HomeSỨC KHOẺ CẦN BẢO VỆDỊCH CÂN KINH – KHÔNG PHẢI LÀ THỂ DỤC!

Thưa các bạn, thân thể chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời. Do đó mỗi chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ sức khỏe tốt để hầu việc Chúa. Một trong những phương cách chăm sóc sức khỏe thì thể dục là cách được nhiều người chọn lựa. Dù Kinh thánh dạy rằng: “Vì sự tập tành thân thể chẳng ích lợi bao lăm, còn như sự tin kính thì có ích cho mọi việc” (I Tim 4: 8). Tuy nhiên có một mối nguy hiểm đó là nhiều tín hữu lại tập môn thể dục Dịch Cân Kinh. Đây là cái bẫy của Sa-tan dùng dụ dỗ các tín hữu tiếp xúc với nó mà nhiều người chưa hề hay biết. Chỉ bằng cách tập thể dục này, Sa-tan đã kéo Cơ-đốc-nhân đi xa dần xa dần với Đức Chúa Trời và Lời của Ngài. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng xem xét môn thể dục Dịch Cân Kinh. Tại đây chúng ta sẽ thấy được nguồn gốc, sự lan rộng và tác hại của môn thể dục đáng sợ này.

bo-de-dat-maHình Bồ Đề Đạt Ma (Đạt Ma Tổ Sư), Gương mặt nầy là kết quả sau khi luyện tập Dịch Cân Kinh nhiều năm!

I. Nguồn Gốc Của Dịch Cân Kinh

“Dịch Cân Kinh” còn có tên là: “Đạt Ma Dịch Cân Kinh.” Đây là một môn thể dục xuất phát từ Đạt Ma Tổ Sư (Tổ Sư Bồ Đề). Nhóm từ “Dịch Cân Kinh” (Yin Gin Ching) có nghĩa: “Dịch” là thay đổi, “Cân” là gân cốt, “Kinh” là bài học quý giá.[1]

Chủ yếu Dịch Cân Kinh chỉ cho người ta phương pháp luyện tập gân cốt và ý chí, chuyển yếu thành mạnh. Đây là phương pháp kết hợp giữa nguyên tắc Thiền và các động tác (Động và Tĩnh), giữa Cương và Nhu, giữa Thần và Khí (Tâm và Hơi Thở), giữa Khí và Lực (Hơi thở và Sức mạnh).[2]

Tương truyền vào khoảng thế kỷ thứ 6, [3]
Tổ Sư Bồ Đề từ Ấn độ sang Hồng Kông thuyết pháp và truyền giáo. Sau đó ở lại Tung Sơn – Hà Nam – Hong Kong, xây dựng chùa Thiếu Lâm, có nhiều đệ tử theo học. Nhìn thấy các đệ tử xanh xao, ốm yếu,[4]
nên ông đã ngồi Thiền suốt 9 năm quay mặt vào vách tường (diện bích) ở chùa Thiếu Lâm để nghiên cứu và biên soạn ra một phương pháp khí công mới là “Dịch Cân Kinh.”[5]
Thật đáng sợ cho công việc của Sa-tan, khi xưa Buddha (Thích Ca) ngồi thiền dưới cội Bồ Đề suốt 49 ngày,[6]
giác ngộ ra giáo lý nhà Phật, thì ở đây với hành động ngồi quay mặt vào tường suốt 9 năm dài cũng là một sự kiện tương đồng. Đó là phương cách mà Tổ Sư Bồ Đề đã tu luyện, trộn lẫn, tương giao với ma quỷ để nhận lời dạy dỗ và viết ra phương pháp luyện tập này. Nhìn bề ngoài thì Dịch Cân Kinh chỉ là môn tập khí công phối hợp với các động tác thân thể. Vì vậy, nhiều người chỉ biết rằng “Dịch Chân kinh là bí kíp chỉ dẫn cách vận hành khí nhằm cường thân kiện thể và trường sinh bất lão. Do Đạt Ma Tổ Sư soạn ra để trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm tự.”[7]

Nhưng thực tế thì sâu nhiệm hơn, đó chính là môn giao tiếp thân thể với Sa-tan.
Trong hàng trăm ngàn chùa chiền trên khắp thế giới thì không ngôi chùa nào được tiểu thuyết hóa, huyền thoại hóa và thần thánh hóa bằng chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc) và cũng trong hàng triệu sư tăng không ai được tôn sùng bằng Bồ Đề Đạt Ma này. Bởi vì người này là cha đẻ của Thiền công và môn võ Thiếu Lâm, và cũng chính ông đã đem Thiền vào Trung Quốc và quảng bá rộng rãi.[8]

Rồi cũng chính con người này đã sản sinh ra bài tập thể dục Dịch Cân Kinh, còn lưu truyền đến tận ngày nay, mà nhiều con cái Chúa cũng đang bị lừa gạt tập luyện để tìm sức khỏe. Chúng ta nhận thấy Dịch Cân Kinh, xuất xứ từ Tổ Sư Bồ Đề, Thiền và chùa. Với một cội nguồn như vậy, Dịch Cân Kinh là một công cụ của Ma quỷ nhằm chiếm hữu con người tập luyện theo nó. Đây là một loại hình thể dục hết sức nguy hiểm.

II. Sự Lan Rộng Của Dịch Cân Kinh

Bắt đầu từ Tổ Sư Bồ Đề, dùng để dạy cho các đệ tử Thiếu Lâm, Dịch Cân Kinh đã lan sang các chùa chiền khắp cả Trung Quốc, Hong Kong. Lúc mới xuất hiện nó cũng chỉ là một trong hàng trăm bộ sách Khí Công, không có gì nổi bật. Nhưng từ khi nhà văn Kim Dung viết tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ vào năm 1963, thì Dịch Cân Kinh trở nên nổi tiếng.[9]

Từ đó, nhiều người đua nhau tập luyện, và nhiều phiên bản ra đời. Sau này còn được Trung Quốc và Hong Kong chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập. Dịch Cân Kinh còn được giảng dạy tại các trường Đại học, như Đại học Y Khoa Trung Quốc (sử dụng là phiên bản cuối đời Minh để giảng dạy). Năm 1985 Đại Học Y Hong Kong đưa Dịch Cân Kinh lên giảng dạy chung với các bộ môn khí công khác. Tại Việt nam từ những năm 1960 – 1975 cũng có lưu truyền một phiên bản Dịch Cân Kinh, về sau phổ biến khá rộng rãi giữa cộng đồng. Những năm gần đây, môn thể dục khí công này càng được lan truyền rộng rãi hơn qua các tài liệu photocopy và lời truyền khẩu.

Nhưng điều kinh khiếp hơn là Dịch Cân Kinh còn tấn công vào cộng đồng Cơ đốc. Khi mà nhiều tín hữu chỉ nhau cách tập luyện để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh và sống lâu. Nhiều tôi tớ Chúa cũng cố gắng tập luyện để có sức khỏe hầu việc Chúa. Họ chỉ dạy nhau cách tập Dịch Cân Kinh với tấm lòng yêu thương chăm sóc lẫn nhau, mà không hề hay biết bị mắc lừa mưu kế ma quỷ khi tuyên truyền miễn phí cho Dịch Cân Kinh là tuyên truyền đắc lợi cho Sa-tan. Bên cạnh đó còn có những người “Vì lợi dơ bẩn mà lật đổ đức tin cả nhà người ta” (Tít 1: 11) bằng cách chỉ dẫn cho các tôi tớ Chúa tập Dịch Cân Kinh cách độc ác. Từ đó khiến nhiều người nghĩ rằng mình có sức khỏe là nhờ tập Dịch Cân Kinh mà không biết rằng sức khỏe là nhờ Chúa ban cho.

Theo bộ môn khí công, thì chỉ nhờ tập luyện lâu dài để “luyện sinh khí, luyện khí hóa thần” đạt hiệu quả. Đó chính là bí quyết để con người có thể khai mở một vài quyền năng do “Đánh thức bản năng thiên nhiên bên trong mỗi con người”.[10]
Đây chính là tiềm năng của hồn người, mà một tín hữu không nên làm theo. Cũng giống như luyện “thần nhãn” tức là luyện tập cho mắt sáng đến mức thấu thị, nhìn thấy được tư tưởng, ý muốn của người đối diện, hoặc có thể nhìn thấy trong bóng đêm, nhìn xuyên qua bức tường… Tất cả do đánh thức, và mở ra năng lực ẩn giấu của hồn người. Trên một phương diện nào đó, Dịch Cân Kinh cũng giống với Yoga, bắt đầu với ước muốn đem lại sức khỏe, nên nhiều người chăm chỉ luyện tập theo các động tác của nó, mà không hề biết đến điều sâu nhiệm ẩn giấu bên trong. Dịch Cân Kinh cũng vậy, đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Thiền và các động tác cơ thể. “Mắt nhìn mà như không nhìn” “đầu óc trống rỗng” đó chính là phương cách nguy hiểm nhất, bởi nó có thể lừa dối cả các tín hữu. Sa-tan có thể làm phép lạ để lừa dối cả tuyển dân, thì ma quỷ cũng có thể dụ dỗ các tín hữu lạc bước trong môn thể dục khí công này.

Nếu như bộ môn Yoga, Thiền còn khiến nhiều Cơ đốc nhân ngần ngại, thì Dịch Cân Kinh dễ dàng tiếp cận với các tín hữu hơn, bởi họ lầm tưởng đây là một môn thể dục thuần túy. Vì vậy, Dịch Cân Kinh dễ dàng phổ biến giữa cộng đồng Cơ đốc, lừa gạt nhiều đối tượng tham gia tập luyện để tăng cường sức khỏe. Nhưng không ai ngờ, tại đó họ đã gặp gỡ ma quỷ và bị nó nuốt mất. Những người tập Dịch Cân Kinh ngày hai lần trong suốt nhiều năm, là những người bị tiếp xúc, trộn lẫn với quỷ, bị quỷ tẩy não qua phương tiện Thiền. “Thiền” do trụ tại ở một điểm,[11]

Thiền do mắt mở ra nhưng không nhìn, Thiền ở chỗ ngưng tư tưởng, Thiền do bấm ngón chân xuống làm một điểm tựa. Khi ngưng tư tưởng thì ma quỷ sẽ bước vào, giống như các Đồng cốt cũng ngưng tư tưởng để hồn ma bước vào, mượn môi miệng của Đồng cốt để nói, mượn thân thể để làm các động tác quen thuộc, khiến nhiều người tin là người quá cố đã hiện về. Hơn nữa qua phương cách Thiền, ngưng tư tưởng, người tập thể dục Dịch Cân Kinh còn bị ma quỷ tẩy não, ngưng suy nghĩ để đưa các tư tưởng của ma quỷ vào. Lâu dài, con mắt thuộc linh sẽ bị mù, tai thuộc linh sẽ bị điếc, không còn muốn nghe lời Chúa, không còn muốn làm theo Lời Chúa nữa. Tấm lòng của người ấy sẽ trở nên cứng cỏi một cách không ngờ. Khi tâm trí thuộc linh bị ma quỷ mê hoặc, người ấy sẽ trốn chạy khỏi chỗ đứng Chúa đặt để cho mình, từ bỏ đường đua thuộc linh của mình và bị ma quỷ bắt lấy để làm theo ý nó. Họ sẽ nói, sẽ làm những việc kinh khiếp.

Có thể nói Thiền hơi khác với Yoga, nhưng tựu trung nó là môn thể dục tương giao với ma quỷ. Trong Yoga, con người chạm vào các huyệt đạo để đánh thức năng lực của con rắn, là hiệp nhất với sức mạnh của ma quỷ. Còn tập theo Dịch Chân Kinh là thực thể hóa hình tượng vào chính mình qua phương cách Thiền. Tất cả là các công việc của ma quỷ, xin chúng ta hãy từ bỏ dứt khoát, bỏ vĩnh viễn cái môn thể dục quỷ quái này. Thân thể của các bạn là đền thờ của Đức Chúa Trời do chính Ngài dựng nên, đừng để Sa-tan dẫn dụ qua môn thể dục này để làm đồ dùng cho nó. Sa-tan đã dạy cho tôi tớ nó là Tổ Sư Bồ Đề môn thể dục trá hình này, vì vậy chúng ta hãy cẩn thận giữ mình khỏi móng vuốt của nó. Chỉ bằng một môn thể dục nhỏ nhoi này, Sa-tan đã lừa gạt biết bao thế hệ qua hàng thế kỷ. Có bao nhiêu người đi tìm sức khỏe để sa chân vào bàn tay Sa-tan. Còn các bạn thì sao? Các bạn có đang tập Dịch Cân Kinh mà lầm tưởng là đi tìm sức khỏe không? Hay đã bị Sa-tan bắt lấy từ rất lâu mà không hề hay biết?

“Hãy tỉnh ngộ gỡ mình khỏi lưới rập của ma quỷ, đang tìm cách bắt sống để làm theo ý nó” (II Tim 2: 26).

Ở đây, Kinh thánh nói lưới rập, là một cái bẫy của ma quỷ, như một miếng mồi ngon mà chúng ta khó nhận biết. Mồi ở đây là sức khỏe và bẫy là bài thể dục Dịch Cân Kinh mà nhiều người lầm tưởng là tốt lành, hữu ích nhưng chẳng ngờ đó chính là lưới bẫy của Sa-tan.
Ở đây người viết không bị hoang tưởng hay phóng đại hóa sự việc. Cũng không cực đoan trong việc tập thể dục, mà chỉ nói ra sự thật theo ánh sáng của Lời Chúa. Xin nói rõ người viết không trầm trọng hóa vấn đề, cũng không hề sợ hãi thái quá, hay cực đoan trong tầm nhìn, mà chỉ nói ra sự thật những gì đã thấy, nghe…

III. Tác Hại Của Dịch Chân Kinh

Thông thường, một Cơ đốc nhân không bao giờ muốn tiếp xúc với ma quỷ. Nhưng chính qua bài tập thể dục Dịch Cân Kinh, Sa-tan đã lừa gạt các tín hữu. Những tưởng rằng tập thể dục để cải thiện sức khỏe, chữa bệnh và sống lâu để hầu việc Chúa. Nhưng không ngờ, bằng các động tác thể dục phối hợp với Thiền đã đưa con người đến chỗ tương giao với Sa-tan. Ma quỷ có các chiến lược đánh vào các Cơ đốc nhân. Khi nó không thể khiến các bạn chối Chúa, bỏ Chúa hay làm theo lời dụ dỗ. Nhưng chỉ với bài khí công Dịch Cân Kinh này, đã khiến rất nhiều người tập theo nó, dần dần bị nó chiếm hữu. Trong suốt từ một đến hai giờ đồng hồ tập thể dục, các bạn đã dâng cho nó thì giờ và thân thể mà các bạn không ngờ. Từ đó ma quỷ sẽ chiếm hữu hồn của người tập qua các hành động khai mở dưới phương pháp của Thiền. Khi tập một động tác vẫy tay, ít nhất 500 cái, còn đạt yêu cầu là 1.500 cái sẽ khiến con người tập trong vô thức, ngưng tư tưởng khi ấy ma quỷ sẽ bước vào tư tưởng con người. Bấm ngón chân xuống để tạo một điểm tựa và từ đó xoay vòng tròn, mắt không được nhìn. Là các động tác rất đáng sợ, khiến thân thể con người bị quay cuồng theo một quỹ đạo và đầu óc trống rỗng. Đây là một thuật luyện hồn, giống như cách luyện hồn của đạo sĩ Sufi. Khi mà họ xuất thần bằng cách để thân thể xoay quanh một điểm suốt hai đến ba giờ đồng hồ, rồi tìm cách trải nghiệm thần bí giao tiếp với một nhân vật thần linh nào đó.[12]

“Trong khi thời gian buổi sáng lẽ ra phải đến với Chúa, dưỡng linh thì thời gian này lại bị Dịch Cân Kinh dành mất. Vào buổi sớm mai khi mới thức dậy, cần gặp Chúa trước hết thì lại “gặp” thể dục Dịch Cân Kinh.”

Ở Việt nam thời tiết nóng nực và bận rộn, nên thông thường người tập Dịch Cân Kinh thường tập vào lúc sáng sớm, lúc 4 – 5 giờ sáng cho mát mẻ và tiết kiệm thời gian. Trong khi thời gian buổi sáng lẽ ra phải đến với Chúa, dưỡng linh thì thời gian này lại bị Dịch Cân Kinh dành mất. Vào buổi sớm mai khi mới thức dậy, cần gặp Chúa trước hết thì lại “gặp” thể dục Dịch Cân Kinh. Khi một người tập luyện thể dục khí công này lâu ngày, tấm lòng người ấy sẽ cứng như đá, không muốn nghe ai nói Lời Chúa, không thích giảng Lời Chúa, nhưng lại sốt sắng “giảng” Dịch Cân Kinh. Đôi mắt thuộc linh bị mù, đầu óc bị ma quỷ tẩy não và đôi tai từ chối nghe Lời Chúa. Bước đường cuối cùng của một người tập Dịch Cân Kinh là bước vô các chùa chiền của ma quỷ và bị chúng giết chết ở đó. Dù trước đó họ là các tín hữu, thậm chí là người hầu việc Chúa, từng từ bỏ hình tượng, từng kinh nghiệm sự cứu rỗi… Tại sao lại như vậy? Bởi vì Dịch Cân Kinh xuất xứ từ Tổ Sư Bồ Đề, từ Thiền, từ Chùa Thiếu Lâm, nên chính loại quỷ chùa, quỷ hình tượng, quỷ tu luyện Thiền sẽ nhập vào và bắt lấy người ấy.

Nếu đem so sánh với Yoga, Thiền định thì Dịch Cân Kinh đơn giản hơn, nhưng lại nguy hiểm hơn bội phần. Bởi vì Yoga dễ thu hút thế hệ trẻ, thu hút những người theo phong trào thời đại mới tập luyện theo để cuối cùng gặp gỡ Sa-tan. Còn Thiền định chiếm hữu rất nhiều người làm theo nó, dâng hiến cả cuộc đời và thân thể theo đuổi nó với mong ước rũ sạch bụi trần và đạt cảnh giới cao siêu hơn. Nhưng hai môn này khó dụ dỗ con cái Chúa, nhất là đối với những người hiểu biết Kinh Thánh, Nhưng chỉ với một phương pháp Dịch Cân Kinh, tưởng chừng đơn giản như một bài tập thể dục cho sức khỏe, mà ma quỷ đã dùng nó chiếm hữu nhiều đời sống Cơ đốc nhân, kể cả những người hầu việc Chúa, mà chính họ cũng không hề hay biết. Thân thể của các bạn là đền thờ của Đức Chúa Trời, hãy lấy thân thể mình tôn vinh Chúa, làm sáng danh Chúa. Đừng để Sa-tan chiếm hữu thân thể và linh hồn bạn qua môn thể dục nguy hiểm này. Hãy chống cự nó, thì nó sẽ lánh xa anh em.

Kết Luận
Khi tập Dịch Cân Kinh con người sẽ làm một với Sa-tan, từ từ sẽ thành vật sở hữu của nó, nói, làm và suy nghĩ theo nó. Người ấy sẽ làm những điều mà trước đây chưa từng làm, nói điều không bao giờ có thể nói và đi ngược lại với lời kêu gọi của Chúa, ngược lại Lời Kinh Thánh, đồng thời phá đổ tất cả những gì mình đã xây dựng trong Chúa. Khiến cho không ai có thể giải thích được, lý do tại sao một Cơ đốc nhân trở nên như vậy? Bởi vì người ấy đã bị Sa-tan chiếm hữu, đó chính là những điều sâu nhiệm của Ma quỷ đằng sau môn Khí công Dịch Cân Kinh…

Thật đáng sợ cho chiến lược của Sa-tan, nhiều thế kỷ trôi qua, có ai hay rằng Dịch Cân Kinh đang từng bước, âm thầm, lặng lẽ bước vào đời sống của con dân Đức Chúa Trời để lôi kéo, câu nhử và nuốt chửng nhiều người? Kinh Thánh từng cảnh giác:

“Sa-tan như sư tử rống đi rình mò, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (I Phi 5: 8).

Vì vậy, hãy tỉnh ngộ gỡ mình ra khỏi lưới rập của ma quỷ đang bắt lấy để làm theo ý nó. Từng bước, từng bước một, ma quỷ sẽ dắt một Cơ đốc nhân ra khỏi con đường chánh đáng của Đức Chúa Trời để làm tôi mọi cho nó như thế nào. Có thể các bạn sẽ không tin, không nghĩ như vậy, không thấy như vậy. Nhưng đây là một sự thật nghiêm trọng, một hiểm họa khôn lường cho những ai tập luyện môn thể dục khí công này.

Lời Chúa từng cảnh cáo cách nghiêm khắc rằng: “Ai tưởng mình đừng, hãy giữ kẻo ngã” (I Côr 10: 12). A-men!

08/06/2017
Bảo Ngọc
————————–
[1] http://www.khicongduongsinh.com/tim-hieu-nguon-goc-cua-dich
[2] http://www.khicongduongsinh.com/tim-hieu-nguon-goc-cua-dich
[3] Theo một số nhà nghiên cứu căn cứ theo sự hình thành nội dung và cú pháp thì lại cho rằng Dịch Cân Kinh được viết vào thời Khang Hy (1662 – 1723 hoặc Ung Chính 1723 – 1736. [http://www.khicong.com.vn/bai-tap-kh…/918-dich-can-kinh.html]
[4] http://www.khicongduongsinh.com/tim-hieu-nguon-goc-cua-dich
[5] https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%8Bch_c%C3%A2n_kinh
[6] Paul Wright, Các Dân Tộc Và Tín Ngưỡng Của Họ (Brussels: International Correspondence Institute, 1987), 152.
[7] http://www.khicongduongsinh.com/tim-hieu-nguon-goc-cua-dich
[8] http://www.khicong.com.vn/bai-tap-k…/918-dich-can-kinh.html…
[9] http://www.khicong.com.vn/bai-tap-kh…/918-dich-can-kinh.html
[10] Chimyo Horioka, Zen Art for Meditation (Boston: Tuttle Publishing, 1973), 64.
[11] The Columbia Encyclopedia, 6th ed ( The Columbia University Press, 2017), np.
[12] Thomas Hwang, Nguồn Gốc Các Tôn Giáo (Kyunggi-Do: NXB Ami, 2013), 200.


Comments

DỊCH CÂN KINH – KHÔNG PHẢI LÀ THỂ DỤC! — 3 Comments

  1. Nhưng tập dịch cân kinh kết hợp xem tivi hoặc suy nghĩ thì có sao không, các trạng thái khác vẫn làm đúng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *