HomeBHKT BÀI HỌC KINH THÁNHBHKT.4.Đại Tiên Tri.ĐaniênSự Dấy Lên Và Sụp Đổ Của Thế Gian, Phần 1

Mục sư John McArthur – Đaniên 2:31-49

Nầy, tôi có thể nói rằng tấm lòng của bạn được phước và ấm áp tối nay bởi mối thông công mà chúng ta đã chia sẻ và thưởng thức. Bao lâu tôi đến với nhà thờ Tin lành hết Chúa nhật nầy tới Chúa nhật khác, thực vậy, ngày này qua ngày khác, tôi đến để học hỏi. Nhiều năm trôi qua và tôi không bao giờ thấy mệt mỏi khi gần gũi với niềm vui phước hạnh lớn lao trong mối giao thông với dân sự Đức Chúa Trời, ca ngợi Ngài và học hỏi lời của Ngài.

Đặc biệt là tôi rất vui mừng trong phần học hỏi của chúng ta tối nay – hãy cùng tôi mở ra ở Đaniên 2. Vì phần học hỏi của chúng ta tối nay, chúng ta muốn khởi sự nhìn vào tiểu đoạn từ câu 41 đến 49. Phân nửa thứ hai của chương 2. Chúng ta đã trải đi từ câu 1 đến câu 30 lần vừa qua. Tối nay, chúng ta sẽ đến với phân nửa thứ nhì, tôi không biết là chúng ta có đi hết hay không!?! Nhưng tôi biết rằng Đức Chúa Trời có một số điều lớn lao để nói với chúng ta trong phần thứ hai này bắt đầu ở câu 31.

Trước khi chúng ta bước vào phân đoạn Kinh thánh mà chúng ta sẽ đặc biệt quan tâm đến, cho phép tôi nói đôi chút về phần giới thiệu. Hết thảy chúng ta đều chăm xem một cách buồn bã – chúng ta là những người nhận biết Đấng Christ – sự sụp đổ của Hoa Kỳ. Đúng là buồn thật, điều đó chẳng thực sự gây sốc cho chúng ta. Lý do là vì luôn luôn đã và sẽ là rất nhiều nước, nhiều dân trên thế giới, các vương quốc của loài người sẽ đi theo con đường của mọi xác thịt và cuối cùng kết thúc trong sự sụp đổ và hủy hoại.

Bất cứ điều gì dựa trên sức mạnh của con người, bất cứ điều gì được thiết lập trên sự khôn ngoan của con người sẽ phải gánh chịu cùng một loại suy thoái mà chính bản thân con người phải chịu kể từ cuộc Sa Ngã. Suy thoái là lịch sử của con người. Đó là tiến trình suy thoái chứ không phải là một tiến trình tiến hóa. Con người không lên cao, con người đang xuống thấp. Trong II Timôthê 3:13, Đức Chúa Trời phán:Nhưng những người hung ác, kẻ giả mạo thì càng chìm đắm luôn trong điều dữ”. Mọi sự không trở nên tốt hơn, chúng ngày càng tệ hại hơn.

Chúng ta thấy sự suy thoái đang vận hành trong xã hội của chúng ta ở khắp mọi nơi – trên toàn quốc, trong xã hội, trong nội địa, từng cá nhân, từng việc một. Mọi sự trong thế gian này đều bị kẹt trong một tiến trình suy thoái khởi sự khi con người sa ngã ở trong Vườn. Và từng kết hợp mới của các thế lực hoặc các nước đã cố gắng hầu đạt được một vương quốc lâu dài luôn gặp phải sự lật đổ không thể tránh khỏi. Vô luận biện pháp bảo vệ là gì đi nữa, việc giải thể các nỗ lực do con người tạo nên nằm trong chỗ không thể tránh khỏi.

Như vậy, khi lịch sử được nghiên cứu cho thấy một loạt những sự thất bại. Một đế quốc bắt đầu, lên tới đỉnh điểm, rồi phai tàn, lịm dần, và một đế quốc khác được xây dựng trên tro bụi của đế quốc kia. Chúng ta đang nhìn vào nước Mỹ. Nước Mỹ trong quá khứ đã đạt tới đỉnh điểm của nó. Chúng ta đang ở chỗ tuột dốc trở lại. Chúng ta đang nhìn thấy thất bại đang diễn ra. Chúng ta nhìn thấy sự suy thoái của xứ sở chúng ta trên mọi mặt. Chủ nghĩa nhân đạo chính trị đang làm cho chính phủ phải điêu đứng. Một chính phủ từng được thiết lập trên các nguyên tắc nơi Lời của Đức Chúa Trời. Chủ nghĩa vô thần bất kỉnh thống trị nền giáo dục của chúng ta. Tình trạng đe doạ tống tiền kiểu quốc tế đe doạ chúng ta trên khắp thế giới. Một sự thiếu tin quyết và thiếu can đảm làm thay đổi cách chúng ta tiếp cận với các nan đề.

Việc phá diệt gia đình đang gây ra mất định hướng giữa vòng mọi người và sự dấy lên nhiều nan đề về tâm lý và tâm thần. Sự huỷ hoại gia đình góp phần bởi tình trạng phi đạo đức, sống chung với nhau mà không cần hôn nhân, đang tác động lên nữ giới, giải phóng phụ nữ, những người cha thụ động, đồng tính luyến ái v.v… Chúng ta đã chứng kiến sự suy thoái trong giới cầm quyền tới điểm mà ở đó trong nhiều trường hợp không thấy sự hiện diện của nhà cầm quyền.

Trong các bộ phận của xã hội chúng ta đã mất khả năng kiểm soát hành vi. Có sự dấy lên ngày càng tăng của tội ác, công lý hình sự lỏng lẻo. Chúng ta liên tục đồi bại ở tốc độ nhanh hơn thông qua chủ nghĩa duy vật, rượu chè, ma túy, tình dục, thái độ ích kỷ hoàn toàn. Và chúng ta có thể ghi thêm nhiều thứ nữa.

Chúng ta đang suy thoái giống như mọi quốc gia khác từng suy thoái. Bởi vì xây dựng thành nước Mỹ là cùng một vấn đề cơ bản. Chúng ta có đôi chân đất sét giống như bức tượng trong sách Đaniên. Và đất sét nói rằng Đaniên tiêu biểu cho dòng dõi của con người. Và bất cứ đâu bất cứ điều gì xây dựng trên con người, nó được xây dựng để bị suy thoái.

Fred Barshag đã cho tôi một bài báo rất thú vị trong tuần này và tôi muốn chia sẻ bài báo đó với bạn. Nó trình bày sự việc sau đây đã được viết ra bởi Giáo sư Alexander Tyler gần 200 năm trước, trong khi 13 thuộc địa ban đầu của chúng ta vẫn còn là một phần của nước Anh. Thực vậy, Tyler đang viết về sự sụp đổ của Cộng hòa Athena vào 2.000 năm trước. Đây là những gì ông nói:

“Một nền dân chủ không thể tồn tại như là một hình thức thường trực của nhà cầm quyền. Nó chỉ có thể tồn tại cho đến khi các cử tri phát hiện ra rằng họ có thể tự bỏ tiền vào từ kho bạc nhà nước. Rồi từ giờ phút ấy trở đi, đa số luôn bỏ phiếu cho những ứng cử viên hứa hẹn nhiều lợi ích nhất từ kho bạc nhà nước với kết quả một nền dân chủ luôn luôn đổ nát do chính sách tài khóa lỏng lẻo luôn theo sau bởi chế độ độc tài.

Tyler nói: “Tuổi trung bình của nền văn minh lỗi lạc nhất của thế gian là 200 năm”. Đối với chúng ta, đó là năm 1976. “Các nước này đã tiến triển theo các trình tự sau: – bây giờ hãy nghe đây – “từ nô lệ đến đức tin thuộc linh, từ đức tin thuộc linh đến sự can đảm lớn lao, từ can đảm đến tự do, từ tự do đến dư thừa, từ dư thừa đến ích kỷ, từ ích kỷ đến tự mãn, từ tự mãn đến thờ ơ, từ sự thờ ơ đến sự lệ thuộc và từ sự lệ thuộc trở lại với tình trạng nô lệ”.

Mọi nước đều chạy theo cùng một chu kỳ. Và chế độ dân chủ dường như tuân thủ chu kỳ đó nhanh chóng hoặc trong một số trường hợp nhanh hơn bất kỳ hình thức cầm quyền nào khác. Đồng thời, có thể bạn sẽ bị sốc khi biết rằng dân chủ không phải là hình thức cầm quyền của Đức Chúa Trời. Hình thức của Đức Chúa Trời là chế độ thần quyền, chỗ mà một thân vị đang cai trị, và thân vị đó là Đức Chúa Trời.

Thế giới ngày nay chỉ đơn giản là đang nếm trải cùng một chu kỳ suy thoái mà nó luôn luôn phải gánh chịu. Chúng ta có thể thấy những hột giống của sự suy thoái lộ ra rất rõ ràng. Khi chúng ta nhìn vào thế giới hôm nay, chúng ta nhìn thấy thế giới là một sân khấu rất rộng lớn. Một sân khấu rộng lớn với bức màn sau cùng vẫn đang hạ xuống. Và chúng ta cảm thấy rằng các diễn viên ở đằng sau bức màn sau cùng đó, chuẩn bị cho bối cảnh sau cùng trong thảm kịch lịch sử nhân loại. Vở kịch sắp hạ màn rồi. Vẫn còn thêm một cảnh nữa. Và cảnh cuối cùng đó là những ngày sau rốt và sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus Christ.

Nếu chúng ta bước đến gần sân khấu, ở đàng sau bức màn, chúng ta có thể nghe được tiếng hoan nghênh của các nhà làm phim khi họ lắp đặt máy móc và dựng lên sân khấu cho hành động cuối cùng đó. Và giờ đây, khi chúng ta đến với Đaniên 2, Đaniên đưa chúng ta ra phía sau bức màn trước khi nó bị kéo lên. Chúng ta sẽ nhìn thấy những việc không thể tin được, không những trong Đaniên 2 mà còn từ Đaniên 2 cho đến cuối quyển sách. Việc bày ra màn kịch sau cùng trên sân khấu lịch sử nhân loại.

Tối nay khi chúng ta nhìn vào chương 2, câu 31 và tiếp theo đó, chúng ta sẽ nhìn thấy lịch sử vĩ đại của quyền cai trị thế giới của các dân Ngoại. Chúa Jêsus phán rằng sẽ có một thời kỳ gọi là – Lu-ca 21:24 – thời kỳ của các dân Ngoại. Và nó đã khởi sự rồi, nó sẽ đến phần kết thúc khi Đấng Christ hiện đến. Thực vậy, câu nói cho rằng Giê-ru-sa-lem sẽ bị những dân ngoại choán lấy cho đến khi thời kỳ dân Ngoại đã được trọn. Sẽ có một khoảng thời gian khi Jerusalem bị ở dưới quyền kiểm soát. Khi dân Israel sống dưới chế độ nô lệ, ở cấp độ nầy cấp độ khác, quyền lực thế giới dân Ngoại.Thời kỳ nầy đã được nhìn biết là thời kỳ các dân Ngoại.

Rất là thú vị ở chỗ nó khởi sự với việc làm phu tù cho người Ba-by-lôn. Thời kỳ ấy khởi sự với Nê-bu-cát-nết-sa, nó kết thúc với sự đến của Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta đang sống trong thời kỳ đó lúc bây giờ. Israel chưa có toàn bộ cơ nghiệp của nó, Israel không ở trong xứ với sự hòa bình, Israel không sở hữu mọi thứ từ biển Địa Trung Hải đến sông Tigris và Euphrates như trong giao ước Palestine nguyên thuỷ.

Đây là thời kỳ của các dân Ngoại. Các dân Ngoại đã thống trị một phần của thế giới kể từ thời Nê-bu-cát-nết-sa, và họ sẽ nắm giữ quyền lực ở một cấp độ nào đó cho tới chừng Chúa Jêsus tái lâm.

Trong Ê-xê-chi-ên 21, Ê-xê-chi-ên nói với chúng ta rằng sự vinh hiển đã lìa khỏi Y-sơ-ra-ên. Sự vinh hiển đã lìa khỏi Y-sơ-ra-ên. Bấy giờ, theo một ý nghĩa nào đó, khi Israel phải đi làm phu tù, Đức Chúa Trời sẽ vận hành. Và Y-ca-bốt, sự vinh hiển đã lìa khỏi được viết lên trên mảnh đất đó.

Giờ đây, hãy lắng nghe tôi. Chương thứ hai sách Đaniên khi ấy chỉ ra rằng Đức Chúa Trời chuyển quyền lãnh đạo Đất nầy từ người Do-thái và Isarel cho các dân Ngoại. Israel kiếm chiếc ghế dựa lưng. Israel bước vào cuộc phu tù rồi không bao giờ trở lại với sự vinh hiển trước kia của nó nữa, cũng không thậm chí là hôm nay. Cũng không cho tới chừng Chúa Jêsus hiện đến. Israel sẽ là trọng tâm của thế gian. Israel sẽ là khuôn mẫu, cấp lãnh đạo của thế giới. Israel sẽ là dân sự rất đặc biệt của Đức Chúa Trời nguyên đã được dự trù cho họ phải trở thành, qua họ chúng ta được ban cho luật pháp và giới luật và các giao ước cùng mọi lời hứa. Israel sẽ là sứ giả cho thế gian. Song Israel đã thất bại thảm hại.

Trong Phục truyền luật lệ ký 32:8, khi Đấng Chí Cao phân chia cho các dân cơ nghiệp của họ, khi họ biệt riêng con cái của A-đam, Ngài lập giới hạn chỗ ở các dân theo số con cái Y-sơ-ra-ên. Trong khi phần của Chúa là dân sự Ngài, Giacốp là phần cơ nghiệp Ngài. Nguyên Y-sơ-ra-ên là dân sự của Ngài. Gia-cốp là phần cơ nghiệp của Ngài. Trung tâm của thế giới và là mục tiêu của mọi sự là về Israel, tuyển dân của Đức Chúa Trời. Đó là cách mà sự việc xảy ra. Đó là cách mà Đức Chúa Trời đã dự định phải được nên.

Chính mục đích của Đức Chúa Trời, nhà vua, Con Đức Chúa Trời hoá thân thành nhục thể sẽ hiện đến và trị vì tại Giê-ru-sa-lem. Và từ Ngài sẽ tuôn tràn ra ơn phước cho cả thế gian. Nhưng, như bạn biết đấy, lịch sử bi thảm của Israel, Israel đã không vâng theo Đức Chúa Trời, Israel không kính sợ Đức Chúa Trời, Israel bước vào tình trạng thờ lạy hình tượng, tà dâm thuộc linh và đủ thứ việc gian ác khác nữa và sau cùng Đức Chúa Trời đã phải gạt Israel ra khỏi vị trí trung tâm. Họ sẽ là địa điểm của Đấng Mê-si.

Trong Thi Thiên 2, chương 2 của sách Thi thiên, Đức Chúa Trời phán rất là rõ ràng. Ngài phán: “Dầu vậy” – câu 6 – ta đã lập Vua ta trên Si-ôn là núi thánh ta. Địa điểm của Đức Chúa Trời là Si-ôn. Vua của Ðức Chúa Trời ngự ở Si-ôn. Không một ai chiếm được chỗ đó. Nhưng điều gì đã xảy ra? Trước tiên, vương quốc bị chia ra làm hai vì những tội lỗi kinh khiếp của Sa-lô-môn. Mười chi phái ở phía Bắc tách ra rồi trở thành nước Israel. Hai chi phái còn lại ở phía Nam – Giuđa và Bên-gia-min – tạo thành dân Giuđa. Thế là bạn có Giu-đa và Y-sơ-ra-ên. Các chi phái phía Bắc quyết định họ thích thờ lạy hình tượng hơn là sự thờ phượng thật của Đức Chúa Trời. Vì vậy, họ theo đuổi sự thờ lạy thần tượng và họ đã bị người A-si-ri tiêu diệt.

Người công bình ra khỏi mười chi phái về định cư ở phía Nam. Và vì thế phía Nam là dân sót của mười chi phái cộng thêm chi phái Giu-đa và Bên-gia-min. Nhưng đáng buồn phải nói, họ cũng nổi loạn. Họ cũng sa vào sự thờ lạy hình tượng, và không nhiều năm sau đó, họ cũng bị đưa đi làm phu tù trong xứ Ba-by-lôn, và đấy là chỗ mà chúng ta bắt chuyện khi chúng ta đến với sách Đaniên.

Đây là câu chuyện nói tới xứ Giuđa, Vương quốc phía Nam, bị đưa đi là phu tù. Và phần khởi sự cuộc thống trị của dân Ngoại trên xứ sở Israel. Những ngày vinh quang đã qua rồi. Những ngày tuyệt vời đã qua rồi. Jerusalem là một đống đổ nát, bị tàn phá, bị tiêu hao và các thời kỳ dân Ngoại đã bắt đầu. Và xứ ấy sẽ không phải là Y-sơ-ra-ên trọn vẹn nữa cho đến khi Đấng Mê-si tái lâm.

Bây giờ hãy lướt qua phần lịch sử từ Nê-bu-cát-nết-sa và tình trạng phu tù cho người Ba-by-lôn suốt đến thời buổi của Đức Chúa Jêsus Christ được gộp hết trong một chương này, và tôi muốn các bạn nhìn xem ở đó. Đây là phân đoạn rất mạnh mẽ trong Kinh Thánh. Mọi sự từ Nê-bu-cát-nết-sa cho tới sự đến của Ðức Chúa Jêsus Christ đều được đề cập đến trong chương này một cách rộng rãi và bao quát.

Bây giờ hãy cùng đi với tôi. Mặc dù Sy-ri-a và Ai-cập đã cố gắng liên tục lật đổ Jerusalem, họ chưa bao giờ thành công. Tại sao chứ? Họ luôn bị cản trở bởi quyền phép của Đức Chúa Trời. Và tất nhiên Sy-ri-a và Ai-cập bị coi là những kẻ cừu thù của Israel vì Ai-cập là về phía Nam và Sy-ri-a là về phía Bắc và phía Đông. Sy-ri-a và Ai-cập nhiều lần đã cố gắng để tiêu diệt Israel. Họ đã cố gắng đánh bại, cướp phá và quét sạch Jerusalem nhưng họ không bao giờ thành công. Hết thế kỷ nầy đến thế kỷ khác, và cứ thế, họ đã bị ngăn trở trong nỗ lực ấy và lý do là chưa đến thời khắc của Đức Chúa Trời.

Giê-ru-sa-lem sẽ không bị các dân Ngoại đánh hạ – hãy nghe – cho đến khi tình trạng gian ác của Giê-ru-sa-lem được đầy dẫy. Và sau cùng, khi Đức Chúa Trời nói rằng đó là mọi sự mà ta đã làm, thì Nê-bu-cát-nết-sa tới đến tàn sát Giêrusalem, sau đó là những kẻ bị bắt đưa đi làm phu tù rồi khởi sự các thời kỳ của dân Ngoại. Sự thống trị đã được gỡ bỏ khỏi quốc gia Israel.

Bây giờ khi chúng ta đến với Ða-ni-ên, Y-sơ-ra-ên đang ở trong tình trạng phu tù. Đaniên đang phục vụ trong vai trò người Do-thái phu tù, tuy nhiên vì cớ mọi năng khiếu và tài năng, ông đã được thăng cấp để phục vụ trong triều đình của vua Nê-bu-cát-nết-sa, giúp đỡ ông ta làm việc với các vụ việc của người Do-thái. Vì cớ phẩm chất trung thành, không thoả hiệp và lạ lùng của mình, ông có một vị trí rất độc đáo trong xứ.

Bấy giờ, Đaniên khởi sự với các thời kỳ của dân Ngoại. Giờ đây, cho phép tôi nói điều này: ngay trong chương 2, Đức Chúa Trời ban cho Đaniên lời tiên tri qua chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa, nó mô tả thời kỳ nầy của lịch sử. Nó mô tả thời kỳ ấy từ đầu cho đến cuối, nó kết thúc ra sao, thậm chí sự kết thúc ấy còn được mô tả rõ ràng nữa. Và khi tôi nghiên cứu điều đó, tôi nhũ lòng rằng tại sao một lời tiên tri như thế lại đến nhằm thời điểm bắt đầu các thời kỳ của dân Ngoại. Nếu nó sẽ kéo dài hàng ngàn năm – nó đã kéo dài hơn 2.000 năm rồi – nếu nó sẽ kéo dài cho các khoảng thời gian này, tại sao lời tiên tri này ngay từ đầu đã được ban ra? Phải, tôi nghĩ rằng có một lý do đúng đắn.

Tôi nghĩ sau khi Israel bị đi làm phu tù, không lâu sau khi xứ Giu-đa bị đưa đi làm phu tù, không lâu sau khi dân sự của Đức Chúa Trời nhìn biết các dân Ngoại đang cai trị trên đất của họ, Đức Chúa Trời muốn họ nhìn biết rằng đó không phải là một điều vĩnh cửu. Tại sao chứ? Bởi vì nếu họ cảm thấy sự thể ấy mãi mãi dành cho xứ Israel, họ sẽ bắt đầu thắc mắc về sự đáng tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời nhiều lần phán rằng Ngài sẽ không hề lìa bỏ dân sự Ngài, Ngài sẽ giữ giao ước của Ngài, Ngài sẽ luôn làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài, Ngài sẽ không bao giờ quên Jerusalem. Và vì vậy, tôi tin rằng không bao lâu sau khi họ bị đi làm phu tù Đức Chúa Trời tỏ ra sự đầy trọn của chương trình từ đầu đến cuối. Phần khởi sự các thời kỳ dân Ngoại và phần kết thúc các thời kỳ dân Ngoại khi Israel trở lại với vị thế vinh hiển của nó hầu cho họ sẽ nhìn biết rằng Đức Chúa Trời không thất bại trong mọi lời hứa tốt lành của Ngài.

Vào thời điểm này, khi lời tiên tri được đưa ra trong chương 2, Jerusalem đang trong đống đổ nát, đền thờ bị tàn phá, xứ Giu-đa bị phá hủy, những cái bình thiêng liêng của đền thờ đã bị mang đi rồi được đặt trong một đền thờ hình tượng. Sự vinh hiển đã rời khỏi xứ sở. Y-ca-bốt đã được viết ra trên dân sự, con cái Israel đứng bên bờ sông Ba-by-lôn treo đàn cầm của họ trên cây liễu rũ bởi vì họ chẳng còn có bài nào để hát cả, và thắc mắc ngay lập tức là có phải Đức Chúa Trời từ bỏ vĩnh viễn dân sự Ngài hay không? Và lời tiên tri đang rung lên ở Đaniên 2 đáp: “No”.

Điều nầy có phải là chấm dứt chăng? Có phải Đức Chúa Trời đã quên giao ước của Ngài? Có phải mọi lời hứa đều mất hết chăng? Lời của Đức Chúa Trời há chẳng thực sao? Không. Và sự khải thị lạ thường ngay lập tức hiện đến. Bây giờ, chúng ta hãy nhìn xem sự khải thị đó. Trong 31 câu ở câu chuyện Đaniên 2, chúng ta đã nhận được điềm chiêm bao. Chúng ta sẽ không quay lại đó. Nếu bạn có mặt ở đây tuần rồi, bạn đã tiếp thu lấy mặc thị ấy. Điềm chiêm bao đã nhận được. Một tối kia, Nê-bu-cát-nết-sa, vị vua tà giáo nầy không tin nơi Đức Chúa Trời của Israel, ông ta sắp sửa đi ngủ và khi ông ta đang nằm trên giường mình, theo câu 29, ông ta nằm trên giường suy nghĩ, ông ta khởi sự suy nghĩ về đế quốc của mình và ông ta đã cai trị thế giới lúc bấy giờ và ông ta là một nhà độc tài quyền lực nhất ở đó. Và ông ta khởi sự suy nghĩ về việc sẽ xảy ra khi ta qua đời? Tương lai rồi sẽ ra thế nào đây?

Và khi ông ta suy nghĩ về các tư tưởng này, ông ta ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một số chiêm bao, Kinh Thánh nói. Một trong những chiêm bao đó là một chiêm bao rất đặc biệt mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông ta thấy. Ông ta biết rõ mình sẽ không sống đời đời được. Ông ta đã nhìn thấy các đế quốc khác đến rồi đi. Ông ta quan tâm sâu sắc bởi đế quốc của mình và vì vậy ông ta đã mơ một điềm chiêm bao. Một trong những giấc chiêm bao, giấc chiêm bao mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông ta thấy là một bức tranh – bây giờ hãy xem bức tranh đó – nói về lịch sử từ Nê-bu-cát-nết-sa cho đến sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus Christ. Một lời tiên tri đáng kinh ngạc trong một điềm chiêm bao. Thời kỳ mà ông ta nhìn thấy là thời kỳ của các dân Ngoại, người cai trị thế giới trong bối cảnh ngoài Israel.

Hãy xem – câu 28, và hãy khoanh tròn câu ấy ở chương 2 – Nhưng có một Đức Chúa Trời ở trên trời, Đaniên nói: “tỏ ra những sự kín nhiệm và đã cho vua Nê-bu-cát-nết-sa nhận biết điều” – bây giờ xem chỗ này – “sẽ tới trong những ngày sau rốt”. Bây giờ có một cụm từ chìa khoá, và chúng ta sẽ cung ứng cho bạn một sự dạy tối nay. Đây sẽ là phần tiếp thu mà chúng ta sẽ bám vào. Những ngày sau rốt: đấy chẳng phải là một cụm từ hạn chế sự hiểu biết của Nê-bu-cát-nết-sa. Đấy chẳng phải là một cụm từ hạn chế cho cuộc đời của Nê-bu-cát-nết-sa. Khi nói tới những ngày sau rốt, đấy là những gì chúng ta gọi là câu nói về thời kỳ mạt thế. Từ chữ Hy Lạp, Escatos, ý nói tới những việc cuối cùng. Đấy là một thuật ngữ đề cập đến những ngày sau rốt trong thời kỳ của Đấng Mêsi. Thực vậy, những ngày sau rốt là một lời tiên tri hay được lặp đi lặp lại.

Bạn có thể tìm gặp câu nói đó trong Kinh thánh ở Sáng thế ký 49, Phục truyền luật lệ ký 4, Phục truyền luật lệ 31, Dân số ký 34, Giê-rê-mi 23, Giê-rê-mi 30, Giêrêmi 48, Giêrêmi 49, Êxêchiên 38, Đaniên 10, Josiah 3, Michael 4 và các nơi khác nữa. Và bất cứ lúc nào bạn gặp cụm từ những ngày sau rốt, nó bao gồm việc Đấng Mêsi trở lại hoặc thời kỳ của Đấng Mêsi. Vì vậy, đây là một thuật ngữ rất rộng đưa chúng ta đến với những ngày sau rốt.

Theo như tôi thấy, mỗi tác phẩm có tính cách tiên tri trong Cựu Ước đề cập đến những ngày sau rốt, bao gồm sự hoàn thành của lịch sử trong sự đến của Đấng Mêsi. Vì vậy, chính cụm từ đó: “điều sẽ tới trong những ngày sau rốt”, trong trường hợp Nê-bu-cát-nết-sa, là nhìn thấy mọi con đường đều dẫn tới Đấng Mêsi, Đức Chúa Jêsus Christ.

Tân Ước sử dụng thuật ngữ này theo cùng một cách. Thí dụ, Tân Ước, cụm từ ấy được sử dụng ở Công Vụ các Sứ Đồ 2, những ngày sau rốt. Cụm từ đó được sử dụng trong II Phierơ 3 và mỗi lần nó được sử dụng, nó bao gồm sự hoàn thành của lịch sử và vương quốc của Đấng Mêsi. Thế là Nê-bu-cát-nết-sa đã được Đức Chúa Trời tỏ ra một lời tiên tri về những ngày sau rốt bao gồm toàn bộ lịch sử của các nước cho đến khi Đấng Christ tái lâm.

Hãy xem lại câu 28. Câu nầy nói tới điều sẽ được tỏ ra trong những ngày sau rốt, chiêm bao của vua và các sự hiện thấy của đầu vua đã thấy trên giường mình là như vầy. Hỡi vua, khi vua nằm trên giường, có những tư tưởng về sự xảy đến sau nầy, thì Đấng hay tỏ sự kín nhiệm đã cho vua biết sự sẽ xảy đến. Ở đó bạn có cụm từ ấy hai lần – sự sẽ xảy đến. Một lần nữa, Nê-bu-cát-nết-sa đã nghĩ tới một sự liên tục trong lịch sử. Vậy, Nê-bu-cát-nết-sa nhìn thấy điều sẽ xảy đến cho những ngày sau rốt.

Bấy giờ Nê-bu-cát-nết-sa đã nhận được điềm chiêm bao này. Thế thì điều gì đã xảy ra? Bạn có nhớ không? Ông ta đã quên mất rồi, có đúng không? Ông ta quên điềm chiêm bao. Nó rời khỏi lý trí của ông ta. Tôi nghĩ Đức Chúa Trời đã ban nó cho ông ta và tôi nghĩ Đức Chúa Trời khiến cho ông ta quên nó đi vì Đức Chúa Trời muốn minh chứng một điểm. Tôi nghĩ ông ta nhớ một vài điều mơ hồ để ông ta gợi nhớ lại khi Đaniên thuật lại cho ông ta nghe điềm chiêm bao đó. Nhưng về mặt cơ bản, tôi nghĩ ông ta đã quên chiêm bao ấy rồi. Bây giờ, một số phiên bản Kinh Thánh của bạn có thể đã cung ứng cho bạn các nan đề ở tuần qua vì có chép ở phiên bản có thẩm quyền, ấy là chiêm bao đã ra khỏi ông ta. Một số phiên bản nói sự việc đã lìa khỏi ta. Nhiều người khác nói lịnh ra từ ta là chắc chắn hoặc lịnh ra từ ta là khẳng định. Bây giờ thì sao chứ, bản Hê-bơ-rơ nói điều đó đã lìa khỏi ta. Nhưng, có người đã đưa ra khái niệm về một nguồn A-ram – bản A-ram, ta nói, về mặt cơ bản việc ấy đã rời khỏi ta – nhưng có người nói từ một tiếng A-ram khác có nghĩa là mạng lịnh là chắc chắn. Và ông ta không nói rằng ta quên hết điều đó, ông ta chỉ tìm cách thử hết những người khôn ngoan của mình. Vì vậy, ông ta giả vờ quên.

Quí vị ơi, bây giờ nói thẳng ra, khi bạn nhìn vào phân đoạn Kinh Thánh có thể là một trong hai cách. Lý do tôi tin ông ta đã quên chiêm bao là để tôi chú vào bối cảnh đó. Bạn nói tại sao chứ? Phải, tại sao Nê-bu-cát-nết-sa có một điềm chiêm bao đã ra khỏi ông ta làm cho cuộc sống ông ta phải lo sợ, chiêm bao ấy cung ứng cho ông ta một trường hợp phải hoài nghi, một điềm chiêm bao khiến cho ông ta phải cuồng lên đến nỗi ông ta không thể ngủ được, nghĩa là ông ta bị mất ngủ. Tại sao ông ta phải giả vờ không nhớ và bắt đầu dự vào trò chơi với những người khôn ngoan? Đối với tôi dường như là nếu sự hoảng loạn sâu sắc như phân đoạn Kinh Thánh chỉ ra, thì ông ta sẽ không dại gì khi tìm cách chứng minh rằng những người khôn ngoan của ông ta thực sự không thể nói cho ông ta biết câu trả lời. Bởi vì khi có câu trả lời, ông ta vẫn cứ nói với họ: “Hãy cho ta biết chiêm bao ấy và rồi sự giải thích nó”. Và họ sẽ nói: “Được thôi, vua nói cho chúng tôi biết giấc chiêm bao và chúng tôi sẽ nói cho vua biết lời giải. Chúng tôi không thể hình dung ra điềm chiêm bao nếu vua không nói cho chúng tôi biết”. Và có người nói, hừm, ông ta chỉ giả vờ không nhớ để phơi ra những điều dỏm, giả tạo của họ.

Nhưng bạn thấy điều đó sẽ hoàn toàn không phải là mục đích của ông ta. Ông ta đang tìm cách để nhận được câu trả lời cho giấc mơ khủng khiếp đang quấy rồi này, chớ không phải tìm cách lột mặt nạ những người khôn ngoan của mình đâu. Việc ấy sẽ tự bảo lưu cho một ngày khác khi mọi thứ không hoàn toàn là hoảng loạn. Kỳ thực, ông đã khiến cho những người khôn ngoan phải thuật lại điềm chiêm bao và phải lý giải nó. Và ông ta rất bực bội khi họ không thể, ông ta nói ta sẽ giết từng người một, tập trung họ lại rồi giết từng người trong số họ. Giờ đây, điều đó sẽ cung ứng cho bạn một chút ý tưởng về sự lo sợ trong tấm lòng của ông ta.

Đồng thời, lúc sau cùng, khi Đaniên thuật lại cho ông ta biết điềm chiêm bao, ông ta chưa hề giết ai cả, điều nầy cho bạn thấy ông ta không thực sự tìm cách giết chết những người khôn ngoan của mình, ông ta thực sự tìm cách muốn biết câu trả lời cho điềm chiêm bao. Và đấy là lý do tại sao tôi tin ông ta đã quên nó. Và tôi nghĩ Đức Chúa Trời đã giúp ông quên nó, giống như Đức Chúa Trời đã ban nó cho ông ta, hầu cho Đức Chúa Trời có thể phơi ra những cái thứ giả tạo, dỏm giữa vòng những người khôn ngoan rồi đặt Đaniên vào chỗ mà ông ta muốn Đaniên phải ngồi ở đấy. Người duy nhất có câu trả lời là Đaniên. Ông là người duy nhất. Ở đây chẳng có thì giờ để chơi game đâu. Đaniên bước vào để trở thành ống dẫn sự mặc khải của Đức Chúa Trời và khi ông làm vậy, nhà vua đã buông tha hết thảy những người khôn ngoan, cho thấy rằng đấy chẳng phải là ý đồ của ông ta. Ông ta chỉ muốn gợi lại chiêm bao mình có sao cho rõ ràng.

Bấy giờ Đức Chúa Trời được Đaniên gọi là Đấng tỏ ra những điều kín nhiệm, và đấy chính xác là những gì xảy ra khởi từ câu 31. Điềm chiêm bao đã được gợi lại, giấc mơ đã nhận được trong 30 câu đầu tiên, rồi trong câu 31 điềm chiêm bao đã được gợi lại. Hãy nhớ Đaniên là người được chọn của Đức Chúa Trời – và hãy trở lại ở chương 1, câu 17, ở đây nói rằng Đaniên đã có sự thông biết về mọi khải thị và chiêm bao. Giờ đây Đaniên đã được Đức Chúa Trời ban cho ơn này để có thể xử lý với các điềm chiêm bao, để có thể giải thích những giấc mơ, để có thể tỏ ra các điềm chiêm bao và giờ đây là thời điểm của ông.

Bạn thấy đấy, Đức Chúa Trời đang đẩy Đaniên bước lên cái thang và đây sẽ lần sau cùng. Nê-bu-cát-nết-sa vốn tin chắc rằng nhân vật nầy mười lần khôn hơn hết thảy những người khôn ngoan của ông gộp lại. Và bây giờ khi việc nầy xảy ra, vua đã lập Đaniên làm Thủ tướng của toàn bộ đế quốc. Chúng ta hãy xem điềm chiêm bao đã được gợi lại, câu 31.

Đaniên và đây là những gì ông nói với vua: “Hỡi vua, đây là những gì vua đã thấy”. Bây giờ hãy xem việc nầy, Đaniên không biết vì nhà vua đã không nói cho ông biết. Về mặt con người, chẳng có cách gì để Đaniên có được phần thông tin này. Nhà vua nói ta không thể nhớ được chiêm bao của ta, và trước hết Đaniên đã thuật lại cho vua biết chiêm bao của vua là gì và rồi lý giải nó. Trước tiên ông nói:Hỡi vua, vua nhìn xem, và nầy, có một pho tượng lớn. Từ ngữ A-ram ở đây là bức tượng. Nó không phải là một hình tượng mà bạn thờ lạy, nó chỉ là một pho tượng.

Pho tượng lớn này với sự sáng láng cực kỳ đứng trước mặt bạn và hình thù của nó thật khủng khiếp. Cái đầu của pho tượng này là vàng ròng, ngực và cánh tay bằng bạc, phần bụng và vế của nó bằng đồng. Hai bàn chân một phần bằng sắt và một phần bằng đất sét. Bấy giờ, đó là một vật trông rất kỳ lạ. Cái đầu bằng vàng, ngực và cánh tay bằng bạc, bụng và vế bằng đồng. Và hai chân và bàn chân là sắt và nửa sắt nửa đất sét.

Và quả đúng là pho tượng nầy khổng lồ, rực rỡ, to lớn. Và rồi hành động diễn ra trong câu 34: Vua nhìn pho tượng cho đến khi có một hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra, đến đập vào bàn chân bằng sắt và đất sét của tượng, và làm cho tan nát. Khi ấy, sắt, đất sét, đồng, bạc, vàng, cùng nhau vỡ ra thành từng mảnh lại và giống như rơm của các sân đập lúa vào mùa hè và gió cuốn chúng đi đến nỗi không còn tìm thấy chỗ nào cho chúng nữa, và hòn đá đập vào pho tượng trở thành một hòn núi lớn và đầy dẫy cả Đất. Bấy giờ, đó là một chiêm bao kỳ lạ, giấc mơ rất lạ lùng.

Và dân sự thời buổi ấy vốn tin rằng các điềm chiêm bao đều có ý nghĩa và chiêm bao này có ý nghĩa vì nó đã đến từ Đức Chúa Trời. Vua thấy điều gì chứ? Vua đã nhìn thấy một pho tượng với hình dạng một con người. Nó được làm bằng kim loại láng bóng. Bạn sẽ nhận ra phân đoạn nói tới pho tượng lớn này hai lần trong câu 31. Từ ngữ ấy trong tiếng A-ram là lớn lao, to lớn, và chẳng làm sao để biết được nó cao lớn dường nào trong tư tưởng của vua, nhưng đó là một pho tượng thật lớn, một bức tượng khổng lồ. Và nó có sự sáng láng cực kỳ ở đó. Điều đó có nghĩa là nó cực kỳ lộng lẫy. Kim loại nơi pho tượng chiếu sáng rực rỡ. Pho tượng nầy chói lói, lộng lẫy, to lớn – Kinh Thánh chép ở cuối câu 31 – là dữ tợn. Nó gây ra sự khủng khiếp hoặc nó tạo ra sự sợ hãi. Có lẽ chúng ta sẽ nói pho tượng ấy là đáng sợ. To lớn thể ấy. Lộng lẫy thể ấy, đáng sợ thể ấy đến nỗi vua bắt sợ hòng chết. Và mặc dù vua không thể nhớ được những gì mình đã thấy trong chiêm bao của mình, vua có thể nhớ rằng mình bắt sợ pho tượng và mọi sự vua còn lại là nỗi sợ không có chiêm bao. Và vì vậy, giờ đây Đaniên thuật lại cho vua biết đấy là điều vua đã nhìn thấy.

Bây giờ hãy chú ý việc này. Rất là thú vị. Về mặt cơ bản, pho tượng được làm từ các thứ kim loại khác nhau. Khởi sự pho tượng đi từ vàng xuống tới sắt và đất sét. Đồng thời, đất sét là asopin theo tiếng A-ram, đây là từ ngữ nói tới thứ đất sét cứng. Có lẽ nó đề cập đến pho tượng Trung Hoa mà họ đã sử dụng trong thời buổi ấy và đấy sẽ là điều vua đã thấy. Vua đã thấy hai bàn chân được tạo ra từ sự kết hợp của sắt và đất sét giòn dễ vỡ.

Một việc thú vị khác về điều này, ấy là không những nó làm giảm giá trị, mà nó còn luôn cho tôi thấy thú vị rằng có một lực hấp dẫn tương ứng rất thấp. Vàng nặng hơn bạc và bạc nặng hơn đồng thau và đồng nặng hơn sắt và sắt thì nặng hơn sắt và đất sét trộn lẫn với nhau. Thực vậy, tôi đã làm một nghiên cứu nhỏ về việc ấy. Trọng lượng riêng của vàng là 19, bạc 11, đồng 8,5, sắt 7,8.

Nói cách khác, vàng ở phía trên nặng gấp hai lần so với phía đáy. Toàn bộ cho thấy cái đầu rất nặng. Nặng nhất ở phần đầu. Khi càng xuống thấp thì nó càng giòn. Thực vậy, vàng rất mềm và dẻo đến nỗi nó thậm chí không thể bị phá vỡ. Nhưng sắt và đất sét thì có thể. Toàn bộ lịch sử của nhân loại, toàn bộ lịch sử của thế giới dân Ngoại cho đến sự tái lâm của Đấng Christ sẽ trở thành một thứ cân đối liên tục bấp bênh và liên tục xấu đi cho đến khi sự giải thể sau cùng của nó, khi nó bị đập tan và bị thổi bay như bụi trong gió. Khá sinh động đấy. Từ cái đầu bằng vàng đến hai bàn chân mỏng mảnh của pha lê Trung Quốc trộn với sắt, pho tượng rất mong manh và có khuynh hướng dễ ngã xuống.

Và đấy chính xác là điều xảy ra ở câu 34. Hành động bắt đầu, một hòn đá không do tay người đục ra. Điều đó có nghĩa là nó không có nguồn gốc từ con người. Không có người nào tạo ra hòn đá ấy. Nó đập vào pho tượng nơi bàn chân bằng sắt và đất sét rồi vỡ ra từng mảnh. Thực vậy, đủ để chúng trở nên rơm rác bay đi vào mùa hè. Chúng bị gió đưa đi. Không một chỗ nào tìm thấy chúng và hòn đá đập vào pho tượng đã trở thành một hòn núi lớn và đầy dẫy cả Đất. Đá chiếm toàn bộ cả thế giới, mọi thứ còn lại đều bị thổi bay đi hết.

Pho tượng nặng nhất ở phần đầu bị lật đổ bởi một cú đập thật mạnh ở hai bàn chân. Với sự tiếp nối nhanh chóng, toàn bộ sự phân hủy của pho tượng nối theo sau và tro bụi của nó bị thổi bay đi. Giờ đây, đó là một tên lửa lạ lùng sao, bạn há không nói vậy ư? Điều đó đập tan mọi lịch sử của các dân Ngoại. Bây giờ, đúng là chiêm bao, đúng là một điềm chiêm bao. Bây giờ, bạn sẽ lý giải một như thế nào về điềm chiêm bao đó? Phải, nếu bạn là Carl Hume – Đức Chúa Trời cấm – một nhà phân tích tâm lý nổi tiếng, ông cứ mãi quanh quẩn với các điềm chiêm bao của người ta. Tin hay không tin, Carl Hume đã có một cú sút vào chỗ nầy. Carl nói người nào có những ý tưởng không thực tế hoặc ý kiến của họ quá cao hay những người thực hiện chương trình lớn lao ngoài khả năng thực sự, họ có những ước mơ về việc cất cánh bay lên hoặc rơi xuống.

Có bao giờ bạn có loại chiêm bao ấy chưa? Đừng thừa nhận việc ấy. Bạn đã có nan đề về cái tôi một khi bạn có ước mơ ấy. Tôi nghĩ, tất cả chúng ta đều có loại ước mơ đó từng hồi từng lúc. Carl Hume nói rằng bất cứ người nào có một ý tưởng vĩ đại về bản thân mình rất sợ té ngã. Và ông nói, nếu điều nầy là thật, vị vua này chắc chắn đã lo sợ đế quốc mình bị lật đổ, cho nên ông ta sợ là việc rất thực trong chiêm bao của ông. Hume nói tiếp: “Chiêm bao đền bù cho sự thiếu hụt nhân cách của họ và đồng thời nó cảnh báo họ về mối nguy hiểm của con đường hiện họ đang đi”. Nói cách khác, thật lấy làm tốt là tinh thần của bạn cung ứng cho bạn chiêm bao ấy khiến bạn cảnh giác để điều đó sẽ không xảy ra cách dễ dàng như vậy.

Bây giờ nếu chúng ta nắm lấy góc độ tâm lý, điềm chiêm bao đơn giản là Nê-bu-cát-nết-sa nhìn thấy chính mình. Vua nhìn thấy chính mình tìm cách đứng vững và vua có một đế quốc to lớn cực kỳ. Và gộp lại, vua là phần đầu, con người. Vua là vàng. Nhưng việc càng đi tới thì càng trở nên mong manh hơn và vua đang trụ ở mức cân đối để tránh bị lật đổ bởi một vị vua hoặc đối thủ kế tiếp. Bây giờ đấy là góc độ tâm lý. Và tôi sẽ hứa với bạn, quí vị ơi, tôi sẽ cho bạn đoán. Tôi nghĩ nếu những người khôn ngoan trong thời ấy đã từng nghe thấy điềm chiêm bao, có lẽ đó là điều đã được ban cho họ. Có lẽ đó là sự giải thích của họ. Đó là cách tiếp cận về mặt tâm lý. Bạn chỉ nhìn thấy tiềm năng sụp đổ của riêng bạn.

Nhưng quí vị ơi, nói thẳng ra, những người khôn ngoan đều là vô dụng và Carl Hume cũng vậy khi đến với Kinh Thánh, vậy chúng ta hãy nghe theo Đaniên. Và từ điềm chiêm bao đã nhận được và giấc mơ được gợi lại, thứ ba chúng ta đến với chiêm bao đã được tỏ ra, câu 36. Và vì vậy, bạn đừng quên điều đó cụ thể trong câu 36. Đây là điềm chiêm bao – tôi mới vừa đưa ra – và chúng ta thuật lại phần giải thích ở trước mặt nhà vua. Bây giờ, tôi cung ứng cho bạn điềm chiêm bao. Ở đây có phần giải thích. Cái điều tôi lấy làm ngạc nhiên là Nê-bu-cát-nết-sa không hề nói bất cứ điều gì trong toàn bộ sự việc này. Vua không hề nói một lời.

Vua không nói: “Nào, ngươi nói đúng rồi. Đúng là chiêm bao đó. Ngươi đã biết rồi đó”. Hoặc vua không nói: “Không, nói như thế là sai lầm”. Vua không nói gì hết. Bạn biết đấy, tôi nghĩ vua chẳng thể nói gì được. Tôi nghĩ miệng của vua đang há rộng ra. Bởi vì Đaniên nói đúng. Ở phần cuối câu chuyện ở chương 2 sẽ cho chúng ta biết, Đaniên đã đúng khi vua lập ông làm Thủ tướng trong toàn bộ khu vực.

Nhưng ông nói – hãy nhìn vào đây suy nghĩ một chút – câu 36: “Chúng tôi sẽ giải nghĩa nó”.  Ai là chúng tôi chứ? Có người sẽ nói đó là Đa-ni-ên và ba người bạn của ông, những người đã hiệp nguyện về sự việc nầy và với họ ông chia sẻ điềm chiêm bao. Có người nói đó là Đa-ni-ên và Đức Chúa Trời. Và những nhà giải kinh cứ luận tới luận lui về điều đó. Tôi không có vấn đề gì hết. Tôi nghĩ đó là Đức Chúa Trời và ba bạn của ông. Hết thảy họ đều có liên quan đến chiêm bao ấy. Chúng ta phải bao gồm bất cứ ai biết về chiêm bao đó. Rồi chúng tôi sẽ nói cho vua biết phần lý giải. Và phần lý giải đến ở chỗ nầy, hãy xem nhé.

Hỡi vua, vua là vua các vua, vì Chúa trên trời đã ban nước, quyền, sức mạnh, và sự vinh hiển cho vua. Ngài đã trao trong tay vua những con cái loài người, những thú đồng và chim trời, dầu chúng nó ở nơi nào, Ngài cũng đã làm cho vua được cai trị hết thảy; vậy vua là cái đầu bằng vàng. Chính là vua đó.  Nhưng sau vua, sẽ dấy lên một nước khác – cái cớ chính đáng nói nhẹ hơn một chút; một chút nữa chúng ta nói về câu ấy – kém nước của vua; rồi một nước thứ ba, tức là đồng, sẽ cai quản khắp đất. Lại có một nước thứ tư mạnh như sắt; vì sắt hay đập vỡ và bắt phục mọi vật, thì nước ấy cũng sẽ đập vỡ và nghiền nát như là sắt vậy. Còn như vua đã thấy bàn chân và ngón chân nửa bằng đất sét nửa bằng sắt, ấy là một nước sẽ phải phân chia ra; nhưng trong nước đó sẽ có sức mạnh của sắt, theo như vua đã thấy sắt lộn với đất sét. Những ngón chân nửa sắt nửa đất sét, nước đó cũng nửa mạnh nửa giòn. Vua đã thấy sắt lộn với đất sét, ấy là chúng nó lộn nhau bởi giống loài người; song không dính cùng nhau, cũng như sắt không ăn với đất sét.

Bây giờ thì chúng ta sẽ dừng lại ở đó. Và bạn nói: “Được thôi, chỗ đó chẳng trợ giúp gì nhiều đâu”. Nó sẽ trợ giúp nhiều nếu bạn chỉ cần tập trung trong một phút thôi. Điều nầy rất lạ thường. Pho tượng tiêu biểu – hãy đánh dấu đi – cho bốn đế quốc với bối cảnh liên tục từ Nê-bu-cát-nết-sa cho đến Đức Chúa Jêsus Christ. Israel không còn là quốc gia lãnh đạo của Đức Chúa Trời nữa, không còn những nhà cai trị lâu dài của phần đất ấy trong thế gian nữa, thành Jerusalem không ở dưới sự cai trị của Israel để trở thành trung tâm mọi vụ việc của Đức Chúa Trời với con người nữa. Và bốn đế quốc to lớn cấp thế giới sẽ tồn tại cho đến khi Đấng Christ hiện đến và phục hưng Israel.

Chúng ta hãy xem đế quốc thứ nhứt ở các câu 37-38: Hỡi vua, vua là vua các vua, vì Chúa trên trời đã ban nước, quyền, sức mạnh, và sự vinh hiển cho vua. Ngài đã trao trong tay vua những con cái loài người, những thú đồng và chim trời, dầu chúng nó ở nơi nào, Ngài cũng đã làm cho vua được cai trị hết thảy; vậy vua là cái đầu bằng vàng“.

Bây giờ, bạn sẽ thấy rằng Nê-bu-cát-nết-sa được nhắc tới ở câu 37 là vua các vua. Một tước hiệu đã được Đức Chúa Trời ban cho ông ta. Hãy chú ý đó. Điều nầy có thú vị không chứ? Vì Chúa trên trời đã ban nước, quyền, sức mạnh, và sự vinh hiển cho vua. Các thế lực mà Phaolô nói ở Rôma 13 đã được ấn định – sao chứ – bởi Đức Chúa Trời. Công Vụ các Sứ Đồ 17, Phaolô nói Đức Chúa Trời đã dựng lên các nước và ấn định các đường biên giới của họ. Đức Chúa Trời đang ở trong công việc cai trị trên các vua và các nước. Và Đức Chúa Trời ưng ban cho vua quyền thế, nước, sức mạnh và sự vinh hiển. Vua là vua các vua. Nói cách khác, là vua tối thượng ở trên Đất. Và vua được ban cho quyền cai trị Đất dù vua không hề kéo dài sự trị vì của mình bao hết cả Đất. Câu Kinh Thánh hàm ý vua có thể làm việc ấy. Vì Đức Chúa Trời đã ban cho vua quyền đó.

Ở bất cứ đâu con người sinh sống, bất cư đâu có loài thú đồng và chim trời, ở đó đã được trao vào tay vua mặc dù ông ta không hề xưng nhận mọi sự đó. Ông ta được gọi là vua các vua. Đồng thời, trong Êxêchiên 26:7, Êxêchiên gọi ông ta cũng cùng tước hiệu đó. Thế là Êxêchiên nhận từ nơi Đức Giê-hô-va cũng cùng một sứ điệp: Nê-bu-cát-nết-sa là một vị vua độc tôn. Đồng thời, vương quốc của ông kéo dài 70 năm, con số về năm thật chính xác mà Đức Chúa Trời mong muốn để cho Israel sống trong cảnh phu tù cho người Ba-by-lôn trước khi Ngài đem họ trở lại. Đức Chúa Trời đã dấy Nê-bu-cát-nết-sa lên. Đức Chúa Trời đã dấy vương quốc của ông ta lên để làm đại biểu cho sự sửa phạt. Và khi công tác sửa phạt đã xong rồi, họ vẫn được tồn tại.

Và như vậy, Chúa trên trời đã ban nước cho ông. Bây giờ, nước của ông trải trên phần quan trọng của thế giới trong thời buổi của ông. Từ khắp Ai-cập quanh khu vực biển Địa Trung Hải, dài đến tận Vịnh Ba-tư, hết thảy phần đó của thế giới đặt dưới quyền cai trị của nhân vật nầy. Ông là vị vua độc tôn. Ông là vua các vua trong thời của ông. Ông cai trị trên mọi sự và mọi người. Và như tôi đã nói, ý tưởng cho rằng sự cai trị đó kéo dài trên loài thú đồng và chim trời chỉ là cách nói để tỏ ra cấp độ rất lớn và phạm vi quyền hành của ông.  Đối với bất kỳ ai trong thời của ông, Nê-bu-cát-nết-sa đã vượt trội hơn họ về quyền bính và thẩm quyền của ông.

Bấy giờ, Nê-bu-cát-nết-sa là một vị vua chỉ trong 43 năm, nhưng đế quốc của ông đứng vững trong 70 năm. Ông là cái đầu của đế quốc ấy chỉ trong 43 năm trong 70 năm hoặc khoảng 43 năm. Các nước tới sau ông – hãy chú ý điều nầy – được xác nhận là vương quốc, chớ không là các vua. Trong bốn đế quốc cấp thế giới, Kinh Thánh chép Nê-bu-cát-nết-sa là cái đầu. Từ đó trở đi không có một vị vua nào từng được nhắc tới. Nó chuyển từ một vị vua sang các vương quốc. Vương quốc thứ hai, vương quốc thứ ba và vương quốc thứ tư. Còn lần thứ nhứt là một vị vua. Tại sao chứ? Vì vương quốc thứ nhứt duy nhứt là nền quân chủ tuyệt đối được kết hợp lại. Phần còn lại của pho tượng có một sự thay đổi ở phương thức cai trị được đề cập đến. Nhưng Nê-bu-cát-nết-sa là vua các vua, theo nghĩa đen, về mặt cá nhân, duy nhứt ông chịu trách nhiệm phải đạt tới và giữ vững địa vị của mình và vai trò của đế quốc của ông. Rồi sau ông, quyền lực nhanh chóng thu nhỏ lại. Leon Wood nói đúng: chính vương quốc của ông sâu xa hơn là ông là vua của nó.

Cũng không thật về các đế quốc tiếp theo. Bây giờ, cho phép tôi nói cho bạn biết một việc khác cũng rất là thú vị. Bạn để ý thấy Kinh Thánh chép cái đầu là cái đầu bằng vàng. Tại sao lại là vàng chứ? Phải, vàng rất là to lớn trong đế quốc Ba-by-lôn. Herodotus, ông là một sử gia, đã đến viếng Ba-by-lôn 90 năm – ông là sử gia đời xưa – đã đến viếng Ba-by-lôn 90 năm sau kỷ nguyên của Nê-bu-cát-nết-sa. Và Herodotus đã viết rằng không hề có trong đời sống của ông trên Đất, ông đã nhìn thấy một sự dư dật và sự nảy nở về vàng như ông đã nhìn thấy ở Ba-by-lôn. Ông mô tả các nhà thờ, các loại bình và đồ thiết bị quân sự và các thứ trang hoàng làm bằng vàng trên khắp đế quốc của người Ba-by-lôn. Chín mươi năm sau kỷ nguyên của Nê-bu-cát-nết-sa, phần vết tích hãy còn ở đó.

Nê-bu-cát-nết-sa mong muốn xây dựng một ngai vàng ở giữa một thành phố toàn là vàng. Êsai 14:4 đề cập đến mối bận tâm của Nê-bu-cát-nết-sa với vàng. Nhưng nó chỉ kéo dài 70 năm, lâu đủ để làm ứng nghiệm mục đích sửa phạt của Đức Chúa Trời. Thế là Nê-bu-cát-nết-sa là cái đầu bằng vàng. Sự đoàn kết quan trọng vì đây là sự cai trị của một người. Ông đã kêu gọi mọi sự đóng góp.

Hãy nhìn vào câu 39: vương quốc thứ hai tiếp theo sau. Nhưng sau vua, sẽ dấy lên một nước khác, kém nước của vua; rồi một nước thứ ba, tức là đồng, sẽ cai quản khắp đất. Chúng ta hãy nhìn vào vương quốc thứ hai trong một phút. Chúng ta biết, lui lại ở câu 32, rằng hai cánh tay của pho tượng làm bằng bạc. Vì vậy vương quốc thứ hai được tiêu biểu bằng bạc. Và bạn sẽ để ý tới nó khi bạn lần xuống, bạn lần xuống đến ngực và hai cánh tay. Được rồi. Hai cánh tay pho tượng làm bằng bạc. Ngực và hai cánh tay. Và bấy giờ bạn không có sự gắn kết với cái đầu nữa. Bạn có một tình huống gồm có hai phần. Và phần thứ hai ở câu 39 chỉ đề cập đến Đế quốc Mê-đi Ba-tư. Phần ấy phải đề cập đến Đế quốc Mê-đi Ba-tư vì Đế quốc Mê-đi Ba-tư nối theo đế quốc Ba-by-lôn. Chẳng có cách nào khác để bạn có thế giải thích vấn đề đâu. Các nhà giải kinh đều đồng ý Đế quốc Mê-đi Ba-tư vì nó theo sau ngay đế quốc Ba-by-lôn.

“Ngực và hai cánh tay” theo câu 32, đều “bằng bạc”. Và điều nầy ám chỉ một sự phân chia có hai phần. Và Đế quốc Mê-đi Ba-tư đúng là như thế đó. Được dựng nên gồm có người Mê-đi và người Ba-tư. Không còn có sự gắn bó ở đó nữa và bạn cũng sẽ thấy rằng tấm huy chương không có giá trị bao lăm. Nó làm bằng bạc.

Hãy chú ý, “kém” hơn của thế gian ở câu 39. Nhưng sau vua, sẽ dấy lên một nước khác, kém nước của vua. Sát nghĩa, và tôi muốn bạn cùng nhìn thấy với tôi ở chỗ nầy, từ ngữ mang ý nghĩa “kém”. Tôi không nghĩ “kém” là cách dịch đúng đâu. Tôi không nghĩ chúng ta cần phải lập một sự xét đoán về chất lượng và giá trị về sự “kém” đó. Tôi nghĩ ông chỉ nói kém hơn và rồi kém hơn và rồi kém hơn. Đấy là phần tham khảo sát nghĩa theo tiếng A-ram. Ông chỉ nói tới việc lần xuống thấp hơn từ pho tượng. Bạn khởi sự tới vàng rồi thấp hơn bạn đến với bạc. Đây không thực sự là một chú giải về chất lượng hay kích cở hoặc bất cứ điều gì.

Đồng thời, ba đế quốc sau cùng kia đều rộng lớn cả. Thực vậy, họ cơi rộng ra xa như họ đi vậy. Mê-đi Ba-tư thì rộng lớn hơn Ba-by-lôn, Hy-lạp thì rộng lớn hơn Mê-đi Ba-tư kia và Rome thì rộng lớn hơn Hy-lạp. Họ liên tục ngày càng rộng lớn hơn. Không những thế, mỗi đế quốc đó đều mạnh mẽ hơn đế quốc trước nó. Cho nên, nói “kém” thực sự chẳng phải là việc tốt nhứt để nói. Họ chẳng phải là “kém” theo kích cở và họ chẳng phải là “kém” ở chỗ quyền bính. Thà là nhìn thấy nó đơn sơ theo ý nghĩa của từ ngữ là “kém hơn” một khi đã có một sự lớn mạnh về quyền lực và rộng lớn nhiều về lãnh thổ.

Bây giờ, cái điều luôn luôn thú vị ở câu 39, câu ấy nói đơn giản rằng sau khi các đế quốc nầy đến đế quốc khác dấy lên kém hơn. Kém hơn đối với vua hay kém hơn vua. Kinh Thánh chép chẳng có quan trọng gì về việc ấy. Trong hết thảy bốn vương quốc, đây là vương quốc mà Kinh Thánh chẳng nói gì đến. Vương quốc kế tiếp Kinh Thánh chép nó “sẽ cai quản khắp Đất”. Ông chẳng nói gì đến vương quốc thứ hai. Tại sao chứ? Phải, tôi nghĩ ông không muốn làm cho Nê-bu-cát-nết-sa phải hoang tưởng, lo lắng về vương quốc sẽ ra thế nào và nó sẽ đi tới đâu và nó sẽ ra từ đâu. Vì đây là vương quốc sẽ lật đổ vương quốc của ông ta. Và câu chuyện được lướt qua cách nhanh chóng. Nhưng chúng ta biết rằng nó đề cập đến Đế quốc Mê-đi Ba-tư.

Bây giờ, bạc theo tiếng A-ram thì cũng như là tiền. Cùng một chữ. Bản chất của Mê-đi Ba-tư nầy sẽ là tiền hay bạc. Và lịch sử cho thấy điều nầy. Đế quốc Mê-đi Ba-tư đã phát triển một hệ thống lớn lao về thuế má. Họ buộc thuế má phải được nộp bằng bạc và họ chất đầy những cái két với hàng tấn, tấn bạc. Các vua của Đế quốc Mê-đi Ba-tư – có nhiều vua trong số họ – chỉ ngốn lấy ngốn để tiền bạc. Lời tiên tri ở đây, ấy là sẽ có vương quốc khác xuất hiện và vương quốc đó được đánh dấu bằng bạc. Zirkstees là một trong các vua của Đế quốc Mê-đi Ba-tư, đã thừa hưởng số bạc kếch xù từ cha mình là Dorias. Ông ta cũng thừa hưởng rất nhiều bạc từ các vua Ba-tư khác rồi ông ta dùng bạc ấy chi cho cuộc chiến chống lại người Hy-lạp. Vậy, họ đã có lượng bạc rất là nhiều.

Đế quốc Ba-by-lôn đã thành hình vào năm 538TC. Rồi Đại Đế Si-ru xuất hiện và với Si-ru Đại Đế là Đế quốc Mê-đi Ba-tư. Đế quốc kéo dài khoảng 200 năm, cho đến năm 330TC, khi bạn đến phần thứ ba trong câu 39. Hãy nhìn vào đấy: rồi một nước thứ ba, tức là đồng, sẽ cai quản khắp đất. Và đâu là nước ấy? Hãy trở lại câu 32. Đó là “bụng và vế bằng đồng”.

Bây giờ bạn hạ thấp xuống một vương quốc khác bằng đồng, bụng và vế. Đây là Hy-lạp. Làm sao chúng ta biết điều đó, vì sau Vương quốc Mê-đi Ba-tư là đế quốc Hy-lạp dưới thời Alexander Đại Đế, là người đã nhận lãnh quyền bính ban đầu từ cha của ông là Vua Philíp xứ Ma-xê-đoan. Vì vậy, chuyển thấp xuống Ba-by-lôn, Mê-đi Ba-tư và Hy-lạp. Điều thú vị là Hy Lạp chuyển xuống tới vế bởi vì Đế quốc Hy-lạp to lớn chủ yếu có hai bộ mặt chính. Và mặc dù nó được phân chia giữa bốn vị tướng lãnh, hai trong số các tướng lãnh đó đã nắm lấy Sy-ri-a và hai vị tướng nữa đã chiếm Ai-cập và họ trở thành hai bộ mặt của Đế Quốc Hy-lạp vĩ đại.

Bây giờ tôi muốn bạn đế ý vương quốc này được đánh dấu bằng đồng. Đồng không có giá trị như bạc nhưng đồng thì cứng hơn bạc. Vương quốc ấy được đánh dấu bằng đồng, tôi nghĩ, vì một số lý do khác. Một nhà văn nói như vầy: “Tưởng tượng ra mọi điều đáng ngạc nhiên mà người Hy-lạp đã thực hiện trên thế giới thế giới văn minh. Hãy xem sự tương phản giữa binh lính của họ và binh lính của quân đội Ba-tư. Họ đã loại bỏ đế quốc Mê-đi Ba-tư. Bạn có thấy một người lính của Mê-đi Ba-tư vào thời buổi họ khống chế thế giới văn minh, anh ta sẽ như thế này đây. Đây là những gì trông giống binh lính Mê-đi Ba-tư.

 Trên đầu anh ta sẽ quấn một chiếc khăn mềm, anh ta sẽ mặc áo dài tay và quần dài đàng hoàng. Đó là một người lính Mê-đi Ba-tư. Nhưng khi bạn nhìn thấy một người lính Hy-lạp, anh ta đã có trên đầu một chiếc mũ kết bằng cỏ, trên cơ thể có áo giáp bằng đồng thau. Trước mặt, anh ta sẽ mang một cái khiên bằng đồng và hãy tin, có một thanh gươm làm từ đồng thau. Đó là lý do tại sao các nhà văn cổ điển của những ngày xưa đề cập đến những người Hy Lạp giống như đồng thau. Cỏ trở thành một dấu hiệu và biểu tượng của các cuộc chinh phục của người Hy-lạp và đế quốc Hy Lạp. Vàng, tại sao chứ? Vì Nê-bu-cát-nết-sa lo chiếm lấy vàng. Bạc, tại sao chứ? Bởi vì người Mê-đi và người Ba-tư hối hả với bạc. Đồng, tại sao chứ? Bởi vì nó tượng trưng cho sức mạnh các lực lượng của Alexander Đại Đế”.

Và một lần nữa, đế quốc ấy chia thành hai bắp vế. Sy-ri-a và Ai-cập một lần nữa. Và vẫn tách ra khi chúng ta đến với vương quốc thứ tư và sau cùng ở câu 40, hai chân bằng sắt. Đồng thời, giờ đây tôi nói thêm rằng ở phần cuối của câu 39, nó nói rằng vương quốc thứ ba này sẽ cai trị trên cả Đất. Hãy giữ lấy điều đó. Họ sẽ cai trị trên cả Đất sao? Câu nói rất thú vị vì Alexander Đại đế đã ra lệnh cho mọi người gọi ông bằng tước hiệu nầy: Vua Alexander của cả Đất. Vua Alexander của cả Đất.

Ông ta đã cai trị – điều này đáng kinh ngạc – ông ta cai trị Châu Âu, ông ta cai trị Ai-cập và ông ta cai trị suốt con đường dẫn đến Ấn-độ. Đã qua đời ở độ tuổi 30. Sau cùng bạn đến với vương quốc thứ tư và đó là Rome. Làm sao bạn biết được chứ? Bởi vì Rome nối theo Hy-lạp trong lịch sử. Và căng thẳng một lần nữa nhắm vào sức mạnh. Đế quốc Hy-lạp chỉ kéo dài chưa tới 200 năm. Đế quốc Mê-đi Ba-tư kéo dài cùng một khoảng thời gian ấy. Vào khoảng năm 100TC. hoặc khoảng 50 năm. Thật khó nói chính xác nó khởi sự vào lúc nào. Rome trở thành một thế lực. Đồng thời, Rome chưa bao giờ được nghe nói tới trước đó. Họ nổi lên bất cập để cai trị thế giới. Và đế quốc La-mã, tin hay không tin, thậm chí còn tiến xa hơn những cuộc chinh phục của Alexander. Đáng kinh ngạc thay.

Rome là hai chân. Bạn biết đấy, Roma đã tồn tại trong một nhà nước chia hai, có phải không? Đó là Đế quốc La-mã Đông phương và Đế Quốc La-mã Tây Phương. Bấy giờ Đa-ni-ên nói – và chúng ta sẽ mau đi đến phần kết luận – rằng vương quốc thứ tư – câu 40 – sẽ mạnh cứng giống như sắt, cứng như sắt. Đồng thời, vào thời buổi của Đa-ni-ên, sắt được cho là thứ kim loại cứng mạnh nhất. Và Rome, không thắc mắc chi hết, là đế quốc mạnh nhất mà thế giới từng biết đến. Ba-by-lôn kéo dài 70 năm, Mê-đi Ba-tư kéo dài khoảng 200 năm. Đế quốc Hy-lạp kéo dài khoảng 200 năm. Đế quốc La-mã kéo dài 500 năm về phía Tây và cho đến năm 1453. Vì vậy, Constantinople bị đánh bại ở Đông phương. Đó là một thời gian khá dài. Thậm chí không có một đế quốc nào đi tới chỗ kết thúc. Họ rất mạnh.

Thí dụ, ông tiếp tục nói, nó đập tan thành từng mảnh. Nó chinh phục. Ông nói rằng nó đập vỡ mọi thứ nầy. đập vỡ tan thành từng mảnh và nó dập nát. Mọi thuật ngữ này đề cập đến thế lực đập vỡ, nghiền nát, tan rải của Rome. Thực vậy, động từ đập vỡ trong tiếng A-ram có nghĩa là đập nát với một cái búa. Và Luphold, học giả Kinh Thánh nói: “Các quân đoàn La-mã đã được ghi nhận vì khả năng nghiền nát mọi sức kháng cự với gót chân bằng sắt”. Dường như có một chút hiểu ngầm trong chương trình của đế quốc này bất chấp luật pháp Rô-ma, các con đường và nền văn minh của người La-mã, công tác phá hoại nặng hơn mọi sự khác vì chúng ta có động từ kép nghiền nát và phá diệt ở phần cuối câu 40.

Đế Quốc La-mã đến để nghiền nát và phá diệt. Đồng thời, hai chân là phần dài nhất của pho tượng và đế quốc La-mã kéo dài nhất. Rồi khi viết về sự sụp đổ của đế quốc La-mã, có người viết như sau: “Đế quốc La-mã đầy dẫy thế giới. Và khi đế quốc sa vào tay của một người đơn độc, thế giới trở thành một nhà tù an toàn và ảm đạm cho kẻ thù của mình. Kháng cự là may rủi và nó không thể bay được”. Người La-mã được cho là đã cai trị thế giới.

Robert Culva viết: “Cách đây hai ngàn năm, Rome đã cung ứng cho thế giới sự hiệp nhất đại đoàn kết tại Hội Quốc Liên và các tổ chức của Liên Hợp Quốc đã tìm cách khôi phục lại trong thời buổi của chúng ta. Nhưng có phải sự phục hưng lý tưởng của La-mã cổ đại kể từ thời của Augustus Caesar không hề bị mất đi nét thánh khiết? Có lẽ PaxRoman, nền hòa bình theo kiểu La-mã, sự bình an của một nhà tù có trật tự mỹ mãn với nhiều cánh cửa bằng sắt, bằng thép, nhiều người canh giữ được đào tạo và các bức tường cao vẫn là tốt nhất mà thế giới sẽ đạt được cho đến khi Chúa Jêsus hiện đến”.

Bạn biết lý do tại sao người La-mã kéo dài lâu như thế chăng? Bởi vì họ cai trị bằng một cây gậy sắt. Họ rất mạnh tay. Các quân đoàn sắt của Rôma là quyền bính và hình ảnh sau cùng của thế giới. Bây giờ như bạn có thể thấy, quí vị ơi, Rome là đế quốc sau cùng cấp thế giới. Bạn nói: “Chờ một phút đi, còn có nhiều thứ nữa so với điều nầy, Rome đã trôi qua cách đây rất lâu rồi”. Còn có nhiều thứ nữa trong lời tiên tri. Chúng ta chưa đến với mấy ngón chân đâu.

Và mấy ngón chân không phải là sắt nhưng trộn lẫn với cái gì chứ? Đất sét. Điều đó cho chúng ta biết điều gì chứ? Bạn có biết tôi tin điều đó nói gì với chúng ta hay không? Tôi tin rằng chúng ta sẽ nhìn thấy một sự trở lại của đế quốc La-mã cổ đại. Nếu vậy, bạn đang đùa ư! Tôi muốn nói người ta đang loanh quanh với SPQR hầu hết trên ngực của họ? Ý ông muốn nói gì vậy? Ông đang nói về việc gì chứ? Tôi tin chúng là mười ngón chân so với đế quốc hồi sinh. Ông đang nói về cái gì chứ? Ông muốn nói gì chứ? Đây là những gì tôi muốn nói.

Gần đây bạn có nhìn xem châu Âu không? Châu Âu đã từng chiếm lấy lãnh thổ của Đế quốc La-mã đã tự phục hưng trong liên minh giờ đây được biết đến là Cộng đồng kinh tế châu Âu. Khối thị trường chung châu Âu. Theo như tôi biết hiện nay, có mười quốc gia thành viên. Thú vị không!?! Tôi nghe trên đài phát thanh. KFWB vào ngày 27 tháng 12 năm 1971. Nhưng vào ngày 27 tháng 12 năm 1971, đài KFWB tường trình, và tôi đã nghe tường trình ấy, sự kiện lớn nhất phải nhìn đến vào năm 1972 là sự dấy lên khối thị trường chung Châu Âu, nó sẽ trở thành quyền lực kinh tế lớn nhất trên thế giới. Paul Steen, lúc bấy giờ là Chủ tịch, đã nói: “Đừng phạm sai lầm, chúng tôi không phải là nhóm kinh tế đâu, mà chúng tôi chuyên về chính trị”. Hãy nghe điều nầy. Viện tra cứu L.A., ngày 29 tháng 10 năm 1971, đã nói: “Quyết định của Anh Quốc gia nhập khối thị trường chung đã đưa Tây Âu lên ngưỡng cửa liên minh mạnh nhất kể từ khi các nước bị ràng buộc với nhau như một phần của Đế quốc La Mã cách đây 15 thế kỷ”.

Lịch sử của thế giới đang lên đến đỉnh điểm, chẳng có thắc mắc gì về việc ấy. Nếu bạn muốn biết nó sẽ kết thúc thế nào, hãy trở lại vào tuần tới. Và tôi sẽ nói cho bạn biết, hãy nghe đi. Liệu nước Mỹ có thể tồn tại không? Họ có thể tồn tại không? Chúng ta đang thua thiệt – hãy nghe đi – chúng ta đang thua thiệt rồi trước sự xuống cấp của nhiều người, chết chóc, không thể tránh khỏi, không thể né khỏi, không thể thay đổi được. Dân sự của chúng ta đang sống ích kỷ và tình trạng ích kỷ của họ sẽ tự hủy diệt.

Alexander Tyler đã nói về việc ấy: “Từ nô lệ đến đức tin thuộc linh, từ đức tin thuộc linh tới lòng can đảm lớn lao, từ lòng dũng cảm đến tự do, từ tự do đến dư thừa, từ dư thừa đến ích kỷ. Từ ích kỷ đến tự mãn, từ tự mãn đến thờ ơ. Chúng ta đang ở đâu đó ngay lúc bây giờ từ sự thờ ơ đến phụ thuộc. Và chúng ta đang thắc mắc về việc phụ thuộc trở lại với tình trạng nô lệ”. Và một người nào khác sẽ chỗi dậy từ đống tro bụi của chúng ta nếu Chúa Jêsus bắt đầu chu kỳ này một lần nữa. Sự việc sẽ kết thúc như thế nào? Việc đó dành cho tuần tới. Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Cha, một lần nữa cảm tạ Ngài tối nay vì sự thật hấp dẫn mà Lời của Ngài rỏ ra. Xin chúc phước cho từng tấm lòng ở đây. Lạy Chúa, chúng con nghĩ đến lời lẽ của Phierơ phước hạnh, ông đã nói: Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào”. Nếu chúng ta biết rằng lịch sử đang tới hồi cùng kiệt, hình ảnh của con người đang thống trị trên thế giới giống như một hình ảnh bấp bênh trên hai bàn chân bằng đất sét, nặng nề, sẽ bị nghiền nát và đập vỡ bằng hòn đá không đục đẻo bằng tay người ta, thổi nó thành tro bụi bay đi. Ôi Chúa, nguyện chúng con không là một phần trong hệ thống đó. Chúng con không muốn mình là một phần của những gì sẽ thất bại và chết đi. Chúng con muốn trở thành một chi thể của vương quốc sống động của Đức Chúa Jêsus Christ. Và vì vậy, lạy Chúa, chúng con sẽ cầu thay cho những người tối nay chưa nhìn biết Đấng Christ. Để họ có thể bước ra khỏi tiến trình băng hoại của tội lỗi, ở đó vàng của con người đang bị đổi thành to bụi. Và bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời, ở đó Ngài lấy bụi đất của chúng con rồi biến nó thành ra vàng. Lạy Cha, hãy đụng đến từng tấm lòng, cùng với cách chúng con sẽ đáp ứng. Xin ban cho chúng con ý thức về sự khẩn cấp để đến với đoàn dân đông xung quanh chúng con, họ đang bị mắc kẹt trong chu kỳ khủng khiếp này. Nguyện chúng con có khả năng chạm đến nhiều đời sống cho Đấng Christ. Trong danh Ngài, chúng con cầu nguyện. Amen.


Comments

Sự Dấy Lên Và Sụp Đổ Của Thế Gian, Phần 1 — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *