HomePTLĐ PHÁT TRIỂN LÃNH ĐẠO HTPTLĐ.Phát Triển Ơn Điều HànhCác Bài Học Về Chức Năng Lãnh Đạo
CÁC BÀI HỌC VỀ CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
Dựa trên Xuất Êdíptô ký 18
Soạn dịch: Đoàn Phan Danh
1. Trong loạt bài học về Môise, đa số quí vị đều cùng với tôi nhận thấy thể nào Đức Chúa Trời đã sử dụng loạt sứ điệp nầy vào đời sống của quí vị. Có một thanh niên đến nói với tôi thể nào anh ấy đã tránh được một cuộc đánh nhau do suy nghĩ về mọi điều anh đã học được từ Môise. Quí bạn tôi ơi, đây là sự khích lệ cho hai lỗ tai của một vị Mục sư! Không một điều gì khích lệ tôi nhiều cho bằng biết được sự giảng dạy Ngôi Lời đang làm thay đổi đời sống của quí vị. Tôi nói ra mọi sự ấy vì sáng nay tôi sẽ rất ích kỷ có chủ ý đấy. Sứ điệp nầy trước tiên nhắm thẳng vào chính mình tôi. Tôi cần phải nghe bài giảng nầy. Tôi cần phải tiếp thu các bài học nầy. Tôi cần phải áp dụng lẽ thật nầy cho đời sống, gia đình và chức vụ của tôi. Tôi hy vọng suốt cả bài học quí vị cũng tiếp thu được nhiều điều ích lợi nữa!
2. Hết thảy chúng ta đều là cấp lãnh đạo trong một lãnh vực nào đó của đời sống. Dù chúng ta đang lãnh đạo trong Hội Thánh, trong sở làm, trong trường học, trong các tổ chức dân sự hoặc trong gia đình của chúng ta, gần như hầu hết chúng ta đều đang nắm lấy quyền lãnh đạo trên một số người khác. Hầu hết các cấp lãnh đạo đều chẳng quan tâm địa vị của họ có khuyết điểm hay không, họ đang cố sức làm cho thật nhiều. Như một kết quả, chúng ta bị quá tải, thất bại và bực bội. Dường như điều nầy đặc biệt rất thực đối với các cấp lãnh đạo Cơ đốc. Có lẽ chúng ta dễ bị tổn thương vì chúng ta “thà rằng làm việc mà suy nhược còn hơn là để chết dần chết mòn” đối với Chúa. Thường thì chúng ta bị “tiêu nuốt” mất.
3. Trong Xuất Êdíptô ký 18, chúng ta thấy rằng Môise đang ở trên đỉnh cao của sự thành công tin kính. Ông đã giải phóng Israel ra khỏi tình trạng nô lệ ở Ai cập rồi dẫn dắt họ đi ngang qua Biển Đỏ. Giờ đây họ đang hướng tới Sinai. Vẫn có ở đó sự sơ sót. Môise đã làm việc quá tải và dân sự bị căng thẳng rất nhiều. Đức Chúa Trời đã phái Giêtrô cha vợ Môise đến dạy cho Môise một số bài học cần thiết và đúng lúc nhất. Cùng với phần nhiều người trong quí vị, tôi cần phải tiếp thu các bài học nầy một cách tươi mới hôm nay.
I. Một sự hội hiệp gia đình (các câu 1-12).
A. Gia đình Môise hội hiệp với ông (các câu 1-6).
1. Giêtrô, cha vợ của Môise đã đến gặp Môise khi ông và dân sự Israel đến đóng trại gần bên núi Đức Chúa Trời (Sinai, câu 5). Chúng ta đã gặp Giêtrô ở chương 2. Môise đã cưới Sê-phô-ra con gái của ông và đã phục vụ ông trong công việc gia đình ở vai trò một người chăn chiên trong 40 năm. Một lần nữa chúng ta được nhắc nhớ Giê-trô là thầy tế lễ xứ Mađian.
2. Không cứ cách nào đó, Giê-trô đã hay được mọi điều Đức Chúa Trời đã làm cho Môise cùng Israel, là dân sự Ngài. Các tin tức đã lan đi khắp nơi xa gần rằng Ngài đã dẫn dân ấy ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Giê-trô đến có đem theo vợ con của Môise cùng đi nữa.
3. Rõ ràng là từ chương 4, Môise đã gửi Sê-phô-ra và hai con trai Ghẹt-sôn (“người khách lạ ở đây”) và Ê-li-ê-se (“kẻ tạm trú”cư dân tạm thời) về lại gia đình của bà ở xứ Mađian. Có hai điều khả thi.
a. Thứ nhứt, nhiều người tin họ đã được gửi trở lại sau khi làm phép cắt bì ở chương 4. Điều nầy dường như hợp lý vì chúng ta không thấy họ xuất hiện cho tới chương 18.
b. Thứ hai, nhiều người khác cho rằng Môise không cho phép gia đình mình quên mất sự giải cứu cả thể của Đức Chúa Trời và vì vậy họ đã được gửi trở lại sau khi băng qua Biển Đỏ. Ở bối cảnh nầy, họ đã đem các tin tức tốt lành nói tới sự giải cứu về cho Giê-trô hay.
B. Môise nghinh đón Giê-trô (các câu 7-8).
1. Câu chuyện cho thấy dường như họ đang đi vào trong trại quân, “Môi-se ra đón rước ông gia mình”. Hãy chú ý, ông “mọp xuống”“hôn người”. Tôi có thể nghe một số người trong quí vị, từng là cha vợ, nói: Ta nghĩ con rễ ta cần phải ‘mọp xuống’ trước mặt ta, nhưng nó không hôn cũng được!
2. Môise và Giê-trô đã có một mối tương giao rất gần gũi. Họ đã cùng nhau lao động trong 40 năm trời và biết nhau rất rõ. Câu chuyện cho thấy họ rất nhớ nhau vì họ hỏi thăm nhau.
3. Họ cùng nhau vào trại“, có lẽ gia đình đã vây chung quanh và một bữa ăn ngon lành đã được dọn ra, Môise liền thuật cho ông gia mình biết mọi điều Đức Giêhôva đã làm…. Đây là thời điểm rất tuyệt vời cho mối tương giao của gia đình.
4. Hãy suy gẫm điều đó, Môise chẳng có ai khác để trò chuyện trừ ra Arôn. Giống như Môise đã “trút gánh nặng” lên Giê-trô vậy. Chuyến thăm viếng của ông là một ơn phước lớn lao cho Môise.
5. Đây là một bài học phụ. Sống trong mối quan hệ thân thuộc từ hôn nhân, quí vị không được sống ngoài mối quan hệ đó. Quí vị có thể trở thành một nguồn phước lớn lao hay trở thành một cái dằm xóc trong xác thịt. Bài học nầy dành cho quí vị đấy.
C. Giê-trô đã thờ lạy Đức Giêhôva (các câu 9-12).
1. Giê-trô lấy làm vui mừng về các ơn mà Đức Giêhôva đã làm cho Israel. Ông không ganh tỵ nơi sự thành công của Môise. Ông lấy làm vui sướng về Môise! Ông dâng sự vinh hiển cho Chúa. Đáng ngợi khen Đức Giêhôva thay! Là Đấng đã giải cứu các ngươi…
2. Hãy chú ý lời chứng của ông ở trong câu 11. Ở câu 12, chúng ta thấy ông bày một của lễ thiêu và các lễ vật mà dâng cho Đức Chúa Trời. Giê-trô đã ngợi khen Đức Chúa Trời vì đã sử dụng một thành viên trong gia đình ông để làm ra một sự giải cứu lớn lao dường ấy.
3. Môise chúc phước cho Giê-trô và Giê-trô chúc phước cho Môise. Họ đã san bằng “lỗ hỗng thế hệ” và tán thưởng nhau. Lớp người trẻ cần lớp người đứng tuổi hơn và lớp người đứng tuổi hơn cần có lớp người trẻ. Tôi nhìn thấy nhiều Hội Thánh với lớp người đứng tuổi là chủ yếu.
Tôi nhìn thấy một số Hội Thánh với lớp người trẻ là chủ yếu. Hội Thánh của chúng ta được phước với nhiều thế hệ trong đó. Giảng luận là một phần của lớp người trẻ tuổi hơn, tôi muốn nói lời cảm ơn với bậc Trung niên của chúng ta. Cảm tạ quí vị vì đã cung ứng cho chúng tôi sự tự do để chia sẻ sứ điệp cũ bằng các phương pháp mới. Cảm tạ quí vị vì không lằm bằm ngay cả khi chúng tôi hát các bài ca mới. Cảm tạ quí vị vì những lời cầu nguyện, sự dâng hiến, và tinh thần phục vụ, tình nguyện của quí vị. Quí vị hoàn toàn nêu gương cho chúng tôi!
II. Một lời quở trách của người cha (các câu 13-18).
A. Môise trở lại với công việc (câu 13).
1. Quí vị sẽ làm gì nếu quí vị có một số đông thuộc viên gia đình đến thăm viếng tại nhà của quí vị!?! Chắc là quí vị phải ngưng công việc đang làm lại. Còn Môise thì không phải như vậy đâu! Ông rất bận rộn.
2. Tôi hình dung Giê-trô đang hỏi. Môise, con sẽ làm gì vào ngày mai? Môise đáp. Con phải đi làm đây. Giê-trô hỏi. Con sẽ làm gì vậy!?! Môise đáp. Hãy đến cùng con thì sẽ thấy.
3. Qua ngày sau Giê-trô rất đỗi ngạc nhiên khi thấy một hàng người, họ đứng chực trước mặt người từ sớm mai đến chiều khi Môise ngồi xét đoán ở giữa họ.
4. Hãy nhớ có khoảng 2 triệu người sống trong trại quân. Họ chẳng có một luật lệ nào và không có chính quyền dân sự. Mọi sự đều phải đem đến trước mặt Môise. Sự thể giống như chỉ có một vị Mục sư đơn độc với 2 triệu tín đồ!
B. Giê-trô đưa ra một sự đánh giá rất chân thực (các câu 14-18).
1. Đôi khi người ta có thể nhìn thấy một tình huống với “cặp mắt tươi mới” rồi đưa ra một số nhận định có tính cách giúp đỡ. Chúng ta thường bị mù quáng trước các nan đề rõ ràng. Chúng ta không thể nhìn thấy khu rừng vì có cây cối. Tôi thường xin quí Mục sư và những diễn giả giúp đỡ tôi đánh giá Hội Thánh rồi đưa ra những đề xuất hầu cho chúng tôi có thể cải thiện được.
2. Với “ánh mắt tươi mới” Giê-trô nhếch râu mép rồi đưa ra hai câu hỏi. Thứ nhứt, ông hỏi. “Đây là việc gì mà con đang làm vậy?” Nói thẳng ra: “Con nghĩ con đang làm gì vậy?” Thứ hai, Sao con ngồi chỉ MỘT MÌNH…? Nói thẳng ra: Sao con lại làm hết mọi việc nầy có một mình vậy?
3. Hết thảy chúng ta có thể trả lời thành thực hai câu hỏi đó. Hãy tự hỏi mình đi, tôi đang làm gì với thì giờ của tôi? Có ai khác làm được điều tôi đang làm không?
4. Môise đã trả lời không phải với tính cách bào chữa mà là trả lời rất thành thực. “… Ấy vì dân sự đến cùng tôi đặng hỏi ý Đức Chúa Trời”. Ông nói cho Giê-trô biết khi họ có “việc chi”, hay tranh cãi với nhau, họ sẽ đem việc ấy đến Môise. Ông sẽ nói cho họ biết “những mạng lịnh và luật pháp của Đức Chúa Trời” có quan hệ với nan đề của họ.
5. Môise đang làm việc hết sức mình. Ông biết rõ đây là một công tác rất quan trọng. Ông biết rõ họ có những lời ta thán và ông là trụ sở tiếp nhận những lời lằm bằm, oán trách!
6. Ở câu 17, Giê-trô đưa ra lời cảnh cáo thật khích lệ: “Điều con làm đó chẳng tiện”. Hãy đợi trong một phút. Giống như hãy nói Giê-trô là ai? Đây là một công việc dành cho Israel? Có phải Đức Chúa Trời ở bên bụi gai cháy đã kêu gọi ông? Phải chăng ông đã đem các trận dịch đến Ai cập? Có phải ông đã rẽ nước Biển Đỏ? Có phải ông đã đập một hòn đá trong sa mạc rồi đợi cho nước trào ra? Không.
7. Giê-trô còn là một nhân vật khôn ngoan phi thường. Ông đã nhìn thấy các khuyết điểm nơi hệ thống của Môise. Trước tiên, ông nói. “Quả thật, con cùng dân sự ở với con sẽ bị đuối chẳng sai” Cả hai, Môise và dân sự đều bị kiệt sức rồi. Thứ hai, ông nói: “vì việc đó nặng nề quá sức con, một mình gánh chẳng nổi”. Hỡi Môise, phiền ông lấy thêm đồ ăn vào đĩa thức ăn của mình. Thứ ba, ông nói. Ngươi không thể làm được việc nầy bằng sức riêng của ngươi. Dirty Harry nói. “Người ta cần phải biết các giới hạn của mình”.
C. Phần nhiều người trong chúng ta đương ở trong chỗ quá tãi.
1. Cụm từ bị đuối trong câu 18 ra từ một chữ Hy bá lai có nghĩa là “bị héo hắt cho tới kiệt lực”. Có bao nhiêu người ở đây có thể kể lại sự héo hắt đó?
2. Hầu hết chúng ta đều có nhiều việc phải lo làm. Chúng ta tự làm mệt mình với nhiều việc thực sự không đáng phải mệt nhọc như thế. Đó là sự quá tãi. Ấy là một tai vạ.
3. Khi chúng ta có nhiều việc mà chúng ta phải lo làm, những việc mà chúng ta đáng phải chịu khổ. Quí vị có nhớ sứ điệp trong bài hát của Harry Chapin có đề tựa là Con mèo đang ở trong nôi không? Chúng ta làm cho mình bị đuối với nhiều việc quan trọng đến nỗi chúng ta bỏ sót điều quan trọng nhất.
4. Đây là lý do tại sao I Timôthê 3.4-5 nói vị Mục sư phải. “khéo cai trị nhà riêng mình, giữ con cái mình cho vâng phục và ngay thật trọn vẹn; vì nếu có ai không biết cai trị nhà riêng mình, thì làm sao cai trị được Hội thánh của Đức Chúa Trời?”
Lee Iacocca là một con người bận rộn điều hành Công ty Chrysler. Dù bận rộn như thế, ông vẫn biết giá trị của việc mất thì giờ. Tôi hay ngạc nhiên khi thấy nhiều người dường như không thể thu xếp được mọi kế hoạch của riêng họ. Trải qua nhiều năm tháng, tôi gặp nhiều người, họ nói. ‘Bạn ơi, năm ngoái tôi đã làm việc khó nhọc đến nỗi tôi chẳng nghỉ ngơi chút nào. ‘Việc nầy chẳng lấy gì làm tự hào cả. Tôi luôn luôn cảm thấy muốn đáp lại. ‘Ôi ông rối reng ơi. Ông muốn nói cho tôi biết rằng ông có thể chịu trách nhiệm một dự án 80 triệu USD mà ông không thể tính được 2 tuần để nghỉ ngơi và vui vẻ với gia đình mình sao? (Iacocca. An Autobiography by Lee Iacocca & William Novak, Bantam, 1988).
5. Đúng là rất quan trọng khi biết mình sắp đi đâu hơn là đến đó nhanh chóng. Đừng lộn sinh hoạt với sự thành tựu (Mabel Newcomber).
6. Tôi còn nhớ tấm gương của các sứ đồ trong Công vụ Các Sứ Đồ 6.4 khi họ “sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo”. Tôi đang phấn đấu để đạt được điểm tối ưu đó.
III. Hai sự tiến cử (các câu 19-23).
Giê-trô bảo Môise phải nghe theo ông và ông sẽ giúp Môise “lời khuyên” hay mưu luận đúng đắn. Mưu luận ấy đã đến trong hình thức hai lời tiến cử.
A. Lời tiến cử #1. DẠY (các câu 19-20).
1. Trong câu 20, ông nói. “Hãy lấy mạng lịnh và luật pháp Ngài mà dạy họ”. Môise cần phải “chỉ cho biết con đường nào phải đi, và điều chi phải làm”.
2. Trước đó, Môise đã sử dụng các mạng lịnh của Đức Chúa Trời và luật pháp Ngài hầu phân biện để giải quyết các điều tranh tụng (câu 16). Lời khuyên của Giê-trô là phải dạy các lẽ thật nầy cho dân sự để họ có thể giải quyết các điều tranh tụng giữa vòng họ. Thay vì dạy dỗ họ cách cá nhân, ông cần phải dạy họ như một nhóm nữa.
3. Hêbơrơ 4.12 chép: “Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng”.
4. Từ lâu tôi đã tin rằng một vị Mục sư đang làm một công việc lớn lao lo dạy đạo cho hội chúng sẽ để ra ít thì giờ dạy đạo cho các cá nhân theo cách khuyên lơn.
B. Lời tiến cử #2. ĐẠI BIỂU (các câu 21-23).
1. Môise cần phảichọn lấy… mấy người tài năng, kính sợ Đức Chúa Trời, chân thật, ghét sự tham lợi, mà lập lên trên dân sự“. Nói cách khác, Môise cần phải chọn ra một số lãnh đạo xứng đáng để giúp ông dẫn dắt dân sự. Đúng là một đề nghị đơn giãn nhưng tối quan trọng! Ồ, chúng ta cần phải tiếp thu từ trường hợp nầy là dường nào!
2. Andrew Carnegie, nhà từ thiện nổi tiếng đã nói: Bất cứ thành công nào mà tôi đã đạt được, dù nhỏ hay lớn, tôi thấy mình mắc nợ những người làm việc chung quanh tôi, họ chịu khổ còn hơn tôi chịu khổ nữa“.
3. Theodore Roosevelt đã nói: Nhà lãnh đạo tài ba nhất là người có ý thức đầy đủ biết chọn lấy hạng người có khả năng để làm những gì người muốn làm và biết kềm chế đủ để không xen vào đang khi họ làm việc“.
4. Đây là một cặp dẫn chứng trong các dẫn chứng tốt nhứt từ những nguồn vô danh. Làm đại biểu là một nghệ thuật dẫn dắt người khác vào bước đường của bạn. Lãnh đạo tài ba không hề thoái thác cho tới ngày mai những gì họ muốn người khác lo làm hôm nay“.
5. Hãy chú ý câu 22. Giê-trô đề nghị quí vị nên làm theo lời khuyên nầy “Hãy san bớt gánh cho NHẸ; đặng họ chia gánh cùng con”. Tôi thấy mọi việc sẽ được nhẹ nhàng hơn.
6. Trong nhiều Hội Thánh khoảng 20% dân sự đang làm 80% lượng công việc. Quí bạn tôi ơi, nếu quí vị chịu nói “được” với mọi việc, đừng than phiền khi quí vị có quá nhiều việc phải làm!
7. Trong một số công việc, người ta lo về mặt thuộc linh đến mức kiệt lực. Tôi biết các tín đồ họ đã khoe khoang về việc bị đuối sức của họ. Sự khoe khoang nầy làm tôi phải phát ốm! Kiệt sức không đứng kế bên sự tin kính cho được! Chúng ta cần phải giải thoát chính mình ra khỏi “hội chứng tuận đạo” nầy.
8. Chắc chắn có nhiều khi chúng ta phải đốt đèn dầu lúc nửa đêm, nhưng nếu chúng ta đốt đèn suốt cả ngày thì đó là lỗi của chúng ta. Tôi có lỗi, có lỗi, có lỗi. Có nhiều tháng trời thực sự tôi đã đi đánh golf, đi câu cá, hoặc tẻ tách khỏi công việc.
IV. Một đáp ứng phải lẽ (các câu 24-27).
A. Môise nghe theo lời khuyên (câu 24)Môise vâng lời ông gia mình. Tôi thấy hai nguyên tắc quan trọng sẵn có trong chương nầy. Thứ nhứt, có sự can đảm để nói ra. Thứ hai, có ơn để lắng nghe. Chúng ta cần cả hai!
B. Môise áp dụng lẽ thật (các câu 26-27). Môise bèn chọn những người tài năng và họ xét đoán dân sự. Chỉ có các việc khó (những vấn đề khó khăn) mới được đưa đến cùng ông.
V. Ba bài học về chức năng lãnh đạo.
A. Quyết định đâu là phụ đâu là chính. Hãy học biết thứ tự ưu tiên điều chi là quan trọng nhất.
B. Hãy tin cậy Đức Chúa Trời sử dụng người khác. Hãy học biết Đức Chúa Trời có thể và sẽ sử dụng nhiều người khác nữa!
C. Đừng lo lắng về ai là người đáng tin cậy. Hãy nhắm vào sự chung sức, đừng nhắm vào phần thưởng cá nhân.
Jimmy Durante được yêu cầu đóng một vai diễn cựu chiến binh Đệ Nhị Thế Chiến. Ông nói cho họ biết kế hoạch làm việc của ông chỉ được phép có vài phút thôi. Khi ông lên sân khấu và đang diễn ngắn, thì có một việc xảy ra. Tiếng vỗ tay tán thưởng ngày càng lớn hơn và ông phải dừng lại. Sau đó, ông đã đứng tại đấy 15, 20, rồi 30 phút. Về sau có người đến hỏi: Tôi tưởng ông phải ra đi sau một vài phút chớ. Có việc gì xảy ra thế?Jimmy đáp:Tôi phải ra đi, nhưng tôi có thể chỉ cho ông thấy lý do tôi đã ở lại. Hãy nhìn xuống hàng ghế thứ nhứt xem. Ở đó là hai người, mỗi người mất một cánh tay trong chiến tranh. Một người mất cánh tay phải và người kia mất cánh tay trái. Họ cùng nhau vỗ tay, và đấy là những gì họ đã làm, vỗ tay thật lớn và rất phấn khởi (Holy Sweat, Tim Hansel, 1987). ***

Comments

Các Bài Học Về Chức Năng Lãnh Đạo — 2 Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *