơ anh em…”. Có lẽ quan hệ thư từ của Phaolô đã có với người nhà Côlôê như ông nhắc tới trong câu 11. Ông đã hay biết được một số nan đề của họ qua sự thăm viếng của Sê-phan-na, Phốt-tu-na, và A-chai-cơ như đã được nhắc tới ở 16.17. Tuy nhiên, ông đã hay biết về các nan đề của họ, Phaolô viết tiểu đoạn nầy của bức thư để chỉnh sửa lại sự họ hiểu sai và sử dụng không đúng các ân tứ thuộc linh của họ
Không một lãnh vực nào dạy Kinh Thánh bị hiểu sai và áp dụng không đúng trong Hội Thánh hiện đại hơn sự dạy về các ân tứ thuộc linh. Tuy nhiên, không một lẽ đạo nào quan trọng nhiều cho tính hiệu quả của Hội Thánh địa phương hơn lẽ đạo nói tới các ân tứ thuộc linh.
Bạn không phải là hạng Cơ đốc nhân chưa trưởng thành. Bạn hiểu rõ Hội Thánh không phải là một tòa cao ốc hay câu lạc bộ hoặc một trung tâm cộng đồng. Bạn có khoa xây dựng và trang trí nhà thờ. Bạn biết rõ Hội Thánh là một thân thể, một bộ phận sống động có sự sống thuộc linh nhờ vào Đức Thánh Linh. Đây không phải là một tổ chức của con người, mà là một thân thể thuộc linh.
Mỗi tín đồ đều có Đức Thánh Linh ngự ở trong lòng. Êphêsô 1.13-14 chép: “Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chân thật, là đạo Tin Lành về sự cứu rỗi anh em, ấy là trong Ngài mà anh em đã tin và được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa, Đấng ấy làm của cầm về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ chuộc lấy những kẻ mà Ngài đã được để khen ngợi sự vinh hiển Ngài”. Bao lâu thì ấn nầy kết thúc? Êphêsô 4.30 chép: “Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc”.
Khi bạn được cứu, Đức Thánh Linh không những đến sống ở trong bạn, ngự ở trong bạn. Ngài còn đem theo với Ngài các ân tứ, các ân tứ thuộc linh. Khi bạn trở thành một Cơ đốc nhân, Đức Chúa Trời giúp bạn theo cách thiêng liêng làm theo những điều bạn không thể làm trước đó. Những khả năng nầy là ân tứ thuộc linh. Câu 4 chép: “Vả, có các sự ban cho khác nhau…”, có nhiều loại ân tứ. Tuy nhiên, mỗi tín hữu đặc biệt được ơn bởi Đức Chúa Trời. Chúng ta được ban cho các ân tứ vì hai mục đích quan trọng:
• … sự GÂY DỰNG Hội Thánh. Khi chúng ta phục vụ trong Đức Thánh Linh, chúng ta gây dựng nhau với sự khích lệ, tương giao và dạy dỗ. Các ân tứ thuộc linh giúp chúng ta biết giúp đỡ nhau trưởng thành trong đức tin. Êphêsô 4.12 chép chúng ta được ơn để “gây dựng thân thể Đấng Christ”.
• …để TRUYỀN GIÁO cho thế gian. Chia sẻ Tin Lành của Đấng Christ đòi hỏi quyền phép thuộc linh. Chúng ta sẽ không bao giờ hướng dẫn người khác đến với Đấng Christ bằng các khả năng riêng của chúng ta. Chúng ta phải nương cậy vào Chúa để làm chứng qua cách sử dụng những ân tứ thuộc linh của chúng ta. Để hiểu rõ tiểu đoạn Kinh Thánh gốc hôm nay cho đúng đắn, chúng ta phải hiểu rõ về mặt lịch sử và văn hóa những nan đề đã hành hại Hội Thánh Côrinhtô.
Thành phố Côrinhtô đầy dẫy với những kẻ thực hành các tôn giáo kín nhiệm xưa. Đã có những sự dạy thuộc linh theo tà giáo đã được thực thi đầu tiên tại tháp Babên và dai dẳng truyền đi qua lịch sử thậm chí cho đến kỷ nguyên nầy. Thành Côrinhtô đầy dẫy với những chùa miễu ngoại giáo, hình tượng, bàn thờ, nam và nữ tế lễ. Hết thảy họ đều phổ biến rộng rãi các lẽ đạo của ma quỉ. Những lẽ đạo của ma quỉ nầy đã giảm thiểu trong kỷ nguyên hiện tại, nhưng chúng vẫn còn rất nhiều với chúng ta.
Một trong những sự tỏ ra của các “tôn giáo kín nhiệm” được gọi là “xuất thần”. Sự tỏ ra nầy được xem là một sự tiếp xúc về cảm giác, siêu nhiên với một vị thần. Hãy lắng nghe phần mô tả nầy: Qua những bài kinh kệ có tính cách thôi miên mê loạn và những nghi thức, những kẻ đến thờ phượng đã kinh nghiệm những cảm xúc lâng lâng nửa vời của sự hội hiệp với nam hay nữ thần kia. Phần nghi thức thường được đi trước bởi những nữ đồng trinh và sự trác táng, gồm cả sự say sưa (xem Êphêsô 5.18). Nhìn trầm ngâm vào các đồ vật thiêng liêng, những cuộc nhảy múa lăn xả, mùi hương thơm phứt, những câu kinh kệ, và những loại kích thích khác về phần xác thịt và tâm lý thường được sử dụng để xui khiến tình trạng xuất thần, nó sẽ trở thành hình thái thôi miên xuất thần hay một sự điên cuồng về tình dục không kềm chế được. Sự thôi miên đó được phản ảnh trong một số hình thức yoga của Ấn độ giáo, trong đó một người không còn ý thức đối với đau đớn, và trong mục tiêu của Phật giáo thoát vào cõi vô vi Niết bàn. Xuất thần về tình dục được kết với thành Côrinhtô ở chỗ từ ngữ “Côrinhtô hóa” ý nói thỏa mãn tình trạng dâm dục cực độ. Một đền thờ cho Bacchus vẫn đứng trong sự đổ nát ở Baalbek (ở Lebanon ngày nay) là một bằng chứng cho sự trụy lạc của các tôn giáo kín nhiệm.
Những sự đồi trụy nầy đã lan sang Hội Thánh thành Côrinhtô. Họ biết rõ Đức Thánh Linh đã xác nhận sứ điệp của những sứ đồ và các tiên tri bằng những dấu kỳ phép lạ. Họ đã nghe nói về những cái lưỡi bằng lửa lạ lùng và sự nói các thứ tiếng khác trong dịp Lễ Ngũ Tuần. Họ vốn ước ao một kinh nghiệm lạ thường đến nỗi họ đã đem một số cách thực hành của tà giáo vào trong Hội Thánh và công bố chúng là công việc của Đức Thánh Linh.
Người thành Côrinhtô đã trở nên thực dụng. Họ tưởng rằng nếu có việc gì đó dường như là thuộc linh, việc ấy phải đến từ Đức Chúa Trời. Họ không biết phân biện và thiếu tri thức Kinh Thánh nên cho giả là thật. Họ tưởng nếu như phải “làm theo” thì mới là đúng. Buồn thay, có nhiều người trong Hội Thánh ngày nay vẫn mắc phải chứng suy tưởng giả dối ấy.
Satan là kẻ lừa đảo bậc thầy. Hắn cướp đi tính hiệu quả của chúng ta bằng cách thay thế tình trạng thuộc linh thật với một thứ yếu kém hơn. Chúng ta cũng dễ dàng xu hướng vào hình thái thiên về với luật pháp, nghi thức hay sự đa cảm thay vì theo đuổi chỉ một mình Đấng Christ. [1MacArthur, J. (1996, c1984) 1 Corinthians. Includes indexes. Chicago. Moody Press]. Với vấn đề nầy trong trí, chúng ta hãy chia phân đoạn Kinh Thánh nầy ra làm ba phần: TẦM QUAN TRỌNG, sự GIẢ MẠO và sự THỬ NGHIỆM đối với các ân tứ thuộc linh.
I. Tầm quan trọng của các ân tứ thuộc linh (câu 1).
A. PHẦN GIỚI THIỆU CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH.
Phaolô nói: Về các sự ban cho thiêng liêng…. Theo một ý nghĩa, đây là một sự dạy liên tục về Tiệc Thánh. Giống như họ đã áp dụng sai mạng lịnh về Tiệc Thánh, họ đã áp dụng không đúng cách sử dụng những ân tứ thuộc linh.
Cũng hãy chú ý cách Phaolô sử dụng từ anh em. Mặc dù họ đã sai lạc xa cách đối với sự dạy của Kinh Thánh, họ vẫn còn là anh chị em trong Chúa. Chúng ta cần phải in trí điều nầy. Hết thảy chúng ta đều có bạn bè và người thân trong các Hội Thánh đang lạc sai đối với lẽ thật. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ không biết Đấng Christ và họ không phải làanh em của chúng ta trong đức tin. Cảm tạ Đức Chúa Trời, địa vị của chúng ta trong Đấng Christ khiến cho chúng ta được an ninh, chớ không phải ở chỗ chúng ta làm theo những gì Ngài đã dạy chúng ta đâu.
B. Ý NGHĨA CỦA CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH.
Nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ thấy rằng từ ân tứ đã được in nghiêng. In nghiêng như thế có ý nói rằng đây là một từ được thêm vào không nằm trong bản gốc. Những nhà dịch thuật đang làm cho chúng ta nhìn biết họ đã thêm chữ ấy vào để làm cho việc đọc của chúng ta được xuông xẻ hơn và giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của câu văn. Sát nghĩa cụm từ nầy đọc là: Về những điều thuộc linh. Từ ngữ gốc Hy lạp là pneumatikos, sát nghĩa là “những điều thuộc linh” hay “những sự thuộc linh”. Nó đề cập tới những điều có bản chất thuộc linh hay được điều khiển về mặt thuộc linh. Văn mạch ở đây xác nhận Phaolô đặc biệt đang nói tới các ân tứ thuộc linh của Đức Thánh Linh.
C. THIẾU HIỂU BIẾT VỀ CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH.
Phaolô cũng nói:Tôi không muốn anh em chẳng biết. Đây là một cụm từ ông đã sử dụng mấy lần trong các tác phẩm của mình. Thí dụ, ông nói ở I Têsalônica 4.13: “Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy”.
Chữ Hy lạp agneo là chữ mà từ đó chúng ta mới có chữ agnostic (thuyết bất khả tri). Một người theo thuyết bất khả tri tin Đức Chúa Trời tồn tại nhưng không thể nhìn biết được. Agneo có thể nói tới “không biết” hay tốt hơn là “không ý thức được”. Một người thiếu hiểu biết không phải là một người dốt nát đâu. Người dốt nát không có khả năng học hỏi. Một người thiếu hiểu biết không phải không có khả năng học hỏi, chỉ người ấy chưa học mà thôi. Mỗi một người chúng ta đều đã trải qua học vấn trong sự nghiệp của mình và các lãnh vực ưa thích khác vì chúng ta không muốn trở thành kẻ thiếu hiểu biết. Chúng ta đến với nhà thờ nầy rồi ngồi dưới Lời của Đức Chúa Trời vì chúng ta không muốn trở thành kẻ thiếu hiểu biết theo Kinh Thánh.
Người thành Côrinhtô đã sống thiếu hiểu biết khi đến với các ân tứ thuộc linh. Theo ý của tôi, nhiều Hội Thánh ngày nay cũng đang thiếu hiểu biết về các ân tứ thuộc linh nữa đấy. Có người chưa được dạy điều gì về các ân tứ thuộc linh và nhiều người khác đã bị lạc sai bởi các giáo sư giả về các ân tứ thuộc linh.
Một Hội Thánh thiếu hiểu biết về các ân tứ thuộc linh sẽ bị hạn chế trong tính hiệu quả cần thiết cho sự tấn tới thuộc linh và về truyền giáo. Một Hội Thánh thiếu hiểu biếtvề các ân tứ thuộc linh sẽ dễ dàng bị Satan dối gạt, hắn đánh tráo các ân tứ chân thật với những thứ thay thế rẻ rúng của hắn.
Bạn sẽ nói rằng lẽ đạo trong chức vụ của tôi là: “tôi không muốn anh em chẳng biết”. Đức Chúa Trời đã ban cho tôi lịnh lạc phải rao giảng cho các bạn “toàn thể mưu luận của Đức Chúa Trời”. Tôi không muốn bạn rơi vào chỗ thiếu hiểu biết bất cứ điều chi Kinh Thánh dạy. Tôi không muốn bạn thiếu hiểu biết về các ân tứ thuộc linh, về chứng đạo, về việc môn đồ hóa, về truyền giáo, về việc cung ứng những lẽ đạo quan trọng trong đức tin của chúng ta, hoặc về bất cứ điều chi có quan hệ tới lẽ thật Kinh Thánh dạy về đời sống Cơ đốc. Đặc biệt trong phân đoạn nầy chúng ta không phải thiếu hiểu biết Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã ban cho từng tín đồ để người có thể phục vụ và hầu việc vì sự vinh hiển của Chúa.
II. Sự giả mạo các ân tứ thuộc linh (câu 2).
A. NGƯỜI THÀNH CÔRINHTÔ LÀ HẠNG NGƯỜI TÀ GIÁO.
Ở câu 2, Phaolô nói: “Anh em biết khi mình còn là người ngoại đạo…”. Từ ngữ “ngoại đạo” ở đây là ethne từ đó chúng ta mới có chữ ethnic (vô thần). Một người dân Ngoại thường là bất kỳ dân nào không phải là người Do thái. Tuy nhiên, trong câu nầy chữ được dùng để nói tới bất kỳ ai không những là kẻ chẳng phải là người Do thái, mà cũng nói tới một người không phải là Cơ đốc nhân nữa. Một số bản dịch thay thế chữ “tà giáo”.
Những gì Phaolô đang làm là nhắc cho họ nhớ rằng trước khi họ được cứu, hết thảy họ đều là những người theo tà giáo. Trở lại ở chương 6, các câu 9-11 Phaolô viết: “Anh em há chẳng biết những kẻ không công bình chẳng bao giờ hưởng được nước Đức Chúa Trời sao? Chớ tự dối mình: phàm những kẻ tà dâm, kẻ thờ hình tượng, kẻ ngoại tình, kẻ làm giáng yểu điệu, kẻ đắm nam sắc, kẻ trộm cướp, kẻ hà tiện, kẻ say sưa, kẻ chưởi rủa, kẻ chắt bóp, đều chẳng hưởng được nước Đức Chúa Trời đâu. Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế; nhưng nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ, và nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi”. Họ thường là người theo tà giáo. Họ thường tà dâm, thờ hình tượng, ngoại tình, làm giáng yểu điệu, đắm nam sắc và say sưa. Khi họ còn là người theo tà giáo, tôn giáo của họ là thờ lạy hình tượng. Hết thảy họ đều thờ lạy hình tượng trong các chùa miễu thần tượng khắp thành phố.
B. NGƯỜI THÀNH CÔRINHTÔ TỪNG LÀ NÔ LỆ CHO SỰ THỜ LẠY HÌNH TƯỢNG.
Không những họ là những kẻ chuyên thờ lạy hình tượng, họ là hạng nô lệ cho sự thờ lạy hình tượng. Một lần nữa trong câu 2 Phaolô viết: “Anh em biết khi mình còn là người ngoại đạo, bị khuyên dỗ hướng về các thần tượng câm, tùy ý người ta dẫn dụ mình”. “Bị khuyên dỗ” có ý nói bị buộc phải chạy theo. Đây là một từ mô tả việc sống với nhau và di chuyển của hạng tù nhân. Chúng ta thường phải khuyên dỗ hay buộc con cái chúng ta đi theo khi chúng hãy còn nhỏ.
Không những họ bị khuyên dỗ mà họ còn bị “dẫn dụ” nữa. Đây cũng chính là lẽ thật được nói ra theo hai cách khác nhau. Hạng người bị hư mất, hạng người theo tà giáo bị Satan buộc phải chạy theo, nhưng đồng thời họ cũng bị dẫn dụ nữa, họ chọn phải chạy theo những ham muốn và tư dục ích kỷ của chính họ. Hạng người chưa được cứu là hạng nô lệ cho tội lỗi.
Nhiều lần trong sự làm chứng, tôi đã gặp gỡ với những kẻ không phải là Cơ đốc nhân, họ cho Đức Chúa Trời là một loại phá đám khỗng lồ chuyên hủy phá niềm vui của họ. Họ xem Cơ đốc giáo là một mớ luật lệ và điều răn giữ họ đừng tiếp nhận mọi thứ họ có thể có được từ cuộc sống. Những gì hạng người thể ấy không hiểu, ấy là họ còn ở trong tình trạng nô lệ cho tội lỗi. Họ không có một sự lựa chọn nào hết. Họ là hạng tội nhân và họ phải phạm tội. Dù họ bằng lòng chọn tội lỗi hay không, họ chẳng làm chi khác hơn là chỉ có phạm tội!
Rôma 6.17 chép: “vì sau khi anh em làm tôi mọi tội lỗi”. Êphêsô 4.17-18 chép: “Vậy, nầy là điều tôi nói và điều tôi nhân danh Chúa mà rao ra: ấy là anh em chớ nên ăn ở như người ngoại đạo nữa, họ theo sự hư không của ý tưởng mình, bởi sự ngu muội ở trong họ, và vì lòng họ cứng cỏi nên trí khôn tối tăm, xa cách sự sống của Đức Chúa Trời”. Tuy nhiên, ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cơ đốc nhân chúng ta đã được buông tha khỏi tội lỗi rồi. Giờ đây chúng ta chỉ phạm tội vì chúng ta chọn phạm tội. Mỗi ngày chúng ta phải đưa ra một sự lựa chọn sẵn lòng chối bỏ tội lỗi.
C. SATAN TRÁO TÌNH TRẠNG THUỘC LINH THẬT VỚI TÔN GIÁO GIẢ DỐI.
Một lần nữa, hãy chú ý ở câu 2, Phaolô nói tới các thần tượng câm. Chúng là những bức tượng câm, vô tri vô giác do bàn tay con người làm ra. Chúng có mặt khắp nơi trong thành Côrinhtô. Trong khi không có các chùa miễu hình tượng khắp xứ Amarillo, sự thờ lạy hình tượng vẫn lan tràn. Ngày nay người ta thờ lạy sự giàu có, địa vị, ảnh hưởng, của cải, học vấn và khoái lạc. Nhiều người trong thành Côrinhtô đã mua lấy sự dối trá của Satan rồi xoay trở lại với các thứ tôn giáo kín nhiệm xưa kia của họ rồi gắn cho cái nhãn những sự tỏ ra mọi công việc của Đức Thánh Linh.
III. Phần thử nghiệm các ân tứ thuộc linh (câu 3).
A. PHẦN THỬ NGHIỆM TIÊU CỰC.
Satan đã chi ra nhiều thì giờ trong Hội Thánh. Nếu hắn có thể biến những người đi nhà thờ ra tự mãn và không còn có hiệu quả nữa, hắn sẽ không phải lo chi về sự họ làm chứng cho kẻ bị hư mất hay ảnh hưởng vào xã hội. Đấy là chính xác những gì đã xảy ra tại thành Côrinhtô. Phaolô nói ở câu 3: “Bởi đó, tôi tỏ cùng anh em, chẳng ai cảm Thánh Linh của Đức Chúa Trời, mà nói rằng: Đức Chúa Jêsus đáng nguyền rủa!…” Nguyền rủa ra từ chữ anathema và có ý nói “bị rủa phải hủy diệt”. Phaolô dùng chính từ ngữ nầy ở Galati 1.9: “Tôi đã nói rồi, nay lại nói lần quả nữa: Nếu ai truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin Lành anh em đã nhận, thì người ấy đáng bị a-na-them!”
Thật là khó tưởng tượng quá phải không? Tuy nhiên, đấy là những gì sẽ xảy ra đó! Thay vì được Đức Thánh Linh điều khiển, một số tín hữu Hội Thánh nầy bị ma quỉ lèo lái tới mức họ đã xúc phạm Đấng Christ. Tuy nhiên, điều nầy lại được chấp nhận vì nó được đi kèm với lối nói xuất thần và bất định.
Ở ngay sự xoay chiều của thế kỷ 20, hầu hết những hệ phái chính đã bị phủ lút với thần học tự do, nền thần học nầy thắc mắc uy quyền của Lời Đức Chúa Trời và vứt bỏ lẽ đạo Cơ đốc theo lịch sử. Kết quả là một vài thế hệ Cơ đốc nhân chỉ có một sự hiểu biết về Kinh Thánh rất cơ bản. Như một kết quả, họ rất dễ sai lạc. Ở giữa sự mù mờ về Kinh Thánh như thế nầy, phong trào lôi cuốn quần chúng nổ ra và tạo ra nhiều biến thể dị dạng như “Hội Tiên Tri” của thành phố Kansas, Hội “Phước hạnh Toronto”, hội “Phấn hưng Laughing” và nhiều sự bắt chước kỳ cục khác trong Cơ đốc giáo theo Kinh Thánh. Khi người ta không biết sự thực, họ chỉ có thể chạy theo những gì họ thấy và cảm biết. Vì thế họ sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều chi dường như là thuộc linh. Khi bạn không biết sự thực, bạn dễ dàng bị bịp. Phần thử nghiệm bằng giấy quỳ về bất cứ người nào, tổ chức nào, hay nhà thờ nào là cách thức họ nhìn xem Đức Chúa Jêsus Christ.
B. PHẦN THỬ NGHIỆM TÍCH CỰC.
Phaolô cũng nói ở câu 3: “Nếu không cảm Đức Thánh Linh, cũng chẳng ai xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa!” “Chúa” ra từ chữ kurios. Từ nầy thường đề cập tới bất cứ ai có đẳng cấp hay xuất chúng. Ngày nay, chúng ta hay đề cập tới một vị quan tòa là “Ngài…”. Tuy nhiên, Hội Thánh đầu tiên đã đảo lại cách sử dụng từ ngữ nầy chỉ dành cho Chúa Jêsus mà thôi. Ngài là Chúa chơn thật duy nhất. Họ bắt đầu sử dụng cụm từ “Đức Chúa Jêsus Christ” như tước hiệu, danh xưng và lai lịch của Ngài.
Chúa ám chỉ thần tính và quyền tể trị tối cao. Còn nhớ Thôma hồ nghi kia không? Ông ta nói ông ta chẳng chịu tin Chúa Jêsus đã sống lại trừ phi ông ta đã nom thấy các dấu đinh. Sau cùng khi ông ta đã nhìn thấy Chúa Jêsus, ông ta đã hô lên:Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi! Chúng ta hãy xác định cho rõ ràng, Chúa Jêsus không thể là Cứu Chúa của bạn nếu Ngài không phải là Chúa của bạn. Một, Ngài là Chúa của muôn vật hoặc không phải là Chúa của ai hết.
Mặc dù bất cứ ai cũng có thể xưng câu “Jêsus là Chúa” một lời tuyên xưng chơn thật dựa trên đức tin với những việc làm đã được thẩm tra. Đây luôn luôn là công tác của Đức Thánh Linh trong đời sống của một môn đồ thật.

Comments

BH-“Sự Hiểu Sai Các Ân Tứ Thuộc Linh” – 1Côr. 12:1-3 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *