HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-“Cuộc Sống Độc Thân” – I Côrinhtô 7:25-40
BH-“Cuộc Sống Độc Thân” – I Côrinhtô 7.25-40
(Loạt Bài: I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI)
Đoàn Phan Danh soạn dịch
Phaolô tuyên bố với các trưởng lão thành Êphêsô: “Vì tôi không trễ nải một chút nào để tỏ ra cho biết hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời” (Công vụ Các Sứ đồ 20.27). Ông đã trung tín dạy cho họ biết toàn bộ Lời của Đức Chúa Trời. Ông không chừa lại một điều gì. Đó là phần việc của tôi trong vai trò một Mục sư. Tôi cần phải cung ứng cho bạn hết thảy ý muốn có trong Lời của Chúa. Nếu tôi chừa lại một điều gì, tôi đang trễ nải trong bổn phận của mình. Hôm nay, khi chúng ta tiếp tục phần nghiên cứu từng câu một về sách I Côrinhtô, chúng ta đến với chương 7, các câu 25-40. Phân đoạn Kinh Thánh nầy khá dài, xử lý với mưu luận của vị sứ đồ dành cho hạng người độc thân, đặc biệt là những người chưa cưới gả và những người goá bụa. Tôi biết rõ nhiều người trong chúng ta đã lập gia đình và sự dạy nầy không áp dụng trực tiếp cho chúng ta. Có người sẽ bị cám dỗ không nghe tôi nói và suy nghĩ đến chuyện khác khi tôi chia sẻ sự dạy nầy. Tuy nhiên, cho phép tôi cung ứng cho bạn ba lý do để phải chú ý kỹ càng hơn. Thứ nhứt, đây là Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần Lời ấy cả thảy, chớ không phải chỉ một phần trong đó đâu. Chúng ta không phải mở sách ra rồi lựa chọn. II Timôthê 3.16-17 chép: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành”. Thứ hai, chúng ta có thể sử dụng phần thông tin nầy để giúp mưu luận cho nhiều người khác. Tuần lễ nầy, tôi có thể sử dụng các câu nầy để giúp đỡ cho một tín đồ chưa lập gia đình. Có thể bạn sẽ không sống độc thân, nhưng bạn biết người nào đang sống độc thân và ai có thể được ích từ cuộc sống độc thân nầy. Thứ ba, chúng ta sẽ coi trọng những Cơ đốc nhân độc thân trong Hội Thánh của chúng ta. Dường như Đức Chúa Trời muốn sai phái chúng ta đến với nhiều anh chị em nào còn sống độc thân. Tôi rất biết ơn vì cớ họ. Họ ngồi suốt sự dạy về hôn nhân và chức năng làm cha mẹ. Thật là đúng đắn khi chúng ta coi trọng họ ngày hôm nay.
Chúng ta quay trở lại với phân đoạn Kinh Thánh gốc. Câu 24 chép: “Hỡi anh em, ai nấy khi được gọi ở đấng bậc nào, thì phải cứ ở theo đấng bậc ấy trước mặt Đức Chúa Trời”. Chúng ta cần phải thoả lòng ở chỗ mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta. Đã lập gia đình hay còn sống độc thân chẳng có gì phải làm với tình trạng thuộc linh của một người giống như chịu phép cắt bì hay chưa chịu phép cắt bì không làm thay đổi chỗ đứng của một người với Đức Chúa Trời. Câu 19 chép: “Chịu cắt bì chẳng hề gì, không chịu cắt bì cũng chẳng hề gì; sự quan hệ là giữ các điều răn của Đức Chúa Trời”. Có nhiều tài liệu sẵn có cho hôn nhân Cơ đốc. Sách vỡ, tạp chí, băng từ, băng ghi hình, hội nghị chuyên đề, và những cuộc thảo luận trao đổi quan điểm có nhiều chi tiết, nhiều thông tin về các mối quan hệ giữa những người làm chồng, làm vợ và giữa cha mẹ với con cái. Ngược lại, có ít sự dạy quí giá cho Cơ đốc nhân sống độc thân. Đây là phần nhận xét của tôi: nhiều chức vụ của người độc thân một là nhắm vào việc giúp đỡ người độc thân đối phó với tình trạng của mình (nam hay nữ) hoặc họ được xem là dịch vụ được bảo trợ của Hội Thánh. Hàm ý ở đây, ấy là có điều chi đó sai lầm với một tín đồ nào cứ giữ sự độc thân.
Trở lại ở câu 7, chúng ta học biết rằng sống độc thân, không lập gia đình là mộtơn đến từ Đức Chúa Trời. Độc thân không phải dành cho mọi người, nhưng chúng ta không nên nhìn xuống hay cảm thấy thương xót đối với những ai còn sống độc thân, dù họ chưa lập gia đình, đã ly dị hay goá bụa. Phân đoạn Kinh Thánh nầy sẽ cung ứng cho chúng ta 6 lý do tại sao thật lấy làm tốt cho các tín hữu phải sống độc thân.
I. Áp lực của xã hội (các câu 25-27).
Phaolô nói ở câu 25: “Về những kẻ đồng thân, tôi chẳng có lời Chúa truyền; song nhờ ơn thương xót của Chúa, tôi được làm người đáng tin, nên tôi ban lời khuyên bảo”. Về những kẻ đồng thân gồm có cả những người nam người nữ nào chưa hề lập gia đình, Phaolô nói: tôi chẳng có Lời Chúa truyền. Với sự trong sáng, hãy hiểu rõ câu nầy không có ý nói Phaolô đang cung ứng phần ý kiến theo kiểu con người và phân đoạn Kinh Thánh nầy không thiêng liêng và không có thẩm quyền.
Vậy thì câu nầy có ý nói gì, ấy là Chúa Jêsus không ban huấn thị trực tiếp nào về việc sống độc thân. Hãy xem lại câu 10: “Về những kẻ đã cưới gả rồi, thì tôi, nhưng chẳng phải tôi, bèn là Chúa, truyền rằng vợ không nên lìa bỏ chồng”. Chúa Jêsus rõ ràng đã ban ra các mạng lịnh về hôn nhân và ly dị ở Mathiơ 19. Vì vậy, Phaolô đang nói rằng ông chỉ dạy dỗ những gì Chúa Jêsus đã dạy rồi. Khi ông nói ở đây: tôi chẳng có Lời Chúa truyền”, ông muốn nói rằng chẳng có sự dạy nào về việc sống độc thân hết. Có lẽ Chúa Jêsus đã đến với sự dạy về đời sống độc thân được thấy có ở Mathiơ 19.12: “Vì có người hoạn từ trong lòng mẹ; có người hoạn vì tay người ta, và có người tự mình làm nên hoạn vì cớ nước thiên đàng. Người nào lãnh nổi lời ấy thì hãy lãnh lấy”.
Mặc dù Chúa Jêsus đặc biệt không xử lý với các vấn nạn nầy, Phaolô đã “nhờ ơn thương xót của Chúa, tôi được làm người đáng tin, nên tôi ban lời khuyên bảo”. Sự dạy của ông mang thẩm quyền của hàng sứ đồ và Hội Thánh “được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri” (Êphêsô 2.20).
Câu 26 chép: “Vậy tôi tưởng vì cớ tai vạ hầu đến, một người nam cứ ở vậy là nên”. Tai vạ ở đây có thể nói tới mọi loại thảm hoạ. Tai vạ hầu đến đặc biệt dường như là nỗi khổ về sự bắt bớ bởi các tín đồ trong thế kỷ đầu tiên.
Ở điểm nầy trong lịch sử Hội Thánh, sự bắt bớ là hoàn toàn bình thường đối với cả người Do thái lẫn dân Ngoại. Phần nghiên cứu mới đây về chi tiết sách Công vụ Các Sứ đồ cho thấy thể nào nhiều tín hữu đã chịu khổ vì Tin Lành. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm hình thành quyển sách nầy sự chịu khổ ấy càng tệ hại hơn. Hoàng đế Nero đã bày ra một sự bắt bớ Cơ đốc nhân rộng khắp và rất khủng khiếp. Hàng ngàn người đã ngã chết trong các đấu trường. Một số đã gục ngã trong lớp da thú và bị bầy chó hoang cắn nuốt. Nhiều người khác bị bọc bằng lớp sáp rồi để trên ngọn lửa. Họ trở thành những ngọn đuốc con người chiếu sáng cho mấy khu vườn của Nero. Theo Quyển Tuận Đạo của Foxe, Erastus là thủ quỹ của thành phố và là một tín đồ đã bị hành hình đến chết tại thành Philíp.
Kinh Thánh nói rất rõ ràng trong II Timôthê 3.12: “Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ”. Làm một môn đồ của Chúa Jêsus là sẽ bị chối bỏ và bị bắt bớ bởi hệ thống thế gian. Mặc dù sự bắt bớ chẳng có gây đau đớn nhiều cho người tin Chúa còn độc thân, các nan đề đã tồi tệ thêm cho những ai đã thành hôn và có con cái. Ở thời buổi nầy chúng ta sẽ không đối diện với cấp độ bắt bớ đó, nhưng chỉ có Đức Chúa Trời mới biết rõ ngày mai sẽ đem lại điều gì. Trong Bài Giảng Trên Núi Ôlive ở Mathiơ 24, Chúa Jêsus đã mô tả thật sống động tai vạ của những ngày sau rốt. Sẽ có nhiều chiến tranh, thảm hoạ thiên nhiên, các tiên tri giả và nhiều sự bắt bớ. Những điều nầy sẽ ngày càng mạnh hơn và gay gắt giống như những nỗi đau của sự sinh đẻ vậy. Ngài gọi thời buổi nầy là đầu sự tai hại.
Vì lẽ đó, Phaolô nói trong câu 27: “Có phải ngươi đã bị vấn vương với vợ chăng? Chớ tìm cách mà lìa mình ra. Có phải ngươi chưa bị vấn vương với vợ chăng? Đừng kiếm vợ”. Nếu bạn bị vấn vương với một người bạn đời, bạn đừng nên tìm cách mà lìa ra. Malachi 2.16 chép: “Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ, và người nào lấy sự hung dữ che áo mình”. Mặt khác, nếu bạn lìa ra khỏi người bạn đời, bạn đừng nên kiếm người khác. Câu nầy không có ý nói bạn không bao giờ thành hôn nữa, bạn chỉ đừng KIẾM hôn nhân mà thôi. Nếu bạn cần phải lập gia đình, Đức Chúa Trời sẽ đem người ấy đến với bạn.
II. Các nan đề của xác thịt (câu 28).
Câu 28 chép: “Nhưng nếu ngươi lấy vợ, thì chẳng phạm tội gì; và nếu người nữ đồng trinh lấy chồng, thì cũng chẳng phạm tội gì. Song những người cưới gả sẽ có sự khó khăn về xác thịt, và tôi muốn cho anh em khỏi sự đó”. Trước tiên, ông nói: “Nhưng nếu ngươi lấy vợ, thì chẳng phạm tội gì; và nếu người nữ đồng trinh lấy chồng, thì cũng chẳng phạm tội gì”. Bạn đừng KIẾM cách để thành hôn, nhưng thành hôn không phải là TỘI bao lâu bạn không lấy một người chưa tin Chúa. Hãy xem câu 39: “… nếu chồng chết, vợ được tự do, muốn lấy ai tùy ý, miễn là theo ý Chúa”. Một người goá bụa có thể tái hôn nhưng miễn là theo ý Chúa hay chỉ với người nào thuộc về Đấng Christ. II Côrinhtô 6.14 chép: “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?”
Thành hôn không phải là tội, nhưng nó sẽ là một sự vi phạm theo Kinh Thánh khi lấy một người không tin Chúa. Tôi nói với những người lớn còn độc thân cũng như nói với lứa tuổi thanh thiếu niên: Chỉ hẹn hò với loại người mà bạn sẽ muốn thành hôn với. Đừng tự cung ứng cơ hội để sa ngã vì loại người không đúng đắn. Thứ hai, Phaolô nói: Song những người cưới gả sẽ có sự khó khăn về xác thịt, và tôi muốn cho anh em khỏi sự đó”. Khó khăn có nghĩa là “cùng nhau bị ép dưới áp lực”. Hôn nhân ép hai người lại với nhau theo một hướng khả thi. Mặc dù có sự vui vẻ rất lớn trong hôn nhân, cũng có những xung đột, đòi hỏi, trăn trở, và hy sinh mà người độc thân không sao nhìn biết được.
Nhiều người độc thân nghĩ mọi nan đề của họ sẽ được giải quyết nếu họ có thể thành hôn. Họ nghĩ tình trạng cô độc của họ sẽ biến mất, nhưng một người có thể sống cô độc trong vòng tay của hôn nhân. Họ nghĩ các nan đề về tài chính của họ sẽ được giải quyết nhưng thường thì các nan đề nầy lại càng tệ hại hơn nếu không có chức năng quản lý cẩn thận. Họ nghĩ sự cám dỗ về tình dục của họ sẽ mất đi nhưng nó sẽ luôn luôn hiện diện đấy. Họ nghĩ rằng sau cùng họ sẽ được chấp nhận nhưng bạn vẫn còn là bạn ngay cả sau khi thành hôn rồi. Hôn nhân được Đức Chúa Trời dựng nên. Đây là thể trạng rất thánh khiết, kỳ diệu, nhưng hôn nhân không phải là không có khó khăn. Hai trở nên một, nhưng họ đem vào mối quan hệ tất cả gói hành lý quá dư cân của họ. Không có một đổi thay nào khi họ thành hôn.
III. Hình trạng thế gian qua đi (các câu 29-31).
Chúng ta cần phải lấy ra hai mệnh đề trong tiểu đoạn Kinh Thánh nầy. Mệnh đề thứ nhứt nằm ở trong câu 29: “Hỡi anh em, vậy thì tôi bảo nầy: thì giờ ngắn ngủi…”. Thì giờ ngắn ngủi sát nghĩa câu nầy nói rằng kỳ định rất ngắn ngủi. Nói cách khác, chúng ta đang có mặt ở đây nhưng trong một thời gian ngắn mà thôi. Cuộc đời của con người rất ngắn ngủi. Giacơ 4.14 hỏi: “Vì sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay”. I Phierơ 1.24 trưng dẫn Êsai 40.6-8 bằng câu nói: “Mọi xác thịt giống như cỏ, nhan sắc nó như hoa ngoài đồng. Cỏ khô, hoa rụng”.
Vì cuộc sống của chúng ta giống như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay và giống như cỏ mọc lên trong một lúc rồi lại héo khô đi. Thì giờ của chúng ta ở trên đất quả thực rất là ngắn ngủi. Thứ hai, hãy chú ý mệnh đề nầy từ câu 31: “vì hình trạng thế gian nầy qua đi”. Hình trạng ra từ chữ schema có ý nói “tư thế, lối sống, phương thức làm những việc”. Phương thức trong đó chúng ta sống hôm nay không bao lâu nữa sẽ qua đi và trở thành lịch sử xa xưa. Sự thực cuộc đời nầy rất ngắn ngủi và lối sống của chúng ta sẽ qua đi có tác dụng rất lớn trên 5 lãnh vực của đời sống chúng ta:
A. BẢN CHẤT TẠM CỦA ĐỜI NẦY CÓ TÁC DỤNG TRÊN HÔN NHÂN.
Hãy xem lại câu 29: “Hỡi anh em, vậy thì tôi bảo nầy: thì giờ ngắn ngủi. Từ nay về sau, kẻ có vợ hãy nên như kẻ không có”. Nói như thế không có ý nói rằng khi chúng ta được cứu, chúng ta nên ly dị và sống như hạng người độc thân.
Thay vì thế, câu nầy dạy rằng hôn nhân là nhất thời. Có nhiều người ở đây hôm nay đã lập gia đình hơn 50 năm, hơn nửa thế kỷ. Tuy nhiên 50 năm, thậm chí 75 năm chẳng là gì cả khi so với cõi đời đời. Chúa Jêsus đã phán ở Mathiơ 22.30: “Vì đến khi sống lại, người ta không cưới vợ, cũng không lấy chồng, song những kẻ sống lại là như thiên sứ trên trời vậy”. Tôi tin chúng ta chắc chắn sẽ nhìn biết người bạn đời của mình trên thiên đàng, nhưng chúng ta sẽ không sống như chồng vợ khi ấy nữa. Mối quan hệ nầy chỉ dành cho đời nầy mà thôi. Mục tiêu của tất cả các tín đồ nằm ở Côlôse 3.2: “Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất”. Vấn đề là với mối hôn nhân chừng mực đó buộc chúng ta phải tập trung tâm trí mình vào các sự ở dưới đất.
Bạn có nhớ Thí dụ về bữa đại tiệc ở Luca 14.16-24 không? Trong thí dụ nầy Chúa Jêsus đã kể lại một người kia lo dọn một bữa tiệc lớn rồi mời nhiều bạn hữu đến. Khi bàn đã dọn xong, người ấy khiến tôi tớ mình đi mời thực khách đến. Hết thảy những kẻ được mời đều đưa ra lời cáo lỗi. Một người phải đi mua đất. Người khác phải đi coi con bò mới của mình. Chỗ tôi thích là cái gã nói: “Tôi mới cưới vợ, vậy tôi đi không được”. Bây giờ, tôi không biết chính xác lý do tại sao mới cưới vợ đã ngăn không cho anh ta đến dự bữa tiệc, nhưng tôi có một vài ý đây!
Mục đích là gánh nặng hôn nhân và gia đình thường kéo chúng ta xa khỏi công việc của Chúa. Những vị giáo sĩ độc thân thường thành công hơn vì họ có thể dâng trọn thân thể của họ cho công việc. Họ sống rất hiệu quả vì họ chẳng phải cung ứng cho ai khác trừ ra chính bản thân họ. Tôi đã để ý thấy những người lớn còn độc thân thường phó thác vào nhiều chức vụ hơn là nhiều người tình nguyện đã có gia đình rồi. Phải có một sự cân đối giữa các mối quan tâm về gia đình và công việc của Chúa. I Timôthê 5.8 chép: “Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhất là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa”. I Giăng 2.17 chép: “Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời”.
B. BẢN CHẤT TẠM CỦA ĐỜI NẦY ĐÃ TÁC DỤNG THẲNG VÀO SỰ BUỒN RẦU.
Không những người nào đang có vợ hãy nên như kẻ không có, câu 30a chép: “kẻ đương khóc, nên như kẻ không khóc”. Vì chúng ta hiểu rõ đời nầy là tạm thời và sẽ qua đi chúng ta có thể khóc nhưng đồng thời biết rõ nỗi buồn của chúng ta cũng là tạm thời nữa. Thi thiên 30.5 chép: “Vì sự giận Ngài chỉ trong một lúc, còn ơn của Ngài có trọn một đời: Sự khóc lóc đến trọ ban đêm, nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng”.
C. BẢN CHẤT TẠM CỦA ĐỜI NẦY CÓ TÁC DỤNG TRÊN SỰ VUI MỪNG.
Câu 30b chép: “… kẻ đương vui, nên như kẻ chẳng vui…”. Viễn cảnh đời đời sẽ giúp chúng ta biết phân biệt niềm vui của đời nầy với những gì sẽ đem lại sự vui mừng đời đời. Hết thảy chúng ta đều thích có khoảng thời gian vui vẻ. Chúng ta cười đùa và trêu chọc nhau. Chúng ta tận hưởng một sự gây dựng hoặc một sự kích thích hay đội của chúng ta đang đoạt giải vô địch. Tuy nhiên, niềm vui ấy chỉ là nhất thời. Nó không thể sánh với niềm vui đời đời thuộc về chúng ta trong Đấng Christ.
D. BẢN CHẤT TẠM CỦA ĐỜI NẦY CÓ TÁC DỤNG TRÊN CỦA CẢI.
Câu 30c chép: “… kẻ đương mua, nên như kẻ chẳng được của gì…”. Hãy nhớ rằng mọi thứ đồ đạt mà chúng ta tích lũy trong đời nầy sẽ bị thiêu trong lửa. Chẳng một thứ gì trong đó sẽ còn chừa lại. Đàng sau vết xe tang chẳng còn gì nữa đâu. Chúa Jêsus đã phán ở Mathiơ 6.25: “Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao?”
E. BẢN CHẤT TẠM CỦA ĐỜI NẦY CÓ TÁC DỤNG TRÊN KHOÁI LẠC.
Câu 31 nói tới những kẻ “dùng của thế gian, nên như kẻ chẳng dùng vậy; vì hình trạng thế gian nầy qua đi”. Câu nầy có ý nói tới sự theo đuổi khoái lạc. Vì hầu hết sự theo đuổi khoái lạc của người Mỹ là thú tiêu khiển của xứ sở chúng ta. Lối sống buông thả của chúng ta có thể chiếm lấy lý trí của chúng ta nhiều đến nỗi chúng ta gạt qua một bên các mối quan tâm về thuộc linh. Chẳng có gì sai với việc lập gia đình. Chẳng có gì sai với buồn rầu, hay với vui mừng. Chẳng có gì sai với việc sở hữu của cải hay tận hưởng khoái lạc. Ở một ý nghĩa nào đó, mỗi thứ trong các thứ nầy là ơn phước của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi chúng trở thành ưu tiên một của chúng ta, chúng ta đã đánh mất tiêu điểm.
IV. Các mối bận tâm của hôn nhân (các câu 32-35).
Phaolô nói trong câu 32: “Vả, tôi muốn anh em được thong thả chẳng phải lo lắng gì. Ai không cưới vợ thì chăm lo việc Chúa, tìm phương cho Chúa đẹp lòng”. Người chưa lập gia đình có thể chẳng phải lo lắng gì. Người ấy có thể dâng mìnhchăm lo việc Chúa và chỉ tìm cách để cho Chúa đẹp lòng vì người chẳng có vợ để mà lo làm cho nàng thoả dạ. Chúng ta đã tốn gần hai năm với sách Công vụ Các Sứ đồ. Phần lớn đều tập trung vào đời sống của sứ đồ Phaolô. Ông tự do đi từ thành phố nầy sang thành phố khác. Ông đã giảng đạo bất cứ khi nào và bất kỳ chỗ nào có cơ hội. Nếu ông cần tiền, ông đã ngừng nghỉ một thời gian và lo liệu cuộc sống mình trong vai trò người may trại. Ông có thể ở lại nhà hay ngủ ở ngoài đồng. Nếu ông lập gia đình, chức vụ của ông sẽ thêm nhiều khó khăn hơn.
Câu 33 chép: “Song ai cưới vợ rồi thì chăm lo việc đời nầy, tìm cách cho vợ mình thỏa dạ”. Mặc dù một người Cơ đốc có thể yêu mến Chúa, nhất thiết người phải quan tâm đến những việc đời nầy hầu cho người có thể tìm cách cho vợ mình thoả dạ. Tôi đã lập gia đình hai mươi năm rồi và nếu tôi đã học được một bài học, thì ấy là những người làm vợ thích được làm cho thoả dạ! Câu 34 chép: “Người nữ có chồng và đồng trinh cũng khác nhau như vậy: ai không chồng thì chăm lo việc Chúa, đặng cho thân thể và tinh thần đều được thánh; nhưng ai có chồng thì chăm lo các việc đời nầy, tìm cách cho đẹp lòng chồng mình”.
Những gì là thật của một người nam tin Chúa cũng là thật của một người nữ tin Chúa. Người nữ đồng trinh ở đây có ý nói tới một phụ nữ chưa hề lập gia đình. Người nữ không chồng là người nữ đã ly dị hay đã là goá bụa. Cả hai, người nữ đồng trinh và người nữ không chồng có thể tập trung sự chú ý của họ vào những việc của Chúa. Nàng có thể dâng mình để nàng có thể được thánh cho thân thể và tinh thần”.
Tất nhiên ở mặt khác, “nhưng ai có chồng thì chăm lo các việc đời nầy”. Tại sao chứ? Để nàng có thể “tìm cách cho đẹp lòng chồng mình”. Hãy đoán xem? Những người làm chồng cũng muốn được đẹp lòng nữa đấy! Câu 35 chép: “Tôi nói điều đó vì sự ích lợi cho anh em, chớ chẳng phải để gài bẫy, song để dắt anh em theo lẽ phải, hầu cho không phân tâm mà hầu việc Chúa”. Phaolô không nói ra câu nầy để đặt một sợi dây xích quanh cổ chúng ta đâu. Chúng ta không ở dưới sự ép buộc phải thành hôn hay cứ ở độc thân. Thay vì thế, ông đang chỉ ra lợi ích mà những người tin Chúa chưa thành hôn không phân tâm mà hầu việc Chúa”.
V. Các lời hứa của những người làm cha (các câu 36-38).
Trong các thời kỳ của Kinh Thánh, đặc biệt trong xã hội Do thái, hầu hết các cuộc hôn nhân đều là những cuộc hôn nhân đã được sắp xếp sẵn. Những người làm cha đã có vai trò tối hậu khi quyết định con gái họ sẽ lấy ai làm chồng. Thực vậy, đây là tục lệ mà tôi rất ưa thích hay muốn làm cho nó cứ tiếp diễn! Rõ ràng là một số người cha trong Hội Thánh tại thành Côrinhtô đã dâng con gái mình cho Chúa như không bao giờ lập gia đình nữa. Họ sẽ là gái đồng trinh mãi mãi. Có lẽ những cô gái nầy không có ơn sống độc thân và họ đã phấn đấu. Có thể một số người trong họ đã ngã vào vòng tay yêu đương và muốn lấy chồng.
Phaolô nói ở câu 36: “Nếu có ai tưởng chẳng nên cho con gái đồng trinh mình lỡ thì, và phải gả đi, thì người đó có thể tùy ý mình mà làm, không phạm tội gì; trong cơn đó, người con gái nên lấy chồng”. Một người cha được tự do thay đổi tâm ý mình trong các trường hợp như vậy. Nếu tưởng chẳng nên nghĩa là nếu nàng hiển nhiên đã có ý quyết phải lấy chồng, không sống độc thân nữa, thì nàng được phép lấy chồng. Cũng vậy, người cha cũng như con gái không thể nào phạm tội trong tình trạng nầy. Mặt khác, câu 37 chép: “Song có ai được tự chủ về việc mình làm, không bị sự gì bắt buộc, mà trong lòng đã quyết định cách vững vàng giữ con gái mình đồng trinh, thì nấy làm phải lẽ mà cứ theo như mình đã quyết chí”. Nếu một người cha trong lòng đã quyết định” rằng con gái mình không nên lấy chồng và đã “quyết chí” (con gái của ông ta không xin được lấy chồng) và ông tự chủ về việc mình làm (ông có một động lực đúng đắn) thì ông “nấy làm phải lẽ” để giữ cho con gái mình không ấy chồng.
Câu 38 chép: “Thế thì kẻ gả con gái mình làm phải lẽ; song kẻ không gả, còn làm phải lẽ hơn nữa”. Chẳng có gì sai với con gái của ông ta khi lập gia đình, mà tốt hơn cho nàng là cứ giữ lấy tình trạng độc thân mà hầu việc Chúa. Thậm chí ngày hôm nay cũng nên nói như thế trong cuộc hôn nhân của con gái họ. Chúng ta nên nuôi dạy chúng lớn lên trong một phương thức ấy để chúng có lòng tin cậy một khi chúng chọn giữ lấy tình trạng độc thân. Ngược lại, chúng ta nên nuôi dạy chúng lớn lên theo một phương thức để chúng biết đưa ra những sự lựa chọn tốt nếu chúng lấy chồng. Những người con gái thường lấy những người đàn ông giống như cha của chúng. Loại đờn ông nào bạn muốn cho con gái bạn thành hôn với vậy?
VI. Tính vững bền của hôn nhân (các câu 39-40).
Sứ đồ Phaolô kết thúc tiểu đoạn Kinh Thánh nầy bằng cách nhắc cho chúng ta nhớ rằng sợi dây hôn nhân sẽ ràng buộc suốt cả đời sống thuộc thể của chúng ta. Vì lẽ đó, chúng ta nên phải cẩn thận trong việc quyết định chúng ta sẽ thành hôn với ai. Câu 39 chép: “Chồng còn sống bao lâu, thì vợ phải buộc chặt với chồng bấy lâu; nếu chồng chết, vợ được tự do, muốn lấy ai tùy ý, miễn là theo ý Chúa”. Chúng ta bị buộc bao lâu người chồng [hay vợ] còn sống. Lý do hợp pháp duy nhứt cho ly dị là ngoại tình (đối chiếu Mathiơ 19.1-10). Tuy nhiên, người goá chồng hay goá vợ thì được tự do và có thể lập gia đình một lần nữa lấy ai tùy ý. Điều kiện: miễn là theo ý Chúa.
Không hề có một ngoại lệ cho việc thành hôn với một người không tin Chúa. Một lần nữa, II Côrinhtô 6.14 chép: “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin…”. Phaolô kết thúc ở câu 40: “Nhưng, theo ý tôi, nếu cứ ở vậy, thì có phước hơn. Vả, tôi tưởng tôi cũng có Thánh Linh của Đức Chúa Trời”. Khi nói với người goá chồng, theo ý của Phaolô, ấy là tốt hơn người ấy nên cứ ở độc thân. Với câu nói sau cùng ấy, Vả, tôi tưởng tôi cũng có Thánh Linh của Đức Chúa Trời”, dường như Phaolô đang trả lời cho những kẻ chỉ trích mình với lời mỉa mai.
Cho phép tôi tóm tắt với những ứng dụng sau cùng nầy:
1. Đức Chúa Trời ban ơn cho một số tín đồ phải sống độc thân trong đời nầy.
2. Đức Chúa Trời cho phép một số tín đồ phải sống độc thân trong một thời gian dài.
3. Đức Chúa Trời sử dụng hạng người độc thân rất nhiều.
4. Hội Thánh nên đánh giá cao người nào còn sống độc thân.
5. Nếu bạn đang sống độc thân, hãy sử dụng tình trạng ấy cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Comments

BH-“Cuộc Sống Độc Thân” – I Côrinhtô 7:25-40 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *