HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.7.Thơ Tín đến Khải H.BHKT.7a.Thơ Tín DàiBH-“Bài Thánh Ca Tình Yêu Thương” – Côr. 13:1-3
Bài thánh ca Tình Yêu thương
(Loạt bài: I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI)
I Côrinhtô 13.1-3
Hôm nay, trong phần nghiên cứu thư tín I Côrinhtô, chúng ta đến với chương 13, có nhiều người tin đây là kiệt tác văn học của Sứ đồ Phaolô. Kiệt tác nầy được gọi là “Bài thánh ca tình yêu thương”. “Một sự giải thích rất trữ tình về Bài giảng trên núi”, “Các phước lành đặt ra cho âm nhạc”, và tất nhiên là “Chương Tình Yêu”. Bất cứ đề tựa nào bạn chọn cho phân đoạn Kinh Thánh gốc nầy, ý nghĩa của nó cũng rất là rõ ràng. Hãy nói câu nầy với tôi:Không có tình yêu thương, chẳng một điều gì có ý nghĩa hết. Tôi sẽ yêu cầu bạn lặp lại câu nói đó vài lần sáng hôm nay. Cho tới chừng nào chúng ta hiểu rõ sự thực ấy, chúng ta sẽ bị còi cọc trong sự tấn tới của chúng ta về mặt thuộc linh. Cho tới chừng nào chúng ta học biết trở thành ống dẫn cho tình yêu của Đức Chúa Trời, có thể chúng ta bày tỏ ra lớp vỏ Cơ đốc giáo nhưng chúng ta sẽ không bao giờ nhìn biết cốt lõi của nó. Chúng ta hãy nói lại một lần nữa: Không có tình yêu thương, chẳng một điều gì có ý nghĩa hết”. Phần mô tả cơ bản nhất của Đức Chúa Trời được thấy trong Kinh Thánh:Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Thực vậy, hãy cùng với tôi đọc ở I Giăng 4.7-16: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống. Nầy sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta. Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau. Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời; nếu chúng ta yêu nhau, thì Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, và sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta. Bởi điều nầy chúng ta biết mình ở trong Ngài và Ngài ở trong chúng ta, là Ngài đã ban Thánh Linh Ngài cho chúng ta. Chúng ta lại đã thấy và làm chứng rằng Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con đặng làm Cứu Chúa thế gian. Ví bằng có ai xưng Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời ở trong người, và người ở trong Đức Chúa Trời. Chúng ta đã biết và tin sự yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Đức Chúa Trời tức là sự yêu thương, ai ở trong sự yêu thương, là ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy”.
Trở thành một tín đồ chân chính là nhận lãnh tình yêu thương của Đức Chúa Trời rồi tỏ ra tình yêu của Đức Chúa Trời cho nhiều người khác. Tuy nhiên, chúng ta đều biết hết thảy những gì thế gian có đều ở trong Hội Thánh. Thường thì các Hội Thánh được đánh dấu bằng sự kiêu ngạo, đê tiện, truyền thống, tranh cạnh và thế gian thay vì tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Hội Thánh Côrinhtô là một điển hình chính. Họ đã có một sự dư dật về các ân tứ thuộc linh. Phaolô viết ở 1.7: anh em cũng chẳng thiếu một ơn nào. Ít nhất họ đã có sự hiểu biết chính xác về lẽ đạo. Ông nói ở 11.2: “Tôi khen anh em vì hay nhớ đến tôi trong mọi dịp, và lấy lòng trung tín mà giữ những điều tôi đã dạy dỗ anh em”. Tuy nhiên, việc họ thiếu mất tình yêu thương đối cùng nhau đã làm cho các thứ ơn và tri thức của họ ra vô hiệu. Hãy nói câu ấy một lần nữa: Không có tình yêu thương, chẳng một điều gì có ý nghĩa hết.
Thật là quan trọng khi chương nầy được hiểu theo câu nói đó. Chúng ta đã sử dụng mấy tuần lễ ở chương 12, học biết về sự ban cho và bản chất của các ân tứ thuộc linh. Chương 14 giải thích cách sử dụng thích đáng các ơn nầy, đặc biệt ân tứ nói các thứ tiếng. Tuy nhiên, xen vào giữa hai chương nầy là chương 13, chương nầy dạy chúng ta điều gì? Không có tình yêu thương, chẳng một điều gì có ý nghĩa hết”. Đấy chính xác là những gì Phaolô muốn nói ở phần cuối của chương 12, ở câu 31, khi ông nói: “Hãy ước ao cho được sự ban cho lớn hơn hết. Bây giờ, tôi sẽ chỉ dẫn cho anh em con đường tốt lành hơn”.
Chúng ta phấn đấu với quan niệm nói về tình yêu thương của Đức Chúa Trời vì chúng ta sử dụng từ ngữ rất lỏng lẻo trong xã hội chúng ta. Chúng ta đưa ra những câu nói như: “Tôi thích thức ăn Mexico” hay “Tôi thích chơi golf” hoặc “tôi thích mùa thu”. Những gì chúng ta muốn nói qua các câu ấy cho thấy chúng ta thích đồ ăn của người Mễ, golf và thời tiết mát mẻ mùa thu. Tình yêu thương theo Kinh Thánh còn hơn cả sự thưởng thức nữa kìa. Người Hy lạp hiểu rằng có nhiều loại và nhiều cấp độ trong sự yêu thương. Thực vậy, ít nhất họ đã có vài từ ngữ về tình yêu đó:
Phileo có ý nói tới một loại tình cảm hay tình anh em. Thành phố Philadelphia là “thành phố của tình anh em”.
Eros là tình yêu nhục dục, xác thịt. Từ chữ nầy chúng ta mới có chữ “erotic” (tình dục).
Agape là từ ngữ thường mô tả tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Đây là loại tình yêu vô kỷ nhất, thanh sạch nhất. Phần ưa thích của chúng ta đáng phải là lẽ đạo của chương 13, ấy là chúng ta yêu nhau theo cách nầy.
Sự thể hiện long trọng nhất của tình yêu agape của Đức Chúa Trời là Đấng Christ. Giăng 3.16 chép: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài…”. Từ tình yêu thương vô hạn, Đức Chúa Cha đã cho phép Đức Chúa Con nhận lãnh cơn thạnh nộ thiêng liêng của Ngài vì cớ tội lỗi của chúng ta. Tình yêu ấy đặt lợi ích của tha nhân trước lợi ích riêng tư. Tình yêu ấy tuôn ra từ một tấm lòng vui mừng vô kỷ. Hãy xem thí dụ của Chúa Jêsus nói về Người Samari Nhơn Lành.
Loại tình yêu nầy kéo dài ra thậm chí đến với những kẻ thù. Chúa Jêsus đã phán ở Mathiơ 5.44: “Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi”. Từ thập tự giá, Chúa Jêsus đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” (Luca 23.34). Đây là tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho thế gian. Ngài yêu kẻ thuộc về Ngài với một tình yêu rất đặc biệt. Tuy nhiên, Ngài yêu kẻ thù của Ngài và còn tiếp trợ cho họ nữa.
Chúa Jêsus đã yêu các môn đồ của Ngài. Giăng 13.1 chép: “…Đức Chúa Jêsus biết giờ mình phải lìa thế gian đặng trở về cùng Đức Chúa Cha đến rồi; Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng”. Ngài yêu họ một cách trọn vẹn và hoàn toàn.
Chúa Jêsus dạy chúng ta phải yêu theo cùng một cách Ngài yêu thương. Ngài phán ở Giăng 13.35: “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta”. Đây là dấu của đức tin thật. Ngài phán ở Giăng 15.9: “Như Cha đã yêu thương ta thể nào, ta cũng yêu thương các ngươi thể ấy; hãy cứ ở trong sự yêu thương của ta”.
Tình yêu thương sẽ đánh dấu từng hành động của người tín đồ. Chúng ta hãy nói một lần nữa: Không có tình yêu thương, chẳng một điều gì có ý nghĩa hết.
• Tình yêu thương được DẶN DÒ. I Côrinhtô 16.14 chép: “Mọi điều anh em làm, hãy lấy lòng yêu thương mà làm”.
• Tình yêu thương là CỦA CẢI của chúng ta. Rôma 5.5 chép: “…sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta”.
• Tình yêu thương được HỌC HỎI. I Têsalônica 4.9 chép: “Còn như sự anh em yêu thương nhau, về điều đó, không cần viết cho anh em, vì chính anh em đã học nơi Đức Chúa Trời, phải yêu thương nhau”.
• Tình yêu thương được MẶC LẤY. Côlôse 3.14 chép: “Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành”.
• Tình yêu thương phải được THEO ĐUỔI. I Côrinhtô 14.1 chép: “Hãy nôn nả tìm kiếm tình yêu thương”.
• Tình yêu thương có thể được THÊM NHIỀU. I Têsalônica 3.12 chép: “Lại nguyền xin Chúa làm cho anh em thêm và đầy lòng yêu thương đối với nhau cùng đối với mọi người, cũng như lòng yêu thương của chúng tôi đối với anh em vậy”.
• Tình yêu thương phải SỐT SẮNG. I Phierơ 4.8 chép: “Nhất là trong vòng anh em phải có lòng yêu thương sốt sắng; vì sự yêu thương che đậy vô số tội lỗi”.
• Tình yêu thương phải được KHƠI DẬY. Hêbơrơ 10.24 chép: “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành”.
Đây là phần việc của chúng ta trong I Côrinhtô 13. Chúng ta muốn vâng theo mạng lịnh phải yêu thương, phải ưa thích của cải của tình yêu, phải học đòi yêu thương, phải nôn nả tìm kiếm tình yêu thương, phải mặc lấy tình yêu thương, phải thêm lên tình yêu của chúng ta, phải sốt sắng trong tình yêu thương và phải giục giã nhau mà yêu thương. Chúng ta hãy nói lại câu ấy một lần nữa: Không có tình yêu thương, chẳng một điều gì có ý nghĩa hết.
Chúng ta hãy bắt đầu chương nầy với những bài học về tình yêu thương phát sinh từ ba câu đầu tiên.
I. Nói được các thứ tiếng vẫn còn thấp kém nếu không có tình yêu thương (câu 1).
A. HÃY XEM XÉT NHÂN VẬT HÙNG BIỆN NHẤT.
Mặc dù Phaolô đã được Đức Chúa Trời đại dụng và có nhiều ân tứ thuộc linh, chúng ta chẳng đọc thấy ở chỗ nào ông được xem là một nhà truyền đạo lỗi lạc hết. Abôlô là “là tay khéo nói và hiểu Kinh Thánh” (Công Vụ các Sứ đồ 18.24). Qua đối chiếu, Phaolô trong lời lẽ của ông rao giảng ở thành Côrinhtô “bộ yếu đuối, sợ hãi, run rẩy lắm” (I Côrinhtô 2.3).
Ở đây, ông nói: “Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng”. Các thứ tiếng ra từ chữ glossa và có ý nói tới “ngôn ngữ”. Chúng ta sử dụng từ ngữ theo cách nầy khi chúng ta đề cập tới tiếng nói bản xứ là “tiếng mẹ đẻ” của chúng ta. Tất nhiên trong văn mạch nầy, Phaolô đang nói tới ân tứ thuộc linh nói các thứ tiếng, khả năng siêu nhiên nói ra Lời Đức Chúa Trời bằng tất cả các ngôn ngữ hay “các thứ tiếng” của con người.
Tiếng… của thiên sứ là cách diễn đạt lạ lùng. Có người lấy cụm từ nầy nói tới một thứ ngôn ngữ cầu nguyện nghe như nói lắp bắp với người khác vậy. Họ cho nói như thế là ngôn ngữ của thiên sứ, thậm chí họ chẳng hiểu gì hết. Tuy nhiên, chúng ta chẳng đọc thấy một điều nào như thế trong Kinh Thánh. Thực vậy, chẳng một chỗ nào trong Kinh Thánh cho rằng thiên sứ có loại ngôn ngữ riêng của họ. Họ luôn luôn nói thứ ngôn ngữ của người mà họ đang trao đổi với. Để diễn giải, Phaolô đang nói: Nếu tôi có thể nói với sự khéo léo và hùng biện bằng mọi thứ ngôn ngữ của thế gian, thậm chí nói với quyền phép và thẩm quyền của một thiên sứ, nếu không có tình yêu thương thì lời nói của tôi là vô ích.
B. LỜI LẼ ĐẸP ĐẼ NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG THÌ CHỈ LÀ TIẾNG OM SÒM MÀ THÔI.
Phaolô nói quyết rằng lời lẽ đẹp đẽ nếu không có tình yêu thương thì giống như “đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng”. Con gái tôi là Ashlea tham dự trại thanh niên và rất có ấn tượng với nhóm chuyên ngợi khen lớn tiếng. Nó về nhà rồi tuyên bố rằng nó muốn chơi trống. Tôi nói cho nó biết tôi sẽ mua bất cứ nhạc cụ nào nó muốn học chơi … bất kỳ nhạc cụ nào trừ ra bộ trống! Bạn có bao giờ nghe một tay trống bắt đầu ở tuổi thiếu niên chưa?
Cách đây mấy năm, khi chúng tôi đến sống ở Dallas, chúng tôi có một hệ thống báo động gắn ở trong nhà. Một ngày kia, Debra thức dậy khoảng 5 giờ sáng rồi đi thẳng xuống bếp. Nó quên không tắt máy rồi đánh thức cả nhà dậy, cả những người hàng xóm với máy báo động đó! Một giáo sư dạy Lời Chúa có tài hùng biện, ông ta không có chút tình cảm nào dành cho dân sự của Đức Chúa Trời thì được hoan nghênh giống như một tay trống ở lứa tuổi thiếu niên hay tiếng còi báo động inh ỏi lúc 5 giờ sáng!
C. ĐIỀU CHI CÓ TRONG LÒNG BẠN THÌ QUAN TRỌNG HƠN ĐIỀU CHI CÓ TRÊN LƯỠI CỦA BẠN.
Chúa Jêsus đã phán về người Pharisi giả hình muốn người ta nghe thấy những lời cầu nguyện hoa mỹ của họ. Ngài phán ở Mathiơ 6.5: “Khi các ngươi cầu nguyện, đừng làm như bọn giả hình; vì họ ưa đứng cầu nguyện nơi nhà hội và góc đường, để cho thiên hạ đều thấy. Quả thật ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi”.
Không có tình yêu thương lời nói của chúng ta sẽ ra vô nghĩa. Bất luận những lời cầu nguyện của chúng ta có cảm động đến dường nào, bài giảng của chúng ta có sức thúc đẩy cở nào hoặc những bài hát của chúng ta có hay đến ngần nào đi nữa … nếu không có tình yêu thương chúng sẽ chỉ là tiếng ồn ào dộn dựt mà thôi. Nếu bạn là một nhà tranh luận sáng chói có thể làm câm nín từng nhà vô thần và từng kẻ hoài nghi yếm thế với lối lý luận năng nổ của bạn, lời lẽ của bạn sẽ là vô mục đích nếu không có tình yêu thương. Nếu bạn có giọng hát hay nhất và trình độ cao nhất, những bài hát của bạn chỉ để dành cho giải trí thôi nếu không có tình yêu thương. Có bao nhiêu ca sĩ có tài đã kết thúc với đời sống trống không tan vỡ? Nếu Hội Thánh nầy có những nhà truyền đạo, giáo sư, ca viên và nhân sự tài ba nhất, nhưng chẳng có tình yêu thương, ai sẽ muốn đến đây nữa?
Chúng ta hãy nói lại câu ấy một lần nữa: Không có tình yêu thương, chẳng một điều gì có ý nghĩa hết.
II. Nói tiên tri, tri thức và đức tin thì chẳng là gì hết nếu không có tình yêu thương (câu 2).
Phaolô nói ở câu 2: “Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì”.
A. NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG, NÓI TIÊN TRI CHỈ LÀ VÔ ÍCH THÔI.
Theo 14.1, Phaolô đã xem nói tiên tri là ân tứ lớn lao nhất trong các ân tứ thuộc linh. Một tiên tri không nhất thiết phải là người đoán trước mà là một người rao giảng Lời của Đức Chúa Trời. Bất cứ người nào rao giảng Lời của Đức Chúa Trời phải luôn luôn nói với một tấm lòng kính sợ dành cho Đức Chúa Trời, yêu mến Lời của Ngài và dân sự Ngài. Êphêsô 4.15 dạy chúng ta phảilấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật”.
Balaam là một tiên tri thời Cựu Ước, ông ta vốn biết rõ Đức Chúa Trời nhưng không yêu mến dân sự của Đức Chúa Trời. Một vị vua đã thuê ông đến rủa sả dân Israel. Đức Chúa Trời đã sai một thiên sứ chặn đường con lừa của ông ta. Hiển nhiên ông ta đã bị định cho phải chết vì ông ta là một tiên tri chẳng có tình yêu thương.
Mặt khác, Giêrêmi là một vị tiên tri với tình yêu rời rộng dành cho dân sự của Đức Chúa Trời. Ông được biết đến là vị “tiên tri than khóc” vì ông kêu la với Đức Chúa Trời cho dân sự với một tấm lòng tan vỡ. Ông đã nói ở Giêrêmi 9.1: “Ôi! ước gì đầu tôi là suối nước, mắt tôi là nguồn lụy! hầu cho tôi vì những kẻ bị giết của con gái dân ta mà khóc suốt ngày đêm!”
Bản thân Phaolô thường phục vụ qua hai hàng nước mắt. Ông đã nói với các trưởng lão thành Êphêsô trong Công Vụ các Sứ đồ 20.18-19: “Khi các người ấy đã nhóm cùng người, người nói rằng: Từ ngày tôi mới đến cõi A-si, hằng ăn ở luôn với anh em cách nào, anh em vẫn biết, tôi hầu việc Chúa cách khiêm nhường, phải nhiều nước mắt, và ở giữa sự thử thách mà người Giu-đa đã lập mưu hại tôi”. Có bao giờ bạn chịu gánh nặng cho dân sự Đức Chúa Trời giống như Giêrêmi và Phaolô, bạn đã bật khóc chưa? Không có tình yêu thương, chẳng một điều gì có ý nghĩa hết.
B. NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG, TRI THỨC CHỈ LÀ VÔ ÍCH THÔI.
Kế đó, Phaolô nói dù nếu ông “biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết” mà không có tình yêu thương, thì ông sẽchẳng là gì. Các sự mầu nhiệmtrong Kinh Thánh là những lẽ thật từng bị giấu kín mà sau đã được tỏ ra. “Mọi sự hay biết” tiêu biểu cho ân tứ thuộc linh hiểu biết chắc chắn và chia sẻ những lẽ thật thuộc linh. Để diễn giải, Phaolô dường như muốn nói: Dầu tôi hiểu hết những công việc mầu nhiệm của Đức Chúa Trời và có tri thức đầy đủ về sự khải thị của Ngài, nếu không có tình yêu thương tôi vẫn chẳng là gì hết”.
Mặc dù chúng ta có hết thảy Lời Đức Chúa Trời đã được tỏ ra, chúng ta vẫn có một sự hiểu biết hạn chế về những lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Nếu người nào có thể biết đủ các thứ mầu nhiệm tuy nhiên chẳng có tình yêu thương thì chẳng là gì hết”, chúng ta cũng chẳng là gì hết càng hơn nữa nếu chúng ta không biết yêu thương?
Đừng hiểu lầm. Chúng ta không coi thường tri thức về giáo lý hay về thần học. Việc học hỏi những lẽ thật của Kinh Thánh và suy nghĩ sâu sắc về những vụ việc của Đức Chúa Trời chẳng là gì hếtcần phải là một trong điểm ưu tiên hàng đầu của từng Cơ đốc nhân. Tuy nhiên, sự hiểu biết đó, Đức Chúa Trời không muốn làm đầy dẫy tâm trí bạn với thông tin, nhưng để làm thay đổi tấm lòng của bạn! Cơ đốc giáo không chú trọng chỗ bạn biết nhiều hay ít, nhưng chú trọng ở chỗ bạn làm gì với những gì bạn hiểu biết!
Trở lại ở 8.1, Phaolô viết: “Song sự hay biết sanh kiêu căng, còn sự yêu thương làm gương tốt”. Trong khi sự hiểu biết Kinh Thánh rất là quan trọng, song sự hay biết đó không nên là nguồn của sự kiêu căng hay ngạo mạn. Một lần nữa: Không có tình yêu thương, chẳng một điều gì có ý nghĩa hết.
C. NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG, ĐỨC TIN CHỈ VÔ ÍCH MÀ THÔI.
Giống như nói tiên trisự hay biết khi Phaolô nói tới đức tin ở đây, ấy chẳng phải đức tin cứu rỗi mà là ân tứ thuộc linh “đức tin”. Đây là ân tứ để tin cậy Đức Chúa Trời giữa những hoàn cảnh khó khăn và khích lệ người khác tin theo như vậy. Phaolô nói: “…dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì”. Rõ ràng, ông đang đề cập tới lời lẽ của ở Mathiơ 17.20: “…vì ta nói thật cùng các ngươi, nếu các ngươi có đức tin bằng một hột cải, sẽ khiến núi nầy rằng: Hãy dời đây qua đó, thì nó liền dời qua, và không có sự gì mà các ngươi chẳng làm được”.
Nếu bạn suy nghĩ câu nói ấy, bạn nhận ra Giôna là một nhân vật có đức tin lớn nhưng lại có ít tình yêu thương. Ông đã hết lòng tin rằng nếu ông rao giảng cho những người thành Ninive gian ác kia rằng Đức Chúa Trời sẽ mang lại sự ăn năn lớn lao và cơn phấn hưng trên thành phố tà giáo đó. Tuy nhiên, đấy là việc sau cùng mà ông mong muốn. Ông thù ghét sắc dân đó và muốn họ phải lãnh lấy sự phán xét của Đức Chúa Trời, chớ không phải ơn thương xót. Đức tin của ông lớn đến nỗi ông đã tìm cách trốn qua Tarêsi. Ông vốn có đức tin nhưng chẳng có chút tình yêu thương nào hết.
Chúng ta xem xét đức tin thì nhìn thấy tương lai của Hội Thánh nầy. Chúng ta tin Đức Chúa Trời sẽ cung ứng người ta và những tài nguyên để tạo nên một Hội Thánh như thế nầy, lo phục vụ cách trung tín cho các thế hệ tương lai cho tới chừng chúng ta được kêu gọi về với quê hương. Tuy nhiên, Hội Thánh nầy sẽ đạt tới chỗ chẳng là gì hết, Hội Thánh sẽ hoàn toàn vô giá trị nếu không có tình yêu thương.
Chúng ta cùng nói lại câu nói đó: Không có tình yêu thương, chẳng một điều gì có ý nghĩa hết.
III. Hy sinh là vô ích nếu không có tình yêu thương (câu 3).
Câu 3 chép: “Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi”.
A. RỜI RỘNG MÀ KHÔNG CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG THÌ CHẲNG ÍCH CHI HẾT.
Phaolô hình dung việc phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó. Đã có hạng người rời rộng trong xứ sở của chúng ta, họ đã bố thí nhiều tiền bạc, hàng hóa và thời gian để chăm sóc cho những nạn nhân của giông bão. Câu nầy không những đề nghị một món quà rời rộng cho người nghèo thiếu, mà còn bố thí mọi sự bạn có cho họ nữa. Đấy là sự rời rộng chưa từng có.
Có nhớ câu chuyện nói về người đàn bà góa nghèo khổ ở Mác 12 và Luca 21 không? Chúa Jêsus và các môn đồ Ngài đứng quan sát trong đền thờ khi hạng người giàu có thực hiện phần dâng hiến. Khi ấy có một bà góa đến rồi bỏ vào hai đồng xu. Chúa Jêsus phán cùng các môn đồ: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, mụ góa nghèo nầy đã bỏ vào nhiều hơn hết mọi người khác. Vì mọi người kia đều lấy của dư mình mà làm của dâng; nhưng mụ nầy thiếu thốn, mà đã dâng hết của mình có để nuôi mình” (Luca 21.3-4).
Tuy nhiên, nếu bạn đã bố thí mọi sự bạn có, nhưng bố thí vì lý do nào khác hơn tình yêu thương, những món quà của bạn sẽ là “chẳng ích chi” đối với bạn đấy! Con số 0. Bay vèo một cái. Đức Chúa Trời không nhìn vào tầm cở của quà tặng của chúng ta đâu. Ngài nhìn vào tấm lòng của chúng ta. Mối quan tâm của Ngài là động lực của chúng ta. Người nào bố thí mọi sự mà không có tình yêu thương sẽ thấy tài khoản thuộc linh của mình trống không y như tài khoản của người trong ngân hàng vậy. Chúa Jêsus đã phán ở Mathiơ 6.3-4: “Song khi ngươi bố thí, đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì, hầu cho sự bố thí được kín nhiệm; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi”.
B. TUẬN ĐẠO MÀ KHÔNG CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG THÌ CHẲNG ÍCH CHI.
Thêm nữa, Phaolô khẳng định: “…lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi”. Mặc dù có người cho rằng câu nầy đề cập tới con dấu của một nô lệ, bị nung bằng sắt nóng, nội dung đề nghị một việc cao kỳ hơn, về việc trở thành một người tuận đạo vì cớ đức tin.
Nhiều nhà tuận đạo Cơ đốc đã bị đốt cho tới chết thay vì từ bỏ đức tin của họ nơi Đấng Christ. Bạn có hình dung một cách chết nào đau đớn hay kinh khủng hơn không? Lịch sử cho chúng ta biết trong những năm về sau, khi sự bắt bớ tăng dần trên khắp đế quốc, một số Cơ đốc nhân đã bằng lòng dâng mình để chịu đốt. Họ muốn được nên nổi tiếng. Giống như người Hồi giáo, họ cho rằng tuận đạo sẽ đem lại nhiều phần thưởng lớn lao ở trên trời. Phaolô cảnh cáo người nào với sự can đảm đối diện với một cái chết đau khổ “chẳng ích chi” nếu không có tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
PHẦN KẾT LUẬN:
Chúng ta hãy kết thúc bằng cách suy nghĩ đến một vài sự hy sinh mà hết thảy chúng ta đã làm vì cớ Đấng Christ:
1. Chúng ta trung tín đến thờ phượng trong ngày của Chúa thay vì ra hồ bơi hay theo đuổi một phương tiện giải trí khác.
2. Chúng ta dâng tiền thu nhập của mình vào công việc của Đức Chúa Trời thay vì giữ nó lại cho bản thân mình.
3. Chúng ta dâng thì giờ của mình tình nguyện nắm lấy nhiều chức dịch và dự án khác nhau qua Hội Thánh.
4. Chúng ta liều bị hiểu sai hay bị chế nhạo khi làm chứng cho người chưa tin Chúa.
5. Một số người trong chúng ta dâng mình trọn vẹn để phục sự Đức Chúa Trời trọn thời gian trong vai trò Mục sư và Giáo sĩ. Chúng ta phải nhớ rằng hy sinh mà không có tình yêu thương chẳng đem lại một phần thưởng nào hết. Không có tình yêu thương chúng ta có thể làm nhiều việc lành, nhưng chúng ta sẽ thực sự làm chúng vì chúng ta, chớ không vì Đức Chúa Trời và không vì tha nhân. Tuần nầy, khi bạn dâng hiến và phục vụ trong nhiều cách thức khác nhau, hãy tự hỏi mình tại sao bạn đang làm những việc mà bạn đang làm. Chúng ta hãy nói thêm một lần nữa câu nói kia:
Không có tình yêu thương, chẳng một điều gì có ý nghĩa hết.

Comments

BH-“Bài Thánh Ca Tình Yêu Thương” – Côr. 13:1-3 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *