HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-“Giữ Hội Thánh Được Hiệp Một” – 1Côr. 3:18-25
BH-“GIỮ HỘI THÁNH ĐƯỢC HIỆP MỘT” – (1Côr. 3:18-25)
(Loạt Bài: I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI)
 
I Côrinhtô 3:18-25
Tôi đã đặt đề tựa cho loạt bài giảng từng câu một qua sách I Côrinhtô là “Hội Thánh gặp rắc rối” là vì hội chúng tại thành Côrinhtô nhất định đã bị nhiều rắc rối hành hại. Họ bị tan vỡ bởi bè phái và phân rẽ. Họ đã ích kỷ lo phục vụ bản thân mình thay vì phục vụ nhau. Họ đã để cho tình trạng vô đạo đức len vào, sự tà dâm thậm chí cả loạn luân mà chẳng thực thi kỹ luật của Hội Thánh. Đã có lộn lạo hôn nhân, lạm dụng sự tự do Cơ đốc, làm sai lệch vai trò của người nam người nữ trong Hội Thánh, xúc phạm Tiệc Thánh của Chúa, lạm dụng các ân tứ thuộc linh, chối bỏ lẽ đạo nói tới sự sống lại và keo kiệt trong công tác quản lý.
Vấn đề chính đầu tiên mà Phaolô xử lý trong sách nầy tất nhiên là những sự phân rẽ trong thân thể. Thực vậy, đấy là lẽ đạo của ba chương đầu tiên. Họ bị phân rẽ bởi lòng trung thành của họ đối với những vị giáo sư cùng những thứ triết lý khác nhau. Phaolô đã nói cho họ biết rằng điều nầy minh chứng họ vẫn còn là xác thịt và chưa trưởng thành về mặt thuộc linh. Ông nói, họ đang hành động giống như con đỏ trong Đấng Christ (các câu 1-4). Ông luận rằng những vị giáo sư đều là những người phục vụ, diakonoi“hầu bàn” là những kẻ mang đến cho họ thức ăn thuộc linh và không đáng được tôn cao. Vị sứ đồ tiếp tục dạy rằng một ngày kia họ sẽ đối diện với ngai phán xét của Đấng Christ, ở đó họ sẽ chịu mất phần thưởng dành cho mọi thái độ và cách ứng xử của họ. Ở các câu 16-17, ông nhắc cho họ nhớ họ là đền thờ của Đức Chúa Trời vì Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang ngự ở trong họ. Điều nầy có hai ứng dụng: Mỗi người tin Chúa là một đền thờ của Đức Chúa Trời”, về mặt chọn lọc thì Hội Thánh là đền thờ của Đức Chúa Trời và đấy là ý nghĩa mà hình bóng đã được sử dụng ở đây.
Chúng ta đã kết luận trong tuần vừa qua với lời cảnh báo mạnh mẽ ở câu 17: “Ví có ai phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ phá hủy họ; vì đền thờ của Đức Chúa Trời là thánh, mà chính anh em là đền thờ”. Bạn có nhớ Đừng gây rối với Texas là chiến dịch giảng Tin Lành mà bang của chúng ta đã mở ra cách đây một vài năm? Đây là một nổ lực để giữ người Texas không vứt rác bừa bãi trên xa lộ. Tiền phạt được đặt ra dành cho người nào vứt rác bừa bãi. Theo một ý nghĩa mạnh mẽ hơn, Đức Chúa Trời đang phán dạy: Đừng gây rối loạn trong Hội Thánh của Ta”.
Không một điều gì có giá trị đối với Đức Chúa Trời hơn Hội Thánh. Tân Ước mô tả Hội Thánh là cô dâu của Đấng Christ, là bầy chiên, là nhà, và là đồng ruộng của Ngài. Chúng ta có giá trị vì giá chuộc rất cao khủng khiếp mà Chúa Jêsus đã trả thay cho chúng ta. I Phierơ 1.18-19 nhắc nhở chúng ta: “vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít”.
Tài sản quí báu nhất của bạn là gì vậy? Có thể đó là một ngôi nhà, một công việc làm ăn, một chiếc xe, một vật gia truyền, v.v… Khi tôi tự hỏi mình câu hỏi ấy, tôi đã nghĩ tới một cây đàn guitar cổ điển mà tôi có. Tuy nhiên, trong thực tế gia đình tôi là rất quí báu đối với tôi. Tôi thưởng thức nhiều đồ đạt vật chất, nhưng có thể sống mà không có những thứ ấy. Gia đình của tôi là có giá trị nhất. Đấy là lý do tại sao tôi luôn bảo hộ cho gia đình tôi. Tôi sẽ nhượng bộ mọi thứ để có gia đình đó. Theo một ý nghĩa sâu sắc hơn, Đức Chúa Trời lo bảo hộ Hội Thánh của Ngài vì đối với Ngài chẳng một thứ gì trên thế gian có giá trị hơn Hội Thánh.
Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ gói ghém phân đoạn nầy về sự bất hoà trong Hội Thánh. Trước khi chúng ta đào sâu vào phân đoạn, tôi muốn biết chắc rằng mỗi một người chúng ta đều hiểu rõ một nguyên tắc quan trọng: sự hiệp một của Hội Thánh là trách nhiệm CỦA BẠN. Nếu Hội Thánh của chúng ta đã được hiệp một, sở dĩ như thế là vì mỗi thuộc viên đều muốn Hội Thánh phải hiệp một và làm việc để duy trì cho Hội Thánh luôn hiệp một. Nếu Hội Thánh bị rạn nứt và chia rẽ, sở dĩ như thế là vì chúng ta đã đặt những ham muốn ích kỷ riêng của mình lên trên các nhu cần của toàn thể Hội Thánh. Vì vậy, xin cho phép tôi chỉ ra cho bạn thấy ba phương thức để giữ gìn cho Hội Thánh được hiệp một.
I. Hãy chọn sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, chớ không phải sự khôn ngoan của thế gian (các câu 18-20).
Vấn đề gốc mang lại sự phân rẽ cho bất cứ Hội Thánh nào là sử dụng sự khôn ngoan theo đời nầy của con người. Nói cách khác, chúng ta không thể làm công việc của Đức Chúa Trời theo phương thức của thế gian. Hãy chú ý ba phương thức Phaolô đang mô tả sự khôn ngoan của con người ở các câu 18-20.
A. SỰ KHÔN NGOAN CỦA CON NGƯỜI CÓ TÍNH CÁCH DỐI GẠT (câu 18).
Câu 18 chép: “Chớ ai tự dối mình: nếu có ai trong vòng anh em tưởng mình khôn ngoan theo cách đời nầy, hãy trở nên dại dột, để được nên khôn ngoan”. Hãy xem kỹ câu mở đầu: Chớ ai tự dối mình. Rõ ràng là có ý nói chúng ta có thể tự dối mình. Giêrêmi 17.9 chép: “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?” Sự thực, ấy là chúng ta dễ dàng bị dối gạt về nhiều thứ. Phaolô nói trong Rôma 7.11 rằng tội lỗi…dỗ dành tôi. Êphêsô 5.6 cảnh cáo: “Đừng để cho ai lấy lời giả trá phỉnh dỗ…”. Côlôse 2.4 cảnh cáo tương tự: “hầu cho chẳng ai lấy lời dỗ dành mà lừa dối anh em”. I Côrinhtô 6.9 bảo đừng để bị dối gạt về ai sẽ được vào trong thiên đàng. I Côrinhtô 15.33 chép: “Anh em chớ mắc lừa: bạn bè xấu làm hư thói nết tốt”. Galati 6.3 chép: “Vì, nếu có ai, dầu mình không ra chi hết, mà cũng tưởng mình ra chi ấy là mình dối lấy mình”. Galati 6.7 chép: “Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy”. II Têsalônica 2.3 truyền cho chúng ta đừng để bị lừa dối về những biến cố của lời tiên tri. Giacơ 1.14-16 cảnh cáo chúng ta đừng để bị dối gạt vì tư dục bên trong không kiểm soát được sẽ làm phát sinh ra tội lỗi ở bên ngoài. I Giăng 1.8 chép: “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta”.
Mục đích, ấy là chúng ta dễ bị dối gạt lắm, cho nên chúng ta phải canh chừng tâm trí của mình. Châm ngôn 4.23 chép: “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra”. Khi phải nghĩ đến Hội Thánh, chúng ta phải để cho Kinh Thánh làm tiêu chuẩn của chúng ta. Chúng ta phải canh chừng chống lại việc sử dụng sự khôn ngoan của con người để giải quyết các vấn đề thuộc linh.
Phaolô nói ở đây trong câu 18: “Chớ ai tự dối mình: nếu có ai trong vòng anh em tưởng mình khôn ngoan theo cách đời nầy, hãy trở nên dại dột, để được nên khôn ngoan”. Nhân vật mà ông mô tả làkhôn ngoan theo cách đời nầy là kẻ hành động theo sự khôn ngoan phàm tục, thuộc về đời nầy. Ông đề cập tới kẻ đã được cứu nhưng không suy nghĩ theo Kinh Thánh. Quan điểm về thế gian của người ấy là phàm tục. Có thể người ấy có đủ thứ trang bị về thành công ở ngoài mặt, học vấn, tiền bạc, v.v…, nhưng người ấy lại chưa trưởng thành về mặt thuộc linh. Mỗi nhà thờ đều có hạng người thể ấy. Họ gây ra sự phân rẽ lộn xộn vì họ muốn làm công việc của Đức Chúa Trời theo cách của thế gian.
Buồn thay, nhiều Hội Thánh lại chọn lãnh đạo của họ trên cơ sở sự khôn ngoan đời nầy. Thay vì tìm kiếm những con người với đầy đủ tư chất theo Kinh Thánh được thấy có trong I Timôthê 3 và Tít 1, họ tìm kiếm những con người sống thành công trong thương trường, học vấn hay chính trị. Kết quả là Hội Thánh không được hướng dẫn bằng các nguyên tắc theo Kinh Thánh, mà bằng một chương trình nghị sự theo kiểu thế gian.
Phaolô nói với hạng người có lý trí theo đời nầy “hãy trở nên dại dột, để được nên khôn ngoan”. Nguyện người ấy vứt bỏ sự khôn ngoan theo con người của mình đi và tìm kiếm sự khôn ngoan tin kính. Người ấy nên đặt gương mặt của mình vào Kinh Thánh và lớn lên trưởng thành về mặt thuộc linh. Còn bạn thì sao? Phải chăng bạn có một nhận định cấp thế giới theo Kinh Thánh hay nhận định cấp thế giới theo kiểu phàm tục? Phải chăng suy tưởng của bạn đã được Kinh Thánh hay văn hoá dẫn dắt? Bạn suy nghĩ giống như người tin Chúa hay giống như một người chưa được cứu? Phải cẩn trọng đấy, Satan sẽ chuẩn bị bạn là một kẻ tạo ra sự phân rẽ tích cực nhất. Còn nhớ Giu-đa không? Hắn đã ngồi nghe Chúa Jêsus dạy dỗ trong hơn ba năm trời, song đến cuối cùng lại chọn sự khôn ngoan riêng của mình mà bán đứng Cứu Chúa của chúng ta.
B. SỰ KHÔN NGOAN CỦA CON NGƯỜI LÀ DẠI DỘT LẮM (câu 19).
Hãy xem kỹ câu 19: “vì sự khôn ngoan đời nầy trước mặt Đức Chúa Trời là sự dại dột. Như có chép rằng: Ấy là Chúa bắt những kẻ khôn ngoan trong mưu kế họ”. Phaolô nói sự khôn ngoan đời nầysự dại dột giống như con nít vậy. Khi ấy ông đang trưng dẫn từ Gióp 5.13: “Ngài bắt kẻ khôn ngoan trong chước móc họ”. Điều nầy nhắc cho tôi nhớ tới sách Êxơtê khi Haman trồng một cây trụ cao 50 trượng để treo Mạcđôchê người Do thái rồi kết thúc mình bị treo ở trên đó. Một lần nữa, Galati 6.7 chép: “Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy”.
Sự khôn ngoan đời nầy được thấy có nơi nhiều Cơ đốc nhân, họ đang tìm kiếm những câu trả lời trong xã hội thay vì trong Kinh Thánh. Luôn luôn có một số người như thế. Họ không thể thông cảm với những gì người khác đã nói hay đã làm. Họ phải phát biểu. Họ phải chỉ trích, phê phán. Họ phải xưng công bình mọi cảm xúc của họ. Họ nhắc cho tôi nhớ tới câu châm ngôn Ả rập xưa, câu ấy nói như sau: Người nào không biết và không biết mình không biết là kẻ dại dột. Hãy tránh xa người ấy. Người nào không biết và biết mình không biết là người rất bình dị, dễ dạy. Hãy dạy dỗ người ấy. Hãy nghe đây, chẳng có việc gì sai khi thắc mắc về chức năng lãnh đạo trong Hội Thánh. Chẳng có việc gì sai khi thắc mắc về sự dạy dỗ … nghĩa là bao lâu bạn không sử dụng sự khôn ngoan đời nầy. Nếu bạn bất đồng với điều chi tôi dạy dỗ và điều đó làm cho bạn phải bối rối. Hãy đến gặp tôi đi. Nhưng khi bạn đến, hãy đem theo quyển Kinh Thánh! Có thể là tôi sai trật và bạn có thể chỉ cho tôi thấy điều sai trật đó. Có thể bạn sai lầm và tôi có thể chỉ cho bạn thấy bạn đã sai ở chỗ nào! Nhưng chẳng ai trong chúng ta mong muốn sự dai dột của thế gian bao trùm lấy mọi tư tưởng của chúng ta. Nếu bạn có thắc mắc về chức năng lãnh đạo, một quyết định đã được đưa ra hoặc mới dự tính, hãy đến gặp tôi hay gặp các trưởng lão khác. Hãy đến trong những buổi nhóm hàng tuần của chúng ta. Hãy đưa ra những thắc mắc. Hãy thách thức chúng tôi.
Nhưng hãy đến với sự cầu nguyện chuẩn bị và tìm kiếm sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, chớ chẳng phải của loài người. Cho phép tôi cung ứng cho bạn một trường hợp cụ thể cho thấy sự dại dột của khôn ngoan đời nầy đã vây hãm lấy Hội Thánh. Vào cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20, đã có một số lớn các học giả Kinh Thánh sáng chói, họ bất đồng nhiều điểm về giáo lý và sự giải thích. Tuy nhiên tất cả họ đồng ý vào một điểm nầy: Kinh Thánh là một quyển sách quan trọng của con người. Vì họ tin Kinh Thánh là một quyển sách của con người, họ cảm thấy thoải mái khi biết sửa đổi, thêm vào và xoá bỏ bất cứ phần nào không phù hợp với các ý tưởng mà họ đã định trước. Thí dụ, vì họ không tin việc viết lách đã được phát triển vào thời kỳ Môise, họ kết luận rằng Môise không thể viết sách Ngũ Kinh, là 5 sách đầu tiên trong Cựu Ước. Vì họ không tin vào những lời tiên đoán siêu nhiên, họ đã từ chối sự kiện Đaniên đã viết sách tiên tri của ông vì sách ấy nói trước với những biến cố chính xác đã diễn ra hàng mấy trăm năm sau đó và nhiều trăm năm nữa sẽ đến. John MacArthur nói về họ:Trên danh nghĩa của thuyết duy lý trí, họ đã làm tiêu hao Lời của Đức Chúa Trời, chỉ chừa lại những gì phù hợp với các xu hướng riêng của họ. Họ cũng làm tiêu hao một phần lớn Hội Thánh của Ngài, gây ra sự lộn xộn rất lớn không tưởng được, nào là nghi ngờ, vô tín và chia rẽ về mặt thuộc linh. Di sản của những kẻ ấy vẫn là những học viện, trường học và nhà thờ ô uế khắp cả thế gian”.
C. SỰ KHÔN NGOAN CỦA CON NGƯỜI LÀ VÔ ÍCH (câu 20).
Câu 20 chép: “Lại rằng: Chúa thông biết ý tưởng của người khôn ngoan; Ngài biết ý tưởng họ đều là vô ích”. Một lần nữa Phaolô trưng dẫn từ kinh Cựu Ước, lần nầy từ Thi thiên 94.11. Từ ngữ vô ích ra từ chữ mataios có nghĩa là “trống không, chẳng tích sự gì hết, hay hư không”. Sự khôn ngoan của con người hoàn toàn là trống không. Vua Solomon đã nhìn thấy điều đó. Sách Truyền đạo ghi lại sự tìm tòi của ông về ý nghĩa và tầm quan trọng khi tách riêng ra khỏi Đức Chúa Trời. Ngay phần mở đầu, ông nói cho chúng ta biết kết quả sự tìm tòi của ông. Ông nói trong 1.14: “Ta đã xem thấy mọi việc làm ra dưới mặt trời; kìa, thảy đều hư không, theo luồng gió thổi”.
Đấy là một sự mô tả rất thích ứng. Những người tin Chúa nào đang tìm kiếm ý nghĩa của việc tách ra khỏi Đức Chúa Trời và Lời của Ngài chỉ là theo luồng gió thổi mà thôi. Sự khôn ngoan của thế gian là hư không, chẳng tích sự gì hết và trống rỗng. Khi họ đứng trước ngai phán xét của Đấng Christ, hai bàn tay của họ sẽ trống không chẳng có chi hết dâng cho Chúa, trừ ra tro bụi. Cho nên, thay vì nương cậy vào sự khôn ngoan có tính cách dối gạt, dại dột, hư không của thế gian, những người tin Chúa nên kết hiệp với sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, với Lời của Đức Chúa Trời.
Mặc dù chúng ta có những khác biệt trong sự hiểu biết, chúng ta hết thảy phải đồng ý rằng Kinh Thánh là Lời không sai sót, được Đức Chúa Trời cảm thúc và hết thảy chúng ta đều phục theo Lời ấy. Chúng ta chẳng có cơ sở nào cho sự bất đồng đối với những lẽ đạo chính của Kinh Thánh. Thay vì thế, chúng ta phải “khuyên anh em vì đạo mà tranh chiến, là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (Giuđe 3).
Tôi rất vui khi thấy Hội Thánh của chúng ta có tiếng tăm là Hội Thánh chuyên dạy dỗ Kinh Thánh. Tôi không bị bối rối bởi danh xưng “Baptist” trên danh nghĩa của chúng ta, vì Baptists có một lịch sử lâu dài khi trở thành dân sự của quyển sách. Tuy nhiên, tôi quan tâm nhiều với việc trở thành con người theo Kinh Thánh hơn là trở thành người Báptít. Khi chúng ta đứng trước ngai phán xét của Đấng Christ, Chúa sẽ không hỏi chúng ta có trở thành người Baptist gương mẫu hay không, mà chúng ta có trở thành hạng người theo Kinh Thánh hay không mà thôi, chúng ta phải vâng theo Lời của Ngài.
Vì vậy, nếu chúng ta là một Hội Thánh hiệp một, chúng ta phải hiệp một trên cơ sở Lời của Đức Chúa Trời. Nơi nào các vị Mục sư cùng các cấp lãnh đạo thay thế Lời Đức Chúa Trời bằng các ý tưởng riêng của họ và sự khôn ngoan đời nầy, ở đó có sự lộn lạo và phân rẽ dấy lên không thể tránh được.
II. Hãy khoe mình trong Chúa, chớ đừng khoe về loài người (các câu 21-22).
Ở phần đầu của câu 21, Phaolô viết: “Vậy, chớ ai khoe mình về loài người”. Chúng ta biết đây là vấn nạn chính tại Hội Thánh Côrinhtô. Ông hỏi họ ở 1.12-13: “Tôi có ý nói rằng trong anh em mỗi người nói như vầy: Ta là môn đồ của Phao-lô; -ta là của A-bô-lô, -ta là của Sê-pha, -ta là của Đấng Christ. Đấng Christ bị phân rẽ ra sao? Có phải Phao-lô đã chịu đóng đinh trên cây thập tự thế cho anh em, hay là anh em đã nhân danh Phao-lô mà chịu phép báp tem sao?” Thêm nữa, ông còn nói trong 3.4-5: “Có người thì nói: Ta là môn đồ của Phao-lô; kẻ thì rằng: Ta là của A-bô-lô, vậy anh em há chẳng phải là người cũng như kẻ khác sao? Thế thì, A-bô-lô là ai, và Phao-lô là ai? Ấy là kẻ tôi tớ, mà bởi kẻ đó anh em đã tin cậy, y theo Chúa đã ban cho mọi người?”
Các tín hữu thành Côrinhtô đã nhắm vào những dị biệt nhỏ giữa các cấp lãnh đạo nầy rồi bất chấp sứ điệp mà họ đã rao giảng. Các tín hữu chưa trưởng thành nầy đã say mê nhiều về phong thái của các Mục sư nầy hơn là với Đấng Christ. Kết quả là, thay vì khoe khoang chỉ trong Chúa, họ đã khoe về Phaolô, Abôlô và Phierơ, dành phần vinh dự không thích ứng cho họ rồi vì thế làm chia rẽ Hội Thánh.
Các vị Mục sư đều khác nhau. Đức Chúa Trời ban ơn cho họ bằng những phương thức khác nhau rồi sử dụng họ ở nơi ân tứ của họ được cần đến. Đức Chúa Trời kết nối họ với những tín hữu nào cần tới chức vụ của họ và với những ai có thể tài trợ cho họ trong công việc của Nước Trời. Cho phép tôi cung ứng cho bạn thấy một vài trường hợp khác nhau của quí Mục sư nào đang đi ra hầu việc Chúa.
Thứ nhứt, một số Mục sư chủ yếu là nhà truyền giáo. Đây là ân tứ thuộc linh rất cao của họ. Họ sống để dẫn dắt người ta đến với Đấng Christ. Kết quả là, họ rao ra các sứ điệp truyền giáo, dạy dỗ các phương pháp truyền giáo, thường xuyên thách thức dân sự họ đi ra làm chứng đạo. Tôi đã làm việc với một vị Mục sư giống như vầy trong ba năm. Mặc dù ông không phải là một nhà truyền đạo lỗi lạc, ông đã làm phước cho đời sống tôi không lường được.
Thứ hai, một số Mục sư là những vị giáo sư chuyên dạy dỗ. Tất nhiên là bạn biết tôi phù hợp với phạm trù nầy. Tôi thích tra cứu Lời của Đức Chúa Trời ở chiều sâu để khám phá ra những bửu vật của Lời ấy, rồi đem trình chúng ra cho quí bạn mỗi tuần lễ. Tôi sẽ làm như vậy dầu tôi phải trả giá hay không! Đây không phải là một việc làm, mà là một sự kêu gọi! Cùng với Phaolô, tôi nói: “còn không rao truyền Tin Lành, thì khốn khó cho tôi thay!” (I Côrinhtô 9.16).
Thứ ba, một số Mục sư chủ yếu là lo chăn bầy. Họ chất chồng với lòng thương xót. Họ yêu mến dân sự và muốn sống với họ. Họ dành thì giờ để thăm viếng, trao đổi với nhiều người như có thể được. Tôi đã trao đổi với một vị Mục sư. Có lần ông nói:Thực sự, tôi không thích rao giảng đâu. Tôi thích rao giảng khi dân sự tôi đau ốm kìa. Cái điều ông muốn nói, ấy là ông thích thực hiện những lần thăm viếng ở bịnh viện. Ông kết thúc không phục vụ trong ban trị sự của một Hội Thánh lớn, ở đó mọi sự ông đã lo làm là chức vụ thăm viếng.
Thứ tư, một số Mục sư chủ yếu là hạng khâm sai. Những người nầy được ơn về mặt thuộc linh với những tài khéo lãnh đạo. Họ biết phải tổ chức như thế nào, ủy quyền và tác động người ta phục vụ. Thứ năm, một số Mục sư chủ yếu là hạng giáo sĩ. Giống như Phaolô, họ có một sự khải thị về Nước Trời. Họ lãnh đạo các Hội Thánh của họ vào mọi nổ lực truyền giáo sâu rộng và có một tấm lòng dành cho cả thế giới, chớ không chỉ có một cộng đồng.
Sự thực là mỗi vị Mục sư đều có một số trong tất cả những ân tứ và các động lực nầy. Tuy nhiên, chúng ta thường bị một trong số chúng quản trị. Mặc dầu Phaolô nói: chớ khoe mình về loài người một số Mục sư đang được nâng cao lên hơn những người khác. Cho phép tôi giải thích điều tôi muốn nói. Mục sư nào chịu khó làm việc lo trưởng dưỡng bầy chiên và sống một đời sống kiên định đều xứng đáng được người ta tôn trọng và noi theo. Ngược lại, Mục sư nào không trung tín dạy dỗ Ngôi Lời và vô tâm trong cung cách sống của mình không xứng đáng được tôn trọng như vậy, chỉ vì người ấy mặc lấy tước hiệu “mục sư”.
Tuy nhiên, bất luận tình trạng được ơn, nhân cách hay phong thái của vị Mục sư, người sẽ chịu xét đoán về sự trung tín của mình. Đấy là chìa khoá. I Timôthê 5.17 chép: “Các trưởng lão khéo cai trị Hội thánh thì mình phải kính trọng bội phần, nhất là những người chịu chức rao giảng và dạy dỗ”. I Têsalônica 5.12-13 chép: “Hỡi anh em, xin anh em kính trọng kẻ có công khó trong vòng anh em, là kẻ tuân theo Chúa mà chỉ dẫn và dạy bảo anh em. Hãy lấy lòng rất yêu thương đối với họ vì cớ công việc họ làm. Hãy ở cho hòa thuận với nhau”.
Giờ đây, hãy xem lại phần cuối của câu 21 và rồi câu 22: “vì mọi sự đều thuộc về anh em: hoặc Phao-lô, hoặc A-bô-lô, hoặc Sê-pha, hoặc thế gian, hoặc sự sống, hoặc sự chết, hoặc những sự bây giờ, hoặc những sự hầu đến. Hết thảy mọi sự đều thuộc về anh em”. Hết thảy mọi sự đều thuộc về anh em, nói như thế thì có ý gì? Nói như vậy có nghĩa là chúng ta cần phải vui mừng nơi mọi cấp lãnh đạo mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Tất cả những người thành Côrinhtô đáng phải vui mừng khi Đức Chúa Trời đã sai Phaolô đến với họ đặt nền tảng. Họ phải rung động khi nghe sự rao giảng đầy năng quyền và tài hùng biện của Abôlô. Họ đáng phải thích thú nơi bài làm chứng đầu tiên của Phierơ hay Xê-pha. Đức Chúa Trời đã ban phước dư dật cho Hội Thánh với một sự dư dật các cấp lãnh đạo tài năng, thế mà lẽ ra phải tán thưởng mỗi người trong số họ, họ đã tự chia ra theo mỗi một người ấy.
Chúng ta đang sống trong thời điểm có nhiều tài nguyên dư dật về lẽ thật theo Kinh Thánh! Dầu có nhiều sự dạy giả dối lừa gạt ở đó, cũng có nhiều sự dạy rất tuyệt vời. Nhiều quyển sách hay đã được in ấn. Đài phát thanh, TV và Internet cung ứng cho chúng ta sự tiếp cận trực tiếp sự giảng dạy theo Kinh Thánh. Quả đúng là tấn tới trong Chúa hết thảy mọi sự đều thuộc về anh em”.
Tuy nhiên, không những hết thảy những vị giáo sư dạy Kinh Thánh đều thuộc về anh em, mà thế gian cũng thuộc về anh em nữa. Thế gian ở đây là kosmos, thế giới đã được dựng nên. Mặc dù một ngày kia chúng ta sẽ cai trị thế giới nầy trong Vương quốc của Đấng Christ thuộc thời kỳ thiên hi niên, thế giới ấy vẫn thuộc về chúng ta. Cho phép tôi cung ứng cho bạn một thí dụ. Nếu bạn muốn đi săn ở Texas, thì bạn phải xin giấy phép mới được săn bắn vì tất cả đất đai đều là đất tư. Dù vậy, khi bạn đi lên những ngọn núi, đến khu rừng quốc gia, bạn có thể săn bắn gần như bất cứ đâu vì bạn làm chủ phần đất ấy. Hết thảy chúng ta đều làm chủ nó. Sự sống cũng thuộc về chúng ta nữa. Đức Chúa Trời muốn chúng ta tận hưởng sự đầy dẫy của cuộc sống. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 10.10: “Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt; còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật”. Trong Đấng Christ, chúng ta có một sự sống dư dật, một chất lượng sống không bao giờ phôi phai, hay hư mất. Ngài sống trong chúng ta và chúng ta chia sẻ sự sống của Ngài. Ngài phán trong Giăng 14.23: “Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta, Cha ta sẽ thương yêu người, chúng ta đều đến cùng người và ở trong người”. “Sự chết” cũng thuộc về chúng ta nữa. Đấng Christ đã chinh phục sự chết và trong Ngài chúng ta cũng chinh phục sự chết. Chúng ta không e sợ sự chết. Sự chết chỉ là sự giải thoát ngọt ngào bước vào cõi đời đời với Đấng Christ. Phaolô nói trong Philíp 1.21: “Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy”.
Chúng ta có những sự bây giờ. Điều nầy ám chỉ mọi sự chúng ta đang có và kinh nghiệm trong đời nầy. Nó bao gồm cả núi non và đồng trũng, niềm vui nổi buồn, sức khoẻ và tật bịnh, sự mừng rỡ và đau khổ của chúng ta. Chúng ta bước qua từng tình huống nhận biết bàn tay của Đức Chúa Trời đang ở trên chúng ta. Chúng ta vui mừng với Kinh Thánh giống như Rôma 8.28: “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định”.
Chúng ta có những sự hầu đến. Phaolô đã có được cái nhìn thoáng qua từng trời thứ ba, nơi Đức Chúa Trời đang ngự trị và cái nhìn ấy đã làm thay đổi ông cho đến đời đời. Dù chúng ta nhìn thấy tương lai ấy qua cái gương cách mập mờ (13.12) chúng ta cần phải đầy lòng tin cậy nơi những gì tương lai đó đang nắm giữ. Một ngày kia chúng ta sẽ nhìn thấy Đấng Christ mặt đối mặt. Phaolô kết luận câu 22 bằng cách tái khẳng định sự thực nầy: “Hết thảy mọi sự đều thuộc về anh em”. Những sự chia rẽ luôn luôn bắt đầu với sự ganh tỵ. Chúng ta chẳng có gì để phải ganh tỵ nhau. Mọi sự đều thuộc về chúng ta trong Đấng Christ! Hãy thờ lạy Đức Chúa Trời, chớ thờ lạy con người!
III. Nhìn biết bạn thuộc về Đức Chúa Trời, chớ không thuộc về chính mình (câu 23).
Chúng ta hãy chia câu nầy ra làm hai. Trước tiên Phaolô nói: “anh em thuộc về Đấng Christ”. Đúng là chúng ta mau quên chúng ta thuộc về Chúa Jêsus. Chúng ta là tài sản của Ngài. 6.20 chép: “Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời”. Vì chúng ta thuộc về Đấng Christ, chúng ta đang có sự hiệp một với Ngài. I Côrinhtô 6.17 chép: “Còn ai kết hiệp với Chúa thì trở nên một tánh thiêng liêng cùng Ngài”. Nếu bất cứ một tín hữu nào chối bỏ sự hiệp một với thuộc viên khác, người ấy đang chối bỏ sự hiệp một của mình với Chúa Jêsus. Chúng ta được kết nối cả chiếu ngang lẫn chiều dọc. Thứ hai, Phaolô nói: “Đấng Christ thuộc về Đức Chúa Trời”. Vì chúng ta thuộc về Đấng Christ và Ngài là một với Đức Chúa Cha, chúng ta thuộc về nhau. Trong lời cầu nguyện của Ngài trong vai trò thầy tế lễ thượng phẩm, Chúa Jêsus đã cầu thay cho mọi tín hữu khi Ngài nói: “Con vì họ mà cầu nguyện; chẳng phải vì thế gian mà cầu nguyện, nhưng vì kẻ Cha đã giao cho Con, bởi chưng họ thuộc về Cha. Phàm mọi điều thuộc về Con tức là thuộc về Cha, mọi điều thuộc về Cha tức là thuộc về Con, và Con nhân họ được tôn vinh…để hiệp làm một cũng như chúng ta vẫn là một: Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để cho họ toàn vẹn hiệp làm một, và cho thế gian biết chính Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu thương họ cũng như Cha đã yêu thương Con” (Giăng 17.9-10, 22-23).
Giờ đây, cho phép tôi hỏi bạn, làm sao dân sự đang là một như thế lại phân chia ra? Điều nầy xảy ra khi họ quên sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và đang nắm lấy sự khôn ngoan theo đời nầy. Điều nầy xảy ra vì họ tôn cao con người cách sai trái rồi quên thờ lạy Chúa. Điều nầy xảy ra khi họ quên họ là ai, rằng họ thuộc về Đức Chúa Trời. Thực vậy, họ đã được cứu nhưng chưa chịu đầu phục.
Cho phép tôi kết thúc với lời lẽ nầy của F.W. Robertson: “Đúng là người đã được giải phóng ra khỏi nhiều hoàn cảnh; thế rồi, mọi sự đều thuộc về người – đời sống lạ lùng nầy, đầy dẫy ý nghĩa không cùng, giờ lại hoài thai với những cơ hội vô hạn. Sự chết vẫn còn, dường như đến với người giống như một bạo chúa ra lịnh cho người khi nó đến – sự chết thuộc về người trong Đấng Christ, mục sư của người dẫn người lên một cuộc sống cao cả hơn. Phaolô thuộc về người, dạy cho người biết sự tự do. Abôlô thuộc về người, làm cho người hồ hỡi lên với tài hùng biện của ông. Xêpha thuộc về người, nung nấu người với lòng dạn dĩ. Mỗi trước giả đều thuộc về người, làm cho của cải người được thêm lên. Nhưng hãy lưu ý, Thánh Phaolô đề cập tới mọi sự nầy với luật hy sinh: mọi sự đều thuộc về chúng ta với điều kiện nầy – ấy là chúng ta thuộc về Đấng Christ … khi chúng ta học biết đem bản ngã mà đầu phục – khi ấy, và chỉ khi ấy, chúng ta được tự do đối với mọi sự: chúng thuộc về chúng ta, chớ không phải chúng ta thuộc về chúng; chúng ta sử dụng chúng thay vì bị chúng chà nát”.

Comments

BH-“Giữ Hội Thánh Được Hiệp Một” – 1Côr. 3:18-25 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *