HomePTLĐ PHÁT TRIỂN LÃNH ĐẠO HTPTLĐ.Phát Triển Ơn Điều HànhSức Cám Dỗ Của Sự Tán Thưởng
SỨC CÁM DỖ CỦA SỰ TÁN THƯỞNG
Dân số ký 11-14 – Đoàn Danh Soạn dịch
1. Một câu chuyện kể lại cụ già kia đi đường với đứa cháu và con lừa. Khi họ đi qua một ngôi làng, cụ già dẫn con lừa và đứa cháu đi bộ ở đàng sau. Dân làng nói cụ già sao dại quá không cỡi lừa mà đi, vì vậy để cho họ vui lòng ông cụ mới leo lên lưng con lừa. Khi họ đi qua ngôi làng kế đó, dân làng nói cụ già sao độc ác quá khi để cho đứa cháu đi bộ trong khi ông ngồi chễm chệ trên lưng lừa. Để cho họ vui lòng, ông xuống khỏi lưng lừa rồi đặt đứa cháu lên đó và tiếp tục đi đường mình. Đến ngôi làng thứ ba, dân làng đã mắng mỏ đứa cháu sao lười quá vì để cho ông mình phải đi bộ, và họ đề nghị cả hai đều cỡi lừa. Vì vậy, ông cụ mới leo lên ngồi chung với đứa cháu. Đến ngôi làng thứ tư, dân làng nổi giận nơi sự khắc nghiệt đối với con lừa vì nó phải chở tới hai người. Sau cùng, ông cụ mới cõng con lừa đi xuống con đường ấy. Chúng ta không thể làm vừa lòng hết mọi người được. Khi chúng ta cố gắng, chúng ta sẽ kết thúc trong chỗ dại dột lắm.
2. Đây là một lẽ thật nhất định. Nếu chúng ta tìm kiếm sự tán thưởng của Đấng Christ, chúng ta sẽ không nhận được sự tán thưởng của con người. Sứ đồ Phaolô nói như thế nầy đây. “Còn bây giờ, có phải tôi mong người ta ưng chịu tôi hay là Đức Chúa Trời? Hay là tôi muốn đẹp lòng loài người chăng? Ví bằng tôi còn làm cho đẹp lòng người, thì tôi chẳng phải là tôi tớ của Đấng Christ” (Galati 1.10). II Côrinhtô 10.18 chép: “Vì ấy chẳng phải họ nói họ là tốt đáng được chấp nhận, mà Chúa nghĩ họ là tốt đấy thôi” (bản dịch Kinh Thánh NCV). II Timôthê 2.15 chép: “Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật”.
3. Nếu chúng ta tìm kiếm sự tán thưởng của Đức Chúa Trời, kẻ thù của chúng ta sẽ chú ý đến cho xem. II Timôthê 3.12 chép: “Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ”. Đức Chúa Trời hứa với chúng ta rằng khi chúng ta sống cho Ngài thì sẽ gặp rắc rối đấy. Có người nói như sau: Ai muốn đồng đi với Đức Chúa Trời thì đi thẳng vào ngõ rắc rối“.
4. Môise là một con người rất đặc biệt. Ông có từng lý do để tự hào về việc ông là ai và những điều mà ông đã đạt được. Xuất Êdíptô ký 11.3 chép về ông: “Đức Giê-hô-va làm cho dân sự được ơn trước mặt người Ê-díp-tô; Môi-se cũng là một người rất tôn trọng trong xứ Ê-díp-tô, trước mắt quần thần của Pha-ra-ôn và trước mắt dân ấy“. Tuy nhiên, Dân số ký 12.3 chép: “Vả, Môi-se là người rất khiêm hòa hơn mọi người trên thế gian”. Trong sứ điệp ngày hôm nay, chúng ta sẽ nhìn thấy thể nào nhân vật khiêm hoà nầy đã tránh né sự cám dỗ của tánh thèm khát sự tán thưởng của con người.
I. Thèm khát sự tán thưởng đem lại nỗi thất vọng (11.1-15).
A. Bốn sự cố chính trong sách Xuất Êdíptô ký. Quí vị sẽ thấy rằng chúng ta đã chuyển từ sách Xuất Êdíptô ký sang sách Dân số ký. Chúng ta đã lướt qua nhiều thứ tự về niên đại. Để giúp cho quí vị khỏi phải lạc đề, cho phép tôi điền vào chỗ trống.
1. LUẬT PHÁP – Sau khi Môise và dân sự gặp gỡ sự hiện diện của Đức Chúa Trời tại trên Núi Sinai, Đức Chúa Trời đã ban cho Môise luật pháp của Ngài. Tất nhiên là luật pháp nầy bao gồm cả Mười Điều Răn, nhưng cũng còn nhiều, nhiều điều nữa. Đức Chúa Trời đã viết các luật lệ nầy trên bảng đá bằng chính ngón tay của Ngài.
2. CON BÒ CON BẰNG VÀNG – Trong khi Môise còn ở trên núi với Đức Chúa Trời, dân sự đã nổi loạn. Người anh của Môise là Arôn, đã giúp cho họ làm một hình tượng bằng vàng mà họ đã mang theo từ Ai cập. Đức Chúa Trời đã xét đoán họ và đã giết nhiều người trong số họ ở đó.
3. SỰ VINH HIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Khi Môise còn ở trên núi với Đức Chúa Trời, ông đã được phép nhìn thấy vinh quang của Đức Giêhôva đi ngang qua mặt mình. Khi ông từ trên núi trở xuống, gương mặt ông sáng rực sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, chói lọi đến nỗi ông phải che mặt lại.
4. ĐỀN TẠM – Đức Chúa Trời đã truyền cho họ phải dựng lên một ngôi nhà tạm để chuyên về thờ phượng. Dân sự đã dâng hiến và Đức Chúa Trời rất đẹp lòng.
B. Tiếp tục lằm bằm, lửa giáng xuống (các câu 1-3).
1. Trong Dân số ký 10.11-13, chúng ta đọc thấy thể nào Đức Chúa Trời đưa dân sự ra khỏi kỳ kiều ngụ 11 tháng trời tại Núi Sinai. Khi trụ mây bắt đầu di chuyển, họ cuốn đền tạm và các thiết bị lại rồi đi theo trụ mây đó. Môise đã yêu cầu Rê-u-ên hay Giê-trô cha vợ mình cùng đi với họ vì ông ấy vốn biết rõ khu vực đó.
2. Khi họ vất vả đi về phía Bắc ngang qua đồng vắng một lần nữa dân sự lại lằm bằm. Trong lời than phiền của họ, câu 1 chép: Đức Giêhôva nghe. Đức Chúa Trời đã nghe thấy hết mọi điều mà họ đã thốt ra. Ngài cũng nghe thấy những lời than phiền của chúng ta nữa.
3. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đã nổi lên “lửa của Đức Giê-hô-va cháy phừng phừng giữa dân sự và thiêu-hóa đầu cùng trại quân”. Nếu Đức Chúa Trời đáp ứng theo mọi lời than phiền của chúng ta giống như lời than phiền của chúng ta ngày hôm nay, một số người trong chúng ta chắc sẽ bị thiêu nướng hết quá. Nếu Đức Chúa Trời đáp ứng lại với lời than phiền của chúng ta giống như ngày nay, một số người trong chúng ta chắc sẽ bị thiêu cháy hết quá!
4. Môise đã cầu xin và ngọn lửa đã bị dập tắt“. Họ gọi chỗ đó là Taberah sát nghĩa là “thiêu đốt”.
C. Rắc rối dậy lên, tinh thần của Môise bị suy sụp (các câu 4-15).
1. Trong câu 4 chúng ta đọc thấy bọn dân tạp. Một số bản dịch gọi dân nầy là đám dân lộn xộn Bản dịch NCV gọi họ là “những kẻ gây rối“. Từ ngữ Hêbơrơ dịch “một đám quậy”. Ý nghĩa là “đám bất hảo”. Chúng là cái dằm xóc trong hông của Môise, một nhóm dân tạp Do thái-Ai cập. Họ thường gây rắc rối luôn.
2. Câu 4 nói họ sanh lòng tham muốn hay tham ăn ngon. Họ khuấy đảo cả nước nói: Ai sẽ cho chúng tôi ăn thịt? Hãy chú ý lời lẽ của họ trong các câu 5-6.
3. Khi Môise đi ngang qua trại quân, ông có thể nghe đủ thứ khóc lóc và lải nhải suốt cả trại.
4. Đức Chúa Trời đã nổi giận. Môise lấy làm buồn bực“. Ông nãn lòng ngay. Chúng ta hãy đọc lời cầu nguyện của ông ở các câu 11-15.
5. Nếu chúng ta tiếp xúc với đám đông đó, tiếng rên rỉ sẽ bắt lấy chúng ta. Con người luôn luôn lằm bằm. Đức Chúa Trời đã làm mọi sự cho dân nầy nhưng bấy nhiêu cũng chưa đủ. Nếu chúng ta nhắm vào việc làm cho dân nầy vui lòng, chúng ta sẽ ngã lòng từng hồi từng lúc với họ.
Trong từng quốc gia, thị trấn, hay thành phố, có một số người Lúc nào cũng thấy họ lằm bằm về một việc gì đó. Dù là việc gì, họ cứ lằm bằm, lằm bằm, lằm bằm. Vì hạng lằm bằm kinh niên nầy; họ cứ lằm bằm miết cả ngày lẫn đêm. Họ lằm bằm suốt khi trời nắng lúc trời mưa; Và nếu trời lạnh một chút, họ rên rỉ, thở dài. Đến khi họ ra chợ mua sắm và nhìn thấy giá cả cao lên, Họ than thở, rên rỉ, lằm bằm, họ cứ lằm bằm cho tới khi họ chết. Họ than thở với nhà truyền đạo; họ rên rỉ trong khi cầu nguyện; Họ lằm bằm lúc dâng hiến; họ than vãn khắp mọi nơi. Họ ra khỏi buổi nhóm vì cớ trời nóng hay lạnh Hoặc khi trời sắp đổ mưa; nóng đầu hay lạnh cúm.
6. Lâu lắm rồi, khi thi hành chức vụ tôi có nghe thấy dân sự than phiền. Bất luận quí vị có làm nhiều việc đến đâu đi nữa, quí vị sẽ không bao giờ làm cho đủ được. Những ngày tháng tối tăm nhất trong chức vụ của tôi là khi tôi tự cho phép mình co cụm lại trong mấy cái hang động than phiền kia. Tôi đã học biết cố gắng làm cho Đức Chúa Trời vui lòng trước tiên và các nan đề lộ ra.
II. Khao khát sự tán thưởng đem lại sự ganh tỵ (11.24-30).
A. Các trưởng lão đã nói tiên tri (các câu 24-25).
1. Một lần nữa Đức Chúa Trời đã dạy cho Môise đừng vác lấy cả gánh nặng trên vai mình. Ngài bảo ông phải nhóm hiệp bảy mươi… trưởng lão Israel đến đền tạm.
2. Đức Chúa Trời đã ngự xuống trong đám mây vinh hiển và đã xức dầu Thánh Linh trên các trưởng lão giống như đã xức dầu cho Môise vậy. Đức Thánh Linh đã có một chức vụ rất đặc biệt trong kỹ nguyên Cựu Ước.
3. Khi Thần ở trên bảy mươi người trưởng lão, họ đã nói tiên tri hay nói ra Lời của Đức Giêhôva… nhưng chỉ có một lần nầy thôi.
B. Ên-đát và Mê-đát bị quở trách (các câu 26-30).
1. Đồng thời, có người đã nắm lấy vai trò của bảy mươi trưởng lão và đã chú ý Ên-đát và Mê-đát phải ra đến hội mạc, nhưng vẫn cứ ở lại trong trại quân.
2. Họ không phải là những kẻ chuyên gây rối đâu! Họ không phải là đám dân tạp. Dường như Thần của Đức Chúa Trời đã đáp đậu trên họ và họ đã nói tiên tri trong trại quân.
3. Hãy lưu ý câu 27, một đứa trai trẻ đã trông thấy Ên-đát và Mê-đát nói tiên tri và chạy về báo cho Môise biết.
4. Ngay cả Giô-suê, ông được mô tả là người hầu việc Môise đã nói: Hỡi Môise Chúa tôi, hãy cấm chúng nó.
5. Trong giọng nói của mấy người trẻ tuổi nầy, tôi nghe thấy một sự kính trọng dành cho Môise, nhưng cũng thấy một số đã ganh tỵ cho vai trò của Môise. Cho phép tôi đóng ngoặc đơn sứ điệp của họ: Hỡi Môise, có hai vị trưởng lão không nằm trong chương trình. Họ đang nói tiên tri. Họ nghĩ họ là ai vậy? Hỡi Môise, Chúa phải chấm dứt sự việc nầy ngay. Tại sao Chúa lại để cho họ làm thế, rồi kế tiếp đây ai sẽ nói tiên tri nữa?
6. Tôi thích phần đáp trả rất khiêm hoà của Môise. Ông nói trong câu 29: Ngươi ganh cho ta chăng? Tôi muốn nói rằng họ đã có lòng ganh tỵ cho bản thân họ, họ lấy làm ngạc nhiên sao họ không được tôn cao.
7. Môise nói: “Ôi! chớ chi cả dân sự của Đức Giê-hô-va đều là người tiên tri, và chớ chi Đức Giê-hô-va ban Thần của Ngài cho họ!
C. Khi mục tiêu của chúng ta là sự tán thưởng, chúng ta sẽ ganh tỵ vì sự chú ý của người khác.
1. Chúng ta thường cảm thấy rằng chúng ta là NHÂN VẬT RẤT CẦN THIẾT. Chúng ta cảm thấy không có ai dạy nổi lớp học nầy, thực thi chức vụ nầy, tổ chức sinh hoạt nầy, v.v…giống như chúng ta có thể.
2. Tôi mong rằng nếu có ai nói: Mục sư ơi, có vị giáo sư Kinh Thánh kia giỏi hơn ông đấy nguyện tôi có được ân điển và sự hạ mình của Môise rồi nói: Ngợi khen Đức Chúa Trời, con mong rằng ông ta cứ giữ y như thế mãi. Chúng con cần nhiều vị giáo sư Kinh Thánh giỏi lắm!
3. Nếu mục tiêu của chúng ta là làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, chúng ta không phải lo ai nổi tiếng hay ai sẽ được công nhận. Nếu mục tiêu của chúng ta là muốn đạt được sự tán thưởng của con người, chúng ta muốn nổi tiếng và chúng ta muốn được công nhận.
4. Không một ai trong chúng ta là NHÂN VẬT RẤT CẦN THIẾT. Đức Chúa Trời có phương thức dạy dỗ chúng ta hết lúc nầy tới lúc khác. John Maxwell chia sẻ bài thơ nầy: Có lúc quí vị cảm thấy mình quan trọng,
Có khi đường lối bản ngã của quí vị lên cao; Có lúc quí vị được ưng nhận Quí vị là một “gã cao bồi” đang được giải thưởng; Có khi quí vị cảm thấy sự vắng mặt của mình Sẽ để lại một khoảng trống không sao lấp đầy được, Hãy làm theo những lời dạy dỗ đơn sơ nầy, Và nhìn thấy sự dạy ấy hạ thấp linh hồn quí vị xuống. Hãy lấy cái xô, rồi đổ đầy nước vào đó Hãy thò tay mình vào xô cho tới cổ tay. Bây giờ hãy hốt nước thật nhanh rồi thấy bao nhiêu nước còn lại Nó cho thấy quí vị thiếu sót là dường nào. Quí vị thò tay vào xô nước và muốn quậy tung nước lên bao nhiêu tùy thích Nhưng hãy dừng lại và trong một phút quí vị sẽ thấy, Nước trở lại chỗ mà nó đã có như trước đó.
III. Khao khát sự tán thưởng đem lại sự cay đắng (12.1-16).
A. Mối hôn nhân gây xôn xao dư luận của Môise (câu 1). Sự việc cho thấy vợ của Môise Sê-phô-ra đã qua đời. Trên linh trình, ông đã lấy một người nữ Êthiôpi hay Cusít làm vợ. Rõ ràng đây là nguồn của sự tai tiếng quan trọng trong trại quân. Ngay cả anh chị ruột của ông Miriam và Arôn nói hành Môise. Cuộc hôn nhân pha tạp đã ở trên trang đầu của các tạp chí Hêbơrơ trong nhiều tuần lễ liền.
B. Miriam và Arôn bị gọi đến quở trách (các câu 2-12).
1. Arôn và Miriam đã thắc mắc: “Đức Giê-hô-va chỉ dùng một mình Môi-se mà thôi sao? Ngài há không dùng chúng ta mà phán nữa sao?” Lời nói của họ cho rằng cuộc hôn nhân nầy đã làm cho Môise bị mất tư cách. Luật pháp nói họ không được cưới người Canaan làm vợ. Người nữ nầy là một người Êthiôpi.
2. Câu cuối dường như nói rằng Môise đã không hỏi Miriam hay Arôn có đồng ý trước khi lấy người nữ nầy làm vợ hay không!?! Họ không thích ông đưa ra những quyết định mà không thông qua họ.
3. Hãy chú ý phần cuối của câu 2: …Đức Giêhôva nghe điều đó. Đức Chúa Trời đã phán cùng họ: Cả ba hãy ra đến hội mạc. Quí vị có từng bị mời ra văn phòng của Giám đốc chưa? Ôi chao!
4. Đức Chúa Trời ngự xuống trong trụ mây để phán với Miriam và Arôn. Chúng ta hãy đọc Lời của Ngài trong các câu 6-8.
5. Cơn giận của Đức Chúa Trời nổi phừng phừng và khi Ngài ngự đi Miriam bị phung trắng như tuyết. Hãy đọc phần đáp ứng rất hạ mình của Arôn đối cùng Môise trong các câu 11-12.
C. Môise đáp lại trong sự thương xót chớ không cay đắng (các câu 13-16).
1. Quí vị sẽ phản ứng như thế nào nếu quí vị là Môise? Tôi có cảm giác một số người trong chúng ta sẽ có một ít cay đắng với một thuộc viên trong gia đình, là kẻ đã nói về việc lấy vợ gã chồng của chúng ta. Một số người trong chúng ta đều có sự cay đắng trong gia đình của chúng ta. Một số người trong chúng ta đã nói: Phục vụ là quyền của anh.
2. Môise không như vậy đâu. Ông kêu van cùng Đức Chúa Trời và nói: “Ôi, Đức Chúa Trời! Tôi cầu khẩn Ngài chữa cho nàng”. Hãy chú ý phản ứng của Đức Chúa Trời trong câu 14.
3. Nếu Môise đã tìm kiếm sự tán thưởng của dân sự, ông sẽ không lấy người nữ nầy làm vợ. Rõ ràng, cuộc hôn nhân nầy vốn đẹp lòng Đức Chúa Trời. Chắc chắn Môise và Đức Chúa Trời đã trao đổi về mối hôn nhân đó. Tôi thích câu chuyện nói tới người goá vợ cô độc kia đã lấy một người nữ ít hơn ông ta mấy tuổi. Một kẻ ba phải nói: Anh điên kia! Làm sao mà anh điên đến nỗi lấy một người trẻ hơn mình nhiều quá vậy? Ông ta đáp: Nghe đây ông bạn, tôi thích ngày nào cũng ngửi mùi nước hoa hơn là dầu xoa bóp” (Swindoll, trang 295-296).
4. Nếu quí vị tìm cách làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, cay đắng sẽ không châm rễ được trong tấm lòng của quí vị. Có người đã nói như sau:Trưởng thành là đi từ lớp da mềm và tấm lòng chai cứng đến lớp da cứng và tấm lòng mềm mại“.
IV. Khao khát sự tán thưởng đem lại sự suy thoái (13-14).
A. Các thám tử được phái đến xứ Canaan (13.1-33).
1. Với Israel đóng trại trong đồng vắng Pharan, tại Cađe (câu 26), Môise đã phái 12 thám tử vào trong Đất Hứa để đem về một bản tường trình.
2. Họ nói trong câu 27: “quả thật một xứ đượm sữa và mật”, họ đã đem về một nhành nho lớn đến nỗi hai người khiêng lấy bằng cây sào.
3. Tuy nhiên, chỗ tuột dốc nằm trong câu 28. Cư dân của xứ ấy vốn mạnh dạnthành trì thật vững vàng và rất lớn. Thậm chí họ đã trông thấy con cái của Anác ở đó. Con cái của Anác là một dòng giống thật giềnh giàng.
4. Giọng nói sang sảng của Calép vang lên: “Chúng ta hãy đi lên và chiếm xứ đi, vì chúng ta thắng hơn được”.
5. Dù vậy, các thám tử khác, trừ ra Giô-suê: đã cung ứng cho con cái Israel một tin tức xấu. Họ nói: Xứ mà… là một xứ nuốt dân sự mình và về sự chống lại mấy gã giềnh giàng kia chúng tôi thấy mình khác nào con cào cào.
B. Cuộc nỗi loạn (14.1-4).
1. Đấy là điều mà dân sự cần phải nghe thấy. Họ “bèn cất tiếng la lên, và dân sự khóc lóc trong đêm đó”. Họ nói: “Chớ chi chúng tôi đã chết trong xứ Ê-díp-tô, hay là đã chết trong đồng vắng nầy!”
2. Họ tiếp tục đi xa hơn khi nói trong câu 4: “Chúng ta hãy lập lên một quan trưởng, và trở về xứ Ê-díp-tô đi”.
C. Môise lấy một chỗ đứng (14.5-10).
1. Quí vị ơi, nếu Môise có mặt ở chỗ nầy để tìm kiếm sự tán thưởng của con người, ông sẽ không bao giờ thực hiện một bước nào khác hướng về Đất Hứa đâu. Hai triệu người, 4/5 dân sự đã bỏ phiếu rút lui về.
2. Trước tiên hãy chú ý những gì Môise đã không làm. Ông không thực hiện một cuộc đầu phiếu lấy theo ý kiến. Ông đã không làm theo một sự sa sút ý chí của con người theo nhân khẩu học đâu. Ông không yêu cầu một cuộc bỏ phiếu để lấy lá phiếu tin cậy. Ông đã không chuẩn bị. Ông đã không bỏ chạy. Tôi đang tin vào sự dân chủ đây! Vẫn có nhiều lúc khi đại đa số là sai lầm!
3. Câu 5 chép: Môise và Arôn sấp mình xuống trước mặt cả hội dân Isarel… Câu 10 chép: Cả hội chúng nói ném đá hai người nầy….”.
4. Quý vị sẽ làm sao nào: Qúi vị sẽ nói gì? Hãy lưu ý lời lẽ của Đức Chúa Trời phán cùng Môise trong các câu 11-12. Đúng là đám hung hăng? Ừ…Không phải vì một con người hạ mình giống như Môise. Không phải vì một con người đã ra sức hạ mình giống như Môise. Ông đang tìm kiếm sự vinh hiển, sự công nhận hay sự tán thưởng. Nếu quí vị đọc tới, quí vị sẽ thấy ông ĐÃ BIỆN HỘ cho dân Israel!
5. Có người nói: “Thực sự tôi không thể đưa ra cho bạn công thức về sự thành công. Nhưng tôi có thể cung ứng cho bạn công thức về sự thất bại. Đây là công thức đó. Hãy cố gắng làm đẹp lòng mọi người”.
6. Chúng ta là kẻ giống như… Môise khiêm hoà hay Israel loạn nghịch? Có phải chúng ta thích sự ngợi khen của con người hay phần thưởng của Đức Chúa Trời?
Hãy xem bối cảnh nầy. Bạn đang đi bách bộ trên bãi biển Florida. Trời đã chiều và mặt trời còn màu vàng cam mờ mờ trên đường chân trời. Có một cơn gió lành lạnh thổi nhẹ trên bối cảnh nầy làm cho bờ biển thưa vắng người. Chỉ có một cặp vợ chồng người kia đang chạy bộ và hai người câu cá còn lại. Những người khác đã về nhà hết trong ngày. Khi bạn nhìn lên, bạn thấy một cụ già với hai bờ vai oằn xuống và đôi chân mày rậm rạp đang đi từ từ xuống biển mang theo một cái xô. Bạn để ý thấy ông cụ đang nhìn lên bầu trời, lúc bạn nhìn lên bạn thấy một tốp trẻ con đang nô đùa. Bạn nhận ra chúng là loài chim mòng biển và không biết chúng đến từ đâu. Ông cụ lấy ra một mớ tôm trong cái xô rồi ném chúng cho bầy chim mòng biển. Chúng ùa đến vây chung quanh ông. Một số leo lên vai ông mà ngồi. Một con chim đậu trên mũ lưỡi trai của ông trong một phút đồng hồ. Sau khi mấy con tôm đã hết, bầy chim còn ở lại đó. Tên của ông cụ là Eddie Rickenbacher. Ông là viên phi công đánh bom nổi tiếng trong thời Đệ II Thế Chiến. Chiếc máy bay của ông, The Flying Fortress đã bị bắn hạ vào năm 1942. Ông cùng với 8 hành khách của mình đã thoát chết nhờ sống trên hai cái bè trong 30 ngày. Họ đã chịu đựng cơn khát nước, mặt trời và cá mập. Cá mập có con dài tới 9 feet. Hai cái bè chỉ dài có 8 feet. Cơn đói gần như muốn giết chết cả thảy 9 người đó. Rickenbacher ghi lại rằng mỗi ngày trên hai cái bè họ đã cùng nhau lễ bái và cầu nguyện. Ngày kia khi ông cầu nguyện xong, ông cảm thấy có vật gì ở trên đầu mình. Ngay lập tức, ông nhận ra đó là một con chim mòng biển. Chúng sống cách bờ biển hàng trăm hải lý. Con chim mòng biển nầy từ đâu đến vậy? Mọi người trên cả hai chiếc bè đều hướng vào con chim. Chẳng ai nói gì hết. Không một người nào động đậy nữa. Rickenbacher bắt lấy con chim mòng biển và họ đã ăn thịt nó với lòng biết ơn. Bộ ruột của nó đã được họ sử dụng làm mồi để bắt cá. Con chim mòng biển đã giúp cho họ sống còn. Viên phi công nổi tiếng không bao giờ quên được giây phút được tiếp trợ đó. Trong phần còn lại của cuộc đời mình, ông đã trở lại bờ biển với cái xô đựng tôm rồi nói: Cảm ơn, cảm ơn. Ai đó sẽ nghĩ rằng dân Israel phải nên giống như Eddie Rickenbacher. Chúng ta sẽ nghĩ rằng họ nên dâng lời cảm tạ đối với Đức Chúa Trời…. Họ đã không làm như vậy. Chúng ta cũng không…
***

Comments

Sức Cám Dỗ Của Sự Tán Thưởng — No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *