HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.4.Đại Tiên Tri.ĐaniênSự Dấy Lên Và Sụp Đổ Của Thế Gian, Phần 2
Mục sư John McArthur, Đoàn Danh soạn dịch
Kinh Thánh: Đaniên 2:41-43
Tối nay chúng ta trở lại với phần nghiên cứu về Đa-ni-ên. Hãy lấy Kinh thánh ra nếu bạn muốn và nếu bạn chưa có quyển Kinh Thánh của riêng mình, bạn có thể lấy một quyển từ hàng ghế kia. Bạn có thể đặt nó trở lại khi buổi thờ phượng đã xong, và cũng để cho người khác vào tuần tới. Đôi khi, tôi không nói điều đó nhưng dù sao, nếu bạn cần, thì hãy lấy nó, hãy tin tôi đi. Nhưng chúng ta đang nhìn vào Đa-ni-ên 2. Đa-ni-ên là một trong đại tiên tri của Cựu Ước. Ông đã nói tiên tri 600 năm trước sự Giáng Sinh của Đấng Christ. Con người cao trọng của Đức Chúa Trời ở độ tuổi thanh thiếu niên của mình.
Như chúng ta đã biết về Đa-ni-ên, khi ông qua Ba-by-lôn và ông bắt đầu được Đức Chúa Trời sử dụng để tỏ ra chương trình của các thời đại, lịch sử nhân loại đến sự hoàn hảo của nó trong vương quốc của Đấng Christ, ông chỉ là một thanh thiếu niên nhưng là một nhân vật quan trọng lúc bấy giờ. Vì vậy, chúng ta một lần nữa lắng nghe lời tiên tri đầu tiên và có lẽ là lời tiên tri đồ sộ nhất trong các lời tiên tri ở sách Đaniên hay trong Cựu Ước, lời tiên tri ở chương 2.
Giống như một bối cảnh dành cho cái nhìn của chúng ta về lời tiên tri quan trọng này, cho phép tôi khởi sự bằng cách nhắc tới một trải nghiệm mà tôi đã có trong tuần này. Tôi có cơ hội nghe Tiến sĩ Charles Malik rao giảng. Tiến sĩ Malik là một người Lebanon bản xứ. Ông lớn lên trong Hội thánh Chính thống Đông phương ở giữa một thế giới Hồi giáo. Ông là một trong những người sáng lập Bản Tuyên ngôn Thế Giới về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 1948. Ông là đại sứ của nước ông tại Hoa Kỳ và tại Liên hợp quốc. Tại Liên hiệp quốc, Tiến sĩ Malik đã từng làm Chủ tịch Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng bảo an. Ông tốt nghiệp Đại học Harvard, ở đây ông có bằng thạc sĩ và tiến sĩ và ông là một giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Harvard cũng như là giáo sư thường trú tại Đại học Hoa Kỳ ở Beirut.
Và Tiến sĩ Malik đã cố gắng cung ứng cho chúng ta một phân tích về thế giới và cách mà ông nhận thức về thế giới. Thực vậy, ông nói rằng thế giới đang trên bờ vực của thảm họa. Đó không phải là những lời chính xác của ông nhưng thực vậy, đó là tổng kết những gì ông đã nói. Và trừ phi một số điều khá ấn tượng khả thi làm thay đổi, chúng ta đang bước vào thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử của chúng ta. Ông đã đưa ra một danh sách khá dài các vấn đề cốt yếu mà Mỹ và thế giới phương Tây phải đối mặt. Và do đó không những Mỹ và thế giới phương Tây, mà còn vì chúng ta là ảnh hưởng cho cả thế giới, ông nhìn thấy cả thế giới bị ảnh hưởng bởi những điều này.
Cho phép tôi cung ứng cho bạn sáu trong những việc mà ông nhắc tới. (1) là cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Tiến sĩ Malik nói rằng ông cho điều này là sự cân bằng của khủng bố. Và có lẽ Nga hiện đang có lợi thế 6-1 đối với Hoa Kỳ về vũ khí hạt nhân. Tiến sĩ Malik nói rằng cuộc thương thuyết SALT, các cuộc thảo luận về hạn chế vũ khí chiến lược là những sự kiện quan trọng nhất kể từ khi – tôi nghĩ rằng ông đã nói theo cách này: đây là việc quan trọng nhất xảy ra cho thế giới kể từ khi thiên sứ ban ra lời tuyên bố sự Giáng Sinh của Đấng Christ cho Mary biết.
Và tôi khá lấy làm ngạc nhiên bởi điều thẳng thắn đó. Và ông tiếp tục nói lý do tại sao đây là những thời điểm rất quan trọng và lý do để các cuộc chạy đua vũ trang trở nên quan trọng là vì nó có tiềm năng chấm dứt toàn bộ lịch sử thế giới. Người sai lầm nhấn nút phải, hết thảy chúng ta đều biến mất. Và tất nhiên, theo quan điểm của ông, phương Tây đáng buồn đứng ở đàng sau cuộc chạy đua vũ trang và chúng ta đang đứng trước nguy cơ tiềm ẩn thảm hoạ hạt nhân.
(2), ông nói rằng vấn đề lớn thứ hai đối mặt với Hoa Kỳ và thế giới phương Tây và toàn thế giới là kết quả là sự căng thẳng của liên minh phương Tây. Ông nói Mỹ đã không đúng mức trong việc duy trì các đồng minh châu Âu của nó. Và từng chút một, ông nhìn thấy nước Nga đang lôi kéo các đồng minh Mỹ ở châu Âu hầu cho châu Âu ngày càng có xu hướng lắng nghe Nga hơn là Hoa Kỳ. Chúng ta có một cấp độ cam kết tương đối thấp giữa chúng ta và các đồng minh mà chúng ta từng có một mối quan hệ chặt chẽ với ở châu Âu. Và ông cảm thấy rằng điều đó chỉ khiến cho toàn bộ sức mạnh của Nga gần hơn và gần gũi hơn với thế giới.
(3), ông nói, chúng ta đang đối mặt với nan đề, điều mà ông gọi là sự rút lui vĩnh viễn. Ông nói rằng Mỹ đã liên tục rút lui khỏi sự đối đầu với những kẻ thù đầy hứa hẹn của mình cho đến khi nước Mỹ đứng trước mặt thế giới với một tư thế yếu ớt. Chúng ta không có bộ mặt, và bộ mặt đó trên Newsweek tuần này, có phải không? Có phải Mỹ mất đi bộ mặt của nó rồi không?
(4), ông nói, một nan đề chính khác ở Mỹ là sự căng thẳng của chúng ta về tiền bạc và máy móc. Ông nói rằng chúng ta thờ lạy những thần tượng do chính tay chúng ta làm ra giống như họ đã làm trong thời Cựu Ước, chỉ những thần tượng được làm bằng tay của chúng ta mới là sản phẩm. Chúng ta thờ lạy vị thần cơ khí hoá vĩ đại. Chúng ta thờ lạy vị thần tiến bộ. Chúng ta thờ lạy vị thần công nghệ. Chúng ta thờ lạy vị thần hiện đại hoá. Chúng ta thờ lạy các sản phẩm. Và ông nói, trong suốt lịch sử nước Mỹ ở các năm gần đây, chúng ta đã tìm cách mua lấy tình hữu nghị trên khắp thế giới, và mua mối quan hệ bằng tiền bạc và máy móc vì đó là thần của chúng ta mà không cam kết với bất kỳ cộng đồng tâm linh nào mà ông nói đến. Và ông muốn nói bằng một mối quan tâm yêu thương đối với mọi người.
Ông nói thời gian duy nhất trên xứ sở ngoại bang bạn thấy Mỹ đang chia sẻ cộng đồng tâm linh với một nước ngoài nằm ở trọng tâm của một số giáo sĩ mù mờ. Đối với hầu hết các nơi, chúng ta đã cố gắng mua hết thảy họ với tiền bạc và máy móc.
(5), ông nói tới nan đề khác, và có lẽ trong tâm trí của ông, nan đề số một đối mặt với thế giới ngày nay là hệ thống đại học đường Tây phương. Ông nói hệ thống đại học đường Tây phương là một nan đề gây tàn phá trên thế giới vì – ông đưa ra lời phát biểu nầy – tất cả các nhà hoạch định chính sách của thế giới đều tốt nghiệp ở các trường đại học Tây phương. Và ông nói đại học đường Tây phương đang giáo dục hết thảy những ai có quyền đưa ra quyết định trên khắp thế giới. Và ông nói hệ thống đại học đường là – và đây là danh sách của ông – nhân văn, tri thức theo Freud, tự nhiên, thế tục, vô thần, hoài nghi và một vài hệ khác nữa.
Và chúng ta đã giáo dục mọi người về loại giáo dục tự nhiên, tương đối, nhân văn, theo kiểu thế tục, theo kiểu Freud mà không biết điều gì về tuyệt đối cả. Hệ thống ấy không biết gì về sự khẳng định của Đức Chúa Trời hay về một tiêu chuẩn thiêng liêng hay về lẽ thật. Và hãy biết rõ, không có một cam kết nào đối với lẽ thật ấy. Và ông nói đó là lý do tại sao một nhân vật dấy lên trên bối cảnh chính trị như Ayatollah Khomeini, không ai hiểu ông ta trong thế giới Tây phương bởi vì không ai hiểu cái gì cần phải cam kết đối với những cái tuyệt đối. Ông nói rằng con người không phải là kẻ điên dại đâu, con người không phải là khờ khạo, con người không phải là khùng đâu. Ông ta cực kỳ thông minh và ông ta tuyệt đối cam kết với những gì quyền lực của ông ta nói và uy quyền của ông ta là Kinh Koran.
Ông ta là một nhân vật tuyệt đối tìm cách đàm phán với một loạt các nhà theo thuyết tương đối. Và mọi sự chúng ta có thể kết luận là bất cứ ai nắm giữ cái thứ ấy đều là dại dột. Bởi vì chúng ta đã được giáo dục trong một thế giới theo thuyết tương đối.
Bây giờ, (6), và trong một tư thế tóm tắt, ông nói: “Từ quan điểm của tôi ở giữa mọi sự này, tôi cũng phải nói rằng một trong những nan đề lớn lao nhất mà thế giới phải đối mặt là sự lui đi của Cơ đốc giáo”, sự lui đi của Cơ đốc giáo. Ông nói, đã có ba cuộc phấn hưng lớn xảy ra trên thế giới mới đây. Một là sự phấn hưng của hồi sinh của thuyết vô thần. Ông nói thuyết vô thần đang lan rộng qua Đông phương, thông qua châu Âu, thông qua các phần khác của thế giới. Ông nói, phụ thêm là sự phấn hưng của Do-thái giáo. Có một phong trào Si-ôn và đã có trong một vài năm. Mặc dù phong trào nầy là nhỏ bởi vì có rất ít người Do-thái. Tuy nhiên, đó vẫn là một sự phân hưng đích thực.
Và khi ấy, ông nói, có một cơn phấn hưng khác sẽ quét sạch thế giới nếu nó tiếp tục và đó là sự phấn hưng của Hồi giáo. Và – hãy đánh dấu nó – Hồi giáo không những là một tôn giáo, mà Hồi giáo còn là chính trị bởi vì họ không phân biệt hai việc đó. Ông nói ở giữa sự phấn hưng của vô thần, một sự phấn hưng Do thái và một sự phấn hưng Hồi giáo, Cơ đốc giáo đang lui đi. Chúng ta lui đi trước chủ nghĩa cộng sản, ông nói, chúng ta lui đi trước lý thuyết vô thần, lui đi trước chủ nghĩa duy lý. Ngay cả các thần học viện, các đại học đường và nhiều nhà thờ của chúng ta cũng đang bơm ra chủ nghĩa nhân bản duy lý của Freud. Chúng ta đang lui đi trước những thứ tạp nham khác nhau trong thời buổi của chúng ta.
Nói cách khác, nếu tôi có thể tóm tắt những gì ông đã nói, ông đã nói lẽ thật Cơ Đốc không còn cái chạm có ý nghĩa trên thế gian nữa. Chúng ta nhìn thấy ở nước Mỹ nầy, có đúng không? Có phải nước Mỹ đưa ra các quyết định và chính sách của nó dựa trên Lời uy quyền của Đức Chúa Trời? Đúng, điều đó là phi lý. Tất nhiên là không. Đó là đạo đức theo đa số, có phải không? Tôi nhớ có nghe một chính khách trên đài phát thanh và họ hỏi ông ta liệu ông ta có tin vào án tử hình hay không!?! Ông ta nói: “Tôi sống vì án phạt tử hình, tôi sống tuyệt đối vì án phạt tử hình. Tôi nghĩ án tử hình là một sự trừng phạt đối với tội ác, v.v…, v.v… Và chúng ta phải bảo vệ phẩm giá sự sống của con người và Kinh Thánh nói mắt đền mắt”, và ông ta đã trích dẫn Kinh thánh và mọi thứ đều sai. Ông ta đã sống vì việc ấy. Rồi phỏng vấn viên hỏi: “Vậy tại sao ông lại sống về việc ấy chứ?” Ông ta đáp: “Ồ, tôi đã có phiếu của cử tri, và họ sống để mà bỏ phiếu”. Có phải đó là cách bạn xét đoán, liệu bạn có nên tước đi sự sống của một con người, dù là người thuộc khối của bạn đã bỏ phiếu cho điều đó hay không? Đạo đức theo đa số? Phương châm của xã hội chúng ta là: nếu nó hay, hãy làm theo. Chẳng có gì tuyệt đối cả.
Và thế là Malik nói rằng di sản Cơ đốc giáo như chúng ta biết nó trong thế giới phương Tây chẳng đóng một vai nào quan trọng trong chính trị của thế giới phương Tây. Thí dụ, Cơ đốc giáo ở Châu Âu gần như là không tồn tại. Những cái ví nhỏ bé của nó ở đây và ở đó. Cơ đốc giáo đang mờ nhạt dần. Nó đang dần biến thành chủ nghĩa tự do cũng như nó đang dần dần biến thành chủ nghĩa thế tục. Giờ đây, rốt lại với những phân tích về cái chết của nền văn minh phương Tây, đây là những gì ông đã nói và điều này thực sự gây sốc cho tôi, thực sự gây sốc cho tôi bởi vì ông nói ông là một Cơ đốc nhân và ông khẳng định rằng ông tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của ông, và rồi ông nói như vầy:
“Hy vọng duy nhất cho thế giới phương Tây nằm trong liên minh giữa Thiên Chúa Giáo La-mã, đây là ảnh hưởng phổ biến nhất đang khống chế yếu tố hợp nhất ở Châu Âu, và trên hết là Giáo hội Chính thống Đông phương”. Ông nói: “Rome phải kết hợp với chính thống Đông phương bởi vì Giáo hội Chính thống Đông Phương đang kiểm soát phía Tây của Trung Đông. Nó kiểm soát cực Đông của Địa Trung Hải. Và nếu họ không thực hiện việc kiểm soát ấy, thì Hồi giáo sẽ diễu hành khắp châu Âu”. Ông đang nhìn vào đấy theo cách chính trị.
Vì vậy, ông nói việc thứ nhứt phải xảy ra là Rome phải kết hợp với Giáo hội Chính thống Đông phương. Tiếp đến, ông nói: “Ngày mai Đức Giáo Hoàng có một cuộc gặp với tộc trưởng Giáo hội Chính thống Đông Phương”. Và ông đã gặp. Có phải bạn nhìn thấy việc nầy trên trang tin tức không? Đấy là bước đầu tiên, họ chấp nhận và họ hôn nhau và việc nầy toàn là chính trị đây. Rồi, sau đó ông nói điều này: thêm nữa, chúng ta chỉ hy vọng rằng thế giới phương Tây khi ấy sẽ ở trong một châu Âu hiệp nhất ở dưới sự kiểm soát của Đức Giáo Hoàng và rồi mọi Cơ đốc nhân Tin lành trên khắp thế giới phải bước vào chỗ đầu phục Đức Giáo Hoàng hầu cho chúng ta có một thế giới Cơ đốc hiệp nhất.
Quí bạn ơi, khi tôi nghe như vậy, với lòng nhận biết những gì tôi biết về sách Đa-ni-ên, tôi bắt đầu nhún nhảy trên chỗ ngồi của mình. Tôi biết rõ điều đó sắp tới đến. Tôi chỉ không nghĩ rằng tôi đã nghe việc ấy từ một người nào đó xưng mình là Cơ đốc nhân. Toàn bộ thế giới của Cơ đốc giáo, hết thảy châu Âu đều thống nhất dưới quyền Đức Giáo Hoàng. Bạn biết ông ấy đang nghĩ gì chứ! Bạn thấy ông ấy nhìn xem toàn cầu trong một sự mất cân đối. Đây là Hồi giáo và hệ thống phương Đông và phương Tây đang cai sữa vì mất mát những điều tuyệt đối dẫn tới sự tan rã. Và ông biết rằng yếu tố phổ thông duy nhất ở Châu Âu, ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ là Giáo hội Thiên Chúa Giáo La-mã. Mẫu số chung duy nhất cho sự thống nhất cung ứng cho thế giới phương Tây sức mạnh của nó. Một châu Âu hiệp nhất do Đức Giáo hoàng lãnh đạo. Hãy xem xét mọi sự từ Anh quốc qua phía Đông đến bờ biển phía Đông của biển Địa Trung Hải.
Có phải bạn biết hết các dân trong khu vực đó thuộc về một thời điểm trong lịch sử không? Nó từng thuộc về Rome. Và có phải bạn biết Đa-ni-ên nói trong Đa-ni-ên 2 rằng một ngày kia Đế quốc La Mã sẽ tự hồi sinh không? Khi tôi nghe điều đó, tôi thực sự bị sốc ngay. Như tôi đã nói, tôi biết rõ việc ấy đang tới đến, tôi đã không nghĩ mình đã nghe được việc ấy bằng các thuật ngữ này. Và ông cũng muốn kéo nước Mỹ vào nữa.
Bây giờ tại sao tôi lại nói với bạn điều này chứ? Phải, bởi vì tôi tin rằng đó là một lực đẩy khác và tôi không thể cung ứng cho bạn các lực đẩy khác nữa đâu. Điều đó thật mới mẻ trong tâm trí tôi trong tuần này. Nhưng đó là một lực đẩy khác cho chúng ta thấy chúng ta đang nhanh chóng tiến đến sự ứng nghiệm của Đa-ni-ên 2. Đây là một người đã sống cách đây 600 năm trước công nguyên, tuy nhiên đã tóm lược từng chi tiết những gì đang xảy ra trong đời sống của bạn. Chúng ta không nên bị sốc. Trong Thi Thiên 22, Đa-vít, là người sống hàng trăm năm trước khi Chúa Jêsus giáng sinh, đã đưa ra chi tiết rõ ràng từng yếu tố của sự đóng đinh trên thập tự giá và đã mô tả việc ấy. Có ít nhất 330 cộng với những lời tiên tri được trình bày rõ ràng trong Cựu Ước liên quan đến Đức Chúa Jêsus Christ, phần nhiều trong số đó đã xảy ra rồi trong lần đến thứ nhứt của Ngài và phần còn lại trong lần đến thứ hai của Ngài. Có phải bạn biết Cựu Ước đã nói tiên tri sự giải thể của Ba-by-lôn bằng cây roi không? Cựu Ước nói tiên tri về sự huỷ diệt của Ai-cập và điều đó đã xảy đến. Cựu Ước nói tiêu tri về sự huỷ diệt Ty-rơ và Si-đôn, hai thành phố lớn, và điều đó đã xảy đến. Cựu Ước nói tiên tri về một người tên là Si-ru sẽ chào đời và ông ta sẽ đưa dân Do-thái ra khỏi cảnh phu tù. Ông ấy đã chào đời và ông đã buông tha cho họ.
Theo tâm trí của tôi, bằng chứng vĩ đại nhất của Kinh Thánh là lời tiên tri đã ứng nghiệm vì đó là bằng chứng ngoại tại đối với Kinh Thánh. Kinh Thánh nói ra việc ấy và điều đó được xác minh trong lịch sử nhân loại. Và các nhà truyền đạo không có bất kỳ quyền kiểm soát nào trên lịch sử để khiến Kinh thánh thành ra sự thật. Mà đó là Đức Chúa Trời.
Bây giờ từng thế lực và từng quốc gia đều giả định rằng nó sẽ tồn tại cho đến đời đời. Hoặc ít nhất là mong muốn như thế. Tôi giả sử khi chúng ta nghiên cứu Cựu Ước và chúng ta nghiên cứu lịch sử nhân loại thì có một việc chung nhất mà các quốc gia suy nghĩ, ấy là họ sẽ dấy lên nắm lấy quyền lực và họ sẽ vượt qua quyền lực đó.
Khi chúng ta đến với sách Đa-ni-ên, đã có một quốc gia rộng lớn với thế lực hùng mạnh. Quốc gia đó là Ba-by-lôn, quốc gia đó ai cũng biết là Đế quốc Neo-Babylon. Vị hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Neo-Babylon là một người tên là Nê-bu-cát-nết-sa, con trai của Nabopolassar. Nabopolassar là một người dao động dưới quyền đế quốc A-si-ri, nhưng ông đã lo xây dựng một quân đội rất lớn, đánh bại người A-si-ri và khi ấy ở trận Curcumas, ông đã xóa sổ xã hội người Ai-cập đến mức mà Ai-cập chằng còn dấy lên được nữa từ đống tro tàn của mình, họ trở thành một thứ có vẻ như chưa từng có. Bây giờ chúng ta đến tại chỗ đó, chúng ta sẽ thấy Sphinx (quái vật đầu đàn bà mình sư tử) và các Kim tự tháp và mọi thứ đồ sộ còn sót lại của nền văn minh vĩ đại kia không còn nữa và sẽ không còn nữa.
Nhân vật nầy mới đến, Nê-bu-cát-nết-sa, và ông ta đã chiếm hết các thứ mà cha mình đã vun đắp. Ông ta chiếm hết điều chi là Ai-cập, điều chi là A-si-ri và toàn bộ khu vực Trung Đông trải dài về phía Tây và lan rộng tới phía Đông. Và Kinh thánh luôn luôn nhìn xem thế giới và ở tâm điểm của nó, và trung tâm của nó là Jerusalem. Loại thế giới của những khởi sự và trải dài từ đó. Và một phần của thế giới bị thống trị bởi nhân vật này, báo hiệu toàn bộ viễn cảnh của Kinh Thánh, thế giới của Kinh thánh.
Kinh Thánh chỉ ra rằng nếu ông ta có thời gian và nếu ông ta có nhiều tài nguyên, ông ta sẽ có quyền lực chinh phục cả thế giới. Nhân vật Nê-bu-cát-nết-sa này đang cai trị thế giới trong thời của Đa-ni-ên. Giờ đây, khi ông ta bắt đầu sự trị vì của mình trong vương quốc Ba-by-lôn, ông ta đã phá hủy xứ Giu-đa. Và trong việc huỷ diệt xứ Giu-đa, dân sự của Đức Chúa Trời, ông ta bắt họ đi làm phu tù ở trong xứ của ông ta. Điều này rất phổ biến trong lịch sử, bắt đi làm phu tù. Họ sử dụng chúng cho lao động nô lệ. Họ vẫn sử dụng chúng theo cách họ có thể.
Trong lần lưu đày thứ nhứt vào năm 605TC, Nê-bu-cát-nết-sa bước vào triều đình xứ Giu-đa, vì họ có triều đình riêng, vua riêng và mọi việc riêng của họ. Ông ta bước vào triều đình của Giu-đa và ông ta nói ta muốn tất cả những thanh niên trẻ tuổi nhất, hết thảy những người nào là con cái của hàng quí tộc, ta muốn hết thảy những người thuộc dòng dõi hoàng tộc. Ta muốn thứ sản phẩm tinh tuý kìa. Và lịch sử dường như cho thấy khoảng 75 thanh niên nầy, có lẽ họ từ độ tuổi 14 sắp lên. Tuổi thanh thiếu niên của họ, và họ là huyết thống hoàng tộc và huyết thống quí tộc. Họ là những người đã được hưởng lợi từ nền giáo dục tốt nhất khả thi dành cho họ trong xứ của riêng họ.
Và kế hoạch của ông ta là dạy dỗ họ trong xã hội Ba-by-lôn rồi sau đó sử dụng họ trong các vụ việc của người Do-thái. Bởi vì ông ta đã bắt tù cả một quốc gia và bây giờ ông ta phải cai trị số người đó và ông ta phải hiểu rõ số người đó. Và nếu ông ta có thể sắp xếp theo kiểu Ba-by-lôn hoá một số nhà lãnh đạo giỏi nhất của họ, một số thanh niên chọn lọc của họ – ông ta sẽ không làm việc với mấy cụ già bởi vì họ cứ miệt mài theo cách thức của họ – nhưng với một số thanh niên chọn lọc thì ông ta có thể cai trị trong các vụ việc của người Do-thái.
Một trong những thanh niên mà ông ta bắt đi là một người tên là Đa-ni-ên. Người có ba người bạn đi cùng với mình – Ha-na-nia, A-xa-ria và Mi-ca-ên. Cả bốn người họ đã nắm lấy chỗ đứng không thoả hiệp và nói, phải, có một số việc chúng tôi sẽ làm, hỡi Vua Nê-bu-cát-nết-sa, nhưng có một số điều chúng tôi sẽ không làm. Bởi vì Đức Chúa Trời của chúng tôi đã bảo chúng tôi đừng làm. Và thế là họ đã rút ra một sợi dây không thoả hiệp rồi nói: “Chúng tôi sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời của chúng tôi và lời của Ngài”. Họ là những con người theo hình thức tuyệt đối. Chúng tôi sẽ làm theo những gì Đức Chúa Trời phán và chúng tôi sẽ không làm những gì ông bảo chúng tôi phải làm.
Về sau, như chúng ta sẽ thấy, cả ba người đều bị quăng vào lò lửa hực. Cuối cùng thì Đa-ni-ên bị quăng cho mấy con sư tử đói, song họ sẽ không thỏa hiệp. Và trong cả nhóm, chúng ta chỉ biết bốn cái tên thực sự đứng vững vàng, họ thực sự duy trì địa vị của họ và đấy là bốn cái tên trường cửu. Và trong số bốn người đó, một người đã thăng lên đến địa vị cao tột, và đó là Đa-ni-ên. Tại sao chứ? Bởi vì Đức Chúa Trời đã ban cho ông ta vai trò của một vị tiên tri.
Hãy nhìn vào chương 1, câu 17: “Vả, Đức Chúa Trời ban cho bốn người trai trẻ đó được thông biết tỏ sáng trong mọi thứ học thức và sự khôn ngoan”. Họ có tri thức, kỹ năng, mọi sự khoa học và sự khôn ngoan – hãy quan sát điều nầy – “nhưng Đa-ni-ên đã có hiểu biết trong mọi tầm nhìn và ước mơ”. Người đã có ân tứ nói tiên tri. Người có thể lãnh hội những sự hiện thấy và giải thích điềm chiêm bao. Bây giờ tại sao? Không có một lời thành văn nào trong thời buổi đó ghi đủ cả. Đức Chúa Trời vẫn còn tỏ ta Lời của Ngài. Và Đức Chúa Trời đang sử dụng các tiên tri làm phương tiện cho sự khải thị của Ngài. Và việc rất quan trọng, ấy là Đức Chúa Trời có người được chọn này qua người mà Ngài có thể trao đổi với thế gian. Và Đa-ni-ên là người của Ngài. Vì vậy, Ngài đã ban cho người khả năng tiếp nhận sự khải thị và chiêm bao.
Rồi với điều đó trong tâm trí, chúng ta hãy đến chương 2. Và trong chương 2, Đức Chúa Trời ban điềm chiêm bao cho Nê-bu-cát-nết-sa. Giờ đây, nhân vật nầy thực sự là một vì vua, có thể được xác minh về mặt lịch sử. Vị vua vĩ đại đầu tiên của Ba-by-lôn, trị vì 43 năm, tôi nghĩ đúng là thế đấy. Và đế quốc chỉ kéo dài 80 năm nên ông thực sự thống trị nó. Và Ngài đã ban cho ông ta một điềm chiêm bao, Đức Chúa Trời ban cho. Ông ta có nhiều chiêm bao. Thế thì chiêm bao xảy ra như thế nào mới được?
Bạn có nhớ tôi đã nói gì với bạn tuần trước không? Nếu bạn đọc phần thứ nhứt của chương, chương 2, bạn sẽ thấy rằng Nê-bu-vát-nết-sa trong Đa-ni-ên, các câu 28 và 29, ông ta đã nằm trên giường của mình vào một tối kia. Và ông lo lắng đến cuộc tương lai. Chúng ta đã nói rằng các câu 1-30 là chiêm bao đã nhận được. Và Nê-bu-cát-nết-sa đang nằm trên giường mình và ông ta đang lo về cuộc tương lai. Và ông lo lắng về việc gì sẽ xảy ra với đế quốc của ông. Đế quốc ấy sẽ kéo dài bao lâu? Bao lâu nữa thì nó kết thúc? Ai sẽ đánh hạ ông ta theo cách mà cha ông ta đã đánh bại ai đó.
Rồi khi ông ta đang nằm trên giường với những suy nghĩ về toàn bộ đế quốc của mình sẽ đi về đâu, ông ta ngủ thiếp đi. Rồi trong giấc ngủ ấy, ông ta chiêm bao thấy một số giấc mơ. Nhưng có một chiêm bao trong số đó không phải là giấc mơ của riêng ông ta. Đó là sự Đức Chúa Trời mặc khải cho ông ta. Và bạn có biết việc gì đã xảy ra không? Tôi tin phân đoạn Kinh Thánh cho chúng ta biết, ông ta thức dậy vào buổi sáng sợ bắt chết song không thể nhớ lại các chi tiết chiêm bao của mình. Bạn từng có kinh nghiệm đó chưa? Bạn đã có một giấc mơ xấu và bạn lo sợ rồi bạn cố gắng suy nghĩ, muốn ghép chúng lại với nhau mà bạn lại không có được các chi tiết. Tôi tin Đức Chúa Trời đã ban cho ông ta chiêm bao rồi sau đó tôi tin Đức Chúa Trời giúp ông ta quên nó đi.
Bạn nói: “Thôi nào, hãy đợi chút đi. Tại sao Đức Chúa Trời ban cho ông ta điềm chiêm bao rồi khiến cho ông ta quên nó đi?” Bởi vì Đức Chúa Trời muốn dấy Đa-ni-ên lên. Nê-bu-cát-nết-sa ngay lập tức vội vã đến với tất cả những người khôn ngoan, họ được giáo dục về chiêm tinh học và mọi bộ môn khác cùng với pháp thuật của người Canh-đê và tất cả những điều đó. Rồi ông ta tập trung họ lại rồi nói: “Hãy thuật lại cho ta điềm chiêm bao. Các ngươi là bậc thầy, các ngươi là những người khôn ngoan. Các ngươi thuộc loại tiên kiến, tiên tri và là những người có tầm nhìn. Hãy thuật lại điềm chiêm bao cho ta. Hãy ghép lại từng mảnh một rồi giải thích cho ta”. Và hết thảy họ đều đứng đó và họ không thể làm chi được. Vô ích thôi, khi bị buộc phải làm công việc ấy.
Họ không thể thuật lại cho ông điềm chiêm bao đó. Họ là những tay lang băm, họ là những kẻ chuyên lừa gạt. Hạng tốt nhứt nơi họ là bị quỉ ám và Satan không thể đọc được tâm trí và thế là họ bù trất. Họ không thể thuật lại cho ông ta điềm chiêm bao đó. Rồi ông ta nói: “Nếu các ngươi không thuật lại cho ta chiêm bao ấy, ta sẽ giết từng người một trong các ngươi”. Rồi, những kẻ ấy đi ra, gã đao phủ đến với Đa-ni-ên vì Đa-ni-ên là một trong các học viên giữa vòng những người khôn ngoan vào thời điểm nầy. Gã nói: “Nào. Hết thảy các ngươi sẽ chết mất vì các ngươi không thể thuật lại điềm chiêm bao”. Đa-ni-ên thậm chí không hay biết gì về việc ấy. Và ông nói: “Đợi một chút đi mà. Ông cho tôi một phút đi rồi tôi sẽ thuật lại điềm chiêm bao ấy”. Làm sao ông biết được chứ? Ông biết Đức Chúa Trời đã ban cho ông khả năng đó.
Ông quì xuống trên hai đầu gối cùng với ba người bạn của mình và họ bắt đầu cầu nguyện. Và rồi chúng ta đến với các câu 31-35. Đa-ni-ên đã tiếp lấy câu trả lời cho sự cầu nguyện của mình. Chúng ta không những có điềm chiêm bao đã nhận được mà điềm chiêm bao còn được nhớ lại nữa. Ở các câu 31-35, Đa-ni-ên bước vào rồi trình cho nhà vua điềm chiêm bao của ông ta. Chúng ta hãy đọc phân đoạn Kinh Thánh ấy một lần nữa. “Hỡi vua, vua nhìn xem, và nầy, có một pho tượng lớn. Pho tượng đó to lớn và rực rỡ lạ thường; đứng trước mặt vua, và hình dạng dữ tợn”. Nói cách khác, đây là một thứ thật tuyệt vời, đồ sộ, lớn lao và rực rỡ chiếu sáng theo tiếng Hy-bá-lai hoặc tiếng A-ram.
Cái đầu của pho tượng này bằng vàng ròng, ngực và hai cánh tay bằng bạc, bụng và vế bằng đồng, hai chân nó bằng sắt, bàn chân của nó một phần bằng sắt và một phần bằng đất sét. Giờ đây, ông tỏ ra những gì vua nhìn thấy trong chiêm bao – và ông ta bắt đầu nhớ, tôi dám chắc, khi ông ta nghe về nó – đó là bức tượng khổng lồ với một cái đầu bằng vàng, ngực và cánh tay bằng bạc, bụng và vế bằng đồng. Hai chân bằng sắt. Bàn chân và ngón chân bằng sắt trộn lẫn với đất sét.
Thế rồi Kinh Thánh chép ở câu 34: “Vua nhìn pho tượng cho đến khi có một hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra, đến đập vào bàn chân bằng sắt và đất sét của tượng, và làm cho tan nát”. Giống như một hoả tiễn vậy, ở đây hòn đá lao đến và nó không được cắt đẻo từ tay người ta. Hòn đá ấy dường chẳng phải là do người thợ nào đục ra, nó đến từ đâu không ai biết và nó đập vỡ hai chân của pho tượng đó. Thế là với sắt, đất sét, đồng, bạc và vàng bị tan nát hết, giống như rơm trên sân đạp lúa mùa hè và ngọn gió đùa chúng đi mà không tìm thấy chỗ nào cho chúng nữa. Và hòn đá đập vào pho tượng đã trở thành một hòn núi lớn đầy dẫy cả Đất.
Giờ đây nói thẳng ra, nếu bạn và tôi có một chiêm bao giống như thế, ai đó sẽ nghĩ rằng chúng ta đã ăn dưa chua và dâu tây. Đó là một chiêm bao thật kỳ lạ, rất lạ lùng. Và vì vậy, dường như chúng ta gợi nhớ lại điềm chiêm bao. Có phải bạn để ý thấy một số việc trong chiêm bao ấy chăng? Có phải bạn thấy rằng bức tượng trải từ trên xuống và giá trị của kim loại quí từ vàng đến bạc, đến đồng, sắt, đến sắt và đất sét. Có phải bạn để ý thấy rằng nó trở nên đa dạng hơn khi trải lần xuống như thế không? Nó khởi sự như một cái đầu – có sự liên đới. Rồi nó xuống tới ngực và hai cánh tay rồi sau đó lần xuống bụng và vế. Rồi cuối cùng nó kết thúc ở mười ngón chân. Cũng có một sự đa dạng giảm dần xuống nơi pho tượng này.
Và có phải bạn để ý thấy rằng nó có trọng lượng riêng giảm dần không? Vàng nặng hơn gấp đôi so với sắt và đất sét trộn lại. Vì vậy, nó nặng ở trên và dễ dàng bị chao ngã. Rồi khi hòn đá đập vào nó, nó sẽ vỡ ra và ngọn gió thổi nó bay đi. Vì vậy, chiêm bao đã nhận được, chiêm bao được gợi lại và giờ đây chiêm bao được tỏ ra. Đa-ni-ên sẽ cho chúng ta biết chiêm bao đó là như thế nào ở câu 36.
Đây là điềm chiêm bao và chúng ta sẽ thuật lại phần lý giải nó trước mặt nhà vua. Giờ đây, đã đến lúc: “Hỡi vua, vua là vua các vua, vì Chúa trên trời đã ban nước, quyền, sức mạnh, và sự vinh hiển cho vua. Ngài đã trao trong tay vua những con cái loài người, những thú đồng và chim trời, dầu chúng nó ở nơi nào, Ngài cũng đã làm cho vua được cai trị hết thảy; vậy vua là cái đầu bằng vàng”. Vua là cái đầu bằng vàng. Hỡi vua, hỡi Nê-bu-cát-nết-sa, vua cai trị thế gian. Vua là cái đầu bằng vàng.
“Nhưng sau vua, sẽ dấy lên một nước khác”. Từ ngữ “kém hơn” dịch tốt hơn là “thấp hơn”. Nước kế đó lần xuống là một nước khác. Bạn để ý thấy Đaniên không nói cho vua biết đó là nước nào? Ông không nói ra tên nó, không nói nó là ai vì ông không muốn Nê-bu-cát-nết-sa nhìn biết nước ấy đến từ đâu. Rồi sau đó ông nói vương quốc thứ ba bằng đồng sẽ nắm lấy sự cai trị trên khắp Đất và vương quốc thứ tư sẽ cứng như sắt cho đến khi sắt đập vỡ thành từng mảnh và bắt phục mọi thứ. Và giống như sắt đập vỡ mọi thứ vua sẽ thấy tan nát hết.
Bây giờ hãy ở lại cùng với tôi. Tôi muốn bạn tiếp thu điều này. Ông nói: “Hỡi Nê-bu-cát-nết-sa, vua đã nhìn thấy bốn vương quốc lớn cấp thế giới. Bốn vương quốc này trải từ vua, hỡi Nê-bu-cát-nết-sa, đến hòn đá, nó đập tan tành hết mọi thứ, và đầy dẫy cả Đất”. Đây là câu chuyện nói tới lịch sử nhân loại hình thành từ Nê-bu-cát-nết-sa-rơ cho đến hòn đá va đập kia. Chúa Jêsus đã đề cập đến cùng thời kỳ ấy ở Lu-ca 21:24. Ngài gọi đó là thời kỳ các dân Ngoại hay thời kỳ của các nước. Đây là thời kỳ khi các nước thống trị đất Y-sơ-ra-ên. Israel bị gạt sang một bên. Tiên tri Êxêchiên trong chương 9, chương 10, chương 11, chương 21, nói Y-ca-bốt đã được viết ra trên khắp xứ Israel. Họ sẽ bị đưa đến Ba-by-lôn và sẽ bắt đầu thời kỳ khi các dân Ngoại cai trị trong xứ Y-sơ-ra-ên.
Và hãy tin đi, hỡi anh em, họ vẫn còn ở dưới ấn tượng của các nước ngay cả lúc bây giờ đây. Y-sơ-ra-ên vẫn đang tạm giữ một phần nhỏ đất đai so với phần đất nguyên thuỷ do Đức Chúa Trời ban cho họ, là phần đất trải dài từ phía Bắc cho đến sông ở Ai Cập. Và từ biển cho đến sông Tigris và sông Euphrates. Con đường dẫn tới địa điểm đó là Iran, Iraq và Ba Tư và hết thảy các xứ ấy. Thậm chí họ chưa có một chút gì là thuộc về họ bởi món quà nguyên thuỷ của Đức Chúa Trời.
Và do đó, vẫn còn có sự áp bức của các nước trên vùng đất này cho đến khi hòn đá đến đập nát các đế quốc của trần gian. Và tôi muốn sánh việc nầy với một việc trong Đa-ni-ên 7 chừng một phút thôi. Hãy ở lại với tôi, mọi sự cùng nhau đến cho bạn đây. Đa-ni-ên 7:1: “Năm đầu đời vua Bên-xát-sa, nước Ba-by-lôn”, là nhân vật đến sau Nê-bu-cát-nết-sa một thời gian: “Đa-ni-ên đang nằm trên giường, thì thấy chiêm bao, và những sự hiện thấy trong đầu mình. Người bèn viết chiêm bao đó ra, và thuật lại đại lược các sự ấy”. “Vậy, Đa-ni-ên nói rằng: Đang đêm, ta nhìn xem trong sự hiện thấy, và, nầy, có bốn hướng gió trên trời xô xát trên biển lớn. Đoạn, bốn con thú lớn từ biển lên; con nọ khác con kia”.
Bây giờ hãy để ý đi: đây là “bốn con thú” – đây là bốn cách khác để nhìn xem cùng các đế quốc trần gian nầy. Đế quốc thứ nhứt giống như con sư tử và có hai cánh chim ưng. Tôi xem tới thì thấy hai cánh của nó đã bị nhổ và nó bị cất lên khỏi Đất rồi đứng hai chân như người ta rồi được ban cho lòng loài người.
“Nầy” – câu 5 – “con thú thứ hai”. Con thú thứ hai in như con gấu và nó đứng nghiêng một bên và có ba cái xương sườn trong miệng nó, giữa những răng nó và người ta bảo nó hãy chỗi dậy và cắn nuốt nhiều thịt. Sau con thú nầy và kìa có con thú khác giống như con beo, trên lưng nó có bốn cánh – đấy là một con thú chạy rất nhanh, một con beo, và khi nó có đôi cánh, nó thực sự rất nhanh.
Rồi trong câu 7: “một con thú thứ tư, dữ tợn, rất mạnh và có sức lắm. Con thú đó có những răng lớn bằng sắt; nó nuốt ăn và nghiền nát, dùng chân giày đạp vật gì còn lại, nó khác với các con thú đã đến trước, và có mười sừng”. Con thú cuối cùng, có mười sừng. Phần cuối của pho tượng, mười cái gì? Mười ngón chân. Trong cả hai trường hợp, hình thức sau cùng của thế lực trần gian sẽ có một lai lịch gấp 10 lần.
Bây giờ, bốn đế quốc nầy là gì chứ? Hãy quay lại chương 2, và tôi sẽ đi nhanh chóng – phần ôn tập nầy thì khá lâu và thời gian thì trôi qua quá nhanh. Nhưng tôi phải nói cho bạn biết điều này: chúng ta hãy nhớ rằng cái đầu bằng vàng là đế quốc Ba-by-lôn. Kéo dài khoảng 80 năm và qua đi khi người Mê-đi Ba-tư bước vào trong một đêm rồi phá diệt họ. Chúng ta sẽ tìm hiểu toàn bộ câu chuyện ở Đa-ni-ên 5. Ở đây cung ứng toàn bộ mô tả cách thức họ chiếm thành Ba-by-lôn rồi trải đi từ Đế quốc Ba-by-lôn. Trước tiên là Ba-by-lôn.
Sự sụp đổ của Đế quốc Ba-by-lôn đã đến một cách thình lình. Tôi dám chắc đã có một số hột giống của sự tan rã. Nê-bu-cát-nết-sa qua đời vào năm 562TC. Một người tên là Emil Marduke – con ruột của ông ta – nối ngôi ông ta. Bạn nhớ Marduke là một trong những vị thần của họ. Họ luôn tự đặt tên mình theo tên thần của họ. Emil Marduke nối ngôi ông ta, nhân vật nầy nhanh chóng bị ám sát. Năm 560TC, chỉ vài năm sau, Nera Glassertook lên làm vua. Sau bốn năm, nhân vật nầy qua đời. Con trai ông kế nhiệm ông, cũng bị ám sát. Rồi một người có tên là Nabanitus xuất hiện. Và Nabanitus nắm giữ quyền lực to lớn và chia sẻ quyền lực với cộng sự mình có tên là Bên-xát-sa.
Vậy, những gì bạn có trong Đế quốc Ba-by-lôn là dây chuyền kéo dài trong 43 năm và rồi mọi sự đều sụp đổ hết. Hết người nầy bị ám sát rồi đến người khác. Cuối cùng, Bên-xát-sa trong tình trạng say rượu đã tổ chức một bữa tiệc thật điên rồ – có ghi lại ở Đa-ni-ên 5 – và ở giữa sự dại dột và điên rồ của ông ta, người Mê-đi Ba-tư đã diễu hành ngang qua thành phố và tàn phá toàn bộ đế quốc của ông ta. Sự sụp đổ của Ba-by-lôn.
Bây giờ hãy lắng nghe đi, sự sụp đổ của Ba-by-lôn là sự kết thúc của đế quốc Ba-by-lôn nhưng đó không phải cuối cùng ảnh hưởng của Ba-by-lôn. Bởi vì ở Ba-by-lôn các hệ thống tà giáo đã bắt đầu. Hệ thống đầu tiên của tôn giáo giả từng được ghi lại trong Kinh thánh là gì chứ? Tháp nào vậy? Ba-bên. Và rồi từ đó Ba-by-lôn trở nên đồng nghĩa với tôn giáo giả hiệu. Và xã hội và các tôn giáo của Ba-by-lôn đã tìm ra con đường của họ để làm ô uế dòng nhân loại, hầu cho một ngày kia khi các chặng sau cùng của tôn giáo giả hiệu của con người ngóc cái đầu xấu xí của nó trên Đất – ở Khải huyền 17 – Chúa phán: “Tên của nó sẽ được gọi là Ba-by-lôn Lớn”.
Tại sao chứ? Bởi vì Ba-by-lôn là dòng chảy của các hệ thống tôn giáo giả hiệu. Và vì thế trong khi đế quốc sụp đổ, sự ô uế của các tôn giáo con người đã được tìm được lối nhập vào dòng lịch sử. Ba-by-lôn được kế nhiệm bởi Mê-đi Ba-tư. Mê-đi Ba-tư trong câu 39: “Hãy lần xuống pho tượng, vương quốc bằng bạc, hai cánh tay và ngực”. Hai phần, Mê-đi và Ba-tư, bằng bạc. Đế quốc Mê-đi Ba-tư kéo dài khoảng 200 năm, dài hơn 120 năm so với Ba-by-lôn. Chính trong thời Mê-đi và người Ba Tư, Si-ru đã cho phép dân Do-thái trở về và tái thiết lại xứ sở của họ, ra vẻ giống như xứ đã từng có vậy.
Đế quốc thứ ba trong câu 39 chúng ta bước vào chi tiết. Nếu bạn chưa biết điều này, hãy lấy băng thu âm từ tuần rồi và bạn sẽ thấy mọi sự nầy cụ thể là dường nào! Chúng ta biết Đế quốc Mê-đi Ba-tư được Hy-lạp nối theo sau. Lịch sử cho chúng ta biết điều đó. Chẳng có thắc mắc gì hết. Và đế quốc ấy sẽ cai trị trên cả Đất. Tôi nói cho bạn biết Alexander Đại đế, đòi hỏi tước hiệu vua của cả Đất. Ông ta mở rộng đế quốc của mình từ Tây Âu sang Ấn Độ. Sự chinh phục lớn lao bởi một người ngã chết ngay sau khi ông ta mới 30 tuổi. Thật khó tin. Không có gì ngạc nhiên khi ông ta được nhìn thấy trong Đa-ni-ên 7 là một con beo với đôi cánh, có tốc độ rất nhanh trên toàn cầu. Ông ta đã đi qua Hellespont, chinh phục Hy-lạp và Rome, lần đầu tiên gặp sự chống đối của người Ba-tư ở Granicus, bắt phục các nước trong vùng Tiểu Á. Ông ta thật đã đánh bại một nửa triệu người Ba-tư dưới thời Derias. Ông ta tàn sát họ và bẻ gãy lưng đế quốc sau đó và rồi ông ta bắt đầu chiếm hết thành nầy đến thành khác. Rồi thậm chí quét sạch và chiếm lấy Ai-cập.
Và ông ta đã chiếm lấy Ai-cập, ông ta thành lập thành phố vẫn còn ở đó – thành phố Alexandria được thành lập bởi Alexander Đại Đế và lấy theo tên ông. Sau đó, ông ta đã đánh bại Derias và quét sạch hoàn toàn Mê-đi và người Ba-tư và Hêbơrơ trên thế giới. Ông ta trở lại Ba-by-lôn. Tin điều nầy hay không, ông ta lập Ba-by-lôn, Ba-by-lôn cổ đại làm thủ đô của ông ta, ông ta đã chết, các sử gia cho chúng ta biết tánh tham ăn, say sưa và sốt rét nơi người tuổi trẻ này. Và ai đã đi theo ông ta? Ông ta đã cố gắng để chia đế quốc ra làm bốn phần, nhưng các tướng lãnh của ông mất quyền lực của họ trước người La-mã.
Và chúng ta gặp họ trong câu 40 cứng như sắt. “Lại có một nước thứ tư mạnh như sắt; vì sắt hay đập vỡ và bắt phục mọi vật, thì nước ấy cũng sẽ đập vỡ và nghiền nát như là sắt vậy”. Đế quốc của người La-mã. Đến thế kỷ thứ hai trước công nguyên, Địa Trung Hải đã trở thành một cái hồ của người La-mã và người La-mã cai trị phần ấy của thế giới, từ nước Anh đến sông Euphrates, từ Bắc Âu đến Châu Phi.
Tôi được ơn sống ở phần phía Đông của thế giới Ả-rập cách đây không lâu lắm và ở tiền đồn phía Đông của Đế quốc La-mã, được biết đến là Baalbeck. Nó được viết ra với hai chữ “a” như để tưởng niệm thần Baal. Sự trung thành của người La-mã đã lan rộng khắp mọi nơi, dẫm bàn chân sắt của họ trên thế giới buộc người ta phải phục theo.
Nhưng sự việc không kết thúc ở đó. Bây giờ mới là phần giới thiệu, đây mới là bài giảng. Câu 41 – bạn có thể thoải mái, bạn sẽ ra về đúng giờ. Đồng thời, mấy giờ thì mới là đúng giờ? Câu 41: “Còn như vua đã thấy bàn chân và ngón chân nửa bằng đất sét nửa bằng sắt, ấy là một nước sẽ phải phân chia ra; nhưng trong nước đó sẽ có sức mạnh của sắt, theo như vua đã thấy sắt lộn với đất sét”. Đế quốc La-mã có chia ra không vậy? Ở những mảng nào chứ? Đông và Tây. “Nhưng trong nước đó sẽ có sức mạnh của sắt, theo như vua đã thấy sắt lộn với đất sét”. Đó sẽ là một đế quốc mạnh. Và, đồng thời, đế quốc La -mã đã kéo dài 500 năm. Alexander, chưa đầy 200 năm. Mê-đi và Ba-tư, hơn 200 năm. Ba-by-lôn, 80 năm. Nhưng Đế quốc La-mã ở phía Tây, 500 năm. Phía Đông kéo dài đến năm 1453 khi Constantinople bị Thổ nhĩ kỳ chiếm lấy. Nó rất cứng.
Nhưng nó bị trộn với đất sét – câu 42. “Những ngón chân nửa sắt nửa đất sét, nước đó cũng nửa mạnh nửa giòn”. Đất sét ở đây là từ ngữ nói tới thứ đất sét nung dùng làm ngói. Nó rất giòn.
Bây giờ. đây là gì chứ? Câu 43 thêm vào một việc. “Vua đã thấy sắt lộn với đất sét, ấy là chúng nó lộn nhau bởi giống loài người; song không dính cùng nhau, cũng như sắt không ăn với đất sét”. Sắt và đất sét không dính vào nhau. “Và nhược điểm và tính dễ bị tổn thương của Đế quốc La-mã, ấy là nó sẽ là sự pha trộn của sức mạnh và nhược điểm và nhược điểm ở đây được gọi là hột giống con người”. Vương quốc là một tổ hợp của cứng và giòn. Bây giờ, ở câu 31 nói rằng nó mạnh như sắt. Nó cứng lắm. Chính phủ của người La-mã đã được tổ chức chặt chẽ, được sắp đặt rất vững chắc. Quân đội của nó rất thuần thục, có kỷ luật rất tốt. Các chính sách của nó đã được xác định rõ ràng.
Thực vậy, chúng được xác định rất mỹ mãn và được thực hiện tốt đến mức chúng có thể bày ra cái điều được biết đến trong lịch sử là pax romana (nền hoà bình La-mã). Họ đã có một lượng hoà bình rất tuyệt vời trong tất cả các đế quốc. Nhưng đã có một nhược điểm. Nhược điểm không phải ở hai chân, nhược điểm nằm ở bàn chân. Bạn nói: “Đâu là tầm quan trọng của việc ấy?” Bởi vì nhược điểm yếu chỉ xuất hiện ở hình thức sau cùng. Họ đã từng mạnh mẽ. Nhưng trong hình thức sau cùng, sẽ có nhược điểm, nhược điểm rất lớn. Và đâu là nhược điểm đó? Câu 43 chép: “Đất sét là giống của loài người”. Điều đó có ý nói gì chứ? Điều đó có ý nói gì chứ?
Phải, mọi loại học giả đã vờn quanh ở chỗ đó và tôi không muốn nói rằng tôi biết câu trả lời tuyệt đối, nhưng tôi sẽ cung ứng cho bạn những gì tôi nghĩ là tốt nhất. Bạn có biết tôi nghĩ về câu nói ấy như thế nào không? Tôi nghĩ nó đề cập đến chính con người. Tôi nghĩ vấn đề trong hình thức sau cùng của Đế quốc La-mã sẽ là có quá nhiều dân dính dáng vào các vấn đề. Đoàn kết sẽ bị mất đi trong Đế Quốc La-mã sau cùng. Nó sẽ bị pha trộn. Sẽ có một sự phân rã, một sự thiếu đoàn kết. Thực vậy, Robert Culver, người đã làm một số điều kỳ diệu trong lãnh vực này của Kinh thánh, ông nói: “Đất sét tiêu biểu cho sự tối hậu làm mất đi phẩm cách của bậc cầm quyền”. Ở đầu pho tượng là cái đầu bằng vàng. Đó không phải là một đế quốc, đó là người duy nhất trong số nước mà ông nói là một con người, đó là vua, hỡi Nê-bu-cát-nết-sa. Nói cách khác, Đế Quốc Ba-by-lôn là tình đoàn kết được nhân cách hoá bởi vì một người mà ra tất cả các phần còn lại.
Khi bạn lần xuống, nó trở nên đa dạng và đa dạng hơn. Và nhà cầm quyền càng đa dạng hơn – hãy xem điều này – bạn càng gặp nhiều nan đề với nó. Đấy là lý do tại sao tôi đọc cho bạn nghe tuần qua về tường trình của Alexander Tyler tuần trước rằng nền dân chủ không thể kéo dài bởi vì ngay khi nó đa dạng đủ để cung ứng sự kiểm soát cho người dân và dân chúng thấy họ có thể tự biểu quyết về mặt tài chánh. Họ sẽ khởi sự bằng sự ích kỷ để phá diệt nền dân chủ.
Và vì vậy sự đa dạng của hình thức sau cùng này sẽ là sự hủy diệt của nó. Nó sẽ không có sự liên đới của sắt, ít nhiều gì là một chế độ quân chủ, nhưng thậm chí nó sẽ không có những gì mà đế quốc La-mã từng có. Nó sẽ có một liên minh nhiều sắc dân tham gia vào và vì vậy có một nhược điểm cố hữu.
Bây giờ, hình thức sau cùng của Đế quốc La-mã là có mười ngón chân. Tôi tin Kinh Thánh đang nói cho chúng ta biết bằng mười ngón chân và mười vị vua ở Đa-ni-ên 7 rằng hình thức sau cùng của Đế quốc La-mã sẽ có một liên minh mười quốc gia. Đức Chúa Trời không những quăng hết mọi thứ ở xung quanh. Nếu có mười ngón chân và mười vị vua – và nếu bạn bị sốc về điều đó, hãy đến với sách Khải huyền và đọc trong sách Khải huyền thì bạn sẽ thấy ở chương 17 rằng có mười vị vua một lần nữa trong hình thức sau cùng này. Đức Chúa Trời tuyệt đối nhất quán. Không hề có 9 và không bao giờ có 11. Luôn luôn là 10. Nhưng Đức Chúa Trời có một việc trong tâm trí. Hình thức sau cùng của Đế quốc La-mã sẽ là mười quốc gia trong liên minh.
Đồng thời, hỡi kẻ yêu dấu, điều đó chưa hề đúng với Đế quốc La-mã trong quá khứ. Không hề. Bạn nói: “Được, bây giờ hãy đợi một phút xem, hỡi Mục sư, Đế quốc La-mã đã qua đi rồi. Chẳng còn có Đế quốc La-mã nào nữa cả”. Nhưng hãy nghe đây, lời tiên tri nói Đế quốc La-mã sẽ xuất hiện khi hòn đá đến đập vào pho tượng nầy rồi đầy dẫy cả Đất. Vậy, sự hoàn thành của lịch sử là sự đến của hòn đá va đập nầy. Tôi sẽ dành cho bạn một gợi ý: ai là hòn đá chứ? Đức Chúa Jêsus Christ. Bạn tự cung ứng cho mình phần gợi ý đi. Tôi thích khi Phaolô nói: “Vầng đá ấy chính là Đấng Christ”. Ngài là hòn đá mà thợ xây đã loại ra.
Hãy nghe đi, Đấng Christ đến và đập vào hình thức sau cùng của Đế quốc La-mã. Bạn nói: “Được, là thế đấy, quí vị ơi. Ngài phải xuất hiện ở đây mà chúng ta không xem thấy Ngài, cũng chưa có Đế quốc La-mã nào còn lại”. Nhưng hãy lắng nghe tôi đi. Bạn biết đấy, chẳng hề có đế quốc nào cấp thế giới nữa sao? Napoleon đã thử việc ấy. Hitler đã thử việc ấy mà không thể làm được. Nước Nga đã thử việc ấy và đang ra sức làm mà chưa thành công. Hãy nghe đây, nếu sẽ có một đế quốc vĩ đại thứ năm, bạn có thể xếp Kinh Thánh lại vì điều đó là sai lầm.
Bạn nói: “Được, bây giờ hãy chờ một phút đi. Có phải ông nói Đế quốc La-mã đã xuôi tay rồi trở lại, có phải không?” Đấy chính xác là điều tôi đang nói. Thực vậy, trong sách Khải huyền, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng có một con thú – ở chương 13 – xuất hiện và nó bị thương hòng chết song nó chỗi dậy từ chỗ chết đó. Tôi tin rằng đó là hình ảnh nói tới Rome dãy chết y như nó sẽ sống lại. Và trong hình thức sau cùng của nó, đó sẽ là mười nước. Bạn bị sốc bởi sự kiện ấy, bạn không có đọc về khối thị trường chung rồi đó.
Có phải tôi đúng khi nói rằng mới đây hiện có mười nước trong khối thị trường chung sao? Tôi nghĩ nước cuối cùng đã bước vào là nước thứ mười. Giờ đây, có thể họ là 12, có thể họ là 18, có thể họ là 20, có thể họ là 9, song khi Chúa Jêsus đến, họ sẽ là 10. Và há chẳng thú vị sao, hiện nay đang có 10 đấy.
Tôi đã có một chút kiểm tra lại về việc ấy, loại hình làm cho tôi thấy thích thú. Willie Brent là nhân vật nổi tiếng trong vai trò Thủ tướng của Cộng Hoà Liên Bang Đức, đã nói câu nầy: “Chúng tôi thuộc” – tôi thích câu nầy – “về cộng đồng mười quốc gia”. Thú vị dường bao! Willie Brent đã nói: “Khối thị trường chung phải vòng tay ôm lấy thế giới”. Thiệt là thú vị. Tiến sĩ Malik há chẳng đã nói chính xác sao? Chúng ta đã có một liên minh trải dài qua biển đến phần còn lại của thế giới.
Bạn biết đấy, Kinh Thánh nói rằng sẽ có một liên minh 10 nước trong kỳ sau rốt rồi từ 10 nước đó sẽ có một vị vua dấy lên. Vua ấy được nói tới trong sách Đa-ni-ên, là cái sừng nhỏ, vua ấy được gọi là con của sự diệt vong, vua ấy được gọi là con người tội lỗi. Chúng ta biết người là antichrist. Người sẽ trở thành một vì vua vĩ đại cấp thế giới sẽ xuất hiện trên bối cảnh ở châu Âu để kết hiệp mối liên minh đó, họ sẽ tham dự vào một trận chiến lớn mà Kinh Thánh gọi là chiến trận Ạt-ma-ghê-đôn.
Cho phép tôi nói cho bạn biết một việc, hãy nhìn vào châu Âu. Châu Âu sẽ dấy lên một lần nữa. Và tôi không rút lấy việc nầy từ ngoài không gian kia đâu. Tôi không phải là tiên tri. Tôi chưa hề có một sự hiện thấy trong đời mình. Tôi đã kết hôn với một người và đấy là sự kết thúc của cuộc đời đó. Chẳng có ai nói với tôi từ trong các đám mây. Tôi chỉ là một con người trung bình thôi, xin hãy mở quyển Kinh Thánh ra. Tôi sẽ nói cho bạn biết những việc mà các học giả và giáo sư Kinh Thánh đã nhìn biết trong nhiều năm trời rồi. Tôi không biết phải lý giải cách nào khác nữa. Đấy chính xác là những gì Kinh Thánh nói. Và một khi liên minh 10 nước khoác lấy hình thức ấy, rồi antichrist lập luật của mình, luật lệ của hắn chẳng kéo dài lâu đâu. Cho đến khi hòn đá xuất hiện và đập vỡ toàn bộ pho tượng và làm đầy dẫy cả Đất. Và vầng đá ấy chẳng ai khác hơn là Đức Chúa Jêsus Christ.
Khi nghĩ đến việc ấy, thì có thú vị không? Chúng ta tiếp thu được gì chứ? Đồng thời, tôi sẽ cung ứng cho bạn toàn bộ một việc vào tuần tới về hòn đá. Sẽ không thực hiện việc ấy tối nay. Chúng ta đã tiếp thu được gì chứ? Chúng ta đã tiếp thu được rằng sẽ có một sự nối tiếp các sự thống trị thế giới từ Nê-bu-cát-nết-sa cho đến sự tái lâm của Đấng Christ. Đấy là lý do tại sao Kinh Thánh nói chiêm bao của vua có liên quan đến những ngày sau rốt.
Và cái điều thích thú đối với tôi là Cựu Ước – giờ hãy xem điều nầy nhé – Cựu Ước không hề nói gì giữa hai yếu tố của Rome, có phải không? Nó có hai cái chân xuống tới hai bàn chân. Nhưng Cựu Ước đã lưu ý rằng hai cái chân là sắt song hai bàn chân là sắt trộn với đất sét. Đã có một nhược điểm ở đây. Và tôi muốn nói rằng hình thức sau cùng thực sự là yếu ớt vì thời điểm antichrist xuất hiện cai trị liên minh 10 nước sau cùng kia, chỉ có 3 năm rưỡi cho tới chừng nó bị quét sạch. Đấy là điều Kinh Thánh nói. Nó sẽ kéo dài 42 tháng, vị tiên tri đã nói chỉ đúng ba năm rưỡi mà thôi.
Đó sẽ là liên minh 10 nước yếu. Và hết thảy sẽ đứng dưới ngọn cờ của Đế quốc La-mã xưa kia. Khi tôi nghe có người nói hết thảy chúng ta sẽ sắp hàng dưới quyền Đức Giáo Hoàng, con người, đối với tôi nghe như chúng ta sắp tới gần rồi đó. Khi tôi nghe người ta nói Đức Giáo Hoàng là lãnh tụ thuộc linh của thế giới, điều đó đáng sợ đấy. Ông ấy không phải đâu. Không phải ông ấy đâu. Mọi sự hiệp lại dưới quyền đó được cai trị bởi antichrist đánh trận nghịch cùng Đấng Christ thiết lập vương quốc riêng của Ngài. Nhưng chiến trận sẽ không kéo dài lâu đâu. Ngài sẽ chà nát quyền thống trị của Satan và thế gian.
Việc ấy sẽ đến, quí vị ơi, và rất là phấn khích khi sống trong một ngày mà chúng ta có thể nhìn xem mọi việc nầy ở trên đường chân trời. Phải, tuần tới, chúng ta sẽ khám phá thêm một vài sự kiện về liên minh 10 nước và chính xác thể nào khi phải đến với sự cuối cùng. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện.
Lạy Cha, con được nhắc nhớ đến sự tán thưởng long trọng của Charles Wesley, ông đã viết thánh ca, kìa, Ngài đến với các đám mây, để cứu một lần đủ cả hàng ngàn, hàng ngàn thánh đồ đã bị giết, họ nhóm lại ca ngợi sự đắc thắng của Ngài, ha-lê-lu-gia, ha-lê-lu-gia, Đức Chúa Trời hiện ra trên Đất để trị vì. Bấy giờ mọi mắt xem thấy Ngài, khoác áo choàng thật oai nghi. Những ai không lìa bỏ, đâm và đóng đinh Ngài vào cây gỗ, than khóc sâu thẳm, than khóc sâu thẳm thì sẽ nhìn thấy Đấng Mêsi chơn thật đó. Bây giờ, Cứu Chúa mong ước muốn xuất hiện trong sự oai nghi trang trọng. Hết thảy các thánh đồ bị người ta chối bỏ giờ đây sẽ gặp Ngài trên chốn không trung, ha-lê-lu-gia, ha-lê-lu-gia, nhìn thấy ngày của Đức Chúa Trời hiện ra.
Và khi Wesley viết bài thánh ca nầy: “Hỡi Nhân Loại, Chúng Ta Hãy Tôn Thờ Ngài” (Men, Let Us all Adore Thee). Ngôi đời đời của Ngài ngự trên cao, Đấng Cứu Thế nắm lấy quyền lực và sự vinh hiển. Hãy xưng nhận vương quốc thuộc Ngài. Xin hãy đến mau chóng, xin hãy đến mau chóng, ha-lê-lu-gia, Lạy Chúa xin hãy đến.
Lạy Cha, khi chúng con nhìn thấy các đám mây vầy lại trong những ngày sau cùng của lịch sử con người, trong nhận thức của chúng con ít nhất là có việc ấy. Khi chúng con nhìn biết chẳng có gì đứng giữa chúng con và sự tái lâm của Ngài, khi chúng con chờ đợi cái ngày chúng con được cất lên trước mọi hình thức sau cùng của thế gian sẽ diễn ra, chúng con chẳng làm chi được trừ ra được đầy dẫy với sự tán thưởng. Chúng con cảm tạ Ngài, Lạy Chúa, khi chúng con trông mong những ngày ấy, chúng con biết rằng Ngài cất chúng con ra khỏi đất nầy để ở với chính mình Ngài. Và lạy Chúa, chúng con cầu xin rằng chúng con sẽ có cùng tấm lòng như Phierơ đã có, và tấm lòng ấy như sau: “Khi nhìn thấy mọi sự nầy sẽ diễn ra. Anh em cần phải sống như thế nào chứ?” Và rồi ông tiếp tục nói chúng con phải sống nên thánh và tin kính trong cách ăn ở của chúng con. Và, lạy Chúa, nếu chúng con thực sự nhìn biết Ngài đang tới đến, ồ, đời sống chúng con phải thay đổi hầu cho chúng con sẽ xứng đáng khi chúng con gặp Ngài mặt đối mặt.
Và lạy Chúa, xin đầy dẫy lòng chúng con với ơn thương xót, với tình yêu thương và với ước ao muốn chìa tay ra với những người ở chung quanh chúng con, họ chưa nhìn biết Ngài. Lạy Chúa, chúng con muốn giống như Giăng khi ông nhìn biết mọi sự nầy là thật, ông nói rằng điều đó là ngọt ngào trong miệng của ông song nó cay đắng nơi tì vị ông. Ngọt vì Ngài có quyền cai trị, ngọt vì chúng con khao khát muốn nhìn thấy mặt Ngài, nhưng đắng là vì chúng con biết đấy là một ngày buồn rầu dành cho những ai xây lưng họ về phía Ngài. Chúng con chẳng mong muốn điều đó với ai cả. Chúng con biết rõ đấy là tấm lòng của Ngài cũng như Ngài không bằng lòng người nào bị hư mất. Ngài là Đức Chúa Trời là Đấng muốn mọi người đều được cứu và đạt tới sự thông biết lẽ thật.
Và lạy Chúa, khi chúng con sống trong thời buổi nầy và chúng con trông mong sự đến của Ngài, dù là một phút nữa hay hơn thế, chúng con không biết. Nhưng nguyện Chúa giúp chúng con sống giống như thể điều đó xảy ra vào ngày mai. Để yêu thương, rao giảng, chia sẻ và kéo mọi người đến với chính mình Ngài trong giờ trọng thể đó để có thể nhìn thấy Ngài mặt đối mặt với hết thảy những ai yêu mến Ngài và ở trong vương quốc đời đời của Ngài. Với sự tán thưởng đó, chúng con ngợi khen Ngài trong danh của Đấng Christ. Amen.

Comments

Sự Dấy Lên Và Sụp Đổ Của Thế Gian, Phần 2 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *