HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-“Sống Theo Những Điều Ưu Tiên Số Một” – 1Côr. 9:15-27
BH-“Sống theo những điều ưu tiên một” – Phần 1
(Loạt Bài: “I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI”)
I Cô-rinh-tô 9.15-27
Đoàn Phan Danh soạn dịch)
Tôi muốn bạn cùng hình dung với tôi lần đến phòng mạch của bác sĩ. Bạn đã làm đủ tất cả những xét nghiệm với sự kỹ lưỡng. Bạn đã cởi áo mặc khi làm xét nghiệm ra, rồi mặc lại y phục của mình, rồi ngồi đó chờ bác sĩ đem kết quả đến. Ông ấy có một nụ cười khả ái trên mặt. Ông ấy cố gắng đưa ra những thông tin thật nhẹ nhàng. Ông ấy đặt tay lên vai bạn rồi nói: Tôi rất tiếc phải nói với bạn điều nầy, bạn sắp phải chết đấy”.
Bạn cảm thấy thế nào? Nếu bạn nhận được thông tin ấy vào tuần nầy, tin tức đó làm thay đổi đời sống bạn như thế nào? Điều chi thình lình trở nên rất quan trọng? Điều chi sẽ mất đi tầm quan trọng của nó? Khi biết mình sắp qua đời, tin tức đó làm thay đổi đời sống bạn như thế nào?
Tôi không phải là bác sĩ và tôi không phải là nghệ sĩ trên TV, nhưng tôi có một số thông tin cho bạn sáng nay. Bạn SẼ chết! Chúng ta có thể gọi là đang sống, nhưng thực ra chúng ta sẽ chết. Mỗi ngày chúng ta sống, nó đưa chúng ta đến gần với mồ mả hơn một ngày kia. Mỗi năm trôi qua cho thấy các tác dụng của tuổi tác trên chính thân thể của chúng ta. Sự chết đang đến với hết thảy chúng ta. Chúng ta không biết lúc nào, nhưng nó đang đến.
Thi thiên 89.48 hỏi: “Ai là người sống mà sẽ chẳng thấy sự chết? Ai sẽ cứu linh hồn mình khỏi quyền âm phủ?” Không, không một ai trong chúng ta có thể ngăn được sự chết. Hêbơrơ 9.27 chép: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét”. 1 Phi-e-rơ 1.24 chép: “Vì, mọi xác thịt ví như cỏ, mọi sự vinh hiển của nó ví như hoa cỏ. Cỏ khô, hoa rụng”.
Chúng ta sẽ chết. Thời điểm của chúng ta sống trên đất chỉ là một thời gian mà thôi. Những ngày của sự sống chúng ta đang trôi qua. Vì lẽ đó, chúng ta nên sống đời sống của mình với một ý thức khẫn cấp, một nhận thức có mục đích và một nhận thức ưu tiên một. Trong khi những cái lắc đầu của người có tuổi chỉ ra cuộc sống là “thất vọng hoàn toàn”. Những Cơ đốc nhân, con cái của Đức Chúa Trời phải sống theo những điều ưu tiên một về mặt thuộc linh. Và đấy chính xác là những gì chúng ta thấy sứ đồ Phao-lô đang đề ra trong phân đoạn Kinh Thánh nầy.
Như bạn có thể nhớ lại, nội dung của chương 8 là sự tự do Cơ đốc. Sử dụng trường hợp thịt được dâng cúng cho hình tượng, Phao-lô dạy chúng ta rằng mặc dù chúng ta không bị bó buộc bởi luật lệ và nghi thức, sự tự do của chúng ta cần phải được hạn chế bởi tình yêu thương dành cho người khác.
Thêm nữa, ông dạy nguyên tắc nầy trong nửa phần đầu của chương 9 với minh họa về sự trợ giúp về tài chính. Nhiều nhà thờ đã trợ giúp về mặt tài chính cho Phao-lô trong mọi nổ lực truyền giáo của ông. Tuy nhiên, Hội thánh Cô-rinh-tô, Hội thánh địa phương mà ông đã đổ ra nhiều thì giờ và sức lực trong đó, họ đã đóng góp ít ỏi cho nhu cần của ông. Có người trong Hội thánh đã hồ nghi về thẩm quyền sứ đồ của ông. Phần minh hoạ là đây: Phao-lô có thể đòi hỏi sự trợ giúp của họ. Ông có thẩm quyền và sự tự do để đòi họ phải cung lương cho ông. Tuy nhiên, ông không đòi như thế. Ông đã hạn chế quyền tự do của mình. Ông đã chọn không buộc họ phải cung lương cho ông.
Ở 9.1-14, ông đề ra ít nhất 6 lý do tại sao họ phải trợ giúp ông. Tuy nhiên ở câu 15 ông nói: “Phần tôi thì chẳng từng dùng quyền ấy chút nào, và viết thơ nầy chẳng phải để đòi quyền ấy lại; vì tôi đành thà chết còn hơn là chịu ai cất lấy cớ khoe mình nầy đi”. Ông không đòi họ trợ giúp. Ông không viết thư để nói cho họ biết thật là sai lầm khi không trợ giúp cho ông. Thay vì thế, ông thà chết hơn là để cho ai đó nghĩ ông giảng đạo là vì tiền bạc. Phi-e-rơ lặp lại vang dội tâm tình nầy trong lời của ông nói với quí Mục sư ở 1 Phi-e-rơ 5.2: “hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm”.
Cung lương cho chức vụ không phải là ưu tiên một của Phao-lô. Ông đã chọn theo đuổi nhiều mục tiêu lớn lao hơn. Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta thấy ba điểm ưu tiên quan trọng đã được tóm tắt lại. Chúng ta sẽ bàn về hai điểm đầu tiên hôm nay và điểm thứ ba vào tuần tới.
I. Ưu tiên của Phao-lô là lo chu toàn ơn kêu gọi của ông (các câu 16-18).
A. PHAO-LÔ KHÔNG KHOE VỀ VIỆC RAO GIẢNG TIN LÀNH (câu 16a).
Ông nói trong câu 16: “Ví bằng tôi rao truyền Tin Lành, tôi chẳng có cớ gì khoe mình …”. Ông không tự hào về khả năng rao giảng của mình. Ông không khoe khoang về công tác giảng đạo của ông. Ông nói ở 1.31: “Ai khoe mình, hãy khoe mình trong Chúa”. Ông viết trong Rôma 15.17: “Vậy tôi có cớ khoe mình trong Đức Chúa Jêsus Christ về điều hầu việc Đức Chúa Trời”.
Phao-lô có thể khoe về Tin lành, nhưng không khoe về sự giảng đạo của mình. Ông vui mừng công bố các tin tức tốt lành nói tới ân điển và sự cứu chuộc qua Đấng Christ. Tuy nhiên, ông không khoe về sự giảng dạy của mình. Sứ điệp là quan trọng hơn hết. Sứ giả thì ít quan trọng hơn. Rao giảng là một ơn có tác động rất mạnh. Ơn ấy là một sự vui mừng và là một gánh nặng. Đối với tôi, rất khó mô tả ơn ấy. Tuy nhiên, có một nhận thức sâu sắc về sự thỏa lòng khi được Đức Chúa Trời đại dụng. Đây là một hiện tượng thuộc linh. Hiện tượng ấy không ngừng làm cho tôi phải kinh ngạc đối với phương thức Đức Chúa Trời cứu người ta và thay đổi họ qua sự rao giảng Lời của Ngài. Tuy nhiên, giống như Phao-lô, các nhà truyền đạo đừng bao giờ khoe hay lấy làm tự hào trong công tác giảng dạy của họ. Thay vì thế, chúng ta nhớ chúng ta chỉ là những công cụ trong bàn tay của Chủ.
B. PHAO-LÔ ĐÃ GIẢNG DẠY VÌ CỚ SỰ CẦN THIẾT (câu 16b).
Hãy xem lại câu 16: “Ví bằng tôi rao truyền Tin Lành, tôi chẳng có cớ gì khoe mình, vì có lẽ cần buộc tôi; còn không rao truyền Tin Lành, thì khốn khó cho tôi thay!” Hãy gạch dưới cụm từ nầy: vì có lẽ cần buộc tôi, “còn không rao truyền Tin Lành, thì khốn khó cho tôi thay!” Nói cách khác, Phao-lô đang nói ông không có một sự lựa chọn nào khác nữa. Đức Chúa Trời BUỘC ông phải rao giảng. Còn nhớ Balaam không? Ông ta là một tiên tri giả chịu hợp đồng với Vua xứ Mô-áp. Nhà vua bảo ông ta phải đi lên rồi rủa sả con cái Israel. Bốn lần ông tìm cách làm điều nầy nhưng mỗi lần, đem lại nhiều thất vọng cho nhà vua, thay vì thế ông đã chúc phước cho Israel. Mặc dù Balaam là một tiên tri giả và cứng lòng, Đức Chúa Trời vẫn buộc ông ta phải rao ra lẽ thật và chúc phước cho dân sự của Đức Chúa Trời.
Giô-na cũng đã rao giảng với sự bắt buộc. Đức Chúa Trời bảo ông phải rao giảng cho thành Ninive. Giô-na vốn thù ghét dân thành Ninive. Ông muốn họ hết thảy phải chết và bị thiêu trong địa ngục. Việc cuối cùng ông muốn là một cao trào quan trọng của Đức Chúa Trời giữa vòng họ. Vì vậy khi Đức Chúa Trời bảo ông ra đi và rao giảng, ông đã đi theo một hướng khác, đến Ta-rê-si. Tuy nhiên, Giô-na nhà truyền đạo nổi loạn đã học biết câu “còn không rao truyền Tin Lành, thì khốn khó cho tôi thay” theo một tư thế rất quan trọng. Khi con cá lớn mửa ông ra, ông mới hiểu ra giảng đạo là điều rất cần thiết. Ê-xê-chi-ên cũng đã buộc phải rao giảng nữa. Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông và bảo ông từ lúc ban đầu rằng người ta sẽ không chịu tin theo ông. Dù chẳng ai biết đến ông, ông cần phải cung ứng sứ điệp cho họ. Đức Chúa Trời phán trong Ê-xê-chi-ên 3.17-21: “Hỡi con người, ta đã lập ngươi lên đặng canh giữ nhà Y-sơ-ra-ên; khá nghe lời từ miệng ta, và thay ta răn bảo chúng nó. Khi ta nói với kẻ dữ rằng: Mầy chắc sẽ chết! Nếu ngươi không răn bảo nó, không nói với nó đặng khuyên nó từ bỏ đường xấu để cứu mạng mình, thì người dữ đó sẽ chết trong tội lỗi nó; nhưng ta sẽ đòi huyết nó nơi tay ngươi. Trái lại, nếu ngươi răn bảo kẻ dữ, mà nó không từ bỏ sự dữ cùng đường xấu mình, thì nó sẽ chết trong tội lỗi nó; còn ngươi, thì giải cứu được linh hồn mình. Cũng một lẽ ấy, nếu người công bình bỏ sự công bình mà phạm tội, và ta đặt sự ngăn trở trước mặt nó, thì nó sẽ chết. Thế thì, vì ngươi không răn bảo người ấy, nên nó sẽ chết trong tội lỗi nó, và không còn được ghi nhớ những việc công bình nó đã làm; nhưng ta sẽ đòi huyết nó nơi tay ngươi. Trái lại, nếu ngươi răn bảo người công bình, khiến đừng phạm tội, mà thật ra nó không phạm tội, thì chắc nó sẽ sống, vì đã nghe lời răn bảo; còn ngươi, thì giải cứu được linh hồn mình”.
Cho nên Phao-lô không phải là đơn độc khi ông nói: “còn không rao truyền Tin Lành, thì khốn khó cho tôi thay”. Ông không trở thành một nhà truyền đạo vì đó là một sự nghiệp năng động, khôn ngoan. Ông không bắt đầu giảng dạy vì ông nghĩ đây sẽ là một nghề không đòi hỏi nhiều cố gắng. Thay vì thế, ông đã giảng đạo vì có lẽ cần buộc tôi”.
Trên con đường đến thành Đa-mách, Đức Chúa Trời đã khiến ông bị mù lòa rồi giải cứu ông. Ngài đã khiến ông trở thành một sứ đồ cho dân Ngoại. Chúa phán trong Công vụ các Sứ đồ 9.15: “Hãy đi, vì ta đã chọn người nầy làm một đồ dùng ta, để đem danh ta đồn ra trước mặt các dân ngoại, các vua, và con cái Y-sơ-ra-ên”. Về sau trong Galati 1.15, Phao-lô hiểu rằng sự kêu gọi của ông đã diễn ra sớm hơn kinh nghiệm trên con đường đến thành Đa-mách. Ông nói: “…Nhưng khi Đức Chúa Trời, là Đấng đã để riêng tôi ra từ lúc còn trong lòng mẹ, và lấy ân điển gọi tôi”.
Tôi hiểu điều nầy. Tôi không muốn trở thành một nhà truyền đạo. Tôi không hề dự tính trở thành một vị Mục sư. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã kêu gọi tôi. Ngay lúc nầy, có nhiều lần tôi muốn làm một công việc khác nhưng một lần nữa khốn khó cho tôi thay nếu tôi tìm cách từ bỏ công việc của Đức Chúa Trời dành cho đời sống tôi. Tôi luôn luôn nghe vang dội với lời lẽ của tiên tri Giêrêmi: “Nếu tôi nói: Tôi sẽ chẳng nói đến Ngài nữa; tôi sẽ chẳng nhân danh Ngài mà nói nữa, thì trong lòng tôi như lửa đốt cháy, bọc kín trong xương tôi, và tôi mệt mỏi vì nín lặng, không chịu được nữa” (Giêrêmi 20.9).
Trải qua nhiều năm tháng, tôi đã thấy nhiều người nhảy vào rồi nhảy ra khỏi chức vụ. Có người tự kêu gọi họ. Có người được kêu gọi bởi người khác. Tuy nhiên, sự kêu gọi thật bước vào chức vụ luôn luôn là một lẽ cần buộc”. Có người không QUYẾT ĐỊNH rao giảng Tin lành. Có người e sợ có việc gì đó úp đổ trên họ nếu họ TỪ CHỐI không lo rao giảng!
C. PHAO-LÔ ĐÃ BẰNG LÒNG RAO GIẢNG ĐỂ ÔNG SẼ NHẬN LÃNH PHẦN THƯỞNG (câu 17).
Phao-lô nói ở câu 17: “Nếu tôi vui lòng làm việc đó, thì được thưởng …”. Phao-lô buộc phải giảng đạo nhưng cũng vui lòngnữa. Trong Công vụ các Sứ đồ 26.19 ông nói với Vua At-ríp-ba: “Tôi chẳng hề dám chống cự với sự hiện thấy trên trời”. Ông đã nói giống như Ê-sai, sau khi nhìn thấy Chúa ngồi trên ngôi của Ngài trong đền thờ Ê-sai đã nói: “Có tôi đây; xin hãy sai tôi” (Ê-sai 6.8).
Câu nầy rất khó nói. Một lần nữa Phao-lô viết: “Nếu tôi vui lòng làm việc đó, thì được thưởng; lại nếu tôi không vui lòng mà làm, thì cái chức vụ cũng vẫn phó thác cho tôi”. Ông đã vui lòng giảng dạy. Ông không đánh trận nghịch lại Đức Chúa Trời hay tìm cách chạy trốn khỏi Đức Chúa Trời giống như Giô-na. Tuy nhiên, ông nói cho chúng ta biết nếu ông không vui lòng mà làm thì cái chức vụ cũng vẫn phó thác cho tôi”. Cái chức vụ là công việc đã phó thác cho bạn, một sự tin cậy thánh. Nếu một người bạn nói cho bạn biết một bí quyết, người ấy đã phó thác cho bạn phải giữ lấy điều đó. Bạn đang có cái chức vụ cao hơn cả thông tin nữa. Bạn là một viên quản lý các thứ ơn và ta-lâng mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn. Bạn chịu trách nhiệm về tài chính, gia đình, công ăn việc làm của bạn, v.v… Hết thảy chúng ta đều là quản lý các tài nguyên của Đức Chúa Trời.
Phao-lô đã được Đức Chúa Trời giao thác với cái “chức vụ” của Tin lành. Vì vậy, một mặt ông giảng đạo vì ông biết Đức Chúa Trời sẽ ban cho ông một phần thưởng, còn ở mặt kia, ông hiểu rằng trong thực tế, ông giảng đạo vì đây là trách nhiệm của ông. Tôi yêu công việc giảng đạo! Tôi nghiên cứu suốt tuần lễ với sự dè dặt khi đứng ở đây và rao giảng lẽ thật của Đức Chúa Trời từng câu một! Giảng dạy là một sự vui mừng lớn. Tôi muốn làm một công việc tốt. Tôi cần phần thưởng của Đức Chúa Trời. Tôi cần Ngài phán: Được lắm, hỡi đầy tớ ngay lành và trung tín”. Tôi tin sẽ có nhiều phần thưởng cho sự phục vụ trung tín. Đồng thời, giảng dạy là một trách nhiệm, một chức vụ. Tôi phải giảng dạy. Tôi không có quyền lựa chọn. Tôi phải cẩn thận giải thích là chịu khó làm việc khi ban phát Ngôi Lời sao cho đúng mức. Đây là một gánh nặng. Đây là lý do tại sao Gia-cơ 3.1 chép: “Hỡi anh em, trong vòng anh em chớ có nhiều người tự lập làm thầy, vì biết như vậy, mình sẽ phải chịu xét đoán càng nghiêm hơn”. Bạn sẽ nói: Thưa Mục sư, còn tôi thì sao? Tôi không phải là nhà truyền đạo. Tôi không phải là Mục sư của Hội thánh. Tôi không có sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống tôi. Phân đoạn Kinh Thánh nầy nói với tôi điều gì?
Có thể bạn không đứng ở đàng sau tòa giảng hết tuần nầy đến tuần khác, nhưng nếu bạn đã được cứu bạn đã được Đức Chúa Trời kêu gọi. Bạn đã được kêu gọi và buộc phải chia sẻ Tin lành, phải sống cho Đấng Christ và phải trở thành quản gia trung tín các tài nguyên của Ngài. Hãy suy nghĩ với tôi về thắc mắc nầy. Đức Chúa Trời kêu gọi tôi phải làm gì ngay bây giờ? Ngài muốn tôi phải đi bước kế tiếp nào? Bây giờ, có phải bạn vâng theo những gì Đức Chúa Trời muốn bạn phải lo làm không? Đó là sự kêu gọi của bạn. Phải vâng lời.
D. PHAO-LÔ CÓ HAI PHẦN THƯỞNG TẠM TỪ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY CỦA ÔNG (câu 18).
Hãy chú ý hai phần thưởng được nhắc tới ở câu 18: “Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Ấy là khi giảng Tin Lành, thì giảng nhưng không, chẳng dùng quyền tôi có như người giảng Tin Lành”. Trước hết, Phao-lô đã giảng nhưng không. Ông có sự thỏa lòng rất lớn ở chỗ ông không đòi thù lao người ta khi thi hành chức vụ. Tôi cũng không đòi thù lao ai hết. Bạn chưa hề nhận một hóa đơn cần phải nộp cho các buổi thờ phượng. Có thể bạn đến đây trong phần đời còn lại của mình và không hề bỏ ra một xu và chưa hề có ai buộc cả. Thứ hai, Phao-lô không lạm dụng quyền của mình. Ông có quyền đòi hỏi người thành Cô-rinh-tô trợ giúp, nhưng ông không dùng cái quyền nầy. Ông biết rõ Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng cho sự phục vụ của ông ở trên trời, vì vậy ông đã từ bỏ lương bổng đời nầy để lấy các phần thưởng ở trên trời.
II. Ưu tiên của Phao-lô và được kẻ bị hư mất (các câu 19-23).
A. PHAO-LÔ ĐÃ HẠN CHẾ QUYỀN TỰ DO CỦA MÌNH ĐỂ ĐƯỢC KẺ BỊ MẤT (câu 18).
Câu 19 chép: “Vả, tôi đối với ai vẫn cũng là được tự do, mà tôi đành phục mọi người, hầu cho tôi được nhiều người hơn”. Phao-lô đã sống tự do. Tuy nhiên, ông không tận dụng sự tự do Cơ đốc của mình để ông được nhiều người hơn. Không nghi ngờ chi nữa, ông đang suy gẫm Châm ngôn 11.30: “Người khôn ngoan có tài được linh hồn người ta”. Phao-lô muốn nhiều người được cứu đến nỗi ông bằng lòng bỏ đi quyền tự do của mình trong Đấng Christ rồi trở thành một tôi tớ, một nô lệ cho Tin Lành. Ông đã nhìn thấy công tác rao giảng Tin lành như mắc một món nợ. Ông viết ở Rôma 1.14: “Tôi mắc nợ cả người Gờ-réc lẫn người dã man, cả người thông thái lẫn người ngu dốt”.
Ưu tiên của Phao-lô không đặt trong quyền tự do của ông. Ông sẽ từ bỏ quyền tự do đó; thậm chí trở thành một tôi tớ để làm phu phỉ một ưu tiên quan trọng hơn, là đem nhiều người đến với Đấng Christ. Ông vui lòng sửa đổi các thói quen của mình, kềm chế những ước muốn và thay đổi lối sống của mình nếu có việc gì trong những việc ấy sẽ làm ngăn trở ai đó không đạt tới đức tin nơi Chúa. Há đây không phải là những gì Chúa Jêsus đã làm sao? Ngài đã từ bỏ sự vinh hiển của thiên đàng để trở thành Cứu Chúa của chúng ta. Ngài đã tự mình hạn chế vì cớ chúng ta. Philíp 2.5-8 chép: “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự”.
Phao-lô nói: Tôi đành phục mọi người. Xuất Ê-díp-tô ký 21.1-6 minh họa sự quy phục tình nguyện nầy. Dưới Luật pháp Môi-se, một tôi tớ buộc mình phải phục vụ trong 6 năm và rồi được phóng thích. Tuy nhiên, nếu người nầy yêu mến chủ mình và thích giữ lấy tình trạng nô lệ thường trực, người phải ra cổng thành và bằng một nghi thức công khai, và lỗ tai người được xỏ. Phao-lô đã trở thành một tôi tớ cho mọi người vì cớ Tin lành.
Ước ao của ông là được nhiều người hơn. Tôi phải nói cho bạn biết rằng câu nầy đã thuyết phục tôi nhiều lắm vào tuần nầy. Chúng ta tha thiết như thế nào về công cuộc truyền giáo? Sự ưu tiên làm chứng cho người khác biết các tin tức tốt lành về sự cứu rỗi nhiều như thế nào? Tôi tin chúng ta phải ăn năn về những điều ưu tiên và theo đuổi ích kỷ của mình và dâng mình cho ưu tiên quan trọng nhất trong mọi ưu tiên, là Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ.
B. PHAO-LÔ ĐÃ SỬ DỤNG QUYỀN TỰ DO CỦA MÌNH ĐỂ ĐƯIỢC NHIỀU HẠNG NGƯỜI KHÁC NHAU (các câu 20-22a).
Trước tiên, Phao-lô nói ở câu 20: “Với người Giu-đa, tôi ở như một người Giu-đa, hầu được những người Giu-đa…”. Là một Cơ đốc nhân, Phao-lô đã được buông tha đối với những truyền thống theo nghi thức và biểu tượng của người Do thái. Tuy nhiên, ông vui vẻ dự phần trong các nghi thức của người Do thái để được cơ hội chia sẻ những tin tức tốt lành về Đấng Christ. Ông đã nói ở Rôma 9.3: “Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác”. Có phải chúng ta đạt được loại tình yêu đó để đến với kẻ bị hư mất?
Thứ hai, ông cũng nói ở câu 20: “…với những người dưới quyền luật pháp, (dầu chính tôi chẳng ở dưới quyền luật pháp), tôi cũng ở như kẻ dưới quyền luật pháp, hầu được những người dưới quyền luật pháp”. Khi ở giữa những người Do thái, là những kẻ đã sống nghiêm khắc dưới luật pháp Cựu Ước, Phao-lô đã sống giống như ông đang ở dưới luật pháp. Thí dụ, ông đã làm theo chế độ ăn uống của họ. Phao-lô cũng đã làm phép cắt bì cho Ti-mô-thê theo Công vụ các Sứ đồ 16.3: “bởi cớ những người Giu-đa ở trong các nơi đó”. Ông sẽ chẳng làm gì để ngăn trở mối quan hệ của ông với người mà ông đang làm việc với.
Thứ ba, và ngược lại, ông nói ở câu 21: “với những người không luật pháp, (dầu đối với Đức Chúa Trời tôi không phải là không luật pháp, vì tôi ở dưới luật pháp của Đấng Christ), song tôi cũng ở như người không luật pháp, hầu được những người không luật pháp”. Ông không có ý nói ông sẽ vi phạm bộ luật đạo đức của Đức Chúa Trời và sống theo ý muốn của mình. Thay vì thế, ông có ý nói rằng ông sẽ sử dụng một số thói tục của dân Ngoại. Ông sẽ bước vào nhà của họ, ăn thức ăn của họ, v.v… Cũng một thể ấy, các vị giáo sĩ phải thích nghi với văn hóa và thói tục của các nhóm dân tộc mà họ đang tìm cách tiếp cận.
Thứ tư, Phao-lô nói trong câu 22a: “Tôi ở yếu đuối với những người yếu đuối, hầu được những người yếu đuối…”. Có và luôn luôn sẽ có những người không hiểu tới sứ điệp Tin lành. Phao-lô không phiền đi chậm chậm hay nhắc lại những bài học cơ bản để giúp cho những kẻ yếu đuối hiểu.
C. PHAO-LÔ TRỞ THÀNH MỌI SỰ CHO MỌI NGƯỜI ĐỂ CỨU ĐƯỢC MỘT VÀI NGƯỜI (các câu 22b-23).
Hãy chú ý lại phần cuối của câu 22: “…tôi đã trở nên mọi cách cho mọi người, để cứu chuộc được một vài người không cứ cách nào”. Phao-lô không có ý nói rằng ông thỏa hiệp hay thay đổi Tin lành. Thực vậy, ông đã nói thẳng thừng ở Galati 1.9: “Tôi đã nói rồi, nay lại nói lần nữa: Nếu ai truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin Lành anh em đã nhận, thì người ấy đáng bị a-na-them!” Ông không thay đổi sứ điệp Tin lành để giúp đỡ cho nhiều người.
Trong mấy năm gần đây, câu nầy đã bị lạm dụng rất tệ hại. Câu nầy thường xưng công bình tất cả những loại thay đổi. Nguyên tắc của Phao-lô không làm cho kẻ mà ông làm chứng cho phải khó chịu đã đạt tới chỗ quá khích. Thí dụ, trong những năm gần đây, nhiều nhà thờ đã phỏng theo những gì được gọi là sự “nhạy cảm của kẻ tìm kiếm”. Về mặt cơ bản, những phương tiện đang dời đi bất cứ một sự ngăn trở nào mà những kẻ không tin sẽ có khi đến với nhà thờ. Vì vậy, âm nhạc phải thay đổi. Mỹ quan phải thay đổi. Ngay cả sự giảng dạy phải thay đổi. Kết quả sau cùng, ấy là Tin lành thực sự đã thay đổi. Tin lành tự nhiên đang ở thế bị tấn công. Trừ phi chúng ta thấy khó chịu bởi tội lỗi của chính mình, chúng ta thực sự chưa hề được cứu. Vì vậy, kết quả sau cùng của quá trình điều chỉnh nầy, ấy là thế gian đang tràn ngập ngày càng nhiều trong Hội thánh. Sự ấy chẳng phải là điều mà Phao-lô đã có trong lý trí với câu nầy.
Thay vì thế, những gì Phao-lô muốn nói, ấy là ông vui lòng từ bỏ bất cứ sự tự do nào để đến với người khác vì cớ Đấng Christ. Ông nói ở 8.13: “Cho nên, nếu đồ ăn xui anh em tôi vấp phạm, thì tôi sẽ chẳng hề ăn thịt, hầu cho khỏi làm dịp vấp phạm cho anh em tôi”. Thái độ, ấy là nếu việc ăn thịt hay hút thuốc hoặc uống rượu hay bất cứ điều chi ngăn trở tôi không phục vụ Đấng Christ ở chỗ đầy dẫy nhất, tôi sẽ từ bỏ điều ấy. Sau cùng, Phao-lô nói ở câu 23: “Mọi điều tôi làm, thì làm vì cớ Tin Lành, hầu cho tôi cũng có phần trong đó”. Chúng ta làm gì vì cớ Tin lành”? Không một điều chi khác sẽ là quí báu đâu. Tình yêu của chúng ta dành cho Đấng Christ và tình yêu của chúng ta dành cho kẻ bị mất phải là ưu tiên tác động mạnh trong đời sống của chúng ta.
Trong mấy câu sau cùng của chương nầy, Phao-lô mô tả thêm một điểm ưu tiên nữa cần phải sống theo: ấy là phần thưởng ở trên trời. Vì cớ thời gian hạn hẹp, chúng ta sẽ khám phá điểm ấy vào tuần tới. Chúng ta hãy kết thúc hôm nay với một số thắc mắc cần phải tra xét. Thứ nhứt, đâu là những ưu tiên chính trong đời sống tôi hôm nay? Điều chi thực sự đến trước tiên trong đời sống tôi? Tư tưởng hay sức lực, cái nào chiếm nhiều thì giờ của bạn nhất?
Thứ hai, những ưu tiên của tôi có giá trị vĩnh viễn không? Một trăm năm sau khi bạn qua đời, những gì bạn xem trọng hôm nay có tạo nên sự khác biệt nào không? Còn nữa, những điểm ưu tiên của bạn có giá trị đời đời nào không? Bạn đang chất chứa của cải ở trên trời hay dưới đất? Thứ ba, những ưu tiên của tôi có song hành với Kinh Thánh không? Có phải bạn đang chu toàn ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời trong đời sống của bạn không? Bước kế tiếp Ngài muốn bạn phải bước đi là gì? Có phải bạn đang bước theo bước ấy? Nếu không, tại sao không? Có phải bạn quan tâm đến công cuộc truyền giáo? Xuất phát từ tình yêu thương, bạn có chịu hạn chế quyền tự do của mình không?
++++++++++++++++++++
“Sống theo những điều ưu tiên một” – Phần 2
I Côrinhtô 9.15-27
Tuần nầy chúng ta sẽ hoàn tất sứ điệp mà tôi đã bắt đầu tuần trước với đề tựa là Sống Theo Những Điều Ưu Tiên Một. Tôi bắt đầu sứ điệp bằng cách yêu cầu bạn phải xem xét bạn cảm thấy thế nào nếu bác sĩ cho bạn hay là bạn sắp chết. Tin tức cho hay mình sắp chết làm thay đổi đời sống bạn ra sao? Tuy nhiên, sự thực cho thấy rằng chúng ta SẼ chết! Chúng ta có thể gọi là sống nhưng chắc thật chúng ta sẽ chết. Hêbơrơ 9.27 chép: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét”. Hết thảy chúng ta sẽ giữ phần trang bị cho mình với sự chết.
Vì thì giờ của chúng ta trên đất là ngắn ngủi, chúng ta sẽ sống với một ý thức cấp bách, một ý thức có mục đích và một ý thức về sự ưu tiên. Hãy lắng nghe Ê-phê-sô 5.14-17: “Cho nên có chép rằng: Ngươi đang ngủ, hãy thức, hãy vùng dậy từ trong đám người chết, thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng ngươi. Vậy, hãy giữ cho khéo về sự ăn ở của anh em, chớ xử mình như người dại dột, nhưng như người khôn ngoan. Hãy lợi dụng thì giờ, vì những ngày là xấu. Vậy chớ nên như kẻ dại dột, nhưng phải hiểu rõ ý muốn của Chúa là thế nào”. Lời kêu gọi là phải TỈNH THỨC và phải LỢI DỤNG hay mua lại thì giờ. Kinh Thánh buộc Cơ đốc nhân phải sống có mục đích cho sự ưu tiên.
Khi chúng ta xem xét phân nửa sau của chương 9, sứ đồ Phao-lô giải thích ba điểm ưu tiên liên tục dẫn dắt đời sống của ông. Chúng ta hãy ôn lại vắn tắt hai ưu tiên đầu mà chúng ta đã khám phá trong tuần qua và rồi đào sâu vào ưu tiên thứ ba.
I. Ưu tiên của Phao-lô là làm tròn ơn kêu gọi của ông (các câu 16-18).
Hết thảy chúng ta có một ơn kêu gọi từ Đức Chúa Trời. Ơn kêu gọi của Phao-lô là rao giảng Tin Lành.
A. PHAO-LÔ KHÔNG KHOE KHOANG TRONG VIỆC RAO GIẢNG TIN LÀNH (câu 16a).
Ông nói ở câu 16: “Ví bằng tôi rao truyền Tin Lành, tôi chẳng có cớ gì khoe mình …”. Ông không kiêu ngạo về khả năng giảng đạo của mình. Phao-lô có thể khoe về Tin lành, nhưng không khoe trong việc rao giảng của ông. Ông vui vẻ rao giảng những tin tức tốt lành nói tới ân điển và sự chuộc tội qua Đấng Christ. Tuy nhiên, ông đã không khoe trong việc giảng đạo của ông. Sứ điệp phải là quan trọng nhất. Sứ giả thì kém quan trọng hơn. Ông chỉ là một công cụ ở trong tay của Chúa. Chúng ta đừng bao giờ khoe hay trở nên kiêu căng về sự kêu gọi và sự ban ơn của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta. Mọi sự chúng ta có hay chúng ta có thể làm đều đã được ban cho bởi Đức Chúa Trời.
B. PHAO-LÔ ĐÃ RAO GIẢNG VÌ LÀ LẼ CẦN KÍP (câu 16b).
Hãy xem lại câu 16: “Ví bằng tôi rao truyền Tin Lành, tôi chẳng có cớ gì khoe mình, vì có lẽ cần buộc tôi; còn không rao truyền Tin Lành, thì khốn khó cho tôi thay!” Nói cách khác, Phao-lô đang nói ông chẳng có một sự lựa chọn nào hết. Đức Chúa Trời KHIẾN ông phải giảng đạo.
Phao-lô không phải là người đầu tiên phải giảng đạo vì có lẽ cần kíp đó. BALAAM đã tìm cách rủa sả dân Israel nhưng Đức Chúa Trời đã khiến ông phải chúc phước cho dân ấy. GIÔNA đã được kêu gọi đến với thành Ninive, nhưng đã tìm cách trốn sang Ta-rê-si. Sau khi Đức Chúa Trời để cho ông tốn một ít thời gian ở trong bụng con cá lớn, ông đã ngần ngại đến giảng ở nơi mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông. Đức Chúa Trời đã truyền cho ÊXÊCHIÊN ngay từ ban đầu rằng chẳng có ai chịu tin theo ông và người ta sẽ bác bỏ sứ điệp của ông. Tuy nhiên, ông vẫn lo rao giảng Lời của Đức Chúa Trời.
Chính mình Phao-lô đã được Đức Chúa Trời kêu gọi ở một tư thế rất đặc biệt. Sau khi ông bị mù trên con đường đến thành Đa-mách, Đức Chúa Trời phán với Anania trong Công vụ các Sứ đồ 9.15: “Hãy đi, vì ta đã chọn người nầy làm một đồ dùng ta, để đem danh ta đồn ra trước mặt các dân ngoại, các vua, và con cái Y-sơ-ra-ên”. Tôi hiểu điều nầy. Tôi không muốn trở thành một nhà truyền đạo. Tôi không hề dự trù mình sẽ trở thành một vị Mục sư. Tuy vậy, Đức Chúa Trời đã kêu gọi tôi. Đức Chúa Trời đã kêu gọi bạn phải trở thành … có thể không trở thành một Mục sư hay nhà truyền đạo, nhưng Ngài đã kêu gọi bạn phải sử dụng các ân tứ, thì giờ và ta-lâng để phục vụ Ngài. Đừng chần chừ nữa. Đừng trốn tránh Ngài. Ưu tiên một trong đời sống của bạn sẽ là chu toàn ơn kêu gọi mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn. Rồi đến cuối cuộc đời, bạn có thể nói với Phao-lô: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin” (II Timôthê 4.7).
C. SỰ RAO GIẢNG CỦA PHAO-LÔ LÀ MỘT CHỨC VỤ (các câu 17-18).
Phao-lô nói trong câu 17: “Nếu tôi vui lòng làm việc đó, thì được thưởng; lại nếu tôi không vui lòng mà làm, thì cái chức vụ cũng vẫn phó thác cho tôi”. Một chức vụ là việc được phó thác cho bạn, một sự phó thác thiêng liêng. Phao-lô đã được Đức Chúa Trời giao thác cho với chức vụ về Tin Lành. Vì vậy, một mặt ông lo rao giảng vì ông biết rõ Đức Chúa Trời sẽ ban cho ông một phần thưởng, còn ở mặt kia, ông vốn hiểu rõ rằng trong thực tế, ông lo rao giảng vì đây là trách nhiệm của ông. Bạn không thể đứng sau tòa giảng hết tuần nầy sang tuần khác trừ phi bạn đã được cứu, bạn đã được Đức Chúa Trời kêu gọi. Bạn có một chức vụ. Ưu tiên trước hết và quan trọng nhất trong đời sống của bạn sẽ phải là lo chu toàn sự kêu gọi ấy.
II. Ưu tiên của Phao-lô là được kẻ bị mất (các câu 19-23).
A. PHAO-LÔ HẠN CHẾ QUYỀN TỰ DO CỦA MÌNH ĐỂ ĐƯỢC KẺ BỊ HƯ MẤT (câu 18).
Câu 19 chép: “Vả, tôi đối với ai vẫn cũng là được tự do, mà tôi đành phục mọi người, hầu cho tôi được nhiều người hơn”. Ưu tiên của Phao-lô không phải là sự tự do của riêng ông. Ông sẽ từ bỏ sự tự do; ngay cả trở thành một nô lệ để chu toàn ưu tiên lớn lao hơn, chinh phục người ta về cho Đấng Christ. Ông sẽ vui vẻ giảm bớt các thói quen, kềm chế những ước muốn và thay đổi lối sống của mình nếu có bất cứ việc gì trong số nầy làm ngăn trở ai đó không đạt tới đức tin nơi Chúa.
B. PHAO-LÔ SỬ DỤNG SỰ TỰ DO CỦA ÔNG ĐỂ CHINH PHỤC NHIỀU LOẠI NGƯỜI KHÁC NHAU (các câu 20-22a).
Phao-lô cung ứng sự tôn trọng và kính nể đối với người Do thái, những ai đang ở dưới Luật pháp của Môise. Ông đã hạn chế sự tự do Cơ đốc của mình để không làm cho họ phải khó chịu hầu cho ông đưa được họ về với Đấng Christ. Tương tự, Phao-lô không tìm cách sống dưới luật pháp khi ông ở gần với dân Ngoại, những kẻ không có luật pháp. Ông sử dụng các thói quen của họ để làm chứng cho họ về Chúa Jêsus. Đối với những người yếu đuối, Phao-lô đã rất kiên nhẫn. Ông không phiền về việc đi chậm hay lặp đi lặp lại các bài học cơ bản.
C. PHAO-LÔ TRỞ NÊN MỌI CÁCH CHO MỌI NGƯỜI ĐỂ CỨU CHUỘC ĐƯỢC MỘT VÀI NGƯỜI (các câu 22b-23).
Hãy chú ý một lần nữa phần cuối của câu 22: “ … tôi đã trở nên mọi cách cho mọi người, để cứu chuộc được một vài người không cứ cách nào”. Phao-lô không có ý nói rằng ông đã thỏa hiệp hay thay đổi Tin Lành. Thực ra, ông đã nói thẳng trong Galati 1.9: “Tôi đã nói rồi, nay lại nói lần nữa: Nếu ai truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin Lành anh em đã nhận, thì người ấy đáng bị a-na-them!” Ông không kiến thiết một chức vụ “tìm kiếm nhạy cảm”. Thay vì thế, những gì Phao-lô muốn nói tới, ấy là ông đang bằng lòng từ bỏ bất kỳ một sự tự do nào để đem được nhiều người về cho Đấng Christ.
Được kẻ bị mất là ưu tiên của Phao-lô cũng là một ưu tiên trong đời sống của chúng ta. Thực thế, lý do duy nhứt Đức Chúa Trời để chúng ta lại trên đất sau khi Ngài cứu chúng ta để chúng ta sẽ trở thành những chứng nhân cho Ngài trong thế gian. Có phải chúng ta cam kết chia sẻ Tin Lành với người khác không? Với nhận định đó, chúng ta hãy sử dụng số lượng thì giờ còn lại của mình để đào sâu vào ưu tiên sau cùng của chúng ta.
III. Ưu tiên của Phao-lô là một phần thưởng thiên thượng (các câu 24-27).
Hãy chú ý câu 24 rằng ở giữa những người chạy thi “chỉ một người được thưởng”. Ở câu 25 chúng ta đọc thấy việc nhận “mão triều thiên hay hư nát” và một “mão triều thiên không hay hư nát”. Ở câu 27, Phao-lô nói tới khả năng bị bỏ. Những câu nầy nhấn mạnh ưu tiên của việc tìm kiếm một phần thưởng thiên thượng.
Kinh Thánh dạy chúng ta rằng khi đời nầy qua đi sẽ có những phần thưởng đời đời dành cho sự vâng phục và sự phục vụ trung tín. Trở lại ở chương 3, chúng ta đã nghiên cứu nói tới bema hay ngai phán xét của Đấng Christ. Mọi việc làm của chúng ta sẽ phải đưa qua lửa. Có việc sẽ là vàng, bạcbửu thạch. Có việc sẽ là gỗ, cỏ khôrơm rạ. Câu 8 chép: “…ai nấy sẽ nhận phần thưởng tùy theo việc mình đã làm”. Câu 14 chép: “Ví bằng công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình”.
Không cứ cách nào đó, ở cuối kỷ nguyên nầy, Đấng Christ sẽ ban thưởng cho các tôi tớ trung tín của Ngài. Trong thí dụ nói tới các ta-lâng, Chúa phán với các tôi tớ trung tín của Ngài: “Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi” (Mathiơ 25.21, 23). Kinh Thánh mô tả những phần thưởng thiên thượng nầy giống như các mão triều thiên vậy. Ở đây, trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, ở câu 25, Phao-lô mô tả một “mão triều thiên không hay hư nát”. Ở II Timôthê 4.8, chúng ta đọc thấy một “mão triều thiên của sự công bình”. Gia-cơ 1.12 nói tới một “mão triều thiên của sự sống”. I Phierơ 5.4 mô tả “mão triều thiên vinh hiển, chẳng hề tàn héo”.
Vì thế, một trong những ưu tiên quan trọng nhất trong cuộc đời của Phao-lô là những phần thưởng của cõi đời đời. Ông muốn trở thành hạng đầy tớ ngay lành và trung tín đó. Ông không muốn bỏ qua bất cứ điều chi mà Đức Chúa Trời đã dành cho ông. Phao-lô đang giúp cho chúng ta hiểu ý niệm các phần thưởng thiên thượng bằng cách áp dụng phần ứng dụng về cuộc đua của kẻ chạy thi. Hết thảy chúng ta đều quá quen thuộc với những trận đấu Olympic. Chúng ta xem từng trận đấu vào mùa hè hay mùa đông trên vô tuyến truyền hình cứ hai năm một lần. Những trận đấu Olympic thời xưa đã diễn ra cứ bốn năm một lần không ngắt quãng từ năm 776 TC cho tới lúc họ phải dừng lại bởi Hoàng đế La mã là Theodosius vào năm 393 SC.
Trong khi bạn quá quen thuộc với những trận đấu Olympic, có lẽ bạn chưa nghe nói tới những trận đấu của người sống ở vùng eo đất. Những trận đấu nầy được kể đặt ra cho những người sống ở eo đất, một cái eo hẹp của vùng đất nối thành phố Côrinhtô với lục địa. Mặc dù có cấp độ nhỏ hơn so với những trận đấu Olympic, các trận đấu ở vùng eo đất ấy rất được lòng người và là nguồn của nhiều sự tự hào cho người thành Côrinhtô. Chúng ta hãy xét qua hai phương diện trong việc nhận lãnh các phần thưởng thiên thượng.
A. NHẬN LÃNH CÁC PHẦN THƯỞNG THIÊN THƯỢNG ĐÒI HỎI PHẢI ĐỀ RA QUYẾT TÂM (các câu 24-25).
Câu 24 chép: “Anh em há chẳng biết rằng trong cuộc chạy thi nơi trường đua, hết thảy đều chạy, nhưng chỉ một người được thưởng sao? Vậy, anh em hãy chạy cách nào cho được thưởng”. Chúng ta hãy xét câu hỏi trước: “Anh em há chẳng biết rằng trong cuộc chạy thi nơi trường đua, hết thảy đều chạy, nhưng chỉ một người được thưởng sao?” Có một chút quở trách ở đây. Chúa Jêsus thường hỏi người Do thái: “Các ngươi há chưa đọc đến sao?” (xem Mathiơ 12.3,5; 19.4; 22.31). Ngay lập tức lý trí của họ đi thẳng đến bối cảnh các trận đấu vùng eo đất của chính họ. Từ ngữ Hy lạp nói tới cuộc đuastadion từ đó chúng ta mới có chữ “stadium” [vận động trường] của chúng ta. Họ sẽ hình dung những kẻ chạy thi đang nắm lấy mục tiêu rồi chạy nước rút tới mức đến hay trong một cuộc đua dài hơn đo những sãi chân của họ và lo bảo tồn năng lực để về tới mức sau cùng.
Trong cuộc đua, tất cả những người chạy thi sẽ chạy nhưng chỉ có một người thắng và duy nhứt “được thưởng”. Mục tiêu của vận động viên là rất rõ ràng: không một vận động viên nào chạy chỉ để chạy thôi! Họ đã tốn nhiều tháng và nhiều năm trời, thậm chí cả cuộc đời họ để tập luyện và sửa soạn cho cuộc đua. Họ tập luyện khó nhọc và từ bỏ nhiều thứ xa xỉ và khoái lạc không những để họ có thể hoàn tất cuộc chạy, mà họ còn phải thắng cuộc đua nữa. Vì vậy không có một vận động viên nào chạy chỉ để chạy; mà thay vì thế, từng vận động viên chạy để chiến thắng! Đấy là BỘ QUYẾT TÂM của ông! Mỗi ngày khi vận động viên tập luyện, người nghĩ tới việc chiến thắng. Mỗi lần người thúc đẩy cơ thể mình chịu khó nhọc hơn, người hạ quyết tâm phải chiến thắng.
Cũng một thể ấy trong đời sống Cơ đốc của chúng ta! Chúng ta không những chạy cuộc đua, mà chúng ta còn chạy để chiến thắng nữa! Sự khác biệt lớn giữa những cuộc thi của vận động viên và đời sống chúng ta là tín đồ, ấy là từng Cơ đốc nhân nào biết phấn đấu sẽ chiến thắng. Chúng ta không tranh đua nghịch lại tín hữu khác mà nghịch lại những chướng ngại đang đặt ở trước mặt chúng ta. Mỗi một người chúng ta đang chạy với chính cuộc đua của mình. Mỗi một người chúng ta có thể chiến thắng. Mỗi một người chúng ta có thể nhận lãnh phần thưởng đời đời.
Phao-lô nói: “Vậy, anh em hãy chạy cách nào cho được thưởng”. Hêbơrơ 12.1-2 thêm vào bức tranh nói tới đời sống Cơ đốc nầy giống như một cuộc đua: “Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta, nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời”.
Nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn” dường như đề cập tới nhiều người khác họ đã đi trước chúng ta, giống như những vị anh hào đức tin đã được nhắc tới trong chương 11. Ý tưởng ở đây, ấy là vì nhiều người khác đã hoàn tất cuộc chạy, vì nhiều người khác đã đoạt được giải thưởng, thì chúng ta cũng phải một thể ấy.
Bằng cách nào chúng ta chiến thắng? Trước hết, chúng ta phải “quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta”. Chúng ta ăn năn và đoạn tuyệt với tội lỗi nào cứ kéo ngược chúng ta lại. Chúng ta có thể gạt qua một bên những việc nhất định nào không nhất thiết là tội lỗi nhưng vẫn có thể ngăn trở chúng ta. Chúng ta có thể chọn không thực thi những quyền tự do Cơ đốc nhất định nào đó.
Thứ hai, chúng ta phải “lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta”. Đời sống Cơ đốc không phải là một cuộc chạy nước rút mà là cuộc thi marathon. Chúng ta phải hoàn tất cuộc chạy ấy với một bộ quyết tâm phải hoàn tất mỹ mãn. Thứ ba, chúng ta phải “nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin”. Chúng ta phải hướng mắt nhìn về Ngài và biết rõ khi chúng ta băng qua mức đến, Ngài sẽ có mặt ở đó để tiếp đón chúng ta! Ngài đã hoàn tất cuộc chạy ấy! Ngài đã gánh chịu thập tự giá và Ngài cũng sẽ giúp chúng ta hoàn tất cuộc chạy nữa! Cách đây nhiều năm, khi tôi còn ở trong đội chạy thi của nhà trường, tôi đã có những bạn đồng đội, thực sự họ không muốn có mặt ở đó. Họ không thích chạy. Họ không có bất cứ một sự khát khao đặc biệt nào để đua tranh hết. Họ chẳng có quyết tâm muốn chiến thắng. Kết quả là, họ chẳng muốn thêm gì vào trong đội chạy nữa hết. Họ chỉ tham gia có nửa vời. Cũng ý nghĩa ấy, có nhiều tín đồ tham gia chạy cuộc đua nhưng không chạy với một tư thế để họ có thể chiến thắng. Họ có mặt trong cuộc chạy, nhưng họ không chạy để chiến thắng. Đâu là mục đích của cuộc chạy một khi bạn không ra sức để chiến thắng?
Hãy xem câu 25. Ở đây chúng ta học biết nhiều về cách chạy để chiến thắng: “Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ, họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triều thiên không hay hư nát”. Đua tranh để đoạt được phần thưởng ra từ chữ Hy lạp agonizomai, và sát nghĩa có ý nói “chịu khổ”. Chúng ta có chữ “agony” [đau đớn cực độ về thể xác hay tinh thần] từ chữ nầy. Một vận động viên chịu khổ trong tập luyện. Biết điều độ là tập luyện sự tiết độ. Trở lại thời buổi cấm nấu và bán rượu, đã có những nhóm “cộng đồng không uống rượu” khuyến khích sự tiết độ trong việc dùng rượu.
Một vận động viên trả một giá rất cao dể chiến thắng. Người ấy phải chịu khổ. Người sử dụng sự tiết độ. Người chịu đựng sự tập luyện sôi nổi. Người phải thon thả, không để cho cơ thể mập lên và phát triển cơ bắp. Người tập luyện bắp thịt, hai lá phổi, những phản xạ, và khả năng chịu đựng của mình. Người ăn thức ăn lành mạnh khi người muốn chè chén say sưa. Người phải ngủ nhiều khi người muốn thức khuya. Người phải chối bỏ mình và đặt mình vào điểm nguy kịch … tôi muốn chúng ta có lý thuyết từ phim Rocky để hoạt động ở điểm nầy! Tôi có thể nghe thấy điểm ấy trong đầu của tôi! Tại sao? Tại sao người phải tự hành hạ mình chứ? Người làm vậy vì người muốn chiến thắng! Nếu một vận động viên sẽ trả một giá cao cho một chiến thắng tạm thời, vì một thành tích không bao lâu nữa sẽ bị người khác phá vỡ, chúng ta đáng phải bằng lòng trả một giá để đoạt được những phần thưởng đời đời của Đức Chúa Trời. Hãy xem lại câu 25b: “họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triều thiên không hay hư nát”.
Một người chiến thắng trong các cuộc thi ở vùng eo đất kia hay những trận đấu Olympic đã đoạt được một vòng hoa nguyệt quế. Vòng hoa tự bản thân nó chẳng là gì hết, nhưng nó tiêu biểu cho danh tiếng và số phận. Tuy nhiên, ngày hôm nay bạn có biết tên tuổi của bất kỳ ai trong những vận động viên xa xưa ấy không? Không. Di sản của họ đã qua mất từ lâu rồi. Vòng hoa của họ là hay hư nát. Những lần ôm hôn mà họ nhận được cho chiến thắng của họ đã trôi qua mất từ lâu rồi. Tuy nhiên, khi chúng ta thắng trong cuộc đua đời nầy, chúng ta nhận được “mão triều thiên không hay hư nát”. Phần thưởng của chúng ta sẽ mãi mãi là vô tận. Một thi sĩ đã nói Chỉ có một đời không bao lâu nữa sẽ qua. Chỉ có những việc được làm cho Đấng Christ sẽ còn lại cho đến đời đời. Chính Chúa Jêsus có phán: “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy, Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó” (Mathiơ 6.19- 21).
Kẻ thù, xác thịt của chúng ta và thế giới sa ngã nầy đang nhóm lại để cướp đi thì giờ và mục tiêu của chúng ta. Chúng ta dễ dàng lạc lối bởi những việc nhỏ. Chúng ta hãy hạ quyết tâm hướng mắt mình nhìn về phần thưởng và “nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Philíp 3.14).
B. NHẬN LÃNH CÁC PHẦN THƯỞNG THIÊN THƯỢNG ĐÒI HỎI PHẢI TỰ KỶ LUẬT (các câu 26-27).
Tuần nầy, tôi có đọc về một phụ nữ kia đã vất vả cả năm trời với trọng lượng của bà ấy. Sau cùng, bà đã tập luyện đủ để tự kỷ luật hầu làm mất đi trọng lượng quá dư thừa. Một trong những thách thức quan trọng nhất của bà ta là thôi không đến với cửa hàng bánh rán trên đường đến sở làm của bà ta. Bà ta không không dừng lại trong nhiều tháng trời và quyết định ban thưởng cho việc tự kỷ luật bản thân bằng cách dừng lại duy nhứt để uống một tách cà phê. Bà ta ngồi yên lặng bên cái bàn hớp từng ngụm trong khi ở bàn kế bên có một người đang ăn mấy cái bánh rán trông rất ngon lành. Khi ấy ông ta đứng dậy rồi ra đi để lại một cái bánh chưa đụng đến trên chiếc khăn ăn. Cái bánh nầy cũng là thứ bà ta rất ưa thích đây, nó còn được tráng đầy đường trên mặt nữa. Bà ta liếc mắt nhìn quanh, chẳng thấy ai để ý, nên chụp lấy cái bánh rồi bẻ ra. Khi ấy người kia quay trở lại với tách cà phê mới. Ông nhìn lên bàn và bà ta mĩm cười … với đường còn dính trên khoé miệng mình!
Hết thảy chúng ta đều cần phải biết tự kỷ luật. Hãy chú ý câu 26: “Vậy thì, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ; tôi đánh, chẳng phải là đánh gió”. Trong phân nửa đầu của câu nầy, Phao-lô vẫn đang sử dụng minh họa của việc chạy thi. Ở phân nửa thứ nhì, ông chuyển phần minh họa sang đấm bốc. Ông nói: ““Vậy thì, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ”. “Bá vơ” ra từ chữ adelos. Delos có nghĩa là “rõ ràng hay đơn giản”. Vì vậy adelos có ý nói “không rõ ràng hay không đơn giản”. Phao-lô đã nhất định. Ông đã có một mục tiêu rõ ràng. Ông muốn dẫn dắt người ta đến chỗ nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ. Ông đã viết trong Côlôse 1.28: “Ấy là Ngài mà chúng tôi rao giảng, lấy mọi sự khôn ngoan răn bảo mọi người, dạy dỗ mọi người, hầu cho bày tỏ mọi người trở nên trọn vẹn trong Đấng Christ ra trước mặt Đức Chúa Trời”. Mắt của Phao-lô đang ngửa trông phần thưởng. Ông hạ quyết tâm phải chiến thắng. Quyết tâm của ông đã khiến ông phải sống tự kỷ luật. Buồn thay, điều nầy lại không thực đối với nhiều Cơ đốc nhân. Hãy lắng nghe lời lẽ của John Phillips: Nhiều Cơ đốc nhân dường như không có sự hay biết nầy. Họ có thái độ vô tình, dửng dưng, yếu đuối đối với đời sống Cơ đốc. Họ lạc lối rất dễ dàng. Một cây mưa rào giữ họ luôn ở trong nhà. Một mái nhà tranh bên bãi biển có thể chiếm hết cả mùa hè của họ. Một buổi hòa nhạc, cú đập bóng của Jimmy, cơ hội cho một trận đấu golf miễn phí là mọi sự làm cho họ phải chệch hướng đối với những việc thực sự đáng kể. Họ có mặt tại cuộc đua không để chiến thắng. Mọi sự họ đang làm là tham dự trận đấu mà thôi.
Phao-lô nói: “tôi đánh, chẳng phải là đánh gió”. Tất nhiên câu nầy minh họa cho sự đấm bóng. Phao-lô vốn chẳng sơ sài đâu. Ông không phải là đang giả vờ đâu. Ông muốn lấy cái đai kia kìa. Ông bị đánh bầm tím và đổ máu ra. Tuy nhiên, ông đang đánh với ai vậy? Hãy xem câu 27: “song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng”. Phao-lô đang đánh với chính xác thịt của mình. Một bản dịch xưa nói “đày đọa thân thể tôi”. Đấy là những điều một số người trong quí vị đang làm sau khi ở nhà thờ về, quí vị đày đọa thân thể mình! Khi Phao-lô nói: “tôi đãi thân thể tôi” là dịch sát nghĩa từ ngữ hupopiazo“đánh phía dưới con mắt”. Đúng ra Phao-lô đang nói ông tự đánh bầm mắt mình.
Môn quyền anh xưa kia rất tàn bạo và thường kẻ thua bị chết ngay tiếng chuông rung. Người Hy lạp mang dây da hay đai da, quấn quanh hai bàn tay của võ sĩ, để cho cú đấm của họ được mạnh hơn. Thứ nầy được gọi là găng tay. Trong các trận đấu công khai trong thời của Phao-lô, găng tay “thường được thắt nút buộc lại, có bọc sắt và chì ở trong”.
Phao-lô không khuyến khích tự hành phạt mình bằng roi như nhiều người Công giáo đã thực hành trong nhiều năm trời. Thay vì thế, ông đang nói rằng ông đánh trận khó nhọc nghịch lại xác thịt mình và thắng hơn bất cứ ngăn trở nào muốn giữ ông không chu toàn được ơn kêu gọi của mình, chinh phục được kẻ bị mất và kiếm được một phần thưởng thiên thượng. Đâu là nổi lo của Phao-lô? Câu 27 chép: “…e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng”. Phao-lô đã giữ lấy cao độ những ưu tiên nầy vì lo rằng sau khi giảng dạy Lời Đức Chúa Trời cho nhiều người khác; ông sẽ thất bại không đòi được phần thưởng. Vì vậy hãy chạy đi. Hãy chạy cuộc thi ấy. Và hãy chạy theo một phương thức để bạn có thể chiến thắng!

Comments

BH-“Sống Theo Những Điều Ưu Tiên Số Một” – 1Côr. 9:15-27 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *